source
stringlengths
64
222
subject
stringlengths
8
234
text
stringlengths
31
1.44M
meta
dict
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-quyet-02-2007-NQ-HDND-muc-thu-che-do-thu-nop-quan-ly-su-dung-phi-118618.aspx
Nghị quyết 02/2007/NQ-HĐND mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 02/2007/NQ-HĐND Long Xuyên, ngày 13 tháng 7 năm 2007 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG 08 LOẠI PHÍ VÀ 10 LOẠI LỆ PHÍ THUỘC THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG KHÓA VII KỲ HỌP THỨ 9 (Từ ngày 11 đến ngày 13/7/2007) Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001; Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Sau khi xem xét Tờ trình số 26/TTr-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng 08 loại phí và 10 loại lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Tán thành việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng 08 loại phí và 10 loại lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh theo Tờ trình số 26/TTr-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định cụ thể về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí đã được Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết này và phù hợp với quy định hiện hành. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang Khóa VII kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2007 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./. Nơi nhận: - Ủy ban Thường vụ Quốc hội; - Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Vụ 4 - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tài chính; - Bộ Tư pháp; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - TT. TU, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh; - Các vị đại biểu HĐND tỉnh; - Các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh; - Văn phòng TU, HĐND, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh; - TT. HĐND, UBND các huyện, thị, thành; - Website tỉnh AG, Báo AG, Đài PTTH AG, Phân xã AG; - Lưu: VT, NCTH-D2. CHỦ TỊCH Võ Thanh Khiết
{ "issuing_agency": "Tỉnh An Giang", "promulgation_date": "13/07/2007", "sign_number": "02/2007/NQ-HĐND", "signer": "Võ Thanh Khiết", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-1143-2000-QD-LDTBXH-dieu-chinh-chuan-ho-ngheo-giai-doan-2001-2005-70166.aspx
Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2005
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ----- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------- Số: 1143/2000/QĐ-LĐTBXH Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2000 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHUẨN HỘ NGHÈO GIAI ĐOẠN 2001-2005 BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ vào Nghị định số 96/CP ngày 07 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ về viêc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Sau khi có ý kiến thống nhất của các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành phố, QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2005 theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng, cụ thể như sau: - Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/tháng, 960.000 đồng/năm; - Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/tháng, 1.200.000 đồng/năm; - Vùng thành thị: 150.000 đồng/tháng, 1.800.000 đồng/năm. Những hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định nêu trên được xác định là hộ nghèo. Điều 2: Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, các tỉnh, thành phố có thể nâng chuẩn hộ nghèo cao hơn so với quy định tại điều 1 với 3 điều kiện là: - Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh, thành phố cao hơn thu nhập bình quân đầu người của cả nước; - Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh, thành phố thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước; - Có đủ nguồn lực hỗ trợ cho hộ nghèo, người nghèo. Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001. Trong quá trình thực hiện, nếu có điểm nào chưa phù hợp đề nghị phản ánh với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, xem xét điều chỉnh. Nơi nhận: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Lưu VT, BTXH, XĐGN. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Nguyễn Thị Hằng
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội", "promulgation_date": "01/11/2000", "sign_number": "1143/2000/QĐ-LĐTBXH", "signer": "Nguyễn Thị Hằng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1317-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-Ho-tich-So-Tu-phap-Ha-Tinh-585531.aspx
Quyết định 1317/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Hộ tịch Sở Tư pháp Hà Tĩnh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1317/QĐ-UBND Hà Tĩnh, ngày 08 tháng 6 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BỊ BÃI BỎ (LĨNH VỰC: HỘ TỊCH, CHỨNG THỰC, GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP, TRỢ GIÚP PHÁP LÝ) THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH HÀ TĨNH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ- CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Văn bản số 541 /STP-VP ngày 19/5/2023, ý kiến của Sở Khoa học và Công nghệ tại Văn bản số 711/SKHCN-TĐC ngày 17/5/2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục và Quy trình nội bộ 04 (bốn) thủ tục hành chính được ban hành mới, 11 (mười một) thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Hộ tịch, Chứng thực, Giám định tư pháp, Trợ giúp pháp lý; 02 (hai) thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Giám định tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh. Điều 2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh (Trung tâm Công báo - Tin học) và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung trên Hệ thống Cổng thông tin Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh theo đúng quy định. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Thay thế Danh mục và Quy trình nội bộ thủ tục hành chính lĩnh vực Hộ tịch tại Quyết định số 3701/QĐ-UBND ngày 12/11/2021; lĩnh vực Giám định tư pháp, Chứng thực tại Quyết định số 2617/QĐ-UBND ngày 06/8/2019 của UBND tỉnh; thủ tục hành chính số 1, 2, 3 lĩnh vực Trợ giúp pháp lý tại Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 28/02/2020 của UBND tỉnh. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Giám đốc: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Bộ Tư pháp; - Cục Kiểm soát TTHC - VP Chính phủ; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Sở KH và CN; - Phó CVP Trần Tuấn Nghĩa; - Trung tâm CB-TH tỉnh; - Lưu: VT, NC1. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Hồng Lĩnh DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH HÀ TĨNH (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh) PHẦN I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI TT Tên thủ tục hành chính Ký hiệu quy trình Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý I LĨNH VỰC HỘ TỊCH 1 Xác nhận thông tin hộ tịch QT.HT.02 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phải kiểm tra, xác minh thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc. - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh (Số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh); - Cổng dịch vụ công: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn - Phí: 8.000 đồng/Văn bản xác nhận về một việc hộ tịch của cá nhân đã đăng ký. - Lệ phí: Không. - Luật Hộ tịch năm 2014; - Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; - Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến; - Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; - Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; - Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến; - Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch; - Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Quyết định số 2228/QĐ-BTP ngày 14/11/2022 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp; - Quyết định số 528/QĐ-BTP ngày 13/04/2023 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. II LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP 1 Bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp QT.GĐTP. 09 - Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp kèm theo hồ sơ, Giám đốc Sở Tư pháp tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp thẻ giám định viên tư pháp. - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh (Số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh); - Cổng dịch vụ công: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn Phí, lệ phí: Không - Luật giám định tư pháp 2012; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; - Nghị định số 85/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; - Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp; - Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp; - Quyết định số 524/QĐ-BTP ngày 05/4/2021 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. 2 Miễn nhiệm giám định viên tư pháp QT.GĐTP. 10 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Như trên Phí, lệ phí: Không Như trên 3 Cấp lại thẻ giám định viên tư pháp QT.GĐTP. 11 - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cấp lại thẻ giám định viên tư pháp. - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cấp lại thẻ giám định viên tư pháp. Như trên Phí, lệ phí: Không Như trên B. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TT Tên thủ tục hành chính Ký hiệu quy trình Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý I LĨNH VỰC HỘ TỊCH 1 Cấp bản sao trích lục hộ tịch QT.HT.01 Trong ngày làm việc. Trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh (Số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh); - Cổng dịch vụ công: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn - Phí: 8.000 đồng/bản. - Lệ phí: Không. - Luật Hộ tịch năm 2014; - Nghị định số 123/2015/NĐ- CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; - Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến; - Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; - Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến; - Thông tư số 281/2016/TT- BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch; - Quyết định số 2228/QĐ-BTP ngày 14/11/2022 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. II LĨNH VỰC CHỨNG THỰC 1 Cấp bản sao từ sổ gốc QT.CT.01 Trong ngày làm việc, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Như trên Phí, lệ phí: Không - Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; - Quyết định số 1088/QĐ-BTP ngày 18/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp công bố thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. III LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP 1 Cấp phép thành lập văn phòng giám định tư pháp QT.GĐTP. 01 35 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Như trên Phí, lệ phí: Không - Luật giám định tư pháp 2012; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; - Nghị định số 85/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; - Nghị định số 157/2020/NĐ- CP ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp; - Quyết định số 524/QĐ-BTP ngày 05/4/2021 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. 2 Đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp QT.GĐTP. 02 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Như trên Phí, lệ phí: Không Như trên 3 Thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp QT.GĐTP. 04 35 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Như trên Phí, lệ phí: Không Như trên 4 Chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp QT.GĐTP. 05 14 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Như trên Phí, lệ phí: Không Như trên 5 Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp trong trường hợp thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật, danh sách thành viên hợp danh của Văn phòng giám định tư pháp QT.GĐTP. 07 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Như trên Phí, lệ phí: Không Như trên 6 Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp trong trường hợp Giấy đăng ký hoạt động bị hư hỏng hoặc bị mất QT.GĐTP. 08 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Như trên Phí, lệ phí: Không Như trên IV LĨNH VỰC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 1 Yêu cầu trợ giúp pháp lý TT.TGPL.01 Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan (nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo). - Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh (Số 103A, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). - Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Phí, lệ phí: Không - Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; - Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; - Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; - Thông tư số 09/2022/TT-BTP ngày 30/12/2022 của Bộ Tư pháp bãi bỏ một số nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành; - Quyết định số 228/QĐ-BTP ngày 27/02/2023 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. 2 Thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý TT.TGPL.02 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Như trên Phí, lệ phí: Không - Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; - Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; - Thông tư số 09/2022/TT-BTP ngày 30/12/2022 của Bộ Tư pháp bãi bỏ một số nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành; - Quyết định số 228/QĐ-BTP ngày 27/02/2023 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. 3 Rút yêu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý TT.TGPL.03 Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định (nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo) Như trên Phí, lệ phí: Không - Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; - Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; - Thông tư số 09/2022/TT-BTP ngày 30/12/2022 của Bộ Tư pháp bãi bỏ một số nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành; - Quyết định số 228/QĐ-BTP ngày 27/02/2023 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. C. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ TT Tên thủ tục hành chính Ký hiệu Quy trình Căn cứ pháp lý bãi bỏ I LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP 1 Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp QT.GĐTP.03 - Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính. - Quyết định số 524/QĐ-BTP ngày 05/4/2021 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. 2 Chấm dứt hoạt động Văn phòng giám định tư pháp trường hợp Văn phòng giám định tư pháp tự chấm dứt hoạt động QT.GĐTP.06 Như trên PHẦN II. QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI I. LĨNH VỰC HỘ TỊCH 1. Xác nhận thông tin hộ tịch 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.HT.02 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Không. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: - Người có yêu cầu xác nhận thông tin hộ tịch thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; - Gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.hatinh.gov.vn). 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Tờ khai đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp); x - Biểu mẫu điện tử tương tác yêu cầu cấp văn bản xác nhận thông tin hộ tịch (do người yêu cầu cung cấp thông tin theo hướng dẫn trên Cổng dịch vụ công, nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến); - Người có yêu cầu xác nhận thông tin hộ tịch thực hiện việc nộp/xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến) các giấy tờ sau: * Giấy tờ phải nộp: + Giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch; x + Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc xin cấp xác nhận thông tin hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. x * Giấy tờ phải xuất trình: + Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu cấp xác nhận thông tin hộ tịch. Trường hợp các thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC), Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử (CSDLHTĐT), được hệ thống điền tự động thì không phải xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến); x + Giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú trong trường hợp cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử không thể khai thác được thông tin về nơi cư trú của công dân theo các phương thức quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ. Trường hợp các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã được khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng các phương thức này thì người có yêu cầu không phải xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến). x * Lưu ý khi nộp hồ sơ: - Đối với giấy tờ nộp, xuất trình nếu người yêu cầu nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp: + Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó. + Người yêu cầu đăng ký hộ tịch có thể nộp bản sao chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó. + Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp. - Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình. - Đối với giấy tờ gửi kèm theo nếu người yêu cầu nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến: + Bản chụp các giấy tờ gửi kèm theo hồ sơ cấp xác nhận thông tin hộ tịch trực tuyến phải bảo đảm rõ nét, đầy đủ, toàn vẹn về nội dung, là bản chụp bằng máy ảnh, điện thoại hoặc được chụp, được quét bằng thiết bị điện tử, từ giấy tờ được cấp hợp lệ, còn giá trị sử dụng; nếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt theo quy định, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự. + Trường hợp nhận kết quả (Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch) tại cơ quan đăng ký hộ tịch, người có yêu cầu cấp xác nhận thông tin hộ tịch xuất trình giấy tờ tuỳ thân; nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch theo quy định pháp luật hộ tịch. Trường hợp giấy tờ, tài liệu phải gửi kèm trong hồ sơ cấp xác nhận thông tin hộ tịch trực tiếp hoặc trực tuyến đã có bản sao điện tử hoặc đã có bản điện tử giấy tờ hộ tịch thì người yêu cầu được sử dụng bản điện tử này. 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ 2.5 Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phải kiểm tra, xác minh thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh (Số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) - Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn (chỉ tiếp nhận hồ sơ). 2.7 Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp Hà Tĩnh. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp Hà Tĩnh. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Cơ quan công an, các cơ quan khác có liên quan. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: - Nếu hồ sơ đủ điều kiện: Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch. - Nếu hồ sơ không đủ điều kiện: Văn bản từ chối xác nhận thông tin hộ tịch. 2.10 Quy trình xử lý công việc TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 1. Tiếp nhận hồ sơ. - Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ cá nhân hoặc từ hệ thống bưu chính hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.hatinh.gov.vn) 2. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: Hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định, nếu không bổ sung hoàn thiện được thì từ chối tiếp nhận hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, thu phí theo quy định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo hình thức nộp trực tiếp, công chức TN&TKQ thực hiện số hóa (sao chụp, chuyển thành tài liệu điện tử trên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu) và ký số vào tài liệu, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo quy định. Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06 và Hồ sơ theo mục 2.3 B2 Chuyển cho công chức Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp (HC&BTTP) để xử lý. Công chức TN&TKQ 02 giờ Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo B3 Duyệt hồ sơ, chuyển cho Chuyên viên xử lý Lãnh đạo phòng HC&BTTP 02 giờ Mẫu 05 và hồ sơ kèm theo B4 - Thẩm tra hồ sơ (thẩm tra tính thống nhất, hợp lệ của các thông tin trong hồ sơ, giấy tờ, tài liệu do người yêu cầu nộp, xuất trình hoặc đính kèm). - Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đúng quy định, thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và thông tin đề nghị xác nhận là đúng: + Trường hợp tiếp nhận hồ sơ cấp xác nhận thông tin hộ tịch theo hình thức trực tiếp, thì công chức xử lý hồ sơ in Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch, trình Lãnh đạo Phòng xem xét, duyệt theo bước B8. Đối với yêu cầu xác nhận thông tin hộ tịch của cá nhân, nếu thấy thông tin hộ tịch của cá nhân không có sự thay đổi thì công chức xử lý báo cáo Lãnh đạo Phòng không cấp Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch mà hướng dẫn người yêu cầu làm thủ tục cấp bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao trích lục hộ tịch tương ứng, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp văn bản xác nhận để giải quyết vụ việc liên quan đến cá nhân. + Trường hợp tiếp nhận hồ sơ xin cấp xác nhận thông tin hộ tịch theo hình thức trực tuyến, công chức xử lý hồ sơ gửi lại biểu mẫu Xác nhận thông tin hộ tịch điện tử với thông tin đầy đủ cho người yêu cầu qua thư điện tử hoặc thiết bị số. Người yêu cầu có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của các thông tin trên biểu mẫu Xác nhận thông tin hộ tịch điện tử và xác nhận (tối đa một ngày). Nếu người có yêu cầu xác nhận thông tin đã thống nhất, đầy đủ hoặc không có phản hồi sau thời hạn yêu cầu thì công chức làm công tác hộ tịch in Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch, trình Lãnh đạo phòng. Chuyển thực hiện từ bước B8 đến B11. - Trường hợp cần xác minh thêm thông tin thì chuyển thực hiện từ bước B5 đến B11. Công chức Phòng HC&BTTP 01 ngày Mẫu 05; Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch. B5 Báo cáo Lãnh đạo Sở có văn bản đề nghị cơ quan công an, các cơ quan khác có liên quan xác minh theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 87/2020/NĐ-CP . Công chức Phòng HC&BTTP 01 ngày Mẫu 05; Văn bản đề nghị xác minh thông tin hộ tịch; B6 Xác minh thông tin hộ tịch Cơ quan công an, các cơ quan khác có liên quan 05 ngày Mẫu 05; Văn bản trả lời đề nghị xác minh thông tin hộ tịch B7 - Trường hợp kết quả xác minh không có thông tin hoặc thông tin không thống nhất với giấy tờ người yêu cầu cung cấp thì dự thảo Văn bản từ chối cấp văn bản xác nhận thông tin hộ tịch . - Trường hợp kết quả xác minh thông tin thống nhất với giấy tờ thì dự thảo Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch. Công chức Phòng HC&BTTP 01 ngày Mẫu 05; Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch hoặc Văn bản từ chối xác nhận thông tin hộ tịch B8 Xem xét, duyệt kết quả thực hiện tại bước B4 và B7 Lãnh đạo phòng HC&BTTP 0,5 ngày Mẫu 05; Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch hoặc Văn bản từ chối xác nhận thông tin hộ tịch B9 Ký duyệt kết quả giải quyết tại bước B8. Lãnh đạo Sở 0,5 Mẫu 05; Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch hoặc Văn bản từ chối xác nhận thông tin hộ tịch B10 Đóng dấu văn bản và chuyển kết quả cho công chức TN&TKQ để trả cho cá nhân. Văn thư; Công chức phòng HC&BTTP 0,5 ngày Mẫu 05, 06; Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch hoặc Văn bản từ chối xác nhận thông tin hộ tịch B11 Trả kết quả cho người dân. Người có yêu cầu cấp xác nhận thông tin hộ tịch được nhận kết quả theo một trong các phương thức sau đây: + Nhận bản điện tử Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch gửi qua thư điện tử, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó; + Nhận bản điện tử Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch gửi vào thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin; + Nhận kết quả là Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch thông qua hệ thống bưu chính; + Nhận kết quả là Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch hoặc Văn bản từ chối xác nhận thông tin hộ tịch * Trường hợp đến hẹn nhưng chưa có kết quả,trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý trả kết quả Sở Tư pháp ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả để gửi cho tổ chức, cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ 4 HỒ SƠ LƯU: - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ; - Hồ sơ đầu vào theo mục 2.3; - Văn bản đề nghị xác minh thông tin hộ tịch (nếu có); - Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch hoặc Văn bản từ chối xác nhận thông tin hộ tịch. - Phần mềm dịch vụ công. Hồ sơ được lưu tại Phòng HC&BTTP, thời gian lưu trữ hồ sơ xác nhận thông tin hộ tịch thực hiện lưu theo quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành. II. LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP 1. Bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.GĐTP.09 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: - Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp: + Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; + Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên. + Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định. - Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp: + Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; + Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh; - Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn. 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc đơn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cá nhân đã là giám định viên tư pháp nhưng bị miễn nhiệm do nghỉ hưu hoặc thôi việc để thành lập Văn phòng giám định tư pháp. x - Bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm. x - Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp. x - Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc. x - Chứng chỉ đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự. x - Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định. x - 02 ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm (chụp trong thời gian 6 tháng gần nhất) để phục vụ việc cấp thẻ. x * Lưu ý khi nộp hồ sơ trường hợp yêu cầu bản sao: + Nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thì kèm theo bản gốc để đối chiếu; + Nếu nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì quét (Scan) từ bản chính hoặc bản chứng thực điện tử bản sao từ bản chính; + Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). 2.5 Thời hạn giải quyết: - Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp kèm theo hồ sơ, Giám đốc Sở Tư pháp tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp thẻ giám định viên tư pháp. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh (Số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). - Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn (chỉ tiếp nhận hồ sơ). 2.7 Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức hoặc cá nhân 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: - Hồ sơ đủ điều kiện: Quyết định bổ nhiệm và cấp Thẻ giám định viên tư pháp; Quyết định cấp thẻ giám định viên tư pháp; Thẻ giám định viên tư pháp. - Hồ sơ không đủ điều kiện: Văn bản thông báo về việc từ chối bổ nhiệm và cấp Thẻ giám định viên tư pháp. 2.10 Quy trình xử lý công việc: TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 1. Tiếp nhận hồ sơ. Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ tổ chức/cá nhân hoặc từ bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn 2. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân và thu phí theo quy định (nếu có). - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung, hoàn thiện được thì từ chối tiếp nhận hồ sơ. Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06 và hồ sơ theo mục 2.3. B2 Chuyển hồ sơ cho UBND tỉnh xử lý. Công chức TN&TKQ 04 giờ Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B3 UBND tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên. - Trường hợp đủ điều kiện: Chuyển Quyết định, hồ sơ cho Sở Tư pháp để thực hiện cấp thẻ; - Trường hợp không đủ điều kiện: Ban hành Văn bản thông báo về việc từ chối bổ nhiệm và cấp Thẻ giám định viên tư pháp chuyển Trung tâm Phục vụ hành chính công để trả kết quả theo bước B11. UBND tỉnh 19 ngày Mẫu 05; Quyết định bổ nhiệm và cấp Thẻ giám định viên tư pháp hoặc Văn bản thông báo về việc từ chối bổ nhiệm và cấp Thẻ giám định viên tư pháp. B4 Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ UBND tỉnh, chuyển hồ sơ cho Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp (HC&BTTP) xem xét xử lý Lãnh đạo Sở Tư pháp 04 giờ Quyết định bổ nhiệm và cấp Thẻ giám định viên tư pháp kèm hồ sơ. B5 Duyệt hồ sơ, chuyển cho chuyên viên xử lý Lãnh đạo phòng HC&BTTP 04 giờ Quyết định bổ nhiệm và cấp Thẻ giám định viên tư pháp kèm hồ sơ. B6 Dự thảo Công văn trình UBND tỉnh ký thẻ giám định viên tư pháp kèm Dự thảo Quyết định cấp thẻ giám định viên tư pháp, dự thảo thẻ giám định viên tư pháp. Chuyên viên Phòng HC&BTTP 04 ngày Công văn trình UBND tỉnh; Dự thảo Quyết định cấp thẻ giám định viên tư pháp, dự thảo thẻ giám định viên tư pháp B7 Kiểm tra hồ sơ, ký nháy duyệt dự thảo kết quả giải quyết tại B6, trực tiếp hoặc giao chuyên viên trình lãnh đạo Sở. Lãnh đạo phòng HC&BTTP 04 giờ Công văn trình UBND tỉnh; Dự thảo Quyết định cấp thẻ giám định viên tư pháp, dự thảo thẻ giám định viên tư pháp. B8 Phê duyệt dự thảo kết quả giải quyết tại bước B7. Lãnh đạo Sở Tư pháp 04 giờ Công văn trình UBND tỉnh; Dự thảo Quyết định cấp thẻ giám định viên tư pháp, dự thảo thẻ giám định viên tư pháp. B9 Phát hành văn bản gửi UBND tỉnh. Văn thư 04 giờ Công văn trình UBND tỉnh; Dự thảo Quyết định cấp thẻ giám định viên tư pháp, dự thảo thẻ giám định viên tư pháp. B10 Xem xét, ký Quyết định cấp thẻ giám định viên tư pháp và thẻ giám định viên tư pháp thẻ giám định viên tư pháp. Chuyển Trung tâm Phục vụ hành chính công để trả cho tổ chức, cá nhân. UBND tỉnh 3 ngày Mẫu 05, 06; Quyết định cấp thẻ giám định viên tư pháp, dự thảo thẻ giám định viên tư pháp B11 Trả kết quả cho tổ chức/cá nhân. Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Quyết định bổ nhiệm và cấp Thẻ giám định viên tư pháp; Quyết định cấp thẻ giám định viên tư pháp; Thẻ giám định viên tư pháp hoặc Văn bản thông báo về việc từ chối bổ nhiệm và cấp Thẻ giám định viên tư pháp * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để gửi cho tổ chức, cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ BM.GĐTP.09.01 Mẫu Thẻ giám định viên BM.GĐTP.09.02 Quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp BM.GĐTP.09.03 Quyết định cấp thẻ giám định viên tư pháp 4 HỒ SƠ LƯU - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Bộ phận TN&TKQ của UBND tỉnh tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ TTHC. - Hồ sơ đầu vào theo mục 2.3 (lưu tại Sở Tư Pháp). - Quyết định bổ nhiệm và cấp Thẻ giám định viên tư pháp; Quyết định cấp thẻ giám định viên tư pháp hoặc văn bản thông báo về việc từ chối bổ nhiệm và cấp Thẻ giám định viên tư pháp ((lưu tại UBND tỉnh và Sở Tư Pháp). - Phần mềm dịch vụ công (tham chiếu). Hồ sơ được lưu tại UBND tỉnh, Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp (Sở Tư pháp) thời gian lưu 02 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của cơ quan và lưu trữ theo quy định hiện hành. 2. Miễn nhiệm giám định viên tư pháp 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.GĐTP.10 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp được thực hiện trong các trường hợp sau đây: - Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp; - Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp; - Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp; - Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật Giám định tư pháp; - Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật; - Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không có điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp; - Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hoặc thôi việc. - Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh; - Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn. 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Văn bản đề nghị miễn nhiệm Giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức đã đề nghị bổ nhiệm người đó; x - Văn bản, giấy tờ chứng minh Giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật giám định tư pháp: + Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật giám định tư pháp. + Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật giám định tư pháp. + Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp. + Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật giám định tư pháp. + Theo đề nghị của giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hoặc thôi việc. x 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) 2.5 Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh (Số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) - Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn (chỉ tiếp nhận hồ sơ). 2.7 Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: - Hồ sơ đủ điều kiện: Quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp. - Hồ sơ không đủ điều kiện: Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện miễn nhiệm giám định viên tư pháp (nêu rõ lý do). 2.10 Quy trình xử lý công việc: TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 1. Tiếp nhận hồ sơ. Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ cá nhân hoặc từ bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn 2. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả cho cá nhân và thu phí theo quy định (nếu có). - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung, hoàn thiện được thì từ chối tiếp nhận hồ sơ. Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06 và hồ sơ theo mục 2.3. B2 Chuyển hồ sơ cho UBND tỉnh xử lý. Công chức TN&TKQ 04 giờ Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B3 UBND tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp UBND tỉnh 09 ngày Quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp hoặc Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/ điều kiện miễn nhiệm giám định viên tư pháp B4 Chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công để trả cho tổ chức, cá nhân. Văn thư 04 giờ Quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp hoặc Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/ điều kiện miễn nhiệm giám định viên tư pháp. B5 Trả kết quả cho cá nhân Cán bộ TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 05; Quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp hoặc Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/ điều kiện miễn nhiệm giám định viên tư pháp. * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để gửi cho tổ chức, cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ 4 HỒ SƠ LƯU - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Bộ phận TN&TKQ của UBND tỉnh tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ. - Hồ sơ đầu vào theo mục 2.3. - Quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp hoặc văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện miễn nhiệm giám định viên tư pháp. - Phần mềm dịch vụ công (tham chiếu). Hồ sơ được lưu tại UBND tỉnh, thời gian lưu 02 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của cơ quan và lưu trữ theo quy định hiện hành. 3. Cấp lại thẻ giám định viên tư pháp 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.GĐTP.11 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Không 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh; - Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn. 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Đơn đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp theo mẫu BM.GĐTP.11.01. Trường hợp thẻ bị mất hoặc có thay đổi nội dung ghi trên thẻ thì đơn đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị chủ quản. x - Thẻ giám định viên tư pháp đang sử dụng trong trường hợp có sự thay đổi thông tin đã được ghi trên thẻ; thẻ giám định viên tư pháp trong trường hợp thẻ cǜ bị hỏng. x - 02 ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm (chụp trong thời gian 06 tháng gần nhất) của người đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp. x * Lưu ý khi nộp hồ sơ: + Nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, trường hợp yêu cầu bản sao thì kèm theo bản gốc để đối chiếu; + Nếu nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì quét (Scan) từ bản chính hoặc bản chứng thực điện tử bản sao từ bản chính. + Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) 2.5 Thời hạn giải quyết: - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cấp lại thẻ giám định viên tư pháp. - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp của Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cấp lại thẻ giám định viên tư pháp. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh (Số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh); - Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn (chỉ tiếp nhận hồ sơ). 2.7 Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp Hà Tĩnh. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: Quyết định cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp, Thẻ giám định viên tư pháp hoặc Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp. 2.10 Quy trình xử lý công việc: TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 1. Tiếp nhận hồ sơ. Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ cá nhân hoặc từ bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn 2. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả cho tổ cá nhân và thu phí theo quy định (nếu có). - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung, hoàn thiện được thì từ chối tiếp nhận hồ sơ. Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06 và hồ sơ theo mục 2.3. B2 Chuyển hồ sơ cho Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp (HC&BTTP) tỉnh xử lý. Công chức TN&TKQ 0,5 ngày Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B3 Duyệt hồ sơ, chuyển cho Chuyên viên xử lý. Lãnh đạo Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp 0,5 ngày Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B4 Xem xét thẩm định, xử lý hồ sơ: - Trường hợp đáp ứng yêu cầu, điều kiện: Dự thảo Văn bản đề nghị cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp, Quyết định cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp, Thẻ giám định viên tư pháp, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. - Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, điều kiện: Dự thảo Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp, trình lãnh đạo Phòng xem xét, ký nháy. Chuyên viên được giao xử lý hồ sơ 1,5 ngày Mẫu 05; Dự thảo Văn bản đề nghị cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp, Quyết định cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp, Thẻ giám định viên tư pháp hoặc Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp B5 Xem xét ký nháy kết quả thực hiện tại bước B4 theo thẩm quyền, trực tiếp hoặc giao chuyên viên trình Lãnh đạo Sở. Lãnh đạo Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp 01 ngày Mẫu 05; Văn bản đề nghị cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp kèm dự thảo Quyết định cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp, Thẻ giám định viên tư pháp hoặc Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp đã được ký nháy. B6 Ký duyệt kết quả thực hiện tại bước B5 theo thẩm quyền. Lãnh đạo Sở 01 ngày Mẫu 05; Văn bản đề nghị cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp kèm dự thảo Quyết định cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp, Thẻ giám định viên tư pháp hoặc Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp B7 Phát hành văn bản: - Trường hợp đủ điều kiện: Gửi bản điện tử và nộp hồ sơ trình UBND tỉnh qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; - Trường hợp không đủ điều kiện: Chuyển Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cấp lại thẻ giám định viên tư pháp đến Bộ phận TN&TKQ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công để trả cho tổ chức, cá nhân theo bước B10. Văn thư; Công chức được giao xử lý hồ sơ 0,5 ngày - Mẫu 05 và Văn bản đề nghị UBND tỉnh cấp lại thẻ giám định viên tư pháp; dự thảo Quyết định cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp, Thẻ giám định viên tư pháp - Hoặc mẫu 05, 06; Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cấp lại thẻ giám định viên tư pháp B8 UBND tỉnh xem xét, quyết định và chuyển kết quả cho Sở Tư pháp (qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh) đồng thời kết thúc xử lý trên phần mềm dịch vụ công. UBND tỉnh 10 ngày Quyết định cấp lại thẻ giám định viên tư pháp, Thẻ giám định viên tư pháp hoặc Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cấp lại thẻ giám định viên tư pháp. B11 Trả kết quả cho cá nhân. Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Quyết định cấp lại thẻ giám định viên tư pháp, Thẻ giám định viên tư pháp hoặc Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp. * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để gửi cho tổ chức, cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ BM.GĐTP.11.01 Đơn đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp BM.GĐTP.11.02 Quyết định cấp lại thẻ giám định viên tư pháp 4 HỒ SƠ LƯU - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Bộ phận TN&TKQ của Sở Tư pháp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ TTHC. - Hồ sơ đầu vào theo mục 2.3. - Quyết định cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp, bản sao Thẻ giám định viên tư pháp hoặc Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cấp lại Thẻ giám định viên tư pháp. - Phần mềm dịch vụ công. Hồ sơ được lưu tại Phòng HC&BTTP, thời gian lưu 02 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của cơ quan và lưu trữ theo quy định hiện hành. B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG I. LĨNH VỰC HỘ TỊCH 1. Cấp bản sao trích lục hộ tịch 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.HT.01 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Không. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: - Người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; - Gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.hatinh.gov.vn). 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch, theo mẫu BM.HT.01.01 đối với cá nhân (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp); x - Văn bản yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do đối với cơ quan, tổ chức (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp); x - Biểu mẫu điện tử tương tác cấp bản sao Giấy khai sinh, bản sao Trích lục hộ tịch (do người yêu cầu cung cấp thông tin theo hướng dẫn trên Cổng dịch vụ công, nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến); - Người có yêu cầu cấp bản sao Trích lục hộ tịch thực hiện việc nộp/xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến) các giấy tờ sau: * Giấy tờ phải nộp: - Trường hợp ủy quyền cho người khác làm thay thì phải có văn bản ủy quyền được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực; x * Giấy tờ phải xuất trình (đối với cá nhân): - Một trong các giấy tờ chứng minh nhân thân là Giấy CMND, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng của người yêu cầu. Trường hợp các thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC), Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử (CSDLHTĐT), được hệ thống điền tự động thì không phải xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến). Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên. x * Lưu ý: - Đối với giấy tờ nộp, xuất trình nếu người yêu cầu nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp: + Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó. + Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình, đối chiếu với thông tin trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ. + Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật. + Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp. - Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình. - Đối với giấy tờ gửi kèm theo nếu người yêu cầu nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến: + Bản chụp các giấy tờ gửi kèm theo hồ sơ cấp bản sao Trích lục hộ tịch trực tuyến phải bảo đảm rõ nét, đầy đủ, toàn vẹn về nội dung, là bản chụp bằng máy ảnh, điện thoại hoặc được chụp, được quét bằng thiết bị điện tử, từ giấy tờ được cấp hợp lệ, còn giá trị sử dụng; nếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt theo quy định, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự. + Trường hợp nhận kết quả (bản sao Trích lục hộ tịch) tại cơ quan đăng ký hộ tịch, người có yêu cầu cấp bản sao Trích lục hộ tịch phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân; nộp các giấy tờ, tài liệu là thành phần hồ sơ cấp bản sao Trích lục hộ tịch theo quy định pháp luật hộ tịch. Trường hợp giấy tờ, tài liệu phải gửi kèm trong hồ sơ cấp bản sao Trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc trực tuyến đã có bản sao điện tử hoặc đã có bản điện tử giấy tờ hộ tịch thì người yêu cầu được sử dụng bản điện tử này. 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ 2.5 Thời hạn giải quyết: Trong ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh - Số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. - Cổng dịch vụ công quốc gia, địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh, địa chỉ: https://dichvucong.hatinh.gov.vn (chỉ tiếp nhận hồ sơ). 2.7 Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp Hà Tĩnh. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp Hà Tĩnh. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: - Hồ sơ đủ điều kiện: Bản sao Trích lục hộ tịch/Giấy khai sinh bản sao (gọi chung là bản sao Trích lục hộ tịch). - Hồ sơ không đủ điều kiện: Văn bản thông báo không đủ điều kiện. 2.10 Quy trình xử lý công việc TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 1. Tiếp nhận hồ sơ. Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ tổ chức, cá nhân hoặc từ bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn 2. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp người có yêu cầu cấp bản sao Trích lục hộ tịch không bổ sung, hoàn thiện được hồ sơ thì từ chối tiếp nhận hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, thu phí theo quy định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo hình thức nộp trực tiếp, công chức TN&TKQ thực hiện số hóa (sao chụp, chuyển thành tài liệu điện tử trên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu) và ký số vào tài liệu, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo quy định. Công chức TN&TKQ; tổ chức, cá nhân Giờ hành chính Mẫu 01, 02, 03 (nếu có), 05, 06 và hồ sơ theo mục 2.3 B2 Chuyển hồ sơ cho công chức Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp (HC&BTTP) để xử lý. Công chức TN&TKQ 1/2 giờ Mẫu 01, 05 và Hồ sơ kèm theo B3 Kiểm tra, xem xét hồ sơ: - Nếu đủ điều kiện: + Trường hợp tiếp nhận hồ sơ theo hình thức trực tiếp: Công chức xử lý hồ sơ in bản sao Trích lục hộ tịch trình Lãnh đạo phòng duyệt, ký nháy. + Trường hợp tiếp nhận hồ sơ theo hình thức trực tuyến, công chức xử lý gửi lại nội dung biểu mẫu Trích lục hộ tịch điện tử tương ứng với thông tin đầy đủ cho người yêu cầu qua thư điện tử hoặc thiết bị số. Người yêu cầu có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của các thông tin trên biểu mẫu Trích lục hộ tịch điện tử và xác nhận (tối đa một ngày). Nếu người có yêu cấp bản sao Trích lục hộ tịch đã thống nhất, đầy đủ hoặc không có phản hồi sau thời hạn yêu cầu thì công chức làm công tác hộ tịch in bản sao Trích lục hộ tịch trình lãnh đạo phòng duyệt, ký nháy. - Nếu không đủ điều kiện: Dự thảo Văn bản thông báo không đủ điều kiện trình lãnh đạo phòng duyệt, ký nháy; - Trường hợp cần phải kiểm tra, xác minh làm rõ hoặc do nguyên nhân khác mà không thể trả kết quả đúng thời gian đã hẹn thì công chức xử lý lập Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả, trình Lãnh đạo phòng ký, trong đó nêu rõ lý do chậm trả kết quả và thời gian hẹn trả kết quả gửi cho người nộp hồ sơ. Sau khi xác minh, làm rõ thì thực hiện các nội dung từ bước B3 đến B7. Công chức xử lý hồ sơ 02 giờ Mẫu 04 (nếu có), 05 và dự thảo bản sao Trích lục hộ tịch hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện B4 Kiểm tra kết quả thực hiện, duyệt, trực tiếp hoặc giao công chức xử lý hồ sơ trình lãnh đạo Sở. Lãnh đạo Phòng HC&BTTP 1/2 giờ Mẫu 05; dự thảo bản sao Trích lục hộ tịch hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện B5 Ký duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại B4. Lãnh đạo Sở 1/2 giờ Mẫu 05; Bản sao Trích lục hộ tịch hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện B6 Phát hành văn bản và trả kết quả chuyển cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Văn thư; Phòng HC&BTTP 1/2 giờ Mẫu 05, 06 và Bản sao Trích lục hộ tịch hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện B7 - Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức. - Người có yêu cầu cấp bản sao Trích lục hộ tịch được nhận kết quả theo một trong các phương thức sau đây: + Nhận bản điện tử bản sao Trích lục hộ tịch gửi qua thư điện tử, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó; + Nhận bản điện tử bản sao Trích lục hộ tịch gửi vào thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin; + Nhận kết quả là bản sao Trích lục hộ tịch thông qua hệ thống bưu chính; + Nhận kết quả là bản sao Trích lục hộ tịch tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Bản sao Trích lục hộ tịch hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện. * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 giờ trước ngày hết hạn xử lý, Sở Tư pháp ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả để gửi cho tổ chức, cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ BM.HT.01.01 Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch 4 HỒ SƠ LƯU - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có), 06 lưu tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ; - Hồ sơ đầu vào theo mục 2.3; - Sổ cấp bản sao Trích lục hộ tịch; - Văn bản thông báo không đủ điều kiện (nếu có); - Phần mềm http://hotich.moj.gov.vn. Phần mềm dịch vụ công. Hồ sơ được lưu tại Phòng HC&BTTP, thời gian lưu trữ thực hiện lưu theo quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ lưu trữ theo quy định hiện hành. II. LĨNH VỰC CHỨNG THỰC 1. Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.CT.01 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Phải có sổ gốc. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: - Người có yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; - Gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.hatinh.gov.vn). 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Trường hợp nộp trực tiếp thì xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng; x - Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng, phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao; x - Trường hợp người yêu cầu là người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính; cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính. * Lưu ý khi nộp hồ sơ trường hợp yêu cầu bản sao: + Nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thì kèm theo bản gốc để đối chiếu; + Nếu nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì quét (Scan) từ bản chính hoặc bản chứng thực điện tử bản sao từ bản chính. + Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. 2.4 Số lượng hồ sơ: Không quy định. 2.5 Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh, số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. - Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn (chỉ tiếp nhận hồ sơ). 2.7 Cơ quan thực hiện: Đơn vị lưu trữ sổ gốc thuộc Sở Tư pháp Hà Tĩnh. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Đơn vị lưu trữ sổ gốc thuộc Sở Tư pháp Hà Tĩnh. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: - Nếu hồ sơ đủ điều kiện: Bản sao được cấp từ sổ gốc. - Nếu hồ sơ không đủ điều kiện: Văn bản trả lời (nêu rõ lý do). 2.10 Quy trình xử lý công việc TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 1. Tiếp nhận hồ sơ. Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ tổ chức, cá nhân hoặc từ bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn 2. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung hoàn thiện được thì từ chối tiếp nhận hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ theo quy định. Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01, 02, 03 (nếu có), 06 và Hồ sơ theo mục 2.3 B2 Chuyển hồ sơ cho đơn vị lưu trữ sổ gốc thuộc Sở Tư pháp. Công chức TN&TKQ 02 giờ Mẫu 01, 05 và Hồ sơ kèm theo B3 Kiểm tra, xem xét hồ sơ: - Trường hợp có thông tin trong sổ gốc: Tham mưu cấp bản sao cho tổ chức, cá nhân; - Trường hợp không tìm thấy sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao: Dự thảo văn bản trả lời. Trình lãnh đạo đơn vị. Công chức được giao xử lý hồ sơ 01 giờ Mẫu 05 và Hồ sơ kèm theo; Dự thảo bản sao từ bản gốc/Văn bản trả lời B4 Xem xét, ký duyệt dự thảo giải quyết tại bước B3. Lãnh đạo đơn vị lưu trữ sổ gốc 01 giờ Mẫu 05 và Hồ sơ kèm theo; Bản sao từ bản gốc/Văn bản trả lời B5 Phát hành văn bản, chuyển kết quả cho Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh để trả cho tổ chức, cá nhân. Văn thư 01 giờ Mẫu 05, 06; Bản sao được cấp từ sổ gốc/Văn bản trả lời B6 Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Bản sao được cấp từ sổ gốc/Văn bản trả lời * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 giờ trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết TTHC ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Bộ phận TN&TKQ để gửi cho tổ chức, cá nhân. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ 4 HỒ SƠ LƯU: - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có), 06 lưu tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ; - Văn bản trả lời (nếu có). Hồ sơ được lưu tại đơn vị lưu trữ sổ gốc, thời gian lưu 05 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của Sở và lưu trữ theo quy định hiện hành. IV. LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP 1. Cấp phép thành lập văn phòng giám định tư pháp 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.GĐTP.01 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: - Giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ các điều kiện sau đây: + Có từ đủ 03 năm trở lên là giám định viên tư pháp và có hoạt động giám định trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng; + Có Đề án thành lập. - Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh; - Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn. 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Đơn xin phép thành lập; x - Bản sao Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp; x - Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp; x - Đề án thành lập Văn phòng giám định tư pháp phải nêu rõ mục đích thành lập; dự kiến về tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện. x * Lưu ý khi nộp hồ sơ trường hợp yêu cầu bản sao: + Nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thì kèm theo bản gốc để đối chiếu; + Nếu nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì quét (Scan) từ bản chính hoặc bản chứng thực điện tử bản sao từ bản chính. + Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 2.5 Thời hạn giải quyết: 35 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó: + Thời gian giải quyết tại Sở Tư pháp: 20 ngày. + Thời gian giải quyết tại UBND tỉnh: 15 ngày. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh, số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. - Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn (chỉ tiếp nhận hồ sơ). 2.7 Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp Hà Tĩnh. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân. 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: - Hồ sơ đủ điều kiện: Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp. - Hồ sơ không đủ điều kiện: Văn bản thông báo không đáp ứng yêu cầu/điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp. 2.10 Quy trình xử lý công việc: TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 1. Tiếp nhận hồ sơ. Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ tổ chức, cá nhân hoặc từ bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn 2. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả cho cá nhân và thu phí theo quy định (nếu có). - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung, hoàn thiện được thì từ chối tiếp nhận hồ sơ. Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06 và hồ sơ theo mục 2.3. B2 Chuyển hồ sơ cho Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp (HC&BTTP) xử lý. Công chức TN&TKQ 04 giờ Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B3 Duyệt hồ sơ, chuyển cho chuyên viên xử lý. Lãnh đạo Phòng HC&BTTP 04 giờ Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B4 Xem xét thẩm định, xử lý hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, điều kiện: Dự thảo Tờ trình đề nghị UBND tỉnh cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp, dự thảo Quyết định của UBND tỉnh cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. - Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, điều kiện: Dự thảo Văn bản thông báo không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cho phép thành lập văn phòng giám định tư pháp, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. Chuyên viên được giao xử lý hồ sơ 7,5 ngày Mẫu 05; Dự thảo Tờ trình kèm dự thảo Quyết định của UBND tỉnh hoặc Văn bản thông báo B5 Xem xét ký nháy kết quả thực hiện tại bước B4, trực tiếp hoặc giao chuyên viên trình lãnh đạo Sở. Lãnh đạo Phòng HC&BTTP 03 ngày Mẫu 05; Dự thảo Tờ trình kèm dự thảo Quyết định của UBND tỉnh hoặc Văn bản thông báo đã được ký nháy. B6 Phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bước B5. Lãnh đạo Sở 03 ngày Mẫu 05; Tờ trình kèm dự thảo Quyết định của UBND tỉnh hoặc Văn bản thông báo B7 Phát hành văn bản: - Trường hợp đủ điều kiện: Gửi bản điện tử và nộp hồ sơ trình UBND tỉnh qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; - Trường hợp không đủ điều kiện: Chuyển Văn bản thông báo đến Bộ phận TN&TKQ để trả kết quả theo bước B9. Văn thư; Công chức được giao xử lý hồ sơ 04 giờ Mẫu 05 và Tờ trình, dự thảo Quyết định của UBND tỉnh và hồ sơ kèm theo; - Hoặc mẫu 05, 06; Văn bản thông báo B8 UBND tỉnh xem xét, quyết định và chuyển kết quả cho Sở Tư pháp (qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh) đồng thời kết thúc xử lý trên phần mềm dịch vụ công. UBND tỉnh 15 ngày Mẫu 05; Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp hoặc Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp B9 Trả kết quả cho cá nhân Công chức TN&TKQ; cá nhân Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp hoặc văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để gửi cho cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ 4 HỒ SƠ LƯU - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Bộ phận TN&TKQ của Sở Tư pháp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ TTHC; - Hồ sơ đầu vào theo mục 2.3; - Tờ trình đề nghị UBND tỉnh cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp; - Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp hoặc Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp; - Phần mềm dịch vụ công. Hồ sơ được lưu tại Phòng HC&BTTP - Sở Tư pháp, thời gian lưu 02 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của cơ quan và lưu trữ theo quy định hiện hành. 2. Đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.GĐTP.02 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp không đăng ký hoạt động thì Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp hết hiệu lực. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh; - Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn. 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Đơn đề nghị đăng ký hoạt động; x - Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp; x - Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo Đề án thành lập; x - Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp. x * Lưu ý khi nộp hồ sơ trường hợp yêu cầu bản sao: + Nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thì kèm theo bản gốc để đối chiếu; + Nếu nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì quét (Scan) từ bản chính hoặc bản chứng thực điện tử bản sao từ bản chính. + Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 2.5 Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh (Số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh); - Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn (chỉ tiếp nhận hồ sơ). 2.7 Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp Hà Tĩnh. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp Hà Tĩnh. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: - Hồ sơ đủ điều kiện: Giấy đăng ký hoạt động - Hồ sơ không đủ điều kiện: Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện đăng ký hoạt động 2.10 Quy trình xử lý công việc TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 1. Tiếp nhận hồ sơ. Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ tổ chức hoặc từ bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn 2. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả cho tổ chức và thu phí theo quy định (nếu có). - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung, hoàn thiện được thì từ chối tiếp nhận hồ sơ. Tổ chức, Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06 và hồ sơ theo mục 2.3. B2 Chuyển hồ sơ cho Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp (HC&BTTP) xử lý. Công chức TN&TKQ 04 giờ Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B3 Duyệt hồ sơ, chuyển cho chuyên viên xử lý. Lãnh đạo Phòng HC&BTTP 02 giờ Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B4 Xem xét thẩm định, xử lý hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, điều kiện: Dự thảo Giấy đăng ký hoạt động trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. - Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, điều kiện: Dự thảo văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện đăng ký hoạt động, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. Chuyên viên được giao xử lý hồ sơ 05 ngày Mẫu 05; Dự thảo Giấy đăng ký hoạt động hoặc Văn bản thông báo. B5 Xem xét ký nháy kết quả thực hiện tại bước B4, trực tiếp hoặc giao chuyên viên trình lãnh đạo Sở. Lãnh đạo Phòng HC&BTTP 05 ngày Mẫu 05; Dự thảo Giấy đăng ký hoạt động hoặc văn bản thông báo đã được ký nháy. B6 Ký duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bước B5. Lãnh đạo Sở 04 ngày Mẫu 05; Giấy đăng ký hoạt động hoặc Văn bản thông báo. B7 Phát hành văn bản và chuyển kết quả cho Bộ phận TN&TKQ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để trả cho tổ chức. Văn thư 02 giờ Mẫu 05, 06; Giấy đăng ký hoạt động hoặc Văn bản thông báo. B8 Trả kết quả cho tổ chức Công chức TN&TKQ; Tổ chức Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Giấy đăng ký hoạt động hoặc Văn bản thông báo. * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để gửi cho tổ chức, cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ 4 HỒ SƠ LƯU - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Bộ phận TN&TKQ của Sở Tư pháp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ TTHC. - Hồ sơ đầu vào theo mục 2.3. - Giấy đăng ký hoạt động hoặc văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/ điều kiện đăng ký hoạt động. - Phần mềm dịch vụ công. Hồ sơ được lưu tại Phòng HC&BTTP, thời gian lưu 05 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của cơ quan và lưu trữ theo quy định hiện hành. 3. Thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.GĐTP.04 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Không 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh; - Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn. 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Đơn xin phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định; x - Đề án về việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định, trong đó nêu rõ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định; x - Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp phù hợp với việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định; x - Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp đã được cấp. x * Lưu ý khi nộp hồ sơ trường hợp yêu cầu bản sao: + Nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thì kèm theo bản gốc để đối chiếu; + Nếu nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì quét (Scan) từ bản chính hoặc bản chứng thực điện tử bản sao từ bản chính; + Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 2.5 Thời hạn giải quyết: 35 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó: + Thời gian giải quyết tại Sở Tư pháp: 20 ngày. + Thời gian giải quyết tại UBND tỉnh: 15 ngày.. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh - Số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. - Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn (chỉ tiếp nhận hồ sơ). 2.7 Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp Hà Tĩnh. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Hà Tĩnh. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: - Hồ sơ đủ điều kiện: Quyết định cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định tư pháp. - Hồ sơ không đủ điều kiện: Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định tư pháp. 2.10 Quy trình xử lý công việc: TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 1. Tiếp nhận hồ sơ. Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ tổ chức hoặc từ bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn 2. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả cho tổ chức và thu phí theo quy định (nếu có). - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung, hoàn thiện được thì từ chối tiếp nhận hồ sơ. Công chức TN&TKQ; Tổ chức Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06 và hồ sơ theo mục 2.3. B2 Chuyển hồ sơ cho Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp (HC&BTTP) xử lý. Công chức TN&TKQ 04 giờ Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B3 Duyệt hồ sơ, chuyển cho chuyên viên xử lý. Lãnh đạo Phòng HC&BTTP 04 giờ Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B4 Xem xét thẩm định, xử lý hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, điều kiện: Dự thảo Tờ trình đề nghị UBND tỉnh cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định tư pháp, dự thảo Quyết định cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định tư pháp trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. - Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, điều kiện: Dự thảo văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định tư pháp, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. Chuyên viên được giao xử lý hồ sơ 12,5 ngày Mẫu 05; Dự thảo Tờ trình, dự thảo Quyết định hoặc Văn bản thông báo. B5 Xem xét ký nháy kết quả thực hiện tại bước B4, trực tiếp hoặc giao chuyên viên trình lãnh đạo Sở. Lãnh đạo Phòng HC&BTTP 03 ngày Mẫu 05; Tờ trình, dự thảo Quyết định hoặc Văn bản thông báo.đã được ký nháy. B6 Phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bước B5, chuyển Phòng HC&BTTP để phát hành. Lãnh đạo Sở 03 ngày Mẫu 05; Tờ trình, dự thảo Quyết định hoặc Văn bản thông báo đã ký duyệt. B7 Phát hành văn bản: - Trường hợp đủ điều kiện: Gửi bản điện tử và nộp hồ sơ trình UBND tỉnh tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; - Trường hợp không đủ điều kiện: Chuyển Văn bản thông báo đến Bộ phận TN&TKQ tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh để trả cho tổ chức. Sở Tư pháp; Công chức TN&TKQ 04 giờ Mẫu 05; Tờ trình kèm dự thảo Quyết định kèm theo hồ sơ. Hoặc mẫu 05, 06, Văn bản thông báo. B8 UBND tỉnh xem xét, quyết định và chuyển kết quả cho Sở Tư pháp (qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh) đồng thời kết thúc xử lý trên phần mềm dịch vụ công. UBND tỉnh 15 ngày Quyết định cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định tư pháp hoặc Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định tư pháp. B9 Trả kết quả cho tổ chức Công chức TN&TKQ; Cá nhân Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Quyết định cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định tư pháp hoặc văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định tư pháp. * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để gửi cho tổ chức, cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ 4 HỒ SƠ LƯU - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có) và 06 lưu tại Bộ phận TN&TKQ của Sở Tư pháp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ TTHC. - Hồ sơ đầu vào theo mục 2.3. - Tờ trình đề nghị UBND tỉnh cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định tư pháp - Quyết định cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định tư pháp hoặc văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định tư pháp. - Phần mềm Dịch vụ công. Hồ sơ được lưu tại Phòng HC&BTTP, thời gian lưu 02 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của cơ quan và lưu trữ theo quy định hiện hành. 7. Chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.GĐTP.05 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Không. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh; - Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn. 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Đơn đề nghị chuyển đổi; x - Đề án chuyển đổi loại hình hoạt động, trong đó nêu rõ lý do chuyển đổi, tình hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp tính đến ngày đề nghị chuyển đổi, dự kiến về tổ chức, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở, nhân sự, điều kiện vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định; x - Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp là thành viên hợp danh của Văn phòng; x - Quyết định cho phép thành lập Văn phòng; x - Dự thảo Quy chế mới về tổ chức, hoạt động của Văn phòng. x * Lưu ý khi nộp hồ sơ trường hợp yêu cầu bản sao: + Nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thì kèm theo bản gốc để đối chiếu; + Nếu nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì quét (Scan) từ bản chính hoặc bản chứng thực điện tử bản sao từ bản chính. + Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 2.5 Thời hạn giải quyết: 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. + Thời gian giải quyết tại Sở Tư pháp: 04 ngày làm việc. + Thời gian giải quyết tại UBND tỉnh: 10 ngày làm việc. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh - Số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. - Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn (chỉ tiếp nhận hồ sơ). 2.7 Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp Hà Tĩnh. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Hà Tĩnh. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: - Hồ sơ đủ điều kiện: Quyết định cho phép chuyển đổi loại hình hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp - Hồ sơ không đủ điều kiện: Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện chuyển đổi loại hình hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp 2.10 Quy trình xử lý công việc TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 1. Tiếp nhận hồ sơ. Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ tổ chức hoặc từ bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn 2. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả cho tổ chức và thu phí theo quy định (nếu có). - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung, hoàn thiện được thì từ chối tiếp nhận hồ sơ. Tổ chức; Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06 và hồ sơ theo mục 2.3. B2 Chuyển hồ sơ cho Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp (HC&BTTP) xử lý. Công chức TN&TKQ 04 giờ Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B3 Duyệt hồ sơ, chuyển cho chuyên viên xử lý. Lãnh đạo Phòng HC&BTTP 04 giờ Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B4 Xem xét thẩm định, xử lý hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, điều kiện: Dự thảo Tờ trình đề nghị UBND tỉnh cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp, Quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. - Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, điều kiện: Dự thảo Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. Công chức được giao xử lý hồ sơ 01 ngày Mẫu 05; Dự thảo Tờ trình, dự thảo Quyết định hoặc Văn bản thông báo. B5 Xem xét ký nháy kết quả thực hiện tại bước B4, trực tiếp hoặc giao chuyên viên trình lãnh đạo Sở. Lãnh đạo Phòng HC&BTTP 01 ngày Mẫu 05; Dự thảo Tờ trình, dự thảo Quyết định hoặc Văn bản thông báo đã được ký nháy. B6 Phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bước B5, chuyển Phòng HC&BTTP để phát hành. Lãnh đạo Sở 01 ngày Mẫu 05; Dự thảo Tờ trình, dự thảo Quyết định hoặc Văn bản thông báo đã ký duyệt. B7 Phát hành văn bản: - Trường hợp đủ điều kiện: Gửi bản điện tử và nộp hồ sơ trình UBND tỉnh tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; - Trường hợp không đủ điều kiện: Chuyển Văn bản thông báo đến Bộ phận TN&TKQ tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh để trả cho tổ chức. Sở Tư pháp; Công chức TN&TKQ 04 giờ Mẫu 05; Tờ trình kèm dự thảo Quyết định kèm theo hồ sơ. Hoặc mẫu 05, 06, Văn bản thông báo. B8 UBND tỉnh xem xét, quyết định và chuyển kết quả cho Sở Tư pháp (qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh) đồng thời kết thúc xử lý trên phần mềm dịch vụ công. UBND tỉnh 15 ngày Quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp hoặc Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp B8 Trả kết quả cho tổ chức Công chức TN&TKQ; Tổ chức Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp hoặc văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để gửi cho tổ chức, cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ 4 HỒ SƠ LƯU - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Bộ phận TN&TKQ của Sở Tư pháp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ TTHC. - Hồ sơ đầu vào theo mục 2.3. - Tờ trình đề nghị UBND tỉnh cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp - Quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp hoặc văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp. - Phần mềm Dịch vụ công. Hồ sơ được lưu tại Phòng HC&BTTP - Sở Tư pháp, thời gian lưu 02 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của cơ quan và lưu trữ theo quy định hiện hành. 5. Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp trong trường hợp thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật, danh sách thành viên hợp danh của Văn phòng giám định tư pháp 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.GĐTP.07 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Không 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh; - Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn. 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động; x - Giấy đăng ký hoạt động cǜ. x 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 2.5 Thời hạn giải quyết: 03 ngày (24 giờ) làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh - Số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. - Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn (chỉ tiếp nhận hồ sơ). 2.7 Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp Hà Tĩnh. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp Hà Tĩnh. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: - Hồ sơ đủ điều kiện: Giấy đăng ký hoạt động (cấp lại). - Hồ sơ không đủ điều kiện: Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cấp lại Giấy đăng ký hoạt động. 2.10 Quy trình xử lý công việc: TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 1. Tiếp nhận hồ sơ. Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ tổ chức/cá nhân hoặc từ bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn. 2. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân và thu phí theo quy định (nếu có). - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung, hoàn thiện được thì từ chối tiếp nhận hồ sơ. Tổ chức; Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06 và hồ sơ theo mục 2.3. B2 Chuyển hồ sơ cho Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp (HC&BTTP) xử lý. Công chức TN&TKQ 02 giờ Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B3 Duyệt hồ sơ, chuyển cho chuyên viên xử lý. Lãnh đạo Phòng HC&BTTP 04 giờ Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B4 Xem xét thẩm định, xử lý hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, điều kiện: Dự thảo Giấy đăng ký hoạt động, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. - Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, điều kiện: Dự thảo Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cấp lại Giấy đăng ký hoạt động, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. Chuyên viên được giao xử lý hồ sơ 08 giờ Mẫu 05; Dự thảo Giấy đăng ký hoạt động hoặc Văn bản thông báo. B5 Xem xét ký nháy kết quả thực hiện tại bước B4, trực tiếp hoặc giao chuyên viên trình lãnh đạo Sở. Lãnh đạo Phòng HC&BTTP 04 giờ Mẫu 05; Dự thảo Giấy đăng ký hoạt động hoặc Văn bản thông báo đã được ký nháy. B6 Ký duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bước B5. Lãnh đạo Sở 04 giờ Mẫu 05; Giấy đăng ký hoạt động hoặc dự Văn bản thông báo đã ký duyệt. B7 Phát hành văn bản và chuyển kết quả cho Bộ phận TN&TKQ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để trả cho tổ chức. Văn thư 02 giờ Mẫu 05, 06; Giấy đăng ký hoạt động hoặc Văn bản thông báo. B8 Trả kết quả cho tổ chức Công chức TN&TKQ; Tổ chức Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Giấy đăng ký hoạt động hoặc Văn bản thông báo. * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để gửi cho tổ chức, cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ 4 HỒ SƠ LƯU - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Bộ phận TN&TKQ của Sở Tư pháp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ TTHC. - Hồ sơ đầu vào theo mục 2.3. - Giấy đăng ký hoạt động hoặc văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cấp lại Giấy đăng ký hoạt động. - Phần mềm Dịch vụ công. Hồ sơ được lưu tại Phòng HC&BTTP, thời gian lưu 02 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của cơ quan và lưu trữ theo quy định hiện hành. 6. Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp trong trường hợp Giấy đăng ký hoạt động bị hư hỏng hoặc bị mất 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.GĐTP.08 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Không. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh; - Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn. 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động. x 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 2.5 Thời hạn giải quyết: 03 ngày (24 giờ) làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh - Số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. - Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn (chỉ tiếp nhận hồ sơ). 2.7 Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp Hà Tĩnh. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp Hà Tĩnh. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: - Hồ sơ đủ điều kiện: Giấy đăng ký hoạt động (cấp lại) - Hồ sơ không đủ điều kiện: Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cấp lại Giấy đăng ký hoạt động. 2.10 Quy trình xử lý công việc: TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 1. Tiếp nhận hồ sơ. Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ tổ chức hoặc từ bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: http://dichvucong.hatinh.gov.v n hoặc https://dichvucong.gov.vn. 2. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân và thu phí theo quy định (nếu có). - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung, hoàn thiện được thì từ chối tiếp nhận hồ sơ. Tổ chức; Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06 và hồ sơ theo mục 2.3. B2 Chuyển hồ sơ cho Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp (HC&BTTP) xử lý. Công chức TN&TKQ 02 giờ Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B3 Duyệt hồ sơ, chuyển cho chuyên viên xử lý. Lãnh đạo Phòng HC&BTTP 04 giờ Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B4 Xem xét thẩm định, xử lý hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, điều kiện: Dự thảo Giấy đăng ký hoạt động, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. - Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, điều kiện: Dự thảo Văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cấp lại Giấy đăng ký hoạt động, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. Chuyên viên được giao xử lý hồ sơ 01 ngày Mẫu 05; Dự thảo Giấy đăng ký hoạt động hoặc Văn bản thông báo. B5 Xem xét ký nháy kết quả thực hiện tại bước B4, trực tiếp hoặc giao chuyên viên trình lãnh đạo Sở. Lãnh đạo Phòng HC&BTTP 04 giờ Mẫu 05; Dự thảo Giấy đăng ký hoạt động hoặc Văn bản thông báo đã được ký nháy. B6 Ký duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bước B5. Lãnh đạo Sở 04 giờ Mẫu 05; Giấy đăng ký hoạt động hoặc dự Văn bản thông báo đã ký duyệt. B7 Phát hành văn bản và chuyển kết quả cho Bộ phận TN&TKQ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để trả cho tổ chức. Văn thư 02 giờ Mẫu 05, 06; Giấy đăng ký hoạt động hoặc Văn bản thông báo. B8 Trả kết quả cho tổ chức Công chức TN&TKQ; Tổ chức Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Giấy đăng ký hoạt động hoặc Văn bản thông báo. * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để gửi cho tổ chức, cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ 4 HỒ SƠ LƯU - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Bộ phận TN&TKQ của Sở Tư pháp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ TTHC. - Hồ sơ đầu vào theo mục 2.3. - Giấy đăng ký hoạt động hoặc văn bản thông báo về việc không đáp ứng yêu cầu/điều kiện cấp lại Giấy đăng ký hoạt động - Phần mềm dịch vụ công. Hồ sơ được lưu tại Phòng HC&BTTP, thời gian lưu 02 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của cơ quan và lưu trữ theo quy định hiện hành. V. LĨNH VỰC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 1. Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.TGPL.01 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: - Người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích của người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan yêu cầu trợ giúp pháp lý. - Vụ việc trợ giúp pháp lý liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý. - Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 của Luật Trợ giúp pháp lý. - Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 27 của Luật Trợ giúp pháp lý. - Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp phải từ chối theo quy định tại khoản 3, Điều 30 của Luật Trợ giúp pháp lý. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: - Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh: 103A, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. - Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: 103A, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. - Gửi hồ sơ qua thư điện tử: [email protected]. 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, theo mẫu BM.TGPL.01.01; x - Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; Thông tư số 03/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý, Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; Thông tư số 09/2022/TT-BTP ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, cụ thể: 1) Giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng gồm một trong các giấy tờ sau: - Quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận là người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. - Quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vǜ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến. - Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Bằng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Bằng Anh hùng, Bằng Có công với nước. - Quyết định trợ cấp, phụ cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. - Quyết định hoặc giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. - Kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công đối với người có công giúp đỡ cách mạng, Giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, Giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng. 2) Giấy tờ chứng minh người thuộc hộ nghèo là giấy chứng nhận hộ nghèo. 3) Giấy tờ chứng minh là trẻ em gồm một trong các giấy tờ sau: - Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu. - Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là trẻ em. - Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc xử phạt vi phạm hành chính xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là trẻ em. 4) Giấy tờ chứng minh là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn gồm một trong các giấy tờ sau: - Giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định người có tên là người dân tộc thiểu số và nơi cư trú của người đó. - Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số và nơi cư trú của người đó. 5) Giấy tờ chứng minh người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. 6) Giấy tờ chứng minh là người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo gồm các giấy tờ sau: - Giấy chứng nhận hộ cận nghèo. - Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội. 7) Giấy tờ chứng minh là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau: - Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội. - Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về trợ cấp ưu đãi, trợ cấp tiền tuất đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ hoặc Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ, Bằng tổ quốc ghi công có tên liệt sỹ kèm theo giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân với liệt sỹ. 8) Giấy tờ chứng minh là người nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau: - Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội. - Quyết định về việc trợ cấp ưu đãi đối với con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hoặc Giấy chứng nhận bệnh tật, dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc hóa học. 9) Giấy tờ chứng minh là người cao tuổi có khó khăn về tài chính gồm một trong các loại giấy tờ sau: - Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội. - Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định người có tên trong giấy là người cao tuổi. 10) Giấy tờ chứng minh là người khuyết tật có khó khăn về tài chính gồm một trong các loại giấy tờ sau: - Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo Giấy chứng nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội. 11) Giấy tờ chứng minh là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau: - Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội. - Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là bị hại và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. 12) Giấy tờ chứng minh là nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính gồm một trong các loại giấy tờ sau: - Quyết định tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình vào nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội. - Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo một trong các loại giấy tờ: Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc khám và điều trị thương tích do hành vi bạo lực gia đình gây ra; Quyết định cấm người gây bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình; Quyết định xử lý vi phạm hành chính với người có hành vi bạo lực gia đình. 13) Giấy tờ chứng minh là nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau: - Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội. - Giấy tờ, tài liệu chứng nhận nạn nhân theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng, chống mua bán người. 14) Giấy tờ chứng minh là người nhiễm HIV có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau: - Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội. - Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người nhiễm HIV. 15) Các loại giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định được người thuộc diện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý. Trong trường hợp những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý bị thất lạc các giấy tờ nêu trên thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy tờ đó. x - Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý. x * Lưu ý: Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau: - Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của Trung tâm Trợ giúp pháp lý: Người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Trong trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn. - Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. - Trường hợp gửi hồ sơ qua hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 2.5 Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan (nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo). 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh - Số 103A, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. 2.7 Cơ quan thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Người yêu cầu trợ giúp pháp lý. 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: - Hồ sơ đủ điều kiện: Vụ việc được thụ lý. - Hồ sơ không đủ điều kiện: Văn bản về việc từ chối. 2.10 Quy trình xử lý công việc TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 1.Tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ tổ chức hoặc từ bưu điện hoặc qua thư điện tử, địa chỉ: [email protected] 2. Cán bộ Văn thư Trung tâm kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ. - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính hoặc thư điện tử thì Trung tâm thông báo bằng văn bản cho cá nhân để hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện (còn dưới 05 ngày làm việc), sắp đến ngày xét xử (theo quyết định đưa vụ án ra xét xử còn dưới 05 ngày làm việc), cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước hoặc để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết (thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh là người được trợ giúp pháp lý đối với trường hợp thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định hiện hành). Văn thư Trung tâm Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có), 06 và hồ sơ theo mục 2.3 B2 Chuyển hồ sơ cho Phòng Nghiệp vụ xử lý. Văn thư Trung tâm ½ giờ Mẫu 01, 05; hồ sơ kèm theo B3 - Xem xét về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý, vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý đối với hồ sơ đủ điều kiện thụ lý, chuyển kết quả thụ lý cho Văn thư Trung tâm. - Dự thảo và trình Văn bản từ chối thụ lý (có nêu rõ lý do) cho người yêu cầu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý. + Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật. + Người được trợ giúp pháp lý đã chết. + Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết. Chuyên viên Phòng Nghiệp vụ ½ giờ Mẫu 05; dự thảo Văn bản từ chối thụ lý (nếu có) B4 Xem xét, ký nháy duyệt Văn bản từ chối thụ lý (nếu có), giao chuyên viên trình Lãnh đạo Trung tâm. Lãnh đạo phòng Nghiệp vụ ½ giờ Mẫu 05; dự thảo Văn bản từ chối thụ lý đã ký nháy (nếu có) B5 Ký duyệt Văn bản từ chối thụ lý (nếu có), chuyển phòng chuyên môn để phát hành. Lãnh đạo Trung tâm ½ giờ Mẫu 05; Văn bản từ chối thụ lý đã ký duyệt (nếu có) B6 Phát hành văn bản từ chối thụ lý (nếu có). Văn thư Trung tâm ½ giờ Mẫu 05; Văn bản từ chối thụ lý (nếu có) B7 Trả lời cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc Văn bản từ chối thụ lý (nếu có). Văn thư Trung tâm Giờ hành chính Mẫu 01, 05, 06; Văn bản từ chối thụ lý (nếu có) * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả và gửi cho tổ chức, cá nhân. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ BM.TGPL.01.01 Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý 4 HỒ SƠ LƯU - Mẫu 01, 02, 03, 04 (nếu có), 06 lưu tại Văn thư của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ. - Hồ sơ đầu vào theo mục 2.3. - Văn bản thông báo từ chối thụ lý vụ việc (nếu có). Hồ sơ được lưu tại Phòng Nghiệp vụ thời gian lưu 01 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống bộ phận lưu trữ của Trung tâm Trợ giúp pháp lý và lưu trữ theo quy định hiện hành. 2. Thủ tục thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.TGPL.02 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Khi có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau: - Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp đã chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm và được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý. - Bị thu hồi thẻ Trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật. - Các trường hợp không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng. - Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự. - Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý. - Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: - Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh: 103A, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. - Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: 103A, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. - Gửi hồ sơ qua thư điện tử: [email protected]. 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, theo mẫu BM.TGPL.02.01. x - Giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu thay đổi. x * Lưu ý khi nộp hồ sơ: Trường hợp gửi hồ sơ qua hình thức điện tử thì phải gửi bản scan từ bản chính và khi đến nhận kết quả phải nộp bản chính hồ sơ. 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 2.5 Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh - Số 103A, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. 2.7 Cơ quan thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Người được trợ giúp pháp lý. 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: Văn bản trả lời người được trợ giúp pháp lý về việc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý. 2.10 Quy trình xử lý công việc TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 1.Tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ tổ chức hoặc từ bưu điện hoặc qua thư điện tử, địa chỉ: [email protected] 2. Cán bộ Văn thư Trung tâm kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ. - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính hoặc thư điện tử thì Trung tâm thông báo bằng văn bản cho cá nhân để hoàn thiện hồ sơ. Văn thư Trung tâm Giờ hành chính Mẫu 01, 02, 03 (nếu có), 06 và hồ sơ theo mục 2.3 B2 Chuyển hồ sơ cho Phòng Nghiệp vụ xử lý. Văn thư Trung tâm ½ giờ Mẫu 01, 05; hồ sơ kèm theo B3 Dự thảo Văn bản trả lời người được trợ giúp pháp lý về việc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, trình Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ ký nháy. Chuyên viên phòng Nghiệp vụ 2 ngày Mẫu 05; dự thảo Văn bản trả lời người được trợ giúp pháp lý về việc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý B4 Xem xét, ký nháy duyệt Văn bản trả lời người được trợ giúp pháp lý về việc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, giao chuyên viên trình Lãnh đạo Trung tâm. Lãnh đạo phòng Nghiệp vụ 4 giờ Mẫu 05; dự thảo Văn bản trả lời người được trợ giúp pháp lý về việc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý đã ký nháy B5 Ký duyệt Văn bản trả lời người được trợ giúp pháp lý về việc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, chuyển phòng chuyên môn để phát hành. Lãnh đạo Trung tâm 3 giờ Mẫu 05; Văn bản trả lời người được trợ giúp pháp lý về việc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý đã ký duyệt B6 Phát hành Văn bản trả lời người được trợ giúp pháp lý về việc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý. Văn thư Trung tâm ½ giờ Mẫu 05; Văn bản trả lời người được trợ giúp pháp lý về việc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý B7 Trả kết quả cho cá nhân. Văn thư Trung tâm Giờ hành chính Mẫu 01, 05, 06; Văn bản trả lời người được trợ giúp pháp lý về việc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả và gửi cho tổ chức, cá nhân. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ BM.TGPL.02.01 Đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý. 4 HỒ SƠ LƯU - Mẫu 01, 02, 03, 04 (nếu có), 06 lưu tại Văn thư của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ. - Hồ sơ đầu vào theo mục 2.3. - Văn bản trả lời người được trợ giúp pháp lý về việc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý. Hồ sơ được lưu tại Phòng Nghiệp vụ, thời gian lưu 01 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống bộ phận lưu trữ của Trung tâm Trợ giúp pháp lý và lưu trữ theo quy định hiện hành. 3. Thủ tục rút đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.TGPL.03 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Không. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: - Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh: 103A, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. - Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: 103A, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. - Gửi hồ sơ qua thư điện tử: [email protected]. 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, theo mẫu BM.TGPL.03.01. x * Lưu ý khi nộp hồ sơ: Trường hợp gửi hồ sơ qua hình thức điện tử thì phải gửi bản scan từ bản chính và khi đến nhận kết quả phải nộp bản chính hồ sơ. 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 2.5 Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định (nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo). 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh. 2.7 Cơ quan thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Người được trợ giúp pháp lý có nguyện vọng rút yêu cầu trợ giúp pháp lý. 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: Người được trợ giúp pháp lý được rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, vụ việc trợ giúp pháp lý kết thúc. 2.10 Quy trình xử lý công việc TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 1.Tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ tổ chức hoặc từ bưu điện hoặc qua thư điện tử, địa chỉ: [email protected] 2. Văn thư Trung tâm kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ. - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính hoặc thư điện tử thì Trung tâm thông báo bằng văn bản cho cá nhân để hoàn thiện hồ sơ. Văn thư Trung tâm Giờ hành chính Mẫu 01, 02, 03 (nếu có), 06; hồ sơ theo mục 2.3 B2 Chuyển hồ sơ cho Phòng Nghiệp vụ xử lý. Văn thư Trung tâm ½ giờ Mẫu 01, 05; Hồ sơ kèm theo B3 Dự thảo Văn bản về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, trình Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ ký nháy duyệt văn bản. Chuyên viên phòng Nghiệp vụ ½ giờ Mẫu 05; Dự thảo Văn bản về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý B4 Xem xét, ký nháy duyệt văn bản, giao chuyên viên trình Lãnh đạo Trung tâm. Lãnh đạo phòng Nghiệp vụ ½ giờ Mẫu 05; Dự thảo Văn bản về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý đã ký nháy B5 Ký duyệt văn bản về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, chuyển phòng chuyên môn để phát hành. Lãnh đạo Trung tâm ½ giờ Mẫu 05; Văn bản về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý đã ký duyệt B6 Phát hành văn bản về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý. Văn thư Trung tâm ½ giờ Mẫu 05; Văn bản về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý B7 Trả kết quả cho cá nhân. Văn thư Trung tâm Giờ hành chính Mẫu 01, 05, 06; Văn bản về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả và gửi cho tổ chức, cá nhân. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ BM.TGPL.03.01 Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý 4 HỒ SƠ LƯU - Mẫu 01, 02, 03, 04 (nếu có), 06 lưu tại Văn thư của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ. - Hồ sơ đầu vào theo mục 2.3. - Văn bản về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý. Hồ sơ được lưu tại Phòng Nghiệp vụ thời gian lưu 01 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống bộ phận lưu trữ của Trung tâm Trợ giúp pháp lý và lưu trữ theo quy định hiện hành.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hà Tĩnh", "promulgation_date": "08/06/2023", "sign_number": "1317/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Hồng Lĩnh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Quyet-dinh-1785-QD-CTN-2017-cho-thoi-quoc-tich-Viet-Nam-voi-nguoi-cu-tru-tai-Ha-Lan-362953.aspx
Quyết định 1785/QĐ-CTN 2017 cho thôi quốc tịch Việt Nam với người cư trú tại Hà Lan
CHỦ TỊCH NƯỚC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1785/QĐ-CTN Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CHO THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Điều 88 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008; Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 307/TTr-CP ngày 12/7/2017, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Cho thôi quốc tịch Việt Nam đối với 11 công dân hiện đang cư trú tại Vương Quốc Hà Lan (có danh sách kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước và các công dân có tên trong danh sách chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trần Đại Quang DANH SÁCH CÔNG DÂN VIỆT NAM HIỆN CƯ TRÚ TẠI HÀ LAN ĐƯỢC THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM (Kèm theo Quyết định số 1785/QĐ-CTN ngày 06 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch nước) 1. Trần Quang Tiến, sinh ngày 06/7/1983 tại Thừa Thiên Huế Hiện trú tại: De Hues Molen 129, 1625 HX Hoorn NH Giới tính: Nam 2. Nguyễn Quốc Hưng, sinh ngày 07/7/1984 tại Bến Tre Hiện trú tại: Herman Heijermans straat 14, 1822 LB Alkmaar Giới tính: Nam 3. Hoàng Yến, sinh ngày 27/8/1991 tại Hà Nội Hiện trú tại: Bentinckplein 50, 3039 KM, Rotterdam Giới tính: Nữ 4. Nguyễn Thị Thu Thủy, sinh ngày 17/7/1974 tại TP. Hồ Chí Minh Hiện trú tại: Cinnaberdiyk 16, 4706 GA Roosendaal Giới tính: Nữ 5. Huỳnh Nguyệt Nga, sinh ngày 05/11/1965 tại TP. Hồ Chí Minh Hiện trú tại: Lage Boog 43, 3824 EN Amersfoort Giới tính: Nữ 6. Nguyễn Thị Hiển, sinh ngày 13/5/1987 tại Hải Phòng Hiện trú tại: Gelderseplein 95, 6834 CC Arnhem Giới tính: Nữ 7. Ngô Thị Thu Hồng, sinh ngày 06/10/1988 tại Kiên Giang Hiện trú tại: Zwanenveld 3415, 6538 ZD Nijmegen Giới tính: Nữ 8. Ngô Viết Hải, sinh ngày 01/6/1976 tại Bình Định Hiện trú tại: Amsterdam (14 Melforf Road, E177EL, London, Anh) Giới tính: Nam 9. Vũ Thị Hồng Vân, sinh ngày 04/9/1985 tại Lâm Đồng Hiện trú tại: Graar straat 4, 1097 TC Amsterdam Giới tính: Nữ 10. Trần Thị Kiều Loan, sinh ngày 15/3/1985 tại Tiền Giang Hiện trú tại: Graaf Floris laan 4B, 1947 KM Beverwijk Giới tính: Nữ 11. Mai Hoàng Phương Uyên, sinh ngày 20/9/1994 tại Nghệ An Hiện trú tại: Bronland 4-639, 6708 WH Wageningen. Giới tính: Nữ
{ "issuing_agency": "Chủ tịch nước", "promulgation_date": "06/09/2017", "sign_number": "1785/QĐ-CTN", "signer": "Trần Đại Quang", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-131-KH-UBND-2021-thuc-hien-Quyet-dinh-468-QD-TTg-tinh-Hung-Yen-488746.aspx
Kế hoạch 131/KH-UBND 2021 thực hiện Quyết định 468/QĐ-TTg tỉnh Hưng Yên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 131/KH-UBND Hưng Yên, ngày 16 tháng 8 năm 2021 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 468/QĐ-TTG NGÀY 27 THÁNG 3 NĂM 2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Căn cứ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; Căn cứ Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính” trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Triển khai kịp thời, thống nhất, khoa học và hiệu quả các nội dung nhiệm vụ đã được xác định tại Quyết định số 468/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh. - Kết quả triển khai Kế hoạch này làm cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg . - Tạo sự thay đổi trong việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số trong xây dựng Chính phủ số, nên kinh tế số, xã hội số, tạo động lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI của tỉnh trong những năm tới. - Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh trong thực hiện thủ tục hành chính theo hướng đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông. 2. Yêu cầu - Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến hoàn thành và trách nhiệm của sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã trong việc tổ chức thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg. - Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai. II. NỘI DUNG 1. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể: 2.1. Mục tiêu cụ thể: a) Năm 2021-2022 - Trên cơ sở hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, về đăng ký doanh nghiệp, về bảo hiểm xã hội và đất đai với Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh phục vụ xác thực, định danh và cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính. - Hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực đạt tối thiểu tương ứng 50%, 40%, 35% đối với kết quả thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. - Triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại 50% Bộ phận Một cửa cấp huyện và 30% Bộ phận Một cửa cấp xã. - Tối thiểu 30% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính (trước đó), mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đó được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ và đáp ứng được yêu cầu. - Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp tại Bộ phận Một cửa xuống trung bình còn tối đa 30 phút/01 lần đến giao dịch. b) Năm 2023 - 2025 - Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ các Cơ sở dữ liệu quốc gia còn lại, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh phục vụ cho việc cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính. - Tăng tỷ lệ số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được giải quyết thành công trong mỗi năm thêm 20% đối với mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. - Triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã theo tỷ lệ tăng mỗi năm tối thiểu 30% cho đến khi đạt 100%. - 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính (trước đó), mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ. - Tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% số với tổng số hồ sơ tiếp nhận; tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử; 100% hồ sơ thủ tục hành chính đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và có giá trị tái sử dụng. - Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp xuống trung bình còn tối đa 15 phút/01 lượt giao dịch. - Điện tử hóa việc giám sát, đánh giá kết quả tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính làm cơ sở đánh giá kết quả hoán thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức công khai, minh bạch, hiệu quả. 2.2. Nhiệm vụ cụ thể: Chi tiết tại Phụ lục kèm theo. 3. Kinh phí thực hiện: Hằng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch và tổng hợp chung vào dự toán của cơ quan, đơn vị mình để trình cấp có thẩm quyền bố trí theo quy định. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện những nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, lồng ghép trong báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính. 2. Thủ trưởng sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã nghiêm túc thực hiện, chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021 - 2025; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện tại đơn vị, địa phương. 3. Văn phòng UBND tỉnh giúp UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra và đôn đốc cơ quan hành chính các cấp thực hiện đúng nội dung, tiến độ đối với các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện truyền thông phổ biến, tuyên truyền có hiệu quả về việc triển khai thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; - Lãnh đạo VP UBND tỉnh; - Các ngành: Công an tỉnh; Cục thuế tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh; Công ty Điện lực Hưng Yên; - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Trung tâm Tin học - Công báo tỉnh; - Lưu: VT, PVHCC&KSTT(02). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Quốc Văn PHỤ LỤC CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 468/QĐ-TTG NGÀY 27 THÁNG 3 NĂM 2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh) STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC CƠ QUAN THỰC HIỆN THỜI GIAN THỰC HIỆN SẢN PHẨM DỰ KIẾN GHI CHÚ CHỦ TRÌ PHỐI HỢP I CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN I (2021-2022) 1 Xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án. Văn phòng UBND tỉnh. - Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; - UBND cấp huyện; - UBND cấp xã. Tháng 8/2021. Các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án được ban hành. 2 Rà soát, đánh giá và đề xuất mô hình, giải pháp đổi mới Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Văn phòng UBND tỉnh. - Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; - Các Cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; - UBND cấp huyện, cấp xã. Năm 2021. Giải pháp, triển khai đổi mới, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động của Bộ phận Một cửa trên địa bàn tỉnh. Thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 3 Triển khai nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại Trung tâm và Bộ phận một cửa các cấp. - Văn phòng UBND tỉnh; - UBND cấp huyện; - UBND cấp xã; - Tổ chức, cá nhân có liên quan. Năm 2021. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được hoàn thiện, nâng cấp. Thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 4 Tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh trên cơ sở nâng cấp Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh có chức năng đánh giá chất lượng giải quyết TTHC và đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp thông qua giám sát, đánh giá tự động theo thời gian thực hiện. Văn phòng UBND tỉnh. - Sở Thông tin và Truyền thông; - Tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong năm 2021. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh. 5 Triển khai, hoàn thành thực hiện việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của các phần mềm ứng dụng của Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh với Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ. Văn phòng UBND tỉnh. - Sở Thông tin và Truyền thông; - Tổ chức, cá nhân có liên quan. Năm 2021, theo yêu cầu của VPCP. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh được kết nối với Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ. 6 Phối hợp với Bộ Công an; Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu từ CSDL quốc gia về dân cư và đăng ký doanh nghiệp với Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh phục vụ xác thực, định danh và cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa các cấp. - Văn phòng UBND tỉnh; Công an tỉnh; - Sở Kế hoạch và Đầu tư. - Sở Thông tin và Truyền thông; - Tổ chức, cá nhân có liên quan. Khi có yêu cầu. Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ CSDL quốc gia về dân cư và đăng ký doanh nghiệp với Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh. 7 Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bộ Tài nguyên và Môi trường kết nối, chia sẻ dữ liệu từ CSDL quốc gia về bảo hiểm xã hội và đất đai với Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh phục vụ việc giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa các cấp. - Văn phòng UBND tỉnh. - Sở Thông tin và Truyền thông; - Sở tài nguyên và Môi trường; - Bảo hiểm xã hội tỉnh; - Tổ chức, cá nhân có liên quan. Khi có yêu cầu. Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ CSDL quốc gia về dân cư và đăng ký doanh nghiệp với Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh. 8 Thực hiện số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực đạt tối thiểu tương ứng 50%, 40%, 35% đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Văn phòng UBND tỉnh. - Sở Thông tin và Truyền thông; - Tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong năm 2022. Hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC được số hóa. 9 Hoàn thiện quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ tại Trung tâm phục vụ hành chính công và Kiểm soát TTHC (Trung tâm). Văn phòng UBND tỉnh. Trung tâm (các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; các Cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh có TTHC đưa ra thực hiện tại Trung tâm). Năm 2021. 100% hồ sơ, giấy tờ được số hóa tại Trung tâm. 10 Cập nhật, chuẩn hóa danh mục tài liệu, hồ sơ TTHC trên CSDL quốc gia về TTHC. Văn phòng UBND tỉnh. - Sở Thông tin và Truyền thông; - Tổ chức, cá nhân có liên quan. Năm 2021. Danh mục tài liệu, hồ sơ TTHC trên CSDL quốc gia về TTHC được chuẩn hóa. Nhiệm vụ thực hiện thường xuyên 11 Đánh mã giấy tờ là thành phần hồ sơ giải quyết TTHC được số hóa tại Bộ phận Một cửa thống nhất theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan. Văn phòng UBND tỉnh. - Tổ chức, cá nhân có liên quan. Thực hiện theo Hướng dẫn. Mã giấy tờ là thành phần hồ sơ giải quyết TTHC được hình thành thống nhất sau số hóa. 12 Rà soát, tái cấu trúc quy trình, điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai, kết quả giải quyết TTHC. Văn phòng UBND tỉnh. - Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; - Các Cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh. Năm 2021. Quy trình giải quyết TTHC được đơn giản hóa; mẫu đơn, tờ khai, kết quả giải quyết TTHC được điện tử hóa. Nhiệm vụ thực hiện thường xuyên 13 Đánh giá để đề xuất đưa vào triển khai tiếp nhận, giải quyết hồ sơ một số TTHC phổ biến, thiết yếu theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính (trong đó các TTHC về hộ tịch, cư trú, quản lý xuất nhập cảnh, bảo hiểm xã hội, thuế và các TTHC đáp ứng yêu cầu, điều kiện). Văn phòng UBND tỉnh. - Sở Tư pháp; - Công an tỉnh; - Cục thuế tỉnh; - Bảo hiểm xã hội tỉnh; - UBND cấp huyện, cấp xã - Tổ chức, cá nhân có liên quan. Năm 2021. Đề xuất giải pháp tiếp nhận hồ sơ phù hợp với thực tiễn trên địa bàn tỉnh. Nhiệm vụ thực hiện thường xuyên 14 Rà soát để đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh có liên quan đến việc thực hiện các nội dung đổi mới. Văn phòng UBND tỉnh. - Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; - Các Cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; - UBND cấp huyện. Năm 2021. Văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung. Nhiệm vụ thực hiện thường xuyên 15 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa. Văn phòng UBND tỉnh. - Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; - Các Cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh có TTHC đưa ra thực hiện tại trung tâm và Bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã. Năm 2021. Các lớp tập huấn được tổ chức theo kế hoạch. Thực hiện cả giai đoạn 2021-2025 16 Triển khai thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận một số công việc trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC trên cơ sở đánh giá khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, nhân lực của cơ quan hành chính nhà nước và khả năng đảm nhận các nhiệm vụ này của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích (nếu cần). Văn phòng UBND tỉnh. Bưu điện tỉnh và Bưu điện các huyện, thành phố, thị xã. Năm 2021. Một số công việc trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC (nếu có) được bàn giao cho các doanh nghiệp bưu chính công ích các cấp. Thực hiện trong giai đoạn 2021 -2025 17 Tổng hợp danh mục dự án đầu tư phục vụ mục tiêu đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC (nếu có) vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đầu tư công Văn phòng UBND tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư. Năm 2021. Kế hoạch đầu tư công trung hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 18 Bố trí kinh phí cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Sở Tài chính. - Văn phòng UBND tỉnh; - Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; - UBND cấp huyện, cấp xã. Năm 2021. Ngân sách chi triển khai các nhiệm vụ được phê duyệt mới hoặc bổ sung. Thực hiện cả giai đoạn 2021-2025 19 Triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại tối thiểu 50% Bộ phận Một cửa cấp huyện và 30% Bộ phận Một cửa cấp xã. UBND cấp huyện, cấp xã. - Văn phòng UBND tỉnh. - Bộ phận Một cửa thuộc UBND cấp huyện, cấp xã. Năm 2022. Quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC được triển khai tại 50% Bộ phận Một cửa cấp huyện và 30% Bộ phận Một cửa cấp xã. 20 Nâng cấp, hiệu chỉnh Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh. Văn phòng UBND tỉnh. - Sở Thông tin và Truyền thông; - Tổ chức, cá nhân có liên quan. Năm 2022. Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh được nâng cấp, hiệu chỉnh. 21 Triển khai cắt giảm thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận đối với các cá nhân, tổ chức đã từng thực hiện thành công TTHC (trước đó) mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước các cấp kết nối, chia sẻ trong quá trình tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa các cấp. - Trung tâm; - Bộ phận Một cửa thuộc UBND cấp huyện, cấp xã. Văn phòng UBND tỉnh. Năm 2022. Thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được các cá nhân, tổ chức đã từng thực hiện thành công TTHC (trước đó) mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước các cấp kết nối, chia sẻ được cắt giảm trong quá trình tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa các cấp. 22 Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp tại Bộ phận Một cửa xuống trung bình còn tối đa 30 phút/01 lần đến giao dịch - Trung tâm; - Bộ phận Một cửa thuộc UBND cấp huyện, cấp xã. II CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN II (2023-2025) 1 Phối hợp với các Bộ, ngành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ các CSDL quốc gia, các CSDL chuyên ngành với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh, phục vụ cho việc cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa các cấp Văn phòng UBND tỉnh. - Sở Thông tin và Truyền thông; - Tổ chức, cá nhân có liên quan. Khi có yêu cầu. Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ các CSDL quốc gia, các CSDL chuyên ngành với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh 2 Thực hiện số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã mỗi năm tăng tối thiểu 20% so với năm liền kề trước đó cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Văn phòng UBND tỉnh. - Sở Thông tin và Truyền thông; - Tổ chức, cá nhân có liên quan. Năm 2023. 100% hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC được số hóa. Thực hiện đến khi đạt 100% hồ sơ, tài liệu được số hóa. 3 Triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa cấp huyện và Bộ phận Một cửa cấp xã mỗi năm tăng tối thiểu 30% so với năm liền kề trước đó cho đến khi đạt tỷ lệ 100%. UBND cấp huyện, cấp xã. Văn phòng UBND tỉnh. - Bộ phận Một cửa thuộc UBND cấp huyện, cấp xã. Năm 2023. Quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC được triển khai tại 100% Bộ phận Một cửa cấp huyện và Bộ phận Một cửa cấp xã. Thực hiện đến khi quy trình số hóa được thực hiện tại 100% Bộ phận Một cửa. 4 Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp xuống trung bình còn tối đa 15 phút/01 lượt giao dịch. Trung tâm; - Bộ phận Một cửa thuộc UBND cấp huyện, cấp xã.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hưng Yên", "promulgation_date": "16/08/2021", "sign_number": "131/KH-UBND", "signer": "Trần Quốc Văn", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-12559-QD-UBND-2023-phe-duyet-Ke-hoach-su-dung-dat-Thanh-Hoa-Long-An-601696.aspx
Quyết định 12559/QĐ-UBND 2023 phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất Thạnh Hóa Long An
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 12559/QĐ-UBND Long An, ngày 29 tháng 12 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024 CỦA HUYỆN THẠNH HÓA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15/6/2018; Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội khóa 15 về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030; Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Căn cứ Quyết định số 12112/QĐ-UBND ngày 22/12/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Thạnh Hóa; Theo đề nghị của UBND huyện Thạnh Hóa tại Tờ trình số 7202/TTr-UBND ngày 25/12/2023 và ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 9903/TTr-STNMT ngày 29/12/2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Thạnh Hóa với các nội dung chủ yếu như sau: 1. Diện tích các loại đất phân bổ trong năm 2024: (theo Phụ lục I đính kèm) 2. Kế hoạch thu hồi đất năm 2024: (theo Phụ lục II đính kèm) 3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024: (theo Phụ lục III đính kèm) Điều 2. Căn cứ nội dung Điều 1 Quyết định này, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Thạnh Hóa có trách nhiệm: 1. Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật đất đai. 2. Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt. 3. Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. 4. Chịu trách nhiệm toàn diện về cơ sở pháp lý, tính chính xác, phù hợp của các thông tin, số liệu; hồ sơ, trình tự thủ tục đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Hóa và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c); - TT.TU, TT.HĐND tỉnh; - CT, các PCT.UBND tỉnh; - CVP, các PCVP.UBND tỉnh; - Phòng: KTTC, THKSTTHC; - Lưu: VT, Hai. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Minh Lâm PHỤ LỤC I: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT PHÂN BỔ TRONG NĂM 2024 HUYỆN THẠNH HÓA (Kèm theo Quyết định số 12559/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh) Đơn vị tính: ha TT Chỉ tiêu Mã Tổng diện tích Phân theo đơn vị hành chính cấp xã Thị trấn Thạnh Hóa Xã Tân Đông Xã Thủy Đông Xã Thủy Tây Xã Tân Tây Xã Thạnh Phú Xã Thạnh Phước Xã Thuận Nghĩa Hòa Xã Thuận Bình Xã Tân Hiệp Xã Thạnh An (1) (2) (3) (4)=(5)+ ...+(15) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) I LOẠI ĐẤT 46.781,81 1.161,06 3.183,13 4.421,86 3.591,21 3.739,89 3.002,55 7.745,00 3.716,53 5.759,38 4.395,53 6.065,67 1 Đất nông nghiệp NNP 39.418,24 801,70 2.425,25 3.801,08 3.016,94 3.170,05 2.448,63 6.788,66 3.060,55 4.940,30 3.846,86 5.118,22 Trong đó: 1.1 Đất trồng lúa LUA 24.591,28 120,11 2.237,58 1.557,05 2.018,18 2.406,39 1.733,70 5.423,16 1.945,93 1.489,30 3.397,00 2.262,88 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 24.591,28 120,11 2.237,58 1.557,05 2.018,18 2.406,39 1.733,70 5.423,16 1.945,93 1.489,30 3.397,00 2.262,88 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.680,94 322,29 20,19 1.322,27 103,05 316,63 0,72 16,77 7,44 11,84 9,44 550,30 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.569,04 22,02 46,64 126,31 86,25 183,19 120,21 163,38 151,42 191,48 146,16 331,98 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 1.421,67 - - - - - - - - 1.421,67 - - 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD - - - - - - - - - - - - 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 8.319,00 333,94 26,60 745,38 783,18 226,86 557,54 1.096,02 890,91 1.771,78 245,20 1.641,59 Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN - - - - - - - - - - - - 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 565,73 3,34 93,16 49,14 22,20 36,06 36,46 89,33 64,85 35,89 49,06 86,24 1.8 Đất làm muối LMU - - - - - - - - - - - - 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 270,58 - 1,08 0,93 4,08 0,92 - - - 18,34 - 245,23 2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.363,57 359,36 757,88 620,78 574,27 569,84 553,92 956,34 655,98 819,08 548,67 947,45 Trong đó: 2.1 Đất quốc phòng CQP 231,59 16,26 12,14 - 65,22 - - - 3,40 13,60 2,35 118,62 2.2 Đất an ninh CAN 25,28 1,53 0,28 - 20,55 0,10 0,10 0,10 0,11 0,18 0,15 2,18 2.3 Đất khu công nghiệp SKK - - - - - - - - - - - - 2.4 Đất cụm công nghiệp SKN - - - - - - - - - - - - 2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 20,18 4,98 1,22 1,90 6,96 1,25 0,24 0,50 1,18 1,20 0,68 0,07 2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 200,92 10,72 64,15 9,67 0,18 30,69 4,72 3,89 70,73 2,36 - 3,81 2.7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS - - - - - - - - - - - - 2.8 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 56,40 - - 16,00 - - - 3,40 - - 4,40 32,60 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 2.116,84 90,99 180,87 117,09 120,24 177,95 135,85 289,60 98,48 204,03 210,89 490,85 Trong đó: 2.9.1 Đất giao thông DGT 1.686,32 62,44 102,55 101,64 116,62 166,63 121,76 280,73 83,28 195,96 201,55 253,16 2.9.2 Đất thủy lợi DTL 10,36 0,66 0,50 1,78 0,94 2,05 1,20 - 0,05 2,78 0,20 0,20 2.9.3 Đất cơ sở văn hóa DVH 9,71 6,68 - 0,10 - 0,59 - 0,28 - - 1,86 0,20 2.9.4 Đất cơ sở y tế DYT 5,65 2,73 0,16 0,21 0,14 0,24 0,59 0,44 0,21 0,27 0,58 0,08 2.9.5 Đất cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 49,27 11,41 4,44 3,58 1,85 3,21 2,54 3,86 4,31 4,91 3,57 5,59 2.9.6 Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 5,20 3,88 0,16 - - 0,50 - - - - 0,66 - 2.9.7 Đất công trình năng lượng DNL 245,33 0,10 - 2,97 - 3,68 - - 7,36 - - 231,22 2.9.8 Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 1,00 0,26 - 0,27 0,04 0,15 - 0,05 0,09 0,04 0,05 0,05 2.9.9 Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia DKG - - - - - - - - - - - - 2.9.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 0,83 - - - - - - 0,37 - - 0,46 - 2.9.11 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 32,48 - 32,48 - - - - - - - - - 2.9.12 Đất cơ sở tôn giáo TON 7,14 0,83 1,51 0,82 0,43 0,30 1,44 0,23 1,58 - - - 2.9.13 Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 58,07 1,43 35,72 5,47 0,22 0,52 8,24 2,79 1,60 0,03 1,86 0,19 2.9.14 Đất xây dựng cơ sở khoa học công nghệ DKH - - - - - - - - - - - - 2.9.15 Đất cơ sở dịch vụ về xã hội DXH 3,16 - 3,16 - - - - - - - - - 2.9.16 Đất chợ DCH 2,32 0,57 0,19 0,25 - 0,08 0,08 0,85 - 0,04 0,10 0,16 2.10 Đất danh lam thắng cảnh DDL - - - - - - - - - - - - 2.11 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 2,54 0,05 0,07 0,32 0,47 0,07 - - 0,45 0,15 0,71 0,25 2.12 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 96,30 3,56 92,14 - - - - - - 0,60 - - 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 1.163,69 - 129,69 131,16 117,52 103,43 122,60 171,75 155,02 78,95 77,52 76,05 2.14 Đất ở tại đô thị ODT 106,29 106,29 - - - - - - - - - - 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 25,98 9,86 2,95 0,27 6,86 0,36 0,57 0,61 0,64 1,83 1,87 0,16 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,07 0,07 - - - - - - - - - - 2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG - - - - - - - - - - - - 2.18 Đất tín ngưỡng TIN 1,46 0,05 0,25 0,23 - - 0,07 0,31 0,55 - - - 2.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 3.222,57 80,34 274,12 332,29 231,29 251,02 289,77 486,18 322,08 516,18 246,55 192,75 2.20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 93,46 34,66 - 11,85 4,98 4,97 - - 3,34 - 3,55 30,11 2.21 Đất phi nông nghiệp khác PNK - - - - - - - - - - - - 3 Đất chưa sử dụng CSD - - - - - - - - - - - - II Khu chức năng 1 Đất khu công nghệ cao KCN - - - - - - - - - - - - 2 Đất khu kinh tế KKT - - - - - - - - - - - - 3 Đất đô thị KDT 1.161,06 1.161,06 - - - - - - - - - - 4 Khu sản xuất nông nghiệp (khu vực chuyên trồng lúa nước, khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm) KNN 2,300,00 - - 400,00 - 400,00 - - - 300,00 - 1.200,00 5 Khu lâm nghiệp (khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) KLN 9.740,67 333,94 26,60 745,38 783,18 226,86 557,54 1.096,02 890,91 3.193,45 245,20 1.641,59 6 Khu du lịch KDL - - - - - - - - - - - - 7 Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học KBT - - - - - - - - - - - - 8 Khu phát triển công nghiệp (khu công nghiệp, cụm công nghiệp) KPC - - - - - - - - - - - - 9 Khu đô thị (trong đó có khu đô thị mới) DTC - - - - - - - - - - - - 10 Khu thương mại - dịch vụ KTM 20,18 4,98 1,22 1,90 6,96 1,25 0,24 0,50 1,18 1,20 0,68 0,07 11 Khu đô thị - thương mại - dịch vụ KDV - - - - - - - - - - - - 12 Khu dân cư nông thôn DNT 1.163,69 - 129,69 131,16 117,52 103,43 122,60 171,75 155,02 78,95 77,52 76,05 13 Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn KON 190,20 - 64,15 9,67 0,18 30,69 4,72 3,89 70,73 2,36 - 3,81 * Ghi chú: Khu chức năng không cộng vào diện tích tự nhiên. PHỤ LỤC II: KẾ HOẠCH THU HỒI ĐẤT NĂM 2024 HUYỆN THẠNH HÓA (Kèm theo Quyết định số 12559/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh) Đơn vị tính: ha TT CHỈ TIÊU Mã Tổng diện tích Phân theo đơn vị hành chính cấp xã Thị trấn Thạnh Hóa Xã Tân Đông Xã Thủy Đông Xã Thủy Tây Xã Tân Tây Xã Thạnh Phú Xã Thạnh Phước Xã Thuận Nghĩa Hòa Xã Thuận Bình Xã Tân Hiệp Xã Thạnh An (1) (2) (3) (4)=(5)+ ...+(15) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) TỔNG 117,82 23,40 10,59 10,99 1,55 32,60 3,80 7,36 6,16 4,19 2,15 15,03 1 Đất nông nghiệp NNP 116,03 23,05 9,83 10,69 1,55 32,44 3,80 7,36 6,16 3,97 2,15 15,03 Trong đó: 1.1 Đất trồng lúa LUA 70,21 9,13 6,83 4,69 1,06 26,44 2,30 7,26 4,20 2,00 0,80 5,50 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 70,21 9,13 6,83 4,69 1,06 26,44 2,30 7,26 4,20 2,00 0,80 5,50 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 13,93 7,75 - 2,00 - 4,00 - - - - - 0,18 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1,65 - 1,00 - - - - - - - 0,35 0,30 1.4 Đất rừng sản xuất RSX 28,30 4,45 2,00 4,00 0,27 2,00 1,50 0,10 1,96 1,97 1,00 9,05 Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN - - - - - - - - - - - - 1.5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1,94 1,72 - - 0,22 - - - - - - - 2 Đất phi nông nghiệp PNN 1,79 0,35 0,76 0,30 - 0,16 - - - 0,22 - - Trong đó: - - - - - - - - - - - - 2.1 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 0,18 - - - - - - - - 0,18 - - Trong đó: - Đất chợ DCH 0,18 - - - - - - - - 0,18 - - 2.2 Đất ở tại nông thôn ONT 1,26 - 0,76 0,30 - 0,16 - - - 0,04 - - 2.3 Đất ở tại đô thị ODT 0,35 0,35 - - - - - - - - - - PHỤ LỤC III: KẾ HOẠCH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024 HUYỆN THẠNH HÓA (Kèm theo Quyết định số 12559/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh) Đơn vị tính: ha TT CHỈ TIÊU Mã Diện tích Phân theo đơn vị hành chính cấp xã Thị trấn Thạnh Hóa Xã Tân Đông Xã Thủy Đông Xã Thủy Tây Xã Tân Tây Xã Thạnh Phú Xã Thạnh Phước Xã Thuận Nghĩa Hòa Xã Thuận Bình Xã Tân Hiệp Xã Thạnh An (1) (2) (3) (4)=(5)+ ...+(15) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) 1 Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp NNP/PNN 336,07 33,18 20,70 35,20 34,24 59,89 6,84 15,96 17,41 9,40 7,15 96,10 Trong đó: 1.1 Đất trồng lúa LUA/PNN 190,59 13,38 16,99 21,00 30,57 48,89 5,34 15,36 12,76 4,20 5,10 17,00 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC/PNN 190,59 13,38 16,99 21,00 30,57 48,89 5,34 15,36 12,76 4,20 5,10 17,00 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK/PNN 20,84 7,75 0,71 6,00 1,20 4,00 - 0,50 - - - 0,68 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 2,62 - 1,00 0,40 - - - - - 0,30 0,55 0,37 1.4 Đất rừng sản xuất RSX/PNN 120,08 10,33 2,00 7,80 2,25 7,00 1,50 0,10 4,65 4,90 1,50 78,05 Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN/PNN - - - - - - - - - - - - 1.5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS/PNN 1,94 1,72 - - 0,22 - - - - - - - 2 Chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp 80,84 - - - - - - - - 25,34 5,00 50,50 Trong đó: 2.1 Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm LUA/CLN 21,00 - - - - - - - - 10,00 5,00 6,00 2.2 Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng rừng LUA/LNP - - - - - - - - - - - - 2.3 Đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản LUsA/NTS 6,00 - - - - - - - - - - 6,00 2.4 Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải rừng RSX/NKR(a) 53,84 - - - - - - - - 15,34 38,50 Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN/NKR(a) - - - - - - - - - - - - 3 Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở PKO/OCT - - - - - - - - - - - - * Ghi chú: - (a) gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác - PKO là đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Long An", "promulgation_date": "29/12/2023", "sign_number": "12559/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Minh Lâm", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-28-2022-QD-UBND-Quy-che-quan-ly-cong-trinh-ghi-cong-liet-si-An-Giang-527052.aspx
Quyết định 28/2022/QĐ-UBND Quy chế quản lý công trình ghi công liệt sĩ An Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 28/2022/QĐ-UBND An Giang, ngày 09 tháng 8 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SĨ, MỘ LIỆT SĨ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 09 tháng 12 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; Căn cứ Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; Căn cứ Thông tư số 30/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm công tác quản trang tại các nghĩa trang liệt sĩ; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1966/TTr-SLĐTBXH ngày 04 tháng 8 năm 2022. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh An Giang. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 8 năm 2022. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Cục Người có công; - Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp; - TT: TU, HĐND, UBND tỉnh; - Ủy ban MTTQVN tỉnh; - Văn phòng Tỉnh ủy; - Văn phòng Đoàn ĐBQH; - Văn phòng HĐND tỉnh; - Lãnh đạo VPUBND tỉnh - Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh; - Cổng Thông tin điện tử tỉnh; - Phòng: KGVX, KTTH, KTN, TH; - Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Văn Phước QUY CHẾ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SĨ, MỘ LIỆT SĨ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG (ban hành kèm theo Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định việc quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh An Giang. 2. Đối tượng áp dụng Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động quản lý và thăm viếng, dâng hương các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh An Giang. Điều 2. Giải thích từ ngữ 1. Công trình ghi công liệt sĩ theo Điều 41 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định: a) Công trình ghi công liệt sĩ là công trình lịch sử, văn hóa để tôn vinh, tri ân liệt sĩ và giáo dục truyền thống cách mạng; b) Công trình ghi công liệt sĩ được xây dựng phù hợp với quy hoạch, phong tục, tập quán của từng địa phương, bảo đảm trang nghiêm, mỹ quan, bền vững; c) Công trình ghi công liệt sĩ bao gồm: nghĩa trang liệt sĩ; đài tưởng niệm liệt sĩ; đền thờ liệt sĩ; nhà bia ghi tên liệt sĩ. 2. Mộ liệt sĩ theo Điều 42 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định: a) Mộ liệt sĩ là nơi an táng thi hài, hài cốt của liệt sĩ; b) Mộ liệt sĩ trong cùng một nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng thống nhất về kích thước, quy cách; c) Nội dung bia mộ liệt sĩ được ghi thống nhất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; d) Mộ liệt sĩ có đầy đủ thông tin an táng tại nghĩa trang liệt sĩ được di chuyển theo nguyện vọng của thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ. 3. Nhân viên quản trang là cá nhân trực tiếp làm công tác bảo vệ, quản lý, chăm sóc thường xuyên công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ. Điều 3. Cấu trúc các công trình ghi công liệt sĩ Cấu trúc các công trình ghi công liệt sĩ đảm bảo tối thiểu phải có các hạng mục: bia ghi tên liệt sĩ hoặc tượng đài; cổng tường rào, điện chiếu sáng, sân đường nội bộ, hệ thống cây xanh. Chương II QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SĨ, MỘ LIỆT SĨ Điều 4. Trách nhiệm quản lý công trình ghi công liệt sĩ 1. Công trình ghi công liệt sĩ phải được quản lý và thường xuyên chăm sóc, nâng cấp, tu bổ. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia chăm sóc, giữ gìn công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ. Mộ liệt sĩ được cơ quan quản lý lập hồ sơ và quản lý. 2. Các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh An Giang được quản lý như sau: a) Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh; trực tiếp quản lý Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh An Giang và Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc; b) Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực tiếp quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn (trừ Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh An Giang và Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc). c) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý nhà bia ghi tên liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn. Điều 5. Quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ 1. Nội dung quản lý nghĩa trang liệt sĩ, mộ liệt sĩ thực hiện theo quy định tại Điều 153 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. 2. Cơ quan trực tiếp quản lý nghĩa trang liệt sĩ, mộ liệt sĩ a) Lập sơ đồ nghĩa trang và vị trí mộ liệt sĩ, hồ sơ mộ liệt sĩ, lập danh sách mộ liệt sĩ theo hướng dẫn của Chính phủ để quản lý và lưu trữ theo quy định của pháp luật hiện hành; b) Tổ chức lễ đón nhận và cải táng hài cốt liệt sĩ do các cơ quan, đơn vị tìm kiếm, quy tập trong và ngoài nước bàn giao theo quy định; tiếp nhận hài cốt liệt sĩ từ nghĩa trang liệt sĩ tỉnh khác chuyển đến theo nguyện vọng của thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ (đối với hài cốt liệt sĩ mới tiếp nhận, trong danh sách quản lý phải ghi rõ thông tin đơn vị quy tập hài cốt liệt sĩ hoặc người di chuyển hài cốt liệt sĩ và địa phương nơi quy tập hài cốt liệt sĩ hoặc nơi an táng hài cốt trước khi di chuyển, thời điểm tiếp nhận và các thông tin khác liên quan đến liệt sĩ); c) Quản lý, bảo vệ, chăm sóc mộ liệt sĩ, khuôn viên vườn hoa, cây cảnh, hệ thống điện, nước và các hạng mục khác của nghĩa trang liệt sĩ bảo đảm xanh, sạch đẹp và trang nghiêm; d) Phục vụ lễ viếng nghĩa trang liệt sĩ; Tổ chức đón tiếp, hướng dẫn thân nhân liệt sĩ, người thờ cúng liệt sĩ và Nhân dân đến thăm viếng, dâng hương mộ liệt sĩ; đ) Giải quyết các thủ tục di chuyển hài cốt liệt sĩ đang an táng tại nghĩa trang liệt sĩ theo nguyện vọng của thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ thuộc thẩm quyền (đối với những hài cốt liệt sĩ đã được di chuyển đi, trong danh sách quản lý phải ghi rõ thông tin người di chuyển hài cốt liệt sĩ và địa phương nơi an táng hài cốt sau khi di chuyển, thời điểm di chuyển và các thông tin khác liên quan đến liệt sĩ); e) Lập kế hoạch xây dựng, cải tạo, nâng cấp phần mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ kèm theo dự toán kinh phí thực hiện, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; g) Huy động các nguồn lực hợp pháp để xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa mộ liệt sĩ và các hạng mục của nghĩa trang liệt sĩ. 3. Cơ quan trực tiếp quản lý đài tưởng niệm liệt sĩ, đền thờ liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ a) Quản lý, bảo vệ, chăm sóc các hạng mục của công trình ghi công liệt sĩ đảm bảo xanh, sạch đẹp và trang nghiêm; b) Phục vụ lễ viếng công trình ghi công liệt sĩ; Tổ chức đón tiếp, hướng dẫn các tổ chức và Nhân dân đến thăm viếng, dâng hương; c) Lập kế hoạch xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình ghi công liệt sĩ kèm theo dự toán kinh phí thực hiện, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; d) Huy động các nguồn lực hợp pháp để xây dựng, cải tạo, nâng cấp các hạng mục công trình ghi công liệt sĩ. 3. Bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ và nhân viên quản trang a) Trực tiếp quản lý, bảo vệ, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đến thăm viếng, dâng hương công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; b) Bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ được thực hiện theo Điều 136 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ; c) Đối với các công trình ghi công liệt sĩ còn lại, tùy thuộc vào quy mô, tính chất của công trình do đơn vị trực tiếp quản lý quyết định số người làm công tác quản trang hoặc giao nhiệm vụ cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ theo quy định của pháp luật. Điều 6. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đến thăm viếng, dâng hương các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ 1. Chấp hành các nội quy, quy định của đơn vị quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ và sự hướng dẫn của quản trang trong việc thăm viếng, dâng hương, công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ. 2. Không tự ý lắp đặt, cải tạo, di dời hoặc thực hiện các việc khác làm thay đổi thiết kế, kết cấu, mỹ quan của các hạng mục của công trình ghi công liệt sĩ; không tự ý làm thay đổi thông tin trên bia mộ liệt sĩ. Điều 7. Kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp và chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ 1. Công trình ghi công liệt sĩ được đầu tư từ ngân sách nhà nước và đóng góp của cộng đồng. 2. Ngân sách Trung ương: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. 3. Ngoài ngân sách Trung ương chi theo quy định của pháp luật, ngân sách địa phương chi từ nguồn đảm bảo xã hội cho các nội dung: a) Tổ chức lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ; b) Đầu tư xây dựng, mở rộng, cải tạo, nâng cấp công trình ghi công liệt sĩ; c) Xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa mộ liệt sĩ; d) Xây lại mộ liệt sĩ (cả bia) đối với các trường hợp di chuyển hài cốt liệt sĩ; đ) Mua hương, nến, hoa, trái cây phục vụ thắp hương hàng tháng; e) Mua đồ lễ, vòng hoa, hương, nến, bánh, trái cây, công cụ, dụng cụ, vật phẩm phục vụ thăm viếng, dâng hương tại công trình ghi công liệt sĩ nhân ngày Thương binh - Liệt sĩ, các ngày lễ, tết của dân tộc và các sự kiện lớn của đất nước, địa phương. 4. Tiền công đối với người được thuê làm công tác quản trang được thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, tiền công do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Người làm công tác quản trang tại nghĩa trang liệt sĩ được hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật. 5. Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân ủng hộ kinh phí để xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương và quản trang 1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội a) Triển khai và tổ chức thực hiện Quy chế này trên địa bàn tỉnh; b) Tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức giữ gìn, bảo quản các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh; c) Xây dựng các nội quy, quy định về quản lý, chăm sóc, thăm viếng, di chuyển hài cốt liệt sĩ và các phần việc khác liên quan đối với các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ thuộc đơn vị quản lý; d) Tổng hợp, lập kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trình Ủy ban nhân dân tỉnh; đ) Tham mưu phân bổ nguồn lực Trung ương, địa phương và nguồn lực huy động từ cộng đồng cho huyện, thị xã, thành phố; e) Thanh tra, kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế này đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương; g) Thuê quản trang để quản lý, bảo vệ, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ do đơn vị quản lý. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong việc cân đối, ghi vốn đầu tư xây dựng các công trình ghi công liệt sĩ. 3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về nguồn kinh phí (đối với nguồn vốn sự nghiệp) để xây dựng, cải tạo, nâng cấp và chăm sóc các công trình ghi công trên cơ sở lồng ghép với các chương trình, dự án và các nguồn hợp pháp khác theo quy định về phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước. 4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành, đoàn thể có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình và các quy định trong Quy chế này chủ trì hoặc phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Quy chế này. 5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ thông qua việc khai thác, sử dụng các công trình ghi công liệt sĩ. 6. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố a) Triển khai và tổ chức thực hiện Quy chế này trên địa bàn; b) Tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức giữ gìn, bảo quản các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ tại địa phương; c) Xây dựng các nội quy, quy định về quản lý, chăm sóc, thăm viếng, di chuyển hài cốt liệt sĩ và các phần việc khác liên quan đối với các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ thuộc đơn vị quản lý; d) Lập kế hoạch xây dựng, cải tạo, nâng cấp, tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ thuộc cấp huyện quản lý gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh; đ) Bố trí ngân sách địa phương và nguồn huy động từ cộng đồng để bổ sung nguồn vốn xây dựng, cải tạo, nâng cấp tu bổ công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn; e) Kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện Quy chế này tại địa phương; g) Thuê quản trang để quản lý, bảo vệ, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn; 7. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn a) Triển khai và tổ chức thực hiện Quy chế này trên địa bàn; b) Tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức giữ gìn, bảo quản, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ tại địa phương; c) Vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng, nâng cấp, tu bổ công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn; d) Thuê quản trang để quản lý, bảo vệ, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ do đơn vị quản lý. Điều 9. Điều khoản thi hành 1. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo hướng dẫn của các văn bản đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế. 2. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cá nhân, cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời bằng văn bản về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn; nếu vượt quá thẩm quyền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh An Giang", "promulgation_date": "09/08/2022", "sign_number": "28/2022/QĐ-UBND", "signer": "Lê Văn Phước", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-163-2018-NQ-HDND-muc-chi-thuc-hien-cac-cuoc-dieu-tra-thong-ke-Kien-Giang-391646.aspx
Nghị quyết 163/2018/NQ-HĐND mức chi thực hiện các cuộc điều tra thống kê Kiên Giang
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 163/2018/NQ-HĐND Kiên Giang, ngày 24 tháng 7 năm 2018 NGHỊ QUYẾT QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI THỰC HIỆN CÁC CUỘC ĐIỀU TRA THỐNG KÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ CHÍN Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia; Xét Tờ trình số 63/TTr-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo nghị quyết quy định nội dung, mức chi thực hiện các cuộc điều tra thống kê trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Báo cáo thẩm tra số 85/BC-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Quy định nội dung, mức chi thực hiện các cuộc điều tra thống kê trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị quyết này quy định nội dung, mức chi thực hiện các cuộc điều tra thống kê do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 2. Đối tượng áp dụng Các cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan đến cuộc điều tra thống kê do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Điều 2. Nội dung và mức chi thực hiện các cuộc điều tra thống kê 1. Chi hỗ trợ cơ quan chủ trì tổ chức điều tra thống kê xây dựng phương án điều tra thống kê, lập mẫu phiếu điều tra thống kê và tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả điều tra thống kê theo phương thức khoán. Mức khoán (đã bao gồm chi hội nghị, họp hội đồng thẩm định, nghiệm thu, chi thuê chuyên gia chọn mẫu điều tra thống kê và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến phương án điều tra thống kê, lập mẫu phiếu điều tra thống kê và tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả điều tra thống kê) như sau: a) Chi xây dựng phương án điều tra thống kê và lập mẫu phiếu điều tra thống kê (theo phương thức khoán): 30.000.000 đồng. b) Chi tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả điều tra thống kê (theo phương thức khoán): 10.000.000 đồng. 2. Chi xây dựng sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên thống kê theo quyết định của cấp có thẩm quyền: a) Viết sổ tay: 45.000 đồng/trang chuẩn. b) Chi sửa chữa và biên tập tổng thể: 25.000 đồng/trang chuẩn. c) Chi thẩm định nhận xét: 20.000 đồng/trang chuẩn. 3. Chi cho đối tượng cung cấp thông tin a) Đối với cá nhân: - Dưới 30 chỉ tiêu hoặc 30 chỉ tiêu: 40.000 đồng/phiếu. - Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu: 50.000 đồng/phiếu. - Trên 40 chỉ tiêu: 60.000 đồng/phiếu. b) Đối với tổ chức (không bao gồm các cơ quan, đơn vị của nhà nước thực hiện cung cấp thông tin theo quy định): - Dưới 30 chỉ tiêu hoặc 30 chỉ tiêu: 85.000 đồng/phiếu. - Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu: 100.000 đồng/phiếu. - Trên 40 chỉ tiêu: 115.000 đồng/phiếu. Trường hợp đối tượng cung cấp thông tin là các cơ quan, đơn vị của nhà nước mức chi hỗ trợ cung cấp thông tin bằng 50% mức chi quy định đối với tổ chức nêu trên. 4. Chi xử lý kết quả điều tra thống kê: Nghiệm thu, kiểm tra, đánh mã số, làm sạch và hoàn thiện phiếu điều tra thống kê: Thực hiện khoán tiền công trên cơ sở tiền thù lao thuê điều tra viên thống kê thu thập số liệu; mức khoán bằng 7% tiền công chi trả điều tra viên thống kê thu thập số liệu. Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Hội đồng nhân dân giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. 2. Các nội dung khác không quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành. 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa IX, Kỳ họp thứ chín thông qua ngày 18 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 03 tháng 8 năm 2018./. CHỦ TỊCH Đặng Tuyết Em
{ "issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang", "promulgation_date": "24/07/2018", "sign_number": "163/2018/NQ-HĐND", "signer": "Đặng Tuyết Em", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-838-QD-BXD-cong-bo-bo-thu-tuc-hanh-chinh-thuoc-quan-ly-Bo-Xay-dung-93094.aspx
Quyết định 838/QĐ-BXD công bố bộ thủ tục hành chính thuộc quản lý Bộ Xây dựng
BỘ XÂY DỰNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------- Số: 838/QĐ-BXD Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2009 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ XÂY DỰNG BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng; Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010; Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 4 tháng 1 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010; Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng tại công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009; Xét đề nghị của Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 Bộ Xây dựng, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng. 1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố. 2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố. Điều 2. Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thường xuyên cập nhật để trình Bộ trưởng công bố những thủ tục hành chính nêu tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định này. Thời hạn cập nhật hoặc loại bỏ thủ tục hành chính này chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành. Đối với các thủ tục hành chính nêu tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định này, Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan trình Bộ trưởng công bố trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày phát hiện thủ tục hành chính chưa được công bố. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 4. Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30, Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của TTg Chính phủ; - Website Bộ Xây dựng; -Lưu: VP, Tổ ĐA 30 Bộ XD. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Hồng Quân DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ XÂY DỰNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 838/QĐ-BXD ngày 12 tháng 08 năm 2009 của Bộ Xây dựng) STT Tên thủ tục hành chính Lĩnh vực Cơ quan thực hiện I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG 1 Cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức nhận thầu các gói thầu thuộc dự án nhóm A và các dự án đầu tư thuộc địa bàn 2 tỉnh trở lên Xây dựng Bộ Xây dựng 2 Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ Xây dựng Hội đồng thẩm định nhà nước 3 Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của cơ quan cấp Bộ Xây dựng Cơ quan đầu mối trực thuộc Bộ 4 Thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của cơ quan cấp Bộ Xây dựng Cơ quan đầu mối trực thuộc Bộ 5 Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình do Thủ tướng CP quyết định đầu tư Xây dựng Hội đồng thẩm định nhà nước 6 Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình do Thủ trưởng cơ quan cấp bộ quyết định đầu tư Xây dựng Cơ quan đầu mối trực thuộc Bộ 7 Lấy ý kiến về thiết kế cơ sở các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng các nguồn vốn không phải vốn ngân sách Xây dựng Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Công thương 8 Chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài thuộc lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp (trừ công trình do Bộ Công thương quản lý), công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và các công trình do thủ tướng chính phủ yêu cầu, các công trình áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài có nội dung chưa được đề cập trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước Xây dựng Bộ Xây dựng 9 Chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài các công trình thuỷ lợi, đê điều thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước Xây dựng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn 10 Chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài các công trình giao thông thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước Xây dựng Bộ Giao thông vận tải 11 Chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài các công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước Xây dựng Bộ Công thương 12 Chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài có liên quan đến phòng cháy chữa cháy cho công trình xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước Xây dựng Bộ Công an 13 Công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng Xây dựng Bộ Xây dựng 14 Công nhận lại phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng Xây dựng Bộ Xây dựng 15 Công nhận bổ sung phòng thí ngiệm chuyên ngành xây dựng Xây dựng Bộ Xây dựng 16 Công nhận cơ sở có đủ điều kiện đào tạo kỹ sư định giá xây dựng Xây dựng Bộ Xây dựng 17 Công nhận cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình Xây dựng Bộ Xây dựng 18 Bổ sung mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng Vật liệu Xây dựng Bộ Xây dựng 19 Bổ sung dự án mới vào quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam Vật liệu Xây dựng Bộ Xây dựng 20 Công nhận cơ sở có đủ điều kiện đào tạo môi giới định giá bất động sản Kinh doanh bất động sản Bộ Xây dựng 21 Thông báo về hoạt động của sàn lên Website Mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam Kinh doanh bất động sản Bộ Xây dựng 22 Công nhận khu đô thị mới kiểu mẫu kiểu mẫu Quy hoạch xây dựng Bộ Xây dựng II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH 1 Cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư Xây dựng Sở Xây dựng 2 Cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư 3 Cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình Xây dựng Sở Xây dựng 4 Cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư, giám sát thi công xây dựng công trình Xây dựng Sở Xây dựng 5 Cấp bổ sung chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư, giám sát thi công xây dựng công trình Xây dựng Sở Xây dựng 6 Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá hạng 1 (trường hợp cấp thẳng không qua hạng 2) Xây dựng Sở Xây dựng 7 Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá hạng 1 (trường hợp nâng từ hạng 2 lên hạng 1) Xây dựng Sở Xây dựng 8 Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá hạng 2 Xây dựng Sở Xây dựng 9 Cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá (trong trường hợp chứng chỉ bị rách, nát hoặc mất) Xây dựng Sở Xây dựng 10 Cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức nhận thầu các gói thầu thuộc dự án nhóm B,C . Xây dựng Sở Xây dựng 11 Cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là cá nhân thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng Xây dựng Sở Xây dựng 12 Đăng ký văn phòng điều hành cho nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam Xây dựng Sở Xây dựng 13 Cấp giấy phép xây dựng trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS) loại 1 Xây dựng Sở Xây dựng 14 Cấp giấy phép xây dựng trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS) loại 2 Xây dựng Sở Xây dựng 15 Cấp giấy phép xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử văn hoá; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do UBND cấp tỉnh quy định Xây dựng Sở Xây dựng 16 Điều chỉnh giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh Xây dựng Sở Xây dựng 17 Gia hạn giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh Xây dựng Sở Xây dựng 18 Cấp giấy phép xây dựng tạm thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh Xây dựng Sở Xây dựng 19 Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Xây dựng Sở Kế hoạch và Đầu tư 20 Thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Xây dựng Sở Kế hoạch và Đầu tư 21 Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình do chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư Xây dựng Sở Kế hoạch và Đầu tư 22 Lấy ý kiến về thiết kế cơ sở các dự án nhóm B, C sử dụng các nguồn vốn không phải vốn ngân sách Xây dựng Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn, Sở Công thương 23 Cấp phép di dời công trình Xây dựng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 24 Tiếp nhận báo cáo của chủ đầu tư về chất lượng công trình xây dựng Xây dựng Sở Xây dựng 25 Tiếp nhận và quản lý giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng do chủ đầu tư gửi Xây dựng Sở Xây dựng 26 Tiếp nhận báo cáo nhanh sự cố công trình xây dựng Xây dựng Sở Xây dựng 27 Phê duyệt phương án phá dỡ các công trình xây dựng Xây dựng Sở Xây dựng 28 Cấp giấy phép xây dựng công trình ngầm đô thị Hạ tầng kỹ thuật đô thị Sở Xây dựng 29 Cấp giấy phép đào đường đô thị Hạ tầng kỹ thuật đô thị Phân cấp của UBND cấp tỉnh 30 Cấp giấy phép sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông Hạ tầng kỹ thuật đô thị Phân cấp của UBND cấp tỉnh 31 Cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh Hạ tầng kỹ thuật đô thị Phân cấp của UBND cấp tỉnh 32 Thẩm định dự án khu đô thị mới thuộc mọi nguồn vốn có quy mô sử dụng đất từ 200 ha trở lên Phát triển đô thị Sở Xây dựng 33 Thẩm định dự án khu đô thị mới thuộc mọi nguồn vốn có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 200 ha Phát triển đô thị Sở Xây dựng 34 Thỏa thuận cấp phép khai thác mỏ để sản xuất sản phẩm đá, phụ gia và vật liệu xây dựng Vật liệu Xây dựng Sở Xây dựng 35 Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng Quy hoạch xây dựng Sở Xây dựng hoặc Sở quy hoạch kiến trúc 36 Cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng Quy hoạch xây dựng Sở Xây dựng hoặc Sở quy hoạch kiến trúc 37 Thỏa thuận kiến trúc quy hoạch Quy hoạch xây dựng Sở Xây dựng hoặc Sở quy hoạch kiến trúc 38 Thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình Quy hoạch xây dựng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định 39 Phê duyệt dự án phát triển nhà ở thương mại Nhà ở và công sở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 40 Thẩm định các dự án phát triển nhà ở Nhà ở và công sở Sở Xây dựng 41 Phê duyệt dự án nhà ở sinh viên nguồn vốn ngân sách Nhà ở và công sở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 42 Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án phát triển nhà ở sinh viên, dự án nhà ở công nhân, dự án nhà ở thu nhập thấp Nhà ở và công sở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 43 Cấp chứng chỉ định giá bất động sản Kinh doanh bất động sản Sở Xây dựng 44 Cấp chứng chỉ môi giới bất động sản Kinh doanh bất động sản Sở Xây dựng 45 Cấp lại chứng chỉ định giá bất động sản, môi giới bất động sản (trong trường hợp chứng chỉ cũ bị rách nát hoặc bị mất) Kinh doanh bất động sản Sở Xây dựng 46 Cấp mới giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với tổ chức Nhà ở và công sở Sở Xây dựng 47 Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với tổ chức Nhà ở và công sở Sở Xây dựng 48 Cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với tổ chức Nhà ở và công sở Sở Xây dựng 49 Xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với tổ chức Nhà ở và công sở Sở Xây dựng 50 Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trường hợp chuyển nhượng nhà ở đã có giấy chứng nhận đối với tổ chức Nhà ở và công sở Sở Xây dựng 51 Cấp mới giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với tổ chức Nhà ở và công sở Sở Xây dựng 52 Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với tổ chức Nhà ở và công sở Sở Xây dựng 53 Cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với tổ chức Nhà ở và công sở Sở Xây dựng 54 Xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với tổ chức Nhà ở và công sở Sở Xây dựng 55 Chuyển nhượng toàn bộ dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng khu công nghiệp Kinh doanh bất động sản Sở Xây dựng 56 Bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đang thuê Nhà ở và công sở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN 1 Cấp giấy phép xây dựng công trình từ cấp II trở xuống nhà ở riêng lẻ ở đô thị (trừ công trình thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh) Xây dựng Cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện 2 Điều chỉnh giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện Xây dựng Cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện 3 Gia hạn giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện Xây dựng Cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện 4 Cấp giấy phép xây dựng tạm thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện Xây dựng Cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện 5 Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện Xây dựng Cơ quan quản lý kế hoạch ngân sách cấp huyện 6 Thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện Xây dựng Cơ quan quản lý kế hoạch ngân sách cấp huyện 7 Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình do chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư Xây dựng Cơ quan quản lý kế hoạch ngân sách cấp huyện 8 Cấp mới giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với cá nhân Nhà ở và công sở UBND Cấp huyện 9 Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với cá nhân Nhà ở và công sở UBND Cấp huyện 10 Cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với cá nhân Nhà ở và công sở UBND Cấp huyện 11 Xác nhận thay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với cá nhân Nhà ở và công sở UBND Cấp huyện 12 Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với các trường hợp chuyển nhượng nhà ở đã có giấy chứng nhận đối với cá nhân Nhà ở và công sở UBND Cấp huyện 13 Cấp mới giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với cá nhân Nhà ở và công sở UBND Cấp huyện 14 Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với cá nhân Nhà ở và công sở UBND Cấp huyện 15 Cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với cá nhân Nhà ở và công sở UBND Cấp huyện 16 Xác nhận thay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với cá nhân Nhà ở và công sở UBND Cấp huyện IV. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ 1 Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý Xây dựng Ủy ban nhân dân xã 2 Điều chỉnh giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND xã Xây dựng Ủy ban nhân dân xã 3 Gia hạn giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND xã Xây dựng Ủy ban nhân dân xã 4 Cấp giấy phép xây dựng tạm thuộc thẩm quyền của UBND Xã Xây dựng Ủy ban nhân dân xã 5 Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã Xây dựng Cơ quan quản lý kế hoạch ngân sách cấp xã 6 Thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã Xây dựng Cơ quan quản lý kế hoạch ngân sách cấp xã 7 Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình do chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư Xây dựng Cơ quan quản lý kế hoạch ngân sách cấp xã
{ "issuing_agency": "Bộ Xây dựng", "promulgation_date": "12/08/2009", "sign_number": "838/QĐ-BXD", "signer": "Nguyễn Hồng Quân", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1723-QD-UBND-2021-thu-tuc-hanh-chinh-do-luong-chat-luong-So-Khoa-hoc-Quang-Binh-482925.aspx
Quyết định 1723/QĐ-UBND 2021 thủ tục hành chính đo lường chất lượng Sở Khoa học Quảng Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1723/QĐ-UBND Quảng Bình, ngày 14 tháng 6 năm 2021 QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ UBND TỈNH QUẢNG BÌNH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 355/TTr-SKHCN ngày 01/6/2021. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Quảng Bình. Điều 2. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt hoặc trình UBND tỉnh phê duyệt các quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này, gửi Sở Thông tin và Truyền thông để thiết lập quy trình điện tử lên Hệ thống thông tin một cửa điện tử theo hướng dẫn tại Công văn số 1388/UBND-KSTT ngày 20/8/2018 của UBND tỉnh về việc xây dựng quy trình tin học hóa giải quyết thủ tục hành chính. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Trung tâm Hành chính công tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Bộ KH&CN; - Cục Kiểm soát TTHC-VPCP; - CT, các PCT UBND tỉnh; - Cổng TTĐT tỉnh Q.Bình; - Lưu: VT, KSTTHC. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đoàn Ngọc Lâm PHỤ LỤC DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH QUẢNG BÌNH (Kèm theo Quyết định số 1723/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình) 1. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý Nhận hồ sơ trả kết quả qua dịch vụ BCCI 1 Thủ tục đăng ký tham dự sơ tuyển xét tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia (2.001269.00 0.00.00.H46) Hàng năm Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: Số 17A đường Quang Trung, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Không Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính thuộc và trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình Có 2 Thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận (2.001208.00 0.00.00.H46) 28 ngày làm việc, cụ thể: - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký: Sở KH&CN thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. - Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ: Sở KH&CN đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp và ký biên bản đánh giá thực tế. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá thực tế: UBND tỉnh ban hành quyết định chỉ định. Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: Số 17A đường Quang Trung, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Không Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính thuộc và trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình Có 3 Thủ tục thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực đánh giá sự phù hợp được chỉ định (2.001100.00 0.00.00.H46) 28 ngày làm việc, cụ thể: - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký: Sở KH&CN thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức đánh giá sự phù hợp sửa đổi, bổ sung hồ sơ; - Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ: Sở KH&CN đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp và ký biên bản đánh giá thực tế. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được BC kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá thực tế: UBND tỉnh ban hành quyết định chỉ định. Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: Số 17A đường Quang Trung, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Không Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính thuộc và trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình Có 4 Thủ tục cấp lại Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp (2.001501.00 0.00.00.H46) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở KH&CN trình UBND tỉnh xem xét, cấp lại quyết định chỉ định. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, Sở KH&CN có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: Số 17A đường Quang Trung, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Không Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính thuộc và trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình Có 5 Thủ tục miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu (2.001392.00 0.00.00.H46) - 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Sở KH&CN thông báo bằng văn bản yêu cầu người nhập khẩu sửa đổi, bổ sung hồ sơ; - 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở KH&CN có văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định. Trường hợp từ chối việc xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng, Sở KH&CN phải thông báo lý do bằng văn bản cho người nhập khẩu. Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: Số 17A đường Quang Trung, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Không Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính thuộc và trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình Có 6 Thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu (2.001259.00 0.00.00.H46) 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: Số 17A đường Quang Trung, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Không Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính thuộc và trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình Có 7 Thủ tục công bố hợp chuẩn (2.001207.00 0.00.00.H46) 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: Số 17A đường Quang Trung, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 150.000 đồng Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính thuộc và trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình Có 8 Thủ tục công bố hợp quy (2.001277.00 0.00.00.H46) 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: Số 17A đường Quang Trung, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 150.000 đồng Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính thuộc và trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình Có 9 Thủ tục điều chỉnh nội dung bản công bố sử dụng dấu định lượng (1.000449.00 0.00.00.H46) - Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc. - Thời hạn bổ sung hồ sơ: 30 ngày - Thời hạn hủy bỏ xử lý hồ sơ sau khi tổ chức đề nghị không bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định kể từ ngày thông báo: 30 ngày - Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 05 ngày làm việc. Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: Số 17A đường Quang Trung, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Không Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính thuộc và trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình Có 10 Thủ tục công bố sử dụng dấu định lượng (2.000212.00 0.00.00.H46) - Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc. - Thời hạn bổ sung hồ sơ: 30 ngày. - Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 05 ngày làm việc. Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: Số 17A đường Quang Trung, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Không Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính thuộc và trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình Có 11 Thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu (1.000438.00 0.00.00.H46) 18 ngày làm việc, trong đó: - Thời hạn lập phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký và vào sổ đăng ký: ngay tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. - Thời hạn bổ sung hồ sơ: 05 ngày làm việc - Thời hạn ra thông báo về việc kiểm tra sau khi hồ sơ hợp lệ: 03 ngày làm việc. - Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra và ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường: 10 ngày làm việc. Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: Số 17A đường Quang Trung, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí. Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính thuộc và trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình Không 2. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ STT Số hồ sơ TTHC Tên thủ tục hành chính Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ, hủy bỏ 1 2.002118.000.00.00.H46 Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 Thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10/12/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của chính phủ.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình", "promulgation_date": "14/06/2021", "sign_number": "1723/QĐ-UBND", "signer": "Đoàn Ngọc Lâm", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-47-KH-UBND-2021-thuc-hien-Chuong-trinh-tro-giup-nguoi-khuyet-tat-tinh-Quang-Tri-469057.aspx
Kế hoạch 47/KH-UBND 2021 thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật tỉnh Quảng Trị
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 47/KH-UBND Quảng Trị, ngày 08 tháng 03 năm 2021 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2021-2030 Thực hiện Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030; trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 3239/BLĐTBXH-BTXH ngày 19/8/2020 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị xây dựng Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2030, như sau: I. Mục tiêu chung: Thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của người khuyết tật và Luật Người khuyết tật nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội; xây dựng môi trường không rào cản bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người khuyết tật và hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình. II. Mục tiêu cụ thể: 1. Giai đoạn 2021 - 2025: - Hàng năm có khoảng 80% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 500 trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp. - 80% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục. - 2.000 người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm; 90% người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định. - 80% công trình xây mới và 30% công trình cũ là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư xây mới bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. - 30% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương; 100% người khuyết tật tham gia giao thông được miễn giảm giá vé theo quy định, riêng đối với các tuyến đường bộ liên tỉnh 40%. - Tỷ lệ người khuyết tật được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông tối thiểu bằng ¼ tỷ lệ chung cả tỉnh. - 50% huyện/thị xã/thành phố có Câu lạc bộ thể dục thể thao người khuyết tật có thể tiếp cận, thu hút 10% người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục, thể thao; 10% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật; 90% thư viện công cộng cấp tỉnh tổ chức được không gian đọc, đảm bảo tiện ích thư viện chuyên dụng. - 80% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu. - 60% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; 30% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật; 20% người khuyết tật được tập huấn các kỹ năng sống. - 80% phụ nữ khuyết tật được trợ giúp dưới các hình thức khác nhau. - 100% số huyện, thị xã, thành phố có tổ chức của người khuyết tật. 2. Giai đoạn 2026 - 2030: - Hàng năm khoảng 90% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 80% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 700 trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp. - 90% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục. - 3.000 người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm; 100% người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định. - 100% công trình xây mới và 50% công trình cũ là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư xây mới bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. - 50% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương; 100% người khuyết tật tham gia giao thông được miễn, giảm giá vé theo quy định, riêng đối với các tuyến đường bộ liên tỉnh 60%. - Tỷ lệ người khuyết tật được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông tối thiểu bằng 1/3 tỷ lệ chung cả tỉnh. - 70% huyện/thị xã/thành phố có Câu lạc bộ thể dục thể thao người khuyết tật có thể tiếp cận, thu hút 15% người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục, thể thao; 20% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật; 100% thư viện công cộng cấp tỉnh tổ chức được không gian đọc, đảm bảo tiện ích thư viện chuyên dụng. - 100% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu. - 70% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; 40% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật; 30% người khuyết tật được tập huấn các kỹ năng sống. - 100% phụ nữ khuyết tật được trợ giúp dưới các hình thức khác nhau. - 100% số huyện, thị xã, thành phố có tổ chức của người khuyết tật. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN 1. Đối tượng: - Người khuyết tật (NKT) không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật, ưu tiên người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ. - Hộ gia đình có người khuyết tật, ưu tiên hộ có người khuyết tật nghèo và cận nghèo. 2. Phạm vi: Thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. 3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2030. IV. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH 1. Công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức - Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về người khuyết tật; quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật và trách nhiệm của cộng đồng trong việc trợ giúp cho người khuyết tật; các biện pháp phòng ngừa khuyết tật, các dịch vụ đối với người khuyết tật nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật. - Truyền thông nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành về thái độ, cách cư xử, làm việc với người khuyết tật, các phương pháp trợ giúp người khuyết tật và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật thông qua các buổi giao lưu, tập huấn... - Biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc trợ giúp người khuyết tật và những người khuyết tật vượt khó học tập, lao động, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vượt lên số phận làm kinh tế giỏi. 2. Thực hiện các chương trình hỗ trợ người khuyết tật thông qua các chương trình an sinh xã hội, chương trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới: - Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật là đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo và huy động sự đóng góp của cộng đồng, tạo điều kiện cho người khuyết tật cải thiện, ổn định cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Triển khai các chương trình hỗ trợ người khuyết tật thông qua chương trình giảm nghèo, chương trình giải quyết việc làm và lồng ghép các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ và trợ cấp đột xuất kịp thời cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn; - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách trợ giúp bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật. 3. Trợ giúp người khuyết tật về y tế: - Thực hiện các dịch vụ phát hiện sớm những khiếm khuyết ở trẻ trước khi sinh và trẻ sơ sinh; tuyên truyền, tư vấn và cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản; - Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật, phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật; - Triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; - Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ để thực hiện phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp các dụng cụ trợ giúp như: phương tiện giả, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết tật; - Tuyên truyền, tư vấn và cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ khuyết tật. 4. Trợ giúp người khuyết tật về giáo dục: - Tổ chức các hình thức giáo dục hòa nhập trong các trường phổ thông, các trường chuyên biệt dành cho trẻ em khiếm thính, khiếm thị, trẻ em bị khuyết tật khác, tạo môi trường thuận lợi cho các em hòa nhập, tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật có năng khiếu tham gia các trường đào tạo bồi dưỡng năng khiếu; - Xây dựng kế hoạch, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức kỹ năng cho cán bộ, giáo viên nhân viên tại các cơ sở giáo dục; cụ thể hóa các chương trình sách giáo khoa, thiết bị giáo dục người khuyết tật, xây dựng các bộ tài liệu bồi dưỡng giáo viên và các điều kiện để thực hiện công tác giáo dục người khuyết tật; - Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục cho trẻ khuyết tật; - Tổ chức kiểm tra, giám sát toàn diện chuyên đề về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. - Rà soát, cập nhật, quản lý dữ liệu về nhu cầu giáo dục đặc biệt của người khuyết tật vào phần mềm quản lý hệ thống hỗ trợ giáo dục người khuyết tật. 5. Trợ giúp người khuyết tật về giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế: - Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề đối với người khuyết tật linh hoạt về thời gian, địa điểm, tiến độ đào tạo phù hợp với nghề đào tạo, hình thức đào tạo thông qua các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp hoặc các tổ chức của người khuyết tật; các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có sử dụng lao động là người khuyết tật hoặc của người khuyết tật; - Nhân rộng mô hình hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật; xây dựng mô hình hỗ trợ người khuyết tật khởi nghiệp; mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đối với người khuyết tật; mô hình hợp tác xã có người khuyết tật tham gia chuỗi giá trị sản phẩm; - Ưu tiên thanh niên khuyết tật khởi nghiệp, phụ nữ khuyết tật, người khuyết tật và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật được vay vốn ưu đãi để tạo việc làm và mở rộng việc làm; - Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật và tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật có nhu cầu được học nghề phù hợp; - Thực hiện các chính sách ưu đãi hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp dạy nghề, các cơ sở sản xuất dành riêng cho người khuyết tật để đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật. 6. Phòng chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai: - Xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật, người khuyết tật và tổ chức của người khuyết tật trong phòng chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai; - Xây dựng mô hình phòng chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai bảo đảm khả năng tiếp cận đối với người khuyết tật; - Ứng dụng công nghệ, thiết bị chuyên dụng giúp người khuyết tật nhận thông tin cảnh báo sớm để ứng phó với dịch bệnh và thiên tai. 7. Trợ giúp người khuyết tật tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng: - Đẩy mạnh các biện pháp thực thi Bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về người khuyết tật tiếp cận các công trình xây dựng trong các công tác thẩm tra, thẩm định, nghiệm thu, thanh tra, kiểm tra trong hoạt động xây dựng; - Đào tạo, tập huấn kỳ nâng thiết kế các công trình tiếp cận với người khuyết tật cho các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và các đối tượng hành nghề hoạt động trong lĩnh vực xây dựng; - Kiểm tra việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng trong thiết kế mới hoặc cải tạo các công trình công cộng theo quy định của Luật người khuyết tật. 8. Trợ giúp người khuyết tật tiếp cận và tham gia giao thông: - Xây dựng các tuyến mẫu và nhân rộng các xe vận tải hành khách công cộng để người khuyết tật tham gia giao thông; - Tăng cường năng lực hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về giao thông tiếp cận để người khuyết tật có thể tiếp cận, sử dụng; Tập huấn cho lái xe phục vụ hành khách là người khuyết tật sử dụng phương tiện giao thông; - Có chính sách hỗ trợ các đơn vị vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh đầu tư đưa vào khai thác các xe buýt có công cụ hỗ trợ người khuyết tật như xe buýt có thang nâng chuyên dùng và có vị trí cố định chỗ ngồi xe lăn cho người khuyết tật; cải tạo nhà chờ và một số trạm dừng, đỗ, bổ sung thông tin, biển báo, chỗ ngồi, tay vịn, tạo đường lên xuống cho xe lăn; tổ chức tập huấn cho cán bộ, người lao động phục vụ tại các đầu mối vận tải công cộng và trên các phương tiện công cộng về kỹ năng, thái độ và cách thức hỗ trợ người khuyết tật nhằm tạo thuận lợi cho người khuyết tật tham gia giao thông. - Thực hiện miễn, giảm giá vé từ 30% đến 40% cho người khuyết tật khi tham gia giao thông trên các phương tiện vận tải hành khách công cộng; niêm yết công khai giá vé và các chính sách hỗ trợ người khuyết tật tại các điểm bán vé và trên phương tiện đồng thời tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe trong việc hướng dẫn người khuyết tật tiếp cận giao thông thuận tiện, chống phân biệt, đối xử kỳ thị với người khuyết tật.” - Kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về giao thông phù hợp để người khuyết tật có thể tiếp cận, sử dụng. 9. Trợ giúp người khuyết tật tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông: - Nâng cấp trang thông tin điện tử tỉnh thành Cổng thông tin điện tử tích hợp cổng con thành phần các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh, đáp ứng Thông tư số 26/2020/TT-BTTTT ngày 23/9/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông. - Hoàn thiện Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh và hệ thống Một cửa điện tử đáp ứng Thông tư số 26/2020/TT-BTTTT ngày 23/9/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông. - Triển khai các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin chuyên ngành đáp ứng Thông tư số 26/2020/TT-BTTTT ngày 23/9/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông. - Đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho người khuyết tật. 10. Trợ giúp người khuyết tật về pháp lý: - Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thông qua các hoạt động thích hợp: In ấn, phát hành các loại tờ gấp, cẩm nang pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật; đặt Bảng thông tin quy định về hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, tại Ủy ban nhân dân các xã, các cơ quan, tổ chức hỗ trợ người khuyết tật; thực hiện tư vấn pháp luật trên trang thông tin điện tử của tỉnh và của Sở Tư pháp. - Xây dựng các chương trình, giáo trình, tài liệu và tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý. - Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật bằng các hình thức: Tư vấn pháp luật; Tham gia tố tụng; Đại diện ngoài tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý là người khuyết tật. Thực hiện trợ giúp pháp lý ngoài trụ sở về các thôn, bản, các xã, thị trấn vùng sâu, vùng xa. 11. Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và du lịch: - Hoàn thiện và phát triển các môn thể thao cho người khuyết tật tập luyện và thi đấu, chú ý phát triển thể thao phong trào và các môn thể thao Olympic. Tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia các giải thể thao trong và ngoài nước. - Hướng dẫn hệ thống thư viện trên địa bàn tỉnh hình thành môi trường đọc thân thiện, đa dạng hóa các dịch vụ vả sản phẩm thông tin, thư viện và các điều kiện để hỗ trợ người khuyết tật; - Tăng cường ứng dụng công nghệ để người khuyết tật có thể nắm được thông tin về các điểm tham quan du lịch, nhà hàng, khách sạn, phương tiện và mức độ tiếp cận các điểm này với người khuyết tật; - Định kỳ 5 năm một lần, tổ chức các Hội thi về văn hóa, văn nghệ và thể dục, thể thao cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh. 12. Trợ giúp phụ nữ khuyết tật: - Truyền thông, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng về thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với phụ nữ yếu thế; tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, kết nối phụ nữ có nhu cầu tới các dịch vụ sẵn có nhằm hỗ trợ phụ nữ yếu thế tiếp cận với chính sách an sinh xã hội; - Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ yếu thế; - Rà soát, đánh giá các mô hình hiện có để phát triển, xây dựng thành mô hình truyền thông lồng ghép vận động hỗ trợ phụ nữ yếu thế tại cộng đồng; xây dựng xây dựng mô hình phụ nữ khuyết tật tự lực. 13. Hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập và hòa nhập cộng đồng: - Vận động nguồn lực hỗ trợ nâng cấp một số cơ sở sản xuất, cung cấp các trang thiết bị, dụng cụ trợ giúp đối với người khuyết tật; - Hỗ trợ người khuyết tật: xe lăn, xe lắc, khung tập đi, gậy, máy trợ thính, chân giả, tay giả và các thiết bị cần thiết; - Tổ chức đào tạo, tập huấn phát hiện, sàng lọc, tư vấn sử dụng, bảo quản thiết bị trợ giúp người khuyết tật cho cán bộ trợ giúp người khuyết tật, gia đình và người khuyết tật; - Xây dựng và nhân rộng mô hình “cây gậy trắng” chỉ dẫn thông minh đối với người khiếm thị; mô hình sống độc lập và hòa nhập cộng đồng. 14. Tăng cường năng lực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật và giám sát đánh giá: - Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trợ giúp người khuyết tật; - Tập huấn cho gia đình người khuyết tật về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khuyết tật; tập huấn các kỹ năng sống cho người khuyết tật; - Nghiên cứu kinh nghiệm trợ giúp người khuyết tật của các tỉnh, thành phố; - Xây dựng cơ sở dữ liệu về người khuyết tật toàn tỉnh Quảng Trị; - Kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện Kế hoạch và các chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật. V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp người khuyết tật, huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia trợ giúp người khuyết tật - Áp dụng cơ chế huy động nhiều nguồn lực xã hội, trong đó ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ yếu; - Từng bước điều chỉnh định mức phân bổ ngân sách nhà nước chi cho đảm bảo xã hội theo hướng tăng dần; - Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả kế hoạch trợ giúp người khuyết tật. 2. Đề cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc trợ giúp người khuyết tật: - Cấp tỉnh: Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch, huy động, phân bổ nguồn lực, giám sát, đánh giá trong quá trình thực hiện; - Cấp huyện: Trên cơ sở kế hoạch của tỉnh, lập Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật của địa phương; huy động bổ sung nguồn lực và chủ động phân bổ cho cấp xã; hướng dẫn và giám sát thực hiện của cấp xã, điều tra, thống kê và báo cáo với tỉnh người khuyết tật của địa phương; - Cấp xã: Xác định người khuyết tật, huy động nguồn lực tại chỗ, tổ chức thực hiện các chính sách trên địa bàn, tự giám sát đánh giá. 3. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng cho người khuyết tật. 4. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để trợ giúp cho người khuyết tật. VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN - Kinh phí thực hiện kế hoạch, bao gồm: + Ngân sách nhà nước được bố trí dự toán chi hàng năm của các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của kế hoạch theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước. + Đóng góp, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao của Kế hoạch này lập dự toán ngân sách hàng năm để triển khai các hoạt động của Kế hoạch và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. VII. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM: 1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: - Là cơ quan chủ trì thực hiện Kế hoạch, giúp UBND tỉnh triển khai, quản lý, kiểm tra các hoạt động và định kỳ tổng hợp kết quả của các ngành, hội, đoàn thể, địa phương về UBND tỉnh và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; - Triển khai các hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm và hướng dẫn thực hiện các chính sách liên quan đến công tác bảo trợ xã hội cho người khuyết tật; - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực trợ giúp người khuyết tật của các ngành, hội, đoàn thể, địa phương, đội ngũ nhân viên công tác xã hội và cộng tác viên tại cộng đồng; - Phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về người khuyết tật và các vấn đề khuyết tật cho cộng đồng; - Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật và giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các chương trình, dự án về trợ giúp người khuyết tật. 3. Sở Tài chính: Hàng năm, trên cơ sở dự toán của các Sở, ban ngành và khả năng cân đối của ngân sách, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí thực hiện theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. 4. Sở Y tế: Chủ trì tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp người khuyết tật về y tế; và phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật. 5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp người khuyết tật về giáo dục. 6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện hoạt động phòng chống giảm nhẹ thiên tai. 7. Sở Xây dựng: Chủ trì tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp người khuyết tật tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng. 8. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp người khuyết tật tiếp cận và tham gia giao thông cho người khuyết tật. 9. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp người khuyết tật tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông. 10. Sở Tư pháp: Chủ trì tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp người khuyết tật về pháp lý. 11. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. 12. Sở Ngoại vụ: Chủ trì, phối hợp với các ngành, hội, đoàn thể, địa phương huy động các tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ người khuyết tật trên địa bàn tỉnh. 13. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức thực hiện các hoạt động thúc đẩy cho thanh niên khuyết tật khởi nghiệp, phụ nữ khuyết tật, người khuyết tật và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật có nhu cầu được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định. 14. Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị: - Tuyên truyền về Luật Người khuyết tật, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về người khuyết tật đến nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức về các hoạt động chăm sóc người khuyết tật; - Tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ, khẳng định và phát huy vai trò của người khuyết tật. - Tuyên truyền về những gương người khuyết tật biết vượt lên số phận, vươn lên trong cuộc sống; những cá nhân, đơn vị, tổ chức có các hoạt động ý nghĩa, thiết thực hỗ trợ người khuyết tật. 15. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố - Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, lồng ghép kinh phí các chương trình, đề án có liên quan trên địa bàn để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch. - Tổ chức kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo quy định. 16. Đề nghị Ủy ban MTTQVN tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Hội Cựu chiến binh tỉnh; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Trị; Hội Người Cao tuổi tỉnh; Hội Chữ Thập đỏ tỉnh; Hội Người khuyết tật, nạn nhân da cam, bảo vệ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh; Hội Từ thiện tỉnh, Hội Người mù tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. VIII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO - Căn cứ Kế hoạch này yêu cầu các Sở, ban ngành, hội, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo nhiệm vụ được phân công, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và định kỳ 6 tháng (vào ngày 15 tháng 6), hàng năm (vào ngày 15/12) báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). - Hàng năm tùy theo tình hình, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức sơ tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm về thực hiện kế hoạch trợ giúp người khuyết tật. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này./. Nơi nhận: - Bộ LĐ-TB&XH (b/c); - TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c); - UBMTTQVN tỉnh; - Cục BTXH (Bộ LĐ-TB&XH); - Các Sở, ban ngành cấp tỉnh (trong KH); - Các Hội chính trị, Hội xã hội; - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - CVP, PVP Lê Hữu Phước; - Lưu VT, VX. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Hoàng Nam
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Trị", "promulgation_date": "08/03/2021", "sign_number": "47/KH-UBND", "signer": "Hoàng Nam", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-1983-TB-TCHQ-2019-phan-loai-hang-hoa-xuat-nhap-khau-Chat-da-dieu-che-lam-phu-gia-411068.aspx
Thông báo 1983/TB-TCHQ 2019 phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Chất đã điều chế làm phụ gia
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1983/TB-TCHQ Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2019 THÔNG BÁO VỀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2Q14; Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan; Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Trên cơ sở kết quả phân tích của Chi cục Kiểm định Hải quan 3 tại Thông báo số 2246/TB-KĐ3 ngày 16/8/2018 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau: 1. Tên hàng theo khai báo: MTV 0410-Chất đã điều chế làm phụ gia để sản xuất dầu nhớt bôi trơn 200lit/thùng. CAS: 7732-18-5 (mục 3 tờ khai hải quan) 2. Đơn vị xuất khẩu/nhập khẩu: Công ty TNHH Tectyl Oil & Chemicals Vina; Địa chỉ: Lô C-2D-CN, Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương; MST: 3702486763 3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10207685796/A12 ngày 23/6/2018 đăng ký tại Chi cục Hải quan KCN Mỹ Phước - Cục Hải quan tỉnh Bình Dương. 4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Hỗn hợp Diethylene glycol và butoxyethoxyethanol trong nước 5. Kết quả phân loại: Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Hỗn hợp Diethylene glycol và butoxyethoxyethanol trong nước thuộc nhóm 38.24 “Chất gắn đã điều chế dùng cho các loại khuôn đúc hoặc lõi đúc; các sản phẩm và chế phẩm hóa học của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp có liên quan (kể cả các sản phẩm và chế phẩm chứa hỗn hợp các sản phẩm tự nhiên), chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác”, phân nhóm “- Loại khác”, phân nhóm 3824.99 “- - Loại khác”, phân nhóm “- - - Loại khác”, mã số 3824.99.99 “- - - - Loại khác” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam./. Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./. Nơi nhận: - Tổng cục trưởng (để báo cáo); - Các Cục HQ tỉnh,TP (để t/hiện); - Chi cục Hải quan KCN Mỹ Phước (Cục Hải quan tỉnh Bình Dương); - Cục Kiểm định Hải quan và các Chi cục trực thuộc (để t/hiện); - Công ty TNHH Tectyl Oil & Chemicals ViNa; (Lô C-2D-CN, Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương); - Website Hải quan; - Lưu: VT, TXNK, PL-Na (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Nguyễn Dương Thái
{ "issuing_agency": "Tổng cục Hải quan", "promulgation_date": "08/04/2019", "sign_number": "1983/TB-TCHQ", "signer": "Nguyễn Dương Thái", "type": "Thông báo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-02-CT-BCT-tang-cuong-kiem-tra-giam-sat-xu-ly-vi-pham-phap-luat-ban-hang-da-cap-2016-305587.aspx
Chỉ thị 02/CT-BCT tăng cường kiểm tra giám sát xử lý vi phạm pháp luật bán hàng đa cấp 2016
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 02/CT-BCT Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2016 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP Căn cứ quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động bán hàng đa cấp theo thông báo tại Công văn số 7290/VPCP-NC ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ, thời gian vừa qua, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng liên quan đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý và xử lý vi phạm đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên toàn quốc cũng như trên địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, hoạt động bán hàng đa cấp vẫn còn những diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống nhân dân. Để tiếp tục tăng cường quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau đây: I. Về công tác quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng đa cấp 1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 1.1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành của địa phương tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn. 1.2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên trên địa bàn địa phương theo các quy định của pháp luật có liên quan. 1.3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương chủ động thực hiện hoạt động giám sát, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời, các hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp trên địa bàn. Trong quá trình giám sát, kiểm tra, đề nghị đặc biệt lưu ý các hành vi có khả năng vi phạm Khoản 1, Điều 5, Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. 1.4. Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan và UBND các quận, huyện, thành phố triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn. 1.5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của địa phương tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép, doanh nghiệp bán hàng theo phương thức đa cấp nhưng không có Giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp. 1.6. Tăng cường công tác kiểm tra việc thông báo hoạt động bán hàng đa cấp, hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo của doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp tại địa phương nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp tại địa phương. 1.7. Hướng dẫn, đôn đốc doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn địa phương tuân thủ các quy định của pháp luật. 1.8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, cơ quan truyền thông đại chúng và các tổ chức đoàn thể quần chúng trên địa bàn triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp trên địa bàn về hoạt động bán hàng đa cấp nói chung và pháp luật quản lý hoạt động bán hàng đa cấp nói riêng. Trong các nội dung tuyên truyền, cần đặc biệt lưu ý các nội dung quan trọng như: những hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp, trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, trách nhiệm và quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp, mua lại hàng hóa từ người tham gia bán hàng đa cấp, các quy định về trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác v..v. 1.9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn cho cán bộ công chức trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp; 1.10. Công bố số điện thoại liên hệ để người dân có thể phản ánh kịp thời với Sở Công Thương các dấu hiệu vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp và các trường hợp kinh doanh đa cấp trái phép. 2. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương 2.1. Cục Quản lý cạnh tranh - Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, đánh giá, phát hiện những chồng chéo, bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp nói chung và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp nói riêng để tổng hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung, đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm. - Chủ trì, phối hợp với các Sở Công Thương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác tiến hành kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hoạt động bán hàng đa cấp theo thẩm quyền. - Phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan báo chí, truyền thông của Bộ Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan khác tổ chức thực hiện các hoạt động: + Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp; + Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về hoạt động bán hàng đa cấp nói chung và pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp nói riêng cho người dân, doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp. 2.2. Cục Quản lý thị trường Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP . 2.3. Các đơn vị báo chí, truyền thông thuộc Bộ Công Thương - Báo Công Thương, Tạp Chí Công Thương, Truyền hình Công Thương chịu trách nhiệm về công tác tuyên truyền về công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bán hàng đa cấp trong phạm vi của ngành Công Thương. - Định hướng nội dung, phương thức hoạt động tuyên truyền về lĩnh vực bán hàng đa cấp cho các đơn vị có liên quan của Bộ Công Thương. II. Tổ chức thực hiện 1. Các đơn vị căn cứ trách nhiệm được giao, triển khai thực hiện Chỉ thị này có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương kết quả thực hiện Chỉ thị này thông qua Cục Quản lý cạnh tranh định kỳ ba tháng một lần. 2. Giao Cục Quản lý cạnh tranh làm đầu mối chủ trì theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Chỉ thị này, tổng hợp kết quả, báo cáo Lãnh đạo Bộ. III. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành 1. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký. 2. Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh; Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Các cơ quan báo chí, truyền thông thuộc Bộ Công Thương nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này. 3. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị này, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các đơn vị có liên quan có báo cáo, phản ánh bằng văn bản gửi về Bộ Công Thương (Cục Quản lý cạnh tranh) để tổng hợp, xử lý./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ; - Các Lãnh đạo Bộ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để p/h); - Các Sở Công Thương (để t/h); - Cục QLTT; các đơn vị báo chí, truyền thông của Bộ; - Đăng MOIT; - Lưu: VT, QLCT. BỘ TRƯỞNG Vũ Huy Hoàng
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "09/03/2016", "sign_number": "02/CT-BCT", "signer": "Vũ Huy Hoàng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Thong-bao-481-TB-BGTVT-2021-ket-luan-tai-cuoc-hop-ve-cong-tac-du-an-xay-dung-co-ban-493581.aspx
Thông báo 481/TB-BGTVT 2021 kết luận tại cuộc họp về công tác dự án xây dựng cơ bản
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 481/TB-BGTVT Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2021 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG NGUYỄN VĂN THỂ TẠI CUỘC HỌP TRỰC TUYẾN VỀ CÔNG TÁC CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG Ngày 02/11/2021, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về công tác xây dựng cơ bản và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Tham dự cuộc họp có đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Lê Đình Thọ; Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, các Vụ: Kế hoạch - Đầu tư, Đối tác công tư, Tài chính, Tổ chức cán bộ; Tổng cục ĐBVN, các Cục: Quản lý xây dựng và CLCTGT, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam; các Ban QLDA: 2 , 6, 7, 85, Đường Hồ Chí Minh, Thăng Long, Mỹ Thuận, Hàng hải, Đường sắt, Đường thủy; các Tổng công ty: Cảng hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Quản lý bay Việt Nam; Sở GTVT các tỉnh/thành phố: Hưng Yên, Hòa Bình, Lào Cai, Hải Dương, Đồng Tháp, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hải Phòng, Lâm Đồng, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai, Hà Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Điện Biên, Hậu Giang, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Cà Mau, Thái Bình, Phú Yên, Bến Tre; Ban QLDA công trình giao thông và NNPTNT Đắk Lắk. Sau khi nghe Vụ Kế hoạch - Đầu tư báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công 10 tháng đầu năm và những tháng còn lại của năm 2021, Cục Quản lý xây dựng và CLCTGT báo cáo tóm tắt về tình hình thực hiện các dự án trọng điểm của Bộ GTVT, ý kiến của Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Lê Đình Thọ và ý kiến của các thành viên tham dự họp, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể kết luận như sau: Trong thời gian qua, các Chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án đã có nhiều cố gắng, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn đầu tư công nhưng kết quả đạt được không đồng đều. Một số Chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án giải ngân chưa đạt yêu cầu. Nhiệm vụ giải ngân từ nay đến cuối năm là hết sức nặng nề trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và là giai đoạn cao điểm mùa mưa lũ. Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan phải hết sức tập trung, nỗ lực thực hiện với quyết tâm cao nhất, trong đó lưu ý một số nhiệm vụ sau đây: 1. Yêu cầu các Chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án chủ động thực hiện vai trò trách nhiệm của mình; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan: a) Tập trung hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng các Dự án. Yêu cầu Giám đốc Ban Quản lý dự án phải trực tiếp xuống hiện trường làm việc với các cơ quan chức năng của địa phương để tháo gỡ, giải quyết ngay vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng và hoàn thành việc di dời hạ tầng kỹ thuật theo tiến độ yêu cầu. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thứ trưởng phụ trách để chỉ đạo, tháo gỡ. b) Đối với các Dự án khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Đông Nam Bộ, do đặc thù về vị trí, địa chất nên khu vực này rất khó khăn trong nguồn cung vật liệu phục vụ các Dự án, nhất là nguồn vật liệu cát, đất đắp. Yêu cầu các Chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án phụ trách Dự án qua khu vực này phải hết sức quan tâm, xử lý kịp thời, tuyệt đối không để thiếu vật liệu thi công dẫn đến chậm tiến độ yêu cầu. Riêng đối với Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021, Nghị quyết số 133/NQ-CP ngày 19/10/2021 về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021 về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án, yêu cầu các Chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án bám sát các nội dung tại Nghị quyết để phối hợp chặt chẽ với các địa phương tháo gỡ ngay vướng mắc, đảm bảo đầy đủ, kịp thời về nguồn cung vật liệu phục vụ thi công các dự án. Giao Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện, báo cáo Bộ những cơ quan chậm trễ, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án. c) Thống nhất về cơ chế, số lượng, vị trí các bãi đổ thải phục vụ dự án, đặc biệt là khu vực miền Trung. d) Rà soát, kiện toàn tổ chức Ban chỉ huy công trường, đảm bảo có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu thường xuyên theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị tư vấn, nhà thầu tại công trường và phối hợp với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án, đảm bảo hiệu quả nhất, tiến độ nhanh nhất. e) Giám sát chặt chẽ việc thực hiện của các nhà thầu thi công, thường xuyên có văn bản nhắc nhở, phê bình, cảnh cáo nghiêm khắc đối với những nhà thầu chậm tiến độ, thi công không đảm bảo chất lượng theo đúng quy định và các điều khoản tại hợp đồng. 2. Giao Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông chủ trì phối hợp với Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Văn phòng Bộ: a) Tham mưu Bộ trưởng ký văn bản đề nghị các địa phương tập trung giải quyết các tồn tại về công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án. b) Chuẩn bị báo cáo của Bộ tại các cuộc họp giao ban do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì về tình hình triển khai Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Lưu ý, cần chuẩn bị kỹ lưỡng, phân tích, đánh giá, so sánh về kết quả đạt được tại thời điểm báo cáo với thời điểm trước đó, nội dung báo cáo ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ, phản ánh rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương liên quan. 3. Về công tác chuẩn bị đầu tư các dự án trong giai đoạn 2021-2025: Yêu cầu các Chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án khẩn trương hoàn thành các hồ sơ, thủ tục liên quan để đủ điều kiện phê duyệt, đấu thầu các dự án dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 theo đúng tiến độ yêu cầu; khẩn trương phối hợp với Vụ Kế hoạch - Đầu tư hoàn thành đăng ký kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả Đề án đổi mới công tác quản lý đầu tư, xây dựng trong lĩnh vực GTVT để triển khai thống nhất, đồng bộ trong toàn Ngành. Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ GTVT thông báo tới các đơn vị cơ quan liên quan triển khai thực hiện./. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để b/c); - Các Thứ trưởng (để b/c); - Các đơn vị tham gia dự họp; - Lưu: VT, THHaitb TL. BỘ TRƯỞNG CHÁNH VĂN PHÒNG Nguyễn Trí Đức
