source
stringlengths
64
222
subject
stringlengths
8
234
text
stringlengths
31
1.44M
meta
dict
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-494-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-Viec-lam-So-Lao-dong-Yen-Bai-562288.aspx
Quyết định 494/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Việc làm Sở Lao động Yên Bái
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 494/QĐ-UBND Yên Bái, ngày 06 tháng 4 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI; ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TỈNH YÊN BÁI CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 343/QĐ-LĐTBXH ngày 30/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội về việc công bố các thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 90/TTr-SLĐTBXH ngày 04 tháng 4 năm 2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Việc làm thuộc phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Yên Bái. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn Yên Bái, Hội Nông dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Yên Bái, Hội Người mù tỉnh Yên Bái; Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Cục Kiểm soát TTHC (VPCP); - Chủ tịch UBND tỉnh; - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc; - Phó Chánh VPUBND tỉnh (NC); - Trung tâm Phục vụ hành chính công; - Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh; - Lưu: VT, NC. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Ngô Hạnh Phúc PHỤ LỤC DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH YÊN BÁI (Ban hành kèm theo Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 06/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái) TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý Cơ quan thực hiện 1 Vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định (trong đó: 10 ngày và 05 ngày làm việc) Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái. Địa chỉ: Số 999 - Đường Điện Biên - Phường Đồng Tâm - Thành phố Yên Bái Không - Luật Việc làm ngày 16/11/2013; - Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; - Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; - Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. - Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương (Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội); - Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình, gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn Yên Bái, Hội Nông dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Yên Bái, Hội Người mù tỉnh Yên Bái. 2 Vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định (trong đó: 10 ngày và 05 ngày làm việc) Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái. Địa chỉ: Số 999 - Đường Điện Biên - Phường Đồng Tâm - Thành phố Yên Bái Không - Luật Việc làm ngày 16/11/2013; - Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; - Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; - Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. - Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương (Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội); - Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình, gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn Yên Bái, Hội Nông dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Yên Bái, Hội Người mù tỉnh Yên Bái. PHỤ LỤC DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TỈNH YÊN BÁI (Ban hành kèm theo Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 06/4/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái) TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý Cơ quan thực hiện 1 Vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện Không - Luật Việc làm ngày 16/11/2013; - Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; - Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; - Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. - Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương (Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội); - Ủy ban nhân dân cấp huyện. 2 Vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện Không - Luật Việc làm ngày 16/11/2013; - Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; - Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; - Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. - Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương (Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội); - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Yên Bái", "promulgation_date": "06/04/2023", "sign_number": "494/QĐ-UBND", "signer": "Ngô Hạnh Phúc", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-20-TC-VX-thu-tuc-cap-phat-kinh-phi-thanh-toan-tro-cap-can-bo-vien-chuc-ra-ngoai-bien-che-Nha-nuoc-43960.aspx