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "05/11/2021", "sign_number": "481/TB-BGTVT", "signer": "Nguyễn Trí Đức", "type": "Thông báo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-167-QD-BNN-HTQT-nam-2014-danh-muc-du-an-quan-ly-kiem-soat-an-toan-thuc-pham-nong-lam-thuy-san-220769.aspx
Quyết định 167/QĐ-BNN-HTQT năm 2014 danh mục dự án quản lý kiểm soát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 167/QĐ-BNN-HTQT Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2014 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT DANH MỤC DỰ ÁN "TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT AN TOÀN THỰC PHẨM THEO CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN" BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; Căn cứ Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính "Quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu Ngân sách nhà nước"; Căn cứ Công thư của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 7/5/2013 về dự án "Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản 2012-2016"; Căn cứ Công văn số 7391/BKHĐT-KTĐN ngày 1/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự án do FAO tài trợ; Công văn số 18334/BTC-QLN ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về việc góp ý do FAO tài trợ cho Bộ Nông nghiệp và PTNT; Xét đề nghị của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tại Công văn số 1458/QLCL-CL2 ngày 22/8/2013 về việc rà soát điều chỉnh quy mô dự án; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Phê duyệt danh mục dự án "Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản" do Chương trình One UN tài trợ thông qua Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), với những nội dung chính sau: 1. Tên dự án: "Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản". 2. Cơ quan chủ quản dự án: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 3. Chủ dự án: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản 4. Mục tiêu và các kết quả chủ yếu của dự án: - Mục tiêu tổng thể: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hệ thống quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo Luật An toàn thực phẩm. - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống pháp luật về quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được rà soát, đánh giá. + Phương thức kiểm soát hiệu quả an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản được xây dựng, kiểm chứng và áp dụng trên diện rộng; + Năng lực quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản ở trung ương và địa phương và của các bên tham gia chuỗi giá trị được cải thiện để thực hiện có hiệu quả Luật An toàn thực phẩm. - Kết quả dự kiến: + Kết quả 1: Các quy định quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm nông sản và thủy sản theo phương thức tiếp cận dựa trên quản lý nguy cơ được rà soát, đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp. + Kết quả 2: Mô hình chuỗi thực phẩm an toàn từ sản xuất đến tiêu dùng đối với một số loại thực phẩm nông lâm thủy sản chủ lực được thiết kế, thử nghiệm và triển khai. + Kết quả 3: Tăng cường nhận thức, ý thức trách nhiệm của nhà quản lý, người sản xuất và người tiêu dùng về cách thức triển khai và phương thức kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi và lợi ích của việc liên kết giữa các bên tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. 5. Thời gian thực hiện: 3 năm (2014-2016). 6. Kinh phí dự án: Tổng kinh phí dự án là 500.000 USD, trong đó: - Vốn viện trợ không hoàn lại: 450.000 USD - Vốn đối ứng của Chính phủ: 50.000 USD - Cơ chế tài chính trong nước: 100% ngân sách cấp phát Điều 2. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản phối hợp với FAO và các đơn vị liên quan hoàn thiện tài liệu dự án, trình Bộ phê duyệt để triển khai thực hiện Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ: Hợp tác quốc tế, Kế hoạch, Tài chính, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Tổ chức cán bộ; Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản; Cục trưởng các Cục: Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối, Trồng trọt, Chăn nuôi; và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c); - Bộ Tài chính; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Lưu: VT, HTQT (BMB-15) KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Xuân Thu
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "27/01/2014", "sign_number": "167/QĐ-BNN-HTQT", "signer": "Nguyễn Thị Xuân Thu", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-16-2013-TT-BTTTT-Quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-201088.aspx
Thông tư 16/2013/TT-BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới nhất
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 16/2013/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2013 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Luật Tần số Vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Luật Bưu chính ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông và Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2011 sửa đổi Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 08 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau: 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tem bưu chính Việt Nam Ký hiệu QCVN 69:2013/BTTTT 2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần số và tương thích điện từ đối với thiết bị truyền thanh không dây sử dụng kỹ thuật điều tần (FM) băng tần từ 54 MHz đến 68 MHz. Ký hiệu QCVN 70:2013/BTTTT 3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương tích điện từ (EMC) của mạng cáp phân phối tín hiệu truyền hình. Ký hiệu QCVN 71:2013/BTTTT 4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ (EMC) của thiết bị trong hệ thống phân phối truyền hình cáp Ký hiệu QCVN 72:2013/BTTTT 5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 25MHz - 1GHz. Ký hiệu QCVN 73:2013/BTTTT 6. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 1GHz - 40 GHz. Ký hiệu QCVN 74:2013/BTTTT 7. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ thấp dải tần 5,8 GHz ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải. Ký hiệu QCVN 75:2013/BTTTT 8. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao dải tần 5,8 GHz ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải Ký hiệu QCVN 76:2013/BTTTT Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 1 năm 2014. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Bộ TTTT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng; - UBND và Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo, Cổng TTĐT CP; - Website Bộ TTTT; - Lưu: VT, KHCN. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Bắc Son FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông", "promulgation_date": "10/07/2013", "sign_number": "16/2013/TT-BTTTT", "signer": "Nguyễn Bắc Son", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Quyet-dinh-347-QD-HQBD-2017-Quy-che-cong-tac-luu-tru-Cuc-Hai-quan-Binh-Dinh-358146.aspx
Quyết định 347/QĐ-HQBĐ 2017 Quy chế công tác lưu trữ Cục Hải quan Bình Định
TỔNG CỤC HẢI QUAN CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH ĐỊNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 347/QĐ-HQBĐ Bình Định, ngày 28 tháng 07 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG TÁC LƯU TRỮ CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH ĐỊNH CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH ĐỊNH Căn cứ Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011; Căn cứ Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ; Căn cứ Thông tư số 09/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nội vụ về việc Quy định chế độ báo cáo thống kê công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ; Căn cứ Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; Căn cứ Thông tư số 04/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xây dựng quy chế công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức; Căn cứ Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Quyết định số 1456/QĐ-TCHQ ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy định về thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức Tổng cục Hải quan; Căn cứ Quyết định số 1468/QĐ-TCHQ ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế công tác lưu trữ của Tổng cục Hải quan; Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Cục Hải quan tỉnh Bình Định, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế về công tác lưu trữ của Cục Hải quan tỉnh Bình Định. Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 282/QĐ-HQBĐ ngày 11 tháng 9 năm 2014 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy chế công tác lưu trữ của Cục Hải quan Bình Định và Quyết định số 24/QĐ-HQBĐ ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế công tác Lưu trữ của Cục Hải quan tỉnh Bình Định. Điều 3. Chánh Văn phòng, Trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan Bình Định chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 3; - Tổng cục Hải quan (để b/c); - Lãnh đạo Cục; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục; - Lưu: VT, VP. CỤC TRƯỞNG Nguyễn Văn Đông QUY CHẾ CÔNG TÁC LƯU TRỮ CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH ĐỊNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 347/QĐ-HQBĐ ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Định) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng 1. Quy chế này quy định các hoạt động về lưu trữ trong quá trình quản lý, chỉ đạo của Cục Hải quan tỉnh Bình Định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định. 2. Quy chế này được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Bình Định. 3. Các quy định khác về công tác lưu trữ chưa được chi tiết tại Quy chế này thống nhất thực hiện theo quy định của pháp luật Nhà nước và Quy chế lưu trữ của Tổng cục Hải quan. Điều 2. Trách nhiệm quản lý, thực hiện công tác lưu trữ 1. Cục trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác lưu trữ trong toàn Cục. 2. Chánh Văn phòng Cục tham mưu, giúp Cục trưởng chỉ đạo thực hiện thống nhất quản lý công tác lưu trữ và làm đầu mối kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện công tác lưu trữ, gồm các nội dung sau: a) Xây dựng, ban hành, chỉ đạo việc thực hiện các chế độ quy định về công tác lưu trữ theo quy định của pháp luật hiện hành, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan; b) Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác lưu trữ đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác lưu trữ theo thẩm quyền; c) Phổ biến, quán triệt, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, quy định về lưu trữ đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục; d) Phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với công chức, viên chức lưu trữ; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động lưu trữ; đ) Thực hiện thống kê lưu trữ theo quy định; Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo đột xuất về công tác lưu trữ; e) Tổ chức thực hiện công tác lưu trữ tại Cục và các đơn vị thuộc và trực thuộc phù hợp với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng mà Cục đang triển khai áp dụng. 3. Trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác lưu trữ tại đơn vị. 4. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, người lao động Trong quá trình giải quyết công việc liên quan đến công tác lưu trữ, mỗi cán bộ, công chức, người lao động phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Tổng cục Hải quan về công tác lưu trữ và các nội dung quy định tại Quy chế này. Mỗi cán bộ công chức khi thừa hành, thực hiện nhiệm vụ, giải quyết công việc liên quan đến công văn giấy tờ đều phải lập hồ sơ công việc; hoàn tất hồ sơ. Khi công việc kết thúc, mỗi cá nhân phải thống kê văn bản có trong hồ sơ (theo Mẫu số 1 Phụ lục I Quy chế công tác lưu trữ của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1468/QĐ-TCHQ ngày 28/4/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan), bàn giao cho người có trách nhiệm quản lý hồ sơ của đơn vị, đến thời hạn giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan. Điều 3. Tổ chức lưu trữ 1. Tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định: Bộ phận lưu trữ thuộc Văn phòng. Cục Hải quan tỉnh Bình Định có Kho lưu trữ bảo quản hồ sơ, tài liệu của các đơn vị thuộc và trực thuộc và được gọi là Phông lưu trữ Cục Hải quan tỉnh Bình Định gồm tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển Cục. 2. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục bố trí công chức lưu trữ chuyên trách hoặc bán chuyên trách (kiêm nhiệm) để quản lý hồ sơ, tài liệu của đơn vị ở giai đoạn hiện hành. Điều 4. Nhiệm vụ của lưu trữ 1. Lưu trữ Cục có nhiệm vụ: a) Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, cá nhân trong cơ quan lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan; b) Lập kế hoạch thu thập, bổ sung hồ sơ, tài liệu đến hạn do các đơn vị giao nộp lưu vào lưu trữ cơ quan; c) Phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị, thống kê, sắp xếp hồ sơ, tài liệu; d) Bảo quản an toàn hồ sơ, tài liệu lưu trữ của cơ quan và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trong cơ quan; đ) Phục vụ khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu lưu trữ; e) Lựa chọn hồ sơ, tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh viễn thuộc danh mục nộp lưu để giao nộp vào lưu trữ lịch sử và tổ chức tiêu hủy tài liệu hết giá trị theo quyết định của Cục trưởng; g) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN và ISO 9001 vào công tác lưu trữ. 2. Lưu trữ chuyên trách hoặc bán chuyên trách của các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục có nhiệm vụ: a) Tiếp nhận, sắp xếp, quản lý hồ sơ, tài liệu của đơn vị ở giai đoạn hiện hành (khi chưa giao nộp cho lưu trữ cơ quan); b) Lập danh mục hồ sơ, tài liệu của đơn vị và chuyển giao hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan theo quy định. Điều 5. Cán bộ, công chức làm công tác lưu trữ 1. Công chức làm công tác lưu trữ chuyên trách phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc. 2. Công chức làm công tác lưu trữ bán chuyên trách phải được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và có kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc. 3. Công chức làm công tác lưu trữ chuyên trách và bán chuyên trách được hưởng các chế độ, quyền lợi theo quy định của Nhà nước, của Tổng cục Hải quan và được hưởng phụ cấp ngành nghề đặc thù, chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Điều 6. Chính sách đối với hoạt động lưu trữ Kinh phí cho công tác lưu trữ được lấy từ nguồn kinh phí Nhà nước do Tổng cục Hải quan giao cho đơn vị theo cơ chế khoán biên chế và kinh phí hoạt động hoặc từ nguồn kinh phí được cấp theo quy định. Những công việc được đầu tư kinh phí gồm: 1. Xây dựng mới, cải tạo kho bảo quản tài liệu lưu trữ, mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị, phương tiện bảo quản tài liệu lưu trữ; 2. Chỉnh lý tài liệu; 3. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo quản tài liệu lưu trữ; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác lưu trữ và những hoạt động phục vụ hiện đại hóa công tác lưu trữ; 4. Sưu tầm tài liệu quý, hiếm về hải quan trong và ngoài nước; 5. Các hoạt động nghiệp vụ khác theo quy định. Điều 7. Bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác lưu trữ 1. Mọi hoạt động của công tác lưu trữ phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước: Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước; Nghị định 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước; Thông tư số 33/2015/TT-BCA ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước và Thông tư số 161/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định công tác bảo vệ bí mật Nhà nước của ngành Tài chính; Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định ban hành kèm theo Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định và Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Cục Hải quan tỉnh Bình định ban hành kèm theo Quyết định số 475/QĐ-HQBĐ ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Định. 2. Cán bộ, công chức làm công tác lưu trữ phải có phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức cảnh giác giữ gìn bí mật nhà nước; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao và phải làm cam kết bảo vệ bí mật nhà nước bằng văn bản (theo Phụ lục I Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Cục Hải quan tỉnh Bình định) gửi về Văn phòng 01 bản lưu hồ sơ cán bộ và 01 bản lưu tại đơn vị. Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Chiếm đoạt, làm hỏng, làm mất hồ sơ, tài liệu lưu trữ. 2. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, tài liệu lưu trữ. 3. Mua bán, chuyển giao, tiêu hủy trái phép tài liệu lưu trữ dưới bất kỳ hình thức nào. 4. Sử dụng tài liệu lưu trữ vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 5. Truy cập, thay đổi, giả mạo, sao chép, tiết lộ, gửi, hủy trái phép tài liệu lưu trữ điện tử; Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại phương tiện quản lý tài liệu lưu trữ điện tử. Chương II QUẢN LÝ TÀI LIỆU LƯU TRỮ Mục 1. THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ Điều 9. Thu thập hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan 1. Trách nhiệm của lưu trữ Cục a) Định kỳ trong tháng 1 hàng năm, xây dựng kế hoạch thu thập hồ sơ, tài liệu; b) Phối hợp với các đơn vị, cá nhân lập danh mục hồ sơ của từng đơn vị nhằm xác định hồ sơ, tài liệu cần thu thập; hướng dẫn các đơn vị, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, tài liệu giao nộp và thống kê thành “Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu” theo Mẫu số 2 Phụ lục I Quy chế công tác lưu trữ của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1468/QĐ-TCHQ ngày 28/4/2017; c) Chuẩn bị kho tàng và các phương tiện để tiếp nhận tài liệu; tổ chức tiếp nhận, kiểm tra đối chiếu giữa Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu với tài liệu thực tế và lập “Biên bản bàn giao hồ sơ, tài liệu lưu trữ” theo Mẫu số 4 Phụ lục I Quy chế công tác lưu trữ của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1468/QĐ-TCHQ ngày 28/4/2017; 2. Trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị a) Trưởng các đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc lập hồ sơ và danh mục hồ sơ khi tiến hành giải quyết các công việc được giao của đơn vị; b) Người làm lưu trữ hoặc văn thư đơn vị thực hiện lưu giữ hồ sơ một năm kể từ khi công việc kết thúc, hoàn thiện hồ sơ, lập danh mục hồ sơ, đến thời hạn giao nộp vào lưu trữ cơ quan theo quy định; c) Trường hợp hồ sơ, tài liệu phải luân chuyển qua nhiều cá nhân, nhiều bộ phận thụ lý, giải quyết (tờ khai hải quan, hồ sơ xét hoàn thuế, hồ sơ theo dõi hàng tạm nhập tái xuất,...) thì cá nhân, bộ phận nào thụ lý, giải quyết cuối cùng có trách nhiệm quản lý hồ sơ và thực hiện nộp lưu; d) Hồ sơ, tài liệu là tài sản quốc gia thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Hải quan, không một cá nhân nào được chiếm giữ hồ sơ, tài liệu làm tài sản cá nhân hoặc chuyển sang cơ quan, đơn vị khác; đ) Cán bộ, công chức có giữ hồ sơ, tài liệu, trước khi nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác khác phải bàn giao hồ sơ, tài liệu mình lưu giữ hoặc đang giải quyết cho đơn vị; chỉ sau khi cán bộ, công chức bàn giao hồ sơ, tài liệu và được Trưởng đơn vị xác nhận thì cơ quan tổ chức cán bộ mới trao quyết định. 3. Thủ tục giao, nhận hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan đối với tài liệu lưu trữ bằng giấy và các vật mang tin khác, cụ thể: a) Trách nhiệm đối với bên giao a.1) Hồ sơ bàn giao bào Lưu trữ cơ quan phải được lập theo quy định tại Điều 28 Quy chế văn thư của Cục Hải quan tỉnh Bình Định; a.2) Thống kê toàn bộ hồ sơ, tài liệu đến hạn giao nộp vào Mục lục hồ sơ, tài liệu theo mẫu số 2 Phụ lục I tại Quy chế công tác lưu trữ của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 1468/QĐ-TCHQ ngày 28/4/2017 và thống kê hồ sơ, tài liệu còn thiếu hoặc hồ sơ, tài liệu xin giữ lại để phục vụ công tác (nếu có). Khi giao nộp phải chuyển Mục lục hồ sơ ,tài liệu bằng bản giấy và file mềm; a.3) Vận chuyển hồ sơ, tài liệu đến kho lưu trữ cơ quan để làm thủ tục giao nộp; a.4) Lập Phiếu đề nghị giao nộp tài liệu theo mẫu số 3 Phụ lục I tại Quy chế công tác lưu trữ của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 1468/QĐ-TCHQ ngày 28/4/2017 đối với hồ sơ, tài liệu chưa có trong kế hoạch tiếp nhận của lưu trữ cơ quan hoặc chưa đến hạn giao nộp nhưng có nhu cầu giao nộp hoặc các đối tượng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 9 Quy chế này. b) Trách nhiệm đối với bên nhận Kiểm tra, đối chiếu Mục lục hồ sơ, tài liệu và tài liệu được giao nộp; tiếp nhận, lập Biên bản bàn giao hồ sơ, tài liệu lưu trữ; Trường hợp hồ sơ chưa được lập đúng quy định, có trách nhiệm hướng dẫn cán bộ, công chức đơn vị có hồ sơ giao nộp sắp xếp hồ sơ, lập Mục lục hồ sơ, tài liệu đúng quy định trước khi làm thủ tục tiếp nhận. Nếu phát hiện thiếu hồ sơ, tài liệu thì chỉ xác nhận đối với hồ sơ thực tế giao nộp, yêu cầu đơn vị bổ sung hồ sơ thiếu. c) Mục lục hồ sơ, tài liệu và Biên bản bàn giao hồ sơ, tài liệu được lập thành 02 bản; bên giao giữ 01 bản, bên nhận giữ 01 bản. Điều 10. Việc quản lý tài liệu của các đơn vị sáp nhập, chia tách, giải thể 1. Trường hợp một hoặc nhiều đơn vị được sáp nhập vào một đơn vị khác hoặc thành lập đơn vị mới thì các hồ sơ, tài liệu đã giải quyết xong của đơn vị cũ phải chuyển giao lưu trữ cơ quan; các tài liệu chưa giải quyết xong sẽ do đơn vị mới tiếp nhận. 2. Trường hợp một đơn vị được chia thành nhiều đơn vị mới thì hồ sơ, tài liệu đã giải quyết xong của đơn vị cũ được chuyển giao lưu trữ cơ quan; hồ sơ, tài liệu chưa giải quyết xong thuộc chức năng của đơn vị mới nào thì do đơn vị đó tiếp nhận. 3. Trường hợp đơn vị giải thể thì toàn bộ hồ sơ, tài liệu phải chuyển giao cho lưu trữ cơ quan. Điều 11. Thời hạn, thành phần hồ sơ, tài liệu nộp vào lưu trữ cơ quan 1. Thời hạn giao nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan được quy định như sau: a) Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày công việc kết thúc, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản này. b) Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày công trình được quyết toán đối với hồ sơ, tài liệu xây dựng cơ bản. c) Tài liệu phim ảnh, ghi âm, ghi hình và các tài liệu tương tự khác: sau 03 tháng kể từ ngày công việc kết thúc. 2. Trường hợp đơn vị hoặc cá nhân cần giữ lại những hồ sơ, tài liệu đến hạn nộp lưu quy định tại khoản 1 Điều này thì phải lập danh mục hồ sơ xin giữ lại, có ý kiến phê duyệt của Trưởng đơn vị, xin ý kiến bằng văn bản và báo cáo Cục (qua Văn phòng). Thời hạn xin giữ lại không quá 02 năm (hai năm) kể từ ngày đến hạn nộp lưu. 3. Thành phần hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào lưu trữ cơ quan gồm toàn bộ hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, trừ những loại hồ sơ, tài liệu sau: a) Các hồ sơ nguyên tắc được dùng làm căn cứ để theo dõi, giải quyết công việc thuộc trách nhiệm của mỗi cá nhân, được cá nhân giữ và có thể tự loại hủy khi văn bản hết hiệu lực thi hành; b) Hồ sơ về những công việc chưa giải quyết xong; c) Các văn bản, tài liệu, sách báo gửi để biết, để tham khảo hoặc do cá nhân tự thu thập. Điều 12. Giao nộp tài liệu vào Lưu trữ lịch sử 1. Thời hạn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử: Trong thời hạn 10 năm, kể từ năm công việc kết thúc, lưu trữ cơ quan có trách nhiệm nộp tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh viễn vào Lưu trữ lịch sử. 2. Trình tự, thủ tục giao nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử a) Tài liệu trước khi giao nộp phải được chỉnh lý và lập mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu; b) Thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu lưu trữ của đơn vị theo quy định. Hội đồng xác định giá trị tài liệu của đơn vị xem xét, thông qua Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu và trình Cục trường quyết định; c) Gửi kèm Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu đề nghị Lưu trữ lịch sử kiểm tra, thẩm định; d) Hoàn thiện Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu sau khi có văn bản thẩm định của Lưu trữ lịch sử; đ) Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu và biên bản bàn giao hồ sơ, tài liệu được lập thành 03 bản; đơn vị giao nộp hồ sơ, tài liệu giữ 01 bản, Lưu trữ lịch sử 02 bản; e) Lập hồ sơ giao nộp tài liệu vào Lưu trữ lịch sử, hồ sơ được lưu trữ vĩnh viễn tại đơn vị thực hiện giao nộp. Mục 2. CHỈNH LÝ, XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU Điều 13. Chỉnh lý tài liệu 1. Trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc chỉnh lý hồ sơ, tài liệu phạm vi quản lý. 2. Văn phòng có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc chỉnh lý hồ sơ, tài liệu tại lưu trữ cơ quan. 3. Nguyên tắc chỉnh lý a) Không phân tán phông lưu trữ; b) Khi phân loại, lập hồ sơ (chỉnh sửa hoàn thiện, lập mới hồ sơ) phải tôn trọng sự hình thành tài liệu theo trình tự theo dõi, giải quyết công việc (không phá vỡ hồ sơ đã lập); c) Tài liệu sau khi chỉnh lý phải phản ánh được các hoạt động của cơ quan, đơn vị hình thành tài liệu; đảm bảo logic và lịch sử của tài liệu. 4. Yêu cầu đối với tài liệu sau khi chỉnh lý a) Phân loại và lập hồ sơ hoàn chỉnh; b) Xác định thời hạn bảo quản cho hồ sơ, tài liệu; c) Hệ thống hóa hồ sơ, tài liệu; d) Lập các công cụ tra cứu: Mục lục hồ sơ, cơ sở dữ liệu và các công cụ tra cứu khác phục vụ cho việc quản lý và tra cứu sử dụng tài liệu; e) Lập danh mục tài liệu hết giá trị cần loại ra để hủy (nếu có); f) Lập danh mục tài liệu bảo quản vĩnh viễn (nếu có); g) Lập danh mục tài liệu lạc phông (nếu có); h) Lập danh mục tài liệu bảo quản có thời hạn; i) Tài liệu đưa lên giá được sắp xếp khoa học, có chỉ dẫn khai thác. 5. Thực hiện thuê dịch vụ chỉnh lý tài liệu a) Phải thực hiện đúng các quy trình, thủ tục quy định của Luật Đấu thầu và pháp luật có liên quan; b) Công ty thực hiện chỉnh lý phải bảo mật thông tin hồ sơ, tài liệu lưu trữ; c) Phải quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện và sản phẩm sau khi thuê chỉnh lý phải đáp ứng được các quy định của Nhà nước, của Bộ Tài chính; d) Tài liệu sau chỉnh lý đảm bảo yêu cầu quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này và các quy định của Nhà nước, của Bộ Tài chính. Điều 14. Xác định giá trị tài liệu 1. Xây dựng quy định thời hạn bảo quản tài liệu quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nội vụ quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan tổ chức; Thông tư số 155/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của ngành Tài chính và Quyết định số 888/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 3 năm 2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của ngành Hải quan; 2. Việc xác định giá trị tài liệu phải đạt được các yêu cầu sau: a) Xác định tài liệu cần bảo quản vĩnh viễn, tài liệu cần bảo quản có thời hạn bằng số năm cụ thể; b) Xác định tài liệu hết giá trị để tiêu hủy. Điều 15. Hội đồng xác định giá trị tài liệu 1. Nhiệm vụ của Hội đồng xác định giá trị tài liệu Hội đồng xác định giá trị tài liệu được thành lập để tham mưu, giúp Cục trưởng trong việc xác định thời hạn bảo quản, lựa chọn tài liệu của Lưu trữ cơ quan giao nộp vào Lưu trữ lịch sử và tiêu hủy tài liệu hết giá trị. 2. Thành phần Hội đồng - Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục do Cục trưởng quyết định; - Ủy viên: Lãnh đạo Văn phòng; - Ủy viên: Đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu; - Ủy viên: Người am hiểu về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị; - Thư ký Hội đồng: Công chức Lưu trữ Cục. 3. Hội đồng làm việc theo phương thức a) Từng thành viên hội đồng xem xét, nghiên cứu toàn bộ hồ sơ, tài liệu được trình ra Hội đồng gồm: Danh mục tài liệu nộp vào lưu trữ lịch sử (nếu có), danh mục bảo quản có thời hạn và danh mục tài liệu hết giá trị xin hủy. Đối với danh mục tài liệu hết giá trị nếu thấy cần thiết thì kiểm tra thực tế tài liệu; b) Hội đồng thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số, các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp; c) Thông qua biên bản, trình Cục trưởng quyết định. 4. Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xác định giá trị tài liệu, Cục trưởng quyết định lựa chọn tài liệu bảo quản tại Lưu trữ cơ quan, lựa chọn tài liệu giao nộp vào lịch sử và hủy tài liệu hết giá trị theo Điều 16 quy chế này. Điều 16. Hủy tài liệu hết giá trị 1. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu Cục trưởng quyết định hủy tài liệu hết giá trị của Cục sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Bình Định. 2. Quy trình, thủ tục tiêu hủy tài liệu hết giá trị a) Thẩm quyền thẩm định tài liệu hết giá trị xin hủy a.1) Văn phòng tham mưu Cục trường lập và gửi hồ sơ xin ý kiến thẩm định của Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Bình Định. a.2) Hồ sơ xin thẩm tra tài liệu hết giá trị xin hủy gồm các văn bản sau: - Công văn đề nghị thẩm định tài liệu hết giá trị; - Quyết định thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu; - Báo cáo chỉnh lý tài liệu; - Danh mục tài liệu hết giá trị; - Bản thuyết minh tài liệu xin hủy; - Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị hồ sơ, tài liệu. b) Căn cứ vào ý kiến thẩm định của cơ quan có thẩm quyền, Cục trưởng quyết định việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị. c) Việc tiêu hủy tài liệu được thực hiện sau khi có quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền. Văn phòng thực hiện các thủ tục tiêu hủy tài liệu hết giá trị theo quy định. d) Trình tự tiến hành tiêu hủy tài liệu d.1) Đóng gói tài liệu hết giá trị; d.2) Lập biên bản bàn giao tài liệu hết giá trị giữa công chức lưu trữ Cục và cơ quan/cá nhân thực hiện tiêu hủy; d.3) Tiến hành tiêu hủy, việc tiêu hủy phải bảo đảm hủy hết thông tin trong tài liệu và không thể khôi phục lại được; d.4) Lập biên bản việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị có xác nhận của lãnh đạo Văn phòng, người được giao giám sát việc tiêu hủy và người thực hiện tiêu hủy. 3. Hồ sơ về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị gồm: a) Quyết định thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu; b) Báo cáo chỉnh lý tài liệu; c) Danh mục tài liệu hết giá trị; d) Bản thuyết minh tài liệu xin hủy; đ) Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị hồ sơ, tài liệu. e) Công văn đề nghị thẩm định tài liệu hết giá trị của Cục; g) Văn bản thẩm định, cho ý kiến của cơ quan có thẩm quyền; h) Quyết định hủy tài liệu hết giá trị; i) Biên bản bàn giao tài liệu hủy; k) Biên bản hủy tài liệu hết giá trị. Hồ sơ về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị do Lưu trữ cơ quan lập, phải được bảo quản vĩnh viễn. 4. Nghiêm cấm mọi cá nhân, đơn vị tự ý tiêu hủy tài liệu lưu trữ trái với quy định của pháp luật và tại Quy chế này dưới bất kỳ hình thức nào. 5. Các loại tài liệu tham khảo, bản nháp không có nhu cầu sử dụng, các đơn vị có thể tự hủy, thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về hủy bỏ các loại giấy tờ này. 6. Mẫu văn bản liên quan đến tổ chức tiêu hủy tài liệu thực hiện theo mẫu số 5 đến mẫu số 12 Phụ lục 1 Quy chế công tác lưu trữ của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 1468/QĐ-TCHQ. Mục 3. THỐNG KÊ, BẢO QUẢN TÀI LIỆU LƯU TRỮ Điều 17. Thống kê nhà nước về công tác lưu trữ 1. Chế độ báo cáo thống kê công tác lưu trữ thực hiện theo Thông tư số 09/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nội vụ về việc Quy định chế độ báo cáo thống kê công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ; 2. Báo cáo thống kê thực hiện như sau: Lưu trữ Cục tham mưu cho Cục lập báo cáo thống kê công tác lưu trữ gửi Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh và Văn phòng Tổng cục Hải quan trước ngày 15 tháng 01 hàng năm. 3. Ngoài báo cáo thống kê quy định tại khoản 2 Điều này, hàng năm Văn phòng tổng hợp số lượng tài liệu lưu trữ thuê dịch vụ chỉnh lý trong kỳ hạn năm báo cáo (từ ngày 01/01 đến hết 31/12) gửi về Văn phòng Tổng cục Hải quan trước ngày 31 tháng 01 năm kế tiếp của năm báo cáo. Điều 18. Bảo quản tài liệu lưu trữ 1. Tài liệu lưu trữ của cơ quan phải được bảo vệ an toàn trong kho lưu trữ. Kho lưu trữ phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BNV ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn kho lưu trữ chuyên dụng. 2. Hồ sơ, tài liệu đến hạn nộp phải được giao nộp vào lưu trữ cơ quan và được tập trung bảo quản trong kho lưu trữ cơ quan. Kho lưu trữ cơ quan do Văn phòng quản lý, bảo quản hồ sơ, tài liệu thuộc Phông lưu trữ Cục Hải quan tỉnh Bình Định. 3. Chánh Văn phòng tham mưu cho Cục trưởng chỉ đạo thực hiện các quy định về bảo quản tài liệu lưu trữ gồm: Bố trí kho lưu trữ đúng tiêu chuẩn quy định, thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy nổ, phòng chống thiên tai, phòng gian, bảo mật đối với kho lưu trữ, tài liệu lưu trữ; trang bị đầy đủ các trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện bảo quản tài liệu lưu trữ; duy trì các chế độ bảo quản phù hợp với từng loại tài liệu lưu trữ. 4. Công chức lưu trữ có trách nhiệm bố trí, sắp xếp khoa học tài liệu lưu trữ. Hồ sơ, tài liệu phải được bảo quản trong hộp (cặp) có dán nhãn ghi đầy đủ thông tin theo quy định và sắp xếp theo trật tự, gọn gàng trên giá để dễ thấy, dễ lấy và dễ di chuyển khi cần thiết. Thường xuyên kiểm tra tình hình tài liệu có trong kho để nắm số lượng, chất lượng tài liệu, thống kê đầy đủ và có sổ theo dõi việc xuất, nhập tài liệu trong kho lưu trữ (thực hiện theo mẫu số 13, 14 Phụ lục I Quy chế công tác lưu trữ của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 1468/QĐ-TCHQ). Vệ sinh kho tài liệu định kỳ 6 tháng/lần, tổ chức diệt côn trùng, nấm mốc và các tác nhân gây hư hỏng tài liệu tối thiểu 2 năm/lần. 5. Trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các quy định về bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ ở giai đoạn hiện hành khi chưa giao nộp vào lưu trữ cơ quan. Mục 4. TỔ CHỨC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ Điều 19. Nguyên tắc cung cấp hồ sơ, tài liệu lưu trữ 1. Cung cấp đúng đối tượng và đầy đủ thủ tục quy định tại Điều 20 Quy chế này; 2. Chỉ được cấp bản sao tài liệu, chứng thực lưu trữ đối với hồ sơ, tài liệu đang lưu trữ trong kho; người có thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ cho phép sao tài liệu lưu trữ. a) Việc sao tài liệu lưu trữ, chứng thực tài liệu lưu trữ phải đảm bảo trung thực, khách quan, chính xác. Người chứng thực phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chứng thực; b) Bản sao tài liệu có chứng thực có giá trị như tài liệu lưu trữ gốc trong các quan hệ giao dịch; c) Bản sao chụp (photocopy cả dấu và chữ ký của văn bản chính) không có chứng thực chỉ có giá trị thông tin tham khảo. 3. Khi có yêu cầu thay đổi, chỉnh sửa nội dung tài liệu, hồ sơ lưu trữ phải chuyển cho đơn vị ban hành hoặc đơn vị tham mưu ban hành giải quyết. Điều 20. Đối tượng và thủ tục khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ 1. Đối tượng a) Cán bộ công chức, đơn vị trong Cục; b) Cá nhân, cơ quan, đơn vị ngoài Cục; Cá nhân, cơ quan, đơn vị trong và ngoài Cục được phép khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ vì mục đích công vụ, các nhu cầu riêng chính đáng; phải chấp hành đúng Nội quy sử dụng tài liệu lưu trữ. Văn phòng xây dựng Nội quy sử dụng tài liệu lưu trữ phù hợp với các quy định tại Quy chế này và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 2. Thủ tục khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ a) Đối với cá nhân, đơn vị trong cơ quan: Phải có phiếu yêu cầu sử dụng tài liệu lưu trữ, có xác nhận của Lãnh đạo đơn vị (theo Mẫu số 15 Phụ lục I Quy chế công tác lưu trữ của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 1468/QĐ-TCHQ); trường hợp nghiên cứu chuyên đề phải có đề cương nghiên cứu; b) Đối với cá nhân, đơn vị ngoài Ngành có nhu cầu khai thác sử dụng tài liệu vì mục đích công vụ phải văn bản yêu cầu hoặc giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi công tác trong đó ghi rõ mục đích sử dụng tài liệu, được Lãnh đạo Cục phê duyệt. c) Cá nhân khai thác, sử dụng tài liệu vì mục đích riêng phải có đơn đề nghị sử dụng tài liệu, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu, được Lãnh đạo Cục phê duyệt. Điều 21. Các hình thức tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ 1. Phục vụ nghiên cứu tài liệu tại chỗ, khai thác thông tin, dữ liệu trong hệ thống tài liệu lưu trữ điện tử; 2. Mượn tài liệu về phòng làm việc: Thời gian mượn tài liệu trong vòng 10 ngày làm việc phải hoàn trả; nếu công việc chưa giải quyết xong phải thông báo lại cho lưu trữ cơ quan biết để gia hạn nhưng thời gian giữ tài liệu không quá 30 ngày làm việc; 3. Cấp bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực tài liệu lưu trữ a) Việc sao tài liệu lưu trữ và chứng thực tài liệu lưu trữ do lưu trữ cơ quan thực hiện; b) Sao tài liệu lưu trữ b.1) Bản sao tài liệu lưu trữ là bản chụp nguyên văn tài liệu lưu trữ gốc do đơn vị đang quản lý và được đóng dấu “BẢN SAO”; b.2) Bản sao phải được người có thẩm quyền quy định tại Điều 22 của Quy chế này ký xác nhận và đóng dấu của cơ quan. c) Chứng thực tài liệu lưu trữ c.1) Bản chứng thực lưu trữ là bản chụp nguyên văn toàn bộ hay một phần tài liệu lưu trữ gốc hoặc bản in từ bản số hóa tài liệu lưu trữ gốc do đơn vị quản lý. c.2) Công chức lưu trữ xác nhận các thông tin về nguồn gốc, địa chỉ lưu trữ của tài liệu đang bảo quản tại lưu trữ cơ quan gồm: Tờ số, số hồ sơ, số mục lục hồ sơ, tên phông, ngày tháng năm chứng thực, số chứng thực được đăng ký trong Sổ cung cấp tài liệu lưu trữ. Các thông tin về chứng thực thực hiện theo quy định tại mẫu số 16 Phụ lục I Quy chế công tác lưu trữ của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 1468/QĐ-TCHQ. c.3) Công chức lưu trữ ghi đầy đủ thông tin vào mẫu dấu chứng thực đóng trên bản chụp, trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 22 của Quy chế này ký xác nhận và đóng dấu của cơ quan. d) Bản sao tài liệu lưu trữ và bản chứng thực lưu trữ có giá trị như tài liệu lưu trữ gốc trong các quan hệ, giao dịch. 4. Cấp bản chính: Theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền (như cơ quan điều tra, tòa án,...) yêu cầu cung cấp bản chính tài liệu đang lưu giữ thì lập biên bản và thực hiện bàn giao cho cơ quan chức năng theo quy định; 5. Xác minh thông tin liên quan đến tài liệu lưu trữ: Lưu trữ cơ quan có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Cục trả lời yêu cầu xác minh những thông tin liên quan đến tài liệu lưu trữ. Điều 22. Thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ Đối với tài liệu mật, thẩm quyền cho phép khai thác sử dụng thực hiện theo Quy định tại Thông tư số 161/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 31 tháng 10 năm 2014 về quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước của ngành Tài chính. Thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ được quy định như sau: 1. Cục trưởng phê duyệt đối với tài liệu “Tuyệt mật”, “Tối mật”, “Mật” do Cục và các đơn vị trong Cục ban hành; phê duyệt đối với tài liệu “Tuyệt mật”, “Tối mật”, “Mật” do cơ quan, đơn vị khác ban hành và các loại tài liệu thường đang được lưu trữ tại Cục cung cấp cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong và ngoài cơ quan. 2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định cung cấp tài liệu cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài (trừ tờ khai xuất cảnh, nhập cảnh và hồ sơ làm thủ tục hải quan của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó và các quy định, cam kết thỏa thuận có quy định khác). Điều 23. Quản lý việc sử dụng tài liệu lưu trữ 1. Lưu trữ cơ quan phải có Nội quy sử dụng tài liệu lưu trữ. 2. Việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ, công chức lưu trữ phải lập sổ theo dõi, sổ phải có các cột mục sau: cá nhân, cơ quan yêu cầu; tên hồ sơ, tài liệu cung cấp, hình thức cung cấp, ký nhận, ngày trả (đối với trường hợp mượn tài liệu). Sổ theo dõi cung cấp tài liệu lưu trữ thực hiện theo mẫu số 17 Phụ lục I Quy chế công tác lưu trữ của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 1468/QĐ-TCHQ. Điều 24. Mang tài liệu lưu trữ ra ngoài cơ quan 1. Các đơn vị, cá nhân được mang tài liệu lưu trữ (không bao gồm tài liệu mật) ra ngoài cơ quan để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu chính đáng khác sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép và phải hoàn trả nguyên vẹn tài liệu lưu trữ đó. 2. Thẩm quyền cho phép mang tài liệu lưu trữ ra ngoài cơ quan a) Cục trưởng phê duyệt cho phép mang tài liệu lưu trữ của cơ quan ra nước ngoài; b) Lãnh đạo Cục phê duyệt cho mang tài liệu lưu trữ ra ngoài cơ quan để sử dụng trong nước. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 25. Khen thưởng Tập thể, cá nhân có thành tích sau đây sẽ được xét khen thưởng theo quy định của Luật thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành: 1. Có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác lưu trữ; 2. Phát hiện, tố giác kịp thời hành vi chiếm đoạt, làm hư hại hoặc tiêu hủy trái phép tài liệu lưu trữ cơ quan. Điều 26. Xử lý vi phạm Tập thể, cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật về lưu trữ, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 27. Tổ chức thực hiện 1. Chánh Văn phòng có trách nhiệm giúp Cục trưởng chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này; định kỳ hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra công tác lưu trữ tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục. 2. Trong quá trình thực hiện nếu văn bản dẫn chiếu tại Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản mới. Nếu có phát sinh, vướng mắc, Trưởng các đơn vị phản ánh về Cục (qua Văn phòng) để tổng hợp, trình Cục trưởng xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Định", "promulgation_date": "28/07/2017", "sign_number": "347/QĐ-HQBĐ", "signer": "Nguyễn Văn Đông", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-19-2000-CT-TTg-tang-cuong-cong-tac-kiem-tra-kiem-soat-chong-buon-lau-gian-lan-thuong-mai-tai-cua-khau-46836.aspx
Chỉ thị 19/2000/CT-TTg tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát chống buôn lậu gian lận thương mại tại cửa khẩu
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 19/2000/CT-TTg Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2000 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI CÁC CỬA KHẨU Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp cải tiến thủ tục quản lý, kiểm tra, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu và địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài khu vực cửa khẩu, nhằm tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tuy nhiên, trong hoạt động hiện nay của các lực lượng có chức năng kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu không ít trường hợp vẫn còn chồng chéo, phiền hà, gây trở ngại cho hoạt động xuất nhập khẩu; mặt khác, vẫn có tình trạng dựa dẫm, đùn đẩy trách nhiệm, dẫn đến việc buông lỏng quản lý, bỏ lọt các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại. Để chấn chỉnh tình hình này, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: 1. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu của các cơ quan chức năng phải thực hiện chặt chẽ theo đúng qui định của pháp luật; không được gây phiền hà, ách tắc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân xuất, nhập khẩu hàng hoá; phải tạo mọi thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đẩy mạnh xuất, nhập khẩu và lưu thông hàng hoá. Đồng thời, cơ quan giám sát quản lý, điều tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại của ngành Hải quan phải nâng cao trách nhiệm công vụ, trách nhiệm pháp lý trong các hoạt động của mình. 2. Từ nay, tại các cửa khẩu, tất cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh trong khi đang còn chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan thì chỉ có lực lượng Hải quan được phép kiểm tra, kiểm soát và quyết định biện pháp xử lý, kể cả việc khởi tố hoặc đề nghị khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Các lực lượng khác, khi phát hiện có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại, có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan hải quan để kiểm tra và xử lý. Cơ quan Hải quan phải chịu đầy đủ trách nhiệm nếu để hàng cấm hoặc hàng hoá buôn lậu lọt qua cửa khẩu. 3. Trường hợp hàng hoá, phương tiện đã làm thủ tục hải quan nhưng chưa đưa ra ngoài khu vực cửa khẩu mà các cơ quan chức năng khác phát hiện có vi phạm quy định về xuất, nhập khẩu, vi phạm thủ tục Hải quan thì các cơ quan đó thông báo cho cơ quan Hải quan, cùng phối hợp với Hải quan thực hiện kiểm tra lại và xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc để xảy ra vi phạm. 4. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan và đưa ra ngoài khu vực cửa khẩu (kể cả khi đã đi sâu vào nội địa) hoặc hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, nhưng chưa xuất khẩu, nếu các cơ quan chức năng khác có cơ sở khẳng định là buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép, thì cơ quan đó có quyền kiểm tra, kiểm soát nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, kể cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất, nếu quyết định không đúng. 5. Trường hợp hàng hoá xuất, nhập khẩu cần phải được giám định, tổ chức có chức năng giám định hàng hoá phải thực hiện giám định trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định của mình. Hải quan cửa khẩu căn cứ vào kết quả giám định để xử lý. 6. Bộ trưởng các Bộ: Công an, Quốc phòng, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Thương mại, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Văn hoá - Thông tin; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này. Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "28/09/2000", "sign_number": "19/2000/CT-TTg", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-954-QD-UBND-2018-phe-duyet-Ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-Giang-Thanh-Kien-Giang-386871.aspx
Quyết định 954/QĐ-UBND 2018 phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Giang Thành Kiên Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 954/QĐ-UBND Kiên Giang, ngày 19 tháng 4 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIANG THÀNH NĂM 2018 CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân huyện Giang Thành về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 76/TTr-SKHĐT ngày 10 tháng 4 năm 2018 về việc xin phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Giang Thành năm 2018, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Giang Thành năm 2018 với các nội dung sau: I. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU 1. Giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010): 3.011 tỷ đồng, trong đó: - Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản 2.906 tỷ đồng, tăng 4,64%. - Giá trị sản xuất công nghiệp 30 tỷ đồng, tăng 5,29%. 2. Tổng chi ngân sách nhà nước là 260 tỷ đồng, trong đó: Chi ngân sách huyện là: 233,36 tỷ đồng; chi ngân sách cấp xã là: 26,64 tỷ đồng. 3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa là 336 tỷ đồng. 4. Doanh thu dịch vụ, lưu trú, ăn uống là 69 tỷ đồng. 5. Diện tích gieo trồng lúa cả năm 66.700 ha, sản lượng lúa đạt 403.866 tấn. 6. Sản lượng nuôi thủy sản đạt 6.140 tấn. 7. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 350 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân cấp huyện quản lý là 135 tỷ đồng, 8. Tỷ lệ huy động trẻ từ 3-5 tuổi vào mẫu giáo đạt 77,6%; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường đạt 98,88%, học sinh từ 6-10 tuổi đến trường đạt 99,58%; phấn đấu học sinh từ 11-14 tuổi đến trường đạt 98,22%. 9. Phấn đấu trên 98% trẻ em trở lên được tiêm chủng vaccin các loại; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 9,93%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05‰. 10. Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 90%; tỷ lệ ấp văn hóa 86,21%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị văn hóa 95%. 11. Số người được giải quyết việc làm 1.400 lao động; số lao động qua đào tạo là 625 người. 12. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4% trở lên. 13. Tỷ lệ hộ sử dụng điện 98,34%; tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh 95,2%. II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Về phát triển kinh tế 1.1. Nông nghiệp - Sản xuất lúa: Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp của huyện đến năm 2020, định hướng đến 2030 và kế hoạch thực hiện cánh đồng lớn gắn với xây dựng bờ bao, thủy lợi nội đồng và trạm bơm tát tập thể giai đoạn 2018-2020. Thực hiện tái cơ cấu cây lúa theo hướng chuyển dịch cơ cấu giống, gắn với thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm; kế hoạch sản xuất lúa cả năm là 66.700 ha, năng suất bình quân 6,05 tấn/ha, tổng sản lượng 403.866 tấn, khuyến cáo không sản xuất vụ lúa Thu Đông. Tiếp tục ưu tiên sử dụng vốn theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ đầu tư một số mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, qua đó tạo sức lan tỏa và nhân rộng. Triển khai thực hiện tốt các biện pháp ngăn mặn, trữ ngọt hiệu quả, bảo đảm an toàn sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh; phấn đấu năm 2018 sản xuất được 513 ha hoa màu, sản lượng đạt 10.946 tấn, màu thực phẩm chiếm diện tích lớn 373 ha, chủ yếu tập trung cây dưa hấu, cây bắp, mè, khoai mì với tổng diện tích 140 ha. - Nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 3.345 ha, sản lượng 6.140 tấn; trong đó tôm công nghiệp 350 ha; sản lượng 4.900 tấn, tôm quảng canh 2.895 ha; sản lượng 840 tấn. Phát triển nuôi thủy sản theo hướng thâm canh - bán thâm canh và đúng quy hoạch vùng nuôi; khuyến khích, vận động doanh nghiệp cải tạo và thả nuôi theo mô hình mới, phát triển các mô hình nuôi thủy sản bền vững, gắn với bảo vệ môi trường vùng nuôi; duy trì và mở rộng mô hình tôm - lúa. Tiếp tục khuyến khích nông dân duy trì trồng cỏ nuôi bò thuộc dự án Đoàn Kinh tế quốc phòng 915 hỗ trợ, dự án ngân hàng bò; chăn nuôi theo hình thức tập trung, hộ gia đình, quan tâm kiểm soát dịch bệnh, tránh lây lan. Phát triển đàn trâu 1.200 con; đàn bò 5.665 con, đàn heo 5.460 con; đàn gia cầm 154.300 con. Thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm; vệ sinh tiêu độc; kiểm soát vận chuyển; kiểm soát giết mổ tránh tình trạng dịch bệnh xảy ra. Thường xuyên khảo sát, kiểm tra và gia cố kịp thời các đập, tuyến ngăn mặn khi có hiện tượng sạt lở để tăng khả năng tưới, tiêu nước. Phối hợp tốt với Chi cục Thủy lợi đóng mở các cống ngăn mặn trên địa bàn đảm bảo tốt nhất nguồn nước phục vụ cho sản xuất. Diện tích bảo vệ rừng 1.626 ha, trồng cây phân tán toàn huyện được 168.000 cây. Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức tuần tra, theo dõi tình hình chặt phá rừng, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định. Đẩy mạnh tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể, xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác có hiệu quả để nhân rộng. Tiếp tục củng cố, xây dựng mới tổ hợp tác, hợp tác xã gắn vận dụng thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ để nâng dần chất lượng hoạt động. Chuẩn bị tốt các điều kiện thành lập thêm 2 Hợp tác xã: Cỏ Quen (Phú Lợi) và Trần Thệ (Phú Mỹ). - Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục tranh thủ nguồn lực từ các dự án, đề án, chương trình mục tiêu của Chính phủ... đầu tư hạ tầng kỹ thuật nông thôn và hỗ trợ sản xuất để nâng cao đời sống nông dân, trong đó chú ý ưu tiên cho 2 xã điểm Phú Mỹ và xã Tân Khánh Hòa. Tập trung giữ vững và nâng chất lượng các tiêu chí đã đạt được, rà soát, lựa chọn các tiêu chí phù hợp, có khả năng hoàn thành trong năm 2018 để tập trung chỉ đạo thực hiện, phấn đấu trung bình mỗi xã nâng lên 2 tiêu chí, riêng hai xã điểm phấn đấu xã Phú Mỹ tăng thêm 3 tiêu chí, xã Tân Khánh Hòa tăng thêm 4 tiêu chí. 1.2. Quản lý đất đai - tài nguyên môi trường Tiếp tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định và phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức. Thực hiện phương án giao đất trên tuyến dân cư Hà Giang, phương án giao đất khu 213 ha cho hộ gia đình, cá nhân tại ấp Đồng Cơ, xã Vĩnh Phú; phương án giao đất ở cho 17 hộ dân di dân tự do trên tuyến Kênh T2, ấp T5, xã Vĩnh Phú. Thực hiện lập phương án xin chủ trương giao đất có thu tiền sử dụng đất trên tuyến dân cư Nam Vĩnh Tế trình tỉnh phê duyệt. Thực hiện công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và thực hiện dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai của huyện. Công bố và triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2018. Tiếp tục phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện kế hoạch xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn huyện. Thực hiện các bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc dự án đầu tư công trình hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Vàm Răng - Ba Hòn tại xã Phú Mỹ. Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; tập trung thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật; phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về tiêu chí số 17 trong xây dựng nông thôn mới. Thành lập Tổ công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân, cơ sở hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. 1.3. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ Tăng cường công tác quản lý các khu vực Cửa khẩu quốc gia Giang Thành nhằm ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại qua lại biên giới. Tổ chức tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn kịp thời các hoạt động buôn bán hàng lậu, hàng trái phép, hàng giả, hàng kém chất lượng... đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đội kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp lễ, Tết. Tăng cường công tác kiểm tra xây dựng lấn chiếm hành lang lộ giới, xây dựng trái phép. Khảo sát, đầu tư lưới điện, trạm bơm những nơi có nhu cầu. Khảo sát, lập dự toán sửa chữa hệ thống chiếu sáng công cộng. Áp dụng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp (đan đệm, cơ khí sửa chữa, chế biến khô trâu, bò...) vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến than bùn... góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Tiếp tục tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ, đặc biệt lưu ý phát triển kinh tế biên mậu, các chợ của các xã và các dịch vụ khác 1.4. Đầu tư - xây dựng - kết cấu hạ tầng Tăng cường quản lý chặt chẽ công tác đầu tư công. Phấn đấu giá trị khối lượng hoàn thành trong năm phải đạt ít nhất 98% kế hoạch vốn giao và giải ngân trên 95% kế hoạch vốn. Phát triển kinh tế đối ngoại, mời gọi đầu tư, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương. Tiếp tục triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2018 đã được phê duyệt, trong đó cần chú ý một số công trình: Bệnh viện huyện, tuyến dân cư Nam Vĩnh Tế, đường Kênh T2, Trung tâm văn hóa xã Phú Mỹ và xã Tân Khánh Hòa.... Tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng. Chú trọng tất cả các khâu từ lựa chọn nhà thầu tư vấn, thi công, kiểm tra giám sát chất lượng công trình,... đảm bảo công trình thi công đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng. Thường xuyên phối hợp Đoàn Kinh tế quốc phòng 915 trong việc triển khai thực hiện hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện. 1.5. Thu - chi ngân sách Chỉ đạo các ngành chuyên môn tập trung công tác quản lý thu - chi, thực hiện tốt Luật Quản lý thuế chống thất thu và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh ổn định, phát triển nhằm tạo nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Tiếp tục củng cố và hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách xây dựng, bổ sung, sửa đổi Quy chế chi tiêu nội bộ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP , ngày 17/10/2005, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP , ngày 07/10/2013, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ. Tập trung Quyết toán ngân sách năm 2017, kiểm soát chi ngân sách đúng quy định. Phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn huyện là 16,9 tỷ đồng. 2. Văn hóa - xã hội Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế đi đôi với chăm lo phát triển văn hóa - xã hội, tạo sự phát triển hài hòa và tạo động lực cho phát triển kinh tế. 2.1 Về thực hiện chính sách - xã hội Triển khai thực hiện có hiệu quả các chế độ chính sách cho người có công theo quy định hiện hành; chế độ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để giảm nghèo; chăm sóc, bảo vệ trẻ em và công tác bình đẳng giới; công tác xã hội tình nguyện... Tổ chức tư vấn, giải quyết việc làm cho 1.400 người và vận động mở 10 lớp đào tạo nghề ngắn hạn (07 lớp nông nghiệp, 03 lớp phi nông nghiệp). Phấn đấu giảm từ 4% trở lên số hộ nghèo điều tra năm 2017. Xây dựng mới và sửa chữa 20 căn nhà tình nghĩa cho người có công theo đúng quy định. Thực hiện tốt chính sách chăm lo, hỗ trợ đời sống, sản xuất cho các hộ dân tộc nghèo, khó khăn. Tổ chức các đoàn thăm chùa Khmer và các gia đình chính sách dân tộc tiêu biểu nhân các dịp lễ, Tết của đồng bào dân tộc. Nâng vai trò trách nhiệm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số về công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước. Thực hiện kịp thời các chính sách trợ cấp đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc. Thực hiện các chính sách đối với người Việt Nam di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam. Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo đúng quy định. Chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình hoạt động của các tôn giáo để kịp thời giải quyết tốt các nhu cầu phát sinh trong quá trình hoạt động của các tôn giáo theo luật định; đồng thời xử lý nghiêm hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức các hoạt động vi phạm pháp luật. 2.2. Về giáo dục và đào tạo Tăng cường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tập trung xây dựng và nhân rộng trường học tiên tiến, hiện đại; đẩy mạnh phong trào “Dạy tốt - Học tốt”. Quan tâm công tác đào tạo, quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng. Tăng cường giáo dục, kỹ năng thích ứng cuộc sống cho học sinh thông qua môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Thực hiện tốt việc huy động và duy trì sĩ số học sinh nhất là học sinh đồng bào dân tộc; tăng tỷ lệ học bán trú, học 2 buổi/ngày. Tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Đẩy mạnh việc xây dựng trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; trường đạt chuẩn quốc gia và công nhận lại các đơn vị trường học đã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 40%. Chú trọng nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc Khmer. Tiếp tục triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong các trường Tiểu học và trung học cơ sở phát huy tốt vai trò của Trung tâm học tập cộng đồng; phát triển đa dạng, phong phú các hình thức học tập hướng đến thực hiện có hiệu quả Đề án “xây dựng xã hội học tập 2012-2020”. Nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường từ 6 đến 14 tuổi đạt 98,9%, tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi đến trường đạt 77,6%; tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là 100%. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng và tỷ lệ công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. 2.3. Về y tế Thực hiện tốt công tác khám và điều trị bệnh, đẩy mạnh các giải pháp nhằm đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh; giảm số ca chuyển tuyến. Thực hiện tốt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã đến năm 2020, phấn đấu tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia là 80%. Kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra. Tăng cường quản lý, giám sát, phát hiện và điều trị có hiệu quả các bệnh xã hội như: Lao, phong, tâm thần; đẩy mạnh các hoạt động giáo dục chuyển đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Duy trì thực hiện tốt dân quân y kết hợp trong khám chữa bệnh nhân dân. Phấn đấu trên 98% trẻ trong độ tuổi được tiêm phòng miễn dịch đầy đủ và uống vitamin A; 95% phụ nữ có thai được tiêm phòng VAT, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em còn 9,93%; duy trì trạm y tế có bác sĩ và có 30 nhân viên y tế ấp. Thực hiện tốt công tác kiểm tra đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và hành nghề y dược tư nhân. Triển khai thực hiện có hiệu quả các đợt chiến dịch, tháng cao điểm như: Chiến dịch diệt lăng quăng hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết năm 2018, tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018... Triển khai đầu tư xây dựng Bệnh viện huyện với quy mô trên 100 giường bệnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập trung thực hiện đề án về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1.05‰; phấn đấu có 2.008 người sử dụng các biện pháp tránh thai. 2.4. Về văn hóa - thông tin, thể thao Phát động rộng rãi các phong trào, đa dạng hoá các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phục vụ các ngày lễ lớn trong năm. Thành lập đoàn tham gia Đại hội Thể dục thể thao cấp tỉnh. Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phấn đấu trong năm 90% hộ gia đình văn hóa, 86,21% ấp văn hóa, 95% cơ quan, đơn vị văn hóa. Tiếp tục phát huy hoạt động của các địa chỉ tin cậy, đường dây nóng trong phòng, chống bạo lực gia đình. Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước ở các ấp trên địa bàn huyện. Xây dựng kế hoạch và phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thường niên, chào mừng các ngày lễ, sự kiện lớn. Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền và đưa tin về các ngày lễ lớn trong năm. Phối hợp tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ, Tết của đồng bào dân tộc Khmer. Đội kiểm tra liên ngành (814) xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra các hoạt động kinh doanh internet, karaoke, văn hóa phẩm trên địa bàn kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Thường xuyên cải tiến nội dung, chương trình và nâng cao chất lượng biên tập tin bài phát trên sóng phát thanh huyện, đồng thời mở rộng nâng cao chất lượng khai thác Trang thông tin điện tử huyện. Đa dạng các hình thức thông tin, tuyên truyền, nhằm góp phần tích cực vào việc phát triển đời sống kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Khảo sát nhu cầu đầu tư và sửa chữa các trạm truyền thanh các xã năm 2018. 3. Quốc phòng, an ninh và nội chính Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng theo Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ, nắm chắc tình hình ngoại biên, biên giới, nhất là trong thời điểm bầu cử Quốc hội Campuchia. Chỉ đạo tổ chức thực hiện đúng quy trình các bước tuyển, chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2018 đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu. Phúc tra nắm nguồn quân nhân dự bị, chuẩn bị tốt công tác huấn luyện Dự bị động viên năm 2018 đạt chỉ tiêu. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng năm 2018. Lập quy hoạch khu căn cứ chiến đấu của huyện và tranh thủ đầu tư xây dựng các công trình quốc phòng trong khu vực phòng thủ. Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ năm 2018 (xã Phú Lợi, xã Vĩnh Phú). Nắm chắc tình hình địa bàn và quản lý chặt các loại đối tượng, chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời các hoạt động trái pháp luật. Tiếp tục tăng cường chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh quốc gia; công tác phòng chống tội phạm và công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh - trật tự trên các lĩnh vực. Triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tập trung cho công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc phát triển vững chắc. Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác, phối hợp giữa chính quyền, lực lượng vũ trang các huyện giáp biên phía Campuchia. Nắm chắc tình hình trong và ngoài nước trước, trong và sau khi bầu cử Quốc hội Campuchia. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trong năm 2018 của Ủy ban nhân dân huyện đạt từ 95% trở lên; cấp xã phấn đấu đạt 95% trở lên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, đảm bảo công khai dân chủ, chế độ chính sách liên quan đến thu hồi đất, giải tỏa, đền bù, bố trí tái định cư, nhằm hạn chế thấp nhất việc phát sinh khiếu nại. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã tăng cường củng cố, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các Tổ hòa giải, nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở. Tổ chức thanh tra chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai đối với Ủy ban nhân dân xã Tân Khánh Hòa và xã Vĩnh Điều; thành lập Đoàn thanh tra kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh, kiến nghị đối với Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Giang Thành. 4. Xây dựng chính quyền Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người lao động. Thực hiện nghiêm túc việc nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo quy định. Tiếp tục thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh và cơ cấu lại tổ chức, biên chế, quy chế hoạt động của các phòng ban theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tập trung, thống nhất. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2018. Phát động các phong trào thi đua trong toàn huyện, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu thi đua đã đăng ký. Thực hiện thường xuyên và hiệu quả nhiệm vụ cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính. Thực hiện tốt việc tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa điện tử; thực hiện tốt công tác phối hợp Bưu điện huyện trong việc tiếp nhận và trả kết quả qua hệ thống bưu chính cho các tổ chức, cá nhân. Triển khai thực hiện Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính hàng năm; tiếp tục tổ chức, vận hành hiệu quả Trang thông tin điện tử (Website) huyện và Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong hoạt động giải quyết thủ tục hành chính. Phát huy hiệu quả chất lượng thực hiện quy chế dân chủ, công tác dân vận chính quyền tại các cơ quan cấp huyện và Ủy ban nhân dân các xã. Thường xuyên kiểm tra, quan tâm thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Điều 2. Giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Giang Thành chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 trên địa bàn huyện. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Giang Thành, lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - CT và các PCT UBND tỉnh; - Sở, ngành cấp tỉnh; - Huyện ủy Giang Thành; - UBND huyện Giang Thành; - LĐVP, CVNC; - Lưu: VT, btkien. (02b) CHỦ TỊCH Phạm Vũ Hồng
{ "issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang", "promulgation_date": "19/04/2018", "sign_number": "954/QĐ-UBND", "signer": "Phạm Vũ Hồng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Thong-tu-27-2018-TT-BQP-Noi-quy-co-so-giam-giu-trong-Quan-doi-nhan-dan-377020.aspx
Thông tư 27/2018/TT-BQP Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân mới nhất
BỘ QUỐC PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 27/2018/TT-BQP Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2018 THÔNG TƯ BAN HÀNH NỘI QUY CƠ SỞ GIAM GIỮ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN Căn cứ Luật thi hành tạm giữ, tạm giam ngày 25 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư ban hành Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân”. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 4 năm 2018. Điều 3. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chỉ huy các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để b/c); - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp; - BTTM, TCCT; - Các Tổng cục; - Các Quân khu, Quân đoàn; - Các Quân chủng, Binh chủng; - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; - Cục Điều tra hình sự BQP; - Tòa án quân sự trung ương; - Viện kiểm sát quân sự trung ương; - Cục Bảo vệ an ninh QĐ/TCCT; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL/Bộ Tư pháp; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng; - Vụ Pháp chế BQP; - Lưu: VT, PC; Hg 43. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Lê Chiêm NỘI QUY CƠ SỞ GIAM GIỮ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BQP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân quy định về chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế; nhận thư, gửi thư; nhận tiền, nhận quà và đồ dùng mang vào buồng giam, giữ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam (sau đây viết gọn là người bị tạm giữ, tạm giam); việc thăm gặp; đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ và xử lý đồ vật cấm trong cơ sở giam giữ. Điều 2. Đối tượng áp dụng Nội quy này áp dụng đối với người bị tạm giữ, tạm giam tại các cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 3. Nguyên tắc thực hiện 1. Tuân thủ pháp luật và quy định tại Nội quy này. 2. Nghiêm chỉnh chấp hành lệnh, quyết định của Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thủ trưởng cơ sở giam giữ; tuân thủ sự Điều hành, hướng dẫn và kiểm tra của cán bộ cơ sở giam giữ. 3. Tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình và của người khác; bảo vệ tài sản của cơ sở giam giữ, của người bị tạm giữ, tạm giam; tố giác các hành vi sai trái, tiêu cực, vi phạm pháp luật trong cơ sở giam giữ. 4. Thực hiện đúng quy định về thời gian, hiệu lệnh và các quy định trong sinh hoạt, ngủ, nghỉ. Điều 4. Những hành vi bị nghiêm cấm 1. Vi phạm quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Nội quy cơ sở giam giữ; không chấp hành hoặc cản trở việc chấp hành lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành tạm giữ, tạm giam; trả thù người phản ánh những hành vi sai trái của mình hoặc của người khác. 2. Đe dọa, đánh đập, ức hiếp, làm lây nhiễm vi rút HIV cho người khác, cưỡng đoạt tài sản của người khác, hủy hoại thân thể mình, tự xăm trổ hoặc xăm trổ lên thân thể người khác, đeo đồ vật lên cơ thể. 3. Các hình thức đồng tính luyến ái, quan hệ tình dục. 4. Lập hoặc tham gia hội, băng, nhóm dưới bất kỳ hình thức nào. 5. Bói toán, cúng lễ, truyền đạo, các hành vi mê tín, dị đoan, đánh bạc dưới mọi hình thức. 6. Ném, vứt bừa bãi đồ ăn, uống; thuê, bắt ép người khác phục vụ mình. 7. Thực hiện hoặc bao che, dung túng, ủng hộ đối với những âm mưu, hành động nhằm trốn khỏi cơ sở giam giữ. 8. Thông tin sai lệch nhằm kích động người khác gây mất trật tự trong cơ sở giam giữ. 9. Giả vờ ốm, đau hoặc không chấp hành chỉ định, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ và cơ sở khám, chữa bệnh. Chương II CHẾ ĐỘ CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM Điều 5. Thời gian ăn uống và việc ăn thêm 1. Đến giờ ăn người bị tạm giữ, tạm giam nhận tiêu chuẩn ăn và ăn đúng thời gian do cơ sở giam giữ quy định. 2. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc người bị tạm giữ, tạm giam sử dụng quà, tiền gửi lưu ký để ăn thêm, mua đồ ăn là thực phẩm đã qua chế biến để dùng ngay được nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Điều 6. Đồ dùng, tư trang mang vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam 1. Người bị tạm giữ, tạm giam được mang quần áo, chăn, màn, chiếu và các đồ dùng do cơ sở giam giữ cấp hoặc cho mượn theo quy định của Chính phủ, đồ dùng gia đình tiếp tế, giấy tờ liên quan đến vụ án, các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân và đồ dùng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi nếu ở cùng với mẹ là người bị tạm giữ, tạm giam. 2. Đồ dùng và tư trang phải được xếp đặt đúng nơi quy định, đảm bảo sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp. 3. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc cho người bị tạm giữ, tạm giam mượn hoặc mang thêm đồ dùng, tư trang trong trường hợp cần thiết và những đồ dùng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi được mang vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam. Điều 7. Quy định trong buồng tạm giữ, buồng tạm giam 1. Người bị tạm giữ, tạm giam phải ở đúng vị trí đã quy định, giữ gìn vệ sinh, không viết vẽ lên tường, lên cửa hoặc có hành vi gây mất trật tự tại cơ sở giam giữ; 2. Người bị tạm giữ, tạm giam chịu sự điểm danh, kiểm diện của cán bộ cơ sở giam giữ. Điều 8. Khám bệnh, chữa bệnh 1. Người bị tạm giữ, tạm giam khi ốm, đau phải báo cáo kịp thời và chấp hành nghiêm chỉ định, hướng dẫn của cán bộ y tế, cán bộ cơ sở giam giữ, nội quy, quy định của cơ sở khám, chữa bệnh. 2. Người bị tạm giữ, tạm giam được nhận thuốc chữa bệnh từ thân nhân và phải có đơn thuốc của cơ sở khám, chữa bệnh; thuốc phải được bàn giao cho cán bộ y tế cơ sở giam giữ quản lý để tiêm, cấp uống theo đơn dưới sự giám sát của cán bộ y tế. Điều 9. Quy định thời gian sinh hoạt tinh thần 1. Hàng ngày người bị tạm giữ, tạm giam được cơ sở giam giữ cấp 01 (một) tờ báo Quân đội nhân dân để đọc và thu lại. Căn cứ số lượng người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở giam giữ, Thủ trưởng cơ sở giam giữ quy định thời gian đọc báo của người bị tạm giữ, tạm giam. 2. Hàng ngày người bị tạm giữ, tạm giam được cơ sở giam giữ mở Đài Tiếng nói Việt Nam để nghe bản tin thời sự (buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều). Căn cứ thời gian làm việc của cơ sở giam giữ, Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cho người bị tạm giữ, tạm giam nghe thêm các Chương trình phát sóng khác của Đài Tiếng nói Việt Nam. Chương III QUY ĐỊNH THĂM GẶP THÂN NHÂN, NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN GIAO DỊCH DÂN SỰ; NGƯỜI BÀO CHỮA; NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN KHÁC; NHẬN THƯ, GỬI THƯ; NHẬN TIỀN, NHẬN QUÀ Điều 10. Thủ tục thăm gặp, làm việc 1. Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải xuất trình giấy tờ sau: a) Đơn đề nghị thăm gặp, có xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, tạm giam của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập; b) Một trong những giấy tờ tùy thân: Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh lực lượng vũ trang hoặc hộ chiếu; trường hợp không có một trong những giấy tờ tùy thân nêu trên thì đơn đề nghị phải được dán ảnh, được Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh. 2. Người bào chữa đến gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải xuất trình giấy tờ sau: a) Văn bản thông báo người bào chữa; b) Một trong những giấy tờ tùy thân: Thẻ luật sư, Thẻ trợ giúp viên pháp lý, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu. 3. Người tiến hành tố tụng đến làm việc với người bị tạm giữ, tạm giam phải xuất trình giấy tờ sau: a) Quyết định phân công giải quyết vụ án; trường hợp không có quyết định phân công giải quyết vụ án thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ án; b) Một trong các giấy tờ tùy thân: Giấy chứng nhận của ngành Điều tra, kiểm sát, tòa án; Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh lực lượng vũ trang, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu. c) Người tiến hành tố tụng nếu cần làm việc với người bị tạm giữ, tạm giam ở vụ án khác phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan hoặc người có thẩm quyền đang thụ lý vụ án đó. 4. Người đại diện hợp pháp đến gặp người bị tạm giữ, tạm giam để thực hiện giao dịch dân sự phải xuất trình giấy tờ sau: a) Văn bản thể hiện là người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật về dân sự. b) Văn bản đồng ý của Cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án. c) Một trong các giấy tờ tùy thân: Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh lực lượng vũ trang hoặc hộ chiếu. 5. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải xuất trình giấy tờ sau: a) Văn bản đồng ý của cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án. b) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức. c) Giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh lực lượng vũ trang, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Điều 11. Trách nhiệm của cán bộ tổ chức thăm, gặp 1. Cán bộ khi làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp phải chấp hành nghiêm pháp luật, Điều lệnh, quy định của cơ sở giam giữ. Không được gây phiền hà cho người bị tạm giữ, tạm giam và người đến thăm gặp, làm việc; không tự ý nhận, chuyển thư, tiền, quà, các đồ vật khác cho người bị tạm giữ, tạm giam. 2. Cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp có trách nhiệm: a) Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ của người đến thăm gặp, làm việc; lập danh sách người bị tạm giữ, tạm giam được thăm gặp hoặc không được thăm gặp theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đề xuất, trình Thủ trưởng cơ sở giam giữ ký duyệt trước khi thực hiện; b) Kiểm tra người, thư, tiền, quà, đồ vật, giám sát người bị tạm giữ, tạm giam từ khi nhận đến khi đưa về bàn giao cho cán bộ trực khu giam, ký Sổ xuất, nhập người bị tạm giữ, tạm giam; c) Trường hợp có nhiều thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam đến thăm gặp cùng một thời điểm, phải đề nghị Thủ trưởng cơ sở giam giữ tăng cường lực lượng giám sát việc thăm gặp. d) Vào Sổ theo dõi thăm gặp, cập nhật đầy đủ thông tin, phản ánh tình hình thăm gặp với Thủ trưởng cơ sở giam giữ; đ) Bàn giao ngay tiền, thuốc chữa bệnh và những đồ vật không được mang vào buồng giam mà người bị tạm giữ, tạm giam nhận được trong khi thăm gặp (nếu có) cho người có trách nhiệm quản lý. 3. Giám sát quá trình thăm gặp, làm việc không để người bị tạm giữ, tạm giam thông cung hoặc thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm. Khi phát hiện người bị tạm giữ, tạm giam và người đến thăm gặp, làm việc vi phạm nội quy cơ sở giam giữ thì dừng ngay việc thăm gặp, làm việc; lập biên bản và báo cáo Thủ trưởng cơ sở giam giữ. Điều 12. Gặp thân nhân; người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự; đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khác 1. Người bị tạm giữ, tạm giam được gặp thân nhân, người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự; đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khác theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam; trước khi gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc quần áo dài, đi dép, đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn; nam phải để tóc ngắn, không cạo trọc đầu, không để râu, ria mép. 2. Thủ trưởng cơ sở tạm giữ, tạm giam quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp và thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết; trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án yêu cầu cùng giám sát thì cơ quan đang thụ lý vụ án cử người phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát việc thăm gặp. 3. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức cho người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết; gặp người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân khác vào ngày làm việc; thời gian thăm gặp theo giờ làm việc của cơ sở giam giữ. 4. Số lần gặp và thời gian mỗi lần gặp thân nhân thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Trường hợp vượt quá số lần theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam hoặc gặp người không phải là thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý bằng văn bản. 5. Người bị tạm giữ, tạm giam được bố trí gặp thân nhân hoặc đại diện các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác tại nhà (buồng) thăm gặp. 6. Trong quá trình thăm gặp, phải cách ly người đến thăm gặp với người bị tạm giữ, tạm giam; quá trình thăm gặp phải được cơ sở giam giữ giám sát. Điều 13. Quy định đối với thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam 1. Thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam gồm: a) Vợ hoặc chồng của người bị tạm giữ, tạm giam; b) Con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; c) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ nuôi hợp pháp; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); d) Ông, bà nội hoặc ngoại; đ) Anh, chị, em ruột; e) Cháu nội, cháu ngoại của người bị tạm giữ, tạm giam. 2. Người đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ; không mang đồ vật cấm quy định tại Điều 21 Nội quy này trừ đồng hồ không có chức năng, ghi âm, ghi hình và thu phát tín hiệu; dây lưng và các đồ vật thuộc sở hữu của người đến thăm gặp quy định tại các Khoản 7, 8 Điều 21 Nội quy này vào nơi thăm gặp. 3. Khi gặp người bị tạm giữ, tạm giam thân nhân người bị tạm giữ, tạm giam phải chấp hành sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp. 4. Thân nhân và người bị tạm giữ, tạm giam phải sử dụng tiếng Việt trong quá trình giao tiếp, trường hợp không biết tiếng Việt mà sử dụng ngôn ngữ khác thì phải có người phiên dịch theo quy định của pháp luật. Điều 14. Nhận, gửi thư, nhận quà 1. Người bị tạm giữ, tạm giam chỉ được gửi thư, nhận thư, sách, báo và tài liệu khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép. 2. Thư, sách, báo và tài liệu phải để mở và chịu sự kiểm tra, kiểm duyệt của cán bộ cơ sở giam giữ. 3. Người bị tạm giữ, tạm giam được nhận và mang vào buồng giam quà là các loại thực phẩm đã chế biến, sử dụng được ngay; cán bộ cơ sở giam giữ phải kiểm tra trước khi cho người bị tạm giữ, tạm giam nhận. 4. Cơ sở giam giữ có thể tổ chức căng tin bán các hàng hóa thiết yếu cho người bị tạm giữ, tạm giam. Giá bán hàng hóa phải được Thủ trưởng cơ sở giam giữ duyệt, niêm yết công khai và không được cao hơn giá bán lẻ thời điểm đó tại địa phương. Điều 15. Quản lý đồ lưu ký 1. Người bị tạm giữ, tạm giam nếu có tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá; đá quý, kim loại quý, đồng hồ, đồ trang sức quý, hiếm; quần áo chưa sử dụng hoặc đồ vật có giá trị khác; các loại giấy tờ nêu tại Khoản 8 Điều 21 Nội quy này thì phải gửi vào lưu ký của cơ sở giam giữ và được nhận lại khi được trả tự do hoặc bàn giao khi chuyển đến cơ sở giam giữ khác. 2. Người bị tạm giữ, tạm giam có nhu cầu chuyển tiền, đồ vật cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của họ đến nhận trực tiếp tại cơ sở giam giữ hoặc gửi qua đường bưu điện. Người bị tạm giữ, tạm giam phải chịu cước phí nếu chuyển tiền, đồ vật qua đường bưu điện. 3. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam chết, số tiền lưu ký còn lại chưa sử dụng, đồ vật gửi lưu ký và những đồ vật cá nhân khác của người bị tạm giữ, tạm giam được bàn giao cho thân nhân, nếu không còn thân nhân hoặc thân nhân không đến nhận thì giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc giao, nhận phải được lập biên bản. Điều 16. Nhận tiền và sử dụng tiền mặt 1. Người bị tạm giữ, tạm giam không được trực tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền mặt. Việc mua hàng hóa để phục vụ sinh hoạt cá nhân bằng hình thức thanh toán qua sổ theo dõi tiền gửi lưu ký và mua hàng căng tin. Sổ do người bị tạm giữ, tạm giam quản lý. 2. Khi người bị tạm giữ, tạm giam được thân nhân cho tiền trong khi thăm gặp thì cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp có trách nhiệm nhận và ghi giấy biên nhận có chữ ký của người cho, người nhận. Trường hợp gửi qua đường bưu điện thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ cử cán bộ đến bưu điện nhận tiền. 3. Tiền thân nhân cho người bị tạm giữ, tạm giam trong khi thăm gặp hoặc gửi qua bưu điện phải được ghi vào sổ theo dõi tiền gửi lưu ký và mua hàng căng tin của người bị tạm giữ, tạm giam và bàn giao ngay cho cán bộ tài chính của cơ sở giam giữ để quản lý qua hệ thống sổ kế toán, tài chính theo quy định của pháp luật. 4. Khi người bị tạm giữ, tạm giam được chuyển đến cơ sở giam giữ khác thì số tiền gửi lưu ký phải được bàn giao cùng với người bị tạm giữ, tạm giam cho đơn vị tiếp nhận. Việc giao, nhận phải được lập biên bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và người bị tạm giữ, tạm giam. Điều 17. Gặp người bào chữa 1. Người bị tạm giữ, tạm giam được gặp người bào chữa tại phòng làm việc do cơ sở giam giữ bố trí. Quá trình gặp phải được cơ sở giam giữ giám sát. 2. Người bào chữa chỉ được gặp người bị tạm giữ, tạm giam vào thời gian quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nội quy này. Khi gặp người bị tạm giữ, tạm giam, người bào chữa phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ. Trường hợp phát hiện người bị tạm giữ, tạm giam hoặc người bào chữa vi phạm nội quy cơ sở giam giữ thì cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp dừng ngay việc gặp, lập biên bản và báo cáo Thủ trưởng cơ sở giam giữ để thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án. Điều 18. Gặp, làm việc với người tiến hành tố tụng. 1. Người tiến hành tố tụng đến gặp, làm việc với người bị tạm giữ, tạm giam phải có đủ thủ tục quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nội quy này. 2. Cán bộ làm nhiệm vụ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp của cơ sở giam giữ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ của người đến làm việc, nếu thấy đúng người và có đầy đủ giấy tờ theo quy định mới lập danh sách người bị tạm giữ, tạm giam trình Thủ trưởng cơ sở giam giữ ký duyệt trước khi cho làm việc. 3. Khi gặp người bị tạm giữ, tạm giam, người tiến hành tố tụng phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ. Trường hợp phát hiện người bị tạm giữ, tạm giam hoặc người tiến hành tố tụng vi phạm nội quy cơ sở giam giữ thì cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp dừng ngay việc gặp, làm việc, lập biên bản, báo cáo Thủ trưởng cơ sở giam giữ để thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án. Chương IV QUẢN LÝ NGƯỜI BỊ KẾT ÁN TỬ HÌNH ĐANG BỊ TẠM GIAM Điều 19. Chế độ thăm gặp 1. Người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì chế độ thăm gặp được thực hiện như đối với người đang bị tạm giam theo quy định tại Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam và tại các Điều 9, 12, 13, 14, 15, 16 Nội quy này. 2. Việc thăm gặp của người bị kết án tử hình mà bản án đã có hiệu lực pháp luật, đang chờ thi hành án thực hiện theo quy định tại các Điều 10, 12 Nội quy này và do Giám thị trại tạm giam quyết định; chỉ cho gặp thân nhân khi có đủ các Điều kiện đảm bảo an toàn. Thời gian không quá một giờ mỗi lần gặp. 3. Quá trình thăm gặp phải có hai cán bộ giám sát và vệ binh hỗ trợ. Điều 20. Quản lý người bị kết án tử hình 1. Người bị kết án tử hình phải được giam giữ riêng tại Buồng giam đối với người có án tử hình, ngoài cửa buồng giam phải treo biển “Buồng giam người có án tử hình”. 2. Buồng giam người bị kết án tử hình phải có hệ thống cửa bảo đảm chắc chắn, an toàn, trang bị khóa, suốt để cùm một chân và hệ thống ghi hình. 3. Khi đưa người bị kết án tử hình ra khỏi phòng giam đến gặp thân nhân, làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xích chân, khóa tay. Chỉ mở khóa một bên khóa tay khi đã vào khu vực cách ly và một bên khóa tay phải móc vào vị trí cố định, không mở xích chân trong suốt quá trình thăm gặp, làm việc. Chương V ĐỒ VẬT CẤM VÀ XỬ LÝ ĐỒ VẬT CẤM ĐƯA VÀO CƠ SỞ GIAM GIỮ Điều 21. Đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ 1. Các loại vũ khí gồm: Vũ khí quân dụng các loại; các loại súng săn; vũ khí thô sơ; vũ khí thể thao, vũ khí tự chế và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự; vật liệu nổ gồm thuốc nổ và phụ kiện nổ các loại. 2. Công cụ hỗ trợ gồm các loại súng bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này; các loại phương tiện sử dụng để xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, gây ngứa; các loại lựu đạn khói, lựu đạn hơi cay, quả nổ; các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, mũ chống đạn, cung, tên, nỏ, ná, khóa số 8 và các loại công cụ hỗ trợ khác. 3. Chất gây mê, chất độc, chất cháy, chất gây cháy, chất gây ngứa, chất phóng xạ, hóa chất, độc dược. 4. Các chất ma túy; thuốc tân dược có chất gây nghiện (trừ trường hợp có chỉ định của cơ quan y tế có thẩm quyền). 5. Rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích khác. 6. Các đồ dùng bằng kim loại và các đồ vật khác như dây lưng, dây điện, dây đàn, các loại dây khác có thể dùng để gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của người bị tạm giữ, tạm giam, đồ làm bằng sành, sứ, đá, đất nung, thủy tinh, phích nước, đồ vật sắc nhọn và các đồ vật có thể làm hung khí. 7. Tiền mặt, ngoại tệ, các loại giấy tờ có giá, đá quý, kim loại quý. 8. Các loại giấy tờ gồm chứng minh nhân dân, chứng minh lực lượng vũ trang, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận nghề, các loại thẻ, bằng cấp, chứng chỉ và các loại giấy tờ chứng nhận khác. 9. Các loại thiết bị kỹ thuật, điện tử gồm các loại máy ghi âm, ghi hình, máy nghe, nhìn, điện thoại, bộ đàm, đồng hồ và các loại máy thu phát tín hiệu khác (trừ những thiết bị y tế theo chỉ định của cơ quan y tế có thẩm quyền). 10. Các loại ấn phẩm sách báo bằng tiếng nước ngoài, các ấn phẩm về tôn giáo, tín ngưỡng chưa được kiểm duyệt; tranh, ảnh, phim, băng, đĩa, USB có nội dung mê tín dị đoan, phản động, đồi trụy; các loại bài lá và các loại sách báo, ấn phẩm ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam. 11. Các đồ vật khác có thể gây mất an toàn cơ sở giam giữ, gây nguy hại cho bản thân người bị tạm giữ, tạm giam và người khác; ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi trường hoặc để sử dụng vào Mục đích vi phạm pháp luật. Điều 22. Thu giữ, bảo quản đồ vật cấm 1. Khi phát hiện đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ, cán bộ cơ sở giam giữ phải lập biên bản, yêu cầu người vi phạm làm bản tường trình, ghi lời khai người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm, người làm chứng (nếu có). Trong biên bản phải mô tả cụ thể, đúng thực trạng về số lượng, trọng lượng, chủng loại, hình dáng, kích thước, màu sắc và các đặc điểm khác của vật cấm, niêm phong đồ vật cấm (nếu cần). 2. Đồ vật cấm đã được thu giữ phải được bảo quản chặt chẽ, có biên bản giao nhận, có sổ theo dõi, không để mất, hư hỏng. 3. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm bố trí kho lưu giữ, bảo quản và người quản lý đồ vật cấm. Điều 23. Xử lý đồ vật cấm 1. Việc thu giữ, xử lý khi phát hiện đồ vật cấm vào cơ sở giam giữ thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Việc xử lý đồ vật cấm phải thành lập Hội đồng xử lý gồm những thành viên sau: a) Hội đồng xử lý đồ vật cấm ở Trại tạm giam do Giám thị làm chủ tịch, Phó giám thị, Đội trưởng đội quản giáo, Đội trưởng đội vệ binh - hỗ trợ tư pháp, cán bộ y tế, trợ lý giam giữ kiêm hồ sơ, nhân viên tài chính làm thành viên. b) Hội đồng xử lý đồ vật cấm ở nhà tạm giữ do Thủ trưởng Cơ quan Điều tra hình sự khu vực làm chủ tịch, Phó thủ trưởng Cơ quan Điều tra hình sự khu vực, Trưởng nhà tạm giữ, trợ lý tổng hợp, đại diện vệ binh là thành viên. c) Hội đồng xử lý đồ vật cấm ở Đồn biên phòng do Đồn trưởng làm chủ tịch, các thành viên khác và thư ký do Đồn trưởng quyết định. Điều 24. Hồ sơ xử lý đồ vật cấm 1. Hồ sơ xử lý đồ vật cấm bao gồm: a) Biên bản thu giữ, niêm phong (nếu đồ vật có niêm phong); b) Bản tường trình của người vi phạm; c) Biên bản ghi lời khai người vi phạm và người làm chứng (nếu có); d) Kết luận của cơ quan Điều tra trong trường hợp hành vi vi phạm không bị xử lý về hình sự; đ) Báo cáo của cán bộ thu giữ đồ vật cấm và đề nghị hình thức kỷ luật người vi phạm; e) Biên bản họp của Hội đồng kỷ luật cơ sở giam giữ; g) Quyết định kỷ luật người vi phạm; h) Biên bản xử lý đồ vật cấm (biên bản bàn giao, biên bản hủy bỏ, biên bản trả đồ vật cho người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm). 2. Hồ sơ xử lý đồ vật cấm phải được lưu trong hồ sơ quản lý người bị tạm giữ, tạm giam./.
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng", "promulgation_date": "12/03/2018", "sign_number": "27/2018/TT-BQP", "signer": "Lê Chiêm", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-260-KH-UBND-2022-phat-trien-nong-nghiep-ung-dung-cong-nghe-cao-thong-minh-Thanh-Hoa-542473.aspx
Kế hoạch 260/KH-UBND 2022 phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thông minh Thanh Hóa
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 260/KH-UBND Thanh Hóa, ngày 07 tháng 11 năm 2022 KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO, THÔNG MINH; HÌNH THÀNH CÁC VÙNG CHUYÊN CANH SẢN XUẤT HÀNG HÓA QUY MÔ LỚN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ TỪ SẢN XUẤT ĐẾN CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2022 - 2030 Thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 03/02/2021 của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58- NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao và phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2030, với các nội dung sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Xác định cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để các cấp, các ngành và địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2030. 2. Yêu cầu - Tổ chức quán triệt nội dung của Kế hoạch tới các cơ quan Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để nắm chắc quan điểm, mục tiêu, chủ trương, định hướng và các giải pháp thực hiện. - Xây dựng các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần ưu tiên thực hiện đối với từng lĩnh vực trong ngành nông nghiệp giai đoạn 2022 - 2030, từ đó phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện. - Bảo đảm sự thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh, hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa quy mô lớn, có chất lượng cao; gắn với hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Các vùng nông nghiệp tập trung quy mô lớn a) Đến năm 2025: - Trồng trọt: xây dựng hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao, trong đó: vùng lúa gạo 75 nghìn ha, vùng cây ăn quả tập trung 18 nghìn ha, vùng ngô 20 nghìn ha, vùng rau 14,3 nghìn ha gieo trồng/năm, vùng mía nguyên liệu 16,5 nghìn ha, vùng cây gai xanh 6,5 nghìn ha. - Chăn nuôi: phát triển chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao trên các đối tượng: bò thịt 120 nghìn con, bò sữa 50 nghìn con; đàn lợn 1,54 triệu con; đàn gia cầm 13 triệu con. - Thủy sản: phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao 700 ha; sản lượng 20.000 tấn. - Lâm nghiệp: Diện tích rừng gỗ trồng sản xuất đạt 125 nghìn ha, trong đó, rừng trồng gỗ lớn 56 nghìn ha; ít nhất 90% diện tích rừng được trồng từ giống cây đã được công nhận; năng suất rừng trồng thâm canh trung bình 20 m3/ha/năm. b) Đến năm 2030: - Trồng trọt: ổn định quy mô diện tích các vùng sản xuất trồng trọt tập trung đối với lúa gạo, mía, ngô, gai xanh, cây ăn quả, rau, đồng thời phát triển thêm một số vùng trồng hoa, cây cảnh, cây dược liệu. - Chăn nuôi: tiếp tục mở rộng quy phát triển chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao trên các đối tượng: bò thịt đạt 176 nghìn con, bò sữa đạt quy mô từ 75 nghìn con; đàn lợn 1.870 triệu con; đàn gia cầm 16,8 triệu con. - Thủy sản: diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 1.000 ha ứng dụng công nghệ cao; sản lượng 25.000 tấn. - Lâm nghiệp: ổn định diện tích rừng gỗ trồng sản xuất 125 nghìn ha, trong đó rừng gỗ lớn 56 nghìn ha; phấn đấu ít nhất 90% diện tích rừng được trồng từ giống cây lâm nghiệp đã được công nhận; năng suất rừng trồng thâm canh giống mới trung bình 22 m3/ha/năm vào 2030. 2.2. Về ứng dụng công nghệ cao, thông minh và giá trị a) Đến năm 2025: - Trồng trọt: diện tích quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn công nghệ cao là 4.100 ha, trong đó diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ số, thông minh đạt 1.000 ha trở lên, giá trị đạt từ 500 triệu đồng/ha/năm trở lên. Diện tích quy mô lớn, theo hướng công nghệ cao đạt 49.700 ha, giá trị từ 400 triệu đồng/ha/năm trở lên. - Chăn nuôi: có 1,54 triệu con lợn, 75% trang trại chăn nuôi gà, 75 nghìn con bò thịt, 40 nghìn bò sữa nuôi đạt tiêu chuẩn công nghệ cao, trong đó 20 nghìn con bò sữa ứng dụng công nghệ số, thông minh; có 660 nghìn con lợn, 25% trang trại chăn nuôi gà, 105 nghìn bò thịt, 10 nghìn bò sữa chăn nuôi theo hướng công nghệ cao. - Thủy sản: diện tích để phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn công nghệ cao 210 ha, giá trị sản xuất đạt từ 3.000 triệu đồng/ha/năm trở lên. Diện tích để phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản quy mô lớn, theo hướng công nghệ cao đạt 490 ha, giá trị sản xuất đạt từ 2.000 triệu đồng/ha/năm trở lên. Có 379 tàu cá khai thác xa bờ công suất lớn, ứng dụng các thiết bị công nghệ cao, sản lượng khai thác ước đạt 27.955 tấn. - Lâm nghiệp: tập trung phát triển rừng trồng sản xuất theo hướng công nghệ cao 13.000 ha, tre luồng 1.100 ha, quế 300 ha, cây trồng khác 545 ha; giá trị sản xuất đạt 100 triệu đồng/ha/chu kỳ sản xuất trở lên đối với kinh doanh gỗ nhỏ và từ 200 triệu đồng/ha/chu kỳ sản xuất trở lên đối với kinh doanh gỗ lớn; phấn đấu có 11 hệ thống camera quan sát lửa rừng. b) Đến năm 2030: - Trồng trọt: có 50% diện tích sản xuất tập trung được ứng dụng công nghệ cao, trong đó 2.500 diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ số, thông minh, giá trị sản xuất đạt từ 600 triệu đồng/ha/năm trở lên. Có 50% diện tích tập trung được sản xuất theo hướng công nghệ cao, giá trị sản xuất đạt từ 400 triệu đồng/ha/năm trở lên. - Chăn nuôi: có 1,87 triệu con lợn, 95% trang trại chăn nuôi gà, 75 nghìn con bò thịt, 65 nghìn bò sữa nuôi đạt tiêu chuẩn công nghệ cao, trong đó 20 nghìn con bò sữa ứng dụng công nghệ số, thông minh; có 330 nghìn con lợn, 5% trang trại chăn nuôi gà, 145 nghìn bò thịt, 10 nghìn bò sữa chăn nuôi theo hướng công nghệ cao. - Thủy sản: diện tích quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn công nghệ cao là 500 ha, giá trị sản xuất đạt từ 3.000 triệu đồng/ha/năm trở lên, trong đó ứng dụng công nghệ số, thông minh 25 ha. Diện tích quy mô lớn, theo hướng công nghệ cao đạt 500 ha, giá trị sản xuất đạt từ 2.000 triệu đồng/ha/năm trở lên. Có 613 tàu cá khai thác xa bờ công suất lớn, ứng dụng các thiết bị công nghệ cao, sản lượng khai thác ước đạt 31.020 tấn. - Lâm nghiệp: phát triển rừng trồng sản xuất theo hướng công nghệ cao 32.500 ha, tre luồng 1.100 ha, quế 300 ha, cây trồng khác 545 ha; giá trị sản xuất đạt 120 triệu đồng/ha/chu kỳ sản xuất trở lên đối với kinh doanh gỗ nhỏ và từ 250 triệu đồng/ha/chu kỳ sản xuất trở lên đối với kinh doanh gỗ lớn; phấn đấu có 11 hệ thống camera quan sát lửa rừng. 2.3. Về phát triển các chuỗi giá trị a) Đến năm 2025: - Trồng trọt: lúa gạo 43 chuỗi quy mô 41.400 ha/năm; cây ăn quả 35 chuỗi quy mô 4,36 nghìn ha; mía 01 chuỗi, quy mô 8.600 ha; cây gai xanh 01 chuỗi, quy mô 6.500 ha; rau 63 chuỗi, quy mô 1.570 ha/năm. - Chăn nuôi: lợn 61 chuỗi quy mô 222 nghìn con; gà 61 chuỗi, quy mô 3,8 triệu con/năm; bò 12 chuỗi quy mô 45 nghìn con. - Thủy sản: tôm thẻ chân trắng 19 chuỗi, quy mô quy 700 ha; khai thác xa bờ 23 chuỗi, quy mô 27.955 tấn/năm. - Lâm nghiệp: trồng rừng gỗ lớn 10 chuỗi, quy mô 13.000 ha, tre luồng 02 chuỗi quy mô 1.100 ha, quế 02 chuỗi quy mô 300 ha. b) Đến năm 2030: - Trồng trọt: lúa gạo 65 chuỗi quy mô 45.000 ha/năm; cây ăn quả 42 chuỗi với tổng quy mô 5.550 ha/năm; mía 02 chuỗi, quy mô 14.000 ha/năm; cây gai xanh 01 chuỗi, quy mô 6.500 ha/năm; rau 70 chuỗi, quy mô 1.800 ha/năm. - Chăn nuôi: lợn 74 chuỗi quy mô 517,1 nghìn con; gà 75 chuỗi, quy mô 4,111 triệu con/năm; bò 5 chuỗi quy mô 26,1 nghìn con; - Thủy sản: tôm thẻ chân trắng 26 chuỗi, quy mô quy 1.000 ha, sản lượng 25.000 tấn/năm; khai thác xa bờ 26 chuỗi, quy mô 31.020 tấn/năm. - Lâm nghiệp: trồng rừng gỗ lớn 19 chuỗi, quy mô 32.000 ha, sản lượng 500.000 m3/năm, tre luồng 2 chuỗi quy mô 1.100 ha, quế 2 chuỗi quy mô 300 ha. III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1. Nhiệm vụ 1.1. Xác định đối tượng cây trồng, vật nuôi và ứng dụng công nghệ cao cho các vùng sản xuất 1.1.1. Trồng trọt - Vùng sản xuất lúa gạo: tập trung trên vùng thâm canh lúa năng suất chất lượng hiệu quả cao với tổng diện tích 75 nghìn ha. Công nghệ ứng dụng trong sản xuất lúa gạo tập trung vào 2 nhóm đối tượng là: sản xuất giống lúa với quy mô từ 3.500 - 4.000 ha/năm, sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao, ứng dụng công nghệ hữu cơ, các quy trình VietGAP để tạo ra sản phẩm chất lượng cao. - Vùng sản xuất cây ăn quả tập trung: tổ chức sản xuất các loại cây có múi (cam, bưởi, chanh leo), xoài, dứa, ổi, vải, thanh long, chuối. Thực hiện sản xuất theo quy trình công nghệ cao và hướng công nghệ cao, sản phẩm đạt tiêu chuẩn từ VietGAP trở lên. - Vùng rau an toàn: tiếp tục mở rộng diện tích được ứng dụng công nghệ cao trên diện tích đủ điều kiện sản xuất rau an toàn đã được quy hoạch; tập trung vào các đối tượng rau quả có thị trường lớn và tiềm năng xuất khẩu như: cải bó xôi, đậu tương rau, ớt, dưa các loại, khoai tây... - Vùng mía nguyên liệu: tập trung ứng dụng công nghệ nâng cao năng suất và sản lượng mía, đáp ứng cho 2 nhà máy đường trong tỉnh hoạt động đảm bảo thời gian (100 - 110 ngày ép/niên vụ) và công suất thiết kế. - Vùng cây gai nguyên liệu: đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng gai nguyên liệu; đầu tư thâm canh nâng cao năng suất và sản lượng gai, đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy sợi dệt An Phước. - Các đối tượng cây trồng khác: tùy điều kiện, lợi thế của từng địa phương, xác định loại cây trồng có khả năng ứng dụng công nghệ cao với quy mô tập trung, hình thành các chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ; trong đó lưu ý một số loại cây trồng như: cói (Nga Sơn, Quảng Xương, Nông Cống), hoa cây cảnh (Triệu Sơn, Thành Phố, Đông Sơn...), chè (Triệu Sơn, Như Xuân)... 1.1.2. Chăn nuôi - Các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân: đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò thịt, dê) và con nuôi đặc sản (vịt Cổ Lũng, vịt bầu cổ xanh, lợn mán, gà đồi,…), từng bước hình thành và phát triển trang trại chăn nuôi tập trung an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường gắn với cơ sở giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Riêng đối với huyện Mường Lát tập trung các con nuôi đặc sản (lợn mán, vịt cổ rút, gà mông,..). - Các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Như Thanh: đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô lớn đảm bảo an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường gắn với cơ sở nhà máy giết mổ, chế biến, chế biến sâu và tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ môi trường. - Các huyện đồng bằng: giảm chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ và trang trại quy mô nhỏ trong khu dân cư; phát triển hợp lý các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, tập trung xa khu dân cư, các trang trại đã và đang hoạt động đảm bảo các điều kiện về chăn nuôi theo quy định, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa. 1.1.3. Thủy sản - Đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ phát triển thủy sản; hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại các vùng trọng điểm trong tỉnh. - Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao: đến năm 2025 đạt 700 ha và tăng lên 1.000 ha vào năm 2030. Diện tích nuôi tập trung tại các huyện: Hoằng Hóa 500 ha, Hậu Lộc 195 ha, thị xã Nghi Sơn 105 ha, Quảng Xương 100 ha, Nga Sơn 70 ha, Nông Cống 22 ha... 1.1.4. Lâm nghiệp - Xây dựng vùng sản xuất gỗ lớn có quy mô hàng hóa tập trung; tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu; tập trung phát triển các mặt hàng sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao và bền vững, như: đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm tinh chế từ lâm sản ngoài gỗ, lâm sản ngoài gỗ. - Tỷ lệ che phủ rừng đạt 54,5%; tiếp tục bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác QLBV, PCCCR, sâu bệnh hại rừng nhằm phát hiện sớm lửa rừng, mất rừng, suy giảm tài nguyên rừng. - Tập trung phát triển và hình thành chuỗi giá trị đối với các sản phẩm lâm nghiệp chủ lực, lợi thế của tỉnh: chuỗi sản phẩm tre luồng, chuỗi sản phẩm quế ngọc Thường Xuân, chuỗi sản phẩm nguyên liệu giấy (keo, luồng, nứa...) 1.2. Ứng dụng các tiêu chí về ứng dụng công nghệ cao và công nghệ thông minh trong sản xuất - Căn cứ các tiêu chuẩn, điều kiện, tiêu chí về ứng dụng công nghệ cao, hướng công nghệ cao đã được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành tại Quyết định 4145/QĐ-UBND , ngày 10/10/2019; ngoài ra, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường đã ban hành điều kiện, tiêu chuẩn ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp cho nhiều đối tượng cây trồng, vật nuôi; các địa phương, các chủ dự án lựa chọn phù hợp công nghệ để áp dụng. - Đối với những đối tượng cây trồng, vật nuôi có điều kiện, tiềm năng xây dựng thành các vùng sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và hình thành các chuỗi giá trị nhưng chưa được xây dựng ban hành các quy trình, công nghệ cụ thể, giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành làm cơ sở thực hiện. 1.3. Xây dựng các chuỗi giá trị Xác định rõ các khâu, đối tác tham gia thực hiện, từ đó xây dựng được bộ quy tắc cơ bản trong hoạt động của chuỗi; trong đó thể hiện rõ được vai trò chủ thể là các doanh nghiệp, hợp tác xã, với sự tham gia của nông dân, các tổ chức dịch vụ công, vai trò định hướng quản lý của Nhà nước và các mắt xích trong chuỗi. Đồng thời cần phải thể hiện rõ được mức độ, tỷ lệ đóng góp, chia sẻ hài hòa lợi ích cũng như rủi ro một cách công khai, công bằng. 2. Các giải pháp 2.1. Công tác tuyên truyền - Thực hiện tốt công tác truyền thông thông tin, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị của tỉnh, toàn thể Nhân dân tham gia thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo nội dung Kế hoạch. - Đổi mới về hình thức nội dung thông tin tuyên truyền cho phù hợp, dễ tiếp cận và phù hợp với đặc điểm sản xuất của từng địa phương, tận dụng được các nguồn lực sẵn có để thực hiện. Tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để thông tin tuyên truyền. - Tổ chức các phong trào thi đua phát triển sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh truyền thông về các mô hình, điển hình tiên tiến trong phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh, các chuỗi giá trị hoạt động hiệu quả; từ đó thúc đẩy sản xuất, tạo động lực cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và người sản xuất mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương. 2.2. Giải pháp về khoa học công nghệ - Tập trung tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất; ưu tiên trên một số lĩnh vực: giống, vật tư, công nghệ sinh học, quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt; bảo quản, chế biến sản phẩm nông sản, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thông minh. - Nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh trong trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả đã được khẳng định; … đẩy mạnh sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản theo hướng an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ trong nước và nước ngoài (JAS, IFOAM)… nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. - Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ trong chế biến, bảo quản nông sản, xử lý môi trường và phát triển bền vững; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sản xuất nông nghiệp; tập trung nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trên các lĩnh vực, bao gồm: + Lĩnh vực trồng trọt: đẩy mạnh nghiên cứu chọn tạo, du nhập giống mới và ứng dụng giống theo hướng tăng tỷ lệ giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận, phù hợp thị hiếu, thích ứng biến đổi khí hậu. Thực hiện các giải pháp khuyến khích mô hình tưới tiết kiệm nước phục vụ các khu nông nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất; ứng dụng các công nghệ mới của cách mạng nông nghiệp 4.0 trong quản lý, giám sát, điều khiển tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu, bệnh; quản lý sản phẩm theo chuỗi giá trị; truy xuất nguồn gốc. + Lĩnh vực chăn nuôi: du nhập, sản xuất các giống có chất lượng và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tốt vào trong chăn nuôi; đẩy mạnh chuyển giao nhanh và đồng bộ các tiến bộ KHKT, tạo ra các sản phẩm năng suất, chất lượng góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm; ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý chất thải, chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học, chế phẩm men vi sinh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. + Lĩnh vực lâm nghiệp: tập trung chuyển giao ứng dụng tiến bộ, khoa học công nghệ, khuyến khích đổi mới, sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới; bảo tồn đa dạng sinh học; dịch vụ môi trường rừng; chất lượng rừng trồng và công nghệ chế biến lâm sản; bảo đảm cả nghiên cứu cơ bản và ứng dụng; xây dựng các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ, ưu tiên các lĩnh vực: chọn, tạo giống cây lâm nghiệp chất lượng cao, thâm canh rừng trồng sản xuất, công nghệ chế biến lâm sản, sản phẩm phụ trợ thay thế hàng nhập khẩu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học trong quản lý và bảo vệ rừng, phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ; thúc đẩy hiện đại hóa công nghiệp chế biến lâm sản, khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, chế biến sâu, tiết kiệm nguyên liệu; khuyến khích phát triển các vật liệu mới thay thế gỗ, kết hợp gỗ nhựa, gỗ kim loại. + Lĩnh vực thủy sản: tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP để nhanh chóng tiếp cận thị trường và đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng; ứng dụng công nghệ cao nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà bạt, nhà kính. Ứng dụng công nghệ vệ tinh, viễn thám, GIS, GPS… vào quản lý, kiểm soát khai thác; nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới trong khai thác và bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác để nâng cao giá trị sản phẩm khai thác, có sản phẩm chất lượng cho phục vụ chế chế biến và xuất khẩu. 100% các tàu khai thác hải sản xa bờ hoạt động dài ngày trên biển và các tàu thu mua có hầm bảo quản bằng vật liệu cách nhiệt, lắp máy cấp đông hoặc máy phả lạnh, công nghệ bảo quản mới nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch. - Chuyển đổi số: đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ và phát triển thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin đối với việc triển khai các biện pháp kỹ thuật cao và quản lý các vùng sản xuất; theo từng đối tượng cây trồng, vật nuôi, vùng sản xuất có các phương án chuyển đổi số một cách phù hợp, trong đó đặc biệt ưu tiên đầu tư các khâu: hạ tầng phục vụ chuyển đổi số, nhân lực chuyển đổi số, quy trình chuyển đổi số. - Thiết lập và quản lý mã vùng trồng, vùng nuôi, vùng khai thác phù hợp với các quy định, hàng rào kỹ thuật của thị trường trong nước và xuất khẩu của từng nước khác nhau, đảm bảo điều kiện và tạo cơ hội để nông sản của tỉnh mở rộng, phát triển thị trường xuất khẩu và nội địa. 2.3. Phát triển doanh nghiệp và hợp tác xã, đổi mới phương thức sản xuất, hình thành chuỗi giá trị - Tập trung đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng phát triển hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và người dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để đẩy mạnh liên kết phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp chế biến, tạo thành các chuỗi giá trị sản xuất, chế biến và tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Khuyến khích thành lập mới các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; HTX gắn với sản xuất các sản phẩm OCOP. - Xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao, tham gia các chuỗi liên kết sản xuất có hiệu quả cao đã và đang thực hiện thành công trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các HTX, cơ sở, làng nghề xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu. - Rà soát các cơ chế, chính sách về hỗ trợ cho phát triển doanh nghiệp như tiếp cận đất đai, đổi mới khoa học công nghệ kỹ thuật, liên kết, tiêu thụ sản phẩm,… tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp và doanh nhân phát triển. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản tham gia các chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm nông, lâm, thủy sản như: hội nghị, hội thảo, hội chợ, phiên chợ, Tuần lễ nông sản an toàn để quảng bá, kết nối các cơ sở sản xuất với các cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm trong và ngoài tỉnh, thúc đẩy phát triển các chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn. Đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch. - Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với thu hút doanh nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong các ngành, sản phẩm thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, từ cung ứng đến sản xuất, bảo quản, bao tiêu sản phẩm, hàng hóa. 2.4. Đầu tư cải tạo, nâng cấp hạ tầng phục vụ sản xuất Rà soát, lồng ghép các chương trình, dự án, đặc biệt là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để hoàn thiện các công trình về thủy lợi, điện, giao thông nội đồng…. Quan tâm đầu tư cho các vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm và vùng khó khăn; thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa đầu tư, nhằm huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức và người dân đầu tư vào nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, trong đó: - Tập trung vào hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và hệ thống giao thông đến các vùng sản xuất; hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng đáp ứng yêu cầu sản xuất, ưu tiên đầu tư các vùng đất chuyên canh. - Đầu tư hạ tầng cho khu trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn, gồm: đường giao thông, đường điện, hệ thống cấp thoát nước đến chân tường rào cho các khu trang trại chăn nuôi tập trung. - Tăng đầu tư cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản tập, hệ thống cảnh báo và giám sát môi trường, hệ thống quản lý dịch bệnh thú y và thủy sản; tiếp tục đầu tư sắp xếp quy hoạch các dự án cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão. - Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đài trạm thông tin ven biển phục vụ tàu thuyền đánh bắt hải sản, chủ động ứng phó với các cơn bão, sóng thần và các tai nạn, rủi ro trên biển, tăng cường bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển, nhất là ở các khu vực xa bờ. - Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng cơ bản tạo kết nối đồng bộ, nhất là kết nối liên xã, liên huyện; đầu tư hệ thống thu, mua, kết nối, cung ứng nông sản hiện đại, cơ sở hạ tầng thương mại gắn với vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn. - Đổi mới thiết bị, công nghệ, đầu tư, nâng cấp các nhà máy chế biến nông sản để tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường. Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng logistic, hạ tầng kho bãi phục vụ phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản. 2.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, tập huấn và khuyến nông - Đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lựa chọn trọng tâm, trọng điểm vào kỹ thuật sản xuất cây trồng, vật nuôi chủ lực, có lợi thế sản xuất hàng hóa, hình thành các chuỗi giá trị. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuẩn cho các cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác; phát hiện, tổng kết các mô hình thực tiễn về kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ chức, liên kết sản xuất để phổ biến, nhân rộng thông qua các chương trình bồi dưỡng, tập huấn phù hợp. Xây dựng đội ngũ chuyên gia và nhà khoa học giỏi trong từng lĩnh vực. - Khuyến khích các cơ sở đào tạo tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ thông qua việc đẩy mạnh phương thức đặt hàng giao trực tiếp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ưu tiên tạo ra sản phẩm, quy trình công nghệ cao phục vụ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực. - Tổ chức rà soát hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến huyện, xã; đào tạo tập huấn để nâng cao trình độ cán bộ khuyến nông; xây dựng mạng lưới khuyến nông tham gia trực tiếp vào chuyển giao khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật gắn với đào tạo nghề cho nông dân trên sản phẩm có lợi thế của vùng. - Nâng cao năng lực cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản: tập huấn, hướng dẫn cho doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong chuỗi giá trị về sản xuất thực phẩm đa dạng, an toàn; hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở tham gia chuỗi áp dụng các chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tiên tiến (VietGAP, GlobalGAP, HACCP, ISO…). 2.6. Xây dựng thương hiệu, thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường - Tăng cường liên kết chế biến gắn với vùng nguyên liệu tại các địa phương, đặc biệt là các vùng có sản lượng nông sản lớn, thuận lợi giao thông, lao động, logistics, có tiềm năng trở thành động lực tăng trưởng cho cả khu vực. Lựa chọn các doanh nghiệp chế biến nông sản “đầu tàu” có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ thiết bị và thị trường để dẫn dắt chuỗi giá trị, vận hành một cách thông suốt, hiệu quả. - Duy trì tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa hàng năm để thúc đẩy kết nối các cơ sở sản xuất với các cơ sở tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, hình thành các chuỗi cung ứng - tiêu thụ nông sản thực phẩm; xây dựng Bản tin sản xuất, thị trường tiêu thụ nông sản tỉnh Thanh Hóa hàng quý, nhằm cung cấp kịp thời thông tin cho các địa phương, doanh nghiệp nắm bắt để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường. - Tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản thực phẩm của Thanh Hóa đến các kênh phân phối, nhằm mở rộng thị trường, nâng tầm giá trị, từng bước tiếp cận với nền tảng thương mại số, hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chuyển đổi số trong nông nghiệp, đồng thời tạo thuận lợi cho việc xây dựng thương hiệu sản phẩm. - Triển khai thực hiện có hiệu quả các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký với các nước (CPTPP, EVFTA...) để khai thác và phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản. 2.7. Triển khai thực hiện tốt các cơ chế chính sách - Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương và của Tỉnh đã ban hành đang còn hiệu lực trong giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 để khuyến khích, tạo động lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung, phát triển sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh nói riêng. - Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh trình duyệt theo quy định; trong đó, tập trung hỗ trợ xây dựng hạ tầng cho vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao, thu hút các dự án đầu tư vào chế biến sản phẩm nông nghiệp chủ lực tại vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. 2.8. Các dự án ưu tiên đầu tư: (chi tiết có Phụ lục kèm theo) 3. Kính phí thực hiện Thực hiện đa dạng nguồn vốn huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện Kế hoạch. 1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. 2. Kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án, dự án đầu tư công giai đoạn 2021 - 2030. 3. Kinh phí vận động, huy động từ các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và kinh phí hợp pháp khác. 4. Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Là cơ quan đầu mối tổng hợp, đôn đốc, kiểm tra trong việc thực hiện Kế hoạch này, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện hàng năm và theo yêu cầu. - Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch; xây dựng chỉ tiêu, mục tiêu và các giải pháp cụ thể từng năm; chủ động hoặc đề xuất lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch này với các chương trình và các đ ề án của tỉnh. - Chủ trì, phối hợp với với các đơn vị có liên quan đề xuất điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích thực hiện đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch; hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hiệu quả, đạt kết quả cao; hàng năm xây dựng kinh phí để phục vụ công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Kế hoạch trình duyệt, theo quy định. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan cân đối, bố trí kinh phí lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công, Ngân sách nhà nước và hướng dẫn việc lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện đảm bảo hiệu quả đầu tư. 3. Sở Tài chính Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành có liên quan tham mưu, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét bố trí kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thông minh, gắn với việc phát triển các chuỗi giá trị. 4. Sở Khoa học và Công nghệ Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan tham mưu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, phục vụ phát triển ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thông minh; gắn với việc phát triển các chuỗi giá trị trong các chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ và cấp tỉnh. 5. Sở Công Thương Chủ trì, nghiên cứu các chính sách thương mại, các hàng rào kỹ thuật và điều hành hoạt động xuất, nhập khẩu; xúc tiến thương mại, liên kết, tìm kiếm các nhà phân phối hỗ trợ tiêu thụ nông sản. 6. Sở Tài nguyên và Môi trường Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các địa phương xác định diện tích đất nông nghiệp được phân bổ chỉ tiêu trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện làm căn cứ giao đất, cho thuê đất thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp theo quy định. 7. Sở Thông tin và Truyền thông Chỉ đạo Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức của cán bộ đảng viên và Nhân dân trong tỉnh về các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Kế hoạch. Lập chuyên trang, chuyên mục để kịp thời thông tin về các mô hình tốt, các điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng cao, thông minh, để các địa phương, doanh nghiệp, người dân học tập, làm theo. 8. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về Chương trình OCOP. Hỗ trợ phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống, đặc trưng, có lợi thế của địa phương theo hướng quy hoạch vùng sản xuất tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; phát triển theo chuỗi giá trị. 9. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập mới, nâng chất lượng, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; hỗ trợ phát triển mô hình hợp tác, liên kết doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 10. Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả. 11. Đề nghị Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh Tăng cường vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội trong việc thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội; tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt nội dung Kế hoạch; lựa chọn, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả để vận động đoàn viên, hội viên tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện. 12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố - Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thông minh trên địa bàn quản lý; gắn với việc phát triển các chuỗi giá trị; trong đó, xác định rõ vị trí, quy mô, đối tượng, chủ thể thực hiện, xây dựng cụ thể các giải pháp đảm bảo mục tiêu đề ra; đồng thời phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có lợi thế, sản phẩm OCOP của địa phương gắn với xây dựng thương hiệu, thị trường tiêu thụ. - Triển khai rà soát, điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực của địa phương, có khả năng cạnh tranh phù hợp với định hướng phát triển của ngành và nhu cầu thị trường; nghiên cứu, xây dựng mô hình sản xuất và các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp, hiệu quả. - Vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách của tỉnh để khuyến khích đầu tư phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương để thu hút vốn đầu tư xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. - Lồng ghép các chương trình, dự án để khai thác tốt nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích và chỉ đạo tổ chức thành lập các hợp tác xã, kêu gọi doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư trên địa bàn. - Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành trong công tác xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định. 13. Đề nghị các doanh nghiệp và các hiệp hội Đề nghị các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng nêu cao tinh thần trách nhiệm, vì cộng đồng, vì sự phát triển của ngành nông nghiệp Thanh Hóa, tăng cường nghiên cứu, lựa chọn đối tượng, phương thức phù hợp, đầu tư sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ cao, hình thành các chuỗi giá trị, xây dựng nhãn hiệu, phát triển thị trường, tạo thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp của Thanh Hóa./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Đức Giang PHỤ LỤC: CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ (Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 260/KH-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa) TT Tên dự án Địa điểm xây dựng Quy mô/công suất đầu tư Giai đoạn đầu tư Tổng nguồn kinh phí đầu tư (tỷ đồng) Ghi chú Tổng 34.335,206 I Lĩnh vực Công nghệ cao 3.115 1 Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng Huyện Thọ Xuân 800 - 1.000 ha 2021 - 2025 1.000 QĐ 3416/QĐ- UBND ngày 01/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh 2 Dự án đầu tư xây dựng vùng nông nghiệp công nghệ cao các huyện dọc đường Hồ Chí Minh Huyện trung du, miền núi Mía thâm canh 7.000 ha; rau an toàn 1.000 ha; 02 trang trại bò thịt chất lượng cao, qui mô 3.000 con/trang trại; khu liên hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi kết hợp nuôi lợn hướng nạc, quy mô 70 nghìn con,... 2021 - 2025 2.115 QĐ 3416/QĐ- UBND ngày 01/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh II Lĩnh vực Trồng trọt 5.000 1 Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo xuất khẩu gắn với phát triển vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng cao Tại các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Nông Cống, Hoằng Hóa, Quảng Xương. 10.000 ha/dự án công suất 100.000 tấn/năm/nhà máy 2021- 2030 1.000 QĐ 3416/QĐ- UBND ngày 01/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh 2 Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến và xuất khẩu rau, quả (10 dự án) Các huyện: Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Nông Cống.... 2.000 ha/dự án; công suất 50.000 tấn rau, quả/năm/nhà máy 2021- 2030 2.500 QĐ 3416/QĐ- UBND ngày 01/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh 3 Đầu tư xây dựng hệ thống tưới mía thâm canh công nghệ cao Các huyện: Thọ Xuân, Thạch Thành, Nông Cống, Bá Thước, Ngọc Lặc, Như Thanh, Như Xuân, Triệu Sơn 7.000 ha - 13.000 ha 2021- 2025 1.500 Đề xuất Dự án mới III Lĩnh vực Chăn nuôi 22.900 1 Dự án khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi, chế biến thực phẩm công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hoá tại huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh và huyện Cẩm Thủy. Các huyện: Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Lang Chánh 45.000 lợn nái, 315.000 lợn thịt/năm 2022- 2025 22.000 QĐ 3416/QĐ- UBND ngày 01/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh 2 Các dự án đầu tư chăn nuôi gà thịt công nghệ cao, để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giết mổ, chế biến xuất khẩu thịt gà VietAvis. Các huyện trung du, miền núi thấp, đồng bằng 10 chuồng/khu dự án, quy mô 26.000 gà thịt/chuồng 2022- 2030 550 QĐ 3416/QĐ- UBND ngày 01/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh 3 Nhà máy giết mổ, chế biến, bảo quản, tiêu thụ thịt gia súc gắn với chuỗi cửa hàng cung cấp thực phẩm an toàn. Các huyện: Yên Định, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Như Xuân, thị xã Nghi Sơn 12-15 tấn thịt gia súc, gia cầm/ngày 2022- 2030 350 Quyết định số 3416/QĐ- UBND ngày 01/9/2021 IV Lĩnh vực lâm nghiệp 1.380,206 1 Dự án nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng Các huyện, thị xã, thành phố Dự án nhóm C 2023- 2025 28,820 Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 10/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 07/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh 2 Nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất sản phẩm tre luồng Thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh Diện tích: 15 ha; công suất: 80 triệu cây tre, luồng/năm. Hoàn thành đi vào hoạt động quý III/2023 298 Quyết định 2146/QĐ- UBND ngày 19/02/2021 của UBND tỉnh 3 Nhà máy chế biến nông lâm sản và sản xuất viên nén mùn cưa Minh Ngọc Khu công nghiệp Ngọc Lặc Diện tích: 6,87 ha; công suất: 48.000 tấn sản phẩm/năm Thời gian hoàn thành đưa dự án vào sử dụng Quý III/2021 74,386 Quyết định số 3329/QĐ- UBND ngày 04/9/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa 4 Nhà máy sản xuất viên nén gỗ Khu kinh tế Nghi Sơn Công suất: 200.000 tấn sản phẩm/năm Đang đề xuất chủ trương Dự án đề xuất mới 5 Nhà máy chế biến gỗ công nghệ cao Khu kinh tế Nghi Sơn Công suất: 50.000 tấn sản phẩm/năm diện tích khoảng 7 ha. 935 Dự án đề xuất mới 6 Vườn ươm giống cây trồng lâm nghiệp và cây dược liệu kết hợp cho giá trị kinh tế cao Khu kinh tế Nghi Sơn Diện tích khoảng 22 ha; công suất: khoảng 7 triệu cây (2 triệu cây trồng lâm nghiệp, 5 triệu cây dược liệu). 44 Quyết định Số: 1551/QĐ- UBND ngày 09/5/2022 của UBND tỉnh V Lĩnh vực Thủy sản 1.940 1 Đầu tư phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản (tôm nước lợ) Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương 1.346 ha 2022- 2026 135 Dự án “Phát triển thủy sản bền vững”, vay vốn WB 2 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khai thác hải sản Cảng cá Lạch Hới, Sầm Sơn; cảng cá Lạch Bạng, Nghi Sơn; cảng cá Hoằng Trường, Hoằng Hóa; cảng cá kết hợp KNĐ tránh trú bão huyện Hậu Lộc Nâng cấp, mở rộng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác, giảm tổn thất sau thu hoạch 2022- 2026 665 Dự án “Phát triển thủy sản bền vững”, vay vốn WB 3 Dự án NTTS bằng lồng, bè trên vùng biển đảo Hòn Mê thị xã Nghi Sơn Quy mô 88 ha (nuôi tôm hùm 15 ha, nuôi cá biển 73 ha). 2022- 2026 240 QĐ 3416/QĐ- UBND ngày 01/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh 4 Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, huyện Hậu Lộc Công suất 20.000 tấn/năm 2022- 2030 900
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa", "promulgation_date": "07/11/2022", "sign_number": "260/KH-UBND", "signer": "Lê Đức Giang", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2496-QD-BTTTT-2017-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-to-chuc-cua-Vu-To-chuc-can-bo-401653.aspx
Quyết định 2496/QĐ-BTTTT 2017 chức năng nhiệm vụ quyền hạn tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2496/QĐ-BTTTT Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Vị trí và chức năng Vụ Tổ chức cán bộ là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý về công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, thực thi công vụ, tiền lương, cải cách hành chính, bảo vệ chính trị nội bộ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ hoặc Bộ được giao quản lý theo quy định của pháp luật. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, biên chế, chế độ chính sách, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. 2. Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực của ngành thông tin và truyền thông. 3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, biên chế, chế độ chính sách, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực thông tin và truyền thông theo phân công của Bộ trưởng. 4. Tham mưu giúp Bộ trưởng sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; trình Bộ trưởng phê duyệt các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; quy định về phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Bộ và hướng dẫn thực hiện sau khi được phê duyệt. 5. Xây dựng, trình Bộ trưởng các quy định về công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ theo quy định của pháp luật. 6. Chủ trì, hướng dẫn thực hiện việc nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo quy định. 7. Nghiên cứu, xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt quy hoạch cán bộ các cấp; thực hiện các thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thôi việc, nghỉ hưu, kỷ luật cán bộ thuộc diện Bộ quản lý. 8. Triển khai thực hiện việc xếp lương, nâng bậc lương, nâng ngạch, tháng hạng, chuyển ngạch, thay đổi chức danh nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý. 9. Thực hiện quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức của Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. 10. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch và quyết định giao biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. 11. Hướng dẫn xây dựng, thẩm định Đề án vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc bố trí công chức, viên chức theo cơ cấu và vị trí việc làm đã được phê duyệt. 12. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ và các cơ quan liên quan hướng dẫn, tổ chức thi/xét thăng hạng viên chức chuyên ngành thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật. 13. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; hướng dẫn tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các Sở Thông tin và Truyền thông. 14. Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt quy chế, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện; thẩm định, có ý kiến về phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định. 15. Chủ trì, phối hợp trình Bộ trưởng phê duyệt chủ trương, quyết định cử các đoàn đi công tác nước ngoài và đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn ở trong nước và nước ngoài theo quy định. 16. Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện các quy định về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các trường trực thuộc Bộ và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện. 17. Chủ trì, phối hợp nghiên cứu để xây dựng các cơ chế chính sách về thúc đẩy, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ trình Bộ trưởng và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 18. Chủ trì, phối hợp xây dựng trình Bộ trưởng ban hành các chủ trương, biện pháp để quản lý, hướng dẫn hoạt động đối với tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ theo quy định của pháp luật. 19. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch về công tác thanh niên; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh niên trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ. 20. Về thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ hoặc Bộ được giao quản lý (sau đây gọi tắt là các doanh nghiệp trực thuộc Bộ): a) Chủ trì, phối hợp với Vụ Quản lý doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan tham mưu, trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi và bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Bộ; b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Quản lý doanh nghiệp tham mưu giúp Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ hoặc quyết định theo thẩm quyền về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với người quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ; quyết định việc cử người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ khi chuyển thành công ty cổ phần theo thẩm quyền; thực hiện nhận xét, đánh giá người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; c) Tham mưu giúp Bộ trưởng về việc chuyển xếp lương, nâng bậc lương của người quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ; d) Tham mưu giúp Bộ trưởng có ý kiến đối với thang lương, bảng lương, quy chế trả lương do các doanh nghiệp trực thuộc Bộ xây dựng trước khi thực hiện; đ) Chủ trì, phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện định mức lao động, kế hoạch lao động; quy định về tiền lương, tuyển dụng, thu nhập và các chính sách đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ; e) Phối hợp với Vụ Quản lý doanh nghiệp tham mưu giúp Bộ trưởng trong công tác sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp trực thuộc Bộ; g) Chủ trì, phối hợp với Vụ Quản lý doanh nghiệp tham mưu giúp Bộ trưởng giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư khi tiến hành cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. 21. Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực cải cách hành chính của Bộ; chủ trì thực hiện cải cách hành chính đối với lĩnh vực cải cách bộ máy hành chính và xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. 22. Chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập hội, hiệp hội và tổ chức phi chính phủ; trình Bộ trưởng công nhận Ban vận động thành lập hội, hiệp hội; tham gia quản lý hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 23. Quản lý công tác dự bị, động viên, dân quân tự vệ, chính sách hậu phương quân đội, chính sách người có công với cách mạng của Bộ; thực hiện công tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong lĩnh vực thông tin và truyền thông theo quy định. 24. Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Ban cán sự Đảng, Văn phòng Đảng ủy, công tác bảo vệ chính trị nội bộ. 25. Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan chủ quản đối với các cơ quan báo chí, xuất bản trực thuộc Bộ theo quy định của pháp luật. 26. Thực hiện các chế độ báo cáo, thống kê theo quy định của pháp luật. 27. Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, tài sản, tài liệu của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. 28. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao. Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế Vụ Tổ chức cán bộ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và các công chức chuyên môn trực tiếp giúp việc. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của Vụ, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức chuyên môn trong Vụ do Vụ trưởng quy định. Biên chế của Vụ Tổ chức cán bộ do Bộ trưởng quyết định trong tổng số biên chế hành chính của Bộ được giao. Điều 4. Hiệu lực thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. 2. Bãi bỏ Quyết định số 1441/QĐ-BTTTT ngày 07 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ. Điều 5. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 5; - Bộ trưởng và các Thứ trưởng; - Sở TT&TT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; - Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; - Trang TTĐT của Bộ TT&TT; - Lưu: VT, TCCB (110b) BỘ TRƯỞNG Trương Minh Tuấn
{ "issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông", "promulgation_date": "29/12/2017", "sign_number": "2496/QĐ-BTTTT", "signer": "Trương Minh Tuấn", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-3384-QD-UBND-cong-bo-bo-don-gia-xay-dung-khu-vuc-Ho-Chi-Minh-2016-317149.aspx
Quyết định 3384/QĐ-UBND công bố bộ đơn giá xây dựng khu vực Hồ Chí Minh 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3384/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 07 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ BỘ ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Căn cứ Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Công văn số 1776/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây dựng công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng; Căn cứ Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây dựng công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt; Căn cứ Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán xây dựng công trình - phần khảo sát xây dựng; Căn cứ Quyết định số 1129/QĐ-BXD ngày 07 tháng 12 năm 2009 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán xây dựng công trình - phần sửa chữa; Căn cứ Quyết định số 1091/QĐ-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2010 của Bộ Xây dựng công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - phần Xây dựng (bổ sung); Căn cứ Quyết định số 1172/QĐ-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng (Sửa đổi và bổ sung); Căn cứ Quyết định số 1173/QĐ-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Lắp đặt (sửa đổi và bổ sung); Căn cứ Quyết định số 588/QĐ-BXD ngày 29 tháng 5 năm 2014 của Bộ Xây dựng công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng (Sửa đổi và bổ sung); Căn cứ Quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 08 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng về công bố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng; Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 8403/TTr-SXD ngày 31 tháng 5 năm 2016, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Nay công bố kèm theo Quyết định này Bộ đơn giá xây dựng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, gồm các phần sau: - Phần xây dựng; - Phần Lắp đặt; - Phần Khảo sát xây dựng; - Phần Sửa chữa. 1. Đơn giá xây dựng mới (phần xây dựng; phần lắp đặt; phần sửa chữa; phần khảo sát xây dựng) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, là cơ sở để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn Nhà nước (ngân sách và ngoài ngân sách) trên địa bàn Thành phố. Riêng đối với công trình xây dựng cơ bản ngành bưu chính, viễn thông, nếu định mức nào có quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại các Văn bản số 257/BTTTT-KHTC ngày 09 tháng 02 năm 2009 về việc công bố giá máy và thiết bị thi công công trình bưu chính, viễn thông, số 258/BTTTT-KHTC ngày 09 tháng 02 năm 2009 về việc công bố định mức xây dựng cơ bản công trình bưu chính, viễn thông, thì áp dụng theo các Văn bản số 257/BTTTT-KHTC , số 258/BTTTT-KHTC của Bộ Thông tin và Truyền thông. 2. Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Xây dựng, khi có biến động về giá, chủ động nghiên cứu, đề xuất ban hành hệ số điều chỉnh phần chi phí nhân công (Knc) và chi phí máy thi công (Kmtc) thích hợp theo mức lương đầu vào do Bộ Xây dựng hướng dẫn, có tham khảo ý kiến các sở ngành có liên quan. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành đơn giá xây dựng mới. 3. Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bộ đơn giá xây dựng này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ảnh về Sở Xây dựng để nghiên cứu, giải quyết. Trường hợp ngoài thẩm quyền, Sở Xây dựng sẽ báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố và kiến nghị Bộ Xây dựng. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 và thay thế các Quyết định số 75/QĐ-UB-QLĐT ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành đơn giá công tác sửa chữa trong xây dựng cơ bản Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 103/2006/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành bộ đơn giá khảo sát xây dựng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 104/2006/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành bộ đơn giá xây dựng cơ bản khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các chủ đầu tư và các đơn vị tham gia hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Xây dựng; - Thường trực Thành ủy; - TTUB: CT, các PCT; - VPUB: Các PVP; - Phòng ĐTMT, TTCB; - Lưu: VT, (DTMT/TN) D. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Văn Khoa FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "02/07/2016", "sign_number": "3384/QĐ-UBND", "signer": "Lê Văn Khoa", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Nghi-dinh-115-1997-ND-CP-che-do-bao-hiem-Bat-buoc-trach-nhiem-dan-su-cua-chu-xe-co-gioi-41288.aspx
Nghị định 115/1997/NĐ-CP chế độ bảo hiểm Bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 115/1997/NĐ-CP Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 1997 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 115/1997/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 12 NĂM 1997 VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995; Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, NGHỊ ĐỊNH: Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Nghị định này quy định về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của những người bị thiệt hại về thân thể và tài sản do xe cơ giới gây ra, đồng thời giúp chủ xe cơ giới khắc phục được hậu quả tài chính, góp phần ổn định kinh tế, xã hội. Điều 2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới kể cả chủ xe là người nước ngoài sử dụng xe cơ giới trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo các quy định tại Nghị định này. Điều 3. Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Doanh nghiệp bảo hiểm: là doanh nghiệp được phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam được Bộ Tài chính cho phép hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. 2. Chủ xe cơ giới: là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu xe hay bất kỳ người nào được phép sử dụng xe cơ giới, kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe cơ giới; 3. Xe cơ giới: là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó, trừ xe đạp máy. Điều 4. Những người bị thiệt hại về thân thể và tài sản do xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới gây ra, có quyền khiếu nại trực tiếp doanh nghiệp bảo hiểm, đòi bồi thường thoả đáng và kịp thời theo đúng các quy định của pháp luật. Chương 2: NỘI DUNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI Điều 5. Chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quy định tại Nghị định này, bao gồm bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xe cơ giới gây ra đối với người thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách. Điều 6. Nghĩa vụ tham gia chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quy định tại Nghị định này được thể hiện thông qua việc ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm. Căn cứ vào quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành, doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe cơ giới ký kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng ký kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Điều 7. Nghĩa vụ và quyền lợi của chủ xe cơ giới. 1. Nghĩa vụ của chủ xe cơ giới: a) Mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xe cơ giới gây ra. Ngoài ra, chủ xe kinh doanh vận chuyển hành khách còn phải mua thêm bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách; b) Mang theo và xuất trình khi có yêu cầu của cảnh sát giao thông giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đang có hiệu lực do doanh nghiệp bảo hiểm cấp trong khi sử dung xe. 2. Quyền lợi của chủ xe cơ giới: a) Đối với chủ xe cơ giới là đơn vị sản xuất kinh doanh, phí bảo hiểm được tính vào giá thành hoặc phí lưu thông; đối với chủ xe cơ giới là đơn vị hành chính sự nghiệp, phí bảo hiểm được tính vào kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; b) Khi xảy ra trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, chủ xe được doanh nghiệp bảo hiểm thay mặt bồi thường cho người bị thiệt hại về thân thể và tài sản do xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm gây ra và các chi phí cần thiết hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm tối thiểu tổn thất hay để thực hiện các chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. Điều 8. Nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm: 1. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm: a) Bán bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xe cơ giới gây ra; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách theo yêu cầu của chủ xe cơ giới; b) Chấp hành đúng quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành; c) Khi bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích đầy đủ cho chủ xe các thông tin có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm và cung cấp quy tắc, biểu phí, mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính ban hành hay biểu phí và các mức trách nhiệm khác mà doanh nghiệp bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính; d) Ngay sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp cho chủ xe giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật; đ) Nhanh chóng xem xét giải quyết bồi thường thoả đáng và kịp thời theo đúng các quy định của pháp luật, khi có yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới hay người bị thiệt hại về thân thể hoặc tài sản do xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm gây ra. 2. Quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Được nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng và hợp pháp trong quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Chương 3: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TRONG VIỆC BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI Điều 9. Bộ Tài chính có trách nhiệm: 1. Quy định điều kiện, tiêu chuẩn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới; 2. Ban hành quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; 3. Tổ chức chỉ đạo công tác giám sát, kiểm tra các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, làm tốt công tác bồi thường cho những người bị thiệt hại, triển khai công tác đề phòng và hạn chế tổn thất; 4. Xử lý các doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Điều 10. Bộ Nội vụ có trách nhiệm: 1. Tổ chức chỉ đạo công tác giám sát và kiểm tra các chủ xe cơ giới trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; 2. Xử lý các chủ xe vi phạm chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; 3. Chủ trì điều tra, xử lý các vụ tai nạn giao thông đường bộ; 4. Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện tốt các quy định của Nghị định này; 5. Cung cấp các giấy tờ cần thiết xác định lỗi, trách nhiệm của các bên liên quan và kết quả điều tra tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm nếu có yêu cầu chính đáng để xem xét, giải quyết bồi thường nhanh chóng, thoả đáng và kịp thời cho chủ xe hay những người bị thiệt hại. Điều 11. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm: 1. Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình quy phạm và các định mức kinh tế kỹ thuật thuộc thẩm quyền của ngành nhằm bảo đảm xe cơ giới vận hành, vận chuyển hành khách được an toàn; 2. Phối hợp với Bộ Nội vụ phân tích nguyên nhân, xử lý các vụ tai nạn giao thông đường bộ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai thực hiện tốt chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; 3. Phối hợp với Bộ Tài chính áp dụng các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất trong giao thông đường bộ. Điều 12. Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan văn hoá thông tin, báo chí Trung ương và địa phương tuyên truyền phổ biến cho nhân dân hiểu rõ chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, động viên chủ xe, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định này. Điều 13. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị định này, phối hợp với lực lượng cảnh sát nhân dân, ngành giao thông và Bộ Tài chính áp dụng các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất, tạo điều kiện để các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia giải quyết tai nạn giúp chủ xe, người bị thiệt hại nhanh chóng khắc phục hậu quả tài chính sớm ổn định đời sống kinh tế, xã hội. Chương 4: XỬ LÝ VI PHẠM Điều 14. 1. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới được coi là một trong số những loại giấy tờ mà chủ xe phải có và thường xuyên mang theo khi sử dụng xe theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị và phải xuất trình theo yêu cầu của cảnh sát giao thông. 2. Chủ xe cơ giới vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính theo các quy định của pháp luật hiện hành đối với hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Điều 15. Doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Chương 5: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 16. Các khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quy định trong Nghị định này được giải quyết theo trình tự, thủ tục của Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Điều 17. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 30/HĐBT ngày 10 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều 18. Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Nội vụ, Giao thông vận tải theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này. Điều 19. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "17/12/1997", "sign_number": "115/1997/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nghi-quyet-61-2016-NQ-HDND-dieu-chinh-quy-hoach-phat-trien-nong-nghiep-nong-thon-Kien-Giang-342719.aspx
Nghị quyết 61/2016/NQ-HĐND điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn Kiên Giang
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 61/2016/NQ-HĐND Kiên Giang, ngày 19 tháng 12 năm 2016 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN GẮN VỚI CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ BA Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Xét Tờ trình số 183/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 67/BC-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Hội đồng nhân dân thông qua điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, nội dung chủ yếu sau: I. Quan điểm điều chỉnh quy hoạch 1. Tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các tiểu vùng sinh thái phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao với các sản phẩm chủ lực là lúa gạo và thủy sản. Chú trọng chuyển đổi cơ cấu sản xuất hiệu quả, chất lượng cao với các mô hình sản xuất luân canh lúa - màu, lúa - tôm, lúa - cá. Xây dựng vùng lúa chuyên canh tập trung chất lượng cao theo mô hình cánh đồng lớn. Phát triển vùng cây ăn trái, sản xuất rau màu, đặc biệt là rau sạch ở các vùng ven đô thị, khu du lịch. Địa bàn Phú Quốc tập trung phát triển các mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao để tạo cảnh quan du lịch. 2. Ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, tạo giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững. Tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các mặt hàng nông nghiệp, xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động và không ngừng phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã và kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp, làm chủ thể để liên kết với các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị. Tiếp cận với dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản xuất có hiệu quả cao và bền vững. 3. Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân và chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng công tác trồng rừng phòng hộ ven biển, giữ ổn định diện tích rừng đặc dụng trong Vườn Quốc gia Phú Quốc, U Minh Thượng, khu vực Hòn Chông - Kiên Lương; tăng tỷ lệ rừng kinh tế trong tổng diện tích rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp đa chức năng; tăng cường trồng cây phân tán… để thích ứng với biến đổi khí hậu. II. Mục tiêu phát triển 1. Mục tiêu chung - Điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp - nông thôn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp nhằm mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng các mặt hàng nông thủy sản và phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và suy giảm nguồn nước ngọt. - Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại theo hướng tạo giá trị gia tăng và phát triển bền vững, dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh gắn nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu; áp dụng khoa học - công nghệ, làm ra sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường quốc tế; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, lao động và nguồn vốn; tăng nhanh thu nhập và đời sống của nông dân. 2. Mục tiêu cụ thể a) Từ nay đến năm 2020 - Tốc độ tăng giá trị sản xuất: Toàn ngành 5,6%/năm, nông nghiệp 3,6%/năm, lâm nghiệp 1,7%/năm, thủy sản 8,1%/năm. Trong nội bộ ngành nông nghiệp: Trồng trọt 2,2%/năm, chăn nuôi 9,4%/năm, dịch vụ 8,5%. - Cơ cấu giá trị sản xuất: Nông nghiệp 49,1%, lâm nghiệp 0,5% và thủy sản 50,4%; trồng trọt 67,4%, chăn nuôi 15,3% và dịch vụ nông nghiệp 17,2%. - Năm 2020, sản lượng lương thực đạt 5,1 triệu tấn, trong đó, sản lượng lúa đạt 5 triệu tấn. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 755.505 tấn, trong đó: Nuôi trồng thủy sản 265.505 tấn, riêng nuôi tôm đạt 80.000 tấn. - Giá trị sản lượng bình quân trên 01ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 130 triệu đồng, trong đó giá trị sản lượng bình quân trồng trọt đạt 100 triệu đồng/ha. - Tiếp tục hoàn thiện các xã, huyện đã đạt tiêu chí, tăng tỷ lệ xã đạt nông thôn mới lên 50% (59/118 xã) và xây dựng thêm 02 huyện đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới. Các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên. - Tỷ lệ che phủ rừng đạt 12%. b) Tầm nhìn đến năm 2030 - Tốc độ tăng giá trị sản xuất: Toàn ngành 4,5 - 5,0%/năm, nông nghiệp 3,5%/năm, lâm nghiệp 2,0 - 2,5%/năm, thủy sản 6,0 - 6,5%/năm; trồng trọt 1,7 -2,0%/năm, chăn nuôi 5,0 - 5,5%/năm, dịch vụ nông nghiệp 8,0 - 8,5%. - Cơ cấu giá trị sản xuất: Nông nghiệp 41,1%, lâm nghiệp 0,5% và thủy sản 58,4%; trồng trọt 65%, chăn nuôi 16% và dịch vụ nông nghiệp 19%. - Năm 2030, sản lượng lương thực đạt khoảng 5,0 triệu tấn, trong đó, sản lượng lúa đạt 4,96 triệu tấn. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 800.000 - 840.000 tấn, trong đó: Nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 320.000 - 340.000 tấn, riêng nuôi tôm nước lợ đạt khoảng 150.000 - 155.000 tấn. - Giá trị sản lượng bình quân trên 01ha đất sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 170 - 200 triệu đồng, trong đó giá trị sản lượng bình quân trồng trọt đạt 140 - 150 triệu đồng/ha. - Cơ bản hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. - Tỷ lệ che phủ rừng đạt 11 - 12%. III. Điều chỉnh quy hoạch ngành hàng nông nghiệp 1. Phát triển sản xuất nông nghiệp a) Phát triển sản xuất lúa - Điều chỉnh giảm diện tích đất trồng lúa từ 395.820ha năm 2015 xuống còn 382.829ha vào năm 2020 và cơ bản ổn định đến năm 2030. Trong đó, phát triển 03 vụ lúa ở vùng Tây Sông Hậu và một phần vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc địa bàn huyện Tân Hiệp, Rạch Giá, phía Nam kênh Tri Tôn thuộc huyện Hòn Đất; phát triển 02 vụ lúa và 02 vụ lúa + 01 vụ màu (bắp, đậu nành, mè) và lúa - tôm phần còn lại trên đất lúa ở vùng Tứ giác Long Xuyên và sau năm 2020 từng bước phát triển mô hình lúa - tôm ở khu vực phía Nam Quốc lộ 80 từ Rạch Giá đến Ba Hòn - Kiên Lương; vùng U Minh Thượng sẽ bố trí lúa - tôm là chủ yếu, còn lại là 02 vụ lúa và 02 vụ lúa + 01 vụ màu (rau, màu thực phẩm). - Đến năm 2020, diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt khoảng 800.950ha (lúa Đông xuân 298.275ha, Hè thu 298.275ha, Thu đông 120.000 ha và lúa Mùa 84.115 ha), tăng 33.300ha so với năm 2015, năng suất lúa bình quân đạt 6,34tấn/ha và tổng sản lượng lúa đạt 5.080 ngàn tấn. Đến năm 2030, tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm giảm còn 783.085ha (lúa Đông xuân 281.500ha, Hè thu 281.500ha, Thu đông 120.000ha và lúa Mùa 100.085ha), do chuyển đổi gần 17.000ha đất chuyên lúa ở vùng phía Nam Quốc lộ 80 từ Rạch Giá đến Ba Hòn - Kiên Lương sang sản xuất theo mô hình lúa - tôm. b) Quy hoạch một số ngành hàng khác - Cơ bản ổn định địa bàn, diện tích sản xuất khóm 7.000 - 7.100ha chủ yếu ở 02 huyện Châu Thành và Gò Quao; dừa khoảng 7.000ha. Đẩy mạnh phát triển sản xuất rau theo hướng hình thành các vùng chuyên canh rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tập trung quanh các đô thị, khu du lịch như Châu Thành, Rạch Giá, Phú Quốc, các huyện thuộc vùng Tây Sông Hậu, vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Thượng và phát triển rau luân canh trên đất 02 vụ lúa - màu thuộc vùng U Minh Thượng. Đến năm 2020, diện tích rau các loại đạt 18.142ha, sản lượng đạt 423 ngàn tấn; năm 2030 diện tích rau đạt 25.000ha, sản lượng đạt 625 ngàn tấn. - Phát triển trồng cây bắp, đậu nành, mè theo mô hình 02 vụ lúa + 01 vụ màu ở các huyện thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên. Mở rộng diện tích cây ăn quả trên cơ sở cải tạo đất vườn tạp ở Phú Quốc và các huyện thuộc vùng Tây Sông Hậu. Phát triển ổn định địa bàn trồng tiêu ở Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương và mở rộng diện tích trồng tiêu ở Gò Quao, Giồng Riềng, U Minh Thượng. Đến năm 2020, diện tích tiêu đạt 1.200ha và ổn định đến năm 2030. Thu hẹp diện tích trồng mía còn 5.000ha, chủ yếu ở vùng U Minh Thượng 3.500ha và Tây Sông Hậu khoảng 1.500ha để phục vụ nguyên liệu cho nhà máy đường. c) Phát triển ngành chăn nuôi - Quy hoạch phát triển thành ngành sản xuất chiếm tỷ trọng đáng kể trong nông nghiệp. Tập trung chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng đàn gà trong tổng đàn gia cầm từ 43% năm 2015 lên 50% năm 2020, khoảng 67% vào năm 2030. - Chú trọng phát triển chăn nuôi heo và bò thịt. Chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại ứng dụng công nghệ cao và thí điểm sản xuất theo hướng tập trung ở huyện Châu Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp. 2. Phát triển ngành lâm nghiệp - Hiện trạng năm 2015, diện tích đất rừng có 71.118ha. Đến năm 2020, điều chỉnh diện tích đất quy hoạch 03 loại rừng từ 85.726ha theo quy hoạch được duyệt trước đây xuống còn 79.218ha, trong đó đất rừng sản xuất là 10.959ha, đất rừng phòng hộ 30.121ha và đất rừng đặc dụng là 38.138ha. Điều chỉnh độ che phủ rừng đến năm 2020 từ 14,5% xuống còn trên 12%. - Tập trung bảo vệ và trồng mới hệ thống rừng phòng hộ ven biển; quản lý, bảo vệ tốt rừng đặc dụng; phát triển rừng sản xuất, nhất là dự án 4.000ha ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Thượng, đồng thời đẩy mạnh trồng cây phân tán (khoảng 2,5 triệu cây/năm) tạo nguồn nguyên liệu cung ứng cho nhà máy chế biến gỗ MDF công suất 75.000m3 gỗ/năm. 3. Phát triển ngành thủy sản a) Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Quy hoạch phát triển ổn định khai thác thủy sản khoảng 500 ngàn tấn/năm gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Giảm dần số lượng tàu thuyền đánh bắt còn khoảng 10.000 chiếc; tập trung đầu tư nâng công suất để phục vụ chuyển đổi cơ cấu nghề theo hướng đẩy mạnh khai thác xa bờ, hạn chế khai thác ven bờ. Đến năm 2020 sản lượng khai thác xa bờ chiếm khoảng 65% và gần bờ còn khoảng 35%. - Quy hoạch khu bảo tồn nguồn lợi thủy sản: Tăng cường năng lực quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc (tổng diện tích 33.657ha, diện tích biển 18.700ha) theo Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ nhằm bảo vệ các hệ sinh thái, các loài thủy sinh vật biển có giá trị kinh tế, khoa học; góp phần phát triển kinh tế biển, cải thiện sinh kế cộng đồng ngư dân các địa phương ven biển. Đánh giá trữ lượng cá cơm vùng biển Phú Quốc để có phương án khai thác hợp lý và bảo vệ, phát triển nguồn lợi này. b) Nuôi trồng thủy sản - Nuôi tôm nước lợ: Hình thành vùng chuyên nuôi tôm nước lợ vùng Tứ giác Long Xuyên, thuộc địa bàn các huyện Giang Thành, thị xã Hà Tiên, Kiên Lương, một ít ở huyện Hòn Đất và vùng U Minh Thượng thuộc địa bàn huyện An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận. Phát triển mạnh mô hình tôm - lúa ở vùng U Minh Thượng và sau năm 2020 đẩy mạnh phát triển ở khu vực phía Nam Quốc lộ 80 từ Rạch Giá đến Ba Hòn - Kiên Lương. Quy mô diện tích nuôi tôm nước lợ đến năm 2020 khoảng 104.325ha, trong đó: Nuôi thâm canh - bán thâm canh 5.000ha, nuôi quản canh cải tiến 19.325ha và tôm - lúa 80.000ha; đến năm 2030 khoảng 132.300ha, trong đó: Nuôi thâm canh - bán thâm canh 15.380ha, nuôi quản canh cải tiến 16.550ha và tôm - lúa 100.370ha. - Nuôi các loại thủy sản khác: Nuôi cá kết hợp trong rừng, trong ruộng lúa và nuôi chuyên khoảng 35.000ha. Nuôi nhuyễn thể ở các vùng bãi triều khoảng 16.800ha. Nuôi cua biển kết hợp trong ruộng tôm và nuôi chuyên khoảng 60.000ha. Nuôi cá lồng, vèo đạt 3.000 lồng ở các khu vực ven biển, ven đảo. IV. Định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và bảo quản sau thu hoạch 1. Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng đầu tư thành ngành sản xuất có công nghệ tiên tiến, hiện đại; tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn trong nông nghiệp, góp phần quan trọng đưa người dân nông thôn thoát nghèo, tiến lên xây dựng nông thôn mới. 2. Hình thành được chuỗi sản xuất từ vùng sản xuất nguyên liệu, chế biến và hệ thống phân phối đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm; mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng nguyên liệu được bố trí một cách phù hợp để làm vệ tinh và có thể tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu. 3. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến sau: - Chế biến nông sản: Chế biến gạo; chế biến rau quả; chế biến tinh bột từ gạo vỡ (tấm); chế biến thịt gia súc, gia cầm đóng hộp. - Chế biến thủy sản: Chế biến thủy sản tinh, thực phẩm ăn liền đóng hộp; thức ăn chăn nuôi và thủy sản; chế biến khô các loại; chế biến nước mắm. - Chế biến lâm sản: Tổ chức hoạt động tốt nhà máy chế biến gỗ MDF ở khu công nghiệp Thạnh Lộc, công suất chế biến 75.000m3 gỗ MDF/năm. - Đầu tư các kho chứa lương thực, đông lạnh thủy sản: Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hệ thống kho chứa lương thực, đông lạnh thủy sản để đến năm 2020 có thể đáp ứng khoảng 80 - 90% lượng gạo xuất khẩu và 70% thủy sản đông lạnh xuất khẩu của tỉnh. V. Phát triển ngành nghề nông thôn 1. Khôi phục, mở rộng và phát triển các ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với phòng, chống ô nhiễm môi trường làng nghề, góp phần tích cực giải quyết việc làm tăng thu nhập cho lao động và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. 2. Tập trung phát triển 07 nhóm ngành nghề đã được phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 2461/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Tiếp tục hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, thông tin thị trường cho 42 làng nghề đã được phê duyệt tại Quyết định số 2461/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Hỗ trợ lập hồ sơ để công nhận làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống khi đủ tiêu chí. VI. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn 1. Giao thông nông thôn: Đến năm 2020, các tuyến đường giao thông nông thôn được đầu tư cứng hóa đạt tối thiểu 80%. Định hướng sau 2020, 100% đường giao thông nông thôn được cứng hóa và một số tuyến đạt tiêu chuẩn cấp VI-ĐB, mặt đường rộng 3,5m, nền đường rộng 6,5m. 2. Cấp điện: Đảm bảo đưa điện đến tất cả các cụm tuyến dân cư mới theo quy hoạch, từng bước cải tạo mạng điện theo hướng chuyển dần sang 3 pha để phục vụ nhu cầu bơm tưới bằng trạm bơm điện cho vùng Tứ giác Long Xuyên và Tây Sông Hậu, sấy nông thủy sản, phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. 3. Cấp nước: Nâng tỷ lệ dân số khu vực nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đến năm 2020 đạt từ 99% trở lên. Từ nay đến năm 2020 tiếp tục đầu tư xây dựng 39 trạm cấp nước, riêng ở các đảo tiến hành xây dựng các hồ chứa nước. 4. Vệ sinh - môi trường: Đầu tư xây dựng, đảm bảo tất cả các nhà trẻ, trường học, trạm xá, trụ sở Ủy ban nhân dân xã và các công trình công cộng ở nông thôn có nhà vệ sinh hợp chuẩn; xây dựng 9 bãi chôn rác thải rắn trên tuyến tỉnh, huyện và 22 bãi chôn chất thải rắn ở tuyến xã. VII. Các giải pháp ưu tiên thực hiện 1. Tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa - Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất theo điều kiện của từng vùng sinh thái, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn gắn với sự tham gia của các doanh nghiệp để liên kết trong sản xuất, thu mua và tiêu thụ sản phẩm. - Chú trọng phát triển kinh tế trang trại, kinh tế tập thể; liên kết các hộ nông dân sản xuất thành các câu lạc bộ, tổ hợp tác và hình thành hợp tác xã để liên kết tốt với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào và thu mua sản phẩm đầu ra. Riêng đối với hoạt động khai thác thủy sản cần tổ chức lại sản xuất trên vùng biển ven bờ và vùng lộng; tổ chức lại sản xuất trên vùng biển khơi; tổ chức lại dịch vụ, hậu cần phục vụ khai thác hải sản. - Chỉ đạo, phối hợp để tăng cường liên kết vùng theo Quyết định số 593/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và sự tham gia của “04 nhà” trong từng ngành hàng sản phẩm. Đồng thời, tăng cường liên kết và nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng, trong đó cần củng cố và phát triển các mối liên kết ngang và liên kết dọc. Không ngừng xây dựng và nâng cấp chuỗi khép kín nhằm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, tiến đến hình thành thương hiệu hàng hóa. 2. Công tác bảo quản, chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch - Vận dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ để không ngừng thu hút doanh nghiệp chế biến đầu tư cơ sở chế biến và hệ thống kho chứa lương thực, kho lạnh thủy sản ở các vùng nguyên liệu gắn với các khu, cụm công nghiệp nhằm kịp thời thu mua, chế biến, bảo quản nông thủy sản cho người dân. - Đối với lúa gạo mục tiêu là giảm tổn thất sau thu hoạch xuống còn 5 - 6% vào năm 2020. Tập trung nghiên cứu và chuyển giao sản xuất các giống lúa có năng suất, chất lượng và ít bị rơi rụng trong quá trình thu hoạch. Áp dụng cơ giới hóa các khâu làm đất, gieo cấy, chăm sóc, bảo vệ thực vật. Thực hiện thu hoạch lúa bằng máy đạt 80% vào năm 2020. Khuyến khích đầu tư các loại lò sấy, đảm bảo năng lực sấy lúa Hè thu ở tỉnh đạt từ 70% trở lên; chú trọng việc đầu tư các hệ thống sấy tiên tiến, gắn với các cơ sở xay xát, dự trữ lương thực lớn. - Đối với thủy sản, xây dựng các ao nuôi trồng thủy sản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hạn chế các rủi ro do tác động của môi trường. Cải tiến công nghệ bảo quản đông cho những nhóm thương phẩm có giá trị cao, công nghệ bảo quản sản phẩm tươi sống bằng phương pháp sục oxy và cho ngủ đông. Xây dựng hệ thống kho ngoại quan phục vụ cho xuất khẩu. 3. Về khoa học và công nghệ - Tập trung nâng cao năng lực hoạt động và đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự cho Trung tâm Giống nông - lâm - ngư nghiệp, Trung tâm Khuyến nông làm đối tác liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học bên ngoài tỉnh để khảo nghiệm, xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao, hướng dẫn các tiến bộ khoa học cho người dân ứng dụng vào sản xuất. - Tập trung nghiên cứu, chuyển giao các giống mới phù hợp với điều kiện sinh thái từng tiểu vùng, đồng thời có chính sách hỗ trợ giá giống xác nhận để kịp thời chuyển giao đến người sản xuất. - Xây dựng, trình diễn và chuyển giao các mô hình nông nghiệp hiệu quả, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hướng tạo giá trị gia tăng, phát triển bền vững. - Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Điều chỉnh lịch thời vụ thích hợp với điều kiện từng vùng thông qua sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng phù hợp. Khuyến khích ứng dụng quy trình canh tác an toàn sinh học, quy trình sản xuất sản phẩm hữu cơ, đẩy mạnh phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao. 4. Xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm - Tăng cường liên kết, liên doanh giữa người sản xuất với các doanh nghiệp thu mua chế biến, tiêu thụ nông sản. Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở mang thị trường. Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực như lúa gạo, thủy hải sản. - Gắn nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và tiêu chuẩn hóa các sản phẩm xuất khẩu theo tiêu chuẩn Global GAP và Viet GAP. Thực hiện chế độ thưởng xuất khẩu, khuyến khích phát triển mạng lưới hợp tác xã làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, mở rộng liên kết, liên doanh. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bên ngoài vào kinh doanh hàng xuất khẩu. Đẩy mạnh công tác dự báo thông tin thị trường. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường và nâng cao trách nhiệm tiêu thụ nông sản hàng hóa của các doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng các chợ nông sản và mạng lưới chợ nông thôn… 5. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn - Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hiện có nhằm huy động mọi nguồn lực, thành phần kinh tế đầu tư phát triển vào những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế như nông nghiệp, thủy sản, kinh tế biển, công nghiệp chế biến... Tập trung nghiên cứu áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi về giá cho thuê đất, thuế, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, phương thức đổi đất lấy hạ tầng để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có chính sách hỗ trợ bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. - Bổ sung chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho việc đưa giống, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, nhất là các giống chất lượng cao, công nghệ cao tạo bước đột phá cho phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh. - Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể phát triển thành hợp tác xã, doanh nghiệp. 6. Về môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng - Hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bằng cách sử dụng rộng rãi biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), phân vi sinh, khuyến khích sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc hữu cơ được phép lưu hành, phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo phương pháp và công nghệ sạch. - Đẩy mạnh phát triển chương trình cánh đồng lớn; phát triển nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao để hạn chế tác hại đến môi trường. Tập trung chuyển dịch từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi gia trại, trang trại ứng dụng công nghệ cao trong xử lý chất thải để hạn chế ô nhiễm môi trường. Từng trang trại chăn nuôi, các trang trại nông nghiệp, các cơ sở sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp phải thực hiện cam kết xử lý chất thải, nước thải trong phạm vi trang trại đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả thải ra môi trường. - Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng trong các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch, di dời các cơ sở công nghiệp xay xát, chế biến nông thủy sản vào khu, cụm công nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư. Đối với ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng cần thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp phi công trình và giải pháp công trình cụ thể. Điều 2. Hội đồng nhân dân giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang Khóa IX, Kỳ họp thứ ba thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 29 tháng 12 năm 2016. CHỦ TỊCH Đặng Tuyết Em
{ "issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang", "promulgation_date": "19/12/2016", "sign_number": "61/2016/NQ-HĐND", "signer": "Đặng Tuyết Em", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-890-QD-UBND-nam-2007-chi-tiep-khach-nuoc-ngoai-hoi-nghi-di-cong-tac-Dien-Bien-188860.aspx
Quyết định 890/QĐ-UBND năm 2007 chi tiếp khách nước ngoài hội nghị đi công tác Điện Biên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 890/QĐ-UBND Điện Biên Phủ, ngày 24 tháng 8 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI CHẾ ĐỘ CHI TIÊU ĐÓN TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI VÀO LÀM VIỆC, CHI TIÊU TỔ CHỨC CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO QUỐC TẾ TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN VÀ CHẾ ĐỘ ĐI CÔNG TÁC TẠI NƯỚC NGOÀI Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002; Căn cứ Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do Ngân sách nhà nước đài thọ; Căn cứ Thông tư số: 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước; Sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại văn bản số: 379/HĐND-TH ngày 23 tháng 8 năm 2007, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, Quy định tạm thời về chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh Điện Biên và chế độ đi công tác tại nước ngoài. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Bùi Viết Bính QUY ĐỊNH TẠM THỜI CHẾ ĐỘ CHI TIÊU ĐÓN TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI VÀO LÀM VIỆC, CHI TIÊU TỔ CHỨCCÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO QUỐC TẾ TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN VÀ CHẾ ĐỘ ĐI CÔNG TÁC TẠI NƯỚC NGOÀI (Kèm theo Quyết định số 890/QĐ-UBND ngày 24/8/2007 của UBND tỉnh) A. CHẾ ĐỘ CHI TIÊU ĐÓN TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI VÀO LÀM VIỆC, CHI TIÊU TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO QUỐC TẾ TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN VÀ CHI TIÊU TIẾP KHÁCH TRONG NƯỚC. I. Chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài làm việc tại tỉnh: 1. Đối với khách của các nước: Thực hiện theo đúng Thông tư số 57/2007/TT- BTC ngày 11/6/2007. 2. Đối với khách của các tỉnh Bắc Lào: - Đối tượng khách: + Đoàn khách cấp cao gồm: Bí thư, tỉnh trưởng và các đoàn viên đi theo; + Các đối tượng còn lại (không phải là Bí thư, Tỉnh trưởng dẫn đầu và cán bộ của các ngành). 3. Nội dung chi. 3.1. Chi tặng hoa: Tặng hoa cho trưởng đoàn đối với đoàn khách cấp cao. Mức chi tối đa không quá 100.000 đồng/1 người. 3.2. Tiêu chuẩn xe ôtô: Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Văn phòng và các ngành thực hiện việc đón các đoàn khách. Tiêu chuẩn cụ thể như sau: Đoàn khách cấp cao và các đoàn khách khác: Trưởng đoàn bố trí một xe riêng; các đoàn viên trong đoàn đi xe nhiều chỗ ngồi; Trường hợp đoàn có số lượng khách đông, phải thuê xe: Giá thuê xe được thanh toán căn cứ vào hợp đồng thuê xe và hóa đơn thu tiền của các đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ vận tải. 3.3. Tiêu chuẩn về thuê chỗ ở: Đối với đoàn khách cấp cao, được bố trí tại Nhà khách Tỉnh ủy, Nhà khách UBND tỉnh. Trường hợp khách do các ngành được giao đón tiếp do các ngành chủ động bố trí đặt phòng. Mức chi về thuê chỗ ở như sau: - Đối với đoàn khách cấp cao: (Giá thuê phòng có bao gồm cả bữa ăn sáng). Mức tối đa 200.000 đồng/người/ngày (Riêng trưởng đoàn được bố trí 1 phòng riêng; mức thanh toán tối đa không quá 350.000 đồng). - Đối với các đoàn khách khác: (Giá thuê phòng có bao gồm cả bữa ăn sáng). Mức tối đa 150.000 đồng/người/ ngày. 3.4. Tiêu chuẩn ăn hàng ngày: (Bao gồm 2 bữa trưa, tối ). - Đoàn khách cấp cao : Mức tối đa 200.000 đồng/người/ngày - Các đoàn khách khác: Mức tối đa 150.000 đồng/người/ngày Mức chi ăn hàng ngày nêu trên bao gồm cả tiền đồ uống (rượu, bia, nước uống sản xuất tại Việt Nam) và được áp dụng cho cả đại biểu và phiên dịch của tỉnh tham gia tiếp khách. 3.5. Tổ chức chiêu đãi: - Đoàn khách cấp cao: Mỗi đoàn khách được tổ chức chiêu đãi một lần. Mức chi chiêu đãi khách tối đa không vượt mức 200.000 đồng/người. - Các đoàn khách khác: Không tổ chức chiêu đãi, được chi để mời một bữa cơm thân mật hoặc tiệc trà, mức chi tối đa không vượt quá 150.000 đồng/người. Mức chi ăn hàng ngày nêu trên bao gồm cả tiền đồ uống (rượu, bia, nước uống sản xuất tại Việt Nam) và được áp dụng cho cả đại biểu và phiên dịch của tỉnh tham gia tiếp khách. 3.6. Tiêu chuẩn tiếp xã giao và các buổi làm việc: Mức chi nước uống, hoa quả, bánh ngọt tối đa không quá 30.000 đồng/người/ngày (2 buổi làm việc) áp dụng cho cả các đoàn khách, đại biểu và phiên dịch của tỉnh tham gia tiếp khách. 3.7. Chi dịch thuật: Thực hiện theo điểm g, phần II, mục I của Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007. 3.8. Chi văn hóa, văn nghệ và tặng phẩm: - Chi văn hóa, văn nghệ: Tùy theo từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong kế hoạch đón đoàn, nhưng tối đa mỗi đoàn chỉ chi xem biểu diễn nghệ thuật dân tộc 1 lần theo theo hợp đồng biểu diễn. - Chi về tặng phẩm (Chỉ áp dụng đối với đoàn khách cấp cao): Tặng phẩm là sản phẩm Việt Nam sản xuất, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, mức chi cụ thể như sau: + Trưởng đoàn: Mức tối đa không quá 250.000 đồng/người + Các thành viên khác: Mức tối đa không quá 150.000 đồng/người II. Chi tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo tại tỉnh: 1. Đối với khách của các nước: thực hiện theo đúng Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007. 2. Đối với khách của các tỉnh Bắc Lào: - Đối tượng khách: + Đoàn khách cấp cao gồm: Bí thư, tỉnh trưởng và các đoàn viên đi theo + Các đối tượng còn lại. 3. Nội dung chi 3.1. Chi tặng hoa: Tặng hoa cho trưởng đoàn đối với đoàn khách cấp cao. Mức chi tối đa không quá 100.000 đồng/1 người. 3.2. Tiêu chuẩn xe ô tô: Tỉnh ủy, Ủy ban nhân tỉnh giao cho Văn phòng và các ngành thực hiện việc đón các đoàn khách. Tiêu chuẩn cụ thể như sau: - Đoàn khách cấp cao và các đoàn khách khác: Trưởng đoàn bố trí một xe riêng; các đoàn viên trong đoàn đi xe nhiều chỗ ngồi. Trường hợp đoàn có số lượng khách đông, phải thuê xe: Giá thuê xe được thanh toán căn cứ vào hợp đồng thuê xe và hóa đơn thu tiền của các đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ vận tải. 3.3. Tiêu chuẩn về thuê chỗ ở: Đối với đoàn khách cao cấp, được bố trí tại Nhà khách Tỉnh ủy, nhà khách UBND tỉnh; đối với khách khác, cơ quan chủ trì đón tiếp chủ động bố trí. Mức chi thuê phòng ở như sau: - Đối với đoàn khách cấp cao: (Giá thuê phòng có bao gồm cả bữa ăn sáng). Mức tối đa 200.000 đồng/người/ngày (Riêng trưởng đoàn được bố trí 1 phòng riêng. Mức thanh toán tối đa không quá 350.000 đồng). - Đối với các đoàn khách khác: (Giá thuê phòng có bao gồm cả bữa ăn sáng). Mức tối đa 150.000 đồng/người/ ngày. 3.4. Tiêu chuẩn ăn hàng ngày: (Bao gồm 2 bữa trưa, tối) - Đoàn khách cấp cao: Mức tối đa 200.000 đồng/người/ngày - Các đoàn khách khác: Mức tối đa 150.000 đồng/người/ngày Mức chi ăn hàng ngày nêu trên bao gồm cả tiền đồ uống (rượu, bia, nước uống sản xuất tại Việt Nam) và được áp dụng cho cả đại biểu và phiên dịch của tỉnh tham gia tiếp khách. 3.5. Tổ chức chiêu đãi: - Đoàn khách cấp cao: Mỗi đoàn khách được tổ chức chiêu đãi một lần. Mức chi chiêu đãi khách tối đa không quá 200.000 đồng/người. - Các đoàn khách khác: Không tổ chức chiêu đãi, được chi để mời một bữa cơm thân mật hoặc tiệc trà, mức chi tối đa không quá 150.000 đồng/người. Mức chi ăn hàng ngày nêu trên bao gồm cả tiền đồ uống (rượu, bia, nước uống sản xuất tại Việt nam) và được áp dụng cho cả đại biểu và phiên dịch của tỉnh tham gia tiếp khách. 3.6. Tiêu chuẩn tiếp xã giao và các buổi làm việc: Mức chi nước uống, hoa quả, bánh ngọt tối đa không quá 30.000 đồng/người/ngày (2 buổi làm việc) áp dụng cho cả các đoàn khách, đại biểu và phiên dịch của tỉnh tham gia tiếp khách. B. CHẾ ĐỘ ĐI CÔNG TÁC TẠI NƯỚC NGOÀI 1. Đi công tác tại các nước thực hiện theo Thông tư 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính. 2. Đi công tác tại các tỉnh Bắc Lào. - Đối với đoàn cấp cao của tỉnh. Mức chi tối đa không quá 90 USD/người/ngày (trong đó: tiền thuê phòng nghỉ là 50 USD, tiền ăn và tiêu vặt là 40 USD). - Cán bộ các cơ quan, ban, ngành được UBND tỉnh quyết định cử đi công tác được hỗ trợ tiền tiêu vặt là 15 USD/người/ngày; tiền ngủ được thanh toán theo hóa đơn thực tế (nếu không được bạn bố trí chỗ nghỉ) nhưng mức tối đa không vượt quá 50 USD/ngày. C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Việc lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc, chế độ chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh và chế độ đi công tác tại nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. 2. Những khoản chi tiếp khách nước ngoài, hội nghị, hội thảo quốc tế, tiếp khách trong nước không đúng quy định tại Quyết định này khi kiểm tra phát hiện cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính các cấp có quyền xuất toán và yêu cầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thu hồi nộp cho công quỹ. Người ra lệnh chi sai thì người đó phải bồi hoàn toàn bộ số tiền chi sai đó cho cơ quan, đơn vị, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Thông tư số 98/2006/TT-BTC ngày 20/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Thông tư số 101/2006/TT- BTC ngày 31/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 3. Các doanh nghiệp nhà nước được vận dụng tại quy định này để thực hiện chi tiếp khách nước ngoài, hội nghị, hội thảo quốc tế, tiếp khách trong tỉnh và đi công tác tại nước ngoài phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về UBND tỉnh để sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Điện Biên", "promulgation_date": "24/08/2007", "sign_number": "890/QĐ-UBND", "signer": "Bùi Viết Bính", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-2307-QD-UBND-nam-2011-phan-cong-thu-ly-don-khieu-nai-tranh-chap-dat-145482.aspx
Quyết định 2307/QĐ-UBND năm 2011 phân công thụ lý đơn khiếu nại tranh chấp đất
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 2307/QĐ-UBND An Giang, ngày 22 tháng 12 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÂN CÔNG THỤ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Căn cứ Luật Đất đai được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 và Điều 264 Luật Tố tụng hành chính sửa đổi bổ sung Điều 136, Điều 138 Luật Đất đai; Căn cứ Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 192/TTT-P3 ngày 9/11/2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Nay phân công thẩm quyền thụ lý đơn khiếu nại và tranh chấp đất đai của công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh như sau: 1. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nhận và thụ lý các vụ việc khiếu nại đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính chuyên ngành thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo chuyên ngành. 2. Thanh tra tỉnh nhận và thụ lý đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với: a) Quyết định tranh chấp đất đai; b) Quyết định thu hồi đất; quyết định bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế theo Khoản 1 Điều 38 Luật Đất đai. Điều 2. Thủ trưởng cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải tuân thủ các yêu cầu sau: 1. Việc thụ lý, tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị phương án giải quyết phải theo đúng trình tự thủ tục. Đơn thuộc thẩm quyền phải ra thông báo thụ lý, quyết định phân công vụ việc, tiến hành xác minh, báo cáo kết quả xác minh phải được thông qua người ký quyết định phân công. 2. Mỗi quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có khiếu nại phải được giải quyết bằng một quyết định giải quyết khiếu nại. 3. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi thụ lý thẩm tra vụ việc: a) Nếu thấy quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định hành chính của cơ quan cấp dưới đã giải quyết đúng pháp luật, lập tờ trình kèm theo dự thảo quyết định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành quyết định giải quyết. b) Đối với các vụ việc của cơ quan cấp dưới đã giải quyết chưa phù hợp quy định pháp luật hoặc có tình tiết mới thì làm việc với cơ quan cấp dưới nếu thống nhất kết luận sửa đổi quyết định thì Ủy ban nhân dân đã ban hành quyết định sửa đổi quyết định hành chính theo kết luận thống nhất đó. Quyết định sửa đổi phải đúng Điểm g Khoản 2 Điều 45 Luật Khiếu nại, tố cáo. d) Đối với các vụ việc Thủ trưởng cơ quan thụ lý và cơ quan đã giải quyết cấp dưới chưa thống nhất sửa đổi hoặc vụ việc phức tạp Thủ trưởng cơ quan thụ lý lập danh sách báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Đăng ký thông qua hồ sơ giải quyết khiếu nại với Phòng Nội chính thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. đ) Trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu cơ quan thụ lý phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đối thoại theo quy định của pháp luật. Đăng ký đối thoại với Phòng Tiếp Công dân thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. e) Cơ quan thụ lý soạn thảo dự thảo văn bản giải quyết thông qua Phòng Tiếp Công dân thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành đối với những vụ việc đã được kết luận phải ban hành văn bản. Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 1981/QĐ-CT-UB ngày 13/10/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Như điều 4; - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - CVP, PCVP UBND tỉnh; - Lưu: VT, P. TH, NC, TD. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Huỳnh Thế Năng
{ "issuing_agency": "Tỉnh An Giang", "promulgation_date": "22/12/2011", "sign_number": "2307/QĐ-UBND", "signer": "Huỳnh Thế Năng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-1302-QD-BGDDT-2023-sach-giao-khoa-Giao-duc-quoc-phong-lop-11-giao-duc-pho-thong-566201.aspx
Quyết định 1302/QĐ-BGDĐT 2023 sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng lớp 11 giáo dục phổ thông
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1302/QĐ-BGDĐT Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT DANH MỤC SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH LỚP 11 SỬ DỤNG TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Luật Giáo dục ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa; Thông tư số 23/2020/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 8 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ; Thông tư số 05/2022/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 3 năm 2022 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ; Theo biên bản thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Danh mục sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Văn phòng Quốc hội (để b/c); - Văn phòng Chủ tịch nước (để b/c); - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (để b/c); - Văn phòng Chính phủ (để b/c); - Ban Tuyên giáo TW (để b/c); - Ủy ban VHGD của Quốc hội; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; - Như điều 3 (để th/h); - Lưu: VT, Vụ GDQPAN. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Kim Sơn DANH MỤC SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH LỚP 11 SỬ DỤNG TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1302/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT TÊN SÁCH TÊN TÁC GIẢ NHÀ XUẤT BẢN 1 Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 Nghiêm Viết Hải (Tổng Chủ biên), Đoàn Chí Kiên (Chủ biên), Hoàng Ngọc Bình, Doãn Xuân Hùng, Hoàng Quốc Huy, Mai Đức Kiên, Doãn Văn Nghĩa, Thẩm Hoàng Tú. Giáo dục Việt Nam 2 Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 Nguyễn Thiện Minh, Hướng Xuân Thạch (Đồng Tổng Chủ biên), Nguyễn Trọng Dân (Chủ biên), Hoàng Tuấn Anh, Hoàng Lê Nam, Nguyễn Thanh Sơn, Lương Hồng Sinh Đại học Sư phạm (Danh mục gồm 02 sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11)
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "10/05/2023", "sign_number": "1302/QĐ-BGDĐT", "signer": "Nguyễn Kim Sơn", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-quyet-18-NQ-HDND-2023-giam-sat-chuyen-de-Phan-cap-quan-ly-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-Vung-Tau-574905.aspx
Nghị quyết 18/NQ-HĐND 2023 giám sát chuyên đề Phân cấp quản lý cải cách thủ tục hành chính Vũng Tàu
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 18/NQ-HĐND Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 13 tháng 7 năm 2023 NGHỊ QUYẾT GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ “PHÂN CẤP QUẢN LÝ, CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU” HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI BỐN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Nghị quyết số 60/NQ-HĐND ngày 17 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình giám sát năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Căn cứ Nghị quyết số 92/NQ-HĐND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “phân cấp quản lý, cải cách thủ tục hành chính, việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh ”; Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 118/BC-ĐGS ngày 03 tháng 7 năm 2023 của Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát chuyên đề “Phân cấp quản lý, cải cách thủ tục hành chính, việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Đánh giá kết quả thực hiện Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với nội dung Báo cáo số 118/BC-ĐGS ngày 03 tháng 7 năm 2023 của Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát chuyên đề “Phân cấp quản lý, cải cách thủ tục hành chính, việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, với những nội dung chủ yếu sau đây: 1. Kết quả đạt được Căn cứ Luật Đầu tư công năm 2019, các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản của cơ quan Trung ương, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh, của cấp huyện 05 năm 2020-2025, Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện đã kịp thời trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành các Nghị quyết phê duyệt và các Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch đầu tư công hàng năm; kế hoạch đầu tư công, bố trí vốn đầu tư công hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện kịp thời, đúng quy định tạo cơ sở pháp lý để các Sở, ngành, Chủ đầu tư triển khai thực hiện; trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời gian thực hiện dự án đầu tư công đã được thực hiện đúng quy định tại Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các Nghị định hướng dẫn thi hành. Xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị của tỉnh, trên cơ sở chỉ đạo của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch; Tổ công tác của tỉnh tiếp tục duy trì chế độ hoạt động, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu giải ngân, cam kết tỷ lệ giải ngân chi tiết từng tháng để có cơ sở theo dõi kết quả thực hiện; thường xuyên tổ chức đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan, kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra, nhờ đó tỷ lệ giải ngân từng bước được cải thiện, năm 2022 tỷ lệ giải ngân chung toàn tỉnh đạt 82,30%, cao hơn tỷ lệ giải ngân năm 2021 (giải ngân năm 2021 đạt 81,01%). Hội đồng nhân dân tỉnh ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ngành, địa phương về kết quả đạt được nêu trên. 2. Tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, điển hình như: - Thời gian lập, thẩm định, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án còn kéo dài, vượt thời gian quy định tại Điều 9 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công. - Một số dự án thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh từ khi có Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân tỉnh đến khi được phê duyệt dự án thời gian còn kéo dài, chưa bảo đảm tính kịp thời về tiến độ triển khai dự án. - Nhiều dự án chậm thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng so với thời điểm phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án dẫn đến giá bồi thường tại thời điểm triển khai dự án tăng cao, vượt tổng mức đầu tư; một số dự án bố trí vốn bồi thường nhiều năm nhưng không giải ngân được, ảnh hưởng đến kế hoạch bố trí vốn cho các dự án khác. - Kết quả giải ngân vốn năm 2021, 2022 và 5 tháng đầu năm 2023 chưa đạt so với kế hoạch đề ra. - Công tác quản lý hiện trạng, diện tích đất rừng trên địa bàn tỉnh chưa chặt chẽ dẫn đến chưa bảo đảm cơ sở pháp lý khi thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai một số dự án. 3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế - Về nguyên nhân khách quan: những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan như: do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 các dự án giao thông kết nối với dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tuyến đường ven biển 994 làm phát sinh vốn lớn; năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, thực hiện giãn cách xã hội nên các dự án phải tạm ngưng triển khai 03 tháng, làm chậm tiến độ thi công theo kế hoạch; nguồn vật liệu về đất, cát san lấp phục vụ công trình công trình giao thông có thời điểm còn thiếu. - Về các nguyên nhân chủ quan: các sở, ngành, địa phương, Chủ đầu tư chưa phối hợp tốt trong công tác tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; chậm thực hiện các thủ tục lập, thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư; chưa phát huy trách nhiệm của mình trong việc giải ngân vốn đầu tư công; còn bị động trong chỉ đạo, thiếu quyết liệt khi tổ chức triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; chậm trình cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch xây dựng; điều chỉnh các quy định còn bất cập về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Điều 2. Nhiệm vụ, giải pháp Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và thực hiện nghiêm túc các đề xuất, kiến nghị tại Báo cáo số 118/BC-ĐGS ngày 03 tháng 7 năm 2023 của Đoàn giám sát, với một số nội dung trọng tâm sau: - Thực hiện và hướng dẫn các địa phương trình tự lập, trình phê duyệt Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 đúng quy trình, thời gian theo quy định của Luật đầu tư công năm 2019; các dự án, chương trình đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn phải bảo đảm đủ điều kiện theo quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư công năm 2019. - Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bố, giải ngân vốn đầu tư công, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Chỉ thị số 46-CT/TU ngày 28 tháng 4 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp người dân và giải ngân vốn đầu tư công thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. - Thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng, sử dụng đất rừng đầu tư các dự án đầu tư công đúng quy định của Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai, phù hợp với các chỉ tiêu tại Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia và chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 phân bổ cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Khẩn trương chỉ đạo quyết liệt các cơ quan chuyên môn và các địa phương nghiên cứu, tham mưu các giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng của các dự án đầu tư công chưa hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, để làm cơ sở tiếp tục triển khai các bước tiếp theo nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình. - Thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai trong quá trình thu hồi đất; nghiên cứu bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) để nhân rộng, áp dụng các ưu điểm từ dự án này cho các dự án khác trên địa bàn tỉnh, phù hợp quy mô, tính chất dự án. - Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cân đối, bố trí vốn bảo đảm thanh, quyết toán đáp ứng tiến độ thi công đề ra, không để nợ đọng, không để dồn vào cuối năm mới thanh toán, giải ngân; trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí vốn thực hiện dự án đúng thời gian quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Đầu tư công 2019 (nhóm A không quá 06 năm, nhóm B không quá 04 năm, nhóm C không quá 03 năm). - Triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân, hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án bố trí chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020, nhằm phát huy hiệu quả dự án và không để chuyển tiếp sang giai đoạn 2026-2030. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án đã khởi công mới trong năm 2021, 2022 và 2023 bảo đảm khối lượng và giải ngân hết vốn đã bố trí theo kế hoạch. - Chỉ đạo thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư ngay khi có khối lượng theo đúng quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công. - Chỉ đạo rà soát, phối hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của 74 dự án kéo dài thời gian bố trí vốn thực hiện dự án; ban hành kế hoạch cụ thể hoàn thành dứt điểm các dự án, báo cáo kết quả thực hiện tại các Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh. - Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo tổng giá trị tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Đầu tư công năm 2019. - Triển khai các giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm chống thất thu ngân sách, các giải pháp có trọng tâm trọng điểm và khả thi; tập trung thực hiện nhiệm vụ đấu giá đất công, cơ sở nhà, đất cơ quan hành chính sự nghiệp cấp tỉnh theo cam kết và kế hoạch đề ra nhằm bảo đảm nguồn lực thực hiện chi đầu tư phát triển trong giai đoạn 2021- 2025. - Thực hiện đúng quy định của Luật Đầu tư công đối với việc chi mua sắm, sửa chữa tài sản, các quỹ... trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. - Chỉ đạo tăng cường cải cách trong thực hiện trình tự, thủ tục về đầu tư công theo hướng nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian giải quyết; ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ thông tin, bảo đảm có sự liên thông, khai thác sử dụng về dữ liệu các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh. - Chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ công tác phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, công tác đấu thầu các dự án đầu tư công được thực hiện nghiêm túc, tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu năm 2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và các quy định pháp luật có liên quan. - Khi giao nhiệm vụ chủ đầu tư quản lý dự án, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn đầu tư công, năng lực chuyên môn, nhân lực, khả năng đảm nhận nhiệm vụ của chủ đầu tư, đảm bảo các chủ đầu tư được giao quản lý dự án đúng quy định pháp luật, phù hợp với chức năng nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ chủ đầu tư và tiến độ triển khai dự án theo kế hoạch đề ra. Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. 2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Điều 4. Điều khoản thi hành Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Khóa VII, Kỳ họp thứ Mười Bốn thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày thông qua./. CHỦ TỊCH Phạm Viết Thanh
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", "promulgation_date": "13/07/2023", "sign_number": "18/NQ-HĐND", "signer": "Phạm Viết Thanh", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-75-KH-UBND-2020-cong-tac-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-tinh-Ninh-Binh-448386.aspx
Kế hoạch 75/KH-UBND 2020 công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Ninh Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 75/KH-UBND Ninh Bình, ngày 17 tháng 7 năm 2020 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 82/NQ-CP NGÀY 26/5/2020 CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30-CT/TW NGÀY 22/01/2019 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị quyết số 82/NQ-CP) ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (sau đây gọi là Chỉ thị số 30-CT/TW) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến các sở ban ngành, địa phương, các tổ chức xã hội và nhân dân; tạo cơ sở để huy động, tập trung sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất, liên tục và lâu dài trong tất cả các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực. - Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, đưa việc đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thành trách nhiệm, động lực và lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam. - Kiến tạo môi trường tiêu dùng an toàn, bền vững, củng cố niềm tin của người tiêu dùng đối với Đảng, Nhà nước và xã hội. 2. Yêu cầu - Nâng cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; người đứng đầu và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Tổ chức nghiên cứu, quán triệt nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, thành phần , từng cấp, ngành nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững, hiểu rõ những nội dung cơ bản của Chỉ thị số 30-CT/TW. II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách có liên quan để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương. Thời gian thực hiện: Hàng năm. - Xây dựng các bộ phận, công cụ tiếp nhận và xử lý các kiến nghị, đề nghị, phản ánh, yêu cầu của người tiêu dùng tại UBND các cấp. Thời gian thực hiện: Năm 2020. - Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan ban ngành ở địa phương trong việc triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thời gian thực hiện: Năm 2021. - Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công chức làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các cấp trên địa bàn tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do cấp trên tổ chức nhằm nâng cao chất lượng về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thời gian thực hiện: Hàng năm. - Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thời gian thực hiện: Hàng năm. 2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (thực hiện hàng năm) - Tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam: Căn cứ Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ, các sở, ban, ngành, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam theo các chủ đề do Bộ Công Thương phát động. Thời gian thực hiện: Hàng năm. - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hoạt động hội thảo, hội nghị, tọa đàm; truyền thông trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh, báo điện tử, phóng sự truyền hình, tờ rơi; treo băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức các chương trình, sự kiện công cộng và các hình thức khác. Thời gian thực hiện: Hàng năm. - Đẩy mạnh việc tổ chức tuyên truyền pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam tại các cơ sở giáo dục dưới các hình thức hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu...; tổ chức thí điểm tại một số cơ sở giáo dục. Thời gian thực hiện: Hàng năm. - Tuyên truyền, cảnh báo và hướng dẫn người tiêu dùng về cách thức mua hàng, các dấu hiệu nhận biết hàng thật và hàng giả, hàng kém chất lượng; quy trình, cách thức thực hiện phản ánh, khiếu nại đến các cơ quan chức năng khi quyền của Người tiêu dùng bị xâm phạm hoặc khi phát hiện các hiện tượng vi phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng, của xã hội. Thời gian thực hiện: Hàng năm. - Xây dựng các chuyên mục trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình và các phương tiện thông tin đại chúng khác về các hành vi, vi phạm quyền của người tiêu dùng. Đăng tải thông tin trên các website của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và phương tiện thông tin đại chúng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh vi phạm về quyền lợi người tiêu dùng. Thời gian thực hiện: Hàng năm. 3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng - Theo dõi sát sao diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu tại địa bàn quản lý để chủ động có phương án hoặc kịp thời đề xuất biện pháp ứng phó nhằm ổn định thị trường khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Thời gian thực hiện: Hàng năm. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên địa bàn. Thời gian thực hiện: Hàng năm. - Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp để phát hiện xử lý kịp thời, kiên quyết và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh những mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, gian lận, lừa dối người tiêu dùng để công chúng nhận biết, cảnh giác, phát hiện và báo cho cơ quan chức năng xử lý kịp thời. Thời gian thực hiện: Hàng năm. 4. Đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Tổng kết, đánh giá thực hiện Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016 - 2020. Thời gian thực hiện: Năm 2020. - Phát động các phong trào nhằm khuyến khích, động viên toàn xã hội tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thời gian thực hiện: Hàng năm. - Hỗ trợ các hiệp hội và doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các quy tắc ứng xử, để thực hiện các trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và người tiêu dùng. Thời gian thực hiện: Hàng năm. - Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nhiều đóng góp tích cực cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thời gian thực hiện: Hàng năm. III. KINH PHÍ THỰC HIỆN - Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân; các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. - Đối với nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước: Hàng năm, các đơn vị căn cứ nhiệm vụ được giao lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Công Thương - Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch. - Hàng năm, căn cứ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công Thương xây dựng và thực hiện Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (ngày 15 tháng 3) trên địa bàn tỉnh. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật cho cán bộ, công chức phụ trách công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các Sở, ban, ngành. - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh trong việc triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Theo dõi sát sao diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu tại địa bàn quản lý để chủ động có phương án hoặc kịp thời đề xuất biện pháp ứng phó nhằm ổn định thị trường khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổng kết, đánh giá thực hiện Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020. - Hỗ trợ các hiệp hội và doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các quy tắc ứng xử, để thực hiện các trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và người tiêu dùng. Xây dựng kế hoạch tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp liên quan đến việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Phối hợp, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin truyền thông để tuyên truyền về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Tham mưu UBND tỉnh rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách có liên quan để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương. - Tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng tôn vinh kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Định kỳ tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương. 2. Sở Tài chính Hàng năm, căn cứ khả năng ngân sách tham mưu cho UBND tỉnh cân đối kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành. 3. Sở Khoa học và Công nghệ - Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hóa. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và xử lý vi phạm. 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, trong đó tập trung vào công tác đảm bảo chất lượng, ATTP đầu vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công. 5. Sở Y tế Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương trong việc thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là các vấn đề như an toàn thực phẩm, dược phẩm, trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. 6. Các sở: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội Phối hợp với Sở Công Thương triển khai thực hiện chương trình giáo dục về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho đối tượng học sinh, sinh viên tại các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 7. Sở Thông tin và Truyền thông Chỉ đạo các cơ quan báo chí, thông tin tuyên truyền trên địa bàn tỉnh tăng cường thời lượng thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 8. Cục Quản lý thị trường Ninh Bình Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, các lực lượng chức năng và UBND các huyện, thành phố kiểm soát, hạn chế không để lưu thông trên thị trường hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng. 9. Các sở, ban, ngành khác Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị, phối hợp với Sở Công Thương lồng ghép các đề án, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế xã hội khác với các nội dung của Kế hoạch này để triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. 10. Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình, Báo Ninh Bình - Dành thời lượng phù hợp, tăng cường các chương trình phát sóng, đưa tin, bài viết tuyên truyền Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam và các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Kịp thời phản ánh thực trạng tình hình vi phạm về an toàn thực phẩm, đo lường, hàng giả, hàng kém chất lượng của các cơ sở sản xuất kinh doanh, kiến nghị của người tiêu dùng và công tác xử lý các kiến nghị của người tiêu dùng và công tác xử lý các kiến nghị của các cơ quan quản lý nhà nước trên các phương tiên thông tin đại chúng. 11. UBND các huyện, thành phố - Căn cứ tình hình thực tế, xây dựng Kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa bàn; lồng ghép với các hoạt động khác nhằm thực hiện tiết kiệm và phát huy hiệu quả. - Hàng năm, phối hợp với Sở Công Thương triển khai Kế hoạch tổ chức “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh và địa bàn các huyện, thành phố. - Xây dựng các bộ phận, công cụ tiếp nhận và xử lý các kiến nghị, đề nghị, phản ánh, yêu cầu của người tiêu dùng tại UBND cấp huyện và UBND cấp xã. - Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 12. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, các hội, đoàn thể Phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia hưởng ứng Kế hoạch của UBND tỉnh và các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, hành động để bảo vệ người tiêu dùng. 13. Đề nghị Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh - Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, hội viên phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan triển khai các chương trình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Kế hoạch này. 14. Đề nghị Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh - Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan, hàng năm tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam. - Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tìm hiểu các chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hoạt động hội nghị, hội thảo, tọa đàm. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Công Thương) để kịp thời xem xét, chỉ đạo./. Nơi nhận: - Bộ Công Thương (BC); - Thường trực Tỉnh ủy (BC); - Lãnh đạo UBND tỉnh; - Các cơ quan, đơn vị tại Mục IV; - Lưu: VT, VP5. NN_VP5_KHUB TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Ngọc Thạch
{ "issuing_agency": "Tỉnh Ninh Bình", "promulgation_date": "17/07/2020", "sign_number": "75/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Ngọc Thạch", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-03-2012-QD-UBND-xay-dung-van-ban-cua-HDND-UBND-tinh-Binh-Thuan-174123.aspx
Quyết định 03/2012/QĐ-UBND xây dựng văn bản của HĐND UBND tỉnh Bình Thuận
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 03/2012/QĐ-UBND Bình Thuận, ngày 20 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Căn cứ Nghị định số 144/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2005 của Chính Phủ quy định về công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng và kiểm tra thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành chuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - TT.Tỉnh ủy; - TT.HĐND tỉnh; - Bộ Tư pháp (Cục KTVB ); - Văn phòng Chính phủ - Trung tâm Công báo tỉnh; - ĐĐBQH tỉnh; - UBMTTQ tỉnh; - Đài PTTH tỉnh; - Báo Bình Thuận; - Lưu: VT, NCPC.Thuận(45) TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lê Tiến Phương QUY CHẾ XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN (Ban hành kèm theo Quyết định số: 03 /2012/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Quy chế này quy định về trình tự, thủ tục; trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, bao gồm: a) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh trình; nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp huyện); nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp xã); b) Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp. 2. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật hiện hành và Quy chế này. Các quy định khác liên quan đến việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật không quy định tại Quy chế này thì áp dụng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Nghị định số 91/2006/NĐ-CP . 3. Quy chế này không áp dụng đối với việc soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh do cơ quan, tổ chức khác trình. Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Các cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; 2. Các cơ quan được giao chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; 3. Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ trong việc soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; 4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Điều 3. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm tính khả thi của văn bản, tính hợp lý của quy định trong văn bản; bảo đảm sự phù hợp và không làm cản trở việc thực hiện các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Nội dung văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể, chi tiết; không lặp lại nguyên văn các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên trong văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh theo quy chế này. 2. Bảo đảm phù hợp về thể thức, thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tuân thủ đúng, đầy đủ về trình tự, thủ tục soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Quy chế này và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Bảo đảm yêu cầu kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính tại Mục 2 Chương II của Quy chế này. 3. Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước). 4. Việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải căn cứ yêu cầu của công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, kết quả công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật và kết quả tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật. Bảo đảm tiến độ, yêu cầu theo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cấp có thẩm quyền đã ban hành hàng năm. Điều 4. Quy trình soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1. Công tác chuẩn bị soạn thảo văn bản a) Nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về những vấn đề nội dung văn bản soạn thảo đề cập. b) Tập hợp, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến dự thảo văn bản; tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến văn bản soạn thảo; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của văn bản soạn thảo; tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến văn bản soạn thảo. c) Xác định mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng điều chỉnh và các nội dung cần được quy định trong dự thảo văn bản. 2. Xây dựng dự thảo văn bản. Cơ quan, tổ chức được giao chủ trì soạn thảo có thể sử dụng phương thức ký hợp đồng soạn thảo với cơ quan, tổ chức khác. 3. Gửi dự thảo văn bản đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc bằng các hình thức thích hợp khác để xin ý kiến. 4. Chỉnh lý dự thảo văn bản, dự thảo tờ trình, hoàn chỉnh hồ sơ gửi xin ý kiến thẩm định. 5. Hoàn thiện dự thảo văn bản và các tài liệu có liên quan, làm hồ sơ trình văn bản. Văn bản dự thảo trình Ủy ban nhân dân phải là văn bản đã được chỉnh lý sau cùng theo những nội dung được góp ý, thẩm định. Trường hợp cần bổ sung nội dung sau khi góp ý, thẩm định, cơ quan soạn thảo phải trình bày rõ trong tờ trình khi trình Ủy ban nhân dân. 6. Họp thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Trong trường cần thiết mà Ủy ban nhân dân không thể họp được thì UBND xem xét, quyết định ban hành văn bản quy phạm pháp luật bằng hình thức phiếu lấy ý kiến thành viên Ủy ban nhân dân nếu đa số các thành viên đồng ý. 7. Ký, phát hành văn bản; gửi văn bản đăng Công báo hoặc niêm yết. Điều 5. Tổ chức lấy ý kiến góp ý, thẩm định 1. Việc lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có thể được thực hiện nhiều lần, bằng hình thức tổ chức cuộc họp góp ý hoặc lấy ý kiến bằng văn bản (kể cả việc lấy ý kiến của cơ quan thẩm định). Việc tổ chức lấy ý kiến được thực hiện theo quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP và Điều 14, Điều 15 Quy chế này. Trường hợp dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh có quy định về thủ tục hành chính, cơ quan soạn thảo phải lấy ý kiến của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi chuyển Sở Tư pháp thẩm định theo quy định của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP . 2. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh trình, dự thảo quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được cơ quan tư pháp cùng cấp thẩm định. Cơ quan thẩm định chỉ thực hiện thẩm định một lần đối với dự thảo văn bản do cơ quan soạn thảo đề nghị trước khi trình Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định. Thời hạn gửi hồ sơ đề nghị thẩm định và thời hạn tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 24, Điều 38, Điều 42 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được giao cho cơ quan tư pháp chủ trì soạn thảo thì không phải tiến hành thẩm định. Điều 6. Trình bày thể thức của văn bản quy phạm pháp luật 1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được đánh số thứ tự và ký hiệu theo quy định tại Điều 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004. 2. Văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành đúng thể thức, bảo đảm đầy đủ các yếu tố, thành phần thể thức văn bản theo hướng dẫn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ về thể thức văn bản và các quy định pháp luật có liên quan. Điều 7. Công bố và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật Trách nhiệm đăng báo, đăng Công báo, đưa tin, niêm yết văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP . Điều 8. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Cơ quan tư pháp các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hóa các văn quy phạm pháp luật của địa phương; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không phù hợp với tình hình phát triển, yêu cầu quản lý nhà nước của địa phương phải kịp thời kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành. Điều 9. Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp pháp luật 1. Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và các văn bản khác có liên quan trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của địa phương do các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành phải được hệ thống hóa và xây dựng thành Hệ cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh để phục vụ cho công tác soạn thảo, thẩm định, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền các cấp. 2. Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, quản lý Hệ cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, thường xuyên cập nhật, bổ sung kịp thời những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, thực hiện tin học hóa Hệ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, khai thác, sử dụng. Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 1. Đối với cơ quan chủ trì soạn thảo Căn cứ chương trình, kế hoạch ban hành văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân hoặc trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân công chủ trì soạn thảo phải có kế hoạch chủ động thực hiện để đảm bảo trình dự thảo văn bản đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Trường hợp văn bản có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, có nội dung phức tạp hoặc điều chỉnh những vấn đề mới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm thành lập Tổ soạn thảo. Tổ soạn thảo văn bản gồm: Đại diện cơ quan được giao chủ trì soạn thảo là tổ trưởng, đại diện Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh (đối với soạn thảo dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh), đại diện Sở Tư pháp và các cơ quan chuyên môn liên quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh là thành viên. Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo có thể mời các chuyên gia, đại diện tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có liên quan tham gia Tổ soạn thảo Tổ soạn thảo có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ; cơ quan soạn thảo có trách nhiệm và quyền hạn theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 144/2005/NĐ-CP . Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung vào Chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân hàng năm trước khi tiến hành các thủ tục soạn thảo, trình ban hành nếu dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đó không có trong Chương trình đã được thông qua. Cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải mời cơ quan tư pháp cùng cấp tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong suốt quá trình soạn thảo dự thảo văn bản. 2. Đối với cơ quan phối hợp Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan soạn thảo, tham gia soạn thảo văn bản khi được cơ quan soạn thảo yêu cầu theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 144/2005/NĐ-CP . 3. Đối với các cá nhân tham gia phối hợp Cán bộ, công chức, viên chức và các chuyên gia được mời tham gia công tác soạn thảo có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 144/2005/NĐ-CP của Chính phủ. 4. Đối với Văn Phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện Căn cứ chương trình, kế hoạch ban hành văn bản và nhiệm vụ được phân công, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan soạn thảo thực hiện đúng tiến độ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Văn phòng Ủy ban nhân dân không trình các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa thực hiện đúng quy trình theo quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này. Điều 11. Chỉ đạo công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm hoặc phân công Phó Chủ tịch phụ trách chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Căn cứ vào chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công nhiệm vụ cho cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc đồng thời quyết định giao thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo thành lập Tổ soạn thảo trong trường hợp văn bản có nội dung phức tạp hoặc liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, điều chỉnh những vấn đề mới theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Quy chế này. Chương II XÂY DỰNG NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Mục 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO, THẨM ĐỊNH, BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH, QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Điều 12. Lập chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gửi đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, đề nghị xây dựng quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Mẫu đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này. 2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Tài chính lập dự thảo dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; Dự kiến chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh phải được ban hành đúng thời gian quy định; Trình tự, thủ tục lập, thông qua, điều chỉnh Chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 21, 35 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP . Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ xem xét bổ sung Chương trình theo từng quý vào tháng cuối cùng của quý trước. 3. Chương trình xây dựng nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, Quyết định ban hành chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ sở để triển khai việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phân bổ kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm. Điều 13. Soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Căn cứ chương trình xây dựng nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định phân công cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản. Việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh được thực hiện trong quyết định ban hành chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thể quyết định giao thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Tổ soạn thảo theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Quy chế này. 2. Cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản có nhiệm vụ: a) Xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể trách nhiệm của thành viên tham gia soạn thảo, mời Sở Tư pháp tham gia vào quá trình soạn thảo. Bộ phận pháp chế của cơ quan chủ trì soạn thảo tham gia vào quá trình soạn thảo và chịu trách nhiệm về việc bảo đảm quy trình, thủ tục soạn thảo dự thảo văn bản; b) Khảo sát, tổng kết, đánh giá tình hình thi hành các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự thảo, thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương; nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và thông tin tư liệu có liên quan đến dự thảo; c) Xây dựng đề cương; tổ chức soạn thảo dự thảo văn bản. Trong quá trình soạn thảo cơ quan chủ trì soạn thảo có thể tổ chức các cuộc họp, hội thảo để lấy ý kiến, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo; d) Phối hợp với Sở Tư pháp rà soát xác định văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ; đ) Tổ chức lấy ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi và với hình thức phù hợp tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo; e) Tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu ý kiến để chỉnh lý dự thảo văn bản. g) Chuẩn bị tờ trình và các tài liệu liên quan đến dự thảo. h) Gửi dự thảo văn bản đã được chỉnh lý cho Sở Tư pháp thẩm định; giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định; i) Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trình theo quy định tại Điều 19 Quy chế này. Điều 14. Lấy ý kiến góp ý về dự thảo văn bản 1. Căn cứ tính chất và nội dung văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến đóng góp theo các hình thức quy định tại Điều 23 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh và trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo để lấy ý kiến góp ý. Tài liệu gửi để lấy ý kiến bao gồm: a) Công văn đề nghị góp ý, cần nêu rõ các vấn đề quan trọng cần lấy ý kiến; b) Dự thảo văn bản. 2. Trường hợp lấy ý kiến thông qua việc gửi dự thảo văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản ấn định thời gian thích hợp để các cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiên cứu góp ý. Thời gian đề nghị lấy ý kiến góp ý phải bảo đảm tối thiểu là năm (05) ngày, kể từ ngày cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản gửi văn bản lấy ý kiến góp ý. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm được lấy ý kiến phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đúng thời hạn. Trường hợp lấy ý kiến thông qua tổ chức hội nghị cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi dự thảo cho cơ quan, cá nhân được mời góp ý ít nhất ba (3) ngày trước khi họp. Cơ quan được mời có trách nhiệm cử đại diện có thẩm quyền dự họp. Nếu không dự họp thì phải có văn bản góp ý gửi cho cơ quan chủ trì và phải chịu trách nhiệm về vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành hoặc đơn vị mình. Nếu cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm được lấy ý kiến không có văn bản góp ý gửi cho cơ quan soạn thảo, thì cơ quan soạn thảo có văn bản báo cáo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh biết và có biện pháp xử lý thích hợp. 3. Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất bảy (7) ngày, kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản. 4. Tổ chức lấy ý kiến góp ý thông qua các hình thức tham vấn Đối với việc ban hành các nghị quyết mà nội dung đã được chọn để tham vấn ý kiến nhân dân do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định tại kỳ họp cuối năm (nếu có), Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tham vấn ý kiến nhân dân và quyết định các hình thức tham vấn. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp, các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo thông qua các hình thức tham vấn thích hợp. 5. Lấy ý kiến phản biện Trường hợp dự thảo nghị quyết có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước và nhiều đối tượng thực hiện, nếu được ban hành sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế – xã hội, hoạt động quản lý nhà nước thì phải được lấy ý kiến phản biện theo quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Phạm vi phản biện có thể là một số nội dung hoặc toàn bộ nội dung của dự thảo. Cơ quan phản biện là Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Thuận. Việc lấy ý kiến phản biện được thực hiện bằng hình thức tổ chức cuộc họp hoặc ký hợp đồng. Điều 15. Tổng hợp, tiếp thu, giải trình, phản hồi ý kiến góp ý về dự thảo văn bản Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp đầy đủ các ý kiến góp ý, giải trình rõ lý do các ý kiến góp ý không được tiếp thu. Trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản thì cơ quan chủ trì soạn thảo phải có phản hồi bằng văn bản việc tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến góp ý cho đối tượng được lấy ý kiến. Mẫu bảng tổng hợp ý kiến và giải trình việc tiếp thu ý kiến góp ý theo quy định tại Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này. Điều 16. Đề nghị thẩm định dự thảo văn bản 1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, dự thảo quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh phải được cơ quan chủ trì soạn thảo gửi đến Sở Tư pháp thẩm định. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ xem xét khi hồ sơ trình có văn bản thẩm định của Sở Tư pháp. 2. Hồ sơ gửi thẩm định: Số lượng hồ sơ gửi Sở Tư pháp thẩm định là 03 (ba) bộ. Hồ sơ đề nghị thẩm định bao gồm: a) Công văn yêu cầu thẩm định; Mẫu công văn yêu cầu thẩm định theo quy định tại Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này. b) Tờ trình Ủy ban nhân dân tỉnh và dự thảo văn bản; Về tờ trình: là dự thảo tờ trình của cơ quan soạn thảo trình Ủy ban nhân dân tỉnh, nội dung tờ trình phải nêu được sự cần thiết ban hành văn bản, quá trình soạn thảo, nội dung chính của dự thảo, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau hoặc những vấn đề cần xin ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh. Về dự thảo: yêu cầu đối với dự thảo gửi Sở Tư pháp thẩm định phải là dự thảo đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức hữu quan, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. c) Bản tổng hợp ý kiến góp ý về dự thảo văn bản theo quy định tại Điều 15 của Quy chế này; d) Các tài liệu có liên quan như: bản sao văn bản góp ý, các văn bản về chủ trương, ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên liên quan đến việc soạn thảo dự thảo, các văn bản làm căn cứ pháp lý ban hành văn bản và các tài liệu khác. Điều 17. Thẩm định dự thảo văn bản 1. Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, dự thảo quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Quy chế này. Trường hợp hồ sơ gửi thẩm định không đầy đủ hoặc cơ quan chủ trì soạn thảo không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục soạn thảo theo quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15 của Quy chế này và các quy định khác có liên quan, Sở Tư pháp đề nghị bổ sung hồ sơ hoặc yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện việc soạn thảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định. 2. Trong quá trình thẩm định, nếu xét thấy cần thiết, Sở Tư pháp có thể yêu cầu cơ quan soạn thảo cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định; thuyết trình thêm về nội dung dự thảo. 3. Trong trường hợp cơ quan soạn thảo và các cơ quan, đơn vị liên quan có ý kiến khác nhau về những vấn đề thuộc nội dung dự thảo văn bản thì Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo để xử lý; trường hợp chưa thống nhất ý kiến thì Sở Tư pháp nêu rõ quan điểm và đề xuất phương án xử lý đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. 4. Việc thẩm định được tổ chức theo hình thức cuộc họp thẩm định. Cuộc họp thẩm định do lãnh đạo Sở Tư pháp chủ trì với thành phần do Sở Tư pháp quyết định. Trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính của tỉnh, các luật gia và chuyên gia am hiểu vấn đề chuyên môn thuộc nội dung dự thảo tham gia thẩm định. 5. Giá trị pháp lý của ý kiến thẩm định a) Ý kiến thẩm định phải được cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu để hoàn chỉnh dự thảo và giải trình khi có ý kiến khác, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Ý kiến thẩm định là một trong những tài liệu trong hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh và là căn cứ để Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc trình dự thảo nghị quyết ra Hội đồng nhân dân tỉnh; xem xét, quyết định việc ban hành văn bản. Mẫu báo cáo thẩm định của cơ quan Tư pháp theo quy định tại Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này Điều 18. Giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định 1. Sau khi nhận được báo cáo thẩm định về dự thảo văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. 2. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau với ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp thì cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo, giải trình rõ quan điểm, cơ sở pháp lý để Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. 3. Văn bản giải trình và dự thảo đã được chỉnh lý theo ý kiến thẩm định phải được gửi đến Sở Tư pháp, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 19. Trình dự thảo văn bản cho UBND tỉnh xem xét, quyết định 1. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo văn bản đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Ủy ban nhân dân tỉnh chậm nhất là năm (5) ngày trước ngày Ủy ban nhân dân tỉnh họp. Hồ sơ trình gồm có: a) Tờ trình Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo văn bản. Nội dung của tờ trình gồm: sự cần thiết ban hành văn bản, nội dung chính của dự thảo, giải trình về những vấn đề cơ quan soạn thảo không tiếp thu ý kiến thẩm định và những vấn đề cần xin ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh; Mẫu tờ trình Ủy ban nhân dân theo quy định tại Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này. b) Dự thảo văn bản đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định; c) Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp; d) Bản tổng hợp ý kiến góp ý về dự thảo văn bản; đ) Các tài liệu khác có liên quan. 2. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thẩm tra hồ sơ do cơ quan chủ trì soạn thảo gửi trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Trường hợp hồ sơ gửi trình được chuẩn bị không đúng quy định, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu cơ quan soạn thảo chuẩn bị lại. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Trường hợp hồ sơ gửi trình được chuẩn bị theo đúng yêu cầu về nội dung và quy trình, thủ tục thì chậm nhất là ba (03) ngày làm việc trước ngày Ủy ban nhân dân tỉnh họp, phải chuyển hồ sơ dự thảo văn bản đến các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 20. Xem xét, quyết định trình dự thảo nghị quyết ra Hội đồng nhân dân tỉnh 1. Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, thảo luận tập thể để quyết định việc trình dự thảo nghị quyết ra Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy trình quy định tại Điều 18 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP . 2. Trên cơ sở dự thảo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh biểu quyết thông qua, cơ quan soạn thảo phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉnh lý dự thảo, xây dựng tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành nghị quyết. Mẫu tờ trình Hội đồng nhân dân theo quy định tại Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này. 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh được phân công thẩm tra chậm nhất là mười lăm (15) ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh. Điều 21. Xem xét, thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 40 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. 2. Trên cơ sở kết quả thảo luận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo ý kiến của thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh. Quy định nào trong dự thảo không được các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh tán thành thì không đưa vào dự thảo; trường hợp có ý kiến của thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh đối với một, một số vấn đề thì cơ quan chủ trì soạn thảo phải nghiên cứu, tiếp thu; trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo không tiếp thu thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. 3. Cơ quan soạn thảo báo cáo về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trước các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh để thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh thảo luận về dự thảo đã được chỉnh lý và biểu quyết. 4. Trường hợp dự thảo văn bản chưa được Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua tại cuộc họp thì căn cứ ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉnh lý nội dung của dự thảo để trình Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua tại cuộc họp khác. Điều 22. Chỉnh lý về mặt kỹ thuật văn bản 1. Chậm nhất là ba (03) ngày, sau khi dự thảo văn bản được Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải chỉnh lý xong về mặt kỹ thuật văn bản trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thay mặt Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành. Trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh vắng mặt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thể ký thay. 2. Việc chỉnh lý văn bản phải đảm bảo không làm thay đổi nội dung văn bản đã được Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua. Mục 2. KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH TRONG DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Điều 23. Thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh phải thực hiện kiểm soát 1. Thủ tục hành chính do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định theo thẩm quyền hoặc được phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên; 2. Thủ tục hành chính được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ nhưng trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh được cụ thể hoá, sửa đổi, bổ sung một hoặc một số bộ phận tạo thành cơ bản của thủ tục hành chính. 3. Một thủ tục hành chính cụ thể được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh phải đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản được quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và phải được quy định rõ ràng, cụ thể. Điều 24. Lấy ý kiến cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính đối với quy định về thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật 1. Cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính phải tổ chức đánh giá tác động của quy định về thủ tục hành chính theo các tiêu chí quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP . 2. Trước khi gửi Sở Tư pháp thẩm định, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản phải gửi lấy ý kiến cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính của tỉnh là Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (do Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thực hiện). 3. Hồ sơ gửi lấy ý kiến theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP . 4. Trách nhiệm của cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính và thời hạn góp ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP. Trách nhiệm tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP . Điều 25. Thẩm định quy định về thủ tục hành chính 1. Khi thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, Sở Tư pháp bổ sung trong báo cáo thẩm định phần kết quả thẩm định về thủ tục hành chính quy định trong dự thảo. 2. Hồ sơ gửi thẩm định, bao gồm: Ngoài thành phần hồ sơ gửi theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Quy chế này, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản phải có thêm bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 63/2010/NĐ-CP , văn bản tham gia ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với quy định về thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Sở Tư pháp không tiếp nhận hồ sơ thẩm định nếu dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính chưa có bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính và ý kiến góp ý của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản. Chương III XÂY DỰNG NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Mục 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO, BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Điều 26. Đề nghị, lập, điều chỉnh và thực hiện Kế hoạch xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện 1. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì phối hợp với Phòng Tư pháp, Phòng Nội vụ và Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp lập Kế hoạch xây dựng nghị quyết hàng năm của Hội đồng nhân dân cấp huyện. 2. Việc đề nghị, lập, thông qua, điều chỉnh và thực hiện Kế hoạch xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện được thực hiện như đối với việc đề nghị, lập, thông qua, điều chỉnh và thực hiện chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tại Điều 12 của Quy chế này. Điều 27. Soạn thảo dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện Việc tổ chức soạn thảo dự thảo văn bản và trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan soạn thảo văn bản được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP Điều 28. Lấy ý kiến về dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện 1. Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, Thủ trưởng cơ quan soạn thảo văn bản phải tổ chức việc lấy ý kiến và tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý. Việc tổ chức lấy ý kiến góp ý, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý được thực hiện như theo quy định tại Điều 14, Điều 15 của Quy chế này. 2. Cơ quan, tổ chức được gửi văn bản lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan soạn thảo. Nếu cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến không có văn bản góp ý gửi cho cơ quan soạn thảo, thì cơ quan soạn thảo có văn bản báo cáo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện biết và có biện pháp xử lý thích hợp. 3. Trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, thì cơ quan soạn thảo có trách nhiệm dành ít nhất năm (05) ngày, kể từ ngày công bố nội dung lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo văn bản. 4. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện phải được gửi để lấy ý kiến của Phòng Tư pháp. Phòng Tư pháp có trách nhiệm tham gia góp ý vào dự thảo văn bản về các nội dung: sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh; tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật hiện hành; ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản. Điều 29. Xem xét việc trình dự thảo nghị quyết ra Hội đồng nhân dân 1. Chậm nhất là mười lăm (15) ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, cơ quan soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để xem xét và quyết định việc trình dự thảo nghị quyết ra Hội đồng nhân dân cùng cấp. Trường hợp chưa xác định được ngày họp của Hội đồng nhân dân, thì thời gian gửi hồ sơ được thực hiện theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ dự thảo văn bản bao gồm: a) Tờ trình của cơ quan soạn thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, nêu rõ các nội dung: Sự cần thiết ban hành văn bản; nội dung chính của dự thảo văn bản, giải trình về những nội dung không tiếp thu ý kiến đóng góp; những vấn đề cần xin ý kiến Ủy ban nhân dân; b) Dự thảo nghị quyết đã được chỉnh lý sau khi tổ chức lấy ý kiến; c) Bản tổng hợp ý kiến, văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến; d) Các tài liệu có liên quan khác. 2. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra và gửi đầy đủ hồ sơ dự thảo văn bản đến các thành viên của Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm nhất là ba (03) ngày, trước ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện họp. Trường hợp hồ sơ dự thảo văn bản chưa đủ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thì Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu cơ quan soạn thảo văn bản bổ sung đầy đủ trước khi chuyển hồ sơ đến các thành viên Ủy ban nhân dân cấp huyện. 3. Tại cuộc họp, các thành viên Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định theo đa số việc trình dự thảo nghị quyết ra Hội đồng nhân dân. Trình tự, thủ tục xem xét việc trình dự thảo nghị quyết ra Hội đồng nhân dân được thực hiện như sau: a) Cơ quan, tổ chức soạn thảo văn bản trình bày dự thảo nghị quyết; b) Thành viên Ủy ban nhân dân thảo luận; c) Cơ quan soạn thảo chỉnh lý dự thảo văn bản trên cơ sở ý kiến của thành viên Ủy ban nhân dân; d) Thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết. 4. Sau khi Ủy ban nhân dân quyết định trình dự thảo nghị quyết ra Hội đồng nhân dân, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo văn bản đến Thường trực Hội đồng nhân dân để trình Hội đồng nhân dân chậm nhất là năm (05) ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân. Điều 30. Thẩm tra dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện 1. Chậm nhất là mười (10) ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo văn bản đến Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra để thẩm tra. Hồ sơ dự thảo văn bản gồm có: a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân và dự thảo nghị quyết; b) Các tài liệu có liên quan. 2. Phạm vi thẩm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. 3. Ban của Hội đồng nhân dân thực hiện việc thẩm tra có trách nhiệm gửi báo cáo thẩm tra đến Thường trực Hội đồng nhân dân chậm nhất là năm (05) ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân. Điều 31. Hội đồng nhân dân cấp huyện xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết 1. Thường trực Hội đồng nhân dân chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ dự thảo nghị quyết để gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là ba (03) ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân. Hồ sơ dự thảo văn bản bao gồm: a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân và dự thảo nghị quyết đã được Ủy ban nhân dân quyết định trình; b) Báo cáo thẩm tra; c) Các tài liệu khác có liên quan. 2. Hội đồng nhân dân cấp huyện xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 32 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Mục 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO, THẨM ĐỊNH, BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Điều 32. Đề nghị, lập, điều chỉnh và thực hiện Kế hoạch xây dựng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện 1. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì phối hợp với Phòng Tư pháp, Phòng Nội vụ và Phòng Tài chính - Kế hoạch giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện lập Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm. 2. Việc đề nghị, lập, thông qua, điều chỉnh và thực hiện Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp huyện được thực hiện như đối với việc đề nghị, lập, thông qua, điều chỉnh và thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại Điều 12 của Quy chế này. Điều 33. Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp huyện Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phân công và trực tiếp chỉ đạo cơ quan chuyên môn chủ trì soạn thảo văn bản thuộc thẩm quyền ban hành hoặc theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh. Cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP . Điều 34. Lấy ý kiến góp ý dự thảo văn bản Việc tổ chức lấy ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 28 của Quy chế này. Điều 35. Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp huyện 1. Chậm nhất là 10 ngày, trước ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện họp, dự thảo văn bản phải được gửi đến Phòng Tư pháp thẩm định. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ xem xét dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khi có văn bản thẩm định của Phòng Tư pháp. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm: a) Công văn yêu cầu thẩm định; b) Tờ trình và dự thảo văn bản; c) Bản tổng hợp ý kiến đóng góp dự thảo văn bản; d) Các tài liệu có liên quan. 2. Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ thẩm định, nếu không đủ hồ sơ thì yêu cầu cơ quan soạn thảo bổ sung hồ sơ theo quy định. Trong thời hạn hai (02) ngày, cơ quan soạn thảo có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo yêu cầu. Phạm vi thẩm định theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Chậm nhất là bảy (07) ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, Phòng Tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo. 3. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo, nhiệm vụ tổ chức thẩm định của Phòng Tư pháp thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP . Điều 36. Trình, thông qua, ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp huyện 1. Cơ quan soạn thảo văn bản có trách nhiệm tiếp thu ý kiến đóng góp, thẩm định, chỉnh lý, hoàn chỉnh và trình hồ sơ dự thảo văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm nhất là năm (05) ngày, trước ngày Ủy ban nhân dân họp. Chậm nhất là ba (03) ngày, trước ngày Ủy ban nhân dân họp, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân chuyển hồ sơ đến các thành viên của Ủy ban nhân dân. Hồ sơ trình dự thảo văn bản gồm có: a) Tờ trình và dự thảo văn bản; b) Báo cáo thẩm định; c) Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo văn bản; d) Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định (trường hợp ý kiến của cơ quan dự thảo khác với ý kiến thẩm định); đ) Các tài liệu có liên quan. 2. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo văn bản, ký ban hành văn bản Việc xem xét, thông qua dự thảo văn bản tại phiên họp Ủy ban nhân dân được tiến hành theo trình tự quy định tại Điều 44 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. 3. Chậm nhất là 03 ngày, kể từ ngày ký ban hành văn bản, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm niêm yết văn bản tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Nhà Văn hóa cấp huyện và gửi đến Trung tâm Công báo tỉnh để đăng Công báo. Thời gian niêm yết văn bản ít nhất là 30 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết. 4. Chậm nhất là 03 ngày, kể từ ngày ký ban hành văn bản, văn bản phải được gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp, các Sở, Ban ngành tỉnh có liên quan, Thường trực Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện, Phòng Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan để theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện văn bản theo quy định của pháp luật. Chương IV XÂY DỰNG NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ Mục 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ Điều 37. Soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã 1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã do Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức soạn thảo và trình Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phân công và chỉ đạo việc soạn thảo dự thảo, tổ chức việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của các cơ quan, của nhân dân tại địa phương. 2. Việc soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã phải căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên và thực tế địa phương để dự thảo những quy định phù hợp. Hồ sơ soạn thảo gồm: Tờ trình của Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân, dự thảo nghị quyết. Điều 38. Tổ chức lấy ý kiến góp ý 1. Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tổ chức việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan, của nhân dân tại các thôn, khu phố về dự thảo văn bản bằng một hoặc nhiều hình thức sau đây: a) Thông qua các cuộc họp của thôn, khu phố; b) Khảo sát bằng phiếu hoặc phỏng vấn; c) Gửi dự thảo văn bản đến một số hộ gia đình hoặc thôn, khu phố để lấy ý kiến; d) Các hình thức thích hợp khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định cho phù hợp với tính chất, điều kiện của địa phương. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và tổ chức lấy ý kiến của nhân dân tại các thôn, khu phố về dự thảo nghị quyết trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP . 3. Văn bản của Hội đồng nhân dân cấp xã phải được lấy ý kiến của công chức Tư pháp - hộ tịch. Công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã có trách nhiệm có ý kiến về những vấn đề theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP . 4. Tổ chức, cá nhân soạn thảo văn bản có trách nhiệm tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo văn bản. Bản tổng hợp ý kiến, văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến phải được lưu trong hồ sơ dự thảo trình Hội đồng nhân dân. Điều 39. Xem xét, quyết định trình dự thảo nghị quyết ra Hội đồng nhân dân 1. Ủy ban nhân dân nhân tổ chức họp toàn thể để các thành viên Ủy ban nhân dân thảo luận các nội dung cơ bản, các vấn đề còn có ý kiến khác nhau đối với dự thảo nghị quyết đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công cho tổ chức, cá nhân soạn thảo. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân yêu cầu tổ chức, cá nhân được giao soạn thảo giải trình về những vấn đề mà các thành viên Ủy ban nhân dân quan tâm. 2. Tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo dự thảo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo ý kiến của thành viên Ủy ban nhân dân và báo cáo việc tiếp thu, chỉnh lý tại cuộc họp. 3. Các thành viên Ủy ban nhân dân thảo luận về dự thảo văn bản đã được chỉnh lý và biểu quyết về việc trình hay không trình dự thảo. Khi có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành, dự thảo nghị quyết được quyết định trình Hội đồng nhân dân. Điều 40. Xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã. 1. Chậm nhất là ba (03) ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân gửi tờ trình, dự thảo nghị quyết và các tài liệu có liên quan đến các đại biểu Hội đồng nhân dân. 2. Việc xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã được tiến hành theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 34 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Mục 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ Điều 41. Soạn thảo dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã 1. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức soạn thảo. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền phân công cho tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện việc soạn thảo dự thảo. Chủ tịch Ủy ban nhân dân trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo hoặc giao một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách việc soạn thảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chung. 2. Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã phải căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên và thực tế địa phương để dự thảo những quy định phù hợp. Hồ sơ soạn thảo gồm: Tờ trình, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. 3. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo dự thảo a) xây dựng dự thảo văn bản và dự thảo tờ trình; b) Tham gia việc tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng vào dự thảo văn bản theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; c) Tổng hợp ý kiến, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo văn bản theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Điều 42. Lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo văn bản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tổ chức việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan khác, và của nhân dân theo quy định tại Điều 38 của Quy chế này. Điều 43. Xem xét, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã 1. Tổ chức, cá nhân soạn thảo văn bản gửi hồ sơ dự thảo văn bản, gồm: tờ trình, dự thảo văn bản, bản tổng hợp ý kiến và các tài liệu có liên quan đến các thành viên Ủy ban nhân dân chậm nhất là ba (03) ngày, trước ngày Ủy ban nhân dân họp. Trường hợp chưa xác định được ngày họp của Ủy ban nhân dân, thì thời hạn gửi hồ sơ dự thảo thực hiện theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. 2. Việc xem xét, thông qua dự thảo văn bản tại phiên họp Ủy ban nhân dân được tiến hành theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 46 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. 3. Trường hợp dự thảo văn bản chưa được thông qua thì Ủy ban nhân dân yêu cầu tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo về những nội dung cần phải chỉnh lý và thời gian trình lại dự thảo văn bản. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 44. Kinh phí hỗ trợ cho việc xây dựng và ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 1. Kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân bao gồm: Kinh phí lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, khảo sát, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân. Việc bảo đảm kinh phí được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT-BTP-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 13/10/2008 của UBND tỉnh Bình Thuận Quy định mức chi, việc quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 80/2009/QĐ-UBND ngày 25/12/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 13/10/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận. Trường hợp các quy định nêu trên có văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản đó. 2. Việc lập dự toán, giao dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí xây dựng, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều 45. Tổ chức thực hiện 1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã: a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể cơ chế phối hợp, trách nhiệm của các quan, tổ chức, cá nhân trong việc triển khai các quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; b) Bảo đảm kinh phí cho việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương theo thẩm quyền. 2. Trách nhiệm của Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh a) Ban hành quy định về quy trình của nội bộ cơ quan, đơn vị để thực hiện nhiệm vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; b) Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm bố trí cán bộ có đủ tiêu chuẩn làm việc tại Phòng Pháp chế bảo đảm đúng cơ cấu, số lượng để thực hiện tốt nhiệm vụ về công tác xây dựng pháp luật. 3. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn loại văn bản nào thì ban hành theo hình thức văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh; Đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Quy chế này. PHỤ LỤC QUY ĐỊNH CÁC BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG VIỆC SOẠN THẢO, THẨM ĐỊNH, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (Ban hành kèm theo Quy chế của Quyết định số 03 /2012/QĐ-UBND Ngày 20 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận) 1. Mẫu số 1 – Đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm. 2. Mẫu số 2 – Bảng tổng hợp ý kiến và giải trình việc tiếp thu ý kiến góp ý. 3. Mẫu số 3 – Công văn đề nghị thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. 4. Mẫu số 4 – Báo cáo thẩm định của cơ quan tư pháp. 5. Mẫu số 5 – Tờ trình Ủy ban nhân dân ban hành quyết định, chỉ thị hoặc xem xét trình nghị quyết ra Hội đồng nhân dân. 6. Mẫu số 6 – Tờ trình Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết. Mẫu số 1 – Đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm ỦY BAN NHÂN DÂN…… Tên cơ quan đề xuất -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số:……./……. V/v đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 20... ……………, ngày tháng năm 20… Kính gửi: Văn phòng Ủy ban nhân dân … 1. Đề xuất xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân … TT Tên văn bản Sự cần thiết ban hành văn bản Phạm vi điều chỉnh Đối tượng áp dụng Nội dung chính của văn bản Đơn vị chủ trì soạn thảo Cơ quan phối hợp soạn thảo Thời điểm ban hành văn bản Dự báo tác động kinh tế – xã hội của văn bản 1 2 … 2. Đề xuất xây dựng quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân …. TT Tên văn bản Sự cần thiết ban hành văn bản Phạm vi điều chỉnh Đối tượng áp dụng Nội dung chính của văn bản Đơn vị chủ trì soạn thảo Cơ quan phối hợp soạn thảo Thời điểm ban hành văn bản Dự báo tác động kinh tế – xã hội của văn bản 1 2 … Nơi nhận: - Như trên; - Lưu VT,... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và đóng dấu) Mẫu số 2 – Bảng tổng hợp ý kiến và giải trình việc tiếp thu ý kiến góp ý ỦY BAN NHÂN DÂN…… Tên cơ quan soạn thảo -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số:……./……. V/v tổng hợp và giải trình việc tiếp thu ý kiến góp ý đối với dự thảo….. ……………, ngày tháng năm 20… BẢN TỔNG HỢP Ý KIẾN VÀ GIẢI TRÌNH VIỆC TIẾP THU Ý KIẾN GÓP Ý CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VỀ DỰ THẢO Ngày … tháng … năm 20… (cơ quan soạn thảo) đã có Công văn số … gửi các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị góp ý Dự thảo ... Cho đến nay, đã có Công văn góp ý của các cơ quan sau đây: I. Các cơ quan 1. .. 2. … II. Các tổ chức, cá nhân 1. … 2….. III. Các ý kiến góp ý cụ thể 1. Về sự cần thiết ban hành văn bản (nếu có ý kiến) 2. Về tên gọi của Dự thảo (nếu có ý kiến) 3. Về bố cục Dự thảo (nếu có ý kiến) 4. Về nội dung của Dự thảo IV. Giải trình về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo (Lưu ý thể hiện rõ các nội dung không được tiếp thu và lý do không tiếp thu) Nơi nhận: - HĐND/UBND; - Cơ quan thẩm định; - Lưu VT, … Thủ trưởng cơ quan soạn thảo (Ký tên và đóng dấu) Mẫu số 3 – Công văn đề nghị thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ỦY BAN NHÂN DÂN…… Tên cơ quan soạn thảo -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số:……./……. V/v đề nghị thẩm định dự thảo….. ……………, ngày tháng năm 20… Kính gửi: (tên cơ quan thẩm định) Thực hiện Quy chế xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ban hành kèm theo Quyết định số …./2012/QĐ-UBND ngày…. Tháng….năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, (tên đơn vị đề nghị thẩm định) xin gửi tới (tên cơ quan thẩm định) hồ sơ thẩm định dự thảo (tên dự thảo văn bản) và đề nghị Quý cơ quan kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của (tên cơ quan thẩm định), (tên đơn vị đề nghị thẩm định) nghiên cứu chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ thẩm định gồm: 1. Dự thảo Tờ trình Ủy ban nhân dân … của cơ quan soạn thảo về việc ban hành văn bản; Dự thảo Tờ trình của Ủy ban nhân dân ….. trình Hội đồng nhân dân …. (đối với đề nghị thẩm định dự thảo là nghị quyết). 2. Dự thảo văn bản đã được chỉnh lý sau khi có kiến góp ý. 3. Bản tổng hợp ý kiến và giải trình việc tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân về dự thảo văn bản và bản sao ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đó. 4. Các văn bản khác có liên quan: như văn bản làm căn cứ ban hành, văn bản chỉ đạo việc xây dựng dự thảo, văn bản thẩm định về nội dung chuyên môn đối với các dự thảo văn bản trong một số lĩnh vực chuyên ngành… Kính đề nghị (tên cơ quan thẩm định) quan tâm, phối hợp thực hiện. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu VT, … THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH (Ký tên và đóng dấu) Mẫu số 4 – Báo cáo thẩm định của cơ quan tư pháp ỦY BAN NHÂN DÂN…… Tên cơ quan thẩm định -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số:……./……. V/v thẩm định dự thảo….. ……………, ngày tháng năm 20… Kính gửi: (tên cơ quan chủ trì soạn thảo) Trả lời Công văn số …. ngày … tháng… năm … của …. (tên cơ quan chủ trì soạn thảo) về việc đề nghị thẩm định dự thảo …, qua nghiên cứu hồ sơ đề nghị thẩm định và các văn bản có liên quan, Sở Tư pháp/ Phòng Tư pháp có ý kiến như sau: 1. Sự cần thiết ban hành văn bản 2. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo 3. Về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật hiện hành 4. Về tính khả thi của các điều, khoản hoặc toàn bộ dự thảo văn bản (lưu ý: nội dung này không bắt buộc) 5. Về ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo của dự thảo văn bản (Ngoài ra, cơ quan thẩm định cần tập trung vào những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và nêu rõ quan điểm của mình về những vấn đề đó) Trên đây là ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp/Phòng Tư pháp về dự thảo … , xin gửi (cơ quan chủ trì soạn thảo) nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo trình Ủy ban nhân dân….. xem xét, quyết định. Nơi nhận: - Văn phòng UBND…; - Cơ quan chủ trì soạn thảo; - Lưu VT, … Thủ trưởng cơ quan thẩm định (Ký tên và đóng dấu) Lưu ý: Trong báo cáo thẩm định, cơ quan thẩm định không nhất thiết phải trình bày từng vấn đề thuộc phạm vi thẩm định, tuỳ thuộc vào từng dự thảo văn bản mà có thể nhóm vấn đề sao cho tránh trùng lặp, bảo đảm nội dung báo cáo thẩm định rõ ràng, dễ hiểu nhất và mang tính bản biện cao. Mẫu số 5 – Tờ trình Ủy ban nhân dân ban hành quyết định, chỉ thị hoặc xem xét trình nghị quyết ra Hội đồng nhân dân ỦY BAN NHÂN DÂN…… Tên cơ quan soạn thảo -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số:……./TTr-…. ……………, ngày tháng năm 20… TỜ TRÌNH Về việc ban hành …… Kính gửi: Ủy ban nhân dân …… Lời dẫn I. Sự cần thiết ban hành Nêu rõ mục đích ban hành văn bản, căn cứ để ban hành văn bản; tác động của văn bản đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự quản lý, điều hành của địa phương… II. Quá trình soạn thảo Nêu rõ quá trình soạn thảo, đã lấy ý kiến hoặc tổ chức hội nghị góp ý kiến, khảo sát như thế nào, với đối tượng nào, việc tiếp thu ý kiến góp ý (nêu rõ những nội dung tiếp thu, những vấn đề không tiếp thu và giải trình lý do không tiếp thu)… Ý kiến thẩm định của cơ quan tư pháp. III. Những nội dung cơ bản của Dự thảo Nêu cơ cấu của văn bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản, những vấn đề chính trong từng chương, những nội dung mới của dự thảo… IV. Về những vấn đề còn còn có ý kiến khác nhau, giải trình của cơ quan soạn thảo; những vấn đề xin ý kiến Hội đồng nhân dân/ Uỷ ban nhân dân Cần nêu rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau đồng thời cơ quan soạn thảo phải nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề đó; giải trình về những vấn đề cơ quan soạn thảo không tiếp thu ý kiến thẩm định và những vấn đề cần xin ý kiến của Hội đồng nhân dân/Ủy ban nhân dân tỉnh… Nơi nhận: - Như trên; - Cơ quan thẩm định; - VPUBND…; - Lưu VT, … Thủ trưởng cơ quan soạn thảo (Ký tên và đóng dấu) Mẫu số 6 – Tờ trình Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết hoặc xem xét trình nghị quyết ra Hội đồng nhân dân ỦY BAN NHÂN DÂN…… -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số:……./TTr - UBND ……………, ngày tháng năm 20… TỜ TRÌNH Về việc ban hành …… Kính gửi: Hội đồng nhân dân …… Lời dẫn I. Sự cần thiết ban hành Nêu rõ mục đích ban hành văn bản, căn cứ để ban hành văn bản; tác động của văn bản đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự quản lý, điều hành của địa phương… II. Quá trình soạn thảo Nêu rõ quá trình soạn thảo, đã lấy ý kiến hoặc tổ chức hội nghị góp ý kiến, khảo sát như thế nào, với đối tượng nào, việc tiếp thu ý kiến góp ý (nêu rõ những nội dung tiếp thu, những vấn đề không tiếp thu và giải trình lý do không tiếp thu)… III. Những nội dung cơ bản của Dự thảo Nêu cơ cấu của văn bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản, những vấn đề chính trong từng chương, những nội dung mới của dự thảo… IV. Những vấn đề xin ý kiến Hội đồng nhân dân Nêu những vấn đề cần xin ý kiến của Hội đồng nhân dân mà tại cuộc họp Ủy ban nhân dân còn có ý kiến khác nhau, chưa có sự thống nhất cao của tập thể Ủy ban nhân dân … Nơi nhận: - Như trên; - Lưu VT, … TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên và đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Thuận", "promulgation_date": "20/01/2012", "sign_number": "03/2012/QĐ-UBND", "signer": "Lê Tiến Phương", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-634-QD-TCTS-VP-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-Vu-Ke-hoach-Tai-chinh-2014-293769.aspx
Quyết định 634/QĐ-TCTS-VP chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Vụ Kế hoạch Tài chính 2014
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỔNG CỤC THỦY SẢN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 634/QĐ-TCTS-VP Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014 QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ KẾ HOẠCH, TÀI CHÍNH TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỦY SẢN Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Quyết định số 57/2014/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Chánh Văn phòng Tổng cục, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Vị trí và chức năng Vụ Kế hoạch, Tài chính là tổ chức thuộc Tổng cục Thủy sản, có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Tổng cục trưởng thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch, điều tra, kế hoạch, đầu tư phát triển; tài chính, kế toán thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục. Tên giao dịch quốc tế: Department of Planning and Finance (DEFIP) Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Công tác kế hoạch a) Xây dựng, trình Tổng cục trưởng: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm; chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm; b) Tham mưu, trình Tổng cục trưởng văn bản hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm; c) Tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm theo quy định và đột xuất theo yêu cầu. 2. Công tác quản lý quy hoạch, điều tra cơ bản a) Tham mưu, trình Tổng cục trưởng: danh mục, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ điều tra, quy hoạch hàng năm; giao nhiệm vụ quy hoạch, điều tra hàng năm theo quy định; thành lập Hội đồng thẩm định đề cương - tổng dự toán, Hội đồng nghiệm thu dự án quy hoạch, dự án điều tra; phê duyệt đề cương, dự toán dự án quy hoạch, dự án điều tra; phê duyệt nghiệm thu dự án quy hoạch, dự án điều tra hoàn thành; b) Chủ trì tham mưu tổ chức kiểm tra việc triển khai dự án quy hoạch, dự án điều tra hàng năm; thẩm định đề cương - tổng dự toán, đề cương - dự toán hàng năm; thẩm định nghiệm thu dự án quy hoạch, dự án điều tra hoàn thành; hướng dẫn, kiểm ra việc thực hiện công bố, công khai quy hoạch sau khi được phê duyệt; c) Tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả thực hiện lập quy hoạch, tổ chức điều tra định kỳ theo quy định và đột xuất theo yêu cầu. 3. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản a) Tham mưu, trình Tổng cục trưởng: kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước dài hạn, trung hạn và hàng năm; kế hoạch phân bổ chi tiết vốn đầu tư phát triển hàng năm; kế hoạch kiểm tra giám sát đầu tư, kiểm tra chất lượng công trình định kỳ hàng năm; báo cáo thẩm định, trình Bộ trưởng phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư; b) Chủ trì tham mưu tổ chức thẩm định dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật và thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật; thẩm tra hồ sơ thiết kế sau bước thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành; kiểm tra giám sát đầu tư, quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định và theo kế hoạch được duyệt; kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch, công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng; xử lý các vấn đề kỹ thuật liên quan tới quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư. 4. Công tác quản lý đấu thầu a) Trình Tổng cục trưởng: báo cáo thẩm định để trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; để trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch kiểm tra về công tác đấu thầu; Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, quyết định xử lý kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu; báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra về đấu thầu, kiến nghị xử lý vi phạm về đấu thầu theo quy định. b) Chủ trì tham mưu tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi công tác đấu thầu, thực hiện hợp đồng, giải quyết kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra về công tác đấu thầu theo quy định. 5. Công tác quản lý tài chính, kế toán a) Trình Tổng cục trưởng: kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước dài hạn, trung hạn và hàng năm; Quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; kế hoạch sử dụng kinh phí không thường xuyên, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ hàng năm cho các đơn vị dự toán thuộc Tổng cục; Quyết định phê duyệt dự toán chi tiết nhiệm vụ chi ngân sách không thường xuyên, không thực hiện tự chủ tài chính cho các đơn vị dự toán thuộc Tổng cục; Quyết định phê duyệt quyết toán dự án (hoặc hạng mục) đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành; b) Chủ trì tham mưu tổ chức hướng dẫn các đơn vị dự toán thuộc Tổng cục lập dự toán thu, chi ngân sách dài hạn, trung hạn và hàng năm; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính, kế toán tại các đơn vị dự toán thuộc Tổng cục; thẩm tra, thẩm định: báo cáo quyết toán tài chính năm, quyết toán dự án (hoặc hạng mục) đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành; thông báo xét duyệt quyết toán tài chính năm cho các đơn vị dự toán thuộc Tổng cục; tổng hợp, công khai dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm; c) Kiến nghị với Tổng cục trưởng xử lý hành vi vi phạm về tài chính theo quy định của pháp luật. Tham gia việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Kế toán trưởng hoặc người được giao nhiệm vụ phụ trách kế toán trong các đơn vị dự toán thuộc Tổng cục. 6. Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp việc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục; Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính; thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực được giao. 7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp, theo dõi, kiểm tra, xử lý việc thực hiện các kết luận của Kiểm toán Nhà nước. 8. Đầu mối tổng hợp, báo cáo Tổng cục về kinh tế hợp tác trong lĩnh vực thủy sản. 9. Xây dựng trình Tổng cục Đề án vị trí việc làm, cơ cấu và số lượng công chức của đơn vị; quản lý công chức, hồ sơ, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định. 10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao. Điều 3. Cơ cấu tổ chức 1. Lãnh đạo Vụ: a) Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng, do Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định. b) Vụ trưởng điều hành hoạt động của Vụ, chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng, trước pháp luật về hoạt động của Vụ; phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Vụ; phân công công tác đối với công chức thuộc Vụ. c) Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. 2. Công chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Vụ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao. Điều 4. Hiệu lực thi hành Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014, thay thế Quyết định số 25/QĐ-TCTS-VP ngày 16 tháng 04 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch, Tài chính. Điều 5. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng Tổng cục, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Như Điều 5; - Bộ trưởng (báo cáo); - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Lãnh đạo Tổng cục; - Các đơn vị thuộc Bộ NN & PTNT; - Các đơn vị trực thuộc Tổng cục; - Các Sở NN&PTNT; - Lưu: VT, VP. TỔNG CỤC TRƯỞNG Vũ Văn Tám
{ "issuing_agency": "Tổng cục Thuỷ sản", "promulgation_date": "15/12/2014", "sign_number": "634/QĐ-TCTS-VP", "signer": "Vũ Văn Tám", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-32-2012-QD-UBND-co-che-thuong-thu-vuot-du-toan-ngan-sach-va-phan-bo-146065.aspx
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND cơ chế thưởng thu vượt dự toán ngân sách và phân bổ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 32/2012/QĐ-UBND Bình Thuận, ngày 01 tháng 8 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CƠ CHẾ THƯỞNG THU VƯỢT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Thực hiện Thông báo số 91-TB/VPTU ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Văn phòng Tỉnh ủy và Công văn số 309/HĐND-CTHĐ ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế thưởng cho các huyện, thị xã, thành phố từ thu vượt dự toán ngân sách được giao; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 3491/STC-QLNS ngày 22 tháng 8 năm 2011 và Tờ trình số 627/TTr-STC ngày 18 tháng 7 năm 2012, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Quy định cơ chế thưởng thu vượt dự toán ngân sách và phân bổ nguồn thu vượt dự toán ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, thị xã, thành phố như sau: 1. Các khoản thu ngân sách Nhà nước được tính thưởng khi thu vượt dự toán: a) Các khoản thu phân chia giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, thị xã, thành phố (phần giao cho ngân sách huyện, thị xã, thành phố thu nhưng điều tiết ngân sách tỉnh hưởng); b) Các khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100% (phần giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố). 2. Điều kiện thưởng thu vượt dự toán ngân sách (phải bảo đảm các điều kiện dưới đây): a) Tổng thu ngân sách Nhà nước toàn tỉnh (loại trừ thu từ dầu khí, thu xuất nhập khẩu) vượt dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao; b) Các khoản thu tại Mục a, b Khoản 1 nêu trên được tính thưởng vượt thu cụ thể cho từng khoản thu, cho từng huyện, thị xã, thành phố khi: - Khoản thu đó, ngân sách toàn tỉnh thu vượt dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao; - Khoản thu đó, ngân sách huyện, thị xã, thành phố thu vượt dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao. 3. Phân bổ nguồn thu vượt dự toán ngân sách: Các khoản thu vượt tại Mục a, b Khoản 1 nêu trên được quy thành 100% và phân bổ sử dụng như sau: a) 50% để tạo nguồn cải cách tiền lương; b) 25% để cân đối điều hành chung của tỉnh, chủ yếu là tăng chi đầu tư phát triển; c) 25% hỗ trợ lại cho các huyện, thị xã, thành phố để chi đầu tư phát triển. Điều 2. Phương thức thực hiện: a) Căn cứ số báo cáo quyết toán thu ngân sách niên độ năm trước của các huyện, thị xã, thành phố, Sở Tài chính sẽ tính toán mức thưởng thu vượt dự toán báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Trên cơ sở số thưởng thu vượt dự toán của các huyện, thị xã, thành phố được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, các huyện, thị xã, thành phố đăng ký danh mục công trình gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao kế hoạch sử dụng số thưởng vượt thu theo quy định. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ban hành và thực hiện trong niên độ ngân sách năm 2012 đến năm 2015. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Bình Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành ./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lê Tiến Phương
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Thuận", "promulgation_date": "01/08/2012", "sign_number": "32/2012/QĐ-UBND", "signer": "Lê Tiến Phương", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Ke-hoach-118-KH-UBND-2024-phat-trien-kinh-te-tu-nhan-thanh-mot-dong-luc-kinh-te-thi-truong-Ha-Noi-606634.aspx
Kế hoạch 118/KH-UBND 2024 phát triển kinh tế tư nhân thành một động lực kinh tế thị trường Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 118/KH-UBND Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2024 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW NGÀY 03/6/2017 HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XII VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRỞ THÀNH MỘT ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA GIAI ĐOẠN 2023 - 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO Thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, giai đoạn 2023-2025 và những năm tiếp theo với các nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Phổ biến, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể hóa các mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10- NQ/TW ngày 03/6/2017 thành các nhiệm vụ cụ thể, gắn với chức năng nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân Thành phố và phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện thực tế. Xác định nhiệm vụ trọng tâm của các cấp từ Thành phố đến cơ sở, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, thực hiện Nghị quyết, Chương trình hành động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ cho phát triển kinh tế tư nhân đặc biệt là phát triển các ngành nghề mới liên quan đến kinh tế số, đổi mới sáng tạo. Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn Thành phố trong phát triển kinh tế tư nhân. 2. Yêu cầu Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 của Chính phủ phải được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Phải thể hiện được vai trò kiến tạo, điều phối của chính quyền các cấp theo tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp khu vực tư nhân. Nội dung Kế hoạch hành động phải thiết thực, gắn với thực tiễn hoạt động, phù hợp với tình hình của cơ quan, đơn vị, địa phương, tập trung xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể, hiệu quả, phát huy dân chủ, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển bền vững cả về số lượng, chất lượng, đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện. Các cấp, các ngành, các đơn vị tổ chức phổ biến, quán triệt rộng rãi Nghị quyết của Chính phủ, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố, xác định rõ nhiệm vụ của các cấp, các ngành, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức triển khai thực hiện. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu tổng quát Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng đóng góp vào GRDP, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống, thu nhập cho nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh và an sinh xã hội. 2. Mục tiêu cụ thể Phấn đấu đến hết năm 2025 trên địa bàn Thành phố có khoảng 439.130 doanh nghiệp, trong đó giai đoạn 2021-2025 số doanh nghiệp thành lập mới khoảng 152.677 doanh nghiệp (số doanh nghiệp thành lập mới bình quân mỗi năm khoảng 30.535 doanh nghiệp); đến hết năm 2030 có khoảng 600.000 doanh nghiệp. Hình thành và phát triển nhiều mô hình kinh tế tư nhân, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU 1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, nhất quán, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân 1.1. Văn Phòng UBND Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 của chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp; Quyết định số 5432/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Thành phố. 1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tập trung triển khai: Thực hiện các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và nội dung liên quan đến doanh nghiệp quy định trong các văn bản pháp quy khác. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động và cơ chế, chính sách thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp. Thực hiện các quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021. 1.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Hàng năm, xây dựng Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, trong quá trình triển khai thực hiện đã lồng ghép công tác hỗ trợ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức về quản lý hợp tác xã, công tác quản lý chuỗi cho cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân tham gia sản xuất. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn Thành phố. 1.4. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư sản xuất kinh doanh nói chung, quy định điều kiện kinh doanh nói riêng. 1.5. Cục Thuế Thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Hàng năm triển khai phổ biến chính sách thuế mới, chính sách thuế sửa đổi, bổ sung; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong việc tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; tiếp tục rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế (mở rộng các dịch vụ công trực tuyến, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế như triển khai Hệ thống điện tử Etax; ứng dụng Etax Mobile; triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4, ứng dụng quản lý trước bạ, nhà đất phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thanh toán nghĩa vụ về đất đai trên Cổng dịch vụ công quốc gia; Áp dụng hóa đơn điện tử đối với kinh tế tư nhân, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai… ) nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế cho người dân, doanh nghiệp. Thường xuyên nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc của người nộp thuế. Tham gia, đóng góp ý kiến vào các văn bản, chính sách, quy trình quản lý thuế quy định về ưu đãi thuế với Tổng Cục thuế và Bộ Tài chính dành cho khu vực Hộ kinh doanh - loại doanh nghiệp chiếm phần lớn trong nền kinh tế tư nhân tại Thông tư 40/2021/TT-BTC , Thông tư 100/2021/TT-BTC , Văn bản hợp nhất số 24/VBHN của Bộ Tài chính; tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong quá trình quản lý thuế Hộ kinh doanh; Triển khai chức năng Bản đồ số Hộ kinh doanh tại Công văn số 3026/TCT-DNNCN ngày 20/7/2023 áp dụng trong toàn ngành thuế để nâng cao hiệu quả việc công khai thông tin hộ kinh doanh theo quy định của Luật quản lý thuế. 1.6. Thanh tra Thành phố chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT- TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Thường xuyên rà soát kế hoạch thanh tra hàng năm, kịp thời điều chỉnh khi phát hiện chồng chéo, trùng lặp, nhằm giảm thiểu phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, ổn định sản xuất, kinh doanh. 2. Tiếp tục mở rộng khả năng tham gia thị trường của kinh tế tư nhân và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng 2.1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật, tập trung vào các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp; kiến nghị xử lý theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, gây cản trở, bất lợi cho kinh tế tư nhân. Cập nhật thường xuyên văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; phối hợp rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy định về đấu thầu, đối tác công tư và phát triển kinh tế tư nhân nhằm kịp thời, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ khi không còn phù hợp. 2.2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Triển khai Kế hoạch số 166/KH- UBND ngày 06/6/2023 của UBND Thành phố về sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025. Tham mưu UBND Thành phố những nội dung: (1) xem xét, phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp được duyệt; (2) chỉ đạo Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại các công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật; (3) xem xét, quyết định đối với công tác sắp xếp lại doanh nghiệp theo các hình thức: cổ phần hóa, thoái vốn; (4) tổng hợp, tham mưu UBND Thành phố báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Trung ương đối với những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 – 2025 và các văn bản liên quan; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về tình hình thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp. 2.3. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Tiếp tục phối hợp với các đơn vị: Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các giải pháp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các trang thiết bị có hiệu suất cao, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, thân thiện với mô trường, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp tư nhân; phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thành phố tổ chức xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đẩy mạnh chương trình khuyến công; đề xuất các giải pháp khuyến khích kinh tế tư nhân sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu; phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý đúng pháp luật các hoạt động kinh doanh trái phép, chống buôn lậu và gian lận thương mại, lũng đoạn thị trường, cạnh tranh không lành mạnh. Tiếp tục phối hợp rà soát, phát triển các khu hoạt động logistics có quy mô phù hợp, tổ chức hội nghị giao thương, tăng cường công tác tuyên truyền, hội nhập quốc tế. Tổ chức hội nghị giao thương, kết nối doanh nghiệp của Hà Nội với các doanh nghiệp, thương vụ, đại sứ quán, tổ chức xúc tiến thương mại của các quốc gia có hiện diện tại Việt Nam với các doanh nghiệp của Hà Nội. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về hội nhập quốc tế, về chính sách liên quan hội nhập, cam kết hội nhập quốc tế, trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cho các doanh nghiệp; nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về các rào cản thương mại, xử lý hiệu quả các vụ điều tra chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ của nước nhập khẩu... để nắm bắt cơ hội và vượt qua những thách thức trong giai đoạn hội nhập sâu. Triển khai hiệu quả Đề án “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020-2024”; triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 của thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định số 1856/QĐ-UBND ngày 30/3/2023 của UBND Thành phố. Đồng thời, tạo điều kiện để các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện, tham gia thị trường bán điện cạnh tranh không phân biệt thành phần kinh tế. Tạo dựng môi trường kinh doanh điện theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, giá cả tuân thủ theo sự điều tiết của thị trường có sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước phù hợp với từng cấp độ theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến đối với sản phẩm công nghệ nông thôn. Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thông qua việc tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên ngành; hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia hội chợ trong và ngoài nước; hỗ trợ thuê tư vấn, trợ giúp các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghệ nông thôn tăng cường năng lực sản xuất và phát triển thị trường; xây dựng và đăng ký nhãn hiệu đối với các sản phẩm công nghệ nông thôn. 2.4. Cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Phổ biến, tuyên truyền chính sách và pháp luật cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh; góp phần tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển bền vững. 3. Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng và tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực của kinh tế tư nhân 3.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; 3.2. Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, đảm đảm bảo kết nối vùng, liên vùng trong Thành phố và hệ thống giao thông quốc gia; đảm bảo kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của khu vực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. 3.3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Đẩy mạnh công tác quản lý đất đai lập Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất, phương án sử dụng đất đến năm 2030 theo nội dung: Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phân bổ trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 07/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thiện phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai Thành phố trước khi tích hợp vào quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đảm bảo theo quy định tại Điều 9b Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, được bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Triển khai Đề án khai thác nguồn lực đất đai để tạo vốn phát triển kinh tế xã hội Thành phố giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo. 3.4. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Thực hiện kịp thời và hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thành ủy và UBND Thành phố về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước; tập trung vốn cho vay vào các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững; tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh. Chỉ đạo tổ chức tín dụng tiếp tục đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất phù hợp, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 16/8/2022 về việc hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của NHNN Việt Nam; tập trung xử lý khó khăn, vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền và kịp thời báo cáo đề xuất với UBND thành phố Hà Nội, NHNN Việt Nam các vấn đề vượt thẩm quyền. Chỉ đạo TCTD triển khai thực hiện Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 của NHNN Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Tăng cường giám sát kiểm tra, không để xảy ra trục lợi chính sách, vi phạm quy định của pháp luật. Tiếp tục thực hiện giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; triển khai các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 3.5. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành xây dựng; triển khai thực hiện chính sách đảm bảo nhất quán; tiếp tục mở rộng khả năng tham gia thị trường của kinh tế tư nhân, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tiếp cận sử dụng bình đẳng với chi phí hợp lý. Kịp thời tổng hợp các khó khăn vướng mắc để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách về kinh doanh bất động sản, nhà ở, xây dựng đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư kinh doanh, tạo nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Thực hiện công khai thủ tục hành chính và đẩy mạnh cải cách hành chính tập trung, xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số thuộc lĩnh vực của ngành xây dựng; tăng cường tập huấn, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật ngành xây dựng. 3.6. Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Phối hợp triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại theo hướng ưu tiên các địa bàn trọng điểm, c ó tính chiến lược về hỗ trợ, giới thiệu doanh nghiệp của Thành phố vơi các đối tác nước ngoài trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Thành phố hoặc các sự kiện đối ngoại lớn, quan trọng của Thủ đô; phối hợp với các đơn vị liên quan kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân của Thành phố chia sẻ thông tin, tiếp xúc, giao lưu hợp tác đầu tư tại các sự kiện, Tuần/Ngày văn hóa Việt Nam tại các nước,… chương trình xúc tiến đầu tư do Thành phố và Bộ Ngoại giao tổ chức ở trong và ngoài nước; tham gia các hội nghị, chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế để nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong Thành phố. 4. Tiếp tục tập trung hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất 4.1 Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia triển khai nhiệm vụ của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và của các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (chương trình hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp; phát triển thị trường khoa học công nghệ; chương trình đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm; đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia). Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, đào tạo nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về các nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ (đăng ký xác lập quyền và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kỹ năng quản lý, khai thác thông tin sở hữu công nghiệp; quản lý và phát triển tài sản trí tuệ). Thúc đẩy phát triển dịch vụ sở hữu trí tuệ và thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Nắm bắt tình hình ứng dụng và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 4.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Triển khai Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trọng tâm là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Đẩy mạnh, triển khai Quyết định số 5742/QĐ-UBND ngày 29/12/2022 của UBND Thành phố ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 4489/QĐ-UBND ngày 09/9/2019 của UBND Thành phố ban hành Đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2019-2025. Tiếp tục triển khai hoạt động hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng cường hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung t ư vấn các lĩnh vực: nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. 4.3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 609/QĐ - TTg ngày 25/4/2014; Báo cáo UBND Thành phố để cập nhật, tích hợp vào quá trình xây dựng quy hoạch Thủ đô, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Xây dựng và tham mưu UBND Thành phố phê duyệt Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2023-2030. Nghiên cứu xây dựng phương án phân loại rác thải sinh hoạt phù hợp với công nghệ xử lý theo lộ trình phù hợp; áp dụng cơ giới hóa trong thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thành phố; hoàn thành chỉ tiêu đề ra về tỷ lệ thu gom và vận chuyển rác thải. Tăng cường kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP các dự án xử lý rác thải, nước thải, phân loại rác, xử lý ô nhiễm bảo vệ môi trường và triển khai đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020; Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ. 4.4. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 621 cơ sở giáo dục ngoài công lập (khoảng 300 cơ sở giáo dục ngoài công lập có quy mô từ 30 lớp và 1.350 học sinh trở lên); đến năm 2030 có ít nhất 350 cơ sở giáo dục ngoài công lập có quy mô từ 30 lớp và 1.350 học sinh trở lên. Phát huy tối đa các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển các cơ sở và số học sinh theo học tại các trường phổ thông ngoài công lập, tỷ lệ khoảng 25,9% và khoảng 14% vào năm 2025 và lần lượt là khoảng 26,8% và khoảng 15,2% vào năm 2030. Xây dựng quy hoạch mạng lưới trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nêu rõ vị trí ô đất, diện tích, quy mô trường lớp, loại hình công lập, tư thục. Hoàn thiện khung pháp lý về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức đầu tư cho giáo dục và các cơ sở giáo dục ngoài công lập; Đổi mới cơ chế về việc phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước theo hướng Nhà nước bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông); chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân đầu tư xây dựng mới các trường ngoài công lập, trường có yếu tố nước ngoài… Xây dựng và hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục liên quan đến việc thành lập trung tâm tin học, ngoại ngữ, có yếu tố nước ngoài, cấp phép hoạt động, cấp giấy phép giảng dạy chương trình song bằng và thành lập trường được công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo và Thành phố; Quản lý đồng bộ cơ sở dữ liệu học sinh toàn thành phố trên hệ thống phần mềm trực tuyến Esams để phục vụ công tác quả lý ngành và công tác tuyển sinh; Bảo đảm đối xử bình đẳng và tạo môi trường cạnh tranh công bằng, không phân biệt cơ sở giá o dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập; tạo điều kiện thuận lợi về thị thực, giấy phép lao động để khuyến khích các nhà trí thức, doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. 4.5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kịp thời xử lý những vi phạm trong giáo dục nghề nghiệp; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về công tác tuyển sinh, đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Triển khai công tác đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng và đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề tại chỗ để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đẩy mạnh và đa dạng các hình thức hợp tác đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. Phấn đấu giải quyết việc làm mới cho 162.000 lao động/năm; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị < 4%; hằng năm số lượng người được đào tạo nghề tăng khoảng 5%, trong đó đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm từ 25-30%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt từ 75-80%, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55-60%. 4.6. Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan: Hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đưa nội dung khởi nghiệp sáng tạo vào chương trình giảng dạy, thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo tại các trường đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 5. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thống nhất nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân 5.1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan cung cấp thông tin đề nghị các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương và địa phương phối hợp và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền, phổ biến quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII); Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 của Chính phủ. 5.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Tiếp tục tham mưu UBND Thành phố tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. 5.3. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cộng đồng dân cư tại các trọng điểm về du lịch theo các chuyên đề để nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư, hướng tới phát triển du lịch bền vững. Tăng cường quản lý, thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn Thành phố; xây dựng, triển khai đề án chuyển đổi số trong du lịch và ngành du lịch. Hoàn thiện và đưa vào vận hành hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành Du lịch tập trung liên thông giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch với cơ quan quản lý du lịch các cấp, phục vụ nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn. Tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu và dự báo các chỉ tiêu về thị trường du lịch; điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu khách du lịch đến Hà Nội và đánh giá tác động của du lịch đối với kinh tế Thủ đô. 5.4. Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, hiệp hội; Các cấp ủy đảng, các chi, đảng bộ cơ sở căn cứ chức năng nhiệm vụ, tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, thuận lợi, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển; thường xuyên nắm bắt tư tưởng của đảng viên trong chi, đảng bộ nhằm phòng, chống có hiệu quả các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân. 5.5. Báo Hà Nội mới; Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan: Đẩy mạnh các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đ úng định hướng; đồng thời khuyến khích doanh nghiệp tư nhân nêu cao tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức kinh doanh, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cạnh tranh lành mạnh, nỗ lực liên kết hợp tác và đổi mới sáng tạo vì mục tiêu chung nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thương hiệu quốc gia, làm giàu cho đất nước. (Chi tiết phân công nhiệm vụ các đơn vị tại biểu phụ lục kèm theo). IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Căn cứ Kế hoạch này của UBND Thành phố và tình hình của địa phương, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, công việc cụ thể được phân công trong Kế hoạch; cụ thể hoá thành kế hoạch công tác hàng năm, phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể đảm bảo hiệu quả. Tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện các nội dung chỉ đạo tại Kế hoạch này gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, báo cáo UBND Thành phố kết quả việc triển khai, thực hiện Kế hoạch này trước ngày 10/12 hàng năm. 3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Ban Tuyên giáo Thành ủy và các đoàn thể phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên cùng các tầng lớp nhân dân đoàn kết, đồng thuận thực hiện và giám sát quá trình triển khai kế hoạch. UBND Thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai, thực hiện; quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; (Báo cáo) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (Báo cáo) - Thường trực Thành ủy; (Báo cáo) - Thường trực HĐND Thành phố; (Báo cáo) - Chủ tịch UBND Thành phố; - Các PCT UBND Thành phố; - Các Sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, thị xã; - UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; - Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố; Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố; - Chánh VP, các Phó CVP UBND Thành phố; - Lưu: VT, KTTH. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Hà Minh Hải PHỤ LỤC NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW NGÀY 03/6/2017 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ 5 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRỞ THÀNH MỘT ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Kèm theo Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2024 của UBND thành phố Hà Nội) STT Nội dung công việc Cơ quan, đơn vị chủ trì Cơ quan, đơn vị phối hợp Thời gian thực hiện I Thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân 1 Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 của chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp; Quyết định số 5432/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Thành phố. Văn phòng UBND Thành phố Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan. Thường xuyên 2 Thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và nội dung liên quan đến doanh nghiệp quy định trong các văn bản pháp quy khác. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động và cơ chế, chính sách thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp. Thiện có hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 trên địa bàn. Sở Kế hoạch và Đầu tư Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan. Thường xuyên 3 Hàng năm, xây dựng Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, trong quá trình triển khai thực hiện đã lồng ghép công tác hỗ trợ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức về quản lý hợp tác xã, công tác quản lý chuỗi cho cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân tham gia sản xuất. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 4 Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư sản xuất kinh doanh nói chung, quy định điều kiện kinh doanh nói riêng. Sở Tư pháp Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 5 Hàng năm triển khai chính sách thuế mới, chính sách thuế sửa đổi, bổ sung; phối hợp tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tham gia, đóng góp ý kiến vào các văn bản, chính sách về ưu đãi thuế với Tổng Cục thuế và Bộ Tài chính dành cho khu vực Hộ kinh doanh tại Thông tư 40/2021/TT-BTC , Thông tư 100/2021/TT-BTC , Văn bản hợp nhất số 24/VBHN của Bộ Tài chính; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong quá trình quản lý thuế Hộ kinh doanh; Triển khai chức năng Bản đồ số Hộ kinh doanh tại Công văn số 3026/TCT-DNNCN ngày 20/7/2023 áp dụng trong toàn ngành thuế để nâng cao hiệu quả việc công khai thông tin hộ kinh doanh theo quy định. Cục Thuế Thành phố Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 6 Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Thường xuyên rà soát kế hoạch thanh tra hàng năm, kịp thời điều chỉnh khi phát hiện chồng chéo, trùng lặp, nhằm giảm thiểu phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, ổn định sản xuất, kinh doanh. Thanh tra Thành phố Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên II Mở rộng khả năng tham gia thị trường của kinh tế tư nhân và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng 7 Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật, tập trung vào các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp; kiến nghị xử lý theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, gây cản trở, bất lợi cho kinh tế tư nhân. Cập nhật thường xuyên văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; phối hợp rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy định về đấu thầu, đối tác công tư và phát triển kinh tế tư nhân nhằm kịp thời, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ khi không còn phù hợp. Sở Tư pháp Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 8 Triển khai Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 06/6/2023 của UBND Thành phố về sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025. Tham mưu UBND Thành phố những nội dung: (1) xem xét, phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp được duyệt; (2) chỉ đạo Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại các công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật; (3) xem xét, quyết định đối với công tác sắp xếp lại doanh nghiệp theo các hình thức: cổ phần hóa, thoái vốn; (4) tham mưu UBND Thành phố báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Trung ương đối với những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định số 1479/QĐ-TTg và các văn bản liên quan. Sở Tài chính Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Giai đoạn 2022- 2025 9 Thực hiện các giải pháp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các trang thiết bị có hiệu suất cao, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, thân thiện với mô trường; tổ chức xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đẩy mạnh chương trình khuyến công; đề xuất các giải pháp khuyến khích kinh tế tư nhân sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu; tăng cường kiểm tra, xử lý đúng pháp luật các hoạt động kinh doanh trái phép, chống buôn lậu và gian lận thương mại... rà soát, phát triển các khu hoạt động logistics có quy mô phù hợp, tổ chức hội nghị giao thương, tăng cường công tác tuyên truyền, hội nhập quốc tế trong cộng đồng kinh tế ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cho các doanh nghiệp; nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về các rào cản thương mại, xử lý hiệu quả các vụ điều tra chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ của nước nhập khẩu. Triển khai hiệu quả Đề án “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020- 2024”; triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 của thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định số 1856/QĐ-UBND ngày 30/3/2023 của UBND Thành phố. Tạo điều kiện để các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện, tham gia thị trường bán điện cạnh tranh không phân biệt thành phần kinh tế. Tạo dựng môi trường kinh doanh điện theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, giá cả tuân thủ theo sự điều tiết của thị trường có sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước phù hợp với từng cấp độ theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến đối với sản phẩm công nghệ nông thôn. Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thông qua việc tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên ngành; hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia hội chợ trong và ngoài nước; hỗ trợ thuê tư vấn, trợ giúp các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghệ nông thôn tăng cường năng lực sản xuất và phát triển thị trường; xây dựng và đăng ký nhãn hiệu đối với các sản phẩm công nghệ nông thôn. Sở Công Thương Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 10 Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Phổ biến, tuyên truyền chính sách và pháp luật cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh; góp phần tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển bền vững. Cục Quản lý thị trường Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 11 Tuyên truyền, phổ biến quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII); Nghị quyết số 45/NQ- CP ngày 31/3/2023 của Chính phủ. Tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả của Cổng Thông tin điện tử Thành phố; tăng cường tuyên truyền về các cơ chế, chính sách của Thành phố trong việc cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp. Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên III Phát triển kết cấu hạ tầng và tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực của kinh tế tư nhân 12 Triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Giai đoạn 2021- 2025 và 2026- 2030 13 Tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, đảm đảm bảo kết nối vùng, liên vùng trong Thành phố và hệ thống giao thông quốc gia; đảm bảo kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của khu vực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. Sở Giao thông Vận tải Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Giai đoạn 2021- 2025 và 2026- 2030 14 Đẩy mạnh công tác quản lý đất đai lập Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất, phương án sử dụng đất đến năm 2030 theo nội dung: Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phân bổ trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 07/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thiện phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai Thành phố trước khi tích hợp vào quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo theo quy định tại Điều 9b Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, được bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Triển khai Đề án khai thác nguồn lực đất đai để tạo vốn phát triển kinh tế xã hội Thành phố giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo. Sở Tài nguyên và Môi trường Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Giai đoạn 2023- 2025 và các năm tiếp theo 15 Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước; tập trung vốn cho vay vào các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh. Chỉ đạo tổ chức tín dụng tiếp tục đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất phù hợp, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 16/8/2022 về việc hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của NHNN Việt Nam; tập trung xử lý khó khăn, vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền và kịp thời báo cáo đề xuất với UBND thành phố Hà Nội, NHNN Việt Nam các vấn đề vượt thẩm quyền. Chỉ đạo TCTD triển khai thực hiện Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 của NHNN Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Tăng cường giám sát kiểm tra, không để xảy ra trục lợi chính sách, vi phạm quy định của pháp luật. Tiếp tục thực hiện giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; triển khai các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 16 Triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành xây dựng; triển khai thực hiện chính sách đảm bảo nhất quán; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tiếp cận sử dụng bình đẳng với chi phí hợp lý. Kịp thời tổng hợp các khó khăn vướng mắc để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách về kinh doanh bất động sản, nhà ở, xây dựng đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư kinh doanh, tạo nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Thực hiện công khai thủ tục hành chính và đẩy mạnh cải cách hành chính tập trung, xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số thuộc lĩnh vực của ngành xây dựng; tăng cường tập huấn, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật ngành xây dựng. Sở Xây dựng Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Giai đoạn 2023- 2025 17 Triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại theo hướng ưu tiên các địa bàn trọng điểm, có tính chiến lược về hỗ trợ, giới thiệu doanh nghiệp của Thành phố vơi các đối tác nước ngoài trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Thành phố hoặc các sự kiện đối ngoại lớn, quan trọng của Thủ đô; phối hợp với các đơn vị liên quan kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân của Thành phố chia sẻ thông tin, tiếp xúc, giao lưu hợp tác đầu tư tại các sự kiện, Tuần/Ngày văn hóa Việt Nam tại các nước,… chương trình xúc tiến đầu tư do Thành phố và Bộ Ngoại giao tổ chức ở trong và ngoài nước; tham gia các hội nghị, chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế để nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong Thành phố. Sở Ngoại vụ Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên IV Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động 18 Hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia triển khai nhiệm vụ của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và của các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (chương trình hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp; phát triển thị trường khoa học công nghệ; chương trình đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm; đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia). Tuyên truyền, phổ biến, đào tạo nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về các nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ (đăng ký xác lập quyền và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kỹ năng quản lý, khai thác thông tin sở hữu công nghiệp; quản lý và phát triển tài sản trí tuệ). Thúc đẩy phát triển dịch vụ sở hữu trí tuệ và thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Nắm bắt tình hình ứng dụng và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Sở Khoa học và Công nghệ Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 19 Triển khai Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trọng tâm là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Sở Kế hoạch và Đầu tư Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 20 Tiếp tục đẩy mạnh, triển khai Quyết định số 5742/QĐ-UBND ngày 29/12/2022 của UBND Thành phố ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 4489/QĐ-UBND ngày 09/9/2019 của UBND Thành phố ban hành Đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2019-2025. Triển khai hoạt động hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng cường hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung tư vấn các lĩnh vực: nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 21 Xây dựng quy hoạch mạng lưới trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hoàn thiện khung pháp lý về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức đầu tư cho giáo dục và các cơ sở giáo dục ngoài công lập; Đổi mới cơ chế về việc phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước theo hướng Nhà nước bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông); chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân đầu tư xây dựng mới các trường ngoài công lập, trường có yếu tố nước ngoài… Xây dựng và hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục liên quan đến việc thành lập trung tâm tin học, ngoại ngữ, có yếu tố nước ngoài, cấp phép hoạt động, cấp giấy phép giảng dạy chương trình song bằng và thành lập trường được công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo và Thành phố; Quản lý đồng bộ cơ sở dữ liệu học sinh toàn thành phố trên hệ thống phần mềm trực tuyến Esams; tạo điều kiện thuận lợi về thị thực, giấy phép lao động để khuyến khích các nhà trí thức, doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam Sở Giáo dục và Đào tạo Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 22 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về công tác tuyển sinh, đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Triển khai công tác đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng và đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề tại chỗ để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đẩy mạnh và đa dạng các hình thức hợp tác đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 23 Hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đưa nội dung khởi nghiệp sáng tạo vào chương trình giảng dạy, thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo tại các trường đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên V Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thống nhất nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân 24 Cung cấp thông tin đề nghị các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương và địa phương phối hợp và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền, phổ biến quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII); Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 của Chính phủ. Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 25 Tiếp tục tham mưu UBND Thành phố tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Hàng năm 26 Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cộng đồng dân cư tại các trọng điểm về du lịch theo các chuyên đề. Tăng cường quản lý, thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn Thành phố; xây dựng, triển khai đề án chuyển đổi số trong du lịch và ngành du lịch. Hoàn thiện và đưa vào vận hành hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành Du lịch tập trung liên thông giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch với cơ quan quản lý du lịch các cấp, phục vụ nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn. Tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu và dự báo các chỉ tiêu về thị trường du lịch; điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu khách du lịch đến Hà Nội và đánh giá tác động của du lịch đối với kinh tế Thủ đô. Sở Du lịch Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 27 Các cấp ủy đảng, các chi, đảng bộ cơ sở thường xuyên nắm bắt tư tưởng của đảng viên trong chi, đảng bộ nhằm phòng, chống có hiệu quả các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân. Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã; Hiệp hội Thường xuyên 28 Đẩy mạnh các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng; đồng thời khuyến khích doanh nghiệp tư nhân nêu cao tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức kinh doanh, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cạnh tranh lành mạnh, nỗ lực liên kết hợp tác và đổi mới sáng tạo vì mục tiêu chung nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thương hiệu quốc gia, làm giàu cho đất nước. Báo Hà Nội mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "15/04/2024", "sign_number": "118/KH-UBND", "signer": "Hà Minh Hải", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-3239-QD-UBND-2021-cap-do-dich-Covid19-Soc-Trang-497201.aspx
Quyết định 3239/QĐ-UBND 2021 cấp độ dịch Covid19 Sóc Trăng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3239/QĐ-UBND Sóc Trăng, ngày 12 tháng 11 năm 2021 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÂN LOẠI CẤP ĐỘ DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, ngày 21/11/2007; Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; Căn cứ Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; Căn cứ Quyết định số 2750/QĐ-UBND ngày 16/10/2021 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy định tạm thời các biện pháp hành chính “ Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo từng cấp độ dịch áp dụng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; Theo đề nghị của Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phân loại cấp độ dịch Covid-19 để áp dụng các biện pháp hành chính “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, cụ thể như sau: 1. Đối với cấp xã: - Cấp 1 - Nguy cơ thấp (vùng xanh); 66 đơn vị. - Cấp 2 - Nguy cơ trung bình (vùng vàng): 29 đơn vị. - Cấp 3 - Nguy cơ cao (vùng cam): 14 đơn vị. 2. Đối với cấp huyện: - Cấp 1 - Nguy cơ thấp (vùng xanh): 01 đơn vị. - Cấp 2 - Nguy cơ trung bình (vùng vàng): 07 đơn vị. - Cấp 3 - Nguy cơ cao (vùng cam): 03 đơn vị. 3. Đối với cấp tỉnh: Cấp 2 - Nguy cơ trung bình (vùng vàng). (Chi tiết theo Phụ lục đính kèm). Điều 2. 1. Thời gian áp dụng từ 00 giờ 00, ngày 13/11/2021. Riêng đối với các đơn vị chuyển từ cấp độ dịch thấp sang cấp độ dịch cao hơn thì thời gian áp dụng sau 48 giờ so với thời gian quy định tại Điều này. 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 2990/QĐ-UBND ngày 31/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc phân loại cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; Quyết định số 3023/QĐ-UBND ngày 04/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc điều chỉnh phân loại cấp độ dịch Covid-19 đối với xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng; Quyết định số 3150/QĐ-UBND ngày 07/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc điều chỉnh cấp độ dịch Covid-19 đối với thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Điều 3. 1. Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Sóc Trăng căn cứ vào phân loại cấp độ dịch Covid-19 tại Quyết định này để áp dụng các biện pháp hành chính “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn theo quy định tại Quyết định số 2750/QĐ-UBND ngày 16/10/2021 của UBND tỉnh Sóc Trăng. 2. Hàng tuần, Sở Y tế chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ diễn biến tình hình dịch Covid-19, kịp thời tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh phân loại cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng để áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp. 3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có trách nhiệm cập nhật Bản đồ cấp độ dịch Covid-19 tỉnh Sóc Trăng theo Quyết định của UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, tỉnh Sóc Trăng căn cứ Quyết định thi hành./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Y tế, Bộ GTVT; - BCĐQG phòng, chống dịch Covid-19; - UBND các tỉnh, thành phố; - BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh; - Cơ quan TW đóng trên địa bàn tỉnh; - Liên minh Hợp tác xã tỉnh; - Hiệp hội Doanh nghiệp; - Cổng thông tin điện tử tỉnh; - Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Văn Lâu PHỤ LỤC PHÂN LOẠI CẤP ĐỘ DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG (Kèm theo Quyết định số 3239/QĐ-UBND ngày 12/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng) STT Đơn vị Cấp 1 (Vùng xanh) Cấp 2 (Vùng vàng) Cấp 3 (Vùng cam) Cấp 4 (Vùng đỏ) I HUYỆN CHÂU THÀNH X 1 Xã An Hiệp X 2 Thị trấn Châu Thành X 3 Xã Phú Tân X 4 Xã An Ninh X 5 Xã Hồ Đắc Kiện X 6 Xã Phú Tâm X 7 Xã Thiện Mỹ X 8 Xã Thuận Hòa X II HUYỆN CÙ LAO DUNG X 9 Xã An Thạnh 1 X 10 Thị trấn Cù Lao Dung X 11 Xã Đại Ân 1 X 12 Xã An Thạnh 2 X 13 Xã An Thạnh Nam X 14 Xã An Thạnh 3 X 15 Xã An Thạnh Đông X 16 Xã An Thạnh Tây X III HUYỆN KẾ SÁCH X 17 Xã Xuân Hòa X 18 Thị trấn An Lạc Thôn X 19 Xã Trinh Phú X 20 Thị trấn Kế Sách X 21 Xã Thới An Hội X 22 Xã An Lạc Tây X 23 Xã An Mỹ X 24 Xã Ba Trinh X 25 Xã Đại Hải X 26 Xã Kế An X 27 Xã Kế Thành X 28 Xã Nhơn Mỹ X 29 Xã Phong Nẫm X IV HUYỆN LONG PHÚ X 30 Xã Tân Thạnh X 31 Xã Long Đức X 32 Xã Tân Hưng X 33 Xã Long Phú X 34 Xã Trường Khánh X 35 Xã Hậu Thạnh X 36 Xã Châu Khánh X 37 Thị trấn Đại Ngãi X 38 Thị trấn Long Phú X 39 Xã Phú Hữu X 40 Xã Song Phụng X V HUYỆN MỸ TÚ X 41 Xã Thuận Hưng X 42 Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa X 43 Xã Mỹ Thuận X 44 Xã Mỹ Phước X 45 Xã Long Hưng X 46 Xã Hưng Phú X 47 Xã Mỹ Hương X 48 Xã Mỹ Tú X 49 Xã Phú Mỹ X VI HUYỆN MỸ XUYÊN X 50 Xã Thạnh Qưới X 51 Xã Đại Tâm X 52 Xã Tham Đôn X 53 Xã Thạnh Phú X 54 Xã Gia Hòa 2 X 55 Thị trấn Mỹ Xuyên X 56 Xã Hòa Tú 2 X 57 Xã Ngọc Đông X 58 Xã Ngọc Tố X 59 Xã Gia Hòa 1 X 60 Xã Hòa Tú 1 X VII HUYỆN THẠNH TRỊ X 61 Thị trấn Phú Lộc X 62 Xã Tuân Tức X 63 Thị trấn Hưng Lợi X 64 Xã Thạnh Trị X 65 Xã Lâm Tân X 66 Xã Thạnh Tân X 67 Xã Vĩnh Lợi X 68 Xã Châu Hưng X 69 Xã Lâm Kiết X 70 Xã Vĩnh Thành X VIII HUYỆN TRẦN ĐỀ X 71 Thị trấn Lịch Hội Thượng X 72 Xã Tài Văn X 73 Thị trấn Trần Đề X 74 Xã Thạnh Thới Thuận X 75 Xã Liêu Tú X 76 Xã Thạnh Thới An X 77 Xã Đại Ân 2 X 78 Xã Lịch Hội Thượng X 79 Xã Trung Bình X 80 Xã Viên An X 81 Xã Viên Bình X IX THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG X 82 Phường 1 X 83 Phường 2 X 84 Phường 3 X 85 Phường 4 X 86 Phường 5 X 87 Phường 6 X 88 Phường 7 X 89 Phường 8 X 90 Phường 9 X 91 Phường 10 X X THỊ XÃ NGÃ NĂM X 92 Phường 1 X 93 Phường 2 X 94 Phường 3 X 95 Xã Mỹ Qưới X 96 Xã Vĩnh Qưới X 97 Xã Tân Long X 98 Xã Long Bình X 99 Xã Mỹ Bình X XI THỊ XÃ VĨNH CHÂU X 100 Xã Vĩnh Hải X 101 Xã Lạc Hòa X 102 Phường 1 X 103 Phường 2 X 104 Xã Hòa Đông X 105 Phường Khánh Hòa X 106 Xã Vĩnh Hiệp X 107 Xã Lai Hòa X 108 Phường Vĩnh Phước X 109 Xã Vĩnh Tân X Tổng cộng Cấp xã 66 29 14 Cấp huyện 1 7 3 Cấp tỉnh 1
{ "issuing_agency": "Tỉnh Sóc Trăng", "promulgation_date": "12/11/2021", "sign_number": "3239/QĐ-UBND", "signer": "Trần Văn Lâu", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-220-QD-UBND-2018-phe-duyet-ke-hoach-su-dung-dat-huyen-Phu-Loc-Hue-375150.aspx
Quyết định 220/QĐ-UBND 2018 phê duyệt kế hoạch sử dụng đất huyện Phú Lộc Huế
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 220/QĐ-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 25 tháng 01 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 CỦA HUYỆN PHÚ LỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Căn cứ Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Căn cứ Nghị quyết số 38/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh về việc thông qua danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất; cho phép, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng sang sử dụng vào mục đích khác trên địa bàn tỉnh năm 2018; Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc tại Tờ trình số 471/TTr-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 và của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 23/TTr-STNMT ngày 18 tháng 01 năm 2018, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Phú Lộc với các chỉ tiêu sử dụng đất như sau: 1. Diện tích các loại đất phân bổ trong năm 2018 Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu sử dụng đất Hiện trạng năm 2017 Kế hoạch năm 2018 Diện tích tăng (+), giảm (-) Diện tích Cơ cấu (%) Diện tích Cơ cấu (%) DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 72.035,97 100,00 72.035,97 100,00 0,00 1 Đất nông nghiệp 51.893,22 72,04 50.232,76 69,73 -1.660,46 1.1 Đất trồng lúa 4.870,46 9,39 4.767,63 9,49 -102,83 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 3.513,65 72,14 3.419,04 71,71 -94,61 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.559,50 3,01 1.331,22 2,65 -228,28 1.3 Đất trồng cây lâu năm 5.192,59 10,01 4.611,29 9,18 -581,3 1.4 Đất rừng phòng hộ 11.655,51 22,46 11.644,71 23,18 -10,8 1.5 Đất rừng đặc dụng 9.412,22 18,14 9.412,22 18,74 0 1.6 Đất rừng sản xuất 17.755,96 34,22 17.029,50 33,90 -726,46 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 14.27,72 2,75 14.16,93 2,82 -10,79 1.8 Đất nông nghiệp khác 19,26 0,04 19,26 0,04 0 2 Đất phi nông nghiệp 19.324,58 26,83 21.264,00 29,52 1.939,42 2.1 Đất quốc phòng 30,48 0,16 35,96 0,17 5,48 2.2 Đất an ninh 6,93 0,04 8,71 0,04 1,78 2.3 Đất khu công nghiệp 238,49 1,23 701,60 3,30 463,11 2.4 Đất khu chế xuất - - - - - 2.5 Đất cụm công nghiệp - - - - - 2.6 Đất thương mại, dịch vụ 470,63 2,44 1.632,90 7,68 1.162,27 2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 52,63 0,27 52,63 0,25 0,00 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 0,71 0,00 12,05 0,06 11,34 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã 3.642,18 18,85 3.825,73 17,99 183,55 2.9.1 Đất xây dựng cơ sở văn hóa 3,93 0,11 9,06 0,24 5,13 2.9.2 Đất xây dựng cơ sở y tế 12,64 0,35 12,33 0,32 -0,31 2.9.3 Đất xây dựng cơ sở giáo dục - đào tạo 96,61 2,65 96,52 2,52 -0,09 2.9.4 Đất xây dựng cơ sở thể dục - thể thao 24,05 0,66 25,35 0,66 1,3 2.9.5 Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ - - - - - 2.9.6 Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội 0,13 0,00 0,13 0,00 0,00 2.9.7 Đất giao thông 1.883,94 51,73 2.012,79 52,61 128,85 2.9.8 Đất thủy lợi 1.073,14 29,46 1.102,82 28,83 29,68 2.9.9 Đất công trình năng lượng 531,32 14,59 545,11 14,25 13,79 2.9.10 Đất công trình bưu chính, viễn thông 2,09 0,06 2,29 0,06 0,2 2.9.11 Đất chợ 14,33 0,39 19,33 0,51 5 2.10 Đất có di tích lịch sử, văn hóa 6,81 0,04 6,81 0,03 0,00 2.11 Đất danh lam thắng cảnh - - - - - 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải 25,07 0,13 36,19 0,17 11,12 2.13 Đất ở tại nông thôn 1.163,33 6,02 1.200,20 5,64 36,873 2.14 Đất ở tại đô thị 143,44 0,74 124,30 0,58 -19,14 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 28,16 0,15 30,49 0,14 2,33 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 13,08 0,07 14,88 0,07 1,8 2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao - - - - - 2.18 Đất cơ sở tôn giáo 30,63 0,16 30,63 0,14 0,00 2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 1.522,50 7,88 1.557,70 7,33 35,2 2.20 Đất sản xuất làm vật liệu xây dựng, làm đồ gốm 138,33 0,72 235,98 1,11 97,65 2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng 5,14 0,03 5,90 0,03 0,76 2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng 0,35 0,00 0,35 0,00 0,00 2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng 147,61 0,76 147,61 0,69 0,00 2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 943,10 4,88 937,90 4,41 -5,2 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng 10.714,65 55,45 10.665,15 50,16 -49,5 2.26 Đất phi nông nghiệp khác 0,33 0,00 0,33 0,00 0,00 3 Đất chưa sử dụng 818,17 1,14 539,21 0,75 -278,963 4 Đất khu công nghệ cao * - - - - - 5 Đất khu kinh tế * 26.149,61 - 26.149,61 - 0,00 6 Đất đô thị * 13.166,29 - 13.166,29 - 0,00 Ghi chú: (*) Không tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên. 2. Kế hoạch thu hồi các loại đất năm 2018 Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích 1 Đất nông nghiệp NNP 1.634,46 1.1 Đất trồng lúa LUA 102,83 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 94,61 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 218,28 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 571,30 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 10,80 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD - 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 720,46 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 10,79 1.8 Đất nông nghiệp khác NNK - 2 Đất phi nông nghiệp PNN 143,08 2.1 Đất quốc phòng CQP - 2.2 Đất an ninh CAN - 2.3 Đất khu công nghiệp SKK - 2.4 Đất khu chế xuất SKT - 2.5 Đất cụm công nghiệp SKN - 2.6 Đất thương mại dịch vụ TMD - 2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC - 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS - 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 15,11 2.10 Đất di tích lịch sử, văn hóa DDT - 2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL - 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA - 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 19,27 2.14 Đất ở tại đô thị ODT 33,25 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,65 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS - 2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG - 2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON - 2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 20,10 2.20 Đất sản xuất làm vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX - 2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH - 2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV - 2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN - 2.24 Đất sông ngòi, kênh rạch, suối SON 5,20 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 49,50 2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK - 3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2018 Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích 1 Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp NNP/PNN 1.660,46 1.1 Đất trồng lúa LUA/PNN 102,83 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước DLN/PNN 94,61 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK/PNN 228,28 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 581,30 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH/PNN 10,80 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD/PNN - 1.6 Đất rừng sản xuất RSX/PNN 726,46 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS/PNN 10,79 1.8 Đất nông nghiệp khác NNK/PNN - 2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp - 2.1 Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất trồng cây lâu năm LUA/CLN - 2.2 Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang trồng rừng LUA/LNP - 2.3 Đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản LUC/NTS - 2.4 Đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản BHK/NTS - 2.5 Đất trồng rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp khác CLN/NNK - 2.6 Đất rừng đặc dụng chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp không phải là rừng RDD/NKR(a) - 3 Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở PNN/PNN 1,74 4. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng năm 2018 Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích 1 Đất nông nghiệp NNP - 1.1 Đất trồng lúa LUA - Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC - 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK - 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN - 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH - 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD - 1.6 Đất rừng sản xuất RSX - 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS - 1.8 Đất nông nghiệp khác NNK - 2 Đất phi nông nghiệp PNN 278,96 2.1 Đất quốc phòng CQP - 2.2 Đất an ninh CAN 0,50 2.3 Đất khu công nghiệp SKK 37,61 2.4 Đất khu chế xuất SKT - 2.5 Đất cụm công nghiệp SKN - 2.6 Đất thương mại dịch vụ TMD 192,18 2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC - 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 5,45 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 14,91 2.10 Đất di tích lịch sử, văn hóa DDT - 2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL - 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA - 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 7,58 2.14 Đất ở tại đô thị ODT 1,68 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,15 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 1,25 2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG - 2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON - 2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 3,50 2.20 Đất sản xuất làm vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 14,00 2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 0,15 2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV - 2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN - 2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON - 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN - 2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK - Nhu cầu sử dụng đất của các công trình, dự án trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Phú Lộc được thể hiện tại Phụ lục đính kèm. Điều 2. Hủy bỏ các công trình, dự án có trong Kế hoạch sử dụng đất huyện Phú Lộc năm 2015 nhưng sau 03 năm chưa thực hiện ngoài những công trình, dự án đã được HĐND tỉnh cho phép chuyển tiếp sang thực hiện trong năm 2018. Điều 3. Căn cứ vào Điều 1 và 2 của Quyết định này, Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc có trách nhiệm: 1. Tổ chức công bố, công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; 2. Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt; 3. Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất; xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm kế hoạch hoạch sử dụng đất. 4. Rà soát và công bố các công trình, dự án có trong Kế hoạch sử dụng đất huyện Phú Lộc năm 2015 nhưng sau 03 năm chưa thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - TTHĐND tỉnh; - Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh; - Các Sở: TNMT, KHĐT, TC, NNPTNT, XD; - BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh; - HĐND và UBND huyện Phú Lộc; - Phòng TNMT huyện Phú Lộc; - VP: CVP, các PCVP, các CV; - Lưu VT, ĐC. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phan Ngọc Thọ PHỤ LỤC 1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN CẦN THU HỒI ĐẤT THỰC HIỆN TRONG NĂM 2018 (Kèm theo Quyết định số: 220/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh) STT Hạng mục Địa điểm Diện tích (ha) Công trình, dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất 1 Kho chứa hàng của công ty MDF Quảng Trị Lộc Vĩnh 2,50 2 Dự án khu phức hợp dịch vụ du lịch Đăng Kim Long Thừa Thiên Huế Thị Trấn Lăng Cô 51,00 3 Dự án san lấp mặt bằng khu lưu thông hàng hóa Lộc Vĩnh 43,00 4 Dự án mở rộng kho bãi bến số 1 - cảng Chân Mây Lộc Vĩnh 2,10 5 Tàu du lịch bằng đầu máy hơi nước Thị trấn Lăng Cô 0,4 6 Hệ thống đường và Đê chắn sóng cảng Chân Mây Lộc Vĩnh 71,0 7 Trụ neo - Bến số 1, cảng Chân Mây Lộc Vĩnh 0,1 8 Đường gom (Hồ chí Minh) Lộc Bổn 1,0 9 Đường gom (Hồ chí Minh) Xuân Lộc 0,7 10 Trạm dừng nghỉ La Sơn (KM 1+200(T) đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan Lộc Sơn 1,36 Công trình, dự án liên huyện 1 Tiểu dự án cải tạo và phát triển lưới trung hạ áp khu vực trung tâm huyện lỵ, thành phố của tỉnh Thừa Thiên Huế(KfW 3.1) TP Huế, TX Hương Thủy, TX Hương Trà, các Huyện, Phú Lộc, A Lưới, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang 1,30 Công trình, dự án cần thu hồi đất do Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận theo Nghị quyết số 38/2017/NQ-HĐND 1 Khu quy hoạch TDC đường quốc lộ 49 B Vinh Hiền 1,20 2 Khu du lịch sinh thái tại thôn Hòa An và thôn Mai Gia Phường Lộc Bình 1,00 3 Đường giao thông thôn Xuân Sơn, xã Lộc Sơn Lộc Sơn 0,40 4 Đường Phú Môn - Châu Thành, xã Lộc An Lộc An 0,90 5 Hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang các xã Khu 3 Vinh Giang 5,00 6 Nâng cấp, mở rộng đường Nam Phổ Hạ - Phú Môn, xã Lộc An Lộc An 0,50 7 Đường liên xã Vinh Giang-Vinh Mỹ-Vinh Hải Vinh Giang-Vinh Mỹ-Vinh Hải 1,00 8 Đường nội bộ khu quy hoạch dân cư Từ Dũ Thị Trấn Phú Lộc 0,50 9 Đường gom khu dân cư Hạ Kên Lộc Bổn 0,20 10 Đường Đồng Sài Chủ Lộc Bổn 0,30 11 Đường nối QL49 đến nhà ông Chu Vinh Hưng 0,40 12 Trường THCS Vinh Giang- Hạng mục 4 phòng bộ môn Vinh Giang 0,10 13 Đường giao thông thôn Hưng Lộc Xuân Lộc 0,20 14 Tuyến GTNT từ nhà bà Thu đến nhà ông Báu Lộc Bình 0,30 15 Đường bê tông vào trường THPT Thừa Lưu Lộc Tiến 0,20 16 Dự án di dời các hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng tại bãi chôn lấp chất thải rắn Lộc Thủy 10,38 17 Điều chỉnh nút giao giữa Quốc lộ 49b và đường dẫn hầm Phước Tượng (thuộc dự án Hầm đường bộ Phước Tượng) Lộc Trì 1,63 PHỤ LỤC 2. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN CẦN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 (Kèm theo Quyết định số 220/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh) STT Tên công trình, dự án Địa điểm Quy mô diện tích (ha) Trong đó diện tích xin chuyển mục đích sử dụng (ha) Đất trồng lúa (ha) Đất rừng trồng hộ (ha) Đất rừng đặc dụng (ha) Công trình, dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất theo Nghị quyết số 38/2017/NQ-HĐND 1 Hệ thống đường và Đê chắn sóng cảng Chân Mây Lộc Vĩnh 71,0 3,00 2 Đường liên xã Vinh Giang-Vinh Mỹ-Vinh Hải Vinh Giang-Vinh Mỹ-Vinh Hải 1,00 0,10 3 Đường nội bộ khu quy hoạch dân cư Từ Dũ Thị Trấn Phú Lộc 0,50 0,50 4 Khu quy hoạch TDC đường quốc lộ 49 B Vinh Hiền 1,20 1,20 5 Đường Phú Môn - Châu Thành, xã Lộc An Lộc An 0,90 0,60 6 Điều chỉnh nút giao giữa Quốc lộ 49b và đường dẫn hầm Phước Tượng (thuộc dự án Hầm đường bộ Phước Tượng) Xã Lộc Trì 1,63 0,47 Công trình, dự án liên huyện 1 Tiểu dự án cải tạo và phát triển lưới điện trung hạ áp khu vực trung tâm huyện lỵ, thành phố của tỉnh Thừa Thiên Huế (KfW3.1) TP Huế, TX Hương Thủy, TX Hương Trà, các Huyện: Phú Lộc, A Lưới, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang 1,30 0,3 PHỤ LỤC 3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH DỰ ÁN CẦN THU HỒI ĐẤT NĂM 2015, 2016, 2017 CHUYỂN TIẾP SANG NĂM 2018 (Đính kèm Quyết định số: 220/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh) STT Tên công trình, dự án Địa điểm Quy mô diện tích (ha) Công trình, dự án quốc phòng - an ninh I Chuyển tiếp từ năm 2016 1 Khu hậu phương Lộc Hòa 5,00 2 Chuyển nhà văn hóa huyện (cũ) sang đất quốc phòng Thị trấn Phú Lộc 0,48 3 Đồn Công an ven biển các xã khu III Vinh Giang 0,30 4 Trụ sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô Thị trấn Lăng Cô 1,48 II Chuyển tiếp từ năm 2017 1 Trạm cảnh sát giao thông đường bộ QL 1A Lộc Tiến 1,2 Công trình, dự án trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô I Chuyển tiếp từ năm 2015 1 Dự án Nhà máy sản xuất dầu ăn An Long Miền Trung Xã Lộc Tiến 3,00 2 Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Lộc Thủy. Xã Lộc Thủy 0,50 3 Hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây các giai đoạn 1, 3, 4. Xã Lộc Tiến, xã Lộc Vĩnh 124,31 4 Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh viễn Lăng Cô (Khu du lịch ven biển Lăng Cô gần núi Phú Gia cũ) Thị trấn Lăng Cô, Lộc Vĩnh 111,56 II Chuyển tiếp từ năm 2016 1 Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Cảnh Dương (Công ty ADX Hàn Quốc) Xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc 207,00 2 Khai thác đất làm vật liệu san lấp tại khu vực núi Cảnh Dương Xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc 3,65 3 Khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường-mỏ đá Tam Lộc Xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc 6,40 4 Khai thác đất làm vật liệu san lấp tại khu vực núi Mỏ Điều Xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc 6,00 5 Mỏ đá Mỏ Điều (phần mở rộng) Xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc 0,89 6 Bến số 4, bến số 5 cảng Chân Mây Xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc 20,50 7 Đầu tư mở rộng hầm đường bộ Hải Vân Thị trấn Lăng Cô 22,35 8 Khu du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Lộc Bình 5,00 III Chuyển tiếp từ năm 2017 1 Đường phía Đông đầm Lập An Thị trấn Lăng Cô 8,60 2 Khu nghỉ dưỡng sân golf Lăng Cô. Xã Lộc Vĩnh 299,60 3 Dự án khu du lịch sinh thái đầm Lập An (Bitexco) Thôn Loan Lý, thị trấn Lăng Cô 31,85 4 Kho chứa xăng dầu tại cảng Chân Mây Thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh 16,00 5 Nhà hàng ẩm thực số 03 ven đường Nguyễn Văn Thị trấn Lăng Cô 0,97 6 Nhà hàng ẩm thực số 04 ven đường Nguyễn Văn Thị trấn Lăng Cô 0,83 7 Bến thuyền và câu lạc bộ bến thuyền ven đường Nguyễn Văn Thị trấn Lăng Cô 0,96 8 Khu du lịch sinh thái Suối Voi Xã Lộc Tiến 60,00 9 Khu du lịch cao cấp sinh thái biển Lăng Cô Thị trấn Lăng Cô 54,00 10 Dự án đầu tư khu đô thị cao cấp Xã Lộc Vĩnh 71,50 11 Trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu Chân Mây Xã Lộc Vĩnh 0,35 12 Các khu còn lại của Khu công nghiệp La Sơn xã Lộc Sơn 80,00 13 Dự án Hệ thống thoát nước, xử lý nước thải Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan (phần bổ sung) Lộc Tiến 1,00 14 Khu nghỉ dưỡng Mộc Lan - Lăng Cô Thị trấn Lăng Cô 1,15 15 Dự án điểm dịch vụ du lịch Thiên Lý - Lăng Cô Thị trấn Lăng Cô 1,80 16 Niệm Phật đường Xuân Lộc Xã Xuân Lộc 0,1 17 Đường dây 500 KV Quảng Trạch Dốc sỏi Xã Lộc An, xã Lộc Điền, xã Lộc Bổn 9,13 Chuyển tiếp công trình, dự án cần thu hồi đất do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận theo Nghị quyết số 38/2017/NQ-HĐND I Chuyển tiếp từ năm 2015 1 Kênh và Đê ngăn mặn (Kênh cách ly) Xã Vinh Hải 2,00 2 Khu quy hoạch phố chợ và chợ Lộc Bổn (đã thực hiện 1.9 ha) Xã Lộc Bổn 1,60 3 Nâng cấp, sửa chữa đập Kênh, xã Lộc Trì Xã Lộc Trì 0,50 II Chuyển tiếp từ năm 2016 1 Đường ven sông Truồi về khu di tích lịch sử đình Bàn Môn Xã Lộc An 4,00 2 Nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang Xã Lộc An 0,38 3 Mở rộng chợ Thừa Lưu, xã Lộc Tiến Xã Lộc Tiến 0,30 4 Trạm bơm và hệ thống kênh An Lộc Xã Lộc Tiến 3,00 5 Nghĩa trang nhân dân xã Vinh Hưng (giai đoạn 1) Xã Vinh Hưng 3,00 6 Trụ sở HĐND và UBND xã Lộc Thủy Xã Lộc Thủy 0,55 7 Mở rộng Nhà máy nước Lộc Trì Xã Lộc Trì 0,40 8 Khu quy hoạch dân cư đường Từ Dũ (Đường nội bộ khu quy hoạch dân cư Từ Dũ) Thị trấn Phú Lộc 3,00 III Chuyển tiếp từ năm 2017 1 Khu nghĩa trang nhân dân xã Lộc Sơn (giai đoạn 1 và giai đoạn 2) tổng quy mô 10 ha nay điều chỉnh giảm còn 5 ha (đã thực hiện 0,6 ha) Xã Lộc Sơn 5,00 2 Điểm dân cư nông thôn Hạ Thủy Đạo mở rộng (Khu tái định cư Hạ Thủy Đạo) Xã Lộc Sơn 3,00 3 TBA 110KV La Sơn và đầu nối Xã Lộc Sơn 0,69 4 Khu dân cư Âu Thuyền Xã Lộc Trì 3,24 5 Xây dựng Chợ thị trấn Lăng Cô Thị Trấn Lăng Cô 2,60 6 Trường Mầm non Bắc Hà Thị trấn Phú Lộc 0,50 7 Đường nối từ Quốc lộ 1A vào vườn Quốc gia Bạch Mã Thị trấn Phú Lộc 8,40 8 Đầu tư khai thác và chế biến đá Gabro (giai đoạn 2) (Tổng 70,9 ha, đã thu hồi 44,6 ha) Xã Lộc Điền 26,30 9 Nâng cấp mở rộng Cống Quan, huyện Phú Lộc Huyện Phú Lộc 8,00 10 Đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp Hồ Truồi Xã Lộc Điền 4,00 11 Đường vào khu du lịch Đông Dương - Hàm Rồng (Bổ sung kế hoạch) Xã Vinh Hiền 0,59 12 Cầu Miếu (Bổ sung kế hoạch) Xã Lộc Thủy 0,04 13 Hệ thống nối mạng cấp nước sạch (Bổ sung kế hoạch) Xã Xuân Lộc 0,07 PHỤ LỤC 4: DANH MỤC CÔNG TRÌNH DỰ ÁN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015, 2016, 2017 CHUYỂN TIẾP SANG NĂM 2018 (Kèm theo Quyết định số: 220/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh) STT Tên công trình, dự án Địa điểm Quy mô diện tích (ha) Diện tích xin chuyển mục đích sử dụng Đất trồng lúa (ha) Đất rừng phòng hộ (ha) Đất rừng đặc dụng (ha) Chuyển tiếp công trình, dự án chuyển mục đích sử dụng đất do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận theo Nghị quyết số 38/2017/NQ-HĐND I Chuyển tiếp từ năm 2015 1 Dự án Nhà máy sản xuất dầu ăn An Long miền Trung Xã Lộc Tiến 3,00 1,00 2 Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Lộc Thủy, Xã Lộc Thủy 0,5 0,47 3 Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô (Khu du lịch ven biển Lăng Cô gần núi Phú Gia cũ) Thị trấn Lăng Cô, Lộc Vĩnh 111,56 9,70 4 Hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây các giai đoạn 1, 3, 4, Xã Lộc Tiến, xã Lộc Vĩnh 124,31 6,70 5 Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 49B đoạn Thuận An - Tư Hiền - QL1A Huyện Phú Lộc 40,79 3,50 6 Các kênh: Kênh Hà Trung - Lặng Hà; Kênh Hà Vĩnh Lộc An 0,91 0,80 7 Kênh và Đê ngăn mặn (Kênh Cách Ly) Xã Vinh Hải 2,00 1,00 8 Trạm bơm An Lộc, xã Lộc Tiến Xã Lộc Tiến 0,60 0,50 9 Nâng cấp, sửa chữa đập Kênh, xã Lộc Trì Xã Lộc Trì 0,50 0,50 10 Khu quy hoạch phố chợ và chợ Lộc Bổn (đã thực hiện 1,9 ha) Xã Lộc Bổn 1,60 1,60 II Chuyển tiếp từ năm 2016 1 Nhà văn hóa xã Lộc An Xã Lộc An 0,50 0,30 2 Đường GTNT xã Lộc An; Hạng mục: Tuyến đường Nam Phổ Cần - Phước Mỹ Xã Lộc An 0,60 0,40 3 Đường ven sông Truổi về khu di tích lịch sử đình Bàn Môn Xã Lộc An 4,00 0,50 4 Các điểm dân cư xen ghép thôn An Lại, thôn Xuân Lai, xã Lộc An (2 điểm dân cư) Xã Lộc An 0,17 0,17 5 Các điểm dân cư xen ghép thôn An Lại, thôn Xuân Lai (2 điểm dân cư) đã thực hiện 0.1 ha Xã Lộc An 0,50 0,50 6 Nâng cấp hệ thống đến sông Đại Giang; Xã Lộc An 0,38 0,38 7 Điểm dân cư xen ghép Rột Dưới, thôn Bình An Xã Lộc Bổn 0,45 0,45 8 Chuyển mục đích sử dụng (hộ gia đình, cá nhân) Xã Lộc Bổn 0,56 0,56 9 Khu quy hoạch dân cư đường Từ Dũ Thị trấn Phú Lộc 3,00 3,00 10 Trung tâm dạy nghề huyện Thị trấn Phú Lộc 0,80 0,80 11 Khu Dịch vụ Đồng thôn Thị trấn Phú Lộc 1,50 1,50 12 Trạm bơm và hệ thống kênh An Lộc Xã Lộc Tiến 3,00 3,00 13 Các điểm dân cư xen ghép thôn Hiền An 1, Hiền An 2, Hiền Hòa 1, Hiền Hòa 2, Hiền Vân, xã Vinh Hiền (5 điểm dân cư) Xã Vinh Hiền 1,50 1,50 14 Trụ sở HĐND và UBND xã Lộc Thủy Xã Lộc Thủy 0,55 0,55 15 Đường giao thông chống ngập lụt vào Trường Tiểu học An Lương Đông và khu TĐC Bàu Ga, thôn Đông An, xã Lộc Điền Xã Lộc Điền 0,04 0,02 16 Khu quy hoạch dân cư thôn Trung Chánh Xã Lộc Điền 1,50 1,50 17 Đường giao thông thôn Lương Điền Đông, xã Lộc Điền Xã Lộc Điền 0,50 0,40 18 Đường giao thông thôn Đông An, xã Lộc Điền Xã Lộc Điền 0,13 0,01 19 Các điểm dân cư xen ghép thôn Đông An, thôn Sư Lỗ, thôn Lương Điền Đông, xã Lộc Điền (4 điểm dân cư) Xã Lộc Điền 1,20 1,20 20 Các điểm dân cư xen ghép thôn 1, thôn 5, xã Vinh Mỹ (6 điểm dân cư) đã thực hiện thôn 3,4 diện tích 0.3 ha Xã Vinh Mỹ 0,20 0,20 III Chuyển tiếp từ năm 2017 1 Kho chứa xăng dầu tại cảng Chân Mây Thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc 16,00 4,00 2 Cửa hàng xăng dầu tại tuyến đường ven biển Cảnh Dương Xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc 1,00 0,90 3 Dự án Hệ thống thoát nước, xử lý nước thải Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan (phần bổ sung) Lộc Tiến 1,00 0,70 4 Điểm dân cư nông thôn Hạ Thủy Đạo mở rộng (Khu tái định cư Hạ Thủy Đạo) Xã Lộc Sơn 3,00 1,70 5 Khu tái định cư phục vụ DA Đường ven sông Truồi về khu di tích lịch sử Đình Bàn Môn: tại thôn Đông, thôn Nam, thôn Xuân Lai (mở rộng) Xã Lộc An 1,50 1,00 6 Dự án phủ sóng truyền hình biển đảo Xã Lộc Tiến 0,20 0,20 7 Đường nối từ Quốc lộ 1A vào vườn Quốc gia Bạch Mã, huyện Phú Lộc Thị Trấn Phú Lộc 8,40 5,00 8 Chợ Đồi (Chợ Sông Đầm) Lộc Điền 1,50 1,50 9 Đầu tư khai thác và chế biến đá Gabro (giai đoạn 2) (Tổng 70,9 ha, đã thu hồi 44,6 ha) Xã Lộc Điền 26,30 1,20 10 Kè chống sạt lở bờ biển khu vực xã Vinh Hải Xã Vinh Hải 12,50 7,60 11 Đường vào khu du lịch Đông Dương - Hàm Rồng Xã Vinh Hiền 0,59 0,30 12 Cầu Miếu Xã Lộc Thủy 0,04 0,03 13 Hồ lắng để phục vụ dự án Mỏ đá gabrô (nhằm giảm thiểu tác động môi trường) Xã Lộc Điền 0,55 0,55 14 Xây dựng bảng quảng cáo của Công ty Cổ phần Thương mại Phát triển Thủ Đô Xã Lộc Điền 0,02 0,02 15 Điểm du lịch sinh thái Phúc Nguyên Phương (phần bổ sung) Xã Lộc An 0,34 0,34 16 Cửa hàng xăng dầu tại xã Lộc Vĩnh Xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc 0,59 0,09 PHỤ LỤC 5: DANH MỤC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN DO HUYỆN XÁC ĐỊNH TRONG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 (Kèm theo Quyết định số: 220/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh) STT Tên công trình, dự án Địa điểm Quy mô diện tích (ha) 1 Đường sản xuất thôn 3 Vinh Mỹ 0,10 2 Đất xen ghép trên địa bàn TT Phú Lộc Thị Trấn Phú Lộc 2,27 3 Đất xen ghép trên địa bàn xã Lộc Điền Lộc Điền 1,50 4 Đất xen ghép trên địa bàn xã Lộc Tiến Lộc Tiến 1,06 5 Đất xen ghép trên địa bàn thị trấn Lăng Cô Thị Trấn Lăng Cô 3,16 6 Đất xen ghép trên địa bàn xã Vinh Hiền Vinh Hiền 0,50 7 Đất xen ghép trên địa bàn xã Vinh Mỹ Vinh Mỹ 0,50 8 Đất xen ghép trên địa bàn xã Vinh Hưng Vinh Hưng 1,44 9 Đất xen ghép trên địa bàn xã Lộc Sơn Lộc Sơn 3,20 10 Đất xen ghép trên địa bàn xã Lộc An Lộc An 2,00 11 Điểm dân cư xen ghép trạm y tế xã Lộc An Lộc An 0,06 12 Đất thương mại, dịch vụ tại thôn Diêm Trường 2, xã Vinh Hưng Vinh Hưng 0,35 13 Đất thương mại, dịch vụ tại thôn Phụng Chánh, xã Vinh Hưng Vinh Hưng 0,18 14 Điểm vui chơi giải trí cho trẻ em Thị trấn Phú Lộc 0,25 15 Đất thương mại, dịch vụ tại thôn Hiền Hòa, xã Vinh Hiền Vinh Hiền 0,08 16 Điểm vui chơi giải trí cho trẻ em Lộc Bổn 0,25 17 Nhà điều hành phục vụ cho cơ sở đóng tàu Hiền An 1, xã Vinh Hiền Vinh Hiền 0,27 18 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất vườn ao liền kề, đất nông nghiệp xen lẫn trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch Toàn huyện 4,00 19 Khu du lịch sinh thái Bạch Mã Village, thác trược thủy điện TT. Phú Lộc, xã Lộc Trì 3,30 20 Khu du lịch Bát Sơn Lộng Nguyệt - Tám Núi Vờn Trăng Xã Lộc Điền 2,00 PHỤ LỤC 6. DANH MỤC CÔNG TRÌNH DỰ ÁN DO HUYỆN XÁC ĐỊNH TRONG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2016, 2017 CHUYỂN TIẾP NĂM 2018 (Kèm theo Quyết định số: 220/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh) STT Danh mục công trình, dự án Địa điểm Quy mô diện tích (ha) I Chuyển tiếp từ năm 2016 1 Công trình đường ô Kiến đến ô Lành; Công trình đường đồng Sài Chủ (đã thực hiện 0.2 ha) Xã Lộc Bổn 0,22 2 Các khu đất xen ghép thôn Thuận Hóa, Hòa Mỹ, Bình An; Xen ghép trường TH An Nong II (cũ); Xen ghép trường TH An Nong I (cũ) (đã thực hiện 0.3 ha) Xã Lộc Bổn 2,00 3 Điểm dân cư gần chợ Cầu Hai; điểm dân cư Đội thuế số 3 (đất tổ chức giao) Thị trấn Phú Lộc 0,10 4 Tái định cư, xen ghép khu dân cư; điểm dân cư xen ghép thôn Cao Đội Xã (trường TH số 2) Xã Lộc Trì 2,08 5 Khu dân cư xen ghép thôn Hiền Hòa 2 và Hiền An 2; điểm dân cư Đội thuế số 5 (đất tổ chức giao); các lô đất còn lại tại Khu TĐC Linh Thái Xã Vinh Hiền 3,17 6 Đất xen ghép thôn Diêm Trường và Thôn Phụng Chánh Xã Vinh Hưng 0,50 7 Mở rộng các trường: Trường mầm non Hoa Mai cơ sở Bạch Thạch; Mầm non thôn Trung Chánh, trường Tiểu học Sư Lỗ Đông Xã Lộc Điền 0,29 8 Đất xen ghép thôn Đồng Xuân, xã Lộc Điền Xã Lộc Điền 0,41 9 Nâng cấp, mở rộng đường trung tâm xã (QL49 đến bờ biển thôn 3, thôn 4) giai đoạn I Xã Vinh Mỹ 0,56 10 Chuyển đất y tế cũ sang đất văn hóa Xã Vinh Mỹ 0,26 11 Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng (Công ty Long Phụng) Xã Lộc Hòa 1,32 12 Đất xen ghép thôn Nghi Giang Xã Vinh Giang 0,35 13 Các khu dân cư thuộc thôn 2, thôn 3, thôn 4 Xã Xuân Lộc 2,00 14 Trồng rừng ngập mặn Xã Lộc Bình 2,00 II Chuyển tiếp từ năm 2017 1 Các điểm dân cư xen ghép thôn Vinh Sơn, thôn La Sơn, thôn An Sơn, thôn Xuân Sơn xã Lộc Sơn (4 điểm dân cư); Xã Lộc Sơn 2,00 2 Các điểm dân cư xen ghép: Cao Đôi Xã (0,05ha); thôn Đông Lưu (0.25 ha); thôn Trung Phước Tượng (0,5 ha); thôn Cao Đôi Xã (0,5); Khu dân cư Mội Trong (0,3ha) Xã Lộc Trì 1,15 3 Nhà văn hóa các tổ dân phố (7 cơ sở) Thị Trấn Lăng Cô 0,10 4 Chuyển mục đích sử dụng đất: đất nuôi trồng thủy sản (0,19 ha); trụ sở HTXNN Bách Thắng (0,55 ha); Trung tâm khuyến nông ngư huyện Phú Lộc (0,10 ha) sang đất thương mại dịch vụ Xã Vinh Hưng 0,84 5 Chuyển Trường tiểu học Vinh Hưng II (0,28 ha); trường Mầm non Hương Mai (0,23 ha) chuyển sang đất ở Xã Vinh Hưng 0,51 6 Trường mầm non Hương Mai chuyển sang đất văn hóa thôn Lương Viện, Diêm Trường Xã Vinh Hưng 0,11 7 Mở rộng trường Trung học cơ sở (0.30 ha); Mở rộng trường tiểu học Vinh Hưng 2 (0.30 ha) Xã Vinh Hưng 0,60 8 Các điểm dân cư xen ghép tại thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, xã Xuân Lộc Xã Xuân Lộc 0,50 9 Chuyển các trường Mầm non, Tiểu học sang đất ở Xã Vinh Mỹ 0,20 10 Nâng cấp đê Lại Bàng (0,24 ha); Kênh Nam Phố Hạ (0,20 ha) Xã Lộc An 0,44 11 Bãi Xạ Đằng sang khu du lịch sinh thái Xã Lộc An 2,00 12 Quy hoạch khu TĐC Xuân Lai (đã GPMB 2014) Xã Lộc An 0,50 13 Điểm dân cư xen ghép gần trạm y tế xã Lộc An Xã Lộc An 0,04 14 Chuyển cơ sở đất y tế cũ (0,30 ha) sang đất 14 ở; đất giáo dục (0,43 ha) sang đất ở (0,33 ha) và sang đất văn hóa (0,10 ha) Xã Vinh Hải 0,73 15 Các điểm dân cư xen ghép trên địa bàn xã Vinh Hải (đã thực hiện 0,75 ha) Xã Vinh Hải 0,75 16 Các điểm dân cư xen ghép trên địa bàn xã 6 Vinh Hiền Xã Vinh Hiền 1,00 17 Khu tái định cư Nương Thiền (đã GPMB 2010) Thị Trấn Phú Lộc 0,81 18 Trụ sở Kho bạc nhà nước huyện Thị Trấn Phú Lộc 0,32 19 Trụ sở Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế) Thị Trấn Phú Lộc 0,13 20 Các điểm dân cư xen ghép: vùng Cống cầu, thôn Lương Điền Đông (0,1 ha); vùng sân vận động, thôn Lương Quý Phú (0,16ha); vùng tái định cư Đồng Rìu, thôn Miêu Nha (0,04ha); vùng Lầm, thôn Lương Điền Đông; (0,08ha) Xã Lộc Điền 0,38 21 Khu trồng cây lâu năm (chuyển từ đất BCS, BHK do UBND xã quản lý) Xã Lộc Điền 3,00 22 Các biển quảng cáo trên địa bàn xã Lộc Điền (đã thực hiện 0,15 ha) Xã Lộc Điền 0,03 23 Chợ Truồi, xã Lộc An (Bổ sung kế hoạch) Xã Lộc An 1,14 24 Kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực Hạ Thủy Đạo (Bổ sung kế hoạch) Xã Lộc Sơn 1,00 25 Khu tái định cư Lộc Bổn (phần bổ sung) Xã Lộc Bổn 0,015 26 Khu tái định cư Xuân Lai (phần bổ sung) Xã Lộc An 0,018 27 Khu tái định cư Lộc Trì (giai đoạn 1, 2 phần bổ sung) Xã Lộc Trì 1,10
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thừa Thiên Huế", "promulgation_date": "25/01/2018", "sign_number": "220/QĐ-UBND", "signer": "Phan Ngọc Thọ", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1583-QD-UBND-2019-thu-tuc-hanh-chinh-Hoat-dong-khoa-hoc-So-Khoa-hoc-tinh-Ca-Mau-428077.aspx
Quyết định 1583/QĐ-UBND 2019 thủ tục hành chính Hoạt động khoa học Sở Khoa học tỉnh Cà Mau
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1583/QĐ-UBND Cà Mau, ngày 18 tháng 9 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH CÀ MAU CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 2479/QĐ-BKHCN ngày 27/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 51/TTr-SKHCN ngày 17/9/2019, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 01 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố tại Quyết định số 1946/QĐ-UBND ngày 10/11/2016 (kèm theo danh mục). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. 1. Thay thế 01 thủ tục hành chính cấp tỉnh (STT 11) tại phần Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 21/9/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố chuẩn hóa Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích và thủ tục hành chính tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau. 2. Trên cơ sở quy trình nội bộ, liên thông và điện tử đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 20/3/2019, giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh) và các cơ quan, đơn vị liên quan cập nhật, bổ sung quy trình nội bộ, liên thông và điện tử lên Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh đối với thủ tục hành chính công bố tại Điều 1 Quyết định này; khẩn trương hoàn thành xong trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định này có hiệu lực thi hành. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3 (VIC); - Cục KSTTHC, VPCP (CSDLQGTTHC); - TT.TU, TT.HĐND tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh (VIC); - Các PVP UBND tỉnh (VIC); - Sở Thông tin và Truyền thông (VIC); - Ban Tiếp công dân tỉnh (VIC); - Cổng Thông tin điện tử tỉnh (VIC); - KGVX (VIC), CCHC (Đời 116, VIC); - Lưu: VT. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Thân Đức Hưởng DANH MỤC VÀ NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH CÀ MAU (Ban hành kèm theo Quyết định số 1583/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau) PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Danh mục thủ tục hành chính bị sửa đổi, bổ sung (hết hiệu lực) Số TT Số hồ sơ TTHC Tên thủ tục hành chính Căn cứ văn bản quy định sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính I. Quyết định số 1946/QĐ-UBND ngày 10/11/2016 1. T-CMU- 288598-TT Thủ tục đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân cư trú hoặc hoạt động hợp pháp tại Việt Nam Nghị định số 60/2019/NĐ-CP ngày 05/7/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30/7/2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ Tổng số có 01 thủ tục hành chính cấp tỉnh bị sửa đổi, bổ sung (hết hiệu lực)./. PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 1. Thủ tục đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân cư trú hoặc hoạt động hợp pháp tại Việt Nam 1.1. Trình tự thực hiện: - Tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú hoặc hoạt động hợp pháp tại Việt Nam muốn đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký giải thưởng tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau, nơi đặt trụ sở chính của tổ chức hoặc cá nhân cư trú, thông qua Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau (Địa chỉ: Tầng 1, tầng 2, Tòa nhà Viettel, số 298, đường Trần Hưng Đạo, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Thời gian tiếp nhận vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định), cụ thể như sau: - Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút. - Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút. - Trong thời hạn 12 ngày làm việc (cắt giảm 03/15 ngày, tỷ lệ cắt giảm 20%), kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký giải thưởng, Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Trong 08 ngày làm việc (cắt giảm 02/10 ngày, tỷ lệ cắt giảm 20%), kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký giải thưởng, Ủy ban nhân dân tỉnh phải trả lời bằng văn bản về việc đồng ý hoặc không đồng ý cho tổ chức, cá nhân tổ chức xét tặng giải thưởng, trường hợp không đồng ý nêu rõ lý do. 1.2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân lựa chọn gửi hồ sơ, thủ tục hành chính (bao gồm cả trường hợp nhận kết quả giải quyết) bằng một trong các cách thức sau: - Trực tiếp; - Qua đường bưu điện (bưu chính công ích); - Trực tuyến (cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3) tại địa chỉ website http://sokhcn.dvctt.camau.gov.vn, nếu đủ điều kiện và có giá trị như nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện. 1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 1.3.1. Thành phần hồ sơ: - Đơn đăng ký đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ. - Quy chế xét tặng giải thưởng quy định về tên giải thưởng, nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng. 1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ. 1.4. Thời hạn giải quyết: Trong 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký giải thưởng. 1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú hoặc hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. 1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh. - Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ. - Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. 1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đồng ý hoặc không đồng ý cho tổ chức, cá nhân tổ chức xét tặng giải thưởng. 1.8. Phí, lệ phí: Không. 1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký đặt và tặng giải thưởng của tổ chức, cá nhân về khoa học và công nghệ (Mẫu ĐK2). (Bổ sung mẫu theo quy định tại khoản 12, Điều 1 Nghị định số 60/2019/NĐ-CP ngày 05/7/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30/7/2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ). 1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. 1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30/7/2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ; - Nghị định số 60/2019/NĐ-CP ngày 05/7/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30/7/2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ. Phần chữ in nghiêng là nội dung được sửa đổi, bổ sung Mẫu ĐK2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …, ngày ….tháng…..năm……. ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐẶT VÀ TẶNG GIẢI THƯỞNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Kính gửi: …………………………………………………………………………………………… 1. Thông tin tổ chức/cá nhân đăng ký giải thưởng: Đối với tổ chức Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………….. Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………….. Điện thoại: …………………………Fax:………………… E-mail:………………………………. Số Quyết định thành lập: …………………………………………………………………………. Lĩnh vực đăng ký hoạt động chính (đăng ký kinh doanh):…………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………….. Họ và tên người đứng đầu tổ chức: ……………………………………………………………… Đối với cá nhân Họ và tên: ………………………………………. Quốc tịch: ……………………………………… Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………… Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:………….. Ngày cấp:……………. Nơi cấp:……………………… Nơi ở hiện nay: …………………………………………………………………………………….. Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………………… Điện thoại: ……………………………………Fax:………………… E-mail:……………………. 2. Đăng ký giải thưởng: 2.1. Tên và ý nghĩa giải thưởng:…………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………….. 2.2. Lĩnh vực đăng ký giải thưởng: ………………………………………………………………. 2.3. Mục đích đặt và tặng giải thưởng: ………………………………………………………….. 2.4. Quy mô giải thưởng: ………………………………………………………………………….. 2.5. Nguồn kinh phí: ……………………………………………………………………………….. 2.6. Đối tượng áp dụng cho giải thưởng: ……………………………………………………….. 2.7. Tóm tắt nguyên tắc, điều kiện xét tặng, tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. (Kèm theo Quy chế xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ) Tôi/Chúng tôi cam kết: a) Tên giải thưởng mới không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên giải thưởng về khoa học và công nghệ đã có; hoặc đã được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân hoặc đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền (trong trường hợp đăng ký giải thưởng sử dụng tên của tổ chức, cá nhân); b) Không xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; không trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. TỔ CHỨC/CÁ NHÂN (Ký, ghi rõ họ tên) DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÓ THỰC HIỆN VÀ KHÔNG THỰC HIỆN TIẾP NHẬN HỒ SƠ, TRẢ KẾT QUẢ QUA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH VÀ TRUNG TÂM GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TỈNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 1583/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau) Số TT Tên thủ tục hành chính Thủ tục hành chính Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích Tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Có Không Có Không I CẤP TỈNH 01 0 01 0 * Lĩnh vực Hoạt động khoa học và công nghệ 1. Thủ tục đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân cư trú hoặc hoạt động hợp pháp tại Việt Nam X X Tổng cộng có 01 thủ tục hành chính cấp tỉnh./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Cà Mau", "promulgation_date": "18/09/2019", "sign_number": "1583/QĐ-UBND", "signer": "Thân Đức Hưởng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-1049-QD-UBND-Quy-che-quan-ly-bao-ve-phat-huy-gia-tri-di-tich-lich-su-van-hoa-Son-La-2016-323492.aspx
Quyết định 1049/QĐ-UBND Quy chế quản lý bảo vệ phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Sơn La 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1049/QĐ-UBND Sơn La, ngày 04 tháng 5 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009; Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về việc Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Căn cứ Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTTDL ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đến năm 2020; Căn cứ Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 549/TTr-SVHTTDL ngày 25 tháng 4 năm 2016, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài Nguyên - Môi trường, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học - Công nghệ, Thông tin - Truyền thông; Công an, Đài Phát thanh -Truyền hình; Báo Sơn La, Bảo tàng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các tổ chức đoàn thể, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ VHTTDL; - Cục DSVH; - TT tỉnh ủy; - TT HĐND tỉnh; - TT UBND tỉnh; - TT UBMTTQVN tỉnh Sơn La; - Đoàn Đại biểu QH tỉnh; - Trung tâm Công báo tỉnh; - Lưu: VT. KGVX. HA.80b. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phạm Văn Thủy QUY CHẾ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Ban hành kèm theo Quyết định số 1049/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định về phân cấp các hoạt động: 1. Quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi tắt là di tích), các di vật, cổ vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Sơn La đã được cơ quan nhà nước xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa, di tích thuộc danh mục kiểm kê đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. 2. Công tác quy hoạch, lập dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo, phục hồi và lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La. Điều 2. Đối tượng áp dụng Quy chế này áp dụng đối với di tích đã được xếp hạng quốc gia đặc biệt, quốc gia, cấp tỉnh và các di tích đã được thống kê trong Danh mục kiểm kê di sản văn hóa. Điều 3. Nguyên tắc thực hiện 1. Mọi hoạt động quản lý nhà nước; quản lý, bảo vệ, khai thác, phát huy giá trị di tích, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Sơn La của các tổ chức, cá nhân đều phải tuân theo Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành luật và nội dung của Quy chế này. 2. Các công trình, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên mới phát hiện có dấu hiệu là di tích mà không xác định được chủ sở hữu thì thuộc thẩm quyền sở hữu của Nhà nước. Cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân khi phát hiện các dấu hiệu được coi là di tích phải có trách nhiệm bảo vệ nguyên trạng và thông báo kịp thời với UBND các xã, thị trấn, thành phố sở tại để có biện pháp bảo vệ cấp thiết và báo cáo Phòng Văn hóa và Thông tin, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xử lý kịp thời. 3. Việc khai quật khảo cổ học chỉ được tiến hành khi có giấy phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh cho phép thực hiện đối với di chỉ cấp thiết cần khai quật phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Điều 4. Mục đích phân cấp 1. Di tích là tài sản vô giá của dân tộc được Nhà nước thống nhất quản lý và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ. 2. Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị của di tích để giáo dục truyền thống văn hóa - lịch sử của dân tộc cho các thế hệ mai sau. 3. Tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc xây dựng, kiện toàn các ban quản lý di tích và xây dựng các biện pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, qua đó làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích theo Luật Di sản văn hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 4. Huy động mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc trùng tu, tôn tạo, lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích. Chương II PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH Điều 5. Đối tượng phân cấp và cấp độ di tích 1. Di tích quốc gia đặc biệt. 2. Di tích quốc gia. 3. Di tích cấp tỉnh. 4. Di tích nằm trong danh mục kiểm kê di sản văn hóa. Điều 6. Quản lý nhà nước về di tích 1. Công tác quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh quản lý thống nhất và toàn diện. 2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn toàn tỉnh. 3. UBND các huyện, thành phố thực hiện việc quản lý theo phân cấp của UBND tỉnh tại Quy chế này. Điều 7. Phân cấp quản lý nhà nước UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn toàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo tỉnh, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh xây dựng quy chế phối hợp về bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị đối với các di tích gắn với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn. Điều 8. Phân công quản lý, phát huy giá trị di tích UBND tỉnh phân cấp cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể như sau: 1. Bảo tàng tỉnh Sơn La Trực tiếp quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La, thuộc Phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La; Di tích quốc gia Văn bia Quế Lâm ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông, thuộc phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La (Phụ lục số 01). 2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy các di tích quốc gia, cấp tỉnh đã được xếp hạng có trên địa bàn (Phụ lục số 02). 3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn Trực tiếp quản lý và bảo vệ các di tích trong danh mục đã kiểm kê được UBND tỉnh phê duyệt kèm theo Quy chế này (Phụ lục số 03), đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp huyện quản lý, khai thác và phát huy giá trị của các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn. Chương III QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH Điều 9. Thành lập Ban quản lý di tích 1. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo thành lập Ban quản lý di tích để quản lý bảo vệ và phát huy giá trị đối với di tích Quốc gia, di tích cấp tỉnh có trên địa bàn ngay sau khi được xếp hạng. Thành phần Ban quản lý di tích quốc gia, cấp tỉnh: Lãnh đạo UBND xã làm trưởng ban, các thành viên gồm: Cán bộ phụ trách văn hóa - xã hội, các công chức liên quan thuộc UBND, cán bộ phụ trách hội, đoàn thể của xã (phường, thị trấn) và đại diện nhân dân nơi có di tích, các cá nhân có liên quan đến quyền sở hữu đối với di tích hoặc trực tiếp và thường xuyên quản lý di tích. Đối với các di tích là cơ sở thờ tự của tôn giáo, ngoài các thành phần trên có đại diện trụ trì (đối với những chùa có trụ trì) hoặc Trưởng Ban Hộ tự (đối với chùa không có trụ trì). Đối với các di tích được xếp hạng quốc gia, cấp tỉnh có quy mô hoạt động lễ hội lớn, mức độ ảnh hưởng và lan tỏa rộng, UBND huyện, thành phố căn cứ tình hình thực tế cụ thể có thể xem xét thành lập Ban quản lý di tích cấp huyện để quản lý, khai thác, phát huy giá trị của từng di tích. 2. UBND huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn là cấp quản lý trực tiếp di tích có trách nhiệm chỉ đạo, xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của di tích và của Ban quản lý di tích thuộc cấp mình quản lý theo quy định của pháp luật. Điều 10. Chế độ làm việc và kinh phí hoạt động của Ban quản lý di tích Ban quản lý di tích cấp huyện, xã hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Có trách nhiệm tham mưu cho UBND cùng cấp ban hành Quy chế hoạt động để thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Kinh phí hoạt động của các Ban quản lý di tích cấp huyện, xã cân đối nguồn thu từ di tích. Đối với các di tích chưa có nguồn thu, Ban quản lý có trách nhiệm lập dự toán chi phí bảo đảm hoạt động hàng năm trình UBND cùng cấp xem xét phê duyệt và tổ chức thực hiện. Điều 11. Công tác lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện công tác lập, thẩm định hồ sơ khoa học trình cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định có liên quan. Điều 12. Công tác trùng tu, tôn tạo di tích 1. Các hồ sơ trùng tu tôn tạo di tích chỉ được tiến hành khi tuân thủ đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về việc Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. 2. Cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân đầu tư trùng tu, tôn tạo di tích trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Quy trình, thẩm quyền, thủ tục lập, phê duyệt dự án trùng tu, tôn tạo tuân thủ theo đúng quy định của Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về việc Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Điều 13. Nguồn kinh phí đầu tư tôn tạo và lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích Kinh phí đầu tư cho lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, công tác quy hoạch, lập dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh gồm các nguồn: Ngân sách Trung ương (chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa); ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác. Điều 14. Quản lý, sử dụng kinh phí Các nguồn thu từ khai thác, phát huy giá trị di tích, phí thăm quan, nguồn công đức phải được quản lý và sử dụng đúng các quy định hiện hành của nhà nước. Chương IV TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH Điều 15. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân Các tổ chức, cá nhân được phân công trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy di tích có trách nhiệm: 1. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật hiện hành về di sản văn hóa và Quy chế này. 2. Bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với di tích như: Công trình văn hóa, kiến trúc, điêu khắc, tượng đài, vườn cây cảnh, cây cổ thụ, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, hạ tầng kỹ thuật thuộc di tích... 3. Tiếp nhận các tài sản có giá trị như: Di vật, cổ vật, đồ thờ tự, đồ vật do khách thập phương hiến, tặng phải theo quy định, phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam; Kiểm tra thường xuyên và kiểm kê hàng năm đối với các tài sản có giá trị như: Di vật, cổ vật, đồ thờ tự, đồ vật do khách thập phương hiến, tặng. Khi đưa các hiện vật ra khỏi di tích hoặc đưa từ ngoài vào phải được cấp có thẩm quyền cho phép. 4. Thực hiện kịp thời các biện pháp phòng chống cháy nổ, các hành vi xâm hại hoặc nguy cơ hủy hoại di tích. Báo cáo cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di tích. 5. Hướng dẫn công tác trùng tu, tôn tạo, phục hồi di tích đối với các di tích được giao quản lý theo đúng quy định của pháp luật. Điều 16. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 1. Chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh. 2. Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố, quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 3. Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thành phố, Bảo tàng tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý bảo vệ, chăm sóc trực tiếp, khai thác, phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh. 4. Thẩm định các dự án bảo tồn, phát huy giá trị di tích; chủ trì thẩm định các dự án, phương án tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp di tích; phối hợp với các ngành liên quan thẩm định các dự án, công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích có khả năng ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan, môi trường di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt. 5. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo tỉnh, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh xây dựng quy chế phối hợp về bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị đối với các di tích gắn với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn quản lý, hướng dẫn các hoạt động lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích. 6. Hướng dẫn việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; tổ chức giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác phát huy hệ thống di tích hiện có; xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về di tích theo thẩm quyền. 7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu đề xuất với UBND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích, huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia vào các hoạt động bảo tồn di tích trên địa bàn tỉnh; khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích. 8. Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách ở địa phương để tăng cường tuyên truyền và thực hiện công tác quản lý, bảo vệ di tích có hiệu quả. 9. Đề xuất các đề tài nghiên cứu khoa học trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. 10. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố làm tốt công tác quản lý các nguồn tài chính để trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh. 11. Xây dựng kế hoạch và lập dự án trùng tu tôn tạo di tích theo Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng và các quy định hiện hành của Nhà nước bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, ngân sách của tỉnh và nguồn vốn xã hội hóa. 12. Chủ trì thực hiện việc lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích trên địa bàn toàn tỉnh trình cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng theo đúng nội dung, trình tự Luật định. 13. Hàng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí do các đơn vị lập, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổng hợp kinh phí gửi Sở Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định. 14. Tổ chức triển khai việc kiện toàn bộ máy quản lý di tích phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế của địa phương; đảm bảo hiệu quả công tác quản lý theo quy định hiện hành. 15. Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố; các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức thực hiện Quy chế; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp chỉ đạo kịp thời; bổ sung danh mục các di tích được xếp hạng hàng năm theo phân cấp tại Quy chế này. Điều 17. Trách nhiệm của Sở Nội vụ Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo đối với tổ chức và cá nhân đang hoạt động tôn giáo tại các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh; xây dựng quy chế phối hợp về bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị đối với các di tích gắn với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn. Điều 18. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường 1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố,tham mưu việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các di tích trên địa bàn tỉnh, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ và phát huy giá trị di tích. 2. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc xác định ranh giới và cắm mốc ranh giới các khu vực bảo vệ di tích, hướng dẫn việc lập và xác nhận vào bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích. 3. Phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố trong việc đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường bền vững tại những nơi có di tích. Điều 19. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính và các sở, ban ngành có liên quan tham mưu cân đối kế hoạch ngân sách hàng năm cho việc trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích. Điều 20. Trách nhiệm của Sở Tài chính 1. Hàng năm, trên cơ sở dự toán do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 2. Thực hiện kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật. Điều 21. Trách nhiệm của Sở Xây dựng 1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành liên quan tham gia ý kiến theo chức năng, nhiệm vụ của ngành xây dựng trong công tác quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. 2. Cấp phép xây dựng quy định tại Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng; Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 3. Quản lý chất lượng công trình xây dựng theo các quy định của pháp luật về xây dựng. Điều 22. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo 1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thành phố tổ chức giáo dục cho học sinh các cấp học về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trường học. 2. Chỉ đạo các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đăng ký nhận chăm sóc 01 - 02 di tích tại địa phương (chú trọng đến các di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, quốc gia, quốc gia đặc biệt) và xây dựng kế hoạch chăm sóc định kỳ đối với các di tích nhằm nâng cao ý thức bảo vệ di tích cho học sinh và giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp cho di tích, bảo đảm mỗi di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh có một trường học nhận chăm sóc và bảo vệ. 3. Tổ chức tổng kết, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện và khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc triển khai thực hiện chăm sóc, bảo vệ di tích. Điều 23. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc đề xuất triển khai, quản lý việc ứng dụng các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phục vụ việc phát hiện, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Điều 24. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Điều 25. Trách nhiệm của Công an tỉnh 1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự tại các khu, điểm di tích trên địa bàn toàn tỉnh; 2. Chỉ đạo lực lượng công an các cấp phối hợp chặt chẽ với các ngành, các lực lượng có liên quan triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh xử lý với các âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, phản động; với các hành vi xâm hại, trộm cắp, chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích. Điều 26. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan chức năng chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích gắn với phát triển du lịch. 2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích tại địa phương. 3. Xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn; cân đối, bố trí kinh phí bảo đảm triển khai thực hiện Quy chế này tại địa phương. 4. Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện quy trình, thủ tục, nội dung dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích tại địa phương trình cấp có thẩm quyền thỏa thuận, phê duyệt theo trình tự quy định của pháp luật. 5. Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích trên địa bàn. 6. Chỉ đạo công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích trong phạm vi địa phương. 7. Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông trên địa bàn tổ chức giáo dục cho học sinh về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trường học; tạo điều kiện thuận lợi để học sinh đi tham quan thực tế tại các di tích; đăng ký nhận chăm sóc 01 - 02 di tích tại địa phương (chú trọng đến các di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, quốc gia, quốc gia đặc biệt) và xây dựng kế hoạch chăm sóc định kỳ đối với các di tích, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ di tích cho học sinh và giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp cho di tích, bảo đảm mỗi di tích có một trường học nhận chăm sóc và bảo vệ. 8. Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn. 9. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban ngành có liên quan xử lý những hành vi xâm hại đến di tích. Điều 27. Trách nhiệm của Bảo tàng tỉnh Sơn La 1. Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La được giao tại Khoản 1, Điều 7 Quy chế này. 2. Chịu sự quản lý nhà nước của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định của pháp luật, phân cấp tại Quy chế này và nhiệm vụ của UBND tỉnh giao. 3. Phối hợp với UBND thành phố Sơn La trong việc quản lý bảo vệ và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La; Di tích quốc gia văn bia Quế Lâm ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông. 4. Thực hiện nhiệm vụ bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích đối với các điểm di tích được giao theo quy định của pháp luật. Điều 28. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Sơn La Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về các di tích trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích. Điều 29. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn 1. Tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích tại địa phương. 2. Tổ chức bảo vệ, chăm sóc trực tiếp và phát huy giá trị di tích tại địa phương, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc bảo vệ và quản lý di tích. Huy động các nguồn lực xã hội hóa để trùng tu, tôn tạo các di tích trên địa bàn. 3. Tiếp nhận khai báo về di tích mới phát hiện, kiến nghị việc xếp hạng di tích lên cơ quan cấp có thẩm quyền; kịp thời phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời những hành vi làm ảnh hưởng tới di tích và cảnh quan môi trường của di tích; ngăn chặn và xử lý các hoạt động mê tín dị đoan tại di tích theo thẩm quyền. Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân 1. Có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trực tiếp, gìn giữ di tích; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di tích. Trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc Phòng Văn hóa - Thông tin của huyện, thành phố. 2. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan và các hoạt động học tập, nghiên cứu (khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép) tại di tích. 3. Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích. Chương V THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM Điều 31. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thanh tra liên ngành; Thanh tra Nhà nước cấp tỉnh, huyện, thành phố, khi thanh tra hoạt động di tích, nếu phát hiện sai phạm có quyền lập biên bản, tạm đình chỉ, xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành và báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp xử lý. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến di tích thực hiện theo trình tự quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Mọi hành vi xâm hại di tích đều được xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 32. Khen thưởng Tổ chức, cá nhân có thành tích trong bảo vệ và phát huy giá trị của di tích được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 33. Điều khoản thi hành Trong quá trình tổ chức thực hiện có vấn đề chưa phù hợp, cần sửa đổi bổ sung các địa phương đơn vị báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xem xét, chỉnh sửa cho phù hợp. PHỤ LỤC SỐ 01 DANH MỤC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA GIAO CHO BẢO TÀNG TỈNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ (Kèm theo Quyết định số 1049/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Sơn La) STT Tên di tích Địa điểm Quyết định xếp hạng 1 Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La Tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La Quyết định xếp hạng quốc gia đặc biệt số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 2 Di tích lịch sử - văn hóa Văn bia Quế Lâm ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông Tổ 3, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La Quyết định xếp hạng quốc gia số 226/QĐ-BT ngày 05/02/1994 PHỤ LỤC SỐ 02 DANH MỤC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH GIAO CHO UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ (Kèm theo Quyết định số 1049/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Sơn La) TT Tên di tích Địa điểm Quốc gia Cấp tỉnh Quyết định xếp hạng I Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu (13 di tích) 1 Di tích lịch sử Đồn Mộc Lỵ Tiểu khu 11, Thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu x Số 95/QĐ-BVHTT ngày 24/01/1998 2 Di tích danh thắng Hang Dơi Tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu x Số 95/QĐ-BVHTT ngày 24/01/1998 3 Di tích lịch sử - Nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, công nhân nông trường Mộc Châu Thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu x Số 174/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004 4 Di tích lịch sử Bia căm thù tại thị trấn Mộc Châu Tiểu khu 11, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu x Số 174/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004 5 Di tích lịch sử Bia căm thù tại Km 64 Thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu x Số 174/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004 6 Di tích lịch sử Bia căm thù tại Km 70 Thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu x Số 174/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004 7 Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến Tiểu khu 12 thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu x Số 462/QĐ-UBND ngày 28/02/2007 8 Di tích thắng cảnh Hang động bản Ôn Tiểu khu Cờ Đỏ, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu. x Số 2234/QĐ-UBND ngày 15/9/2008 9 Di tích lịch sử - Nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, nhân dân các dân tộc Mộc Châu Tiểu khu 11, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu x Số 2234/QĐ-UBND ngày 15/9/2008 10 Di tích danh lam thắng cảnh Thác Dải Yếm. Bản Vặt, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu. x Số 1040/QĐ-UBND ngày 28/5/2012 11 Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Vặt Hồng Bản Vặt, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu x Số 353/QĐ-UBND ngày 27/02/2013 12 Di tích lịch sử Giếng nước Trung đoàn 280 Tiểu khu cơ quan, Thị trấn Nông trường Mộc Châu x Số 46/QĐ-UBND ngày 08/01/2016 13 Di tích lịch sử Bia lưu niệm các chiến sỹ quân tình nguyện Đoàn 83 Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu Số 174/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004 II Ủy ban nhân dân huyện Yên Châu (09 di tích) 1 Di tích lịch sử - Nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu Thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu x Số 174/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004 2 Di tích lịch sử Tượng đài chiến thắng Chiềng Đông Bản Luống Mé, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu x Số 174/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004 3 Di tích lịch sử Cầu Tà Vài Bản Pát, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu. x Số 174/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004 4 Di tích lịch sử Cầu sắt Yên Châu Bản Him Nam, xã Sập Vạt, huyện Yên Châu. x Số 1214/QĐ-UB ngày 28/4/2006 5 Di tích thắng cảnh Hang Chi Đảy Bản Đán, xã Yên Sơn, huyện Yên Châu. x Số 2234/QĐ-UBND ngày 15/9/2008 6 Di tích danh lam thắng cảnh Hang Nhả Nhung Bản Trạm Hốc, xã Chiềng On, huyện Yên Châu x Số 2636/QĐ-UBND ngày 11/11/2011 7 Di tích danh lam thắng cảnh Hang Ta Búng Bản Trạm Hốc, xã Chiềng On, huyện Yên Châu x Số 2636/QĐ-UBND ngày 11/11/2011 8 Di tích danh thắng Hồ Chiềng Khoi Bản Pút, xã Chiềng Khoi, huyện Yên Châu x Số 53/2001/QĐ-BVHTT 28/12/2001 9 Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào Bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu x Số 1240/QĐ-BVHTTDL ngày 03/4/2012 III Ủy ban nhân dân huyện Thuận Châu (06 di tích) 1 Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu Thị trấn huyện Thuận Châu, huyện Thuận Châu x Số 1568/QĐ-BT ngày 20/4/1995 2 Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Mường Bám Bản Lào, xã Mường Bám, huyện Thuận Châu x Số 4064/QĐ-BVHTTDL ngày 24/10/2012 3 Di tích lịch sử Cầu Nà Hày Bản Ba Nhất, xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu x Số 1214/QĐ-UBND ngày 28/4/2006 4 Di tích khảo cổ Mái đá Bản Mòn Bản Mòn, xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu. x Số 1214/QĐ-UBND ngày 28/4/2006 5 Di tích lịch sử Khu căn cứ du kích Long Hẹ Bản Long Hẹ, xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu. x Số 451/QĐ-UBND ngày 04/3/2008 6 Di tích lịch sử Khu tự trị Tây Bắc ( Khu tự trị Thái - Mèo), Thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu x Số 46/QĐ-UBND ngày 08/01/2016 IV Ủy ban nhân dân huyện Mai Sơn (06 di tích) 1 Di tích lịch sử Tập đoàn cứ điểm Nà Sản Xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn x Số 95/QĐ-BVHTT ngày 24/01/1998 2 Di tích lịch sử Ngã Ba Cò Nòi Xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn x Số 16/2004/QĐ-BVHTT ngày 29/4/2004 3 Di tích lịch sử Hội trường sơ tán Tỉnh ủy hang Thẳm Quai Bản Nà Tre, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn x Số 174/2004/QĐ-UB ngày 03/12/2004 4 Di tích lịch sử Khu căn cứ cách mạng Mường Chanh Bản Cang Mường, xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn x Số 1214/QĐ-UBND ngày 28/4/2006 5 Di tích lịch sử Cây Me - Nơi thành lập Chi bộ đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Sơn La Tiểu khu 6, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn x Số 174/2004/QĐ-UB ngày 03/12/2004 6 Di tích lịch sử Bia căm thù tại Bản Mạt Bản Mạt, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn x Số 174/2004/QĐ-UB ngày 03/12/2004 V Ủy ban nhân dân huyện Phù Yên (03 di tích) 1 Di tích lịch sử Đồn Bản Mo Khối phố 11, Thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên x Số 451/QĐ-UBND, ngày 04/3/2008 2 Di tích lịch sử Khu rừng bản Nhọt Xã Gia Phù, huyện Phù Yên x Số 451/QĐ-UBND ngày 04/3/2008 3 Di tích lịch sử - Văn hóa Đình Chu Bản Chiềng, xã Quang Huy, huyện Phù Yên x Số 1108/QĐ-UBND ngày 07/6/2013 VI Ủy ban nhân dân huyện Bắc Yên ( 02 di tích) 1 Di tích lịch sử Khu căn cứ kháng chiến 99. Thuộc các xã vùng cao, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La x Số 1040/QĐ-UBND ngày 28/5/2012 2 Di tích khảo cổ Bãi đá khắc cổ Khe Hổ Xã Hang Chú, huyện Bắc Yên x Số 4107QĐ -BVHTTDL ngày 12/12/2014 VII UBND huyện Mường La (04 di tích) 1 Di tích lịch sử Đồn Pom Pát Bản Hua Ít, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La x Số 1214/QĐ-UBND ngày 28/4/2006 2 Di tích lịch sử Đồn Mường Chiến Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La. x Số 1214/QĐ-UBND ngày 28/4/2006 3 Di tích khảo cổ - danh thắng hang Co Noong Xã Ít Ong, huyện Mường La x Số 1214/QĐ-UBND ngày 28/4/2006 4 Di tích thắng cảnh hang Hua Bó Xã Mường Bú, huyện Mường La x Số 353/QĐ-UBND ngày 27/02/2013 VIII Ủy ban nhân dân huyện Sông Mã (02 di tích) 1 Di tích lịch sử Cây đa Mường Hung Xã Mường Hung, huyện Sông Mã. x Số 1214/QĐ-UB ngày 28/4/2006 2 Di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Hai Bà Trưng Bản Nam Tiến, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã x Số 2636/QĐ-UBND ngày 11/11/2011 IX Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp (01 di tích) 1 Di tích Kiến trúc nghệ thuật Tháp Mường Và Bản Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp x Số 95/1998/QĐ-BVHTT ngày 24/01/1998 X Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai (01 di tích) 1 Di tích lịch sử Cây đa Pắc Ma Xã Pắc Ma, huyện Quỳnh Nhai x Số 462/QĐ-UBND, ngày 28/02/2007 XI Ủy ban nhân dân Thành phố Sơn La (02 di tích) 1 Di tích lịch sử Cầu Trắng Sơn La Tổ 1, Phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La Số 2234/QĐ-UBND ngày 15/9/2008 2 Di tích danh thắng Thẳm Tát Tòng Bản Bó, Phường Chiềng An, thành phố Sơn La x Số 226-QĐ/BT ngày 05/02/1994 XII Ủy ban nhân dân huyện Vân Hồ (04 di tích) 1 Di chỉ Khảo cổ Hang Mộ Tạng Mè Bản Lồi, xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ x Số 523QĐ-BVHTTDL ngày 05/3/2014 2 Di tích lịch sử Khu Căn cứ Cách mạng Mộc Hạ Thuộc các xã khu vực Mộc Hạ, Vân Hồ x Số 462/QĐ-UBND ngày 28/02/2007 3 Di tích lịch sử - văn hóa Đền Hang Miếng. Xã Quang Minh, huyện Vân Hồ x Số 46/QĐ-UBND ngày 08/01/2016 4 Di tích danh lam thắng cảnh Thác Tạt Nàng, Bản Phụ Mẫu, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ x Số 46/QĐ-UBND ngày 08/01/2016 (Số liệu Danh mục di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh xếp hạng quốc gia, cấp tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố quản lý tính đến thời điểm tháng 01 năm 2016) PHỤ LỤC SỐ 03 DANH MỤC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH CHƯA XẾP HẠNG GIAO CHO CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ (Kèm theo Quyết định số 1049/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Sơn La) STT Tên di tích Địa điểm Loại hình Lịch sử Loại hình khác I THÀNH PHỐ SƠN LA (04 Di tích) 1 Di tích lịch sử Khu căn cứ du kích Bản Thé Bản Thé, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La x 2 Di tích lịch sử Cầu đá Bản Bó Bản Bó, phường Chiềng An, thành phố Sơn La x 3 Di tích lịch sử lưu niệm Nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Lò Văn Giá Bản Cọ, Phường Chiềng An, thành phố Sơn La x 4 Di tích danh thắng Hang Hắp Xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La x II HUYỆN MỘC CHÂU ( 04 di tích) 1 Di chỉ Khảo cổ mộ táng Tân Lập Bản Dọi 1, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu x 2 Di tích Khảo cổ Hang Cò Lằn Bản Cà Đạc, xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu x 3 Di tích danh thắng Hang Tiểu khu 83 - 84 Tiểu khu 83 - 84, Thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu x 4 Di tích danh thắng Hang bản Lùn Xã Mường Sang, huyện Mộc Châu x III HUYỆN BẮC YÊN ( 02 di tích) 1 Di tích Khảo cổ hang Thẩm Puốc Xã Pắc Ngà, huyện Bắc Yên x 2 Di tích lịch sử Đèo Chẹn và bến phà Tạ Khoa Xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên x IV HUYỆN SÔNG MÃ ( 01 di tích) 1 Di tích lịch sử Thành cổ Chiềng Khương Xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã x V HUYỆN VÂN HỒ ( 06 di tích) 1 Di chỉ Khảo cổ Hang Pông Bản Pơ Tào, xã Mường Tè, huyện Vân Hồ x 2 Di tích Khảo cổ Hang Bó Hiềng Bản Bó Hiềng, xã Mường Tè, huyện Vân Hồ x 3 Di chỉ Khảo cổ Hang Coong Xã Mường Tè, huyện Vân Hồ x 4 Di tích danh thắng Thác Nàng tiên Bản Nà Trá, xã chiềng Khoa, huyện Vân Hồ x 5 Di tích danh thắng Hang Hằng Xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ x 6 Di tích danh thắng Hang Pá Pa Xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ x VI HUYỆN MAI SƠN ( 03 di tích) 1 Di tích danh thắng Hồ Tiền Phong Tiểu khu Nà Sản, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn x 2 Di tích lịch sử bản Giàn Bản Giàn, xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn x 3 Di tích lịch sử hang Thẩm Mu Xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn x VII HUYỆN QUỲNH NHAI ( 04 di tích) 1 Di tích danh thắng hang Na Lóm Xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai x 2 Di tích danh thắng Thẳm Mường Xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai x 3 Di tích danh thắng Mái đá Thẳm Đán Mom Xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai x 4 Di tích khảo cổ Hang Lán Le Xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai x VIII HUYỆN THUẬN CHÂU ( 01 di tích) 1 Di tích lịch sử Đèo Pha Đin Xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu. x IX HUYỆN MƯỜNG LA ( 01 di tích) 1 Di tích lịch sử Pom Đồn Xã Mường Trai, huyện Mường La x
{ "issuing_agency": "Tỉnh Sơn La", "promulgation_date": "04/05/2016", "sign_number": "1049/QĐ-UBND", "signer": "Phạm Văn Thủy", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-quyet-09-2012-NQ-HDND-danh-muc-muc-thu-phi-le-phi-hoc-phi-147672.aspx
Nghị quyết 09/2012/NQ-HĐND danh mục mức thu phí lệ phí học phí
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 09/2012/NQ-HĐND Cao Bằng, ngày 05 tháng 7 năm 2012 NGHỊ QUYẾT BAN HÀNH DANH MỤC, MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ VÀ HỌC PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG KHOÁ XV KỲ HỌP THỨ 4 Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 , ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Căn cứ Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch đảm bảo; Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP , ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí; Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP , ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP , ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí; Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC , ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC , ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ; Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC , ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; Căn cứ Thông tư số 137/2009/TT-BTC ngày 03 tháng 7 năm 2009 về việc hướng dẫn thực hiện một số Điều của Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu; Căn cứ Thông tư 03/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ tài chính về việc Hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá, phí tham gia đấu giá và lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá tài sản; Căn cứ Thông tư 17/2010/TT-BXB ngày 30/9/2010 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị; Xét tờ trình số 1372/TTr-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết thu phí, lệ phí và học phí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Nhất trí ban hành danh mục, mức thu phí, lệ phí và học phí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. (Có nội dung biểu chi tiết kèm theo) Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn chi tiết, tổ chức triển khai thực hiện thu, quản lý, sử dụng tiền thu phí, lệ phí, học phí theo quy định và định kỳ báo kết quả với Hội đồng nhân dân tỉnh. Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết này. Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị quyết này. Nghị Quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khoá XV kỳ họp thứ 4 Thông qua./. CHỦ TỊCH Hà Ngọc Chiến BIỂU CHI TIẾT DANH MỤC, MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ VÀ HỌC PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 09/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng) STT Danh mục Mức thu Ghi chú A B 1 2 A DANH MỤC THU PHÍ I PHÍ THUỘC LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ 1 Phí chợ a Chợ Trung tâm thị xã Cao Bằng Để lại đơn vị thu 40%; 60% nộp ngân sách a1 Ki ốt mặt tiền thuộc đường phố Kim Đồng 33.000 đồng/m2 Theo tháng a2 Ki ốt mặt tiền đường lên vườn hoa 31.000 đồng/m2 Theo tháng a3 Các ki ốt còn lại 29.000 đồng/m2 Theo tháng a4 Các quầy trong đình chợ Theo tháng - Tầng I 26.000 đồng/m2 - Tầng II 23.000 đồng/m2 a5 Các cá nhân lưu động đặt bàn cờ và các trò chơi khác v.v… trong dịp hội chợ và các lễ hội 35.000 đồng/1 bàn Tính theo đợt hội chợ, lễ hội b Chợ Xanh thị xã Cao Bằng Để lại đơn vị thu 40%; 60% nộp ngân sách b1 Các ki ốt mặt tiền 31.000 đồng/m2 Theo tháng b2 Các ki ốt trong chợ 29.000 đồng/m2 Theo tháng b3 Kinh doanh trong đình chợ có mái che 31.000 đồng/m2 Theo tháng b4 Kinh doanh ngoài sân có mái che 22.000 đồng/m2 Theo tháng b5 Kinh doanh cố định ngoài sân hàng rau, thực phẩm tươi sống 5.000 đồng/ngày Người bán b6 Nhân dân tự sản xuất đem bán 2.000 đồng/ngày Người bán c Chợ huyện Để lại đơn vị thu 70%; 30% nộp ngân sách c1 Hàng thịt lợn 6.000 đồng Lượt vào chợ c2 Hàng vải, quần áo, hàng tạp hoá 6.000 đồng Lượt vào chợ c3 Hàng nông sản thực phẩm 6.000 đồng Lượt vào chợ c4 Các mặt hàng khác còn lại 2.000 đồng Lượt vào chợ c5 Xe tải vào chợ bán hàng trên xe 25.000 đồng Lượt vào chợ c6 Xe con vào chợ bán hàng trên xe 15.000 đồng Lượt vào chợ c7 Buôn bán trâu, bò, ngựa trong khu chợ 10.000 đồng/con Lượt vào chợ c8 Các hộ kinh doanh cố định được Nhà nước đầu tư xây dựng 11.000 đồng/m2 Theo tháng c9 Các cá nhân lưu động đặt bàn cờ và các trò chơi khác v.v… trong dịp hội chợ và các lễ hội 25.000 đồng Tính theo đợt hội chợ, lễ hội d Chợ xã, liên xã (cụm xã) Để lại đơn vị thu 90%; 10% nộp ngân sách d1 Hàng thịt lợn 5.000 đồng/con Lượt vào chợ d2 Hàng vải, quần áo, hàng tạp hoá 5.000 đồng/sạp Lượt vào chợ d3 Hàng nông sản thực phẩm 4.000 đồng/sạp Lượt vào chợ d4 Các mặt hàng khác còn lại 2.000 đồng/lượt Lượt vào chợ d5 Xe tải vào chợ bán hàng trên xe 15.000 đồng/xe Lượt vào chợ d6 Xe con vào chợ bán hàng trên xe 10.000 đồng/xe Lượt vào chợ d7 Buôn bán trâu, bò, ngựa trong khu chợ và các điểm có mua bán trâu, bò, ngựa 7.000 đồng/con Lượt vào chợ d8 Các hộ kinh doanh cố định được Nhà nước đầu tư xây dựng 5.000 đồng/m2 Thu theo tháng e Chợ cửa khẩu Tà Lùng Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách e1 Kinh doanh cố định (chỗ bán hàng) - Kinh doanh trong chợ trung tâm Miễn thu - Kinh doanh trong đình chợ khung thép (bán hàng gạo, thực phẩm ..) g Các chợ tại phường, xã thuộc thị xã quản lý (trừ phường Hợp Giang) Để lại đơn vị thu 70%; 30% nộp ngân sách g1 Các ki ốt mặt tiền 28.000 đồng/m2 Thu theo tháng g2 Các ki ốt trong chợ 26.000 đồng/m2 Thu theo tháng g3 Kinh doanh trong đình chợ có mái che 28.000 đồng/m2 Thu theo tháng g4 Kinh doanh ngoài sân có mái che 20.000 đồng/m2 Thu theo tháng g5 Kinh doanh cố định ngoài sân hàng rau, thực phẩm tươi sống 4.000 đồng/ngày Người bán g6 Nhân dân tự sản xuất đem bán 1.000 đồng/ngày Người bán 2 Phí đấu giá Để lại đơn vị thu 70%; 30% nộp ngân sách a Mức thu phí đấu giá a1 Tài sản có giá trị dưới 50 triệu đồng 5% giá trị tài sản bán a2 Tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến 1 tỷ đồng 2,5 triệu + 1,5% giá trị tài sản bán được quá 50 triệu a3 Tài sản có giá trị từ 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 16,75 triệu + 0,2% giá trị tài sản bán được vượt 1 tỷ a4 Tài sản có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng 34,75 triệu + 0,15% giá trị tài sản bán được vượt 10 tỷ a5 Tài sản có giá trị trên 20 tỷ đồng 49,75 triệu + 0,1% giá trị tài sản bán được vượt 20 tỷ . Tổng số phí không quá 300 triệu/ cuộc đấu giá b Mức thu phí đấu giá đối với tổ chức, đơn vị, người tham gia đấu giá tài sản Để lại đơn vị thu 90%; 10% nộp ngân sách b1 Giá khởi điểm của tài sản từ 20 triệu đồng trở xuống 50.000 đồng/hồ sơ b2 Giá khởi điểm của tài sản trên 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng 100.000 đồng/hồ sơ b3 Giá khởi điểm của tài sản trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 150.000 đồng/hồ sơ b4 Giá khởi điểm của tài sản trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng 200.000 đồng/hồ sơ b5 Giá khởi điểm của tài sản trên 500 triệu đồng 500.000 đồng/hồ sơ c Phí đấu giá quyền sử dụng đất Để lại đơn vị thu 90%; 10% nộp ngân sách c1 Thu theo giá khởi điểm của quyền sử dụng đất - Có giá trị từ 200.000.000 đồng trở xuống 100.000 đồng/hồ sơ - Có giá trị trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng 200.000 đồng/hồ sơ - Có giá trị trên 500.000.000 đồng 500.000 đồng/hồ sơ c2 Thu theo diện tích - Từ 0,5 ha trở xuống 1.000.000 đồng/hồ sơ - Từ trên 0,5 ha đến 2 ha 3.000.000 đồng/hồ sơ - Từ trên 2 ha đến 5 ha 4.000.000 đồng/hồ sơ - Từ trên 5 ha 5.000.000 đồng/hồ sơ d Phí đấu giá khai thác vàng 1.000.000 đồng/hồ sơ Để lại đơn vị thu 30%; 70% nộp ngân sách 3 Phí thẩm định kết quả đấu thầu Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách - Dự án, công trình có giá trị dưới 7 tỷ đồng trở xuống 0,01% giá trị gói thầu (tối thiểu 1.000.000 đồng) - Dự án, công trình có giá trị từ 7 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng 0,01% giá trị gói thầu - Dự án, công trình có giá trị trên 15 tỷ đồng trở lên 0,01% giá trị gói thầu (tối đa 50.000.000 đồng) II PHÍ THUỘC LĨNH VỰC GIAO THÔNG - VẬN TẢI 1 Phí qua cầu treo địa phương quản lý Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách 1.1 Ô tô từ 2,5 tấn đến dưới 10 tấn 20.000 đồng/lượt Lượt đi 1.2 Xe vận tải dưới 2,5 tấn 15.000 đồng/lượt Lượt đi 1.3 Xe máy 2.000 đồng/lượt Lượt đi 1.4 Xe đạp (không thu đối với cầu treo nằm ở khu vực các xã vùng III) 1.000 đồng/lượt Lượt đi 1.5 Xe các loại do súc vật kéo 5.000 đồng/lượt Lượt đi 2 Phí sử dụng bến, bãi a Tại địa bàn thị xã Cao Bằng Để lại đơn vị thu 60%; 40% nộp ngân sách a1 Phí ra vào bến xe - Xe khách Tính cho một lần vào bến để đón khách + Loại xe trên 50 ghế ngồi 40.000 đồng/lượt + Loại xe từ 40 đến 50 ghế ngồi 30.000 đồng/lượt + Loại xe từ 25 đến dưới 40 ghế ngồi 25.000 đồng/lượt + Loại xe từ 16 đến 24 ghế ngồi 20.000 đồng/lượt + Loại xe dưới 16 ghế ngồi 15.000 đồng/lượt + Loại xe dưới 25 giường nằm 25.000 đồng/lượt + Loại xe từ 25 giường nằm trở lên 30.000 đồng/lượt - Xe tải Tính cho một lần vào bến để bốc hàng + Xe dưới 15 tấn 30.000 đồng/lượt + Xe từ trên 15 tấn 40.000 đồng/lượt - Xe cẩu 40.000 đồng/lượt Tính 1 lần vào bến để cẩu hàng - Xe xích lô, xe thồ, xe máy 5.000 đồng/lượt a2 Phí đỗ xe ban đêm trong bến xe - Xe tải từ 1 tấn đến 5 tấn và xe con 15.000 đồng/xe Tính 1 đêm - Xe tải trên 5 tấn Tính 1 đêm + Xe trên 5 tấn đến 15 tấn 20.000 đồng/xe + Xe trên 15 tấn trở lên 30.000 đồng/xe - Xe khách dưới 30 ghế 30.000 đồng/xe Tính 1 đêm - Xe khách từ 30 ghế trở lên 40.000 đồng/xe Tính 1 đêm - Loại xe dưới 25 giường nằm 30.000 đồng/xe Tính 1 đêm - Loại xe từ 25 giường nằm trở lên 40.000 đồng/xe Tính 1 đêm - Xe cẩu 40.000 đồng/xe Tính 1 đêm a3 Phí đỗ xe ban ngày trong bến xe - Xe tải từ 1 tấn đến 5 tấn và xe con 15.000 đồng/xe Tính 1 ngày - Xe tải trên 5 tấn + Xe trên 5 tấn đến 15 tấn 20.000 đồng/xe Tính 1 ngày + Xe trên 15 tấn trở lên 30.000 đồng/xe Tính 1 ngày - Xe khách dưới 30 ghế 30.000 đồng/xe Tính 1 ngày - Xe khách từ 30 ghế trở lên 40.000 đồng/xe Tính 1 ngày - Loại xe dưới 25 giường nằm 30.000 đồng/xe Tính 1 ngày - Loại xe từ 25 giường nằm trở lên 40.000 đồng/xe Tính 1 ngày - Xe cẩu 40.000 đồng/xe Tính 1 ngày a4 Phí đỗ xe trong bến xe cả ngày và đêm - Xe tải từ 1 tấn đến 5 tấn và xe con 30.000 đồng/xe Tính 1 ngày và 1 đêm - Xe tải trên 5 tấn + Xe trên 5 tấn đến 15 tấn 40.000 đồng/xe Tính 1 ngày và 1 đêm + Xe trên 15 tấn trở lên 60.000 đồng/xe Tính 1 ngày và 1 đêm - Xe khách dưới 30 ghế 60.000 đồng/xe Tính 1 ngày và 1 đêm - Xe khách từ 30 ghế trở lên 80.000 đồng/xe Tính 1 ngày và 1 đêm - Loại xe dưới 25 giường nằm 60.000 đồng/xe Tính 1 ngày và 1 đêm - Loại xe từ 25 giường nằm trở lên 80.000 đồng/xe Tính 1 ngày và 1 đêm - Xe cẩu 60.000 đồng/xe Tính 1 ngày và 1 đêm b Tại địa bàn các huyện Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách b1 Phí ra vào bến xe - Xe khách Tính 1 lần vào bến + Loại xe từ 40 ghế ngồi trở lên 30.000 đồng/lần Tính cho 1 lần vào bến để đón khách + Loại xe từ 25 đến dưới 40 ghế ngồi 25.000 đồng/lần Tính cho 1 lần vào bến để đón khách + Loại xe dưới 25 ghế ngồi 20.000 đồng/lần Tính cho 1 lần vào bến để đón khách - Xe tải (kể cả bến xe khu vực cửa khẩu tỉnh Cao Bằng) Tính 1 lần vào bến để bốc hàng Trong đó: - Xe dưới 15 tấn 20.000 đồng/lần - Xe từ 15 tấn trở lên 25.000 đồng/lần - Loại xe dưới 25 giường nằm 25.000 đồng/lần Tính 1 lần vào bến để đón khách - Loại xe từ 25 giường nằm trở lên 30.000 đồng/lần Tính 1 lần vào bến để đón khách - Xe cẩu 25.000 đồng/lần Tính 1 lần vào bến để cẩu hàng - Xe xích lô, xe thồ, xe máy 5.000 đồng/lần b2 Phí đỗ xe ban đêm trong bến xe - Xe tải từ 1 tấn đến 5 tấn và xe con 15.000 đồng/xe Tính 1 đêm - Xe tải trên 5 tấn Tính 1 đêm + Xe trên 5 tấn đến 15 tấn 20.000 đồng/xe + Xe trên 15 tấn trở lên 25.000 đồng/xe - Xe khách dưới 30 ghế 25.000 đồng/xe Tính 1 đêm - Xe khách từ 30 ghế trở lên 30.000 đồng/xe Tính 1 đêm - Xe đầu kéo sơmi rơ moóc (xe container) 35.000 đồng/xe Tính 1 đêm - Loại xe dưới 25 giường nằm 25.000 đồng/xe Tính 1 đêm - Loại xe từ 25 giường nằm trở lên 30.000 đồng/xe Tính 1 đêm - Xe cẩu 25.000 đồng/xe Tính 1 đêm b3 Phí đỗ xe ban ngày trong bến xe - Xe tải từ 1 tấn đến 5 tấn và xe con 15.000 đồng/xe Tính 1 ngày - Xe tải trên 5 tấn + Xe trên 5 tấn đến 15 tấn 20.000 đồng/xe Tính 1 ngày + Xe trên 15 tấn trở lên 25.000 đồng/xe Tính 1 ngày - Xe khách dưới 30 ghế 25.000 đồng/xe Tính 1 ngày - Xe khách từ 30 ghế trở lên 30.000 đồng/xe Tính 1 ngày - Xe đầu kéo sơmi rơ moóc (xe container) 35.000 đồng/xe Tính 1 ngày - Loại xe dưới 25 giường nằm 25.000 đồng/xe Tính 1 ngày - Loại xe từ 25 giường nằm trở lên 30.000 đồng/xe Tính 1 ngày - Xe cẩu 25.000 đồng/xe Tính 1 ngày b4 Phí đỗ xe cả ngày và đêm trong bến xe - Xe tải từ 1 tấn đến 5 tấn và xe con 30.000 đồng/xe Tính 1 ngày và 1 đêm - Xe tải trên 5 tấn + Xe trên 5 tấn đến 15 tấn 40.000 đồng/xe Tính 1 ngày và 1 đêm + Xe trên 15 tấn trở lên 50.000 đồng/xe Tính 1 ngày và 1 đêm - Xe khách dưới 30 ghế 50.000 đồng/xe Tính 1 ngày và 1 đêm - Xe khách từ 30 ghế trở lên 60.000 đồng/xe Tính 1 ngày và 1 đêm - Xe đầu kéo sơmi rơ moóc (xe container) 60.000 đồng/xe Tính 1 ngày và 1 đêm - Loại xe dưới 25 giường nằm 50.000 đồng/xe Tính 1 ngày và 1 đêm - Loại xe từ 25 giường nằm trở lên 60.000 đồng/xe Tính 1 ngày và 1 đêm - Xe cẩu 50.000 đồng/xe Tính 1 ngày và 1 đêm c Quy định mức thu đối với các phương tiện giao thông bị thu giữ tại kho, bãi theo thời gian quy định do vi phạm an toàn giao thông c1 Tại tỉnh Để lại cho cơ quan, đơn vị cho thuê kho, bãi 20%; cho tổ chức, đơn vị ra Quyết định xử phạt vi phạm giao thông 50%; nộp vào ngân sách 30% - Xe tải từ 1 tấn đến 5 tấn và xe con 20.000 đồng/xe Tính cho cả ngày đêm - Xe tải trên 5 tấn Tính cho cả ngày đêm + Xe trên 5 tấn đến 15 tấn 20.000 đồng/xe + Xe trên 15 tấn trở lên 30.000 đồng/xe - Xe khách dưới 30 ghế 30.000 đồng/xe Tính cho cả ngày đêm - Xe khách từ 30 ghế trở lên 40.000 đồng/xe Tính cho cả ngày đêm - Loại xe dưới 25 giường nằm 30.000 đồng/xe Tính cho cả ngày đêm - Loại xe từ 25 giường nằm trở lên 40.000 đồng/xe Tính cho cả ngày đêm - Xe cẩu 30.000 đồng/xe Tính cho cả ngày đêm - Xe gắn máy 10.000 đồng/xe Tính cho cả ngày đêm - Xe đạp 2.000 đồng/xe Tính cho cả ngày đêm c2 Tại các huyện, thị Để lại cho cơ quan, đơn vị cho thuê kho, bãi 20%; cho tổ chức, đơn vị ra Quyết định xử phạt vi phạm giao thông 50%; nộp vào ngân sách 30% - Xe tải từ 1 tấn đến 5 tấn và xe con 20.000 đồng/xe Tính cho cả ngày đêm - Xe tải trên 5 tấn Tính cho cả ngày đêm + Xe trên 5 tấn đến 15 tấn 20.000 đồng/xe + Xe trên 15 tấn trở lên 30.000 đồng/xe - Xe khách dưới 30 ghế 30.000 đồng/xe Tính cho cả ngày đêm - Xe khách từ 30 ghế trở lên 40.000 đồng/xe Tính cho cả ngày đêm - Loại xe dưới 25 giường nằm 30.000 đồng/xe Tính cho cả ngày đêm - Loại xe từ 25 giường nằm trở lên 40.000 đồng/xe Tính cho cả ngày đêm - Xe cẩu 30.000 đồng/xe Tính cho cả ngày đêm - Xe gắn máy 10.000 đồng/xe Tính cho cả ngày đêm - Xe đạp 2.000 đồng/xe Tính cho cả ngày đêm d Phí sử dụng bãi đỗ (bốc xếp, sang tải, đỗ xe...) Đối với bãi không do Nhà nước đầu tư để lại đơn vị thu 80%; 20% nộp ngân sách; Đối với bãi do Nhà nước đầu tư để lại đơn vị thu 20%; 80% nộp ngân sách. d1 Tại địa bàn thị xã Cao Bằng * Phí đỗ xe ban ngày Tính từ 07h,00 đến 19h,00 trong ngày - Xe ô tô trọng tải dưới 5 tấn, ô tô con 15.000 đồng/xe/ngày - Xe ôtô trọng tải từ 5 tấn trở lên + Xe từ 5 tấn đến dưới 15 tấn 20.000 đồng/xe/ngày + Xe từ 15 tấn trở lên 30.000 đồng/xe/ngày + Xe đầu kéo sơmi rơ moóc (xe container) 60.000 đồng/xe/ ngày - Xe chở khách dưới 16 ghế 15.000 đồng/xe/ngày - Xe chở khách từ 16 đến dưới 30 ghế 30.000 đồng/xe/ngày - Xe chở khách từ 30 ghế trở lên 40.000 đồng/xe/ngày - Xe chở khách dưới 25 giường nằm 30.000 đồng/xe/ngày - Xe chở khách từ 25 giường nằm trở lên 40.000 đồng/xe/ngày - Xe cẩu 30.000 đồng/xe/ngày * Phí đỗ xe ban đêm Tính từ 19h,00 hôm trước đến 7h,00 hôm sau - Xe ôtô trọng tải dưới 5 tấn, xe ô tô con 15.000 đồng/xe/đêm - Xe ôtô trọng tải từ 5 tấn trở lên + Xe từ 5 tấn đến dưới 15 tấn 20.000 đồng/xe/đêm + Xe đầu kéo sơmi rơ moóc (xe container) 100.000 đồng/xe/ đêm + Xe từ 15 tấn trở lên 30.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách dưới 16 ghế 15.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách từ 16 đến dưới 30 ghế 30.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách từ 30 ghế trở lên 40.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách dưới 25 giường nằm 30.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách từ 25 giường nằm trở lên 40.000 đồng/xe/đêm - Xe cẩu 30.000 đồng/xe/đêm * Phí đỗ xe trong bến xe cả ngày và đêm - Xe ôtô trọng tải dưới 5 tấn, xe ô tô con 30.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe ôtô trọng tải từ 5 tấn trở lên + Xe từ 5 tấn đến dưới 15 tấn 40.000 đồng/xe/ngày, đêm + Xe từ 15 tấn trở lên 60.000 đồng/xe/ngày, đêm + Xe đầu kéo sơmi rơ moóc (xe container) 150.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách dưới 16 ghế 30.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách từ 16 đến dưới 30 ghế 60.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách từ 30 ghế trở lên 80.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách dưới 25 giường nằm 60.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách từ 25 giường nằm trở lên 80.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe cẩu 60.000 đồng/xe/ngày, đêm d2 Tại địa bàn các huyện * Phí đỗ xe ban ngày Tính từ 07h,00 đến 19h,00 trong ngày - Xe ôtô trọng tải dưới 5 tấn, xe ô tô con 15.000 đồng/xe/ngày - Xe ôtô trọng tải từ 5 tấn trở lên + Xe từ 5 tấn đến dưới 15 tấn 20.000 đồng/xe/ngày + Xe từ 15 tấn trở lên 25.000 đồng/xe/ngày + Sơmi rơ moóc (xe container) 60.000 đồng/xe/ngày - Xe chở khách dưới 16 ghế 15.000 đồng/xe/ngày - Xe chở khách từ 16 đến dưới 30 ghế 25.000 đồng/xe/ngày - Xe chở khách từ 30 ghế trở lên 30.000 đồng/xe/ngày - Xe chở khách dưới 25 giường nằm 25.000 đồng/xe/ngày - Xe chở khách từ 25 giường nằm trở lên 30.000 đồng/xe/ngày - Xe cẩu 25.000 đồng/xe/ngày * Phí đỗ xe ban đêm Tính từ 19h,00 hôm trước đến 7h,00 hôm sau - Xe ô tô trọng tải dưới 5 tấn, xe ô tô con 15.000 đồng/xe/đêm - Xe ôtô trọng tải từ 5 tấn trở lên + Xe từ 5 tấn đến dưới 15 tấn 20.000 đồng/xe/đêm + Xe từ 15 tấn trở lên 25.000 đồng/xe/đêm + Sơmi rơ moóc (xe container) 100.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách dưới 16 ghế 15.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách từ 16 đến dưới 30 ghế 25.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách từ 30 ghế trở lên 30.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách dưới 25 giường nằm 25.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách từ 25 giường nằm trở lên 30.000 đồng/xe/đêm - Xe cẩu 25.000 đồng/xe/đêm * Phí đỗ xe cả ngày và đêm - Xe ôtô trọng tải dưới 5 tấn 30.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe ôtô trọng tải từ 5 tấn trở lên + Xe từ 5 tấn đến dưới 15 tấn 40.000 đồng/xe/ngày, đêm + Xe từ 15 tấn trở lên 50.000 đồng/xe/ngày, đêm + Sơmi rơ moóc (xe container) 150.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách dưới 16 ghế 30.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách từ 16 đến dưới 30 ghế 50.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách từ 30 ghế trở lên 60.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách dưới 25 giường nằm 50.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách từ 25 giường nằm trở lên 60.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe cẩu 50.000 đồng/xe/ngày, đêm 3 Phí sử dụng lề đường Để lại đơn vị 30%; 70% nộp ngân sách a Tại địa bàn thị xã Cao Bằng a1 Phí đỗ xe ban ngày Tính từ 07h,00 đến 19h,00 trong ngày - Xe ôtô trọng tải dưới 5 tấn, ô tô con 15.000 đồng/xe/lượt - Xe ôtô trọng tải từ 5 tấn trở lên + Xe từ 5 tấn đến dưới 15 tấn 20.000 đồng/xe/lượt + Xe từ 15 tấn trở lên 30.000 đồng/xe/ lượt - Xe chở khách dưới 16 ghế 15.000 đồng/xe/ lượt - Xe chở khách từ 16 đến dưới 30 ghế 30.000 đồng/xe/ lượt - Xe chở khách từ 30 ghế trở lên 40.000 đồng/xe/ lượt - Xe chở khách dưới 25 giường nằm 30.000 đồng/xe/ lượt - Xe chở khách từ 25 giường nằm trở lên 40.000 đồng/xe/ lượt - Xe cẩu 30.000 đồng/xe/ lượt a2 Phí đỗ xe ban đêm Tính từ 19h,00 hôm trước đến 7h,00 hôm sau - Xe ôtô trọng tải dưới 5 tấn, ô tô con 15.000 đồng/xe/đêm - Xe ôtô trọng tải từ 5 tấn trở lên + Xe từ 5 tấn đến dưới 15 tấn 20.000 đồng/xe/đêm + Xe từ 15 tấn trở lên 30.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách dưới 16 ghế 15.000đồng/xe/đêm - Xe chở khách từ 16 đến dưới 30 ghế 30.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách từ 30 ghế trở lên 40.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách dưới 25 giường nằm 30.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách từ 25 giường nằm trở lên 40.000 đồng/xe/đêm - Xe cẩu 30.000 đồng/xe/ đêm a3 Phí đỗ xe cả ngày và đêm - Xe ôtô trọng tải dưới 5 tấn, ô tô con 30.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe ôtô trọng tải từ 5 tấn trở lên + Xe từ 5 tấn đến dưới 15 tấn 40.000 đồng/xe/ngày, đêm + Xe từ 15 tấn trở lên 60.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách dưới 16 ghế 30.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách từ 16 đến dưới 30 ghế 60.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách từ 30 ghế trở lên 80.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách dưới 25 giường nằm 60.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách từ 25 giường nằm trở lên 80.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe cẩu 30.000 đồng/xe/ ngày, đêm b Tại địa bàn các huyện b1 Phí đỗ xe ban ngày Tính từ 07h,00 đến 19h,00 trong ngày - Xe ôtô trọng tải dưới 5 tấn, ô tô con 15.000 đồng/xe/lượt - Xe ôtô trọng tải từ 5 tấn trở lên + Xe từ 5 tấn đến dưới 15 tấn 20.000 đồng/xe/lượt + Xe từ 15 tấn trở lên 25.000 đồng/xe/lượt + Xe đầu kéo sơmi rơ moóc (xe container) 60.000 đồng/xe/lượt - Xe chở khách dưới 16 ghế 15.000 đồng/xe/lượt - Xe chở khách từ 16 đến dưới 30 ghế 25.000 đồng/xe/lượt - Xe chở khách từ 30 ghế trở lên 30.000 đồng/xe/lượt - Xe chở khách dưới 25 giường nằm 25.000 đồng/xe/lượt - Xe chở khách từ 25 giường nằm trở lên 30.000 đồng/xe/lượt - Xe cẩu 25.000 đồng/xe/lượt b2 Phí đỗ xe ban đêm Tính từ 19h,00 hôm trước đến 7h,00 hôm sau - Xe ôtô trọng tải dưới 5 tấn, ô tô con 15.000 đồng/xe/đêm - Xe ôtô trọng tải từ 5 tấn trở lên + Xe từ 5 tấn đến dưới 15 tấn 20.000 đồng/xe/đêm + Xe từ 15 tấn trở lên 25.000 đồng/xe/đêm + Xe đầu kéo sơmi rơ moóc (xe container) 100.000đồng/xe/đêm - Xe chở khách dưới 16 ghế 15.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách từ 16 đến dưới 30 ghế 25.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách từ 30 ghế trở lên 30.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách dưới 25 giường nằm 25.000 đồng/xe/đêm - Xe chở khách từ 25 giường nằm trở lên 30.000 đồng/xe/đêm - Xe cẩu 25.000 đồng/xe/đêm b3 Phí đỗ xe cả ngày và đêm - Xe ô tô trọng tải dưới 5 tấn, ô tô con 30.000đồng/xe/ngày, đêm - Xe ôtô trọng tải từ 5 tấn trở lên + Xe từ 5 tấn đến dưới 15 tấn 40.000 đồng/xe/ngày, đêm + Xe từ 15 tấn trở lên 50.000 đồng/xe/ngày, đêm + Xe đầu kéo sơmi rơ moóc (xe container) 150.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách dưới 16 ghế 30.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách từ 16 đến dưới 30 ghế 50.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách từ 30 ghế trở lên 60.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách dưới 25 giường nằm 50.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe chở khách từ 25 giường nằm trở lên 60.000 đồng/xe/ngày, đêm - Xe cẩu 50.000 đồng/xe/ngày, đêm 4 Phí sử dụng bến, bãi, mặt nước đối với phương tiện thuỷ Để lại đơn vị thu 30%; 70% nộp ngân sách - Tàu, thuyền, xà lan trọng tải dưới 50 tấn 100.000 đồng/lượt phương tiện - Tàu, thuyền, xà lan trọng tải 50 tấn đến dưới 100 tấn 200.000 đồng/lượt phương tiện - Tàu, thuyền, xà lan trọng tải từ 100 tấn trở lên 300.000 đồng/lượt phương tiện III PHÍ THUỘC LĨNH VỰC THÔNG TIN, LIÊN LẠC 1 Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất (phí khai thác không bao gồm chi phí in ấn, sao chép, nhân bản) - Đơn vị cấp tỉnh 50%; 50% nộp ngân sách - Các huyện, thị 30%; 70% nộp ngân sách 1.1 Điểm tọa độ, độ cao Nhà nước, điểm tọa độ chính 50.000 đồng/điểm 1.2 Bản đồ địa chính 80.000 đồng/tờ 1.3 Các loại bản đồ khác (quy hoạch, hiện trạng, giao đất giao rừng, bản đồ đất hành chính) 40.000 đồng/tờ giấy A0 1.4 Hồ sơ tài liệu khoa học, kỹ thuật khác 50.000 đồng/lần khai thác 1.5 Hồ sơ tài liệu hành chính 5.000 đồng/trang A4 - Thiếu nhi 5.000 đồng/thẻ 2 Phí thư viện Để lại đơn vị thu 90%; 10% nộp NS a-/Thư viện tỉnh - Phí đọc tài liệu tại chỗ Người lớn 15.000 đồng/1thẻ/năm Thiếu nhi 10.000 đồng/1thẻ/năm - Phí mượn tài liệu về nhà Người lớn 20.000 đồng/1thẻ/năm Thiếu nhi 12.000 đồng/1thẻ/năm - Phí đọc tài liệu quí hiếm 35.000 đồng/1thẻ/năm - Phí sử dụng phòng đọc đa phương tiện 50.000 đồng/1thẻ/năm b-/Thư viện các huyện - Phí đọc tài liệu tại chỗ Người lớn 10.000 đồng/1thẻ/năm Thiếu nhi 8.000 đồng/1thẻ/năm - Phí mượn tài liệu về nhà Người lớn 15.000 đồng/1thẻ/năm Thiếu nhi 10.000 đồng/1thẻ/năm IV PHÍ THUỘC LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI 1 Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô, xe xích lô, xe công nông áp dụng thống nhất trên toàn địa bàn tỉnh Cao Bằng (kể cả khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh) Để lại đơn vị thu 90%; 10% nộp ngân sách a Trông giữ xe ô tô a1 Xe có trọng tải từ 10 tấn trở lên + Trông giữ theo tháng 200.000 đồng/1xe + Trông giữ cả ngày + đêm 20.000 đồng/1xe + Trông giữ qua đêm 15.000 đồng/1xe + Trông giữ ban ngày 7.000 đồng/1xe a2 Xe có trọng tải từ 2,5 tấn đến dưới 10 tấn + Trông giữ theo tháng 150.000 đồng/1xe + Trông giữ cả ngày + đêm 18.000 đồng/1xe + Trông giữ qua đêm 10.000 đồng/1xe + Trông giữ ban ngày 6.000 đồng/1xe a3 Xe có trọng tải dưới 2,5 tấn + Trông giữ theo tháng 120.000 đồng/1xe + Trông giữ cả ngày + đêm 15.000 đồng/1xe + Trông giữ qua đêm 10.000 đồng/1xe + Trông giữ ban ngày 5.000 đồng/1xe a4 Xe ô tô gửi dưới 6 giờ/ngày 4.000 đồng/1xe b Xe con và xe chở khách b1 - Xe con, xe chở khách dưới 15 chỗ + Trông giữ theo tháng 200.000đồng/1xe + Trông giữ cả ngày + đêm 30.000đồng/1xe + Trông giữ qua đêm 20.000đồng/1xe + Trông giữ ban ngày 10.000 đồng/1 xe b2 - Xe chở khách từ 15 chỗ ngồi đến dưới 30 chỗ + Trông giữ theo tháng 250.000đồng/1xe + Trông giữ cả ngày + đêm 35.000đồng/1xe + Trông giữ qua đêm 25.000đồng/1xe + Trông giữ ban ngày 15.000 đồng/1 xe b3 - Xe chở khách từ 30 chỗ ngồi trở lên + Trông giữ theo tháng 300.000đồng/1xe + Trông giữ cả ngày + đêm 40.000đồng/1xe + Trông giữ qua đêm 30.000đồng/1xe + Trông giữ ban ngày 20.000 đồng/1 xe c Trông giữ xe gắn máy - Trông ban ngày 2.000 đồng/lần/1xe - Trông ban đêm 3.000 đồng/lần/1xe - Trông cả ngày + đêm 4.000 đồng/lần/1xe d Trông giữ xe đạp - Trông ban ngày 1.000 đồng/lần/1xe - Trông ban đêm 2.000 đồng/lần/1xe - Trông cả ngày + đêm 3.000 đồng/lần/1xe 2 Các quầy buôn bán tại trung tâm Để lại đơn vị thu 90%; 10% nộp ngân sách a Tại chợ Xanh thị xã Cao Bằng - Hàng gửi để tại ki ốt 90.000 đồng/tháng Thu theo tháng - Hàng gửi tại quầy 60.000 đồng/tháng Thu theo tháng b Tại chợ Trung tâm thị xã Cao Bằng - Các ki ốt chợ 90.000 đồng/tháng Thu theo tháng - Các ô quầy 60.000 đồng/tháng Thu theo tháng 3 Các quầy chợ cửa khẩu Tà Lùng (thu các hộ gửi hàng) Để lại đơn vị thu 90%; 10% nộp ngân sách - Các ô quầy trong chợ trung tâm 90.000 đồng/tháng Thu theo tháng - Các ô quầy trong đình chợ khung thép 30.000 đồng/tháng Thu theo tháng V PHÍ THUỘC LĨNH VỰC VĂN HOÁ, XÃ HỘI 1 Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử địa phương quản lý Để lại đơn vị thu 90%; 10% nộp ngân sách 1.1 Động Ngườm Ngao - huyện Trùng Khánh - Người lớn (chưa bao gồm phí trông xe) Không quá 20.000 đồng/lần/người - Trẻ em từ 10 đến dưới 15 tuổi (chưa bao gồm phí trông xe) Không quá 10.000 đồng/lần/ người 1.2 Hồ Thang Hen - huyện Trà Lĩnh - Người lớn (chưa bao gồm phí trông xe) Không quá 20.000 đồng/lần/người - Trẻ em từ 10 đến dưới 15 tuổi (chưa bao gồm phí trông xe) Không quá 10.000 đồng/lần/người 1.3 Khu di tích lịch sử Pác Bó - Người lớn (chưa bao gồm phí trông xe) Không quá 10.000 đồng/lần/người - Trẻ em từ 10 đến dưới 15 tuổi (chưa bao gồm phí trông xe) Không quá 5.000 đồng/lần/người 1.4 Khu di tích lịch sử xã Đức Long - huyện Thạch An - Người lớn (chưa bao gồm phí trông xe) Không quá 10.000 đồng/lần/người - Trẻ em từ 10 đến dưới 15 tuổi (chưa bao gồm phí trông xe) Không quá 5.000 đồng/lần/người 1.5 Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo - huyện Nguyên Bình - Người lớn (chưa bao gồm phí trông xe) Không quá 10.000 đồng/lần/người - Trẻ em từ 10 đến dưới 15 tuổi (chưa bao gồm phí trông xe) Không quá 5.000 đồng/lần/người 1.6 Thác Bản Giốc - huyện Trùng Khánh - Người lớn (chưa bao gồm phí trông xe) Không quá 15.000 đồng/lần/ gười - Trẻ em từ 10 đến dưới 15 tuổi (chưa bao gồm phí trông xe) Không quá 5.000 đồng/lần/người 1.7 Động Giộc Đâư thị Trấn - Hùng Quốc huyện Trà lĩnh - Người lớn (chưa bao gồm phí trông xe) Không quá 10.000 đồng/lần/ gười - Trẻ em từ 10 đến dưới 15 tuổi (chưa bao gồm phí trông xe) Không quá 5.000 đồng/lần/người 1.8 Các danh lam thắng cảnh khác - Người lớn (chưa bao gồm phí trông xe) Không quá 10.000 đồng/lần/ gười - Trẻ em từ 10 đến dưới 15 tuổi (chưa bao gồm phí trông xe) Không quá 5.000 đồng/lần/người VI PHÍ THUỘC LĨNH VỰC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG 1 Phí vệ sinh a Trên địa bàn thị xã Để lại đơn vị thu 90%; 10% nộp ngân sách a1 Cá nhân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại phường, xã, thị xã nằm trên trục các đường có xe gom rác của Công ty Đầu tư phát triển và Môi trường đến thu gom, hoặc cách 100 m điểm tập kết rác do Công ty Đầu tư phát triển và Môi trường quy định 3.000 đồng/người Thu theo tháng a2 Các hộ buôn bán nhỏ, kinh doanh tại nhà (hàng nước, bánh cuốn, may mặc, sửa chữa công cụ, dụng cụ cầm tay, cắt tóc, uốn sấy tóc...) 15.000 đồng/hộ Thu theo tháng a3 Các cửa hàng tư nhân, sản xuất đồ gỗ, sản xuất cửa hoa sắt, đồ trang trí nội thất, hàng tạp hoá, sửa chữa đồ điện gia đình, nhà trọ tư nhân, sửa chữa xe máy, hiệu tóc ở ki ốt và các dịch vụ khác 35.000 đồng/hộ kinh doanh Thu theo tháng a4 Các hàng ăn uống, giải khát, bán hàng đêm ở ki ốt (được phép kinh doanh từ 18h đến 23h30') 65.000 đồng/hộ Thu theo tháng a5 Các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, nhà trẻ, trụ sở làm việc của các doanh nghiệp, khách sạn, các nhà máy, bệnh viện, cơ sở sản xuất yêu cầu hợp đồng thu gom rác thải với Công ty Đầu tư phát triển và Môi trường hoặc Tổ vệ sinh môi trường, theo khối lượng rác thải thực tế Thu theo tháng - Cơ quan dưới 10 người 30.000 đồng/tháng - Cơ quan từ 10 người đến dưới 30 người 50.000 đồng/tháng - Cơ quan từ 30 người đến 50 người 80.000 đồng/tháng - Cơ quan từ trên 50 người trở lên 120.000 đồng/tháng - Bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn, nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh (tính theo lượng rác thực tế) Tính theo giá quy định hiện hành (không quá 160.000 đồng/m3 rác) - Cơ sở sửa chữa ô tô 50.000 đồng/tháng a6 Phí sử dụng tạm thời bên lề đường, hè phố để kinh doanh ăn uống, giải khát vào ban đêm từ 18h đến 23h30' ở những khu vực được phép kinh doanh (về ban ngày nghiêm cấm) - Địa bàn phường Hợp Giang Thu theo tháng + Hàng cà phê 100.000 đồng + Hàng cháo, phở 100.000 đồng + Các mặt hàng khác 40.000 đồng + Hàng quà 30.000 đồng - Địa bàn phường Sông Hiến, Sông Bằng, Tân Giang Thu theo tháng + Hàng cà phê 80.000 đồng + Hàng cháo, phở 60.000 đồng + Hàng nước giải khát hoa quả 30.000 đồng + Các mặt hàng khác 20.000 đồng - Địa bàn các xã còn lại Thu theo tháng + Hàng cà phê 60.000 đồng + Hàng cháo, phở 50.000 đồng + Các mặt hàng khác 20.000 đồng a7 Đối với các công trình xây dựng để vật liệu được Công ty Đầu tư phát triển và Môi trường hoặc Tổ vệ sinh môi trường quy định 8.000 đồng/m2 Tính theo tháng (trong thời gian xây dựng) a8 Phí đối với điểm dịch vụ rửa xe - Điểm rửa xe ô tô, xe máy 100.000 đồng/tháng Tính theo tháng - Điểm chỉ rửa xe máy 50.000 đồng/tháng Tính theo tháng b Trên địa bàn các huyện (bao gồm xã, thị trấn, trung tâm các huyện, thị tứ có dịch vụ thu gom rác) Để lại đơn vị thu 90%; 10% nộp ngân sách b1 Cá nhân có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại xã, thị trấn, trung tâm huyện lỵ, thị tứ có dịch vụ thu gom rác 3.000 đồng/người Thu theo tháng b2 Các cơ sở buôn bán nhỏ, kinh doanh tại nhà (hàng nước, bánh cuốn, may mặc, sản xuât, sửa chữa công cụ, dụng cụ cầm tay, cắt tóc, uốn sấy tóc...) 15.000 đồng/cơ sở Thu theo tháng b3 Các cửa hàng tư nhân, sản xuất đồ gỗ, sản xuất cửa hoa sắt, đồ trang trí nội thất, hàng tạp hoá, sửa chữa đồ điện gia đình, nhà trọ tư nhân, sửa chữa xe máy, hiệu tóc ở ki ốt và các dịch vụ khác 30.000 đồng/hộ Thu theo tháng b4 Các cửa hàng ăn uống, giải khát, bán hàng đêm ở ki ốt (được phép kinh doanh tại các địa điểm tạm thời) 50.000 đồng/hộ Thu theo tháng b5 Các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, nhà trẻ, trụ sở làm việc của các doanh nghiệp, khách sạn, các nhà máy, bệnh viện, cơ sở sản xuất yêu cầu hợp đồng thu gom rác thải với Công ty Đầu tư phát triển và Môi trường hoặc tổ vệ sinh môi trường, theo khối lượng rác thải thực tế - Cơ quan dưới 10 người 30.000 đồng Thu theo tháng - Cơ quan từ 10 người đến dưới 30 người 50.000 đồng Thu theo tháng - Cơ quan từ 30 người đến 50 người 80.000 đồng Thu theo tháng - Cơ quan từ 50 người trở lên 120.000 đồng Thu theo tháng - Bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh (tính theo lượng rác thực tế) Tính theo giá quy định hiện hành (không quá 160.000 đồng/m3 rác) - Cơ sở sửa chữa ô tô 50.000 đồng Thu theo tháng b6 Phí sử dụng tạm thời bên lề đường, hè phố để kinh doanh ăn uống, giải khát vào ban đêm từ 18h đến 23h30' (về ban ngày nghiêm cấm) - Hàng cà phê 60.000 đồng Thu theo tháng - Hàng cháo, phở 50.000 đồng Thu theo tháng - Các mặt hàng khác 20.000 đồng Thu theo tháng b7 Đối với các công trình xây dựng để vật liệu được Công ty Đầu tư phát triển và Môi trường hoặc tổ vệ sinh môi trường quy định 5.000 đồng/m2 Theo tháng (trong thời gian xây dựng) b8 Phí đối với điểm dịch vụ rửa xe - Điểm rửa xe ôtô, xe máy 60.000 đồng Thu theo tháng - Điểm chỉ rửa xe máy 30.000 đồng Thu theo tháng 2 Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt Để lại đơn vị thu 10%; 90% nộp ngân sách - Đối với địa bàn thị xã 7 %/giá 1 m3 nước chưa có thuế theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Sử dụng nguồn nước của trạm cấp nước trên địa bàn tỉnh - Các huyện 6 %/giá 1 m3 nước chưa có thuế theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Sử dụng nguồn nước của trạm cấp nước trên địa bàn tỉnh 3 Phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách 3.1 - Giấy phép sử dụng từ 2 năm trở lên + Cấp phép mới 3.000.000 đồng/1 giấy phép + Cấp giấy phép gia hạn 2.500.000 đồng/1 giấy phép 3.2 - Giấy phép sử dụng dưới 2 năm + Cấp phép mới 2.000.000 đồng/1 giấy phép + Cấp giấy phép gia hạn 1.500.000 đồng/1 giấy phép 4 Phí thẩm định đánh giá tác động môi trường Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách 4.1 Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách a Dự án quan trọng Quốc gia Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo b Dự án có sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia, các khu di tích lịch sử văn hoá, khu dự trữ sinh quyển, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc chưa xếp hạng nhưng Uỷ ban nhân dân tỉnh Quyết định bảo vệ - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo c Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến nguồn nước lưu vực sông, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo d Nhóm các dự án về xây dựng 1 Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu đô thị, khu dân cư - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, cụm làng nghề - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án xây dựng siêu thị, chợ - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 4 Dự án xây dựng Trung tâm thể thao - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 5 Dự án xây dựng bệnh viện - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 6 Dự án xây dựng khách sạn, nhà nghỉ - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 7 Dự án xây dựng khu du lịch, vui chơi giải trí - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 8 Dự án xây dựng sân gôn - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 9 Dự án xây dựng nghĩa trang (theo hình thức hung táng, hỏa táng và hình thức khác) - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 10 Dự án xây dựng công trình ngầm - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 11 Dự án xây dựng có tầng hầm - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 12 Dự án xây dựng công trình chiến đấu, trung tâm huấn luyện quân sự, trường bắn, cảng quốc phòng - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 13 Dự án xây dựng kho tàng quân sự - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 14 Dự án xây dựng khu kinh tế quốc phòng - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 15 Dự án xây dựng trại giam, trại tạm giam - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo đ Nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng 1 Dự án sản xuất xi măng - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án để nghiền clinker sản xuất xi măng - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án sản xuất gạch, ngói - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 4 Dự án sản xuất vật liệu xây dựng khác - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo e Nhóm các dự án về giao thông 1 Dự án xây dựng công trình giao thông ngầm (đường xe điện ngầm, đường hầm) - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án xây dựng đường ô tô cao tốc, đường ô tô từ cấp I đến cấp III - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án cải tạo, nâng cấp đường ô tô cao tốc, đường ô tô từ cấp I đến cấp III - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 4 Dự án xây dựng đường ô tô cấp IV - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 5 Dự án xây dựng các cầu vĩnh cửu trên đường bộ, đường sắt - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 6 Dự án xây những công trình giao thông - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 7 Dự án xây dựng cảng sông - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 8 Dự án xây dựng cảng hàng không, sân bay - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 9 Dự án xây dựng bến xe khách - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 10 Dự án sản xuất bê tông nhựa nóng - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo g Nhóm các dự án về năng lượng, phóng xạ 1 Dự án nhiệt điện - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án phong điện (sản xuất điện bằng sức gió) - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án quang điện (điện mặt trời) - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 4 Dự án thuỷ điện - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 5 Dự án xây dựng tuyến đờng dây tải điện cao áp - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 6 Dự án sản xuất dây, cáp điện - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo h Nhóm các dự án về điện tử, viễn thông 1 Dự án xây dựng trạm phát, trạm thu - phát vô tuyến - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án sản xuất các thiết bị điện, điện tử - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án sản xuất linh kiện điện, điện tử - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 4 Dự án xây dựng tuyến viễn thông - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo i Nhóm các dự án về thuỷ lợi 1 Dự án công trình hồ chứa nớc, hồ thuỷ lợi - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án công trình thuỷ lợi - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án kè bờ sông - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 4 Dự án có khai thác hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn sóng, rừng đặc dụng - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 5 Dự án có khai thác hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 6 Dự án trồng rừng và khai thác rừng - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 7 Dự án xây dựng vùng trồng cây công nghiệp tập trung: Cao su, sắn, mía, cà phê, ca cao, chè, hồ tiêu... - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 8 Dự án xây dựng vùng trồng rau, hoa tập trung - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo k Nhóm các dự án về khai thác khoáng sản 1 Dự án khai thác khoáng sản (trên đất liền) làm vật liệu xây dựng - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp mặt bằng - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án khai thác, nạo vét tận thu khoáng sản lòng sông làm vật liệu xây dựng - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 4 Dự án khai thác khoáng sản rắn (không sử dụng hoá chất) - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 5 Dự án khai thác, chế biến khoáng sản rắn có chứa các chất độc hại hoặc có sử dụng hoá chất - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 6 Dự án chế biến khoáng sản rắn - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 7 Dự án khai thác nước dưới đất - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 8 Dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên (dươí đất hoặc lộ ra trên mặt đất) để làm dịch vụ (tắm, chữa bệnh và các mục đích khác) - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 9 Dự án khai thác nước mặt - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo l Nhóm các dự án về dầu khí 1 Dự án kho xăng dầu - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án xây dựng khu trung chuyển dầu, khí - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo n Nhóm các dự án về chất thải 1 Dự án tái chế, xử lý chất thải rắn các loại - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 4 Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung không nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cụm làng nghề - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 5 Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 6 Dự án thu mua và sơ chế phế liệu (kể cả phế liệu nhập khẩu) - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo m Nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim 1 Dự án luyện kim đen, luyện kim màu - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án cán thép - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án đóng mới, sửa chữa, lắp ráp đầu máy toa xe, ô tô - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 4 Dự án sản xuất, lắp ráp, sửa chữa xe máy - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 5 Dự án cơ khí, chế tạo máy móc, thiết bị - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 6 Dự án mạ, phun phủ và đánh bóng kim loại - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 7 Dự án sản xuất nhôm định hình - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 8 Dự án sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật quân sự - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo o Nhóm các dự án chế biến gỗ, sản xuất thuỷ tinh, gốm sứ 1 Dự án chế biến gỗ - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án sản xuất ván ép - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án sản xuất đồ mộc gia dụng - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 4 Dự án sản xuất hàng mỹ nghệ - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 5 Dự án sản xuất thủy tinh, gốm sứ - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 6 Dự án sản xuất gạch men - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo p Nhóm các dự án chế biến thực phẩm, nước giải khát 1 Dự án chế biến thực phẩm - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án giết mổ gia súc, gia cầm - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án chế biến thuỷ sản - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 4 Dự án sản xuất đường - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 5 Dự án sản xuất cồn, rượu - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 6 Dự án sản xuất bia, nước giải khát - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 7 Dự án sản xuất bột ngọt - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 8 Dự án chế biến sữa - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 9 Dự án chế biến dầu ăn - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 10 Dự án sản xuất bánh, kẹo - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 11 Dự án sản xuất nước đá - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo q Nhóm các dự án chế biến nông sản 1 Dự án sản xuất thuốc lá - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án chế biến nguyên liệu thuốc lá - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án chế biến nông sản ngũ cốc - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 4 Dự án xay xát, chế biến gạo - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 5 Dự án chế biến tinh bột sắn - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 6 Dự án chế biến chè - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo s Nhóm các dự án chế biến và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm 1 Dự án chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn thủy sản - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án nuôi trồng thuỷ sản (thâm canh/bán thâm canh) - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án chăn nuôi gia súc tập trung - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 4 Dự án chăn nuôi gia cầm tập trung - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo t Nhóm các dự án sản xuất phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật 1 Dự án sản suất phân hoá học - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án kho hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án sản xuất thuốc bảo vệ thực vật - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 4 Dự án sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 5 Dự án sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo u Nhóm các dự án về hoá chất, dược phẩm, mỹ phẩm 1 Dự án sản xuất dợc phẩm - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án sản xuất thuốc thú y - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án sản xuất bao bì nhựa - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo v Nhóm các dự án sản xuất bột giấy và văn phòng phẩm 1 Dự án sản xuất bột giấy và giấy (từ nguyên liệu) - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án sản xuất giấy từ bột giấy, tái chế - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án sản xuất văn phòng phẩm - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo x Nhóm các dự án về dệt nhuộm và may mặc 1 Dự án dệt có nhuộm - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án dệt không nhuộm - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án sản xuất và gia công các sản phẩm may mặc có công đoạn giặt tẩy - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 4 Dự án sản xuất và gia công các sản phẩm may mặc không có công đoạn giặt tẩy - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo 5 Dự án sản xuất sợi tơ tầm và sợi nhân tạo - Thẩm định ban đầu 4.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.000.000 đồng/1 báo cáo y Nhóm các dự án khác 1 Dự án sản xuất giầy dép - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 2 Dự án sản xuất ắc quy, pin - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 3 Dự án thuộc da - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 4 Dự án sản xuất ga CO2 chiết nạp hóa lỏng - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 5 Dự án sản xuất các thiết bị, sản phẩm chữa cháy - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 6 Dự án khác, cải tạo, nâng cấp, mở rộng - Thẩm định ban đầu 5.000.000 đồng/1 báo cáo - Thẩm định bổ sung 2.500.000 đồng/1 báo cáo 4.2 Phí thẩm định bản cam kết bảo vệ môi trường (cho tất cả các dự án) Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách + Báo cáo cam kết lần đầu 1.000.000 đồng/ 1 báo cáo + Báo cáo cam kết bổ sung 500.000đồng/ 1 báo cáo 5 Phí thẩm định đề án báo cáo thăm dò khai thác, sử dụng nước dưới đất Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách 5.1 - Đề án thiết kế giếng thăm dò, khai thác có lưu lượng nước <200 m3/ngày đêm 200.000 đồng/hồ sơ 5.2 - Đề án báo cáo thăm dò, khai thác có lưu lượng nước từ 200 m3 đến <500 m3/ ngày đêm 500.000 đồng/hồ sơ 5.3 - Đề án báo cáo thăm dò, khai thác có lưu lượng nước từ 500 m3 đến <1000 m3/ ngày đêm 1.200.000 đồng/hồ sơ 5.4 - Đề án thăm dò, khai thác có lưu lượng từ 1000 m3 đến <3000 m3/ ngày đêm 2.100.000 đồng/hồ sơ 6 Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng nước dưới đất Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách 6.1 Báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng < 200 m3/ ngày đêm 200.000 đồng/hồ sơ 6.2 Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 200 đến < 500 m3/ ngày đêm 700.000 đồng/hồ sơ 6.3 Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 500 đến < 1000 m3/ ngày đêm 1.600.000 đồng /hồ sơ 6.4 Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 1000 đến < 3000 m3/ ngày đêm 2.800.000 đồng/hồ sơ 7 Phí thẩm định đề án báo cáo khai thác sử dụng nước mặt Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách 7.1 Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp có lưu lượng < 0,1 m3/s; để phát điện với công xuất < 50kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng < 500m3/ ngày đêm 300.000 đồng/hồ sơ 7.2 Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp có lưu lượng từ 0,1 m3/s đến < 0,5 m3/s; để phát điện với công xuất từ 50kw đến < 200kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500 đến < 3.000m3/ ngày đêm 800.000 đồng/hồ sơ 7.3 Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp có lưu lượng từ 0,5 m3/s đến < 1 m3/s; để phát điện với công xuất từ 200kw đến < 1000kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3000 đến < 20000m3/ ngày đêm 2.000.000 đồng/hồ sơ 7.4 Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp có lưu lượng từ 1 m3/s đến < 2 m3/s; để phát điện với công xuất từ 1000kw đến < 2000kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20000 đến < 50000m3/ ngày đêm 3.500.000 đồng/hồ sơ 8 Thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách 8.1 Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước < 100m3/ ngày đêm 300.000đồng/hồ sơ 8.2 Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 100 đến <500m3/ ngày đêm 800.000đồng/hồ sơ 8.3 Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 500 đến <2000m3/ ngày đêm 2.000.000 đồng/hồ sơ 8.4 Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 2000 đến <5000m3/ ngày đêm 3.500.000 đồng/hồ sơ 9 Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất 700.000đồng/hồ sơ Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách 10 Từ Khoản 5 đến Khoản 9 (khi thẩm định ra hạn, bổ sung) Thu 50% mức thẩm định lần đầu Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách 11 Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn 11.1 Đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề 30.000 đồng/ tấn Để lại đơn vị trực tiếp quản lý thu 25%; nộp ngân sách 75% 11.2 Đối với chất thải rắn nguy hại; các chất thải rắn có ngưỡng hại "**" Để lại đơn vị trực tiếp quản lý thu 25%; nộp ngân sách 75% - Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản 5.000.000 đồng/ tấn - Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ 5.000.000 đồng/ tấn - Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ 5.000.000 đồng/ tấn - Chất thải từ ngành luyện kim 5.000.000 đồng/ tấn - Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng 5.000.000 đồng/ tấn - Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác 5.000.000 đồng/ tấn - Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni), chất kết dính, chất bịt kín và mực in 4.500.000 đồng/ tấn - Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy 4.000.000 đồng/ tấn - Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm 4.000.000 đồng/ tấn - Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm 3.500.000 đồng/ tấn - Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp 3.000.000 đồng/ tấn - Chất thải từ ngành y tế và thú ý (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này) 5.000.000 đồng/ tấn - Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 2.000.000 đồng/ tấn - Thiết bị, phương tiên giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải 4.000.000 đồng/ tấn - Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, nuôi chất lạnh và chất đẩy (propellant) 5.000.000 đồng/ tấn - Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ 3.000.000 đồng/ tấn - Các loại chất thải khác 2.000.000 đồng/ tấn 11.3 Đối với chất thải rắn có ngưỡng nguy hại “*” thì mức thu tính bằng 50% mức thu phí áp dụng đối với ngưỡng nguy hại “**” quy định tại mục I nêu trên. Để lại đơn vị trực tiếp quản lý thu 25%; nộp ngân sách 75% 12 Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản 12.1 Khoáng sản không kim loại a a. Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa ...) 70.000đồng/m3 b b. Quặng đá quý: Kim cương, ru-bi, sapphire,emerald,alexandrite,opan quý màu đen, A-dít;rodolite, pyrope, berin,spinen, topaz, thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục da cam, cryolite, Ô-pan quý màu trắng, đỏ lửa, fenspat, Birusa, nefrite 70.000đồng/tấn c Đá làm vật liệu xây dựng thông thường 3.000đồng/m3 d Các loại đá khác (đá làm xi măng, khoáng chất, công nghiệp ...) 3.000đồng/m3 e Sỏi, cuội, sạn 4.000đồng/m3 f Cát vàng (cát xây tô) 5.000đồng/m3 g Các loại cát khác 4.000đồng/m3 h Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình 2.000đồng/m3 i Đất sét, đất làm gạch, ngói 2.000đồng/m3 k Đất cao lanh 7.000đồng/m3 l Các loại đất khác 2.000đồng/m3 m Đất làm thạch cao 3.000đồng/m3 n Nước khoáng thiên nhiên 3.000đồng/m3 o Đô lô mít (dolomite), quắc-zít(quartzite) 30.000đồng/m3 p Khoáng sản không kim loại khác 30.000đồng/m3 12.2 Quặng khoáng sản kim loại a Quặng mangan 50.000đồng/tấn b Quặng sắt 60.000đồng/tấn c Quặng chì,quặng kẽm 270.000đồng/tấn d Quặng Nhôm, quặng bô xít 50.000đồng/tấn e Quặng đồng,quặng niken 60.000đồng/tấn f Quặng vàng 270.000đồng/tấn g Quặng bạc, quặng thiếc 270.000đồng/tấn h Quặng cromit 60.000đồng/tấn i Quặng khoáng sản kim loại khác 30.000đồng/tấn k Quặng vôn -phờ- ram, quặng ăng-ti-mon 50.000đồng/tấn 13 Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây con, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng trồng Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách - Đối với bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng 2.000.000 đồng/1 lần bình tuyển, công nhận - Đối với bình tuyển, công nhận vườn giống lâm nghiệp, rừng giống 5.000.000 đồng/1 lần bình tuyển, công nhận VII PHÍ THUỘC LĨNH VỰC ĐO ĐẠC LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 1 Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính Để lại đơn vị 90%; 10% nộp ngân sách 1.1 Tỷ lệ1/500 750 đồng/m2 1.2 Tỷ lệ1/1000 350 đồng/m2 2 Phí thẩm định hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Để lại đơn vị 30%; 70% nộp ngân sách - Hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 1.500.000 đồng/hồ sơ - Hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cấp lại 1.000.000 đồng/hồ sơ VIII PHÍ THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO 1 Phí dự tuyển vào các bậc học giáo dục phổ thông Để lại đơn vị thu 100% - Phí thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, bổ túc văn Trung học phổ thông + Học sinh thuộc đối tượng chính sách: Con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh, con mồ côi cả Cha lẫn mẹ, học sinh dân tộc ít người (được hưởng chế độ học bổng theo quy định của Nhà nước) Được miễn thu + Học sinh có hộ khẩu thường trú ở địa bàn xã 135 60.000 đồng/học sinh + Học sinh ở các địa bàn xã còn lại 100.000 đồng/học sinh - Phí dự thi vào Trường Trung học phổ thông, bổ túc văn hoá + Thi tuyển vào ; lớp 10 Trung học phổ thông chuyên, Dân tộc nội trú tỉnh 120.000 đồng/1 học sinh + Thi tuyển vào lớp 10 Trung học phổ thông, lớp 10 bổ túc trung học phổ thông 80.000 đồng/1 học sinh + Xét tuyển học sinh vào bậc học Trung học cơ sở, bổ túc trung học cơ sở, trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông 20.000 đồng/1 học sinh + Học sinh thuộc đối tượng chính sách: Con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh, con mồ côi cả Cha và Mẹ, học sinh dân tộc ít người (được hưởng chế độ học bổng theo quy định) Được miễn thu - Phí học nghề phổ thông + Bậc Trung học cơ sở (90 tiết học) 100.000 đồng/khoá học/1 học sinh + Bậc Trung học phổ thông (105 tiết học) 120.000 đồng/khoá học/1 học sinh 2 Phí dự thi vào các trường đào tạo Để lại đơn vị thu 100% - Xét tuyển vào trường Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (thu theo hồ sơ đăng ký) 40.000 đồng/học sinh - Xét tuyển vào trường Cao đẳng (thu học sinh trúng tuyển) 100.000 đồng/học sinh 3 Phí thi tuyển vào các trường đào tạo Để lại đơn vị thu 100% - Thi vào các trường Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, Cao đẳng của tỉnh. 80.000 đồng/học sinh - Thi tuyển vào hệ liên kết đào tạo với các trường ngoài tỉnh đào tạo trên địa bàn tỉnh Thu theo thông báo của các trường liên kết 4 Học phí Để lại đơn vị trực tiếp quản lý thu 100% 4.1 Bậc học Mầm Non; Trung học cơ sở; Trung học phổ thông a Bậc học Mầm non (chưa đạt chuẩn); Trung học cơ sở; Trung học phổ thông - Trường Mầm non 1 - 6 thị xã Cao Bằng 180.000 đồng /học sinh/tháng - Các trường khác thuộc phường Hợp Giang 55.000 đồng/học sinh/tháng - Phường Ngọc Xuân, Đề Thám, Tân Giang, Sông Bằng, Sông Hiến 50.000 đồng/học sinh/tháng - Xã Duyệt Chung, Hoà Chung, Hưng Đạo, Vĩnh Quang, thị trấn Nước Hai, thị trấn Quảng Uyên, thị trấn Trùng Khánh, thị trấn Đông Khê, thị trấn Nguyên Bình, thị trấn Tĩnh Túc 25.000 đồng/học sinh/tháng - Xã Bế Triều, xã Hoàng Tung, xã Hồng Việt, xã Bình Long 20.000 đồng/học sinh/tháng b Riêng đối với các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (thực hiện chương trình chất lượng cao) - Thị Xã + Phường Hợp Giang 200.000 đồng /học sinh/tháng + Các phường, xã còn lại 180.000 đồng /học sinh/tháng - Các Trường thị trấn các huyện 140.000 đồng /học sinh/tháng c Trường Trung học phổ thông chuyên 50.000 đồng/học sinh/tháng 4.2 Bổ túc Trung học phổ thông a) Học sinh đi học bổ túc Trung học phổ thông - Các phường thuộc thị Xã 50.000 đồng/học sinh/tháng - Các xã thuộc thị xã và thị trấn các huyện 25.000 đồng/học sinh/tháng - Các xã còn lại thuộc địa bàn các huyện (trừ các xã biên giới, các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và các xóm vùng 3 của xã vùng I, II) 5.000 đồng/học sinh/tháng b) Cán bộ được hưởng lương từ ngân sáchNhà nước theo học bổ túc Trung học phổ thông - Các phường thuộc thị xã 80.000 đồng/học sinh/tháng - Các xã thuộc thị xã và thị trấn các huyện 40.000 đồng/học sinh/tháng - Các xã còn lại thuộc địa bàn các huyện (trừ các xã biên giới, các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và các xóm vùng 3 của xã vùng II) 15.000 đồng/học sinh/tháng 5 Miễn giảm thu học phí đối với mục 1 và 2 Học sinh: Con hộ nghèo theo quy định; con thương binh, liệt sỹ, gia đình chính sách, thuộc vùng đặc biệt khó khăn 135 theo quy định 6 Phí xét tuyển vào các trường đào tạo Để lại đơn vị thu 100% - Xét tuyển vào trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (thu theo hồ sơ đăng ký) 40.000 đồng/học sinh - Xét tuyển vào trường Cao Đẳng ( thu học sinh trúng tuyển ) 100.000 đồng/học sinh 7 Học phí đối với đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề tại các trường công lập năm học 2011 - 2012 Thêm mới vào phần VIII Để lại đơn vị thu 100% 7.1 Trình độ trung học chuyên nghiệp - Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thuỷ sản 248.000 đồng/tháng/sinh viên - Khoa học tự nhiên; kỹ thuật; công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn du lịch 276.000 đồng/tháng/sinh viên - Y dược 318.000 đồng/tháng/sinh viên 7.2 Trình độ cao đẳng - Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thuỷ sản ) 284.000 đồng/tháng/sinh viên - Khoa học tự nhiên; kỹ thuật; công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn du lịch 316.000 đồng/thángsinh viên - Y dược 364.000 đồng/tháng/sinh viên 7.3 Mức học phí đối với trung cấp nghề Để lại đơn vị thu 100% - Báo chí và thông tin; pháp luật 210.000 đồng/tháng/học viên - Toán và thống kê 220.000 đồng/tháng/học viên - Nhân văn: Khoa học xã hội và hành vi; kinh doanh và quản lý; dịch vụ xã hội 230.000 đồng/tháng/học viên - Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 270.000 đồng/tháng/học viên - Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân 300.000 đồng/tháng/học viên - Nghệ thụât 330.000 đồng/tháng/học viên - Sức khoẻ 340.000 đồng/tháng/học viên - Thú y 360.000 đồng/tháng/học viên - Khoa học sự sống; sản xuất và chế biến 370.000 đồng/tháng/học viên - An ninh, quốc phòng 400.000 đồng/tháng/học viên - Máy tính và công nghệ thông tin; công nghệ kỹ thuật; 430.000 đồng/tháng/học viên - Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; môi trường và bảo vệ môi trường 440.000 đồng/tháng/học viên - Khoa học tự nhiên 450.000 đồng/tháng/học viên - Khác 460.000 đồng/tháng/học viên - Dịch vụ vận tải 510.000 đồng/tháng/học viên Mức thu học phí đối với đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề từ năm 2012 - 2013 đến năm 2014 - 1015 căn cứ vào tình hình thực hiện hàng năm giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phù hợp nhưng không vượt quá mức học quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ. IX PHÍ SỬ DỤNG CÁC CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG TRONG KHU VỰC CỬA KHẨU Để lại đơn vị thu 30%; 70% nộp ngân sách - Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất + Đối với container loại 40 foot (FEU) 4.500.000đồng/ container + Đối với container loại 20 foot (FEU) 3.500.000đồng/ container + Xăng, dầu 50.000đồng/tấn + Đối với hàng hóa khác 135.000 đồng/tấn hoặc đồng/m3 - Hàng hóa, xuất nhập khẩu khác 80.000 đồng/tấn hoặc đồng/m3 - Xe khách dưới 16 ghế 15.000 đồng/xe/lượt - Xe khách từ 16 đến 30 ghế 30.000 đồng/xe/lượt - Xe khách từ 30 ghế trở lên 40.000 đồng/xe/lượt - Loại xe dưới 25 giường nằm 30.000 đồng/xe/lượt - Loại xe từ 25 giường nằm trở lên 40.000 đồng/xe/lượt - Xe cẩu 40.000 đồng/xe/lượt B DANH MỤC LỆ PHÍ I LỆ PHÍ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN 1 Lệ phí hộ tịch a Mức thu áp dụng tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn Để lại đơn vị thu 60%; 40% nộp ngân sách a1 Nhận cha, mẹ, con - Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con 10.000 đồng a2 Giám hộ - Đăng ký ký việc giám hộ 10.000 đồng - Đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ 10.000 đồng a3 Các việc đăng ký hộ tịch khác - Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc 2.000 đồng - Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân 3.000 đồng - Xác nhận các giấy tờ hộ tịch 3.000 đồng - Ghi vào sổ hộ tịch các thay đổi hộ tịch khác như: Xác định cha, mẹ, con (do Toà án xác định); thay đổi quốc tịch; ly hôn; huỷ việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi. 5.000 đồng b Mức thu áp dụng tại Ủy ban nhân dân các huyện, thị Để lại đơn vị thu 60%; 40% nộp ngân sách - Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch 3.000 đồng - Đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch. 25.000 đồng - Đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, cho người từ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch 25.000 đồng - Cấp lại bản chính giấy khai sinh 10.000 đồng c Mức thu áp dụng tại Sở Tư pháp Để lại đơn vị thu 60%; 40% nộp ngân sách c1 Giám hộ - Đăng ký việc giám hộ 50.000 đồng - Đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ 50.000 đồng c2 Đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính - Đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính 50.000 đồng c3 Các việc đăng ký hộ tịch khác - Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc 5.000 đồng - Xác nhận các giấy tờ hộ tịch 10.000 đồng - Ghi vào sổ hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài 50.000 đồng c4 Kết hôn - Đăng ký việc kết hôn có yếu tố nước ngoài 1.000.000 đồng/lần c5 Nhận cha, mẹ, con - Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con 1.000.000 đồng/lần c6 Các việc hộ tịch khác - Cấp lại bản chính giấy khai sinh 50.000/đồng/lần 2 Lệ phí hộ khẩu, chứng minh nhân dân a Lệ phí hộ khẩu Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách a1 Các phường thuộc địa bàn thị xã - Cấp đổi, cấp lại do sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bị hư hỏng, bị mất, do chuyển cả hộ ra ngoài phạm vi cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú 7.000 đồng - Cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà 4.000 đồng/lần - Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. 5.000 đồng/lần đăng ký - Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xoá tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) 2.000 đồng/lần - Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sỹ, con 23dưới 18 tuổi của liệt sỹ, thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo, công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc. a2 Các xã, thị trấn thuộc địa bàn các huyện, thị - Cấp đổi, cấp lại do sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bị hư hỏng, bị mất, do chuyển cả hộ ra ngoài phạm vi cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú 5.000 đồng - Cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà 4.000 đồng/lần - Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. 5.000 đồng/lần đăng ký - Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xoá tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) 2.000 đồng/lần - Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp:Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sỹ, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ, thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo, công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc. b Lệ phí chứng minh nhân dân (không bao gồm tiền ảnh của người được cấp) Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách b1 Các phường thuộc địa bàn thị xã - Cấp lại, cấp đổi do bị mất, hư hỏng không sử dụng được, thay đổi các nội dung ghi trong chứng minh nhân dân, thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi cấp tỉnh… 3.000 đồng/lần - Không thu lệ phí chứng minh nhân dân bao gồm: Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ, thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh, công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc. b2 Các xã, thị trấn thuộc địa bàn các huyện, thị - Cấp lại, cấp đổi do bị mất, hư hỏng không sử dụng được, thay đổi các nội dung ghi trong chứng minh nhân dân, thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi cấp tỉnh … 3.000 đồng/lần - Không thu lệ phí chứng minh nhân dân bao gồm: Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ, thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh, công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc. 3 Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam Để lại đơn vị thu 40%; 60% nộp ngân sách - Cấp mới giấy phép 400.000 đồng - Cấp lại giấy phép 300.000 đồng - Gia hạn giấy phép 200.000 đồng 4 Lệ phí địa chính Để lại đơn vị thu 20%; 80% nộp ngân sách 4.1 Các hộ gia đình, cá nhân tại thị xã - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 25.000 đồng Miễm thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn (hoặc sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp) - Chứng nhận đăng ký biến động về đất 15.000 đồng - Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính 10.000 đồng - Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ nhà đất 20.000 đồng 4.2 Các hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 12.000 đồng Miễm thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn (hoặc sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp) - Chứng nhận đăng ký biến động về đất 7.000 đồng - Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính 5.000 đồng - Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ nhà đất 10.000 đồng 4.3 Các tổ chức - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 100.000 đồng Theo Công văn số 2091/BTC-CST ngày 25/02/2008 của Bộ Tài chính (miễm thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn; hoặc sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp - Chứng nhận đăng ký biến động về đất 20.000 đồng - Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính 20.000 đồng - Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ nhà đất 20.000 đồng 5 Lệ phí cấp giấy phép xây dựng Để lại đơn vị thu 90%; 10% nộp ngân sách 5.1 Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của dân 50.000 đồng/1 giấy phép 5.2 Cấp giấy phép xây dựng các công trình khác 100.000 đồng/1 giấy phép 5.3 Gia hạn giấy phép xây dựng 10.000 đồng/1 giấy phép 6 Lệ phí cấp biển số nhà Để lại đơn vị thu 90%; 10% nộp ngân sách 6.1 Cấp mới 30.000 đồng/1 biển số nhà 6.2 Cấp lại 20.000 đồng/1 biển số nhà II LỆ PHÍ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT, KINH DOANH 1 Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:Hộ cá thể, hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công, cơ sở y tế tư nhân, cơ sở văn hoá thông tin a Do Ủy ban nhân dân huyện, thị cấp Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách a1 Hộ kinh doanh cá thể 30.000 đồng/1 lần a2 Công ty trách nhiệm hữu hạn 100.000 đồng/1 lần a3 Công ty cổ phần 100.000 đồng/1 lần a4 Công ty hợp danh 100.000 đồng/1 lần a5 Doanh nghiệp Nhà nước 100.000 đồng/1 lần a6 Liên hiệp các Hợp tác xã 100.000 đồng/1 lần a7 Hợp tác xã 100.000 đồng/1 lần a8 Doanh nghiệp tư nhân 100.000 đồng/1 lần b Do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách b1 Hộ kinh doanh cá thể 30.000 đồng/1 lần b2 Hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công, cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hoá thông tin 200.000 đồng/1 lần b3 Công ty trách nhiệm hữu hạn 200.000 đồng/1 lần b4 Công ty cổ phần 200.000 đồng/1 lần b5 Công ty hợp danh 200.000 đồng/1 lần b6 Doanh nghiệp Nhà nước 200.000 đồng/1 lần b7 Doanh nghiệp tư nhân 200.000 đồng/1 lần b8 Liên hiệp các Hợp tác xã 200.000 đồng/1 lần b9 Hợp tác xã 200.000 đồng/1 lần c Chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung đang ký kinh doanh; chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp 20.000 đồng/1 lần Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách d Cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh hoạch bản trích lục nội dung đăng ký kinh doanh 2.000 đồng/1 lần Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách e Mức thu lệ phí cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh 10.000 đồng/1 lần Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách g Cấp giấy chứng nhận kinh doanh đối với doanh nghiệp cổ phần hoá khi chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần Không thu 2 Lệ phí cấp giấy phép hành nghề, hoạt động theo quy định của pháp luật Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách 2.1 Lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực 700.000 đồng 3 Lệ phí cấp giấy phép sử dụng nguồn nước Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách 3.1 Lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất - Cấp lần đầu 100.000 đồng - Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép 50.000 đồng 3.2 Lệ phí cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt - Cấp lần đầu 100.000 đồng - Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép 50.000 đồng 4 Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước Để lại đơn vị thu 50%; 50% nộp ngân sách 4.1 Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước - Cấp lần đầu 100.000 đồng - Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép 50.000 đồng 4.2 Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi - Cấp lần đầu 100.000 đồng - Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép 50.000 đồng 5 Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải 5.1 Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 200.000 đồng/giấy phép 5.2 Cấp đổi, cấp lại (do mất, hỏng hoặc có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong giấy phép) 50.000 đồng/giấy phép III LỆ PHÍ LĨNH VỰC GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO 1 Lệ phí cấp văn bằng, chứng chỉ Để lại đơn vị trực tiếp quản lý thu 100% 1 Bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông; Bổ túc Trung học phổ thông (bản chính) 15.000 đồng/1 bản 2 Bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông; Bổ túc Trung học Phổ thông (bản sao) 10.000 đồng/1 bản 3 Giấy chứng nhận học nghề 10.000 đồng/1 bản IV LỆ PHÍ THẨM ĐỊNH ĐỒ ÁN QUY HOẠCH (Sửa đổi Nghị quyết 74/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh) Mức thu thực hiện theo Thông tư 17/2010/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm2010 của Bộ Xây dựng Để lại đơn vị trực tiếp quản lý thu 70%; nộp ngân sách 30% V LỆ PHÍ CHỨNG THỰC - Đối với cơ quan thực hiện thu phí (cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản sao từ sổ gốc; phòng Tư pháp huyện, thị xã ; Uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn) nộp ngân sách nhà nước 100%. - Đối với cơ quan, tổ chức được uỷ quyền thu (ngoài các cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao chứng từ gốc; phòng tư pháp huyện, thị xã; Uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn) được trích để lại đơn vị 60% ; nộp ngân sách 40%. 1 Cấp bản sao từ sổ gốc 3.000 đồng/bản 2 Chứng thực bản sao từ bản chính 2.000 đồng/ trang; từ trang thứ 3 trở lên 1.000 đồng/ trang (tối đa không quá 100.000 đồng/ bản) 3 Chứng thực chữ ký 10.000 đồng/ trường hợp VI THU LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ 1 Mức thu đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe); không bao gồm: xe lam, xe ô tô thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng hoá. Thuế tính 12% - Số chỗ ngồi trên xe ô tô được xác định theo thiết kế của nhà sản xuất. - Mức thu phí trược bạ trên không phân biệt đăng ký lần đầu hay đăng ký từ lần thứ hai trở đi VII LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM 1 Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm Để lại đơn vị thu 40%; 60% nộp ngân sách 1.1 Đăng ký giao dịch bảo đảm 80.000 đồng/ hồ sơ 1.2 Đăng ký văn bản thông báo về xử lý tài sản bảo đảm 70.000 đồng/ hồ sơ 1.3 Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký 60.000 đồng/ hồ sơ 1.4 Xoá đăng ký giao dịch bảo đảm 20.000 đồng/ hồ sơ 2 Mức thu phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm Để lại đơn vị thu 40%; 60% nộp ngân sách - Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm (bao gồm cả trường hợp cung cấp văn bản chứng nhận hoặc bản sao văn bản chứng nhận về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án) 30.000 đồng/ trường hợp
{ "issuing_agency": "Tỉnh Cao Bằng", "promulgation_date": "05/07/2012", "sign_number": "09/2012/NQ-HĐND", "signer": "Hà Ngọc Chiến", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-385-QD-UBND-2024-phe-duyet-De-an-giam-thieu-khi-cac-bon-Dong-Nai-den-2030-603537.aspx
Quyết định 385/QĐ-UBND 2024 phê duyệt Đề án giảm thiểu khí các bon Đồng Nai đến 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 385/QĐ-UBND Đồng Nai, ngày 19 tháng 02 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIẢM THIỂU KHÍ CÁC - BON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Căn cứ Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030; Căn cứ Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26; Căn cứ Công văn số 6333-KL/TU ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng Đề án giảm thiểu khí thải các - bon trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 452/SKHĐT-THQH ngày 29 tháng 01 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Đề án giảm thiểu khí các - bon trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Đề án) kèm theo Quyết định này. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Điều 3. Giám đốc, Thủ trưởng, Lãnh đạo các Sở ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các thành viên Ban Chỉ đạo về Tăng trưởng Xanh tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 3; - Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ (A+B); - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Thường trực Tỉnh ủy; - Ban Thường vụ Tỉnh ủy (b/c); - Thường trực HĐND tỉnh; - Mặt trận Tổ quốc tỉnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; - Các Sở, ban ngành; - UBND các huyện, thành phố; - Các cơ quan tổ chức, đoàn thể của tỉnh; - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Chánh - Phó Văn phòng UBND tỉnh; - Lưu: VT, THNC (các phòng). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN Q. CHỦ TỊCH Võ Tấn Đức PHỤ LỤC DỮ LIỆU CẦN THU THẬP CHO CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU HỒ SƠ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CỦA TỈNH ĐỒNG NAI (Theo Đề án giảm thiểu khí các - bon trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050) Nghiên cứu hồ sơ phát thải khí nhà kính (KNK) nhằm xác định lượng phát thải KNK trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai theo bốn lĩnh vực: Năng lượng (bao gồm Giao thông); Chất thải; Quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm (viết tắt là IPPU) và Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Chuyển đổi sử dụng đất (viết tắt là AFOLU). Để thực hiện hiệu quả mục tiêu nghiên cứu trên, cần sự tham gia phối hợp của các Sở ban ngành và địa phương của tỉnh và các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo chi tiết tại Bảng 1 và Bảng 2, như sau: Bảng 1: Thu thập các thông tin, dữ liệu từ các Sở ban ngành, địa phương của tỉnh. STT Cơ quan Lĩnh vực Số liệu cung cấp 1 Cục Thống kê Chất thải AFOLU IPPU Dân số, các thông tin về nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp, giao thông, hạ tầng, du lịch, thống kê môi trường, năng lượng. 2 Sở Công thương Năng lượng IPPU Lượng nhiên liệu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Hiện trạng tiêu thụ năng lượng trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch phát triển các KCN, Cụm CN. 3 Sở Giao thông vận tải Năng lượng Số lượng phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy. Lộ trình di chuyển trung bình năm (nếu có). Số liệu về các tuyến đường giao thông và quy hoạch phát triển. 4 Sở Tài nguyên và Môi trường Năng lượng AFOLU Các báo cáo kiểm kê khí nhà kính đã thực hiện trên địa bàn tỉnh (nếu có). Thông tin về chất thải rắn, nước thải, bùn thải. Thông tin về thay đổi nông nghiệp, lâm nghiệp và chuyển đổi sử dụng đất. Thông tin về tài nguyên rừng và hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh. 5 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn AFOLU Các thông tin về nông nghiệp, chăn nuôi. Thông tin về tài nguyên rừng và quản lý rừng. 6 Sở Xây dựng IPPU Các thông tin về sản xuất vật liệu xây dựng. Thông tin về quy hoạch xây dựng Thông tin về các đô thị hiện hữu. 7 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Du lịch Các thông tin về thông tin các tuyến du lịch trên địa bàn Tỉnh. Các thông tin trong đề án phát triển du lịch Tỉnh, đặc biệt là các dự án phát triển du lịch dựa trên định hướng “Nền kinh tế tuần hoàn - sinh học - xanh”, Các chương trình du lịch liên quan bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên và văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. 8 Công an tỉnh Các thông tin (loại, số lượng) về phương tiện giao thông (đường bộ và đường thủy) và tổng lượng nhiên liệu sử dụng Các thông tin liên quan việc tiêu thụ điện và nước sử dụng. Số lượng các tòa nhà trực thuộc quản lý của Công An Tỉnh và tình trạng áp mái bằng tấm pin năng lượng mặt trời. 9 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Các thông tin về phương tiện giao thông và tổng lượng nhiên liệu sử dụng Các thông tin liên quan hiện trạng các loại nhiên liệu đang sử dụng và số lượng tương ứng Hiện trạng sử dụng nước và các vùng rừng đệm đang quản lý. Các thông tin về hiện trạng chiếu sáng Số lượng các tòa nhà, cơ sở sản xuất trực thuộc quản lý của Công An Tỉnh và tình trạng áp mái bằng tấm pin năng lượng mặt trời. 10 Chi cục Thủy sản Năng lượng Số tàu, thuyền đánh bắt thủy hải sản trên địa bàn tỉnh. Lượng nhiên liệu sử dụng. Hải trình di chuyển trung bình năm (nếu có). 11 Các UBND phường/xã Chất thải Loại và số lượng phế liệu kinh doanh (nếu có). Bảng 2. Thu thập thông tin, dữ liệu từ các khu công nghiệp/khu chế xuất và cụm công nghiệp, Nhà máy sản xuất và truyền tải điện, Bãi chôn lấp, Nhà máy xử lý nước thải... (Nhóm dữ liệu bổ sung để tính toán lượng phát thải KNK trong các tiểu lĩnh vực ở mức độ khả thi nhất) STT Nhóm lĩnh vực Dữ liệu bổ sung Lĩnh vực 1 Các khu công nghiệp/khu chế xuất và cụm công nghiệp Hiện trạng tiêu thụ năng lượng. Thông tin về xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại. Thông tin về xử lý nước thải, bùn thải... Năng lượng Chất thải IPPU 2 Nhà máy sản xuất và truyền tải điện Nhiên liệu sử dụng tại các nhà máy sản xuất điện. Tổn thất mạng lưới truyền tải điện. Lượng SF6 sử dụng. Các thông tin liên quan khác. Năng lượng 3 Bãi chôn lấp chất thải Khối lượng Chất thải rắn/ngày (đối với bãi chưa đóng cửa); Tổng m3 nước xử lý/ngày; Lượng hóa chất sử dụng; Thời gian hoạt động của bãi chôn lấp; Tổng lượng thu hồi khí sinh phát phát Điện, đốt; Tổng lượng điện, nhiên liệu sử dụng/năm; Các phương tiện/thiết bị trên bãi. Chất thải Năng lượng 4 Nhà máy xử lý nước thải Tổng điện, nước sử dụng; Công suất hoạt động; Tổng lượng hóa chất sử dụng; Tổng lượng công nhân; Tổng số các thiết bị sử dụng điện; Lượng chất thải phát sinh; Lượng bùn phát sinh. Chất thải ĐỀ ÁN GIẢM THIỂU KHÍ CÁC - BON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Ban hành kèm theo Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 19/02/2024 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai) I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Năm 2015, tại Hội nghị lần thứ 21 của các bên tham gia Hội nghị Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21), 175 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký thỏa thuận Paris với mục tiêu giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ tăng dưới 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, nỗ lực để hạn chế mức tăng ở dưới 1,5°C và đạt được cân bằng giữa phát thải và hấp thụ khí nhà kính (KNK) (phát thải bằng 0) vào nửa cuối thế kỷ này. Hầu hết các nước ký kết đã đệ trình Đóng góp quốc gia tự quyết định (Nationally Determined Contributions- NDC) bản thứ nhất của mình tới Ban thư ký Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) vào năm 2016. Năm 2020, bản sửa đổi lần cuối của các quốc gia sẽ được trình lên Ban thư ký UNFCCC. Đây là thỏa thuận toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với tất cả các bên về giảm phát thải KNK, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) để phát triển bền vững. Việt Nam là một quốc gia đang bị tổn thương trước các tác động của BĐKH, đặc biệt là những hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, bão, lũ lụt cùng những hệ lụy như nước biển dâng, xâm ngập mặn. Để đẩy mạnh giải quyết các tác động của BĐKH và nắm bắt các cơ hội của quá trình chuyển đổi các-bon thấp, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 năm 2021. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, Việt Nam đã xây dựng Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến năm 2050, trong đó vạch ra tầm nhìn, mục tiêu và biện pháp giảm thiểu trong các lĩnh vực then chốt, chẳng hạn như năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp và chất thải. Đối với tỉnh Đồng Nai, đến năm 2030 Đồng Nai đặt mục tiêu trở thành một nền kinh tế năng động - là động lực tăng trưởng, hạt nhân phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cần thiết để trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn 2030-2035. Tỉnh sẽ đi đầu trong phát triển công nghiệp hiện đại, trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, cửa ngõ trung chuyển của miền Nam lấy cảng hàng không quốc tế Long Thành làm hạt nhân; có hệ thống đô thị ven sông, đô thị sinh thái hiện đại, thông minh và đáng sống với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và y tế hàng đầu cả nước. Với tư duy đột phá, phát huy tốt các tiềm năng và lợi thế, tỉnh Đồng Nai xác định tầm nhìn đến 2050 sẽ là một trong các cực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam, đi đầu trong phát triển công nghiệp tạo giá trị cao, đầu mối giao thương quốc tế và đô thị đẳng cấp, đáng sống, nơi tập trung trí thức và nhân tài, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm, hoàn thành mục tiêu phát thải trung tính "net-zero 2050”. Để thực hiện được những mục tiêu và tầm nhìn trên, tỉnh Đồng Nai cần phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường và khí hậu. Các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Đồng Nai, như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và du lịch, đều có rủi ro bị ảnh hưởng tiêu cực bởi BĐKH. Đồng thời, các ngành này cũng là những nguồn phát thải KNK chính, góp phần làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Trước những thực trạng trên, Đề án giảm phát thải các-bon cho tỉnh Đồng Nai là một bước đi cần thiết và quan trọng để tỉnh Đồng Nai thực hiện cam kết với các mục tiêu khí hậu quốc gia và quốc tế, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế bền vững. Đề án sẽ giúp tỉnh Đồng Nai nâng cao năng lực quản lý, đánh giá và theo dõi phát thải KNK trên địa bàn tỉnh; xây dựng và thực hiện lộ trình giảm phát thải theo sự thống nhất của tỉnh; phát triển và triển khai các chiến lược và dự án giảm thiểu các-bon theo chuyên ngành và đa ngành; xác định và kết nối với các đối tác tài chính xanh để đảm bảo đầu tư vào tỉnh và thực hiện các giải pháp tài chính xanh sáng tạo. Đề án cũng sẽ tạo ra các cơ hội mới cho tỉnh Đồng Nai trong việc phát triển các ngành kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo, kinh tế số và kinh tế trung tính các-bon, đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế. II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi được thông qua tháng 11 năm 2020 quy định về việc tổ chức và phát triển thị trường các-bon trong nước (Điều 139); - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ về quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ô-dôn, trong đó quy định chi tiết Điều 91 (giảm phát thải KNK) và Điều 139 (hình thành, phát triển thị trường các-bon) của Luật Bảo vệ Môi trường 2020; - Nghị định số 119/2016/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững vùng ven biển ứng phó với BĐKH (2016); - Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; - Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030; - Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26; - Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến năm 2050; - Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan ngành giao thông vận tải; - Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2030; - Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 05/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030; - Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; - Quyết định số 2626/QĐ-BTNMT ngày 10/10/2022 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính; - Quyết định số 681/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030; - Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch; - Thông tư 01/2022/TT-BTNMT ngày 07/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó BĐKH; - Thông tư số 17/2022/TT-BTNMT ngày 15/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK và kiểm kê KNK lĩnh vực quản lý chất thải; Ngoài ra, Đề án giảm thiểu các-bon tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được lập căn cứ theo: các Quyết định phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình quốc gia, ngành lập cho thời kỳ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn Bộ ngành Trung ương... III. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1. Mục tiêu - Đánh giá được đúng thực trạng phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó xác định mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện giảm thiểu khí các-bon của tỉnh góp phần thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của cả nước theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án về nhưng nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. - Xây dựng lộ trình và cách thức thực hiện trong việc cắt giảm phát thải trên địa bàn toàn tỉnh theo lộ trình tham chiếu của các khu vực lân cận và đã tích hợp với quy hoạch phát triển của Tỉnh, cụ thể: Giai đoạn Mục tiêu giảm phát thải (khi so sánh với BAU) Tham chiếu 2025 - 2030 20% Thái Lan: 20 - 25 %. Indonesia: 32% 2030 - 2035 45% Thái Lan: 45 %. Singapore: 60 %. Indonesia: 65 % 2035 - 2045 Trung hòa các-bon (carbon neutrality) Singapore, Indonesia, thành phố Bangkok 2045 - 2050 Phát thải khí nhà kính bằng 0 (Net-zero GHG emission) Singapore, Indonesia, thành phố Bangkok (Lộ trình cụ thể sẽ được tham luận và thống nhất trong quá trình thực hiện đề án nhằm đảm bảo tính phù hợp và khả thi cũng như xét đến các yếu tố đặc trưng của Tỉnh) 2. Yêu cầu: - Phù hợp với chủ trương đường lối chính sách của Đảng, chính sách của nhà nước về Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, ngành và địa phương. - Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI; kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. - Bảo đảm cơ sở khoa học và thực tiễn, phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tế của tỉnh Đồng Nai. IV. THỜI GIAN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN 1. Thời gian triển khai thực hiện nghiên cứu Đề án: 18 tháng 2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Đề án: - Về phạm vi địa lý: Phạm vi nghiên cứu Đề án giảm thiểu khí các-bon trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh. - Về thời kỳ triển khai thực hiện: Giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Về ngành, lĩnh vực chủ yếu nghiên cứu: (1) Năng lượng; (2) Giao thông; (3) Công nghiệp (Quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm (viết tắt là IPPU)); (4) Môi trường (Chất thải); (5) Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất mục đích khác (viết tắt là AFOLU) và (6) Xây dựng và vật liệu; (7) Khu đô thị (Urban). V. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1. Hợp phần kiểm kê KNK được thực hiện tuân thủ Hướng dẫn của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), bao gồm: - Hướng dẫn sửa đổi năm 1996 của IPCC về Kiểm kê KNK quốc gia (Hướng dẫn IPCC năm 1996 sửa đổi); - Hướng dẫn IPCC 2006 về Kiểm kê KNK quốc gia (IPCC 2006 GL); - Hướng dẫn Thực hành Tốt của IPCC và Quản lý Độ không chắc chắn trong Kiểm kê KNK Quốc gia (GPG 2000); - Hướng dẫn Thực hành Tốt của IPCC về Sử dụng Đất, Thay đổi Sử dụng Đất và Lâm nghiệp (GPG-LULUCF); - Phần mềm Kiểm kê KNK trong Nông nghiệp và Sử dụng Đất (ALU) để kiểm kê ngành LULUCF. Phát thải KNK được tính toán bằng công thức cơ bản sau: * Phát thải = Số liệu hoạt động x Hệ số phát thải, trong đó: - Số liệu hoạt động là số lượng các hoạt động của con người gây ra phát thải KNK như tiêu thụ xăng, tiêu thụ điện, thải bỏ chất thải, phá rừng... - Hệ số phát thải là tỷ lệ phát thải KNK trung bình trên một đơn vị của số liệu hoạt động. 2. Hợp phần xác định các mục tiêu, chiến lược, hoạch định dự án và thúc đẩy đầu tư sử dụng cách tiếp cận chính bao gồm: (i) Tổng thể; (ii) Hệ thống; (iii) Đa ngành, tích hợp; (iv) Hợp tác giữa các bên; (v) Dài hạn, chiến lược; (vi) Không gian; (vii) Định hướng thị trường; và (viii) Hội nhập quốc tế. Các phương pháp chính được sử dụng khi thực hiện hợp phần này bao gồm: (i) Phương pháp nghiên cứu phát thải KNK và lộ trình giảm phát thải; (ii) Khảo sát thực địa; (iii) Phỏng vấn chuyên gia; (iv) Sử dụng Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS); (v) Phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia và các phương pháp phân tích chuyên ngành; (vi) Phương pháp tích hợp chiến lược; (vii) Phương pháp mô hình hóa; (viii) Phương pháp tham vấn. VI. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN 1. Hợp phần 1 - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát thải khí nhà kính (KNK) trên địa bàn tỉnh. 1.1. Khối lượng công việc a) Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu về sử dụng năng lượng hiện tại, phát sinh chất thải, thói quen vận chuyển, quy trình công nghiệp, thực hành nông nghiệp và các hoạt động khác góp phần phát thải KNK. Hoạt động sẽ liên quan đến việc tổng hợp dữ liệu và báo cáo hiện có cũng như tiến hành khảo sát, phỏng vấn và sử dụng dữ liệu nghiên cứu hàn lâm. Dữ liệu cần thu thập cho công tác nghiên cứu hồ sơ phát thải của Tỉnh Đồng Nai được thể hiện chi tiết theo Phụ lục I (đính kèm). b) Kiểm kê KNK: Biên soạn một bản kiểm kê phát thải KNK hiện tại trong tỉnh bằng cách tận dụng dữ liệu hiện có từ nhiều nguồn khác nhau. Hoạt động sẽ đánh giá tất cả các nguồn phát thải chính, chẳng hạn như sản xuất năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp và quản lý chất thải. c) Dự báo phát thải: Dựa trên các xu hướng hiện tại và các kế hoạch, quy hoạch phát triển của địa phương, dự báo lượng phát thải KNK trong tương lai. Hoạt động sẽ cung cấp cơ sở để dựa vào đó đo lường tác động tiềm ẩn của các hoạt động giảm phát thải. d) Phân tích ngành, lĩnh vực: Xác định các ngành kinh tế phát thải trọng yếu trên địa bàn tỉnh như điện lực, giao thông vận tải, công nghiệp, thương mại, khu dân cư, nông nghiệp, hoặc các lĩnh vực khác. Các lĩnh vực này sẽ là trọng tâm chính của các hoạt động được đề xuất trong Chiến lược giảm thiểu các-bon và các dự án thí điểm. đ) Phân tích chính sách: Rà soát các chính sách, quy định, biện pháp hiện hành liên quan đến phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Đánh giá mức độ hiệu quả và xác định nội dung cần bổ sung để thúc đẩy các hoạt động giảm thiểu các-bon. e) Xác định rào cản và cơ hội: Xác định các rào cản đối với việc giảm phát thải trong tỉnh, chẳng hạn như các thách thức kỹ thuật, hạn chế tài chính, rào cản pháp lý hoặc thiếu nhận thức hoặc năng lực giữa các bên liên quan. Xác định các cơ hội giảm phát thải, như thực hiện các dự án tiềm năng về năng lượng tái tạo, lưu trữ năng lượng, cải thiện hiệu quả năng lượng, giảm chất thải, hoặc sử dụng đất bền vững. 1.2. Kết quả - sản phẩm a) Báo cáo kiểm kê phát thải KNK hiện tại trên địa bàn tỉnh, bao gồm các số liệu về lượng phát thải theo các nguồn, các ngành và các địa phương, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến phát thải. Nội dung báo cáo sẽ là cơ sở để xác định mức độ đóng góp của tỉnh vào cam kết quốc gia về giảm phát thải KNK. b) Báo cáo phân tích chính sách về phát thải KNK và biến đổi khí hậu, rà soát quy định, biện pháp hiện hành liên quan trên địa bàn tỉnh. Báo cáo sẽ đánh giá mức độ hiệu quả và xác định nội dung cần bổ sung để thúc đẩy các hoạt động giảm thiểu các-bon. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở để đề xuất các cơ chế, chính sách và công cụ hỗ trợ cho việc thực hiện Chiến lược giảm thiểu các-bon. c) Các khóa đào tạo, truyền thông cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý doanh nghiệp và người dân hiểu, đồng tình ủng hộ nhằm thay đổi nhận thức của toàn xã hội về phát thải, chuyển đổi xanh, và tín dụng các-bon. 2. Hợp phần 2 - Xác định mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện giảm thiểu khí các-bon của tỉnh 2.1. Mục tiêu a) Mục tiêu chung: Chủ động tham gia xu thế toàn cầu phát triển các-bon thấp, huy động nguồn lực, đổi mới công nghệ để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, đóng góp vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu quốc gia và toàn cầu. Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp toàn diện ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng nhằm góp phần thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. b) Mục tiêu cụ thể: - Rà soát, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về thủ tục, tạo đột phá cho thu hút các dòng vốn đầu tư, phát triển các-bon thấp của các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính đầu tư vào tỉnh thông qua triển khai thực hiện các đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật. - Lồng ghép nội dung giảm khí phát thải nhà kính trong quy hoạch, kế hoạch, các phương án định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương; thực hiện rà soát, cập nhật điều chỉnh phù hợp với mục tiêu cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 quốc gia. - Các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, sản xuất vật liệu xây dựng, nông nghiệp, xử lý chất thải được đẩy mạnh. Phấn đấu đến năm 2030, đạt bằng hoặc cao hơn mục tiêu cụ thể đối với các ngành, lĩnh vực (khuyến khích sử dụng điện, năng lượng xanh trong giao thông vận tải, sử dụng xăng E5; giảm tỷ lệ lượng phát thải khí nhà kính trong năng lượng, trong công nghiệp, nông nghiệp, trong lâm nghiệp và sử dụng đất đồng thời tăng tỷ lệ lượng hấp thụ các-bon, tỷ lệ trong xử lý chất thải, tỷ lệ trong các quá trình công nghiệp (so với kịch bản phát triển thông thường)) mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 về Phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. - Xác định chi tiết tiềm năng các nguồn năng lượng; xác định các khu vực, địa điểm thu hút các nhà đầu tư, đưa một số dự án năng lượng vào triển khai hoạt động ở các khu vực có tiềm năng. Chú trọng phát triển các dự án năng lượng mới không phát thải như sản xuất nhiên liệu hydro xanh, amonia xanh... phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển công nghệ lưu trữ năng lượng bảo đảm độ ổn định và tích hợp năng lượng tái tạo trong hệ thống điện với tỷ lệ cao. - Hình thành cơ chế trao đổi bù trừ tín chỉ các-bon, thị trường giao dịch tín chỉ các-bon trong nước. Đến năm 2030, thị trường các-bon trên địa bàn tỉnh được vận hành và kết nối với thị trường các-bon trong nước, các nước trong khu vực và thế giới. - Các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, phục hồi các nguồn tài nguyên, hệ sinh thái được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu được bảo đảm cơ bản, đặc biệt tại các khu vực dễ bị tổn thương, rủi ro trước tác động của biến đổi khí hậu; các giải pháp thích ứng dựa vào tự nhiên, hệ sinh thái, cộng đồng được áp dụng rộng rãi. Phát triển nông nghiệp sinh thái, bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững rừng. - Thực hiện sáng kiến của Liên hợp quốc về “Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái”, triển khai thực hiện Chương trình trồng một tỷ cây xanh vì một Việt Nam xanh. - Xây dựng, tham gia Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, công lý; tham gia Liên minh thích ứng toàn cầu và các sáng kiến quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chuyển dịch năng lượng - Thúc đẩy ngoại giao khí hậu; phát triển đồng bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh tăng cường năng lực, truyền thông phục vụ phát triển các- bon thấp, giảm phát thải. 2.2. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án - Triển khai đồng bộ cơ chế, chính sách, pháp luật, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. - Tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, không phát thải mới; công nghệ lưu trữ năng lượng và công nghệ thu, giữ và sử dụng các-bon. - Thúc đẩy giảm phát thải trong giao thông và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển đô thị và công trình xây dựng xanh. - Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp; bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững rừng. - Bảo vệ, phục hồi các nguồn tài nguyên, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên. - Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. - Nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, tăng cường năng lực, truyền thông. - Thúc đẩy ngoại giao khí hậu. 2.3. Kết quả - sản phẩm - Báo cáo lộ trình giảm phát thải, bao gồm các mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được và có thời hạn cụ thể cho các ngành kinh tế trọng điểm và toàn tỉnh. Các mục tiêu đề xuất sẽ phù hợp với các mục tiêu khí hậu quốc gia và quốc tế, đồng thời xem xét các khả năng và điều kiện của tỉnh. Lộ trình sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả và theo dõi tiến độ của các hoạt động giảm phát thải KNK. - Báo cáo phát triển chiến lược chuyên ngành và đa ngành nhằm giảm thiểu các-bon, bao gồm các chiến lược cụ thể cho mỗi ngành kinh tế trọng điểm, như điện lực, giao thông vận tải, công nghiệp, thương mại, khu dân cư, nông nghiệp, hoặc các lĩnh vực khác. Các hoạt động được đề xuất có thể liên quan đến việc thúc đẩy công nghệ sạch, thực hiện các dự án thí điểm quan trọng, nâng cao hiệu quả, thay đổi thực tiễn, xây dựng năng lực trong các lĩnh vực cụ thể hoặc thiết lập tiêu chuẩn phù hợp. Các chiến lược giảm thiểu các-bon theo ngành cụ thể sẽ dựa trên các phương pháp tiêu chuẩn, phù hợp với bối cảnh địa phương và xem xét các yếu tố kỹ thuật và kinh tế xã hội. - Báo cáo chi tiết chuyển đổi xanh trong việc phát triển khu công nghiệp (KCN) và trung tâm logistics trên địa bàn Tỉnh theo hướng đạt mục tiêu thải ròng Net-Zero năm 2050. Kết quả dự kiến sẽ chi tiết các hạng mục sau: + Phương án xanh hóa các KCN hiện hữu thông qua: (1) chuyển đổi việc sử dụng điện sạch (điện mặt trời áp mái, điện rác hoặc điện sinh khối), tiết kiệm điện (thông qua cải tiến công nghệ và quản lý lưới điện thông minh - smart grid) và tuần hoàn năng lượng (quản lý nhiệt, hơi); (2) xây dựng mô hình giao thông xanh nội khu bằng hệ thống xe điện sử dụng năng lượng tái tạo; (3) Cải tiến công nghệ xử lý chất thải (khí, rác, nước, bùn); (4) Tăng mật độ cây xanh trên các vùng đất công cộng và vùng đệm của các nhà máy. + Lộ trình và cách thức xây dựng KCN mới trong thời gian tới: xây dựng các mô hình KCN giảm phát thải theo 03 cấp độ: (1) sinh thái (theo tiêu chuẩn của UNIDO, ngân hàng thế giới - WB và của Đức - GIZ, được quy định tại điều 37, nghị định 35/2022/NĐ-CP). Các KCN sinh thái được chứng minh trung bình giảm từ 20 - 30 % KNK. (2) các-bon thấp - low carbon (theo tiêu chuẩn BSI PAS 2060 Verification, được chứng nhận bởi TUVSUD; Eurofin; Bureau Veritas). Việc xây dựng các khu các-bon thấp sẽ cắt giảm phát thải từ 45 - 70 % so với mô hình KCN thông thường; (3) thải ròng net-zero (theo tiêu chuẩn Global Net-Zero Industrial Park Standard, được chứng nhận bởi Bureau Veritas và Envision Group). Việc đầu tư các KCN như trên ngoài việc giảm phát thải KNK còn hỗ trợ thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao như hàng không, bán dẫn, trung tâm dữ liệu, qua đó tăng tỷ suất thu hút đầu tư trung bình trên 1 héc ta đất công nghiệp lên trên 35 triệu USD. Việc triển khai phát triển các KCN các-bon thấp và net-zero tăng hiệu quả đầu tư trong khi không làm tăng suất đầu tư ban đầu nếu sử dụng vốn xanh và vận dụng nguồn thu từ tín chỉ các-bon. + Các trung tâm logistics đóng góp gần 20% phát thải trong hệ thống phân phối hàng hóa (vận chuyển chiếm 80%). Việc xây dựng trung tâm logistics giảm phát thải sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc giảm tổng sản lượng KNK trên một đơn vị sản phẩm thông qua hợp phần 3 (scope 3 - indirect) của việc kiểm kê KNK theo tiêu chuẩn quốc tế hiện hành. Ngoài ra, các hãng tàu, cảng biển sẽ lựa chọn các trung tâm logistics phát thải thấp là đối tác chính trong chuỗi cung ứng nhằm tránh phát sinh các phí phạt về phát thải, qua đó tăng chỉ số Logistics Performance Index (LPI). - Thuyết minh tóm tắt danh sách dự án thí điểm các-bon thấp, bao gồm các dự án thực tế để minh họa cho các hoạt động giảm phát thải KNK trong các tỉnh vực như năng lượng tái tạo, lưu trữ năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả, nông nghiệp bền vững, quản lý chất thải, cơ sở hạ tầng xanh, việc làm xanh, du lịch xanh hoặc các cơ hội khác. Nội dung sẽ cung cấp các thông tin về mục tiêu, phạm vi, phương pháp, tài chính, tác động và kết quả mong đợi của các dự án thí điểm. 3. Hợp phần 3 - Huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện Đề án 3.1. Nguồn lực thực hiện Đề án a) Kinh phí thực hiện: - Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, nguồn xã hội hóa, nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định. - Huy động hợp tác hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, các quỹ và các định chế tài chính trong nước, quốc tế; khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân vào các dự án phát triển các-bon thấp. Thúc đẩy phát triển thị trường các-bon trong nước nhằm tăng thêm nguồn đầu tư cho phát triển các-bon thấp. Kinh phí triển khai Đề án sẽ được cụ thể hóa trong Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ, hợp phần của Đề án. b) Hình thức thực hiện: Thuê Đơn vị Tư vấn có kinh nghiệm và năng lực tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án theo các quy định hiện hành của nhà nước. 3.2. Tổ chức thực hiện: a) Ban chỉ đạo về Tăng trưởng xanh tỉnh Đồng Nai: triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo); chỉ đạo, điều phối triển khai thực hiện Đề án theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo. b) Sở Kế hoạch và Đầu tư: - Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực triển khai thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án. - Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở ngành có liên quan, phân bổ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn tài trợ và các nguồn vốn huy động khác đảm bảo các quy định pháp luật hiện hành. - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan rà soát, bổ sung các dự án ưu tiên, cấp bách vào kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định. - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan trong việc hoàn thiện các thông tin về dự án đầu tư cũng như bổ sung các tiêu chí về giảm thiểu các-bon trong tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư. - Phối hợp tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư xanh, kêu gọi các nguồn vốn tín dụng xanh cho Tỉnh. c) Sở Tài nguyên và Môi trường: - Chủ trì phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Sở Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo về Tăng trưởng xanh tỉnh Đồng Nai trong công tác tham mưu, đề xuất các nội dung của Đề án. - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan trong việc tổng hợp, thống kê các số liệu về chất thải (khí, rắn, lỏng, bùn) và quản lý chất thải, thông tin về quản lý sử dụng đất. - Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong việc huy động vốn vay nước ngoài, vốn viện trợ từ các tổ chức quốc tế, các đối tác song phương và đa phương đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định. - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương các dự án liên quan chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn (tái chế chất thải, tuần hoàn nước thải). - Chủ trì tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý doanh nghiệp và thực hiện tốt các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, người dân hiểu về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu phát thải khí nhà kính để triển khai thực hiện cam kết. - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo lộ trình, tiến độ của các hợp phần của Đề án, bao gồm cả đề xuất kinh phí cụ thể để thực hiện Đề án. d) Sở Công Thương: - Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan, trong đó tập trung vào số liệu về vấn đề sử dụng năng lượng, sử dụng nhiên liệu trên địa bàn, kho chứa sản phẩm dầu khí, nhiên liệu, tình hình phát triển các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp. - Triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến chuyển đổi năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, các khu công nghiệp giảm phát thải, hoặc dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng năng lượng, logistics, các dự án quản lý bởi ngành Công Thương. - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương các dự án liên quan chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn (sử dụng tiết kiệm năng lượng, sử dụng nhiệt tuần hoàn). đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: - Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thống kê hiện trạng liên quan đến tài nguyên rừng và quản lý rừng, quản lý nông nghiệp và chăn nuôi và định hướng, quy hoạch phát triển trong tương lai. - Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan, trong đó tập trung vào nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu. - Phối hợp, hỗ trợ các việc liên quan việc xây dựng đề án phát triển các dự án ngành nông nghiệp. e) Sở Giao thông vận tải: - Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thống kê liên quan đến ngành giao thông như số lượng phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy và số liệu về các tuyến đường giao thông và quy hoạch phát triển giao thông. - Phối hợp hướng dẫn hành lang pháp lý liên quan việc xây dựng các đề án giao thông, đặc biệt là các dự án chuyển đổi sang phương tiện giao thông điện. g) Sở Xây dựng: - Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thống kê liên quan đến khu dân cư, chiếu sáng công cộng, quy hoạch xây dựng cũng như tình hình sử dụng vật liệu xây dựng. - Phối hợp hỗ trợ việc phát triển đô thị, công trình xây dựng, chiếu sáng xanh và phát thải các-bon thấp. - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành về nghiên cứu chính sách cho phép tái chế/tái sử dụng nước thải và cách thức chuyển sang phương pháp tiếp cận dựa trên giá trị để tạo nguồn thu cho các nhà máy xử lý nước thải. h) Sở Tài chính: - Trên cơ sở đề xuất của các Sở, ngành, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên của ngân sách địa phương cho các Sở ngành, địa phương, cơ quan đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với pháp luật về ngân sách nhà nước. - Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đàm phán, tiếp nhận nguồn viện trợ và vốn vay từ các nhà tài trợ theo quy định. - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị tư vấn trong việc tham mưu đề xuất liên quan đến điều kiện và phương thức phát hành trái phiếu địa phương, cơ chế việc trao đổi mua bán tín dụng các-bon. - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị tư vấn nghiên cứu khả năng thực hiện việc xây dựng, thành lập sàn giao dịch tín chỉ các-bon tại Tỉnh, cơ chế quản lý tài chính cho thị trường các-bon của Tỉnh và tạo nguồn thu cho ngân sách Tỉnh từ thị trường các-bon. - Phối hợp hoàn thành đề cương và kế hoạch xây dựng các cơ chế huy động nguồn lực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho Tỉnh. i) Sở Khoa học và Công nghệ: - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức đánh giá nhu cầu công nghệ sạch, phát thải các-bon thấp theo quy định để thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. - Tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phát triển các-bon thấp trong các ngành, lĩnh vực. k) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: - Chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, sản phẩm trọng tâm là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, cộng đồng kết hợp với các ngành nông nghiệp... theo phương án phát triển trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Nghiên cứu đề xuất xây dựng và áp dụng thí điểm mô hình phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại các khu, điểm du lịch. Đồng thời, lồng ghép tuyên truyền, nâng cao nhận thức tại các khóa tập huấn, trên các hệ thống thông tin đại chúng cho tổ chức, cá nhân về phát triển mô hình theo hướng tăng trưởng xanh tại các khu, điểm du lịch. - Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá du lịch xanh trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Youtube, Zalo, ... tăng hiệu quả quảng bá, xúc tiến du lịch xanh. Đa dạng hóa các hình thức truyền tải thông tin tuyên truyền đến gần hơn với người dân, tổ chức trong và ngoài nước. - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan cung cấp các thông tin về thông tin các tuyến du lịch trên địa bàn Tỉnh. Các thông tin trong đề án phát triển du lịch Tỉnh, đặc biệt là các dự án phát triển du lịch dựa trên định hướng “Nền kinh tế tuần hoàn - sinh học - xanh”; các chương trình du lịch liên quan bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên và văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. l) Sở Ngoại vụ: - Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ngành, cơ quan liên quan triển khai các hoạt động ngoại giao khí hậu, tranh thủ hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, nâng cao vai trò và vị thế của Tỉnh tại các tổ chức, cơ chế, diễn đàn song phương và đa phương. - Chủ trì tổ chức các đoàn tham quan của Tỉnh trong việc tham quan mô hình chuyển đổi xanh tại các nước khu vực lân cận và xúc tiến đầu tư xanh trên địa bàn Tỉnh tại các nước phát triển trên thế giới. m) Sở Tư pháp: - Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan chủ trì, tham mưu Tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật trong thực thi các cam kết có tính ràng buộc pháp lý đối với các hoạt động hợp tác, tài trợ của các Tổ chức trong và ngoài nước với Tỉnh liên quan đến nội dung Đề án. - Chủ trì, phối hợp rà soát các văn bản pháp lý liên quan đến việc khuyến khích tăng trưởng xanh, sinh thái hoặc giảm thải các-bon. n) Sở Thông tin và Truyền thông: - Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị có liên quan, tổ chức triển khai các hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với mục tiêu cam kết. - Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông thông tin, tuyên truyền kịp thời đến các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia thực hiện mục tiêu cam kết giảm thiểu khí các-bon trên địa bàn tỉnh. - Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị, tổ chức có liên quan, tổ chức Hội nghị triển khai trực tuyến về các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án đến các xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tổ chức hội nghị trao đổi và cung cấp kiến thức về giảm thiểu khí nhà kính, lộ trình tiến tới thải ròng bằng 0 cũng như các thông tin liên quan đến tăng trưởng xanh. o) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh: triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách tăng trưởng tín dụng xanh của Trung ương trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp nhận nguồn hỗ trợ quốc tế, cho vay ưu đãi (nếu có) để tài trợ cho các dự án xanh. p) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh: phối hợp, hỗ trợ các nội dung liên quan đến thống kê danh sách các hạng mục công trình và xây dựng có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với đề án phát triển các dự án xanh và giảm phát thải các-bon. q) Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh: huy động các doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường kết nối với hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh để kêu gọi, thu hút sự tham gia hỗ trợ tài chính và công nghệ thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. r) Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh: chỉ đạo các lực lượng liên quan phối hợp kịp thời với các Sở ban ngành và địa phương, các cơ quan tổ chức đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trên tất các lĩnh vực, ngành, địa phương có liên quan đến hoạt động triển khai nghiên cứu, thực hiện Đề án. s) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Tổ chức chính trị - xã hội: tăng cường phối hợp với các Sở ban ngành, địa phương, cơ quan đơn vị của tỉnh trong việc tuyên truyền, vận động các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia thực hiện mục tiêu cam kết giảm thiểu khí các-bon trên địa bàn tỉnh.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đồng Nai", "promulgation_date": "19/02/2024", "sign_number": "385/QĐ-UBND", "signer": "Võ Tấn Đức", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2405-QD-UBND-trien-khai-thi-hanh-Luat-Tiep-can-thong-tin-Son-La-2016-332614.aspx
Quyết định 2405/QĐ-UBND triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin Sơn La 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2405/QĐ-UBND Sơn La, ngày 11 tháng 10 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016; Căn cứ Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 735/TTr-STP ngày 12 tháng 9 năm 2016, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Bộ Tư pháp (b/c); - Thường trực Tỉnh ủy (b/c); - Thường trực HĐND tỉnh (b/c); - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Ban Chỉ đạo CCTP tỉnh ủy; - Như Điều 3 (t/hiện); - Báo Sơn La, Đài PT- TH tỉnh; - Cổng Thông tin điện tử tỉnh (để đăng tải); - Trung tâm Công báo tỉnh; - Lưu: VT, NC (120b). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Cầm Ngọc Minh KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN (Ban hành kèm theo Quyết định số 2405/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Sơn La) Thực hiện Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin; UBND tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích a) Kịp thời phổ biến và triển khai có hiệu quả Luật Tiếp cận thông tin tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, tổ chức và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh để nắm bắt và chấp hành đúng các quy định của Luật. b) Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và địa phương trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. 2. Yêu cầu a) Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố được giao nhiệm vụ chủ động, tích cực triển khai thực hiện, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng công việc, tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí. b) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin; giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch. c) Xác định lộ trình cụ thể trong triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin để bảo đảm sau ngày 01 tháng 7 năm 2018, Luật Tiếp cận thông tin được thực hiện thống nhất, đầy đủ, đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh. II. NỘI DUNG 1. Tổ chức quán triệt việc thi hành và tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật 1.1. Tổ chức quán triệt việc thi hành Luật Tổ chức Hội nghị quán triệt việc thi hành Luật cho các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin. - Đơn vị chủ trì: Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh. - Đơn vị phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông; các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể tỉnh có liên quan; UBND các huyện, thành phố. - Thời gian thực hiện: Năm 2017. 1.2. Biên soạn và cung cấp tài liệu phục vụ công tác phổ biến nội dung của Luật Tiếp cận thông tin - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp. - Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông và các các cơ quan, đơn vị có liên quan. - Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2016. 1.3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, nâng cao nhận thức về tiếp cận thông tin cho đội ngũ làm công tác quản lý, cán bộ, công chức, viên chức làm đầu mối cung cấp thông tin - Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh; Báo Sơn La, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; UBND các huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn. - Thời gian thực hiện: Năm 2017 và các năm tiếp theo. 2. Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến quyền tiếp cận thông tin của công dân; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm phù hợp với Điều 3 của Luật Tiếp cận thông tin 2.1. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Tiếp cận thông tin - Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố trực tiếp thực hiện việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành gửi về Sở Tư pháp tổng hợp. - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan. - Thời gian hoàn thành: Gửi kết quả rà soát về Sở Tư pháp trước ngày 15 tháng 11 năm 2016. 2.2. Xây dựng báo cáo trình UBND tỉnh về kết quả rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến Luật Tiếp cận thông tin - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành và tổ chức, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố. - Thời gian hoàn thành: Trước ngày 30 tháng 11 năm 2016. 3. Xây dựng Quy chế nội bộ của các cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện việc cung cấp thông tin theo quy định của Luật - Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian hoàn thành: Quý IV năm 2017. 4. Vận hành Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin 4.1. Vận hành Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử - Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố. - Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông. - Thời gian thực hiện: Thường xuyên. 4.2. Rà soát, phân loại, lập danh mục các thông tin phải được công khai và thông tin không được công khai; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan có trách nhiệm cung cấp, không cung cấp; duy trì, lưu giữ, cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin do cơ quan mình tạo ra - Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố. - Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông. - Thời gian thực hiện: Thường xuyên. 4.3. Số hóa các văn bản, hồ sơ, tài liệu và kết nối với mạng điện tử trên toàn quốc để có thể truy cập thông tin dễ dàng từ các hệ thống khác nhau nhằm tăng cường cung cấp thông tin qua mạng điện tử - Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố. - Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh. - Thời gian thực hiện: + Đối với các thông tin đã được tạo ra trước thời điểm Luật có hiệu lực: Tiến hành số hóa theo quy định của pháp luật về lưu trữ và lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. + Đối với các thông tin được tạo ra sau khi Luật có hiệu lực: Thường xuyên số hóa và ngay sau khi thông tin được tạo ra. 5. Rà soát, kiện toàn, bố trí hợp lý đơn vị, bộ phận hoặc người làm đầu mối cung cấp thông tin Rà soát đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để có biện pháp bố trí bộ phận hoặc cán bộ, công chức, viên chức đủ năng lực, trình độ làm đầu mối cung cấp thông tin; ưu tiên bố trí những người có kinh nghiệm làm công tác pháp luật hoặc tin học. - Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố. - Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ. - Thời gian thực hiện: Quý II năm 2017. 6. Tổ chức tập huấn chuyên sâu về các nội dung của Luật Tiếp cận thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức làm đầu mối cung cấp thông tin trên cơ sở các tài liệu tập huấn của Bộ Tư pháp - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp. - Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố. - Thời gian thực hiện: Quý I, II năm 2018. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Luật tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình; có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin được phân công tại Kế hoạch này; ưu tiên tập trung nguồn lực và tổ chức thực hiện bằng các hình thức phù hợp để bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm; kịp thời báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch này về Sở Tư pháp trước ngày 15 tháng 11 năm 2016 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp. 2. Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch theo đúng tiến độ và báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch. 3. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Các cơ quan, đơn vị, địa phương được phân công chủ trì thực hiện các nhiệm vụ cụ thể quy định trong Kế hoạch này có trách nhiệm lập dự toán kinh phí bảo đảm việc triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin, gửi cơ quan Tài chính cùng cấp thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các hoạt động trong Kế hoạch được triển khai trong năm 2016, các sở, ban, ngành, địa phương được phân công thực hiện có trách nhiệm dự toán bổ sung và sắp xếp, bố trí trong nguồn ngân sách năm 2016 để tổ chức thực hiện. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh, kiến nghị về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Sơn La", "promulgation_date": "11/10/2016", "sign_number": "2405/QĐ-UBND", "signer": "Cầm Ngọc Minh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-56-2017-TT-BTNMT-dinh-muc-kinh-te-ky-thuat-thanh-lap-ban-do-hanh-chinh-cac-cap-372249.aspx
Thông tư 56/2017/TT-BTNMT định mức kinh tế kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp mới nhất
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 56/2017/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2017 THÔNG TƯ BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Căn cứ Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2018. Điều 3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Các Thứ trưởng Bộ TN&MT; - Kiểm toán Nhà nước; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Cổng TTĐT Bộ TN&MT; - Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Lưu: VT, PC, KH-TC, ĐĐBĐVN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Phương Hoa ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP (Ban hành hèm theo Thông tư số: 56/2017/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Phần I QUY ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi điều chỉnh: Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp áp dụng cho các công việc sau: 1.1. Thành lập mới bản đồ hành chính các cấp 1.1.1. Biên tập kỹ thuật 1.1.2. Xây dựng bản tác giả dạng số 1.1.3. Biên tập hoàn thiện bản tác giả 1.1.4. Biên tập phục vụ chế in 1.1.5. Chế in và in bản đồ hành chính 1.2. Tái bản bản đồ hành chính các cấp có hiện chỉnh 1.2.1. Hiện chỉnh bản tác giả 1.2.1.1. Biên tập kỹ thuật 1.2.1.2. Hiện chỉnh bản tác giả dạng số 1.2.2. Biên tập hoàn thiện bản tác giả, Biên tập phục vụ chế in, Chế in và in bản đồ hành chính 1.2.2.1. Biên tập hoàn thiện bản tác giả 1.2.2.2. Biên tập phục vụ chế in 1.2.2.3. Chế in và in bản đồ hành chính 2. Đối tượng áp dụng - Định mức kinh tế-kỹ thuật (KT-KT) được sử dụng để tính đơn giá sản phẩm, làm căn cứ lập dự toán và quyết toán giá trị sản phẩm hoàn thành của các dự án, công trình và nhiệm vụ về thành lập bản đồ hành chính các cấp do các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện khi chưa có định mức tổng hợp. - Định mức KT-KT được sử dụng để phục vụ công tác điều hành sản xuất của các đơn vị sản xuất cơ sở và biên soạn định mức tổng hợp phục vụ công tác quản lý sản xuất của các cơ quan quản lý nhà nước. 3. Cơ sở xây dựng định mức - Thông tư số 04/2017/TT-BTNMT ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định xây dựng định mức ngành tài nguyên và môi trường. - Thông tư số 47/2014/TT-BTNMT ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp. - Thông tư số 20/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật Đo đạc và bản đồ. - Trang thiết bị kỹ thuật sử dụng phổ biến trong công tác đo đạc và bản đồ. - Quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng công cụ lao động (dụng cụ, thiết bị, máy móc) và bảo hộ lao động cho người sản xuất. - Tổ chức sản xuất, trình độ lao động công nghệ của người lao động trong Ngành đo đạc và bản đồ. 4. Quy định viết tắt Nội dung viết tắt Chữ viết tắt Bản đồ hành chính BĐHC Đo đạc bản đồ viên hạng III bậc 6 ĐĐBĐV III.6 Đo đạc bản đồ viên hạng IV bậc 8 ĐĐBĐV IV.8 Khó khăn 1, Khó khăn 2, Khó khăn 3, Khó khăn 4 KK1, KK2, KK3, KK4 Thứ tự TT Công suất CS Máy in phun bản đồ khổ Ao Máy in Ploter Ao 5. Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm các định mức thành phần sau 5.1. Định mức lao động công nghệ: định mức lao động công nghệ (sau đây gọi tắt là Định mức lao động) là thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm. Nội dung của định mức lao động bao gồm: 5.1.1. Nội dung công việc: quy định các thao tác cơ bản để thực hiện bước công việc. 5.1.2. Phân loại khó khăn: quy định các yếu tố chính gây ảnh hưởng đến việc thực hiện của bước công việc làm căn cứ để phân loại khó khăn. 5.1.3. Định biên: xác định số lượng và cấp bậc kỹ thuật của lao động thực hiện công việc. Cấp bậc kỹ thuật công việc được xác định qua cấp bậc lao động căn cứ theo quy định hiện hành của pháp luật. 5.1.4. Định mức: quy định thời gian lao động trực tiếp để sản xuất một đơn vị sản phẩm; đơn vị tính là công /đơn vị sản phẩm. Ngày công (ca) tính bằng 8 giờ làm việc. 5.2. Định mức vật tư và thiết bị - Định mức vật tư và thiết bị bao gồm định mức sử dụng vật liệu, định mức sử dụng dụng cụ (công cụ, dụng cụ) và định mức sử dụng thiết bị (máy móc). + Định mức sử dụng vật liệu: là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. + Định mức sử dụng dụng cụ: là thời gian (ca) người lao động trực tiếp sử dụng dụng cụ để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. + Định mức sử dụng thiết bị: là thời gian (ca) người lao động trực tiếp sử dụng thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. - Thời hạn sử dụng dụng cụ (thời gian tính hao mòn), thiết bị (thời gian tính khấu hao) là thời gian quy định sử dụng dụng cụ, thiết bị vào hoạt động sản xuất trong điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của dụng cụ, thiết bị. + Thời hạn sử dụng dụng cụ: xác định bằng phương pháp thống kê; đơn vị tính là tháng. + Thời gian tính khấu hao thiết bị: theo quy định hiện hành của pháp luật. - Mức cho các dụng cụ nhỏ, phụ được tính bằng 5% mức dụng cụ trong bảng định mức dụng cụ. - Mức vật liệu nhỏ nhặt và hao hụt được tính bằng 8% mức vật liệu trong bảng định mức vật liệu. 6. Quy định áp dụng định mức 6.1. Định mức quy định cho kích thước mảnh khác nhau tính theo hệ số quy định tại bảng dưới: TT Kích thước mảnh (cm) Hệ số 1 19x27 (khổ A4) 0,15 2 27x38 (khổ A3) 0,22 3 38x54 (khổ A2) 0,38 4 54x78 (khổ A1) 0,50 5 79x109 (khổ A0) 1,00 6 Lớn hơn Tỷ lệ thuận theo diện tích mảnh 6.2. Định mức thành lập mới (hoặc tái bản có hiện chỉnh) BĐHC cấp huyện (loại khó khăn 1) quy định cho các huyện có dưới 35 xã, định mức cho các huyện có từ 35 xã trở lên tính bằng 1,20 định mức đã quy định. 6.3. Định mức cho bước in thật của bước công việc Chế in và in BĐHC quy định cho trường hợp cơ số in 300 tờ/mảnh. Khi cơ số in thay đổi thì tính lại mức theo tỷ lệ thuận. Phần II ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT 1. Thành lập mới bản đồ hành chính các cấp 1.1. Định mức lao động 1.1.1. Nội dung công việc 1.1.1.1. Biên tập kỹ thuật BĐHC các cấp Biên tập kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu nội dung và các yêu cầu kỹ thuật của Luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc Thiết kế kỹ thuật - Dự toán hay Dự án đã được phê duyệt. a) Thu thập, đánh giá tài liệu - Thu thập tài liệu theo quy định tại Luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc Thiết kế kỹ thuật - Dự toán hay Dự án đã được duyệt. - Đánh giá xác định phương án sử dụng phù hợp theo các quy định của Luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc Thiết kế kỹ thuật - Dự toán hay Dự án. b) Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết - Phương án xử lý, sử dụng các tài liệu hiện có; - Xác định các tài liệu hoặc thông tin còn thiếu cần được thu thập, điều tra bổ sung thực địa; - Cụ thể hóa các chỉ tiêu biểu thị nội dung trên bản đồ hành chính phù hợp với đặc điểm từng khu vực địa lý của bản đồ thành lập. c) Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung - Thiết kế thư viện ký hiệu theo các yêu cầu của quy định kỹ thuật; - Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung, thư mục lưu trữ dữ liệu đảm bảo tính đầy đủ, logic, thuận lợi trong các thao tác biên tập và tìm kiếm dữ liệu và phù hợp với môi trường biên tập thành lập bản đồ; - Thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung sử dụng để xây dựng bản tác giả dạng số bản đồ hành chính nhà nước được áp dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 1.1.1.2. Xây dựng bản tác giả dạng số BĐHC các cấp a) Chuẩn bị tài liệu Nghiên cứu biên tập kỹ thuật và các văn bản liên quan; chuẩn bị các tài liệu bản đồ, cơ sở dữ liệu, các phần mềm sử dụng; sao chép các tệp chuẩn vào đúng thư mục quy định; tạo lập các thư mục lưu trữ. b) Xây dựng cơ sở toán học Xác định khung bản đồ; chia mảnh, đánh số mảnh; xác định kinh, vỹ tuyến; lựa chọn điểm tọa độ và độ cao quốc gia; ghi chú tỷ lệ và xây dựng thước tỷ lệ bản đồ. c) Biên tập các yếu tố nội dung - Lựa chọn, khái quát, trình bày các yếu tố nội dung bản đồ hành chính đảm bảo chỉ tiêu nội dung quy định tại Khoản 2, Điều 22, Thông tư số 47/2014/TT-BTNMT ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp. - In phun phục vụ điều tra thực địa. d) Điều tra hiện chỉnh thực địa Xác minh, chỉnh sửa các yếu tố nội dung đã có trên bản đồ theo đúng thực tế; bổ sung các yếu tố nội dung bản đồ mới xuất hiện trên thực địa; thu thập các tài liệu, bản đồ, số liệu, văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho việc cập nhật, biên tập trong phòng. đ) Cập nhật kết quả điều tra Chuyển vẽ lên bản tác giả dạng số các kết quả điều tra hiện chỉnh thực địa và từ các tài liệu khác thu thập được ở địa phương. e) Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số Trình bày các yếu tố nội dung BĐHC; trình bày bản đồ phụ; bảng diện tích, dân số; bản chú giải và các nội dung khác. 1.1.1.3. Biên tập hoàn thiện bản tác giả BĐHC các cấp a) Biên tập trình bày nội dung bản tác giả: biên tập lại một số yếu tố nội dung bản tác giả dạng số cho phù hợp với bản đồ in trên giấy. b) In phun bản tác giả phục vụ kiểm tra, sửa chữa, xác nhận của đơn vị nghiệm thu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.1.1.4. Biên tập phục vụ chế in a) Biên tập tách màu: Biên tập các tệp tin theo màu ở khuôn dạng EPS. b) In, hiện tráng phim, kiểm tra: Kiểm tra tệp tin in phim tách màu trên máy, In phim tách màu. Hoàn thiện thành quả, phục vụ KTNT và giao nộp. 1.1.1.5. Chế in và in BĐHC a) Chế in: phơi bản, điện kẽm b) In thử: chuẩn bị, in thử, kiểm tra và sửa chữa. c) In thật: chuẩn bị, xén giấy, in thật (in tờ mẫu, in đủ cơ số), phân cấp, đóng gói. 1.1.2. Phân loại khó khăn Loại 1: bản đồ hành chính cấp huyện. Loại 2: bản đồ hành chính cấp tỉnh được thành lập ở tỷ lệ > 1:50.000. Loại 3: bản đồ hành chính cấp tỉnh được thành lập ở tỷ lệ ≤ 1:50.000. Loại 4: bản đồ hành chính cấp tỉnh của các thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An; bản đồ hành chính toàn quốc. 1.1.3. Định biên a) Biên tập kỹ thuật, Xây dựng bản tác giả dạng số, Biên tập hoàn thiện bản tác giả và Biên tập phục vụ chế in: 1ĐĐBĐV III.6 b) Chế in và in BĐHC: 1ĐĐBĐV IV.8 1.1.4. Định mức: công/mảnh (kích thước mảnh là 79cm x 109cm). Bảng 1 TT Công việc KK1 KK2 KK3 KK4 1 Biên tập kỹ thuật 66,42 89,67 99,53 129,39 1.1 Thu thập, đánh giá tài liệu 13,95 18,83 20,90 27,17 1.2 Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết 36,53 49,32 54,74 71,16 1.3 Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung 15,94 21,52 23,89 31,06 2 Xây dựng bản tác giả dạng số 228,78 308,85 342,83 445,67 2.1 Chuẩn bị tài liệu 11,44 15,44 17,14 22,28 2.2 Xây dựng cơ sở toán học 2,29 3,09 3,43 4,46 2.3 Biên tập các yếu tố nội dung 128,11 172,95 191,98 249,58 2.4 Điều tra hiện chỉnh thực địa 41,18 55,59 61,72 80,21 2.5 Cập nhật kết quả điều tra 22,88 30,89 34,28 44,57 2.6 Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số 22,88 30,89 34,28 44,57 3 Biên tập hoàn thiện bản tác giả 73,80 99,63 110,59 143,77 3.1 Biên tập trình bày nội dung bản tác giả 59,04 79,70 88,47 115,02 3.2 In phun, kiểm tra, sửa chữa 14,76 19,93 22,12 28,75 4 Biên tập phục vụ chế in 28,35 32,40 37,26 42,12 4.1 Biên tập tách màu 4,86 6,48 8,10 9,72 4.2 In, hiện tráng phim, kiểm tra 23,49 25,92 29,16 32,40 5 Chế in và in BĐHC 37,13 37,13 37,13 37,13 5.1 Chế in 14,80 14,80 14,80 14,80 5.2 In thử 9,80 9,80 9,80 9,80 5.3 In thật 12,53 12,53 12,53 12,53 Cộng 434,48 567,68 627,34 798,08 1.2. Định mức vật tư và thiết bị 1.2.1. Định mức dụng cụ: ca/mảnh (79x109) cm Bảng 2 TT Danh mục dụng cụ ĐVT Thời hạn Mức 1 Áo BHLĐ cái 12 501,86 2 Bàn máy vi tính cái 96 393,92 3 Ghế xoay cái 96 501,86 4 Dép xốp đôi 6 501,86 5 Đồng hồ treo tường cái 60 125,47 6 Đèn neon 40W bộ 36 501,86 7 Bút dạ màu cái 1 1,50 8 Giá để tài liệu bằng sắt cái 96 125,47 9 Ký hiệu bản đồ quyển 48 3,00 10 Máy hút ẩm 2 kW cái 60 31,36 11 Máy hút bụi 1,5 kW cái 60 3,76 12 Máy tính tay cái 60 3,00 13 Ổn áp (chung) 10A cái 60 98,48 14 Quạt thông gió 40W cái 60 84,05 15 Quạt trần 100W cái 60 84,05 16 Tủ đựng tài liệu cái 96 125,47 17 Thước nhựa 1,2m cái 36 1,00 18 Lưu điện 600 W cái 60 393,92 19 Chuột máy tính cái 12 393,92 20 Thùng đựng thuốc bộ 24 0,95 21 Xô nhựa loại 10 lít cái 36 7,36 22 Bình nóng lạnh 2,5 kW cái 60 0,23 23 Điện năng kW 846,52 Ghi chú: Định mức tại Bảng 2 quy định cho thành lập bản đồ hành chính loại khó khăn 3, định mức cho các loại khó khăn khác của từng bước công việc được tính theo hệ số quy định tại Bảng 3. Bảng 3 TT Công việc KK1 KK2 KK3 KK4 1 Biên tập kỹ thuật 0,11 0,14 0,16 0,21 1.1 Thu thập, đánh giá tài liệu 0,02 0,03 0,03 0,04 1.2 Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết 0,06 0,08 0,09 0,12 1.3 Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung 0,03 0,03 0,04 0,05 2 Xây dựng bản tác giả dạng số 0,36 0,49 0,54 0,71 2.1 Chuẩn bị tài liệu 0,02 0,02 0,02 0,04 2.2 Xây dựng cơ sở toán học 0,01 0,01 0,01 0,01 2.3 Biên tập các yếu tố nội dung 0,20 0,28 0,31 0,40 2.4 Điều tra hiện chỉnh thực địa 0,06 0,09 0,10 0,13 2.5 Cập nhật kết quả điều tra 0,03 0,04 0,05 0,07 2.6 Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số 0,04 0,05 0,05 0,06 3 Biên tập hoàn thiện bản tác giả 0,12 0,16 0,18 0,23 3.1 Biên tập trình bày nội dung bản tác giả 0,10 0,13 0,14 0,18 3.2 In phun, kiểm tra, sửa chữa 0,02 0,03 0,04 0,05 4 Biên tập phục vụ chế in 0,05 0,05 0,06 0,07 4.1 Biên tập tách màu 0,01 0,01 0,01 0,02 4.2 In, hiện tráng phim, kiểm tra 0,04 0,04 0,05 0,05 5 Chế in và in BĐHC 0,06 0,06 0,06 0,06 5.1 Chế in 0,02 0,02 0,02 0,02 5.2 In thử 0,02 0,02 0,02 0,02 5.3 In thật 0,02 0,02 0,02 0,02 Cộng 0,70 0,90 1,00 1,28 1.2.2. Định mức thiết bị: ca/mảnh (79x109) cm Bảng 4 TT Danh mục thiết bị ĐVT CS KK1 KK2 KK3 KK4 1 Biên tập kỹ thuật Máy vi tính cái 0,40 39,85 53,80 59,71 77,63 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 8,90 12,01 13,33 17,33 Máy in laser cái 0,40 0,02 0,02 0,02 0,02 Điện năng kW 298,43 402,77 447,02 581,15 2 Xây dựng bản tác giả dạng số Máy vi tính cái 0,40 91,51 123,54 137,13 178,26 Máy quét cái 2,50 1,06 1,41 1,54 1,95 Thiết bị nối mạng bộ 0,10 3,66 4,94 5,48 7,13 Máy chủ Netserver cái 0,40 3,66 4,94 5,48 7,13 Máy in phun A0 cái 0,40 0,90 1,10 1,34 1,62 Phần mềm biên tập bản đồ bản 3,66 4,94 5,48 7,13 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 30,65 41,38 45,93 59,71 Điện năng kW 914,53 1233,83 1369,38 1778,72 3 Biên tập hoàn thiện bản tác giả Máy vi tính cái 0,40 44,28 59,77 66,35 86,26 Thiết bị nối mạng bộ 0,10 1,77 2,39 2,65 3,45 Máy chủ Netserver cái 0,40 1,77 2,39 2,65 3,45 Máy in phun A0 cái 0,40 1,44 1,65 1,90 2,16 Phần mềm biên tập bản đồ bản 1,77 2,39 2,65 3,45 Đầu ghi đĩa CD cái 0,40 0,90 0,90 0,90 0,90 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 9,69 11,87 14,54 17,69 Điện năng kW 343,13 438,80 512,15 641,50 4 Biên tập phục vụ chế in Máy xử lý phim cái 3,00 1,08 1,08 1,08 1,08 Máy đo kiểm tra phim cái 0,80 0,72 0,90 1,08 1,44 Máy vi tính cái 0,40 17,04 19,44 22,36 25,27 Thiết bị nối mạng bộ 0,10 1,14 1,30 1,50 1,68 Máy chủ Netserver cái 0,40 1,14 1,30 1,50 1,68 Phần mềm biên tập bản đồ bản 1,14 1,30 1,50 1,68 Đầu ghi đĩa CD cái 0,40 0,90 0,90 0,90 0,90 Máy soát phim cái 3,60 5,04 6,30 8,28 10,08 Máy in phim điện tử bộ 12,00 1,80 2,52 3,24 3,78 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 3,79 4,34 4,99 5,64 Điện năng kW 477,18 631,79 788,12 921,95 5 Chế in và in BĐHC Máy phơi bản cái 5,00 6,69 6,69 6,69 6,69 Máy hiện bản kẽm cái 3,50 6,68 6,68 6,68 6,68 Máy in cái 27,00 8,78 8,78 8,78 8,78 Máy nâng giấy cái 0,05 0,05 0,05 0,05 Máy xén giấy cái 7,70 0,07 0,07 0,07 0,07 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 4,96 4,96 4,96 4,96 Điện năng kW 2564,85 2564,85 2564,85 2564,85 Ghi chú: Định mức cho từng bước chi tiết của bước công việc được tính theo hệ số quy định tại Bảng 5. Bảng 5 TT Công việc Hệ số 1 Biên tập kỹ thuật 1,00 1.1 Thu thập, đánh giá tài liệu 0,21 1.2 Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết 0,55 1.3 Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung 0,24 2 Xây dựng bản tác giả ở dạng số 1,00 2.1 Chuẩn bị tài liệu 0,05 2.2 Xây dựng cơ sở toán học 0,01 2.3 Biên tập các yếu tố nội dung 0,56 2.4 Điều tra hiện chỉnh thực địa 0,18 2.5 Cập nhật kết quả điều tra 0,10 2.6 Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số 0,10 3 Biên tập hoàn thiện bản tác giả 1,00 3.1 Biên tập trình bày nội dung bản tác giả 0,80 3.2 In phun, kiểm tra, sửa chữa 0,20 4 Biên tập phục vụ chế in 1,00 4.1 Biên tập tách màu 0,68 4.2 In, hiện tráng phim, kiểm tra 0,32 5 Chế in và in BĐHC 1,00 5.1 Chế in 0,40 5.2 In thử 0,26 5.3 In thật 0,34 1.2.3. Định mức vật liệu: tính cho mảnh (79x109) cm Bảng 6 TT Danh mục vật liệu ĐVT Mức 1 Sổ ghi chép công tác quyển 9,62 2 Cồn kỹ thuật lít 5,37 3 Khăn mặt cái 27,15 4 Xà phòng kg 11,28 5 Giẻ lau máy kg 10,23 6 Amoniac ml 46,32 7 Bút khắc cái 5,40 8 Bóng đèn halogen cái 0,06 9 Phấn tan gam 16.752,24 10 Thuốc hiện bản diazo gam 5400,00 11 Mực đen nhuộm bản gam 205,92 12 Keo PVA gam 514,80 13 Mút trà bản cái 1,08 14 Axetol lít 0,36 15 Dầu Diezen lít 0,06 16 Bàn chải cái 1,17 17 Dầu pha mực kg 0,10 18 Mực trắng trong, đục kg 1,05 19 Dầu nhờn lít 12,00 20 Mỡ bôi máy kg 40,00 21 Giấy ráp tờ 1,86 22 Dầu mazut kg 3,30 23 Dầu áp lực máy gam 1100,00 24 Cao su in (105x94 cm) m2 0,30 25 Dạ bọc ống m2 1,38 26 Bìa lót ống mét 1,32 27 Xốp lau bàn cái 6,60 28 Dây coroa cái 4,20 29 Lô nỉ cái 2,19 30 Mực in gam 1034,00 31 Giấy Ao loại 100g/m2 tờ 385,00 32 Kẽm (nhôm) Diazo cái 13,00 33 Giấy A4 ram 0,60 34 Mực in laser hộp 0,30 35 Đèn đỏ cái 0,01 36 Đĩa CD cái 5,00 37 Thuốc tẩy rửa lít 0,20 38 Mực in phun (hộp 4 màu) hộp 2,00 39 Cồn 96° lít 1,20 40 Thuốc hiện 6 phim lít 8,56 41 Thuốc định 6 phim lít 8,56 42 Phim (82x112) cm phim 6,00 43 Nước tráng phim m3 1,20 Ghi chú: (1) Định mức tính như nhau cho các loại khó khăn. (2) Định mức cho từng bước công việc được tính theo hệ số quy định tại Bảng 7. Bảng 7 TT Công việc Hệ số 1 Biên tập kỹ thuật 0,05 1.1 Thu thập, đánh giá tài liệu 0,01 1.2 Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết 0,03 1.3 Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung 0,01 2 Xây dựng bản tác giả dạng số 0,17 2.1 Chuẩn bị tài liệu 0,01 2.2 Xây dựng cơ sở toán học 0,01 2.3 Biên tập các yếu tố nội dung 0,10 2.4 Điều tra hiện chỉnh thực địa 0,03 2.5 Cập nhật kết quả điều tra 0,01 2.6 Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số 0,01 3 Biên tập hoàn thiện bản tác giả 0,06 3.1 Biên tập trình bày nội dung bản tác giả 0,04 3.2 In phun, kiểm tra, sửa chữa 0,02 4 Biên tập phục vụ chế in 0,02 4.1 Biên tập tách màu 0,01 4.2 In, hiện tráng phim, kiểm tra 0,01 5 Chế in và in BĐHC 0,70 5.1 Chế in 0,28 5.2 In thử 0,19 5.3 In thật 0,23 Cộng 1,00 2. Tái bản bản đồ hành chính các cấp có hiện chỉnh 2.1. Hiện chỉnh bản tác giả 2.1.1. Định mức lao động 2.1.1.1. Nội dung công việc a) Biên tập kỹ thuật theo quy định tại mục 1.1.1.1 phần II của Định mức KT-KT ban hành kèm theo Thông tư này. b) Hiện chỉnh bản tác giả dạng số - Chuẩn bị tài liệu Nghiên cứu biên tập kỹ thuật; chuẩn bị các tài liệu bản đồ, cơ sở dữ liệu, các phần mềm sử dụng; sao chép các tệp chuẩn vào đúng thư mục quy định; tạo lập các thư mục lưu trữ. - Biên tập hiện chỉnh các yếu tố nội dung + Lựa chọn, khái quát, trình bày các yếu tố nội dung bản đồ hành chính đảm bảo chỉ tiêu nội dung quy định tại Quy định kỹ thuật thành lập BĐHC các cấp. + In phun phục vụ điều tra thực địa. - Điều tra, hiện chỉnh (cập nhật) các yếu tố nội dung Xác minh, chỉnh sửa các yếu tố nội dung đã có trên bản đồ theo đúng thực tế; bổ sung các yếu tố nội dung bản đồ mới xuất hiện trên thực địa; thu thập các tài liệu, bản đồ, số liệu, văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho việc cập nhật, biên tập trong phòng. - Cập nhật kết quả điều tra Chuyển vẽ lên bản tác giả dạng số các kết quả điều tra hiện chỉnh thực địa và từ các tài liệu khác thu thập được ở địa phương. - Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số Trình bày các yếu tố nội dung BĐHC; trình bày bản đồ phụ; bảng diện tích, dân số; bản chú giải và các nội dung khác. 2.1.1.2. Phân loại khó khăn Theo quy định tại mục 1.1.2 phần II của Định mức KT-KT ban hành kèm theo Thông tư này. 2.1.1.3. Định biên: 1ĐĐBĐV III.6 2.1.1.4. Định mức: công/mảnh (79x109) cm Bảng 8 TT Công việc KK1 KK2 KK3 KK4 1 Biên tập kỹ thuật 26,23 35,44 39,34 51,14 1.1 Thu thập, đánh giá tài liệu 7,80 10,54 11,70 15,22 1.2 Xây dựng kế hoạch biên tập hiện chỉnh chi tiết 14,61 19,73 21,90 28,46 1.3 Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung 3,82 5,17 5,74 7,46 2 Hiện chỉnh bản tác giả dạng số 86,37 116,62 129,43 168,26 2.1 Chuẩn bị tài liệu 7,61 10,27 11,40 14,82 2.2 Biên tập hiện chỉnh các yếu tố nội dung 48,68 65,72 72,95 94,84 2.3 Điều tra hiện chỉnh thực địa 12,35 16,68 18,52 24,06 2.4 Cập nhật kết quả điều tra 6,86 9,27 10,28 13,37 2.5 Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số 10,87 14,68 16,28 21,17 Cộng 112,60 152,06 168,77 219,40 Ghi chú: Định mức quy định tại mục 2.3 và mục 2.4 bảng 8 quy định cho trường hợp nội dung bản đồ thay đổi từ 35% trở lên. Các trường hợp khác được tính lại theo hệ số quy định tại Bảng 9. Bảng 9 TT Mức độ thay đổi Hệ số 1 25% - dưới 30% 0,85 2 30% - dưới 35 % 0,90 3 35% trở lên 1,00 2.1.2. Định mức vật tư và thiết bị 2.1.2.1. Định mức dụng cụ: ca/mảnh (79x109) cm Bảng 10 TT Danh mục dụng cụ ĐVT Thời hạn Mức 1 Áo BHLĐ cái 12 135,02 2 Bàn máy vi tính cái 96 135,02 3 Ghế xoay cái 96 135,02 4 Dép xốp đôi 6 135,02 5 Đồng hồ treo tường cái 60 33,75 6 Đèn neon 40W bộ 36 135,02 7 Bút dạ màu cái 1 0,40 8 Giá để tài liệu bằng sắt cái 96 33,75 9 Ký hiệu bản đồ quyển 48 0,86 10 Máy hút ẩm 2 kW cái 60 8,40 11 Máy hút bụi 1,5 kW cái 60 1,01 12 Máy tính tay cái 60 0,81 13 Ổn áp (chung) 10A cái 60 25,54 14 Quạt thông gió 40W cái 60 22,61 15 Quạt trần 100W cái 60 22,61 16 Tủ đựng tài liệu cái 96 33,75 17 Thước nhựa 1,2m cái 36 0,25 18 Lưu điện 600 W cái 60 102,17 19 Chuột máy tính cái 12 102,17 20 Điện năng kW 226,37 Ghi chú: Định mức tại Bảng 10 quy định cho Hiện chỉnh bản tác giả loại khó khăn 3, mức cho các loại khó khăn khác của từng bước công việc được tính theo hệ số quy định tại Bảng 11. Bảng 11 TT Công việc KK1 KK2 KK3 KK4 1 Biên tập kỹ thuật 0,16 0,21 0,23 0,30 1.1 Thu thập, đánh giá tài liệu 0,05 0,06 0,07 0,09 1.2 Xây dựng kế hoạch biên tập hiện chỉnh chi tiết 0,09 0,12 0,13 0,17 1.3 Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung 0,02 0,03 0,03 0,04 2 Hiện chỉnh bản tác giả dạng số 0,51 0,69 0,77 1,00 2.1 Chuẩn bị tài liệu 0,05 0,06 0,07 0,09 2.2 Biên tập hiện chỉnh các yếu tố nội dung 0,29 0,39 0,43 0,56 2.3 Điều tra hiện chỉnh thực địa 0,07 0,10 0,11 0,14 2.4 Cập nhật kết quả điều tra 0,04 0,05 0,06 0,08 2.5 Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số 0,06 0,09 0,10 0,13 Cộng 0,67 0,90 1,00 1,30 Ghi chú: Định mức quy định tại mục 2.3 và mục 2.4 Bảng 11 quy định cho trường hợp nội dung bản đồ thay đổi từ 35% trở lên. Các trường hợp khác được tính lại theo hệ số quy định tại Bảng 9. 2.1.2.2. Định mức thiết bị: ca/mảnh (79x109) cm Bảng 12 TT Danh mục thiết bị ĐVT CS KK1 KK2 KK3 KK4 1 Biên tập kỹ thuật Máy vi tính cái 0,40 12,59 21,26 23,60 30,68 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 3,51 4,75 5,27 6,85 Máy in laser cái 0,40 0,02 0,02 0,02 0,02 Điện năng kW 107,23 159,28 176,75 129,95 2 Hiện chỉnh bản tác giả dạng số Máy vi tính cái 0,40 34,55 46,64 51,77 67,30 Máy quét cái 2,50 1,06 1,41 1,54 1,95 Thiết bị nối mạng bộ 0,10 2,13 2,88 3,20 4,16 Máy chủ Netserver cái 0,40 2,13 2,88 3,20 4,16 Máy in phun A0 cái 0,40 0,90 1,10 1,34 1,62 Phần mềm biên tập bản đồ bản 2,13 2,88 3,20 4,16 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 6,82 9,20 10,22 13,28 Điện năng kW 276,35 372,13 410,41 535,41 Ghi chú: định mức cho từng bước công việc tính theo hệ số quy định tại Bảng 13. Bảng 13 TT Công việc Hệ số 1 Biên tập kỹ thuật 1,00 1.1 Thu thập, đánh giá tài liệu 0,30 1.2 Xây dựng kế hoạch biên tập hiện chỉnh chi tiết 0,55 1.3 Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung 0,15 2 Hiện chỉnh bản tác giả ở dạng số 1,00 2.1 Chuẩn bị tài liệu 0,09 2.2 Biên tập hiện chỉnh các yếu tố nội dung 0,56 2.3 Điều tra hiện chỉnh thực địa 0,14 2.4 Cập nhật kết quả điều tra 0,08 2.5 Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số 0,13 Ghi chú: Định mức quy định tại mục 2.3 và mục 2.4 Bảng 13 quy định cho trường hợp nội dung bản đồ thay đổi từ 35% trở lên. Các trường hợp khác được tính lại theo hệ số quy định tại Bảng 9. 2.1.2.3. Định mức vật liệu: tính cho mảnh (79x109) cm Bảng 14 TT Danh mục vật liệu ĐVT Mức 1 Sổ ghi chép công tác quyển 2,50 2 Bản lam kỹ thuật tờ 29,00 3 Giấy ghi ý kiến kiểm tra tờ 95,00 4 Giấy can mét 9,00 5 Giấy A4 ram 0,40 6 Ngòi bút vẽ kỹ thuật cái 4,00 7 Mực in laser hộp 0,01 8 Đĩa CD cái 3,00 9 Mực in phun (4 hộp) hộp 0,40 10 Cồn 96° lít 0,15 Ghi chú: (1) Định mức tính như nhau cho các loại khó khăn. (2) Định mức cho từng bước công việc tính theo hệ số quy định tại Bảng 15. Bảng 15 TT Công việc Hệ số 1 Biên tập kỹ thuật 0,23 1.1 Thu thập, đánh giá tài liệu 0,07 1.2 Xây dựng kế hoạch biên tập hiện chỉnh chi tiết 0,13 1.3 Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung 0,03 2 Hiện chỉnh bản tác giả dạng số 0,77 2.1 Chuẩn bị tài liệu 0,07 2.2 Biên tập hiện chỉnh các yếu tố nội dung 0,43 2.3 Điều tra hiện chỉnh thực địa 0,11 2.4 Cập nhật kết quả điều tra 0,06 2.5 Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số 0,10 Cộng 1,00 2.2. Biên tập hoàn thiện bản tác giả, biên tập phục vụ chế in và chế in, in bản đồ hành chính 2.2.1. Biên tập hoàn thiện bản tác giả Định mức cho Biên tập hoàn thiện bản tác giả thực hiện theo quy định thành lập mới BĐHC các cấp tại phần II Định mức KT-KT ban hành kèm theo Thông tư này với hệ số áp dụng 0,70. 2.2.2. Biên tập phục vụ chế in và chế in, in bản đồ hành chính Định mức cho biên tập phục vụ chế in và chế in, in BĐHC thực hiện theo quy định thành lập mới BĐHC các cấp tại phần II Định mức KT-KT ban hành kèm theo Thông tư này./.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "promulgation_date": "08/12/2017", "sign_number": "56/2017/TT-BTNMT", "signer": "Nguyễn Thị Phương Hoa", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Chi-thi-05-2007-CT-UBND-tang-cuong-quan-ly-chat-luong-cong-trinh-xay-dung-111725.aspx
Chỉ thị 05/2007/CT-UBND tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 05/2007/CT-UBND Phan Thiết, ngày 15 tháng 8 năm 2007 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN Quá trình thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo Luật Xây dựng, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương trên địa bàn tỉnh đang từng bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng còn nhiều tồn tại, chủ yếu là quá trình chuẩn bị đầu tư còn nhiều sai sót; hồ sơ dự án đầu tư, thiết kế cơ sở chất lượng chưa cao; lựa chọn nhà thầu xây dựng chưa đúng quy định… Nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng tại địa phương, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng không phân biệt nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận phải tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo các văn bản hiện hành của Trung ương, địa phương và các nội dung cụ thể như sau: 1. Đối với chủ đầu tư công trình xây dựng: Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong quản lý chất lượng công trình xây dựng; phải lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng có đủ điều kiện năng lực phù hợp với dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự lựa chọn của mình; hồ sơ khảo sát, thiết kế xây dựng khi trình thẩm định, phê duyệt phải được đính kèm hồ sơ năng lực của nhà thầu và các cá nhân chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế theo quy định; các dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật trước khi trình các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt phải được tổ chức kiểm tra đầy đủ về thủ tục pháp lý và chất lượng của hồ sơ. a) Về quản lý chất lượng khảo sát xây dựng: Chủ đầu tư phải phê duyệt nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng trước khi tiến hành khảo sát; tổ chức giám sát và nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng theo đúng quy định tại Điều 50 Luật Xây dựng, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ và tuân thủ hướng dẫn tại Thông tư số 07/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình, Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng. b) Về quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng: - Chủ đầu tư phải lập (hoặc thuê tổ chức tư vấn lập) và phê duyệt nhiệm vụ thiết kế trước khi lập hồ sơ thiết kế xây dựng công trình. Đối với các công trình phải thi tuyển thiết kế kiến trúc thì chủ đầu tư lập nhiệm vụ thiết kế trình người quyết định đầu tư phê duyệt làm cơ sở để tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình; - Chủ đầu tư có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán công trình theo quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Các quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán công trình phải được gửi về các cơ quan quy định tại khoản 2, Điều 7, Quyết định số 28/2007/QĐ-UBND ngày 04/6/2007 của UBND tỉnh. c) Về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình: - Chủ đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được trực tiếp quản lý điều hành dự án khi Giám đốc Ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập có đủ điều kiện năng lực tương ứng với Giám đốc tư vấn quản lý dự án quy định tại Điều 55 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ; - Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ; - Mọi sự thay đổi so với hồ sơ thiết kế - dự toán được duyệt mà phải điều chỉnh tổng mức đầu tư thì thực hiện theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình theo quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP và TCXDVN 371:2006 về nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng. Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công và bàn giao công trình; - Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao hồ sơ hoàn công cho các cơ quan theo quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BXD ngày 17/5/2006 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng; - Đối với các công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa quy định tại Điều 28 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP , chủ đầu tư phải hợp đồng với đơn vị tư vấn độc lập để kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình theo quy định tại Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng, nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng; - Định kỳ vào tuần đầu tháng 6, tháng 12 hàng năm lập báo cáo công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của đơn vị gửi về Sở Xây dựng và các sở quản lý xây dựng chuyên ngành theo quy định. d) Về bảo trì công trình: Người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo trì công trình theo quy định tại Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng. 2. Đối với các đơn vị tư vấn xây dựng: - Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lý chất lượng tư vấn xây dựng theo đúng quy định tại Điều 51 Luật Xây dựng và Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm tư vấn của mình; - Chỉ thực hiện các công việc phù hợp với năng lực và phạm vi hoạt động ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh của đơn vị, đối với đơn vị tư vấn đầu tư xây dựng công trình điện phải có giấy phép hoạt động điện lực; thực hiện công tác tư vấn xây dựng phải theo đúng trình tự và quy định của pháp luật. 3. Đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình: Phải thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ; thi công công trình phải theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, mọi sự thay đổi so với hồ sơ thiết kế - dự toán được duyệt phải có ý kiến chấp thuận của chủ đầu tư, cấp quyết định đầu tư theo quy định; bố trí người có đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường theo đúng quy định; phải tổ chức lưu trữ hồ sơ thiết kế, lập và lưu trữ hồ sơ hoàn công công trình do mình thực hiện; thực hiện bảo hành công trình theo quy định tại Chương VI, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ; 4. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: a) Sở Xây dựng: - Căn cứ Chỉ thị này, ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh; - Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra các chủ đầu tư, các đơn vị hoạt động xây dựng, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động xây dựng trên địa bàn. Đối với những vi phạm trong hoạt động xây dựng, phải làm rõ trách nhiệm của từng chủ thể, kịp thời kiến nghị xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền; - Bố trí cán bộ có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn phù hợp thực hiện công tác thẩm định thiết kế cơ sở và quản lý chất lượng công trình xây dựng; - Đối với các công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa theo quy định, phải có giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình mới cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình cho chủ đầu tư; - Thường xuyên kiểm tra, thông báo về điều kiện năng lực của các đơn vị hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh; - Định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn. b) Các sở có quản lý xây dựng chuyên ngành: - Căn cứ Chỉ thị này, ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn tỉnh; - Chủ động tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn; - Bố trí cán bộ có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn phù hợp thực hiện công tác thẩm định thiết kế cơ sở và quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành; - Định kỳ 6 tháng, một năm chủ động lập báo cáo công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng. c) Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước: - Chỉ chấp nhận thanh toán, thẩm định và phê duyệt quyết toán các hồ sơ khảo sát, thiết kế, giám sát, thẩm tra và thi công xây dựng khi có đủ hồ sơ quản lý chất lượng theo quy định (kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh của đơn vị hoạt động xây dựng, giấy phép hoạt động điện lực đối với đơn vị tư vấn đầu tư xây dựng công trình điện và hồ sơ năng lực các cá nhân chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công); - Chỉ chấp nhận thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình khi chủ đầu tư có giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng đối với các công trình xây dựng quy định tại Điều 28 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ. d) Sở Kế hoạch và Đầu tư: - Thẩm định công tác đấu thầu phải đúng theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định số 111/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; - Khi có yêu cầu của cơ quan chức năng đề nghị thu hồi giấy phép kinh doanh của các đơn vị vi phạm thì phối hợp thực hiện đúng theo quy định của pháp luật; - Phối hợp Sở Xây dựng rà soát và xác định năng lực của các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động xây dựng. e) UBND các huyện, thị xã, thành phố: - Chịu trách nhiệm toàn diện về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng do mình quyết định đầu tư; các công trình do cấp trên quyết định đầu tư và giao cho các cơ quan ở địa phương làm chủ đầu tư công trình trên địa bàn do mình quản lý; - Thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo và tổ chức công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn do mình quản lý; - Bố trí cơ quan lưu trữ đảm bảo lưu giữ được toàn bộ hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công công trình theo phân cấp; - Bố trí cán bộ có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn phù hợp thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Các cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 1 đến khoản 4 của Chỉ thị này, nếu có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BXD-BCA ngày 07/7/2007 của Bộ Xây dựng - Bộ Công an về việc hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng. UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh phải thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị này. Định kỳ 6 tháng, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh thông qua Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Huỳnh Tấn Thành
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Thuận", "promulgation_date": "15/08/2007", "sign_number": "05/2007/CT-UBND", "signer": "Huỳnh Tấn Thành", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-961-TB-TCHQ-2015-ket-qua-phan-loai-doi-voi-hang-hoa-xuat-nhap-khau-la-Chat-hoat-dong-be-mat-266152.aspx
Thông báo 961/TB-TCHQ 2015 kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là Chất hoạt động bề mặt
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 961/TB-TCHQ Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2015 THÔNG BÁO VỀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Căn cứ Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/1/2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Căn cứ Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế; Trên cơ sở kết quả phân tích của Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa XNK - Chi nhánh HCM tại Thông báo số 3172/TB-PTPLHCM ngày 26/12/2014 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau: 1. Tên hàng theo khai báo: Chất hoạt động bề mặt anion Aerosol GPG, dạng lỏng (mục 3). 2. Đơn vị nhập khẩu/xuất khẩu: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Minh Anh; địa chỉ: V4-V5 Ba Vì - cư xá Bắc Hải, P.15, Q.10, TP.HCM; MST: 0304863047. 3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10023598724/A11 ngày 12/12/2014 đăng ký tại Chi cục Hải quan CK cảng Cái Mép (Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). 4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Chế phẩm hoạt động bề mặt dạng anion, dạng lỏng. Thành phần gồm: chất hữu cơ hoạt động bề mặt dạng anion, Ethanol, Acetone. Hàm lượng rắn 71%. 5. Kết quả phân loại: Tên thương mại: Aerosol GPG. Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Chế phẩm hoạt động bề mặt dạng anion, dạng lỏng. Thành phần gồm: chất hữu cơ hoạt động bề mặt dạng anion, Ethanol, Acetone. Hàm lượng rắn 71%. Ký, mã hiệu, chủng loại: không rõ thông tin Nhà sản xuất: không rõ thông tin thuộc nhóm 34.02 “Chất hữu cơ hoạt động bề mặt (trừ xà phòng); các chế phẩm hoạt động bề mặt, các chế phẩm dùng để giặt, rửa (kể cả các chế phẩm dùng để giặt, rửa phụ trợ) và các chế phẩm làm sạch, có hoặc không chứa xà phòng, trừ các loại thuộc nhóm 34.01”, phân nhóm 3402.90 “- Loại khác”, mã số 3402.90.12 “- - - - Loại khác” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./. Nơi nhận: - Tổng cục trưởng (để b/c); - Các Cục HQ tỉnh,TP (để t/hiện); - Chi Cục HQ CK cảng Cái Mép (Cục HQ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); - Trung tâm PTPL HH XNK và các Chi nhánh; - Website Hải quan; - Lưu: VT, TXNK-PL-Thanh (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Nguyễn Dương Thái
{ "issuing_agency": "Tổng cục Hải quan", "promulgation_date": "02/02/2015", "sign_number": "961/TB-TCHQ", "signer": "Nguyễn Dương Thái", "type": "Thông báo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-02-2024-TT-TTCP-xet-tang-Ky-niem-chuong-Vi-su-nghiep-Thanh-tra-604986.aspx
Thông tư 02/2024/TT-TTCP xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra mới nhất
THANH TRA CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 02/2024/TT-TTCP Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2024 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP THANH TRA” Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022; Căn cứ Luật Thanh tra ngày 14 tháng 11 năm 2022; Căn cứ Nghị định số 81/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ; Căn cứ Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét tặng, tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương và quyền lợi, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”. Điều 2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” 1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” (sau đây gọi là Kỷ niệm chương) là hình thức tặng thưởng của Tổng Thanh tra Chính phủ cho cá nhân có thành tích đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Thanh tra. 2. Thanh tra Chính phủ xét tặng Kỷ niệm chương vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam (23 tháng 11) hằng năm và xét tặng đột xuất đối với các trường hợp đặc biệt. 3. Kỷ niệm chương có biểu tượng, hình dáng, kích cỡ, màu sắc thể hiện đặc trưng của ngành Thanh tra, phù hợp với quy định chung của Nhà nước; kèm theo Quyết định tặng Kỷ niệm chương là Bằng, khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương. Điều 3. Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương 1. Việc xét tặng Kỷ niệm chương đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch, công bằng và kịp thời. 2. Kỷ niệm chương được tặng một lần cho cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này. Chương II ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG Điều 4. Đối tượng xét tặng 1. Cá nhân đã và đang công tác trong các cơ quan thanh tra và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. 2. Cá nhân có thành tích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Thanh tra Việt Nam, gồm: a) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; b) Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các ban, ngành và đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương; c) Lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; d) Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đ) Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bí thư, Phó Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh, thành ủy thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; e) Trưởng ban, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương thuộc Bộ; g) Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương. 3. Cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam. 4. Các trường hợp khác do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định. Điều 5. Đối tượng chưa hoặc không xét tặng Kỷ niệm chương 1. Chưa xét tặng đối với cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền. 2. Chưa xét tặng đối với cá nhân đang trong thời gian thi hành kỷ luật. Thời gian chịu hình thức kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương. 3. Không xét tặng đối với các cá nhân đã bị buộc thôi việc, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị khai trừ ra khỏi Đảng. 4. Không xét tặng cho những cá nhân đã được tặng Huy chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”. Điều 6. Điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương 1. Cá nhân là lãnh đạo Thanh tra Chính phủ có thời gian giữ chức vụ từ đủ 04 năm trở lên tính đến ngày 01/9 của năm đề nghị xét tặng. 2. Cá nhân công tác trong các cơ quan thanh tra có thời gian công tác liên tục từ đủ 10 năm trở lên tính đến ngày 01/9 của năm đề nghị xét tặng. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có thời gian làm công tác thanh tra liên tục từ đủ 20 năm trở lên tính đến ngày 01/9 của năm đề nghị xét tặng. 3. Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này: a) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước có đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển ngành Thanh tra; b) Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại điểm b, điểm c, điểm d phải có thời gian giữ chức vụ ít nhất từ đủ 05 năm trở lên và có ít nhất 04 năm phụ trách hoặc theo dõi công tác thanh tra; c) Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại các điểm đ, điểm e, điểm g phải có thời gian giữ chức vụ ít nhất từ đủ 10 năm trở lên và có ít nhất 08 năm phụ trách hoặc theo dõi công tác thanh tra. 4. Các trường hợp khác do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định. Điều 7. Các cá nhân được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương như sau: 1. Cá nhân được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”, “Anh hùng lao động”, Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập các hạng được đề nghị xét tặng sau khi có quyết định khen thưởng. 2. Cá nhân được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, Huân chương các loại (trừ các loại Huân chương quy định tại khoản 1 Điều này) được đề nghị xét tặng sớm hơn 02 năm. 3. Cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh được đề nghị xét tặng sớm hơn 01 năm. 4. Cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được đề nghị xét tặng sớm hơn 06 tháng. 5. Cá nhân còn thiếu thời gian làm công tác thanh tra hoặc phụ trách, theo dõi công tác thanh tra tối đa 12 tháng so với quy định tính đến thời điểm nghỉ hưu, thì được ưu tiên xem xét tặng Kỷ niệm chương trước khi nghỉ hưu. 6. Các danh hiệu, hình thức khen thưởng để tính ưu tiên thời, gian xét tặng Kỷ niệm chương phải được tặng và công nhận trong thời gian cá nhân làm công tác thanh tra; cá nhân được tặng nhiều danh hiệu, hình thức khen thưởng thì được tính thời gian ưu tiên của danh hiệu, hình thức khen thưởng cao nhất. Chương III TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG Điều 8. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc xét tặng Kỷ niệm chương 1. Thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xét tặng và bảo đảm tính chính xác của hồ sơ đối với các cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình. 2. Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra cơ quan ngang Bộ, Chánh Thanh tra cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xét tặng và bảo đảm tính chính xác của hồ sơ đối với: a) Cá nhân quy định tại điểm c, điểm e khoản 2 Điều 4 của Thông tư này; b) Cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp, cá nhân công tác trong cơ quan thanh tra và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. 3. Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xét tặng và bảo đảm tính chính xác của hồ sơ đối với: a) Các cá nhân quy định tại các điểm d, điểm đ, điểm g khoản 2 Điều 4 của Thông tư này; b) Cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp, cá nhân công tác trong các cơ quan thanh tra và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 4. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương do các cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị và lập hồ sơ đề nghị xét tặng, bảo đảm tính chính xác của hồ sơ đối với: a) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương; b) Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ; c) Các cá nhân khác không thuộc trường hợp nêu tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này. Điều 9. Hồ sơ, thời gian đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương 1. Hồ sơ đề nghị xét tặng gồm: a) Tờ trình đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương; b) Danh sách đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương thực hiện theo Mẫu 01, Mẫu 02 và Mẫu 03 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Bản khai thành tích và quá trình công tác đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương thực hiện theo Mẫu 04 ban hành kèm theo và áp dụng đối với các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này; d) Bản sao các quyết định khen thưởng đối với các trường hợp được ưu tiên xét tặng. 2. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương được lập thành 02 bộ, 01 bộ lưu tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trình, 01 bộ gửi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra (qua Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ) trước ngày 10 tháng 9 hằng năm. Điều 10. Quy trình xét tặng Kỷ niệm chương 1. Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra trước ngày 10 tháng 10 hằng năm. 2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra có trách nhiệm tổng hợp, rà soát, thẩm định hồ sơ và trình Tổng Thanh tra Chính phủ xét, quyết định tặng Kỷ niệm chương cho cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này trước ngày 10 tháng 11 hằng năm. 3. Đối với các trường hợp khác, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, trình Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định. Điều 11. Tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương 1. Thời gian tổ chức trao tặng vào dịp Kỷ niệm Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam hằng năm. Việc trao tặng đảm bảo trang trọng, tránh phô trương, hình thức, lãng phí. 2. Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ tổ chức trao tặng cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại Thanh tra Chính phủ; các cá nhân quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Thông tư này. 3. Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra Cơ yếu có trách nhiệm tổ chức trao tặng cho các cá nhân quy định tại khoản 1 và điểm c, điểm e khoản 2 Điều 4 của Thông tư này. 4. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức trao tặng cho các cá nhân quy định tại khoản 1 và điểm đ, điểm đ, điểm g khoản 2 Điều 4 của Thông tư này. 5. Các trường hợp khác do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định. Điều 12. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc xét tặng Kỷ niệm chương 1. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương được nhận Bằng, khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương và kèm theo mức tiền thưởng không quá 0,6 lần mức lương cơ sở. Trong trường hợp thực hiện chính sách cải cách tiền lương thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. 2. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương có trách nhiệm gìn giữ, gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiếp tục phát huy truyền thống của ngành Thanh tra Việt Nam. 3. Tổ chức, cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương chịu trách nhiệm về tỉnh chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 13. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024. Thông tư số 01/2017/TT-TTCP ngày 10 tháng 4 năm 2017 của Thanh tra Chính phủ quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” hết hiệu lực khi Thông tư này có hiệu lực. Điều 14. Tổ chức thực hiện 1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. 2. Thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ; Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Cơ yếu; Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. 3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời bằng văn bản về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra để báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội; - HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương; - Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương; - Sở Nội vụ tỉnh, TP trực thuộc trung ương; - Công báo, Cổng TTĐT của Chính phủ, CSDL quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; Cổng TTĐT của TTCP; - Tổng TTCP, các Phó Tổng TTCP, các vụ, cục, đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ; - Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Lưu: VT, TCCB (5b). KT. TỔNG THANH TRA PHÓ TỔNG THANH TRA Dương Quốc Huy MẪU 01: Áp dụng đối với cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 02/2024/TT-TTCP ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Thanh tra Chính phủ TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Địa danh, ngày ... tháng ... năm ... DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP THANH TRA” (Kèm theo Tờ trình số:... ngày ... tháng... năm... của...) STT Họ và tên Năm sinh Chức vụ, đơn vị công tác (hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu) Thời gian công tác được tính để xét tặng Kỷ niệm chương (Nêu tổng thời gian) Đang công tác/ đã nghỉ hưu Các điều kiện được ưu tiên xét tặng (nếu có) Nam Nữ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) I Cá nhân công tác trong các cơ quan Thanh tra 1 2 II Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành 1 2 THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC (Ký tên, đóng dấu) MẪU 02: Áp dụng đối với cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 4 Thông tư số 02/2024/TT-TTCP ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Thanh tra Chính phủ TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Địa danh, ngày ... tháng ... năm ... DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP THANH TRA” (Kèm theo Tờ trình số: .... ngày .... tháng.... năm... của ...) STT Họ và tên Năm sinh Chức vụ, đơn vị công tác (hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu) Thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Thanh tra Thời gian lãnh đạo, phụ trách hoặc theo dõi công tác thanh tra (Cá nhân thuộc điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 và khoản 4 Điều 4 Thông tư số... /2024/TT-TTCP, nêu tổng thời gian và chi tiết từng giai đoạn theo chức vụ, vị trí công tác) Nam Nữ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 2 ... THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC (Ký tên, đóng dấu) MẪU 03: Áp dụng đối với cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 02/2024/TT-TTCP ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Thanh tra Chính phủ TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Địa danh, ngày ... tháng ... năm ... DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP THANH TRA” (Kèm theo Tờ trình số:... ngày... tháng... năm... của ...) STT Họ và tên Năm sinh Quốc tịch/Quốc gia đang sinh sống (Đối với cá nhân là người nước ngoài cần ghi rõ quốc tịch; cá nhân là người Việt Nam sống ở nước ngoài cần ghi rõ nước đang sinh sống) Thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Thanh tra Nam Nữ (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 2 ... THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC (Ký tên, đóng dấu) MẪU 04: Áp dụng đối với cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 02/2024/TT-TTCP ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Thanh tra Chính phủ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Địa danh, ngày ... tháng ... năm ... BẢN KHAI THÀNH TÍCH VÀ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ BẢN THÂN - Họ và tên: Nam, nữ: - Ngày, tháng, năm sinh: - Nơi ở hiện nay: - Chức vụ và nơi công tác hiện nay (hoặc trước khi nghỉ hưu): - Ngày nghỉ hưu (nếu có): II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC TRONG NGÀNH Thời gian công tác trong ngành Thanh tra (Nêu tổng thời gian và chi tiết theo chức vụ, vị trí công tác) Chức vụ, đơn vị công tác Danh hiệu và hình thức khen thưởng được ưu tiên (Quyết định khen thưởng số..., ngày, tháng, năm; cơ quan ban hành) (1) (2) (3) Cam kết: Tôi chưa từng được nhận Huy chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” III. KỶ LUẬT (Nếu có): THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC (Ký tên, đóng dấu) NGƯỜI KHAI (Ký, ghi rõ họ tên)
{ "issuing_agency": "Thanh tra Chính phủ", "promulgation_date": "20/03/2024", "sign_number": "02/2024/TT-TTCP", "signer": "Dương Quốc Huy", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Quyet-dinh-19-2008-QD-BCT-Quy-che-cap-Giay-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-Mau-D-huong-cac-uu-dai-theo-Hiep-dinh-uu-dai-thue-quan-co-hieu-luc-chung-CEPT-68687.aspx
Quyết định 19/2008/QĐ-BCT Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D hưởng các ưu đãi theo Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)
BỘ CÔNG THƯƠNG ----- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------ Số: 19/2008/QĐ-BCT Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA MẪU D ĐỂ HƯỞNG CÁC ƯU ĐÃI THEO HIỆP ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CÓ HIỆU LỰC CHUNG (CEPT) ĐỂ THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN (AFTA) BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG Căn cứ Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA); Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Xuất Nhập khẩu, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) đã được ký kết chính thức tại Singapore ngày 28 tháng 01 năm 1992 (trong Quy chế và các Phụ lục đính kèm gọi tắt là Quy chế cấp C/O Mẫu D). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Quyết định này thay thế Quyết định 1420 /2004/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại ngày 04 tháng 10 năm 2004 về việc ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN của Việt Nam - Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM) và các Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM. Điều 3. Văn phòng Bộ, Vụ Xuất Nhập khẩu và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục kiểm tra Văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Website Chính phủ; - Tổng cục Hải quan; - Các Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực thuộc Bộ Công Thương (9 phòng); - Các Ban Quản lý Khu chế xuất, Khu công nghiệp, Khu kinh tế (đã được uỷ quyền cấp C/O Mẫu D); - Các Sở Công Thương, Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch; - Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng và các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương; - Lưu: VT, XNK(10). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thành Biên QUY CHẾ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA MẪU D (Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2008/QĐ-BCT ngày 24 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)) Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Định nghĩa 1. Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) giữa các quốc gia Đông Nam Á (sau đây gọi tắt là Hiệp định CEPT) là Hiệp định đã được ký kết chính thức Singapore ngày 28 tháng 1 năm 1992. 2. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D (sau đây gọi tắt là C/O) là C/O do Tổ chức cấp C/O cấp cho hàng hoá xuất khẩu thoả mãn các quy định của Quy chế này để hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định CEPT. 3. Tổ chức cấp C/O Mẫu D của Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổ chức cấp C/O) là các Phòng quản lý xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương và các tổ chức khác do Bộ Công Thương ủy quyền. Danh sách các Tổ chức cấp C/O được quy định tại Phụ lục 13 và có thể được Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung theo từng thời điểm cụ thể. 4. Người đề nghị cấp C/O Mẫu D (sau đây gọi tắt là Người đề nghị cấp C/O) bao gồm Người xuất khẩu, Nhà sản xuất, người đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của Người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất. 5. Hệ thống eCOSys là hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Việt Nam có địa chỉ tại: http://www.ecosys.gov.vn. Điều 2. Hàng hoá được cấp C/O Hàng hoá được cấp C/O là hàng hoá đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về xuất xứ quy định tại Quy chế này. Điều 3. Trách nhiệm của Người đề nghị cấp C/O Người đề nghị cấp C/O có trách nhiệm: 1. Nộp hồ sơ thương nhân cho Tổ chức cấp C/O đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu; 2. Nộp Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O cho Tổ chức cấp C/O; 3. Chứng minh hàng hoá xuất khẩu đáp ứng các quy định về xuất xứ và tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức cấp C/O trong việc xác minh xuất xứ hàng hoá; 4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp C/O, kể cả trong trường hợp được Người xuất khẩu uỷ quyền; 5. Báo cáo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp về những C/O bị nước nhập khẩu từ chối công nhận C/O do các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp (nếu có); 6. Tạo điều kiện cho Tổ chức cấp C/O kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất hoặc nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến hàng hóa xuất khẩu; 7. Thông báo bằng văn bản cho Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đó lý do không đề nghị được cấp C/O tại nơi đó, đồng thời thông báo tên của Tổ chức cấp C/O mới nơi mà thương nhân đề nghị được cấp C/O; 8. Chứng minh tính xác thực về xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu khi có yêu cầu của Bộ Công Thương, Tổ chức cấp C/O, cơ quan Hải quan trong nước và cơ quan Hải quan nước nhập khẩu. Điều 4. Trách nhiệm của Tổ chức cấp C/O Tổ chức cấp C/O có trách nhiệm: 1. Hướng dẫn Người đề nghị cấp C/O nếu được yêu cầu; 2. Tiếp nhận, kiểm tra Hồ sơ thương nhân và Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O; 3. Xác minh thực tế xuất xứ của sản phẩm khi cần thiết; 4. Cấp C/O khi hàng hóa đáp ứng các quy định về xuất xứ của Quy chế này và Người đề nghị cấp C/O tuân thủ các quy định tại Điều 3 của Quy chế này; 5. Gửi mẫu chữ ký của những Người được ủy quyền ký C/O và con dấu của Tổ chức cấp C/O cho Bộ Công Thương (Vụ Xuất Nhập khẩu) theo quy định của Bộ Công Thương để đăng ký với cơ quan Hải quan của nước nhập khẩu; 6. Giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc cấp C/O theo thẩm quyền; 7. Xác minh lại xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu theo yêu cầu của Bộ Công Thương và cơ quan Hải quan nước nhập khẩu; 8. Trao đổi các thông tin liên quan đến việc đăng ký hồ sơ thương nhân trong trường hợp thương nhân có đăng ký hồ sơ thương nhân tại hai Tổ chức cấp C/O trở lên và các vấn đề khác có liên quan đến việc cấp C/O; 9. Thực hiện chế độ báo cáo và các yêu cầu khác theo quy định của Bộ Công Thương. Chương 2. THỦ TỤC CẤP C/O Điều 5. Đăng ký hồ sơ thương nhân 1. Người đề nghị cấp C/O chỉ được xem xét cấp C/O tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký Hồ sơ thương nhân. Hồ sơ thương nhân bao gồm: a) Đăng ký mẫu chữ ký của Người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân (Phụ lục 12); b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính); c) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính); d) Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân (Phụ lục 11). 2. Mọi sự thay đổi trong Bộ hồ sơ thương nhân phải được thông báo cho Tổ chức cấp C/O nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp C/O. Hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật hai (02) năm một lần. 3. Trong trường hợp đề nghị cấp C/O tại nơi cấp khác với nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đây, Người đề nghị cấp C/O phải cung cấp những lý do thích hợp bằng văn bản nêu rõ lý do không đề nghị cấp C/O tại nơi đã đăng ký Hồ sơ thương nhân trước đó và phải đăng ký Hồ sơ thương nhân tại Tổ chức cấp C/O mới đó. 4. Các trường hợp trước đây đã đề nghị cấp C/O nhưng chưa đăng ký Hồ sơ thương nhân phải đăng ký Hồ sơ thương nhân tại thời điểm đề nghị cấp C/O theo Quy chế này. Điều 6. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O 1. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp C/O (Phụ lục 10) đã được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ; b) Mẫu C/O đã được khai hoàn chỉnh; c) Tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan (các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo Tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp Tờ khai hải quan xuất khẩu); d) Hoá đơn thương mại; đ) Vận tải đơn. Trong trường hợp chưa có Tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O Mẫu D có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O. 2. Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu; giấy phép xuất khẩu (nếu có); hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước; mẫu nguyên liệu, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu. 3. Các loại giấy tờ quy định tại các điểm c, d, đ của khoản 1, khoản 2 có thể là bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của đơn vị hay tổ chức, hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng, đồng thời có kèm theo bản chính để đối chiếu. 4. Đối với các thương nhân tham gia eCOSys, Người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O sẽ kê khai các dữ liệu qua hệ thống eCOSys, ký điện tử và truyền tự động tới Tổ chức cấp C/O. Sau khi kiểm tra hồ sơ trên hệ thống eCOSys, nếu chấp thuận cấp C/O, Tổ chức cấp C/O sẽ thông báo qua hệ thống eCOSys cho thương nhân đến nộp bộ hồ sơ đầy đủ bằng giấy cho Tổ chức cấp C/O để đối chiếu trước khi cấp C/O. Điều 7. Tiếp nhận Bộ hồ sơ Khi Người đề nghị cấp C/O nộp Bộ hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận Bộ hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận phải thông báo cụ thể yêu cầu bằng văn bản, lập giấy biên nhận Bộ hồ sơ và giao cho Người đề nghị cấp một bản khi Tổ chức cấp C/O yêu cầu xuất trình thêm những chứng từ quy định tại khoản 2, Điều 6 của Quy chế này hoặc khi Người đề nghị cấp C/O yêu cầu. Đối với trường hợp phải xác minh thêm thì cần nêu rõ thời hạn theo quy định tại khoản 2, Điều 8 của Quy chế này. Điều 8. Cấp C/O 1. C/O phải được cấp sớm nhất trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm Người đề nghị cấp C/O nộp Bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 của điều này. 2. Tổ chức cấp C/O có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trong trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên Bộ hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó. Cán bộ kiểm tra của Tổ chức cấp C/O sẽ lập biên bản về kết quả kiểm tra này và yêu cầu Người đề nghị cấp C/O và/hoặc Người xuất khẩu cùng ký vào biên bản. Trong trường hợp Người đề nghị cấp C/O và/hoặc Người xuất khẩu từ chối ký, cán bộ kiểm tra phải ghi rõ lý do từ chối đó và ký xác nhận vào biên bản. Thời hạn xử lý việc cấp C/O đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Người đề nghị cấp nộp Bộ hồ sơ đầy đủ. 3. Thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của Người xuất khẩu, trừ trường hợp do lỗi của Người xuất khẩu. 4. Thời hạn cấp lại C/O theo quy định tại Điều 11, Phụ lục 7 không quá năm (05) ngày kể từ ngày Tổ chức cấp C/O nhận được đơn đề nghị cấp lại C/O. Điều 9. Từ chối cấp C/O 1. Tổ chức cấp C/O có quyền từ chối cấp C/O trong các trường hợp sau: a) Người đề nghị cấp C/O chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này; b) Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O không chính xác, không đầy đủ như quy định tại Điều 6 của Quy chế này; c) Người đề nghị cấp C/O chưa nộp chứng từ nợ theo quy định tại Điều 6; d) Bộ hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung; đ) Xuất trình Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân; e) Mẫu C/O khai bằng chữ viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực; g) Có căn cứ hợp pháp chứng minh sản phẩm không có xuất xứ theo quy định của Quy chế này hoặc Người đề nghị cấp C/O có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. 2. Khi từ chối cấp C/O, Tổ chức cấp C/O phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho Người đề nghị cấp C/O biết trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày từ chối. Chương 3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VIỆC CẤP C/O Điều 10. Thẩm quyền ký C/O 1. Chỉ những người đã hoàn thành thủ tục đăng ký mẫu chữ ký với Bộ Công Thương để chuyển đến Ban Thư ký ASEAN mới được quyền ký cấp C/O. 2. C/O mang chữ ký của người không thỏa mãn khoản 1 của điều này sẽ bị cơ quan Hải quan nước nhập khẩu từ chối cho hưởng ưu đãi. Điều 11. Cơ quan đầu mối Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) là cơ quan đầu mối thực hiện những công việc sau: 1. Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp C/O; 2. Thực hiện các thủ tục đăng ký mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký cấp C/O và mẫu con dấu của các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam với Ban Thư ký của ASEAN và chuyển mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký cấp C/O và mẫu con dấu của các Tổ chức cấp C/O của các nước thành viên thuộc Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho cơ quan Hải quan Việt Nam; 3. Giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện Quy chế cấp C/O Mẫu D. Điều 12. Chế độ báo cáo 1. Tổ chức cấp C/O đã tham gia kết nối hệ thống eCOSys phải thực hiện chế độ cập nhật thông tin hàng ngày (kể cả trường hợp không cấp được C/O nào trong ngày) về tình hình cấp C/O. Việc cập nhật thông tin tuân theo chuẩn do Bộ Công Thương quy định. 2. Những Tổ chức cấp C/O chưa tham gia kết nối hệ thống eCOSys phải thực hiện chế độ báo cáo hàng tháng. Báo cáo được gửi về Bộ Công Thương chậm nhất vào ngày mùng 5 tháng sau, tính theo dấu bưu điện hoặc theo ngày gửi thư điện tử. Hình thức và các biểu mẫu báo cáo sẽ do Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể. 3. Trong trường hợp sau năm (05) ngày làm việc kể từ ngày báo cáo gần nhất, nếu chưa nhận được báo cáo nói trên, Bộ Công Thương sẽ có công văn nhắc nhở lần thứ nhất. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày báo cáo gần nhất, nếu vẫn chưa nhận được báo cáo nói trên, Bộ Công Thương sẽ có văn bản nhắc nhở lần thứ hai. Sau mười lăm ngày (15) làm việc kể từ ngày báo cáo gần nhất, nếu vẫn không nhận được báo cáo nói trên, Bộ Công Thương sẽ ra quyết định đình chỉ việc cấp C/O của tổ chức đó và công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương. Điều 13. Phát hành C/O 1. Văn phòng Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với Vụ Xuất nhập khẩu để in C/O và phát hành cho các Tổ chức cấp C/O. 2. Tổ chức cấp C/O trực tiếp bán C/O cho Người đề nghị cấp và phải thực hiện việc quyết toán theo quy định. Điều 14. Lệ phí cấp C/O Người đề nghị cấp C/O nộp lệ phí cấp C/O cho Tổ chức cấp C/O. Lệ phí cấp C/O do Tổ chức cấp C/O quy định theo chế độ hiện hành của Bộ Tài chính về phí và lệ phí. Các mức lệ phí cấp C/O phải được niêm yết công khai tại nơi cấp. Chương 4. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 15. Cơ quan giải quyết khiếu nại Người xuất khẩu, Người đề nghị cấp C/O có quyền khiếu nại lên chính tổ chức đã cấp C/O. Tổ chức cấp C/O đó phải trả lời trong thời hạn ba (03) ngày làm việc. Trong trường hợp không thỏa mãn với trả lời nói trên, Người đề nghị cấp C/O có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công Thương hoặc khởi kiện ra Tòa án Hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo. Điều 16. Xử lý vi phạm Mọi hành vi gian lận về C/O sẽ bị xử lý theo quy định của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, các văn bản sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn liên quan. Nếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tuỳ theo tính chất và mức độ, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp việc vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện sai phạm trong hoạt động của các Tổ chức cấp C/O, tuỳ theo mức độ, Bộ Công Thương sẽ xử lý theo quy định của pháp luật và có thể đình chỉ hoạt động cấp C/O của Tổ chức cấp C/O đó. Điều 17. Thu hồi C/O đã cấp Tổ chức cấp C/O sẽ thu hồi C/O đã cấp trong những trường hợp sau: 1. Người xuất khẩu, Người đề nghị cấp C/O giả mạo bất kỳ chứng từ nào trong Bộ hồ sơ đã nộp. Ngoài ra, Tổ chức cấp C/O sẽ đưa tên Người xuất khẩu, Người đề nghị cấp C/O đã giả mạo chứng từ, lời khai vào Danh sách cần áp dụng các biện pháp kiểm tra chặt chẽ hơn khi cấp C/O, đồng thời thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi giả mạo chứng từ; 2. C/O được cấp không phù hợp các tiêu chuẩn xuất xứ. Điều 18. Thực hiện Quy chế Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương để giải quyết theo địa chỉ: Vụ Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04.2205444 Fax: 04.2205444 Email: [email protected] FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "24/07/2008", "sign_number": "19/2008/QĐ-BCT", "signer": "Nguyễn Thành Biên", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-644-QD-UBND-ke-hoach-thu-chi-dich-vu-moi-truong-rung-Quang-Ngai-2016-309806.aspx
Quyết định 644/QĐ-UBND kế hoạch thu chi dịch vụ môi trường rừng Quảng Ngãi 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 644/QĐ-UBND Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 04 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THU, CHI DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG NĂM 2016 CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002; Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 của Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; Căn cứ Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng theo Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; Căn cứ Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Quyết định số 998/QĐ-UBND ngày 04/07/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 712/SNN&PTNT ngày 6/4/2016, Nghị quyết số 01/NQ-HĐQLQ ngày 24/3/2016 của Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 869/STC-TCHCSN ngày 14/4/2016, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thu, chi năm 2016 của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, một số chỉ tiêu chủ yếu như sau: a) Phần thu: 13.977 triệu đồng. - Thu trong năm: 6.939,58 triệu đồng; - Nguồn thu năm trước chuyển sang năm 2015: 7.037,42 triệu đồng; b) Phần chi: 5.864,8 triệu đồng. - Chi hoạt động Bộ máy điều hành: 435,55 triệu đồng; - Chi trả DVMTR: 5.429,22 triệu đồng; c) Chuyển nguồn sang năm sau: 8.112,22 triệu đồng; (Chi tiết theo Phụ lục đính kèm) Điều 2. Tổ chức thực hiện a) Căn cứ Kế hoạch thu, chi năm 2016 được phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan theo đúng quy định; đồng thời thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ khi phát sinh nội dung chi và thực hiện chi thường xuyên, trích lập các Quỹ theo đúng quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. b) Giao Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi triển khai thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - CT, PCT(NL) UBND tỉnh; - VPUB: PCVP(NL), CB-TH; - Lưu: VT, NN-TNak325. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phạm Trường Thọ PHỤ LỤC KẾ HOẠCH THU, CHI NĂM 2016 CỦA QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH QUẢNG NGÃI (Kèm theo Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi) ĐVT: Triệu đồng STT NỘI DUNG Kế hoạch thu, chi năm 2016 Ghi chú (1) (2) (3) (4) A PHẦN THU 13.977,00 I Tổng thu dịch vụ môi trường rừng năm 2016 6.939,58 1 Thu tiền DVMTR của năm 2011 (truy thu) 1.098,75 - Công ty TNHH MTV Thủy điện Thiên Tân 1.098,75 2 Thu tiền DVMTR của năm 2012 (truy thu) 1.485,35 - Công ty TNHH MTV Thủy điện Thiên Tân 1.298,13 - Công ty Thủy điện Nước Trong 187,22 3 Nguồn thu DVMTR quý IV/2015 (truy thu) 1.100,41 3.1 Đối với các đơn vị sản xuất Thủy điện 995,01 - Công ty TNHH MTV Thủy điện Thiên Tân 363,30 - Công ty Cổ Phần HP 101,39 - Công ty Thủy điện Nước Trong 404,85 - Công ty TNHH Xây dựng Thủy điện Cà Đú 78,20 - Công ty Cổ Phần Thủy điện Huy Măng 47,26 3.2 Đối với các đơn vị sản xuất và cung ứng nước sạch 105,40 - Công ty Cổ phần cấp thoát nước và XD Quảng Ngãi 70,10 - Công ty Cổ phần Vinaconex 34,79 - Nhà máy Nước Khoáng Thạch Bích 0,51 4 Nguồn thu DVMTR từ quý I đến hết quý III năm 2016 3.255,07 4.1 Thu tại địa phương 1.999,02 4.1.1 Đối với các đơn vị sản xuất Thủy điện 1.681,71 - Công ty TNHH MTV Thủy điện Thiên Tân 836,70 - Công ty Cổ Phần HP 78,61 - Công ty Thủy điện Nước Trong 595,15 - Công ty TNHH Xây dựng Thủy điện Cà Đú 71,80 - Công ty Cổ Phần Thủy điện Huy Măng 99,46 4.1.2 Đối với các đơn vị sản xuất và cung ứng nước sạch 317,31 - Công ty CP Cấp thoát nước và Xây dựng Quảng Ngãi 197,90 - Công ty Cổ phần Vinaconex 117,21 - Nhà máy Nước Khoáng Thạch Bích 2,19 4.2 Thu từ nguồn điều phối từ Quỹ Bảo vệ và PTR Việt Nam 1.256,05 - Công ty Thủy Điện Đak Đrinh 1.190,61 - Công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Sơn 34,87 - Công ty Cổ phần Thủy điện Định Bình 20,24 - Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi 10,33 II Thu chuyển nguồn năm trước chuyển sang 7.037,42 1 Nguồn dự phòng 237,63 DP Năm 2014: 188 triệu đồng năm 2015: 49,4 triệu đồng 2 Nguồn kinh phí để trích lập các quỹ 12,80 Năm 2014: 2,8 triệu đồng năm 2015: 10 triệu đồng 3 Cải cách tiền lương (40%) 172,99 Năm 2014: 57,3 triệu đồng năm 2015: 115,6 triệu đồng 4 Nguồn thu ủy thác chi trả DVMTR cho chủ rừng năm 2015 1.509,43 5 Nguồn thu DVMTR các năm trước (chưa có đối tượng chi) 5.104,570 B PHẦN CHI 5.864,8 I Chi hoạt động bộ máy điều hành năm 2016 435,55 Chi tiết nội dung chi theo đề nghị của đơn vị tại Phụ lục đính kèm Công văn số 712/SNNPTNT ngày 06/4/2016 của Sở NNPTNT II Nguồn chi trả tiền DVMTR cho chủ rừng 5.429,22 1 Chi trả cho chủ rừng (đối với nguồn thu của năm 2015 - bao gồm tiền DVMTR; Lãi tiền gửi; Lãi do trả thiếu, trả chậm) 2.499,66 2 Chi trả cho chủ rừng (đối với nguồn thu trong năm 2016 - đối với thu nội tỉnh và nguồn từ TW chuyển về) 2.929,56 Chi trả hết 3 quý, quý 4 thu trong quý 1/2017 và thực hiện chi trả đến ngày 30/4/2016 sau khi có kết quả nghiệm thu C CHI CHUYỂN NGUỒN NĂM SAU (NĂM 2017) 8.112,22 1 Chuyển nguồn chi phí 423,42 2 Nguồn thu DVMTR các năm trước (chưa có đối tượng chi) 7.688,80 Xây dựng phương án trình UBND tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ngãi", "promulgation_date": "19/04/2016", "sign_number": "644/QĐ-UBND", "signer": "Phạm Trường Thọ", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Van-ban-hop-nhat-10-VBHN-BKHCN-2015-hop-nhat-quy-dinh-ve-Giai-thuong-Chat-luong-Quoc-gia-268402.aspx
Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BKHCN 2015 hợp nhất quy định về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 10/VBHN-BKHCN Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2015 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA Thông tư số 17/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2011, được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư số 07/2012/TT-BKHCN ngày 02 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 17/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012. Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Căn cứ Nghị quyết số 67/NQ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ; Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia như sau:[1] Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định chi tiết về tiêu chí và thang điểm xét thưởng, hình thức Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (sau đây viết tắt là GTCLQG); hệ thống tổ chức hoạt động GTCLQG; trình tự, thủ tục xét thưởng và tổ chức trao tặng GTCLQG. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp tham dự GTCLQG và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xét thưởng GTCLQG. Điều 3. Loại hình tham dự 1. Loại hình tổ chức, doanh nghiệp tham dự GTCLQG bao gồm: a) Sản xuất lớn; b) Sản xuất vừa và nhỏ; c) Dịch vụ lớn; d) Dịch vụ vừa và nhỏ. 2. Loại hình tổ chức, doanh nghiệp quy định tại điểm a và c khoản 1 Điều này là tổ chức, doanh nghiệp sử dụng trên 300 lao động chính thức (hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên). Loại hình tổ chức, doanh nghiệp quy định tại điểm b và d khoản 1 Điều này là tổ chức, doanh nghiệp sử dụng đến 300 lao động chính thức (hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên). Điều 4. Điều kiện tham dự 1. Tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham dự GTCLQG là các tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đã hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên tục tại Việt Nam và không vi phạm các quy định của pháp luật trong thời gian ít nhất 36 tháng, tính đến ngày 01 tháng 5 của năm tham dự. 2. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia, nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì sau 03 năm kể từ năm được Thủ tướng Chính phủ tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia tiếp tục được tham dự lại GTCLQG. 3. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải Bạc Chất lượng Quốc gia, nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được tiếp tục tham dự lại GTCLQG. Điều 5. Trình tự và hồ sơ đăng ký tham dự 1. Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký tham dự GTCLQG trước ngày 01 tháng 5 và nộp hồ sơ tham dự trước ngày 15 tháng 6 hằng năm tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi tổ chức, doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh. 2. Tổ chức, doanh nghiệp tham dự GTCLQG phải lập hồ sơ tham dự gồm: a) Bản đăng ký tham dự GTCLQG theo mẫu quy định tại Phụ lục III; b) Báo cáo giới thiệu chung về tổ chức, doanh nghiệp; c) Báo cáo tự đánh giá theo bảy tiêu chí của GTCLQG; d) Tài liệu chứng minh về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (bản sao chứng chỉ hoặc tài liệu liên quan); đ) Tài liệu chứng minh về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa chính với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (bản sao); e) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt và các kết quả quan trắc hằng năm theo quy định của pháp luật trong 03 năm gần nhất (bản sao); g) Xác nhận kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động hằng năm trong 03 năm gần nhất (bản chính hoặc bản sao); h) Các tài liệu chứng minh khác về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất, nếu có (bản sao). Chương II TIÊU CHÍ VÀ THANG ĐIỂM XÉT THƯỞNG, HÌNH THỨC GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA Điều 6. Tiêu chí và thang điểm xét thưởng 1. Tiêu chí xét thưởng theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và tổng điểm tối đa của bảy tiêu chí này là 1.000 điểm. Tổng điểm tối đa cho từng tiêu chí xét thưởng cụ thể như sau: a) Vai trò của lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp : 120 điểm b) Chiến lược hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp : 85 điểm c) Chính sách định hướng vào khách hàng và thị trường : 85 điểm d) Đo lường, phân tích và quản lý tri thức : 90 điểm đ) Quản lý, phát triển nguồn nhân lực : 85 điểm e) Quản lý quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp : 85 điểm g) Kết quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp : 450 điểm 2. Nội dung chi tiết của từng tiêu chí và cách cho điểm đối với từng nội dung chi tiết của mỗi tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Tổng cục TCĐLCL). Điều 7. Hình thức GTCLQG 1. GTCLQG bao gồm: a) Giải Vàng Chất lượng Quốc gia; b) Giải Bạc Chất lượng Quốc gia. Tổ chức, doanh nghiệp đạt GTCLQG được nhận Cúp theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và Giấy chứng nhận của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. 2.[2] Giải Vàng Chất lượng Quốc gia trao tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp được đánh giá là xuất sắc nhất thuộc bốn loại hình và có số điểm đánh giá theo các tiêu chí GTCLQG đạt từ 800 điểm trở lên. Giải Vàng Chất lượng Quốc gia được trao cho không quá 20 tổ chức, doanh nghiệp thuộc các loại hình. 3. Giải Bạc Chất lượng Quốc gia được trao tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt từ 600 điểm trở lên. Không hạn chế số lượng tổ chức, doanh nghiệp đạt Giải Bạc Chất lượng Quốc gia. Chương III HỆ THỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA Điều 8. Cơ quan quản lý và điều hành GTCLQG 1. Tổng cục TCĐLCL là Cơ quan thường trực GTCLQG, thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Đề xuất các chương trình, dự án, hoạt động hợp tác trong và ngoài nước về GTCLQG trình Bộ Khoa học và Công nghệ; b) Chủ trì và phối hợp với các tổ chức liên quan triển khai thực hiện các hoạt động GTCLQG; c) Chủ trì xây dựng và hướng dẫn thực hiện các văn bản, tài liệu nghiệp vụ về GTCLQG; d) Đề nghị danh sách các thành viên Hội đồng quốc gia GTCLQG (sau đây viết tắt là Hội đồng quốc gia) trình Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định; đ) Phối hợp với Hội đồng quốc gia thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này; tổ chức lấy ý kiến hiệp y của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét tặng GTCLQG; e) Thành lập các Hội đồng sơ tuyển GTCLQG (sau đây viết tắt là Hội đồng sơ tuyển); g) Tổ chức đào tạo, tập huấn và cấp chứng chỉ cho các thành viên Hội đồng sơ tuyển, chuyên gia đánh giá và các tổ chức, doanh nghiệp tham dự GTCLQG; h) Thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền về GTCLQG; i) Tổ chức lễ trao giải hằng năm cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt giải; k) Thực hiện hợp tác quốc tế về giải thưởng chất lượng; là đại diện của Việt Nam tham dự vào các tổ chức khu vực và quốc tế về giải thưởng chất lượng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đề cử tổ chức, doanh nghiệp đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia tham dự các giải thưởng chất lượng quốc tế và khu vực; l) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến GTCLQG; báo cáo và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xử lý các vi phạm về GTCLQG của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác có liên quan. 2. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì, chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng triển khai các hoạt động GTCLQG tại địa phương, thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Tổ chức triển khai hoạt động GTCLQG hằng năm tại địa phương theo hướng dẫn của Tổng cục TCĐLCL; b) Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp tham dự GTCLQG tại địa phương; c) Đề nghị danh sách các thành viên Hội đồng sơ tuyển trình Tổng cục TCĐLCL quyết định; d) Phối hợp với Hội đồng sơ tuyển thực hiện các nhiệm vụ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư này; đ) Đề xuất nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình về GTCLQG tại địa phương và báo cáo hoạt động hằng năm gửi Tổng cục TCĐLCL; e) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến GTCLQG tại địa phương. Điều 9. Hội đồng quốc gia 1. Hội đồng quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập theo đề nghị của Tổng cục TCĐLCL. Số lượng thành viên Hội đồng quốc gia từ 11 đến 17 thành viên là đại diện của các Bộ, ngành, cơ quan và tổ chức có liên quan. Hội đồng quốc gia gồm Chủ tịch, một Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Thành viên Hội đồng quốc gia là những người am hiểu về lĩnh vực quản lý chất lượng và nắm vững các tiêu chí và yêu cầu của GTCLQG. Chủ tịch điều khiển các phiên họp của Hội đồng quốc gia. Trường hợp Chủ tịch vắng mặt thì Phó Chủ tịch thay mặt Chủ tịch điều khiển các phiên họp của Hội đồng quốc gia. Hội đồng quốc gia làm việc theo nguyên tắc bàn bạc thống nhất của các thành viên có mặt. Các phiên họp của Hội đồng quốc gia phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự. Các quyết định của Hội đồng quốc gia chỉ có giá trị khi được ít nhất 3/4 số thành viên có mặt đồng ý. Thư ký Hội đồng quốc gia là cán bộ Tổng cục TCĐLCL. 2. Hội đồng quốc gia có nhiệm vụ: a) Đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ các chương trình triển khai hoạt động GTCLQG; b) Xem xét, đánh giá và thẩm định các hồ sơ của Hội đồng sơ tuyển; c) Tiến hành xem xét, đánh giá tại tổ chức, doanh nghiệp tham dự khi cần thiết; d) Xét chọn các doanh nghiệp xuất sắc nhất để đề nghị trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia và đề nghị danh sách các tổ chức, doanh nghiệp trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trao tặng GTCLQG. Điều 10. Hội đồng sơ tuyển 1. Hội đồng sơ tuyển do Tổng cục TCĐLCL quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hội đồng sơ tuyển có từ 7 đến 11 thành viên là đại diện các Sở, Ban, ngành và các tổ chức có liên quan tại địa phương. Hội đồng sơ tuyển gồm Chủ tịch, một Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Thành viên Hội đồng sơ tuyển là những người am hiểu về lĩnh vực quản lý chất lượng và nắm vững các tiêu chí và yêu cầu của GTCLQG. Chủ tịch điều khiển các phiên họp của Hội đồng sơ tuyển. Trường hợp Chủ tịch vắng mặt thì Phó Chủ tịch Hội đồng thay mặt Chủ tịch điều khiển các phiên họp của Hội đồng sơ tuyển. Hội đồng sơ tuyển làm việc theo nguyên tắc bàn bạc thống nhất của các thành viên có mặt. Các phiên họp của Hội đồng sơ tuyển phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự. Các quyết định của Hội đồng sơ tuyển chỉ có giá trị khi được ít nhất 3/4 số thành viên có mặt đồng ý. Thư ký của Hội đồng sơ tuyển là cán bộ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. 2. Hội đồng sơ tuyển có nhiệm vụ: a) Tiếp nhận bản đăng ký và hồ sơ tham dự GTCLQG của tổ chức, doanh nghiệp; b) Tiến hành việc xem xét, đánh giá trên hồ sơ và đánh giá tại chỗ tổ chức, doanh nghiệp tham dự; c) Lập hồ sơ đánh giá và đề xuất với Hội đồng quốc gia danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề nghị trao tặng GTCLQG; d) Thông báo bằng văn bản kết quả đánh giá và các thông tin phản hồi khác cho tổ chức, doanh nghiệp sau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng sơ tuyển. Chương IV TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA Điều 11. Quy trình đánh giá của Hội đồng sơ tuyển 1. Quá trình đánh giá Hội đồng sơ tuyển phải tiến hành đánh giá tổ chức, doanh nghiệp tham dự GTCLQG theo hai bước: - Bước 1: Đánh giá hồ sơ Hội đồng sơ tuyển cử nhóm chuyên gia tiến hành đánh giá hồ sơ tham dự GTCLQG của các tổ chức, doanh nghiệp. Nhóm đánh giá phải có ít nhất 03 chuyên gia đánh giá thực hiện việc đánh giá một cách độc lập. Sau khi đánh giá, nhóm chuyên gia phải lập báo cáo đánh giá thống nhất. Chuyên gia đánh giá phải am hiểu về lĩnh vực quản lý chất lượng và các tiêu chí, yêu cầu của GTCLQG, có chứng chỉ chuyên gia đánh giá GTCLQG. - Bước 2: Đánh giá tại tổ chức, doanh nghiệp Hội đồng sơ tuyển cử Đoàn đánh giá gồm đại diện của Hội đồng sơ tuyển và ít nhất 03 chuyên gia đánh giá, tiến hành đánh giá tại tổ chức, doanh nghiệp tham dự GTCLQG. Sau khi đánh giá, nhóm chuyên gia phải lập biên bản đánh giá. 2. Kết quả đánh giá Căn cứ vào kết quả đánh giá trên hồ sơ và đánh giá tại chỗ, Hội đồng sơ tuyển quyết định danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất xét tặng GTCLQG và gửi các hồ sơ liên quan (05 bản in và 01 đĩa CD) cho Hội đồng quốc gia thông qua Tổng cục TCĐLCL trước ngày 01 tháng 8 hằng năm. 3. Hồ sơ của Hội đồng sơ tuyển bao gồm: - Hồ sơ tham dự của tổ chức, doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này; - Kết quả xem xét đánh giá của Hội đồng sơ tuyển đối với từng tổ chức, doanh nghiệp (báo cáo đánh giá thống nhất, bảng điểm tổng hợp, biên bản đánh giá tại chỗ, biên bản họp của Hội đồng sơ tuyển); - Văn bản đề nghị của Hội đồng sơ tuyển kèm theo danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất trao giải. Điều 12. Quy trình đánh giá của Hội đồng quốc gia 1. Hội đồng quốc gia cử nhóm chuyên gia xem xét và thẩm định hồ sơ của các tổ chức, doanh nghiệp tham dự được Hội đồng sơ tuyển đề xuất trao giải và các hồ sơ liên quan của Hội đồng sơ tuyển. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng quốc gia cử đoàn đánh giá tiến hành đánh giá, thẩm định tại tổ chức, doanh nghiệp để bổ sung các thông tin làm cơ sở cho việc xét chọn và trao giải. 2. Căn cứ kết quả đánh giá, thẩm định hồ sơ và tại tổ chức, doanh nghiệp, Hội đồng quốc gia quyết định danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất tặng GTCLQG. 3. Trước ngày 01 tháng 10 hằng năm, Tổng cục TCĐLCL gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện để đề nghị hiệp y trao GTCLQG. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản trả lời trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị hiệp y. 4. Hội đồng quốc gia và Tổng cục TCĐLCL hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trao tặng GTCLQG trước ngày 01 tháng 11 hằng năm. 5. Hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ bao gồm: - Báo cáo hoạt động GTCLQG trong năm, báo cáo đánh giá hồ sơ và đánh giá tại tổ chức, doanh nghiệp, nếu có; - Biên bản họp Hội đồng quốc gia; - Danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề nghị trao giải; - Các hồ sơ, tài liệu liên quan khác, nếu có. 6. Tổng cục TCĐLCL phối hợp với Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị trao tặng GTCLQG cho các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 11 hằng năm. 7. Tổng cục TCĐLCL có trách nhiệm thông báo kết quả xét thưởng cho Hội đồng sơ tuyển và các tổ chức, doanh nghiệp đạt giải sau khi có quyết định trao giải của Thủ tướng Chính phủ. 8. Tổng cục TCĐLCL tổ chức lễ trao giải cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt GTCLQG vào tháng 12 hằng năm sau khi có quyết định trao giải của Thủ tướng Chính phủ. Chương V CÁC QUY ĐỊNH KHÁC Điều 13. Kinh phí hoạt động 1. Nguồn kinh phí tổ chức hoạt động GTCLQG: Nguồn kinh phí hoạt động của GTCLQG theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Nguồn kinh phí này bao gồm: a) Kinh phí từ ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp khoa học công nghệ; b) Kinh phí đóng góp từ các tổ chức, doanh nghiệp tham dự GTCLQG; c) Nguồn thu từ các khoản ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước; thu từ việc cung cấp các dịch vụ gia tăng cho các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động GTCLQG; các khoản thu khác (nếu có) được sử dụng để chi cho hoạt động GTCLQG. 2. Quản lý và sử dụng: Việc quản lý và sử dụng kinh phí cho hoạt động GTCLQG theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn về quản lý tài chính hiện hành. Điều 14. Quyền lợi của tổ chức, doanh nghiệp đạt GTCLQG 1. Tổ chức, doanh nghiệp đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia được đề cử tham dự các giải thưởng chất lượng khu vực và quốc tế. 2. Tổ chức, doanh nghiệp đạt GTCLQG được phép thông báo, tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức giới thiệu khác về đơn vị mình, được sử dụng biểu trưng (lôgô) của GTCLQG theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này trên ấn phẩm của tổ chức, doanh nghiệp. 3. Tổ chức, doanh nghiệp đạt GTCLQG được các Bộ, ngành và địa phương quan tâm ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại và các chương trình phát triển năng suất chất lượng. 4. Tổ chức, doanh nghiệp đạt giải được các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng nguồn quỹ khen thưởng hằng năm để khen thưởng theo quy định của pháp luật. Điều 15. Xử lý vi phạm 1. Trong thời gian 03 năm, kể từ ngày tổ chức, doanh nghiệp đạt giải, nếu bị phát hiện có hành vi gian lận trong quá trình tham dự GTCLQG hoặc vi phạm các quy định của Thông tư này và quy định pháp luật khác làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của GTCLQG thì Hội đồng quốc gia căn cứ vào mức độ vi phạm của tổ chức, doanh nghiệp đạt giải để xem xét và kiến nghị việc thu hồi, hủy bỏ kết quả đã trao tặng. 2. Việc thu hồi, hủy bỏ kết quả đã trao tặng đối với tổ chức, doanh nghiệp đạt GTCLQG phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 16. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2011 và thay thế cho Thông tư 11/2009/TT-BKHCN ngày 06/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia./. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để báo cáo) - Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo); - Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ (để đăng tải); - Lưu: VT, TĐC, PC. XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Việt Thanh FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN [1] Thông tư số 07/2012/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 17/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia có căn cứ ban hành như sau: “Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 17/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.” [2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 07/2012/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 17/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012.
{ "issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ", "promulgation_date": "27/02/2015", "sign_number": "10/VBHN-BKHCN", "signer": "Trần Việt Thanh", "type": "Văn bản hợp nhất" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-12-2011-QD-UBND-hanh-dong-phat-trien-nguon-nhan-luc-tinh-Tay-Ninh-190957.aspx
Quyết định 12/2011/QĐ-UBND hành động phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 12/2011/QĐ-UBND Tây Ninh, ngày 31 tháng 3 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ IX VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2011-2015 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/ĐH, ngày 11 tháng 9 năm 2010 của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 598/TTr-SKHĐT, ngày 29 tháng 3 năm 2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2015. Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Quyết định này. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Thu Thủy CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ IX VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2011-2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có khả năng thích ứng với môi trường làm việc phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh nhà là thách thức đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và những năm tiếp theo của tỉnh Tây Ninh. Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đã xác định: “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà” là một trong những giải pháp đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh đã đề ra, UBND tỉnh xây dựng Chương trình hành động về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015, với nội dung như sau: I. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2010 Nhân lực tỉnh Tây Ninh đã có bước phát triển. Từ năm 1999 đến năm 2010: Quy mô dân số tăng bình quân hàng năm 1,02%; dân số tỉnh năm 1999 là 961.981 người, đến năm 2010 là 1.075.341 người. Số người tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên tăng bình quân hàng năm 2,53%; năm 1999 là 463.732 người, chiếm 48,2% dân số, đến năm 2010 là 610.579 người, chiếm 56,78% dân số. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động được nâng lên, năm 1999: Số người tốt nghiệp tiểu học chiếm 31,4%, số người tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 33,21% và số người tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 15,91% tổng lao động tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên; đến năm 2010 tương ứng là 23,8%, 43,87% và 27,64%; tỷ lệ qua đào tạo và dạy nghề tăng từ 15% năm 1999 lên 45% vào năm 2010; số sinh viên đại học trên vạn dân đạt 220 sinh viên vào năm 2010. Đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh, huyện, xã đến 31/12/2009 là 26.644 người, số người có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ 0,69%; có trình độ đại học và tương đương chiếm tỷ lệ 29%; trong đó: Cán bộ, công chức cấp xã là 1.812 người, số người tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 79,97%, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là 5.751 người, số người tốt nghiệp văn hóa cấp 3 chiếm 38,82%. Cơ sở vật chất tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực của tỉnh được quan tâm đầu tư. Đến năm 2010; mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục phổ thông phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng yêu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh. Tính đến năm học 2009-2010, 100% xã phường, thị trấn có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, 9/9 huyện, thị xã có trường trung học phổ thông; trên địa bàn tỉnh có 117 trường mầm non, 286 trường tiểu học, 107 trường trung học cơ sở, 31 trường trung học phổ thông. Mạng lưới giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn có 01 trường cao đẳng sư phạm, 02 trường trung cấp chuyên nghiệp, 03 trường trung cấp nghề, trên 190 cơ sở dạy nghề. Thời gian qua, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện chiến lược “Nâng cao dân trí”, chính sách đào tạo, thu hút nguồn lao động có chất lượng cao; phát triển hệ thống dạy nghề để tăng cơ hội học nghề cho mọi đối tượng có nhu cầu đã góp phần đưa chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh từng bước được nâng lên. Đạt được kết quả trên là do sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự hỗ trợ, giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn lớn; thiếu lao động lành nghề, thiếu các chuyên gia kỹ thuật giỏi; lực lượng lao động nông - lâm - thủy sản chủ yếu là lao động phổ thông hoặc được đào tạo qua hình thức “Nghề dạy nghề”, chỉ có 3,4% có chuyên môn kỹ thuật; lực lượng cán bộ, công chức ở khu vực Nhà nước còn thiếu đội ngũ chuyên gia đầu ngành, phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn quy định. Những mặt hạn chế có nhiều nguyên nhân: Nguồn lực đầu tư xây dựng các trường nghề còn hạn chế, xã hội hóa đào tạo, dạy nghề chưa nhiều; trang thiết bị ở các trường dạy nghề vừa thiếu, vừa lạc hậu, hầu hết cơ sở dạy nghề với quy mô nhỏ, chủ yếu là lớp dạy nghề ngắn hạn với ngành nghề đơn giản; đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai; sự gắn kết giữa các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, hoạt động dạy nghề trong tỉnh thời gian qua chủ yếu dựa trên khả năng thực tế của cơ sở dạy nghề, chưa chú trọng đúng mức tới nhu cầu thực tế của thị trường lao động. II.MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung: Đáp ứng đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo sự chuyển biến về chất lượng đào tạo, dạy nghề; gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, nhất là nhân lực khoa học - công nghệ, cán bộ quản lý, kinh doanh và công nhân kỹ thuật lành nghề, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. 2. Mục tiêu cụ thể: Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông: Giáo dục toàn diện từ mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Thực hiện nhiệm vụ đổi mới công tác quản lý giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục; chăm lo và đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tập trung củng cố cơ sở đào tạo, dạy nghề công lập; đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao trình độ giảng viên. Đẩy mạnh xã hội hóa, mở rộng liên kết đào tạo, đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Phấn đấu đến năm 2015: Tỷ lệ lao động qua đào tạo, dạy nghề chiếm 60% tổng lao động đang làm việc, trong đó: Đào tạo 15%, dạy nghề 45%; đạt 300 sinh viên đại học trên vạn dân; số người có trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp đạt 600 người trên vạn dân; Xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Tạo điều kiện cho giáo viên, giảng viên tiếp cận thị trường kiến thức mới, tham gia vào các hoạt động chuyên ngành thực tiễn. Phấn đấu đạt trên 60% giáo viên có trình độ trên chuẩn và 05% giảng viên có trình độ tiến sĩ. Nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức tỉnh, huyện, xã; thực hiện chính sách đào tạo, thu hút nhân tài của tỉnh; hỗ trợ đào tạo đội ngũ học sinh, sinh viên khá, giỏi có hộ tịch trong tỉnh đối với các chuyên ngành mà tỉnh có nhu cầu. Khuyến khích, đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng. Đẩy mạnh các chương trình phòng, chống dịch bệnh; thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân góp phần nâng cao thể lực của nguồn nhân lực. III. NHIỆM VỤ 1. Giáo dục - đào tạo 1.1. Tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ, đề án đã được triển khai - Củng cố, duy trì và phát huy kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đẩy mạnh phổ cập bậc trung học trong toàn tỉnh. - Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015. - Đề án Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi giai đoạn 2011-2015. - Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ của giáo viên giai đoạn 2008-2012. 1.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, kế hoạch, nhiệm vụ đến năm 2015 - Đề án phát triển trường chuyên Hoàng Lê Kha. - Đề án phát triển các trường bán trú ở các cấp học. - Đề án xây dựng ký túc xá sinh viên. - Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên. - Đề án xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011-2015. - Đề án nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm, Trung cấp Y tế, Trung cấp Kinh tế - kỹ thuật, Trung cấp nghề Tây Ninh lên trường đại học, cao đẳng. - Đề án xã hội hóa giáo dục - đào tạo giai đoạn 2011-2015 (danh mục xã hội hóa, chính sách ưu đãi). - Kế hoạch hợp tác trong giáo dục – đào tạo giai đoạn 2011-2015. - Thống kê thông tin số lượng học sinh tốt nghiệp phổ thông vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp theo mỗi năm học; số sinh viên của Tây Ninh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong, ngoài tỉnh làm việc tại Tây Ninh. 1.3. Đầu tư một số cơ sở đào tạo chủ yếu - Xây dựng Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, Thị xã, Trảng Bàng, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành. Thời gian thực hiện: 2011-2012, vốn Trung ương hỗ trợ mục tiêu, vốn xổ số kiến thiết. - Xây dựng Trung tâm giáo dục thường xuyên Tân Biên, Gò Dầu, Bến Cầu. Thời gian thực hiện: 2013-2014, vốn xổ số kiến thiết. - Nâng cấp trường trung học y tế. Thời gian thực hiện: 2012-2014, vốn xổ số kiến thiết. - Nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm thành trường Đại học. Thời gian thực hiện: 2011-2014, vốn Trung ương hỗ trợ mục tiêu, vốn xổ số kiến thiết. - Nâng cấp trường Trung cấp nghề Tây Ninh. Thời gian thực hiện: 2011-2015, vốn Trung ương hỗ trợ mục tiêu, vốn xổ số kiến thiết. - Xây dựng trường Đại học tư thục. Thời gian thực hiện: Từ năm 2011, vốn doanh nghiệp. - Xây dựng trường Cao đẳng Văn hóa – Thể thao và Du lịch khi có điều kiện. Thời gian thực hiện: 2012-2015, vốn doanh nghiệp. 2. Dạy nghề 2.1. Tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ, đề án đã được triển khai - Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020. - Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động, phát triển dịch vụ giới thiệu việc làm; liên kết giữa cung và cầu lao động; giữa người lao động, cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động. 2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án, nhiệm vụ đến năm 2015 - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới dạy nghề tỉnh Tây Ninh đến năm 2020. - Quy hoạch quỹ đất sạch cho phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2015. - Kế hoạch nâng cao chất lượng dạy nghề của mỗi cơ sở đào tạo, dạy nghề được cấp ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015 (đồng bộ cả cơ sở vật chất - trang thiết bị - nâng cao trình độ giảng viên) làm cơ sở để đầu tư. - Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015, làm cơ sở triển khai kế hoạch hàng năm. - Kế hoạch hợp tác trong dạy nghề giai đoạn 2011-2015. - Đề án nâng cao chất lượng dạy nghề giai đoạn 2011-2015 (cơ sở vật chất; trang thiết bị; đào tạo, bồi dưỡng giảng viên). - Đề án giải quyết lao động cho các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. - Đề án xã hội hóa dạy nghề giai đoạn 2011-2015 (danh mục cơ sở kêu gọi đầu tư chính sách ưu đãi…). - Cơ chế phối hợp giữa Nhà nước với doanh nghiệp và cơ sở đào tạo trong việc giải quyết cung – cầu lao động. - Thống kê số sinh viên, học sinh các trường dạy nghề của tỉnh tốt nghiệp ra trường tìm được việc làm, trong đó: Số người có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo. 2.3. Đầu tư một số cơ sở dạy nghề chủ yếu - Nâng cấp Trường Trung cấp nghề Tây Ninh. Thời gian thực hịên: 2011-2015, vốn Trung ương hỗ trợ mục tiêu, vốn xổ số kiến thiết. - Nâng cấp, mở rộng trường Trung cấp nghề khu vực Nam Tây Ninh. Thời gian thực hiện: 2011-2015, vốn xổ số kiến thiết. - Xây dựng Trung tâm dạy nghề Khu Công nghiệp Chà Là. Thời gian thực hiện: 2011-2014, vốn doanh nghiệp. - Xây dựng Trung tâm dạy nghề khu vực Bắc Tây Ninh. Thời gian thực hiện: 2011-2015, vốn doanh nghiệp. 3. Nhân lực của bộ máy Nhà nước Tiếp tục tập trung thực hiện các chính sách, đề án, kế hoạch đã được triển khai: - Chính sách “Đào tạo và thu hút nhân tài của tỉnh Tây Ninh”. - Đề án “Hỗ trợ đào tạo đại học, sau đại học dành cho học sinh, sinh viên, học viên tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010-2015”: hỗ trợ đào tạo đội ngũ học sinh, sinh viên khá, giỏi có hộ tịch trong tỉnh đối với các chuyên ngành mà tỉnh có nhu cầu. - Đề án “Đào tạo cán bộ, công chức, viên chức trình độ sau đại học tại các cơ sở nước ngoài giai đoạn 2010-2015”: Phấn đấu đào tạo 100 cán bộ, công chức, viên chức, công chức dự bị, dự nguồn cán bộ, công chức của tỉnh, huyện, xã; trong đó thạc sĩ: 90 người, tiến sĩ: 10 người. - Đề án tạo nguồn chức danh Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010-2020. - Kế hoạch “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”: Phấn đấu đến năm 2015: 100% cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã còn thiếu chuẩn được đào tạo, bồi dưỡng đủ tiêu chuẩn chức danh theo quy định; 10% cán bộ, công chức ở cấp xã được đào tạo liên thông lên đại học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; 20% công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị; 50% cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách các xã khu vực biên giới biết viết, nói tiếng Khmer. - Kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã giai đoạn 2011-2015 thuộc nội dung đầu tư của đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; làm cơ sở cho triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm. - Kế hoạch đào tạo, thu hút 120 bác sĩ, dược sĩ trong giai đoạn 2011-2015. 4. Nâng cao thể lực nguồn nhân lực Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch đến năm 2015: - Chương trình mục tiêu Quốc gia về Y tế giai đoạn 2011-2015. - Kế hoạch phát triển các khu vui chơi, giải trí giai đoạn 2011-2015. - Kế hoạch phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng giai đoạn 2011-2015. IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Huy động vốn - Tập trung huy động các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương (Trái phiếu Chính phủ, Chương trình mục tiêu Quốc gia), vốn từ ngân sách địa phương (xổ số kiến thiết) để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục đào tạo, dạy nghề, đồng thời đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, dạy nghề. - Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, quy hoạch quỹ đất sạch, có chính sách ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn; khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện mở rộng, thành lập mới cơ sở dạy nghề. - Tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác. Huy động nguồn lực khác của các doanh nghiệp, của người học, của các nhà đầu tư. 2. Xây dựng hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực - Chính sách ưu đãi đầu tư về sử dụng đất đai, vay vốn ưu đãi đầu tư xây dựng các cơ sở phát triển nhân lực. - Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực. Tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước; hàng năm dành kinh phí từ ngân sách và sử dụng các nguồn khác để đưa cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài. - Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài để giữ và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao. - Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội. Hỗ trợ thực hiện kịp thời chính sách đối với hộ nghèo; người lao động bị mất việc làm, tạo điều kiện tìm việc làm mới. - Chính sách phát triển thị trường lao động và thông tin thị trường lao động. Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm; liên kết giữa cung và cầu lao động; giữa người lao động, cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động. 3. Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực - Phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương tạo điều kiện về chương trình dạy - học mới, giáo trình, giáo án, nâng cao trình độ giáo viên và nguồn vốn để phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội. - Phối hợp và hợp tác với các trường đại học, các tỉnh bạn trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực, có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực giữa các tỉnh để điều tiết cung cầu lao động trên thị trường lao động. - Phối hợp và hợp tác chặt chẽ với các đơn vị trong tỉnh trong mối quan hệ chặt chẽ, bền vững giữa các cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Kết hợp giữa đào tạo, dạy nghề với giải quyết việc làm. 4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển nhân lực Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội: Cùng với vốn, khoa học - công nghệ, tài nguyên thì vốn con người là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuyên truyền để người dân nhận thấy con đường nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỷ thuật chính là cơ sở giúp người lao động tìm hoặc tạo việc làm phù hợp có thu nhập cao. Khuyến cáo các cơ sở đào tạo phát triển các hình thức đào tạo theo hợp đồng của doanh nghiệp, đào tạo theo nhu cầu của xã hội; có kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý theo hướng chuẩn hóa, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng nhu cầu giảng dạy. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thành lập Ban chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2015. Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể; tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình; sơ, tổng kết theo định kỳ quý, 6 tháng, năm. 2. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện, thị xã tham mưu UBND tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo. 3. Sở Lao động - Thuơng binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện, thị xã tham mưu UBND tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch thuộc lĩnh vực dạy nghề. Kiện toàn tổ chức nhân sự làm công tác quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm, đảm bảo có sự gắn kết giữa dạy nghề và giải quyết việc làm. 4. Sở Nội vụ phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện, thị xã tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện đề án, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nguồn lực có trình độ cao vào làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nuớc; tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện các chính sách đối với nhân lực khu vực Nhà nước. 5. Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện, thị xã tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về Y tế, xây dựng kế hoạch đào tạo, thu hút bác sĩ, dược sĩ. 6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện, thị xã tham mưu UBND tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện phát triển các khu vui chơi, giải trí trên địa bàn; đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao quần chúng. 7. Ban quản lý Khu Kinh tế Tây Ninh phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện, thị xã tham mưu UBND tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện đề án giải quyết lao động cho khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. 8. Các cơ sở đào tạo, dạy nghề được cấp ngân sách Nhà nước xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề giai đoạn 2011-2015 (đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao trình độ giảng viên); kế hoạch hợp tác trong đào tạo, dạy nghề giai đoạn 2011-2015. 9. Các sở, ban, ngành, đơn vị tỉnh, UBND huyện, thị xã liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề thuộc đơn vị phụ trách; UBND huyện, thị xã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg , ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. 10. Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh: Quy hoạch quỹ đất để xã hội hóa đào tạo, dạy nghề; chính sách ưu đãi về đất đai đối với các dự án đào tạo, dạy nghề. 11. Sở Tài chính - Tham mưu UBND tỉnh chính sách tài chính cho phát triển nguồn nhân lực; tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho đào tạo, dạy nghề; kinh phí từ ngân sách để đưa cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài. - Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đào tạo, dạy nghề; hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị đào tạo để tăng tính chủ động và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong thực hiện nguồn vốn được giao. 12. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh huy động các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn hỗ trợ mục tiêu của Trung ương, vốn vay, vốn ODA, các nguồn vốn phi chính phủ, vốn của các doanh nghiệp, của người học để đầu tư phát triển đào tạo, dạy nghề. - Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đào tạo, dạy nghề; nhất là tham mưu bố trí vốn thực hiện kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia, kế hoạch đầu tư các trường chuyên nghiệp, dạy nghề công lập trên địa bàn, đầu tư mạng lưới y tế, các khu vui chơi giải trí theo kế hoạch giai đoạn 2011-2015. - Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp kế hoạch xã hội hóa giáo dục - đào tạo – dạy nghề giai đoạn 2011-2015, chính sách ưu đãi để xã hội hóa. Đề nghị Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thể các cấp vận động các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện Chương trình và giám sát thực hiện Chương trình./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Tây Ninh", "promulgation_date": "31/03/2011", "sign_number": "12/2011/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Thị Thu Thủy", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-bao-89-TB-VPCP-2020-ket-luan-Thu-tuong-Chinh-phu-tai-cuoc-hop-phong-chong-dich-COVID-19-436787.aspx
Thông báo 89/TB-VPCP 2020 kết luận Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp phòng chống dịch COVID-19
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 89/TB-VPCP Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2020 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI CUỘC HỌP THƯỜNG TRỰC CHÍNH PHỦ VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 Ngày 09 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Y tế, Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Công Thương, Tư pháp, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, các Thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Sau khi nghe Ban chỉ đạo quốc gia và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội báo cáo, ý kiến phát biểu của đại diện các cơ quan dự họp và các Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận như sau: 1. Thường trực Chính phủ nhất trí với báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, chúng ta đã chuẩn bị tốt các kịch bản cho nhiều tình huống nên không bị động trong kiểm soát tình hình. Việt Nam có đủ năng lực, nguồn lực, tinh thần và kinh nghiệm để kiểm soát dịch bệnh, có khoa học công nghệ, có đội ngũ y bác sĩ giỏi, có hệ thống bệnh viện chuyên sâu đã từng chữa cho 16 người khỏi bệnh, ra viện, giai đoạn vừa rồi không có ca tử vong. Sau 22 ngày không phát hiện các ca nhiễm mới, đến nay đã ghi nhận 18 ca nhiễm mới, trong đó có 07 người Việt Nam, tất cả đều do nguồn lây xâm nhập từ bên ngoài. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan và đồng lòng của người dân trong triển khai các giải pháp phù hợp, đồng bộ, quyết liệt và kịp thời, nên vẫn kiểm soát tình hình dịch bệnh. Thủ tướng một lần nữa biểu dương sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của Thủ đô Hà Nội, các Bộ: Y tế, Công an, Ngoại giao, Quốc phòng và nhiều địa phương, cơ quan liên quan, của đội ngũ y bác sỹ, các lực lượng tham gia quản lý cách ly. 2. Trong bối cảnh dịch bệnh đã lan ra 115 quốc gia, vùng lãnh thổ và tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tại nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước có giao thương rộng với Việt Nam, chúng ta nhận định trạng thái mới, giai đoạn mới của dịch bệnh COVID-19 ở nước ta phức tạp và khó khăn hơn, nên rất cần sự bình tĩnh, phản ứng kịp thời. Chúng ta đã có sự chuẩn bị tốt cho tình huống này và sẽ làm tốt hơn nữa các kịch bản trong thời gian tới; quyết tâm chặn đứng dịch bệnh. Phải hiểu rõ, hiểu đúng để hành động đúng trước diễn biến mới của dịch bệnh để xử lý bình tĩnh, không được lơ là, chủ quan nhưng tuyệt đối cũng không được hoang mang. Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn chặn nguy cơ, phát hiện sớm, phân loại, khoanh vùng nhanh nhất, cách ly kịp thời, dập dịch triệt để, không để dịch bệnh lây lan, chăm lo bảo vệ sức khỏe, điều kiện sinh hoạt và không để lây nhiễm cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, lực lượng vũ trang làm công tác phòng chống dịch, nhất là ở các khu cách ly tập trung. Chỉ đạo, chấn chỉnh các cơ sở y tế, đặc biệt là y tế tư nhân, tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của ngành y tế không để lây nhiễm chéo tại các cơ sở y tế, đồng thời tổ chức diễn tập phòng chống dịch một cách phù hợp. Ưu tiên mọi nguồn lực để ngăn chặn, hạn chế tác hại của dịch bệnh để bảo vệ tốt nhất sức khỏe nhân dân. Chấp nhận thiệt hại lợi ích kinh tế để bảo đảm an toàn cho người dân. Hoạt động du lịch phải an toàn. Có phương án, kịch bản chủ động, phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành (Ban Chỉ đạo Quốc gia) và các cấp chính quyền không để bị động, bất ngờ trước diễn biến của dịch bệnh. Luôn nắm chắc tình hình, vào cuộc khẩn trương, quyết liệt, có phương án cụ thể. Các lực lượng chức năng như hải quan, biên phòng, an ninh các cửa khẩu, sân bay phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh tại các cửa khẩu, sân bay, không để lọt những người nhiễm bệnh hay nguy cơ nhiễm bệnh vào nước ta. Cần phải xử lý nghiêm minh những trường hợp khai báo y tế không trung thực hoặc không khai báo theo pháp luật. Cần phản ứng nhanh nhạy trong việc nhận diện, khoanh vùng, cách ly, chữa bệnh. Trước hết, cần phải truy tìm và cách ly tất cả khách du lịch trong chuyến bay VN0054 đủ 14 ngày. Người dân không chỉ nâng cao kiến thức về y tế mà cần phải nâng cao ý thức bảo vệ chính bản thân, bảo vệ gia đình và cộng đồng. 3. Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương: Công bố thông tin liên quan đến dịch COVID-19 phải bảo đảm kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch, truy tìm nguồn lây một cách nhanh nhất, những người tiếp xúc phải cách ly đầy đủ. Bảo đảm cung ứng đầy đủ những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, thuốc để đáp ứng nhu cầu của người dân. Phải làm tốt hơn nữa việc cung cấp thông tin hàng hóa, thị trường, diễn biến dịch bệnh đến người dân, giữ ổn định xã hội, bình an cho nhân dân, tránh tình trạng đổ xô đi mua hàng tích trữ như vừa qua. Các ngành và các địa phương đều có phương án xử lý cung ứng đủ lương thực, thực phẩm khi có nhu cầu và có biện pháp xử lý nghiêm người cố tình đầu cơ, găm hàng, tăng giá. Tăng cường năng lực y tế cả trung ương và địa phương. Phải chuẩn bị mọi điều kiện kịp thời, kể cả con người, phương tiện, cơ sở vật chất, ngân sách nhà nước để chống dịch, đặc biệt, nâng cao năng lực xét nghiệm, sản xuất vắc xin, sớm đưa bộ KIT vào sử dụng. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi không khai báo hoặc khai báo không trung thực về tình trạng dịch bệnh. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ: Y tế, Công an và các cơ quan liên quan khẩn trương xem xét đề xuất xử lý những trường hợp cụ thể cố tình không khai báo hoặc khai báo không trung thực tình trạng bệnh, xử lý nghiêm theo đúng quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Ban Chỉ đạo thường xuyên báo cáo Thủ tướng những quyết định quan trọng, những vấn đề lớn để xem xét, quyết định trước khi thực hiện. Lực lượng khoa học công nghệ, kể cả Bộ Khoa học và Công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, các giáo sư bác sĩ đầu ngành, các viện tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu phương thức phòng, chống và chữa bệnh, gồm cả chẩn đoán, xét nghiệm, phác đồ điều trị, vaccine đối với dịch bệnh COVID-19. Bộ Tài chính xử lý ngân sách cho công tác này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 4. Về một số kiến nghị của Ban Chỉ đạo: a) Đồng ý việc tạm dừng việc miễn thị thực đơn phương với 08 nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và tạm dừng hiệu lực giấy miễn thị thực đã cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư tại 08 nước nêu trên. b) Đồng ý thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam. Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện bảo đảm quản lý chặt chẽ và hiệu quả. c) Đồng ý việc ban hành Quyết định quy định cấp giấy phép xuất khẩu khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19. 5. Các Bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19 bảo đảm tháo gỡ hiệu quả khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thương mại biên giới, đường biển, bảo đảm an sinh xã hội trong giai đoạn này. 6. Giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế soạn thảo, trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống COVID-19 trong tình hình mới. 7. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch theo dõi sát tình hình, kịp thời giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ và đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ kịp thời. Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết, thực hiện./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP; - Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; - Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội; - Các Thành viên BCĐ quốc gia phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục: TH, KTTH, QHQT, NC, QHĐP, TKBT, NN, CN, PL, KSTT; - Lưu: VT, KGVXLT BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM Mai Tiến Dũng
{ "issuing_agency": "Văn phòng Chính phủ", "promulgation_date": "10/03/2020", "sign_number": "89/TB-VPCP", "signer": "Mai Tiến Dũng", "type": "Thông báo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-91-2001-QD-UB-sua-chua-cac-cong-trinh-dan-dung-thuoc-tru-so-lam-viec-Binh-Duong-277597.aspx
Quyết định 91/2001/QĐ-UB sửa chữa các công trình dân dụng thuộc trụ sở làm việc Bình Dương
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 91/2001/QĐ-UB Bình Dương, ngày 22 tháng 6 năm 2001 QUYẾT ĐỊNH V/V QUI ĐỊNH TRÌNH TỰ THỦ TỤC SỬA CHỮA CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG THUỘC TRỤ SỞ LÀM VIỆC CỦA CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ. ỦY BAN NHÂN DÂN - Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21/6/1994. - Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ v/v ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. - Căn cứ Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ.CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ. - Căn cứ Thông tư số 96/2000/TT-BTC ngày 29/9/2000 của Bộ Tài chính v/v hướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước.- Xét đề nghị của sở Tài chính - Vật giá tại công văn số 327/ CV/TC.VG ngày 25/4/2001. QUYẾT ĐỊNH Điều 1 : Ban hành qui định trình tự thủ tục sửa chữa các công trình dân dụng thuộc trụ sở làm việc của các đơn vị hành chính sự nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách có tính chất đầu tư với nội dung sau: 1) Đối với những công trình có giá trị đầu tư sửa chữa, mở rộng ( không thay đổi kết cấu công trình ), dưới 30 triệu đồng thì chủ đầu tư lập thiết kế dự toán theo đơn giá và định mức xây dựng cơ bản hiện hành của Nhà nước và giao cho cơ quan tài chính cùng cấp căn cứ vào đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của tỉnh và định mức dự toán xây dựng cơ bản hiện hành của Nhà nước để thực hiện việc thẩm định hồ sơ và cấp phát kinh phí thi công. 2) Đối với những công trình sửa chữa, mở rộng ( không thay đổi kết cấu công trình) có vốn đầu tư từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng; hoặc sửa chữa nâng cấp có làm thay đổi kết cấu công trình có vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng thì thực hiện theo các bước sau đây : a- Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư là đơn vị hành chính sự nghiệp trực tiếp ký kết hợp đồng với một công ty tư vấn thiết kế xây dựng có tư cách pháp nhân để lập hồ sơ thiết kế dự toán công trình cần sửa chữa, mở rộng, nâng cấp. b- Sở Xây dựng thẩm định hồ sơ thiết kế dự toán của đơn vị do công ty tư vấn thiết kế xây dựng lập và trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt thiết kế dự toán công trình đối với các công trình thuộc đơn vị hành chính sự nghiệp cấp tỉnh. - Phòng kinh tế kỷ thuật các huyện, thị thẩm định hồ sơ thiết kế - dự toán và trình UBND cấp huyện, thị xã ra quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế - dự toán công trình đối với các công trình thuộc đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện, thị xã. c- Cơ quan tài chính cùng cấp căn cứ hồ sơ thiết kế dự toán công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và hợp đồng thi công với đơn vị có tư cách pháp nhân hành nghề xây dựng dân dụng ( không yêu cầu phải có quyết định chỉ định thầu ) để làm cơ sở tạm ứng kinh phí thi công công trình. Sau khi có biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng, cơ quan tài chính sẽ thanh quyết toán toàn bộ giá trị công trình đã hoàn thành. d- Hồ sơ hoàn công phải được lưu tại cơ quan tài chính cùng cấp, đơn vị hành chính sự nghiệp được đầu tư. 3) Đối với những công trình sửa chữa, mở rộng, nâng cấp có giá trị đầu tư từ 100 triệu đồng trở lên, phải thực hiện đúng quy chế quản lý đầu tư và xây dựng đã được ban hành tại các Nghị định số : 52/1999/NĐ.CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ.CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ. Việc quản lý thanh toán vốn đầu tư được thực hiện đúng theo Thông tư số 96/ 2000/TT.BTC ngày 28/9/2000 của Bộ Tài chính. Điều 2 : Giao Giám đốc sở Tài chính - Vật giá hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện quyết định này. Điều 3 : Chánh Văn phòng HĐND-UBND tỉnh, giám đốc các sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính Vật giá, Xây dựng, UBND các huyện thị xã, Phòng kinh tế kỷ thuật các huyện thị xã, các đơn vị hành chính sự nghiệp chịu trách nhiệm thi hành quyết định này từ ngày ký. Các văn bản trước đây của UBND tỉnh trái với nội dung quyết định này đều bãi bỏ./. Nơi nhận: - CT và PCT - Điều III - LĐVP, CV các khối - Lưu VPUB T/QdsuachuaCTDD TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Hồ Minh Phương
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Dương", "promulgation_date": "22/06/2001", "sign_number": "91/2001/QĐ-UB", "signer": "Hồ Minh Phương", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-119-QD-UBND-nam-2013-bo-sung-Bang-gia-tinh-le-phi-truoc-ba-doi-voi-xe-173670.aspx
Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2013 bổ sung Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với xe
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 119/QĐ-UBND Yên Bái, ngày 01 tháng 02 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BỔ SUNG, SỬA ĐỔI BẢNG GIÁ TÍNH LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ ĐỐI VỚI CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN XE Ô TÔ, XE MÁY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí; Căn cứ Nghị định số 45/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về Lệ phí trước bạ; Căn cứ Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ; Căn cứ Quyết định số 1664/QĐ-UBND ngày 28/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Bảng giá tính lệ phí trước bạ trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Căn cứ Quyết định số 1477/QĐ-UBND ngày 12/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc bổ sung, sửa đổi Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với các loại phương tiện xe ô tô, xe máy trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 22/STC-QLG&TSCS ngày 16/01/2013 về việc bổ sung, sửa đổi Bảng giá tính lệ phí trước bạ trên địa bàn tỉnh Yên Bái, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Bổ sung, sửa đổi Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với các loại phương tiện xe ô tô, xe máy trên địa bàn tỉnh Yên Bái (theo Phụ lục số I, Phụ lục số II đính kèm) Điều 2. Trong quá trình thực hiện, cơ quan Thuế có trách nhiệm phát hiện kịp thời tài sản đăng ký nộp lệ phí trước bạ nhưng chưa được quy định trong bảng giá tính lệ phí của địa phương hoặc giá quy định trong bảng giá chưa phù hợp với quy định thì phải có ý kiến đề xuất kịp thời gửi Sở Tài chính để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, sửa đổi bảng giá tính lệ phí trước bạ cho phù hợp. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - Như điều 3 QĐ; - Công báo tỉnh; - Lưu VT, TC CHỦ TỊCH Phạm Duy Cường PHỤ LỤC SỐ I BẢNG GIÁ MỘT SỐ LOẠI XE Ô TÔ LÀM CĂN CỨ TÍNH LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ (giá mới 100% đã có thuế VAT) (Kèm theo Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2013) SỐ TT TÊN CÁC LOẠI XE GIÁ XE QĐ 1664 (Trđồng) GIÁ XE QĐ 2067 (Trđồng) GIÁ XE QĐ 574 (Trđồng) GIÁ XE QĐ 789 (Trđồng) GIÁ XE QĐ 973 (Trđồng) GIÁ XE QĐ 1477 (Trđồng) GIÁ MỚI 100% (Trđồng) 1 2 3 4 5 6 7 A XE Ô TÔ VIỆT NAM SẢN XUẤT, LẮP RÁP I Xe do Công ty TNHH ô tô Hoa Mai Iắp ráp, sản xuất Tải thùng 1 HD3450A-E2MP; Trọng tải 3.450 kg, có điều hoà - Cabin đôi 352,0 Tải ben 1 HD4950, 4x4 (Trọng tải 4.950 kg; Cabin đơn) 387,0 387,0 B XE NHẬP KHẨU VÀ XE LIÊN DOANH VIỆT NAM I HÃNG FORD (Cty TNHH FORD Việt Nam) Xe con 1 Ford Mondeo BA7 (05 chỗ ngồi, số tự động, động cơ xăng, dung tích xi lanh 2261 cc; Sản xuất lắp ráp trong nước) 994,2 941,0 857,0 892,0 2 Ford Focus DA3 QQDD AT (05 chỗ ngồi, số tự động, động cơ xăng, dung tích xi lanh 1798 cc, 5 cửa, ICA2) 643,0 649,0 635,0 599,0 624,0 3 Ford Focus DB3 QQDD MT (05 chỗ ngồi, số cơ khí, động cơ xăng, dung tích xi lanh 1798 cc, 4 cửa, ICA2) 603,0 609,0 605,0 569,0 597,0 4 Ford Focus DB3 AODB AT (05 chỗ ngồi, số tự động, động cơ xăng, dung tích xi lanh 1999 cc, 4 cửa, ICA2) 720,0 697,0 687,0 699,0 699,0 5 Ford Everest UW 151-2 (07 chỗ ngồi, hộp số cơ khí, truyền động 1 cầu, động cơ diesel, dung tích xi lanh 2499 cc) 796,0 783,0 743,0 773,0 6 Ford Fiesta JA8 4D TSJA AT (05 chỗ ngồi, số tự động, động cơ xăng, dung tích xi lanh 1596 cc, 4 cửa) 572,0 565,0 535,0 553,0 7 Ford Fiesta JA8 5D TSJA AT (05 chỗ ngồi, số tự động, động cơ xăng, dung tích xi lanh 1596 cc, 5 cửa) 606,0 613,0 631,0 589,0 609,0 8 Ford Escape EV65 (05 chỗ ngồi, số tự động, động cơ xăng, dung tích xi lanh 2261 cc truyền động 1 cầu, XLS) 752,0 784,0 698,0 729,0 9 Ford Escape EV24 (05 chỗ ngồi, số tự động, động cơ xăng, dung tích xi lanh 2261 cc, truyền động 2 cầu, XLT) 829,0 851,0 833,0 790,0 10 Ford; số loại FOCUS DYB 4D PNDB MT (05 chỗ ngồi, số cơ khí, động cơ xăng, dung tích xi lanh 1596 cc, 4 cửa, C346 Ambiente); Năm SX: 2012 hoặc 2013 689,0 11 Ford; số loại FOCUS DYB 5D PNDB AT (05 chỗ ngồi, số tự động, động cơ xăng, dung tích xi lanh 1596 cc, 5 cửa, C346 Trend); Năm SX: 2012 hoặc 2013 749,0 12 Ford; Số loại FOCUS DYB 4D PNDB AT (05 chỗ ngồi, số tự động, động cơ xăng, dung tích xi lanh 1596 cc, 4 cửa, C346 Trend); Năm SX: 2012 hoặc 2013 749,0 13 Ford; Số loại FOCUS DYB 4D MGDB AT (05 chỗ ngồi, số tự động, động cơ xăng, dung tích xi lanh 1999 cc, GDI, 4 cửa, C346 Ghia); Năm SX: 2012 hoặc 2013 849,0 14 Ford; số loại FOCUS DYB 5D MGDB AT (05 chỗ ngồi, số tự động, động cơ xăng, dung tích xi lanh 1999 cc, GDI, 5 cửa, C346 Sport); Năm SX: 2012 hoặc 2013 843,0 Xe tải: 1 Ford Ranger UG1J 901; Ô tô tải - Pick up, Cabin kép, số sàn, loại 4x4 (truyền động 2 cầu), cơ sở, Diesel, công suất 92 kw, lắp chụp thùng sau canopy; (Xe nhập khẩu mới) 618,0 2 Ford Ranger UG1H 901; Ô tô tải - Pick up, Cabin kép, số sàn, loại 4x2 (truyền động 1 cầu), Diesel XLS, công suất 92 kw, lắp chụp thùng sau canopy; (Xe nhập khẩu mới) 631,0 3 Ford Ranger UG1S 901; Ô tô tải - Pick up, Cabin kép, số tự động, loại 4x2 (truyền động 1 cầu), Diesel XLS, công suất 110 kw, lắp chụp thùng sau canopy; (Xe nhập khẩu mới) 658,0 4 Ford Ranger UG1T 901; Ô tô tải - Pick up, Cabin kép, số sàn, loại 4x4 (truyền động 2 cầu), Diesel XLT, công suất 110 kw, lắp chụp thùng sau canopy; (Xe nhập khẩu mới) 770,0 II HÃNG TOYOTA (Cty ôtô Toyota Việt Nam) Xe con 1 TOYOTA Corolla ZRE143L - GEXVKH (Corolla 2.0 RS); 5 chỗ ngồi, số tự động vô cấp, động cơ xăng, dung tích xi lanh 1.987 cm3, bộ ốp thân xe thể thao (sản xuất trong nước) 899,0 2 TOYOTA Corolla ZRE143L-GEXVKH (Corolla 2.0 CVT); 5 chỗ ngồi, số tự động vô cấp, động cơ xăng, dung tích xi lanh 1.987 cm3 (sản xuất trong nước) 842,0 855,0 3 TOYOTA Corolla ZRE142L-GEXGKH (Corolla 1.8 CVT); 5 chỗ ngồi, số tự động vô cấp, động cơ xăng, dung tích xi lanh 1.798 cm3 (sản xuất trong nước) 773,0 786,0 4 TOYOTA Corolla ZRE142L-GEFGKH (Corolla 1.8 MT); 5 chỗ ngồi, số tay 6 cấp, động cơ xăng, dung tích xi lanh 1.798 cm3 (sản xuất trong nước) 723,0 734,0 5 TOYOTA Yaris (Yaris RS); Hatchback, 5 cửa, 5 chỗ ngồi, số tự động 4 cấp, động cơ xăng, dung tích xi lanh 1.497 cm3, ghế da; Sản xuất năm 2012/2013 (xe nhập khẩu) 696,0 696,0 688,0 6 TOYOTA Yaris (Yaris E); Hatchback, 5 cửa, 5 chỗ ngồi, số tự động 4 cấp, động cơ xăng, dung tích xi lanh 1.497 cm3, ghế nỉ; Sản xuất năm 2012/2013 (xe nhập khẩu) 658,0 650,0 7 Xe TOYOTA 86 (86), coupe, 2 cửa, 04 chỗ ngồi, số tự động 6 cấp, động cơ xăng, dung tích 1.998 cm3; sản xuất năm 2012/2013 (xe nhập khẩu), 1.651,0 1.651,0 8 Xe TOYOTA Land Cruiser VX (Land Cruiser VX); 08 chỗ ngồi, số tự động 6 cấp, động cơ xăng, dung tích 4.608 cm3; 4x4, ghế da, mâm đúc, sản xuất năm 2012/2013 (xe nhập khẩu) 2.675,0 2.650,0 9 Xe TOYOTA Land Cruiser Prado TX-L (Land Cruiser Prado TX-L); 7 chỗ ngồi, số tự động 4 cấp, động cơ xăng, dung tích xi lanh 2.694 cm3, 4x4, sản xuất năm 2012/2013 (xe nhập khẩu) 2.410,0 1.912,0 Xe khách 1 Xe Toyota Hiace (Hiace máy dầu); 16 chỗ ngồi, số tay 5 cấp, động cơ dầu; dung tích 2.494 cm3; sản xuất năm 2012-2013 (xe nhập khẩu). 1.145,0 1.145,0 2 Xe Toyota Hiace (Hiace máy xăng); 16 chỗ ngồi, số tay 5 cấp, động cơ xăng, dung tích 2.693 cm3; sản xuất năm 2012/2013 (xe nhập khẩu). 1.066,0 1.066,0 Xe tải 1 Xe Toyota Hilux G (Hilux G); Quy cách Ôtô tải, Pick up cabin kép, số tay 5 cấp, động cơ Diesel; dung tích 2.982 cm3; 4x2, 05 chỗ ngồi; trọng tải chở hàng 520 kg; sản xuất năm 2011/2012 (xe nhập khẩu). 723,0 723,0 2 Xe Toyota Hilux (Hilux E); Quy cách: Ô tô tải, Pickup cabin kép, số tay 5 cấp, động cơ Diesel; dung tích 2.494 cm3; 4x2, 05 chỗ ngồi; trọng tải chở hàng 585kg; sản xuất năm 2012/2013 (xe nhập khẩu). 627,0 III HÃNG NISSAN (Cty TNHH Nissan Việt Nam) Xe con 1 Nissan Navara LE; Sản xuất năm 2012 656,5 686,5 IV HÃNG SUZUKI (Cty TNHH Việt Nam Suzuki) Xe con 1 Xe SUZUKI SWIFT GL; Ô tô con 5 chỗ, thể tích làm việc 1.372 cm3; Xe Nhật bản SX (xe nhập khẩu) 599,0 2 Xe SUZUKI Carry Window Van; Số loại SK410WV; Ô tô con 7 chỗ, thể tích làm việc 970 cm3; Xe Việt Nam SX (xe sản xuất trong nước) 344,0 351,0 3 Xe SUZUKI Carry Window Van; số loại SK410WV; Ô tô con 7 chỗ, màu bạc metallic, thể tích làm việc 970 cm3; Xe Việt Nam SX (xe sản xuất trong nước) 344,0 352,0 4 Xe SUZUKI APV GL; Số loại APV GL; Ô tô con 8 chỗ, thể tích làm việc 1.590 cm3; Xe Việt Nam SX (xe sản xuất trong nước) 486,0 495,0 5 Xe SUZUKI Grand Vitara; số loại Grand Vitara; ô tô con 5 chỗ, thể tích làm việc 1.995 cm3; Xe Nhật Bản SX (xe nhập khẩu) 870,0 877,8 Xe tải: 1 Xe SUZUKI Carry Truck; số loại SK410K; Ô tô tải, thể tích làm việc 970 cm3; Xe Việt Nam SX (xe sản xuất trong nước) 192,0 201,0 2 Xe SUZUKI Super Carry Pro; Số loại CARRY; Ôtô tải- Có trợ lực, thể tích làm việc 1.590 cm3; Xe Indonesia SX (xe nhập khẩu). 234,0 241,0 3 Xe SUZUKI Super Carry Pro; Số loại CARRY; Ô tô tải - Có trợ lực, màu bạc metallic, thể tích làm việc 1.590 cm3; Xe Indonesia SX (xe nhập khẩu) 234,0 242,0 4 Xe SUZUKI Super Carry Pro; số loại CARRY; Ô tô tải - Có trợ lực & điều hoà, thể tích làm việc 1.590 cm3; Xe Indonesia SX (xe nhập khẩu) 244,0 251,0 5 Xe SUZUKI Super Carry Pro; số loại CARRY; Ô tô tải - Có trợ lực & điều hòa, màu bạc metallic, thể tích làm việc 1.590 cm3; Xe Indonesia SX (xe nhập khẩu) 252,0 6 Xe SUZUKI Carry Blind Van; Số loại SK410BV; Ô tô tải Van, thể tích làm việc 970 cm3; Xe Việt Nam SX (xe sản xuất trong nước) 226,0 234,0 PHỤ LỤC SỐ II BẢNG GIÁ MỘT SỐ LOẠI XE MÁY LÀM CĂN CỨ TÍNH LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ (giá mới 100% đã có thuế VAT) (Kèm theo Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2013) SỐ TT TÊN CÁC LOẠI XE GIÁ XE QĐ 1664 (Trđồng) GIÁ XE QĐ 2067 (Trđồng) GIÁ XE QĐ 574 (Trđồng) GIÁ XE QĐ 789 (Trđồng) GIÁ XE QĐ 973 (Trđồng) GIÁ XE QĐ 1477 (Trđồng) GIÁ MỚI 100% (Trđồng) 1 2 3 4 5 6 7 XE DO VN LD VỚI NƯỚC NGOÀI SX, LẮP RÁP I Cty cổ phần HONLEI VN 1 HONLEI C110 5,5 2 SCR-YAMAHA C110 5,5 3 KWASHAKI C110 5,5 4 CITIS C110 5,5 5 CITI @ C110 5,5 6 KWASHAKI C50 5,5 7 FONDARS C110 5,5 8 FONDARS C50 5,5 9 YAMALLAV C110 5,5 10 CITIKOREV C110 5,5 11 CITINEW C110 5,5 12 RIMA C110 5,5 13 JOLIMOTO C110 5,5 14 ASTREA C110 5,5 15 SCR-VAMAI-LA C110 5,5 16 SIMBAC110 5,5 II Cty Honda Việt Nam 1 PCX (JF43PCX); Màu: Đen Xám Trắng (NHB25), Trắng Đỏ Đen (NHB35), Đỏ Đen (R350), Nâu Đen (YR303) 49,5 2 VISION (Phiên bản thời trang hoàn toàn mới, không tem trang trí, Iogo 3D nổi); số loại JF33 VISION; Màu Đen (NHA69), Nâu Đen (YR303), Đỏ Đen (R350) 27,3 3 VISION (Phiên bản hiện hành - có tem trang trí); số loại JF33 VISION; Màu Đen bạc(NHA69); Trắng Bạc Đen (NHB35), Nâu Bạc Đen (YR303), Đỏ Bạc Đen (R340) 27,1 4 Super Dream; số loại HA08 SUPER DREAM 17,0 18,8 16,8 5 Wave @; Số loại HC120 WAVE @ 15,0 15,8 15,2 6 (D) 16,8 17,0 16,1 7 Wave S (phanh đĩa, vành nan), Số loại JC521 WAVE S 17,8 18,0 17,1 8 Wave S Phiên bản đặc biệt (Limited) (phanh cơ/vành nan); Số loại JC521 WAVE S (D) 17,0 16,3 9 Wave S Phiên bản đặc biệt (Limited) (phanh đĩa/ vành nan); Số loại JC521 WAVE S 18,0 17,3 10 RS 18,0 17,3 11 Wave RS (vành đúc); số loại JC520 WAVE RS (C) 18,7 12 Future; số loại JC53 FUTURE 24,5 23,8 13 FUTURE F1 29,0 27,8 14 Future F1 (vành đúc, phanh đĩa); Số loại JC53 FUTURE F1(C) 30,0 28,8 15 loại JF46 AIR BLADE F1; Màu: Đen Đỏ (R340), Đen Xám (NHA62B), Trắng Xám (NHA62X), Đen Cam (YR322) 36,1 16 Air Blade (Bản cao cấp - Có tem trang trí); Số loại JF46 AIR BLADE F1; Màu: Đỏ Đen Trắng (R340B), Đỏ Trắng Đen (R340X), Vàng Đen Trắng (Y208) 37,1 17 loại JF46 AIR BLADE F1; Màu: Đỏ Đen Trắng (R340B), Đỏ Trắng Đen (R340X), Vàng Đen Trắng (Y208) 38,0 III Cty TNHH YAMAHA MORTOR VIỆT NAM 1 JUPITER GRAVITA F1 (phanh đĩa); Ký hiệu 1PB2 26,4 2 JUPITER F1 (vành đúc, phanh đĩa); Ký hiệu 1PB3 27,7 3 NOUVO SX GP; Ký hiệu 1DB1 36,0 IV Cty TNHH Piaggio Việt Nam 1 Vespa LX 125 3 V i.e -500; Sản xuất tại Việt Nam 66,9 2 Vespa LX 150 3V i.e -600; Sản xuất tại Việt Nam 80,7 3 Vespa S 125 3V i.e -501; Sản xuất tại Việt Nam 69,7 4 Vespa S 150 3V i.e -601; Sản xuất tại Việt Nam 82,2 V Xe Đài Loan (Hãng VMEP) 1 ANGEL-EZ 110 12,0 13,0 VI Xe Hàn Quốc (Cty TNHH KYMCO VIỆT NAM) 1 Kymco People 16Fi (Màu Xanh Đen); Phanh đĩa, dung tích 125cc 38,5 38,7 2 Kymco Like Many Fi; Phanh đĩa, dung tích 125cc 31,2 3 Kymco Like Many Fi; Phanh đùm, dung tích 125cc 29,9
{ "issuing_agency": "Tỉnh Yên Bái", "promulgation_date": "01/02/2013", "sign_number": "119/QĐ-UBND", "signer": "Phạm Duy Cường", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-11-2005-QD-UB-chuc-nang-co-cau-to-chuc-So-Buu-chinh-Vien-thong-Quang-Nam-201078.aspx
Quyết định 11/2005/QĐ-UB chức năng cơ cấu tổ chức Sở Bưu chính Viễn thông Quảng Nam
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 11/2005/QĐ-UB Tam Kỳ, ngày 16 tháng 02 năm 2005 QUYẾT ĐỊNH VỀ BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHKIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH QUẢNG NAM ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Thông tư số 02/2004/TTLT-BBCVT-BNV ngày 27/5/2004 của Bộ Bưu chính Viễn thông - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Bưu chính Viễn thông thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Bưu chính viễn thông và Giám đốc Sở Nội vụ, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở bưu chính Viễn thông tỉnh Quảng Nam. Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký; những quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ. Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ quyết định thi hành. Nơi nhận: - như điều 3 - Ban TVTU (b/c) - TTHĐND (b/c) - Lưu VT TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM CHỦ TỊCH Nguyễn Xuân Phúc QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH QUẢNG NAM (Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2005/QĐ-UB ngày 16/02/2005 của UBND tỉnh Quảng Nam) I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG : 1. Sở Bưu chính Viễn thông là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; tham mưu, giúp UbND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh về Bưu chính, Viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin (gọi chung là bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin); quản lý các dịch vụ công về bưu chính ,viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh; thực hiện một số nhiệm vụ ,quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. 2. Sở Bưu chính viễn thông chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ Bưu chính Viễn thông. II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN : 1. Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình. 2. Trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH địa phương và quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin của quốc gia. 3. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. 4. Về bưu chính : 4.1 Trình UBND tỉnh các giải pháp cụ thể để triển khai các hoạt động công ích về bưu chính trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm triển khai, kiểm tra thực hiện sau khi được phê duyệt. 4.2 Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức việc thực hiện công tác bảo vệ an toàn mạng bưu chính, an toàn và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. 4.3 Phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện quy định về áp dụng các tiêu chuẩn, chất lượng trong lĩnh vực bưu chính trên địa bàn tỉnh. 5. Về viễn thông, Internet, truyền dẫn phát sóng. 5.1 Trình UBND tỉnh các giải pháp cụ thể để triển khai các hoạt động công ích về viễn thông và Inetrnet trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm triển khai, kiểm tra thực hiện sau khi được phê duyệt. 5.2 Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phân bổ kênh tần số đối với các đài phát thanh, truyền thanh, truyền hình hoạt động trên địa bàn tỉnh. 5.4 Phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện quy định về áp dụng các tiêu chuẩn, chất lượng trong lĩnh vực viễn thông Internet trên địa bàn tỉnh. 6. Về điện tử, công nghệ thông tin : 6.1 Trình UBND tỉnh các đề án phát triển công nghiệp công nghệ thông tin bao gồm công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp điện tử trên địa bàn tỉnh phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của quốc gia và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt. 6.2 Trình UBND tỉnh chương trình, kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. 6.2 Trình UBND tỉnh các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với đặc thù của địa phương và phù hợp với quy hoạch phát triển công nghệ thông tin của quốc gia. 6.4 Trình UBND tỉnh kế hoạch bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. 6.5 Chịu trách nhiệm triển khai các chương trình xã hội hóa công nghệ thông tin của Chính phủ, của Bộ Bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của UBND tỉnh. 6.6. Thẩm định các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các dự án đầu tư về công nghệ thông tin do UBND tỉnh giao. 6.7 Trình UBND tỉnh ban hành quy định về an toàn công nghệ thông tin theo thẩm quyền; chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn việc thực hiện sau khi được ban hành. 7. Giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. 8. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động dịch vụ công về bưu chính ,viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; giúp UBND tỉnh trong việc tổ chức công tác thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ quốc phòng, an ninh đối ngoại, thông tin phòng chống lụt, bão; thông tin về an toàn cứu nạn, cứu hộ và các thông tin khẩn cấp khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. 9. Tham gia thẩm định hoặc thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định đối với các dự án về đầu tư chuyên ngành bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin thuộc địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. 10. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, công bố chất lượng sản phẩm, dịch vụ đối với các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. 11. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND tỉnh và của Bộ Bưu chính Viễn thông tham gia thực hiện điều tra thống kê theo hướng dẫn của Bộ bưu chính viễn thông. 12. Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin do UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật. 13. Giúp UbND tỉnh quản lý nhà nước các hoạt động của Hội, các tổ chức phi chính phủ thuộc lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. 14. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. 15. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với CB-CC, viên chức thuộc phạm vi quản lý; tổ chức đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật. 16. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. 17. Quản lý tài chính , tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh. 18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao. III/ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ: 1. Cơ cấu tổ chức: 1.1 Lãnh đạo Sở Bưu chính, Viễn thông là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về toàn bộ các hoạt động của Sở. Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn chức danh do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành và theo quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ. - Sở Bưu chính, Viễn thông có không quá 03 Phó Giám dốc; Phó Giám đốc là người giúp việc Giám đốc, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về các nhiệm vụ công tác được giao. Phó Giám đốc do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở. 1.2 Các tổ chức giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước: - Văn phòng. - Thanh tra. - Phòng nghiệp vụ Viễn thông, Công nghệ thông tin. - Phòng nghiệp vụ Bưu chính. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng ( hoặc tư­ơng đư­ơng) và phân công công chức do Giám đốc Sở quyết định theo quy định phân cấp hiện hành. 1.3 Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở: Căn cứ các quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Bưu chính, Viễn thông và của Bộ Nội vụ và tình hình thực tế của địa phương, Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông xây dựng đề án thành lập đơn vị sự nghiệp thuộc Sở trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. 2. Biên chế: Thực hiện theo qui định hiện hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông tỉnh căn cứ quy định này và các văn bản phát luật khác có liên quan ban hành qui chế làm việc; chế độ thông tin, báo cáo; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức giúp việc và các đơn vị sự nghiệp (nếu có) để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần bổ sung, sửa đổi, Giám đốc Sở đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét, quyết định./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Nam", "promulgation_date": "16/02/2005", "sign_number": "11/2005/QĐ-UB", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-24-2014-QD-UBND-han-muc-dat-o-dien-tich-toi-thieu-duoc-tach-thua-Ninh-Binh-248955.aspx
Quyết định 24/2014/QĐ-UBND hạn mức đất ở diện tích tối thiểu được tách thửa Ninh Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 24/2014/QĐ-UBND Ninh Bình, ngày 28 tháng 08 năm 2014 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HẠN MỨC ĐẤT Ở GIAO CHO MỖI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN; DIỆN TÍCH TỐI THIỂU ĐƯỢC TÁCH THỬA ĐỐI VỚI ĐẤT Ở; HẠN MỨC CÔNG NHẬN ĐẤT Ở CHO MỖI HỘ GIA ĐÌNH; HẠN MỨC GIAO ĐẤT TRỐNG, ĐỒI NÚI TRỌC, ĐẤT CÓ MẶT NƯỚC THUỘC NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CHO MỖI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐỂ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 108/TTr-STNMT ngày 07/8/2014, đề nghị của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 136/BC-TP ngày 05/8/2014, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở; hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình; hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 194/2007/QĐ-UBND ngày 22/01/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình v/v quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành ở tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ TN&MT; - Website Chính phủ; - Cục Kiểm tra VBQPPL – Bộ Tư pháp; - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - Công báo tỉnh; - Lưu VT, Cổng TTĐT, VP3, 4; TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đinh Văn Điến QUY ĐỊNH VỀ HẠN MỨC ĐẤT Ở GIAO CHO MỖI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN; DIỆN TÍCH TỐI THIỂU ĐƯỢC TÁCH THỬA ĐỐI VỚI ĐẤT Ở; HẠN MỨC CÔNG NHẬN ĐẤT Ở CHO MỖI HỘ GIA ĐÌNH; HẠN MỨC GIAO ĐẤT TRỐNG, ĐỒI NÚI TRỌC, ĐẤT CÓ MẶT NƯỚC THUỘC NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CHO MỖI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐỂ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 28/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định về hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở; hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình; hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Điều 2. Đối tượng áp dụng Quy định này được áp dụng đối với: Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; hộ gia đình, cá nhân và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Chương II HẠN MỨC ĐẤT Ở GIAO CHO MỖI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN; DIỆN TÍCH TỐI THIỂU ĐƯỢC TÁCH THỬA ĐỐI VỚI ĐẤT Ở; HẠN MỨC CÔNG NHẬN ĐẤT Ở CHO MỖI HỘ GIA ĐÌNH; HẠN MỨC GIAO ĐẤT TRỐNG, ĐỒI NÚI TRỌC, ĐẤT CÓ MẶT NƯỚC THUỘC NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐỂ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Điều 3. Hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân 1. Hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại đô thị a) Không quá 100 m2 đối với thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp; b) Không quá 120 m2 đối với thị trấn thuộc các huyện. 2. Hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn a) Không quá 180 m2 đối với các xã thuộc khu vực đồng bằng; b) Không quá 250 m2 đối với các xã thuộc khu vực miền núi. 3. Hạn mức quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp giao đất ở theo dự án xây dựng nhà chung cư, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê và giao đất ở thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Điều 4. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở 1. Thửa đất ở được hình thành từ việc tách thửa phải bảo đảm đủ các điều kiện sau: a) Có diện tích không nhỏ hơn 36 m2 và có bề rộng mặt tiền, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 3 m đối với đất ở tại các phường và thị trấn. b) Có diện tích không nhỏ hơn 45 m2 và có bề rộng mặt tiền, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 4 m đối với đất ở tại các xã. 2. Đối với trường hợp tiến hành đồng thời tách thửa đất ở với hợp thửa đất ở khác thì thửa đất ở còn lại và thửa đất ở sau khi hợp thửa phải bảo đảm điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. 3. Quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này không áp dụng đối với trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi đất ở, đất hiến tặng cho Nhà nước và đất tặng cho hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa. Điều 5. Hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/7/2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai ngày 29/11/2013 mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở 1. Hạn mức công nhận đất ở a) 120 m2 đối với mỗi hộ gia đình thuộc các phường; b) 150 m2 đối với mỗi hộ gia đình thuộc thị trấn; c) 200 m2 đối với mỗi hộ gia đình thuộc các xã ở khu vực đồng bằng; d) 300 m2 đối với mỗi hộ gia đình thuộc các xã ở khu vực miền núi. 2. Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở quy định tại Khoản 1 Điều này thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở theo quy định tại Khoản 1 Điều này. 3. Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở quy định tại Khoản 1 Điều này thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất. Điều 6. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản 1. Không quá 02 ha cho mỗi loại đất để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản nhưng tổng hạn mức giao đất không quá 05 ha. 2. Không quá 10 ha đất để trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân ở xã, phường, thị trấn thuộc khu vực đồng bằng; không quá 30 ha đất để trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân ở xã, phường, thị trấn thuộc khu vực miền núi. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất để trồng cây lâu năm thì hạn mức giao đất trồng cây lâu năm không quá 05 ha đối với xã, phường, thị trấn thuộc khu vực đồng bằng; không quá 25 ha đối với xã, phường, thị trấn thuộc khu vực miền núi. 3. Không quá 30 ha đối với mỗi loại đất để sử dụng vào đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 ha. 4. Quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan 1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn thực hiện Quy định này. 2. Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định này. Điều 8. Sửa đổi, bổ sung Quy định Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện Quy định nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung kịp thời.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Ninh Bình", "promulgation_date": "28/08/2014", "sign_number": "24/2014/QĐ-UBND", "signer": "Đinh Văn Điến", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-4702-2004-QD-BGD-DT-TCCB-thanh-lap-Truong-Cao-dang-Ben-Tre-4385.aspx
Quyết định 4702/2004/QĐ-BGD&ĐT-TCCB thành lập Trường Cao đẳng Bến Tre
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 4702/QĐ-BGD&ĐT-TCCB Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2004 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG BẾN TRE BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CPngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre tại Tờtrình số 1742/TT-UB ngày 05 tháng 12 năm 2003; Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Thành lập Trường Cao đẳng Bến Tre trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Sư phạm Bến Tre, Trường Trung học Kinh tế -Kỹ thuật Bến Tre, Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp Bến Tre. Điều 2. Trường Cao đẳng Bến Tre có nhiệm vụ: - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên có trình độcao đẳng và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, giáodục mầm non, giáo dục phổ thông (bậc tiểu học và cấp trung học cơ sở); - Nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội; Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoảnriêng. Điều 3. Trường Cao đẳng Bến Tre thuộc Uỷ ban nhândân tỉnh Bến Tre, chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo; Trường hoạt động theo Điều lệ trường Cao đẳng. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre, Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng đơn vị hữu quan và Hiệu trưởngTrường CĐSP Bến Tre, Hiệu trưởng Trường TH Kinh tế - Kỹ thuật Bến Tre, Hiệu trưởng Trường TK Kỹ thuật - Công nghiệp Bến Tre ch ịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này./. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nguyễn Minh Hiển
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "23/08/2004", "sign_number": "4702/2004/QĐ-BGD&ĐT-TCCB", "signer": "Nguyễn Minh Hiển", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-368-QD-UBND-2019-phe-duyet-Ke-hoach-chong-rac-thai-nhua-Bac-Kan-412128.aspx
Quyết định 368/QĐ-UBND 2019 phê duyệt Kế hoạch chống rác thải nhựa Bắc Kạn
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 368/QĐ-UBND Bắc Kạn, ngày 12 tháng 3 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHONG TRÀO “CHỐNG RÁC THẢI NHỰA” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; Căn cứ Quyết định số: 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020; Căn cứ Văn bản số: 5539/BTNMT-TCMT ngày 10/10/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”; Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số: 324/STNMT-MT ngày 04/3/2019, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đinh Quang Tuyên KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHONG TRÀO “CHỐNG RÁC THẢI NHỰA” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN Kèm theo Quyết định số: 368/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn) Căn cứ Quyết định số: 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020; Thực hiện Công văn số: 5539/BTNMT-TCMT ngày 10/10/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch thực hiện Phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau: I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Mục đích Nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy; thu gom, phân loại các sản phẩm đã qua sử dụng hoặc tái sử dụng để giảm thiểu khối lượng chất thải cần phải xử lý, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái. 2. Yêu cầu Việc thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” phải thường xuyên, liên tục và đều khắp, đồng thời phải phù hợp với đặc điểm, tình hình, điều kiện thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị, đảm bảo có hiệu quả, thiết thực. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường a) Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường quán triệt, phổ biến các văn bản thuộc lĩnh vực môi trường, tác hại của chất thải nhựa đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động, hội viên và vận động gia đình, người thân cùng thực hiện “Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần”; phát động phong trào huy động sự tham gia của cộng đồng trong thu gom, phân loại các sản phẩm đã sử dụng làm từ nhựa, bao bì, túi nilon và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định. b) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng mô hình, cách làm hay trong thu gom, phân loại các sản phẩm đã sử dụng làm từ nhựa, bao bì, túi nilon và vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định; khuyến khích cộng đồng đăng ký cam kết tham gia phong trào “Chống rác thải nhựa”. c) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm soạn thảo tài liệu tuyên truyền ngắn gọn, cung cấp cho các Sở, Ban, Ngành liên quan để tuyên truyền, phổ biến đến các tầng lớp nhân dân. d) Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức vận động, tuyên truyền, khuyến khích các chủ cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ cắt giảm sử dụng túi nhựa, giảm thiểu đóng gói bao bì sản phẩm bằng nhựa, nilon, tăng cường sử dụng các sản phẩm từ vật liệu thân thiện môi trường thay thế túi nilon; sử dụng các sản phẩm nhựa có khả năng tái chế, tái sử dụng. e) Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bắc Kạn, các cơ quan báo chí tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cơ quan, cộng đồng, xây dựng chuyên trang, chuyên mục, bài viết, phóng sự tuyên truyền nâng cao nhận thức về nguy cơ ô nhiễm nhựa và nilon nhằm thay đổi, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần; giới thiệu, biểu dương những mô hình điển hình tiên tiến đi đầu trong phong trào “Chống rác thải nhựa”. g) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn trực thuộc xây dựng các quy ước, hương ước về thu gom, xử lý rác thải nhựa và túi nilong có sự tham gia của cộng đồng dân cư. 2. Huy động nguồn lực cho bảo vệ môi trường a) Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư cho bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ về bảo vệ môi trường, đặc biệt là thu gom, tái chế, xử lý rác thải nhựa và túi nilon. b) Sở Tài chính căn cứ khả năng ngân sách địa phương, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch phát động phong trào có hiệu quả. c) Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường được giao hằng năm để triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giảm thiểu túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần. d) Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, xem xét, bố trí kinh phí từ nguồn khoa học công nghệ thực hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học để nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất các loại vật liệu thân thiện với môi trường. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các Sở, Ban, Ngành, tổ chức đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trong Kế hoạch này; báo cáo kết quả thực hiện đợt 01 trước ngày 20/4/2019 về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 10/8 để tổng hợp. 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm đơn vị đầu mối phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, tổ chức đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch; theo dõi, đánh giá, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bắc Kạn", "promulgation_date": "12/03/2019", "sign_number": "368/QĐ-UBND", "signer": "Đinh Quang Tuyên", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Chi-thi-01-2007-CT-UBND-thuc-hien-cong-tac-bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thong-Soc-Trang-277835.aspx
Chỉ thị 01/2007/CT-UBND thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông Sóc Trăng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 01/2007/CT-UBND Sóc Trăng, ngày 15 tháng 01 năm 2007 CHỈ THỊ V/V THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG. Thực hiện Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP, ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ, trong các năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh và đạt kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt là các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tập trung chỉ đạo công tác này gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông được đẩy mạnh; thực hiện tốt công tác đăng ký, quản lý xe gắn máy, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông và tăng cường đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo quy định; đồng thời thường xuyên mở chiến dịch tuần tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm an toàn giao thông.v.v… góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông từng lúc, từng nơi còn lỏng lẻo, thiếu sự quan tâm chặt chẽ của chính quyền các cấp, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, số lượng xe mô tô 2 bánh tăng nhanh; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa sâu rộng, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, người tham gia giao thông chưa chấp hành nghiêm luật giao thông, nên số vụ tai nạn giao thông trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là 21 vụ, trong đó số người chết tăng 27 người. Để phát huy những kết quả đạt được và kịp thời khắc phục mặt hạn chế, thiếu sót, kiên quyết lập lại trật tự kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật giao thông trong thời gian tới trên phạm vi toàn tỉnh, UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ thị các ngành, các cấp khẩn trương thực hiện một số nội dung sau: 1. Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng nội dung Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP, ngày 19/11/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Chỉ thị số 11-CT/TW, ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 04/2003/CT-TTg, ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tri số 20-TT/TU, ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Tỉnh ủy Sóc Trăng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ban An toàn giao thông tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành và UBND các huyện, thị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể và phối hợp triển khai thực hiện tốt công tác này ngay tại địa phương, đơn vị mình. Trong đó, cần lưu ý đề ra chỉ tiêu, giải pháp cụ thể, có xác định địa bàn trọng điểm, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật và phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải. 2. Năm 2007, kiên quyết lập lại trật tự an toàn giao thông và giảm số vụ tai nạn giao thông trên cả 3 mặt (số vụ, số người chết và bị thương) so với năm 2006 từ 15%-20% số vụ; do vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền phải nhận thức rõ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, tăng cường chỉ đạo các ngành, địa phương trên địa bàn thực hiện tốt công tác này. Tiếp tục phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, nhất là nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông, kết hợp với đẩy mạnh chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra để kịp thời chấn chỉnh thiếu sót và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trên lĩnh vực này. Mỗi cán bộ, Đảng viên, đoàn viên, hội viên phải luôn gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông; phải là lực lượng xung kích trong việc tuyên truyền, giáo dục, trước hết là nhắc nhở người thân trong gia đình nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông. 3. Đẩy mạnh sâu rộng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nhất là về nội dung của Luật Giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa đến các tầng lớp nhân dân, các vùng trọng điểm, tổ dân phố, xóm ấp,.v.v… bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực, giúp mọi người hiểu rõ và tích cực tham gia. Đi đôi với xây dựng môi trường sống lành mạnh, văn minh và nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật nhằm lập lại trật tự kỷ cương về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là: - Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, Báo Sóc Trăng, Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục và kịp thời phản ánh, đưa tin về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo phong trào toàn dân tham gia lập lại trật tự an toàn giao thông. - Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải có kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt Luật Giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa trong cán bộ, công chức, giáo viên, học sinh, sinh viên thuộc ngành mình quản lý; nghiên cứu và đưa chương trình giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào trong các trường học; thực hiện tốt sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác này. 4. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, các Sở ngành chức năng có liên quan và UBND các huyện, thị thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: - Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực giao thông vận tải; tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải, gắn với việc quy hoạch phát triển chợ, bến bãi, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng khu dân cư…, góp phần lập lại trật tự an toàn giao thông và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đối với bến bãi đậu xe, bến khách đường thuỷ cần có quy hoạch hợp lý và triển khai thực hiện theo hướng xã hội hóa (như khuyến khích tư nhân đầu tư quản lý) gắn với thực hiện tốt việc quản lý các bến bãi trên địa bàn. - Nghiên cứu điều chỉnh, thay mới biển báo hiệu giao thông trên các tuyến đường một cách hợp lý; giải tỏa ngay việc lấn chiếm lòng lề đường, hành lang bảo vệ đường bộ… tạo điều kiện cho người điều khiển phương tiện giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Thường xuyên theo dõi, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông xảy ra trong toàn tỉnh để đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời. - Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ để tạo điều kiện cho mọi người có điều kiện tham gia học tập, nhằm am hiểu và chấp hành nghiêm Luật giao thông; kiểm tra chặt chẽ việc kiểm định chất lượng và an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông vận tải, nếu phương tiện không an toàn thì kiên quyết không cho phép lưu hành. - Chỉ đạo Ban điều hành các bến xe khi đưa phương tiện vào khai thác phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và chất lượng, đăng ký lịch trình chạy xe đúng tuyến, tránh tranh giành khách, sang chuyển khách dọc đường và kiên quyết xử lý nghiêm các tiêu cực xảy ra trong vận chuyển hành khách. 5. Giám đốc Công an tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo lực lượng tham gia gìn giữ trật tự an toàn giao thông các cấp tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, nhất là trên các tuyến Quốc lộ, Đường tỉnh và các điểm "đen" thường xảy ra tai nạn giao thông để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm như: điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ tối đa cho phép, phương tiện không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật, chở quá số người và tải trọng cho phép, tranh giành khách, không đội mũ bảo hiểm trên các tuyến đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, say rượu, bia khi điều khiển phương tiện, điều khiển phương tiện không bằng lái…; đồng thời phải kịp thời điều tra, xử lý khi có tai nạn giao thông xảy ra, nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân. 6. Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban An toàn giao thông các cấp, xây dựng quy chế hoạt động, chọn điểm chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, bảo đảm đủ năng lực làm tốt vai trò tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác này và định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm có sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, khen thưởng, nêu gương điển hình tiên tiến người tốt, việc tốt để nhân rộng phong trào. 7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các Đoàn thể tích cực vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên và mọi người dân nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông. Cùng các địa phương phát động rộng khắp phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh. Phát động đến đâu phải ký cam kết đến đó. 8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị có trách nhiệm chỉ đạo và tiến hành các biện pháp cần thiết để lập lại trật tự kỷ cương về an toàn giao thông trên địa bàn mình quản lý. Có kế hoạch sắp xếp nơi họp chợ, buôn bán, bến bãi đậu xe theo quy hoạch và giải quyết đến nơi đến chốn tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, hành lang bảo vệ công trình giao thông,… Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận và các Đoàn thể tổ chức giáo dục, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông, góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội ở địa phương. Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị có trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện nghiêm nội dung Chỉ thị này và thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh và Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh. Giao thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh (Sở Giao thông Vận tải) thường xuyên tổng hợp kết quả thực hiện và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Huỳnh Thành Hiệp
{ "issuing_agency": "Tỉnh Sóc Trăng", "promulgation_date": "15/01/2007", "sign_number": "01/2007/CT-UBND", "signer": "Huỳnh Thành Hiệp", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-643-KH-UBND-2022-cong-tac-phong-chong-bao-luc-gia-dinh-Ninh-Thuan-503957.aspx
Kế hoạch 643/KH-UBND 2022 công tác phòng chống bạo lực gia đình Ninh Thuận
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 643/KH-UBND Ninh Thuận, ngày 20 tháng 02 năm 2022 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG TÌNH HÌNH MỚI ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 13/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau: I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung: Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình tạo chuyển biến về nhận thức, hành động trong phòng, chống bạo lực để từng bước giảm dần bạo lực gia đình, kịp thời hỗ trợ người bị bạo lực gia đình. 2. Mục tiêu cụ thể: - Đạt 40% số hộ gia đình tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tại các thôn, khu phố. - Phấn đấu đạt 50% các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của trung ương và địa phương có chuyên mục về phòng, chống bạo lực gia đình được phát sóng định kỳ. - Đạt trên 70% người có nguy cơ bị bạo lực gia đình được trang bị kiến thức, kỹ năng về ứng phó khi bị bạo lực gia đình. - Những người bị bạo lực gia đình khi phát hiện được bảo vệ, trợ giúp pháp lý và chăm sóc sức khỏe phấn đấu đạt 95%. - Những người có hành vi bạo lực gia đình khi phát hiện được tư vấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực phấn đấu đạt trên 80%. - Các huyện, thành phố có cộng tác viên dân số thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng phấn đấu đạt 80%. - Đạt 95% xã, phường, thị trấn duy trì Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình. - Đạt 90% người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình các cấp được được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình. II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Hoàn thiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình: a) Rà soát, góp ý bổ sung hoàn thiện pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình (nếu có); b) Nghiên cứu, bổ sung chính sách hỗ trợ người bị bạo lực gia đình là người bị phụ thuộc vào thành viên khác trong gia đình; c) Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình và đội ngũ cộng tác viên dân số tham gia phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở. 2. Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp liên ngành giữa các Sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch: a) Xây dựng nhiệm vụ, đề án, kế hoạch cụ thể để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo kế hoạch được duyệt; b) Xây dựng và vận hành mạng lưới phòng, chống bạo lực gia đình các cấp; cộng tác viên dân số thực hiện công tác gia đình ở cộng đồng để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình, thu thập thông tin về bạo lực gia đình; c) Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương nếu để xảy ra tình trạng bạo lực trong phạm vi quản lý. 3. Xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình: a) Xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên về phòng, chống bạo lực gia đình; b) Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn hôn nhân và gia đình; tư vấn hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; c) Nâng cao năng lực cho người tham gia cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình; d) Triển khai và nhân rộng các Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng. 4. Thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình: a) Tổ chức truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với từng đối tượng, văn hóa của vùng miền, đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số; b) Đa dạng hóa phương thức, các loại hình, sản phẩm thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình. Khuyến khích sáng tác các chương trình và tác phẩm văn hóa nghệ thuật, các hoạt động thể thao thực hiện truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình; c) Các cơ quan truyền thông, báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh duy trì hiệu quả các chuyên trang, chuyên mục với thời lượng và khung giờ phù hợp nhằm hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình; d) Lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với các cấp học, bậc học; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong phòng, chống bạo lực gia đình. 5. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp, các ngành: a) Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình; b) Tiếp tục nâng cao năng lực cho đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên, tư vấn viên, hòa giải viên về phòng, chống bạo lực gia đình. 6. Hợp tác nghiên cứu khoa học; xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình: a) Tăng cường hợp tác nhằm vận động nguồn lực, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình; b) Ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ thực hiện chuyển đổi số trong phòng, chống bạo lực gia đình; c) Thực hiện các chương trình, dự án, đề án, nghiên cứu khoa học về phòng, chống bạo lực gia đình. 7. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình: a) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình; b) Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; c) Xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình. III. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm: Ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các Sở, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành; các chương trình, dự án, đề án có liên quan khác theo quy định của pháp luật. Tài trợ, viện trợ và huy động xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác (nếu có). 2. Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động lập dự toán chi hằng năm đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: a) Hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này; b) Xây dựng truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình; c) Xây dựng chuyển đổi số dữ liệu phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện điều tra về phòng, chống bạo lực gia đình; d) Chủ trì xây dựng, hướng dẫn quy trình tiếp nhận, xử lý vụ việc bạo lực gia đình; quy trình bảo vệ an toàn, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, cung cấp và tư vấn thông tin về quyền, nghĩa vụ cho người bị bạo lực phân theo nhóm đối tượng; đ) Phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện công tác phòng, chống bạo lực cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên các huyện, thành phố; e) Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch; tổ chức tổng kết việc thực hiện Kế hoạch và xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo. 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch liên quan đến công tác phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực đối với trẻ em trong môi trường gia đình; lồng ghép việc tiếp nhận, xử lý thông tin về các vụ việc liên quan đến bạo lực, xâm hại trẻ em trong gia đình trên Tổng đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111. 3. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi liên quan đến bạo lực gia đình; bảo vệ quyền và lợi ích của người bị bạo lực gia đình; giáo dục, xử lý người có hành vi bạo lực gia đình. 4. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông, báo chí tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình. 5. Sở Giáo dục và Đào tạo: a) Chỉ đạo việc lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với các cấp học, bậc học; b) Chủ trì công tác tăng cường việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động giáo dục. Trong đó chú trọng công tác giáo dục lối sống, kỹ năng sống; kế thừa, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; công tác giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình trong các cơ sở giáo dục. 6. Sở Tư pháp: a) Chủ trì, phối hợp xây dựng tài liệu, chỉ đạo tập huấn đào tạo đội ngũ hòa giải viên cơ sở trong việc phòng, chống bạo lực gia đình; b) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan hướng dẫn, thường xuyên kiểm tra đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý người bị bạo lực gia đình. 7. Sở Tài chính: Tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thường xuyên thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của các Sở, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 8. Các Sở, ban, ngành còn lại: Theo chức năng, nhiệm vụ, tổ chức triển khai Kế hoạch này. 9. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người tham gia xét xử các vụ án về bạo lực gia đình. 10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình; khuyến khích, vận động hội viên tham gia nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình. 11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: a) Triển khai thực hiện Kế hoạch; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của địa phương; b) Ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện Kế hoạch này; c) Chỉ đạo thực hiện việc phổ biến chính sách luật pháp về phòng, chống bạo lực gia đình lồng ghép trong nội dung sinh hoạt của thôn, khu phố; nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương; d) Triển khai đội ngũ cộng tác viên dân số thực hiện công tác gia đình tại các thôn, khu phố; đ) Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, thanh tra và chỉ đạo xử lý nghiêm, kịp thời các vụ việc bạo lực gia đình trên địa bàn; e) Hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; đề nghị các Sở, ban ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả./. Nơi nhận: - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - TT. Tỉnh ủy; - TT. HĐND tỉnh; - CT và các PCT UBND tỉnh; - Mục IV; - VPUB: LĐ; - Lưu: VT, VXNV. ĐNĐ KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Long Biên
{ "issuing_agency": "Tỉnh Ninh Thuận", "promulgation_date": "20/02/2022", "sign_number": "643/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Long Biên", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-32-CT-UBND-2012-giai-phap-nang-cao-chat-luong-kham-chua-benh-tai-co-so-y-te-Thanh-Hoa-287929.aspx
Chỉ thị 32/CT-UBND 2012 giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại cơ sở y tế Thanh Hóa
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 32/CT-UBND Thanh Hóa, ngày 26 tháng 11 năm 2012 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ Công tác khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tích quan trọng; các cơ sở khám, chữa bệnh đã được cải tạo và nâng cấp cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế. Nhiều dịch vụ y tế kỹ thuật cao đã được áp dụng có hiệu quả như: chụp mạch can thiệp, nong mạch vành, xạ trị gia tốc, phẫu thuật thần kinh, mổ tim hở, phẫu thuật nội soi, mổ phaco, thụ tinh trong ống nghiệm, các cấp cứu chuyên sâu nội khoa và ngoại khoa vv, đã góp phần tích cực về nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao của nhân dân, tiết kiệm kinh phí cho ngân sách và người bệnh và giảm tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương. Tinh thần thái độ phục vụ người bệnh và quy tắc ứng xử của cán bộ, nhân viên y tế cũng được thường xuyên quan tâm hơn. Công tác XHH về lĩnh vực khám, chữa bệnh đã có nhiều đóng góp tích cực, góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn và giảm tải cho các bệnh viện công lập. Tuy nhiên; công tác khám bệnh, chữa bệnh còn một số mặt hạn chế: cơ sở vật chất trang thiết bị khám, chữa bệnh vẫn còn thiếu thốn, nhất là tuyến y tế cơ sở. Một số đơn vị vẫn chưa thực hiện nghiêm quy chế bệnh viện; tình trạng lạm dụng trong xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, kê đơn thuốc vẫn còn xảy ra, gây tốn kém lãng phí cho người bệnh và nguồn ngân sách; y đức của một số cán bộ y tế giảm sút ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân v.v. Công tác thanh, quyết toán quỹ BHYT cho các cơ sở KCB vẫn chưa kịp thời. Để khắc phục tình hình trên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về khám, chữa bệnh; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Y tế phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện một số nội dung sau: 1. Trước hết cần quan tâm giáo dục chính trị, tư tưởng về nâng cao y đức cho cán bộ y tế gắn nội dung “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với thực hiện lời dạy của Bác đối với ngành y tế “Thầy thuốc như mẹ hiền” vào sinh hoạt thường xuyên của đơn vị. 2. Tập trung nâng cao chất lượng chuyên môn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chuyên sâu, tạo thuận lợi cho người dân được hưởng thụ nền y học tiên tiến, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, giảm chi phí cho người bệnh. 3. Cải tiến quy trình, thủ tục hành chính giảm phiền hà cho người bệnh, tập trung như: - Tổ chức tiếp đón, hướng dẫn, tránh gây phiền hà đối với người bệnh. Kiểm soát tốt các quy trình chuyên môn, kỹ thuật, y lệnh điều trị. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình tiếp nhận, khám bệnh, quản lý người bệnh nằm viện, quản lý hồ sơ bệnh án v.v . - Yêu cầu bắt buộc công khai giá dịch vụ y tế trên các bảng thông tin, tại khu vực dễ quan sát, dễ đọc, kịp thời giải đáp những thắc mắc của người dân liên quan đến giá dịch vụ y tế. Quán triệt tinh thần Chỉ thị 05 CT-BYT ngày 10/9/2012 của Bộ Y tế: “không được thu thêm của người bệnh các chi phí để thực hiện các dịch vụ ngoài mức thu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho đơn vị (trừ các chi phí chưa tính vào giá dịch vụ, phần đồng chi trả của người bệnh có thẻ BHYT theo quy định hoặc phần chênh lệch giữa giá thanh toán với cơ quan BHXH và giá KCB theo yêu cầu). - Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chống lạm dụng thuốc, kỹ thuật cao và xét nghiệm, đi đôi với việc tăng cường sử dụng thuốc hợp lý và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. 4. Phối hợp với BHXH tỉnh, chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm về phân bổ thẻ KCB - BHYT ban đầu, trên cơ sở đánh giá các tiêu chí của từng cơ sở KCB, Sở Y tế chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về năng lực và chất lượng của các cơ sở được KCB ban đầu; đặc biệt chú ý nhu cầu và chất lượng KCB - BHYT tại các phòng khám bệnh đa khoa tư nhân, các trạm y tế; thực hiện tốt Thông tư số 10/2009/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; đảm bảo chất lượng và quyền lợi cho người tham gia BHYT. 5. BHXH tỉnh phối hợp với Sở Y tế thường xuyên theo dõi, giám sát chất lượng KCB - BHYT; cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người bệnh và thực hiện đúng quy định về chế độ tạm ứng và thanh quyết toán BHYT; giải quyết kịp thời các vướng mắc thuộc thẩm quyền đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT. 6. Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh quản lý tốt công tác tài chính theo quy định. Tăng cường thực hiện có hiệu quả Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải đi đối với việc tăng cường quản lý nhà nước, tránh sai sót, tùy tiện và tiêu cực trong quá trình tổ chức thực hiện. 7. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, BHXH tỉnh và các ngành có liên quan căn cứ chức năng và nhiệm vụ phối hợp với Sở Y tế để hướng dẫn và tạo điều kiện cho các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức thực hiện tốt các nội dung trên. 8. Giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra (kể cả các cơ sở KCB ngoài công lập); kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh thực hiện theo quy định; đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm về tinh thần thái độ, về quy chế chuyên môn, về quản lý tài chính và tổ chức v.v.; định kỳ tập hợp báo cáo kết quả về Chủ tịch UBND tỉnh./. Nơi nhận: - Bộ Y tế (để BC); - TT tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để BC); - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để BC); - Các ngành có liên quan; - Lưu: VT, VX. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phạm Đăng Quyền
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa", "promulgation_date": "26/11/2012", "sign_number": "32/CT-UBND", "signer": "Phạm Đăng Quyền", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh115-2004-QD-UB-Dieu-le-Quan-ly-xay-dung-Quy-hoach-chi-tiet-Khu-do-thi-Nam-Thang-Long-giai-doan-II-Quan-Tay-Ho-huyen-Tu-Liem-35020.aspx
Quyết định115/2004/QĐ-UB Điều lệ Quản lý xây dựng Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long-giai đoạn II,Quận Tây Hồ, huyện Từ Liêm
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số 115/2004/QĐ-UB Hà Nội, ngày 28 tháng 07 năm 2004 QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND THÀNH PHỐ VỀ VIỆC: BAN HÀNH ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU ĐÔ THỊ NAM THĂNG LONG - GIAI ĐOẠN II, TỶ LỆ 1/500 (PHẦN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ GIAO THÔNG) ĐỊA ĐIỂM: CÁC PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG, XUÂN LA - QUẬN TÂY HỒ VÀ CÁC XÃ ĐÔNG NGẠC, XUÂN ĐỈNH - HUYỆN TỪ LIÊM - HÀ NỘI. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội; Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị; Căn cứ Quyết định số: 114/2004/QĐ-UB ngày 28/7/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long - Giai đoạn II, tỷ lệ 1/500 (Phần Quy hoạch sử dụng đất và Giao thông); Xét đề nghị của Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc, QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ Quản lý xây dựng theo Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long - giai đoạn II, tỷ lệ 1/500 (Phần Quy hoạch sử dụng đất và Giao thông). Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Điều 3: Chánh văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc, Giao thông Công chính, Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm, chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Chủ tịch UBND các Phường: Phú Thượng, Xuân La; Chủ tịch UBND các xã Đông Ngạc, Xuân Đỉnh; Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức cơ quan và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHỦ TỊCH Nguyễn Quốc Triệu ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU ĐÔ THỊ NAM THĂNG LONG (GIAI ĐOẠN II), TỶ LỆ 1/500 (PHẦN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ GIAO THÔNG) ĐỊA ĐIỂM: CÁC PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG, XUÂN LA- QUẬN TÂY HỒ VÀ CÁC XÃ ĐÔNG NGẠC, XUÂN ĐỈNH - HUYỆN TỪ LIÊM ( Ban hành theo Quyết định số: 115/2004/QĐ-UB ngày 28 tháng 7 năm 2004 của UBND Thành phố Hà Nội) Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Điều lệ này hướng dẫn việc quản lý xây dựng, sử dụng các công trình theo đúng đồ án Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn II, tỷ lệ 1/500 (Phần Quy hoạch sử dụng đất và Giao thông) đã được phê duyệt theo Quyết định số 114/2004/QĐ-UB ngày 28 tháng 7 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Điều 2: Ngoài những quy định nêu trong bản Điều lệ này, việc quản lý xây dựng trong ranh giới Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long còn phải tuân thủ các quy định khác của Pháp luật. Điều 3: Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi Điều lệ phải được Uỷ ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định. Điều 4: Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm; Chủ tịch UBND quận Tây Hồ; Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc, Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố về việc quản lý xây dựng tại Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn II theo đúng quy hoạch được duyệt và quy định của Pháp luật. Chương 2: QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 5: Phạm vi ranh giới: Khu đô thị Nam Thăng Long (giai đoạn II) nằm ở phía Tây Bắc của Thành phố Hà Nội, thuộc địa phận của các phường: Xuân La, Phú Thượng (quận Tây Hồ) và các xã Đông Ngạc, Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm) - Hà Nội gồm 2 khu đất: khu A và khu B. · Khu A có diện tích khoảng: 147,06ha , có vị trí: - Phía Bắc: Giáp tuyến điện cao thế 110KV và khu dân cư Phường Phú Thượng. - Phía Nam: Giáp làng Xuân Đỉnh và khu dân cư phường Xuân La. - Phía Đông: Giáp khu đất giai đoạn I, giai đoạn III và đường quy hoạch dự kiến (đường vành đai 2). - Phía Tây: Giáp đường Phạm Văn Đồng (đường vành đai 3). · Khu B có diện tích khoảng 4,0ha , có vị trí: - Phía Bắc: Giáp đê sông Hồng. - Phía Nam: Giáp tuyến điện cao thế 110KV. - Phía Đông: Giáp khu dân cư phường Phú Thượng. - Phía Tây: Giáp khu dân cư xã Đông Ngạc. Điều 6: Tổng diện tích đất Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn II : 148,26ha, bao gồm: - Đất đường Thành phố, khu vực và phân khu vực: 22,93 ha - Đất hạ tầng (trạm xử lý nước thải và trạm điện): 4,00 ha (gồm 1 ô đất ký hiệu HT trên bản vẽ sử dụng đất) - Đất công trình công cộng, thương mại và hỗn hợp: 8,49 ha (gồm 2 ô đất ký hiệu TM trên bản vẽ sử dụng đất) - Đất Bệnh viện: 1,65 ha (gồm 1 ô đất ký hiệu BV trên bản vẽ sử dụng đất) - Đất trường Trung học phổ thông: 2,29 ha (gồm 2 ô đất ký hiệu THPT trên bản vẽ sử dụng đất) - Đất cây xanh, công viên Thành phố và khu vực: 22,01 ha (gồm 8 ô đất ký hiệu CX-CV trên bản vẽ sử dụng đất) - Hồ, mương: 13,86 ha (gồm 2 ô đất ký hiệu M trên bản vẽ sử dụng đất) - Đất bãi đỗ xe tập trung: 3,78 ha (gồm 3 ô đất ký hiệu P trên bản vẽ sử dụng đất) - Đất đơn vị ở: 69,25 ha Bao gồm: + Đất đường chính đơn vị ở: 6,99 ha + Đất trường Trung học cơ sở: 3,85 ha (gồm 3 ô đất ký hiệu THCS trên bản vẽ sử dụng đất) + Đất trường Tiểu học: 4,02 ha (gồm 3 ô đất ký hiệu TH trên bản vẽ sử dụng đất) + Đất nhà trẻ, mẫu giáo: 1,63 ha (gồm 3 ô đất ký hiệu MG trên bản vẽ sử dụng đất) + Đất công cộng đơn vị ở: 0,32 ha (gồm 2 ô đất ký hiệu HC trên bản vẽ sử dụng đất) + Đất cây xanh, thể dục thể thao: 4,46 ha (gồm 16 ô đất ký hiệu CX trên bản vẽ sử dụng đất) + Đất ở: 47,99 ha (gồm 20 ô đất ký hiệu NO trên bản vẽ sử dụng đất) Điều 7: Đất xây dựng công trình công cộng, thương mại và hỗn hợp có diện tích khoảng 8,49ha, gồm 3 ô đất (các ô: 1; ô 13). Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc quy định cụ thể cho ô đất như sau: Số hiệu Chức năng sử dụng đất Ký hiệu Diện tích đất (m2) Diện tích XD (m2) Mật độ XD (%) Diện tích sàn (m2) Tầng cao TB (tầng) Hệ số SDĐ (lần) 1 Thương mại hỗn hợp TM 29.923 10.096 33,7 172.628 17,1 5,8 13 Thương mại hỗn hợp TM 54.977 18.197 33,1 296.875 16,3 5,4 Các yêu cầu về kiến trúc quy hoạch và HTKT: Khi thiết kế xây dựng công trình kiến trúc cần tuân thủ các yêu cầu về kiến trúc và kỹ thuật đô thị như: chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất. Hình thức công trình phải đẹp và đảm bảo hài hoà với các công trình lân cận, đóng góp bộ mặt kiến trúc cho khu vực. Điều 8: Đất xây dựng Bệnh viện có diện tích khoảng 1,65ha (ô đất 19). Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc quy định cụ thể cho ô đất như sau: Số hiệu Chức năng sử dụng đất Ký hiệu Diện tích đất (m2) Diện tích XD (m2) Mật độ XD (%) Diện tích sàn (m2) Tầng cao TB (tầng) Hệ số SDĐ (lần) 18 Bệnh viện BV 16.497 4.788 29,0 20.038 4,2 1,2 Các yêu cầu về kiến trúc quy hoạch và HTKT: Khi thiết kế xây dựng công trình kiến trúc cần tuân thủ các yêu cầu về kiến trúc và kỹ thuật đô thị như: chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất,... Hình thức công trình phải được nghiên cứu phù hợp với loại hình công trình theo tiêu chuẩn của ngành, xây dựng đồng bộ, đồng thời đảm bảo khoảng cách ly an toàn về vệ sinh môi trường cũng như giao thông đô thị. Điều 9: Đất xây dựng trường Trung học phổ thông có diện tích khoảng 2,29ha, gồm 2 ô đất (các ô: 4; 17). Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc quy định cụ thể cho ô đất như sau: Số hiệu Chức năng sử dụng đất Ký hiệu Diện tích đất (m2) Diện tích XD (m2) Mật độ XD (%) Diện tích sàn (m2) Tầng cao TB (tầng) Hệ số SDĐ (lần) 4 Trường THPT THPT 10.794 2.528 23,4 9.184 3,6 0,9 17 Trường THPT THPT 12.070 2.933 24,3 9.892 3,4 0,8 - Các yêu cầu về kiến trúc quy hoạch và HTKT: Khi thiết kế xây dựng công trình kiến trúc cần tuân thủ các yêu cầu về kiến trúc và kỹ thuật đô thị như: chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất,... Hình thức công trình phải được nghiên cứu phù hợp với loại hình công trình theo tiêu chuẩn của ngành. Trong khuôn viên khu đất phải bố trí sân chơi, sân thể thao, vườn hoa cho học sinh một cách hiệu quả. Điều 10: Đất cây xanh, công viên Thành phố và khu vực có diện tích khoảng: 22,01ha, gồm 8 ô đất. Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc quy định cho các ô đất xây dựng như sau: Số hiệu Chức năng sử dụng đất Ký hiệu Diện tích đất (m2) Diện tích XD (m2) Mật độ XD (%) DT sàn (m2) Tầng cao TB Hệ số SDĐ 5 Cây xanh, công viên, TDTT CX-CV 5.887 - - - - - 7 Cây xanh, công viên, TDTT CX-CV 90.171 - - - - - 8 Cây xanh, công viên, TDTT CX-CV 59.582 - - - - - 9 Cây xanh, công viên, TDTT CX-CV 14.052 - - - - - 10 Cây xanh, công viên, TDTT CX-CV 4.685 - - - - - 11 Cây xanh, công viên, TDTT CX-CV 28.584 - - - - - 15 Cây xanh, công viên, TDTT CX-CV 4.466 - - - - - 16 Cây xanh, công viên, TDTT CX-CV 12.699 - - - - - - Các yêu cầu về kiến trúc quy hoạch và HTKT: là khu vực cây xanh, công viên vui chơi, giải trí cho dân cư trong khu vực, .. Không được xây dựng công trình kiến trúc khác. Đảm bảo cốt san nền theo yêu cầu thiết kế, xây dựng hệ thống thoát nước cùng với hệ thống chiếu sáng và đường dạo. Bố trí cây xanh, bóng mát, công trình TDTT, tạo cảnh quan và cải thiện vi khí hậu cho khu nhà ở. - Bố trí các lô đất số 5; 15 và 16 để trồng và trưng bày hoa đào với các biện pháp chăm bón với công nghệ cao để giữ lại nét truyền thống của khu vực về nghề trồng đào và đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường trong khu vực. Điều 11: Đất xây dựng trường Trung học cơ sở có diện tích khoảng 3,85ha, gồm 3 ô đất (các ô: I.C.38; III.D.46; IV.K.58) và trường Tiểu học có diện tích khoảng 4,02ha, gồm 3 ô đất (các ô: I.C.37; III.D.45; IV.K.57). Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc quy định cụ thể cho ô đất như sau: Số hiệu Chức năng sử dụng đất Ký hiệu Diện tích đất (m2) Diện tích XD (m2) Mật độ XD (%) Diện tích sàn (m2) Tầng cao TB (tầng) Hệ số SDĐ (lần) I.C.38 TrườngTHCS THCS 12.046 3.303 27,4 9.210 2,8 0,8 III.D.46 TrườngTHCS THCS 14.305 4.325 30,2 11.109 2,6 0,8 IV.K.58 TrườngTHCS THCS 12.105 3.306 27,3 9.088 2,7 0,8 I.C.37 Trường TH TH 18.731 4.551 24,3 15.028 3,3 0,8 III.D.45 Trường TH TH 9.557 2.905 30,4 8.113 2,8 0,8 IV.K.57 Trường TH TH 11.902 3.306 27,8 9.088 2,7 0,8 - Các yêu cầu về kiến trúc quy hoạch và HTKT: Khi thiết kế xây dựng công trình kiến trúc cần tuân thủ các yêu cầu về kiến trúc và kỹ thuật đô thị như: chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất... Hình thức công trình phải được nghiên cứu phù hợp với loại hình công trình theo tiêu chuẩn của ngành, tổ chức không gian tiết kiệm đất. Trong khuôn viên khu đất phải bố trí sân chơi, sân thể thao, vườn hoa cho học sinh. Điều 12: Đất xây dựng nhà trẻ mẫu giáo có diện tích khoảng 1,63ha, gồm 3 ô đất (các ô: I.C.35; I.C.40; IV.L.65). Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc quy định cho các ô đất xây dựng như sau: Số hiệu Chức năng sử dụng đất Ký hiệu Diện tích đất (m2) Diện tích XD (m2) Mật độ XD (%) Diện tích sàn (m2) Tầng cao TB (tầng) Hệ số SDĐ (lần) I.C.35 Nhà trẻ mẫu giáo MG 5.397 1.497 34,0 3.509 2,3 0,7 I.C.40 Nhà trẻ mẫu giáo MG 4.971 1.440 29,0 3.253 2,3 0,7 IV.L.65 Nhà trẻ mẫu giáo MG 5.949 1.658 27,9 3.873 2,3 0,7 - Các yêu cầu về kiến trúc quy hoạch và HTKT Khi thiết kế xây dựng công trình kiến trúc cần tuân thủ các yêu cầu về kiến trúc và kỹ thuật đô thị như: chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất,... Hình thức công trình phải được nghiên cứu phù hợp với loại hình công trình theo tiêu chuẩn của ngành, công trình bố trí linh hoạt, sinh động, tiết kiệm đất. Trong khuôn viên khu đất phải bố trí sân chơi, vườn hoa, đảm bảo tiện lợi trong học tập cũng như vui chơi của các cháu. Điều 13: Đất xây dựng công trình công cộng đơn vị ở có diện tích khoảng 0,32ha, gồm 2 ô đất (các ô: I.C.39; IV.L.66). Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc quy định cho các ô đất xây dựng như sau: Số hiệu Chức năng sử dụng đất Ký hiệu Diện tích đất (m2) Diện tích XD (m2) Mật độ XD (%) Diện tích sàn (m2) Tầng cao TB (tầng) Hệ số SDĐ (lần) I.C.39 Công cộng đơn vị ở HC 1.284 468 36,4 1.404 3,0 1,1 IV.L66 Công cộng đơn vị ở HC 1.889 577 30,5 1.731 3,0 0,9 Các yêu cầu về kiến trúc quy hoạch và HTKT: Khi thiết kế xây dựng công trình kiến trúc cần tuân thủ các yêu cầu về kiến trúc và kỹ thuật đô thị như: chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất,... Chiều cao công trình có thể thay đổi so với quy định, nhưng cần được xem xét theo thiết kế cụ thể và có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hình thức công trình phải đẹp và đảm bảo hài hoà với các công trình lân cận, đóng góp bộ mặt kiến trúc cho khu vực. Điều 14: Đất cây xanh công cộng đơn vị ở có diện tích khoảng: 4,46ha, gồm 16 ô đất (I.A.21; I.A.22; I.A.24; I.B.27; I.B.28; I.B.30; I.B.31; I.C.33; I.C.34; I.C.42; III.D.44; IV.H.55; IV.K.60; IV.K.61; IV.K.62; IV.L.64). Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc quy định cho các ô đất xây dựng như sau: Số hiệu Chức năng sử dụng đất Ký hiệu Diện tích đất (m2) Diện tích XD (m2) Mật độ XD (%) Diện tích sàn (m2) Tầng cao TB (tầng) Hệ số SDĐ (lần) I.A.21 Cây xanh công cộng CX 690 - - - - - I.A.22 Cây xanh công cộng CX 6.161 - - - - - I.A.24 Cây xanh công cộng CX 3.120 - - - - - I.B.27 Cây xanh công cộng CX 7.107 - - - - - I.B.28 Cây xanh công cộng CX 4.804 - - - - - I.B.30 Cây xanh công cộng CX 3.622 - - - - - I.B.31 Cây xanh công cộng CX 3.613 - - - - - I.C.33 Cây xanh công cộng CX 3.104 - - - - - I.C.34 Cây xanh công cộng CX 3.371 - - - - - I.C.42 Cây xanh công cộng CX 800 - - - - - III.D.44 Cây xanh công cộng CX 2.885 - - - - - IV.H.55 Cây xanh công cộng CX 1.532 - - - - - IV.K.60 Cây xanh công cộng CX 797 - - - - - IV.K.61 Cây xanh công cộng CX 854 - - - - - IV.K.62 Cây xanh công cộng CX 931 - - - - - IV.L64 Cây xanh công cộng CX 8.323 - - - - - - Các yêu cầu về kiến trúc quy hoạch và HTKT: là khu vực cây xanh, vui chơi, giải trí cho dân cư trong khu ở, đồng thời kết hợp các công trình HTKT như trạm điện, nước... Không được xây dựng công trình kiến trúc khác. Đảm bảo cốt san nền theo yêu cầu thiết kế, xây dựng hệ thống thoát nước cùng với hệ thống chiếu sáng và đường dạo. Bố trí cây xanh, bóng mát, công trình TDTT, tạo cảnh quan và cải thiện vi khí hậu cho khu nhà ở. Điều 14: Đất ở có tổng diện tích 47,99ha, gồm 20 ô đất trong đó có 12 ô đất xây dựng nhà cao tầng (các ô: I.A.20; I.A.23; I.A.25; I.B.26; I.B.29; I.C.32; I.C.36; III.D.43; IV.G.50; IV.G.51; IV.K.56; IV.L.63), 8 ô đất xây dựng nhà ở thấp tầng (các ô: I.C.41; IV.G.47; IV.G.48; IV.G.49; IV.G.50; IV.H.53; IV.H.54; IV.K.59). Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc quy định cụ thể cho các ô đất như sau: Số hiệu Chức năng sử dụng đất Ký hiệu Diện tích đất (m2) Diện tích XD (m2) Mật độ XD (%) Diện tích sàn (m2) Tầng cao TB (tầng) Hệ số SDĐ (lần) I.A.20 Nhà ở cao tầng (*) NO 33.830 9.259 27,4 92.012 9,9 2,7 I.A.23 Nhà ở cao tầng (*) NO 42.187 11.352 26,9 109.872 9,7 2,6 I.A.25 Nhà ở cao tầng(*) NO 18.142 5.671 31,3 48.483 8,5 2,7 I.B.26 Nhà ở cao tầng NO 26.556 7.136 26,9 71.952 10,1 2,7 I.B.29 Nhà ở cao tầng NO 35.420 9.096 25,7 92.574 10,2 2,6 I.C.32 Nhà ở cao tầng NO 43.969 10.011 22,8 130.041 13,0 3,0 I.C.36 Nhà ở cao tầng NO 13.473 2.106 15,6 35.802 17,0 2,7 I.C.41 Nhà ở thấp tầng NO 41.711 15.132 36,3 37.830 2,5 0,9 III.D.43 Nhà ở cao tầng NO 15.589 3.900 25,0 36.972 9,5 2,4 IV.G.47 Nhà ở thấp tầng NO 15.746 4.522 28,7 13.566 3,0 0,9 IV.G.48 Nhà ở thấp tầng NO 7.868 1.785 22,7 5.355 3,0 0,7 IV.G.49 Nhà ở thấp tầng NO 7.868 1.785 22,7 5.355 3,0 0,7 IV.G.50 Nhà ở thấp tầng NO 4.057 944 23,3 2.832 3,0 0,7 IV.G.51 Nhà ở cao tầng NO 12.365 3.159 25,5 47.385 15,0 3,8 IV.G.52 Nhà ở cao tầng NO 14.035 3.159 22,5 47.385 15,0 3,4 IV.H.53 Nhà ở thấp tầng NO 38.928 10.234 26,3 30.702 3,0 0,8 IV.H.54 Nhà ở thấp tầng NO 4.926 1.180 24,0 3.540 3,0 0,7 IV.K.56 Nhà ở cao tầng NO 12.915 2.106 16,3 44.226 17,0 3,4 IV.K.59 Nhà ở thấp tầng NO 64.678 25.296 39,1 63.240 2,5 1,0 IV.L.63 Nhà ở cao tầng NO 25.587 7.462 29,2 76.224 10,2 3,0 Các ô đất có số hiệu I.A20; I.A23; I.A.25 với tổng diện tích là 9,416 ha, chiếm 20% quỹ đất ở để phục vụ xây nhà ở chính sách của Thành phố theo Quyết định số 123/2001/QĐ-UB ngày 6/12/2001 của UBND Thành phố. Yêu cầu về kiến trúc quy hoạch và HTKT: Khi thiết kế xây dựng cần tuân thủ các chỉ tiêu đã khống chế về chỉ giới đường đỏ, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất.... Hình thức kiến trúc phải đẹp, đóng góp cho bộ mặt của trục đường khu vực. Trong các ô đất cần trồng cây xanh sân vườn và bố trí bãi đỗ xe đảm bảo phục vụ nội bộ khu nhà ở . Điều 15: Hệ thống giao thông: a) Các đường thành phố: - Đường vành đai 3 (đường Phạm Văn Đồng): có mặt cắt ngang rộng 68m. Đoạn đi qua khu quy hoạch nằm trong nút giao thông Nam Thăng Long. - Đường vành đai 2: Đi qua phía Đông khu quy hoạch với chiều dài khoảng 176m. Tuyến đường này có mặt cắt ngang rộng 64m gồm: 2 dải xe chạy nhanh rộng 11,25m mỗi dải cho 6 làn xe 2 chiều, hai dải xe địa phương mỗi dải rộng 7m, hè hai bên rộng 8mx2, dải dành cho tuyến đường sắt đô thị trên cao rộng 5,5m và các dải phân cách - Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài: có chiều dài qua khu quy hoạch khoảng 123m; mặt cắt ngang rộng 50m gồm: 2 dải xe chạy nhanh rộng 7,5m mỗi dải cho 4 làn xe 2 chiều, hai dải xe địa phương mỗi dải rộng 7m, hè hai bên rộng 8mx2 và các dải phân cách. b) Các đường cấp khu vực: - Đường Nguyễn Hoàng Tôn: chiều dài qua khu quy hoạch khoảng 2136m. Đường quy hoạch có mặt cắt ngang rộng 64,0m. Phần nằm trong phạm vi nghiên cứu có mặt cắt ngang rộng 13,5m, bao gồm: lòng đường dải 2 làn xe rộng 7,5m (gồm 1 phần của dải đường 3 làn xe 11,25m), hè phía Bắc rộng 6m. - Các tuyến đường cấp khu vực còn lại có mặt cắt ngang rộng 40m (2 dải xe chạy, mỗi dải rộng 11,25m, hè hai bên rộng 8mx2 và dải phân cách trung tâm rộng 3m), gồm các tuyến: + Tuyến đường khu vực phía Bắc: tuyến đường này có chiều dài qua khu quy hoạch khoảng 1260m dọc theo phía Nam tuyến điện 110KV hiện có. - Tuyến đường “lõi” khu đô thị Nam Thăng Long: tiếp nối đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài với chiều dài khoảng 1299m. + Tuyến đường khu vực phía Tây: nối tuyến đường khu vực phía Bắc với đường Nguyễn Hoàng Tôn và đường Phạm Văn Đồng với chiều dài qua khu quy hoạch khoảng 1494m. - Các nút giao thông khác cốt: Ngoài nút giao thông khác cốt Nam Thăng Long đã được thiết kế và đang thi công, nút giao thông khác cốt giữa tuyến đường khu vực phía Bắc với cầu cạn lên cầu Thăng Long và nút giao thông khác cốt giữa đường Nguyễn Hoàng Tôn với đường vành đai 2 sẽ được thực hiện ở dự án riêng. c) Các đường phân khu vực: có mặt cắt ngang rộng 30m (lòng đường hai dải, mỗi dải rộng 7,5m; hè hai bên rộng 6mx2, dải phân cách trung tâm rộng 3m). Gồm các tuyến: - Tuyến đường bao quanh khu vực lõi cây xanh, mặt nước, nhà ở biệt thự, nhà vườn và một số khu nhà ở cao tầng chiều dài khoảng 2079m. - Tuyến đường vào khu nhà ở cao tầng, biệt thự cao cấp trong lõi cây xanh mặt nước chiều dài khoảng 344m. - Tuyến đường phía Tây (giáp nút giao thông Nam Thăng Long) chiều dài khoảng 1125m. - Tuyến đường nối từ khu đô thị Tây Hồ Tây với đường Nguyễn Hoàng Tôn phía Đông Nam khu quy hoạch chiều dài khoảng 104m. - Riêng tuyến đường nối tuyến đường phân khu vực 30m giáp nút giao thông Nam Thăng Long với tuyến đường khu vực 40m phía Tây là trục trung tâm khu thương mại cao tầng phía Tây nên có mặt cắt ngang rộng 50m (lòng đường xe chạy hai dải, mỗi dải rộng 11,25m, dải cây xanh trung tâm rộng 12,5m, hè hai bên rộng 7,5mx2). Tuyến đường này có chiều dài khoảng 180m d) Các tuyến đường nhánh gồm: - Đường rộng 21,25m: ở phía Bắc khu quy hoạch, phía Đông trường PTTH, chiều dài khoảng 254m, đoạn phía Bắc có lòng đường rộng 11,25m, hè hai bên rộng 5mx2, đoạn phía Nam là đường đôi (lòng đường hai dải, mỗi dải rộng 5,5m, hè hai bên rộng 3mx2, dải phân cách trung tâm rộng 4,25m). - Các tuyến đường có lòng đường 2 làn xe rộng 7,5m: gồm các tuyến mặt cắt ngang rộng 17,5m, 15,5m, 13,5m (lòng đường rộng 7,5m, hè hai bên rộng 5m, 4m và 3m. Có chiều dài tổng cộng khoảng 5879m. e) Các đường vào nhà: có mặt cắt ngang rộng 11,5m (lòng đường rộng 5,5m cho 2 làn xe, hè hai bên rộng 3m), đảm bảo đủ để bố trí các đường dây đường ống kỹ thuật từ các tuyến chính tới các công trình và cụm công trình dọc theo đường. Các tuyến đường nhánh và đường vào nhà còn lại đường đôi rộng 20 - 25m (dải trồng cây ở giữa rộng 3 - 4m, lòng đường 2 dải, mỗi dải rộng 5,5 - 7,5m, hè hai bên rộng 3mx2. g) Nơi đỗ xe: - Trong khu vực quy hoạch có 3 bãi đỗ xe tập trung có tổng diện tích khoảng 37800m2 và các bãi đỗ xe nhỏ lẻ trong các khu đất xây dựng công trình công cộng và nhà ở cao tầng. - Trong khu đô thị mới các công trình công cộng, nhà ở cao tầng phải bố trí ga ra đỗ xe thời gian dài tại tầng hầm, tầng 1 công trình. Các nhà ở kiểu biệt thự, nhà vườn phải tự đảm bảo nhu cầu đỗ xe thời gian dài cho bản thân công trình. Chương 3: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 16: Điều lệ này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Điều 17: Mọi vi phạm các điều khoản của Điều lệ này tuỳ theo hình thức và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật. Điều 18: Các cơ quan có trách nhiệm quản lý xây dựng căn cứ đồ án Quy hoạch chi tiết và quy định cụ thể của Điều lệ này để hướng dẫn thực hiện xây dựng. Điều 19: Đồ án quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn II và bản Điều lệ này được lưu trữ tại các cơ quan sau đây để các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết và thực hiện. - UBND Thành phố Hà Nội. - Sở Quy hoạch Kiến trúc - Sở Xây dựng - Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất. - UBND quận Tây Hồ. - UBND huyện Từ Liêm. - Công ty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "28/07/2004", "sign_number": "115/2004/QĐ-UB", "signer": "Nguyễn Quốc Triệu", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-17-2010-QD-UBND-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-So-Y-te-Dien-Bien-194596.aspx
Quyết định 17/2010/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn Sở Y tế Điện Biên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN --------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 17/2010/QĐ-UBND Điện Biên Phủ, ngày 07 tháng 9 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA SỞ Y TẾ TỈNH ĐIỆN BIÊN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số: 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số: 16/2009/NĐ-CP ngày 16/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 Nghị định số: 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Thông tư số: 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của liên Bộ: Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế; Phòng y tế thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Y tế, QUYÊT ĐỊNH : Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế tỉnh Điện Biên. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Y tế, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Đinh Tiến Dũng QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA SỞ Y TẾ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Ban hành kèm theo Quyết định số: 17/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên) I. VỊ TRÍ CHỨC NĂNG: 1. Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: Y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm; trang thiết bị y tế; dân số; bảo hiểm y tế. 2. Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế. Trụ sở đặt tại phố 25 đường Tôn Thất Tùng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN: 1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo quy hoạch phát triển ngành; quy hoạch mạng lưới các cơ sở y tế; kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm; đề án, chương trình phát triển y tế, cải cách hành chính và phân cấp quản lý, xã hội hoá trong 1ĩnh vục y tế ở địa phương; b) Dự thảo các quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực y tế; c) Dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Chi cục trực thuộc Sở; d) Dự thảo quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Y tế; Trưởng và Phó trưởng Phòng Y tế. 2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị trực thuộc Sở Y tế theo quy định của pháp luật; b) Dự thảo các quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực y tế; c) Dự thảo quy định mối quan hệ công tác giữa Sở Y tế với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Phòng Y tế và các đơn vị có liên quan trên địa bàn; d) Dự thảo chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong phòng, chống dịch bệnh ở địa phương. 3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các vấn đề khác về y tế sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. 4. Về y tế dự phòng. a) Quyết định những biện pháp điều tra, giám sát, phát hiện và xử lý dịch bệnh, thực hiện báo cáo dịch theo quy định của pháp luật. b) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong thực hiện các quy định về chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; HIV/AIDS; bệnh xã hội; bệnh không lây nhiễm; bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; sức khoẻ môi trường, sức khoẻ trường học, vệ sinh và sức khoẻ lao động; dinh dưỡng cộng đồng; kiểm dịch y tế biên giới; hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trên địa bàn tỉnh; c) Làm thường trực về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS của Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm cấp tỉnh; chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh. 5. Về khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng. a) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong thực hiện các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, phẫu thuật tạo hình, giải phẫu thẩm mỹ, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần trên cơ sở quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế theo phân cấp và theo phân tuyến kỹ thuật; b) Cấp, đình chỉ và thu hồi chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh; giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân theo quy định của pháp luật và theo phân cấp. 6. Về y dược cổ truyền: a) Tổ chức thực hiện việc kế thừa, phát huy, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại trong phòng bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và sản xuất thuốc y dược cổ truyền tại địa phương; b) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về y dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh; c) Cấp, đình chỉ và thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y dược cổ truyền tư nhân theo quy định của pháp luật và theo phân cấp 7. Về thuốc và mỹ phẩm: a) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chất lượng, thanh tra và xử lý các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc theo quy định của pháp luật; b) Cấp, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề dược; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; giới thiệu thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và theo phân cấp. 8. Về an toàn vệ sinh thực phẩm: a) Tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm; kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; b) Xác nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm; cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tiếp nhận và thẩm định nội dung chuyên môn đăng ký quảng cáo các sản phẩm thực phẩm theo phân cấp và theo quy định của pháp luật. 9. Về trang thiết bị và công trình y tế: a) Hướng dẫn, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về trang thiết bị và công trình y tế; b) Thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc thực hiện các quy định, quy trình, quy Chế Chuyên môn về trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật và theo phân cấp. 10. Về dân số - kế hoạch hoá gia đình và sức khoẻ sinh sản: a) Tổ chức triển khai thực hiện hệ thống chỉ tiêu, chỉ báo thuộc lĩnh vực dân số - kế hoạch hoá gia đình; chỉ đạo, hướng dẫn các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình; b) Tổ chức triển khai thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách, chương trình, đề án, dự án, mô hình liên quan đến lĩnh vực dân số - kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản; c) Thẩm định, quyết định cho phép thực hiện xác định lại giới tính, thực hiện sinh con theo phương pháp khoa học, các dịch vụ tư vấn đối với các cơ sở hành nghề dịch vụ tư vấn về dân số - kế hoạch hoá gia đình theo quy định của pháp luật. 11. Về bảo hiểm y tế: a) Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; b) Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế. 12. Về đào tạo nhân lực y tế: a) Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực y tế và chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh; b) Quản lý các trường đào tạo cán bộ y tế theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. 13. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực y tế ở địa phương theo quy định của pháp luật. 14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật. 15. Chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của ngành Y tế đối với phòng Y tế cấp huyện. 16. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực được giao. 17. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. 18. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh. 19. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh: 20. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế. 21. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện./
{ "issuing_agency": "Tỉnh Điện Biên", "promulgation_date": "07/09/2010", "sign_number": "17/2010/QĐ-UBND", "signer": "Đinh Tiến Dũng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Sac-lenh-53-QP-cu-ong-Hoang-Van-Hoan-Chinh-tri-Cuc-truong-thay-Hoang-Dao-Thuy-35984.aspx
Sắc lệnh 53 QP cử ông Hoàng Văn Hoan Chính trị Cục trưởng thay Hoàng Đạo Thuý
SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 53 QP NGÀY 24 THÁNG 4 NĂM 1946 CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ Chiểu Sắc lệnh số 34-QP ngày 25 tháng 3 năm 1946 tổ chức Bộ Quốc phòng, Chiểu Sắc lệnh số 35-QP ngày 25 tháng 3 năm 1946 của các Cục trưởng, Theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, RA SẮC LỆNH: Điều thứ 1: Cử ông Hoàng Văn Hoan sung chức "Chính trị Cục trưởng" thay ông Hoàng Đạo Thuý cử đi giữ công vụ khác. Điều thứ 2: Ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chiểu Sắc lệnh thi hành. Hồ Chí Minh (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Chủ tịch nước", "promulgation_date": "24/04/1946", "sign_number": "53QP", "signer": "Hồ Chí Minh", "type": "Sắc lệnh" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-608-QD-UBND-2023-phe-duyet-Ke-hoach-su-dung-dat-huyen-Phu-Xuyen-Ha-Noi-589987.aspx
Quyết định 608/QĐ-UBND 2023 phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất huyện Phú Xuyên Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 608/QĐ-UBND Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2023 HUYỆN PHÚ XUYÊN ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018; Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch; Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị định số 148 2020 NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Căn cứ Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của HDND Thành phố thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2023; dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2023 thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội; Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 419/TTr-STNMT-CCQLDĐ ngày 17 tháng 01 năm 2023; QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. 1. Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Phú Xuyên (Kèm theo Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 tỷ lệ 1/25.000 và Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Phú Xuyên, được Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận ngày 18 tháng 01 năm 2023), với các nội dung chủ yếu như sau: a) Diện tích các loại đất phân bổ trong năm 2023 STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (6)=(4)+(5) I Loại đất 17.356,18 1 Đất nông nghiệp NNP 11.449,12 65,97 1.1 Đất trồng lúa LUA 7.611,39 43,85 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 7.515,59 43,30 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 614,66 3,54 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 566,13 3,26 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.226,10 7,06 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 1.430,84 8,24 2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.832,90 33,61 2.1 Đất quốc phòng CQP 11,09 0,06 2.2 Đất an ninh CAN 4,03 0,02 2.3 Đất khu công nghiệp SKK 69,31 0,40 2.4 Đất cụm công nghiệp SKN 54,92 0,32 2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 3,06 0,02 2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 73,86 0,43 2.7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 2.8 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 38,16 0,22 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 3.240,35 18,67 - Đất giao thông DGT 1.944,82 11,21 - Đất thủy lợi DTL 819,08 4,72 - Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 30,11 0,17 - Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 9,38 0,05 - Đất xây dựng cơ sở giáo dục DGD 101,22 0,58 - Đất xây dựng cơ sở thể thao DTT 36,88 0,21 - Đất công trình năng lượng DNL 3,72 0,02 - Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,80 0,00 - Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 3,54 0,02 - Đất cơ sở tôn giáo TON 70,33 0,41 - Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 209,88 1,21 - Đất chợ DCH 10,57 0,06 2.12 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 0,01 0,00 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 1.449,16 8,35 2.14 Đất ở tại đô thị ODT 114,86 0,66 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 19,27 0,11 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,22 0,00 2.18 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 38,62 0,22 2.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 665,19 3,83 2.20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 44,78 0,26 2.21 Đất phi nông nghiệp khác PNK 6,03 0,03 3 Đất chưa sử dụng CSD 74,15 0,43 Kế hoạch thu hồi các loại đất năm 2023 STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích (1) (2) (3) (4) A TỔNG 294,96 1 Đất nông nghiệp NNP 281,34 1.1 Đất trồng lúa LUA 198,32 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 198,32 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 17,53 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 5,62 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 40,97 1.9 Đất nông nghiệp khác NKU 18,90 2 Đất phi nông nghiệp PNN 13,62 2.1 Đất quốc phòng CQP 0,04 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 3,35 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 1,30 2.14 Đất ở tại đô thị ODT 7,74 b) Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2023 STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích 1 Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp NNP/PNN 281,34 1.1 Đất trồng lúa LUA/PNN 198,32 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC/PNN 198,32 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK/PNN 17,53 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 5,62 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS/PNN 40,97 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH/PNN 18,90 2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 3 Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở PKO/OCT 2,07 c) Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2023 STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích (1) (2) (3) (4) 1 Đất nông nghiệp NNP - 2 Đất phi nông nghiệp PNN 0,80 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 0,80 e) Danh mục các Công trình, dự án: Danh mục các Công trình, dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2023 kèm theo (tổng số 114 công trình, dự án với diện tích quy hoạch là 299,93 ha). 2. Trong năm thực hiện, UBND huyện Phú Xuyên có trách nhiệm rà soát, đánh giá, khả năng thực hiện các dự án trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2023, trường hợp trong năm thực hiện kế hoạch, phát sinh các công trình dự án đủ cơ sở pháp lý, khả năng thực hiện, UBND huyện Phú Xuyên tổng hợp báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND Thành phố phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất để làm căn cứ tổ chức thực hiện theo quy định. Điều 2. Căn cứ Điều 1 Quyết định này, UBND Thành phố giao: 1. UBND huyện Phú Xuyên: a) Tổ chức công bố, công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai. b) Thực hiện thu hồi đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. c) Tổ chức kiểm tra thực hiện kế hoạch sử dụng đất; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm kế hoạch sử dụng đất; tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất năm 2023. d) Cân đối xác định các nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất. đ) Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất, chặt chẽ, đảm bảo các chỉ tiêu sử dụng đất đã được UBND Thành phố phê duyệt; e) Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất trước ngày 15/9/2023. 2. Sở Tài nguyên và Môi trường: a) Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất; thường xuyên cập nhật các công trình, dự án (đủ điều kiện) trình UBND Thành phố phê duyệt bổ sung danh mục kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo quy định. c) Tổng hợp báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành phố đến ngày 01/10/2023. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở, ban, ngành của Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Tài nguyên và Môi trường; - TT Thành ủy; - TT HĐND TP; - UB MTTQ TP; - Chủ tịch, các PCT UBND TP; - VPUB: PCVP, P.ĐT, PTNMT; - Lưu VT TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Trọng Đông FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "31/01/2023", "sign_number": "608/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Trọng Đông", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-13-2013-TT-BTP-tieu-chuan-lanh-dao-quan-ly-Cuc-Thi-hanh-an-dan-su-va-Chi-cuc-207743.aspx
Thông tư 13/2013/TT-BTP tiêu chuẩn lãnh đạo quản lý Cục Thi hành án dân sự và Chi cục
BỘ TƯ PHÁP -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 13/2013/TT-BTP Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2013 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÔNG CHỨC GIỮ CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ THUỘC CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự; Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Xét đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp; Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự như sau: Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Cục Thi hành án dân sự) và Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Chi cục Thi hành án dân sự) bao gồm: 1. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; 2. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; 3. Trưởng phòng và tương đương thuộc Cục Thi hành án dân sự; 4. Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Cục Thi hành án dân sự; 5. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự; 6. Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự. Điều 2. Tiêu chuẩn chung 1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có ý thức đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Lãnh đạo và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 2. Gương mẫu về đạo đức, lối sống, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tác phong dân chủ, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị và đáp ứng các Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp. 3. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao; có tinh thần học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo, năng động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 4. Có ý thức và khả năng nghiên cứu, hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước; được đào tạo và có kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. 5. Có khả năng quy tụ; tập hợp được sức mạnh của toàn thể công chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị và phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao. 6. Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Không lạm dụng chức vụ, quyền hạn và để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình mưu lợi riêng. Chương II TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG CHỨC DANH Điều 3. Chức danh Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự 1. Vị trí, nhiệm vụ 1.1. Cục trưởng Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật việc lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Cục Thi hành án dân sự để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị và các quy định, quy chế của Ngành và đơn vị; bảo đảm để Cục Thi hành án dân sự và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Cục trưởng có các nhiệm vụ cụ thể như sau: a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan; b) Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo quy định của Luật Thi hành án dân sự; c) Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các đơn vị thuộc Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; d) Tổng kết thực tiễn công tác quản lý của đơn vị, kiến nghị và tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện cơ chế quản lý cũng như cơ chế chính sách quản lý các hoạt động của đơn vị; đ) Lãnh đạo đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, đề án, kế hoạch, chương trình công tác; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao; e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương; 1.2. Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự giúp Cục trưởng phụ trách, chỉ đạo về một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, thay mặt Cục trưởng điều hành công việc của Cục khi được Cục trưởng ủy quyền. Phó Cục trưởng có các nhiệm vụ cụ thể như sau: a) Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Cục trưởng; b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc trong việc thực hiện công việc trong các lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công phụ trách; c) Phân công công tác và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với các đơn vị thuộc Cục và công chức được phân công phụ trách; d) Ký thay Cục trưởng các văn bản trong lĩnh vực được phân công phụ trách và các văn bản khác theo ủy quyền của Cục trưởng; đ) Tham mưu, đề xuất với Cục trưởng các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Cục trưởng; e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng. 2. Yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực 2.1. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên; 2.2. Đáp ứng các tiêu chuẩn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và quy định khác có liên quan; 2.3. Đã tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chương trình cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; 2.4. Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia). Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền và công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có một trong các ngoại ngữ trên; 2.5. Có trình độ tin học văn phòng để áp dụng tin học trong công tác lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ; 2.6. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định; 2.7. Đối với chức danh Cục trưởng: Đã từng đảm nhiệm chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, trừ trường hợp là lãnh đạo các cơ quan ngoài hệ thống thi hành án dân sự và những trường hợp cần bổ sung ngay Cục trưởng để đáp ứng yêu cầu tổ chức, hoạt động của đơn vị do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định. Điều 4. Chức danh Chánh Văn phòng, Phó Chánh văn phòng Cục Thi hành án dân sự 1. Vị trí, nhiệm vụ 1.1. Chánh Văn phòng Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự việc lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Văn phòng theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Chánh Văn phòng có các nhiệm vụ cụ thể như sau: a) Tổ chức quản lý, điều hành công việc của Văn phòng; b) Tổ chức phân công, phân nhiệm cho các Phó Chánh Văn phòng, công chức, người lao động trong Văn phòng; xác định cơ chế làm việc và mối quan hệ phối hợp công tác giữa các thành viên trong tập thể lãnh đạo của Văn phòng; phối hợp công tác giữa các đơn vị thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện trên địa bàn; hướng dẫn, đôn đốc công chức người lao động thuộc phạm vi quản lý hoàn thành các nhiệm vụ được giao; c) Tham mưu cho Lãnh đạo Cục trong việc phối hợp công tác với các cơ quan, ban ngành hữu quan; đôn đốc việc thục hiện chương trình, kế hoạch công tác, nội quy, quy chế của Cục; d) Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quá trình giải quyết công việc của Văn phòng; đ) Quản lý việc chấp hành chế độ về thời gian làm việc; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan đối với công chức, người lao động của Văn phòng; e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của Thủ trưởng đơn vị. 1.2. Phó Chánh Văn phòng Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được Chánh Văn phòng phân công. Phó Chánh Văn phòng có các nhiệm vụ cụ thể như sau: a) Tổ chức thực hiện các công việc theo phân công hoặc ủy quyền của Chánh Văn phòng; b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách; c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của Chánh Văn phòng và Thủ trưởng đơn vị. 2. Yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực 2.1. Đối với Chánh Văn phòng: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực quản lý Nhà nước từ 05 năm trở lên. Đối với Phó Chánh văn phòng: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên hoặc chuyên ngành phù hợp với công tác văn phòng và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực quản lý Nhà nước từ 03 năm trở lên; 2.2. Đang ở ngạch Chuyên viên và tương đương trở lên; 2.3. Đã tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chương trình trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; 2.4. Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia). Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền và công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có một trong các ngoại ngữ trên; 2.5. Có trình độ tin học văn phòng để áp dụng tin học trong công tác lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ; 2.6. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định. Điều 5. Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự Cục Thi hành án dân sự 1. Vị trí, nhiệm vụ 1.1. Trưởng phòng: Trưởng phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự việc lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Trưởng phòng có các nhiệm vụ cụ thể sau: a) Tổ chức quản lý, điều hành công việc của phòng; b) Tổ chức phân công, phân nhiệm cho các Phó Trưởng phòng, công chức, người lao động trong phòng; xác định cơ chế làm việc và mối quan hệ phối hợp công tác giữa các thành viên trong tập thể lãnh đạo của Phòng; hướng dẫn, đôn đốc công chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý hoàn thành các nhiệm vụ được giao; c) Tham mưu cho Lãnh đạo Cục trong việc bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự; chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn; tổ chức thi hành bản án, quyết định thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự; lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù theo quy định; d) Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước trong quá trình giải quyết công việc của phòng; đ) Quản lý việc chấp hành chế độ về thời gian làm việc; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan đối với công chức, người lao động trong phòng; e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của Thủ trưởng đơn vị. 1.2. Phó Trưởng phòng Phó Trưởng Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự giúp Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự và trước pháp luật và các lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công; thay mặt Trưởng phòng điều hành công việc của Phòng khi được Trưởng phòng ủy quyền. Phó trưởng phòng có các nhiệm vụ chính như sau: a) Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng; b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công chức, viên chức, người lao động thuộc Phòng trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách; c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của Trưởng phòng và Thủ trưởng đơn vị. 2. Yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực 2.1. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên; 2.2. Đối với chức danh Trưởng phòng: Đã được bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên trung cấp trở lên và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực thi hành án dân sự từ 05 năm trở lên. Đối với chức danh Phó Trưởng phòng: Đã được bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp trở lên và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực thi hành án dân sự từ 03 năm trở lên; 2.3. Đã tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chương trình trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; 2.4. Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia). Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền và công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có một trong các ngoại ngữ trên; 2.5. Có trình độ tin học văn phòng để áp dụng tin học trong công tác lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ; 2.6. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định. Điều 6. Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Kiểm tra và Giải quyết khiếu nại, tố cáo Cục Thi hành án dân sự 1. Vị trí, nhiệm vụ 1.1. Trưởng phòng Trưởng phòng Kiểm tra và Giải quyết khiếu nại, tố cáo chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự việc lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Phòng Kiểm tra và Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Trưởng phòng có các nhiệm vụ cụ thể sau: a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ như quy định tại tiết a, b, d, đ, e điểm 1.1 khoản 1 Điều 5 Thông tư này; b) Tham mưu giúp Lãnh đạo Cục trong việc kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; kiểm tra nội bộ của Cục Thi hành án dân sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự. 1.2. Phó Trưởng phòng Phó Trưởng Phòng Kiểm tra và Giải quyết khiếu, tố cáo giúp Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng Kiểm tra và Giải quyết khiếu nại, tố cáo và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công. Phó Trưởng phòng có các nhiệm vụ như quy định tại tiết a, b, c điểm 1.2 khoản 1 Điều 5 Thông tư này. 2. Yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực 2.1. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên; 2.2. Đối với chức danh Trưởng phòng: Đã được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên chính hoặc Chấp hành viên trung cấp trở lên và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực thi hành án dân sự từ 05 năm trở lên. Đối với chức danh Phó Trưởng phòng: Đã được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên hoặc Chấp hành viên sơ cấp trở lên và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực thi hành án dân sự từ 03 năm trở lên. 2.3. Đã tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chương trình trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; 2.4. Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia). Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền và công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có một trong các ngoại ngữ trên; 2.5. Có trình độ tin học văn phòng để áp dụng tin học trong công tác lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ; 2.6. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định. Điều 7. Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Cục Thi hành án dân sự 1. Vị trí, nhiệm vụ 1.1. Trưởng phòng Trưởng phòng Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự việc lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Phòng Tổ chức cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Trưởng phòng có các nhiệm vụ chủ yếu sau: a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ như quy định tại tiết a, b, d, đ, e điểm 1.1 khoản 1 Điều 5 Thông tư này; b) Tham mưu cho Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự trong công tác tổ chức cán bộ của Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự và theo quy định của pháp luật. 1.2. Phó Trưởng phòng Phó Trưởng phòng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, giúp Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ phụ trách một số mặt công tác theo sự phân công của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Phòng khi được Trưởng phòng ủy quyền. Phó Trưởng phòng có các nhiệm vụ như quy định tại tiết a, b, c điểm 1.2 khoản 1 Điều 5 Thông tư này. 2. Yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực 2.1. Đối với Trưởng phòng: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước từ 05 năm trở lên. Đối với Phó Trưởng phòng: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên hoặc chuyên ngành phù hợp với công tác tổ chức cán bộ và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước từ 03 năm trở lên; 2.2. Đang ở ngạch Chuyên viên hoặc tương đương trở lên; 2.3. Đã tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chương trình trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; 2.4. Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia). Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền và công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có một trong các ngoại ngữ trên; 2.5. Có trình độ tin học văn phòng để áp dụng tin học trong công tác lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ; 2.6. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định. Điều 8. Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tài chính - Kế toán Cục Thi hành án dân sự 1. Vị trí, nhiệm vụ 1.1. Trưởng phòng Trưởng phòng Tài chính - Kế toán chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự việc lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Phòng Tài chính - Kế toán theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Trưởng phòng có các nhiệm vụ chủ yếu sau: a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ như quy định tại tiết a, b, d, đ, e điểm 1.1 khoản 1 Điều 5 Thông tư này; b) Tham mưu cho Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự trong công tác tài chính, kế toán của Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự và theo quy định của pháp luật. 1.2. Phó Trưởng phòng Phó Trưởng phòng Tài chính - Kế toán thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, giúp Trưởng phòng Tài chính - Kế toán phụ trách một số mặt công tác theo sự phân công của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Phòng khi được Trưởng phòng ủy quyền. Phó Trưởng phòng có các nhiệm vụ như quy định tại tiết a, b, c điểm 1.2 khoản 1 Điều 5 Thông tư này. 2. Yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực 2.1. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kế toán, Tài chính trở lên; 2.2. Đối với chức danh Trưởng phòng: Đã được bổ nhiệm Kế toán trưởng, có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực tài chính, kế toán từ 05 năm trở lên. Đối với chức danh Phó Trưởng phòng: Đang ở ngạch Kế toán viên hoặc tương đương trở lên, có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực tài chính, kế toán từ 03 năm trở lên; 2.3. Đã tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chương trình trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; 2.4. Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia). Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền và công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có một trong các ngoại ngữ trên; 2.5. Có trình độ tin học văn phòng để áp dụng tin học trong công tác lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ; 2.6. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định. Điều 9. Chức danh Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự 1. Vị trí, nhiệm vụ 1.1. Chi cục trưởng Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật việc lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục và các quy định, quy chế của Ngành và đơn vị; bảo đảm để Chi cục Thi hành án dân sự hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Chi Cục trưởng có các nhiệm vụ cụ thể như sau: a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định của Luật Thi hành án dân sự và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; b) Lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Chi cục theo quy định của pháp luật và nhiệm vụ được giao; c) Kiến nghị, đề xuất với Cục Thi hành án dân sự và cơ quan nhà nước có thẩm quyền các chủ trương, biện pháp để tổ chức có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Chi cục Thi hành án dân sự; d) Thực hiện phân công và tổ chức lao động khoa học; hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc công chức, người lao động hoàn thành nhiệm vụ; đ) Trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý Chi cục Thi hành án dân sự, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý các hoạt động hệ thống thi hành án dân sự; e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, theo chỉ đạo của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương. 1.2. Phó Chi cục trưởng Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự giúp Chi Cục trưởng phụ trách, chỉ đạo về một số mặt công tác theo sự phân công của Chi Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thay mặt Chi Cục trưởng điều hành công việc của Chi cục khi được Chi Cục trưởng ủy quyền. Phó Chi cục trưởng có các nhiệm vụ cụ thể như sau: a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định của Luật Thi hành án dân sự và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; b) Theo công việc được phân công, lãnh đạo công chức, người lao động trong đơn vị tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; c) Thông qua thực tiễn công tác lãnh đạo, đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; kiến nghị công tác hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự; d) Giúp công tác lãnh đạo chung và quản lý các nguồn lực được giao cho đơn vị quản lý theo phân công của Chi Cục trưởng; đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chi Cục trưởng. 2. Yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực 2.1. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên; 2.2. Đáp ứng các tiêu chuẩn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự quy định tại Luật Thi hành án dân sự và văn bản hướng dẫn có liên quan; 2.3. Đã tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chương trình trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; 2.4. Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia). Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền và công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có một trong các ngoại ngữ trên; 2.5. Có trình độ tin học văn phòng để áp dụng tin học trong công tác lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ; 2.6. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định; 2.7. Đối với chức danh Chi cục trưởng: Đã đảm nhiệm chức vụ Phó Chi cục trưởng, trừ trường hợp là nhân sự từ các cơ quan ngoài hệ thống thi hành án dân sự và những trường hợp cần bổ sung ngay Chi cục trưởng để đáp ứng yêu cầu tổ chức, hoạt động của đơn vị do Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định. 2.8. Đối với một số trường hợp đặc biệt: a) Ở các địa phương miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trường hợp nếu không đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều này thì có thể xem xét từng trường hợp cụ thể để bổ nhiệm, nhưng nhất thiết phải có trình độ Cử nhân luật; b) Đối với công chức nữ, công chức người dân tộc thiểu số không đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều này nhưng có năng lực nổi trội trong chỉ đạo thực tiễn, được công chức, người lao động trong đơn vị tín nhiệm cao thì có thể xem xét từng trường hợp cụ thể để bổ nhiệm, nhưng nhất thiết phải có trình độ Cử nhân luật. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 10. Áp dụng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo các cấp 1. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc bổ nhiệm lần đầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này. 2. Đối với quy định về trình độ, năng lực và chứng chỉ điều kiện (trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, an ninh quốc phòng): trường hợp đặc biệt do yêu cầu giải quyết công việc của cơ quan, công chức chưa có điều kiện đi học để đáp ứng đủ quy định về trình độ và chứng chỉ điều kiện, trong khi đơn vị có nhu cầu bổ sung nhân sự lãnh đạo ngay để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị có thể xem xét bổ nhiệm, nếu được Bộ trưởng Bộ Tư pháp chấp thuận. Sau khi được bổ nhiệm, công chức phải học tập để bổ sung đủ trình độ và chứng chỉ điều kiện quy định cho từng chức danh. Nếu hết nhiệm kỳ giữ chức vụ mà không hoàn thiện được các điều kiện chứng chỉ theo quy định thì sẽ không được xem xét bổ nhiệm lại ở nhiệm kỳ tiếp theo. 3. Tiêu chuẩn về thâm niên công tác sẽ được xem xét cụ thể đối với một số trường hợp đặc biệt do nguồn công chức từ ngoài hệ thống Thi hành án dân sự chuyển đến theo chủ trương của cấp có thẩm quyền. 4. Đối với các trường hợp trước đây đã bổ nhiệm nhưng chưa đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại văn bản này, Thủ trưởng đơn vị hàng năm có trách nhiệm bố trí, tạo điều kiện cho công chức đi đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định (trừ trường hợp chỉ còn một nhiệm kỳ công tác trở xuống là đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định). Nếu hết nhiệm kỳ giữ chức vụ mà không hoàn thiện được các điều kiện chứng chỉ theo quy định thì sẽ không được xem xét bổ nhiệm lại ở nhiệm kỳ tiếp theo. Điều 11. Trách nhiệm của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự 1. Hướng dẫn, lập kế hoạch, xác định thời gian để các cơ quan thi hành án dân sự địa phương thực hiện việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch trên cơ sở quy định tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn cụ thể của từng đơn vị. 2. Chịu trách nhiệm tổng hợp, xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của Cục Thi hành án dân sự trình Lãnh đạo Bộ, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định. 3. Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện áp dụng Thông tư này trong công tác quản lý, sử dụng công chức Thi hành án dân sự. 4. Phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời các nội dung của Thông tư này để đáp ứng yêu cầu quản lý khi cần thiết. Điều 12. Trách nhiệm của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp 1. Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra việc thực hiện Thông tư này của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự. 2. Phối hợp với Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời các nội dung của Thông tư này để đáp ứng yêu cầu quản lý ngành khi cần thiết. Điều 13. Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự 1. Tổ chức quán triệt cho cán bộ, công chức cơ quan, đơn vị trực thuộc, hiểu rõ để thực hiện. 2. Phối hợp với Đảng ủy, Chi ủy cùng cấp triển khai thực hiện việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị. 3. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đã được xây dựng, phê duyệt, tổ chức triển khai đến các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển để đảm bảo tiêu chuẩn khi xem xét và làm quy trình bổ nhiệm. 4. Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này, nếu có các vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Tổng cục Thi hành án dân sự để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định. Điều 14. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2013. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan thi hành án dân sự địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng (để báo cáo); - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (để báo cáo); - Ban chỉ đạo cải cách tư pháp TW; - Ban Tổ chức TW; UBKTTW; - Ban Nội chính TW; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Bộ Nội vụ; - Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, TP trực thuộc TW; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tư pháp; - Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự; - Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; - Lưu: VT, Tổng cục THADS. BỘ TRƯỞNG Hà Hùng Cường
{ "issuing_agency": "Bộ Tư pháp", "promulgation_date": "13/09/2013", "sign_number": "13/2013/TT-BTP", "signer": "Hà Hùng Cường", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-216-KH-UBND-2021-thuc-hien-dieu-tra-co-ban-tai-nguyen-nuoc-Lang-Son-2021-2025-501521.aspx
Kế hoạch 216/KH-UBND 2021 thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước Lạng Sơn 2021 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 216/KH-UBND Lạng Sơn, ngày 07 tháng 11 năm 2021 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC NỘI TỈNH, GIAI ĐOẠN 2021-2025 Thực hiện Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Công văn số 1799/BTNMT-TNN ngày 19/4/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước đối với nguồn nước nội tỉnh Lạng Sơn như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Nhằm điều tra, đánh giá, thu thập đầy đủ thông tin, dữ liệu thuộc tính liên quan đến tài nguyên nước thông qua các hoạt động quan trắc, giám sát, thống kê, kiểm kê, điều tra, đánh giá tổng hợp về số lượng, chất lượng nguồn nước, đánh giá trữ lượng tiềm năng, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước một cách có hệ thống phục vụ đắc lực cho công tác quản lý tài nguyên nước, gắn với việc khai thác hiệu quả, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu. 2. Yêu cầu - Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước đối với nguồn nước nội tỉnh phải phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 432/QĐ-TTg . - Phải đảm bảo tính hệ thống, kế thừa, công khai, khoa học và phát triển, tuân thủ các quy định pháp luật về tài nguyên nước hiện hành, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tài nguyên nước của địa phương. II. NHIỆM VỤ ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÀI NGUYÊN NƯỚC 1. Đối với hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước định kỳ, thường xuyên a) Xây dựng và duy trì hệ thống mạng quan trắc tài nguyên nước của địa phương; hệ thống cảnh báo, dự báo tài nguyên nước: - Duy trì vận hành hệ thống trạm quan trắc tài nguyên nước hiện có (Trạm quan trắc nước mặt Mai Pha, Giếng quan trắc nước dưới đất tại phường Đông Kinh, phường Tam Thanh và thị trấn Đồng Đăng). - Đầu tư xây dựng mới một số trạm quan trắc tài nguyên nước trên cơ sở nhu cầu thông tin, số liệu tài nguyên nước để phục vụ công tác quản lý, phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đảm bảo nguyên tắc không trùng lặp với mạng quan trắc của Trung ương; quan trắc được quy luật biến đổi số lượng và chất lượng nguồn nước nội tỉnh, giám sát và kiểm soát được việc khai thác, xả nước thải vào nguồn nước của các đối tượng sử dụng nước. Căn cứ vào nguồn lực của địa phương, thực hiện xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh theo thứ tự ưu tiên quan trắc các nguồn nước cấp cho sinh hoạt, cho sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; giám sát hoạt động xả nước thải vào nguồn nước từ các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất. Xây dựng mạng lưới trạm quan trắc, giám sát tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh phục vụ quản lý, được thể hiện trong quy hoạch tỉnh theo quy định tại khoản 11 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch. Trên cơ sở nhu cầu dùng nước cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tiến hành xây dựng hai (02) trạm quan trắc nước dưới đất kết hợp khai thác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong khu vực địa điểm tại xã Phú Xá và xã Thụy Hùng huyện Cao Lộc; quan trắc được các thông số mực nước, lưu lượng, chất lượng nước; các dữ liệu về lưu lượng khai thác và mực nước hạ thấp được kết nối tự động về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi; xây dựng lắp đặt hai (02) trạm quan trắc nước dưới đất tại thành phố Lạng Sơn trên cơ sở các giếng khai thác nước dưới đất hiện có, lắp đặt thiết bị quan trắc tự động truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi diễn biến mực nước khai thác và lưu lượng khai thác tại các giếng đang khai thác; định kỳ quan trắc chất lượng nước dưới đất đối với một số các thông số cơ bản theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT gồm: PH, TDS, Amoni (NH4+), Nitrat (NO3-), Clorua, Xyanua, Asen, Pb, Mn, Fe, Coliform, E.coli. Xây dựng một (01) trạm quan trắc nước mặt trên sông Thương, đoạn qua địa bàn huyện Hữu lũng nhằm quan trắc diễn biến mực nước, lưu lượng dòng chảy và chất lượng nước mặt đối với các thông số chủ yếu theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT gồm: PH, BOD5, COD, DO, TSS, Amoni (NH4+ tính theo N), Clorua, Xyanua, Pb, Fe, Mn, Chất hoạt động bề mặt, Tổng dầu, mỡ, Coliform, E.coli. - Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra tại các khu vực đã hoặc được dự báo có nguy cơ xảy ra lũ lụt, hạn hán; ưu tiên những vùng, khu vực đang chịu sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Trên cơ sở kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và kế hoạch phòng, chống thiên tai của tỉnh để đề xuất xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. b) Xây dựng, đưa vào vận hành hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước: Hệ thống theo dõi, giám sát tự động trực tuyến các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước ở địa phương, làm căn cứ để đánh giá sự tuân thủ theo Giấy phép tài nguyên nước đã được cấp và cung cấp thông tin kịp thời phục vụ việc xử lý các vấn đề phát sinh trên địa bàn tỉnh. c) Xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước: Thường xuyên duy trì, cập nhật dữ liệu vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của địa phương đã được xây dựng. d) Kiểm kê tài nguyên nước, xây dựng báo cáo tài nguyên nước: - Xây dựng kế hoạch kiểm kê, tổ chức thực hiện kiểm kê tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2025 theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Quyết định số 1383/QĐ-TTg ngày 04/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025. - Thống kê, tổng hợp, lập báo cáo tài nguyên nước; lập báo cáo sử dụng nước của địa phương hằng năm theo Điều 12 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước, thời hạn hoàn thành trước ngày 30/01 của năm sau. 2. Đối với hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước không định kỳ a) Điều tra, đánh giá tổng hợp nước dưới đất và tìm kiếm, phát hiện nguồn nước dưới đất: - Điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000 đến 1:25.000 đối với nguồn nước nội tỉnh ở những vùng, khu vực nước dưới đất có tiềm năng lớn, là đối tượng khai thác chủ yếu để cấp nước cho sinh hoạt, các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, các đô thị, khu dân cư tập trung, khu vực khan hiếm nước, thiếu nước sinh hoạt. - Điều tra, tìm kiếm phát hiện nguồn nước dưới đất gắn với công trình phục vụ cấp nước sinh hoạt cho các thôn, xã đặc biệt khó khăn và khó khăn ở vùng biên giới, vùng khan hiếm nước, thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn. b) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt: - Đánh giá, xác định, cập nhật định kỳ các đặc trưng cơ bản, lập bản đồ đặc trưng tài nguyên nước mặt; đánh giá diễn biến tài nguyên nước mặt theo từng giai đoạn trên các nguồn nước nội tỉnh. - Điều tra, thống kê tổng lượng nước trữ được vào cuối mùa lũ đầu mùa cạn hằng năm của các hồ chứa quan trọng, có khả năng điều tiết mùa, năm, nhiều năm trên lưu vực sông nội tỉnh, ưu tiên đối với các hồ có dung tích từ 3,0 triệu m3 trở lên; tổng hợp đánh giá diễn biến lượng nước trữ được của các hồ trên phạm vi tỉnh, từng lưu vực sông theo giai đoạn 5 năm. - Công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu tất cả các hồ chứa thủy điện, thủy lợi có quy mô khai thác, sử dụng nước thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước được phê duyệt theo thẩm quyền của UBND tỉnh. - Điều tra, đánh giá, xác định và công bố dòng chảy tối thiểu trên các sông nội tỉnh: sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Trung, sông Bắc Khê, sông Bắc Giang, sông Lục Nam, nhóm các sông ngắn chảy về Quảng Ninh. Trong đó, ưu tiên thực hiện trên các sông, suối, đoạn sông suối có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. c) Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước: thực hiện điều tra, đánh giá, xác định khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ nội tỉnh và lập bản đồ phân vùng tiếp nhận nước thải của nguồn nước trên các lưu vực sông: sông Kỳ Cùng, sông Thương, trong đó, ưu tiên thực hiện đối với các sông, suối trọng điểm về ô nhiễm nguồn nước và sông, suối, đoạn sông, suối đã được xác định và công bố dòng chảy tối thiểu. d) Khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất: trên cơ sở kết quả khoanh định các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất đã được phê duyệt và công bố; tiếp tục rà soát, bổ sung khu vực hạn chế khai thác, xây dựng phương án thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định. 3. Đối với hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước có tính chất đặc thù Căn cứ yêu cầu về thông tin, số liệu để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn phục vụ công tác quản lý, UBND tỉnh sẽ xem xét, quyết định về nội dung, nhiệm vụ thực hiện cụ thể đối với từng hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước có tính chất đặc thù sau đây: a) Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, khí thải, chất thải khác vào nguồn nước. b) Đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước dưới đất; phân loại nguồn nước theo mức độ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt. c) Đánh giá, cảnh báo, dự báo tác động của biến đổi khí hậu với tài nguyên nước, diễn biến bất thường về số lượng, chất lượng các nguồn nước và các tác hại do nước gây ra. d) Xác định khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất. đ) Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn phục vụ công tác quản lý. III. THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN 1. Điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông hồ là nguồn nước nội tỉnh Lạng Sơn: thực hiện theo Quyết định số 1058/QĐ-UBND ngày 09/6/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Đề cương và Dự toán kinh phí thực hiện dự án điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước nội tỉnh Lạng Sơn. 2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, khoáng sản tỉnh Lạng Sơn; thường xuyên cập nhật, duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh: thực hiện theo Quyết định số 1931/QĐ-UBND ngày 09/10/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, khoáng sản tỉnh Lạng Sơn. 3. Tổ chức thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 2559/QĐ-UBND ngày 10/12/2020 UBND tỉnh phê duyệt Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn: thực hiện lập Phương án tổ chức thực hiện Quyết định số 655/QĐ- UBND ngày 19/3/2021 của UBND tỉnh về việc giao bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 cho các cơ quan, đơn vị khối tỉnh, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phát sinh. 4. Xây dựng và duy trì mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước đến năm 2025. Xây dựng mới hai (02) trạm quan trắc nước dưới đất kết hợp khai thác trên địa bàn huyện Cao Lộc và hai (02) trạm quan trắc kết hợp khai thác trên cơ sở các giếng khai thác nước dưới đất đang hoạt động trên địa bàn thành phố Lạng Sơn nhằm quan trắc diễn biến sự thay đổi mực nước hạ thấp, biến đổi chất lượng nước theo thời gian trong các tầng chứa nước khu vực. Thực hiện kết nối mạng lưới quan trắc nước dưới đất trên địa bàn tỉnh, truyền tự động số liệu quan trắc được về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn để theo dõi. 5. Xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống theo dõi, giám sát tự động trực tuyến các hoạt động khai thác, sử dụng nước ở địa phương. 6. Tham gia thực hiện tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia giai đoạn đến năm 2025; lập báo cáo tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; lập báo cáo sử dụng nước của địa phương hằng năm theo quy định. 7. Tiếp tục rà soát, khoanh định bổ sung các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn theo quy định. 8. Thực hiện việc điều tra, thống kê tổng lượng nước trữ được vào cuối mùa lũ đầu mùa cạn hằng năm của các hồ chứa có khả năng điều tiết (điều tiết mùa, năm, nhiều năm), có dung tích từ 3,0 triệu m3 trở lên, các hồ thuộc Danh mục nguồn nước nội tỉnh. IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 1. Thực hiện chính sách, cơ chế quản lý, cấp phát, quyết toán kinh phí đối với các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước phù hợp với Luật Ngân sách; nhà nước mua thông tin số liệu điều tra cơ bản tài nguyên nước từ các tổ chức, cá nhân đảm bảo theo cơ chế đấu thầu, đặt hàng. 2. Xây dựng cơ chế quản lý, cấp vốn cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước bằng nguồn thu từ các hoạt động tài nguyên nước (thuế tài nguyên, tiền cấp quyền khai thác, phí bảo vệ môi trường) và phí sử dụng thông tin, số liệu tài nguyên nước. 3. Thực hiện đúng các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá sản phẩm điều tra cơ bản tài nguyên nước do cơ quan có thẩm quyền đã ban hành. 4. Áp dụng, lựa chọn các phương pháp, thiết bị, mô hình, công cụ kỹ thuật tiên tiến có độ chính xác cao, sử dụng có hiệu quả trong điều tra cơ bản tài nguyên nước để phân tích, đánh giá, dự báo diễn biến tài nguyên nước. 5. Xây dựng danh mục các đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước ưu tiên đầu tư phù hợp với điều kiện tình hình thực tế, khả năng cân đối ngân sách của địa phương. 6. Tăng cường tiếp cận các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến về điều tra, đánh giá, dự báo, giám sát tài nguyên nước, đẩy mạnh ứng dụng các phương pháp, thiết bị, công nghệ, mô hình, công cụ phân tích, đánh giá hiện đại trong công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước. V. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Nguồn vốn: - Ngân sách nhà nước: Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế. - Nguồn vốn khác: Nguồn của các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước được UBND tỉnh cấp giấy phép. 2. Tổng kinh phí thực hiện: 11.500 triệu đồng. Trong đó: - Ngân sách địa phương: 10.000 triệu đồng. - Vốn khác: 1.500 triệu đồng (nguồn các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước được UBND tỉnh cấp giấy phép, theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT). (Có Danh mục đề án, dự án ưu tiên thực hiện kèm theo Kế hoạch này) VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Tài nguyên và Môi trường a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện tốt kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh; b) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các đề án, d ự án điều tra cơ bản tài nguyên nước đã được phê duyệt trong Kế hoạch này, xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt các đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước có tính chất đặc thù thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; c) Hàng năm, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và kết quả thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan xây dựng nội dung quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh trong quy hoạch tỉnh theo quy định tại khoản 11, Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch. 3. Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối ngân sách tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí từ nguồn sự nghiệp kinh tế, nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường để thực hiện các đề án, dự án theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát đánh giá nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên, nguồn chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường giai đoạn 2021 - 2025 để đảm bảo thực hiện Kế hoạch. 4. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng, phê duyệt kế hoạch và báo cáo tình hình thực hiện đối với việc điều tra, thống kê, tổng hợp tình hình sử dụng nước hằng năm theo quy định. 5. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lạng Sơn có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phục vụ cho mục đích điều tra cơ bản tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh. 6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan: - Tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh; - Thực hiện các đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước đã được phê duyệt trong kế hoạch này và các đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước có tính chất đặc thù thuộc thẩm quyền của địa phương. b) Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trên địa bàn quản lý gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, tổng hợp./. Nơi nhận: - Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Cục Quản lý tài nguyên nước - BTNMT; - Thường trực HĐND tỉnh; - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Các sở, ban, ngành; - UBND các huyện, thành phố; - Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lạng Sơn; - C, PVP UBND tỉnh, Phòng TH-NC, Trung tâm THCB; - Lưu: VT, KT (NNT). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lương Trọng Quỳnh
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lạng Sơn", "promulgation_date": "07/11/2021", "sign_number": "216/KH-UBND", "signer": "Lương Trọng Quỳnh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-bao-27-TB-VPCP-ket-luan-Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-lam-viec-lanh-dao-tinh-Thai-Nguyen-84685.aspx
Thông báo 27/TB-VPCP kết luận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 27/TB-VPCP Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2009 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH THÁI NGUYÊN Ngày 14 tháng 01 năm 2009, tại Thái Nguyên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm, chúc tết Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên và làm việc với lãnh đạo Tỉnh. Cùng làm việc với Thủ tướng Chính phủ có lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009 và một số đề nghị của Tỉnh, ý kiến thảo luận của lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận như sau: I. ĐÁNH GIÁ CHUNG: Đánh giá cao những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, mặc dù năm 2008, trong Điều kiện có nhiều khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, lạm phát, giá cả vật tư, hành hóa tăng cao, nhưng tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được kết quả khá toàn diện, đặc biệt là lĩnh vực phát triển kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 11,47% (cả nước đạt 6,23%), thu ngân sách đạt 1.231 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,2%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,5% (cả nước tăng 3,5%), giá trị xuất khẩu tăng 74,7%; các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm được 2,9% (cả nước giảm 1,7%); công tác chống tham nhũng, xây dựng hệ thống chính trị được quan tâm; an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội được giữ vững. II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2009: Về cơ bản đồng ý với phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009 của tỉnh Thái Nguyên, Tỉnh cần lưu ý một số vấn đề sau: - Về nhiệm vụ của năm 2009, tỉnh Thái Nguyên cần bám sát các nhóm giải pháp tại Nghị định số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, triển khai có hiệu quả ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm, đặc biệt cần phát huy lợi thế là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước về khai khoáng, luyện kim, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo và các ngành công nghiệp phụ trợ. - Tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội. - Tỉnh cần tranh thủ trong lúc giá cả các loại mặt hàng vật tư giảm để tập trung đầu tư phát triển hạ tầng, trong đó đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ) đi liền với việc quản lý, sử dụng tốt các nguồn vốn này, đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư. - Tiếp tục chỉ đạo rà soát lại quy hoạch, nhất là quy hoạch về chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tập trung triển khai xây dựng các khu, cụm công nghiệp gắn với trung tâm đô thị và liên kết vùng; đồng thời làm tốt công tác quy hoạch các khu di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. - Quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ những hộ nghèo, gia đình chính sách gặp khó khăn, người lao động mất việc làm, đồng thời chăm lo tốt cho đồng bào các dân tộc trong Tỉnh đón Tết Kỷ Sửu vui tươi, an toàn, tiết kiệm, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. - Đảm bảo an ninh trật tự xã hội và công tác quốc phòng và quân sự địa phương, phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, góp phần vào công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước. III. VỀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ CỦA TỈNH: 1. Về dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên: Bộ Giao thông vận tải tập trung chỉ đạo và phối hợp với thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Thái Nguyên hoàn thành các thủ tục đầu tư để tổ chức khởi công toàn tuyến đường này trong quý I năm 2009. Các địa phương Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh có trách nhiệm thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, công tác tái định bảo đảm tiến độ của dự án. 2. Về cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3 cũ (đoạn từ cầu Đuống đến Km 63) đạt tiêu chuẩn đường cấp III: đồng ý, giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Hà Nội, Thái Nguyên sớm hoàn tất thủ tục đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện dự án theo quy định; cho phép ứng trước vốn kế hoạch ngân sách năm 2010 để thực hiện. 3. Về chủ trương thực hiện hình thức BT, BOT đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: - Về dự án nâng cấp tuyến đường sắt Lưu Xá - Kép: Tỉnh phối hợp với Bộ Giao thông vận tải lập dự án, tính hiệu quả và cơ chế đầu tư cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; - Về các dự án: Nâng cấp đường 261 vào các Khu công nghiệp phía Tây huyện Phổ Yên, Khu du lịch Hồ Núi Cốc, dự án xây dựng đường hầm xuyên Tam Đảo nối Khu du lịch Hồ Núi Cốc với Khu nghỉ mát Tam Đảo, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên xây dựng phương án cụ thể, làm việc với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 4. Về việc Điều chỉnh, bổ sung các khu công nghiệp: Sông Công 1, Điềm Thụy, Nam Phổ Yên, Tây Phổ Yên, Yên Bình vào Danh mục quy hoạch các Khu công nghiệp Việt Nam: Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ. 5. Về việc Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng thành phố Thái Nguyên: Quy hoạch xây dựng thành phố Thái Nguyên phải theo hướng văn minh, hiện đại. Tỉnh cần tính toán nâng cao chất lượng quy hoạch, hiệu quả sử dụng đất. Bộ Xây dựng giúp Tỉnh rà soát quy hoạch tỉnh Thái Nguyên, nếu cần thiết, cho phép Tỉnh thuê tư vấn nước ngoài. 6. Về đề nghị hỗ trợ vốn đầu tư kích cầu của Chính phủ để xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, giao thông: giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối theo hướng hỗ trợ kích cầu đầu tư, giúp Thái Nguyên có Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và để Thái Nguyên phát triển thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Thủ đô Hà Nội và trong tứ giác tăng trưởng về kinh tế ở phía Bắc. 7. Về đề nghị tăng mức hỗ trợ có mục tiêu và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư hoàn thành các dự án công trình trọng điểm, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, tái định cư, hỗ trợ kích cầu đầu tư của Tỉnh: Tỉnh làm việc cụ thể với các Bộ, ngành liên quan xem xét giải quyết theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đối với các chương trình, dự án quan trọng, cấp bách đã có đủ thủ tục đầu tư mà trong năm 2009 chưa được bố trí vốn để có thể thực hiện và hoàn thành trong các năm 2009, 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên rà soát, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 01 năm 2009. 8. Về dự án Liên doanh Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo: giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công Thương thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2009. Văn phòng Chính phủ xin thông báo để UBND tỉnh Thái Nguyên, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và đơn vị có liên quan biết, thực hiện./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng và các Phó Thủ tướng; - Ban Chỉ đạo Tây Bắc; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc Hội; - Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Quốc phòng; - Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KTTH, KTN; - Lưu: VT, ĐP(5), công báo (40b). KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM Phạm Văn Phượng
{ "issuing_agency": "Văn phòng Chính phủ", "promulgation_date": "22/01/2009", "sign_number": "27/TB-VPCP", "signer": "Phạm Văn Phượng", "type": "Thông báo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-so-09-2012-CT-UBND-tang-cuong-to-chuc-thuc-hien-ngay-phap-luat-185834.aspx
Chỉ thị số 09/2012/CT-UBND tăng cường tổ chức thực hiện ngày pháp luật
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 09/2012/CT-UBND An Giang, ngày 03 tháng 7 năm 2012 CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN “NGÀY PHÁP LUẬT” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG Tiếp tục triển khai các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh An Giang theo tinh thần Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị: 1. “Ngày pháp luật” được tổ chức ít nhất mỗi tháng một lần. Mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và địa phương từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ để chọn các chuyên đề pháp luật phù hợp, tập trung vào những nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật quy định liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; văn bản pháp luật mới ban hành có liên quan mật thiết đến quyền, nghĩa vụ công dân; văn bản pháp luật về kỷ cương, kỷ luật, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để phổ biến trong “Ngày pháp luật”. 2. Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ Huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn nội dung, phương pháp thực hiện “Ngày pháp luật” trong các đơn vị trực thuộc, kể cả lực lượng Công an, Quân sự ở cấp xã. 3. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ; các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh sử dụng người lao động, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện “Ngày pháp luật”, xác định rõ địa điểm và thông báo chính thức bằng văn bản để người lao động chủ động sắp xếp công việc tham dự. 4. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có văn bản hướng dẫn trong hệ thống tuyên giáo các huyện, thị xã, thành phố, Đảng ủy Khối Dân chính Đảng, Đảng ủy khối doanh nghiệp phối hợp tổ chức “Ngày pháp luật” ở ngành, địa phương mình. 5. Đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể, hội quần chúng cấp tỉnh có kế hoạch phối hợp và hướng dẫn thực hiện “Ngày pháp luật” thống nhất đến các Chi, Tổ, Hội, Chi đoàn, Ban công tác Mặt trận ấp. 6. Kinh phí tổ chức thực hiện "Ngày pháp luật" lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị. Nội dung chi và mức chi thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 06/4/2011 của UBND tỉnh về việc quy định một số mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang. 7. Các cơ quan, đơn vị và địa phương có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh việc tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật” định kỳ 06 tháng trước ngày 30 tháng 6 và một năm trước ngày 31 tháng 12 (thông qua Sở Tư pháp). UBND xã, phường, thị trấn báo cáo UBND huyện, thị, thành phố việc tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật” định kỳ 6 tháng trước ngày 25 tháng 6 và báo cáo năm trước ngày 25 tháng 12. 8. Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện “Ngày pháp luật” tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; nghiên cứu các sáng kiến, mô hình hay về việc tổ chức “Ngày pháp luật” từ các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh để học tập, vận dụng; định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện và đề xuất khen thưởng đối với cơ quan, đơn vị thực hiện tốt “Ngày pháp luật”. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau mười ngày kể từ ngày ký./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Hồ Việt Hiệp
{ "issuing_agency": "Tỉnh An Giang", "promulgation_date": "03/07/2012", "sign_number": "09/2012/CT-UBND", "signer": "Hồ Việt Hiệp", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-05-2007-CT-UBND-mo-hinh-Xa-phuong-cum-dan-cu-khong-co-nguoi-sinh-con-thu-3-Thua-Thien-Hue-289501.aspx
Chỉ thị 05/2007/CT-UBND mô hình Xã phường cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 Thừa Thiên Huế
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 05/2007/CT-UBND Huế, ngày 23 tháng 01 năm 2007 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TIẾP TỤC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG MÔ HÌNH “XÃ, PHƯỜNG, CỤM DÂN CƯ KHÔNG CÓ NGƯỜI SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN” GIAI ĐOẠN 2006 - 2010. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình (DS, KHHGĐ) của tỉnh ta trong giai đoạn 2001-2005 đã có những bước chuyển biến tích cực, tỷ suất sinh từ 19,9%o năm 2001 giảm xuống còn 17%o năm 2006; tỷ lệ sinh con thứ 3 từ 28,8% năm 2001 xuống 23,9% năm 2006. Mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” giai đoạn 2001- 2005 ngày càng được nhân dân hưởng ứng. Sau 5 năm đăng ký xây dựng mô hình đã có 16/557 cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên và Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định thưởng mỗi cụm dân cư là một công trình trị giá 50 triệu đồng. Với những kết quả đã đạt được, bước đầu mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” đã có tác động thúc đẩy cộng đồng chấp nhận quy mô gia đình nhỏ, góp phần tích cực trong việc giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong phạm vi toàn tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn ở mức cao so mặt bằng chung của toàn quốc. Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 3e/2000/NQ-HĐND ngày 27/7/2000 của HĐND tỉnh khóa IV về việc đẩy mạnh thực hiện công tác DS - KHHGĐ trong giai đoạn mới phù hợp với Chiến lược Dân số giai đoạn 2001-2010, trên cơ sở phát huy những kết quả của mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” giai đoạn 2001-2005, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Huế, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh thực hiện một số nội dung sau: 1. Tiếp tục triển khai xây dựng mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh. 2. Các làng, thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng đơn vị văn hoá phải đăng ký xây dựng mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên”. Trong quá trình xét công nhận làng, thôn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa phải bổ sung tiêu chí “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” để xem xét, công nhận. 3. Giao trách nhiệm cho Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh: - Phối hợp với Sở Văn hoá thông tin và các cơ quan liên quan để lồng ghép mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” nhằm huy động toàn cộng đồng tham gia hưởng ứng xây dựng mô hình. - Phối hợp với Sở Tư pháp và Sở Văn hóa Thông tin để bổ sung những quy định về chính sách dân số theo quy định tại Quyết định số 4043/2005/QĐ-UBND ngày 30/11/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh vào 100% các hương ước, quy ước làng, thôn, bản, tổ dân phố đã và đang xây dựng đơn vị văn hoá. 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Huế chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có kế hoạch triển khai cụ thể đến từng cụm dân cư theo đúng quy trình xây dựng mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên”. 5. Sở Văn hóa Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí có trách nhiệm tuyên truyền và phổ biến rộng rãi nội dung Chỉ thị này; đồng thời, xây dựng các phòng sự, chuyên mục, chuyên đề về tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong việc xây dựng mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” ở các địa phương. 6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các cơ quan, ban, ngành đoàn thể để triển khai có hiệu quả mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” giai đoạn 2006-2010 gắn với chương trình do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo thực hiện. 7. Định kỳ 3 năm tổ chức sơ kết, 5 năm tổ chức tổng kết và xét khen thưởng cho các đơn vị không có người sinh con thứ 3 trở lên theo quy định tại Quyết định số 4043/2005/QĐ-UBND ngày 30/11/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh có kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét giải quyết. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Ngô Hòa
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thừa Thiên Huế", "promulgation_date": "23/01/2007", "sign_number": "05/2007/CT-UBND", "signer": "Ngô Hòa", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-48-2006-QD-BTC-Che-do-Ke-toan-Doanh-nghiep-nho-va-vua-14361.aspx
Quyết định 48/2006/QĐ-BTC Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa
BỘ TÀI CHÍNH ---------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 48/2006/QĐ-BTC Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2006 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003; Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh; Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán và Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành “Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm 5 phần: Phần thứ nhất - Quy định chung; Phần thứ hai - Hệ thống tài khoản kế toán; Phần thứ ba - Hệ thống báo cáo tài chính; Phần thứ tư - Chế độ chứng từ kế toán; Phần thứ năm - Chế độ sổ kế toán. Điều 2. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, căn cứ vào “Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa” ban hành theo Quyết định này, tiến hành nghiên cứu, cụ thể hoá và áp dụng chế độ kế toán, các quy định cụ thể về nội dung, cách vận dụng danh mục các tài khoản, chứng từ, sổ kế toán, lựa chọn hình thức sổ kế toán và báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý từng lĩnh vực hoạt động, từng loại hình doanh nghiệp. Trường hợp có sửa đổi, bổ sung Tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi Báo cáo tài chính phải có sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính. Điều 3. Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa không áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), công ty TNHH nhà nước 1 thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là công ty con sẽ thực hiện chế độ kế toán theo quy định của công ty mẹ. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như: Điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán... được áp dụng chế độ kế toán đặc thù do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành. Điều 4. Công ty TNHH, công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 phải thông báo cho cơ quan Thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện ổn định ít nhất trong thời gian là 2 năm. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải thông báo lại cho cơ quan Thuế. Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. Quyết định này thay thế Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc "Bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT". Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành khoá sổ kế toán tại thời điểm 31/12/2006 để tính chuyển số dư tài khoản kế toán cũ sang tài khoản kế toán mới từ ngày 1/1/2007 theo chế độ kế toán ban hành theo Quyết định này. Những quy định khác về kế toán không quy định trong Quyết định này được thực hiện theo Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh. Điều 6. Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành có liên quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các đơn vị trên địa bàn quản lý. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng TW Đảng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - UBND, Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam; - Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam; - Các Công ty kế toán, kiểm toán; - Công báo; - Website của Chính phủ; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính); - Lưu VT (2 bản), Vụ CĐKT &KT. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Tá Phần thứ nhất: QUY ĐỊNH CHUNG 1. "Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa không áp dụng cho DNNN, công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng. Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Doanh nghiệp có quy mô vừa có thể áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 nhưng phải thông báo cho cơ quan Thuế quản lý doanh nghiệp mình và phải thực hiện ổn định ít nhất trong thời gian là 2 năm. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như: Điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán... được áp dụng chế độ kế toán đặc thù do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con thực hiện chế độ kế toán theo quy định của công ty mẹ. Doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng chế độ kế toán này nếu có nhu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện. 2. Chế độ kế toán doanh nhiệp nhỏ và vừa được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ 7 chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế toán và không áp dụng 7 chuẩn mực kế toán do không phát sinh ở doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc do quá phức tạp không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bảng kèm theo). 2.1. Các chuẩn mực kế toán áp dụng đầy đủ STT Số hiệu và tên chuẩn mực 1 CM số 01 - Chuẩn mực chung 2 CM số 05 - Bất động sản đầu tư 3 CM số 14 - Doanh thu và thu nhập khác 4 CM số 16 - Chi phí đi vay 5 CM số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng 6 CM số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm 7 CM số 26 - Thông tin về các bên liên quan 2.2. Các chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy đủ STT Số hiệu và tên chuẩn mực Nội dung không áp dụng 1 CM số 02- Hàng tồn kho Phân bổ chi phí sản xuất chung cố định theo công suất bình thường máy móc thiết bị. 2 CM số 03- TSCĐ hữu hình Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao. 3 CM số 04 TSCĐ vô hình 4 CM số 06 - Thuê tài sản Bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động. 5 CM số 07- Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết Phương pháp vốn chủ sở hữu. 6 CM số 08- Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh - Phương pháp vốn chủ sở hữu; - Trường hợp bên góp vốn liên doanh góp vốn bằng tài sản, nếu bên góp vốn liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản thì bên góp vốn liên doanh chỉ được hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương ứng cho phần lợi ích của các bên góp vốn liên doanh khác; - Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho liên doanh: Nếu bên góp vốn liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản và tài sản này được liên doanh giữ lại chưa bán cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh chỉ được hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương ứng cho phần lợi ích của các bên góp vốn liên doanh khác. Nếu liên doanh bán tài sản này cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh được ghi nhận phần lãi, lỗ thực tế phát sinh từ nghiệp vụ bán tài sản cho liên doanh. 7 CM số 10- Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài. 8 CM số 15 - Hợp đồng xây dựng Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng trong trường hợp nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch. 9 CM số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập hoãn lại. 10 CM số 21- Trình bày báo cáo tài chính Giảm bớt các yêu cầu trình bày trong báo cáo. 11 CM số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Chỉ khuyến khích áp dụng chứ không bắt buộc 12 CM số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót Áp dụng hồi tố đối với thay đổi chính sách kế toán. 2.3. Các chuẩn mực kế toán không áp dụng STT Số hiệu và tên chuẩn mực 1 CM số 11- Hợp nhất kinh doanh. 2 CM số 19- Hợp đồng bảo hiểm. 3 CM số 22- Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự. 4 CM số 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con. 5 CM số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ. 6 CM số 28 – Báo cáo bộ phận. 7 CM số 30- Lãi trên cổ phiếu. 3. Chữ số, chữ viết, đơn vị tính sử dụng trong kế toán - Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, ... phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. - Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặc quy đổi theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam. - Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp có sử dụng đơn vị đo lường khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4. Kỳ kế toán Kỳ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là kỳ kế toán năm. Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan Thuế biết. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan Nhà nước theo kỳ kế toán năm. 5. Kiểm kê tài sản Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau: - Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính; - Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; - Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp; - Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác; - Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Sau khi kiểm kê tài sản, doanh nghiệp phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê. 6. Công khai báo cáo tài chính 6.1. Nội dung công khai báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm: - Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; - Trích lập và sử dụng các quỹ; - Kết quả hoạt động kinh doanh; - Thu nhập của người lao động. 6.2. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo các hình thức: - Phát hành ấn phẩm; - Thông báo bằng văn bản; - Niêm yết; - Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác thời hạn công khai báo cáo tài chính chậm nhất là 120 ngày. 7. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán 7.1. Loại tài liệu kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lưu trữ, gồm: - Chứng từ kế toán; - Sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp; - Báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị; - Tài liệu khác có liên quan đến kế toán như: Các loại hợp đồng; Quyết định bổ sung vốn từ lợi nhuận, phân phối các quỹ từ lợi nhuận; Quyết định miễn giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế; Báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản; Các tài liệu liên quan đến kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; Các tài liệu liên quan đến giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình thức sở hữu; Biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán. 7.2. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán Tài liệu kế toán phải được doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng. Người làm kế toán có trách nhiệm bảo quản tài liệu kế toán của mình trong quá trình sử dụng. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính theo quy định của pháp luật cho từng loại tài liệu kế toán. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu, bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu bị tạm giữ, bị tịch thu, bị mất hoặc bị huỷ hoại. Đối với chứng từ kế toán chỉ có một bản chính nhưng cần phải lưu trữ ở cả hai nơi thì một trong hai nơi được lưu trữ bản chứng từ sao chụp. Chứng từ kế toán sao chụp để lưu trữ phải được chụp từ bản chính và phải có chữ ký và dấu xác nhận của đơn vị lưu bản chính. Giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán về sự an toàn, đầy đủ và hợp pháp của tài liệu kế toán. Tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ phải đầy đủ, có hệ thống, phải phân loại, sắp xếp thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm. 7.3. Nơi lưu trữ tài liệu kế toán Tài liệu kế toán của doanh nghiệp nào được lưu trữ tại kho của doanh nghiệp đó. Kho lưu trữ phải có đầy đủ thiết bị bảo quản và điều kiện bảo quản bảo đảm an toàn trong quá trình lưu trữ theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thuê tổ chức lưu trữ thực hiện lưu trữ tài liệu kế toán trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các bên. Tài liệu kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa giải thể, phá sản bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ và tài liệu kế toán liên quan đến việc giải thể, phá sản được lưu trữ tại nơi theo quyết định của Giám đốc doanh nghiệp. Tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ của các doanh nghiệp được chia, tách thành hai hay nhiều doanh nghiệp mới được xử lý theo quy định sau: Nếu tài liệu kế toán phân chia được cho đơn vị kế toán mới thì phân chia và lưu trữ tại doanh nghiệp mới; nếu tài liệu kế toán không phân chia được thì lưu trữ tại đơn vị kế toán bị chia hoặc bị tách hoặc lưu trữ tại nơi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quyết định chia, tách doanh nghiệp. Tài liệu kế toán liên quan đến chia, tách thì lưu trữ tại các doanh nghiệp mới chia, tách. Tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ và tài liệu kế toán liên quan đến sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì lưu trữ tại doanh nghiệp nhận sáp nhập. 7.4. Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán 7.4.1.Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm, gồm: - Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành thường xuyên của doanh nghiệp, không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của Phòng Kế toán. - Tài liệu kế toán khác dùng cho quản lý, điều hành và chứng từ kế toán khác không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. 7.4.2. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm, gồm: - Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán, biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán và tài liệu khác có liên quan đến ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, trong đó có báo cáo kiểm toán và báo cáo kiểm tra kế toán. - Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định. - Tài liệu kế toán về quá trình đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. - Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán. 7.4.3. Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn quy định như sau: - Tài liệu kế toán được lưu trữ vĩnh viễn là các tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Việc xác định tài liệu kế toán lưu trữ vĩnh viễn do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quyết định căn cứ vào tính sử liệu và ý nghĩa lâu dài của tài liệu, thông tin để quyết định cho từng trường hợp cụ thể và giao cho bộ phận kế toán hoặc bộ phận khác lưu trữ dưới hình thức bản gốc hoặc hình thức khác; - Thời hạn lưu trữ vĩnh viễn phải là thời hạn lưu trữ trên 10 năm cho đến khi tài liệu kế toán bị huỷ hoại tự nhiên hoặc được tiêu huỷ theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. 7.5. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu quy định tại điểm 7.4 của phần quy định chung Quyết định này được tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. 8- Kế toán trưởng 8.1. Bố trí kế toán trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừa đều bố trí người làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán. Khi thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa phải bố trí ngay người làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán. Trường hợp khuyết kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán thì người có thẩm quyền phải bổ nhiệm ngay kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán mới. Doanh nghiệp có thể bổ nhiệm kế toán trưởng, hoặc phụ trách kế toán hoặc thuê kế toán trưởng. Khi thay đổi kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán cũ và kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho ngân hàng nơi mở tài khoản giao dịch biết họ, tên và mẫu chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán mới . Kế toán trưởng mới chịu trách nhiệm về công việc làm của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc. Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, khách quan của thông tin, tài liệu kế toán trong thời gian mình phụ trách. 8.2. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng Người được bố trí làm kế toán trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết; có ý thức chấp hành pháp luật; chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên và có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm. Người được bố trí làm kế toán trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có các điều kiện sau đây: - Không thuộc các đối tượng không được làm kế toán quy định tại Điều 51 của Luật Kế toán; - Đã qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của Bộ Tài chính. 8.3. Thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng - Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thuê doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc người có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng. - Người được thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng phải đảm bảo những tiêu chuẩn nghề nghiệp quy định tại các Điều 51, 55, 56 và Điều 57 của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán. - Người được thuê làm kế toán trưởng phải có đủ các điều kiện: + Có chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định tại Điều 57 của Luật Kế toán; + Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của Bộ Tài chính; + Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc có đăng ký hành nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán. - Người được thuê làm kế toán có trách nhiệm và quyền của người làm kế toán quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 50 của Luật Kế toán. Người được thuê làm kế toán trưởng có trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng quy định tại Điều 54 của Luật Kế toán. - Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng. Phần thứ hai: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN I- QUY ĐỊNH CHUNG 1- Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các Tài khoản cấp 1, Tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định trong chế độ kế toán này. 2- Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng. 3- Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa cần bổ sung Tài khoản cấp 1 hoặc sửa đổi Tài khoản cấp 1, cấp 2 trong hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện. 4- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể mở thêm Tài khoản cấp 2 và Tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định Tài khoản cấp 2, Tài khoản cấp 3 tại Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa đã quy định trong Quyết định này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận. II - DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN TT Số hiệu TK TÊN TÀI KHOẢN GHI CHÚ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 1 2 3 4 5 6 LOẠI TÀI KHOẢN 1 TÀI SẢN NGẮN HẠN 1 111 Tiền mặt 1111 Tiền Việt Nam 1112 Ngoại tệ 1113 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 2 112 Tiền gửi Ngân hàng Chi tiết theo 1121 Tiền Việt Nam từng ngân hàng 1122 Ngoại tệ 1123 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 3 121 Đầu tư tài chính ngắn hạn 4 131 Phải thu của khách hàng Chi tiết theo từng khách hàng 5 133 Thuế GTGT được khấu trừ 1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ 1332 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ 6 138 Phải thu khác 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý 1388 Phải thu khác 7 141 Tạm ứng Chi tiết theo đối tượng 8 142 Chi phí trả trước ngắn hạn 9 152 Nguyên liệu, vật liệu Chi tiết theo yêu cầu quản lý 10 153 Công cụ, dụng cụ Chi tiết theo yêu cầu quản lý 11 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Chi tiết theo yêu cầu quản lý 12 155 Thành phẩm Chi tiết theo yêu cầu quản lý 13 156 Hàng hoá Chi tiết theo yêu cầu quản lý 14 157 Hàng gửi đi bán Chi tiết theo yêu cầu quản lý 15 159 Các khoản dự phòng 1591 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn 1592 Dự phòng phải thu khó đòi 1593 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho LOẠI TÀI KHOẢN 2 TÀI SẢN DÀI HẠN 16 211 Tài sản cố định 2111 TSCĐ hữu hình 2112 TSCĐ thuê tài chính 2113 TSCĐ vô hình 17 214 Hao mòn TSCĐ 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình 2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính 2143 Hao mòn TSCĐ vô hình 2147 Hao mòn bất động sản đầu tư 18 217 Bất động sản đầu tư 19 221 Đầu tư tài chính dài hạn 2212 Vốn góp liên doanh 2213 Đầu tư vào công ty liên kết 2218 Đầu tư tài chính dài hạn khác 20 229 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 21 241 Xây dựng cơ bản dở dang 2411 Mua sắm TSCĐ 2412 Xây dựng cơ bản dở dang 2413 Sửa chữa lớn TSCĐ 22 242 Chi phí trả trước dài hạn 23 244 Ký quỹ, ký cược dài hạn LOẠI TÀI KHOẢN 3 NỢ PHẢI TRẢ 24 311 Vay ngắn hạn 25 315 Nợ dài hạn đến hạn trả 26 331 Phải trả cho người bán Chi tiết theo đối tượng 27 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp 33311 Thuế GTGT đầu ra 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt 3333 Thuế xuất, nhập khẩu 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3335 Thuế thu nhập cá nhân 3336 Thuế tài nguyên 3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất 3338 Các loại thuế khác 3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác 28 334 Phải trả người lao động 29 335 Chi phí phải trả 30 338 Phải trả, phải nộp khác 3381 Tài sản thừa chờ giải quyết 3382 Kinh phí công đoàn 3383 Bảo hiểm xã hội 3384 Bảo hiểm y tế 3386 Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn 3387 Doanh thu chưa thực hiện 3388 Phải trả, phải nộp khác 31 341 Vay, nợ dài hạn 3411 Vay dài hạn 3412 Nợ dài hạn 3413 Trái phiếu phát hành 34131 Mệnh giá trái phiếu 34132 Chiết khấu trái phiếu 34133 Phụ trội trái phiếu 3414 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 32 351 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 33 352 Dự phòng phải trả LOẠI TÀI KHOẢN 4 VỐN CHỦ SỞ HỮU 34 411 Nguồn vốn kinh doanh 4111 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4112 Thặng dư vốn cổ phần (Công ty cổ phần) 4118 Vốn khác 35 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 36 418 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 37 419 Cổ phiếu quỹ (Công ty cổ phần) 38 421 Lợi nhuận chưa phân phối 4211 Lợi nhuận chưa phân phối năm trước 4212 Lợi nhuận chưa phân phối năm nay 39 431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 4311 Quỹ khen thưởng 4312 Quỹ phúc lợi LOẠI TÀI KHOẢN 5 DOANH THU 40 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5111 Doanh thu bán hàng hoá 5112 Doanh thu bán các thành phẩm Chi tiết theo yêu cầu quản lý 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ 5118 Doanh thu khác 41 515 Doanh thu hoạt động tài chính 42 521 Các khoản giảm trừ doanh thu 5211 Chiết khấu thương mại 5212 Hàng bán bị trả lại 5213 Giảm giá hàng bán LOẠI TÀI KHOẢN 6 CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH 43 611 Mua hàng Áp dụng cho PP kiểm kê định kỳ 44 631 Giá thành sản xuất Áp dụng cho PP kiểm kê định kỳ 45 632 Giá vốn hàng bán 46 635 Chi phí tài chính 47 642 Chi phí quản lý kinh doanh 6421 Chi phí bán hàng 6422 Chi phí quản lý doanh nghiệp LOẠI TÀI KHOẢN 7 THU NHẬP KHÁC 48 711 Thu nhập khác Chi tiết theo hoạt động LOẠI TÀI KHOẢN 8 CHI PHÍ KHÁC 49 811 Chi phí khác Chi tiết theo hoạt động 50 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp LOẠI TÀI KHOẢN 9 XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 51 911 Xác định kết quả kinh doanh LOẠI TÀI KHOẢN 0 TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG 1 001 Tài sản thuê ngoài 2 002 Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công Chi tiết theo yêu 3 003 Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược cầu quản lý 4 004 Nợ khó đòi đã xử lý 5 007 Ngoại tệ các loại Phần thứ ba: HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Mục đích của việc lập báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được lập với mục đích sau: (1) Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính. (2) Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra những quyết định về quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. 2. Đối tượng áp dụng Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Các hợp tác xã cũng áp dụng Hệ thống báo cáo tài chính năm quy định tại chế độ kế toán này. Hệ thống báo cáo tài chính năm này không áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành. 3. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa (1) Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: 1.1. Báo cáo bắt buộc - Bảng Cân đối kế toán: Mẫu số B 01 - DNN - Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02 - DNN - Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09 - DNN Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau: - Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F 01- DNN 1.2. Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập: - Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DNN Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác. (2) Báo cáo tài chính quy định cho các Hợp tác xã - Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số B01 – DNN/HTX - Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DNN - Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DNN/HTX (3) Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo quy định trong chế độ này được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng áp dụng hệ thống báo cáo tài chính này. Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể bổ sung, các chỉ tiêu cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp; Trường hợp có sửa đổi thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. 4. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính (1) Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính: a. Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng áp dụng hệ thống báo cáo tài chính này phải lập và gửi báo cáo tài chính năm theo đúng quy định của chế độ này. b. Đối với các công ty TNHH, công ty cổ phần và các hợp tác xã thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. c. Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. (2) Nơi nhận báo cáo tài chính năm được quy định như sau: Nơi nhận báo cáo tài chính Loại hình doanh nghiệp Cơ quan Thuế Cơ quan đăng ký kinh doanh Cơ quan Thống kê Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. Hợp tác xã x x x x x II. DANH MỤC VÀ BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH A. DANH MỤC BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Bảng Cân đối kế toán - Mẫu số B01-DNN Bảng Cân đối tài khoản - Mẫu số F01-DNN Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DNN Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03-DNN Bản Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DNN B. DANH MỤC BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP TÁC XÃ 1. Bảng Cân đối Tài khoản - Mẫu số B01-DNN/HTX 2. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DNN 3. Bản Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DNN/HTX C. MẪU BIỂU BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Bảng Cân đối kế toán Đơn vị:................... Địa chỉ:................... Mẫu số B 01 - DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày......tháng ... năm .... Đơn vị tính:............. TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm A B C 1 2 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 (III.01) II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 (III.05) 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*) 129 (…) (...) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1. Phải thu của khách hàng 131 2. Trả trước cho người bán 132 3. Các khoản phải thu khác 138 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 (…) (...) IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng tồn kho 141 (III.02) 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (…) (...) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 151 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 152 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210+220+230+240) 200 I. Tài sản cố định 210 (III.03.04) 1. Nguyên giá 211 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 (....) (.....) 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 II. Bất động sản đầu tư 220 1. Nguyên giá 221 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 222 (....) (.....) III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 (III.05) 1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 239 (....) (.....) IV. Tài sản dài hạn khác 240 1. Phải thu dài hạn 241 2. Tài sản dài hạn khác 248 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 249 (....) (.....) TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200) 250 NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) 300 I. Nợ ngắn hạn 310 1. Vay ngắn hạn 311 2. Phải trả cho người bán 312 3. Người mua trả tiền trước 313 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 III.06 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 II. Nợ dài hạn 320 1. Vay và nợ dài hạn 321 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328 4. Dự phòng phải trả dài hạn 329 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410+430) 400 I. Vốn chủ sở hữu 410 III.07 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 (....) (....) 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400 ) 440 CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm 1- Tài sản thuê ngoài 2- Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 3- Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 4- Nợ khó đòi đã xử lý 5- Ngoại tệ các loại Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: (1) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). (2) Các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải báo cáo nhưng không được đánh lại "Mã số". (3) Doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì "Số cuối năm" có thể ghi là "31.12.X"; "Số đầu năm" có thể ghi là "01.01.X". 2. Bảng Cân đối tài khoản Đơn vị:................. Địa chỉ:................... Mẫu số F01 – DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN (*) Năm..... Đơn vị tính:………… Số hiệu Tên tài khoản Số dư đầu năm Số phát sinh trong năm Số dư cuối năm TK Nợ Có Nợ Có Nợ Có A B 1 2 3 4 5 6 Cộng Ghi chú: (*) Có thể lập cho Tài khoản cấp 1 hoặc cả Tài khoản cấp 1 và Tài khoản cấp 2, chỉ gửi cho cơ quan thuế Lập, ngày....... tháng......năm .... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị:................. Địa chỉ:................... Mẫu số B 02 – DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm ... Đơn vị tính:............ CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước A B C 1 2 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 4. Giá vốn hàng bán 11 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 7. Chi phí tài chính 22 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 – 24) 30 10. Thu nhập khác 31 11. Chi phí khác 32 12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 IV.09 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51) 60 Lập, ngày ......tháng......năm ..... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Đơn vị:.......................... Mẫu số B03-DNN Địa chỉ:……….............. (Ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp trực tiếp) (*) Năm…. Đơn vị tính: ........... Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước A B C 1 2 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ 02 3. Tiền chi trả cho người lao động 03 4. Tiền chi trả lãi vay 04 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 7. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 07 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác 21 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác 22 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 4.Tiền chi trả nợ gốc vay 34 5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 Lưu chuyển tiền thuần trong năm (50 = 20+30+40) 50 Tiền và tương đương tiền đầu năm 60 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 Tiền và tương đương tiền cuối năm (70 = 50+60+61) 70 V.11 Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: * Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số”. Đơn vị:....................... Mẫu số B 03 – DNN Địa chỉ:......................... (Ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp gián tiếp) (*) Năm….. Đơn vị tính: ........... Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Lợi nhuận trước thuế 01 2. Điều chỉnh cho các khoản - Khấu hao TSCĐ 02 - Các khoản dự phòng 03 - Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 04 - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 05 - Chi phí lãi vay 06 3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 08 - Tăng, giảm các khoản phải thu 09 - Tăng, giảm hàng tồn kho 10 - Tăng, giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập phải nộp) 11 - Tăng, giảm chi phí trả trước 12 - Tiền lãi vay đã trả 13 - Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 14 - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 15 - Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 16 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác 21 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác 22 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34 5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 Lưu chuyển tiền thuần trong năm (50 = 20+30+40) 50 Tiền và tương đương tiền đầu năm 60 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 Tiền và tương đương tiền cuối năm (70 = 50+60+61) 70 V.11 Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: (*) Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số”. 5. Bản Thuyết minh Báo cáo tài chính Đơn vị:........................... Địa chỉ:.......................... Mẫu số B 09 – DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH(*) Năm ... I - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 1 - Hình thức sở hữu vốn 2 - Lĩnh vực kinh doanh 3 - Tổng số công nhân viên và người lao động 4 - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính II - Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp 1 - Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày .../.../... kết thúc vào ngày.../.../...) 2 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán 3 - Chế độ kế toán áp dụng 4 - Hình thức kế toán áp dụng 5 - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho; - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ; - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ) 6 - Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng 7- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay 8- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả 9- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả 10- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá 11- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu III – Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng Cân đối kế toán Đơn vị tính........... 01.Tiền và tương đương tiền Cuối năm Đầu năm - Tiền mặt - Tiền gửi Ngân hàng - Tương đương tiền .... .... .... .... .... .... Cộng 02. Hàng tồn kho Cuối năm Đầu năm - - Nguyên liệu, vật liệu - Công cụ, dụng cụ - Chi phí SX, KD dở dang - Thành phẩm - Hàng hóa - Hàng gửi đi bán .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... Cộng * Thuyết minh số liệu và giải trình khác (nếu có)............................................................. 03 - Tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình: Khoản mục Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải truyền dẫn ... TSCĐ hữu hình khác Tổng cộng (1) Nguyên giá TSCĐ hữu hình - Số dư đầu năm - Số tăng trong năm Trong đó: + Mua sắm + Xây dựng - Số giảm trong năm Trong đó: + Thanh lý + Nhượng bán + Chuyển sang BĐS đầu tư - Số dư cuối năm (2) Giá trị đã hao mòn luỹ kế - Số dư đầu năm - Số tăng trong năm - Số giảm trong năm - Số dư cuối năm (3) Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình (1-2) - Tại ngày đầu năm - Tại ngày cuối năm Trong đó: + TSCĐ đã dùng để thế chấp, cầm cố các khoản vay + TSCĐ tạm thời không sử dụng + TSCĐ chờ thanh lý (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) * Thuyết minh số liệu và giải trình khác: - TSCĐ đã khấu hao hết vẫn còn sử dụng:........................................................................... - Lý do tăng, giảm: ..................................................................................................... 04. Tình hình tăng, giảm TSCĐ vô hình Khoản mục Quyền sử dụng đất Quyền phát hành Bản quyền, bằng sáng chế ... TSCĐ vô hình khác Tổng cộng (1) Nguyên giá TSCĐ vô hình - Số dư đầu năm - Số tăng trong năm Trong đú + Mua trong năm + Tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp - Số giảm trong năm Trong đú: + Thanh lý, nhượng bán + Giảm khỏc (…) (…) (…) (…) (…) (…) (…) (…) (…) (…) (…) (…) (…) (…) (…) (…) (…) (…) - Số dư cuối năm (2) Giá trị hao mòn lũy kế - Số dư đầu năm - Số tăng trong năm - Số giảm trong năm (... ) (... ) (... ) (... ) (... ) (... ) - Số dư cuối năm (3) Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình - Tại ngày đầu năm - Tại ngày cuối năm * Thuyết minh số liệu và giải trình khác (Nếu có)............................................................................. 05 - Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác: Cuối năm Đầu năm (1) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: - Chứng khoán đầu tư ngắn hạn - Đầu tư tài chính ngắn hạn khác (2) Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: - Đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát - Đầu tư vào công ty liên kết - Đầu tư tài chính dài hạn khác ..... ...... ...... ..... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... Cộng * Lý do tăng, giảm: .................................................................................................... 06 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: Cuối năm Đầu năm - Thuế giá trị gia tăng phải nộp ..... ..... - Thuế tiêu thụ đặc biệt ..... ..... - Thuế xuất, nhập khẩu ..... ..... - Thuế thu nhập doanh nghiệp ..... ..... - Thuế thu nhập cá nhân ..... ..... - Thuế tài nguyên ..... ..... - Thuế nhà đất, tiền thuê đất ..... ..... - Các loại thuế khác ..... ..... - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác ..... ..... 07 - Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu Số đầu năm Tăng trong năm Giảm trong năm Số cuối năm A 1 2 3 4 1 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu vốn 2- Thặng dư vốn cổ phần 3- Vốn khác của chủ sở hữu 4- Cổ phiếu quỹ (*) 5- Chênh lệch tỷ giá hối đoái 6- Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 7- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (.....) (.....) (.....) (.....) Cộng * Lý do tăng, giảm: ......................................................................................... IV. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị tính.........) 08. Chi tiết doanh thu và thu nhập khác Năm nay Năm trước - Doanh thu bán hàng Trong đó: Doanh thu trao đổi hàng hoá ..... ..... ..... ..... - Doanh thu cung cấp dịch vụ Trong đó: Doanh thu trao đổi dịch vụ ..... ..... ..... ..... - Doanh thu hoạt động tài chính ..... ..... Trong đó: + Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia ...... ...... + Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện + Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện ...... ...... ...... ...... + .... ...... ...... 09. Điều chỉnh các khoản tăng, giảm thu nhập chịu thuế TNDN Năm nay Năm trước (1) Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế ...... ...... (2) Các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế TNDN (3) Các khoản chi phí không được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế TNDN (4) Số lỗ chưa sử dụng (Lỗ các năm trước được trừ vào lợi nhuận trước thuế) ...... ...... ...... ...... ...... ...... (5) Số thu nhập chịu thuế TNDN trong năm (5 = 1- 2+3-4) ...... ...... 10. Chi phí SXKD theo yếu tố: Năm nay Năm trước Chi phí nguyên liệu, vật liệu Chi phí nhân công Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền ..... ..... ..... ..... ...... ...... ...... ...... ..... ..... Cộng ....... ....... V- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Đơn vị tính.............) 11- Thông tin về các giao dịch không bằng tiền phát sinh trong năm báo cáo Năm nay Năm trước - Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính; ….... ......... - Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu ….... ......... 12 - Các khoản tiền và tương đương tiền doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng: Năm nay Năm trước - Các khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược; ….... ......... Các khoản khác... ….... ......... VI- Những thông tin khác - Những khoản nợ tiềm tàng - Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm - Thông tin so sánh - Thông tin khác (2) VII- Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu và các kiến nghị:................................................ .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: Những chỉ tiêu không có thông tin, số liệu thì không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự các chỉ tiêu. Doanh nghiệp được trình bày thêm các thông tin khác nếu xét thấy cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính. 6. Bảng Cân đối tài khoản (Dùng cho Hợp tác xã) Đơn vị:................. Địa chỉ:................... Mẫu số B01 – DNN/HTX (Ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN (*) Năm..... Đơn vị tính:………… Số hiệu TK Tên tài khoản Số dư đầu năm Số phát sinh trong năm Số dư cuối năm Nợ Có Nợ Có Nợ Có A B 1 2 3 4 5 6 Cộng Ghi chú: (*) Có thể lập cho Tài khoản cấp 1 hoặc cả Tài khoản cấp 1 và Tài khoản cấp 2, Lập, ngày....... tháng......năm .... Người lập biểu Kế toán trưởng Chủ nhiệm HTX (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Dùng cho Hợp tác xã) Mẫu báo cáo này sử dụng theo Mẫu báo cáo số B02-DNN của phần A - Danh mục báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa 8. Bản thuyết minh Báo cáo tài chính (Dùng cho Hợp tác xã) HTX:.............................. Địa chỉ:.......................... Mẫu số B 09 – DNN/HTX (Ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH(*) Năm ... I - Đặc điểm hoạt động của HTX 1 - Lĩnh vực kinh doanh: .............................................................................................. 2 - Tổng số xã viên: ..................................................................................................... 3 - Đặc điểm hoạt động của HTX trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính: II - Chính sách kế toán áp dụng tại HTX 1 - Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày .../.../... kết thúc ngày.../.../...). 2 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:........................................................................ 3 - Chế độ kế toán áp dụng:........................................................................................... 4 - Hình thức kế toán áp dụng:....................................................................................... 5 - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: ................................................................... III – Thông tin chi tiết một số khoản mục: (Đơn vị tính...........) 01 - Tình hình tăng, giảm tài sản cố định của HTX: Khoản mục Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải, truyền dẫn ... TSCĐ khác Tổng cộng (1) Nguyên giá TSCĐ - Số dư đầu năm - Số tăng trong năm Trong đó: + Xã viên góp + Mua sắm + Xây dựng - Số giảm trong năm Trong đó: + Thanh lý + Nhượng bán + ..... - Số dư cuối năm (2) Giá trị đã hao mòn luỹ kế - Số dư đầu năm - Số tăng trong năm - Số giảm trong năm - Số dư cuối năm (3) Giá trị còn lại của TSCĐ (1-2) - Tại ngày đầu năm - Tại ngày cuối năm Trong đó: + TSCĐ đã dùng để thế chấp, cầm cố các khoản vay + TSCĐ tạm thời không sử dụng + TSCĐ chờ thanh lý (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) (.....) * Thuyết minh số liệu và giải trình khác: - TSCĐ đã khấu hao hết vẫn còn sử dụng:..................................................................... - Lý do tăng, giảm: ........................................................................................................... 02- Tình hình nợ phải thu, phải trả của HTX: Chỉ tiêu Số tiền Tình trạng nợ Ghi chú A 1 2 B A- Nợ phải thu: I. Phải thu của xã viên - ... - ... - ... II. Phải thu của khách hàng - ... - ... - ... III. Nợ phải thu khác - ... - ... - ... B- Nợ phải trả: I. Phải trả cho người bán: - ... - ... - ... II. Phải trả cho xã viên: - ... - ... - ... III. Phải trả nợ vay: 1. Vay Ngân hàng Vay ngắn hạn Vay dài hạn 2. Vay đối tượng khác Vay ngắn hạn - Vay dài hạn IV. Phải trả khác 03 - Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu Số đầu năm Tăng trong năm Giảm trong năm Số cuối năm A 1 2 3 4 I. Vốn góp của xã viên 1. Vốn góp theo quy định 2. Vốn góp của xã viên ngoài mức quy định 3. Vốn góp liên doanh, liên kết của tổ chức khác II. Vốn tích luỹ 1. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu - - - 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Cộng (I + II) 04. Chi tiết doanh thu, thu nhập khác và chi phí Chỉ tiêu Các hoạt động của hợp tác xã Tổng cộng ..... ..... ..... .... .... .... A 1 2 3 4 5 ... 10 I. Doanh thu II. Thu nhập khác Cộng III. Chi phí 1. Chi phí dở dang đầu kỳ 2. Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí nguyên liệu, vật liệu - Chi phí lao động - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí khác bằng tiền 3. Chi phí dở dang cuối năm IV. Giá vốn của sản phẩm, hàng hoá xuất bán trong năm V. Chi phí quản lý kinh doanh VI. Lợi nhuận trước thuế (VI = I + II – IV – V) VII. Chi phí thuế TNDN x x x x x x x x x x x x VIII. Lợi nhuận sau thuế năm nay (VIII = VI – VII) x x x x x x IX. Lợi nhuận năm trước chưa phân phối x x x x x x X. Tổng lợi nhuận được dùng để phân phối x x x x x x 1. Chi cho các bên góp vốn x x x x x x 2. Trích lập quỹ x x x x x x 3. Chia cho xã viên x x x x x x 4. Lợi nhuận chưa phân phối x x x x x x VII- Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu và các kiến nghị:................................................ .......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Chủ nhiệm HTX (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Phần thứ tư: CHẾ ĐỘ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN I- QUY ĐỊNH CHUNG 1 - Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. 2 - Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào chứng từ kế toán. 3 - Mẫu chứng từ kế toán gồm: a) Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc là mẫu chứng từ đặc biệt có giá trị như tiền gồm: Phiếu thu, phiếu chi, séc, biên lai thu tiền, vé thu phí, lệ phí, trái phiếu, tín phiếu, công trái, các loại hoá đơn bán hàng và mẫu chứng từ bắt buộc khác. Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Đơn vị kế toán phải thực hiện đúng về biểu mẫu, nội dung, phương pháp ghi các chỉ tiêu và áp dụng thống nhất cho các đơn vị kế toán hoặc từng đơn vị kế toán cụ thể. b) Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn là mẫu chứng từ kế toán do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; ngoài các nội dung quy định trên mẫu, đơn vị kế toán có thể bổ sung thêm chỉ tiêu hoặc thay đổi hình thức mẫu biểu cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị. 4 - Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm: - Chứng từ kế toán ban hành theo CĐKT doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm 5 chỉ tiêu: + Chỉ tiêu lao động tiền lương; + Chỉ tiêu hàng tồn kho; + Chỉ tiêu bán hàng; + Chỉ tiêu tiền tệ; + Chỉ tiêu TSCĐ. - Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác (Mẫu và hướng dẫn lập áp dụng theo các văn bản đã ban hành). 5 - Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây: - Tên và số hiệu của chứng từ kế toán; - Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán; - Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán; - Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán; - Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; - Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ; - Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán; Những chứng từ dùng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có thêm chỉ tiêu định khoản kế toán. 6 - Chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ số liên theo quy định. Việc ghi chép chứng từ phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ các yếu tố, gạch bỏ phần để trống, không được tẩy xoá, sửa chữa trên chứng từ. Trường hợp viết sai cần huỷ bỏ, không xé rời ra khỏi cuống. 7 - Nghiêm cấm các hành vi sau đây: - Giám đốc và kế toán trưởng đơn vị ký trên chứng từ trắng, mẫu in sẵn; - Chủ tài khoản và kế toán trưởng ký séc trắng; - Xuyên tạc nội dung kinh tế của chứng từ; - Sửa chữa, tẩy xoá trên chứng từ kế toán; - Hủy bỏ chứng từ khi chưa được phép; - Hợp pháp hóa chứng từ kế toán. 8- Ký chứng từ kế toán Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó. Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng. Chữ ký của người đứng đầu doanh nghiệp (Giám đốc) hoặc người được uỷ quyền, của kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký trong “Sổ đăng ký mẫu chữ ký của doanh nghiệp”. Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) không được ký “thừa uỷ quyền” của người đứng đầu doanh nghiệp. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác. Các doanh nghiệp phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Giám đốc (và người được uỷ quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký. Không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký. Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Giám đốc doanh nghiệp quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản. 9 - Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán - Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng đơn vị quy định. Chứng từ gốc do đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ phận kế toán đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ những chứng từ đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh là đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. - Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau: + Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính vào chứng từ; + Kiểm tra chứng từ kế toán ; + Ghi sổ kế toán; + Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. 10 - Nội dung của việc kiểm tra chứng từ kế toán, gồm: - Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, phản ánh trên chứng từ; - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; - Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán; - Kiểm tra việc chấp hành qui chế quản lý nội bộ của những người lập, kiểm tra, xét duyệt đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế. Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế, tài chính của Nhà nước và đơn vị, phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho...), đồng thời báo ngay cho Giám đốc và kế toán trưởng đơn vị biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành. Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và con số không rõ ràng, thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại hoặc báo cho nơi lập chứng từ biết để làm lại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh, sau đó mới dùng làm căn cứ ghi sổ. 11- Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ... Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài. 12 - Lưu trữ chứng từ kế toán - Chứng từ kế toán đã sử dụng phải được sắp xếp, phân loại, bảo quản và lưu trữ theo quy định của chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán của Nhà nước. Thời hạn lưu giữ chứng từ kế toán (Xem quy định tại điểm 8.4, Phần I – Quy định chung). - Mọi trường hợp mất chứng từ gốc đều phải báo cáo với Giám đốc và kế toán trưởng đơn vị biết để có biện pháp xử lý kịp thời. Riêng trường hợp mất hoá đơn bán hàng, biên lai, séc trắng phải báo cáo cơ quan thuế hoặc cơ quan công an địa phương số lượng hoá đơn mất, hoàn cảnh bị mất để có biện pháp xác minh, xử lý theo luật pháp. Đồng thời phải sớm có biện pháp thông báo và vô hiệu hoá chứng từ bị mất. 13 - Quy định về sử dụng và quản lý biểu mẫu chứng từ kế toán - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải áp dụng chế độ chứng từ kế toán này. Trong quá trình thực hiện, đối với mẫu chứng từ kế toán bắt buộc, các đơn vị không được bớt nội dung hoặc sửa đổi biểu mẫu. Nếu cần sửa đổi phải có sự thoả thuận bằng văn bản với Bộ Tài chính và phải được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện. - Mẫu in sẵn chứng từ phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Những chứng từ thuộc chỉ tiêu bán hàng như Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ... được quản lý theo chế độ quản lý, sử dụng ấn chỉ. - Các doanh nghiệp có sử dụng chứng từ điện tử cho hoạt động kinh tế, tài chính và ghi sổ kế toán thì phải tuân thủ theo quy định của các văn bản pháp luật về chứng từ điện tử. 14 - In và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán - Các doanh nghiệp khi in biểu mẫu chứng từ thuộc loại chứng từ kế toán bắt buộc phải theo đúng nội dung thiết kế biểu mẫu quy định trong chế độ này. Biểu mẫu chứng từ kế toán là các loại hoá đơn, phiếu xuất, bảng kê,... liên quan đến việc tính thuế do Bộ Tài chính thống nhất phát hành. Đơn vị nào có nhu cầu tự in phải được Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện và phải đăng ký số chứng từ theo sê-ri của Bộ Tài chính. - Chứng từ kế toán có thể được in bằng 2 thứ tiếng: Tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Các nhà in không được tự động thay đổi nội dung các biểu mẫu, không được nhận in các biểu mẫu chứng từ kế toán trái với quy định trong chế độ này. II- DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU TÍNH CHẤT BB (*) HD (*) A- CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH NÀY I- Lao động tiền lương 1 Bảng chấm công 01a-LĐTL x 2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL x 3 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL x 4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL x 5 Giấy đi đường 04-LĐTL x 6 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 05-LĐTL x 7 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL x 8 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL x 9 Hợp đồng giao khoán 08-LĐTL x 10 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán 09-LĐTL x 11 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL x 12 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL x II- Hàng tồn kho 1 Phiếu nhập kho 01-VT x 2 Phiếu xuất kho 02-VT x 3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá 03-VT x 4 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 04-VT x 5 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá 05-VT x 6 Bảng kê mua hàng 06-VT x 7 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ 07-VT x III- Bán hàng 1 Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi 01-BH x 2 Thẻ quầy hàng 02-BH x 3 Bảng kê mua lại cổ phiếu 03-BH x 4 Bảng kê bán cổ phiếu 04-BH x IV- Tiền tệ 1 Phiếu thu 01-TT x 2 Phiếu chi 02-TT x 3 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT x 4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT x 5 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT x 6 Biên lai thu tiền 06-TT x 7 Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 07-TT x 8 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) 08a-TT x 9 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý) 08b-TT x 10 Bảng kê chi tiền 09-TT x V- Tài sản cố định 1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ x 2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ x 3 Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành 03-TSCĐ x 4 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04-TSCĐ x 5 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ x 6 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ x B- CHỨNG TỪ BAN HÀNH THEO CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC 1 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH x 2 Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản x 3 Hoá đơn Giá trị gia tăng 01GTKT-3LL x 4 Hoá đơn bán hàng thông thường 02GTGT-3LL x 5 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03 PXK-3LL x 6 Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý 04 HDL-3LL x 7 Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính 05 TTC-LL x 8 Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn 04/GTGT x 9 .......................... Ghi chú: (*) BB: Mẫu bắt buộc (*) HD: Mẫu hướng dẫn Phần thứ năm: CHẾ ĐỘ SỔ KẾ TOÁN I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Sổ kế toán Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và Chế độ kế toán này. 2. Các loại sổ kế toán Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái. Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết. Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký; quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết. 2.1. Sổ kế toán tổng hợp (a) Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp. Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau: - Ngày, tháng ghi sổ; - Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; - Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; - Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. (b) Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau: - Ngày, tháng ghi sổ; - Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; - Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; - Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản. 2.2. Sổ kế toán chi tiết Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái. Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp. 3. Hệ thống sổ kế toán Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho một kỳ kế toán năm. Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại doanh nghiệp và yêu cầu quản lý để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết. 4. Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ. Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới. Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng ký xác nhận. 5. Ghi sổ kế toán bằng tay hoặc bằng máy vi tính Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng máy vi tính. Trường hợp ghi sổ bằng tay phải theo một trong các hình thức kế toán và mẫu sổ kế toán theo quy định tại Mục II - Các hình thức kế toán. Đơn vị được mở thêm các sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì doanh nghiệp được lựa chọn mua hoặc tự xây dựng phần mềm kế toán cho phù hợp. Hình thức kế toán trên máy vi tính áp dụng tại doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu kế toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy định của Chế độ sổ kế toán. - Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và quy định tại Chế độ kế toán này. - Doanh nghiệp phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của doanh nghiệp. 6. Mở, ghi sổ và khoá sổ kế toán 6.1. Mở sổ Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán ghi bằng tay trước khi sử dụng, hoặc ký duyệt vào sổ kế toán chính thức sau khi in ra từ máy vi tính. Sổ kế toán phải dùng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn, có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau: Đối với sổ kế toán dạng quyển: Trang đầu sổ phải ghi tõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác. Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán. Đối với sổ tờ rời: Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm. 6.2. Ghi sổ Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra đảm bảo các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh. 6.3. Khoá sổ Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 7. Sửa chữa sổ kế toán 7.1. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau: (a) Phương pháp cải chính: Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp: - Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản; - Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng. (b) Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ): Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp: - Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính; - Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”; - Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng. Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận. (c) Phương pháp ghi bổ sung: Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung" để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ. 7.2. Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính - Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính; - Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót; - Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”. 7.3. Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì đơn vị phải sửa lại sổ kế toán và số dư của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp quy định. Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối) của sổ kế toán năm trước có sai sót (nếu phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra. 8. Điều chỉnh sổ kế toán Trường hợp doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì kế toán phải điều chỉnh số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan. 9. Các hình thức sổ kế toán (a) Doanh nghiệp được áp dụng 1 trong 4 hình thức kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật ký chung; - Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái; - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; - Hình thức kế toán trên máy vi tính. Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. (b) Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó, gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán. II. CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN 1. Hình thức kế toán Nhật ký chung 1.1. Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; - Sổ Cái; - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 1.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Sơ đồ số 01) (a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). (b) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. Sơ đồ số 01 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG 2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái 2.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký - Sổ Cái; - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái (Sơ đồ số 02) (a) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (b) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng (trong quý) kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái. (c) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tổng số tiền của cột “Phát sinh” ở phần Nhật ký Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản Tổng số phát sinh Có của tất cả các Tài khoản = = Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các Tài khoản. (d) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính. Biểu số 02 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI 3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 3.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ; - Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; - Sổ Cái; - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 3.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (Sơ đồ số 03) (a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (b) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. (c) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. Sơ đồ số 03 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ 4. Hình thức kế toán trên máy vi tính 4.1. Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. 4.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính (Sơ đồ số 04) (a) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (b) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Sơ đồ số 04 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH III. DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1. Danh mục sổ Số TT Tên sổ Ký hiệu Hình thức kế toán Nhật ký chung Nhật ký - Sổ Cái Chứng từ ghi sổ 01 Nhật ký - Sổ Cái S01-DNN - x - 02 Chứng từ ghi sổ S02a-DNN - - x 03 Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ S02b-DNN - - x 04 Sổ Cái (dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ) S02c1-DNN S02c2-DNN - - x x 05 Sổ Nhật ký chung S03a-DNN x - - 06 Sổ Nhật ký thu tiền S03a1-DNN x - - 07 Sổ Nhật ký chi tiền S03a2-DNN x - - 08 Sổ Nhật ký mua hàng S03a3-DNN x - - 09 Sổ Nhật ký bán hàng S03a4-DNN x - - 10 Sổ Cái (dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) S03b-DNN x - - 11 Bảng cân đối số phát sinh S04-DNN x - x 12 Sổ quỹ tiền mặt S05a-DNN x x x 13 Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt S05b-DNN x x x 14 Sổ tiền gửi ngân hàng S06-DNN x x x 15 Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa S07-DNN x x x 16 Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa S08-DNN x x x 17 Thẻ kho (Sổ kho) S09-DNN x x x 18 Sổ tài sản cố định (TSCĐ) S10-DNN x x x 19 Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng S11-DNN x x x 20 Thẻ Tài sản cố định S12-DNN x x x 21 Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) S13-DNN x x x 22 Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) bằng ngoại tệ S14-DNN x x x 23 Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ S15-DNN x x x 24 Sổ chi tiết tiền vay S16-DNN x x x 25 Sổ chi tiết bán hàng S17-DNN x x x 26 Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh S18-DNN x x x 27 Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ S19-DNN x x x 28 Sổ chi tiết các tài khoản S20-DNN x x x 29 Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu S21-DNN x x x 30 Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ S22-DNN x x x 31 Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán S23-DNN x x x 32 Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh S24-DNN x x x 33 Sổ chi phí đầu tư xây dựng S25-DNN x x x 34 Sổ theo dõi thuế GTGT S26-DNN x x x 35 Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại S27-DNN x x x 36 Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm S28-DNN x x x 37 Các sổ chi tiết khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các loại sổ kế toán theo từng hình thức kế toán quy định trong Mục II “Các hình thức kế toán” trên đây. * * * Chú ý: (1) Tài liệu hướng dẫn chi tiết "Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa" được lưu hành thành sách do Bộ Tài chính (Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán) phát hành. (2) Thông tin chi tiết và trả lời vướng mắc về "Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa" xin xem trên Webside: www.vacpa.org.vn. FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "14/09/2006", "sign_number": "48/2006/QĐ-BTC", "signer": "Trần Văn Tá", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-25-2012-TT-BCT-sua-doi-Thong-tu-lien-tich-14-2009-TTLT-BCT-BTC-147869.aspx
Thông tư 25/2012/TT-BCT sửa đổi Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC mới nhất
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 25/2012/TT-BCT Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2012 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 14/2009/TTLT-BCT-BTC NGÀY 23 THÁNG 6 NĂM 2009 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN VIỆC CẤP CHỨNG NHẬN VÀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU KIM CƯƠNG THÔ NHẰM THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH CỦA QUY CHẾ CHỨNG NHẬN QUY TRÌNH KIMBERLEY Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ; Căn cứ Quy chế chứng nhận Quy trình Kimberley đối với kim cương thô được ký kết vào ngày 05 tháng 11 năm 2002 tại Interlaken, Thụy Sĩ; Căn cứ Thông báo ngày 14 tháng 8 năm 2012 của Chủ tịch Quy trình Kimberley về việc công nhận nước Cộng hòa Ca-mê-run là thành viên của Quy trình Kimberley; Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley như sau: Điều 1. Bổ sung danh sách các nước thành viên của Quy trình Kimberley quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley như sau: Số thứ tự: 50, tên nước thành viên: Cộng hòa Ca-mê-run, chữ viết tắt: CM Điều 2. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2012. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - VP Chủ tịch nước, VP Quốc hội; VP Tổng Bí thư; - Kiểm toán Nhà nước; - Cục Kiểm tra Văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Công Thương; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Công Thương; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Tài chính; - Tổng cục Hải quan; - Vụ Pháp chế Bộ Công Thương; - Phòng QLXNK các khu vực Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; - Lưu: VT, XNK (15). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thành Biên
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "17/09/2012", "sign_number": "25/2012/TT-BCT", "signer": "Nguyễn Thành Biên", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-3768-QD-UBND-2012-Dieu-chinh-quy-hoach-khu-dat-xay-dung-cong-trinh-360-duong-Giai-Phong-Ha-Noi-239689.aspx
Quyết định 3768/QĐ-UBND 2012 Điều chỉnh quy hoạch khu đất xây dựng công trình 360 đường Giải Phóng Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 3768/QĐ-UBND Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH V/V PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH CỤC BỘ QUY HOẠCH KHU ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI SỐ 360 ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG, PHƯỜNG PHƯƠNG LIỆT, QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI. (Thuộc ô quy hoạch ký hiệu số 22 trong Quy hoạch chi tiết xây dựng quận Thanh Xuân, tỷ lệ 1/2000 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 112/1999/QĐ-UB ngày 28/12/1999) ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Căn cứ Quyết định số 112/1999/QĐ-UB ngày 28/12/1999 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết quận Thanh Xuân, tỷ lệ 1/2000; Căn cứ định hướng Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Xét đề nghị của Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc tại Tờ trình số 2111/TTr-QHKT ngày 23/7/2012, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ quy hoạch khu đất xây dựng công trình thuộc ô đất quy hoạch ký hiệu số 22 trong Quy hoạch chi tiết xây dựng quận Thanh Xuân, tỷ lệ 1/2000 đã được duyệt với những nội dung chủ yếu như sau: 1. Tên đồ án: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch khu đất xây dựng công trình tại số 360 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân (thuộc ô quy hoạch ký hiệu số 22 trong Quy hoạch chi tiết quận Thanh Xuân, tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 112/1999/QĐ-UB ngày 28/12/1999). 2. Vị trí, ranh giới và quy mô nghiên cứu: 2.1. Vị trí, ranh giới: Khu đất nghiên cứu điều chỉnh cục bộ quy hoạch thuộc địa bàn phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, được giới hạn: - Phía Đông giáp khu đất Công ty Dược liệu TW1 và đường Giải Phóng. - Phía Nam giáp Xí nghiệp Mộc Giáp Bát và phố Định Công. - Phía Tây giáp Khu tập thể cơ khí Quang Trung và Khu tập thể Bộ Thương mại. - Phía Bắc giáp Khu tập thể Công ty Vật liệu xây dựng và Lâm sản và phố Nguyễn Văn Trỗi. 2.2. Quy mô nghiên cứu: Diện tích khu đất nghiên cứu lập quy hoạch khoảng: 36.702m2. 3. Nội dung điều chỉnh: Theo Quy hoạch chi tiết xây dựng quận Thanh Xuân tỷ lệ 1/2000, khu đất tại số 360 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt thuộc một phần ô quy hoạch số 22 được xác định chức năng là đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện có với chỉ tiêu quy hoạch chung của cả ô 22 là: Mật độ xây dựng 50%, chiều cao trung bình 2,5 tầng, hệ số sử dụng đất 1,25 lần. Trên cơ sở nội dung nghiên cứu đồng bộ cả ô quy hoạch ký hiệu số 22 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc tại Tờ trình số 2111/TTr-QHKT ngày 23/7/2012, nay điều chỉnh cục bộ quy hoạch khu đất 360 đường Giải Phóng (do Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và thương mại Thăng Long và Công ty TNHH Cơ khí Quang Trung và Công ty CP Đầu tư và kinh doanh Bất động sản làm chủ đầu tư) trong Quy hoạch chi tiết quận Thanh Xuân, tỷ lệ 1/2000 từ chức năng đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện có sang chức năng đất dân dụng (Nhà ở, dịch vụ công cộng, văn phòng, cây xanh, trường học và nhà trẻ mẫu giáo) với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc cơ bản sau: - Diện tích đất nghiên cứu quy hoạch tổng mặt bằng khoảng: 36.702m2. Trong đó: + Đất trong phạm vi mở đường quy hoạch: 3.747m2; + Đất nghiên cứu quy hoạch điều chỉnh cục bộ: 32.955m2 (gồm: Đất làm đường sử dụng chung với Công ty CP Nhựa Thăng Long: 1.089,8m2; Đất xây dựng công trình khoảng: 31.865,2m2). Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và thành phần chức năng sử dụng đất như sau: TT Chức năng sử dụng đất Diện tích đất (m2) MĐXD (%) Diện tích sàn xây dựng (m2) Tầng cao công trình Ở Dịch vụ Văn phòng Diện tích đất xây dựng 31.865,2 43 151.823 1 Đất nhà trẻ - mẫu giáo 1.070 35 1.123 3 2 Đất trường THCS 4.628 45 10.413 5 3 Đất cây xanh 2.146 4 Đất công trình hỗn hợp và nhà ở 19.910 140.087 3-29 123.037 12.450 4.600 4.1 Đất nhà ở thấp tầng 9.692 70(*) 27.137 4 4.2 Đất nhà ở cao tầng 3.606 43 36.400 4.500 3-29 4.3 Đất công trình hỗn hợp 6.612 40,8 59.500 7.950 4.600 3-29 5 Đất khu kỹ thuật 386 200 6 Đất đường giao thông nội bộ 3725,2 (*) Mật độ xây dựng 70% chỉ tính trong phạm vi diện tích đất nhà ở thấp tầng, không bao gồm đất đường vào nhà - Quy mô dân số khoảng: 2.300 người, chỉ tiêu đất ở: 8,6m2/người phù hợp với Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam. (Nội dung điều chỉnh cục bộ này sẽ được cập nhật vào đồ án quy hoạch phân khu H2-3) Điều 2. Giao UBND quận Thanh Xuân chủ trì phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, Công ty CP Tập đoàn ĐT&TM Thăng Long, Công ty TNHH Cơ khí Quang Trung và Công ty CP ĐT&KD Bất động sản tổ chức công bố công khai nội dung Điều chỉnh quy hoạch tại quyết định này cho các tổ chức cơ quan có liên quan và nhân dân biết, thực hiện; Ủy quyền cho Sở Quy hoạch - Kiến trúc kiểm tra, ký xác nhận hồ sơ tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 và phương án kiến trúc công trình: Nhà ở, dịch vụ công cộng, văn phòng, cây xanh, trường học và nhà trẻ mẫu giáo tại số 360 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân phù hợp với Quyết định này; - Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân, UBND phường Phương Liệt chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát xây dựng theo điều chỉnh quy hoạch được duyệt và xử lý việc xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Điều 3. - Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài chính, Giao thông - Vận tải, Tài nguyên và Môi trương; Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân; Chủ tịch UBND phường Phương Liệt; Công ty CP Tập đoàn ĐT&TM Thăng Long, Công ty TNHH Cơ khí Quang Trung và Công ty CP ĐT&KD Bất động sản; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; các tổ chức cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.. Nơi nhận: - Như điều 3; - Đ/c Chủ tịch UBND TP; - Đ/c PCT UBND TP: Nguyễn Văn Khôi, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Văn Sửu; - VPUB: PVP: Nguyễn Văn Thịnh, Phạm Chí Công, Nguyễn Danh Cơ; các phòng: TH, QHXDGT, CT, TNMT; - Lưu VT (25 bản), QHH1. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Thế Thảo
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "22/08/2012", "sign_number": "3768/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Thế Thảo", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-54-2022-QD-UBND-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-So-Giao-thong-Hai-Phong-555277.aspx
Quyết định 54/2022/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn Sở Giao thông Hải Phòng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 54/2022/QD-UBND Hải Phòng, ngày 22 tháng 9 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Thông tư số 15/2021/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 55/TTr- SGTVT ngày 25 tháng 8 năm 2022. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải thành phố Hải Phòng. Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 và thay thế Quyết định số 2152/2016/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải thành phố Hải Phòng. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Nội vụ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Chính phủ; - Vụ Pháp chế - Bộ Nội vụ; - Vụ Pháp chế - Bộ GTVT; - Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp; - TT TU, TT HĐND TP; - Đoàn ĐB QH TP; - CT, các PCT UBND TP; - Sở Tư pháp; - CVP, các PCVP UBND TP; - Công báo TP, Báo HP, Đài PT& TH HP, Cổng TTĐT TP; - Phòng: XD, GT&CT, NC&KTGS; - CV: GT; - Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Tùng QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Kèm theo Quyết định số 54/2022/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng) Chương I VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG Điều 1. Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố. Điều 2. Sở Giao thông vận tải có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải. Chương II NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố a) Dự thảo quyết định, quy định, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án của Ủy ban nhân dân thành phố về giao thông vận tải và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về giao thông vận tải trên địa bàn thành phố trong phạm vi quản lý của Sở Giao thông vận tải; b) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải cho Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện; c) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải; d) Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giao thông vận tải; đ) Quyết định các dự án đầu tư về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố. 2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố a) Dự thảo các văn bản về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố theo phân công; b) Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giao thông vận tải; c) Quyết định xếp hạng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập do Sở Giao thông vận tải quản lý theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ. 3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản khác trong lĩnh vực giao thông vận tải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao. 4. Về kết cấu hạ tầng giao thông a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật; b) Tổ chức quản lý, bảo trì bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật; c) Thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn và duy trì tuổi thọ của công trình giao thông, tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật; d) Trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định của pháp luật; đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, các đường khác và công bố tải trọng, khổ giới hạn của cầu, đường bộ thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật; e) Trình Ủy ban nhân dân thành phố thỏa thuận hoặc thỏa thuận theo thẩm quyền về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hoạt động trên đường thủy nội địa; cấp phép thi công trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa đang khai thác do địa phương quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật; g) Tổ chức thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước tại bến xe ô tô, bãi đỗ xe, nhà ga đường sắt đô thị, trạm dừng nghỉ và cảng, bến thủy nội địa trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa do địa phương quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật; 5. Về phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải a) Tổ chức thực hiện việc đăng ký phương tiện giao thông đường thủy nội địa, phương tiện phục vụ vui chơi giải trí dưới nước; đăng ký, cấp biển số cho xe máy chuyên dùng của tổ chức và cá nhân ở địa phương hoặc được phân cấp theo quy định của pháp luật; b) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa ở địa phương hoặc được phân cấp theo quy định của pháp luật; c) Thẩm định thiết kế kỹ thuật trong sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa ở địa phương hoặc được phân cấp theo quy định của pháp luật; d) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về đào tạo, sát hạch, cấp, đồi, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật. 6. Về vận tải a) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố; b) Tổ chức thực hiện việc quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật; cấp phép lưu hành cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp theo quy định của pháp luật; c) Hướng dẫn, kiểm tra xây dựng và công bố bến xe, điểm đỗ xe taxi, điểm đón, trả khách trên địa bàn theo quy hoạch được phê duyệt. 7. Về an toàn giao thông a) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, xử lý tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân thành phố; b) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông; ngăn chặn và xử lý các hành vi gây mất an toàn giao thông trên địa bàn theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; c) Thẩm định an toàn giao thông thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật; d) Chủ trì hoặc phối hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố việc tổ chức giao thông trên hệ thống đường bộ, đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật; đ) Chủ trì hoặc phối hợp xử lý đột xuất điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, đảm bảo giao thông trên hệ thống đường bộ, đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật; e) Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật. 8. Tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giao thông vận tải theo quy định của pháp luật. 9. Quản lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc lĩnh vực quản lý của Sở Giao thông vận tải. 10. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. 11. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực. 12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ. 13. Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí và xử lý các vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở Giao thông vận tải theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. 14. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thuộc Sở Giao thông vận tải theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. 15. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và biên chế công chức, vị trí việc làm và số lượng người làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố. 16. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố. 17. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia. 18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao và theo quy định của pháp luật. Chương III CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải 1. Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc. a) Giám đốc Sở Giao thông vận tải là ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố bầu, là người đứng đầu Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân thành phố. b) Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở, giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở. Phó Giám đốc Sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” c) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo quy định của Đảng và Nhà nước. 2. Cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải a) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các tổ chức, đơn vị thuộc Sở - Phòng Kế hoạch - Tài chính; - Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông; - Phòng Quản lý vận tải; - Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông và An toàn giao thông; - Phòng Quản lý Phương tiện và Người lái; - Văn phòng Sở; - Thanh tra Sở; - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giao thông vận tải Hải Phòng; - Trung tâm Quản lý bảo trì giao thông công cộng và Đăng kiểm thủy; - Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Hải Phòng (thực hiện việc sắp xếp, chuyển đổi theo quy định); - Cảng vụ đường thủy nội địa Hải Phòng. b) Tổ chức khác thuộc Sở được thành lập theo quy định của pháp luật - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng. 3. Cơ cấu lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị Cơ cấu lãnh đạo các phòng, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Giao thông vận tải: có cấp trưởng và cấp phó; số lượng cấp phó thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Giao thông vận tải thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước và theo ủy quyền, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của thành phố. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Giao thông vận tải, trước pháp luật về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được giao phụ trách. Điều 5. Biên chế 1. Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Sở Giao thông vận tải do Giám đốc Sở Giao thông vận tải quyết định trong tổng biên chế công chức và tổng số lượng người làm việc thuộc Sở Giao thông vận tải đã được Ủy ban nhân dân thành phố quyết định phân bổ hàng năm và theo quy định của pháp luật. 2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Giao thông vận tải xây dựng kế hoạch biên chế công chức và số lượng người làm việc thuộc Sở Giao thông vận tải theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 6. Giám đốc Sở Giao thông vận tải căn cứ quy định của pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn được giao để chỉ đạo thực hiện Quy định này; trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức cơ quan hành chính thuộc Sở theo quy định của pháp luật; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở theo quy định của pháp luật; ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các phòng chuyên môn thuộc Sở, Văn phòng Sở, Thanh tra Sở; chỉ đạo, kiểm tra việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan trực thuộc; xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung Quy định, Giám đốc Sở Giao thông vận tải báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng", "promulgation_date": "22/09/2022", "sign_number": "54/2022/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Tùng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Chi-thi-31-CT-UB-nam-1992-thong-nhat-quan-ly-phi-va-le-phi-Ben-Tre-236666.aspx
Chỉ thị 31/CT/UB năm 1992 thống nhất quản lý phí và lệ phí Bến Tre
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 31/CT/UB Bến Tre, ngày 11 tháng 12 năm 1992 CHỈ THỊ VỀ VIỆC THỐNG NHẤT QUẢN LÝ CÁC LOẠI PHÍ VÀ LỆ PHÍ Ngày 28 tháng 7 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng đã có Quyết định số 276/CT về việc thống nhất quản lý các loại phí và lệ phí; Thông tư hướng dẫn số 48/TC-TCT ngày 28/9/1992 hướng dẫn thi hành Quyết định số 276/CT ngày 28/7/1992 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 63/TC-TCT ngày 28/10/1992 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc cấp phát, quản lý sử dụng các loại chứng từ thu phí và lệ phí nhằm đảm bảo tập trung nguồn thu vào ngân sách Nhà nước và thống nhất quản lý các loại phí và lệ phí trong cả nước. Để việc triển khai thực hiện Quyết định của HĐBT và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính đạt được kết quả tốt. UBND tỉnh chỉ thị: - Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị, xã, phường và các tổ chức khác (không phân biệt là đơn vị sản xuất kinh doanh hay không sản xuất kinh doanh) có thu phí, lệ phí phải đăng ký với cơ quan thuế cùng cấp và phải được sử dụng chứng từ thu do Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính phát hành. - Chậm nhất đến hết ngày 25/12/1992 tất cả các cơ quan Nhà nước và các tổ chức khác có thu các loại phí, lệ phí phải đến đăng ký với cơ quan thuế. Các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh và cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thị xã đăng ký với Cục Thuế Nhà nước tỉnh nơi mà cơ quan, tổ chức thu phí đóng trụ sở. Các cơ quan Nhà nước huyện, thị xã, xã, phường và cấp tương đương đăng ký với Cục Thuế huyện, thị nơi cơ quan tổ chức thu phí, lệ phí đóng trụ sở. Cục Thuế Nhà nước tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn kê khai đăng ký việc thu các loại phí, lệ phí, thực hiện quản lý các loại phí. Từ ngày 01/01/1993 Cục Thuế tổ chức cấp phát và thanh toán biên lai thu phí, lệ phí cho các cơ quan, tổ chức có thu phí và lệ phí theo đúng chế độ Nhà nước đã quy định, những đơn vị nào sử dụng biên lai do Sở Tài chính cấp phát không còn giá trị sử dụng và người đóng phí, lệ phí có quyền từ chối không đóng. Cơ quan thuế cần tổ chức ngay một bộ phận để cấp phát và tiếp nhận hồ sơ đăng ký của các cơ quan, tổ chức có thu phí, lệ phí. - Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm phối hợp cùng UBND huyện, thị xã và các ngành liên quan triển khai Quyết định số 276/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc thống nhất quản lý thu phí và lệ phí, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành nội chính thực hiện việc kiểm tra, xử lý các đối tượng tự in biên lai thu phí, lệ phí trái với Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. - Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, xã, phường có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc thi hành Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và quản lý các loại phí, lệ phí thuộc phạm vi mình quản lý. Công tác quản lý, thu phí là một việc làm mới, rất phức tạp. Do đó UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp liên quan căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của mình cần phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực cho ngành thuế tổ chức thực hiện tốt Quyết định của Chủ tịch HĐBT trong việc thống nhất quản lý thu phí và lệ phí./. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH Trịnh Văn Y
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bến Tre", "promulgation_date": "11/12/1992", "sign_number": "31/CT/UB", "signer": "Trịnh Văn Y", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-7385-QD-UBND-2013-khen-thuong-Doanh-nghiep-doanh-nhan-tieu-bieu-Da-Nang-2014-2016-235065.aspx
Quyết định 7385/QĐ-UBND 2013 khen thưởng Doanh nghiệp doanh nhân tiêu biểu Đà Nẵng 2014 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 7385/QĐ-UBND Đà Nẵng, ngày 24 tháng 10 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH XÉT KHEN THƯỞNG "DOANH NGHIỆP, DOANH NHÂN TIÊU BIỂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG" NĂM 2014 VÀ 2016 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp; Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 15/TTr-SNV ngày 24 tháng 10 năm 2013; QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định xét khen thưởng “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu thành phố Đà Nẵng” năm 2014 và 2016. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ và các tập thể, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - TTTU, TTHĐND TP (b/c); - Đoàn ĐBQH TPĐN (b/c); - CT, PCT UBND TP; - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TP; - Các sở; ban, ngành, hội, đoàn thể TP; - UBND các quận, huyện; - Cục Thuế TP; - BHXH TP; - BTĐKT TP; - CNPTM&CNVN tại ĐN; - Các PCVP UBND TP; - Lưu: VT, VX, SNV. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Văn Hữu Chiến QUY ĐỊNH XÉT KHEN THƯỞNG “DOANH NGHIỆP, DOANH NHÂN TIÊU BIỂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG” NĂM 2014 VÀ 2016 (Ban hành kèm theo Quyết định số 7385/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2013 của UBND thành phố Đà Nẵng) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục đích 1. Khen thưởng “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu thành phố Đà Nẵng” (sau đây viết tắt là “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu”) nhằm ghi nhận, tôn vinh những doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu toàn diện, có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng. 2. Việc khen thưởng nhằm nhân rộng mô hình doanh nghiệp, doanh nhân điển hình tiên tiến trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Điều 2. Phạm vi điều chỉnh 1. Quy định này quy định về đối tượng, số lượng, hình thức, tiêu chí, hồ sơ, quy trình xét chọn, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 2. Việc xét chọn, khen thưởng “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu” được tổ chức 02 năm một lần theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp. Trước mắt tổ chức vào năm 2014 và 2016, sau đó rút kinh nghiệm để ban hành quy chế thực hiện lâu dài. Điều 3. Đối tượng áp dụng 1. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn thành phố, thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hợp tác xã. 2. Doanh nhân là chủ sở hữu, cổ đông lớn của doanh nghiệp hoặc là người chủ chốt trong việc quản lý, điều hành các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn thành phố. Điều 4. Số lượng khen thưởng 1. Đối với doanh nghiệp tiêu biểu: 20 doanh nghiệp. 2. Đối với doanh nhân tiêu biểu: 10-15 doanh nhân. Điều 5. Hình thức khen thưởng, tiền thưởng 1. “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu” được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng kèm theo hiện vật và mức tiền thưởng như sau: a) Doanh nghiệp tiêu biểu: Cúp “Doanh nghiệp tiêu biểu” kèm theo tiền thưởng bằng 10 lần mức lương cơ sở hiện hành. b) Doanh nhân tiêu biểu: Cúp “Doanh nhân tiêu biểu” kèm theo tiền thưởng bằng 05 lần mức lương cơ sở hiện hành. 2. Kinh phí làm Cúp “Doanh nghiệp tiêu biểu”, Cúp “Doanh nhân tiêu biểu” và tiền thưởng được chi từ nguồn Quỹ thi đua, khen thưởng của thành phố. Điều 6. Nguyên tắc khen thưởng 1. Chính xác, công khai, khách quan, minh bạch. 2. Chỉ xét khen thưởng đối với các trường hợp được hiệp hội, địa phương xét, đề cử khen thưởng. 3. Xét chọn “Doanh nhân tiêu biểu” trong số những người điều hành, quản lý “Doanh nghiệp tiêu biểu”, số lượng không quá 01 doanh nhân/doanh nghiệp. 4. Không xét khen thưởng đối với những doanh nghiệp, doanh nhân: a) Vi phạm về chế độ tài chính, thuế, lao động, bảo hiểm xã hội, môi trường; b) Để xảy ra tai nạn lao động, cháy nổ gây thiệt hại về người và tài sản; c) Để xảy ra đình công, mất đoàn kết, khiếu kiện tập thể; d) Không tham gia công tác xã hội từ thiện; đ) Vi phạm sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; e) Có liên quan đến khiếu nại, tố cáo, truy tố hình sự, là bị đơn trong các tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại; g) Không thực hiện chế độ bảo hành sản phẩm, chế độ hậu mãi cho khách hàng theo cam kết; h) Có dấu hiệu không trung thực trong quá trình báo cáo, chấm điểm đề nghị khen thưởng; i) Báo cáo thành tích không đúng theo quy định; hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ; gửi hồ sơ không đúng hạn. Chương II ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHÍ, THỜI GIAN XÉT THÀNH TÍCH Điều 7. Điều kiện tham gia xét chọn “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu” 1. Đối với doanh nghiệp: a) Hoạt động trên địa bàn thành phố từ đủ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xét khen thưởng; b) Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; c) Doanh nghiệp có tốc độ sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển, có lợi nhuận, doanh thu năm sau cao hơn năm trước; d) Thực hiện tốt công tác trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, tích cực tham gia các phong trào do địa phương nơi doanh nghiệp đóng trên địa bàn phát động. 2. Đối với doanh nhân: a) Giữ chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp từ đủ 03 năm trở lên tính đến thời điểm xét khen thưởng; b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong gương mẫu, chấp hành đúng và đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điều 8. Tiêu chí xét chọn doanh nghiệp tiêu biểu (kèm theo Phụ lục I) 1. Doanh thu tăng so với cùng kỳ năm trước. 2. Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu tăng so với cùng kỳ năm trước. 3. Tỷ lệ nộp ngân sách/doanh thu tăng so với cùng kỳ năm trước. 4. Tỷ lệ giá trị tham gia các hoạt động xã hội từ thiện/lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm trước. 5. Thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp ổn định, có tăng so với năm trước. 6. Ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thực hiện tốt chế độ bảo hiểm và các chính sách cho người lao động theo quy định. 7. Thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường. 8. Xây dựng tổ chức Đảng. 9. Xây dựng tổ chức Công đoàn. 10. Áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. 11. Đảm bảo an toàn lao động. 12. Thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy. 13. Đảm bảo việc làm cho người lao động, thu nhập cho người lao động. 14. Đơn vị được khen thưởng ở một chuyên đề, lĩnh vực hoạt động. 15. Đạt các giải thưởng uy tín, chất lượng. 16. Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. 17. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng. Điều 9. Tiêu chí xét chọn doanh nhân tiêu biểu (kèm theo Phụ lục II) 1. Chấp hành tốt các quy định quản lý của Nhà nước, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. 2. Quản lý và điều hành doanh nghiệp đạt hiệu quả, được toàn thể người lao động doanh nghiệp đánh giá cao. 3. Giải quyết đầy đủ chế độ chính sách, chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động tại doanh nghiệp. Điều 10. Thời gian xét thành tích Để phù hợp với thời gian trao thưởng nhân Kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam (13 tháng 10), thành tích của doanh nghiệp, doanh nhân và các tiêu chí tại Điều 8, Điều 9 được tính trong thời gian như sau: 1. Năm 2014: từ ngày 01/9/2013 đến ngày 31/8/2014. 2. Năm 2016: từ ngày 01/9/2015 đến ngày 31/8/2016. Chương III QUY TRÌNH, THỜI GIAN XÉT KHEN THƯỞNG HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG Điều 11. Hội đồng xét và đề nghị khen thưởng “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu” (sau đây viết tắt là Hội đồng) và Tổ giúp việc của Hội đồng 1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND thành phố thành lập Hội đồng gồm có: a) Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách lĩnh vực doanh nghiệp. b) Phó Chủ tịch Thường trực: Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. c) Phó Chủ tịch: Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố. d) Các thành viên: - Sở Công Thương; - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; - Sở Tài nguyên và Môi trường; - Sở Khoa học và Công nghệ; - Sở Ngoại vụ; - Sở Thông tin và Truyền thông; - Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; - Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng; - Liên đoàn Lao động thành phố; - Cục Thuế thành phố; - Bảo hiểm Xã hội thành phố. Tùy vào yêu cầu thực tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư có thể mời thêm một số đơn vị có liên quan làm thành viên Hội đồng. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan Thường trực của Hội đồng. 3. Cơ quan Thường trực Hội đồng thành lập Tổ giúp việc của Hội đồng. Điều 12. Quy trình, thời gian xét và đề nghị khen thưởng 1. Trước ngày 05 tháng 8 của năm xét khen thưởng, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản hướng dẫn UBND các quận, huyện, các hiệp hội doanh nghiệp xét chọn, lập thủ tục tham gia đề cử “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu”. 2. Trước ngày 15 tháng 8 của năm xét khen thưởng, UBND các quận, huyện, các hiệp hội doanh nghiệp hướng dẫn doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích xuất sắc (trong phạm vi quản lý) lập báo cáo thành tích, tổ chức xét chọn và đề cử “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu”. 3. Trước ngày 05 tháng 9 của năm xét khen thưởng, UBND các quận, huyện, các hiệp hội doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về Sở Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan Thường trực Hội đồng). 4. Trước ngày 15 tháng 9 của năm xét khen thưởng, Cơ quan thường trực Hội đồng tổng hợp hồ sơ, tham mưu Hội đồng tổ chức họp, thẩm định thành tích để xét chọn 30 doanh nghiệp có thành tích xuất sắc, xếp hạng từ cao đến thấp, sau đó: a) Đối với doanh nghiệp tiêu biểu: Chọn ra 20 doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện trong số 30 doanh nghiệp trên để đề nghị khen thưởng doanh nghiệp tiêu biểu thành phố; b) Đối với doanh nhân tiêu biểu: Chọn 10-15 doanh nhân tiêu biểu toàn diện trong số 20 doanh nhân là chủ của 20 doanh nghiệp được xét chọn tiêu biểu. 5. Trước ngày 25 tháng 9 của năm xét khen thưởng, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập thủ tục, gửi hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu” qua Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng). 6. Trước ngày 01 tháng 10 của năm xét khen thưởng, Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, lập thủ tục trình Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng. Điều 13. Hồ sơ đề nghị khen thưởng 1. Hồ sơ các hiệp hội, địa phương gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư gồm: a) Tờ trình đề nghị của hiệp hội, địa phương (kèm theo danh sách); b) Biên bản họp xét khen thưởng của các hiệp hội, địa phương; c) Báo cáo thành tích của doanh nghiệp, doanh nhân (theo Phụ lục III) và các văn bản chứng minh thành tích. 2. Hồ sơ Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi về Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) để đề nghị Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu” gồm: a) Tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu” (kèm theo danh sách); b) Biên bản họp xét khen thưởng của Hội đồng; c) Báo cáo thành tích của doanh nghiệp, doanh nhân (theo Phụ lục III) và các văn bản chứng minh thành tích. 3. Hồ sơ Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) trình Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng gồm: a) Tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu” (kèm theo danh sách); b) Biên bản họp xét khen thưởng của Hội đồng; c) Báo cáo thành tích của doanh nghiệp, doanh nhân (theo Phụ lục III) và các văn bản chứng minh thành tích. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 14. Phân công thực hiện 1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện và các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Tổ chức quán triệt Quy định này đến các địa phương, hiệp hội có liên quan để hướng dẫn triển khai xét chọn, đề cử những doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu đề nghị khen thưởng; b) Trước ngày 31 tháng 5 năm 2014, thiết kế Cúp “Doanh nghiệp tiêu biểu”, Cúp “Doanh nhân tiêu biểu” trình UBND thành phố phê duyệt; c) Trước ngày 15 tháng 8 năm 2014, tham mưu UBND thành phố thành lập Hội đồng; d) Tham mưu UBND thành phố tổ chức Lễ tôn vinh “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu” vào ngày Doanh nhân Việt Nam (13 tháng 10) năm 2014 và 2016; đ) Tổng hợp, đánh giá, báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện việc xét chọn, tôn vinh “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu”, đồng thời đề xuất xử lý những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện để xem xét, bổ sung cho phù hợp. 2. Các hiệp hội doanh nghiệp, UBND quận, huyện trong quá trình xét chọn và đề cử “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu” phải đảm bảo các nguyên tắc và điều kiện tại Điều 6 và Điều 7 Quy định này. 3. Thành viên Hội đồng có trách nhiệm thẩm định thành tích của doanh nghiệp, doanh nhân đối với các điều kiện, tiêu chí có liên quan đến lĩnh vực mình theo dõi để phục vụ kịp thời cho việc xét chọn. 4. Hội đồng có trách nhiệm xét, đề nghị khen thưởng “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu” đảm bảo các nguyên tắc, quy trình và thời gian theo Quy định này. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể tiến hành lấy ý kiến hiệp y của cơ quan có liên quan để phục vụ cho việc xét chọn. 5. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) theo dõi, đôn đốc việc xét chọn, tôn vinh “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu”, thẩm định hồ sơ trình Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng. 6. Sở Tài chính tham mưu trình UBND thành phố cân đối kinh phí để tổ chức thực hiện xét chọn, tôn vinh “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu”. 7. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn thành phố tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các thông tin liên quan đến việc xét chọn “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu”, Lễ tôn vinh và các doanh nghiệp, doanh nhân xuất sắc được Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng. Điều 15. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, các sở, ban, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, các hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND thành phố điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./. PHỤ LỤC I THANG ĐIỂM XÉT CHỌN DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU (Kèm theo Quyết định số 7385/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng) Stt Nội dung tiêu chí Điểm chuẩn Ghi chú 1. Doanh thu tăng so với cùng kỳ năm trước 15,5 a) Từ 1% đến 15%: mỗi 1% tăng lên được 0,2 điểm 3 b) Từ trên 15% đến 30%: mỗi 1% tăng lên được 0,3 điểm 4,5 c) Từ trên 30%: mỗi 1% tăng lên được 0,4 điểm 8 Tối đa 8 điểm 2. Tỷ lệ % lợi nhuận/doanh thu tăng so với cùng kỳ năm trước 15,5 a) Từ 1% đến 15%: mỗi 1% tăng lên được 0,2 điểm 3 b) Từ trên 15% đến 30%: mỗi 1% tăng lên được 0,3 điểm 4,5 c) Từ trên 30%: mỗi 1% tăng lên được 0,4 điểm 8 Tối đa 8 điểm 3. Tỷ lệ % nộp ngân sách/doanh thu tăng so với cùng kỳ năm trước 11 a) Từ 1% đến 10%: mỗi 1% tăng lên được 0,2 điểm 2 b) Từ trên 10% đến 20%: mỗi 1% tăng lên được 0,3 điểm 3 c) Từ trên 20% : mỗi 1% tăng lên được 0,4 điểm 6 Tối đa 6 điểm 4. Tỷ lệ % giá trị tham gia các hoạt động xã hội từ thiện/lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm trước 8 a) Từ 1% đến 10%: mỗi 1% tăng lên được 0,1 điểm 1 b) Từ trên 10% đến 20%: mỗi 1% tăng lên được 0,2 điểm 2 c) Từ trên 20% : mỗi 1% tăng lên được 0,3 điểm 5 Tối đa 5 điểm 5. Thu nhập bình quân của người lao động 6 a) Thu nhập bình quân của người lao động tính theo mức lương cơ sở/người/tháng theo quy định hiện hành của Nhà nước (chỉ chọn 1 mục để tính điểm) 4 Thu nhập từ 1,5 lần đến dưới 2 lần 1 Thu nhập từ 2 lần đến dưới 3 lần 2 Thu nhập từ 3 lần đến dưới 4 lần 3 Thu nhập từ 4 lần trở lên 4 b) Thu nhập cho người lao động năm sau cao hơn năm trước (chỉ chọn 1 mục để tính điểm) 2 Tăng từ 10% đến dưới 20% 1 Tăng từ 20% trở lên 2 6. Ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể, chăm lo chế độ chính sách cho người lao động 14 a) Tổ chức ký kết thỏa ước lao động tập thể với nội dung theo quy định 2 b) Xây dựng và thực hiện tốt nội quy lao động 2 c) Thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm, cho người lao động theo quy định (xã hội, y tế, tai nạn, thất nghiệp) 6 d) Xây dựng thang, bảng lương và nâng lương đúng thời hạn cho người lao động 2 đ) Thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc theo Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ 2 7. Thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường 4 a) Đã lập hồ sơ môi trường và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt 2 b) Có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (đối với trường hợp lập ĐTM) hoặc hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết 2 8. Xây dựng tổ chức Đảng 2 a) Có tổ chức Đảng 1 b) Có tổ chức Đảng, được công nhận trong sạch, vững mạnh 1 9. Xây dựng tổ chức Công đoàn (chỉ chọn 1 mục để tính điểm) 2 a) Có tổ chức Công đoàn 1 b) Có tổ chức Công đoàn và được công nhận vững mạnh 1,5 c) Có tổ chức Công đoàn và được công nhận vững mạnh xuất sắc 2 10. Có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, khoa học công nghệ mới áp dụng vào sản xuất, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền công nhận (chỉ chọn 1 mục để tính điểm) 3 Có 1 đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới 1 Có 2 đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới 2 Có từ 3 đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới trở lên 3 11. Đảm bảo an toàn lao động không để xảy ra bất kỳ trường hợp mất an toàn lao động nào 2 12. Thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy trong doanh nghiệp 2 13. Số lượng lao động tăng so với cùng kỳ năm trước (chỉ chọn 1 mục để tính điểm) 4 Số lượng lao động tăng từ 5% đến dưới 10% 1 Số lượng lao động tăng từ 10% đến dưới 15% 2 Số lượng lao động tăng từ 15% trở lên 4 14. Đơn vị được khen thưởng ở một chuyên đề, lĩnh vực hoạt động (chỉ chọn hình thức cao nhất để tính điểm) 3 Được tặng Giấy khen của các sở, ban, ngành và tương đương 2 Được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng hoặc của bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương 3 15. Tham gia và đạt các giải thưởng uy tín, chất lượng do các cơ quan có thẩm quyền công nhận: Giải thưởng Sao Vàng đất Việt, Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận, Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu... 4 16. Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng được cơ quan có thẩm quyền công nhận 2 17. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 2 a) Thực hiện đúng quy trình xét khen thưởng theo quy định để động viên, khuyến khích người lao động 1 b) Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, xây dựng quy chế về thi đua, khen thưởng của đơn vị 1 TỔNG CỘNG 100 PHỤ LỤC II THANG ĐIỂM XÉT CHỌN DOANH NHÂN TIÊU BIỂU (Kèm theo Quyết định số 7385/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng) Stt Nội dung tiêu chí Điểm chuẩn Ghi chú 1. Chấp hành tốt các quy định quản lý của Nhà nước, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước 30 a) Gương mẫu trong chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, tạo uy tín trong doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp 10 b) Thực hiện đúng quy định về hệ thống kế toán, thống kê tại doanh nghiệp 10 c) Thiết lập đầy đủ và rõ ràng các báo cáo về sản xuất kinh doanh và tài chính 10 2. Quản lý và điều hành doanh nghiệp 40 a) Tổ chức quản lý doanh nghiệp một cách khoa học, sản xuất kinh doanh có lãi, thị phần của doanh nghiệp được giữ vững và phát triển 20 b) Gương mẫu, năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành doanh nghiệp, quan tâm đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường 10 c) Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên, công nhân lao động 10 3. Giải quyết đầy đủ chế độ chính sách, chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động tại doanh nghiệp 30 a) Tham gia và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (hội trại, giao lưu điển hình, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao...) do các tổ chức hội, đoàn thể thành phố tổ chức 5 b) Quan tâm và luôn nỗ lực cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động tại doanh nghiệp 10 c) Quan tâm đến sinh hoạt chính trị tại đơn vị và ủng hộ các hoạt động đoàn thể, cá nhân có tham gia làm thành viên các tổ chức đoàn, hội 5 d) Tham gia tích cực các hoạt động tài trợ, bảo trợ cho các chương trình học bổng, chương trình phát triển tài năng trẻ, các hoạt động xã hội của thanh niên, học sinh, sinh viên thành phố, các hoạt động nghĩa tình, nhân đạo và các hoạt động vì sự phát triển cộng đồng 10 TỔNG CỘNG 100 PHỤ LỤC III MẪU BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG “DOANH NGHIỆP, DOANH NHÂN TIÊU BIÊU” (Kèm theo Quyết định số 7385/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- Đà Nẵng, ngày ….. tháng ….. năm ……… BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG “DOANH NGHIỆP, DOANH NHÂN TIÊU BIỂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG” NĂM ………….. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP (Tất cả các thông tin dưới đây là bắt buộc): - Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………. - Năm thành lập: ………………………………………………………………………… - Loại hình doanh nghiệp: ……………………………………………………………… - Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính: …………………………………………… - Mã ngành (VSIC): …………………………………………………………………….. - Mã số thuế: ……………………………………………………………………………. - Địa chỉ: ………………………………………………………………………………… - Điện thoại: ………………………………………… Fax: ……………………………. - Website doanh nghiệp: ……………………………………………………………… - Tổng số lao động : ……………………….. người, trong đó: + Lao động nữ : ………………………... người. + Lao động là người khuyết tật : ………………………… người. + Lao động chưa là thành viên : …………………………. người. - Sản phẩm chính và thị trường: ……………………………………………………… ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... II. SƠ LƯỢC THÔNG TIN VỀ CHỦ DOANH NGHIỆP (Tất cả các thông tin dưới đây là bắt buộc): - Họ và tên: ………………………………………………………………………………. - Chức vụ: ………………………………………………………………………………… - Sinh ngày: ……………………………………………………………………………… - Quê quán: ……………………………………………………………………………… - Nơi thường trú: ………………………………………………………………………… - Điện thoại liên lạc: ……………………………………………………………………. - Địa chỉ email: …………………………………………………………………………… III. THANG ĐIỂM XÉT CHỌN “DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU” THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM…………. Stt Nội dung tiêu chí Số liệu Tỷ lệ tăng (%) Điểm chuẩn Điểm doanh nghiệp tự chấm Điểm sau khi thẩm định thành tích Ghi chú Năm ……. Năm …….. 1. Doanh thu tăng so với cùng kỳ năm trước 15,5 a) Từ 1% đến 15%: mỗi 1% tăng lên được 0,2 điểm 3 b) Từ trên 15% đến 30%: mỗi 1% tăng lên được 0,3 điểm 4,5 c) Trên 30%: mỗi 1% tăng lên được 0,4 điểm 8 Tối đa 8 điểm 2. Tỷ lệ % lợi nhuận/doanh thu tăng so với cùng kỳ năm trước 15,5 a) Từ 1% đến 15%: mỗi 1% tăng lên được 0,2 điểm 3 b) Từ trên 15% đến 30%: mỗi 1% tăng lên được 0,3 điểm 4,5 c) Trên 30%: mỗi 1% tăng lên được 0,4 điểm 8 Tối đa 6 điểm 3. Tỷ lệ % nộp ngân sách/doanh thu tăng so với cùng kỳ năm trước 11 a) Từ 1% đến 10%: mỗi 1% tăng lên được 0,2 điểm 2 b) Từ trên 10% đến 20%: mỗi 1% tăng lên được 0,3 điểm 3 c) Từ trên 20%: mỗi 1% tăng lên được 0,4 điểm 6 Tối đa 8 điểm 4. Tỷ lệ % giá trị tham gia các hoạt động xã hội từ thiện/lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm trước 8 a) Từ 1% đến 10%: mỗi 1% tăng lên được 0,1 điểm 1 b) Từ trên 10% đến 20%: mỗi 1% tăng lên được 0,2 điểm 2 c) Từ trên 20%: mỗi 1% tăng lên được 0,3 điểm 5 Tối đa 8 điểm 5. Thu nhập bình quân của người lao động 6 a) Thu nhập bình quân của người lao động tính theo mức lương cơ sở/người/tháng theo quy định hiện hành của Nhà nước (chỉ chọn 1 mục để tính điểm) 4 Thu nhập từ 1,5 lần đến dưới 2 lần 1 Thu nhập từ 2 lần đến dưới 3 lần 2 Thu nhập từ 3 lần đến dưới 4 lần 3 Thu nhập từ 4 lần trở lên 4 b) Thu nhập cho người lao động năm sau cao hơn năm trước (chỉ chọn 1 mục để tính điểm) 2 Tăng từ 10% đến dưới 20% 1 Tăng từ 20% trở lên 2 6. Ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể, chăm lo chế độ chính sách cho người lao động 14 a) Tổ chức ký kết thỏa ước lao động tập thể với nội dung theo quy định 2 b) Xây dựng và thực hiện tốt nội quy lao động 2 c) Thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm cho người lao động theo quy định (xã hội, y tế, tai nạn, thất nghiệp) 6 d) Xây dựng thang, bảng lương và nâng lương đúng thời hạn cho người lao động 2 đ) Thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc theo Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ 2 7. Thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường 4 a) Đã lập hồ sơ môi trường và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt 2 b) Có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (đối với trường hợp lập ĐTM) hoặc hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết 2 8. Xây dựng tổ chức Đảng 2 a) Có tổ chức Đảng 1 b) Có tổ chức Đảng, được công nhận trong sạch, vững mạnh 1 9. Xây dựng tổ chức Công đoàn (chỉ chọn 1 mục để tính điểm) 2 a) Có tổ chức Công đoàn 1 b) Có tổ chức Công đoàn và được công nhận vững mạnh 1,5 c) Có tổ chức Công đoàn và được công nhận vững mạnh xuất sắc 2 10. Có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, khoa học công nghệ mới áp dụng vào sản xuất, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền công nhận (chỉ chọn 1 mục để tính điểm) 3 Có 1 đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới 1 Có 2 đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới 2 Có từ 3 đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới trở lên 3 11. Đảm bảo an toàn lao động không để xảy ra bất kỳ trường hợp mất an toàn lao động nào 2 12. Thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy trong doanh nghiệp 2 13. Số lượng lao động tăng so với cùng kỳ năm trước (chỉ chọn 1 mục để tính điểm) 4 Số lượng lao động tăng từ 5% đến dưới 10% 1 Số lượng lao động tăng từ 10% đến dưới 15% 2 Số lượng lao động tăng từ 15% trở lên 4 14. Đơn vị được khen thưởng ở một chuyên đề, lĩnh vực hoạt động (chỉ chọn hình thức cao nhất để tính điểm) 3 Được tặng Giấy khen của các sở, ban, ngành và tương đương 2 Được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng hoặc của bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương 3 15. Tham gia và đạt các giải thưởng uy tín, chất lượng do các cơ quan có thẩm quyền công nhận: Giải thưởng Sao Vàng đất Việt, Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận, Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu... 4 16. Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng được cơ quan có thẩm quyền công nhận 2 17. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 2 a) Thực hiện đúng quy trình xét khen thưởng theo quy định để động viên, khuyến khích người lao động 1 b) Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, xây dựng quy chế về thi đua, khen thưởng của đơn vị 1 TỔNG CỘNG 100 IV. THANG ĐIỂM XÉT CHỌN “DOANH NHÂN TIÊU BIỂU” THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM …………………. Stt Nội dung tiêu chí Điểm chuẩn Điểm doanh nghiệp tự chấm Điểm sau khi thẩm định thành tích Ghi chú 1. Chấp hành tốt các quy định quản lý của Nhà nước, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước 30 a) Gương mẫu trong chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, tạo được uy tín trong và ngoài doanh nghiệp b) Thực hiện đúng quy định về hệ thống kế toán, thống kê tại doanh nghiệp 10 c) Thiết lập đầy đủ và rõ ràng các báo cáo về sản xuất kinh doanh và tài chính 10 2. Quản lý và điều hành doanh nghiệp 40 a) Tổ chức quản lý doanh nghiệp một cách khoa học, sản xuất kinh doanh có lãi, thị phần của doanh nghiệp được giữ vững và phát triển 20 b) Gương mẫu, năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành doanh nghiệp, quan tâm đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường 10 c) Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên, công nhân lao động 10 3. Giải quyết đầy đủ chế độ chính sách, chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động tại doanh nghiệp 30 a) Tham gia và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (hội trại, giao lưu điển hình, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao...) do các tổ chức hội, đoàn thể thành phố tổ chức 5 b) Quan tâm và luôn nỗ lực cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động tại doanh nghiệp 10 c) Quan tâm đến sinh hoạt chính trị tại đơn vị và ủng hộ các hoạt động đoàn thể, cá nhân có tham gia làm thành viên các tổ chức đoàn, hội 5 d) Tham gia tích cực các hoạt động tài trợ, bảo trợ cho các chương trình học bổng, chương trình phát triển tài năng trẻ, các hoạt động xã hội của thanh niên, học sinh, sinh viên thành phố, các hoạt động nghĩa tình, nhân đạo và các hoạt động vì sự phát triển cộng đồng 10 TỔNG CỘNG 100 Trên đây là báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu” thành phố Đà Nẵng năm …………………………….. Doanh nghiệp xin cam đoan những nội dung báo cáo trên đây là đúng sự thật. Kính đề nghị UBND thành phố xem xét, khen thưởng “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu thành phố Đà Nẵng” năm …………………………../. Xác nhận và đề nghị của đơn vị đề nghị Chủ doanh nghiệp (ký tên, đóng dấu) Xác nhận và đề nghị của Hội đồng xét và đề nghị khen thưởng “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu” thành phố Đà Nẵng
{ "issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng", "promulgation_date": "24/10/2013", "sign_number": "7385/QĐ-UBND", "signer": "Văn Hữu Chiến", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-1054-QD-UBND-HC-2023-sua-doi-Quyet-dinh-305-QD-UBND-HC-Dong-Thap-583297.aspx
Quyết định 1054/QĐ-UBND-HC 2023 sửa đổi Quyết định 305/QĐ-UBND-HC Đồng Tháp
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1054/QĐ-UBND-HC Đồng Tháp, ngày 13 tháng 10 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ KHOẢN CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 305/QĐ-UBND-HC NGÀY 17/3/2023 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TIỂU DỰ ÁN 1, DỰ ÁN 3 - HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 16/9/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Căn cứ Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3822/TTr-SNN ngày 05 tháng 10 năm 2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Quyết định số 305/QĐ- UBND-HC ngày 17/3/2023 của Ủy ban nhân dân Tỉnh hướng dẫn thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3 - hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 1. Sửa đổi, điều chỉnh mục I Điều 1 “Phạm vi áp dụng” “I. Phạm vi áp dụng Văn bản này hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng của Tiểu Dự án 1, Dự án 3 - hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.” 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 mục II Điều 1 như sau: “3. Định mức kinh tế, kỹ thuật thực hiện dự án Áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-KN ngày 24/02/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với các nội dung hỗ trợ chưa có định mức kinh tế, kỹ thuật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh theo quy định tại Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT ngày 11/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.” 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 mục II Điều 1 như sau: “5. Định mức hỗ trợ Hỗ trợ tối đa không quá 60% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên các địa bàn thuộc phạm vi đầu tư của Chương trình. Cơ quan phê duyệt dự án, phương án quyết định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án, phương án, nhưng không vượt định mức hỗ trợ đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Nội dung và mức chi cụ thể của dự án: Căn cứ nội dung hỗ trợ được áp dụng mức chi tương ứng quy định tại Khoản 1, 3 Điều 58 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.” 4. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 mục II Điều 1 như sau: “6. Nội dung, mức chi xây dựng và quản lý dự án Thực hiện theo khoản 13 Điều 4 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.” 5. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 mục II Điều 1 như sau: “7. Điều kiện hỗ trợ dự án thực hiện dự án Thực hiện theo khoản 1 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia). 6. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 mục II Điều 1 như sau: “8. Tỷ lệ quay vòng, trình tự luân chuyển, quy trình theo dõi, giám sát của cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện dự án a) Hình thức, tỷ lệ quay vòng một phần vốn ngân sách nhà nước và thời gian thu hồi kinh phí quay vòng - Hình thức quay vòng vốn: Bằng tiền. - Tỷ lệ quay vòng một phần vốn thực hiện dự án bằng 30% vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 2, Điều 5 Thông tư số 04/2022/TT-BTC ngày 11/7/2022 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Thời gian quay vòng vốn: theo chu kỳ sản xuất (tuỳ theo mô hình sản xuất nhưng không quá 36 tháng). b) Trình tự luân chuyển vốn trong cộng đồng Áp dụng quy định theo các điểm b, c, d, đ khoản 8 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP). c) Quy trình theo dõi, giám sát của cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện dự án Cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện quy trình theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, tổ chức quay vòng, luân chuyển vốn trong cộng đồng theo đúng quy định tại Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. 7. Bổ sung khoản 9 mục II Điều 1 như sau: “9. Việc thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 58 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. 8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 mục III Điều 1 như sau: “1. Các bước xây dựng, phê duyệt dự án a) Bước 1: Xây dựng dự án Cộng đồng dân cư phối hợp, thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến triển khai dự án để xây dựng dự án (theo Mẫu số 02 Thông tư 09/2022/TT-BLĐTBXH) và lập hồ sơ đề xuất thực hiện dự án. Hồ sơ đề xuất dự án phải quy định rõ các yêu cầu thông tin về: Biên bản họp dân; kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; tổng chi phí dự án, đề nghị mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước chi tiết theo từng hoạt động, phần đóng góp của các thành viên tổ nhóm; phương án mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng vật nuôi đề xuất hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; kết quả thực hiện dự án; hình thức luân chuyển, cách thức quản lý tiền luân chuyển quay vòng trong cộng đồng; nhu cầu đào tạo, tập huấn về kỹ thuật; các rủi ro và giải pháp tài chính xử lý rủi ro; nội dung khác (nếu có) theo quy định. b) Bước 2: Thẩm định dự án Cộng đồng dân cư gửi hồ sơ đề xuất dự án, phương án sản xuất đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi triển khai dự án để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định và phê duyệt thực hiện dự án. Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Tổ thẩm định hồ sơ đề nghị dự án, phương án sản xuất và quyết định đơn vị, bộ phận giúp việc cho Tổ thẩm định. Thành phần Tổ thẩm định bao gồm: Tổ trưởng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Thủ trưởng phòng chuyên môn trực thuộc theo ủy quyền; thành viên là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có dự án, phương án sản xuất của cộng đồng; đại diện cơ quan tài chính, đầu tư và phòng, ban chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; chuyên gia hoặc những người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất do cộng đồng bình chọn (nếu cần thiết). c) Bước 3: Phê duyệt dự án Căn cứ ý kiến thẩm định của Tổ thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng phòng, ban trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất do cộng đồng dân cư đề xuất. Nội dung quyết định dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất phải bao gồm: Tên dự án, phương án; đại diện cộng đồng và danh sách cộng đồng tham gia dự án; thời gian triển khai; địa bàn thực hiện; đối tượng tham gia dự án; các hoạt động của dự án; dự toán kinh phí chi tiết; nguồn kinh phí thực hiện (ngân sách nhà nước hỗ trợ, vay vốn tín dụng ưu đãi (nếu có), vốn lồng ghép thực hiện các chính sách và vốn đối ứng của các hộ gia đình tham gia (nếu có)); nội dung, hoạt động và trách nhiệm thực hiện của các bên theo từng hoạt động; mức hỗ trợ, tiến độ cấp phát, thanh toán từ ngân sách nhà nước và dự toán chi tiết theo từng nội dung, hoạt động được hỗ trợ; dự kiến hiệu quả, kết quả đầu ra của dự án, phương án; phương án mua sắm và đầu mối thực hiện phương án mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng vật nuôi đề xuất hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước; tổ chức quản lý tài sản hình thành sau hỗ trợ (nếu có); hình thức, mức quay vòng (nếu có); giải pháp tài chính xử lý các rủi ro (nếu có); chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm cam kết (nếu có). Trong thời gian 7 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng phòng, ban trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt dự án; trường hợp dự án không đủ điều kiện theo quy định phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.” 9. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 mục III Điều 1 như sau: “d) Cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất ký hợp đồng với đại diện cộng đồng dân cư; hướng dẫn, giám sát, thanh toán, giải ngân vốn dựa trên kết quả nghiệm thu từng giai đoạn hoàn thành nội dung, hoạt động của dự án, phương án sản xuất theo tiến độ thực hiện được cấp có thẩm quyền quyết định quy định tại khoản 6 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia).” 10. Bổ sung khoản 6 mục IV Điều 1 như sau: “6. Trách nhiệm của đại diện tổ nhóm cộng đồng và các thành viên Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 7 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia).” Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thủ trưởng các sở, ngành Tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - TT/TU; TT/HĐND Tỉnh; - CT, các PCT/UBND Tỉnh; - Văn phòng UBND Tỉnh; - Lưu: VT, NC/KT(VA). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Phước Thiện
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đồng Tháp", "promulgation_date": "13/10/2023", "sign_number": "1054/QĐ-UBND-HC", "signer": "Nguyễn Phước Thiện", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1022-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-hoat-dong-khoa-hoc-So-Khoa-hoc-Bac-Ninh-578330.aspx
Quyết định 1022/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính hoạt động khoa học Sở Khoa học Bắc Ninh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1022/QĐ-UBND Bắc Ninh, ngày 25 tháng 8 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ DANH MỤC VÀ NỘI DUNG QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VÀ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG VÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BẮC NINH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính; số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ các Thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/112018 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục và quy trình giải quyết nội bộ 07 thủ tục hành chính mới ban hành và 06 thủ tục hành chính bãi bỏ lĩnh vực hoạt động và khoa học công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh. (Chi tiết theo Phụ lục đính kèm) Điều 2. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm: 1. Cập nhật công khai đầy đủ nội dung TTHC được công bố tại Quyết định này trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh; phối hợp với Trung tâm Hành chính công tỉnh niêm yết công khai TTHC tại nơi tiếp nhận, giải quyết theo quy định. 2. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cập nhật quy trình nội bộ, xây dựng quy trình điện tử, triển khai thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tại Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh và tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo quy định. Thời hạn hoàn thành 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Thủ trưởng các đơn vị: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Hành chính công tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Cục KSTTHC (VP Chính phủ); - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - CVP, các PCVP UBND tỉnh; - Cổng TTĐT, Chuyên viên XDCB; - Lưu: VT, KSTT. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Vương Quốc Tuấn DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG VÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Kèm theo Quyết định số: 1022/QĐ-UBND ngày 25/8/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh) I. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành 1. Danh mục STT Mã TTHC Tên TTHC Cách thức thực hiện Địa điểm thực hiện Thời hạn giải quyết, quy trình thực hiện Phí, lệ phí Tên VBQPPL quy định thủ tục hành chính được chuẩn hoá 1 1.011818 Đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước và nhiệm vụ khoa học và công nghệ do quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tài trợ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Một trong các hình thức: + Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Hành chính công tỉnh. + Trên môi trường mạng tại địa chỉ Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dvc.bacninh.gov.vn) (Dịch vụ công trực tuyến một phần) - Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh. Số 11A Lý Thái Tổ, Suối Hoa, TP. Bắc Ninh; - Cơ quan thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh. 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Không - Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013. - Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ. - Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ. - Thông tư số 11/2023/TT-BKHCN ngày 26/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ và Thông tư số 10/2017/TT-BKHCN ngày 28/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng, duy trì và phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ. 2 1.011820 Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước Một trong các hình thức: + Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Hành chính công tỉnh. + Trên môi trường mạng tại địa chỉ Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dvc.bacninh.gov.vn) (Dịch vụ công trực tuyến một phần) - Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh. Số 11A Lý Thái Tổ, Suối Hoa, TP. Bắc Ninh; - Cơ quan thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh. 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Không 3 1.011819 Thủ tục đăng ký thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được mua bằng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Một trong các hình thức: + Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Hành chính công tỉnh. + Trên môi trường mạng tại địa chỉ Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dvc.bacninh.gov.vn) (Dịch vụ công trực tuyến một phần) - Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh. Số 11A Lý Thái Tổ, Suối Hoa, TP. Bắc Ninh. - Cơ quan thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh. 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Không 4 1.011812 Thủ tục công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu Một trong các hình thức: + Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Hành chính công tỉnh. + Trên môi trường mạng tại địa chỉ Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dvc.bacninh.gov.vn) (Dịch vụ công trực tuyến một phần) - Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh. Số 11A Lý Thái Tổ, Suối Hoa, TP. Bắc Ninh. - Cơ quan thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh. 22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Không - Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017. - Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ. - Thông tư số 14/2023/TT-BKHCN ngày 30/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Biểu mẫu hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính quy định tại một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ. 5 1.011814 Thủ tục hỗ trợ kinh phí, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu Một trong các hình thức: + Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Hành chính công tỉnh. + Trên môi trường mạng tại địa chỉ Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dvc.bacninh.gov.vn) (Dịch vụ công trực tuyến một phần) - Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh. Số 11A Lý Thái Tổ, Suối Hoa, TP. Bắc Ninh. - Cơ quan thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh. 22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Không 6 1.011815 Thủ tục mua sáng chế, sáng kiến Một trong các hình thức: + Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Hành chính công tỉnh. + Trên môi trường mạng tại địa chỉ Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dvc.bacninh.gov.vn) (Dịch vụ công trực tuyến một phần) - Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh. Số 11A Lý Thái Tổ, Suối Hoa, TP. Bắc Ninh; - Cơ quan thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh; 22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Không 7 1.011816 Thủ tục hỗ trợ kinh phí hoặc mua công nghệ được tổ chức, cá nhân trong nước tạo ra từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để sản xuất sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực. Một trong các hình thức: + Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Hành chính công tỉnh. + Trên môi trường mạng tại địa chỉ Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dvc.bacninh.gov.vn) (Dịch vụ công trực tuyến một phần) - Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh. Số 11A Lý Thái Tổ, Suối Hoa, TP. Bắc Ninh; - Cơ quan thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh; 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Không 2. Nội dung 2.1. Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước và nhiệm vụ khoa học và công nghệ do quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tài trợ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. (Mã số TTHC: 1.011818) Thứ tự công việc Nội dung công việc cụ thể Đơn vị/ người thực hiện Thời gian thực hiện (ngày/ giờ) Bước 1 - Tiếp nhận hồ sơ + Trực tiếp + Qua đường bưu điện/dịch vụ bưu chính công ích. + Trực tuyến - Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định + Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, chuyển hồ sơ cho Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ KHCN (là tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp tỉnh) thực hiện Bước 2. + Trường hợp hồ sơ không đầy đủ/ không hợp lệ: * Đối với hình thức nhận trực tiếp: trả hồ sơ và hướng dẫn bổ sung. * Đối với hình thức nhận qua đường bưu điện: thông báo và hướng dẫn bổ sung hồ sơ. * Đối với hình thức nhận trực tuyến: trả lại hồ sơ và hướng dẫn yêu cầu bổ sung hồ sơ Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có). Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa 0,5 ngày làm việc Bước 2 Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định. Lãnh đạo phòng Tổng hợp-Thông tin KHCN, thuộc Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ KHCN 0,5 ngày làm việc Bước 3 Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, chuyên viên xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ hoặc có nội dung cần phải sửa đổi, chuyên viên dự thảo văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung, trong đó nêu rõ nội dung, thời hạn sửa đổi, bổ sung. Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, chuyên viên xem xét, dự thảo cấp 01 Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trường hợp từ chối, dự thảo văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối. Chuyên viên được phân công 2,5 ngày làm việc Bước 4 Lãnh đạo Phòng xem xét hồ sơ và trình duyệt: - Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. - Văn bản trả lời trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Lãnh đạo phòng Tổng hợp-Thông tin KHCN, thuộc Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ KHCN 0,5 ngày làm việc Bước 5 Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. - Văn bản trả lời trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Lãnh đạo Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ KHCN 0,5 ngày làm việc Bước 6 - Văn thư đóng dấu và đính kèm kết quả chuyển về Bộ phận một cửa - Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân. - Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có). Văn thư, Bộ phận Một cửa 0,5 ngày làm việc Tổng thời gian giải quyết TTHC 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ 2.2. Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước (Mã số TTHC: 1.011820) Thứ tự công việc Nội dung công việc cụ thể Đơn vị/ người thực hiện Thời gian thực hiện (ngày/ giờ) Bước 1 - Tiếp nhận hồ sơ + Trực tiếp + Qua đường bưu điện/dịch vụ bưu chính công ích. + Trực tuyến - Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định + Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, chuyển hồ sơ cho Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ KHCN (là tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp tỉnh) thực hiện Bước 2. + Trường hợp hồ sơ không đầy đủ/ không hợp lệ: * Đối với hình thức nhận trực tiếp: trả hồ sơ và hướng dẫn bổ sung. * Đối với hình thức nhận qua đường bưu điện: thông báo và hướng dẫn bổ sung hồ sơ. * Đối với hình thức nhận trực tuyến: trả lại hồ sơ và hướng dẫn yêu cầu bổ sung hồ sơ Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có). Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa 0,5 ngày làm việc Bước 2 Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định. Lãnh đạo phòng Tổng hợp-Thông tin KHCN, thuộc Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ KHCN 0,5 ngày làm việc Bước 3 Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, chuyên viên xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ hoặc có nội dung cần phải sửa đổi, chuyên viên dự thảo văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung, trong đó nêu rõ nội dung, thời hạn sửa đổi, bổ sung. Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, chuyên viên xem xét, dự thảo cấp 01 Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trường hợp từ chối, dự thảo văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối. Chuyên viên được phân công 2,5 ngày làm việc Bước 4 Lãnh đạo Phòng xem xét hồ sơ và trình duyệt: - Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. - Văn bản trả lời trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Lãnh đạo phòng Tổng hợp-Thông tin KHCN, thuộc Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ KHCN 0,5 ngày làm việc Bước 5 Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. - Văn bản trả lời trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Lãnh đạo Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ KHCN 0,5 ngày làm việc Bước 6 - Văn thư đóng dấu và đính kèm kết quả chuyển về Bộ phận một cửa - Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân. - Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có). Văn thư, Bộ phận Một cửa 0,5 ngày làm việc Tổng thời gian giải quyết TTHC 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ 2.3. Thủ tục đăng ký thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được mua bằng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (Mã số TTHC: 1.011819) Thứ tự công việc Nội dung công việc cụ thể Đơn vị/ người thực hiện Thời gian thực hiện (ngày/ giờ) Bước 1 - Tiếp nhận hồ sơ + Trực tiếp + Qua đường bưu điện/dịch vụ bưu chính công ích. + Trực tuyến - Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định + Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, chuyển hồ sơ cho Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ KHCN (là tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp tỉnh) thực hiện Bước 2. + Trường hợp hồ sơ không đầy đủ/ không hợp lệ: * Đối với hình thức nhận trực tiếp: trả hồ sơ và hướng dẫn bổ sung. * Đối với hình thức nhận qua đường bưu điện: thông báo và hướng dẫn bổ sung hồ sơ. * Đối với hình thức nhận trực tuyến: trả lại hồ sơ và hướng dẫn yêu cầu bổ sung hồ sơ Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có). Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa 0,5 ngày làm việc Bước 2 Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định. Lãnh đạo phòng Tổng hợp-Thông tin KHCN, thuộc Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ KHCN 0,5 ngày làm việc Bước 3 Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, chuyên viên xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ hoặc có nội dung cần phải sửa đổi, chuyên viên dự thảo văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung, trong đó nêu rõ nội dung, thời hạn sửa đổi, bổ sung. Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, chuyên viên xem xét, dự thảo văn bản xác nhận việc đăng ký thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được mua bằng ngân sách nhà nước. Trường hợp từ chối, dự thảo văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối. Chuyên viên được phân công 2,5 ngày làm việc Bước 4 Lãnh đạo Phòng xem xét hồ sơ và trình duyệt: - Văn bản xác nhận việc đăng ký thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được mua bằng ngân sách nhà nước. - Văn bản trả lời trong trường hợp không xác nhận việc đăng ký thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được mua bằng ngân sách nhà nước. Lãnh đạo phòng Tổng hợp-Thông tin KHCN, thuộc Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ KHCN 0,5 ngày làm việc Bước 5 Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Văn bản xác nhận việc đăng ký thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được mua bằng ngân sách nhà nước. - Văn bản trả lời trong trường hợp không xác nhận việc đăng ký thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được mua bằng ngân sách nhà nước. Lãnh đạo Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ KHCN 0,5 ngày làm việc Bước 6 - Văn thư đóng dấu và đính kèm kết quả chuyển về Bộ phận một cửa - Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân. - Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có). Văn thư, Bộ phận Một cửa 0,5 ngày làm việc Tổng thời gian giải quyết TTHC 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ 2.4. Thủ tục công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu (1.011812) Thứ tự công việc Nội dung công việc cụ thể Đơn vị/ người thực hiện Thời gian thực hiện (ngày/ giờ) Bước 1 - Tiếp nhận hồ sơ + Trực tiếp + Qua đường bưu điện/dịch vụ bưu chính công ích. + Trực tuyến - Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định + Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý công nghệ và ĐMST thực hiện Bước 2. + Trường hợp hồ sơ không đầy đủ/ không hợp lệ: * Đối với hình thức nhận trực tiếp: trả hồ sơ và hướng dẫn bổ sung. * Đối với hình thức nhận qua đường bưu điện: thông báo và hướng dẫn bổ sung hồ sơ. * Đối với hình thức nhận trực tuyến: trả lại hồ sơ và hướng dẫn yêu cầu bổ sung hồ sơ Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có). Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa 0,5 ngày làm việc Bước 2 Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định. Lãnh đạo Phòng Quản lý công nghệ và ĐMST 0,5 ngày làm việc Bước 3 Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, chuyên viên xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ hoặc có nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung, chuyên viên soạn văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung, trong đó nêu rõ nội dung, thời hạn sửa đổi, bổ sung. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, chuyên viên soạn thảo quyết định thành lập Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ để đánh giá công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Chuyên viên được phân công 5 ngày làm việc Bước 4 Hội đồng tổ chức họp đánh giá hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày thành lập. Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc tập thể, bỏ phiếu kín về việc đồng ý hay không đồng ý cấp Giấy quyết định công nhận. Chủ tịch Hội đồng thay mặt Hội đồng ký Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ gửi Phòng Quản lý công nghệ và ĐMST. Thành viên hội đồng 9 ngày làm việc Bước 5 Kể từ khi nhận được Báo cáo kết quả đánh giá và Biên bản họp của Hội đồng, chuyên viên xem xét, báo cáo lãnh đạo phòng và dự thảo Quyết định công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu. Trường hợp từ chối, dự thảo văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối. Chuyên viên được phân công 4,5 ngày làm việc Bước 6 Lãnh đạo Phòng xem xét hồ sơ và trình duyệt: - Giấy quyết định công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu. - Văn bản trả lời trong trường hợp không cấp giấy Quyết định công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Lãnh đạo Phòng Quản lý công nghệ và ĐMST 01 ngày làm việc Bước 7 Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Giấy quyết định công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu. - Văn bản trả lời trong trường hợp không cấp giấy Quyết định công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Lãnh đạo Sở 01 ngày làm việc Bước 8 - Văn thư đóng dấu và đính kèm kết quả chuyển về Bộ phận một cửa. - Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức. - Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có). Văn thư, Bộ phận Một cửa 0,5 ngày làm việc Tổng thời gian giải quyết TTHC 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. 2.5. Thủ tục hỗ trợ kinh phí, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu (1.011814) Thứ tự công việc Nội dung công việc cụ thể Đơn vị/ người thực hiện Thời gian thực hiện (ngày/ giờ) Bước 1 - Tiếp nhận hồ sơ + Trực tiếp + Qua đường bưu điện/dịch vụ bưu chính công ích. + Trực tuyến - Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định + Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý công nghệ và ĐMST thực hiện Bước 2. + Trường hợp hồ sơ không đầy đủ/ không hợp lệ: * Đối với hình thức nhận trực tiếp: trả hồ sơ và hướng dẫn bổ sung. * Đối với hình thức nhận qua đường bưu điện: thông báo và hướng dẫn bổ sung hồ sơ. * Đối với hình thức nhận trực tuyến: trả lại hồ sơ và hướng dẫn yêu cầu bổ sung hồ sơ Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có). Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa 0,5 ngày làm việc Bước 2 Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định. Lãnh đạo Phòng Quản lý công nghệ và ĐMST 0,5 ngày làm việc Bước 3 Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ. Chuyên viên được phân công Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, chuyên viên xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ hoặc có nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung, chuyên viên soạn văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung, trong đó nêu rõ nội dung, thời hạn sửa đổi, bổ sung 03 ngày làm việc Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, chuyên viên soạn thảo quyết định thành lập Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ để thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu. 05 ngày làm việc Bước 4 Hội đồng tổ chức họp thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu. Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc tập thể, bỏ phiếu kín về việc đồng ý hay không đồng ý cấp Giấy chứng nhận. Chủ tịch Hội đồng thay mặt Hội đồng ký Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ gửi Phòng Quản lý công nghệ và ĐMST Thành viên hội đồng 10 ngày làm việc Bước 5 Kể từ khi nhận được Báo cáo kết quả thẩm định và Biên bản họp của Hội đồng, chuyên viên xem xét, báo cáo lãnh đạo phòng và dự thảo Văn bản thông báo kết quả đánh giá hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Chuyên viên được phân công 4,5 ngày làm việc Bước 6 Lãnh đạo Phòng xem xét hồ sơ và trình duyệt: - Văn bản thông báo kết quả đánh giá hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Lãnh đạo Phòng Quản lý công nghệ và ĐMST 01 ngày làm việc Bước 7 Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Văn bản thông báo kết quả đánh giá hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Lãnh đạo Sở 01 ngày làm việc Bước 8 - Văn thư đóng dấu và đính kèm kết quả chuyển về Bộ phận một cửa - Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức. - Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có). Văn thư, Bộ phận Một cửa 0,5 ngày làm việc Tổng thời gian giải quyết TTHC 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. 2.6. Thủ tục mua sáng chế, sáng kiến(1.011815) Thứ tự công việc Nội dung công việc cụ thể Đơn vị/ người thực hiện Thời gian thực hiện (ngày/ giờ) Bước 1 - Tiếp nhận hồ sơ + Trực tiếp + Qua đường bưu điện/dịch vụ bưu chính công ích. + Trực tuyến - Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định + Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý công nghệ và ĐMST thực hiện Bước 2. + Trường hợp hồ sơ không đầy đủ/ không hợp lệ: * Đối với hình thức nhận trực tiếp: trả hồ sơ và hướng dẫn bổ sung. * Đối với hình thức nhận qua đường bưu điện: thông báo và hướng dẫn bổ sung hồ sơ. * Đối với hình thức nhận trực tuyến: trả lại hồ sơ và hướng dẫn yêu cầu bổ sung hồ sơ Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có). Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa 0,5 ngày làm việc Bước 2 Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định. Lãnh đạo Phòng Quản lý công nghệ và ĐMST 0,5 ngày làm việc Bước 3 Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ. Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, chuyên viên xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc có nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung, chuyên viên soạn văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả xem xét hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, chuyên viên soạn thảo quyết định thành lập Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ để thẩm định hồ sơ đề nghị mua sáng chế, sáng kiến. Chuyên viên được phân công 5 ngày làm việc Bước 4 Hội đồng tổ chức họp thẩm định hồ sơ đề nghị mua sáng chế, sáng kiến. Hội đồng đánh giá có từ 07 đến 09 thành viên, gồm đại diện của các cơ quan quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan. Thành viên hội đồng 9 ngày làm việc Bước 5 Trong thời hạn 4,5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá hồ sơ của hội đồng, chuyên viên soạn thảo văn bản thông báo kết quả đánh giá hồ sơ đề nghị mua sáng chế, sáng kiến hoặc văn bản thông báo và nêu rõ lý do đối với trường hợp hồ sơ không được phê duyệt. Chuyên viên được phân công 4,5 ngày làm việc Bước 6 Lãnh đạo Phòng xem xét hồ sơ và trình duyệt: - Văn bản thông báo kết quả đánh giá hồ sơ đề nghị mua sáng chế, sáng kiến Lãnh đạo Phòng Quản lý công nghệ và ĐMST 01 ngày làm việc Bước 7 Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Văn bản thông báo kết quả đánh giá hồ sơ đề nghị mua sáng chế, sáng kiến Lãnh đạo Sở 01 ngày làm việc Bước 8 - Văn thư đóng dấu và đính kèm kết quả chuyển về Bộ phận một cửa - Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức. - Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có). Văn thư, Bộ phận Một cửa 0,5 ngày làm việc Tổng thời gian giải quyết TTHC 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. 2.7. Thủ tục hỗ trợ kinh phí hoặc mua công nghệ được tổ chức, cá nhân trong nước tạo ra từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để sản xuất sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực (1.011816) Thứ tự công việc Nội dung công việc cụ thể Đơn vị/ người thực hiện Thời gian thực hiện (ngày/ giờ) Bước 1 - Tiếp nhận hồ sơ + Trực tiếp + Qua đường bưu điện/dịch vụ bưu chính công ích. + Trực tuyến - Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định + Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý công nghệ và ĐMST thực hiện Bước 2. + Trường hợp hồ sơ không đầy đủ/ không hợp lệ: * Đối với hình thức nhận trực tiếp: trả hồ sơ và hướng dẫn bổ sung. * Đối với hình thức nhận qua đường bưu điện: thông báo và hướng dẫn bổ sung hồ sơ. * Đối với hình thức nhận trực tuyến: trả lại hồ sơ và hướng dẫn yêu cầu bổ sung hồ sơ. Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có). Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa 0,5 ngày làm việc Bước 2 Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định. Lãnh đạo Phòng Quản lý công nghệ và ĐMST 0,5 ngày làm việc Bước 3 Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, chuyên viên xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ hoặc có nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung, chuyên viên soạn văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung, trong đó nêu rõ nội dung, thời hạn sửa đổi, bổ sung. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, chuyên viên soạn thảo quyết định thành lập Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ để hỗ trợ kinh phí hoặc mua công nghệ được tổ chức, cá nhân trong nước tạo ra từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để sản xuất sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực. Chuyên viên được phân công 5 ngày làm việc Bước 4 Hội đồng tổ chức họp đánh giá hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí hoặc mua công nghệ trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày thành lập. Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc tập thể, bỏ phiếu kín về việc đồng ý hay không đồng ý hỗ trợ kinh phí hoặc mua công nghệ. Chủ tịch Hội đồng thay mặt Hội đồng ký Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ gửi Phòng Quản lý công nghệ và ĐMST. Thành viên hội đồng 9 ngày làm việc Bước 5 Kể từ khi nhận được Báo cáo kết quả đánh giá và Biên bản họp của Hội đồng, chuyên viên xem xét, báo cáo lãnh đạo phòng và dự thảo văn bản thông báo kết quả đánh giá hỗ trợ kinh phí hoặc mua công nghệ được tổ chức, cá nhân trong nước tạo ra từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để sản xuất sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực. Trường hợp từ chối, dự thảo văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối. Chuyên viên được phân công 4,5 ngày làm việc Bước 6 Lãnh đạo Phòng xem xét hồ sơ và trình duyệt: - Văn bản thông báo kết quả đánh giá hồ sơ hỗ trợ kinh phí hoặc mua công nghệ được tổ chức, cá nhân trong nước tạo ra từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để sản xuất sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực. - Văn bản trả lời trong trường hợp không đồng ý hỗ trợ kinh phí hoặc mua công nghệ. Lãnh đạo Phòng Quản lý công nghệ và ĐMST 01 ngày làm việc Bước 7 Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Văn bản thông báo kết quả đánh giá hồ sơ hỗ trợ kinh phí hoặc mua công nghệ được tổ chức, cá nhân trong nước tạo ra từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để sản xuất sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực. - Văn bản trả lời trong trường hợp không đồng ý hỗ trợ kinh phí hoặc mua công nghệ. Lãnh đạo Sở 01 ngày làm việc Bước 8 - Văn thư đóng dấu và đính kèm kết quả chuyển về Bộ phận một cửa. - Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức. - Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có). Văn thư, Bộ phận Một cửa 0,5 ngày làm việc Tổng thời gian giải quyết TTHC 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. II. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ TT Mã TTHC Tên TTHC Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ TTHC Lĩnh vực Cơ quan thực hiện 1 1.004473 Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước và nhiệm vụ khoa học và công nghệ do quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tài trợ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thông tư số 11/2023/TT-BKHCN ngày 26/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ và Thông tư số 10/2017/TT-BKHCN ngày 28/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng, duy trì và phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ. Hoạt động khoa học và công nghệ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh 2 1.004460 Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước Hoạt động khoa học và công nghệ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh 3 1.004467 Thủ tục đăng ký thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được mua bằng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hoạt động khoa học và công nghệ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh 4 1.002935 Thủ tục công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu Thông tư số 14/2023/TT-BKHCN ngày 30/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Biểu mẫu hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính quy định tại một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ. Hoạt động khoa học và công nghệ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh 5 2.001164 Thủ tục hỗ trợ kinh phí, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu Hoạt động khoa học và công nghệ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh 6 2.001148 Thủ tục mua sáng chế, sáng kiến Hoạt động khoa học và công nghệ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh", "promulgation_date": "25/08/2023", "sign_number": "1022/QĐ-UBND", "signer": "Vương Quốc Tuấn", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-29-2002-QD-BVHTT-thanh-lap-Phong-Thong-tin-co-dong-Trien-lam-va-Phong-Quang-cao-thuoc-Cuc-Van-hoa-Thong-tin-so-so-6653.aspx
Quyết định 29/2002/QĐ-BVHTT thành lập Phòng Thông tin cổ động-Triển lãm và Phòng Quảng cáo thuộc Cục Văn hoá-Thông tin sơ sở
BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 29/2002/QĐ-BVHTT Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2002 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP PHÒNG THÔNG TIN CỔ ĐỘNG - TRIỂN LÃM VÀ PHÒNG QUẢNG CÁO TRỰC THUỘC CỤC VĂN HOÁ - THÔNG TIN SƠ SỞ BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN Căn cứ nghị định số 81/CP ngày 08 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của bộ Văn hoá - Thông tin; Căn cứ Quyết định số 47/1999/QĐ - BVHTT ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở và Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ. QUYẾT ĐỊNH Điều1: Tách Phòng -Quản lý Thông tin - Triển Lãm - Quảng cáo- để thành lập Phòng Thông tin cổ động - Triển lãm và Phòng Quảng cáo trực thuộc Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở. Điều 2 : Cục trưởng Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở quy định nhiệm vụ cụ thể của Phòng Thông tin cổ động - Triển lãm và Phòng Quảng cáo; sắp xếp bố trí cán bộ, công chức của hai phòng theo quy định của nhà nước và của Bộ Văn hoá - Thông tin. Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ điểm 4, khoản 2, điều 3 của quyết định số 47/1999/QĐ - BVHTT, ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở. Điều 4: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán và Cục trưởng Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 4, - Các đồng chí Thứ trưởng, - Lưu VP, Vụ TCCB BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN Phạm Quang Nghị
{ "issuing_agency": "Bộ Văn hoá-Thông tin", "promulgation_date": "21/11/2002", "sign_number": "29/2002/QĐ-BVHTT", "signer": "Phạm Quang Nghị", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-988-KH-UBND-2023-ra-quet-xu-ly-boc-go-ma-doc-cac-he-thong-thong-tin-Cao-Bang-565832.aspx
Kế hoạch 988/KH-UBND 2023 rà quét xử lý bóc gỡ mã độc các hệ thống thông tin Cao Bằng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 988/KH-UBND Cao Bằng, ngày 25 tháng 4 năm 2023 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI RÀ QUÉT, XỬ LÝ, BÓC GỠ MÃ ĐỘC CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG NĂM 2023 Thực hiện Kế hoạch số 205/KH-UBND ngày 02/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về Triển khai thực hiện Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch rà quét, xử lý, bóc gỡ mã độc các hệ thống thông tin tại cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2023 như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Triển khai thực hiện rà quét, xử lý mã độc cho các hệ thống thông tin tại các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh; bảo đảm 100% máy chủ, máy trạm, các thiết bị đầu cuối tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh có giải pháp phòng, chống mã độc bảo vệ và có cơ chế tự động cập nhật phiên bản mới hoặc dấu hiệu nhận dạng mã độc mới. - Kịp thời nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước về tầm quan trọng của bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng; thúc đẩy việc chấp hành nghiêm về chủ trương, đường lối, các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến an toàn thông tin. - Hoạt động rà quét, xử lý bóc gỡ mã độc không làm xáo trộn, không gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc chuyên môn của các phòng, ban tại cơ quan, đơn vị, địa phương. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các quy định bảo đảm an toàn thông tin - Chỉ đạo, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản, quy định về công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, như: Luật An toàn thông tin mạng năm 2018; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Việt Nam; Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT ngày 12/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ... - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng xử lý các mối nguy hại của mã độc và trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống mã độc của các hệ thống thông tin trong phạm vi đơn vị. - Tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá về an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin tại đơn vị theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; xây dựng, ban hành phương án, kịch bản ứng cứu sự cố cho các hệ thống thông tin do cơ quan, đơn vị quản lý và cập nhật kịp thời khi có thay đổi. 2. Công tác rà quét, xử lý bóc gỡ mã độc - Tập trung vận hành ổn định Hệ thống quản lý phòng, chống mã độc tập trung và kết nối về Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông. - Tổ chức thực hiện các giải pháp phòng, chống mã độc, bảo vệ 100% máy chủ, máy trạm và thiết bị đầu cuối theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông. - Thực hiện rà quét máy tính, thiết bị bằng phần mềm phòng chống mã độc đang có hoặc các công cụ khuyến nghị (thực hiện theo Hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo Kế hoạch này). 3. Thời gian thực hiện: Trong tháng 5 và tháng 6 năm 2023. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Thông tin và Truyền thông - Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra, đảm bảo thông tin kết nối, chia sẻ dữ liệu mã độc. - Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị trong quá trình thực hiện các nội dung tại Kế hoạch. - Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh trước ngày 30/6/2023. 2. Các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố - Tổ chức quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, địa phương nâng cao nhận thức về bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng. - Xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đề xuất cấp độ các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý, gửi về Sở Thông tin và Truyền thông để thẩm định, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. - Xây dựng quy chế bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cho hệ thống đáp ứng các yêu cầu an toàn về quản lý theo cấp độ an toàn hệ thống thông tin tương ứng. - Ban hành phương án, kịch bản ứng cứu sự cố cho các hệ thống thông tin do cơ quan, đơn vị quản lý. - Thực hiện rà quét, xử lý, bóc gỡ mã độc và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 25/6/2023 (theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Kế hoạch này). Trên đây là Kế hoạch triển khai rà quét, xử lý bóc gỡ mã độc trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2023; yêu cầu các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, địa phương phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) để tổng hợp, chỉ đạo giải quyết./. Nơi nhận: - Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Các Sở, Ban, ngành; - UBND các huyện, thành phố; - VP UBND tỉnh: CVP, PCVP (Huyền); TTTT, TTPVHCC, TP.VX; - Lưu: VT, VX(M). KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trịnh Trường Huy PHỤ LỤC 1 HƯỚNG DẪN RÀ QUÉT, BÓC GỠ MÃ ĐỘC (Kèm theo Kế hoạch số 988/KH-UBND ngày 25/4/2023 của UBND tỉnh Cao Bằng) 1. Sử dụng công cụ: Chiến dịch rà quét mã độc Bước 1: Truy cập địa chỉ https://khonggianmang.vn Bước 2: Nhấp chuột vào tag “Công cụ” -> Chọn “Chiến dịch rà quét mã độc” Bước 3: thực hiện rà quét mức mạng Bước 4: Rà quét chuyên sâu bằng phần mềm phòng chống mã độc đang có hoặc các công cụ khuyến nghị. (Trường hợp đã cài đặt phần mềm Bitdefender theo công văn 740/STTTT-TTCNTTTT thì không cần thực hiện bước này). Chú ý chỉ nên cài đặt và chạy 01 ứng dụng Bước 5: Kiểm tra kết quả. 2. Công cụ: Kiểm tra mạng máy tính ma Công cụ Kiểm tra mạng máy tính ma giúp người dùng, tổ chức kiểm tra xem địa chỉ IP của mình có liên quan đến mã độc hay không, từ đó có phương án để xử lý kịp thời. Bước 1: Từ trang chủ của khonggianmang.vn, chọn tag “Công cụ” -> Chọn “Kiểm tra mạng máy tính ma”. Bước 2: Chọn “Kiểm tra ngay”. Bước 3: Kiểm tra kết quả. 3. Công cụ: Kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản trực tuyến Công cụ Kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản trực tuyến hỗ trợ việc kiểm tra thông tin tài khoản email có bị lộ lọt trên mạng không, để hỗ trợ người dùng kịp thời phòng tránh các cuộc tấn công có thể xảy ra. Bước 1: Từ trang chủ của khonggianmang.vn, chọn tag “Công cụ” -> Chọn “Kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản cá nhân”. Bước 2: Nhập địa chỉ Email và chọn “Kiểm tra”. Kết quả đưa ra là “An toàn” nếu địa chỉ email không nằm trong danh sách các địa chỉ email bị lộ lọt thông tin của khonggianmang.vn 4. Sử dụng các phần mềm Antivirus Lưu ý: Chỉ cần cài đặt và sử dụng 01 phần mềm trên máy tính 4.1. Sử dụng phần mềm Bitdefender theo công văn số 740/STTTT-TTCNTTTT Bước 1: Người dùng bật Bitdefender đã được cài đặt trên máy tính Bước 2: Chọn “Các nhiệm vụ quét” , “Quét đầy đủ” Bước 3: Sau khi quét xong, chọn “Xem nhật ký” để xem kết quả sau khi quét xong Kết quả hiển thị 4.2. Sử dụng phần mềm Kaspersky Virus Removal Tool Kaspersky Virus Removal Tool là một ứng dụng được Kaspersky Lab thiết kế với mục đích trở thành một máy quét virus và được cung cấp hoàn toàn miễn phí bởi Kaspersky. Ứng dụng sẽ phát hiện và gỡ bỏ những phần mềm độc hại, phần mềm gián điệp, virus, trojan, rootkit trên máy tính. Lưu ý: ứng dụng chỉ quét, gỡ bỏ mã độc khi được người dùng kích hoạt sử dụng, ứng dụng không bảo vệ thời gian thực. Bước 1: Người dùng tải phần mềm tại địa chỉ https://www.kaspersky.com/downloads/free-virus-removal-tool Bước 2: Chạy ứng dụng KVRT.exe. Tích chọn đồng ý với điều khoản sử dụng và chọn “Accept” Bước 3: Chọn “Start scan” để rà quét mã độc trên hệ thống Một vài trường hợp có mã độc, ứng dụng yêu cầu khởi động lại máy tính để diệt mã độc, người sử dụng thực hiện theo các thao tác của ứng dụng đưa ra. Bước 4: Xem kết quả sau khi rà quét 4.3. Sử dụng phần mềm BKAV Bkav Home là Phần mềm rà quét mã độc miễn phí của BKAV. Bước 1: Người dùng tải phần mềm tại địa chỉ https://www.bkav.com.vn/download/bkav-home?s=101010 Bước 2: Người dùng cài đặt ứng dụng BKAV từ file đã tải về Bước 3: Chạy ứng dụng và quét mã độc Bước 4: Xem kết quả 4.3. Sử dụng phần mềm CMC AV Phần mềm rà quét mã độc miễn phí của CMC Bước 1: Người dùng tải phần mềm tại địa chỉ https://cmccybersecurity.com/download/av-free/ Bước 2: Người dùng cài đặt ứng dụng CMC từ file đã tải về Bước 3: Chạy ứng dụng và quét mã độc Bước 4: Xem kết quả PHỤ LỤC 2 MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN (Kèm theo Kế hoạch số 988/KH-UBND ngày 25/4/2023 của UBND tỉnh Cao Bằng) BÁO CÁO Kết quả triển khai rà quét, xử lý bóc gỡ mã độc tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2023 1. Thông tin chung: - Tên đơn vị: ................................................................................................... - Tên cán bộ cung cấp thông tin:..................................................................... - Số điện thoại: ......................................... Email: ………………………… 2. Thông tin số liệu: 2.1. Về hồ sơ đề xuất cấp độ theo Nghị định số 85/2016/NĐ-CP: - Số lượng hệ thống thông tin đã xây dựng hồ sơ đề xuất cấp độ1 trên tổng số hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý: ......................................................... - Khó khăn, vướng mắc (nếu có): ................................................................... - Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ......................................................................... 2.2. Ban hành phương án, kịch bản ứng cứu sự cố: - Đơn vị đã ban hành phương án, kịch bản ứng cứu sự cố2 : .......................... - Khó khăn, vướng mắc (nếu có): ................................................................... - Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ......................................................................... 2.3. Quy chế bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cho hệ thống đáp ứng các yêu cầu an toàn về quản lý theo cấp độ an toàn hệ thống thông tin tương ứng - Đơn vị đã ban hành Quy chế bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cho hệ thống3 trên tổng số hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý: .............................. - Khó khăn, vướng mắc (nếu có): ................................................................... - Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ......................................................................... 2.4. Kết quả rà quét, bóc gỡ mã độc: Địa chỉ IP của đơn vị có nằm trong mạng máy tính ma (botnet) hay không? (nếu có, ghi rõ địa chỉ IP tĩnh của đơn vị):.............................................................. Số lượng máy tính, thiết bị được rà quét: ....................................................... Số mã độc được phát hiện và xử lý:................................................................ - Khó khăn, vướng mắc (nếu có): ................................................................... - Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ......................................................................... 1 Trường hợp đã xây dựng, ghi rõ số hiệu văn bản 2 Trường hợp đã ban hành, ghi rõ số văn bản 3 Trường hợp đã ban hành, ghi rõ số văn bản
{ "issuing_agency": "Tỉnh Cao Bằng", "promulgation_date": "25/04/2023", "sign_number": "988/KH-UBND", "signer": "Trịnh Trường Huy", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-23-2022-QD-UBND-chuc-nang-nhiem-vu-So-Ngoai-vu-Quang-Binh-517485.aspx
Quyết định 23/2022/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ Sở Ngoại vụ Quảng Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 23/2022/QĐ-UBND Quảng Bình, ngày 14 tháng 6 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ NGOẠI VỤ TỈNH QUẢNG BÌNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BNG ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về công tác đối ngoại của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ tại Tờ trình số 503/TTr-SNgV ngày 09 tháng 6 năm 2022 và ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ tại Công văn số 380/SNV-XDCQ&TCBC ngày 04 tháng 3 năm 2022. QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 và thay thế Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Ngoại vụ, Nội vụ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Ngoại giao; - Vụ Pháp luật và Điều ước QT (Bộ Ngoại giao); - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; - UBMTTQ Việt Nam tỉnh; - Báo Quảng Bình, Đài PT-TH QB; - TT Tin học - Công báo tỉnh; - Lưu: VT, NCVX. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Thắng QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ NGOẠI VỤ TỈNH QUẢNG BÌNH (Kèm theo Quyết định số 23/2022/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình) Điều 1. Vị trí và chức năng 1. Sở Ngoại vụ (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác ngoại vụ và công tác biên giới lãnh thổ quốc gia (sau đây gọi chung là công tác đối ngoại) của tỉnh; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật. 2. Sở Ngoại vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức, biên chế và hoạt động; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Ngoại giao. Sở Ngoại vụ có trụ sở đóng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến công tác đối ngoại của tỉnh thuộc phạm vi quản lý của Sở Ngoại vụ và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Dự thảo kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm, chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác đối ngoại của tỉnh thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực đối ngoại cho Sở Ngoại vụ, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật. d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ. đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực đối ngoại thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên. 2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh a) Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Ngoại vụ (nếu có); b) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác đối ngoại của tỉnh. 3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về công tác đối ngoại của tỉnh sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. 4. Về công tác hợp tác và hội nhập quốc tế a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác hợp tác, hội nhập quốc tế của tỉnh phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình hợp tác và hội nhập quốc tế của tỉnh, các đề án thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác của tỉnh với các đối tác nước ngoài, báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định. c) Là đầu mối của Ủy ban nhân dân tỉnh trong trao đổi, hợp tác với Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài, các cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế liên chính phủ (sau đây gọi là cơ quan đại diện nước ngoài), các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các chủ thể có yếu tố nước ngoài khác tại Việt Nam. 5. Về công tác ngoại giao kinh tế a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác ngoại giao kinh tế, xây dựng và triển khai các chiến lược, đề án, kế hoạch, chương trình hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. b) Làm đầu mối của Ủy ban nhân dân tỉnh trong trao đổi, hợp tác với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong việc quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ về xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức kinh tế của tỉnh ở nước ngoài. 6. Về công tác ngoại giao văn hóa a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác ngoại giao văn hóa, xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược ngoại giao văn hóa trong từng thời kỳ. b) Làm đầu mối của Ủy ban nhân dân tỉnh trong trao đổi, hợp tác với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các chủ thể có yếu tố nước ngoài khác trong việc triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa tại tỉnh, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người, văn hóa của tỉnh ở nước ngoài. c) Phối hợp tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác xây dựng, đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận các loại hình danh hiệu văn hóa thế giới cũng như việc bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình danh hiệu này. 7. Về công tác người Việt Nam ở nước ngoài a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài, chủ trì tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch và chương trình đối với người Việt Nam ở nước ngoài tại tỉnh. b) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài; vận động, hướng dẫn và hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ trong làm việc, đầu tư kinh doanh, sinh sống và học tập tại tỉnh. c) Hằng năm, định kỳ tổng kết, thống kê số lượng người Việt Nam ở nước ngoài của tỉnh, đánh giá và đề xuất kiến nghị giải quyết các vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ tại tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định. 8. Về công tác lãnh sự và bảo hộ công dân a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh của người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và người thuộc diện được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. b) Xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hộ công dân của tỉnh ở nước ngoài và trong công tác lãnh sự đối với người nước ngoài tại tỉnh. c) Là đầu mối tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự tại tỉnh khi được Bộ Ngoại giao ủy quyền. d) Phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc tập hợp, tiếp nhận mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của cơ quan, tổ chức của tỉnh và cơ quan, tổ chức Trung ương tại tỉnh để làm thủ tục chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự. đ) Là đầu mối trao đối với cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam để giải quyết các vụ việc lãnh sự thông thường, ít phức tạp tại địa bàn theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Ngoại giao. e) Phối hợp với các cơ quan liên quan và Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương, chính sách về hoạt động di cư ra nước ngoài của công dân tại tỉnh. 9. Về công tác biên giới lãnh thổ quốc gia a) Là cơ quan thường trực của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác biên giới lãnh thổ quốc gia; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác biên giới lãnh thổ tại tỉnh theo quy định của pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành liên quan. b) Theo dõi, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Ngoại giao tình hình thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới, lãnh thổ quốc gia, các chương trình, đề án khác liên quan đến công tác quản lý biên giới thuộc địa bàn tỉnh phụ trách. c) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh việc xử lý các vấn đề nảy sinh trên biên giới đất liền, trên biển tại tỉnh, báo cáo Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan. d) Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về biên giới lãnh thổ quốc gia; hướng dẫn, kiểm tra và quản lý các văn bản, tài liệu, bản đồ và hồ sơ về biên giới thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các cơ quan, đơn vị của tỉnh về các vấn đề quản lý nhà nước về biên giới lãnh thổ. đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh việc xây dựng duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa mốc quốc giới và vật đánh dấu đường biên giới và các biện pháp khác để bảo vệ mốc quốc giới và vật đánh dấu đường biên giới khi cần thiết. e) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng. 10. Về công tác lễ tân đối ngoại a) Thực hiện quản lý nhà nước về lễ tân đối ngoại tại tỉnh. b) Đề xuất, xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các ván bản quy định về công tác lễ tân đối ngoại của tỉnh; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về lễ tân đối ngoại ở các cơ quan tại tỉnh. c) Tổ chức thực hiện công tác lễ tân đối ngoại, đón tiếp các đoàn nước ngoài đến thăm làm việc với lãnh đạo cấp tỉnh hoặc quá cảnh tại tỉnh; chủ trì công tác lễ tân và hậu cần cho các đoàn lãnh đạo tỉnh đi thăm và làm việc ở nước ngoài. 11. Về công tác thông tin đối ngoại a) Làm đầu mối của Ủy ban nhân dân tỉnh trong trao đổi, hợp tác với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong triển khai chương trình, kế hoạch thông tin tuyên truyền đối ngoại của tỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. b) Cung cấp thông tin của tỉnh cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng để phục vụ công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại; phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại, quảng bá tỉnh Quảng Bình ở nước ngoài. c) Thống nhất quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại tỉnh; xây dựng chương trình hoạt động, tổ chức việc tiếp và trả lời phỏng vấn của lãnh đạo cấp tỉnh, cung cấp thông tin có định hướng, theo dõi và quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài theo quy định của pháp luật. 12. Về công tác tổ chức và quản lý đoàn ra, đoàn vào a) Là cơ quan đầu mối tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh hằng năm và 06 tháng xây dựng và điều chỉnh kế hoạch đoàn ra, đoàn vào của lãnh đạo cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền gửi cho Bộ Ngoại giao tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. b) Thực hiện quản lý nhà nước đối với các đoàn đi công tác nước ngoài của lãnh đạo cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh (đoàn ra) và các đoàn quốc tế đến thăm làm việc tại tỉnh (đoàn vào). c) Tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài của lãnh đạo cấp tỉnh; làm đầu mối liên hệ với các cơ quan, đơn vị của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ, hướng dẫn, quản lý các đoàn ra theo quy định; thẩm định các đề án đoàn ra, theo dõi, thống kê tổng hợp các đoàn ra thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh. d) Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án đón tiếp các đoàn nước ngoài đến thăm và làm việc với lãnh đạo cấp tỉnh; thẩm định đề xuất, kiến nghị của các sở, ban, ngành, địa phương về việc lãnh đạo cấp tỉnh tiếp khách nước ngoài; thống kê tổng hợp các đoàn vào thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh. 13. Về công tác tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế a) Thực hiện quản lý nhà nước về hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp cho ý kiến và quản lý đối với hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức trên địa bàn tỉnh do người có thẩm quyền khác cho phép. b) Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, thẩm định nội dung các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện các quy định về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế. c) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét đình chỉ việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đề nghị cơ quan của người có thẩm quyền khác xem xét đình chỉ việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn tỉnh hoặc xử lý theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm các quy định về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế. d) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo định kỳ hằng năm cho Bộ Ngoại giao về tình hình tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh. 14. Về công tác ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế tại tỉnh theo pháp luật về thỏa thuận quốc tế. b) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các thỏa thuận đã ký kết; báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về những vấn đề phát sinh trong ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế tại tỉnh. 15. Về công tác phi chính phủ nước ngoài a) Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại tỉnh; cho ý kiến về việc cấp, gia hạn, sửa đổi bổ sung và thu hồi Giấy đăng ký và các hoạt động khác của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài về thủ tục và trong việc khảo sát, xây dựng và triển khai các dự án tài trợ theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức và nhân viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại tỉnh; báo cáo Bộ Ngoại giao và Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo quy định. b) Quản lý các hoạt động quan hệ hợp tác và vận động viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại tỉnh; xây dựng chương trình, kế hoạch và hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, địa phương trong vận động viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. c) Phối hợp thẩm định các chương trình, dự án và các khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, bảo đảm yêu cầu về chính trị đối ngoại. d) Tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại tỉnh trong trường hợp được Bộ Ngoại giao phân cấp, ủy quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu. 16. Về công tác thanh tra ngoại giao a) Thực hiện công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại tỉnh theo quy định. b) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định chung của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định. c) Kiến nghị đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định về xử lý thanh tra. 17. Về công tác bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ đối ngoại a) Đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đối ngoại cho cán bộ, công chức của tỉnh. b) Làm đầu mối phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan triển khai các chương trình bồi dưỡng về đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức của tỉnh. 18. Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác đối ngoại (đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân...) khi được Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh giao. 19. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ đối ngoại theo quy định. 20. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức ứng dụng khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động đối ngoại; phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động đối ngoại địa phương toàn quốc. 21. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở và các đơn vị trực thuộc Sở (nếu có); quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thi đua - khen thưởng, kỷ luật đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. 22. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Ngoại vụ (nếu có) theo quy định của pháp luật. 23. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác đối ngoại phù hợp với hướng dẫn của Bộ Ngoại giao và các quy định pháp luật liên quan. 24. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh. 25. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật. Điều 3. Cơ cấu tổ chức 1. Lãnh đạo Sở a) Sở Ngoại vụ có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc (số lượng Phó Giám đốc Sở thực hiện theo khoản 4 Điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP của Chính phủ). b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Ngoại vụ; thực hiện các chức trách, nhiệm vụ của Giám đốc Sở được quy định tại Điều 7 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. c) Phó Giám đốc Sở giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở. d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc Sở và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Đảng và của pháp luật. 2. Các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ a) Văn phòng; b) Phòng Nghiệp vụ. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Ngoại vụ có Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng, số lượng Phó Trưởng phòng thực hiện theo khoản 4 Điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ. Điều 4. Biên chế Biên chế công chức, viên chức (nếu có) của Sở Ngoại vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, viên chức của tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 5 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ). Điều 5. Tổ chức thực hiện Giám đốc Sở Ngoại vụ có trách nhiệm: 1. Ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương thuộc Sở theo đúng quy định của pháp luật, văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và phân cấp quản lý tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Bố trí, sử dụng công chức, viên chức (nếu có) và người lao động theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch và phẩm chất, trình độ, năng lực nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. 3. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, bất cập báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình", "promulgation_date": "14/06/2022", "sign_number": "23/2022/QĐ-UBND", "signer": "Trần Thắng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-45-2008-QD-UBND-Quy-dinh-trinh-tu-thu-tuc-va-noi-dung-lap-du-an-boi-thuong-giai-phong-mat-bang-va-tai-dinh-cu-su-dung-von-Ngan-sach-NN-67014.aspx
Quyết định 45/2008/QĐ-UBND Quy định trình tự, thủ tục và nội dung lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư sử dụng vốn Ngân sách NN
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- Số: 45/2008/QĐ-UBND TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 06 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG LẬP DỰ ÁN BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Căn cứ Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Căn cứ Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 07 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước; Xét đề nghị của Liên Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 4957/TT-TC-KHĐT ngày 20 tháng 5 năm 2008 và ý kiến của Sở Tư pháp tại Công văn số 1150/STP-VB ngày 14 tháng 4 năm 2008, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự, thủ tục và nội dung lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Điều 2. Hiệu lực thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực sau mười (10) ngày, kể từ ngày ký. Các dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện theo quyết định đã phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh theo quy định của Quyết định này. 2. Các quy định trước đây về trình tự, thủ tục và nội dung lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành trái với Quyết định này đều bãi bỏ. Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị trấn, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3 ; - Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Tài chính; - Bộ Xây dựng; - Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND thành phố; - Thường trực UBND thành phố; - VPHĐ-UB: Các PVP; - Các Phòng Chuyên viên, ĐTMT (3); - TTCB ; Lưu: VT, (ĐTMT/C) D. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Hữu Tín QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG LẬP DỰ ÁN BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Ban hành kèm theo Quyết định số: 45 /2008/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố) Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định về trình tự, thủ tục và nội dung lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (gọi tắt là dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng) sử dụng vốn ngân sách nhà nước, gồm: 1. Lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 2. Lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng được tách ra từ dự án đầu tư xây dựng công trình của các Bộ, ngành Trung ương khi các Bộ, ngành Trung ương có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo lập và thực hiện dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Điều 2. Đối tượng áp dụng Quy định này được áp dụng đối với các tổ chức, đơn vị có liên quan đến việc lập, thực hiện dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Chương II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 3. Về tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng 1. Việc xác định tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng được dựa vào các căn cứ như sau: a) Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; b) Nhu cầu sử dụng đất để lập dự án đầu tư; c) Các trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi đất theo quy định của pháp luật. 2. Đối với các dự án do thành phố đầu tư (sử dụng vốn ngân sách thành phố): Căn cứ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và quy mô thu hồi đất, Ủy ban nhân dân quận - huyện (nếu chủ đầu tư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng trực thuộc quận - huyện) hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư với các nội dung: sự cần thiết tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng độc lập; dự kiến đơn vị làm chủ đầu tư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng; đề xuất ghi vốn chuẩn bị lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tổng vốn để thực hiện dự án bồi thường. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định. 3. Đối với các dự án do các Bộ, ngành Trung ương đầu tư trên địa bàn thành phố: Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng độc lập sẽ do các Bộ, ngành Trung ương đề nghị. Điều 4. Chuẩn bị hồ sơ lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng 1. Căn cứ văn bản chấp thuận chủ trương lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 của Quy định này, chủ đầu tư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng liên hệ với các cơ quan, đơn vị hoặc trực tiếp thực hiện các nội dung như sau: a) Liên hệ với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận - huyện để chuẩn bị hồ sơ địa chính của khu đất lập dự án; b) Liên hệ với Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận - huyện thuê đơn vị tư vấn có chức năng xác định giá đất để tính bồi thường theo quy định; c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã xác định pháp lý sử dụng đất, lập danh sách các thửa đất trong phạm vi lập dự án, tên người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất; đồng thời phối hợp với Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận - huyện (nếu tổ chức thực hiện dự án bồi thường không phải là Ban Bồi thường) để điều tra, xác định dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và xây dựng kế hoạch, thời gian thực hiện cụ thể; d) Liên hệ với các đơn vị quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật để điều tra, xác định dự toán chi phí bồi thường - di dời tái lập các công trình hạ tầng kỹ thuật và xây dựng kế hoạch, thời gian thực hiện cụ thể. 2. Đối với những khu đất phải đo địa chính thì Ủy ban nhân dân quận - huyện có văn bản thông báo cho người sử dụng đất thuộc khu đất thực hiện dự án về việc đo địa chính. Người sử dụng đất có trách nhiệm chấp hành, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đo đạc, xác định hiện trạng; 3. Việc chuẩn bị hồ sơ lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng phải thực hiện cùng lúc với việc chuẩn bị hồ sơ lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để các công việc không được trùng lắp. Điều 5. Nội dung dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng được lập với các nội dung như sau: 1. Tên dự án. 2. Tên chủ đầu tư. 3. Nguồn vốn đầu tư. 4. Mục tiêu, nhiệm vụ đầu tư (cần nêu rõ sự cần thiết của dự án, sự phù hợp với quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị...). 5. Địa điểm công trình (cần nêu cụ thể địa điểm, phạm vi ảnh hưởng của dự án, pháp lý khu đất dự kiến thu hồi, đánh giá hiện trạng...). 6. Khối lượng các hạng mục công trình chủ yếu cần nêu khái quát các khối lượng như: a) Tổng diện tích đất sẽ thu hồi. Trong đó: diện tích đất không tính bồi thường; diện tích đất phải bồi thường; b) Diện tích đất ở, diện tích đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, diện tích đất nông nghiệp; c) Tổng số trường hợp bị ảnh hưởng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân); số trường hợp bị thu hồi toàn bộ, số trường hợp bị thu hồi một phần; d) Các công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời - tái lập (do đơn vị quản lý chuyên ngành trực tiếp lập phương án di dời - tái lập theo định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành, được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt). 7. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Cần nêu một số nội dung như sau: a) Chính sách bồi thường, hỗ trợ: Áp dụng theo quy định của Chính phủ và của Thành phố (không nhất thiết phải nêu chi tiết); b) Giá đất để tính bồi thường: Áp dụng theo giá đất do Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. c) Giá tài sản để tính bồi thường: Áp dụng theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố (không nhất thiết phải nêu chi tiết); d) Phương án tái định cư: Dự kiến về phương thức, địa điểm, giá bán tái định cư; đ) Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm: Áp dụng theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố (không nhất thiết phải nêu chi tiết) và chi phí đóng góp cho quỹ. 8. Xác định tổng dự toán kinh phí đầu tư của dự án, gồm các khoản mục như sau: STT Khoản mục chi phí Cách tính Thành tiền A Chi phí bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân, gồm: 1 Chi phí bồi thường, hỗ trợ về đất Diện tích x đơn giá - Chi phí bồi thường, hỗ trợ về đất ở nt - Chi phí bồi thường, hỗ trợ đất phi nông nghiệp nt - Chi phí bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp nt 2 Chi phí bồi thường, hỗ trợ tài sản, vật kiến trúc - Chi phí bồi thường, hỗ trợ về nhà, vật kiến trúc Diện tích x đơn giá - Chi phí bồi thường tài sản khác Số lượng x đơn giá 3 Các khoản hỗ trợ khác Tính theo quy định B Chi phí phục vụ công tác bồi thường Không quá 2% x A C Chi phí lập dự án bồi thường Theo chi phí thực tế D Chi phí thẩm định dự án bồi thường Áp dụng theo Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 Đ Chi phí hỗ trợ đào tạo giải quyết việc làm Không quá 5% x A E Chi phí bồi thường di dời - tái lập công trình hạ tầng kỹ thuật Do đơn vị quản lý chuyên ngành lập G Dự phòng phí = (A + E) x 10% Tổng dự toán chi phí đầu tư = A+B+C+D+Đ+E+G 9. Kế hoạch thực hiện: Lập Biểu đồ thời gian thực hiện cụ thể cho từng nội dung công việc, đơn vị thực hiện. 10. Nhận xét, đánh giá tác động của dự án đến môi trường, xã hội và hiệu quả đầu tư của dự án (nếu có). 11. Kết luận, kiến nghị. Điều 6. Xử lý một số trường hợp đặc biệt Trường hợp đặc biệt đã có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt đã và đang thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nhưng chưa phê duyệt dự án đầu tư thì việc lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng với các nội dung như sau: 1. Tổng hợp dự toán chi phí đã tổ chức thực hiện đến ngày lập dự án giải phóng mặt bằng. 2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Áp dụng theo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 3. Mức trích chi phí hỗ trợ đào tạo giải quyết việc làm: Tính không quá 3% chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 4. Các nội dung còn lại thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Quy định này; trường hợp nếu có các nội dung đã được chấp thuận hoặc đã được quy định cụ thể thì không nhất thiết phải đưa vào dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng. Điều 7. Thẩm định và phê duyệt dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng 1. Giao Sở Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đề nghị của Ủy ban nhân dân quận - huyện (nếu chủ đầu tư dự án bồi thường là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện) hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư dự án giải phóng mặt bằng (nếu chủ đầu tư dự án bồi thường không phải là đơn vị trực thuộc quận - huyện). Thời gian thẩm định và phê duyệt trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. 2. Trong quá trình thẩm định, phê duyệt nếu có các nội dung cần xin ý kiến của các Sở, ngành có liên quan thì Sở Tài chính có văn bản đề nghị các Sở, ngành góp ý trong thời hạn mười (10) ngày làm việc. Nếu quá thời gian cho phép mà cơ quan được hỏi không trả lời, thì xem như chấp thuận về vấn đề được hỏi ý kiến và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung được hỏi ý kiến; Sở Tài chính thực hiện các bước tiếp theo mà không phải chờ văn bản của cơ quan được hỏi ý kiến. Điều 8. Kinh phí lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng Kinh phí lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng không được trùng lắp với chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (2%) và cũng không được trùng lắp với chi phí quản lý dự án; kinh phí lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng được lập trên cơ sở như sau: 1. Đối với dự án đã được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Kinh phí lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ do chủ đầu tư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng lập theo chi phí thực tế phát sinh, báo cáo thẩm định và trình phê duyệt cùng với dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng. 2. Đối với dự án chưa phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và dự án đầu tư xây dựng công trình (trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) chưa được phê duyệt: - Đối với dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách thành phố: Trường hợp dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa được phê duyệt, đơn vị lập dự án bồi thường báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân thành phố ghi vốn chuẩn bị đầu tư để thực hiện (nội dung này được thực hiện khi chủ đầu tư báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Quyết định này); - Đối với dự án đầu tư của các Bộ, ngành Trung ương trên địa bàn thành phố: đơn vị lập dự án bồi thường có văn bản gửi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình trực thuộc các Bộ, ngành Trung ương đề nghị cấp kinh phí lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện. - Khi báo cáo thẩm định và trình duyệt dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán chi phí chi tiết thực tế phát sinh, báo cáo thẩm định và trình phê duyệt cùng với dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng. Điều 9. Về điều chỉnh dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng 1. Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng không phân định nhóm dự án theo mức vốn đầu tư; không phải lập thiết kế cơ sở; 2. Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng được phép điều chỉnh tổng mức đầu tư khi có những thay đổi về cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phạm vi thực hiện thay đổi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Điều 10. Về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 07 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 11. Trách nhiệm của chủ đầu tư 1. Trách nhiệm của chủ đầu tư thực hiện dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng: a) Lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định tại Quy định này; b) Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật hiện hành. Phối hợp với các đơn vị quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực thực hiện dự án để thực hiện công tác di dời - tái lập theo quy hoạch được duyệt; c) Lập yêu cầu, kế hoạch sử dụng vốn đầu tư của dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng gửi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (đối với trường hợp nguồn vốn thực hiện dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng được bố trí từ nguồn vốn của dự án đầu tư xây dựng công trình) hoặc lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng, báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân thành phố ghi vốn để thực hiện (đối với trường hợp nguồn vốn thực hiện dự án giải phóng mặt bằng được bố trí độc lập với dự án đầu tư xây dựng công trình); d) Trực tiếp quản lý, thanh toán vốn đầu tư của dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng; đ) Báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình; báo cáo kịp thời với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình đối với trường hợp chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong quá trình thực hiện vượt chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong dự án đầu tư xây dựng công trình; e) Thực hiện quyết toán vốn đầu tư và báo cáo kết quả quyết toán vốn đầu tư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt với chủ đầu tư xây dựng công trình. 2. Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng công trình: a) Xác định phạm vi thực hiện dự án và bàn giao cụ thể ranh giải phóng mặt bằng cho chủ đầu tư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng; b) Lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng trên cơ sở yêu cầu, kế hoạch sử dụng vốn đầu tư của chủ đầu tư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng; đảm bảo bố trí đủ kinh phí để thực hiện dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng (đối với trường hợp nguồn vốn thực hiện dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng được bố trí từ nguồn vốn của dự án đầu tư xây dựng công trình); c) Theo dõi tình hình thực hiện vốn đầu tư của dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng được tách ra từ dự án đầu tư xây dựng công trình; báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình xem xét, xử lý đối với trường hợp chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong quá trình thực hiện vượt chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được xác định trong dự án đầu tư xây dựng công trình; d) Tổng hợp kết quả quyết toán vốn đầu tư của dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng được tách ra từ dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định. Điều 12. Trách nhiệm của các Sở - ngành thành phố 1. Sở Tài chính: a) Hướng dẫn chủ đầu tư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định; b) Tổng hợp góp ý của các Sở, ngành và tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng; c) Thẩm định và phê duyệt chi phí lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đề nghị của chủ đầu tư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng; d) Xem xét, trình Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận tạm ứng, tổ chức tạm ứng và thu hồi tạm ứng kinh phí lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: a) Có ý kiến trình Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng độc lập và đề xuất chủ đầu tư thực hiện dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng (quy định tại khoản 2 Điều 3 của Quy định này); b) Có ý kiến nhận xét, đánh giá sự cần thiết của dự án trong vòng mười (10) ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của Sở Tài chính; c) Tổng hợp kinh phí thực hiện dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng trình Ủy ban nhân dân thành phố ghi vốn để thực hiện. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Có ý kiến nhận xét về nhu cầu sử dụng đất của dự án trong vòng mười (10) ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của Sở Tài chính. 4. Sở Xây dựng: Có ý kiến về phương án tổ chức tái định cư của dự án; về một số định mức chi phí lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng trong vòng mười (10) ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của Sở Tài chính. 5. Sở Giao thông - Công chính: Có ý kiến về mục đích, nhu cầu, hiệu quả của các dự án thuộc ngành giao thông công chính trong vòng mười (10) ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của Sở Tài chính. 6. Các đơn vị quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật: Hỗ trợ chủ đầu tư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc lập dự toán chi phí bồi thường di dời - tái lập và thời gian thực hiện việc di dời giải phóng mặt bằng trong vòng mười (10) ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị. Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị trấn 1. Ủy ban nhân dân quận - huyện: a) Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về chủ trương thực hiện dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng theo chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố; b) Trong trường hợp phải đo địa chính thì có văn bản thông báo cho người bị ảnh hưởng để thực hiện việc đo địa chính ; c) Chỉ đạo Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng lập và tổ chức thực hiện phương án tổng thể và phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 2. Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn: a) Tổ chức tuyên truyền về mục đích thực hiện dự án, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại phương án tổng thể và phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt; b) Phối hợp và cùng với tổ chức thực hiện dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng việc xác nhận đất đai, tài sản trong khu vực đất thực hiện dự án. Điều 14. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc, phát sinh, Ủy ban nhân dân quận - huyện, Sở, ngành có liên quan và các chủ đầu tư kịp thời báo cáo, đề xuất gửi Sở Tài chính thành phố tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "02/06/2008", "sign_number": "45/2008/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Hữu Tín", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-38-2010-QD-UBND-ky-quy-phuc-hoi-moi-truong-hoat-dong-khoang-san-Yen-Bai-202455.aspx
Quyết định 38/2010/QĐ-UBND ký quỹ phục hồi môi trường hoạt động khoáng sản Yên Bái
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 38/2010/QĐ-UBND Yên Bái, ngày 24 tháng 12 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KÝ QUỸ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 27 tháng 12 năm 1996; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; Căn cứ Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; Căn cứ Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Căn cứ Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với các hoạt động khai thác khoáng sản; Căn cứ Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 536/TTr-STNMT ngày 30 tháng 11 năm 2010 về việc đề nghị ban hành Quy định về việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Điều 2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định: Quyết định số 149/2004/QĐ-UB ngày 21 tháng 5 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy định về việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái và Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 149/2004/QĐ-UB ngày 21 tháng 5 năm 2004. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI CHỦ TỊCH Hoàng Thương Lượng QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KÝ QUỸ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI (Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2010/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Quy định này Quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 2. Quy định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động khai thác khoảng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái và tổ chức cá nhân khác có liên quan. Điều 2. Tổ chức tiếp nhận ký quỹ 1. Tổ chức tiếp nhận ký quỹ của các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái là Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Yên Bái. 2. Trường hợp Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Yên Bái chưa được thành lập thì tổ chức tiếp nhận kỹ quỹ tạm thời là các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ định. Điều 3. Đối tượng phải ký quỹ 1. Mọi tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại tổ chức tiếp nhận ký quỹ theo quy định tại Điều 2 của Quy định này. 2. Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư xây dựng công trình, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiến hành khai thác khoáng sản ở khu vực dự án đó không phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Chương II LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG Điều 4. Lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường 1. Tổ chức, cá nhân dưới đây phải lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường: a) Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khai thác khoáng sản mới, dự án đầu tư nâng công suất hoặc mở rộng diện tích, độ sâu khai thác khoáng sản; b) Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt hoặc xác nhận nhưng chưa có Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chưa thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; 2. Cấu trúc và nội dung của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường phải được lập theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT. 3. Căn cứ xác định khoản tiền ký quỹ, phương pháp tính chi phí cải tạo, phục hồi môi trường và phương thức ký quỹ trong nội dung Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT. Điều 5. Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường 1. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền. 2. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường gửi hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường nơi dự án thực hiện để tổ chức thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo quy định. 3. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT. Điều 6. Thẩm định Dự án cải tạo, phục hồi môi trường 1. Tổ chức, cá nhân có Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được thẩm định theo quy định sau: a) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Quy định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định Dự án cải tạo, phục hồi môi trường cùng với việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Biên bản họp Hội đồng thẩm định, Bản nhận xét Dự án cải tạo, phục hồi môi trường, Phiếu đánh giá Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được lập theo mẫu quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT; b) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Quy định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thông qua tổng hợp Phiếu đánh giá của các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Xây dựng, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án khai thác khoáng sản; Trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại khu vực khai thác khoáng sản. Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản, có chứ ký của các bên tham gia; 2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy định này có Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc đối tượng lập bản cam kết bảo vệ môi trường thì được Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định thông qua tổng hợp Phiếu đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, của các phòng: Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Tài chính - Kế hoạch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án khai thác khoáng sản. 3. Văn bản lấy ý kiến góp ý của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và văn bản trả lời của các cơ quan này được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT. Điều 7. Thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường 1. Trường hợp thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT. 2. Việc tổ chức thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện như sau: a) Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được thẩm định theo hình thức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 của Quy định này trong trường hợp phải thẩm định lại thì Sở Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên trong Hội đồng thẩm định trước đó. Trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định mới để tổ chức thẩm định; b) Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được thẩm định theo hình thức quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 6 của Quy định này trong trường hợp phải thẩm định lại thì việc tổ chức thẩm định lại được thực hiện như đối với thẩm định lần đầu. Điều 8. Thời gian thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường 1. Thời gian thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường theo hình thức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 của Quy định này được thực hiện tương tự như quy định về thời gian thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 15 Quy định Bảo vệ môi trường tỉnh Yên Bái được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành tại Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2010. 2. Thời gian kiểm tra, tiếp nhận, thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường theo hình thức quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 6 của Quy định này được thực hiện như sau: a) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tổ chức thẩm định phải xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ để lập phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết và thực hiện; b) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tổ chức thẩm định tiến hành các hoạt động thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết kết quả thẩm định, thẩm định lại và những yêu cầu liên quan đến việc hoàn chỉnh Dự án cải tạo, phục hồi môi trường; c) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải có ý kiến trả lời bằng văn bản về việc góp ý cho Dự án cải tạo, phục hồi môi trường. Thời gian thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường không bao gồm thời gian lấy ý kiến góp ý của Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã. Điều 9. Hoàn chỉnh và phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường 1. Khi nhận được thông báo của cơ quan tổ chức thẩm định về kết quả thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường, tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh Dự án cải tạo, phục hồi môi trường, đóng dấu giáp lai, kèm theo văn bản giải trình cụ thể về các nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung gửi đến cơ quan tổ chức thẩm định với số lượng thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT. 2. Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt bởi quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với các dự án thuộc đối tượng lập bản cam kết bảo vệ môi trường) và được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT. Điều 10. Gửi hồ sơ Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã phê duyệt Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của từng bản Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT và gửi Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được xác nhận kèm theo Quyết định phê duyệt cho tổ chức, cá nhân và các cơ quan theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Quy định này. Điều 11. Lập, thẩm định và phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Những trường hợp lập, thẩm định và phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung được thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT. Chương III TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KÝ QUỸ, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN KÝ QUỸ Điều 12. Thời điểm, trình tự và thủ tục ký quỹ 1. Thời điểm thực hiện ký quỹ được thực hiện như sau: a) Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thực hiện thời điểm ký quỹ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 4, Điều 9 Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg. b) Tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác khoáng sản nhưng chưa ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường phải lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trước ngày 30 tháng 6 năm 2011. 2. Trình tự, thủ tục và hồ sơ ký quỹ được thực hiện như sau: a) Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản tiến hành ký quỹ tại tổ chức tiếp nhận ký quỹ theo quy định tại Điều 2 của Quy định này có trách nhiệm thanh toán các chi phí về dịch vụ ký quỹ tại tổ chức tiếp nhận tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật; b) Tiền ký quỹ được nộp, thanh toán và hạch toán bằng đồng Việt Nam. Trường hợp có nhu cầu nộp bằng ngoại tệ thì được tính toán quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của tổ chức tiếp nhận ký quỹ nơi ký quỹ. Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và được tính từ thời điểm ký quỹ; c) Hồ sơ đề nghị ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT. 3. Sau khi nhận ký quỹ, tổ chức tiếp nhận ký quỹ có trách nhiệm xác nhận đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường cho tổ chức, cá nhân và báo cáo bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường để quản lý, giám sát hoạt động ký quỹ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT. Điều 13. Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ 1. Việc sử dụng tiền ký quỹ phải bảo đảm đúng mục đích nhằm cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản. Tổ chức, cá nhân sau khi hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường từng phần hoặc toàn bộ, được phép rút từng phần hoặc toàn bộ số tiền đã ký quỹ tại tổ chức tiếp nhận ký quỹ, phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 12 Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg. 2. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã ký quỹ nhưng không thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường hoặc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã ký quỹ bị giải thể hoặc phá sản thì Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép sử dụng số tiền ký quỹ để phục hồi môi trường và lựa chọn đơn vị thực hiện việc phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật. 3. Sau 05 (năm) kể từ khi hoàn tất việc cải tạo, phục hồi môi trường, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản lập hồ sơ đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị rút tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; b) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, xác nhận việc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã thực hiện xong các nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật. 4. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều này trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, tổ chức tiếp nhận ký quỹ phải hoàn tất việc trả tiền ký quỹ và tất toán tài khoản ký quỹ, đồng thời thông báo bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường để quản lý, giám sát. 5. Đối với lãi phát sinh từ khoản tiền ký quỹ, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được quyền rút mà không cần có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, xác nhận. 6. Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Quy định này sau khi được cấp giấy phép khai thác khoáng sản mà thời hạn của giấy phép khác với thời gian đã tính trong Dự án cải tạo, phục hồi môi trường, Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung được phê duyệt thì tổ chức, cá nhân phải tính toán lại khoản tiền ký quỹ hàng năm phù hợp với thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản và gửi báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường để xem xét đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân huyện điều chỉnh. 7. Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tổ chức tiếp nhận ký quỹ gửi báo cáo theo mẫu quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT. Chế độ báo cáo như sau: a) Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh việc lập, phê duyệt. Dự án cải tạo, phục hồi môi trường, thực hiện ký quỹ và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; b) Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác lập, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý; c) Tổ chức tiếp nhận ký quỹ báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tình hình thu, hoàn trả, quản lý tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định. Điều 14. Kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường 1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản sau khi đã hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường lập hồ sơ gửi Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường. Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg và khoản 1 Điều 16 Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT. 2. Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, xác nhận việc thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 11 Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 16 Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT. Chương IV TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ CÁC ĐƠN VỊ Điều 15. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường 1. Tổ chức thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường, Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Kiểm tra và xác nhận việc hoàn thành Dự án cải tạo, phục hồi môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo đề nghị của tổ chức, cá nhân khai thác thác khoáng sản. 3. Kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn việc thực hiện ký quỹ và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản. 4. Hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện ký quỹ và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân và phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện 1. Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm: a) Thẩm định và phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Gửi hồ sơ phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường cho Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, giám sát và đôn đốc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện ký quỹ; b) Kiểm tra và xác nhận việc hoàn thành Dự án cải tạo, phục hồi môi trường do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo đề nghị của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản; c) Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo thẩm quyền quản lý; d) Hàng năm báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường về việc lập, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản. 2. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm: a) Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện; b) Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra và xác nhận việc hoàn thành Dự án cải tạo, phục hồi môi trường do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo đề nghị của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản; c) Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo thẩm định; d) Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện hàng năm báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường về việc lập, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản. Điều 17. Trách nhiệm của Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Yên Bái hoặc tổ chức tín dụng do Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ định tiếp nhận ký quỹ Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Yên Bái hoặc tổ chức tín dụng do Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ định tiếp nhận ký quỹ có trách nhiệm: 1. Nhận ký quỹ do các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản đến ký quỹ, xác nhận bằng văn bản việc ký quỹ cho tổ chức, cá nhân ký quỹ, lưu giữ chứng từ liên quan đến việc ký quỹ, thanh toán tiền ký quỹ theo quy định hiện hành. Làm thủ tục chuyển đổi tổ chức, cá nhân thực hiện ký quỹ cho những trường hợp chuyển nhượng mỏ. 2. Thành toán tiền ký quỹ cho các tổ chức, cá nhân được phép rút tiền ký quỹ theo quy định. Báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường về tình hình thu, hoàn trả, quản lý tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định. 3. Trả lãi tiền gửi cho các tổ chức, cá nhân đã ký quỹ theo quy định hiện hành. 4. Đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thực hiện ký quỹ đúng hạn. Kiến nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt những tổ chức, cá nhân chậm ký quỹ. Điều 18. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản 1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại Điều 18 Quyết định số 71/200/QĐ-TTg trên cở sở phù hợp với nội dung quy định tại Quy định này. 2. Trong trường hợp chuyển nhượng mỏ, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng có trách nhiệm thống nhất việc thực hiện ký quỹ theo quy định pháp luật. Chương V XỬ LÝ VI PHẠM Điều 19. Đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản Tổ chức, cá nhân khai thác khoảng sản không hoặc chậm thực hiện việc ký quỹ hoặc không thực hiện đúng việc cải tạo, phục hồi môi trường theo Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt sẽ bị xử lý theo các hình thức quy định tại Điều 19 Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg. Điều 20. Đối với tổ chức tiếp nhận ký quỹ 1. Tổ chức tiếp nhận ký quỹ nếu không thực hiện đúng các quy định tại Quy định này, hoặc cố tình làm trái các quy định về ký quỹ tín dụng thì sẽ bị xử lý hành chính theo các quy định của pháp luật. 2. Việc xử lý vi phạm đối với tổ chức tiếp nhận ký quỹ căn cứ vào các quy định của pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm trọng lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Điều 21. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện Cán bộ, công chức Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện vi phạm các quy định của Quy định này thị bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các quy định của pháp luật có liên quan. Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 22. Tổ chức thực hiện 1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành quy định này. 2. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức triển khai thực hiện quy định này tới mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản trên địa bàn quản lý. 3. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận trước ngày Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg có hiệu lục thi hành (ngày 26 tháng 6 năm 2008) và đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường thì không phải lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường nhưng phải thực hiện các quy định về ký quỹ, cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định này. Điều 23. Trong quá trình thực hiện, khi có sự điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quy định này do cấp trên ban hành, Quy định này sẽ được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Yên Bái", "promulgation_date": "24/12/2010", "sign_number": "38/2010/QĐ-UBND", "signer": "Hoàng Thương Lượng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-214-2015-TT-BTC-co-che-chinh-sach-uu-dai-ho-tro-ngan-sach-thue-tin-dung-dau-tu-301016.aspx
Thông tư 214/2015/TT-BTC cơ chế chính sách ưu đãi hỗ trợ ngân sách thuế tín dụng đầu tư
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 214/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VỀ HỖ TRỢ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, THUẾ VÀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC THEO QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 1193/QĐ-TTG NGÀY 30/7/2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THÍ ĐIỂM MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - HÀN QUỐC TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 và các văn bản hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng; Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Căn cứ Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 và các văn bản hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân; Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn Luật đất đai; Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 1193/QĐ-TTg ngày 30/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế, chính sách ưu đãi về hỗ trợ ngân sách nhà nước, thuế và tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định tại Quyết định số 1193/QĐ-TTg ngày 30/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn cơ chế, chính sách ưu đãi về hỗ trợ ngân sách nhà nước, thuế và tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định tại Quyết định số 1193/QĐ-TTg ngày 30/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ (Quyết định số 1193/QĐ-TTg). Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ (Vườn ươm), các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập theo pháp luật Việt Nam và các cá nhân có liên quan tham gia ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm. 2. Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ được ươm tạo thành công tại Vườn ươm (Dự án đầu tư). 3. Các cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia quản lý hoạt động của Vườn ươm. 4. Vườn ươm, doanh nghiệp ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm và dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 3 Quyết định số 1193/QĐ-TTg. Điều 3. Cơ chế hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách Nguồn vốn ngân sách hỗ trợ để xây dựng và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu Vườn ươm tại Khu công nghiệp Ô Môn thực hiện theo quy định khoản 1 Điều 4 Quyết định số 1193/QĐ-TTg và theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 4. Chế độ quản lý, sử dụng đất của Vườn ươm 1. Vườn ươm được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì Vườn ươm có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm; đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì Vườn ươm có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm. Vườn ươm được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính áp dụng đối với Khu công nghiệp. 2. Doanh nghiệp ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm, doanh nghiệp chủ Dự án đầu tư được thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của Vườn ươm phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định; được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và có các quyền nghĩa vụ theo quy định tại Điều 174, Điều 175 Luật Đất đai năm 2013. Điều 5. Ưu đãi về tín dụng 1. Dự án đầu tư sản xuất kinh doanh phát triển sản phẩm và ứng dụng công nghệ được ươm tạo thành công tại Vườn ươm mà thuộc Phụ lục I Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu nhà nước thì được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định. 2. Doanh nghiệp chủ Dự án đầu tư thuộc đối tượng bảo lãnh vay vốn theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo quy định. Điều 6. Ưu đãi về chính sách thuế 1. Ưu đãi về thuế nhập khẩu a) Đối với Vườn ươm - Hàng hóa là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được; công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ nhập khẩu phục vụ trực tiếp vào hoạt động ươm tạo công nghệ của Vườn ươm được miễn thuế nhập khẩu. - Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ phê duyệt Danh mục hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp vào hoạt động ươm tạo công nghệ của Vườn ươm để thực hiện miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm này. b) Đối với doanh nghiệp ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm - Hàng hóa là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được; công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhập khẩu phục vụ trực tiếp vào hoạt động ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm được miễn thuế nhập khẩu. - Vườn ươm có trách nhiệm phê duyệt Danh mục hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp vào hoạt động ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm của doanh nghiệp để thực hiện miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm này. c) Đối với dự án đầu tư tại Vườn ươm - Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại Vườn ươm được ưu đãi về thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Nghị định số 87/2010/NĐ-CP). - Vườn ươm có trách nhiệm phê duyệt Danh mục hàng hóa nhập khẩu để thực hiện miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm này. - Trường hợp cần thiết (đối với các dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư), Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào khu Vườn ươm như quy định đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp theo quy định tại Khoản 20 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP của Chính phủ. d) Thủ tục, hồ sơ miễn thuế nhập khẩu, đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, báo cáo kiểm tra việc sử dụng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 103, Điều 104, Điều 105 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. đ) Ngoài các thủ tục, hồ sơ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Thông tư này, khi đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu, người khai hải quan phải cung cấp cho cơ quan hải quan Danh mục hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp vào hoạt động ươm tạo công nghệ của Vườn ươm đã được Ủy ban nhân dân thành phố cần Thơ phê duyệt; Danh mục hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp vào hoạt động ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm của doanh nghiệp và Danh mục hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án đầu tư đã được Vườn ươm phê duyệt (nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu). 2. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới ươm tạo công nghệ cao trong các lĩnh vực tại Vườn ươm hoặc thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao mà được ươm tạo thành công tại Vườn ươm được áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. b) Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động thực hiện đề tài, dự án đầu tư mới ươm tạo công nghệ trong các lĩnh vực tại Vườn ươm hoặc thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới ứng dụng công nghệ được ươm tạo thành công tại Vườn ươm thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. c) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mở rộng của các dự án quy định tại điểm a, b của khoản này thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. d) Thời gian áp dụng mức thuế suất ưu đãi: Thời gian miễn, giảm thuế quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. đ) Thủ tục thực hiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính. 3. Về thuế giá trị gia tăng Chính sách thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm tạo ra từ các hoạt động ứng dụng công nghệ ươm tạo tại Vườn ươm thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn hiện hành. 4. Về thuế thu nhập cá nhân Thu nhập từ tiền lương, tiền công của các chuyên gia nghiên cứu khoa học, công nghệ phát sinh từ hoạt động hỗ trợ trực tiếp ươm tạo công nghệ tại Vườn thực hiện theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn hiện hành. 5. Ưu đãi về tiền thuê đất a) Căn cứ Hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền thuê đất của Vườn ươm chuyển đến, Cục thuế thành phố Cần Thơ xác định số tiền thuê đất được miễn, giảm và ban hành quyết định miễn, giảm tiền thuê đất cho thời gian được miễn, giảm đối với Vườn ươm theo thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP. Hồ sơ, trình tự, thủ tục miễn tiền thuê đất đối với Vườn ươm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. b) Dự án đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định số 1193/QĐ-TTg được miễn tiền thuê đất trong 5 năm đầu tiên kể từ ngày ký Hợp đồng thuê đất với Vườn ươm và giảm 50% tiền thuê đất cho 05 năm tiếp theo theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định số 1193/QĐ-TTg. - Mức ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất đối với các Dự án đầu tư phải được ghi cụ thể trong Hợp đồng thuê lại đất ký giữa Vườn ươm và Doanh nghiệp chủ dự án đầu tư và ghi cụ thể trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với Dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư). - Hợp đồng thuê lại đất ký giữa Vườn ươm và Doanh nghiệp chủ dự án đầu tư phải tách riêng tiền cho thuê đất được xác định theo đơn giá đất do Nhà nước cho Vườn ươm thuê để làm căn cứ xác định số tiền doanh nghiệp chủ dự án đầu tư được miễn, giảm; xác định cụ thể thời gian được miễn, giảm số tiền thuê đất theo quy định. Hợp đồng thuê đất phải gửi cho Cục thuế thành phố Cần Thơ. - Cục thuế thành phố Cần Thơ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp chủ dự án đầu tư. Điều 7. Về nội dung hỗ trợ nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ và đào tạo nhân lực 1. Doanh nghiệp tham gia ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm được hỗ trợ mức kinh phí tối đa theo quy định hiện hành cho các hoạt động tư vấn hỗ trợ hoạt động ươm tạo công nghệ, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ được ươm tạo hoàn thiện tại Vườn ươm, đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. 2. Hỗ trợ đào tạo nhân lực: a) Đối với đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn trong nước: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhưng không quá 04 triệu đồng/người/năm cho nhân lực quản lý và đội ngũ nghiên cứu phát triển công nghệ của các doanh nghiệp tham gia ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm. Ngoài ra, hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp. b) Đối với đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn nước ngoài: Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ nghiên cứu phát triển công nghệ của các doanh nghiệp tham gia ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm theo quy định hiện hành đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. c) Nội dung chi và mức chi đối với việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đề nghị thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước và Thông tư số 05/2011/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 31/3/2011 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3. Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ cho doanh nghiệp ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm theo định mức như sau: a) Hỗ trợ miễn phí văn phòng làm việc tại Vườn ươm nhưng không quá 60m2 và không bao gồm các chi phí dịch vụ điện, nước, thông tin liên lạc. b) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí thuê máy móc, thiết bị của Vườn ươm. c) Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí cho các hoạt động chuyển giao công nghệ, nghiên cứu làm chủ công nghệ, mua vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu thí nghiệm tại các cơ sở phòng thí nghiệm của Vườn ươm. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 500 triệu đồng trong một năm cho một doanh nghiệp ươm tạo tại Vườn ươm. Kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các hoạt động này được thực hiện theo nguyên tắc khoán chi toàn bộ đến sản phẩm cuối cùng quy định tại Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn. Giám đốc Vườn ươm thành lập Hội đồng tư vấn độc lập xét chọn, tuyển chọn đề xuất ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm. Giám đốc Vườn ươm phê duyệt nội dung, kinh phí và thời gian hỗ trợ nghiên cứu phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực theo quy định hiện hành về sử dụng ngân sách nhà nước đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Thời gian ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm được hỗ trợ kinh phí ngân sách không quá 03 năm kể từ thời điểm giao kinh phí hỗ trợ hoặc phê duyệt thực hiện. Doanh nghiệp tham gia ươm tạo tại Vườn ươm được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BKHCN ngày 13/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định trình tự, thủ tục giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Điều 8. Kinh phí thực hiện 1. Kinh phí chi hoạt động của bộ máy quản lý Vườn ươm do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ cân đối, bố trí từ nguồn ngân sách địa phương; 2. Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ đào tạo nhân lực: Bố trí từ nguồn ngân sách địa phương chi sự nghiệp đào tạo và nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương (nếu có). 3. Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ: Bố trí từ nguồn ngân sách địa phương chi sự nghiệp khoa học và công nghệ và nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương (nếu có); nguồn vốn từ các Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. 4. Kinh phí chi thực hiện các hoạt động ươm tạo của Vườn ươm được cân đối, bố trí từ các nguồn vốn sau: a) Ngân sách nhà nước trung ương và địa phương: Kinh phí khoa học và công nghệ, kinh phí đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp kinh tế; kinh phí sự nghiệp đào tạo; vốn ODA và các nguồn vốn hợp tác quốc tế, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. b) Vốn tín dụng từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng. c) Kinh phí từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp: vốn tự có của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và vốn huy động khác. d) Kinh phí từ các quỹ: Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Các quỹ khác. đ) Nguồn thu từ các hoạt động có thu của Vườn ươm bao gồm: cung cấp dịch vụ, cho thuê đất, các nguồn thu hợp pháp khác. e) Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác. 5. Hàng năm, Vườn ươm lập kế hoạch tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện theo quy định về ngân sách nhà nước. Điều 9. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 2 năm 2016 đến ngày 31/12/2020. 2. Trường hợp các văn bản được trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP; - Văn phòng TW Đảng và các ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội, - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Tòa án nhân dân TC; - Viện Kiểm sát nhân dân TC; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Cục Thuế, Hải quan các tỉnh, thành phố; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, CST (PXNK). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Vũ Thị Mai
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "31/12/2015", "sign_number": "214/2015/TT-BTC", "signer": "Vũ Thị Mai", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1187-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-duoc-sua-doi-nganh-Giao-duc-Ha-Tinh-585530.aspx
Quyết định 1187/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi ngành Giáo dục Hà Tĩnh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1187/QĐ-UBND Hà Tĩnh, ngày 30 tháng 5 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Văn bản số 985/TTr-SGDĐT ngày 16/5/2023 và ý kiến thẩm định quy trình nội bộ thủ tục hành chính của Sở Khoa học và Công nghệ tại Văn bản số 683/SKHCN-TĐC ngày 15/5/2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục và Quy trình nội bộ 08 (tám) thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi quản lý của ngành Giáo dục và Đào tạo áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, phải xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin Dịch vụ công trực tuyến để áp dụng theo quy định. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành; thay thế Danh mục và Quy trình nội bộ các thủ tục hành chính có số thứ tự 59 lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo tại Quyết định số 3432/QĐ-UBND ngày 21/10/2019; số thứ tự 5, 6, 7, 8 lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân tại Quyết định số 3190/QĐ-UBND ngày 21/9/2021 và số thứ tự 8, 9, 10 lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân tại Quyết số 457/QĐ-UBND ngày 25/02/2022 và của UBND tỉnh. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Giám đốc: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Cục Kiểm soát TTHC, VPCP; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Các PCVP UBND tỉnh; - Trung tâm PVHCC tỉnh; - Trung tâm CB-TH tỉnh; - Lưu: VT, NC2. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Ngọc Châu DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày / /2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh) PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN) TT Tên thủ tục hành chính Ký hiệu quy trình Thời hạn Giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý I Danh mục thủ tục hành chính cấp tỉnh (04 TTHC) 1 Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số QT.GDQD.08 13 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ Cơ sở giáo dục Không - Luật Giáo dục năm 2019; - Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; - Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; - Quyết định số 711/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2 Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh QT.GDQD.09 13 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ Như trên Không Như trên 3 Hỗ trợ học tập đối với học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người QT.GDQD.10 - Đối với học sinh trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục công lập: 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận đơn. - Đối với học sinh trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập: 40 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học. - Cơ sở giáo dục (Đối với học sinh trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục công lập) - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (số 2A, đường nguyễn Chí thanh, Thành phố Hà Tĩnh) hoặc Qua cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn (Đối với học sinh trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập) Không - Luật Giáo dục năm 2019; - Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người; - Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; - Quyết định số 711/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4 Đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học QT.GDĐT.11 20 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ (trong đó Cơ sở giáo dục: 10 ngày làm việc; Phòng Giáo dục và Đào tạo/Sở Giáo dục và Đào tạo: 10 ngày làm việc). Cơ sở giáo dục Không - Luật Giáo dục năm 2019; - Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục; - Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; - Quyết định 3385/QĐ-BGDĐT ngày 15/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ giáo dục và Đào tạo - Quyết định số 711/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. II Danh mục thủ tục hành chính cấp huyện (04 TTHC) 1 Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở ở xã, thôn đặc biệt khó khăn QT.GDQD .H.05 13 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ theo thông báo của cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục Không - Luật Giáo dục năm 2019; - Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; - Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; - Quyết định số 711/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2 Hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người QT.GDQD .H.06 - Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập: 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận đơn. - Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập: 40 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học. Như trên Không - Luật Giáo dục năm 2019; - Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người; - Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; - Quyết định số 711/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3 Hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo QT.GDQD .H.07 24 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ (trong đó thời gian giải quyết của UBND cấp huyện là 14 ngày làm việc) Cơ sở giáo dục mầm non Không - Luật Giáo dục năm 2019; - Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non; - Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; - Quyết định số 711/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4 Trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp QT.GDQD .H.08 24 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ (trong đó thời gian giải quyết tại UBND cấp huyện là 14 ngày làm việc). Như trên Không Như trên PHẦN II. NỘI DUNG QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH I. QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH 1. Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.GDQD.08 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số - Đang học trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học . - Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. - Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ sở giáo dục. 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Đơn đề nghị hỗ trợ theo biểu mẫu BM.GDQD.08.01; x - Bản sao của một trong các loại giấy tờ: Thẻ căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp cơ quan, tổ chức không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. x * Lưu ý khi nộp hồ sơ: - Nếu nộp hồ sơ trực tiếp trường hợp yêu cầu bản sao thì kèm theo bản gốc để đối chiếu; - Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). 2.5 Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ. - Kinh phí hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho học sinh được chi trả, cấp phát hằng tháng. - Gạo được cấp cho học sinh theo định kỳ nhưng không quá 2 lần/học kỳ. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: Cơ sở giáo dục. 2.7 Cơ quan thực hiện: Cơ sở giáo dục; Sở Giáo dục và Đào tạo. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Học sinh hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: - Trường hợp đủ điều kiện: Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số. + Mỗi tháng học sinh được hỗ trợ 15kg gạo và hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. + Đối với học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. - Trường hợp không đủ điều kiện: Văn bản thông báo 2.10 Quy trình xử lý công việc: TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 - Vào thời điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà trường niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục; học sinh hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ Giờ hành chính Hồ sơ theo mục 2.3. B2 Cơ sở giáo dục tổ chức xét duyệt hồ sơ và lập Tờ trình đề nghị hỗ trợ kèm danh sách học sinh đủ điều kiện được hưởng chính sách, dự toán kinh phí và hồ sơ nộp về Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Cơ sở giáo dục 05 ngày Tờ trình đề nghị hỗ trợ kèm danh sách học sinh, dự toán kinh phí. B3 Tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung hoàn thiện được từ chối tiếp nhận hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Cơ sở giáo dục; Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06; Đơn đề nghị hỗ trợ học tập theo BM.GDQD.08.01, 01 bộ hồ sơ theo mục 2.3. B4 Chuyển hồ sơ cho phòng Kế hoạch - Tài chính (KH-TC) để xử lý. Công chức TN&TKQ 0,5 ngày Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B5 Duyệt hồ sơ và chuyển cho công chức xử lý. Lãnh đạo phòng KH- TC 0,5 ngày Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B6 Thẩm định hồ sơ: - Đối với học sinh đủ điều kiện được hưởng chính sách: Dự thảo Tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số kèm dự thảo Quyết định và danh sách, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. - Đối với học sinh không đủ điều kiện được hưởng chính sách: Dự thảo Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. Công chức được giao xử lý hồ sơ; Lãnh đạo phòng KH- TC 2,5 ngày Mẫu 05; Dự thảo Tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số kèm dự thảo Quyết định và danh sách hoặc dự thảo Văn bản thông báo đã được ký nháy. B7 Xem xét, phê duyệt kết quả thực hiện tại bước B6. Lãnh đạo Sở 01 ngày Mẫu 05; Tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số kèm dự thảo Quyết định và danh sách hoặc Văn bản thông báo. B8 Đóng dấu, phát hành văn bản và chuyển hồ sơ lên UBND tỉnh giải quyết (qua bộ phận TN&TKQ của UBND tỉnh tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh). Đối với kết quả là Văn bản thông báo thì chuyển Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để trả cho cơ sở giáo dục theo bước B11. Văn thư; Công chức được giao xử lý hồ sơ 0,5 ngày Mẫu 05; Tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số kèm dự thảo Quyết định và danh sách. Hoặc mẫu 05, 06; Văn bản thông báo. B9 UBND tỉnh xem xét quyết định. UBND tỉnh 2,5 ngày Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số kèm danh sách học sinh được hỗ trợ hoặc Văn bản thông báo. B10 Nhận kết quả giải quyết từ UBND tỉnh chuyển về Cán bộ TN&TKQ của Sở GDĐT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để trả cho cơ sở giáo dục. Cán bộ TN&TKQ; Công chức được giao xử lý hồ sơ 0,5 ngày Mẫu 05, 06; Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số kèm danh sách học sinh được hỗ trợ hoặc Văn bản thông báo. B11 Trả kết quả cho cơ sở giáo dục. Cán bộ TN&TKQ; Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số kèm danh sách học sinh được hỗ trợ hoặc Văn bản thông báo. B12 Thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện chi trả cho học sinh. + Đối với kinh phí hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho học sinh được chi trả, cấp phát hằng tháng. + Đối với gạo được cấp cho học sinh theo định kỳ nhưng không quá 2 lần/học kỳ. Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Danh sách học sinh ký nhận. * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để gửi cho tổ chức, cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ BM.GDQD.08.01 Đơn đề nghị hỗ trợ 4 HỒ SƠ LƯU 4.1 Lưu tại cơ sở giáo dục - Tờ trình đề nghị hỗ trợ gửi Sở GD&ĐT; Danh sách học sinh đủ điều kiện được hưởng chính sách do cơ sở giáo dục lập; Dự toán kinh phí. - Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số kèm danh sách học sinh được hỗ trợ hoặc Văn bản thông báo. - Danh sách học sinh được nhận hỗ trợ đã ký nhận đầy đủ; chứng từ tài chính khác có liên quan. 4.2 Lưu tại Sở GD&ĐT - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Bộ phận TN&TKQ của Sở GD&ĐT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ thủ tục hành chính. - 01 bộ hồ sơ theo mục 2.3 và Danh sách học sinh đủ điều kiện được hưởng chính sách do cơ sở giáo dục lập - Tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số. - Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số kèm danh sách học sinh được hỗ trợ hoặc Văn bản thông báo. Hồ sơ được lưu tại đơn vị xử lý chính, trực tiếp, thời gian lưu 01 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của Sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục và lưu trữ theo quy định. 2. Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.GDQD.09 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc kinh - Đang học trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học . - Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. - Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá. - Là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ sở giáo dục (có học sinh trung học phổ thông là người dân tộc kinh đang theo học). 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Đơn đề nghị hỗ trợ theo biểu mẫu BM.GDQD.09.01; x - Bản sao của một trong các loại giấy tờ: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp cơ quan, tổ chức không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; x - Giấy tờ minh chứng là hộ nghèo do UBND xã cấp hoặc xác nhận cho đối tượng. x * Lưu ý khi nộp hồ sơ: - Nếu nộp hồ sơ trực tiếp trường hợp yêu cầu bản sao thì kèm theo bản gốc để đối chiếu; - Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 2.5 Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ. - Kinh phí hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho học sinh được chi trả, cấp phát hàng tháng - Gạo được cấp cho học sinh theo định kỳ nhưng không quá 2 lần/học kỳ. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: Cơ sở giáo dục (có học sinh trung học phổ thông là người dân tộc kinh đang theo học). 2.7 Cơ quan thực hiện: Cơ sở giáo dục; Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Học sinh hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: - Trường hợp đủ điều kiện: Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh kèm danh sách học sinh được hỗ trợ. + Mỗi tháng học sinh được hỗ trợ 15kg gạo và hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. + Đối với học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. - Trường hợp không đủ điều kiện: Văn bản thông báo. 2.10 Quy trình xử lý công việc: TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 - Vào thời điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà trường niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục; Học sinh hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ Giờ hành chính Hồ sơ theo mục 2.3. B2 Cơ sở giáo dục tổ chức xét duyệt hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện ban hành Tờ trình đề nghị hỗ trợ kèm danh sách học sinh và dự toán kinh phí gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện ban hành Văn bản thông báo không đủ điều kiện được hỗ trợ (có danh sách học sinh kèm theo). Cơ sở giáo dục 05 ngày Tờ trình đề nghị hỗ trợ kèm danh sách học sinh và dự toán kinh phí hoặc Văn bản thông báo. B3 1. Tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh: - Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ cơ sở giáo dục hoặc từ Bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.v n. 2. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung hoàn thiện được từ chối tiếp nhận hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Cơ sở giáo dục; Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06; Tờ trình đề nghị hỗ trợ kèm danh sách và dự toán kinh phí và 01 bộ hồ sơ theo mục 2.3. B4 Chuyển hồ sơ cho phòng Kế hoạch - Tài chính (KH-TC) để xử lý. Công chức TN&TKQ 0,5 ngày Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B5 Duyệt hồ sơ và chuyển cho công chức xử lý. Lãnh đạo phòng KH-TC 0,5 ngày Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B6 Thẩm định hồ sơ: - Đối với học sinh đủ điều kiện được hưởng chính sách: dự thảo Tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh kèm dự thảo Quyết định và danh sách, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. - Đối với học sinh không đủ điều kiện được hưởng chính sách: Dự thảo Văn bản thông báo không đủ điều kiện (kèm danh sách), trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. Công chức được giao xử lý hồ sơ; Lãnh đạo phòng KH-TC 2,5 ngày Mẫu 05; Dự thảo Tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh kèm dự thảo Quyết định và danh sách hoặc dự thảo Văn bản thông báo đã được ký nháy. B7 Xem xét, phê duyệt kết quả thực hiện tại bước B6. Lãnh đạo Sở 01 ngày Mẫu 05; Tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh kèm dự thảo Quyết định và danh sách hoặc Văn bản thông báo. B8 Đóng dấu, phát hành văn bản và chuyển hồ sơ lên UBND tỉnh giải quyết (qua Bộ phận TN&TKQ của UBND tỉnh tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh). Đối với kết quả là Văn bản thông báo thì chuyển Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để trả cho cơ sở giáo dục theo bước B11. Văn thư; Công chức được giao xử lý hồ sơ 0,5 ngày Mẫu 05; Tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh kèm dự thảo Quyết định và danh sách. Hoặc mẫu 05, 06; Văn bản thông báo. B9 UBND tỉnh xem xét quyết định. UBND tỉnh 2,5 ngày Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh kèm danh sách học sinh được hỗ trợ hoặc Văn bản thông báo. B10 Nhận kết quả giải quyết từ UBND tỉnh chuyển về Cán bộ TN&TKQ của Sở GDĐT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để trả cho cơ sở giáo dục. Cán bộ TN&TKQ; Công chức được giao xử lý hồ sơ 0,5 ngày Mẫu 05, 06; Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh kèm danh sách học sinh được hỗ trợ hoặc Văn bản thông báo. B11 Trả kết quả cho cơ sở giáo dục Cán bộ TN&TKQ; Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh kèm danh sách học sinh được hỗ trợ hoặc Văn bản thông báo. B12 Thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện chi trả cho học sinh. + Đối với kinh phí hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho học sinh được chi trả, cấp phát hằng tháng. + Đối với gạo được cấp cho học sinh theo định kỳ nhưng không quá 2 lần/học kỳ. Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Danh sách học sinh ký nhận. * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để gửi cho tổ chức, cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ BM.GDQD.09. Đơn đề nghị hỗ trợ 4 HỒ SƠ LƯU 4.1 Lưu tại cơ sở giáo dục - Tờ trình đề nghị hỗ trợ gửi Sở GDĐT; Danh sách học sinh đủ điều kiện được hưởng chính sách do cơ sở giáo dục lập; Dự toán kinh phí. - Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số kèm danh sách học sinh được hỗ trợ hoặc Văn bản thông báo. - Danh sách học sinh được nhận hỗ trợ đã ký nhận đầy đủ; chứng từ tài chính khác có liên quan. 4.2 Lưu tại Sở GD&ĐT - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Bộ phận TN&TKQ của Sở GDĐT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ thủ tục hành chính. - 01 bộ hồ sơ theo mục 2.3 và Danh sách học sinh đủ điều kiện được hưởng chính sách do cơ sở giáo dục lập - Tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh - Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh, kèm danh sách học sinh được hỗ trợ hoặc Văn bản thông báo. Hồ sơ được lưu tại đơn vị xử lý chính, trực tiếp, thời gian lưu 01 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của Trường THPT và lưu trữ theo quy định. 3. Hỗ trợ học tập đối với học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.GDQD.10 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Học sinh trung học phổ thông thuộc 16 dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ đang học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: - Đối với học sinh trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục công lập: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ sở giáo dục. - Đối với học sinh trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập: + Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. + Qua cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao 2.3.1 Trường hợp học sinh trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục công lập - Đơn đề nghị hỗ trợ học tập theo mẫu BM.GDQD.10.01. x 2.3.2 Trường hợp học sinh trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục ngoài công 2.3.2a Hồ sơ học sinh nộp cho cơ sở giáo dục - Đơn đề nghị hỗ trợ học tập theo mẫu BM.GDQD.10.02. x 2.3.2b Hồ sơ học sinh nộp cho Sở Giáo dục và Đào tạo - Đơn đề nghị hỗ trợ học tập theo mẫu BM.GDQD.10.02 (trong đó đã có xác nhận của cơ sở giáo dục). x * Lưu ý khi nộp hồ sơ: + Nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, trường hợp yêu cầu bản sao thì kèm theo bản gốc để đối chiếu; + Nếu nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến thì quét (Scan) từ bản chính; + Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 2.5 Thời hạn giải quyết: - Trường hợp 1: Đối với học sinh trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục công lập: 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận đơn. - Trường hợp 2: Đối với học sinh trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập: 40 ngày làm việc, kể từ ngày khai giảng năm học. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: - Đối với học sinh trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục công lập: Cơ sở giáo dục. - Đối với học sinh trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh (Số 2A, đường Nguyễn Chí Thanh, Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) hoặc Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn 2.7 Cơ quan thực hiện: - Trường hợp học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục công lập: Cơ sở giáo dục. - Trường hợp học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập: Sở giáo dục và đào tạo. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: - Trường hợp học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục công lập: Cơ sở giáo dục. - Trường hợp học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập: Sở giáo dục và đào tạo. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Cơ sở giáo dục (đối với trường hợp học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập). 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Học sinh mẫu giáo và phổ thông thuộc 16 dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ đang học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: - Trường hợp đủ điều kiện: Quyết định phê duyệt danh sách học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập kèm danh sách. + Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường trung học phổ thông được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng. + Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở /học sinh/tháng. + Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/học sinh/tháng. Thời gian được hưởng hỗ trợ: 12 tháng/năm cho đối tượng có thời gian học đủ 9 tháng/năm trở lên; trường hợp đối tượng học không đủ 9 tháng/năm thì được hưởng theo thời gian học thực tế. - Trường hợp không đủ điều kiện: Văn bản thông báo. 2.10 Quy trình xử lý công việc: TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả 2.10.1 Trường hợp 1: Đối với học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục công lập. B1 - Đầu năm học, các cơ sở giáo dục phổ thông công lập có học sinh dân tộc thiểu số rất ít người theo học tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách làm đơn đề nghị hỗ trợ học tập. - Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết thông báo, học sinh nộp đơn cho cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục; Học sinh Giờ hành chính Hồ sơ như mục 2.3. B2 - Cơ sở giáo dục tổ chức xem xét đơn đề nghị hỗ trợ học tập, lập và phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng, niêm yết công khai danh sách đối tượng được hưởng, gửi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp - Đối với hồ sơ không đủ điều kiện ban hành Văn bản thông báo không đủ điều kiện được hỗ trợ (có danh sách học sinh kèm theo). Cơ sở giáo dục 10 ngày Mẫu 05; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện hỗ trợ (có danh sách học sinh kèm theo). B3 Cơ sở giáo dục thực hiện chi trả tiền hỗ trợ học tập cho học sinh. Việc chi trả thực hiện theo tháng. Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Danh sách ký nhận. 2.10.2 Đối với học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập. B1 Đầu năm học, các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập có học sinh dân tộc thiểu số rất ít người theo học tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách làm đơn đề nghị hỗ trợ học tập. - Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết thông báo học sinh nộp đơn cho cơ sở giáo dục. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị hỗ trợ học tập của học sinh dân tộc thiểu số rất ít người. - Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày khai giảng năm học, học sinh trung học phổ thông nộp đơn đề nghị hỗ trợ học tập cho Sở Giáo dục và Đào tạo nơi học sinh có hộ khẩu thường trú Cơ sở giáo dục; học sinh Giờ hành chính Hồ sơ theo mục 2.3.2.b. B2 1. Tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh: - Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ cơ sở giáo dục hoặc từ Bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.go v.vn. 2. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung hoàn thiện được từ chối tiếp nhận hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Công chức TN&TKQ; Học sinh/Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06 và 01 bộ hồ sơ như mục 2.3.2b. B3 Chuyển hồ sơ cho phòng Kế hoạch - Tài chính (KH-TC) để xử lý. Công chức TN&TKQ 0,5 ngày Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B4 Duyệt hồ sơ và chuyển cho công chức xử lý. Lãnh đạo phòng KH- TC 0,5 ngày Mẫu 01, 05 và hồ sơ kèm theo. B5 Thẩm định hồ sơ: - Đối với học sinh đủ điều kiện được hưởng chính sách: Dự thảo Quyết định phê duyệt danh sách học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập kèm danh sách, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. - Đối với học sinh không đủ điều kiện được hưởng chính sách: Dự thảo Văn bản thông báo không đủ điều kiện được hỗ trợ, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. Công chức được giao xử lý hồ sơ; Lãnh đạo phòng KH-TC 7,5 ngày Mẫu 05; Dự thảo Quyết định phê duyệt danh sách học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập kèm danh sách hoặc dự thảo Văn bản thông báo đã được ký nháy. B6 Xem xét phê duyệt kết quả thực hiện tại bước B5. Lãnh đạo Sở 01 ngày Mẫu 05; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập kèm danh sách hoặc Văn bản thông báo. B7 Phát hành Văn bản và chuyển kết quả sang Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để trả cho cơ sở giáo dục/học sinh. Văn thư; Công chức được giao xử lý hồ sơ 0,5 ngày Mẫu 05, 06; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập kèm danh sách hoặc Văn bản thông báo. B8 Trả kết quả cho học sinh/cơ sở giáo dục. Cán bộ TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập hoặc Văn bản thông báo. B9 Sở GDĐT chi trả tiền hỗ trợ học tập trực tiếp học sinh hoặc thông qua cha mẹ học sinh. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của đối tượng được hưởng, việc chi trả có thể thực hiện theo tháng hoặc theo quý. Sở GDĐT Giờ hành chính Danh sách ký nhận. * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để gửi cho tổ chức, cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. 3 BIỂU MẪU: Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ BM.GDQD.10.01 Đơn đề nghị hỗ trợ học tập dùng cho học sinh trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục công lập BM.GDQD.10.02 Đơn đề nghị hỗ trợ học tập dùng cho học sinh trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập 4 HỒ SƠ LƯU 4.1 Lưu tại cơ sở giáo dục: - Hồ sơ mục 2.3.1 hoặc 2.3.2a và Quyết định phê duyệt danh sách học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập kèm danh sách và hồ sơ kèm theo danh sách học sinh được ký nhận. 4.2 Lưu tại Sở Giáo dục và đào tạo - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Bộ phận TN&TKQ của Sở GD&ĐT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ thủ tục hành chính. - 01 bộ hồ sơ theo mục 2.3. - Quyết định phê duyệt danh sách học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập kèm danh sách hoặc Văn bản thông báo. Hồ sơ được lưu tại đơn vị xử lý chính, trực tiếp, thời gian lưu 01 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục và lưu trữ theo quy định. 4. Thủ tục Đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.GDĐT.11 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ sở giáo dục. 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập: + Đối với các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí học mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên theo Mẫu đơn BM.GDQD.11.01; các đối tượng học sinh tiểu học tư thục được hỗ trợ tiền đóng học phí theo Mẫu đơn BM.GDQD.11.02; + Đối với các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập học mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên theo Mẫu đơn BM.GDQD.11.03; + Đối với trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông vừa thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập theo Mẫu đơn BM.GDQD.11.04. x - Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng sau: + Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công đối với các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; + Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với đối tượng trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật. + Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP . + Giấy xác nhận hộ nghèo do UBND cấp xã cấp cho đối tượng trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. + Giấy chứng nhận đối tượng được hưởng chế độ miễn học phí theo quy định tại Nghị định số 27/2016/NĐ- CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và văn bản hướng dẫn của Bộ Quốc phòng đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP . + Giấy khai sinh và giấy xác nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do UBND cấp xã cấp cho đối tượng học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. + Giấy khai sinh và thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp cơ quan, tổ chức không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với đối tượng được quy định tại khoản 5, khoản 8, khoản 15 Điều 15 và điểm c khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Kể từ năm học 2024 - 2025 (từ ngày 01 tháng 9 năm 2024) đối tượng quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 15 Nghị định số 81/2021/NĐ- CP và kể từ năm học 2025 - 2026 (từ ngày 01 tháng 9 năm 2025) đối tượng quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 15 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP chỉ phải nộp giấy khai sinh. + Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy xác nhận tốt nghiệp tạm thời đối với đối tượng người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp. + Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp đối với đối tượng trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên. + Giấy xác nhận hộ cận nghèo do UBND cấp xã cấp cho đối tượng trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. * Đối với người học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì vào mỗi đầu học kỳ phải nộp bổ sung giấy xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho kỳ học tiếp theo. * Trường hợp học sinh, sinh viên có thẻ Căn cước công dân và được cấp mã số định danh cá nhân, thông tin về nơi thường trú có thể khai thác từ việc kết nối và chia sẻ dữ liệu về dân cư với các cơ sở giáo dục đào tạo, Phòng GDĐT, Sở GDĐT, Phòng LĐTBXH, Phòng Tài chính, Sở Tài chính, thì cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em, học sinh, sinh viên không phải nộp Giấy khai sinh và giấy tờ chứng minh nơi thường trú. x 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 2.5 Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ (trong đó Cơ sở giáo dục: 10 ngày làm việc; Phòng Giáo dục và Đào tạo/Sở Giáo dục và Đào tạo: 10 ngày làm việc). - Kinh phí cấp bù miễn, giảm học phí; hỗ trợ đóng học phí được cấp theo thời gian học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên tại cơ sở giáo dục thường xuyên và 10 tháng/năm học đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và thực hiện chi trả cho người học 2 lần trong năm vào đầu các học kỳ của năm học. - Nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng quy định tại Điều 18 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP với mức 150.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng học tập khác. Thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/1 năm học và thực hiện chi trả 2 lần trong năm vào đầu các học kỳ của năm học. Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ), học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học chưa nhận được tiền cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong lần chi trả tiếp theo. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: Cơ sở giáo dục. 2.7 Cơ quan thực hiện: - Đối với Cơ sở giáo dục giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo; Cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục; Cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo: Cơ sở giáo dục; Phòng Giáo dục và Đào tạo. - Đối với Trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; Cơ sở Giáo dục phổ thông tư thục, cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục: Cơ sở giáo dục; Sở Giáo dục và Đào tạo. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: - Đối với Cơ sở giáo dục giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo; Cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục; Cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo: Phòng Giáo dục và Đào tạo. - Đối với Trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; Cơ sở Giáo dục phổ thông tư thục; Cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo: Sở Giáo dục và Đào tạo. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Trẻ em mầm non, học sinh, học viên đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hoặc cha, mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên là đối tượng được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí theo quy định của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP . 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí /Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết. 2.10 Quy trình xử lý công việc: TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả 2.10.1 Đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo (Phòng GD&ĐT) B1 Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) thuộc đối tượng được miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí học tập nộp hồ sơ cho cơ sở giáo dục. Cha mẹ học sinh (hoặc người giám hộ) Giờ hành chính Mẫu 01 (CS) và 01 bộ hồ sơ như mục 2.3. B2 Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, nhà trường tổ chức xét duyệt hồ sơ và lập Danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí, gửi về Phòng GD&ĐT (qua Trung tâm hành chính công cấp huyện) Cơ sở giáo dục 10 ngày Danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí và Hồ sơ theo mục 2.3. B3 1. Tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ cơ sở giáo dục hoặc từ Bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: http://dichvucong.hatinh.gov.vn. 2. Cán bộ TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung hoàn thiện, từ chối tiếp nhận hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả. Công chức TN&TKQ; Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06; Danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí và Hồ sơ theo mục 2.3. B4 Chuyển hồ sơ về Phòng GD&ĐT giải quyết. Công chức TN&TKQ 0,5 ngày Mẫu 01, 05; Danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí và hồ sơ kèm theo. B5 Duyệt hồ sơ và chuyển cho công chức xử lý. Lãnh đạo Phòng GD&ĐT 0,5 ngày Mẫu 01, 05; Danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí và hồ sơ kèm theo. B6 Thẩm định hồ sơ: - Trường hợp không đủ điều kiện: Dự thảo Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo), trình lãnh đạo phòng xem xét, ký duyệt. - Trường hợp đủ điều kiện: Dự thảo Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí kèm danh sách, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký duyệt. Công chức được giao xử lý hồ sơ 7,5 ngày Mẫu 05; Dự thảo Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí kèm danh sách hoặc dự thảo Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo). B7 Xem xét, phê duyệt kết quả thực hiện tại bước B6. Lãnh đạo Phòng GD&ĐT 01 ngày Mẫu 05; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo). B8 Phát hành Văn bản và chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công cấp huyện để trả cho cơ sở giáo dục. Công chức được giao xử lý hồ sơ 0,5 ngày Mẫu 05, 06; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo). B9 Trả kết quả cho cơ sở giáo dục. Công chức TN&TKQ; Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo). B10 Phòng GD&ĐT chi trả kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở; cha mẹ (hoặc học viên) học ở các cơ sở giáo dục thường xuyên hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả. Phòng GD&ĐT/Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Chứng từ tài chính về việc chi trả miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. 2.10.2 Đối với trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD&ĐT) B1 Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học, học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác thuộc đối tượng được miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí học tập nộp hồ sơ cho cơ sở giáo dục. Cha mẹ học sinh (hoặc người giám hộ) Giờ hành chính Mẫu 01 (CS) và 01 bộ hồ sơ như mục 2.3. B2 Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, nhà trường tổ chức xét duyệt hồ sơ và lập Danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí, gửi về Sở GD&ĐT (qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh). Cơ sở giáo dục 10 ngày Danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và Hồ sơ theo mục 2.3. B3 1. Tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ cơ sở giáo dục hoặc từ Bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: http://dichvucong.hatinh.gov.vn. 2. Cán bộ TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung hoàn thiện, từ chối tiếp nhận hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả. Công chức TN&TKQ; Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06; Danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và Hồ sơ theo mục 2.3. B4 Chuyển hồ sơ cho phòng Kế hoạch - Tài chính (KH- TC) để giải quyết. Công chức TN&TKQ/Bưu điện; Văn thư 0,5 ngày Mẫu 01, 05; Danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và Hồ sơ theo mục 2.3. B5 Duyệt hồ sơ và chuyển cho công chức xử lý. Lãnh đạo phòng KH-TC 0,5 ngày Mẫu 01, 05; Danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và Hồ sơ theo mục 2.3. B6 Thẩm định hồ sơ: - Trường hợp không đủ điều kiện: Dự thảo Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo), trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. - Trường hợp đủ điều kiện: Dự thảo Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập kèm danh sách, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. Công chức được giao xử lý hồ sơ; Lãnh đạo phòng KH-TC 6,5 ngày Mẫu 05; Dự thảo Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí hoặc dự thảo Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo) đã được ký nháy. B7 Xem xét, phê duyệt kết quả thực hiện tại bước B6. Lãnh đạo Sở 02 ngày Mẫu 05; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo). B9 Phát hành Văn bản và chuyển kết quả cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để trả cho cơ sở giáo dục. Văn thư; Công chức được giao xử lý hồ sơ. 0,5 ngày Mẫu 05; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo). B10 Trả kết quả cho cơ sở giáo dục. Công chức TN&TKQ; Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo). B11 Sở GD&ĐT chi trả kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho cho cha mẹ học sinh (hoặc học sinh) trung học phổ thông, học viên học ở các cơ sở giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và học sinh học tại các cơ sở giáo dục khác hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả. Sở GD&ĐT/Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Chứng từ tài chính về việc chi trả miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. 2.10.3 Đối với cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục; Cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) B1 Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ), học viên tại các cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc đối tượng được miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí học tập nộp hồ sơ cho cơ sở giáo dục. Cha mẹ học sinh (hoặc người giám hộ); Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01 (CS) và 01 bộ hồ sơ như mục 2.3. B2 Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn giảm học phí, cấp bù miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí của người học, cơ sở giáo dục cấp cho người học Giấy xác nhận gửi về về Phòng GD&ĐT (qua Trung tâm hành chính công cấp huyện). Cơ sở giáo dục 10 ngày Giấy xác nhận và hồ sơ theo mục 2.3. B3 1. Tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ cơ sở giáo dục hoặc từ Bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: http://dichvucong.hatinh.gov.vn. 2. Cán bộ TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung hoàn thiện, từ chối tiếp nhận hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả. Công chức TN&TKQ; Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06; Giấy xác nhận và hồ sơ theo mục 2.3. B4 Chuyển hồ sơ về Phòng GD&ĐT để giải quyết. Công chức TN&TKQ 0,5 ngày Mẫu 01, 05; Giấy xác nhận và hồ sơ kèm theo. B5 Duyệt hồ sơ và chuyển cho công chức xử lý. Lãnh đạo Phòng GD&ĐT 0,5 ngày Mẫu 01, 05; Giấy xác nhận và hồ sơ kèm theo. B6 Thẩm định hồ sơ: - Trường hợp không đủ điều kiện: Dự thảo Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo), trình lãnh đạo phòng xem xét, ký duyệt. - Trường hợp đủ điều kiện: Dự thảo Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập kèm danh sách, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký duyệt. Công chức được giao xử lý hồ sơ 7,5 ngày Mẫu 05; Dự thảo Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập kèm danh sách hoặc dự thảo Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo). B7 Xem xét, phê duyệt kết quả thực hiện tại bước B6. Lãnh đạo Phòng GD&ĐT 01 ngày Mẫu 05; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo). B8 Phát hành Văn bản và chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công cấp huyện để trả cho cơ sở giáo dục. Văn thư; Công chức được giao xử lý hồ sơ. 0,5 ngày Mẫu 05, 06; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo). B9 Trả kết quả cho cơ sở giáo dục. Công chức TN&TKQ; Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Mẫu 05, 06; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo). B10 Phòng GD&ĐT thực hiện chi trả miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học viên học ở các cơ sở giáo dục thường xuyên hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả. Phòng GD&ĐT/Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Chứng từ tài chính về việc chi trả miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. 2.10.4 Đối với cơ sở giáo dục phổ thông tư thục; Cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). B1 Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học, học sinh phổ thông, học viên cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc đối tượng được miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí và hỗ trợ chi phí học tập nộp hồ sơ về cơ sở giáo dục. Cha mẹ học sinh (hoặc người giám hộ); Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Đơn đề nghị miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí. B2 Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn giảm học phí, cấp bù miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí của người học, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục cấp cho người học Giấy xác nhận và gửi về về Sở Giáo dục và Đào tạo (qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh). Cơ sở giáo dục 10 ngày Giấy xác nhận và hồ sơ theo mục 2.3. B3 1. Tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ cơ sở giáo dục hoặc từ Bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: http://dichvucong.hatinh.gov.vn. 2. Cán bộ TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung hoàn thiện, từ chối tiếp nhận hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả. Công chức TN&TKQ; Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06; Giấy xác nhận và hồ sơ theo mục 2.3. B4 Chuyển hồ sơ cho phòng Kế hoạch - Tài chính (KH- TC) để giải quyết. Công chức TN&TKQ/Bưu điện; Văn thư 0,5 ngày Mẫu 01, 05; Giấy xác nhận và hồ sơ theo mục 2.3. B5 Duyệt hồ sơ và chuyển cho công chức xử lý. Lãnh đạo phòng KH-TC 0,5 ngày Mẫu 01, 05; Giấy xác nhận và hồ sơ theo mục 2.3. B6 Thẩm định hồ sơ: - Trường hợp không đủ điều kiện: Dự thảo Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo), trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. - Trường hợp đủ điều kiện: Dự thảo Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập kèm danh sách và dự toán kinh phí, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký nháy. Công chức được giao xử lý hồ sơ; Lãnh đạo phòng KH-TC 6,5 ngày Mẫu 05; Dự thảo Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập hoặc dự thảo Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo) đã được ký nháy. B7 Xem xét, phê duyệt kết quả thực hiện tại bước B6. Lãnh đạo Sở 02 ngày Mẫu 05; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo). B8 Phát hành Văn bản và chuyển kết quả cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để trả cho cơ sở giáo dục. Văn thư; Công chức được giao xử lý hồ sơ. 0,5 ngày Mẫu 05; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo). B9 Trả kết quả cho cơ sở giáo dục. Công chức TN&TKQ; Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết (có danh sách kèm theo). B10 Sở GD&ĐT chi trả kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho cho cha mẹ học sinh (hoặc học sinh) trung học phổ thông, học viên học ở các cơ sở giáo dục thường xuyên hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả. Sở GD&ĐT/Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Chứng từ tài chính về việc chi trả miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh/ Trung tâm Hành chính công cấp huyện để gửi cho tổ chức, cá nhân * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ BM.GDQD.11.01 Đơn đề nghị miễn, giảm học phí đối với các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí học mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên BM.GDQD.11.02 Đơn đề nghị chi trả tiền miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí đối với các đối tượng học sinh tiểu học tư thục được hỗ trợ tiền đóng học phí BM.GDQD.11.03 Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập học mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên BM.GDQD.11.04 Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông vừa thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập BM.GDQD.11.05 Giấy xác nhận 4 HỒ SƠ LƯU 4.1 Lưu tại cơ sở giáo dục: - Danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí hoặc Danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập do cơ sở giáo dục lập. - Quyết định phê duyệt Danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí hoặc Quyết định phê duyệt Danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập do cơ sở giáo dục lập. - Chứng từ tài chính liên quan (nếu có thực hiện việc chi trả). 4.2 Lưu tại phòng Giáo dục và Đào tạo/Sở Giáo dục và Đào tạo - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ TTHC. - Hồ sơ theo mục 2.3; Danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí hoặc Danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập do cơ sở giáo dục lập hoặc Giấy xác nhận (tuỳ theo từng đối tượng). - Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí /Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết. - Chứng từ tài chính liên quan (nếu thực hiện việc chi trả). Hồ sơ được lưu tại Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Phòng Kế hoạch - Tài chính của Sở Giáo dục và Đào tạo thời gian lưu 01 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của cơ quan và lưu trữ theo quy định. II. QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN 1. Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở ở xã, thôn đặc biệt khó khăn 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.GDQD.H.05 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở phải đảm bảo một trong các điều kiện sau: a) Là học sinh bán trú đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú; b) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Nhà ở xa trường khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá; c) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ sở giáo dục. 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu: BM.HTQD.H.05.01 (đối với học sinh tiểu học) hoặc BM.HTQD.H.05.02 (đối với học sinh trung học cơ sở); x - Bản sao của một trong các loại giấy tờ: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp cơ quan, tổ chức không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. x 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). 2.5 Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ theo thông báo của cơ sở giáo dục. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: Cơ sở giáo dục. 2.7 Cơ quan thực hiện: Cơ sở giáo dục; Phòng Giáo dục và Đào tạo. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện (Chủ tịch UBND cấp huyện). Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND cấp huyện. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Học sinh hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: - Hồ sơ đủ điều kiện: Quyết định phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. + Mỗi tháng học sinh được hỗ trợ 15 kg gạo và hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. + Đối với học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. - Hồ sơ không đủ điều kiện: Văn bản thông báo. 2.10 Quy trình xử lý công việc: TT Trình tự thực hiện Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 Vào thời điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, nhà trường tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhà trường niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục; Gia đình/học sinh Giờ hành chính Hồ sơ theo mục 2.3. B2 Cơ sở giáo dục tổ chức xét duyệt và lập danh sách học sinh đủ điều kiện được hưởng chính sách và hồ sơ nộp về Phòng Giáo dục và Đào tạo (Phòng GD&ĐT) qua Trung tâm Hành chính công cấp huyện. Cơ sở giáo dục 05 ngày Danh sách học sinh đủ điều kiện được hưởng chính sách và hồ sơ. B3 1. Tiếp nhận hồ sơ - Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ cơ sở giáo dục hoặc từ Bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.hatinh.gov.vn. 2. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung hoàn thiện được từ chối tiếp nhận hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Công chức TN&TKQ; Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06 và Danh sách học sinh đủ điều kiện được hưởng chính sách và hồ sơ theo mục 2.3. B4 Chuyển hồ sơ về phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để giải quyết. Công chức TN&TKQ 0,5 ngày Mẫu 01, 05 và Danh sách học sinh đủ điều kiện được hưởng chính sách và hồ sơ mục 2.3. B5 Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ: - Đối với học sinh đủ điều kiện được hưởng chính sách: Dự thảo Văn bản đề nghị Phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND cấp huyện phê duyệt danh sách học sinh đủ điều kiện được hỗ trợ trình lãnh đạo phòng xem xét, ký duyệt, đóng dấu, chuyển phòng Tài chính - Kế hoạch (TC-KH). - Đối với học sinh không đủ điều kiện được hưởng chính sách: Dự thảo Văn bản thông báo không đủ điều kiện (có danh sách học sinh kèm theo) trình lãnh đạo UBND cấp huyện ký duyệt, Văn thư đóng dấu chuyển Trung tâm Hành chính công cấp huyện để trả cho tổ chức, cá nhân theo bước B9. Công chức được giao xử lý hồ sơ; Lãnh đạo Phòng GD&ĐT 2,5 ngày Mẫu 05; Văn bản đề nghị và danh sách học sinh đủ điều kiện được hỗ trợ. - Hoặc mẫu 05, 06; Văn bản thông báo không đủ điều kiện (có danh sách học sinh kèm theo). B6 Trên cơ sở đề xuất của Phòng GD&ĐT, Phòng TC- KH đối chiếu với các quy định liên quan và dự thảo Tờ trình đề nghị UBND cấp huyện phê duyệt danh sách học sinh đủ điều kiện được hỗ trợ kèm theo dự thảo Quyết định và danh sách học sinh được hỗ trợ Phòng TC- KH 02 ngày Mẫu 05; Tờ trình đề nghị UBND cấp huyện phê duyệt danh sách học sinh được hỗ trợ; Dự thảo Quyết định phê duyệt Danh sách học sinh được hưởng và số tiền được nhận, gạo cấp cho học sinh theo học kỳ. B7 Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, ký duyệt kết quả giải quyết của Phòng GD&ĐT, Phòng TC-KH. Chủ tịch UBND cấp huyện 2,5 ngày Mẫu 05; Quyết định phê duyệt Danh sách học sinh được hưởng và số tiền được nhận, gạo cấp cho học sinh theo học kỳ. B8 Phát hành văn bản, chuyển kết quả sang Trung tâm Hành chính công cấp huyện để trả cho tổ chức, cá nhân. - Chuyển kết quả cho Phòng TC-KH, Phòng GD&ĐT để theo dõi quản lý. Văn thư UBND cấp huyện 0,5 ngày Mẫu 05, 06; Quyết định phê duyệt Danh sách học sinh được hưởng và số tiền được nhận, gạo cấp cho học sinh theo học kỳ. B9 Trả kết quả hoặc thông báo kết quả cho cơ sở giáo dục. Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Quyết định phê duyệt Danh sách học sinh được hưởng và số tiền được nhận, gạo cấp cho học sinh theo học kỳ hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện (có danh sách học sinh kèm theo). B10 Cơ sở giáo dục chi trả cho người học. Cơ sở giáo dục Giờ hành chính Danh sách ký nhận. * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm hành chính công cấp huyện để gửi cho tổ chức, cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ BM.HTQD.H.05.01 Đơn xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh tiểu học bán trú BM.HTQD.H.05.02 Đơn xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học cơ sở bán trú 4 HỒ SƠ LƯU 4.1 Lưu tại cơ sở giáo dục: - Danh sách học sinh đủ điều kiện được hưởng chính sách do cơ sở giáo dục lập. - Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được hưởng và số tiền được nhận, gạo cấp cho học sinh theo học kỳ; Danh sách học sinh được nhận hỗ trợ đã ký nhận đầy đủ; chứng từ tài chính khác có liên quan. 4.2 Lưu tại UBND cấp huyện - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Trung tâm Hành chính công huyện; Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ TTHC. - Hồ sơ theo mục 2.3 và Danh sách học sinh đủ điều kiện được hưởng chính sách do cơ sở giáo dục lập. - Văn bản đề nghị và danh sách học sinh đủ điều kiện được hỗ trợ. - Tờ trình đề nghị UBND cấp huyện phê duyệt danh sách học sinh được hỗ trợ (lưu ở phòng TC-KH). - Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được hưởng và số tiền được nhận, gạo cấp cho học sinh theo học kỳ. Hồ sơ được lưu tại đơn vị xử lý chính, trực tiếp, thời gian lưu 01 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của Phòng GDĐT, cơ sở giáo dục và lưu trữ theo quy định. 2. Hỗ trợ học tập đối với trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh THCS, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.GDQD.H.06 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: - Trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học phổ thông, sinh viên thuộc 16 dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ đang học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ sở giáo dục 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao - Đơn đề nghị hỗ trợ học tập. + Mẫu số BM.HTQD.H.06.01: dùng cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập. + Mẫu số BM.HTQD.H.06.02: dùng cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập. + Mẫu số BM.HTQD.H.06.03: dùng cho cha mẹ trẻ mẫu giáo hoặc người chăm sóc trẻ mẫu giáo học tại các cơ sở giáo dục công lập + Mẫu số BM.HTQD.H.06.04: dùng cho cha mẹ trẻ mẫu giáo hoặc người chăm sóc trẻ mẫu giáo học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập. x 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). 2.5 Thời hạn giải quyết: - Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập: 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận đơn. - Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập: 40 ngày làm việc, kể từ ngày khai giảng năm học. 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: Cơ sở giáo dục . 2.7 Cơ quan thực hiện: - Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập: Cơ sở giáo dục. - Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập: Cơ sở giáo dục; Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: - Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập: Cơ sở giáo dục. - Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập: Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở, sinh viên thuộc 16 dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ đang học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: Quyết định phê duyệt danh sách trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập hoặc Văn bản thông báo. 2.10 Quy trình xử lý công việc TT Trình tự thực hiện Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả 2.10.1 Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập B1 - Đầu năm học, các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở dân tộc thiểu số rất ít người theo học tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; cho học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách làm đơn đề nghị hỗ trợ học tập. - Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết thông báo, cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; học sinh, sinh viên nộp đơn cho cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục, gia đình hoặc học sinh, sinh viên Giờ hành chính Hồ sơ theo mục 2.3. B2 Cơ sở giáo dục tổ chức xem xét đơn đề nghị hỗ trợ học tập, lập và phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng, niêm yết công khai danh sách đối tượng được hưởng, gửi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp - Đối với hồ sơ không đủ điều kiện ban hành Văn bản thông báo không đủ điều kiện được hỗ trợ (có danh sách học sinh kèm theo). Cơ sở giáo dục 10 ngày Mẫu 05; Quyết định phê duyệt danh sách trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện hỗ trợ (có danh sách học sinh kèm theo). B3 Các cơ sở giáo dục công lập chi trả tiền hỗ trợ học tập trực tiếp cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; cho học sinh, sinh viên. Việc chi trả thực hiện theo tháng. Cơ sở giáo dục. Giờ hành chính Danh sách ký nhận. 2.10.2 Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập TT Trình tự thực hiện Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 - Đầu năm học, các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở dân tộc thiểu số rất ít người theo học tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; cho học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách làm đơn đề nghị hỗ trợ học tập. - Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết thông báo, cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; học sinh, sinh viên nộp đơn cho cơ sở giáo dục. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị hỗ trợ học tập của cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; của học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người. - Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày khai giảng năm học, khóa học, cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở nộp đơn đề nghị hỗ trợ học tập cho Phòng Giáo dục và Đào tạo; học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học nộp đơn đề nghị hỗ trợ học tập cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tại nơi trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú. Cơ sở giáo dục, gia đình hoặc học sinh, sinh viên Giờ hành chính Hồ sơ theo mục 2.3. B2 1. Tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ cá nhân hoặc từ bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: http://dichvucong.hatinh.gov.vn. 2. Cán bộ TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung hoàn thiện, từ chối tiếp nhận hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả. Cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; học sinh, sinh viên; Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06 và hồ sơ theo mục 2.3. B3 Chuyển hồ sơ về Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) để giải quyết. Công chức TN&TKQ 0,5 ngày Mẫu 01, 05 và hồ sơ theo mục 2.3. B4 Phòng GD&ĐT hoặc Phòng LĐ-TB&XH thẩm định hồ sơ (phối hợp với phòng chuyên môn có liên quan trong quá trình thẩm định hồ sơ nếu cần thiết): + Đối với học sinh đủ điều kiện được hưởng chính sách: dự thảo Quyết định phê duyệt danh sách trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập trình Lãnh đạo phòng ký duyệt. + Đối với học sinh không đủ điều kiện được hưởng chính sách: dự thảo Văn bản thông báo không đủ điều kiện được hỗ trợ (có danh sách học sinh kèm theo) trình lãnh đạo phòng ký duyệt. Công chức được giao xử lý hồ sơ; Phòng chuyên môn có liên quan (nếu có) 6,5 ngày Mẫu 05; Dự thảo Quyết định phê duyệt danh sách trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện (có danh sách học sinh kèm theo). B5 Lãnh đạo Phòng GD&ĐT hoặc Phòng LĐ-TB&XH xem xét, quyết định. Lãnh đạo Phòng GD&ĐT/Lãnh đạo phòng LĐ-TB&XH. 2,5 ngày Mẫu 05; Quyết định phê duyệt danh sách trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện (có danh sách học sinh kèm theo). B6 Phát hành văn bản và chuyển kết quả sang Trung tâm Hành chính công cấp huyện để trả cho cơ sở giáo dục - Niêm yết công khai danh sách đối tượng được hưởng chính sách. Công chức được giao xử lý hồ sơ 0,5 ngày Mẫu 05, 06; Quyết định phê duyệt danh sách trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện (có danh sách học sinh kèm theo). B7 Trả kết quả hoặc thông báo kết quả cho cơ sở giáo dục. Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Quyết định phê duyệt danh sách trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện (có danh sách học sinh kèm theo). B8 Phòng GD&ĐT, Phòng LĐ-TB&XH chi trả tiền hỗ trợ học tập trực tiếp cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; học sinh, sinh viên hoặc thông qua cha mẹ học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của đối tượng được hưởng, việc chi trả có thể thực hiện theo tháng hoặc theo quý. Phòng GD&ĐT hoặc Phòng LĐ- TB&XH tùy theo đối tượng. Giờ hành chính Danh sách ký nhận * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm hành chính công cấp huyện để gửi cho tổ chức, cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ BM.GDQD.H.06.01 Đơn đề nghị hỗ trợ học tập dùng cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập BM.GDQD.H.06.02 Đơn đề nghị hỗ trợ học tập dùng cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập BM.GDQD.H.06.03 Đơn đề nghị hỗ trợ học tập dùng cho cha mẹ trẻ mẫu giáo hoặc người chăm sóc trẻ mẫu giáo học tại các cơ sở giáo dục công lập BM.GDQD.H.06.04 Đơn đề nghị hỗ trợ học tập dùng cho cha mẹ trẻ mẫu giáo hoặc người chăm sóc trẻ mẫu giáo học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập 4 HỒ SƠ LƯU 4.1 Lưu tại cơ sở giáo dục: - Hồ sơ mục 2.3 và Quyết định danh sách trẻ em mẫu giáo, học sinh được hưởng hỗ trợ học tập và hồ sơ kèm theo danh sách trẻ em mẫu giáo, học sinh được ký nhận. 4.2 Lưu tại UBND cấp huyện. - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ TTHC. - 01 bộ hồ sơ theo mục 2.3. - Quyết định danh sách trẻ em mẫu giáo, học sinh được hưởng hỗ trợ học tập và hồ sơ kèm theo danh sách trẻ em mẫu giáo, học sinh được ký nhận. Hồ sơ được lưu tại đơn vị xử lý chính, trực tiếp, thời gian lưu 01 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ theo quy định. 3. Thủ tục hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.GDQD.H.07 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Trẻ em độ tuổi mẫu giáo (không bao gồm trẻ em dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người) đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm một trong những điều kiện sau: - Có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. - Không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. - Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. - Trẻ em là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh; con một số đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có). - Trẻ em khuyết tật học hòa nhập. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ sở giáo dục mầm non. 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao 2.3.1 Đối tượng được hỗ trợ (nộp trực tiếp cho cơ sở giáo dục mầm non) 2.3.1.1 Đối với trẻ em thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em: - - Cung cấp thông tin về số định danh cá nhân của trẻ em hoặc nộp bản sao của một trong các loại giấy tờ: + Thẻ Căn cước công dân; + Chứng minh nhân dân; + Giấy xác nhận thông tin về cư trú; + Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp cơ quan, tổ chức không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. x 2.3.1.2 Đối với trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thì cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nộp một trong số các loại giấy tờ sau: - Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực). x - Văn bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ sở bảo trợ xã hội về tình trạng trẻ mồ côi, bị bỏ rơi hoặc trẻ thuộc các trường hợp khác quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực). x - Giấy chứng nhận nuôi con nuôi đối với trẻ mồ côi, bị bỏ rơi hoặc trẻ em thuộc các trường hợp khác quy định khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực) x 2.3.1.3 Đối với trẻ em thuộc đối tượng là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nộp - Giấy chứng nhận hoặc Giấy xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do UBND cấp xã cấp (bản sao và mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực). x 2.3.1.4 Đối với trẻ em thuộc đối tượng là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh; con một số đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) - Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công và Giấy khai sinh của trẻ em (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực). x 2.3.1.5 Đối với trẻ em thuộc đối tượng là trẻ em khuyết tật học hòa nhập - Giấy xác nhận khuyết tật do UBND cấp xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện (nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực). x 2.3.2 Đối với cơ sở giáo dục mầm non (nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện) - Danh sách trẻ em mẫu giáo để nghị được hỗ trợ ăn trưa theo mẫu BM.HTQD.H.07.01; x - Mỗi đối tượng trong danh sách kèm 01 bộ hồ sơ theo mục 2.3.1. x 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Mỗi đối tượng nộp 01 bộ hồ sơ cho 01 lần đầu đề nghị hỗ trợ trong cả thời gian học tại cơ sở giáo dục mầm non. Riêng đối với đối tượng trẻ em là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nộp bổ sung Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo theo từng năm học. 2.5 Thời hạn giải quyết: 24 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ (trong đó thời gian giải quyết của UBND cấp huyện là 14 ngày làm việc). 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: Cơ sở giáo dục mầm non. 2.7 Cơ quan thực hiện: Cơ sở giáo dục mầm non; Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng TC-KH, UBND cấp huyện. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mẫu giáo. 2.9 Kết quả Giải quyết TTHC: Danh sách trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa do UBND cấp huyện phê duyệt. Trẻ em thuộc đối tượng theo quy định được hỗ trợ tiền ăn trưa là 160.000đồng/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học. 2.10 Quy trình xử lý công việc: TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 Tháng 8 hằng năm, cơ sở giáo dục mầm non tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng được hưởng chính sách nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ ăn trưa. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở giáo dục mầm non thông báo, cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến hồ sơ theo quy định tại cơ sở giáo dục mầm non. Cơ sở giáo dục mầm non tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu thành phần hồ sơ nộp là bản sao chưa có chứng thực của cấp có thẩm quyền, người nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu với bản chính, ký xác nhận vào bản sao để đưa vào hồ sơ, yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục mầm non gửi giấy tiếp nhận hồ sơ cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em. Cơ sở giáo dục mầm non; cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em Giờ hành chính Mẫu 01 (CS) và 01 bộ hồ sơ như mục 2.3 hoặc Thông báo không tiếp nhận hồ sơ (nếu có). B2 Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, cơ sở giáo dục mầm non lập danh sách trẻ em mẫu giáo đề nghị được hỗ trợ ăn trưa kèm theo hồ sơ theo quy định gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo đang quản lý trực tiếp để xem xét, tổng hợp (qua Trung tâm hành chính công cấp huyện) Cơ sở giáo dục mầm non 10 ngày Danh sách trẻ em mẫu giáo đề nghị được hỗ trợ ăn trưa kèm theo hồ sơ như mục 2.3. B3 Tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung hoàn thiện, từ chối tiếp nhận hồ sơ. + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả. Cơ sở giáo dục; Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06 và Danh sách trẻ em mẫu giáo đề nghị được hỗ trợ ăn trưa kèm theo hồ sơ như mục 2.3. B4 Chuyển hồ sơ cho Phòng Giáo dục và Đào tạo xử lý Công chức TN&TKQ 0,5 ngày Mẫu 01, 05 và Danh sách trẻ em mẫu giáo đề nghị được hỗ trợ ăn trưa kèm theo hồ sơ. B5 Duyệt hồ sơ và chuyển cho chuyên viên xử lý Lãnh đạo phòng GD&ĐT 0,5 ngày Mẫu 01, 05 và Danh sách trẻ em mẫu giáo đề nghị được hỗ trợ ăn trưa kèm theo hồ sơ. B6 Thẩm định hồ sơ: - Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì dự thảo Văn bản thông báo không đủ điều kiện được hỗ trợ trình lãnh đạo phòng xem xét, lãnh đạo huyện ký duyệt, văn thư đóng dấu và chuyển Trung tâm Hành chính công cấp huyện để trả cho cơ sở giáo dục theo bước B10 Công chức được giao xử lý hồ sơ, Lãnh đạo phòng GD&ĐT, Lãnh đạo UBND cấp huyện, Văn thư UBND cấp huyện 06 ngày Mẫu 05, 06; Văn bản thông báo không đủ điều kiện được hỗ trợ. - Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì tổng hợp danh sách trẻ em mầm non đủ điều kiện được hỗ trợ kèm dự thảo văn bản đề nghị phòng TC-KH trình UBND cấp huyện phê duyệt danh sách trẻ em mầm non đủ điều kiện được hỗ trợ trình lãnh đạo phòng xem xét, ký duyệt. Công chức được giao xử lý hồ sơ; Lãnh đạo phòng GD&ĐT Mẫu 05; Văn bản đề nghị và danh sách trẻ em mầm non đủ điều kiện được hỗ trợ. B7 Trên cơ sở đề xuất của phòng GD&ĐT, phòng TC-KH đối chiếu với các quy định liên quan và dự thảo Tờ trình đề nghị UBND cấp huyện phê duyệt danh sách trẻ em mầm non đủ điều kiện được hỗ trợ kèm theo dự thảo Quyết định và danh sách trẻ em được hỗ trợ Phòng TC- KH 4,5 ngày Mẫu 05 và Tờ trình đề nghị UBND cấp huyện phê duyệt danh sách trẻ em mầm non được hỗ trợ đã ký, đóng dấu phòng TC-KH kèm theo dự thảo Quyết định phê duyệt và danh sách trẻ em được hỗ trợ. B8 Lãnh đạo UBND cấp huyện xem xét, ký duyệt kết quả giải quyết của phòng GD&ĐT, phòng TC-KH Lãnh đạo UBND cấp huyện 02 ngày Mẫu 05; Quyết định và danh sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non được hỗ trợ. B9 Phát hành văn bản, chuyển kết quả sang Trung tâm Hành chính công cấp huyện để trả cho tổ chức, cá nhân - Chuyển kết quả cho phòng TC-KH, Phòng GD&ĐT để theo dõi quản lý. Văn thư UBND cấp huyện 0,5 ngày Mẫu 05, 06; Quyết định và danh sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non được hỗ trợ. B10 Trả kết quả cho các cơ sở giáo dục mầm non Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Quyết định và danh sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non được hỗ trợ hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện được hỗ trợ tiền ăn trưa. B11 Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ sở giáo dục mầm non thông báo công khai danh sách trẻ em mầm non được hỗ trợ. - Tiếp nhận kinh phí và thực hiện chi trả theo quy định. Cơ sở giáo dục mầm non Giờ hành chính - Quyết định và danh sách trẻ em mầm non được hỗ trợ tiền ăn trưa. - Chứng từ tài chính có liên quan. * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm hành chính công cấp huyện để gửi cho tổ chức, cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. * Phương thức chi trả: + Phương thức 1: Cơ sở giáo dục mầm non giữ lại kinh phí hỗ trợ để tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ em (đối với các cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức nấu ăn cho trẻ em) + Phương thức 2: Chi trả bằng tiền mặt cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định: Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được thực hiện 2 lần trong năm học: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 11 hoặc tháng 12 hằng năm; lần 2 chi trả đủ các tháng còn lại vào tháng 3 hoặc 4 hàng năm. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ BM.HTQD.H.07.01 Danh sách trẻ em mầm non đề nghị được hỗ trợ tiền ăn trưa. 4 HỒ SƠ LƯU - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ TTHC. - Hồ sơ theo mục 2.3 kèm danh sách trẻ em đề nghị được hỗ trợ tiền ăn trưa của cơ sở giáo dục mầm non. - Văn bản đề nghị của phòng GD&ĐT, Danh sách trẻ em mầm non đủ điều kiện hỗ trợ tiền ăn trưa. - Tờ trình gửi UBND cấp huyện kèm danh sách trẻ em mầm non đủ điều kiện hỗ trợ tiền ăn trưa (lưu phòng TC-KH). - Quyết định và danh sách trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa huyện hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện được hỗ trợ tiền ăn trưa. Hồ sơ được lưu tại đơn vị xử lý chính, trực tiếp, thời gian lưu 01 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của UBND cấp huyện và lưu trữ theo quy định. 4. Trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp 1 KÝ HIỆU QUY TRÌNH QT.HTQD.H.08 2 NỘI DUNG QUY TRÌNH 2.1 Điều kiện thực hiện TTHC: Trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo đúng quy định có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định. 2.2 Cách thức thực hiện TTHC: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cơ sở giáo dục mầm non. 2.3 Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản chính Bản sao 2.3.1 Đối tượng được hỗ trợ (nộp trực tiếp tại cơ sở giáo dục mầm non) - Đơn đề nghị trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động tại khu công nghiệp theo mẫu BM.GDQD.H.08.01 có xác nhận của đơn vị sử dụng lao động nơi cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em đang công tác; x - Giấy khai sinh (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực). x 2.3.2 Đối với cơ sở giáo dục mầm non nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện - Danh sách trẻ em đề nghị được hưởng trợ cấp; x - Mỗi đối tượng trong danh sách kèm theo 01 bộ hồ sơ theo mục 2.3.1. x 2.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 2.5 Thời hạn giải quyết: 24 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ (trong đó thời gian giải quyết tại UBND cấp huyện là 14 ngày làm việc). 2.6 Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Giải quyết TTHC: Cơ sở giáo dục mầm non. 2.7 Cơ quan thực hiện: Cơ sở giáo dục mầm non; Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND cấp huyện. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện. Cơ quan được ủy quyền: Không. Cơ quan phối hợp: Không. 2.8 Đối tượng thực hiện TTHC: Cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng được hưởng chính sách. 2.9 Kết quả giải quyết TTHC: - Hồ sơ đủ điều kiện: Quyết định phê duyệt danh sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp. Trẻ em thuộc đối tượng được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học. - Hồ sơ không đủ điều kiện: Văn bản thông báo không đủ điều kiện hưởng trợ cấp. 2.10 Quy trình xử lý công việc: TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở giáo dục mầm non thông báo, cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ theo quy định tại cơ sở giáo dục mầm non; Cơ sở giáo dục mầm non tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu thành phần hồ sơ nộp là bản sao chưa có chứng thực của cấp có thẩm quyền, người nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu với bản chính, ký xác nhận vào bản sao để đưa vào hồ sơ, yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục mầm non gửi giấy tiếp nhận hồ sơ cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Cơ sở giáo dục mầm non; Cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em Giờ hành chính Mẫu 01 và 01 bộ hồ sơ như mục 2.3 hoặc Thông báo không tiếp nhận hồ sơ (nếu có) B2 Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, cơ sở giáo dục mầm non lập danh sách trẻ em mầm non đề nghị được hưởng trợ cấp kèm theo hồ sơ quy định gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo đang quản lý trực tiếp để xem xét, tổng hợp (qua Trung tâm Hành chính công cấp huyện). Cơ sở giáo dục mầm non 10 ngày Mẫu 01 (CS); Danh sách trẻ em mầm non đề nghị được hưởng trợ cấp kèm theo hồ sơ như mục 2.3. B3 1. Tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ cá nhân hoặc từ bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: http://dichvucong.hatinh. gov.vn. 2. Cán bộ TN&TKQ kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung hoàn thiện, từ chối tiếp nhận hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả. Công chức TN&TKQ; Cơ sở giáo dục mầm non Giờ hành chính Mẫu 01; 02, 03 (nếu có); 06 và Danh sách trẻ em mầm non đề nghị được hưởng trợ cấp kèm theo hồ sơ như mục 2.3. B4 Chuyển hồ sơ cho Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để xử lý. Công chức TN&TKQ 0,5 ngày Mẫu 01, 05 và Danh sách trẻ em mầm non đề nghị được hưởng trợ cấp kèm theo hồ sơ như mục 2.3. B5 Duyệt hồ sơ và chuyển cho chuyên viên xử lý. Lãnh đạo Phòng GD&ĐT 0,5 ngày Mẫu 01, 05 và Danh sách trẻ em mầm non được hưởng trợ cấp kèm theo hồ sơ như mục 2.3. B6 Thẩm định hồ sơ: - Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì dự thảo Văn bản thông báo không đủ điều kiện hưởng trợ cấp, trình lãnh đạo Phòng xem xét, lãnh đạo UBND huyện ký duyệt, văn thư đóng dấu và chuyển Trung tâm Hành chính công cấp huyện để trả cho cơ sở giáo dục theo bước B10. Công chức được giao xử lý hồ sơ; Lãnh đạo Phòng GD&ĐT; Lãnh đạo UBND cấp huyện; Văn thư UBND cấp huyện 06 ngày Mẫu 05; Văn bản thông báo không đủ điều kiện hưởng trợ cấp. - Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì tổng hợp danh sách trẻ em mầm non đủ điều kiện được hưởng trợ cấp kèm dự thảo văn bản đề nghị Phòng Tài chính - Kế hoạch (TC-KH) trình UBND cấp huyện phê duyệt danh sách trẻ em mầm non đủ điều kiện được hưởng trợ cấp, trình lãnh đạo phòng xem xét, ký duyệt, đóng dấu chuyển phòng TC-KH. Công chức được giao xử lý hồ sơ Mẫu 05; Văn bản đề nghị và danh sách trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp đủ điều kiện hưởng trợ cấp. B7 Trên cơ sở đề xuất của Phòng GD&ĐT, Phòng TC-KH đối chiếu với các quy định liên quan và dự thảo Tờ trình đề nghị UBND cấp huyện phê duyệt danh sách trẻ em mầm non đủ điều kiện được hưởng trợ cấp kèm theo dự thảo Quyết định và danh sách trẻ em được hưởng trợ cấp. Phòng TC- KH 04 ngày Mẫu 05 và Tờ trình đề nghị UBND cấp huyện phê duyệt danh sách trẻ em mầm non được hưởng trợ cấp đã ký, đóng dấu Phòng TC-KH kèm theo dự thảo Quyết định phê duyệt và danh sách trẻ em được hưởng trợ cấp. B8 Lãnh đạo UBND cấp huyện xem xét, ký duyệt kết quả giải quyết của Phòng GD&ĐT, Phòng TC-KH Lãnh đạo UBND cấp huyện 2,5 ngày Mẫu 05; Quyết định và danh sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp. B9 Phát hành văn bản, chuyển kết quả sang Trung tâm Hành chính công cấp huyện để trả cho tổ chức, cá nhân. - Chuyển kết quả cho phòng TC-KH, Phòng GD&ĐT để theo dõi quản lý. Văn thư UBND cấp huyện 0,5 ngày Mẫu 05, 06; Quyết định và danh sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp. B10 Trả kết quả cho các cơ sở giáo dục mầm non. Công chức TN&TKQ Giờ hành chính Mẫu 01, 06; Quyết định và danh sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện. B11 Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ sở giáo dục mầm non thông báo công khai danh sách trẻ em mầm non được trợ cấp. - Tiếp nhận kinh phí và thực hiện chi trả theo quy định. Cơ sở giáo dục mầm non Giờ hành chính - Quyết định và danh sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp. - Chứng từ tài chính có liên quan. * Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm hành chính công cấp huyện để gửi cho tổ chức, cá nhân. * Trong quá trình giải quyết hồ sơ người có trách nhiệm thực hiện cần thực hiện đồng thời các thao tác tiếp nhận/chuyển/trả hồ sơ, kết quả giải quyết trên phần mềm: http://dichvucong.hatinh.gov.vn với các bước trong quy trình. * Phương thức thực hiện: Cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và chi trả kinh phí trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Thời gian chi trả thực hiện 2 lần trong năm học: lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 11 hoặc tháng 12 hằng năm; lần 2 chi trả đủ các tháng còn lại vào tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm. Trường hợp cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em chưa nhận được kinh phí hỗ trợ học phí theo thời hạn thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo; Trường hợp trẻ em thôi học, cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm báo cáo phòng giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo trình UBND cấp huyện dừng thực hiện chi trả chính sách. 3 BIỂU MẪU Mẫu 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu 02 Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ Mẫu 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ Mẫu 04 Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả Mẫu 05 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu 06 Sổ theo dõi hồ sơ BM.GDQD.H.08.01 Đơn đề nghị trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động tại khu công nghiệp. 4 HỒ SƠ LƯU - Mẫu 01; 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện. Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ TTHC. - Hồ sơ theo mục 2.3 và danh sách trẻ em mầm non đề nghị được hưởng trợ cấp do cơ sở giáo dục mầm non tổng hợp. - Văn bản đề nghị Phòng TC-KH trình UBND cấp huyện phê duyệt danh sách trẻ em mầm non đủ điều kiện được hưởng trợ cấp kèm danh sách. - Tờ trình gửi UBND cấp huyện kèm danh sách trẻ em mầm non đủ điều kiện hưởng trợ cấp do phòng TC-KH lập (lưu tại phòng TC-KH) - Quyết định và danh sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp của Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Văn bản thông báo không đủ điều kiện hưởng trợ cấp Hồ sơ được lưu tại đơn vị xử lý chính, trực tiếp, thời gian lưu 01 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của UBND cấp huyện và lưu trữ theo quy định.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hà Tĩnh", "promulgation_date": "30/05/2023", "sign_number": "1187/QĐ-UBND", "signer": "Lê Ngọc Châu", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Quyet-dinh-05-2006-QD-BCN-danh-muc-hoa-chat-cam-xuat-nhap-khau-theo-nghi-dinh-12-2006-ND-CP-10948.aspx
Quyết định 05/2006/QĐ-BCN danh mục hóa chất cấm xuất nhập khẩu theo nghị định 12/2006/NĐ-CP
BỘ CÔNG NGHIỆP ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 05/2006/QĐ-BCN Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2006 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC HÓA CHẤT CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/2006/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 01 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp; Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Căn cứ Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học; Theo đề nghị của Vụ trưởng Cơ khí, Luyện kim và Hoá chất, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố Danh mục hoá chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài (có Danh mục kèm theo). Việc xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất thuộc Danh mục hoá chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong những trường hợp đặc biệt cho mục đích nghiên cứu, y tế, dược phẩm hoặc bảo vệ thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2006. Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Xuân Thuý DANH MỤC HOÁ CHẤT CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BCN ngày 07 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp) STT Tên hoá chất Số CAS Mã số HS A CÁC HOÁ CHẤT ĐỘC 1 Các hợp chất O‑Alkyl (<C10, gồm cả cycloalkyl) (Me, Et, n‑Pr hoặc i‑Pr)‑phosphonofluoridate Ví dụ: Sarin O‑Isopropylmethylphosphonofluoridate Soman: O‑Pinacolyl methylphosphonofluoridate 107‑44‑8 96‑64‑0 2931.00 2 Các hợp chất O‑Alkyl (<C10, gồm cả cycloalkyl) N,N‑dialkyl (Me, Et, n‑Pr hoặc i‑Pr) phosphoramidocyanidate Ví dụ. Tabun: O‑Ethyl N,N‑dimethyl phosphoramidocyanidate 77‑81‑6 2931.00 3 Các hợp chất O‑Alkyl (<C10, gồm cả cycloalkyl) S‑2‑dialkyl (Me, Et, n‑Pr hoặc i‑Pr)‑aminoethyl alkyl (Me, Et, n‑Pr hoặc i‑Pr) phosphonothiolate và các muối Alkyl hoá hoặc proton hoá tương ứng Ví dụ. VX: O‑Ethyl S‑2‑diisopropylaminoethyl methyl phosphonothiolate 50782‑69‑9 2930.90 2930.90 4 Các chất khí gây bỏng chứa lưu huỳnh (Sulfur mustard): 2‑Chloroethylchloromethylsulfide (2625‑76‑5) Khí gây bỏng chứa lưu huỳnh: Bis(2‑chloroethyl)sulfide Bis(2‑chloroethylthio)methane (63869‑13‑6) Sesquimustard: 1,2‑Bis(2‑chloroethylthio) ethane (3563‑36‑8) 1,3‑Bis(2‑chloroethylthio)‑n‑propane(63905‑10‑2) 1,4‑Bis(2‑chloroethylthio)‑n‑butane (142868‑93‑7) 1,5‑Bis(2‑chloroethylthio)‑n‑pentane (142868‑94‑8) Bis(2‑chloroethylthiomethyl)ether (63918‑90‑1) Khí gây bỏng chứa lưu huỳnh và oxy: Bis(2‑chloroethylthioethyl) ether 2625-76-5 505-60-2 63869-13-6 3563-36-8 63905-10-2 142868-93-7 142868-94-8 63918-90-1 63918-89-8 2930.90 2930.90 2930.90 2930.90 2930.90 2930.90 2930.90 2930.90 2930.90 5 Các hợp chất Lewisite (chứa Arsen): Lewisite 1: 2‑Chlorovinyldichloroarsine 541‑25‑3) Lewisite 2: Bis(2‑chlorovinyl) chloroarsine (40334‑69‑8) Lewisite 3: Tris(2‑chlorovinyl) arsine (40334‑70‑1) 541-25-3 40334-69-8 40334-70-1 2931.00 2931.00 2931.00 6 Hơi cay chứa nitơ (Nitrogen mustard): HN1: Bis(2‑chloroethyl) ethylamine (538‑07‑8) HN2: Bis(2‑chloroethyl) methylamine (51‑75‑2) HN3: Tris(2‑chloroethyl) amine 538-07-8 51-75-2 555-77-1 2921.19 2921.19 2921.19 7 Saxitoxin (35523‑89‑8)(8) 35523-89-8 3002.90 8 Ricin 9009-86-3 3002.90 B CÁC TIỀN CHẤT 9 Các hợp chất alkyl (Me, Et, n‑Pr or i‑Pr) phosphonyldifluoride Ví dụ: DF: Methylphosphonyldifluoride 676‑99‑3 2931.00 10 Các hợp chất O‑Alkyl (<C10, gồm cả cycloalkyl) (Me, Et, n‑Pr hoặc i‑Pr)‑aminoethyl alkyl (Me, Et, n‑Pr hoặc i‑Pr) phosphonite và các muối Alkyl hoá hoặc protonat hoá tương ứng Ví dụ. QL: O‑Ethyl O‑2‑diisopropylaminoethyl methylphosphonite 57856‑11‑8 2931.00 11 Chlorosarin: O‑Isopropyl methylphosphonochloridate 1445‑76‑7 2931.00 12 Chlorosoman:O‑Pinacolyl methylphosphonochloridate 7040‑57‑5 2931.00
{ "issuing_agency": "Bộ Công nghiệp", "promulgation_date": "07/04/2006", "sign_number": "05/2006/QĐ-BCN", "signer": "Nguyễn Xuân Thuý", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-lien-tich-104-2004-TTLT-BTC-BXD-huong-dan-xac-dinh-tham-quyen-quyet-dinh-gia-tieu-thu-nuoc-sach-tai-do-thi-khu-cong-nghiep-cum-dan-nong-thon-52563.aspx
Thông tư liên tịch 104/2004/TTLT-BTC-BXD hướng dẫn xác định thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại đo thị khu công nghiệp cụm dân nông thôn
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ XÂY DỰNG ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 104/2004/TTLT-BTC-BXD Hà Nội , ngày 08 tháng 11 năm 2004 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH CỦA BỘ TÀI CHÍNH-BỘ XÂY DỰNG SỐ 104/2004/TTLT-BTC-BXD NGÀY 8 THÁNG 11 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM DÂN CƯ NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng; Căn cứ Nghị định số 170/2003/ NĐ- CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá; Căn cứ Chỉ thị số 04/2004/ CT-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý cấp nước và tiêu thụ nước sạch; Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn như sau: I - NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH Giá tiêu thụ nước sạch được xác định trên các nguyên tắc sau: 1. Giá tiêu thụ nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí của giá thành toàn bộ và lợi nhuận định mức hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nước sạch duy trì và phát triển. Giá tiêu thụ nước sạch có tác dụng khuyến khích đơn vị cấp nước sạch nâng cao chất lượng về nước sạch, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phấn đấu giảm chi phí, giảm thất thoát nước; có tác dụng khuyến khích khách hàng sử dụng nước tiết kiệm. 2. Giá tiêu thụ nước sạch được xác định theo khối lượng tiêu thụ và mục đích sử dụng nước như: nước dùng cho sinh hoạt của dân cư, cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp, nước dùng cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phù hợp với đặc điểm tiêu dùng nước, nguồn nước và điều kiện sản xuất nước của từng địa phương, khu vực; giá tiêu thụ nước sạch được quy định không phân biệt theo thành phần kinh tế, người Việt Nam hay người nước ngoài sống tại Việt Nam. 3. Giá tiêu thụ nước sạch được quy định thống nhất về nguyên tắc, phương pháp xác định giá. Các mức giá tiêu thụ nước sạch được xem xét điều chỉnh khi có biến động về chi phí sản xuất nước sạch, sự thay đổi về chế độ, chính sách có liên quan của Nhà nước. Giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt do Nhà nước chỉ đạo theo khung giá phù hợp với địa phương, khu vực. II - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH TOÀN BỘ VÀ GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH 1. Phương pháp xác định giá thành toàn bộ của sản phẩm nước sạch: Giá thành toàn bộ của sản phẩm nước sạch bao gồm các chi phí sau: STT Nội dung chi phí Ký hiệu 1 2 3 4 Chi phí vật tư trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng giá thành sản xuất (1+2+3) Cvt CNC CSXC CP 5 6 Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng Cq Cưb Giá thành toàn bộ (4+5+6) GTtb Nội dung từng khoản chi phí trên được xác định như sau: a. Chi phí vật tư trực tiếp là chi phí nguyên nhiên vật liệu, động lực sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm như: tiền nước thô (đối với các doanh nghiệp phải mua nước thô), điện, phèn, clo và các vật liêu phụ cho công tác xử lý nước. Chi phí vật tư trực tiếp được xác định bằng tổng khối lượng vật tư sử dụng nhân (x) với giá vật tư tương ứng: - Khối lượng vật tư chủ yếu sử dụng xác định theo định mức sản xuất nước sạch do Bộ Xây dựng ban hành; - Giá vật tư là giá mua thực tế theo giá do Nhà nước quy định hoặc thông báo và giá thị trường hợp lý tại thời điểm tính toán (đối với những vật tư không thuộc danh mục giá do Nhà nước quy định hoặc thông báo). b. Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn ca, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất nước: - Chi phí tiền lương, tiền công được xác định bằng số lượng ngày công theo định mức sản xuất nước sạch do Bộ Xây dựng ban hành nhân (x) với đơn giá ngày công tương ứng (đơn giá ngày công bao gồm: tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương theo quy định của Nhà nước); - Chi phí tiền ăn giữa ca( nếu có) cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định hiện hành; - Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định hiện hành của Nhà nước. c. Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như: khấu hao tài sản cố định; tiền lương, phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca( nếu có) trả cho nhân viên phân xưởng; chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho phân xưởng; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của cán bộ nhân viên phân xưởng; chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Riêng chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) được tính toán theo nguyên tắc sau: - Đối với những TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn tự bổ sung của doanh nghiệp: thực hiện việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ theo quy định của Bộ Tài chính và các văn bản pháp lý khác có liên quan. - Đối với những TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay: việc trích khấu hao TSCĐ được tính trên cơ sở thời hạn vay vốn đầu tư của dự án cấp nước. đ. Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí chi cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các khoản chi phí có tính chất chung của toàn doanh nghiệp như: khấu hao TSCĐ phục vụ bộ máy quản lý và điều hành trong doanh nghiệp (theo nguyên tắc như ở mục chi phí sản xuất chung); chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca( nếu có) trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của bộ máy quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu, đồ dùng cho văn phòng, các khoản thuế, phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp; các chi phí khác chung cho toàn doanh nghiệp như: chi trả lãi vay, các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, chi phí tiếp tân, giao dịch, trích nộp cấp trên, chi phí nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, cải tiến, chi bảo vệ môi trường, chi phí giáo dục, đào tạo, chi y tế cho người lao động của doanh nghiệp, chi phí cho lao động nữ, các khoản chi phí khác theo chế độ quy định hiện hành. d. Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ như: khấu hao đường ống nước từ nơi sản xuất đến các hộ tiêu thụ, tiền lương, các khoản phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca( nếu có), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của nhân viên bán hàng; chi phí quảng cáo, chi phí dịch vụ mua ngoài, các khoản chi phí khác theo chế độ quy định hiện hành. 2 . Giá tiêu thụ nước sạch 2.1. Sản lượng nước thương phẩm: Sản lượng nước thương phẩm được xác định như sau: SLtp =S Lsx - KLhh Trong đó: - SLtp là sản lượng nước thương phẩm ( đơn vị tính m3/ năm); - SLsx là sản lượng nước sản xuất được tính theo kế hoạch khai thác trong năm của từng nhà máy nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chấp thuận( đơn vị tính m3/năm); - KLhh là khối lượng nước hao hụt, thất thoát, thất thu so với sản lượng nước sản xuất (đơn vị tính m3); sản lượng nước hao hụt được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với sản lượng nước sản xuất, tuỳ theo từng điều kiện thực tế về thực trạng kỹ thuật và trình độ quản lý trong quá trình sản xuất và phân phối của mỗi địa phương mà có tỷ lệ hao hụt khác nhau. Tỷ lệ nước hao hụt cụ thể do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và được đưa vào mức khoán trong giá tiêu thụ nước sạch với tỷ lệ sau: a. Đối với toàn bộ mạng cấp nước để tiêu thụ đã đưa vào sử dụng dưới 10 năm thì tỷ lệ hao hụt tối đa không vượt quá 25%. b. Đối với toàn bộ mạng cấp nước để tiêu thụ đã đưa vào sử dụng từ 10 năm trở lên, thì tỷ lệ hao hụt tối đa không vượt quá 35%. Trường hợp mạng tiêu thụ cấp nước được đưa vào sử dụng có thời gian xen lẫn ở điểm a, b nêu trên thì tỷ lệ hao hụt tối đa không vượt quá 30%. Tỷ lệ hao hụt này phải được theo dõi và điều chỉnh hàng năm theo hướng giảm dần để đạt được tỷ lệ hao hụt ở mức thấp nhất. Trường hợp đặc thù, tỷ lệ hao hụt nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng. 2.2. Giá tiêu thụ nước sạch bình quân Giá tiêu thụ nước sạch bình quân (chưa có thuế giá trị gia tăng) được xác định theo công thức sau: GTtb Gttbq = ( 1 + Pđm) SLtp Trong đó: - Gttbq là giá tiêu thụ bình quân (đơn vị tính: đồng/m3). - GTtb là giá thành toàn bộ nước sạch (đơn vị tính: đồng/năm). - SLtp là sản lượng nước thương phẩm (đơn vị tính: m3/năm). - Pđm là lợi nhuận định mức được quy định tỷ lệ là 3% trên giá thành toàn bộ nước sạch. 2. 3. Giá tiêu thụ nước sạch cho từng mục đích sử dụng: Căn cứ vào giá tiêu thụ nước sạch bình quân đã xác định, căn cứ vào khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt theo quy định của Bộ Tài chính và căn cứ vào cơ cấu đối tượng tiêu thụ nước sạch ở địa phương để xác định hệ số tính giá tiêu thụ nước sạch cho phù hợp, theo nguyên tắc tổng các mức giá nước bình quân gia quyền cho các đối tượng bằng mức giá nước tiêu thụ bình quân. Hệ số tính giá tiêu thụ nước sạch được xác định theo bảng sau: Mục đích sử dụng nước Lượng nước sạch sử dụng/ tháng Hệ số tính giá tối đa so với giá bình quân Mức Ký hiệu Sinh hoạt các hộ dân cư - Mức 10 m3 đầu tiên (hộ/tháng) - Từ trên 10 m3 - 20 m3 (hộ/ tháng) - Từ trên 20 m3 - 30 m3 (hộ/tháng) -Trên 30 m3 (hộ tháng) SH1 SH2 SH3 SH4 0,8 1,0 1,2 2,0 Cơ quan hành chính Theo thực tế sử dụng HC 1,0 Đơn vị sự nghiệp Theo thực tế sử dụng SN 1,2 Phục vụ mục đích công cộng Theo thực tế sử dụng CC 1,0 Hoạt động sản xuất vật chất Theo thực tế sử dụng SX 1,5 Kinh doanh dịch vụ Theo thực tế sử dụng DV 3,0 Bình quân tổng sản lượng nước thương phẩm 1,0 Trường hợp xác định được số lượng người sử dụng nước sịnh hoạt trong một hộ gia đình (kể cả nhà ở tập thể) thì có thể áp dụng tính hệ số giá theo định mức sử dụng nước theo (m3/ người/ tháng) như sau: - Mức 2,5 m3/người/tháng SH1 0,8 - Trên 2,5 m3 - 5 m3/người/tháng SH2 1,0 - Trên 5 m3 - 7,5 m3/người/tháng SH3 1,2 - Trên 7,5 m3/người/tháng SH4 2,0 Trường hợp những nơi có nguồn nước và công suất cấp nước dư thừa so với tiêu dùng thì có thể chưa thực hiện mức giá lũy tiến, nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nước sạch, an toàn vệ sinh; mặt khác, cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp cấp nước phát triển mạng phân phối nước, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đối với hộ dân cư tiêu thụ nước sạch mà chưa lắp được đồng hồ đo lượng nước tiêu thụ thì tạm thời áp dụng mức thu khoán theo mức tiêu thụ cho một hộ dân cư sử dụng là 16 m3/ tháng theo giá tiêu thụ ở mức SH2. Trường hợp đặc biệt đối với địa phương có sản lượng nước sản xuất ra tiêu thụ chủ yếu cho sinh hoạt các hộ dân cư mà khi tính giá tiêu thụ nước sạch không thoả mãn hệ số tính giá tối đa theo quy định thì được phép điều chỉnh hệ số tính giá vượt hệ số tối đa áp dụng cho SH1 đầu tiên, để bảo đảm hệ số giá tiêu thụ nước sạch bình quân bằng 1. Đối với các đối tượng sử dụng nước sạch khác như: cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ..... giá tiêu thụ nước sạch do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước sạch quy định, nhưng không vượt hệ số tính giá tối đa quy định tại Thông tư này. Căn cứ bảng hệ số tính giá tối đa so với giá bình quân, tuỳ theo đặc điểm tiêu thụ nước sạch, tỷ lệ sử dụng nước sạch giữa các mục đích khác nhau tại địa phương mà xác định hệ số tính giá cho phù hợp. III - THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH VÀ QUẢN LÝ GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH 1. Bộ Tài chính quy định khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt áp dụng trong cả nước, phù hợp với đặc điểm sản xuất và tiêu thụ nước sạch tại các địa phương, khu vực. 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt tại địa phương, phù hợp với khung giá nước sạch sinh hoạt theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp đặc thù, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyết định giá tiêu thụ nước sạch tăng thêm 20% mức tối đa của khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt, trường hợp tăng thêm trên 20% mức tối đa của khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt phải có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính. 3. Giám đốc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước sạch căn cứ nội dung Thông tư này có trách nhiệm lập và trình phương án giá tiêu thụ nước sạch để Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét quyết định giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt tại địa phương sau khi có ý kiến của Sở quản lý chuyên ngành và ý kiến thẩm định của Sở Tài chính; Căn cứ phương án giá tiêu thụ nước sạch và giá nước sạch sinh hoạt do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh quy định, giám đốc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước sạch quy định giá tiêu thụ nước sạch cho các đối tượng khác bảo đảm nguyên tắc không vượt hệ số tính giá tối đa của Thông tư này. Trường hợp khách hàng không chấp nhận mức giá tiêu thụ nước sạch do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước sạch quy định thì một trong hai bên (hoặc cả hai bên) có quyền yêu cầu tổ chức hiệp thương giá theo quy định hiện hành. IV - TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng định kỳ hoặc đột xuất thực hiện kiểm tra việc xây dựng, ban hành và quản lý giá tiêu thụ nước sạch theo nội dung tại Thông tư này. 2. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng (hoặc Sở Giao thông Công chính) và các sở có liên quan kiểm tra việc chấp hành thực hiện quyết định giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt, kiểm tra việc xây dựng, quyết định và thực hiện giá tiêu thụ nước sạch áp dụng cho các đối tượng sử dụng nước tại địa phương; đồng thời tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng để theo dõi và điều chỉnh khi cần thiết. 3. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nước sạch phải có kế hoạch phát triển nguồn và mạng phân phối nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình tiêu thụ nước sạch, thu tiền nước đúng giá và phù hợp với từng đối tượng; kịp thời có biện pháp khắc phục tình trạng thất thoát nước và chống thất thu tiền nước. 4. Tuỳ theo tình hình thực tế của việc sản xuất và tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn trong từng thời kỳ, Bộ Tài chính phối hợp cùng Bộ Xây dựng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung phương pháp định giá tiêu thụ nước sạch cho phù hợp. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 03/1999/TTLB/BXD-BVGCP, ngày 16/6/1999 của Bộ Xây dựng và Ban vật giá Chính phủ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng để xem xét, bổ sung và sửa đổi cho phù hợp. Đinh Tiến Dũng (Đã ký) Trần Văn Tá (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng", "promulgation_date": "08/11/2004", "sign_number": "104/2004/TTLT-BTC-BXD", "signer": "Đinh Tiến Dũng, Trần Văn Tá", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-775-QD-UBND-2011-phe-duyet-de-an-xay-dung-nong-thon-moi-Quang-Ninh-190922.aspx
Quyết định 775/QĐ-UBND 2011 phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH --------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 775/QĐ-UBND Quảng Ninh, ngày 18 tháng 3 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 27/10/2010 của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; Căn cứ Nghị quyết số 39/2010/NQ-HDND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Quảng Ninh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020; Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 486/TTr-KHĐT-KTNN ngày 08/3/2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2010 - 2020 với các nội dung sau: 1. Tên Đề án: Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2010 – 2020. 2. Phạm vi Đề án. Đề án thực hiện tại 125 xã thuộc 13 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Ninh (trừ thành phố Hạ Long; các phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố và 02 xã Phương Nam, Phương Đông của thị xã Uông Bí do chuẩn bị lên phường). 3. Mục tiêu: 1.1. Mục tiêu tổng quát Xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp dịch vụ; gắn xây dựng nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được chú trọng bảo vệ; an ninh chính trị được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của nông dân ngày càng được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015. 1.2. Mục tiêu cụ thể a) Giai đoạn 2010 - 2015: Phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có 75 xã (chiếm 60% số xã của tỉnh) đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; 10/13 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và tỉnh Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh nông thôn mới, cụ thể là: - Về hạ tầng kinh tế - xã hội: Năm 2011, có 100% số thôn có nhà văn hóa ; 100% xã có bưu điện văn hóa xã, 100% thôn có điểm đủ điều kiện truy cập internet và thư viện dùng chung. Đến năm 2012, có 100% xã ; 100% trường học mầm non, mẫu giáo 100% xã có nhà văn hóa và khu thể thao . Đến năm 2015 có 75% số xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới; có 100% số xã có đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đường liên thôn được cứng hóa; 100% xã đồng bằng, 50% xã miền núi có hệ thống kênh mương được kiên cố hóa. - Về kinh tế và tổ chức sản xuất: Đến năm 2015, kinh tế khu vực nông thôn đóng góp từ 15-20% GDP của tỉnh, trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 4% trong cơ cấu GDP của tỉnh; Thu nhập của người dân nông thôn gấp 1,5 – 2 lần so với thu nhập đầu người khu vực nông thôn của tỉnh năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo các xã miền núi dưới 10%, các xã đồng bằng dưới 6%; 100% xã đã có nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; các xã có hợp tác xã hoặc tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả. - Về văn hóa - xã hội môi trường: Duy trì 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 100% y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2012, có 95% hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh. Đến năm 2013, có 100% xã có nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; 100% xã đồng bằng có bộ phận dịch vụ thu gom, xử lý rác thải; 100% trung tâm xã và cụm dân cư có hệ thống thoát nước thải hoàn chỉnh. - Về đào tạo nghề: - Về hệ thống chính trị: Đến năm 2015, có 90% cán bộ xã đạt chuẩn; hàng năm có 80% đảng bộ và các tổ chức đoàn thể xã đạt trong sạch vững mạnh; 100% các xã không có khiếu kiện đông người vượt cấp. b) Giai đoạn 2016 - 2020: Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 100 xã (chiếm 80% số xã của tỉnh) đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh đạt tiêu chí là tỉnh nông thôn mới; Cụ thể là: - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho 33.000 người; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tin học, quản lý Nhà nước cho 11.600 lượt cán bộ, công chức xã. - Phấn đấu đến năm 2020: 100% số xã có hạ tầng – kinh tế xã hội cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới; Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 1,4% trong cơ cấu GDP của tỉnh; Thu nhập của người dân nông thôn gấp 2 lần so với thu nhập đầu người khu vực nông thôn của tỉnh năm 201; Tỷ lệ dân nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt trên 98%; Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 55%; có khoảng 100 xã (chiếm 80% số xã của tỉnh) đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. 4. Quan điểm thực hiện Đề án nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh. 3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. 3.1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng của tỉnh tổ chức quán triệt và thực hiện tuyên truyền để mọi cán bộ người dân hiểu về tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến, kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình. 3.2. Nâng cao chất lượng qui hoạch và quản lý qui hoạch: Trong năm 2010 - 2011, tập trung rà soát, bổ sung các chỉ tiêu quy hoạch, lập mới và phê duyệt xong quy hoạch ở cấp xã đảm bảo phù hợp với các chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Tăng cường quản lý nhà nước trong công tác lập, thẩm định và và quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới. 3.3 Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch. Đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, mạng lưới điện nông thôn, hệ thống trường học, cơ sở vật chất văn hóa, hệ thống chợ nông thôn... Xây dựng các khu sản xuất tập trung: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông lâm thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nông thôn. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư: Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ cho đề án từ Trung ương cho chương trình nông thôn mới. Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, bao gồm: Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; ưu tiên cân đối Ngân sách tỉnh, huyện, xã để thực hiện các mục tiêu của đề án; vận động doanh nghiệp, người dân, các thành phần kinh tế tham gia hỗ trợ vốn đầu tư cho chương trình. Vận động các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư trên địa bàn huyện, xã; Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư đạt các mục tiêu của chương trình. 3.4. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý nông nghiệp, nông thôn, nhất là cán bộ quản lý chính quyền cơ sở, cá doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã. 3.5. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất, trọng tâm là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Có chính sách thu hút các nhà khoa học trong hợp tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tăng dần hàm lượng khoa học - công nghệ trong giá trị nông sản; từng bước thực hiện cơ khí hoá và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, liên doanh, liên kết mở rộng sản xuất, kinh doanh. 3.6. Phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập thể ở vùng nông thôn: Đổi mới hoạt động của các hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể và doanh nghiệp ở nông thôn phát triển. Phát triển kinh tế hộ, trang trại, các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, phát huy vai trò tự chủ của nông dân trong sản xuất, kinh doanh. Mở rộng ngành nghề, khuyến khích, hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống, các nghề mới. 3.7. Về phát triển y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội và an ninh, quốc phòng. Tiếp tục củng cố tổ chức, mạng lưới y tế cơ sở, hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ y tế phục vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Ưu đãi, khuyến khích bác sỹ về công tác tại các trạm y tế xã, duy trì và phát triển lực lượng y tế thôn bản. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục - đào tạo. Đẩy mạnh tuyên truyền và xây dựng nếp sống văn hoá ở nông thôn. Tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao. Nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống, nhất là bảo tồn, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá trọng điểm, các lễ hội tiêu biểu, độc đáo của dân tộc gắn liền với bài trừ các hủ tục lạc hậu. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. 3.8. Củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở: Tạo sự chuyển biến toàn diện, sâu sắc về nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn, bảo đảm vai trò nền tảng, hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo toàn diện kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng. Xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 4. Về cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới 4.1. Cơ chế hỗ trợ đầu tư từ Ngân sách: a) Cơ chế hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước: Hỗ trợ đầu tư tối thiểu theo cơ chế hiện hành của tỉnh, cụ thể là: - Đầu tư 100% Công tác quy hoạch; đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ HTX; Kênh mương loại 1, 2; hồ, đập; Công trình cung cấp nước sinh hoạt tập trung, đầu mối. - Hỗ trợ một phần cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt phân tán, thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông thôn, xóm; kênh mương loại 3; điện hạ áp sinh hoạt nông thôn; phát triển sản xuất và dịch vụ; công trình thể thao thôn, bản; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thu công nghiệp, thủy sản (Theo cơ chế hỗ trợ tại Quyết định số 3972/QĐ-UBND ngày 07/12/2009 của UBND tỉnh “V/v phê duyệt Đề án xây dựng thí điểm kết cấu hạ tầng cấp xã theo mô hình nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015 tại các huyện khó khăn: Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Tiên Yên”). b) Về bố trí nguồn Vốn Ngân sách: Tỉnh ưu tiên bố trí Ngân sách hàng năm cho Đề án; Chủ động ứng trước Ngân sách tỉnh (Đối với các nhiệm vụ thuộc Ngân sách Trung ương) hoàn thành các mục tiêu của Đề án. Lý do: theo cơ cấu đầu tư những năm qua (2008-2010), Ngân sách Trung ương hàng năm hỗ trợ đầu tư đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn khoảng 26%, Ngân sách tỉnh đầu tư 74% tổng Ngân sách đầu tư. Do đó, để đảm bảo nguồn lực đầu tư nhằm hoàn thành các mục tiêu đề án theo từng năm, từng giai đoạn thực hiện đề án, căn cứ vào yêu cầu thực tế, đề nghị UBND tỉnh báo cáo Hội đồng Nhân dân tỉnh chủ động cân đối ứng trước vốn Ngân sách tỉnh thực hiện các nhiệm vụ đầu tư (thuộc nhiệm vụ chi của Ngân sách trung ương), điều chỉnh cơ cấu vốn theo từng lĩnh vực thuộc đề án để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thành các tiêu chí theo mục tiêu cụ thể đề ra. 4.2. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn chương trình nông thôn mới. a) Thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và Luật Đầu tư. Các tiêu chí và định mức phân bổ của Đề án được áp dụng riêng cho Chương trình nông thôn mới. b) Đảm bảo công khai, minh bạch, tạo sự cân đối giữa các vùng, miền, giữa các huyện, thị xã, thành phố; Đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của đề án. c) Vốn đầu tư cho chương trình nông thôn mới (Ngân sách trung ương, Ngân sách địa phương) được phân bổ theo tiêu chí sau: - Bố trí đủ số vốn Ngân sách theo đề án đối với các tiêu chí được xác định phải hoàn thành trong năm (căn cứ vào nhu cầu vốn hoàn thành tiêu chí) và dự án đầu tư trọng điểm theo tiêu chỉ và chỉ đạo Ban chỉ đạo Nông thôn mới cấp tỉnh. - Đối với phần vốn Ngân sách (TW, địa phương) sau khi đã trừ đi phần vốn bố trí cho các nội dung đầu tư đã định trước, phần còn lại được phân chia theo nguyên tắc: Dành 50% để UBND tỉnh phân bổ cho các nhóm công trình phải thực hiện trước để hoàn thành các mục tiêu của đề án; dành 50% còn lại để UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phân bổ các công trình, dự án theo các tiêu chí nông thôn mới của Chính phủ: + Nguyên tắc phân bổ 50% số vốn còn lại của tỉnh: Căn cứ vào tiêu chí, Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến trình UBND tỉnh thứ tự ưu tiên cho các chỉ tiêu cần phải sớm hoàn thành (Sau khi thống nhất với Ban Xây dựng Nông thôn mới); Ưu tiên bố trí cho các địa phương thực hiện tốt các tiêu chí không cần vốn đầu tư; Ưu tiên cho những địa phương có khả năng về đích sớm, theo tỷ lệ số xã thực hiện đề án. + Nguyên tắc phân bổ 50% số vốn còn lại cho cấp huyện: Phân chia theo tỷ lệ số xã thực hiện đề án trong cấp huyện; UBND cấp huyện chủ động phân bổ chi tiết theo các mục tiêu của đề án. 4.3. Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội: Đề nghị UBND tỉnh Giao các ngành rà soát các cơ chế chính sách hiện có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Tỉnh; sửa đổi, bổ sung, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với chính sách hiện hành, để thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 7. Vốn và nguồn vốn thực hiện đề án: 7.1. Nhu cầu vốn thực hiện đề án. Vốn: Triệu đồng % Tổng cộng 15.946.499 100,0 Trong đó: - Lập quy hoạch 68.854 0,4 - Xây dựng cơ sở hạ tầng 13.625.895 85,4 - Hỗ trợ phát triển sản xuất 2.200.000 13,8 - Công tác tuyên truyền, chi phí quản lý, triển khai, đánh giá công nhận nông thôn mới 51.750 0,3 7.2. Nguồn vốn thực hiện đề án. Vốn: Triệu đồng % Tổng số 15.946.499 100,0 - Ngân sách 12.277.399 77,0 Trong đó: +Đề nghị NS Trung ương 5.940.928 37,0 + NS địa phương (tỉnh, huyện, xã) 6.336.471 40,0 - Vốn tín dụng 1.343.520 8,4 - Vốn từ các DN, HTX 1.009.413 6,3 - Huy động cộng đồng dân cư 1.316.167 8,3 7.3. Phân kỳ đầu tư. - Giai đoạn 2010-2015: Tổng nhu cầu vốn là 10.346.571 triệu đồng chiếm 65% tổng nhu cầu vốn đề án; Trong đó Ngân sách 7.823.693triệu đồng, trung bình/1 năm là 1.564.739 triệu đồng. - Giai đoạn 2016-2020: Tổng nhu cầu vốn là 5.599.928 triệu đồng chiếm 35% tổng nhu cầu vốn đề án; Trong đó Ngân sách 4.453.706 triệu đồng, trung bình/1 năm là 890.741 triệu đồng. 8. Tổ chức thực hiện: 8.1. Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. - Cấp tỉnh: Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh. Giúp việc cho Ban chỉ đạo nông thôn mới cấp tỉnh là Ban xây dựng nông thôn mới. - Cấp huyện: Thành phần tương tự như cấp tỉnh. Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc phòng Kinh tế) là cơ quan thường trực điều phối, giúp Ban Chỉ đạo huyện thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. - Cấp xã: Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới do Bí thư Đảng ủy xã là Trưởng Ban; Phó ban chỉ đạo và các thành viên như cấp huyện. 8.2. Thành lập Ban xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh để giúp việc cho Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và UBND tỉnh để triển khai thực hiện đề án nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020. 8.3. Lập đề án cấp huyện, cấp xã: UBND cấp huyện căn cứ Đề án cấp tỉnh, rà soát lại hiện trạng nông thôn để lập, thẩm định, phê duyệt đề án. 9. Trách nhiệm của các cấp, các ngành 9.1. Trách nhiệm của các Sở, Ngành liên quan. - Đảm bảo phân bổ nguồn lực theo đúng luật Ngân sách nhà nước, theo tiêu chí do Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh ban hành. Thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện, thị xã, thành phố. - Phối hợp với Ban xây dựng nông thôn mới xây dựng các tiêu chí, chương trình, nội dung hoạt động trình Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh ban hành để hướng dẫn các địa phương thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới thuộc lĩnh vực chuyên ngành quản lý. - Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù theo lĩnh vực quản lý để tạo điều kiện cho các địa phương tổ chức thực hiện, khai thác có hiệu quả nguồn lực tại chỗ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện những nội dung xây dựng nông thôn mới. - Giám sát, đôn đốc, kiểm tra thực hiện việc quản lý đầu tư, vốn và các lĩnh vực khác trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới thuộc lĩnh vực chuyên ngành. 9.2. Trách nhiệm của các huyện, thị xã, thành phố. - Thẩm định, phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới và các Dự án thành phần của các xã trên địa bàn. Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt đề án nông thôn mới cấp huyện. - Phối hợp với các Sở, Ngành, Ban xây dựng nông thôn mới hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các xã triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa bàn quản lý đảm bảo tiến độ theo quy định. - Quản lý nguồn vốn và đầu tư đúng mục đích, đúng kế hoạch đã được tỉnh giao. Thường xuyên báo cáo các ngành liên quan về tiến độ, thời gian và những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. 9.3. Trách nhiệm của các xã. - Tổ chức công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; phát động phong trào toàn dân hưởng ứng, tham gia xây dựng nông thôn mới. - Tiến hành lập Đề án Xây dựng nông thôn mới cấp xã và các Dự án thành phần trình UBND huyện phê duyệt. - UBND các xã là chủ Đề án xây dựng nông thôn mới. 9.4. Về chủ đầu tư thực hiện Dự án thành phần: Tùy theo điều kiện thực tế ở địa phương, đối với những xã có cán bộ đủ năng lực thì giao làm Chủ đầu tư; nếu xã chưa đủ năng lực thì UBND huyện làm Chủ đầu tư, quá trình triển khai thực hiện UBND huyện có trách nhiệm đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã để dần dần chuyển nhiệm vụ Chủ đầu tư cho cấp xã. 10. Thời gian thực hiện. Thời gian thực hiện Đề án từ năm 2010 - 2020. Điều 2: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Nội vụ, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Lao động Thương binh và Xã hội; Ban Xây dựng nông thôn mới; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cẩm Phả, thành phố Móng Cái, Uông Bí và các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đỗ Thông
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ninh", "promulgation_date": "18/03/2011", "sign_number": "775/QĐ-UBND", "signer": "Đỗ Thông", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Quyet-dinh-34-2013-QD-UBND-chuyen-giao-chung-thuc-giao-dich-sang-to-chuc-cong-chung-Ninh-Thuan-287436.aspx
Quyết định 34/2013/QĐ-UBND chuyển giao chứng thực giao dịch sang tổ chức công chứng Ninh Thuận
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 34/2013/QĐ-UBND Ninh Thuận, ngày 25 tháng 6 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CHUYỂN GIAO THẨM QUYỀN CHỨNG THỰC CÁC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH SANG TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004; Căn cứ Luật Công chứng ngày 29/11/2006; Căn cứ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Căn cứ Nghị định số 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng; Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 795/TTr-STP ngày 18/6/2013, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch sang tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo nội dung sau: 1. Đối với thành phố Phan Rang- Tháp Chàm và các huyện nơi có tổ chức hành nghề công chứng: Chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, do Ủy ban nhân dân thành phố, huyện, xã, phường, thị trấn đang thực hiện sang tổ chức hành nghề công chứng. 2. Đối với các huyện nơi chưa có tổ chức hành nghề công chứng: Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu được quyền lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện theo quy định của pháp luật. Điều 2. Thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: 1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chứng thực bản sao từ bản chính và các loại văn bản, giấy tờ giao dịch khác thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện, theo quy định của pháp luật. 2. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chứng thực đối với di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, bản sao từ bản chính và các loại văn bản, giấy tờ giao dịch khác (trừ các hợp đồng, giao dịch đã nêu tại khoản 1, Điều 1 Quyết định này) thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, theo quy định của pháp luật. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 289/2010/QĐ- UBND ngày 16/3/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch trên địa bàn tỉnh. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức hành nghề công chứng và các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - BTP (Cục KTVB, Cục BTTP); - TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; - Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh; - Đoàn đại biểu QH tỉnh; - TT. HĐND các huyện, thành phố; - TT.Công báo tỉnh; - VPUB: CVP, PVP (đ/c Định); - Lưu: VT, NC. TMC TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Võ Đại
{ "issuing_agency": "Tỉnh Ninh Thuận", "promulgation_date": "25/06/2013", "sign_number": "34/2013/QĐ-UBND", "signer": "Võ Đại", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-52-KH-UBND-huong-ung-chien-dich-gio-trai-dat-Ha-Giang-2016-305709.aspx
Kế hoạch 52/KH-UBND hưởng ứng chiến dịch giờ trái đất Hà Giang 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 52/KH-UBND Hà Giang, ngày 03 tháng 03 năm 2016 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG CHIẾN DỊCH GIỜ TRÁI ĐẤT 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG Giờ Trái đất là sáng kiến của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund Nature - WWF) nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trên toàn Thế giới. Mọi cá nhân và tổ chức tại Việt Nam đều có thể tham gia bằng nhiều hình thức đơn giản như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết hoặc tổ chức các hoạt động ủng hộ nhằm đối phó với tác động của quá trình biến đổi khí hậu. Để Chiến dịch Giờ Trái đất được hưởng ứng sâu rộng trong cộng đồng, góp phần tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. UBND tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2016 với những nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Hưởng ứng Chiến dịch “Giờ Trái đất năm 2016” (Sự kiện Giờ trái đất) góp phần vào nỗ lực chung của thế giới, đồng thời thúc đẩy việc thực thi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường thực hiện tiết kiệm điện. - Vận động sâu rộng nhằm nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong việc tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm giảm thiểu các tác hại do biến đổi khí hậu gây ra. - Góp phần nâng cao trách nhiệm của cộng đồng từ đó dẫn đến hành động cụ thể của mỗi cá nhân, tổ chức trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả góp phần làm giảm sự biến đổi khí hậu toàn cầu. - Các hoạt động hưởng ứng phải đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông, nhất là tại các điểm tổ chức hưởng ứng Sự kiện Giờ Trái đất. - Tổ chức các hoạt động hưởng ứng phải thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí. II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH 1. Tên Chiến dịch, thông điệp. - Tên Chiến dịch: “Chiến dịch Giờ trái đất 2016”. - Thông điệp: “Hành động nhỏ - Ý nghĩa lớn”. 2. Nội dung cơ bản. - Tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa và hành động hưởng ứng Sự kiện Giờ Trái đất bằng hình thức phát từ rơi, treo băng rôn, tờ phướn, áp phích tại các cơ quan, đơn vị, các khu tập trung đông dân cư (từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 3 năm 2016). - Tổ chức hoạt động đạp xe tuyên truyền (trên địa bàn thành phố Hà Giang) và thu gom rác thải tại các khu vực dân cư (trên địa bàn toàn tỉnh) vào sáng ngày 19 tháng 3 năm 2016. - Tuyên truyền vận động các tổ chức, cơ quan, đơn vị và các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Giang tích cực tham gia tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết vào thời điểm diễn ra Sự kiện Giờ Trái đất, từ 20h30’ đến 21h30’ ngày 19 tháng 3 năm 2016. - Tắt toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Hà Giang (trừ các nút giao thông quan trọng và các mục tiêu cần bảo vệ) trong thời điểm diễn ra đêm sự kiện từ 20h30’ đến 21h30’ ngày 19 tháng 3 năm 2016. - Tổ chức buổi thực hiện nghi thức tắt đèn và giao lưu văn nghệ kết hợp với công tác tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng trong thời gian diễn ra Sự kiện tại Quảng trường 26/3 thành phố Hà Giang. III. KINH PHÍ TỔ CHỨC Ngân sách Nhà nước (Nguồn chi không thường xuyên hoạt động tiết kiệm năng lượng 2016) và các nguồn kinh phí khác. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Công Thương: - Sở Công Thương là cơ quan thường trực, tham mưu giúp cho UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này. - Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố trong việc triển khai tích cực các hoạt động hưởng ứng Sự kiện Giờ Trái đất. - Kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch và Tổ chức đêm sự kiện của các cơ quan, đơn vị. Tổng hợp báo cáo các kết quả của Chiến dịch về Bộ Công Thương và UBND tỉnh sau khi hoàn thành. - Thiết kế các băng rôn, tờ phướn, tờ dán, tờ roi có nội dung tuyên truyền, hưởng ứng Sự kiện Giờ Trái đất 2016; tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và bảo vệ môi trường. - Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện nghi thức tắt đèn và giao lưu văn nghệ kết hợp với công tác tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trong thời gian diễn ra đêm sự kiện tại Quảng trường 26/3 thành phố Hà Giang. - Chỉ đạo công tác lập dự toán gửi các cơ quan chuyên môn thẩm định. 2. UBND các huyện, thành phố: - Chỉ đạo các phòng, ban chức năng; các xã, phường tích cực hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất 2016. Thông báo đến các thôn, xóm, tổ dân phố kêu gọi các hộ gia đình trên địa bàn tích cực hưởng ứng Sự kiện cùng tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30’ đến 21h30’ ngày 19 tháng 3 năm 2016. - Chỉ đạo Huyện đoàn, Thành đoàn tổ chức phát động các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thu gom rác thải tại các khu vực dân cư vào sáng ngày 19 tháng 3 năm 2016 nhằm hưởng ứng Sự kiện Giờ Trái đất và tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường đến cộng đồng. - Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cấp phép cho đơn vị liên quan thực hiện công tác treo các băng rôn, tờ phướn, tờ dán tại các cơ quan, đơn vị và các địa điểm đông dân cư. 3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với đơn vị chủ trì thực hiện: Xây dựng kịch bản thực hiện nghi thức tắt đèn; dàn dựng các tiết mục văn nghệ có nội dung ca ngợi quê hương, đất nước và tiết kiệm năng lượng phục vụ trong thời gian diễn ra đêm sự kiện vào tối ngày 19 tháng 3 năm 2016 tại Quảng trường 26/3 thành phố Hà Giang. 4. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với đơn vị chủ trì, Báo Hà Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Giang có biện pháp tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa và các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất 2016. 5. Công an tỉnh: Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông vào thời điểm tổ chức hoạt động đạp xe tuyên truyền (trên địa bàn thành phố Hà Giang) vào sáng ngày 19 tháng 3 năm 2016 và thời điểm diễn ra Sự kiện Giờ Trái đất 20h30’ đến 21h30’ ngày 19 tháng 3 năm 2016 tại Quảng trường 26/3 thành phố Hà Giang. 6. Tỉnh đoàn Hà Giang: - Chỉ đạo Đoàn thanh niên các huyện, thành phố kêu gọi các đoàn viên, thanh niên tích cực hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2016, đồng thời có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. - Tổ chức 50 đoàn viên thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Giang tham gia các hoạt động đạp xe tuyên truyền (tự túc phương tiện). - Tổ chức 300 đoàn viên thanh niên tham gia tập luyện và xếp chữ vào chiều ngày 19 tháng 3 năm 2016 và trong thời gian diễn ra Sự kiện chính tối ngày 19 tháng 3 năm 2016 tại Quảng trường 26/3 thành phố Hà Giang theo yêu cầu của Ban tổ chức. 7. Công ty Điện lực Hà Giang: - Chỉ đạo các phòng, ban, Điện lực các huyện tổ chức tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2016 tại các khu vực tập trung đông dân trên địa bàn toàn tỉnh. - Cử cán bộ tham gia hoạt động đạp xe tuyên truyền vào sáng 19 tháng 3 năm 2016 và các hoạt động trong thời gian diễn ra Sự kiện chính tối ngày 19 tháng 3 năm 2016 tại Quảng trường 26/3 thành phố Hà Giang theo yêu cầu của Ban tổ chức. - Tổng hợp số liệu về sản lượng điện tiết kiệm được trong thời gian diễn ra Sự kiện Giờ Trái đất 2016 và báo cáo Sở Công Thương. 8. Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Hà Giang: - Tổ chức tắt toàn bộ đèn chiếu sáng và đèn trang trí công cộng trên địa bàn thành phố Hà Giang vào thời điểm diễn ra Sự kiện từ 20h30’ đến 21h30’ ngày 19 tháng 3 năm 2016 (trừ các nút giao thông quan trọng và các mục tiêu cần bảo vệ). - Tham gia vệ sinh sạch sẽ xung quanh khu vực Quảng trường 26/3 thành phố Hà Giang trước và sau khi diễn ra Sự kiện. Trên đây là Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất 2016 trên địa bàn tỉnh Hà Giang. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và UBND các huyện, thành phố phối hợp tổ chức thực hiện đảm bảo mục tiêu và đạt hiệu quả cao. Báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30 tháng 3 năm 2016./. Nơi nhận: - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND, UBND tỉnh; - Các Sở, ban, ngành tỉnh; - UBND các huyện/ thành phố; - Báo Hà Giang, Đài PTTH tỉnh; - Cổng TTĐT tỉnh; - Lãnh đạo VPUBND tỉnh; - Công ty Điện lực Hà Giang; - Công ty CP Môi trường đô thị Hà Giang; - Lưu: VT, CN, TH. CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Sơn
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hà Giang", "promulgation_date": "03/03/2016", "sign_number": "52/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Sơn", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-2005-QD-BCT-2015-chi-dinh-to-chuc-chung-nhan-phan-bon-vo-co-267812.aspx
Quyết định 2005/QĐ-BCT 2015 chỉ định tổ chức chứng nhận phân bón vô cơ
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2005/QĐ-BCT Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN PHÂN BÓN VÔ CƠ BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Căn cứ Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón; Căn cứ Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón; Căn cứ Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; Căn cứ Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương; Xét công văn đề nghị số 124/GĐ-NVTH ngày 4 tháng 3 năm 2015 của Công ty TNHH giám định Vinacontrol TP. Hồ Chí Minh về việc bổ sung hồ sơ và đề nghị chỉ định chính thức cho đơn vị tham gia hoạt động chứng nhận phân bón vô cơ; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Chỉ định Công ty TNHH giám định Vinacontrol TP. Hồ Chí Minh, địa chỉ: số 80 Bà Huyện Thanh Quan, phường 9, quận 3, TP. Hồ Chí Minh thực hiện việc chứng nhận phân bón vô cơ. Phạm vi được công nhận đối với phân bón vô cơ được quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 093.2015/QĐ-VPCNCL ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Văn phòng công nhận chất lượng (Vicas 047 - Product). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực 03 năm, kể từ ngày ký. Điều 3. Công ty TNHH giám định Vinacontrol TP. Hồ Chí Minh có trách nhiệm thực hiện công tác đánh giá sự phù hợp phân bón vô cơ phục vụ quản lý nhà nước khi có yêu cầu và phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Công ty TNHH giám định Vinacontrol TP. Hồ Chí Minh và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Tổng cục Hải quan; - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; - Các Cục: Hóa chất, Quản lý thị trường, TMĐT&CNTT (đăng trên Website); - Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT; - Lưu: VT, KHCN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Cao Quốc Hưng
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "05/03/2015", "sign_number": "2005/QĐ-BCT", "signer": "Cao Quốc Hưng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-2743-QD-UBND-2023-chuc-nang-nhiem-vu-Trung-tam-Xuc-tien-Dau-tu-Thuong-mai-Son-La-591329.aspx
Quyết định 2743/QĐ-UBND 2023 chức năng nhiệm vụ Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Sơn La
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2743/QĐ-UBND Sơn La, ngày 18 tháng 12 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TỈNH SƠN LA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020; Căn Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Quyết định số 1239/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La; Căn cứ Quyết định số 08/2021/QĐ-UBND ngày 26/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 856/TTr-SNV ngày 13 tháng 12 năm 2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Sơn La 1. Vị trí và chức năng a) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Sơn La là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh Sơn La, chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh về bộ máy, biên chế, tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, đồng thời chịu sự hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. b) Trung tâm thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư, khuyến công, xúc tiến thương mại, du lịch và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La theo quy định của pháp luật. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn 2.1. Nhiệm vụ a) Thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ về hồ sơ, thủ tục đầu tư - Khâu nối, phối hợp các sở, ngành có liên quan và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, cơ chế chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư, giới thiệu các hình thức đầu tư, địa điểm đầu tư và hỗ trợ các nhà đầu tư từ khi nghiên cứu lập dự án đầu tư đến khi dự án được cấp có thẩm quyền xem xét chấp thuận đầu tư, đi vào hoạt động đảm bảo đúng phân cấp và quy định của pháp luật hiện hành. - Thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn cho các chủ đầu tư, nhà đầu tư, doanh nghiệp khi có yêu cầu về: Lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư; lập đồ án quy hoạch; lập dự án đầu tư xây dựng; thủ tục đất đai, môi trường, khảo sát, thiết kế xây dựng; thẩm định các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), các dự án có sử dụng đất; thẩm tra, lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu; giám sát thi công thực hiện dự án; cung cấp dịch vụ tư vấn lập doanh nghiệp theo quy định hiện hành của pháp luật…(trừ các dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp) nhằm đảm bảo các trình tự, thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành trước khi chuyển hồ sơ đến Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh theo cơ chế một cửa liên thông. Chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương hướng dẫn, kịp thời giải quyết thủ tục cho nhà đầu tư. - Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án khi được cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Đăng ký doanh nghiệp; Cập nhập thông tin về tiến độ, công tác thực hiện các dự án để báo cáo UBND tỉnh về các vướng mắc mà nhà đầu tư gặp phải để tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư. - Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức đối thoại giữa chính quyền các cấp với các doanh nghiệp, nhà đầu tư; tổ chức hội nghị để lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng cùng doanh nghiệp giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư. - Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức: Hội nghị, hội thảo phổ biến các cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư; bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực và các kỹ năng cho doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật b) Thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch - Xúc tiến đầu tư + Xây dựng các chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư, xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư phía Bắc, các tổ chức trong và ngoài tỉnh để tổ chức các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch các ngành, lĩnh vực, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện. + Thực hiện các hoạt động xúc tiến mời gọi đầu tư như: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư; Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư, xây dựng danh mục dự án mời gọi đầu tư, tổ chức hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động tuyên truyền quảng bá, giới thiệu về môi trường đầu tư, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư. + Tổ chức tuyên truyền quảng bá đầu tư và cung cấp các dịch vụ, thông tin đầu tư cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư. + Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức Hội thảo, chương trình cà phê doanh nhân, đối thoại giữa các nhà đầu tư với cơ quan quản lý nhà nước để tiếp xúc đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình đầu tư. + Chủ trì tổ chức đào tạo khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Liên kết đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, đấu thầu. + Nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh ban hành, chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hằng năm về lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch. Xây dựng danh mục dự án, sản phẩm thu hút, kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh; xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch địa phương; xây dựng, quảng bá sản phẩm du lịch địa phương; xây dựng định hướng phát triển thị trường du lịch của địa phương. - Xúc tiến thương mại + Phối hợp với Sở Công Thương, các sở ngành liên quan và các địa phương đề xuất các chủ trương, chính sách về xúc tiến thương mại của tỉnh phù hợp với quy định của pháp luật và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển ngành công thương ở địa phương để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động xúc tiến thương mại theo chương trình, kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công thương phê duyệt. + Thực hiện và cung ứng các dịch vụ xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm; tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ trong tỉnh, trong nước và quốc tế theo chương trình xúc tiến thương mại được duyệt hàng năm của tỉnh và Bộ Công thương; Phối hợp thực hiện các chương trình khuyến khích người Việt dùng hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh. + Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động (hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn) hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nâng cao kiến thức, kỹ năng xây dựng thương hiệu, quảng bá và phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường, nâng cao kiến thức, kỹ năng về thương mại điện tử. Trực tiếp quản lý vận hành sàn thương mại điện tử của tỉnh (nếu có) để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã quảng bá, giới thiệu và kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. + Phối hợp tổ chức hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về xúc tiến thương mại, marketting cho các doanh nghiệp, hỗ trợ thực hiện hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp. - Thông tin, xúc tiến du lịch + Xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động xúc tiến du lịch; các đề án, các hoạt động liên kết, phối hợp kêu gọi các nguồn lực đầu tư về du lịch và tổ chức thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Phối hợp với các đơn vị tiếp đón các tổ chức xúc tiến du lịch, các hãng lữ hành, du khách trong và ngoài nước đến tỉnh Sơn La tham quan, khảo sát tìm hiểu các sản phẩm du lịch của tỉnh. Xây dựng các Tour, tuyến du lịch đến các địa danh của tỉnh để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Sơn La đến bạn bè trong nước và quốc tế. + Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn và hấp dẫn. + Huy động các nguồn lực, xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch tỉnh Sơn La với nhiều loại hình độc đáo, đa dạng, chất lượng cao. + Tổ chức các hoạt động thông tin xúc tiến du lịch; xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch. + Tổ chức các hoạt động, dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao và phù hợp với quy định của pháp luật. + Xây dựng mạng lưới cộng tác viên tham gia hỗ trợ hoạt động dịch vụ du lịch, xúc tiến du lịch. - Xây dựng, quản lý, sử dụng, vận hành và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về tiềm năng, lợi thế, chính sách thu hút đầu tư, thương mại và du lịch của tỉnh; xây dựng, quản lý, sử dụng và cung cấp các ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến đầu tư, du lịch dưới hình thức kỹ thuật số, bản in, phim, clip quảng bá, chuyên trang, chuyên mục, các chất liệu và hình thức khác. Phối hợp với các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế tổ chức quảng bá, giới thiệu, cập nhập thông tin về các dự án thuộc danh mục kêu gọi đầu tư đã được phê duyệt, các sản phẩm thương mại và du lịch của tỉnh. Tiếp xúc các nhà đầu tư để trao đổi, tư vấn, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về đầu tư, thương mại và du lịch theo định hướng phát triển của tỉnh bằng nhiều hình thức. - Tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại và xúc tiến, quảng bá du lịch, giới thiệu con người, di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hóa của địa phương ở trong nước và ngoài nước; đầu mối tư vấn tổ chức cho các doanh nghiệp khảo sát nghiên cứu thị trường và đặt chi nhánh, đại diện du lịch, chi nhánh giới thiệu sản phẩm thương mại ở trong nước và quốc tế. Tổ chức các chương trình khảo sát, học tập kinh nghiệm các mô hình kinh doanh, xây dựng và phát triển điểm đến du lịch trong và ngoài nước. - Tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại theo chương trình hợp tác với các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các hiệp hội doanh nghiệp, đối tác, tổ chức có liên quan. Tổ chức, tham gia các hội chợ, triển lãm, sự kiện du lịch quy mô tỉnh, liên vùng, quốc gia, quốc tế; khảo sát, thu thập dữ liệu, tài liệu, điều tra tài nguyên du lịch, thị trường du lịch; thông tin hỗ trợ khách du lịch và phát triển du lịch cộng đồng của địa phương. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lồng ghép tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch trong nước và quốc tế hằng năm theo kế hoạch. - Tổ chức đón tiếp, làm việc với các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư, thương mại và du lịch và tham gia các sự kiện, diễn đàn, hội thảo, hội nghị, hội chợ triển lãm chuyên đề và hoạt động đầu tư, thị trường, sản phẩm và du lịch trong tỉnh, trong nước và quốc tế; giới thiệu sản phẩm xuất khẩu; làm đầu mối tổ chức xúc tiến khi tiếp xúc với các nhà đầu tư. c) Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp - Thực hiện vai trò cơ quan chủ trì đề án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Hỗ trợ các doanh nghiệp có năng lực trong việc tiếp cận vốn, tiếp cận thị trường và tham gia vào các chuỗi giá trị. Hỗ trợ doanh nghiệp làm hồ sơ vay vốn, bảo lãnh; cung cấp thông tin và hướng dẫn để doanh nghiệp tiếp cận chính sách ưu đãi về vốn vay; giúp các doanh nghiệp tiếp cận các quỹ đầu tư. - Chủ động tìm kiếm các chuỗi cung ứng để các doanh nghiệp siêu nhỏ có thể tham gia. Ký kết các văn bản hợp tác với các tổ chức hiệp hội, các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi cung ứng. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý chất lượng để tham gia vào các chuỗi giá trị. - Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường. Hướng dẫn bảo hộ thương hiệu sản phẩm độc quyền; quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử, Website, Fanpage của Trung tâm. Hỗ trợ doanh nghiệp học tập các mô hình đã xây dựng thương hiệu thành công. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm. - Kết nối, tiếp nhận và tổng hợp thông tin phản hồi từ doanh nghiệp. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan tham mưu trình UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. d) Thực hiện hoạt động khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp - Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công; kế hoạch, đề án, dự án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm năng lượng; kế hoạch, đề án, dự án thuộc lĩnh vực sản xuất sạch hơn, xử lý môi trường công nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật. - Tổ chức đào tạo hoặc liên kết đào tạo nhân lực, lao động phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng, lưu giữ và khai thác dữ liệu điện tử về công nghiệp nông thôn tại địa phương. Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công nghiệp, hoạt động khuyến công tại địa phương. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm, các hội thi, hội thảo, hội chợ, diễn đàn về khuyến khích phát triển công nghiệp địa phương. Tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ khuyến công cho các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động khuyến công. Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc, trang thiết bị, khoa học công nghệ để triển khai thực hiện chương trình, đề án khuyến công tại địa phương. Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khuyến công; xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm theo các đề án, chương trình khuyến công. và tham gia hoạt động khuyến công tự nguyện tại địa phương. - Thực hiện hoạt động dịch vụ kiểm định, đo lường thiết bị điện, sử dụng năng lượng hiệu quả, kiểm toán năng lượng, xử lý môi trường theo quy chuẩn, quy định của pháp luật. Thực hiện các hoạt động dịch vụ, tư vấn phát triển công nghiệp và thương mại ở địa phương; tư vấn ưu đãi và thu hút đầu tư các lĩnh vực: khoa học - công nghệ; mặt bằng sản xuất; thông tin thị trường; tài chính, tín dụng; đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và các lĩnh vực có liên quan khác; tư vấn lập dự án: quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; quy hoạch khu, cụm công nghiệp; quy hoạch điện lực; quy hoạch thương mại của địa phương; tư vấn đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp, thương mại và công trình dân dụng; tư vấn về khai thác, chế biến khoáng sản; tư vấn về kiểm tra an toàn, hiệu chỉnh các thiết bị khoan, máy nổ mìn trong hoạt động khoáng sản và thi công có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; tư vấn các lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; kiểm toán năng lượng; sản xuất sạch hơn, vệ sinh môi trường công nghiệp, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm; tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát, thẩm tra, thẩm định kỹ thuật và dự toán công trình điện, trạm biến áp, đường dây tải điện theo giấy phép hoạt động điện lực và giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật; tư vấn giám sát; thẩm tra, thẩm định kỹ thuật và dự toán dự án, công trình kỹ thuật công nghiệp và thương mại khác theo quy định của pháp luật; tư vấn xây dựng, đăng ký, phát triển và quảng bá thương hiệu sản phẩm theo các đề án, chương trình khuyến công. - Tham mưu với UBND tỉnh tham gia các hoạt động khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp do Bộ Công thương tổ chức; thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khuyến công khi cấp có thẩm quyền giao. đ) Xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ đầu tư, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch và khuyến công trên địa bàn tỉnh. e) Quản lý viên chức, lao động hợp đồng, tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. f) Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện chế độ thu, chi ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật hiện hành. g) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động xúc tiến đầu tư, khuyến công và xúc tiến thương mại, du lịch và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và các cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật. 2.2. Quyền hạn a) Căn cứ vào chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Trung tâm được quyết định các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao, sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b) Quản lý viên chức, người lao động và tài sản được giao theo quy định hiện hành của UBND tỉnh Sơn La và các quy định hiện hành của Nhà nước. c) Được ký các hợp đồng dịch vụ, tham dự hoặc liên danh liên kết với các tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị. d) Xây dựng quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ, chế độ khen thưởng, kỷ luật phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế của đơn vị. đ) Được yêu cầu tham khảo các dự án quy hoạch phát triển của tỉnh và tham gia cùng các cơ quan chức năng trình bày các vấn đề kinh tế, đầu tư, thương mại và du lịch của tỉnh. e) Thay mặt các nhà đầu tư theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành; các huyện, thành phố trong việc thực hiện đúng các trình tự, thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành của Trung ương, của tỉnh đối với các dự án đầu tư vào tỉnh; báo cáo lên các cấp có thẩm quyền về những trường hợp gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch. f) Được thu phí, lệ phí và các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đầu tư theo quy định hiện hành của nhà nước và của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La. 3. Cơ cấu tổ chức a) Lãnh đạo Trung tâm gồm: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc; - Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm; - Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp Giám đốc Trung tâm, phụ trách, chỉ đạo một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. Việc ủy quyền cho Phó Giám đốc điều hành công việc khi Giám đốc đi vắng do Giám đốc quyết định; - Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với Giám đốc, các Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của pháp luật, các quy định hiện hành có liên quan và phân công, phân cấp, quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức của UBND tỉnh. b) Các phòng chuyên môn nghiệp vụ - Phòng Hành chính - Tổng hợp; - Phòng Tư vấn, hỗ trợ đầu tư; - Phòng Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch; - Phòng Khuyến công và phát triển công nghiệp. c) Số lượng Phó Trưởng phòng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Giám đốc Trung tâm quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. 4. Số lượng người làm việc a) Số lượng người làm việc của Trung tâm do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và nằm trong tổng số lượng người làm việc của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao. b) Trung tâm quản lý, tuyển dụng, sử dụng viên chức phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật. Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Sơn La chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2024./. Nơi nhận: - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Như Điều 2; - UBND các huyện, thành phố; - Lãnh đạo VPUBND tỉnh, phòng KGVX, TH, KT; Trung tâm thông tin; - Lưu: VT, NC, Hiệp(05b). TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Hoàng Quốc Khánh
{ "issuing_agency": "Tỉnh Sơn La", "promulgation_date": "18/12/2023", "sign_number": "2743/QĐ-UBND", "signer": "Hoàng Quốc Khánh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-5039-QD-UBND-2018-tieu-chi-nong-thon-moi-theo-dac-thu-vung-nong-thon-Ho-Chi-Minh-400772.aspx
Quyết định 5039/QĐ-UBND 2018 tiêu chí nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 5039/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 11 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG BỘ TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI THEO ĐẶC THÙ VÙNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Xét đề nghị của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố tại Tờ trình số 523/TTr-VPĐP ngày 31 tháng 10 năm 2018 về việc điều chỉnh, bổ sung Bộ tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số 6182/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung Bộ tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số 6182/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố. (Đính kèm phụ lục) Điều 2. Giao Giám đốc Sở - ngành, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, đánh giá tiêu chí theo thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ được phân công. (Đính kèm phụ lục). Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Các nội dung khác của Bộ tiêu chí không đề cập tại Quyết định này vẫn thực hiện theo Quyết định số 6182/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố. Căn cứ tình hình thực tế, Bộ tiêu chí này sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của thành phố trong từng giai đoạn. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở - ngành, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Ban CĐ các CTMTQG TW; - Bộ NN và PTNT; - VP Điều phối/Ban CĐ CTXDNTMTW; - Thường trực Thành ủy; - TTUB: CT, các PCT; - Thành viên BCĐ của TU về CT XDNTM TP; - VP Điều phối CTXDNTM TP; - BCĐ CTXDNTM 05 huyện; - VPUB: CVP, PVP/KT; - Phòng Kinh tế; - Lưu: VT, (KT/H.A). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC Lê Thanh Liêm BỘ TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI THEO ĐẶC THÙ VÙNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố) I. QUY HOẠCH Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Chỉ tiêu TP.HCM Chỉ tiêu chung Đông Nam Bộ 1. Quy hoạch 1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn. Đạt Đạt Đạt 1.2. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch Đạt Đạt Đạt II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Chỉ tiêu TP.HCM Chỉ tiêu chung Đông Nam Bộ 2. Giao thông 2.1. Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tính kết nối của hệ thống giao thông trên địa bàn 100% 2.2. Đường trục ấp và đường liên ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm 100% 2.3. Đường hẻm, tổ sạch và không lầy lội vào mùa mưa 100% cứng hóa 2.4. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm 100% 3. Thủy lợi 3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên UBND cấp tỉnh quy định cụ thể theo hướng đảm bảo mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu và hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa phát triển bền vững Đạt 3.2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định phòng chống thiên tai tại chỗ Đạt Đạt Đạt 4. Điện 4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện Đạt Đạt Đạt 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn ≥98% ≥99% 100% 5. Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia ≥80% 100% 100% 6. Cơ sở vật chất văn hóa 6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu của cộng đồng và đặc điểm văn hóa từng dân tộc Đạt 6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định Đạt 6.3. Tỷ lệ ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng 100% 100% 100% 7. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm văn hóa từng dân tộc Đạt 8. Thông tin và Truyền thông 8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu của các tổ chức và cộng đồng từng xã Đạt 8.2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet Đạt 8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các ấp Đạt 8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành Đạt 9. Nhà ở dân cư 9.1. Nhà tạm, dột nát Không Không Không 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định ≥80% ≥90% ≥95% III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Chỉ tiêu TP.HCM Chỉ tiêu chung Đông Nam Bộ 10. Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệu đồng/người) ≥45 ≥59 ≥ 60 11. Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định 58/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND thành phố) ≤6% ≤1% ≤1% 12. Lao động có việc làm Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động ≥90% Đạt ≥95% 13. Tổ chức sản xuất 13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 Đạt Đạt Đạt 13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững Đạt Đạt Đạt IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Chỉ tiêu TP.HCM Chỉ tiêu chung Đông Nam Bộ 14. Giáo dục và Đào tạo 14.1 Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đạt Đạt Đạt 14.2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp). ≥85% ≥90% ≥90% 14.3 Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo. ≥40% ≥45% ≥80% 15. Y tế 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ≥85% Đạt ≥90% 15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế Đạt Đạt Đạt 15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) ≤21,8% ≤14,3% ≤14,3% 16. Văn hóa Tỷ lệ ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định ≥70% Đạt Đạt 17. Môi trường và an toàn thực phẩm 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định ≥ 95% (≥ 60% nước sạch) ≥ 98% (≥ 65% nước sạch) 100% 17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường 100% 100% 100%. 17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn Đạt Đạt Đạt 17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm văn hóa từng dân tộc Đạt 17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định Đạt Đạt Đạt 17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch ≥85% ≥90% ≥90% 17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường ≥70% ≥80% ≥80% 17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm 100% 100% 100% V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Chỉ tiêu TP.HCM Chỉ tiêu chung Đông Nam Bộ 18. Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật 18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn Đạt Đạt Đạt 18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định Đạt Đạt Đạt 18.3. Đảng bộ xã hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên Đạt 18.4. Chính quyền xã đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến trở lên Đạt 18.5. Các tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt danh hiệu tiên tiến 100% 100% 100% 18.6. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định Đạt Đạt Đạt 18.7. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội Đạt Đạt Đạt 19. Quốc phòng và An ninh 19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng Đạt Đạt Đạt 19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra án đặc biệt nghiêm trọng; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế hoặc kéo giảm liên tục so với các năm trước Đạt Đạt Đạt PHỤ LỤC ĐƠN VỊ PHỤ TRÁCH HƯỚNG DẪN, THẨM ĐỊNH, CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN TIÊU CHÍ (Ban hành kèm theo Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố) Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Đơn vị phụ trách hướng dẫn, thẩm định, công nhận đạt chuẩn tiêu chí I. QUY HOẠCH 1. Quy hoạch 1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn - Sở Quy hoạch và Kiến trúc 1.2. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch II. HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI 2. Giao thông 2.1. Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm - Sở Giao thông vận tải 2.2. Đường trục ấp và đường liên ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm 2.3. Đường hẻm, tổ sạch và không lầy lội vào mùa mưa 2.4. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm 3. Thủy lợi 3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3.2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định phòng chống thiên tai tại chỗ 4. Điện 4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện - Sở Công Thương 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn 5. Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia - Sở Giáo dục và Đào tạo 6. Cơ sở vật chất văn hóa 6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã - Sở Văn hóa và Thể thao 6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định 6.3. Tỷ lệ ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng 7. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa - Sở Công Thương 8. Thông tin và Truyền thông 8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính - Sở Thông tin và Truyền thông 8.2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet 8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các ấp 8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành 9. Nhà ở dân cư 9.1. Nhà tạm, dột nát - Sở Xây dựng 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT 10. Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệu đồng/người) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Thống kê 11. Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định 58/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND thành phố) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững) 12. Lao động có việc làm Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 13. Tổ chức sản xuất 13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 - Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (phụ trách chính) - Liên minh hợp tác xã thành phố 13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG 14. Giáo dục và Đào tạo Trên cơ sở văn bản thẩm định, công nhận đạt chỉ tiêu trong tiêu chí 14 của các Sở liên quan. Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tổng hợp có văn bản công nhận chung đạt tiêu chí 14 14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở - Sở Giáo dục và Đào tạo 14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) - Sở Giáo dục và Đào tạo 14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (phụ trách chính) - Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trong lĩnh vực đào tạo nghề nông nghiệp) 15. Y tế 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế - Sở Y tế 15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế 15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) 16. Văn hóa Tỷ lệ ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định - Sở Văn hóa và Thể thao 17. Môi trường và an toàn thực phẩm * Trên cơ sở văn bản thẩm định, công nhận đạt chỉ tiêu trong tiêu chí 17 của các Sở, ngành, đơn vị liên quan. Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng hợp và có văn bản công nhận chung đạt tiêu chí 17. 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định - Sở Giao thông vận tải 17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường 17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn 17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch 17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định 17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch. 17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phụ trách chính) - Sở Tài nguyên và Môi trường 17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm - Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 18. Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật * Trên cơ sở văn bản thẩm định, công nhận đạt chỉ tiêu trong tiêu chí 18 của các Ban Đảng, đoàn thể và của Sở Nội vụ, Sở Nội vụ sẽ tổng hợp có văn bản công nhận chung đạt tiêu chí 18 18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn - Sở Nội vụ 18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định - Ban Tổ chức Thành ủy 18.3. Đảng bộ xã hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên - Ban Tổ chức Thành ủy 18.4. Chính quyền xã đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến trở lên - Sở Nội vụ 18.5. Các tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt danh hiệu tiên tiến - Ban Dân vận Thành ủy 18.6. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định - Sở Tư pháp 18.7. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Sở Văn hóa và Thể thao 19. Quốc phòng và An ninh 19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng - Bộ Tư lệnh thành phố 19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra án đặc biệt nghiêm trọng; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế hoặc kéo giảm liên tục so với các năm trước - Công an thành phố
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "09/11/2018", "sign_number": "5039/QĐ-UBND", "signer": "Lê Thanh Liêm", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-5291-QD-UBND-2019-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-thanh-lap-to-hop-tac-Thanh-Hoa-442062.aspx
Quyết định 5291/QĐ-UBND 2019 công bố thủ tục hành chính thành lập tổ hợp tác Thanh Hóa
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 5291/QĐ-UBND Thanh Hóa, ngày 13 tháng 12 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP TÁC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TỈNH THANH HÓA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 1831/QĐ-BKHĐT ngày 21/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động của tổ hợp tác thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 7734/TTr- SKHĐT ngày 05/12/2019 và Báo cáo thẩm tra số 1336/BC-VP ngày 11/12/2019 của Văn phòng UBND tỉnh, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 03 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực thành lập và hoạt động của tổ hợp tác thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã tỉnh Thanh Hóa (có Danh mục kèm theo). Điều 2. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy trình nội bộ của 03 thủ tục hành chính mới ban hành gửi Sở Thông tin và Truyền thông để xây dựng quy trình điện tử. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Thị Thìn DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP TÁC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số: 5291/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa) TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý 1 Thông báo thành lập tổ hợp tác Ngay tại thời điểm nhận hồ sơ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa Không - Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13; - Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ về tổ hợp tác. 2 Thông báo thay đổi tổ hợp Tác Ngay tại thời điểm nhận hồ sơ Không 3 Thông báo chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác Ngay tại thời điểm nhận hồ sơ Không
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa", "promulgation_date": "13/12/2019", "sign_number": "5291/QĐ-UBND", "signer": "Lê Thị Thìn", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-quyet-15-2013-NQ-HDND-Chuong-trinh-giai-quyet-viec-lam-Ca-Mau-2014-216635.aspx
Nghị quyết 15/2013/NQ-HĐND Chương trình giải quyết việc làm Cà Mau 2014
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 15/2013/NQ-HĐND Cà Mau, ngày 05 tháng 12 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH CÀ MAU NĂM 2014 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ BẢY (Từ ngày 04 đến ngày 05 tháng 12 năm 2013) Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004; Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2012; Căn cứ Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm; Thực hiện Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015; Xét Tờ trình số 147/TTr-UBND ngày 15/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc Ban hành Nghị quyết về Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Cà Mau năm 2014 và Báo cáo thẩm tra số 57/BC-HĐND ngày 29/11/2013 của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh; Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau Khóa VIII, kỳ họp thứ Bảy đã thảo luận và thống nhất, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Thông qua Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Cà Mau năm 2014, với các nội dung sau: I. Mục tiêu a) Mục tiêu chung Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. b) Các chỉ tiêu cụ thể Giải quyết việc làm cho 35.000 lao động trên địa bàn tỉnh (trong đó: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau khi học nghề 10.000 lao động) gồm: - Giải quyết việc làm trong tỉnh: 20.000 lao động. - Giải quyết việc làm ngoài tỉnh: 14.900 lao động. - Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động: 100 lao động. 2. Nội dung hoạt động của Chương trình - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với việc làm và có việc làm sau khi học nghề. - Cho vay vốn, tạo việc làm từ Quỹ giải quyết việc làm. - Hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Hỗ trợ phát triển thị trường lao động. - Nâng cao năng lực truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. 3. Nguồn kinh phí thực hiện Kinh phí thực hiện Chương trình khoảng 43 tỷ đồng, trong đó: - Ngân sách tỉnh: 16,3 tỷ đồng (gồm: dạy nghề cho lao động nông thôn 10 tỷ đồng; các hoạt động khác giải quyết việc làm 6,3 tỷ đồng). - Sử dụng nguồn kinh phí bổ sung của Trung ương từ Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015. - Huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này. Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát quá trình thực hiện Nghị quyết. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa VIII, kỳ họp thứ Bảy thông qua ngày 05 tháng 12 năm 2013./. Nơi nhận: - UBTV Quốc hội; - Chính phủ; - Bộ Lao động-TBXH; - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - TT. Tỉnh ủy; - UBND tỉnh; - BTT. Ủy ban MTTQVN tỉnh; - Đại biểu HĐND tỉnh; - Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; - TT. HĐND, UBND huyện, thành phố; - Cổng Thông tin Điện tử tỉnh; - Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh; - Lưu: VT. CHỦ TỊCH Bùi Công Bửu
{ "issuing_agency": "Tỉnh Cà Mau", "promulgation_date": "05/12/2013", "sign_number": "15/2013/NQ-HĐND", "signer": "Bùi Công Bửu", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-831-QD-UBND-nam-2013-quan-ly-von-ho-tro-ho-ngheo-phat-trien-san-xuat-Kon-Tum-216943.aspx
Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2013 quản lý vốn hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất Kon Tum
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM --------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 831/QĐ-UBND Kon Tum, ngày 23 tháng 10 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH NGUỒN VỐN HỖ TRỢ HỘ NGHÈO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015; Căn cứ Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Căn cứ Thông tư liên tịch số 68/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH, ngày 21/5/2013 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện dự án 3 và dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015; Căn cứ Quyết định số 736/QĐ-UBND, ngày 14/8/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng và đẩy nhanh công tác giảm nghèo tỉnh Kon Tum đến năm 2015; Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 1093/SLĐTBXH-BTXH ngày 20/9/2013, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành Quy định về quản lý, điều hành nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh Kon Tum (có Quy định kèm theo). Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành: Lao động - Thương bình và Xã hội, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - Như điều 2; - TT. Tỉnh ủy (B/cáo); - TT. HĐND tỉnh (B/cáo); - CT, các PCT UBND tỉnh; - CVP - PVP phụ trách VX; - Lưu VT - VX 2 - KTTH3. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Thị Kim Đơn QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH NGUỒN VỐN HỖ TRỢ HỘ NGHÈO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM (Ban hành kèm theo Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh Kon Tum) Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Quy định này quy định trách nhiệm của các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý, điều hành thực hiện các dự án, chính sách hỗ trợ nghèo phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh được bố trí từ các nguồn vốn sau: 1. Nguồn vốn Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; 2. Khuyến khích các nguồn vốn Dự án hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chính sách hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo; nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn đặc biệt khó khăn và các nguồn vốn khác có cùng mục tiêu hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất áp dụng quy định này. Điều 2. Đối tượng hỗ trợ. Hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo được quy định theo từng thời kỳ, có tên trong danh sách hộ nghèo được UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là xã) quản lý. Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ. Thực hiện hỗ trợ vốn phát triển sản xuất đối với hộ nghèo, UBND xã phải lập dự án và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chương 2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Điều 4. Xác định mô hình hỗ trợ. Phòng, ban chức năng của huyện, thành phố (gọi tắt là cấp huyện) tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất phối hợp với các đơn vị liên quan: - Rà soát, xác định mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của hộ nghèo, phát huy được thế mạnh tiềm năng của địa phương, nhằm tăng thu nhập cho hộ gia đình hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, từng bước hình thành và phát triển khu vực sản xuất nông sản hàng hóa, có thị trường tiêu thụ. - Chọn địa điểm thực hiện mô hình, tổ chức họp dân nơi thực hiện mô hình để phổ biến mô hình, công khai mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ, lựa chọn hộ nghèo tham gia mô hình theo dự toán nguồn vốn được giao, ưu tiên hỗ trợ trước cho hộ nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo. Kết quả cuộc họp được lập biên bản với sự tham dự của lãnh đạo UBND xã. - Hướng dẫn UBND xã lập dự án triển khai mô hình theo hình thức luân chuyển vốn hỗ trợ để nâng cao vai trò của Chủ tịch UBND xã, nâng cao trách nhiệm của từng hộ nghèo đối với nguồn vốn hỗ trợ, bảo đảm nhiều hộ nghèo được hỗ trợ vốn và bảo toàn, phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ. Quá trình lập dự án cần chú ý yếu tố huy động thêm nguồn lực của hộ tham gia dự án và các nguồn lực khác của địa phương. Điều 5. Lập dự án. Nội dung cơ bản của dự án gồm: 1. Tên dự án; sự cần thiết phải thực hiện dự án (Phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương; điều kiện tự nhiên, dân số, lao động - việc làm; thực trạng hộ nghèo; điểm mạnh của địa phương; giải quyết tạo việc làm mới, tạo nguồn thu nhập tăng thêm cho hộ nghèo;… để giảm nghèo bền vững). 2. Cơ sở pháp lý. 3. Xác định các mục tiêu cụ thể (mục tiêu chủ yếu là tăng thu nhập, bảo đảm thu nhập bình quân của hộ nghèo bằng hoặc trên 150% so với thu nhập bình quân của chuẩn hộ nghèo và các mục tiêu khác mà địa phương cần đề ra). 4. Thời gian triển khai dự án là 3 năm, mức hỗ trợ hộ nghèo vay không lãi: tối thiểu 7.000.000 đồng/hộ đối với hộ nghèo DTTS đang sinh sống ở các địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn; tối thiểu 5.000.000 đồng/hộ đối với hộ nghèo sinh sống ở các địa bàn khác. Số hộ nghèo tham gia năm đầu tiên và các năm tiếp theo; địa bàn thực hiện dự án do UBND cấp xã thực hiện nhưng phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ. 5. Nội dung hoạt động và kết quả chủ yếu của dự án; 6. Cơ chế tài chính a) Cơ chế hỗ trợ: Nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho người nghèo có nhu cầu đầu tư vào phát triển kinh tế theo hình thức cho vay không tính lãi trong thời gian 03 năm (kể từ ngày nhận vốn) và được trả dần hàng năm, dứt điểm trong 03 năm để luân chuyển cho hộ nghèo khác, đáp ứng yêu cầu nhiều hộ nghèo được hỗ trợ vốn không lãi, hạn chế tình trạng ỷ lại của một bộ phận hộ nghèo không muốn thoát nghèo để hưởng chính sách hỗ trợ liên tục nhưng không hiệu quả. Không sử dụng vốn hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất từ nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương cho các mục đích khác. b) Cơ chế xử lý rủi ro: Trường hợp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh làm cho diện tích cây trồng bị mất trắng hoặc vật nuôi bị chết gây thiệt hại cho hộ vay, hộ vay sẽ được UBND huyện xóa nợ toàn bộ hoặc một phần sau khi có xác nhận cụ thể về nguyên nhân thiệt hại, hậu quả thiệt hại, khả năng thu hồi vốn đối với hộ vay của UBND xã. c) Đối với các nguồn vốn huy động, lồng ghép khác: do UBND huyện quyết định theo cơ chế tài chính của từng dự án, chính sách. d) Hàng năm, UBND các huyện, thành phố cân đối, lồng ghép bố trí kinh phí đối ứng cho dự án để chi khảo sát, xác định mô hình, họp dân, xây dựng dự án, công tác phí hướng dẫn hộ nghèo thực hiện mô hình, kiểm tra, giám sát theo khả năng ngân sách cấp huyện. 7. Trách nhiệm thực hiện dự án: a) Cơ quan quản lý dự án: Ban quản lý dự án huyện; b) Cơ quan thực hiện dự án: UBND xã nơi thụ hưởng dự án; c) Cơ quan phối hợp: gồm các cơ quan có liên quan đến dự án; 8. Các giải pháp thực hiện dự án: a) Giải pháp về huy động vốn, kinh phí: Vốn thực hiện dự án từ các nguồn do Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương tham gia, vốn dạy nghề lao động nông thôn, vốn Ngân hàng CSXH, vốn huy động từ hộ dân tham gia dự án (bao gồm cả tiền, hiện vật và ngày công lao động),… b) Các giải pháp về nguồn nhân lực thực hiện dự án và phương pháp quản lý. Trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp. Các giải pháp về kỹ thuật, công nghệ (nếu có); c) Giải pháp về vật tư, nguyên nhiên liệu, mua sắm phương tiện, thiết bị, máy móc (danh mục và số lượng nguyên, vật liệu chủ yếu; thiết bị chủ yếu, nguồn cung cấp và phương thức mua sắm); d) Giải pháp nâng cao kiến thức sản xuất cho hộ nghèo từ tập huấn, bồi dưỡng, dạy nghề,… để tham gia thực hiện dự án có hiệu quả; đ) Giải pháp tài chính, kế toán: Lập sổ sách theo dõi số hộ - số tiền vay; số hộ - số tiền thu hồi và luân chuyển hàng năm. 9. Xác định chế độ thu thập thông tin báo cáo; kế hoạch theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện toàn bộ dự án. 10. Tổ chức thực hiện dự án: a) UBND cấp huyện ra quyết định thành lập Ban quản lý dự án, thành phần gồm: lãnh đạo của UBND cấp huyện làm Trưởng Ban quản lý; các thành viên là đại diện lãnh đạo các phòng, ban liên quan của huyện; thường trực Ban quản lý là lãnh đạo phòng, ban nơi triển khai nguồn vốn hỗ trợ. Quy chế hoạt động của Ban Quản lý do Trưởng Ban quản lý quyết định. b) Ban quản lý dự án huyện có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện dự án trong thời gian 3 năm thực hiện dự án. 12. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. 13. Tính bền vững của dự án: nêu rõ các điều kiện dự án được tiếp tục thực hiện sau khi hoàn thành thời gian thực hiện dự án (nguồn kinh phí được bảo toàn thông qua việc thu hồi vốn và luân chuyển vốn; nguồn kinh phí bổ sung của địa phương từ các chính sách, dự án; thành lập Quỹ Giúp sức người nghèo cấp xã; sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng;…) 14. Các văn bản khác kèm theo dự án: - Văn bản thống nhất lựa chọn mô hình thực hiện dự án của UBND huyện. - Biên bản họp thôn nơi thụ hưởng dự án (có thể 01 thôn hay nhiều thôn thực hiện dự án). - Danh sách hộ nghèo tham gia dự án. - Kế hoạch chi tiết thực hiện dự án tổng thể và hàng năm. - Kế hoạch thu hồi vốn, luân chuyển vốn cho hộ nghèo. - Bản cam kết trả dần vốn hỗ trợ của hộ nghèo tham gia dự án (thời gian trả hết vốn hỗ trợ không quá 3 năm). Điều 6. Thẩm định và phê duyệt Dự án. Sở, ngành quản lý nguồn vốn dự án và UBND cấp huyện nơi thụ hưởng dự án đồng thẩm định dự án do UBND cấp xã lập. 1. Hồ sơ trình thẩm định dự án do UBND cấp xã lập, gồm: a) Văn bản đề nghị thẩm định dự án; b) Dự án. c) Báo cáo tóm tắt dự án 2. Nội dung thẩm định dự án: a) Sự phù hợp, tính khả thi về mục tiêu của dự án với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của xã, huyện; sự phù hợp của nội dung dự án; b) Địa bàn thực hiện, đối tượng thụ hưởng, thời gian và tiến độ thực hiện; c) Tổng nhu cầu vốn và cơ chế vốn của dự án; d) Các giải pháp, cơ chế chính sách thực hiện dự án; đ) Kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. e) Tính hợp lý và hợp pháp của phương thức tổ chức thực hiện dự án. 3. Phê duyệt dự án: Sở, ngành chủ trì nguồn vốn hỗ trợ dự án trình UBND tỉnh phê duyệt dự án sau khi có kết quả thẩm định dự án. Trường hợp UBND tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt dự án thì sau khi có kết quả thẩm định, UBND xã hoàn thiện dự án gửi phòng, ban quản lý nguồn vốn hỗ trợ kiểm tra và trình UBND cấp huyện phê duyệt. Điều 7. Tổ chức bàn giao cho UBND xã. 1. Sau khi kết thúc thời gian thực hiện dự án (theo quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền), Ban quản lý dự án cấp huyện tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện dự án, rút kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành và bàn giao toàn bộ hồ sơ, sổ sách và nguồn vốn đã thu hồi cho UBND cấp xã nơi thực hiện dự án. 2. UBND cấp xã tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, sổ sách và nguồn vốn được giao và thành lập Quỹ giúp sức người nghèo của xã để tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Điều 8. Tổ chức thực hiện. 1. Giao Sở Lao động - TBXH chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, hướng dẫn quy trình thành lập, điều lệ hoạt động Quỹ Giúp sức người nghèo cấp xã, bảo đảm sử dụng vốn hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất có hiệu quả. 2. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo phòng Lao động - TBXH cùng cấp có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động của Quỹ Giúp sức người nghèo trên địa bàn quản lý; định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Lao động - TBXH để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. 3. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất theo Quy định này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Lao động - TBXH để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Kon Tum", "promulgation_date": "23/10/2013", "sign_number": "831/QĐ-UBND", "signer": "Lê Thị Kim Đơn", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-333-QD-UBND-2019-ma-dinh-danh-cua-cac-co-quan-trao-doi-van-ban-dien-tu-Son-La-411220.aspx
Quyết định 333/QĐ-UBND 2019 mã định danh của các cơ quan trao đổi văn bản điện tử Sơn La
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 333/QĐ-UBND Sơn La, ngày 13 tháng 02 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH DANH SÁCH MÃ ĐỊNH DANH CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC, TRỰC THUỘC HĐND, UBND TỈNH SƠN LA THAM GIA TRAO ĐỔI VĂN BẢN ĐIỆN TỬ THÔNG QUA HỆ THỐNG QUẢN LÝ VĂN BẢN VÀ ĐIỀU HÀNH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006; Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước; Căn cứ Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; Căn cứ Thông tư số 10/2016/TT-BTTTT ngày 01/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành”; Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 109/TTr-STTTT ngày 24/01/2019, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành Danh sách mã định danh của các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tham gia trao đổi văn bản điện tử thông qua hệ thống Quản lý văn bản và điều hành như sau: 1. Mã định danh của đơn vị cấp 1: - Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La: 000.00.00.K52. - Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La: 000.00.00.H52. 2. Danh sách mã định danh của các đơn vị cấp 2 gồm: các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố như Phụ lục I kèm theo Quyết định này. 3. Danh sách mã định danh của các đơn vị cấp 3 thuộc, trực thuộc sở, ban, ngành tại Phụ lục II. 4. Danh sách mã định danh của các đơn vị cấp 3 thuộc, trực thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tại Phụ lục III. 5. Danh sách mã định danh của các đơn vị khác tại Phụ lục IV. Điều 2. Mã định danh theo Điều 1 Quyết định này dùng để xác định (phân biệt) các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La và Ủy ban nhân dân tỉnh tham gia trao đổi văn bản điện tử thông qua hệ thống Quản lý văn bản và điều hành; tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Thông tư số 10/2016/TT-BTTTT ngày 01/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, cấp mã định danh và điều chỉnh Danh sách mã định danh tại Điều 1 Quyết định này phù hợp với tình hình thực tế và quy định của pháp luật. Trường hợp phát sinh đơn vị trực thuộc có nhu cầu tham gia trao đổi văn bản điện tử thông qua hệ thống Quản lý văn bản và điều hành hoặc có thay đổi về cơ cấu tổ chức (đổi tên, tách, nhập, giải thể các đơn vị trực thuộc), các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) để xem xét quyết định. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1302/QĐ-STTTT ngày 22/5/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc ban hành Danh sách mã định danh của các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Sơn La tham gia trao đổi văn bản điện tử thông qua hệ thống Quản lý văn bản và điều hành./. Nơi nhận: - Bộ Thông tin và Truyền thông (B/c); - Thường trực HĐND tỉnh (B/c); - Chủ tịch UBND tỉnh: - Các PCT UBND tỉnh; - Như Điều 3; - Lưu: VT, KGVX_T, 15 bản. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phạm Văn Thủy PHỤ LỤC I DANH SÁCH MÃ ĐỊNH DANH CỦA CÁC ĐƠN VỊ CẤP 2 THUỘC, TRỰC THUỘC UBND TỈNH SƠN LA (Kèm theo Quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 13/02/2019 của UBND tỉnh) STT Tên cơ quan Mã định danh I Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh 1 Văn phòng UBND tỉnh 000.00.01.H52 2 Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh 000.00.02.H52 3 Ban Dân tộc 000.00.03.H52 4 Thanh tra 000.00.04.H52 5 Sở Công thương 000.00.05.H52 6 Sở Giáo dục và Đào tạo 000.00.06.H52 7 Sở Giao thông vận tải 000.00.07.H52 8 Sở Kế hoạch và Đầu tư 000.00.08.H52 9 Sở Khoa học và Công nghệ 000.00.09.H52 10 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 000.00.10.H52 11 Sở Ngoại vụ 000.00.11.H52 12 Sở Nội vụ 000.00.12.H52 13 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 000.00.13.H52 14 Sở Tài nguyên và Môi trường 000.00.14.H52 15 Sở Tài chính 000.00.15.H52 16 Sở Tư pháp 000.00.16.H52 17 Sở Thông tin và Truyền thông 000.00.17.H52 18 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 000.00.18.H52 19 Sở Xây dựng 000.00.19.H52 20 Sở Y tế 000.00.20.H52 II Ban quản lý, các cơ quan khác thuộc, trực thuộc 1 Ban Quản lý khu Du lịch Quốc gia Mộc Châu 000.00.31.H52 2 Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh 000.00.32.H52 3 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh 000.00.33.H52 4 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp tỉnh 000.00.34.H52 5 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh 000.00.35.H52 6 Ban Quản lý di dân, tái định cư thủy điện Sơn La 000.00.36.H52 7 Ban Quản lý các dự án ODA tỉnh Sơn La 000.00.37.H52 8 Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh 000.00.38.H52 9 Trường Cao đẳng Y tế Sơn La 000.00.39.H52 10 Trường Cao đẳng Sơn La 000.00.40.H52 11 Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Sơn La 000.00.41.H52 12 Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La 000.00.42.H52 III UBND huyện, thành phố 1 Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La 000.00.60.H52 2 Ủy ban nhân dân huyện Bắc Yên 000.00.61.H52 3 Ủy ban nhân dân huyện Mai Sơn 000.00.62.H52 4 Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu 000.00.63.H52 5 Ủy ban nhân dân huyện Mường La 000.00.64.H52 6 Ủy ban nhân dân huyện Phù Yên 000.00.65.H52 7 Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai 000.00.66.H52 8 Ủy ban nhân dân huyện Sông Mã 000.00.67.H52 9 Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp 000.00.68.H52 10 Ủy ban nhân dân huyện Thuận Châu 000.00.69.H52 11 Ủy ban nhân dân huyện Vân Hồ 000.00.70.H52 12 Ủy ban nhân dân huyện Yên Châu 000.00.71.H52 PHỤ LỤC II DANH SÁCH MÃ ĐỊNH DANH CỦA CÁC ĐƠN VỊ CẤP 3 THUỘC, TRỰC THUỘC SỞ, BAN, NGÀNH TỈNH SƠN LA (Kèm theo Quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 13/02/2019 của UBND tỉnh) STT Tên cơ quan Mã định danh 1 Văn phòng UBND tỉnh 000.00.01.H52 1.1 Ban Tiếp công dân 000.01.01.H52 1.2 Trung tâm thông tin 000.02.01.H52 1.3 Nhà khách tỉnh 000.03.01.H52 1.4 Trung tâm Phục vụ Hành chính công 000.04.01.H52 2 Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh 000.00.02.H52 2.1 Trung tâm dịch vụ, tư vấn và hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp 000.01.02.H52 3 Sở Công Thương 000.00.05.H52 3.1 Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 000.01.05.H52 3 Sở Giáo dục và Đào tạo 000.00.06.H52 3.1 Trường Trung học phổ thông Chuyên Sơn La 000.01.06.H52 3.2 Trường Trung học phổ thông Tô Hiệu 000.02.06.H52 3.3 Trường Trung học phổ thông Chiềng Sinh 000.03.06.H52 3.4 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du 000.04.06.H52 3.5 Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sơn La 000.05.06.H52 3.6 Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La 000.06.06.H52 3.7 Trường Trung học phổ thông Mai Sơn 000.07.06.H52 3.8 Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Mai Sơn 000.08.06.H52 3.9 Trường Trung học phổ thông Chu Văn Thịnh 000.09.06.H52 3.10 Trường Trung học phổ thông Cò Nòi 000.10.06.H52 3.11 Trường Trung học phổ thông Chiềng Sơn 000.11.06.H52 3.12 Trường Trung học phổ thông Chiềng Khương 000.12.06.H52 3.13 Trường Trung học phổ thông Mường Lầm 000.13.06.H52 3.14 Trường Trung học phổ thông Sông Mã 000.14.06.H52 3.15 Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Sông Mã 000.15.06.H52 3.16 Trường Trung học phổ thông Sốp Cộp 000.16.06.H52 3.17 Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Sốp Cộp 000.17.06.H52 3.18 Trường Trung học phổ thông Quỳnh Nhai 000.18.06.H52 3.19 Trường Trung học phổ thông Mường Giôn 000.19.06.H52 3.20 Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Quỳnh Nhai 000.20.06.H52 3.21 Trường Trung học phổ thông Yên Châu 000.21.06.H52 3.22 Trường Trung học phổ thông Phiêng Khoài 000.22.06.H52 3.23 Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Yên Châu 000.23.06.H52 3.24 Trường Trung học phổ thông Tân Lang 000.24.06.H52 3.25 Trường Trung học phổ thông Phù Yên 000.25.06.H52 3.26 Trường Trung học phổ thông Gia Phù 000.26.06.H52 3.27 Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Phù Yên 000.27.06.H52 3.28 Trường Trung học phổ thông Tông Lệnh 000.28.06.H52 3.29 Trường Trung học phổ thông Thuận Châu 000.29.06.H52 3.30 Trường Trung học phổ thông Co Mạ 000.30.06.H52 3.31 Trường Trung học phổ thông Bình Thuận 000.31.06.H52 3.32 Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Thuận Châu 000.32.06.H52 3.33 Trường Trung học phổ thông Bắc Yên 000.33.06.H52 3.34 Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Bắc Yên 000.34.06.H52 3.35 Trường Trung học phổ thông Mường La 000.35.06.H52 3.36 Trường Trung học phổ thông Mường Bú 000.36.06.H52 3.37 Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Mường La 000.37.06.H52 3.38 Trường Trung học phổ thông Tân Lập 000.38.06.H52 3.39 Trường Trung học phổ thông Thảo Nguyên 000.39.06.H52 3.40 Trường Trung học phổ thông Mộc Lỵ 000.40.06.H52 3.41 Trường Trung học phổ thông Mộc Hạ 000.41.06.H52 3.42 Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Mộc Châu 000.42.06.H52 3.43 Trường Trung học phổ thông Vân Hồ 000.43.06.H52 4 Sở Giao thông vận tải 000.00.07.H52 4.1 Ban Quản lý bảo trì đường bộ 000.01.07.H52 4.2 Trung tâm Sát hạch lái xe cơ giới đường bộ 000.02.07.H52 4.3 Văn phòng Ban An toàn giao thông 000.03.07.H52 5 Sở Kế hoạch và Đầu tư 000.00.08.H52 5.1 Trung tâm Xúc tiến đầu tư 000.01.08.H52 6 Sở Khoa học và Công nghệ 000.00.09.H52 6.1 Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 000.01.09.H52 6.2 Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học và công nghệ 000.02.09.H52 7 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 000.00.10.H52 7.1 Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội 000.01.10.H52 7.2 Trung tâm Điều trị và nuôi dưỡng phục hồi chức năng bệnh nhân tâm thần tỉnh 000.02.10.H52 7.3 Trung tâm Bảo trợ xã hội 000.03.10.H52 7.4 Trung tâm dịch vụ việc làm 000.04.10.H52 7.5 Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh 000.05.10.H52 8 Sở Nội vụ 000.00.12.H52 8.1 Ban Thi Đua - Khen thưởng 000.01.12.H52 8.2 Trung tâm Lưu trữ lịch sử 000.02.12.H52 9 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 000.00.13.H52 9.1 Chi cục Kiểm lâm 000.01.13.H52 9.2 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật 000.02.13.H52 9.3 Chi cục Chăn nuôi và Thú y 000.03.13.H52 9.4 Chi cục Phát triển nông thôn 000.04.13.H52 9.5 Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản 000.05.13.H52 9.6 Chi cục Thủy lợi 000.06.13.H52 9.7 Chi cục Thủy sản 000.07.13.H52 9.8 Trung tâm Giống Cây trồng - Vật nuôi - Thủy sản 000.08.13.H52 9.9 Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn 000.09.13.H52 9.10 Trung tâm Khuyến nông 000.10.13.H52 9.11 Rừng đặc dụng - Phòng hộ Sốp Cộp 000.11.13.H52 9.12 Rừng đặc dụng - Phòng hộ Thuận Châu 000.12.13.H52 10 Sở Tài nguyên và Môi trường 000.00.14.H52 10.1 Văn phòng Đăng ký đất đai 000.01.14.H52 10.2 Trung tâm Phát triển quỹ đất 000.02.14.H52 10.3 Trung tâm Công nghệ thông tin, Sở Tài nguyên và Môi trường 000.03.14.H52 10.4 Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường 000.04.14.H52 11 Sở Tư pháp 000.00.16.H52 11.1 Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Sơn La 000.01.16.H52 11.2 Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Sơn La 000.02.16.H52 11.3 Phòng công chứng số 1 000.03.16.H52 11.4 Phòng công chứng số 2 000.04.16.H52 12 Sở Thông tin và Truyền thông 000.00.17.H52 12.1 Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông 000.01.17.H52 13 Sở Văn hóa, Thể dục và Du lịch 000.00.18.H52 13.1 Bảo tàng tỉnh Sơn La 000.01.18.H52 13.2 Thư viện tỉnh Sơn La 000.02.18.H52 13.3 Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Sơn La 000.03.18.H52 13.4 Nhà hát ca múa nhạc tỉnh Sơn La 000.04.18.H52 13.5 Trung tâm Huấn luyện và thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Sơn La 000.05.18.H52 13.6 Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Sơn La 000.06.18.H52 14 Sở Xây dựng 000.00.19.H52 14.1 Chi cục Giám định xây dựng 000.01.19.H52 14.2 Trung tâm Quy hoạch xây dựng 000.02.19.H52 14.3 Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng 000.03.19.H52 15 Sở Y tế 000.00.20.H52 15.1 Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 000.01.20.H52 15.2 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm 000.02.20.H52 15.3 Bệnh viện đa khoa tỉnh 000.03.20.H52 15.4 Bệnh viện Y dược cổ truyền 000.04.20.H52 15.5 Bệnh viện Phục hồi chức năng 000.05.20.H52 15.6 Bệnh viện Phổi 000.06.20.H52 15.7 Bệnh viện Phong và Da liễu 000.07.20.H52 15.8 Bệnh viện Tâm thần 000.08.20.H52 15.9 Bệnh viện Nội tiết 000.09.20.H52 15.10 Bệnh viện mắt 000.10.20.H52 15.11 Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm 000.11.20.H52 15.12 Trung tâm Pháp Y 000.12.20.H52 15.13 Trung tâm Giám định y khoa 000.13.20.H52 15.14 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh 000.14.20.H52 15.15 Bệnh viện đa khoa Bắc Yên 000.15.20.H52 15.16 Bệnh viện đa khoa Mai Sơn 000.16.20.H52 15.17 Bệnh viện đa khoa Mộc Châu 000.17.20.H52 15.18 Bệnh viện đa khoa Thảo Nguyên Mộc Châu 000.18.20.H52 15.19 Bệnh viện đa khoa Mường La 000.19.20.H52 15.20 Bệnh viện đa khoa Phù Yên 000.20.20.H52 15.21 Bệnh viện đa khoa Sông Mã 000.21.20.H52 15.22 Bệnh viện đa khoa Sốp Cộp 000.22.20.H52 15.23 Bệnh viện đa khoa Quỳnh Nhai 000.23.20.H52 15.24 Bệnh viện đa khoa Yên Châu 000.24.20.H52 15.25 Bệnh viện đa khoa Thuận Châu 000.25.20.H52 15.26 Trung tâm Y tế Thành phố Sơn La 000.26.20.H52 15.27 Trung tâm Y tế huyện Bắc Yên 000.27.20.H52 15.28 Trung tâm Y tế huyện Mai Sơn 000.28.20.H52 15.29 Trung tâm Y tế huyện Mộc Châu 000.29.20.H52 15.3 Trung tâm Y tế huyện Mường La 000.30.20.H52 15.31 Trung tâm Y tế huyện Phù Yên 000.31.20.H52 15.32 Trung tâm Y tế huyện Quỳnh Nhai 000.32.20.H52 15.33 Trung tâm Y tế huyện Sông Mã 000.33.20.H52 15.34 Trung tâm Y tế huyện Sốp Cộp 000.34.20.H52 15.35 Trung tâm Y tế huyện Thuận Châu 000.35.20.H52 15.36 Trung tâm Y tế huyện Vân Hồ 000.36.20.H52 15.37 Trung tâm Y tế huyện Yên Châu 000.37.20.H52 PHỤ LỤC III DANH SÁCH MÃ ĐỊNH DANH CỦA CÁC ĐƠN VỊ CẤP 3 THUỘC, TRỰC THUỘC UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ (Kèm theo Quyết định số …/QĐ-UBND ngày …/02/2019 của UBND tỉnh) STT Tên cơ quan Mã định danh 1 UBND Thành phố 000.00.60.H52 1.1 Văn phòng HĐND và UBND thành phố 000.01.60.H52 1.2 Phòng Tài chính - Kế hoạch 000.02.60.H52 1.3 Phòng Quản lý đô thị 000.03.60.H52 1.4 Phòng Tài nguyên và Môi trường 000.04.60.H52 1.5 Thanh tra thành phố 000.05.60.H52 1.6 Phòng Kinh tế 000.06.60.H52 1.7 Phòng Nội vụ 000.07.60.H52 1.8 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 000.08.60.H52 1.9 Phòng Tư pháp 000.09.60.H52 1.10 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.60.H52 1.11 Phòng Y tế 000.11.60.H52 1.12 Phòng Văn hóa và Thông tin 000.12.60.H52 1.13 Phòng Dân tộc 000.13.60.H52 1.14 Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng cơ bản thành phố 000.14.60.H52 1.15 Ban Quản lý dự án di dân, tái định cư thành phố 000.15.60.H52 1.16 Trung tâm Truyền thông - Văn hóa thành phố 000.16.60.H52 1.17 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố 000.17.60.H52 1.18 Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố 000.18.60.H52 1.19 UBND phường Chiềng An 000.19.60.H52 1.20 UBND phường Chiềng Cơi 000.20.60.H52 1.21 UBND phường Chiềng Lề 000.21.60.H52 1.22 UBND phường Chiềng Sinh 000.22.60.H52 1.23 UBND phường Quyết Tâm 000.23.60.H52 1.24 UBND phường Quyết Thắng 000.24.60.H52 1.25 UBND phường Tô Hiệu 000.25.60.H52 1.26 UBND xã Chiềng Cọ 000.26.60.H52 1.27 UBND xã Chiềng Đen 000.27.60.H52 1.28 UBND xã Chiềng Ngần 000.28.60.H52 1.29 UBND xã Chiềng Xôm 000.29.60.H52 1.30 UBND xã Hua La 000.30.60.H52 2 UBND Huyện Bắc Yên 000.00.61.H52 2.1 Văn phòng HĐND và UBND 000.01.61.H52 2.2 Phòng Tài chính - Kế hoạch 000.02.61.H52 2.3 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 000.03.61.H52 2.4 Phòng Tài nguyên và Môi trường 000.04.61.H52 2.5 Thanh tra huyện 000.05.61.H52 2.6 Phòng Kinh tế và Hạ tầng 000.06.61.H52 2.7 Phòng Nội vụ 000.07.61.H52 2.8 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 000.08.61.H52 2.9 Phòng Tư Pháp 000.09.61.H52 2.10 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.61.H52 2.11 Phòng Y tế 000.11.61.H52 2.12 Phòng Văn hóa và Thông tin 000.12.61.H52 2.13 Phòng Dân tộc 000.13.61.H52 2.14 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bắc Yên 000.14.61.H52 2.15 Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Bắc Yên 000.15.61.H52 2.16 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Yên 000.16.61.H52 2.17 UBND thị trấn Bắc Yên 000.17.61.H52 2.18 UBND xã Chiềng Sại 000.18.61.H52 2.19 UBND xã Chim Vàn 000.19.61.H52 2.20 UBND xã Hang Chú 000.20.61.H52 2.21 UBND xã Háng Đồng 000.21.61.H52 2.22 UBND xã Hồng Ngài 000.22.61.H52 2.23 UBND xã Hua Nhàn 000.23.61.H52 2.24 UBND xã Làng Chếu 000.24.61.H52 2.25 UBND xã Mường Khoa 000.25.61.H52 2.26 UBND xã Pắc Ngà 000.26.61.H52 2.27 UBND xã Phiêng Ban 000.27.61.H52 2.28 UBND xã Phiêng Côn 000.28.61.H52 2.29 UBND xã Song Pe 000.29.61.H52 2.30 UBND xã Tạ Khoa 000.30.61.H52 2.31 UBND xã Tà Xùa 000.31.61.H52 2.32 UBND xã Xím Vàng 000.32.61.H52 3 UBND huyện Mai Sơn 000.00.62.H52 3.1 Văn phòng HĐND và UBND 000.01.62.H52 3.2 Phòng Tài chính - Kế hoạch 000.02.62.H52 3.3 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 000.03.62.H52 3.4 Phòng Tài nguyên và Môi trường 000.04.62.H52 3.5 Thanh tra huyện 000.05.62.H52 3.6 Phòng Kinh tế và Hạ tầng 000.06.62.H52 3.7 Phòng Nội vụ 000.07.62.H52 3.8 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 000.08.62.H52 3.9 Phòng Tư Pháp 000.09.62.H52 3.10 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.62.H52 3.11 Phòng Y tế 000.11.62.H52 3.12 Phòng Văn hóa và Thông tin 000.12.62.H52 3.13 Phòng Dân tộc 000.13.62.H52 3.14 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Tái định cư huyện Mai Sơn 000.14.62.H52 3.15 Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Mai Sơn 000.15.62.H52 3.16 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Sơn 000.16.62.H52 3.18 UBND thị trấn Hát Lót 000.17.62.H52 3.19 UBND xã Chiềng Ban 000.18.62.H52 3.20 UBND xã Chiềng Chăn 000.19.62.H52 3.21 UBND xã Chiềng Chung 000.20.62.H52 3.22 UBND xã Chiềng Dong 000.21.62.H52 3.23 UBND xã Chiềng Kheo 000.22.62.H52 3.24 UBND xã Chiềng Lương 000.23.62.H52 3.25 UBND xã Chiềng Mai 000.24.62.H52 3.26 UBND xã Chiềng Mung 000.25.62.H52 3.27 UBND xã Chiềng Nơi 000.26.62.H52 3.28 UBND xã Chiềng Sung 000.27.62.H52 3.29 UBND xã Chiềng Ve 000.28.62.H52 3.30 UBND xã Cò Nòi 000.29.62.H52 3.31 UBND xã Hát Lót 000.30.62.H52 3.32 UBND xã Mường Bằng 000.31.62.H52 3.33 UBND xã Mường Bon 000.32.62.H52 3.34 UBND xã Mường Chanh 000.33.62.H52 3.35 UBND xã Nà Bó 000.34.62.H52 3.36 UBND xã Nà Ớt 000.35.62.H52 3.37 UBND xã Phiêng Cằm 000.36.62.H52 3.38 UBND xã Phiêng Pằn 000.37.62.H52 3.39 UBND xã Tà Hộc 000.38.62.H52 4 UBND huyện Mộc Châu 000.00.63.H52 4.1 Văn phòng HĐND và UBND 000.01.63.H52 4.2 Phòng Tài chính - Kế hoạch 000.02.63.H52 4.3 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 000.03.63.H52 4.4 Phòng Tài nguyên và Môi trường 000.04.63.H52 4.5 Thanh tra huyện 000.05.63.H52 4.6 Phòng Kinh tế và Hạ tầng 000.06.63.H52 4.7 Phòng Nội vụ 000.07.63.H52 4.8 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 000.08.63.H52 4.9 Phòng Tư Pháp 000.09.63.H52 4.10 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.63.H52 4.11 Phòng Văn hóa và Thông tin 000.11.63.H52 4.12 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mộc Châu 000.12.63.H52 4.13 Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Mộc Châu 000.13.63.H52 4.14 Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Mộc Châu 000.14.63.H52 4.15 Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Mộc Châu 000.15.63.H52 4.16 UBND thị trấn Mộc Châu 000.16.63.H52 4.17 UBND thị trấn Nông Trường 000.17.63.H52 4.18 UBND xã Chiềng Hắc 000.18.63.H52 4.19 UBND xã Chiềng Khừa 000.19.63.H52 4.20 UBND xã Chiềng Sơn 000.20.63.H52 4.21 UBND xã Đông Sang 000.21.63.H52 4.22 UBND xã Hua Păng 000.22.63.H52 4.23 UBND xã Lóng Sập 000.23.63.H52 4.24 UBND xã Mường Sang 000.24.63.H52 4.25 UBND xã Nà Mường 000.25.63.H52 4.26 UBND xã Phiêng Luông 000.26.63.H52 4.27 UBND xã Quy Hướng 000.27.63.H52 4.28 UBND xã Tà Lại 000.28.63.H52 4.29 UBND xã Tân Hợp 000.29.63.H52 4.30 UBND xã Tân Lập 000.30.63.H52 5 UBND huyện Mường La 000.00.64.H52 5.1 Văn phòng HĐND và UBND 000.01.64.H52 5.2 Phòng Tài chính - Kế hoạch 000.02.64.H52 5.3 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 000.03.64.H52 5.4 Phòng Tài nguyên và Môi trường 000.04.64.H52 5.5 Thanh tra huyện 000.05.64.H52 5.6 Phòng Kinh tế và Hạ tầng 000.06.64.H52 5.7 Phòng Nội vụ 000.07.64.H52 5.8 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 000.08.64.H52 5.9 Phòng Tư Pháp 000.09.64.H52 5.10 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.64.H52 5.11 Phòng Y tế 000.11.64.H52 5.12 Phòng Văn hóa và Thông tin 000.12.64.H52 5.13 Phòng Dân tộc 000.13.64.H52 5.14 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mường La 000.14.64.H52 5.15 Ban Quản lý dự án Di dân tái định cư huyện Mường La 000.15.64.H52 5.16 Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Mường La 000.16.64.H52 5.17 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mường La 000.17.64.H52 5.18 UBND thị trấn Ít Ong 000.18.64.H52 5.19 UBND xã Chiềng Ân 000.19.64.H52 5.20 UBND xã Chiềng Công 000.20.64.H52 5.21 UBND xã Chiềng Hoa 000.21.64.H52 5.22 UBND xã Chiềng Lao 000.22.64.H52 5.23 UBND xã Chiềng Muôn 000.23.64.H52 5.24 UBND xã Chiềng San 000.24.64.H52 5.25 UBND xã Hua Trai 000.25.64.H52 5.26 UBND xã Mường Bú 000.26.64.H52 5.27 UBND xã Mường Chùm 000.27.64.H52 5.28 UBND xã Mường Trai 000.28.64.H52 5.29 UBND xã Nậm Giôn 000.29.64.H52 5.30 UBND xã Nậm Păm 000.30.64.H52 5.31 UBND xã Ngọc Chiến 000.31.64.H52 5.32 UBND xã Pi Toong 000.32.64.H52 5.33 UBND xã Tạ Bú 000.33.64.H52 6 UBND huyện Phù Yên 000.00.65.H52 6.1 Văn phòng HĐND và UBND 000.01.65.H52 6.2 Phòng Tài chính - Kế hoạch 000.02.65.H52 6.3 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 000.03.65.H52 6.4 Phòng Tài nguyên và Môi trường 000.04.65.H52 6.5 Thanh tra huyện 000.05.65.H52 6.6 Phòng Kinh tế và Hạ tầng 000.06.65.H52 6.7 Phòng Nội vụ 000.07.65.H52 6.8 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 000.08.65.H52 6.9 Phòng Tư Pháp 000.09.65.H52 6.10 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.65.H52 6.11 Phòng Y tế 000.11.65.H52 6.12 Phòng Văn hóa và Thông tin 000.12.65.H52 6.13 Phòng Dân tộc 000.13.65.H52 6.14 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Phù Yên 000.14.65.H52 6.15 Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Phù Yên 000.15.65.H52 6.16 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Yên 000.16.65.H52 6.17 Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Phù Yên 000.17.65.H52 6.18 UBND thị trấn Phù Yên 000.18.65.H52 6.19 UBND xã Bắc Phong 000.19.65.H52 6.20 UBND xã Đá Đỏ 000.20.65.H52 6.21 UBND xã Gia Phù 000.21.65.H52 6.22 UBND xã Huy Bắc 000.22.65.H52 6.23 UBND xã Huy Hạ 000.23.65.H52 6.24 UBND xã Huy Tân 000.24.65.H52 6.25 UBND xã Huy Thượng 000.25.65.H52 6.26 UBND xã Huy Tường 000.26.65.H52 6.27 UBND xã Kim Bon 000.27.65.H52 6.28 UBND xã Mường Bang 000.28.65.H52 6.29 UBND xã Mường Cơi 000.29.65.H52 6.30 UBND xã Mường Do 000.30.65.H52 6.31 UBND xã Mường Lang 000.31.65.H52 6.32 UBND xã Mường Thải 000.32.65.H52 6.33 UBND xã Nam Phong 000.33.65.H52 6.34 UBND xã Quang Huy 000.34.65.H52 6.35 UBND xã Sập Xa 000.35.65.H52 6.36 UBND xã Suối Bau 000.36.65.H52 6.37 UBND xã Suối Tọ 000.37.65.H52 6.38 UBND xã Tân Lang 000.38.65.H52 6.39 UBND xã Tân Phong 000.39.65.H52 6.40 UBND xã Tường Hạ 000.40.65.H52 6.41 UBND xã Tường Phong 000.41.65.H52 6.42 UBND xã Tường Phù 000.42.65.H52 6.43 UBND xã Tường Thượng 000.43.65.H52 6.44 UBND xã Tường Tiến 000.44.65.H52 7 UBND huyện Quỳnh Nhai 000.00.66.H52 7.1 Văn phòng HĐND và UBND 000.01.66.H52 7.2 Phòng Tài chính - Kế hoạch 000.02.66.H52 7.3 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 000.03.66.H52 7.4 Phòng Tài nguyên và Môi trường 000.04.66.H52 7.5 Thanh tra huyện 000.05.66.H52 7.6 Phòng Kinh tế và Hạ tầng 000.06.66.H52 7.7 Phòng Nội vụ 000.07.66.H52 7.8 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 000.08.66.H52 7.9 Phòng Tư Pháp 000.09.66.H52 7.10 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.66.H52 7.11 Phòng Văn hóa và Thông tin 000.11.66.H52 7.12 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Nhai 000.12.66.H52 7.13 Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Quỳnh Nhai 000.13.66.H52 7.14 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Nhai 000.14.66.H52 7.15 UBND xã Cà Nàng 000.15.66.H52 7.16 UBND xã Chiềng Bằng 000.16.66.H52 7.17 UBND xã Chiềng Khay 000.17.66.H52 7.18 UBND xã Chiềng Khoang 000.18.66.H52 7.19 UBND xã Chiềng Ơn 000.19.66.H52 7.20 UBND xã Mường Chiên 000.20.66.H52 7.21 UBND xã Mường Giàng 000.21.66.H52 7.22 UBND xã Mường Giôn 000.22.66.H52 7.23 UBND xã Mường Sại 000.23.66.H52 7.24 UBND xã Nậm Ét 000.24.66.H52 7.25 UBND xã Pá Ma Pha Khinh 000.25.66.H52 8 UBND huyện Sông Mã 000.00.67.H52 8.1 Văn phòng HĐND và UBND huyện 000.01.67.H52 8.2 Phòng Tài chính - Kế hoạch 000.02.67.H52 8.3 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 000.03.67.H52 8.4 Phòng Tài nguyên và Môi trường 000.04.67.H52 8.5 Thanh tra huyện 000.05.67.H52 8.6 Phòng Kinh tế và Hạ tầng 000.06.67.H52 8.7 Phòng Nội vụ 000.07.67.H52 8.8 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 000.08.67.H52 8.9 Phòng Tư Pháp 000.09.67.H52 8.10 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.67.H52 8.11 Phòng Y tế 000.11.67.H52 8.12 Phòng Văn hóa và Thông tin 000.12.67.H52 8.13 Phòng Dân tộc 000.13.67.H52 8.14 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sông Mã 000.14.67.H52 8.15 Ban Quản lý Chợ Trung tâm thị trấn Sông Mã 000.15.67.H52 8.16 Cơ sở điều trị nghiện ma túy huyện Sông Mã 000.16.67.H52 8.17 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sông Mã 000.17.67.H52 8.18 Cơ sở điều trị nghiện ma túy huyện Sông Mã 000.18.67.H52 8.19 UBND thị trấn Sông Mã 000.19.67.H52 8.20 UBND xã Bó Sinh 000.20.67.H52 8.21 UBND xã Chiềng Cang 000.21.67.H52 8.22 UBND xã Chiềng En 000.22.67.H52 8.23 UBND xã Chiềng Khoong 000.23.67.H52 8.24 UBND xã Chiềng Khương 000.24.67.H52 8.25 UBND xã Chiềng Phung 000.25.67.H52 8.26 UBND xã Chiềng Sơ 000.26.67.H52 8.27 UBND xã Đứa Mòn 000.27.67.H52 8.28 UBND xã Huổi Một 000.28.67.H52 8.29 UBND xã Mường Cai 000.29.67.H52 8.30 UBND xã Mường Hung 000.30.67.H52 8.31 UBND xã Mường Lầm 000.31.67.H52 8.32 UBND xã Mường Sai 000.32.67.H52 8.33 UBND xã Nà Nghịu 000.33.67.H52 8.34 UBND xã Nậm Mằn 000.34.67.H52 8.35 UBND xã Nậm Ty 000.35.67.H52 8.36 UBND xã Pú Bẩu 000.36.67.H52 8.37 UBND xã Yên Hưng 000.37.67.H52 9 UBND huyện Sốp Cộp 000.00.68.H52 9.1 Văn phòng HĐND và UBND 000.01.68.H52 9.2 Phòng Tài chính - Kế hoạch 000.02.68.H52 9.3 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 000.03.68.H52 9.4 Phòng Tài nguyên và Môi trường 000.04.68.H52 9.5 Thanh tra huyện 000.05.68.H52 9.6 Phòng Kinh tế và Hạ tầng 000.06.68.H52 9.7 Phòng Nội vụ 000.07.68.H52 9.8 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 000.08.68.H52 9.9 Phòng Tư Pháp 000.09.68.H52 9.10 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.68.H52 9.11 Phòng Y tế 000.11.68.H52 9.12 Phòng Văn hóa và Thông tin 000.12.68.H52 9.13 Phòng Dân tộc 000.13.68.H52 9.14 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sốp Cộp 000.14.68.H52 9.15 Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Sốp Cộp 000.15.68.H52 9.16 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sốp Cộp 000.16.68.H52 9.17 UBND xã Sốp Cộp 000.17.68.H52 9.18 UBND xã Dồm Cang 000.18.68.H52 9.19 UBND xã Mường Lạn 000.19.68.H52 9.20 UBND xã Mường Lèo 000.20.68.H52 9.21 UBND xã Mường Và 000.21.68.H52 9.22 UBND xã Nậm Lạnh 000.22.68.H52 9.23 UBND xã Púng Bánh 000.23.68.H52 9.24 UBND xã Sam Kha 000.24.68.H52 10 UBND huyện Thuận Châu 000.00.69.H52 10.1 Văn phòng HĐND và UBND 000.01.69.H52 10.2 Phòng Tài chính - Kế hoạch 000.02.69.H52 10.3 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 000.03.69.H52 10.4 Phòng Tài nguyên và Môi trường 000.04.69.H52 10.5 Thanh tra huyện 000.05.69.H52 10.6 Phòng Kinh tế và Hạ tầng 000.06.69.H52 10.7 Phòng Nội vụ 000.07.69.H52 10.8 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 000.08.69.H52 10.9 Phòng Tư Pháp 000.09.69.H52 10.10 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.69.H52 10.11 Phòng Y tế 000.11.69.H52 10.12 Phòng Văn hóa và Thông tin 000.12.69.H52 10.13 Phòng Dân tộc 000.13.69.H52 10.14 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thuận Châu 000.14.69.H52 10.15 Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Thuận Châu 000.15.69.H52 10.16 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thuận Châu 000.16.69.H52 10.17 Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thuận Châu 000.17.69.H52 10.18 Cơ sở điều trị nghiện ma túy huyện Thuận Châu 000.18.69.H52 10.19 UBND xã Bản Lầm 000.19.69.H52 10.20 UBND xã Bó Mười 000.20.69.H52 10.21 UBND xã Bon Phặng 000.21.69.H52 10.22 UBND xã Chiềng Bôm 000.22.69.H52 10.23 UBND xã Chiềng La 000.23.69.H52 10.24 UBND xã Chiềng Ly 000.24.69.H52 10.25 UBND xã Chiềng Ngàm 000.25.69.H52 10.26 UBND xã Chiềng Pấc 000.26.69.H52 10.27 UBND xã Chiềng Pha 000.27.69.H52 10.28 UBND xã Co Mạ 000.28.69.H52 10.29 UBND xã Co Tòng 000.29.69.H52 10.30 UBND xã É Tòng 000.30.69.H52 10.31 UBND xã Liệp Tè 000.31.69.H52 10.32 UBND xã Long Hẹ 000.32.69.H52 10.33 UBND xã Muội Nọi 000.33.69.H52 10.34 UBND xã Mường Bám 000.34.69.H52 10.35 UBND xã Mường É 000.35.69.H52 10.36 UBND xã Mường Khiêng 000.36.69.H52 10.37 UBND xã Nậm Lầu 000.37.69.H52 10.38 UBND xã Noong Lay 000.38.69.H52 10.39 UBND xã Pá Lông 000.39.69.H52 10.40 UBND xã Phồng Lái 000.40.69.H52 10.41 UBND xã Phổng Lăng 000.41.69.H52 10.42 UBND xã Phổng Lập 000.42.69.H52 10.43 UBND xã Púng Tra 000.43.69.H52 10.44 UBND xã Thôm Mòn 000.44.69.H52 10.45 UBND xã Tòng Cọ 000.45.69.H52 10.46 UBND xã Tông Lạnh 000.46.69.H52 11 UBND huyện Vân Hồ 000.00.70.H52 11.1 Văn phòng HĐND và UBND 000.01.70.H52 11.2 Phòng Tài chính - Kế hoạch 000.02.70.H52 11.3 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 000.03.70.H52 11.4 Phòng Tài nguyên và Môi trường 000.04.70.H52 11.5 Thanh tra huyện 000.05.70.H52 11.6 Phòng Kinh tế và Hạ tầng 000.06.70.H52 11.7 Phòng Nội vụ 000.07.70.H52 11.8 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 000.08.70.H52 11.9 Phòng Tư Pháp 000.09.70.H52 11.10 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.70.H52 11.11 Phòng Văn hóa và Thông tin 000.11.70.H52 11.12 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Vân Hồ 000.12.70.H52 11.13 Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Vân Hồ 000.13.70.H52 11.14 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ 000.14.70.H52 11.15 Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Vân Hồ 000.15.70.H52 11.16 UBND xã Chiềng Khoa 000.16.70.H52 11.17 UBND xã Chiềng Xuân 000.17.70.H52 11.18 UBND xã Chiềng Yên 000.18.70.H52 11.19 UBND xã Liên Hòa 000.19.70.H52 11.20 UBND xã Lóng Luông 000.20.70.H52 11.21 UBND xã Mường Men 000.21.70.H52 11.22 UBND xã Mường Tè 000.22.70.H52 11.23 UBND xã Quang Minh 000.23.70.H52 11.24 UBND xã Song Khủa 000.24.70.H52 11.25 UBND xã Suối Bàng 000.25.70.H52 11.26 UBND xã Tân Xuân 000.26.70.H52 11.27 UBND xã Tô Múa 000.27.70.H52 11.28 UBND xã Vân Hồ 000.28.70.H52 11.29 UBND xã Xuân Nha 000.29.70.H52 12 UBND huyện Yên Châu 000.00.71.H52 12.1 Văn phòng HĐND và UBND 000.01.71.H52 12.2 Phòng Tài chính - Kế hoạch 000.02.71.H52 12.3 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 000.03.71.H52 12.4 Phòng Tài nguyên và Môi trường 000.04.71.H52 12.5 Thanh tra huyện 000.05.71.H52 12.6 Phòng Kinh tế và Hạ tầng 000.06.71.H52 12.7 Phòng Nội vụ 000.07.71.H52 12.8 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 000.08.71.H52 12.9 Phòng Tư Pháp 000.09.71.H52 12.10 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.71.H52 12.11 Phòng Y tế 000.11.71.H52 12.12 Phòng Văn hóa và Thông tin 000.12.71.H52 12.13 Phòng Dân tộc 000.13.71.H52 12.14 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Yên Châu 000.14.71.H52 12.15 Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Yên Châu 000.15.71.H52 12.16 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Châu 000.16.71.H52 12.17 UBND thị trấn Yên Châu 000.17.71.H52 12.18 UBND xã Chiềng Đông 000.18.71.H52 12.19 UBND xã Chiềng Hặc 000.19.71.H52 12.20 UBND xã Chiềng Khoi 000.20.71.H52 12.21 UBND xã Chiềng On 000.21.71.H52 12.22 UBND xã Chiềng Pằn 000.22.71.H52 12.23 UBND xã Chiềng Sàng 000.23.71.H52 12.24 UBND xã Chiềng Tương 000.24.71.H52 12.25 UBND xã Lóng Phiêng 000.25.71.H52 12.26 UBND xã Mường Lựm 000.26.71.H52 12.27 UBND xã Phiêng Khoài 000.27.71.H52 12.28 UBTMD xã Sặp Vạt 000.28.71.H52 12.29 UBND xã Tú Nang 000.29.71.H52 12.30 UBND xã Viêng Lán 000.30.71.H52 12.31 UBND xã Yên Sơn 000.31.71.H52 PHỤ LỤC IV DANH SÁCH MÃ ĐỊNH DANH CỦA CÁC ĐƠN VỊ CẤP 4 (Kèm theo Quyết định số …/QĐ-UBND ngày …/02/2019 của UBND tỉnh) STT Tên cơ quan Mã định danh I Mã định danh các đơn vị thuộc/trực thuộc các đơn vị sự nghiệp cấp 1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 000.00.13.H52 1.1 Chi cục Kiểm lâm 000.01.13.H52 1.1.1 Hạt kiểm lâm thành phố Sơn La 001.01.13.H52 1.1.2 Hạt kiểm lâm huyện Mộc Châu 002.01.13.H52 1.1.3 Hạt kiểm lâm huyện Yên Châu 003.01.13.H52 1.1.4 Hạt kiểm lâm huyện Mai Sơn 004.01.13.H52 1.1.5 Hạt kiểm lâm huyện Thuận Châu 005.01.13.H52 1.1.6 Hạt kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai 006.01.13.H52 1.1.7 Hạt kiểm lâm huyện Mường La 007.01.13.H52 1.1.8 Hạt kiểm lâm huyện Bắc Yên 008.01.13.H52 1.1.9 Hạt kiểm lâm huyện Phù Yên 009.01.13.H52 1.1.10 Hạt kiểm lâm huyện Sông Mã 010.01.13.H52 1.1.11 Hạt kiểm lâm huyện Sốp Cộp 011.01.13.H52 1.1.12 Hạt kiểm lâm huyện Vân Hồ 012.01.13.H52 1.1.13 Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Xuân Nha 013.01.13.H52 1.1.14 Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Sốp Cộp 014.01.13.H52 1.1.15 Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Tà Xùa 015.01.13.H52 1.1.16 Ban Quản lý rừng đặc dụng Tà Xùa 016.01.13.H52 1.1.17 Ban Quản lý rừng đặc dụng Xuân Nha 017.01.13.H52 1.1.18 Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La 018.01.13.H52 1.1.19 Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 1 019.01.13.H52 1.1.20 Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 2 020.01.13.H52 2 Sở Tài nguyên và Môi trường 000.00.14.H52 2.1 Văn phòng Đăng ký đất đai 000.03.14.H52 2.1.1 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Sơn La 001.03.14.H52 2.1.2 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Bắc Yên 002.03.14.H52 2.1.3 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Mai Sơn 003.03.14.H52 2.1.4 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Mộc Châu 004.03.14.H52 2.1.5 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Mường La 005.03.14.H52 2.1.6 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Phù Yên 006.03.14.H52 2.1.7 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Quỳnh Nhai 007.03.14.H52 2.1.8 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Sông Mã 008.03.14.H52 2.1.9 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Sốp Cộp 009.03.14.H52 2.1.10 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Thuận Châu 010.03.14.H52 2.1.11 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Vân Hồ 011.03.14.H52 2.1.12 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Yên Châu 012.03.14.H52 3 Sở Y tế 000.00.20.H52 3.1 Trung tâm y tế thành phố Sơn La 000.25.20.H52 3.1.1 Trạm Y tế phường Chiềng An 001.25.20.H52 3.1.2 Trạm Y tế phường Chiềng Cơi 002.25.20.H52 3.1.3 Trạm Y tế phường Chiềng Lề 003.25.20.H52 3.14 Trạm Y tế phường Chiềng Sinh 004.25.20.H52 3.1.5 Trạm Y tế phường Quyết Tâm 005.25.20.H52 3.1.6 Trạm Y tế phường Quyết Thắng 006.25.20.H52 3.1.7 Trạm Y tế phường Tô Hiệu 007.25.20.H52 3.1.8 Trạm Y tế xã Chiềng Cọ 008.25.20.H52 3.1.9 Trạm Y tế xã Chiềng Đen 009.25.20.H52 3.1.10 Trạm Y tế xã Chiềng Ngần 010.25.20.H52 3.1.11 Trạm Y tế xã Chiềng Xôm 011.25.20.H52 3.1.12 Trạm Y tế xã Hua La 012.25.20.H52 3.2 Trung tâm y tế huyện Bắc Yên 000.26.20.H52 3.2.1 Trạm Y tế thị trấn Bắc Yên 001.26.20.H52 3.2.2 Trạm Y tế xã Chiềng Sại 002.26.20.H52 3.2.3 Trạm Y tế xã Chim Vàn 003.26.20.H52 3.2.4 Trạm Y tế xã Hang Chú 004.26.20.H52 3.2.5 Trạm Y tế xã Háng Đồng 005.26.20.H52 3.2.6 Trạm Y tế xã Hồng Ngài 006.26.20.H52 3.2.7 Trạm Y tế xã Hua Nhàn 007.26.20.H52 3.2.8 Trạm Y tế xã Làng Chếu 008.26.20.H52 3.2.9 Trạm Y tế xã Mường Khoa 009.26.20.H52 3.2.10 Trạm Y tế xã Pắc Ngà 010.26.20.H52 3.2.11 Trạm Y tế xã Phiêng Ban 011.26.20.H52 3.2.12 Trạm Y tế xã Phiêng Côn 012.26.20.H52 3.2.13 Trạm Y tế xã Song Pe 013.26.20.H52 3.2.14 Trạm Y tế xã Tạ Khoa 014.26.20.H52 3.2.15 Trạm Y tế xã Tà Xùa 015.26.20.H52 3.2.16 Trạm Y tế xã Xím Vàng 016.26.20.H52 3.3 Trung tâm y tế huyện Mai Sơn 000.27.20.H52 3.3.1 Trạm Y tế thị trấn Hát Lót 001.27.20.H52 3.3.2 Trạm Y tế xã Chiềng Ban 002.27.20.H52 3.3.3 Trạm Y tế xã Chiềng Chăn 003.27.20.H52 3.3.4 Trạm Y tế xã Chiềng Chung 004.27.20.H52 3.3.5 Trạm Y tế xã Chiềng Dong 005.27.20.H52 3.3.6 Trạm Y tế xã Chiềng Kheo 006.27.20.H52 3.3.7 Trạm Y tế xã Chiềng Lương 007.27.20.H52 3.3.8 Trạm Y tế xã Chiềng Mai 008.27.20.H52 3.3.9 Trạm Y tế xã Chiềng Mung 009.27.20.H52 3.3.10 Trạm Y tế xã Chiềng Nơi 010.27.20.H52 3.3.11 Trạm Y tế xã Chiềng Sung 011.27.20.H52 3.3.12 Trạm Y tế xã Chiềng Ve 012.27.20.H52 3.3.13 Trạm Y tế xã Cò Nòi 013.27.20.H52 3.3.14 Trạm Y tế xã Hát Lót 014.27.20.H52 3.3.15 Trạm Y tế xã Mường Bằng 015.27.20.H52 3.3.16 Trạm Y tế xã Mường Bon 016.27.20.H52 3.3.17 Trạm Y tế xã Mường Chanh 017.27.20.H52 3.3.18 Trạm Y tế xã Nà Bó 018.27.20.H52 3.3.19 Trạm Y tế xã Nà Ớt 019.27.20.H52 3.3.20 Trạm Y tế xã Phiêng Cằm 020.27.20.H52 3.3.21 Trạm Y tế xã Phiêng Pằn 021.27.20.H52 3.3.22 Trạm Y tế xã Tà Hộc 022.27.20.H52 3.4 Trung tâm y tế huyện Mộc Châu 000.28.20.H52 3.4.1 Trạm Y tế thị trấn Mộc Châu 001.28.20.H52 3.4.2 Trạm Y tế thị trấn Nông Trường 002.28.20.H52 3.4.3 Trạm Y tế xã Chiềng Hắc 003.28.20.H52 3.4.4 Trạm Y tế xã Chiềng Khừa 004.28.20.H52 3.4.5 Trạm Y tế xã Chiềng Sơn 005.28.20.H52 3.4.6 Trạm Y tế xã Đông Sang 006.28.20.H52 3.4.7 Trạm Y tế xã Hua Păng 007.28.20.H52 3.4.8 Trạm Y tế xã Lóng Sập 008.28.20.H52 3.4.9 Trạm Y tế xã Mường Sang 009.28.20.H52 3.4.10 Trạm Y tế xã Nà Mường 010.28.20.H52 3.4.11 Trạm Y tế xã Phiêng Luông 011.28.20.H52 3.4.12 Trạm Y tế xã Quy Hướng 012.28.20.H52 3.4.13 Trạm Y tế xã Tà Lại 013.28.20.H52 3.4.14 Trạm Y tế xã Tân Hợp 014.28.20.H52 3.4.15 Trạm Y tế xã Tân Lập 015.28.20.H52 3.5 Trung tâm y tế huyện Mường La 000.29.20.H52 3.5.1 Trạm Y tế thị trấn Ít Ong 001.29.20.H52 3.5.2 Trạm Y tế xã Chiềng Ân 002.29.20.H52 3.5.3 Trạm Y tế xã Chiềng Công 003.29.20.H52 3.5.4 Trạm Y tế xã Chiềng Hoa 004.29.20.H52 3.5.5 Trạm Y tế xã Chiềng Lao 005.29.20.H52 3.5.6 Trạm Y tế xã Chiềng Muôn 006.29.20.H52 3.5.7 Trạm Y tế xã Chiềng San 007.29.20.H52 3.5.8 Trạm Y tế xã Hua Trai 008.29.20.H52 3.5.9 Trạm Y tế xã Mường Bú 009.29.20.H52 3.5.10 Trạm Y tế xã Mường Chùm 010.29.20.H52 3.5.11 Trạm Y tế xã Mường Trai 011.29.20.H52 3.5.12 Trạm Y tế xã Nậm Giôn 012.29.20.H52 3.5.13 Trạm Y tế xã Nậm Păm 013.29.20.H52 3.5.14 Trạm Y tế xã Ngọc Chiến 014.29.20.H52 3.5.15 Trạm Y tế xã Pi Toong 015.29.20.H52 3.5.16 Trạm Y tế xã Tạ Bú 016.29.20.H52 3.6 Trung tâm y tế huyện Phù Yên 000.30.20.H52 3.6.1 Trạm Y tế thị trấn Phù Yên 001.30.20.H52 3.6.2 Trạm Y tế xã Bắc Phong 002.30.20.H52 3.6.3 Trạm Y tế xã Đá Đỏ 003.30.20.H52 3.6.4 Trạm Y tế xã Gia Phù 004.30.20.H52 3.6.5 Trạm Y tế xã Huy Bắc 005.30.20.H52 3.6.6 Trạm Y tế xã Huy Hạ 006.30.20.H52 3.6.7 Trạm Y tế xã Huy Tân 007.30.20.H52 3.6.8 Trạm Y tế xã Huy Thượng 008.30.20.H52 3.6.9 Trạm Y tế xã Huy Tường 009.30.20.H52 3.6.10 Trạm Y tế xã Kim Bon 010.30.20.H52 3.6.11 Trạm Y tế xã Mường Bang 011.30.20.H52 3.6.12 Trạm Y tế xã Mường Cơi 012.30.20.H52 3.6.13 Trạm Y tế xã Mường Do 013.30.20.H52 3.6.14 Trạm Y tế xã Mường Lang 014.30.20.H52 3.6.15 Trạm Y tế xã Mường Thải 015.30.20.H52 3.6.16 Trạm Y tế xã Nam Phong 016.30.20.H52 3.6.17 Trạm Y tế xã Quang Huy 017.30.20.H52 3.6.18 Trạm Y tế xã Sập Xa 018.30.20.H52 3.6.19 Trạm Y tế xã Suối Bau 019.30.20.H52 3.6.20 Trạm Y tế xã Suối Tọ 020.30.20.H52 3.6.21 Trạm Y tế xã Tân Lang 021.30.20.H52 3.6.22 Trạm Y tế xã Tân Phong 022.30.20.H52 3.6.23 Trạm Y tế xã Tường Hạ 023.30.20.H52 3.6.24 Trạm Y tế xã Tường Phong 024.30.20.H52 3.6.25 Trạm Y tế xã Tường Phù 025.30.20.H52 3.6.26 Trạm Y tế xã Tường Thượng 026.30.20.H52 3.6.27 Trạm Y tế xã Tường Tiến 027.30.20.H52 3.7 Trạm Y tế huyện Quỳnh Nhai 000.31.20.H52 3.7.1 Trạm Y tế xã Cà Nàng 001.31.20.H52 3.7.2 Trạm Y tế xã Chiềng Bằng 002.31.20.H52 3.7.3 Trạm Y tế xã Chiềng Khay 003.31.20.H52 3.7.4 Trạm Y tế xã Chiềng Khoang 004.31.20.H52 3.7.5 Trạm Y tế xã Chiềng Ơn 005.31.20.H52 3.7.6 Trạm Y tế xã Mường Chiên 006.31.20.H52 3.7.7 Trạm Y tế xã Mường Giàng 007.31.20.H52 3.7.8 Trạm Y tế xã Mường Giôn 008.31.20.H52 3.7.9 Trạm Y tế xã Mường Sại 009.31.20.H52 3.7.10 Trạm Y tế xã Nậm Ét 010.31.20.H52 3.7.11 Trạm Y tế xã Pá Ma Pha Khinh 011.31.20.H52 3.8 Trạm y tế huyện Sông Mã 000.32.20.H52 3.8.1 Trạm Y tế thị trấn Sông Mã 001.32.20.H52 3.8.2 Trạm Y tế xã Bó Sinh 002.32.20.H52 3.8.3 Trạm Y tế xã Chiềng Cang 002.32.20.H52 3.8.4 Trạm Y tế xã Chiềng En 003.32.20.H52 3.8.5 Trạm Y tế xã Chiềng Khoong 004.32.20.H52 3.8.6 Trạm Y tế xã Chiềng Khương 005.32.20.H52 3.8.7 Trạm Y tế xã Chiềng Phung 006.32.20.H52 3.8.8 Trạm Y tế xã Chiềng Sơ 007.32.20.H52 3.8.9 Trạm Y tế xã Đứa Mòn 008.32.20.H52 3.8.10 Trạm Y tế xã Huổi Một 009.32.20.H52 3.8.11 Trạm Y tế xã Mường Cai 010.32.20.H52 3.8.12 Trạm Y tế xã Mường Hung 011.32.20.H52 3.8.13 Trạm Y tế xã Mường Lầm 012.32.20.H52 3.8.14 Trạm Y tế xã Mường Sai 013.32.20.H52 3.8.15 Trạm Y tế xã Nà Nghịu 014.32.20.H52 3.8.16 Trạm Y tế xã Nậm Mằn 015.32.20.H52 3.8.17 Trạm Y tế xã Nậm Ty 016.32.20.H52 3.8.18 Trạm Y tế xã Pú Bẩu 017.32.20.H52 3.8.19 Trạm Y tế xã Yên Hưng 018.32.20.H52 3.9 Trung tâm y tế huyện Sốp Cộp 000.33.20.H52 3.9.1 Trạm Y tế xã Sốp Cộp 001.33.20.H52 3.9.2 Trạm Y tế xã Dồm Cang 002.33.20.H52 3.9.3 Trạm Y tế xã Mường Lạn 003.33.20.H52 3.9.4 Trạm Y tế xã Mường Lèo 004.33.20.H52 3.9.5 Trạm Y tế xã Mường Và 005.33.20.H52 3.9.6 Trạm Y tế xã Nậm Lạnh 006.33.20.H52 3.9.7 Trạm Y tế xã Púng Bánh 007.33.20.H52 3.9.8 Trạm Y tế xã Sam Kha 008.33.20.H52 3.10 Trung tâm y tế huyện Thuận Châu 000.34.20.H52 3.10.1 Trạm Y tế thị trấn Thuận Châu 001.34.20.H52 3.10.2 Trạm Y tế xã Bản Lầm 002.34.20.H52 3.10.3 Trạm Y tế xã Bó Mười 003.34.20.H52 3.10.4 Trạm Y tế xã Bon Phặng 004.34.20.H52 3.10.5 Trạm Y tế xã Chiềng Bôm 005.34.20.H52 3.10.6 Trạm Y tế xã Chiềng La 006.34.20.H52 3.10.7 Trạm Y tế xã Chiềng Ly 007.34.20.H52 3.10.8 Trạm Y tế xã Chiềng Ngàm 008.34.20.H52 3.10.9 Trạm Y tế xã Chiềng Pấc 009.34.20.H52 3.10.10 Trạm Y tế xã Chiềng Pha 010.34.20.H52 3.10.11 Trạm Y tế xã Co Mạ 011.34.20.H52 3.10.12 Trạm Y tế xã Co Tòng 012.34.20.H52 3.10.13 Trạm Y tế xã É Tòng 013.34.20.H52 3.10.14 Trạm Y tế xã Liệp Tè 014.34.20.H52 3.10.15 Trạm Y tế xã Long Hẹ 015.34.20.H52 3.10.16 Trạm Y tế xã Muội Nọi 016.34.20.H52 3.10.17 Trạm Y tế xã Mường Bám 017.34.20.H52 3.10.18 Trạm Y tế xã Mường É 018.34.20.H52 3.10.19 Trạm Y tế xã Mường Khiêng 019.34.20.H52 3.10.20 Trạm Y tế xã Nậm Lầu 020.34.20.H52 3.10.21 Trạm Y tế xã Noong Lay 021.34.20.H52 3.10.22 Trạm Y tế xã Pá Lông 022.34.20.H52 3.10.23 Trạm Y tế xã Phồng Lái 023.34.20.H52 3.10.24 Trạm Y tế xã Phổng Lăng 024.34.20.H52 3.10.25 Trạm Y tế xã Phổng Lập 025.34.20.H52 3.10.26 Trạm Y tế xã Púng Tra 026.34.20.H52 3.10.27 Trạm Y tế xã Thôm Mòn 027.34.20.H52 3.10.28 Trạm Y tế xã Tòng Cọ 028.34.20.H52 3.10.29 Trạm Y tế xã Tông Lạnh 029.34.20.H52 3.11 Trung tâm y tế huyện Vân Hồ 000.35.20.H52 3.11.1 Trạm Y tế xã Chiềng Khoa 001.35.20.H52 3.11.2 Trạm Y tế xã Chiềng Xuân 002.35.20.H52 3.11.3 Trạm Y tế xã Chiềng Yên 003.35.20.H52 3.11.4 Trạm Y tế xã Liên Hòa 004.35.20.H52 3.11.5 Trạm Y tế xã Lóng Luông 005.35.20.H52 3.11.6 Trạm Y tế xã Mường Men 006.35.20.H52 3.11.7 Trạm Y tế xã Mường Tè 007.35.20.H52 3.11.8 Trạm Y tế xã Quang Minh 008.35.20.H52 3.11.9 Trạm Y tế xã Song Khủa 009.35.20.H52 3.11.10 Trạm Y tế xã Suối Bàng 010.35.20.H52 3.11.11 Trạm Y tế xã Tân Xuân 011.35.20.H52 3.11.12 Trạm Y tế xã Tô Múa 012.35.20.H52 3.11.13 Trạm Y tế xã Vân Hồ 013.35.20.H52 3.11.14 Trạm Y tế xã Xuân Nha 014.35.20.H52 3.12 Trung tâm y tế huyện Yên Châu 000.36.20.H52 3.12.1 Trạm Y tế thị trấn Yên Châu 001.36.20.H52 3.12.2 Trạm Y tế xã Chiềng Đông 002.36.20.H52 3.12.3 Trạm Y tế xã Chiềng Hặc 003.36.20.H52 3.12.4 Trạm Y tế xã Chiềng Khoi 004.36.20.H52 3.12.5 Trạm Y tế xã Chiềng On 005.36.20.H52 3.12.6 Trạm Y tế xã Chiềng Pằn 006.36.20.H52 3.12.7 Trạm Y tế xã Chiềng Sàng 007.36.20.H52 3.12.8 Trạm Y tế xã Chiềng Tương 008.36.20.H52 3.12.9 Trạm Y tế xã Lóng Phiêng 009.36.20.H52 3.12.10 Trạm Y tế xã Mường Lựm 010.36.20.H52 3.12.11 Trạm Y tế xã Phiêng Khoài 011.36.20.H52 3.12.12 Trạm Y tế xã Sặp Vạt 012.36.20.H52 3.12.13 Trạm Y tế xã Tú Nang 013.36.20.H52 3.12.14 Trạm Y tế xã Viêng Lán 014.36.20.H52 3.12.15 Trạm Y tế xã Yên Sơn 015.36.20.H52 II Mã định danh các đơn vị sự nghiệp thuộc/trực thuộc các phòng trực thuộc UBND huyện, thành phố 4 Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La 000.00.60.H52 4.1 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.60.H52 4.1.1 Trường MN Bế Văn Đàn 001.10.60.H52 4.1.2 Trường MN Chiềng Cơi 002.10.60.H52 4.1.3 Trường MN Chiềng Cọ 003.10.60.H52 4.1.4 Trường MN Chiềng Đen 004.10.60.H52 4.1.5 Trường MN Chiềng Lề 005.10.60.H52 4.1.6 Trường MN Chiềng Sinh 006.10.60.H52 4.1.7 Trường MN Chiềng Xôm 007.10.60.H52 4.1.8 Trường MN Hoa Hồng 008.10.60.H52 4.1.9 Trường MN Hoa Phượng 009.10.60.H52 4.1.10 Trường MN Hua La 010.10.60.H52 4.1.11 Trường MN Sao Mai 011.10.60.H52 4.1.12 Trường MN Tô Hiệu 012.10.60.H52 4.1.13 Trường MN Lò Văn Giá 013.10.60.H52 4.1.14 Trường MN Quyết Thắng 014.10.60.H52 4.1.15 Trường Tiểu học Chiềng Đen 015.10.60.H52 4.1.16 Trường Tiểu học Chiềng Lề 016.10.60.H52 4.1.17 Trường Tiểu học Chiềng Sinh 017.10.60.H52 4.1.18 Trường Tiểu học Hua La 018.10.60.H52 4.1.19 Trường Tiểu học Kim Đồng 019.10.60.H52 4.1.20 Trường Tiểu học Lò Văn Giá 020.10.60.H52 4.1.21 Trường Tiểu học Quyết Thắng 021.10.60.H52 4.1.22 Trường Tiểu học Trần Quốc Toản 022.10.60.H52 4.1.23 Trường THCS Chiềng An 023.10.60.H52 4.1.24 Trường THCS Chiềng Đen 024.10.60.H52 4.1.25 Trường THCS Chiềng Sinh 025.10.60.H52 4.1.26 Trường THCS Hua La 026.10.60.H52 4.1.27 Trường THCS Lê Quý Đôn 027.10.60.H52 4.1.28 Trường THCS Nguyễn Trãi 028.10.60.H52 4.1.29 Trường THCS Quyết Thắng 029.10.60.H52 4.1.30 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Cọ 030.10.60.H52 4.1.31 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Cơi 031.10.60.H52 4.1.32 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Xôm 032.10.60.H52 4.1.33 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ngần A 033.10.60.H52 4.1.34 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ngần B 034.10.60.H52 4.1.35 Trường Tiểu học và THCS Quyết Tâm 035.10.60.H52 4.1.36 Trường Tiểu học và THCS Tô Hiệu 036.10.60.H52 5 Ủy ban nhân dân huyện Bắc Yên 000.00.61.H52 5.1 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.61.H52 5.1.1 Trường MN Ánh Dương, Hua Nhàn 001.10.61.H52 5.1.2 Trường MN Ánh Sao, Tạ Khoa 002.10.61.H52 5.1.3 Trường MN Ban Mai, Phiêng Ban 003.10.61.H52 5.1.4 Trường MN Hoa Đào, Háng Đồng 004.10.61.H52 5.1.5 Trường MN Hoa Phượng, Chiềng Sại 005.10.61.H52 5.1.6 Trường MN Hoạ My 006.10.61.H52 5.1.7 Trường MN Hồng Ngài 007.10.61.H52 5.1.8 Trường MN Hướng Dương, Pắc Ngà 008.10.61.H52 5.1.9 Trường MN Song Pe 009.10.61.H52 5.1.10 Trường MN Sơn Ca, Phiêng Côn 010.10.61.H52 5.1.11 Trường MN xã Làng Chếu 011.10.61.H52 5.1.12 Trường MN xã Tà Xùa 012.10.61.H52 5.1.13 Trường MN xã Xím Vàng 013.10.61.H52 5.1.14 Trường MN Vàng Anh 014.10.61.H52 5.1.15 Trường MN Bình Minh, Hang Chú 015.10.61.H52 5.1.16 Trường MN Hoa Ban, thị trấn 016.10.61.H52 5.1.17 Trường Tiểu học Chiềng Sại 017.10.61.H52 5.1.18 Trường Tiểu học Chim Vàn 018.10.61.H52 5.1.19 Trường Tiểu học Làng Chếu 019.10.61.H52 5.1.20 Trường Tiểu học Mường Khoa 020.10.61.H52 5.1.21 Trường Tiểu học Pắc Ngà 021.10.61.H52 5.1.22 Trường Tiểu học Tạ Khoa 022.10.61.H52 5.1.23 Trường Tiểu học Song Pe 023.10.61.H52 5.1.24 Trường Tiểu học Phiêng Ban 024.10.61.H52 5.1.25 Trường PTDTBT-TH Hang Chú 025.10.61.H52 5.1.26 Trường PTDTBT-TH Hua Nhàn 026.10.61.H52 5.1.27 Trường THCS Chim Vàn 027.10.61.H52 5.1.28 Trường THCS Làng Chếu 028.10.61.H52 5.1.29 Trường THCS Mường Khoa 029.10.61.H52 5.1.30 Trường THCS Pắc Ngà 030.10.61.H52 5.1.31 Trường THCS Phiêng Ban 031.10.61.H52 5.1.32 Trường THCS Song Pe 032.10.61.H52 5.1.33 Trường THCS Tạ Khoa 033.10.61.H52 5.1.34 Trường PTDTBT-THCS Chiềng Sại 034.10.61.H52 5.1.35 Trường PTDTBT-THCS Hang Chú 035.10.61.H52 5.1.36 Trường PTDTBT-THCS Hua Nhàn 036.10.61.H52 5.1.37 Trường Tiểu học - THCS xã Tà Xùa 037.10.61.H52 5.1.38 Trường PTDT BT Tiểu học - THCS xã Hồng Ngài 038.10.61.H52 5.1.39 Trường PTDT Bán Trú Tiểu học -THCS Xím Vàng 039.10.61.H52 5.1.40 Trường Tiểu học - THCS Phiêng Côn 040.10.61.H52 5.1.41 Trường Tiểu học - THCS xã Háng Đồng 041.10.61.H52 5.1.42 Trường Tiểu học - THCS Thị trấn 042.10.61.H52 6 Ủy ban nhân dân huyện Mai Sơn 000.00.62.H52 6.1 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.62.H52 6.1.1 Trường MN Cò Nòi 001.10.62.H52 6.1.2 Trường MN Chiềng Ban 002.10.62.H52 6.1.3 Trường MN Chiềng Chăn 003.10.62.H52 6.1.4 Trường MN Chiềng Chung 004.10.62.H52 6.1.5 Trường MN Chiềng Dong 005.10.62.H52 6.1.6 Trường MN Chiềng Kheo 006.10.62.H52 6.1.7 Trường MN Chiềng Mai 007.10.62.H52 6.1.8 Trường MN Chiềng Mung 008.10.62.H52 6.1.9 Trường MN Chiềng Nơi 009.10.62.H52 6.1.10 Trường MN Chiềng Sung 010.10.62.H52 6.1.11 Trường MN Chiềng Ve 011.10.62.H52 6.1.12 Trường MN Mường Bon 012.10.62.H52 6.1.13 Trường MN Mường Chanh 013.10.62.H52 6.1.14 Trường MN Nà Sản 014.10.62.H52 6.1.15 Trường MN Nà Bó 015.10.62.H52 6.1.16 Trường MN Nà Ớt 016.10.62.H52 6.1.17 Trường MN Phiêng Cằm 017.10.62.H52 6.1.18 Trường MN Tà Hộc 018.10.62.H52 6.1.19 Trường MN Tô Hiệu 019.10.62.H52 6.1.20 Trường MN Cò Nòi 1 020.10.62.H52 6.1.21 Trường MN Chiềng Lương 021.10.62.H52 6.1.22 Trường MN Hoa Hồng 022.10.62.H52 6.1.23 Trường MN Mường Bằng 023.10.62.H52 6.1.24 Trường MN Phiêng Pằn 024.10.62.H52 6.1.25 Trường Tiểu học Tiểu học thị trấn Hát Lót 025.10.62.H52 6.1.26 Trường Tiểu học Cò Nòi 026.10.62.H52 6.1.27 Trường Tiểu học Chiềng Lương 027.10.62.H52 6.1.28 Trường Tiểu học Chiềng Nơi 028.10.62.H52 6.1.29 Trường Tiểu học Phiêng Păn 029.10.62.H52 6.1.30 Trường THCS 19/5 030.10.62.H52 6.1.31 Trường THCS Chất Lượng Cao 031.10.62.H52 6.1.32 Trường PTDTBT-THCS Chiềng Nơi 032.10.62.H52 6.1.33 Trường Tiểu học và THCS Bình Minh 033.10.62.H52 6.1.34 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ban 034.10.62.H52 6.1.35 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Chăn 035.10.62.H52 6.1.36 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Chung 036.10.62.H52 6.1.37 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Dong 037.10.62.H52 6.1.38 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Kheo 038.10.62.H52 6.1.39 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Lương 039.10.62.H52 6.1.40 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Mai 040.10.62.H52 6.1.41 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Mung 041.10.62.H52 6.1.42 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Sung 042.10.62.H52 6.1.43 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ve 043.10.62.H52 6.1.44 Trường Tiểu học và THCS Chu Văn Thịnh 044.10.62.H52 6.1.45 Trường Tiểu học và THCS Hoàng Văn Thụ 045.10.62.H52 6.1.46 Trường Tiểu học và THCS Mường Bằng 046.10.62.H52 6.1.47 Trường Tiểu học và THCS Mường Bon 047.10.62.H52 6.1.48 Trường Tiểu học và THCS Mường Chanh 048.10.62.H52 6.1.49 Trường Tiểu học và THCS Nà Ban 049.10.62.H52 6.1.50 Trường Tiểu học và THCS Nà Bó 050.10.62.H52 6.1.51 Trường Tiểu học và THCS Nà Sản 051.10.62.H52 6.1.52 Trường Tiểu học và THCS Tà Hộc 052.10.62.H52 6.1.53 Trường Tiểu học và THCS Tô Hiệu 053.10.62.H52 6.1.54 Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nà Ớt 054.10.62.H52 6.1.55 Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Phiêng Cằm 055.10.62.H52 6.1.56 Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Phiêng Pằn 056.10.62.H52 7 Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu 000.00.63.H52 7.1 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.63.H52 7.1.1 Trường MN Chiềng Hắc 001.10.63.H52 7.1.2 Trường MN Chiềng Khừa 002.10.63.H52 7.1.3 Trường MN Đông Sang 003.10.63.H52 7.1.4 Trường MN Hua Păng 004.10.63.H52 7.1.5 Trường MN Lóng Sập 005.10.63.H52 7.1.6 Trường MN Măng non 006.10.63.H52 7.1.7 Trường MN Mường Sang 007.10.63.H52 7.1.8 Trường MN Nà Mường 008.10.63.H52 7.1.9 Trường MN Phiêng Luông 009.10.63.H52 7.1.10 Trường MN Phong Lan 010.10.63.H52 7.1.11 Trường MN Quy Hướng 011.10.63.H52 7.1.12 Trường MN Tà Lại 012.10.63.H52 7.1.13 Trường MN Tân Hợp 013.10.63.H52 7.1.14 Trường MN Tân Lập 014.10.63.H52 7.1.15 Trường MN Tây Tiến 015.10.63.H52 7.1.16 Trường MN Họa Mi 016.10.63.H52 7.1.17 Trường MN Hoa Đào 017.10.63.H52 7.1.18 Trường MN Thảo Nguyên 018.10.63.H52 7.1.19 Trường MN Mộc Lỵ 019.10.63.H52 7.1.20 Trường Tiểu học 8/4 020.10.63.H52 7.1.21 Trường Tiểu học Mộc Lỵ 021.10.63.H52 7.1.22 Trường Tiểu học Chiềng Sơn 022.10.63.H52 7.1.23 Trường THCS 8/4 023.10.63.H52 7.1.24 Trường THCS Mộc Lỵ 024.10.63.H52 7.1.25 Trường Tiểu học và THCS 19/5 025.10.63.H52 7.1.26 Trường Tiểu học và THCS 14/6 026.10.63.H52 7.1.27 Trường Tiểu học và THCS 15/10 027.10.63.H52 7.1.28 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Hắc 028.10.63.H52 7.1.29 Trường PTDT BT Tiểu học và THCS Chiềng Khừa 029.10.63.H52 7.1.30 Trường Tiểu học và THCS Đông Sang 030.10.63.H52 7.1.31 Trường Tiểu học và THCS Hua Păng 031.10.63.H52 7.1.32 Trường Tiểu học và PTDT BT THCS Lóng Sập 032.10.63.H52 7.1.33 Trường Tiểu học và THCS Mường Sang 033.10.63.H52 7.1.34 Trường Tiễu học và THCS Nà Mường 034.10.63.H52 7.1.35 Trường Tiểu học và THCS Nà Tân 035.10.63.H52 7.1.36 Trường Tiểu học và THCS Tân Lập 036.10.63.H52 7.1.37 Trường Tiểu học và THCS Phiêng Luông 037.10.63.H52 7.1.38 Trường Tiểu học và THCS Quy Hướng 038.10.63.H52 7.1.39 Trường Tiểu học và THCS Tà Lại 039.10.63.H52 7.1.40 Trường Tiểu học và THCS Tây Tiến 040.10.63.H52 7.1.41 Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Tân Hợp 041.10.63.H52 8 Ủy ban nhân dân huyện Mường La 000.00.64.H52 8.1 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.64.H52 8.1.1 Trường MN Ban Mai 001.10.64.H52 8.1.2 Trường MN Chiềng Công 002.10.64.H52 8.1.3 Trường MN Chiềng Hoa 003.10.64.H52 8.1.4 Trường MN Hoa Ban 004.10.64.H52 8.1.5 Trường MN Hoa Hồng 005.10.64.H52 8.1.6 Trường MN Hua Trai 006.10.64.H52 8.1.7 Trường MN Mường Chùm 007.10.64.H52 8.1.8 Trường MN Mường Trai 008.10.64.H52 8.1.9 Trường MN Nậm Giôn 009.10.64.H52 8.1.10 Trường MN Nậm Păm 010.10.64.H52 8.1.11 Trường MN Pi Toong 011.10.64.H52 8.1.12 Trường MN Tạ Bú 012.10.64.H52 8.1.13 Trường MN Ít Ong 013.10.64.H52 8.1.14 Trường MN Chiềng Lao 014.10.64.H52 8.1.15 Trường MN Mường Bú 015.10.64.H52 8.1.16 Trường MN Ngọc Chiến 016.10.64.H52 8.1.17 Trường Tiểu học Chiềng Công 017.10.64.H52 8.1.18 Trường Tiểu học Chiềng San 018.10.64.H52 8.1.19 Trường Tiểu học Hua Trai 019.10.64.H52 8.1.20 Trường Tiểu học Nậm Giôn 020.10.64.H52 8.1.21 Trường Tiểu học Nặm Păm 021.10.64.H52 8.1.22 Trường Tiểu học Tạ Bú 022.10.64.H52 8.1.23 Trường Tiểu học Ít Ong 023.10.64.H52 8.1.24 Trường Tiểu học Chiềng Lao 024.10.64.H52 8.1.25 Trường Tiểu học Mường Bú 025.10.64.H52 8.1.26 Trường Tiểu học Ngọc Chiến 026.10.64.H52 8.1.27 Trường Tiểu học Chiềng Hoa 027.10.64.H52 8.1.28 Trường Tiểu học Mường Chùm 028.10.64.H52 8.1.29 Trường Tiểu học Pi Toong 029.10.64.H52 8.1.30 Trường THCS Chiềng Hoa 030.10.64.H52 8.1.31 Trường THCS Chiềng Lao 031.10.64.H52 8.1.32 Trường THCS Chiềng San 032.10.64.H52 8.1.33 Trường THCS Hua Trai 033.10.64.H52 8.1.34 Trường THCS Mường Chùm 034.10.64.H52 8.1.35 Trường THCS Mường Bú 035.10.64.H52 8.1.36 Trường THCS Nặm Păm 036.10.64.H52 8.1.37 Trường THCS Ngọc Chiến 037.10.64.H52 8.1.38 Trường THCS Pi Toong 038.10.64.H52 8.1.39 Trường THCS Tạ Bú 039.10.64.H52 8.1.40 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ân 040.10.64.H52 8.1.41 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Muôn 041.10.64.H52 8.1.42 Trường Tiểu học và THCS Mường Trai 042.10.64.H52 8.1.43 Trường PTDTBT-THCS Chiềng Công 043.10.64.H52 8.1.44 Trường PTDTBT-THCS Nậm Giôn 044.10.64.H52 8.1.45 Trường THCS Ít Ong 045.10.64.H52 9 Ủy ban nhân dân huyện Phù Yên 000.00.65.H52 9.1 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.65.H52 9.1.1 Trường MN Ánh Sao, Kim bon 001.10.65.H52 9.1.2 Trường MN Ban Mai 002.10.65.H52 9.1.3 Trường MN Bình Minh, Đá đỏ 003.10.65.H52 9.1.4 Trường MN Đà Giang 004.10.65.H52 9.1.5 Trường MN Gia Phù 005.10.65.H52 9.1.6 Trường MN Hoa Ban, Mường Bang 006.10.65.H52 9.1.7 Trường MN Hoa Đào 007.10.65.H52 9.1.8 Trường MN Huy Bắc 008.10.65.H52 9.1.9 Trường MN Huy Hạ 009.10.65.H52 9.1.10 Trường MN Huy Tân 010.10.65.H52 9.1.11 Trường MN Huy Tường 011.10.65.H52 9.1.12 Trường MN Huy Thượng 012.10.65.H52 9.1.13 Trường MN Mường Cơi 013.10.65.H52 9.1.14 Trường MN Mường Do 014.10.65.H52 9.1.15 Trường MN Mường Lang 015.10.65.H52 9.1.16 Trường MN Mường Thải 016.10.65.H52 9.1.17 Trường MN Phong Lan, Nam Phong 017.10.65.H52 9.1.18 Trường MN Sập Xa 018.10.65.H52 9.1.19 Trường MN Sơn Ca, Bắc Phong 019.10.65.H52 9.1.20 Trường MN Tân Lang 020.10.65.H52 9.1.21 Trường MN Tân Phong 021.10.65.H52 9.1.22 Trường MN Tường Hạ 022.10.65.H52 9.1.23 Trường MN Tường Phù 023.10.65.H52 9.1.24 Trường MN Thủy Tiên 024.10.65.H52 9.1.25 Trường MN Quang Huy 025.10.65.H52 9.1.26 Trường MN Thị Trấn 026.10.65.H52 9.1.27 Trường MN Tường Thượng 027.10.65.H52 9.1.28 Trường Tiểu học Gia Phù 028.10.65.H52 9.1.29 Trường Tiểu học Suối Tọ II 029.10.65.H52 9.1.30 Trường Tiểu học Tiểu học thị Trấn 030.10.65.H52 9.1.31 Trường Tiểu học Mường Cơi 031.10.65.H52 9.1.32 Trường Tiểu học Quang Huy 032.10.65.H52 9.1.33 Trường THCS Gia Phù 033.10.65.H52 9.1.34 Trường THCS Mường Cơi 034.10.65.H52 9.1.35 Trường THCS Quang Huy 035.10.65.H52 9.1.36 Trường THCS Thị Trấn 036.10.65.H52 9.1.37 Trường THCS Võ Thị Sáu 037.10.65.H52 9.1.38 Trường Tiểu học và THCS Đá Đỏ 038.10.65.H52 9.1.39 Trường Tiểu học và THCS Huy Bắc 039.10.65.H52 9.1.40 Trường Tiểu học và THCS Huy Hạ 040.10.65.H52 9.1.41 Trường Tiểu học và THCS Huy Tân 041.10.65.H52 9.1.42 Trường Tiểu học và THCS Huy Thượng 042.10.65.H52 9.1.43 Trường Tiểu học và THCS Kim Bon 043.10.65.H52 9.1.44 Trường Tiểu học và THCS Mường Bang 044.10.65.H52 9.1.45 Trường Tiểu học và THCS Mường Do 045.10.65.H52 9.1.46 Trường Tiểu học và THCS Mường Lang 046.10.65.H52 9.1.47 Trường Tiểu học và THCS Sập Xa 047.10.65.H52 9.1.48 Trường Tiểu học và THCS Suối Bau 048.10.65.H52 9.1.49 Trường Tiểu học và THCS Suối Tọ 049.10.65.H52 9.1.50 Trường Tiểu học và THCS Tân Lang 050.10.65.H52 9.1.51 Trường Tiểu học và THCS Tân Phong 051.10.65.H52 9.1.52 Trường Tiểu học và THCS Tường Hạ 052.10.65.H52 9.1.53 Trường Tiểu học và THCS Tường Phù 053.10.65.H52 9.1.54 Trường Tiểu học và THCS Tường Thượng I 054.10.65.H52 9.1.55 Trường Tiểu học và THCS Bắc Phong 055.10.65.H52 9.1.56 Trường Tiểu học và THCS Nam Phong 056.10.65.H52 9.1.57 Trường Tiểu học và THCS Tường Tiến 057.10.65.H52 9.1.58 Trường Tiểu học và THCS Tường Phong 058.10.65.H52 9.1.59 Trường Tiểu học và THCS Tường Thượng II 059.10.65.H52 9.1.60 Trường Tiểu học và THCS Huy Tường 060.10.65.H52 9.1.61 Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Mường Thải 061.10.65.H52 10 Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai 000.00.66.H52 10.1 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.66.H52 10.1.1 Trường MN Ban Mai 001.10.66.H52 10.1.2 Trường MN Cà Nàng 002.10.66.H52 10.1.3 Trường MN Chiềng Khoang 003.10.66.H52 10.1.4 Trường MN Chiềng Ơn 004.10.66.H52 10.1.5 Trường MN Hoa Ban 005.10.66.H52 10.1.6 Trường MN Hoa Đào 006.10.66.H52 10.1.7 Trường MN Hoa Hồng 007.10.66.H52 10.1.8 Trường MN Hoạ My 008.10.66.H52 10.1.9 Trường MN Mường Chiên 009.10.66.H52 10.1.10 Trường MN Mường Giôn 010.10.66.H52 10.1.11 Trường MN Mường Sại 011.10.66.H52 10.1.12 Trường MN Nặm Ét 012.10.66.H52 10.1.13 Trường MN Sơn Ca 013.10.66.H52 10.1.14 Trường MN Mường Giàng 014.10.66.H52 10.1.15 Trường Tiểu học Chiềng Bằng 015.10.66.H52 10.1.16 Trường Tiểu học Kim Đồng 016.10.66.H52 10.1.17 Trường Tiểu học Mường Giàng 017.10.66.H52 10.1.18 Trường Tiểu học Mường Giôn 018.10.66.H52 10.1.19 Trường Tiểu học Phiêng Mựt 019.10.66.H52 10.1.20 Trường Tiểu học Chiềng Khay 020.10.66.H52 10.1.21 Trường THCS Chiềng Bằng 021.10.66.H52 10.1.22 Trường THCS Mường Giôn 022.10.66.H52 10.1.23 Trường THCS Mường Giàng 023.10.66.H52 10.1.24 Trường THCS Nguyễn Tất Thành 024.10.66.H52 10.1.25 Trường PTDTBT-THCS Chiềng Khay 025.10.66.H52 10.1.26 Trường Tiểu học và THCS Bình Minh 026.10.66.H52 10.1.27 Trường Tiểu học và THCS Cà Nàng 027.10.66.H52 10.1.28 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Khoang 028.10.66.H52 10.1.29 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ơn 029.10.66.H52 10.1.30 Trường Tiểu học và THCS Lả Giôn 030.10.66.H52 10.1.31 Trường Tiểu học và THCS Mường Chiên 031.10.66.H52 10.1.32 Trường Tiểu học và THCS Mường Sại 032.10.66.H52 10.1.33 Trường Tiểu học và THCS Pá Ma Pha Khinh 033.10.66.H52 10.1.34 Trường Tiểu học và THCS Nặm Ét 034.10.66.H52 11 Ủy ban nhân dân huyện Sông Mã 000.00.67.H52 11.1 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.67.H52 11.1.1 Trường MN Anh Đào Chiềng Sơ 001.10.67.H52 11.1.2 Trường MN Ban Mai Huổi Một 002.10.67.H52 11.1.3 Trường MN Biên Cương Mường Sai 003.10.67.H52 11.1.4 Trường MN Bình Minh Mường Hung 004.10.67.H52 11.1.5 Trường MN Hoa Ban Yên Hưng 005.10.67.H52 11.1.6 Trường MN Hoa Cúc Đứa Mòn 006.10.67.H52 11.1.7 Trường MN Hoa Đào Mường Cai 007.10.67.H52 11.1.8 Trường MN Hoa Hồng Chiềng Khương 008.10.67.H52 11.1.9 Trường MN Hoa Lan Nậm Ty 009.10.67.H52 11.1.10 Trường MN Hoa Mai Nậm Mằn 010.10.67.H52 11.1.11 Trường MN Hoạ My Chiềng En 011.10.67.H52 11.1.12 Trường MN Hoa Phượng Đỏ Bó Sinh 012.10.67.H52 11.1.13 Trường MN Hương Sen Chiềng Cang 013.10.67.H52 11.1.14 Trường MN Hoa Sữa Pú Bẩu 014.10.67.H52 11.1.15 Trường MN Sơn Ca Chiềng Phung 015.10.67.H52 11.1.16 Trường MN Thị trấn 016.10.67.H52 11.1.17 Trường MN Tuổi Hoa Mường Lầm 017.10.67.H52 11.1.18 Trường MN 8/3 Chiềng Khoong 018.10.67.H52 11.1.19 Trường MN Ánh Dương xã Nà Ngịu 019.10.67.H52 11.1.20 Trường Tiểu học Bản Mé xã Nà Nghịu 020.10.67.H52 11.1.21 Trường Tiểu học Chiềng Khoong 021.10.67.H52 11.1.22 Trường Tiểu học Hải Sơn xã Chiềng Khoong 022.10.67.H52 11.1.23 Trường Tiểu học Hương Nghịu xã Nà Nghịu 023.10.67.H52 11.1.24 Trường Tiểu học Nà Nghịu 024.10.67.H52 11.1.25 Trường Tiểu học Thị trấn Sông Mã 025.10.67.H52 11.1.26 Trường Tiểu học Chiềng Khương 026.10.67.H52 11.1.27 Trường Tiểu học Chiềng Cang 027.10.67.H52 11.1.28 Trường Tiểu học Mường Hung 028.10.67.H52 11.1.29 Trường Tiểu học Mường Cai 029.10.67.H52 11.1.30 Trường PTDTBT Tiểu học Huổi Một 030.10.67.H52 11.1.31 Trường Tiểu học Chiềng Sơ 031.10.67.H52 11.1.32 Trường Tiểu học Yên Hưng 032.10.67.H52 11.1.33 Trường Tiểu học Đứa Mòn 033.10.67.H52 11.1.34 Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Ty 034.10.67.H52 11.1.35 Trường THCS Chiềng Cang 035.10.67.H52 11.1.36 Trường THCS Chiềng Khoong 036.10.67.H52 11.1.37 Trường THCS Chiềng Khương 037.10.67.H52 11.1.38 Trường THCS Chiềng Sơ 038.10.67.H52 11.1.39 Trường THCS Mường Hung 039.10.67.H52 11.1.40 Trường THCS Nà Nghịu 040.10.67.H52 11.1.41 Trường THCS Thị trấn Sông Mã 041.10.67.H52 11.1.42 Trường THCS Yên Hưng 042.10.67.H52 11.1.43 Trường PTDTBT THCS Đứa Mòn 043.10.67.H52 11.1.44 Trường PTDTBT THCS Huổi Một 044.10.67.H52 11.1.45 Trường PTDTBT THCS Mường Cai 045.10.67.H52 11.1.46 Trường PTDTBT THCS Nậm Ty 046.10.67.H52 11.1.47 Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Mường Sai 047.10.67.H52 11.1.48 Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nậm Mằn 048.10.67.H52 11.1.49 Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Bó Sinh 049.10.67.H52 11.1.50 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Phung 050.10.67.H52 11.1.51 Trường Tiểu học và THCS Mường Lầm 051.10.67.H52 11.1.52 Trường Tiểu học và THCS Chiềng En 052.10.67.H52 11.1.53 Trường Tiểu học và THCS Pú Bẩu 053.10.67.H52 12 Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp 000.00.68.H52 12.1 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.68.H52 12.1.1 Trường MN Ban Mai Nậm Lạnh 001.10.68.H52 12.1.2 Trường MN Biên Cương Mường Lèo 002.10.68.H52 12.1.3 Trường MN Hoa Đào 003.10.68.H52 12.1.4 Trường MN Hoạ Mi, xã Púng Bánh 004.10.68.H52 12.1.5 Trường MN Sơn Ca 005.10.68.H52 12.1 6 Trường MN Hoa Phượng Đỏ xã Sốp Cộp 006.10.68.H52 12.1.7 Trường MN Hoa Ban xã Mường Và 007.10.68.H52 12.1.8 Trường MN Hoa Phong La xã Mường Lạn 008.10.68.H52 12.1.9 Trường PTDTBT-TH Nà Khi, Mường Lạn 009.10.68.H52 12.1.10 Trường Tiểu học Púng Bánh 010.10.68.H52 12.1.11 Trường THCS Púng Bánh 011.10.68.H52 12.1.12 Trường PTDTBT-THCS Mường Lạn 012.10.68.H52 12.1.13 Trường PTDTBT TH và THCS Mường Lèo 013.10.68.H52 12.1.14 Trường PTDTBT TH và THCS Sam Kha 014.10.68.H52 12.1.15 Trường Tiểu học và THCS Dồm Cang 015.10.68.H52 12.1.16 Trường PTDTBT TH và THCS Nậm Lạnh 016.10.68.H52 12.1.17 Trường Tiểu học và THCS Sốp Cộp 017.10.68.H52 12.1.18 Trường Tiểu học và THCS Mường Và 018.10.68.H52 12.1.19 Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nà Khoang 019.10.68.H52 13 Ủy ban nhân dân huyện Thuận Châu 000.00.69.H52 13.1 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.69.H52 13.1.1 Trường MN Thảo Nguyên 001.10.69.H52 13.1.2 Trường MN Sanh Pài 002.10.69.H52 13.1.3 Trường MN 1/6 003.10.69.H52 13.1.4 Trường MN 2/9 Bó Mười A 004.10.69.H52 13.1.5 Trường MN 8/3 Bó Mười B 005.10.69.H52 13.1.6 Trường MN 19/5 006.10.69.H52 13.1.7 Trường MN Ánh Dương 007.10.69.H52 13.1.8 Trường MN Ánh Hồng 008.10.69.H52 13.1.9 Trường MN Ánh Sao 009.10.69.H52 13.1.10 Trường MN Ban Mai 010.10.69.H52 13.1.11 Trường MN Bình Minh 011.10.69.H52 13.1.12 Trường MN Co Tòng 012.10.69.H52 13.1.13 Trường MN Hoa Ban Tông Lạnh 1 013.10.69.H52 13.1.14 Trường MN Hoa Ban Tông Lạnh 2 014.10.69.H52 13.1.15 Trường MN Hoa Đào 015.10.69.H52 13.1.16 Trường MN Hoa Hồng 016.10.69.H52 13.1.17 Trường MN Hoa Mai 017.10.69.H52 13.1.18 Trường MN Hoa Quỳnh 018.10.69.H52 13.1.19 Trường MN Hoa Sen 019.10.69.H52 13.1.20 Trường MN Hoa Sữa 020.10.69.H52 13.1.21 Trường MN Họa My 021.10.69.H52 13.1.22 Trường MN Kim Đồng 022.10.69.H52 13.1.23 Trường MN Lái Lè 023.10.69.H52 13.1.24 Trường MN Long Hẹ 024.10.69.H52 13.1.25 Trường MN Măng Non 025.10.69.H52 13.1.26 Trường MN Ngọc Lan 026.10.69.H52 13.1.27 Trường MN Nguyễn Trãi 027.10.69.H52 13.1.28 Trường MN Pá Lông 028.10.69.H52 13.1.29 Trường MN Phong Lan Mường Khiêng 1 029.10.69.H52 13.1.30 Trường MN Phong Lan Mường Khiêng 2 030.10.69.H52 13.1.31 Trường MN Phượng Hồng 031.10.69.H52 13.1.32 Trường MN Tuổi Thơ 032.10.69.H52 13.1.33 Trường MN Thủy Tiên 033.10.69.H52 13.1.34 Trường MN Vành Khuyên 034.10.69.H52 13.1.35 Trường MN Võ Thị Sáu 035.10.69.H52 13.1.36 Trường MN Sao Mai 036.10.69.H52 13.1.37 Trường MN Sơn Ca 037.10.69.H52 13.1.38 Trường Tiểu học Bản Lầm 038.10.69.H52 13.1.39 Trường Tiểu học Bình Tiểu họcuận 039.10.69.H52 13.1.40 Trường Tiểu học Bon Phặng 040.10.69.H52 13.1.41 Trường Tiểu học Bó Mười A 041.10.69.H52 13.1.42 Trường Tiểu học Bó Mười B 042.10.69.H52 13.1.43 Trường Tiểu học Co Mạ 1 043.10.69.H52 13.1.44 Trường Tiểu học Co Mạ 2 044.10.69.H52 13.1.45 Trường Tiểu học Co Tòng 045.10.69.H52 13.1.46 Trường Tiểu học Cụ Cang 046.10.69.H52 13.1.47 Trường Tiểu học Chiềng Bôm 047.10.69.H52 13.1.48 Trường Tiểu học Chiềng La 048.10.69.H52 13.1.49 Trường Tiểu học Chiềng Ly 049.10.69.H52 13.1.50 Trường Tiểu học Chiềng Ngàm 050.10.69.H52 13.1.51 Trường Tiểu học Chiềng Pấc 051.10.69.H52 13.1.52 Trường Tiểu học Chiềng Pha 052.10.69.H52 13.1.53 Trường Tiểu học É Tòng 053.10.69.H52 13.1.54 Trường Tiểu học Lái Lè 054.10.69.H52 13.1.55 Trường Tiểu học Liệp Tè 055.10.69.H52 13.1.56 Trường Tiểu học Muổi Nọi 056.10.69.H52 13.1.57 Trường Tiểu học Mường Bám 1 057.10.69.H52 13.1.58 Trường Tiểu học Mường Bám 2 058.10.69.H52 13.1.59 Trường Tiểu học Mường É 1 059.10.69.H52 13.1.60 Trường Tiểu học Mường É 2 060.10.69.H52 13.1.61 Trường Tiểu học Mường Khiêng 1 061.10.69.H52 13.1.62 Trường Tiểu học Mường Khiêng 2 062.10.69.H52 13.1.63 Trường Tiểu học Nậm Lầu 063.10.69.H52 13.1.64 Trường Tiểu học Ninh Tiểu họcuận 064.10.69.H52 13.1.65 Trường Tiểu học Noong Lay 065.10.69.H52 13.1.66 Trường Tiểu học Púng Tra 066.10.69.H52 13.1.67 Trường Tiểu học Phổng Lăng 067.10.69.H52 13.1.68 Trường Tiểu học Phổng Lập 068.10.69.H52 13.1.69 Trường Tiểu học Sanh Pài 069.10.69.H52 13.1.70 Trường Tiểu học Tịm Khem 070.10.69.H52 13.1.71 Trường Tiểu học Tông Cọ 071.10.69.H52 13.1.72 Trường Tiểu học Tông Lạnh 1 072.10.69.H52 13.1.73 Trường Tiểu học Tông Lạnh 2 073.10.69.H52 13.1.74 Trường Tiểu học Thị Trấn 074.10.69.H52 13.1.75 Trường Tiểu học Thôm Mòn 075.10.69.H52 13.1.76 Trường PTDTBT-TH Long Hẹ 076.10.69.H52 13.1.77 Trường PTDTBT-TH Pá Lông 077.10.69.H52 13.1.78 Trường THCS Bản Lầm 078.10.69.H52 13.1.79 Trường THCS Bình Thuận 079.10.69.H52 13.1.80 Trường THCS Bon Phặng 080.10.69.H52 13.1.81 Trường THCS Bó Mười A 081.10.69.H52 13.1.82 Trường THCS Bó Mười B 082.10.69.H52 13.1.83 Trường THCS Chiềng Bôm 083.10.69.H52 13.1.84 Trường THCS Chiềng La 084.10.69.H52 13.1.85 Trường THCS Chiềng Ly 085.10.69.H52 13.1.86 Trường THCS Chiềng Ngàm 086.10.69.H52 13.1.87 Trường THCS Chiềng Pấc 087.10.69.H52 13.1.88 Trường THCS Chiềng Pha 088.10.69.H52 13.1.89 Trường THCS Chu Văn An 089.10.69.H52 13.1.90 Trường THCS É Tòng 090.10.69.H52 13.1.91 Trường THCS Liệp Tè 091.10.69.H52 13.1.92 Trường THCS Long Hẹ 092.10.69.H52 13.1.93 Trường THCS Muổi Nọi 093.10.69.H52 13.1.94 Trường THCS Mường Bám 094.10.69.H52 13.1.95 Trường THCS Mường É 095.10.69.H52 13.1.96 Trường THCS Mường Khiêng 096.10.69.H52 13.1.97 Trường THCS Nậm Lầu 097.10.69.H52 13.1.98 Trường THCS Ninh Thuận 098.10.69.H52 13.1.99 Trường THCS Noong Lay 099.10.69.H52 3.1.100 Trường THCS Pá Lông 100.10.69.H52 3.1.101 Trường THCS Púng Tra 101.10.69.H52 3.1.102 Trường THCS Phổng Lăng 102.10.69.H52 3.1.103 Trường THCS Phổng Lập 103.10.69.H52 3.1.104 Trường THCS Tông Cọ 104.10.69.H52 3.1.105 Trường THCS Tông Lạnh 105.10.69.H52 3.1.106 Trường THCS Thôm Mòn 106.10.69.H52 3.1.107 Trường PTDTBT và THCS Co Mạ 107.10.69.H52 3.1.108 Trường PTDTBT và THCS Co Tòng 108.10.69.H52 14 Ủy ban nhân dân huyện Vân Hồ 000.00.70.H52 14.1 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.70.H52 14.1.1 Trường MN Chiềng Khoa 001.10.70.H52 14.1.2 Trường MN Chiềng Xuân 002.10.70.H52 14.1.3 Trường MN Chiềng Yên 003.10.70.H52 14.1.4 Trường MN Liên Hòa 004.10.70.H52 14.1.5 Trường MN Mường Men 005.10.70.H52 14.1.6 Trường MN Mường Tè 006.10.70.H52 14.1.7 Trường MN Quang Minh 007.10.70.H52 14.1.8 Trường MN Song Khủa 008.10.70.H52 14.1.9 Trường MN Suối Bàng 009.10.70.H52 14.1.10 Trường MN Tân Xuân 010.10.70.H52 14.1.11 Trường MN Tô Múa 011.10.70.H52 14.1.12 Trường MN Xuân Nha 012.10.70.H52 14.1.13 Trường MN Lóng Luông 013.10.70.H52 14.1.14 Trường MN Vân Hồ 014.10.70.H52 14.1.15 Trường Tiểu học Lóng Luông 015.10.70.H52 14.1.16 Trường Tiểu học Vân Hồ 016.10.70.H52 14.1.17 Trường THCS Lóng Luông 017.10.70.H52 14.1.18 Trường THCS Vân Hồ 018.10.70.H52 14.1.19 Trường PTDT Nội trú 019.10.70.H52 14.1.20 Trường Tiểu học và THCS Quang Minh 020.10.70.H52 14.1.21 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Khoa 021.10.70.H52 14.1.22 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Yên 022.10.70.H52 14.1.23 Trường Tiểu học và THCS Liên Hòa 023.10.70.H52 14.1.24 Trường Tiểu học và THCS Mường Men 024.10.70.H52 14.1.25 Trường Tiểu học và THCS Mường Tè 025.10.70.H52 14.1.26 Trường Tiểu học và THCS Song Khủa 026.10.70.H52 14.1.27 Trường Tiểu học và THCS Suối Bàng 027.10.70.H52 14.1.28 Trường Tiểu học và THCS Tân Xuân 028.10.70.H52 14.1.29 Trường Tiểu học và THCS Tô Múa 029.10.70.H52 14.1.30 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Xuân 030.10.70.H52 14.1.31 Trường Tiểu học và THCS Xuân Nha 031.10.70.H52 15 Ủy ban nhân dân huyện Yên Châu 000.00.71.H52 15.1 Phòng Giáo dục và Đào tạo 000.10.71.H52 15.1.1 Trường MN Ánh Sao 001.10.71.H52 15.1.2 Trường MN Hoa Ban 002.10.71.H52 15.1.3 Trường MN Hoa Đào 003.10.71.H52 15.1.4 Trường MN Hoa Hồng 004.10.71.H52 15.1.5 Trường MN Hoa Huệ 005.10.71.H52 15.1.6 Trường MN Hoa Mai 006.10.71.H52 15.1.7 Trường MN Hòa Bình 007.10.71.H52 15.1.8 Trường MN Hoạ My 008.10.71.H52 15.1.9 Trường MN Hương Xuân 009.10.71.H52 15.1.10 Trường MN Tuổi Thơ 010.10.71.H52 15.1.11 Trường MN Bình Minh 011.10.71.H52 15.1.12 Trường MN Hương Xoài 012.10.71.H52 15.1.13 Trường MN Sơn Ca 013.10.71.H52 15.1.14 Trường MN Sao Mai 014.10.71.H52 15.1.15 Trường MN Thủy Tiên 015.10.71.H52 15.1.16 Trường Tiểu học Cồn Huốt 016.10.71.H52 15.1.17 Trường Tiểu học Chiềng Đông A 017.10.71.H52 15.1.18 Trường Tiểu học Chiềng Đông B 018.10.71.H52 15.1.19 Trường Tiểu học Chiềng Hặc 019.10.71.H52 15.1.20 Trường Tiểu học Chiềng On 020.10.71.H52 15.1.21 Trường Tiểu học Kim Chung 021.10.71.H52 15.1.22 Trường Tiểu học Lao Khô 022.10.71.H52 15.1.23 Trường Tiểu học Lóng Phiêng A 023.10.71.H52 15.1.24 Trường Tiểu học Lóng Phiêng B 024.10.71.H52 15.1.25 Trường Tiểu học Nà Cài 025.10.71.H52 15.1.26 Trường Tiểu học Tà Vài 026.10.71.H52 15.1.27 Trường Tiểu học Tú Nang 027.10.71.H52 15.1.28 Trường Tiểu học Chiềng Tương 028.10.71.H52 15.1.29 Trường Tiểu học Thị trấn 029.10.71.H52 15.1.30 Trường THCS Chiềng Đông 030.10.71.H52 15.1.31 Trường THCS Chiềng Hặc 031.10.71.H52 15.1.32 Trường PTDTNT - THCS Chiềng On 032.10.71.H52 15.1.33 Trường THCS Lóng Phiêng 033.10.71.H52 15.1.34 Trường THCS Nguyễn Cảnh Toàn 034.10.71.H52 15.1.35 Trường THCS Phiêng Khoài 035.10.71.H52 15.1.36 Trường THCS Tú Nang 036.10.71.H52 15.1.37 Trường THCS Thị Trấn 037.10.71.H52 15.1.38 Trường PTDTBT-THCS Chiềng Tương 038.10.71.H52 15.1.39 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Khoi 039.10.71.H52 15.1.40 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Pằn 040.10.71.H52 15.1.41 Trường Tiểu học và THCS Chiềng Sàng 041.10.71.H52 15.1.42 Trường Tiểu học và THCS Đông Bâu 042.10.71.H52 15.1.43 Trường Tiểu học và THCS Liên Chung 043.10.71.H52 15.1.44 Trường Tiểu học và THCS Sặp Vạt 044.10.71.H52 15.1.45 Trường Tiểu học và THCS Yên Sơn 045.10.71.H52 15.1.46 Trường Tiểu học và THCS Tà Làng 046.10.71.H52 15.1.47 Trường Tiểu học và THCS Mường Lựm 047.10.71.H52
{ "issuing_agency": "Tỉnh Sơn La", "promulgation_date": "13/02/2019", "sign_number": "333/QĐ-UBND", "signer": "Phạm Văn Thủy", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-1479-QD-UBND-2016-phat-trien-do-thi-thanh-pho-Bac-Ninh-2016-2025-den-2030-348299.aspx
Quyết định 1479/QĐ-UBND 2016 phát triển đô thị thành phố Bắc Ninh 2016 2025 đến 2030
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1479/QĐ-UBND Bắc Ninh, ngày 31 tháng 10 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẮC NINH Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội; Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị; Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị; Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25/8/2014 của Bộ Xây dựng, hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị; Căn cứ Quyết định số 1831/2013/QĐ-TTg ngày 09/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020; Quyết định số 1560/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 186/BCTĐ-SXD ngày 04/10/2016 QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt Đề cương Chương trình phát triển đô thị thành phố Bắc Ninh, giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu như sau: 1. Ranh giới, phạm vi lập Chương trình phát triển đô thị a) Phạm vi lập Chương trình phát triển đô thị thành phố Bắc Ninh với tổng diện tích: 82,61 km2, bao gồm địa bàn 19 đơn vị hành chính (16 phường và 3 xã). b) Quy mô: Diện tích khoảng 8.260,88 ha. 2. Mục tiêu. - Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển đô thị thành phố Bắc Ninh nhằm cụ thể hóa quá trình triển khai các dự án, kế hoạch, quy hoạch đô thị và các quy hoạch ngành; - Đảm bảo sự phát triển của đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, đảm bảo an sinh xã hội gắn với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng. - Nâng cao chất lượng sống người dân đô thị, thông qua việc tập trung nguồn lực hợp lý để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội đô thị, kiến trúc cảnh quan phù hợp, đồng bộ, từng bước hiện đại và bền vững. Đảm bảo tính kết nối theo quy hoạch được duyệt. 3. Đánh giá về thực trạng phát triển đô thị a) Tổng quan đô thị - Diện tích tự nhiên, diện tích nội thị, ngoại thị; - Đặc điểm, tính chất có khả năng ảnh hưởng đến phát triển đô thị; - Hiện trạng về dân số tại thời điểm lập chương trình (tổng dân số, số hộ; dân số nội thị/ngoại thị; mật độ dân số, tỷ lệ dân số...); - Hiện trạng đất đai (hiện trạng phân chia đơn vị hành chính; diện tích hành chính khu đất xây dựng đô thị...); - Những lợi thế và động lực thúc đẩy đô thị phát triển. b) Đánh giá hiện trạng quản lý và phát triển đô thị - Đánh giá hiện trạng theo tiêu chí phân loại đô thị; - Đánh giá hiện trạng công tác đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (quy mô; tổng mức đầu tư, nguồn vốn) trong giai đoạn 2010 - 2015; - Hiện trạng công tác quản lý đô thị (các quy chế, chính sách; tổ chức bộ máy quản lý đô thị; quản lý trật tự xây dựng, cấp phép xây dựng...). c) Phân tích đánh giá đô thị theo tiêu chí phân loại đô thị. Trên cơ sở tiêu chí theo từng loại đô thị tại thông tư 12/2014/TT-BXD ngày 25/08/2014 của Bộ Xây dựng, so sánh, đánh giá các tiêu chí đã đạt, chưa đạt làm cơ sở đề xuất chương trình phát triển đô thị theo giai đoạn đến năm 2020 và đến năm 2025. 4. Nội dung Chương trình phát triển đô thị - Xác định danh mục lộ trình triển khai xây dựng các khu vực phát triển đô thị bao gồm các khu vực phát triển khu đô thị mới, mở rộng, cải tạo, bảo tồn, tái thiết hoặc đô thị có chức năng chuyên biệt cho từng giai đoạn 5 năm và ưu tiên giai đoạn đầu (5 năm và hàng năm) phù hợp các giai đoạn của quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đã được phê duyệt. Định hướng lộ trình phát triển cho từng khu vực, đặc biệt các khu vực trong địa giới hành chính mở rộng của đô thị lõi. - Cụ thể hóa các chỉ tiêu về phát triển đô thị cần đạt được cho từng giai đoạn 5 năm và hàng năm phù hợp với quy hoạch chung đô thị và xây dựng kế hoạch phát triển đô thị, lộ trình để xác định các dự án cần đầu tư, dự án ưu tiên về hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội và hạ tầng đô thị. - Chương trình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (Thoát nước và xử lý nước thải; kiểm soát ô nhiễm môi trường,...). - Xây dựng danh mục dự án hạ tầng kỹ thuật khung và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ưu tiên đầu tư nhằm kết nối các khu vực phát triển đô thị với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; - Xác định kế hoạch vốn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật khung và công trình đầu mối ưu tiên phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của địa phương; - Phân công tổ chức thực hiện. 5. Lộ trình nâng loại, nâng cấp đô thị: - Năm 2017 lập đề án đề nghị công nhận thành phố Bắc Ninh đạt tiêu chuẩn đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Bắc Ninh. - Lập đề án công nhận đô thị lõi Bắc Ninh đạt tiêu chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20. 6. Các dự án trọng điểm, ưu tiên theo từng giai đoạn - Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; - Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội và các dự án ưu tiên khác; - Các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị; - Các dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị; - Các dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích, danh lam thắng cảnh; - Các dự án nâng cấp đô thị; - Các dự án nhà ở nhà: Nhà ở thương mại, nhà ở xã hội. 7. Đề xuất các giải pháp thực hiện - Xắp xếp các giải pháp theo thứ tự ưu tiên dựa trên các tiêu chí: Mức độ ảnh hưởng; kinh phí thực hiện; thời gian thực hiện. - Các dự án và gói giải pháp, bao gồm: + Nhóm ưu tiên 1: Gồm các giải pháp, dự án có vai trò chiến lược trong quá trình phát triển đô thị, nhằm khắc phục các chỉ tiêu còn yếu, còn thiếu so với tiêu chuẩn của đô thị loại I. + Nhóm ưu tiên 2: Gồm các giải pháp, dự án hướng tới hoàn thiện các chỉ tiêu của đô thị loại I vào trước năm 2025. 8. Hồ sơ sản phẩm: Theo theo Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 28/5/2014 của Bộ Xây dựng. 9. Tiến độ thực hiện: Tiến độ thực hiện lập và trình duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Bắc Ninh dự kiến là 06 tháng, kể từ ngày hợp đồng tư vấn có hiệu lực. 10. Tổ chức thực hiện. - Chủ đầu tư: UBND thành phố Bắc Ninh. - Cơ quan thẩm định: Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh - Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh Bắc Ninh - Cơ quan lập Chương trình phát triển đô thị: Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định. 11. Dự toán kinh phí thực hiện khoảng: 547.556.000 đồng (Năm trăm bốn mươi bảy triệu, năm trăm năm mươi sáu nghìn đồng). 12. Giao Sở Xây dựng hướng dẫn UBND thành phố Bắc Ninh căn cứ Quy hoạch chung thành phố Bắc Ninh, Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh được phê duyệt, tổ chức thực hiện lập Chương trình phát triển đô thị của thành phố theo quy định. Điều 2. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND thành phố Bắc Ninh và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 2; - Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh; - Lưu: HCTC, XDCB, CVP. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Tiến Nhường
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh", "promulgation_date": "31/10/2016", "sign_number": "1479/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Tiến Nhường", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-03-2015-QD-UBND-muc-dat-xay-dung-mo-nha-tang-le-tuong-dai-bia-tuong-niem-Vinh-Long-264478.aspx
Quyết định 03/2015/QĐ-UBND mức đất xây dựng mộ nhà tang lễ tượng đài bia tưởng niệm Vĩnh Long
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 03/2015/QĐ-UBND Vĩnh Long, ngày 26 tháng 01 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC ĐẤT XÂY DỰNG PHẦN MỘ, NHÀ TANG LỄ, TƯỢNG ĐÀI, BIA TƯỞNG NIỆM TRONG NGHĨA TRANG NHÂN DÂN THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 03/12/2004, Căn cứ Luật Đất đai, ngày 29/11/2013; Căn cứ Luật Xây dựng, ngày 18/6/2014; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường, ngày 23/6/2014; Căn cứ Nghị định số 35/2008/NĐ-CP , ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang; Căn cứ Thông tư số 02/2010/TT-BXD , ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, mã số QCVN 07:2010/BXD; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1411/TTr-STNMT, ngày 31/7/2014, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Quy định mức đất xây dựng phần mộ, nhà tang lễ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang nhân dân, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 1. Mức diện tích sử dụng đất cho một phần mộ trong nghĩa trang - không tính đến đường đi và khoảng cách giữa các ngôi mộ là: - Mộ hung táng, chôn cất 1 lần: người lớn ≤ 5m2/mộ, trẻ em: 3 - 4 m2/mộ; - Mộ cát táng: ≤ 3 m2/mộ; - Thể tích ô để lọ tro hỏa táng tối đa là 0,125m3/ô. Đối với các địa phương có diện tích đất rộng và đối tượng phục vụ của nghĩa trang chủ yếu là người dân tộc thiểu số thì diện tích trên có thể thay đổi nhưng không quá 8m2/mộ đối với mộ hung táng và 5m2/mộ đối với mộ cát táng. 2. Diện tích tối thiểu mặt bằng khuôn viên của nhà tang lễ là 10.000m2. 3. Hạn mức đất xây dựng tượng đài hoặc bia tưởng niệm trong nghĩa trang được quy định như sau: a. Đối với nghĩa trang có quy mô diện tích không quá 30ha: hạn mức đất tối đa không quá 50m2/tượng đài, bia tưởng niệm. b. Đối với nghĩa trang có quy mô diện tích lớn hơn 30ha: hạn mức đất tối đa không quá 100m2/tượng đài, bia tưởng niệm. c. Đối với nghĩa trang liệt sỹ tập trung toàn tỉnh: diện tích đất xây dựng tượng đài, bia tưởng niệm thực hiện theo quy hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Điều 2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Vĩnh Long có trách nhiệm triển khai, thực hiện Quyết định này. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây Dựng, Lao động Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày ký ban hành và được đăng công báo tỉnh./. Nơi nhận: - Như điều 3 (để thực hiện); - Bộ Tài nguyên và Môi trường (để báo cáo); - TT.TU và HĐND tỉnh (để báo cáo); - Đoàn ĐBQH tỉnh (để báo cáo); - CT và PCT. UBND tỉnh (để chỉ đạo); - Tòa án Nhân dân tỉnh; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Sở Tư pháp (để kiểm tra); - BLĐ. VP.UBND tỉnh (để theo dõi); - Báo Vĩnh Long (đăng báo); - Trung tâm Công báo tỉnh; - Các Phòng Nghiên cứu-thuộc VP.UBND tỉnh; - Lưu: VT, 4.08.05. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Văn Rón
{ "issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Long", "promulgation_date": "26/01/2015", "sign_number": "03/2015/QĐ-UBND", "signer": "Trần Văn Rón", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-lien-tich-10-2012-TTLT-BTC-BLDTBXH-huong-dan-quan-ly-su-dung-kinh-phi-134203.aspx
Thông tư liên tịch 10/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý sử dụng kinh phí
BỘ TÀI CHÍNH- BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 10/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2012 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM GIAI ĐOẠN 2011-2015 Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Thực hiện Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 679/QĐ-TTg); Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 (sau đây gọi tắt là Chương trình) như sau: Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng 1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình. 2. Trường hợp các đơn vị sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại hoặc nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống mại dâm thì thực hiện theo quy định hiện hành của nhà tài trợ hướng dẫn riêng cho các nguồn vốn này hoặc theo quy định của cơ quan chủ quản sau khi có sự thoả thuận của đại diện nhà tài trợ và Bộ Tài chính (nếu có); trường hợp nhà tài trợ hoặc đại diện nhà tài trợ và Bộ Tài chính không có quy định riêng thì áp dụng theo quy định tại Thông tư này. Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện 1. Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách của các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật, cụ thể: a) Ngân sách trung ương: - Bảo đảm kinh phí cho các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 679/QĐ-TTg. - Hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương trọng điểm về tệ nạn mại dâm nhưng chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ sau: + Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức tại cộng đồng. + Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, triệt phá ổ nhóm hoạt động mại dâm. + Xây dựng các mô hình tại cộng đồng nhằm hỗ trợ giúp đỡ người bán dâm trong phòng, chống HIV/AIDS và tái hòa nhập cộng đồng. + Xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn mại dâm; phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm đối với đời sống xã hội. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tiêu chí, xác định danh mục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trọng điểm về tệ nạn mại dâm. b) Các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp để đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phòng, chống mại dâm trên địa bàn theo Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt. 2. Nguồn viện trợ quốc tế (nếu có) cho các hoạt động của Chương trình. 3. Nguồn huy động xã hội, cộng đồng tham gia Chương trình. 4. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Điều 3. Nội dung, mức chi của Chương trình 1. Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống mại dâm; xây dựng bộ chỉ số đánh giá, giám sát chương trình phòng, chống tệ nạn mại dâm. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02/12/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp - Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật và Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT-BTP-BTC ngày 15/11/2007 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). 2. Chi công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống mại dâm: a) Chi tổ chức các chiến dịch tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng, chống mại dâm, bao gồm: - Chi sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình theo hình thức hợp đồng giữa cơ quan tuyên truyền và cơ quan thông tin đại chúng. - Chi sản xuất, nhân bản và phát hành các ấn phẩm truyền thông. - Chi hỗ trợ xây dựng bộ công cụ truyền thông về phòng, chống mại dâm. Việc lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền, chương trình truyền thông do Thủ trưởng cơ quan thực hiện nhiệm vụ truyền thông quyết định trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền giao và thực hiện theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. b) Chi tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống mại dâm do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. c) Chi hỗ trợ hoạt động truyền thông về phòng, chống mại dâm tại xã, phường: - Hỗ trợ tài liệu truyền thông. - Truyền thanh tại xã, phường (biên tập, phát thanh). Mức chi biên tập 75.000 đồng/trang 350 từ; bồi dưỡng phát thanh viên 15.000 đồng/lần. - Làm mới, sửa chữa pa nô, áp phích, khẩu hiệu. Mức chi căn cứ theo giá thị trường tại địa phương và chứng từ chi tiêu hợp pháp. - Hỗ trợ xây dựng mô hình truyền thông về phòng, chống mại dâm; nếp sống văn minh, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn ở các địa bàn xã, phường trọng điểm. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với dự toán được giao và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. d) Chi thiết lập mạng lưới cộng tác viên truyền thông về phòng, chống mại dâm bao gồm: - Chi thù lao cho các cộng tác viên truyền thông về phòng, chống mại dâm tại các xã, phường, thị trấn. Mức chi do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định trên cơ sở lồng ghép với các hoạt động truyền thông khác. - Chi họp sơ kết, tổng kết mạng lưới cộng tác viên truyền thông về phòng, chống mại dâm. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Thông tư số 97/2010/TT-BTC). 3. Chi hỗ trợ công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, triệt phá ổ nhóm hoạt động mại dâm: a) Chi chế độ công tác phí: Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC. Ngoài chế độ công tác phí, trong những ngày kiểm tra, thanh tra, điều tra, triệt phá ổ nhóm hoạt động mại dâm được bồi dưỡng 100.000 đồng/người/ngày. b) Chi chế độ làm đêm, thêm giờ: - Mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 5/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ công chức, viên chức. - Đối với thành viên Đội kiểm tra liên ngành các cấp đi kiểm tra ngoài giờ và ban đêm được chi tiền làm đêm, thêm giờ cho thời gian thực tế làm việc. Cơ quan chủ trì kiểm tra chịu trách nhiệm chi trả tiền làm đêm, thêm giờ; cơ quan cử người tham gia Đội kiểm tra liên ngành không phải chi trả tiền làm đêm, thêm giờ cho cán bộ của cơ quan. - Đối với người không hưởng lương từ ngân sách được điều động tham gia hoạt động triệt phá ổ nhóm hoạt động mại dâm được chi trả thù lao tối đa 200.000 đồng/người/ngày; 300.000 đồng/người/đêm. c) Đối với các hoạt động đặc thù liên quan đến nhiệm vụ của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. 4. Chi tổ chức hội nghị tập huấn, hội nghị sơ kết, tổng kết Chương trình. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC. 5. Chi kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của Chương trình. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC. Đối với đoàn công tác liên ngành do các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức, cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chịu trách nhiệm chi chế độ công tác phí cho các thành viên trong đoàn. Để tránh chi trùng lặp, cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác cần thông báo rõ trong giấy triệu tập cho cơ quan, đơn vị cử người đi công tác biết việc không phải thanh toán các khoản chi nêu trên. 6. Chi khảo sát, điều tra thống kê để xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về phòng, chống mại dâm theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3 và 4, Điều 10 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/2/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê. 7. Chi xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về phòng, chống mại dâm. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử và Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26/5/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). 8. Chi xây dựng giáo trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực về công tác thanh tra, kiểm tra; giáo trình giảng dạy về nếp sống văn minh, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn cho đội ngũ giảng viên. Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định xây dựng giáo trình cho các ngành đào tạo đại học, cao đẳng tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp. 9. Chi đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm; tham mưu điều phối các hoạt động về phòng, chống tệ nạn mại dâm và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình; kiến thức và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn về phòng, chống mại dâm; nếp sống văn minh, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn; kiến thức về phòng ngừa HIV và các bệnh lây qua đường tình dục. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). 10. Chi hợp tác quốc tế về phòng, chống mại dâm để tăng cường năng lực và triển khai các hoạt động của Chương trình. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí và Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). 11. Chi nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu đánh giá, tác động của mại dâm trong phát triển kinh tế xã hội. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKH&CN ngày 4/10/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT/BTC-BKH&CN ngày 7/5/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). 12. Chi hỗ trợ xây dựng thí điểm mô hình phòng ngừa, trợ giúp làm giảm tổn thương, phòng, chống lây nhiễm HIV tại cộng đồng; mô hình cơ sở hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng: a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn xây dựng thí điểm mô hình phòng ngừa, trợ giúp làm giảm tổn thương, phòng, chống lây nhiễm HIV tại cộng đồng; mô hình cơ sở hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng. b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn, quyết định danh sách các xã, phường, thị trấn là địa bàn thực hiện thí điểm mô hình phòng ngừa, trợ giúp làm giảm tổn thương, phòng, chống lây nhiễm HIV tại cộng đồng; mô hình cơ sở hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp. c) Nội dung và mức chi cụ thể của các mô hình: Tuỳ theo yêu cầu, điều kiện cụ thể và dự toán được giao, căn cứ vào nội dung hoạt động của từng mô hình và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nội dung và mức chi của từng mô hình cụ thể theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. 13. Chi hỗ trợ hoạt động xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm; phòng ngừa và giảm thiểu tác hại liên quan đến tệ nạn mại dâm đối với đời sống xã hội. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định địa bàn xã, phường, thị trấn trọng điểm và căn cứ dự toán được giao để thực hiện và quyết định mức hỗ trợ cụ thể. 14. Chi khen thưởng cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt mục tiêu của Chương trình theo quyết định khen thưởng của cấp có thẩm quyền. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn Luật. Điều 4. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước Việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn; Thông tư này hướng dẫn cụ thể thêm một số nội dung sau: 1. Lập, phân bổ và giao dự toán: a) Kinh phí thực hiện Chương trình của các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương được bố trí trong lĩnh vực chi đảm bảo xã hội theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Hàng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước, các Bộ, cơ quan Trung ương và các ban, ngành ở địa phương căn cứ vào nhiệm vụ được giao về công tác phòng, chống mại dâm lập dự toán kinh phí thực hiện Chương trình gửi cơ quan lao động - thương binh và xã hội, cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. b) Đối với những tỉnh thuộc danh mục trọng điểm về tệ nạn mại dâm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và chưa tự cân đối được ngân sách: căn cứ nhiệm vụ được hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 2 và nội dung, mức chi quy định tại Thông tư này, lập dự toán gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. c) Hàng năm, trên cơ sở dự toán của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, tổng hợp dự toán của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương (phần kinh phí thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách trung ương) gửi Bộ Tài chính để xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách của các Bộ, ngành và địa phương, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. d) Hàng năm, căn cứ khả năng ngân sách trung ương và tình hình thực hiện Chương trình năm trước, Bộ Tài chính thông báo tổng mức kinh phí thực hiện Chương trình do ngân sách trung ương đảm bảo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để làm cơ sở xây dựng phương án phân bổ cho các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định để giao dự toán cho các Bộ, cơ quan trung ương và bổ sung có mục tiêu cho các địa phương. đ) Căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị có nhiệm vụ thực hiện Chương trình theo quy định hiện hành. 2. Quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí: Các nguồn kinh phí của Chương trình được quản lý, sử dụng và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí của Chương trình phải mở sổ sách kế toán để ghi chép, hạch toán và quyết toán các nguồn kinh phí của Chương trình theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Quyết toán kinh phí Chương trình được tổng hợp vào quyết toán ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định. Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện Chương trình định kỳ 6 tháng, hàng năm và năm năm gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Điều 5. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 5 tháng 3 năm 2012. 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỨ TRƯỞNG Nguyễn Trọng Đàm KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Minh Nơi nhận: - Ban Bí thư TW, Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ; - Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng; - Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Sở LĐTBXH, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp; - Công báo; - Website Chính phủ,Website BTC- Bộ LĐTBXH; - Các đơn vị thuộc BTC, Bộ LĐTBXH; - Lưu VT: Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH.
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính", "promulgation_date": "19/01/2012", "sign_number": "10/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH", "signer": "Nguyễn Trọng Đàm, Nguyễn Thị Minh", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-1868-Q%c3%90-BVHTTDL-2022-Danh-muc-thu-tuc-hanh-chinh-uu-tien-tren-moi-truong-dien-tu-525521.aspx
Quyết định 1868/QÐ-BVHTTDL 2022 Danh mục thủ tục hành chính ưu tiên trên môi trường điện tử
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1868/QĐ-BVHTTDL Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRÊN MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ VÀ MẪU KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BẢN ĐIỆN TỬ NĂM 2022 CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Căn cứ Quyết định số 2032/QĐ-BVHTTDL ngày 16 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử (Phụ lục 1) và Mẫu kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử (Phụ lục 2) năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Điều 2. Giao Trung tâm Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai xây dựng thủ tục hành chính ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử theo Danh mục và Mẫu kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định này; Hoàn thiện, vận hành và khai thác từ năm 2022. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1954/QĐ-BVHTTDL ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Danh mục thủ tục hành chính ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử và Mẫu kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử năm 2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Tổng cục, Cục, Vụ, Trung tâm Công nghệ thông tin và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng (để biết); - Cục Kiểm soát thủ tục hành chính; - Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; - Trung tâm Công nghệ thông tin; - Lưu: VT, VP (KSTTHC), TN.30. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Tạ Quang Đông PHỤ LỤC 1 DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRÊN MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ NĂM 2022 CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH (Kèm theo Quyết định số 1868/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) STT TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG TTHC TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MÃ SỐ TRÊN CỔNG DVCQG 1 Tổng cục Du lịch 1 Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế 1.004602 2 Thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế 1.004598 3 Thủ tục cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế 1.004591 4 Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành 1.004581 5 Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể 1.004577 6 Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trong trường hợp doanh nghiệp phá sản 1.004574 7 Thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch: Hạng 4 sao, 5 sao đối với khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch 1.004566 8 Thủ tục thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực 1.004610 2 Tổng cục Thể dục thể thao 1 Thủ tục công nhận Ban vận động thành lập hội thể thao quốc gia 2.001057 3 Cục Nghệ thuật biểu diễn 1 Thủ tục tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương 1.009395 2 Thủ tục tổ chức cuộc thi, liên hoan toàn quốc và quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương 1.009396 4 Cục Bản quyền tác giả 1 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả 1.005160 2 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan 1.001709 3 Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả 1.001661 4 Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan 1.001614 5 Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả 1.001682 6 Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan 2.000752 5 Cục Điện ảnh 1 Thủ tục tổ chức chiếu, giới thiệu phim nước ngoài tại Việt Nam 1.003779 2 Thủ tục cấp giấy phép phổ biến phim: (- Phim truyện do cơ sở điện ảnh trong cả nước sản xuất hoặc nhập khẩu (trừ trường hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép theo khoản 3 Điều 18 Nghị định số 54/2010/NĐ-CP); - Phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc Trung ương sản xuất hoặc nhập khẩu; - Phim được sản xuất từ việc hợp tác, cung cấp dịch vụ sản xuất, liên doanh sản xuất với tổ chức, cá nhân nước ngoài) 1.003056 3 Thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm có nội dung là phim không nhằm mục đích kinh doanh 1.000015 6 Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm 1 Thủ tục cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) 1.003209 2 Thủ tục cấp giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm (thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) 1.003169 3 Thủ tục cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật (thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) 1.000040 7 Cục Di sản văn hóa 1 Thủ tục cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ 1.005155 8 Cục Hợp tác quốc tế 1 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam. 1.006401 9 Vụ Thi đua, Khen thưởng 1 Thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” 1.005363 2 Thủ tục xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với tập thể và cá nhân ngoài ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 1.008014 Tổng số TTHC: 27 PHỤ LỤC 2 MẪU KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BẢN ĐIỆN TỬ NĂM 2022 CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH (Kèm theo Quyết định số 1868/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) I. LĨNH VỰC DU LỊCH 1. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Mã hồ sơ TTHC 1.004602 - KQ (n) BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔNG CỤC DU LỊCH ------- GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ INTERNATIONAL TOUR OPERATOR LICENCE Số GP/No. :…..…./........./TCDL - GP LHQT (Cấp lần/Issued for.......time) 1. Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………… Enterprise’s name in foreign language: …………………………………………………….. Tên viết tắt/ Brief name:………………………………………………………………….……….. 2. Trụ sở chính/Head Office: …………………………………………………………..………. Tel:……………………………………………Fax:……………………………………...………… Email:…………………………………………..Website:………………………………..……….. 3. Tài khoản ký quỹ số/Deposite account No.:……………………………………………… Tại Ngân hàng/At bank:…………………………………………………………………..………. 4. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành/Travel Service boundaries:............………….. 5. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/Legal representative Chức danh/Title:………………………………………………………………………….……….. Họ và tên/Name:………………………………….……… Giới tính/Gender:………………….. Sinh ngày/Date of birth:..../..../…. Dân tộc/Ethnic group:…………………… Quốc tịch/Nationality:……………………….…….. ………………………………./ID/Passport No.:…………………………………………………. Ngày Cấp/Date of issue: …../..../……. Nơi cấp/Place of issue:………………………….…... Hà Nội, ngày ..... tháng ….. năm ….. TỔNG CỤC TRƯỞNG/ PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 2. Thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Mã hồ sơ TTHC 1.004598 - KQ (n) BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔNG CỤC DU LỊCH ------- GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ INTERNATIONAL TOUR OPERATOR LICENCE Số GP/No. :…..…./........./TCDL - GP LHQT (Cấp lần/Issued for.......time) 1. Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………… Enterprise’s name in foreign language: ……………………………………………….……. Tên viết tắt/ Brief name:………………………………………………………………………….. 2. Trụ sở chính/Head Office: ………………………………………………………….………. Tel:……………………………………………Fax:……………………………………..………… Email:…………………………………………..Website:……………………………….………... 3. Tài khoản ký quỹ số/Deposite account No.:……………………………………………... Tại Ngân hàng/At bank:………………………………………………………………….……….. 4. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành/Travel Service boundaries:............………….. 5. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/Legal representative Chức danh/Title:…………………………………………………………………………………... Họ và tên/Name:…………………………………………. Giới tính/Gender:………………….. Sinh ngày/Date of birth:..../..../…. Dân tộc/Ethnic group:…………………… Quốc tịch/Nationality:……………………………… ………………………………./ID/Passport No.:…………………………………………………. Ngày Cấp/Date of issue: …../..../……. Nơi cấp/Place of issue:……………………………… Hà Nội, ngày ..... tháng ….. năm ….. TỔNG CỤC TRƯỞNG/ PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 3. Thủ tục cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Mã hồ sơ TTHC 1.004591 - KQ (n) BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔNG CỤC DU LỊCH ------- GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ INTERNATIONAL TOUR OPERATOR LICENCE Số GP/No. :…..…./........./TCDL - GP LHQT (Cấp lần/Issued for.......time) 1. Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………. Enterprise’s name in foreign language: ……………………………………………….…….. Tên viết tắt/ Brief name:…………………………………………………………………………… 2. Trụ sở chính/Head Office: ………………………………………………………….……….. Tel:……………………………………………Fax:……………………………………..…………. Email:…………………………………………..Website:……………………………….………… 3. Tài khoản ký quỹ số/Deposite account No.:……………………………………………… Tại Ngân hàng/At bank:………………………………………………………………….……….. 4. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành/Travel Service boundaries:............………….. 5. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/Legal representative Chức danh/Title:…………………………………………………………………………………… Họ và tên/Name:…………………………………………. Giới tính/Gender:………………….. Sinh ngày/Date of birth:..../..../…. Dân tộc/Ethnic group:…………………… Quốc tịch/Nationality:……………………………… ………………………………./ID/Passport No.:…………………………………………………. Ngày Cấp/Date of issue: …../..../……. Nơi cấp/Place of issue:……………………………… Hà Nội, ngày ..... tháng ….. năm ….. TỔNG CỤC TRƯỞNG/ PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 4. Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành. Mã hồ sơ TTHC 1.004581 - KQ (n) Mẫu số 03 BM.QĐ BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔNG CỤC DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … /QĐ-TCDL Hà Nội, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH Về việc thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DU LỊCH Căn cứ Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Quyết định số 17/2018/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Căn cứ Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Căn cứ Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty .................................................................; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lữ hành. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số .....-...../......../TCDL-GP LHQT ngày...... tháng.......năm........ của Công ty ................... Điều 2. Tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Công ty TNHH Du lịch Thắng Thắng được xử lý theo quy định tại điểm a, khoản 3, điều 6 Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Giám đốc Sở ................, Giám đốc Công ty ........................... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Tổng cục trưởng (để báo cáo); - Bộ CA (Cục An ninh Đối ngoại, Cục QL XNC); - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (Cục Cửa khẩu); - Sở KHĐT ..........................................; - Sở ........... .........................................; - Chi Cục thuế .....................................; - Cty ........... (...............................); - Trung tâm TTDL (để đăng tải); - Lưu:VT, Vụ LH, ... (...). TỔNG CỤC TRƯỞNG/ PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Mã hồ sơ TTHC 1.004581 - KQ (n) Mẫu số 03 BM.CV BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔNG CỤC DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ... /TCDL-LH V/v hoàn trả tiền ký quỹ cho doanh nghiệp Hà Nội, ngày … tháng … năm … Kính gửi: Ngân hàng ............................................................. Tổng cục Du lịch nhận được Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty ..................................... Ngày ................, Tổng cục Du lịch đã ban hành Quyết định số ...../QĐ-TCDL của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số ....-............./................./TCDL-GP LHQT ngày .........tháng .......... năm........... của Công ty........................................... Căn cứ quy định tại điểm a, khoản 3, điều 6 Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, Tổng cục Du lịch đề nghị Ngân hàng .................. hoàn trả tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế cho Công ty .................................. là ................... đồng (................ đồng) trong tài khoản số....................... tại Ngân hàng./. Nơi nhận: - Như trên; - Tổng cục trưởng (để báo cáo); - Sở ........................; - Cty ................. (....................); - Lưu: VT, VLH, ... (...). TỔNG CỤC TRƯỞNG/ PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 5. Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể. Mã hồ sơ TTHC 1.004577 - KQ (n) Mẫu số 03 BM.QĐ BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔNG CỤC DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … /QĐ-TCDL Hà Nội, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH Về việc thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DU LỊCH Căn cứ Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Quyết định số 17/2018/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Căn cứ Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Căn cứ Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty .................................................................; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lữ hành. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số .....-...../......../TCDL-GP LHQT ngày...... tháng.......năm........ của Công ty ................... Điều 2. Tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Công ty TNHH Du lịch Thắng Thắng được xử lý theo quy định tại điểm a, khoản 3, điều 6 Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Giám đốc Sở ................., Giám đốc Công ty ........................... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Tổng cục trưởng (để báo cáo); - Bộ CA (Cục An ninh Đối ngoại, Cục QL XNC); - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (Cục Cửa khẩu); - Sở KHĐT ..........................................; - Sở ........... .........................................; - Chi Cục thuế .....................................; - Cty ........... (...............................); - Trung tâm TTDL (để đăng tải); - Lưu:VT, Vụ LH, ... (...). TỔNG CỤC TRƯỞNG/ PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Mã hồ sơ TTHC 1.004577 - KQ (n) Mẫu số 03 BM.CV BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔNG CỤC DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ... /TCDL-LH V/v hoàn trả tiền ký quỹ cho doanh nghiệp Hà Nội, ngày … tháng … năm … Kính gửi: Ngân hàng ............................................................. Tổng cục Du lịch nhận được Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty ..................................... Ngày ................, Tổng cục Du lịch đã ban hành Quyết định số ...../QĐ-TCDL của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số ....-............./................./TCDL-GP LHQT ngày .........tháng .......... năm........... của Công ty........................................... Căn cứ quy định tại điểm a, khoản 3, điều 6 Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, Tổng cục Du lịch đề nghị Ngân hàng .................. hoàn trả tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế cho Công ty .................................. là ................... đồng (................ đồng) trong tài khoản số....................... tại Ngân hàng./. Nơi nhận: - Như trên; - Tổng cục trưởng (để báo cáo); - Sở ........................; - Cty ................. (................); - Lưu: VT, VLH, ... (...). TỔNG CỤC TRƯỞNG/ PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 6. Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trong trường hợp doanh nghiệp phá sản. Mã hồ sơ TTHC 1.004574 - KQ (n) Mẫu số 03 BM.QĐ BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔNG CỤC DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … /QĐ-TCDL Hà Nội, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH Về việc thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DU LỊCH Căn cứ Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Quyết định số 17/2018/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Căn cứ Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Căn cứ Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty .................................................................; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lữ hành. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số .....-...../......../TCDL-GP LHQT ngày...... tháng.......năm........ của Công ty .................. Điều 2. Tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Công ty TNHH Du lịch Thắng Thắng được xử lý theo quy định tại điểm a, khoản 3, điều 6 Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Giám đốc Sở ................, Giám đốc Công ty .......................... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Tổng cục trưởng (để báo cáo); - Bộ CA (Cục An ninh Đối ngoại, Cục QL XNC); - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (Cục Cửa khẩu); - Sở KHĐT ..........................................; - Sở ........... .........................................; - Chi Cục thuế .....................................; - Cty ........... (...............................); - Trung tâm TTDL (để đăng tải); - Lưu: VT, Vụ LH, ... (...). TỔNG CỤC TRƯỞNG/ PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Mã hồ sơ TTHC 1.004574 - KQ (n) Mẫu số 03 BM.CV BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔNG CỤC DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ... /TCDL-LH V/v hoàn trả tiền ký quỹ cho doanh nghiệp Hà Nội, ngày … tháng … năm … Kính gửi: Ngân hàng ............................................................. Tổng cục Du lịch nhận được Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty ..................................... Ngày ................, Tổng cục Du lịch đã ban hành Quyết định số ...../QĐ-TCDL của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số ....-............./................./TCDL-GP LHQT ngày .........tháng .......... năm........... của Công ty........................................... Căn cứ quy định tại điểm a, khoản 3, điều 6 Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, Tổng cục Du lịch đề nghị Ngân hàng .................. hoàn trả tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế cho Công ty .................................. là ................... đồng (................ đồng) trong tài khoản số....................... tại Ngân hàng./. Nơi nhận: - Như trên; - Tổng cục trưởng (để báo cáo); - Sở ........................; - Cty ................. (...................); - Lưu: VT, VLH, ... (...). TỔNG CỤC TRƯỞNG/ PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 7. Thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch: Hạng 4 sao, 5 sao đối với khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch. Mã hồ sơ TTHC 1.004566 - KQ (n) Mẫu số 07 BM.QĐ BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔNG CỤC DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … /QĐ-TCDL Hà Nội, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH Về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DU LỊCH Căn cứ Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Căn cứ Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Căn cứ Quyết định số 17/2018/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Căn cứ tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn: TCVN 4391:2015 ; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khách sạn. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công nhận Khách sạn … Địa chỉ: … Đạt tiêu chuẩn: … sao, trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ký. Điều 2. Giám đốc Khách sạn phải treo biển thể hiện chất lượng được công nhận theo mẫu quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Giám đốc Sở Du lịch ………., Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Giám đốc Khách sạn có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Lưu: VT, Vụ KS. TỔNG CỤC TRƯỞNG/ PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 8. Thủ tục thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực. Mã hồ sơ TTHC 1.004610 - KQ (n) Mẫu số 08 BM.QĐ BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔNG CỤC DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … /QĐ-TCDL Hà Nội, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Văn phòng đại diện của ………………………. tại Việt Nam BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Căn cứ Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Căn cứ Công văn số…../VPCP-QHQT ngày ….. tháng ….. năm ….. của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Văn phòng đại diện của ……………………. tại Việt Nam; Xét Đơn đề nghị cấp giấy phép ngày ….. tháng ….. năm ….. của … về việc thành lập Văn phòng đại diện của ……………………. tại Việt Nam; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. …… Được thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam, trụ sở tại ….. Điều 2. Văn phòng đại diện được triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều 3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền cho Tổng cục Du lịch trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động của Văn phòng đại diện. Điều 4. Văn phòng đại diện có trách nhiệm thông báo tới Tổng cục Du lịch các thông tin về: địa chỉ trụ sở chính của Văn phòng đại diện, điện thoại liên lạc, số người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, người đứng đầu Văn phòng đại diện, báo cáo định kỳ 6 tháng/lần và 1 năm/lần về hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam. Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Trưởng Văn phòng đại diện của ……………. tại Việt Nam có trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 5 (để thi hành); - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ (Vụ HTQT) (để báo cáo); - Bộ Công an (TCAN-ANKTTH); - Bộ Ngoại giao (Vụ ĐBA); - Lưu: VP, TCDL, Cục HTQT Bộ … (…). BỘ TRƯỞNG/THỨ TRƯỞNG (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) II. LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO 1. Thủ tục công nhận Ban vận động thành lập hội thể thao quốc gia. Mã hồ sơ TTHC 2.001057 - KQ (n) BM.QĐ BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … /QĐ-BVHTTDL Hà Nội, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH Về việc công nhận Ban Vận động thành lập Hội thể thao quốc gia BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Căn cứ Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ; Theo đề nghị của Ban sáng lập đề nghị công nhận Ban vận động thành lập Hội thể thao quốc gia và Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công nhận Ban Vận động thành lập Hội thể thao quốc gia gồm các ông, bà có tên trong danh sách kèm theo Quyết định này. Điều 2. Ban Vận động thành lập Hội thể thao quốc gia có nhiệm vụ: 1. Vận động công dân và tổ chức tham gia vào Hội và hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập Hội theo quy định. 2. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc vận động và chuẩn bị thành lập Hội. 3. Định kỳ báo cáo tiến độ công tác vận động và chuẩn bị thành lập Hội với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị có liên quan và các ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Bộ Nội vụ; - Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ VHTTDL; - Ban sáng lập Hội; - Lưu: VT, TCTDTT. BỘ TRƯỞNG/THỨ TRƯỞNG (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) III. LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN 1. Thủ tục tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương. Mã hồ sơ TTHC 1.009395-KQ (n) Mẫu số 03 … (1) … … (2) … ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … V/v chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật …, ngày … tháng … năm … Kính gửi: … (3) … Căn cứ Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn; Trả lời văn bản số …, ngày…tháng…năm… của … (3) … đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, … (2) … chấp thuận … (3) … tổ chức biểu diễn nghệ thuật như sau: 1. Tên chương trình biểu diễn nghệ thuật (tên nước ngoài nếu có): … 2. Thời gian tổ chức: … 3. Địa điểm tổ chức: … (4) … 4. Nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật: … (5) … 5. Người chịu trách nhiệm chính nội dung: … 6. Thời gian, địa điểm duyệt chương trình (nếu có): … …(3) … có trách nhiệm: - Chấp hành quy định tại Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn; - Tuân thủ quy định về bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ, các điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan trước và trong quá trình tổ chức biểu diễn nghệ thuật; - Báo cáo … (2) … việc thực hiện những nội dung đã đăng ký và các kiến nghị cụ thể (nếu có) sau khi kết thúc chương trình biểu diễn nghệ thuật./. Nơi nhận: - Như trên; - … - Lưu: VT, … BỘ TRƯỞNG/THỨ TRƯỞNG (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) ____________________ (1) Cơ quan chủ quản; (2) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật. (3) Tên, thông tin tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật. (4) Địa chỉ khu vực/cơ sở tổ chức biểu diễn nghệ thuật. (5) Kịch bản, danh mục tác phẩm gắn với tác giả được chấp thuận. 2. Thủ tục tổ chức cuộc thi, liên hoan toàn quốc và quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương. Mã hồ sơ TTHC 1.009396-KQ (n) Mẫu số 06 … (1) … … (2) … ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … V/v chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn …, ngày … tháng … năm … Kính gửi: … (3) … Căn cứ Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn; Trả lời văn bản số …, ngày…tháng … năm … của … (3) …đề nghị tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, … (2) …chấp thuận … (3) … tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn như sau: 1. Tên cuộc thi, liên hoan (tên nước ngoài nếu có): … 2. Thời gian tổ chức: … 3. Địa điểm tổ chức: … (4) … 4. Loại hình nghệ thuật biểu diễn: … (5) … 5. Nội dung cuộc thi, liên hoan: … (6) … … (3) … có trách nhiệm: - Chấp hành quy định tại Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn; - Tuân thủ quy định về bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ, các điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan trước và trong quá trình tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; - Báo cáo … (2) … về kết quả cuộc thi, liên hoan và các kiến nghị cụ thể (nếu có) sau khi kết thúc cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn./. Nơi nhận: - Như trên; - …; - Lưu: VT, … BỘ TRƯỞNG/THỨ TRƯỞNG (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) ____________________ (1) Cơ quan chủ quản; (2) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn. (3) Tên, thông tin tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn. (4) Địa chỉ khu vực/cơ sở tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn. (5) Ghi rõ loại hình nghệ thuật biểu diễn của cuộc thi, liên hoan. (6) Đề án cuộc thi, liên hoan được chấp thuận. IV. LĨNH VỰC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ 1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Mã hồ sơ TTHC 1.005160 - KQ (n) Mẫu số 01 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ CHỨNG NHẬN Tác phẩm: Loại hình: Tác giả: Quốc tịch: Số CMND/CCCD/HC: Chủ sở hữu: Quốc tịch*: Số CMND/CCCD/HC: Số ĐKKD/QĐ: Đã đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ... LÃNH ĐẠO CƠ QUAN (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Số: / /QTG Cấp cho tác giả/chủ sở hữu/ tác giả đồng thời là chủ sở hữu * Khi chủ sở hữu là cá nhân. 2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Mã hồ sơ TTHC 1.001709 - KQ (n) Mẫu số 02 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN LIÊN QUAN CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ CHỨNG NHẬN Tên chương trình: Loại hình: Chủ sở hữu: Địa chỉ: Quốc tịch: Số CMND/CCCD/HC: Số ĐKKD/QĐ: Đã đăng ký quyền của.... tại Cục Bản quyền tác giả Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ... LÃNH ĐẠO CƠ QUAN (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Số: / /QLQ Cấp cho chủ sở hữu * Khi chủ sở hữu là cá nhân. 3. Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Mã hồ sơ TTHC 1.001661 - KQ (n) Mẫu số 03 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ CHỨNG NHẬN Tác phẩm: Loại hình: Tác giả: Quốc tịch: Số CMND/CCCD/HC: Chủ sở hữu: Quốc tịch*: Số CMND/CCCD/HC: Số ĐKKD/QĐ: (Cấp đổi thay cho GCNĐKQTG số....) Đã đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ... LÃNH ĐẠO CƠ QUAN (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Số: / /QTG Cấp cho tác giả/chủ sở hữu/ tác giả đồng thời là chủ sở hữu * Khi chủ sở hữu là cá nhân. 4. Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Mã hồ sơ TTHC 1.001614 - KQ (n) Mẫu số 04 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN LIÊN QUAN CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ CHỨNG NHẬN Tên chương trình: Loại hình: Chủ sở hữu: Địa chỉ: Quốc tịch: Số CMND/CCCD/HC: Số ĐKKD/QĐ: (Cấp đổi thay cho GCNĐKQLQ số.....) Đã đăng ký quyền của.... tại Cục Bản quyền tác giả Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ... LÃNH ĐẠO CƠ QUAN (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Số: / /QLQ Cấp cho chủ sở hữu * Khi chủ sở hữu là cá nhân. 5. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Mã hồ sơ TTHC 1.001682 - KQ (n) Mẫu số 05 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ CHỨNG NHẬN Tác phẩm: Loại hình: Tác giả: Quốc tịch: Số CMND/CCCD/HC: Chủ sở hữu: Quốc tịch*: Số CMND/CCCD/HC: Số ĐKKD/QĐ: (Cấp lại thay cho GCNĐKQTG số....) Đã đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ... LÃNH ĐẠO CƠ QUAN (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Số: / /QTG Cấp cho tác giả/chủ sở hữu/ tác giả đồng thời là chủ sở hữu * Khi chủ sở hữu là cá nhân. 6. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Mã hồ sơ TTHC 2.000752 - KQ (n) Mẫu số 06 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN LIÊN QUAN CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ CHỨNG NHẬN Tên chương trình: Loại hình: Chủ sở hữu: Địa chỉ: Quốc tịch: Số CMND/CCCD/HC: Số ĐKKD/QĐ: (Cấp lại thay cho GCNĐKQLQ số.....) Đã đăng ký quyền của.... tại Cục Bản quyền tác giả Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ... LÃNH ĐẠO CƠ QUAN (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Số: / /QLQ Cấp cho chủ sở hữu * Khi chủ sở hữu là cá nhân V. LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH 1. Thủ tục tổ chức chiếu, giới thiệu phim nước ngoài tại Việt Nam. Mã hồ sơ TTHC 1.003779 - KQ (n) BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỤC ĐIỆN ẢNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … /QĐ-ĐA Hà Nội, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH Về việc cho phép giới thiệu phim nước ngoài tại Việt Nam CỤC TRƯỞNG CỤC ĐIỆN ẢNH Căn cứ Quyết định số 5409/QĐ-BVHTTDL ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Điện ảnh; Căn cứ Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim; Căn cứ Thông tư số 12/2015/TT-BVHTTDL ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Theo đề nghị của Hội đồng thẩm định phim chiếu trong các chương trình phim nước ngoài tại Việt Nam. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Cho phép trình chiếu .............................................................................................. - Thời gian:........................................................................................................................... - Địa điểm: ........................................................................................................................... - Phạm vi phát hành: ........................................................................................................... Điều 2. Kể từ ngày ký quyết định này, mọi sự thay đổi, sửa chữa, xóa bỏ hoặc bổ sung nội dung phim đều bị nghiêm cấm. Quyết định này không thay thế quyết định cho phép phổ biến phim rộng rãi trong hệ thống phát hành và chiếu bóng của ngành điện ảnh. Điều 3. ................................................................................................................................. Nơi nhận: - ....................; - ....................; - ....................; - Lưu: VT, ....... THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 2. Thủ tục cấp giấy phép phổ biến phim: (- Phim truyện do cơ sở điện ảnh trong cả nước sản xuất hoặc nhập khẩu (trừ trường hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép theo khoản 3 Điều 18 Nghị định số 54/2010/NĐ-CP); - Phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc Trung ương sản xuất hoặc nhập khẩu; - Phim được sản xuất từ việc hợp tác, cung cấp dịch vụ sản xuất, liên doanh sản xuất với tổ chức, cá nhân nước ngoài). Mã hồ sơ TTHC 1.003056 - KQ (n) BM.GP BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỤC ĐIỆN ẢNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … /GPPBP-CĐA ……, ngày … tháng … năm … GIẤY PHÉP PHỔ BIẾN PHIM CỤC TRƯỞNG CỤC ĐIỆN ẢNH Căn cứ Quyết định số … ngày … tháng … năm … của (Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố)… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (Cục Điện ảnh hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch); Căn cứ Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế thẩm định và cấp Giấy phép phổ biến phim; Xét biên bản của Hội đồng thẩm định phim ... ngày… tháng … năm … và đề nghị của ... (Phòng Phổ biến phim hoặc Phòng Nghiệp vụ). CẤP GIẤY PHÉP PHỔ BIẾN PHIM Bộ phim:…………………………………………………………………………………………….. Tên gốc (đối với phim nước ngoài): …………………………………………………………….. Thể loại (truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình) :………………………………………………… Hãng sản xuất hoặc phát hành:………………………………………………….………………. Nước sản xuất: ……………………………........ Năm sản xuất:…………………............…… Nhập phim qua đối tác (đối với phim nước ngoài):……………………………………………. Biên kịch:…………………………………………………………………………………………… Đạo diễn:…………………………………………………………………………………………… Quay phim:………………………………………………………………………………………… Chất liệu phim trình duyệt (nhựa, băng hình, đĩa hình):……………………………………… Độ dài (tính bằng phút):………………………………………………………………………….. Màu sắc (màu hoặc đen trắng): ………........................ Ngôn ngữ:…………………………. Chủ sở hữu bản quyền:………………………………………………………………………….. Do cơ sở điện ảnh (tên cơ sở) đề nghị thẩm định:………………………………..………….. ............................................................................................................................................ Tóm tắt nội dung………………………………………………………………….……….……… …………………………………………………………………………………….……….………. …………………………………………………………………………………….……….………. Phạm vi được phép phổ biến: …………………………………………………….……….…… Giấy phép này được giao cho cơ sở điện ảnh đề nghị thẩm định 3 bản và lưu tại cơ quan cấp giấy phép 1 bản./. THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 3. Thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm có nội dung là phim không nhằm mục đích kinh doanh. Mã hồ sơ TTHC 1.000015 - KQ (n) Mẫu số 01 BM.GP BỘ/SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HOẶC SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … /VHPNK GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM Căn cứ Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh (gọi tắt là Nghị định số 32/2012/NĐ-CP); Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32/2012/NĐ-CP và Thông tư số 22/2018/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32/2012/NĐ-CP . Căn cứ đề nghị của .................................................................................... tại văn bản số (hoặc đơn) .................................................................................................................................... Địa chỉ:................................................................................................................................ Điện thoại: ....................................................Fax: .............................................................. TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP Đồng ý để:........................................................................................................................... Được nhập khẩu những văn hóa phẩm theo bảng kê dưới đây SỐ TT LOẠI VĂN HÓA PHẨM NỘI DUNG SỐ LƯỢNG Số vận đơn lô hàng hoặc giấy báo nhận hàng Gửi từ:................................................................................................................................... Đến:....................................................................................................................................... Mục đích sử dụng:................................................................................................................ Đề nghị cơ quan Hải quan:................................................................................................... ….., ngày … tháng … năm … THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP PHÉP (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) VI. LĨNH VỰC MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH VÀ TRIỂN LÃM 1. Thủ tục cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Mã hồ sơ TTHC 1.003209 - KQ (n) (1) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … /GP… ……, ngày … tháng … năm … GIẤY PHÉP TRIỂN LÃM TÁC PHẨM NHIẾP ẢNH TẠI VIỆT NAM Căn cứ Nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động nhiếp ảnh. Xét đơn đề nghị cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam của (2) ………………………………………………………………. ngày …… tháng …… năm ……… (1) …………… cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam với các nội dung sau: 1. Tên tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép (viết chữ in hoa): ……………………………… - Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….. - Giấy Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân (đối với cá nhân Việt Nam): Số …………………………… ngày cấp ……………………… nơi cấp …………………………… - Hộ chiếu (đối với cá nhân là người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài và người nước ngoài): Số ………….……………… ngày cấp ................................ nơi cấp ……………..…………… 2. Tên triển lãm: …………………………………………………………….……………………… - Chủ đề, nội dung triển lãm: ……………………………………………….…………………….. - Thời gian triển lãm: Từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ... - Địa điểm triển lãm: ……………………………………………………….……………………… - Số lượng tác phẩm (có danh sách kèm theo): ……………………………………………….. - Số lượng tác giả (có danh sách kèm theo) …………………………………………………… Tổ chức, cá nhân được cấp phép có trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung trong giấy phép này và các quy định khác có liên quan khi tổ chức triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam./. Nơi nhận: - (2); - Thanh tra; - Lưu: VT. (1) THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ghi chú: (1): Tên cơ quan cấp giấy phép. (2): Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép. 2. Thủ tục cấp giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm (thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Mã hồ sơ TTHC 1.003169 - KQ (n) (1) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … /GP… ……, ngày … tháng … năm … GIẤY PHÉP ĐƯA TÁC PHẨM NHIẾP ẢNH TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI TRIỂN LÃM Căn cứ Nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động nhiếp ảnh. Xét đơn đề nghị cấp giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam nước ngoài triển lãm của (2) ………………………………………………………… ngày …… tháng …… năm ……… (1) ………………. cấp giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm với các nội dung sau: 1. Tên tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép (viết chữ in hoa): …………………………….. - Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………. - Giấy Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân (đối với cá nhân Việt Nam): Số …….……………………… ngày cấp ………………… nơi cấp ……………………………….. - Hộ chiếu (đối với cá nhân là người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài và người nước ngoài): Số …………………………….. ngày cấp ……………..…….... nơi cấp …………...…………. 2. Tên triển lãm: …………………………………………………………………………………... - Chủ đề, nội dung triển lãm: ……………………………………………………………………. - Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức nước ngoài tổ chức triển lãm: ............…………... - Địa điểm tổ chức triển lãm: …………………………………………….……………………… Quốc gia: ………………………………………………………………………………………………….. - Thời gian triển lãm: Từ ngày ..... tháng ..... năm ..... đến ngày ..... tháng ..... năm ..... - Số lượng tác phẩm (có danh sách kèm theo): ……………………………………………….. - Số lượng tác giả (có danh sách kèm theo) …………………………………………………… Tổ chức, cá nhân được cấp phép có trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung trong giấy phép này và các quy định khác có liên quan khi đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm./. Nơi nhận: - (2); - Thanh tra; - Lưu: VT. (1) THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ghi chú: (1): Tên cơ quan cấp giấy phép. (2): Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép. 3. Thủ tục cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật (thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Mã hồ sơ TTHC 1.000040 - KQ (n) TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP 1 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … /GP ……, ngày … tháng … năm … GIẤY PHÉP TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TẠI VIỆT NAM Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật. Xét đề nghị của: …………………………………………………………………………………… (văn bản đề nghị ngày: ……………………………………………………) (1) ……………………………………………. cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật tại Việt Nam - Tiêu đề triển lãm: ………………………………………………………………..………………. - Đơn vị tổ chức: ………………………………………………………………….………………. - Địa điểm trưng bày: ……………………………………………………………..……………… - Thời gian trưng bày: …………………………………………………………….……………… - Số lượng tác phẩm: ……………………………………………………………...…………….. - Số lượng tác giả: ………………………………………………………………..……………… - Giấy phép có giá trị trong thời gian 06 tháng kể từ ngày cấp. THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP PHÉP (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) ____________________ 1 Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Mã hồ sơ TTHC 1.000040 - KQ (n) TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP 1 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … /GP ……, ngày … tháng … năm … GIẤY PHÉP ĐƯA TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật. Xét đề nghị của: …………………………………………………………………………………… (1) …………………………………………………..cấp giấy phép đưa triển lãm mỹ thuật từ Việt Nam ra nước ngoài - Tiêu đề triển lãm: ………………………………………………………………..………………. - Đơn vị tổ chức: ………………………………………………………………….………………. - Địa điểm trưng bày: ……………………………………………………………..……………… - Quốc gia: ………………………………………………………………………………………… - Thời gian trưng bày: …………………………………………………………………………… - Số lượng tác phẩm gửi đi: …………………………………………………………………….. - Số lượng tác giả: ……………………………………………………………………………….. - Giấy phép có giá trị trong thời gian 06 tháng kể từ ngày cấp. THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP PHÉP (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) ___________________ 1 Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. VII. LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA 1. Thủ tục cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ. Mã hồ sơ TTHC 1.005155 - KQ (n) BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … /QĐ-BVHTTDL Hà Nội, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH Về việc thăm dò, khai quật khảo cổ BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Căn cứ Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa và Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá; Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Căn cứ Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ; Theo đề nghị của ……………..........tại văn bản số…………………………..; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Di sản văn hóa. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Cho phép ………………………………………………………. khai quật khảo cổ tại …………………………………………………………………………………….………………… - Thời gian khai quật: ……………………………………………………..……………………… - Diện tích khai quật: ……………………………………………………………………………... - Chủ trì khai quật: ………………………………………………………...……………………… Điều 2. Trong thời gian khai quật, cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật……………………………… có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó. Điều 3. Sau khi kết thúc đợt khai quật chậm nhất 03 (ba) tháng ……………………… phải có báo cáo sơ bộ và sau 01 (một) năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa. Trước khi công bố kết quả của đợt khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép trao đổi, thống nhất với Cục Di sản văn hóa. Điều 4. Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đợt khai quật khảo cổ nói trên đúng với nội dung Quyết định. Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Thủ trưởng cơ quan được cấp giấy phép chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 5; - ……; - Lưu: VT, DSVH, .... THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP PHÉP (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) VIII. LĨNH VỰC HỢP TÁC QUỐC TẾ 1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam. Mã hồ sơ TTHC 1.006401-KQ (n) Mẫu số 02 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày … tháng … năm … GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA .......................(1) ......................... Số: ................(2) .................. BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Căn cứ Nghị định số 126/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam; Căn cứ ...................(3).........................................................................................................; Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động cho .....(1).... với những nội dung sau: 1. Tên cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam (tiếng Việt): ........... (1) .............................. - Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ................................................................................ - Tên viết tắt (nếu có): .......................................................................................................... - Địa chỉ: ............................................................................................................................... - Điện thoại: .................... Fax ..................... Email: ................... Website .......................... - Người đại diện theo pháp luật:........................................................................................... + Họ và tên: ......................................................................................................................... + Ngày sinh: ...../...../.... Quốc tịch ....................................................................................... + Hộ chiếu số: ..................................................................................................................... + Ngày cấp ..../..../..... Nơi cấp: ........................................................................................... + Ngày hết hạn ...../..../........................................................................................................ + Địa chỉ đăng ký cư trú tại Việt Nam: (nếu có) .................................................................. 2. Nội dung hoạt động: ........................................................................................................ 3. Giấy chứng nhận đăng ký có hiệu lực: từ ngày ...... tháng ..... năm ..... đến ngày ..... tháng ..... năm ..... 4. ......(1)...... hoạt động theo quy định tại Nghị định số 126/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam./. BỘ TRƯỞNG (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ghi chú: (1) Tên của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam; (2) Số Giấy chứng nhận đăng ký; (3) Tên điều ước quốc tế về việc thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam. IX. LĨNH VỰC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG 1. Thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Mã hồ sơ TTHC 1.005363 - KQ (n) BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … /QĐ-BVHTTDL Hà Nội, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH Về việc tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng; Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Căn cứ Thông tư số 11/2014/TT-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có hồ sơ trình……. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” cho .... cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị có hồ sơ trình …… (có danh sách kèm theo), đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Điều 2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có hồ sơ trình ……………..…….…. và các cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 2; - Bộ trưởng (để báo cáo); - ... - Lưu: VT, TĐ-KT (2), …. BỘ TRƯỞNG/THỨ TRƯỞNG (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 2. Thủ tục xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với tập thể và cá nhân ngoài ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Mã hồ sơ TTHC 1.008014 - KQ (n) BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … /QĐ-BVHTTDL Hà Nội, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH Về việc tặng Bằng khen cho tập thể và cá nhân BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2005 và năm 2013; Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Căn cứ Thông tư số 07/2019/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có hồ sơ trình……. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Tặng Bằng khen cho …. tập thể và …. cá nhân (có danh sách kèm theo) ….. (thành tích ghi theo nội dung trình của các cơ quan, đơn vị có hồ sơ). Điều 2. Tiền thưởng trích từ nguồn kinh phí của các cơ quan, đơn vị có hồ sơ trình .…. thực hiện theo Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có hồ sơ trình ……………...…và các tập thể, cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng (để báo cáo); - ... - Lưu: VT, TĐKT, …. BỘ TRƯỞNG/THỨ TRƯỞNG (Chữ ký số, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch", "promulgation_date": "08/08/2022", "sign_number": "1868/QĐ-BVHTTDL", "signer": "Tạ Quang Đông", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1696-QD-UBND-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-duoc-sua-doi-134796.aspx
Quyết định 1696/QĐ-UBND công bố thủ tục hành chính được sửa đổi
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM -------- CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 1696/QĐ-UBND Hà Nam, ngày 26 tháng 12 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư 02/2010/TT-BKHCN ngày 18/3/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ; Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ; Căn cứ Thông tư số 187/2009/TT-BTC ngày 29/9/2009 của Bộ Tài chính quy định quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động về khoa học và công nghệ và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ; Thông tư 200/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ; Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17/5/2010 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Căn cứ Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 25/5/2010 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành Quy định quản lý nhà nước về công nghệ, thiết bị trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành, kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Văn phòng chính phủ (Cục kiểm soát TTHC); - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Như Điều 3; - TTCB; KSTTHC (3); - Lưu: VT, KSTT. CHỦ TỊCH Mai Tiến Dũng THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Ban hành kèm theo Quyết định số 1696/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam) PHẦN I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ NAM STT Tên thủ tục hành chính I. Lĩnh vực Quản lý khoa học và công nghệ 1. Đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ 2. Đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ 3. Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ 4. Đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ 5. Thẩm tra công nghệ dự án đầu tư II. Lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ 1. Khai báo thiết bị X- quang chẩn đoán trong y tế 2. Cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ 3 Gia hạn cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ PHẦN II: NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ NAM I. LĨNH VỰC QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1. Đăng ký hoạt động của Tổ chức khoa học và công nghệ * Trình tự thực hiện: - Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Khoa học và Công nghệ. - Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến phòng Quản lý Công nghệ và An toàn bức xạ, để tham mưu cho Giám đốc Sở tổ chức thẩm định và cấp Giấy chứng nhận. - Kết quả được chuyển về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Khoa học và Công nghệ để trả lại cho tổ chức, cá nhân. * Cách thức thực hiện: Tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua đường Công văn. * Thành phần, số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ gồm: + Đơn đăng ký hoạt động (Phụ lục I); + Quyết định thành lập; + Điều lệ tổ chức và hoạt động (hoặc dự thảo Điều lệ đối với tổ chức do cá nhân thành lập); + Hồ sơ về nhân lực và người đứng đầu; + Hồ sơ về trụ sở chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật. - Số lượng: 02 bộ 4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 5. Đối tượng thực hiện TTHC: Các tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ đặt trụ sở hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Nam thuộc lĩnh vực: - Triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm - Sản xuất - kinh doanh các sản phẩm là kết quả nghiên cứu và phát triển - Dịch vụ khoa học và công nghệ 6. Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam 7. Kết quả thực hiện TTHC: - Trường hợp thẩm định đạt yêu cầu là Giấy chứng nhận. - Trường hợp không đạt yêu cầu là Công văn thông báo. 8. Lệ phí: - Phí thẩm định điều kiện hoạt động về khoa học, công nghệ: 2.000.000 đồng - Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN: 300.000 đồng 9. Tên mẫu đơn, tờ khai: (Theo Thông tư số 02 /2010/TT-BKHCN, ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ). 10. Yêu cầu thực hiện TTHC: Không 11. Căn cứ pháp lý của TTHC: - Thông tư số 02/2010/TT-BKHCN ngày 18/3/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ; - Thông tư số 187/2009/TT-BTC , ngày 29/9/2009 của Bộ Tài chính quy định quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động về khoa học, công nghệ và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ. Phụ lục I Đơn đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------- ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam 1. Tên tổ chức: Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Tên viết tắt bằng tiếng Việt (Nếu có): Tên đầy đủ bằng tiếng nước ngoài (Nếu có): Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài (Nếu có): 2. Trụ sở chính: Địa chỉ: Điện thoại: ; Fax: ; Email: 3. Cơ quan quyết định thành lập: Tên cơ quan: Quyết định thành lập số: ngày tháng năm (Hoặc “Biên bản của Hội đồng sáng lập ngày ”, đối với tổ chức do cá nhân thành lập). 4. Người đứng đầu: Họ và tên: Ngày sinh: Giới tính: Điện thoại: Email: Trình độ đào tạo: Chức danh khoa học (nếu có): CMND: số ngày cấp: nơi cấp Hộ chiếu (đối với người nước ngoài): số ngày cấp: nơi cấp 5. Các lĩnh vực khoa học và công nghệ xin đăng ký hoạt động: ghi tóm tắt (căn cứ vào lĩnh vực hoạt động trong quyết định thành lập hoặc điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức). 6. Tổng số vốn đăng ký: Số tiền: VN đồng Tôi cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung kê khai trong Hồ sơ đăng ký hoạt động. Nếu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, tôi cam đoan hoạt động đúng nội dung trong Giấy chứng nhận, đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tổ chức. . . . . . , ngày tháng năm Người đứng đầu tổ chức (Ký và ghi rõ họ, tên) 2. Đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức khoa học và công nghệ * Trình tự thực hiện: - Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Khoa học và Công nghệ. - Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến phòng Quản lý Công nghệ và An toàn bức xạ để tham mưu cho giám đốc Sở tổ chức thẩm định và cấp giấy chứng nhận - Kết quả được chuyển về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Khoa học và Công nghệ để trả lại cho tổ chức, cá nhân. * Cách thức thực hiện: Tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua đường công văn. * Thành phần, số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ gồm: + Đơn đăng ký hoạt động (theo phụ lục I); + Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh; + Hồ sơ về người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh; + Hồ sơ về nhân lực, trụ sở chính của văn phòng đại diện, chi nhánh; + Bản sao (có chứng thực hợp pháp) Giấy chứng nhận của tổ chức khoa học và công nghệ chủ quản. - Số lượng: 02 bộ 4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ 5. Đối tượng thực hiện TTHC: Các tổ chức, cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ đặt trụ sở hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Nam thuộc lĩnh vực: - Triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm - Sản xuất - kinh doanh các sản phẩm là kết quả nghiên cứu và phát triển - Dịch vụ khoa học và công nghệ 6. Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam 7. Kết quả thực hiện TTHC: - Trường hợp thẩm định đạt yêu cầu là Giấy chứng nhận. - Trường hợp không đạt yêu cầu là Công văn thông báo. 8. Lệ phí: - Phí thẩm định điều kiện hoạt động về khoa học, công nghệ: 1.500.000 đồng - Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN: 300.000 đồng 9. Tên mẫu đơn, tờ khai: (theo Thông tư số 02 /2010/TT-BKHCN, ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ). 10. Yêu cầu thực hiện TTHC: Không 11. Căn cứ pháp lý của TTHC: - Thông tư số 02/2010/TT-BKHCN ngày 18/3/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ; - Thông tư số 187/2009/TT-BTC ngày 29/9/2009 của Bộ Tài chính quy định quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động về khoa học, công nghệ và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ. Phụ lục I Đơn đăng ký hoạt động Văn phòng Đại diện/Chi nhánh CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------- ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/CHI NHÁNH Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/thành phố... 1. Tên văn phòng đại diện/chi nhánh: Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Tên viết tắt bằng tiếng Việt (nếu có): Tên đầy đủ bằng tiếng nước ngoài (nếu có): Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài (nếu có): 2. Được uỷ quyền bởi: (Ghi tên tổ chức khoa học và công nghệ) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số: Cơ quan cấp: ngày cấp: Trụ sở chính: Điện thoại: Fax: Email: 3. Trụ sở văn phòng đại diện/chi nhánh: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: 4. Người đứng đầu văn phòng đại diện/chi nhánh: Họ và tên: Ngày sinh: Giới tính: Điện thoại: Email: CMND: số ngày cấp: nơi cấp: Hộ chiếu (đối với người nước ngoài): số ngày cấp: nơi cấp: 5. Nội dung xin đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện/ lĩnh vực xin đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của chi nhánh: ghi tóm tắt (Căn cứ quyết định thành lập văn phòng đại diện/chi nhánh). Tôi cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung kê khai trong Hồ sơ đăng ký hoạt động. Nếu được cấp Giấy chứng nhận hoạt động, tôi cam đoan hoạt động đúng nội dung trong Giấy chứng nhận, đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của văn phòng đại diện/chi nhánh. Xác nhận của tổ chức khoa học và công nghệ . . . . . . , ngày tháng năm Người đứng đầu Văn phòng đại diện/chi nhánh (Ký và ghi rõ họ, tên) 3. Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ * Trình tự thực hiện: - Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam - Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến phòng Quản lý Công nghệ và An toàn bức xạ để tham mưu cho giám đốc Sở tổ chức thẩm định và cấp giấy đăng ký - Kết quả được chuyển về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh để trả lại cho tổ chức, cá nhân. * Cách thức thực hiện: Tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh hoặc qua đường Công văn. * Thành phần, số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ gồm: + Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng Chuyển giao công nghệ + Hợp đồng các bên đã ký, đóng dấu, đóng dấu giáp lai giữa các trang (Bản gốc hoặc bản sao công chứng) bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài. - Số lượng: 03 bộ * Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ * Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (Trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ). * Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam * Kết quả thực hiện TTHC: - Trường hợp đủ điều kiện đăng ký là Giấy đăng ký - Trường hợp không đủ điều kiện là Công văn thông báo * Lệ phí: - Mức thu phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ để đăng ký: Phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ được tính theo tỷ lệ bằng 0,1% (một phần nghìn) tổng giá trị của Hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng tối đa không quá 10 (mười) triệu đồng và tối thiểu không dưới 03 (ba) triệu đồng. - Mức thu phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao qua hai bước chấp thuận (Cấp phép sơ bộ) và cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ: + Mức thu phí thẩm định đối với xem xét, chấp thuận chuyển giao công nghệ (Cấp phép sơ bộ) là 10 (mười) triệu đồng. + Mức thu phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ để cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ được tính theo tỷ lệ bằng 0,1% (một phần nghìn) tổng giá trị của Hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng tối đa không quá 10 (mười) triệu đồng và tối thiểu không dưới 03 (ba) triệu đồng. * Tên mẫu đơn, tờ khai: (Theo phụ lục V của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP , ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật chuyển giao công nghệ) * Yêu cầu thực hiện TTHC: Không * Căn cứ pháp lý của TTHC: - Nghị định số 133/2008/NĐ-CP , ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật chuyển giao công nghệ. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 02/02/2008; - Thông tư 200/2009/TT-BTC , ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ; - Quyết định 12/2010/QĐ-UBND , ngày 25/5/2010 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành Quy định quản lý nhà nước về công nghệ, thiết bị trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Phụ lục V CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------- ........, ngày........ tháng........ năm........ ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam I. Các bên tham gia Hợp đồng chuyển giao công nghệ: 1. Bên giao công nghệ: - Tên (tổ chức, cá nhân) - Địa chỉ (đầy đủ): - Số điện thoại: ; mail: ;fax: - Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính: - Tên người đại diện: ; Chức danh: 2. Bên nhận công nghệ: - Tên (tổ chức, cá nhân) - Địa chỉ (đầy đủ): - Số điện thoại: ; mail: ;fax: - Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính: - Tên người đại diện: ; Chức danh: II. Nội dung của Hợp đồng chuyển giao công nghệ 1. Sản phẩm công nghệ được chuyển giao - Tên, ký hiệu sản phẩm: - Tiêu chuẩn chất lượng (theo tiêu chuẩn cơ sở, Việt Nam, quốc tế) - Sản lượng: - Tỷ lệ xuất khẩu (nếu xác định được) 2. Nội dung chuyển giao công nghệ Nội dung Có Không Ghi chú + Bí quyết công nghệ □ □ + Tài liệu kỹ thuật □ □ + Đào tạo □ □ + Trợ giúp kỹ thuật □ □ + Li xăng các đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hoá) □ □ Số đăng ký: III. Các văn bản kèm theo Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng CGCN - Hợp đồng bằng tiếng Việt □, số lượng bản: ….. - Hợp đồng bằng tiếng nước ngoài ……….. □, số lượng bản: ….. - Các văn bản khác: + Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc giấy phép đầu tư, Đăng ký kinh doanh, Đăng ký hoạt động KH&CN, …) của các bên tham gia hợp đồng. □ + Giấy xác nhận tư cách pháp lý của người đại diện các bên tham gia hợp đồng □ + Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có sử dụng vốn Nhà nước) □ + Cấp giấy uỷ quyền (trong trường hợp có uỷ quyền cho bên thứ 3 thực hiện đăng ký hợp đồng CGCN) □ Chúng tôi xin cam đoan những lời khai trên những lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./. TM. BÊN NHẬN (Chữ ký, tên, chức vụ người ký và đóng dấu) đối với chuyển giao công nghệ trong nước hoặc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. hoặc TM. BÊN GIAO (Chữ ký, tên, chức vụ người ký và đóng dấu) đối với chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài. Lưu ý: Đối với ô trống □, nếu có (hoặc đúng) thì đánh dấu X vào trong ô trống. 2. Đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ * Trình tự thực hiện: - Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Khoa học và Công nghệ. - Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến phòng Quản lý Công nghệ và An toàn bức xạ để tham mưu cho Giám đốc Sở tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra các thay đổi của việc chuyển giao công nghệ và cấp giấy đăng ký bổ sung, sửa đối hợp đồng Chuyển giao công nghệ. - Kết quả được chuyển về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Khoa học và Công nghệ để trả lại cho tổ chức, cá nhân. * Cách thức thực hiện: Tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua đường Công văn. * Thành phần, số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ gồm: + Đơn đề nghị bổ sung, sửa đổi hợp đồng Chuyển giao công nghệ. + Hợp đồng bổ sung, sửa đổi các bên đã ký, đóng dấu, đóng dấu giáp lai giữa các trang (Bản gốc hoặc bản sao công chứng). - Số lượng: 03 bộ * Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ * Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ). * Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam * Kết quả thực hiện TTHC: - Trường hợp đủ điều kiện đăng ký là Giấy đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng CGCN - Trường hợp không đủ điều kiện là công văn thông báo * Lệ phí: - Phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ được tính theo tỷ lệ bằng 0,1% (một phần nghìn) tổng giá trị của Hợp đồng sửa đổi, bổ sung nhưng tối đa không quá 05 (năm) triệu đồng và tối thiểu không dưới 02 (hai) triệu đồng. * Tên mẫu đơn, tờ khai: Không * Yêu cầu thực hiện TTHC: Không * Căn cứ pháp lý của TTHC: - Nghị định số 133/2008/NĐ-CP , ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật chuyển giao công nghệ. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 02/02/2008; - Thông tư 200/2009/TT-BTC , ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ; - Quyết định 12/2010/QĐ-UBND , ngày 25/5/2010 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành Quy định quản lý nhà nước về công nghệ, thiết bị trên địa bàn tỉnh Hà Nam. 3. Thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư * Trình tự thực hiện: - Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Khoa học và Công nghệ. - Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến phòng Quản lý Công nghệ và An toàn bức xạ để tham mưu cho giám đốc Sở tổ chức tra, lập văn bản thẩm tra. - Kết quả được chuyển về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở KH&CN để trả lại cho tổ chức, cá nhân. * Cách thức thực hiện: Tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua đường Công văn. * Thành phần, số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ gồm: + Công văn đề nghị thẩm tra công nghệ dự án đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư gửi. + Các tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư. + Giải trình kinh tế - kỹ thuật, trong đó nêu rõ giải pháp về công nghệ bao gồm: quy trình công nghệ; phân tích và lựa chọn phương án công nghệ; danh mục máy móc, trang thiết bị; dây chuyền công nghệ; đánh giá tác động của công nghệ đến môi trường và hiệu quả kinh tế - xã hội. + Dự thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu dự án đầu tư có nội dung góp vốn bằng công nghệ). - Số lượng: 01 bộ * Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. * Đối tượng thực hiện TTHC: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu đầu tư dự án sản xuất vào địa bàn tỉnh Hà Nam. * Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ * Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản thẩm tra * Lệ phí: Không * Tên mẫu đơn, tờ khai: Không * Yêu cầu thực hiện TTHC: Không * Căn cứ pháp lý của TTHC: - Nghị định số 133/2008/NĐ-CP , ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật chuyển giao công nghệ. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 02/02/2008; - Thông tư 10/2009/TT-BKHCN , ngày 24/4/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư. Ngày có hiệu lực 08/6/2009; - Quyết định 12/2010/QĐ-UBND , ngày 25/5/2010 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành Quy định quản lý nhà nước về công nghệ, thiết bị trên địa bàn tỉnh Hà Nam. II. LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ, AN TOÀN BỨC XẠ 1. Khai báo thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế * Trình tự thực hiện: - Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Khoa học và Công nghệ. - Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ tới Phòng Quản lý Công nghệ và An toàn bức xạ tham mưu cho Giám đốc Sở tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp giấy xác nhận khai báo. - Kết quả được chuyển về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở KH&CN để trả lại cho tổ chức, cá nhân. * Cách thức thực hiện: Tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ * Thành phần, số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ gồm: Phiếu khai báo nguồn bức xạ. - Số lượng: 02 bộ * Thời hạn giải quyết: 10 ngày khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ * Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân có chất thiết bị bức xạ với công suất trên mức miễn trừ khai báo. * Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ * Kết quả thực hiện TTHC: Giấy xác nhận khai báo * Lệ phí: Không * Tên mẫu đơn, tờ khai: (theo mẫu 06-I/ATBXHN của Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN , ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.) * Yêu cầu thực hiện TTHC: Không * Căn cứ pháp lý của TTHC: - Luật Năng lượng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2009; - Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN , ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 5/9/2010. 2. Cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ * Trình tự thực hiện: - Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Khoa học và Công nghệ. - Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ tới Phòng Quản lý Công nghệ và An toàn bức xạ tham mưu cho Giám đốc Sở tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế và ra quyết định cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ. - Kết quả được chuyển về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở KH&CN để trả lại cho tổ chức, cá nhân. * Cách thức thực hiện: Tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ. * Thành phần, số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ gồm: + Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (theo mẫu 01-II/ATBXHN). + Phiếu khai báo thiết bị X - quang chẩn đoán y tế (theo mẫu 06-I/ATBXHN); + Phiếu khai báo nhân viên bức xạ (theo mẫu số 01-I/ATBXHN); + Các tài liệu kỹ thuật về thiết bị X-quang: các đặc trưng kỹ thuật, hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản thiết bị, chứng chỉ về thiết bị X-quang của cơ quan thẩm quyền của nước sản xuất; + Hồ sơ đánh giá chất lượng thiết bị X-quang (Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra thiết bị X-quang của tổ chức hoặc cá nhân được Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép làm dịch vụ); + Về người phụ trách an toàn bức xạ: . Quyết định bổ nhiệm của cơ sở. . Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ tại cơ sở được Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép đào tạo. . Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhiệm. . Phiếu khám sức khoẻ + Về nhân viên bức xạ: . Chứng chỉ đã được đào tạo về ATBX (nếu có). . Các văn bằng chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên bức xạ. . Phiếu khám sức khoẻ + Hợp đồng dịch vụ xác định liều chiếu xạ cá nhân với tổ chức, cá nhân được cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân + Qui trình làm việc với thiết bị X-quang, nội qui làm việc của cơ sở + Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế (theo mẫu 02-III/ATBXHN) + Quyết định thành lập cơ sở bức xạ hoặc giấy phép kinh doanh + Kết quả đo ATBX kèm theo sơ đồ mặt bằng và các vị trí điểm đo của tổ chức hoặc cá nhân được Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép làm dịch vụ Chú ý: Có bản thiết kế phòng X- quang; các tín hiệu cảnh báo theo quy định. - Số lượng: 02 bộ * Thời hạn giải quyết: 30 ngày khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ * Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế. * Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ * Kết quả thực hiện TTHC: - Trường hợp thẩm định đạt yêu cầu là Giấy phép sử dụng thiết bị X - quang - Trường hợp không đạt yêu cầu là công văn thông báo * Lệ phí: - Phí thẩm định để cấp giấy phép sử dụng thiết bị bức xạ: + Thiết bị X – quang chụp răng: 1.500.000 đồng + Thiết bị X – quang chụp vú: 1.500.000 đồng + Thiết bị X – quang di động: 1.500.000 đồng + Thiết bị X – quang chẩn đoán thông thường: 2.000.000 đồng + Thiết bị X – quang tăng sáng truyền hình: 4.000.000 đồng + Thiết bị X – quang chụp cắt lớp vi tính: 6.000.000 đồng - Lệ phí: 100.000 đồng * Tên mẫu đơn, tờ khai: (theo mẫu 01-II/ATBXHN, 06-I/ATBXHN, 01-I/ATBXHN, 02-III/ATBXHN của Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ) * Yêu cầu thực hiện TTHC: Không * Căn cứ pháp lý của TTHC: - Luật Năng lượng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2009; - Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 5/9/2010; - Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17/5/2010 của Bộ tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/9/2010; - Quyết định số 1554/2005/QĐ-UBND ngày 21/10/2005 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành quy định về an toàn và kiểm soát bức xạ trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2005. PHỤ LỤC: Các mẫu đơn Mẫu 01-I/ATBXHN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------- PHIẾU KHAI BÁO NHÂN VIÊN BỨC XẠ I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO 1. Tên tổ chức, cá nhân: 2. Địa chỉ: 3. Điện thoại: 4. Fax: 5. E-mail: II. NGƯỜI PHỤ TRÁCH AN TOÀN 1. Họ và tên: 2. Ngày tháng năm sinh: 3. Giới tính: 4. Số CMND / Hộ chiếu: Ngày cấp: Nơi cấp: 5. Trình độ nghiệp vụ: 6. Phòng/khoa/phân xưởng đang làm việc: Điện thoại: 8. Số quyết định bổ nhiệm phụ trách an toàn[1]: Ký ngày: 9. Giấy chứng nhận đào tạo về an toàn bức xạ: - Số giấy chứng nhận: - Ngày cấp: - Cơ quan cấp: III. NHÂN VIÊN BỨC XẠ KHÁC Tổng số: ……. nhân viên TT Họ và tên Năm sinh Giới tính Đào tạo an toàn bức xạ Chứng chỉ nhân viên bức xạ[2] Chuyên môn nghiệp vụ Công việc đảm nhiệm Nơi làm việc khác có tiếp xúc với bức xạ 1 Số chứng nhận: Ngày cấp: Cơ quan cấp: Số chứng chỉ: Ngày cấp: Cơ quan cấp: 2 3 NGƯỜI LẬP PHIẾU (Ký, ghi rõ họ tên) ...., ngày.... tháng... năm... NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN KHAI BÁO (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Mẫu 06-I/ATBXHN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------- PHIẾU KHAI BÁO THIẾT BỊ X-QUANG CHẨN ĐOÁN Y TẾ I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO 1.Tên tổ chức, cá nhân: 2. Địa chỉ: 3. Điện thoại: 4. Fax: 5. E-mail: II. ĐẶC TÍNH CỦA THIẾT BỊ 1. Tên thiết bị: 2. Mã hiệu (Model): 3. Hãng, nước sản xuất: 4. Năm sản xuất: 5. Điện áp cực đại (kV): 6. Dòng cực đại (mA): 7. Mục đích sử dụng: € Soi, chụp chẩn đoán tổng hợp  Soi chẩn đoán có tăng sáng truyền hình  Chụp can thiệp € Chụp răng  Chụp vú € Chụp cắt lớp CT  Đo mật độ xương  Chụp thú y € Mục đích khác (ghi rõ): 8. Cố định hay di động: € Cố định  Di động 9. Nơi đặt thiết bị cố định (ghi rõ vị trí phòng đặt thiết bị): III. ĐẦU BÓNG PHÁT TIA X 1. Mã hiệu (Model): 2. Số sêri (Serial Number): 3. Hãng, nước sản xuất: 4. Năm sản xuất: IV. BÀN ĐIỀU KHIỂN 1. Mã hiệu (Model): 2. Số sêri (Serial Number): 3. Hãng, nước sản xuất: IV. BỘ PHẬN TĂNG SÁNG (đối với thiết bị tăng sáng truyền hình) 1. Mã hiệu (Model): 2. Số sêri (Serial Number): 3. Hãng, nước sản xuất: NGƯỜI LẬP PHIẾU (Ký, ghi rõ họ tên) ...., ngày.... tháng... năm... NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN KHAI BÁO (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Mẫu 01-II/ATBXHN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ (…..…[3]….…) Kính gửi: …………..……[4]……………………. 1. Tên tổ chức[5]/cá nhân đề nghị cấp giấy phép: 2. Địa chỉ: 3. Điện thoại: 4. Fax: 5. E-mail: 6. Người đứng đầu tổ chức[6]: - Họ và tên: - Chức vụ: - Số giấy CMND / Hộ chiếu: 7. Đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ sau: TT Tên công việc bức xạ Nơi tiến hành công việc bức xạ 1 2 ..... 8. Các tài liệu kèm theo: (1) (2) … Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép. ....., ngày .... tháng ... năm ... NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Mẫu 02-III/ATBXHN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN (Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế) Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép - Tên tổ chức đề nghị cấp giấy phép; địa chỉ nơi đặt trụ sở chính; địa chỉ gửi thư (nếu khác so với địa chỉ nơi đặt trụ sở chính); điện thoại liên lạc, số fax, e-mail; địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ. - Họ tên, chức vụ, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail) của người đứng đầu tổ chức. - Họ tên, chức vụ, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail) của Lãnh đạo được phân công trách nhiệm tổ chức quản lý an toàn (nếu khác với người đứng đầu tổ chức). - Họ tên, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail), trình độ chuyên môn, chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận); số và ngày ký quyết định bổ nhiệm của người phụ trách an toàn. Phần II. Tổ chức quản lý an toàn bức xạ - Trình bày sơ đồ tổ chức các phòng ban, đơn vị trong cơ sở và vị trí của phòng, ban, đơn vị trực tiếp tiến hành công việc bức xạ. - Nêu rõ chính sách quản lý an toàn bức xạ của cơ sở (quan điểm và cam kết trong việc bảo đảm an toàn bức xạ). - Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng làm căn cứ khi xây dựng chương trình quản lý an toàn bức xạ tại cơ sở. Phần III. Các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ - Mô tả cách thức lập hồ sơ quản lý cho từng thiết bị X-quang; quy định về kiểm kê, kiểm tra định kỳ đối với các thiết bị X-quang. - Mô tả biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài, bao gồm: các biện pháp kiểm soát người ra vào phòng đặt thiết bị X-quang (kiểm soát hành chính, sử dụng biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo); thiết kế của phòng đặt thiết bị X-quang và thuyết minh tính toán che chắn bức xạ; các trang thiết bị bảo hộ cá nhân chống bức xạ hiện có. Đối với trường hợp sử dụng thiết bị X-quang di động, mô tả quy trình tiến hành chụp và biện pháp bảo vệ chống bức xạ trong quá trình chụp. - Mô tả chi tiết quy trình vận hành thiết bị X-quang và quy trình sửa chữa, bảo dưỡng. Phần IV. Kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp và sức khoẻ nhân viên bức xạ - Nêu rõ quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân; tần suất đo, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân; đơn vị cung cấp dịch vụ đo, đánh giá chiếu xạ cá nhân; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ. - Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân. - Nêu rõ quy định về kiểm tra sức khoẻ khi tuyển dụng và kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho nhân viên bức xạ, tần suất kiểm tra. - Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ đã được khám sức khoẻ khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép. Phần V. Bảo đảm an toàn bức xạ đối với bệnh nhân - Nội quy an toàn bức xạ đối với bệnh nhân. - Các quy định về kiểm tra các thiết bị X-quang, nêu rõ tần suất kiểm tra. - Kết quả kiểm tra của từng thiết bị khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép. Phần VI. Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ Trình bày kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, bao gồm các nội dung: - Liệt kê các tình huống sự cố bức xạ có thể xảy ra. - Phân công trách nhiệm xử lý khi có sự cố xảy ra. - Quy trình ứng phó cho từng tình huống sự cố. - Quy định về huấn luyện. - Quy định lập và lưu giữ hồ sơ về sự cố. - Họ và tên người được phân công phụ trách ứng phó sự cố. Phần VII. Các tài liệu kèm theo - Sơ đồ mặt bằng tổng thể khu vực nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị X-quang. - Bản vẽ thiết kế xây dựng phòng đặt máy X-quang. - Bản sao quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn. - Bản sao nội quy an toàn bức xạ. - Bản sao quy trình vận hành, sử dụng thiết bị X-quang. - Bản sao biên bản đo kiểm tra an toàn bức xạ. - Kết quả đọc liều cá nhân của nhân viên bức xạ trong thời gian thời hạn của giấy phép (áp dụng đối với trường hợp gia hạn giấy phép). - Bản sao biên bản kiểm tra thiết bị X-quang do tổ chức được phép kiểm tra thực hiện. - Bản sao kế hoạch ứng phó sự cố. - Danh sách nhân viên bức xạ mới so với hồ sơ đề nghị cấp phép lần trước (áp dụng đối với trường hợp gia hạn giấy phép). 3. Gia hạn cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ * Trình tự thực hiện: - Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Khoa học và Công nghệ. - Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ tới Phòng Quản lý Công nghệ và An toàn bức xạ tham mưu cho Giám đốc Sở tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế và ra quyết định cấp giấy phép gia hạn cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ. - Kết quả được chuyển về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở KH&CN để trả lại cho tổ chức, cá nhân. * Cách thức thực hiện: Tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ. * Thành phần, số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ gồm: + Đơn đề nghị gia hạn giấy phép (theo mẫu 06-II/ATBXHN); + Phiếu khai báo đối với nhân viên bức xạ hoặc người phụ trách an toàn bức xạ mới so với hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép lần trước; + Báo cáo tình hình an toàn bức xạ trong thời hạn của giấy phép trước (theo mẫu 02-III/ATBXHN); + Giấy phép đã được cấp và sắp hết hạn. - Số lượng: 02 bộ * Thời hạn giải quyết: 30 ngày khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ * Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế. * Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ * Kết quả thực hiện TTHC: - Trường hợp thẩm định đạt yêu cầu là Quyết định gia hạn cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Trường hợp không đạt yêu cầu là công văn thông báo * Lệ phí: - Phí thẩm định gia hạn giấy phép X-quang: 75% mức thu phí cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ. - Lệ phí: 100.000 đồng * Tên mẫu đơn, tờ khai: (theo mẫu 06-II/ATBXHN, 02-III/ATBXHN của Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ) * Yêu cầu thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế phải làm thủ tục xin gia hạn giấy phép trước thời hạn ghi trong Giấy phép đã cấp 60 ngày. * Căn cứ pháp lý của TTHC: - Luật Năng lượng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2009; - Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 5/9/2010; - Thông tư số 76/2010/TT-BTC , ngày 17/5/2010 của Bộ tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/9/2010; - Quyết định số 1554/2005/QĐ-UBND , ngày 21/10/2005 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành quy định về an toàn và kiểm soát bức xạ trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2005. Phụ lục: Các mẫu đơn Mẫu 06-II/ATBXHN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ Kính gửi: …………..……[7]……………………. 1. Tên tổ chức / cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép: 2. Địa chỉ: 3. Điện thoại: 4. Fax: 5. E-mail: 6. Người đứng đầu tổ chức[8]: - Họ và tên: - Chức vụ: - Số giấy CMND / Hộ chiếu: 7. Đề nghị gia hạn giấy phép sau: - Số giấy phép: - Cấp ngày: - Có thời hạn đến ngày: 8. Các tài liệu kèm theo: (1) (2) (3) Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép. ....., ngày .... tháng ... năm ... NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) [1] Nếu chưa có quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn thì không phải khai mục này. [2] Chỉ áp dụng đối với những nhân viên đảm nhiệm công việc quy định tại Điều 28 Luật NLNT. [3] Ghi rõ tên (các) công việc bức xạ đề nghị cấp giấy phép. [4] Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Điều 23 Thông tư này. [5] Tổ chức đề nghị cấp giấy phép là tổ chức có quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh, có con dấu riêng do cơ quan công an có thẩm quyền cấp và phải trực tiếp tiến hành công việc bức xạ. [6] Là người đại diện theo pháp luật của tổ chức. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp giấy phép thì chỉ cần khai Số giấy CMND / Hộ chiếu. [7] Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Điều 23 Thông tư này. [8] Là người đại diện theo pháp luật của tổ chức. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp giấy phép thì không phải khai mục này.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hà Nam", "promulgation_date": "26/12/2011", "sign_number": "1696/QĐ-UBND", "signer": "Mai Tiến Dũng", "type": "Quyết định" }