Thông tư 20-TC/VX thủ tục cấp phát kinh phí thanh toán trợ cấp cán bộ viên chức ra ngoài biên chế Nhà nước
BỘ TÀI CHÍNH ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 20-TC/VX Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 1982 THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 20-TC/VX NGÀY 23-8-1982 HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP PHÁT KINH PHÍ VÀ THANH TOÁN TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ, VIÊN CHỨC RA NGOÀI BIÊN CHẾ NHÀ NƯỚC THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 16 - HĐBT NGÀY 8-2-1982 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị quyết số 16-HĐBT ngày 8-2-1982 về tinh giản biên chế hành chính. Bộ Lao động và Ban tổ chức của Chính phủ đã có Thông tư số 1-LĐ/TT ngày 25-2-1982 và số 74-TC/TCCP ngày 11-5-1982 hướng dẫn thi hành. Bộ Tài chính hướng dẫn tới đây thủ tục cấp phát kinh phí và thanh toán các khoản trợ cấp cho những người ra ngoài biên chế hành chính Nhà nước quy định tại điểm 1, phần III nghị quyết nói trên. I. THỦ TỤC THANH TOÁN TRẢ TRỢ CẤP 1. Để có căn cứ xét cấp kinh phí và thanh toán các khoản trợ cấp, cơ quan cho cán bộ, viên chức về sản xuất phải ghi đầy đủ trong quyết định cho thôi việc: a) Lương chức vụ hoặc cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên theo lương và trợ cấp đông con (nếu có) của người thôi việc đã được hưởng khi đang công tác. b) Tiêu chuẩn lương thực, thực phẩm người thôi việc đã được hưởng khi đang công tác; c) Thời gian công tác liên tục của người thôi việc và số tiền trợ cấp một lần được hưởng; d) Tên xã, phương, huyện, quận... thuộc tỉnh, thành phố về sản xuất, và ghi rõ về sản xuất nông nghiệp hay thủ công nghiệp, dịch vụ. Quyết định nói trên phải do thủ trưởng cơ quan ký và chịu trách nhiệm về tính chính xác của những tài liệu đã ghi. 2. Người được thôi việc sử dụng quyết định nói trên và các giấy chứng nhận cắt hộ khẩu, cắt cung cấp lương thực của cơ quan quản lý hộ khẩu, quản lý lương thực để đăng ký với cơ quan có trách nhiệm trả trợ cấp ở nơi về sản xuất. 3. Việc trả trợ cấp quy định như sau: a) Cơ quan cho cán bộ, viên chức thôi việc có trách nhiệm trả các khoản trợ cấp một lần, tiền tàu xe, cước phí hành lý, tiền ăn đi đường của người đó và gia đình về nơi cư trú mới, và trả trợ cấp sinh hoạt phí không quá 12 tháng đối với người về sản xuất nông nghiệp. b) Ban Tài chính - giá cả quận, huyện, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Ban Tài chính - giá cả) nơi có người thôi việc về cư trú, có trách nhiệm tổ chức đăng ký và trả nợ cấp chênh lệch sinh hoạt phí không quá 12 tháng cho người về sản xuất thủ công nghiệp, dịch vụ, và trợ cấp chênh lệch lương thực không quá 12 tháng cho người về sản xuất nông nghiệp tại địa phương mình. II. CÁCH TÍNH VỀ CÁC KHOẢN TRỢ CẤP 1. Khoản trợ cấp một lần được tính căn cứ vào số năm công tác liên tục, tiền lương và phụ cấp (kể cả trợ cấp đông con, nếu có) của người thôi việc: Mức trợ cấp một lần = Lương + Phụ cấp theo lương + Trợ cấp đông con một tháng x Số năm công tác liên tục Ví dụ: Một cán bộ hành chính thôi việc có mức lương cấp bậc 50đ/tháng, phụ cấp khu vực 6đ/tháng, phụ cấp lương tạm thời 55đ/tháng, trợ cấp đông con 5đ/tháng, cộng 116 đồng và có thời gian công tác liên tục là 4 năm 2 tháng (được tính bằng 4 năm rưỡi) thì khoản trợ cấp một lần là 116đ x 4,5 tháng = 522 đồng. Cách tính tiền lương, phụ cấp và thời gian công tác liên tục theo hướng dẫn của Bộ Lao động tại thông tư số 1-LĐ/TT ngày 25-2-1982. 2. Tiền tàu xe, ăn đường... căn cứ để tính là nơi về cư trú ghi trong quyết định cho thôi việc và giấy di chuyển hộ khẩu hộ tịch. Đối với người trong gia đình, tiền tàu xe, ăn đường, cước phí hành lý chỉ tính cho những người cùng hộ tịch và người thôi việc phải trực tiếp nuôi dưỡng, cách tính như sau: Cán bộ nhân viên hành chính thôi việc được hưởng tiền tàu xe cho bản thân, cước phí xe đạp hoặc xe máy (nếu có), cước phí hành lý không quá 70 kilôgam, theo giá cước của phương tiện vận tải thông thường để di chuyển từ nơi ở cũ về nơi cư trú mới, những ngày đi đường được hưởng phụ cấp đi đường theo chế độ như cán bộ đi công tác. Người trong gia đình được hưởng tiền tàu xe cho người và cước phí hành lý không quá 30 kilôgam một người theo giá cước của phương tiện vận tải thông thường, tiền ăn đường cho một người được cấp một nửa (1/2) phụ cấp lưu trú của cán bộ đi đường. 3. Trợ cấp sinh hoạt phí và chênh lệch lương thực không quá 12 tháng đối với người về sản xuất nông nghiệp: a) Khoản trợ cấp sinh hoạt phí hàng tháng bằng lương chức vụ hoặc cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên theo lương và trợ cấp đông con (nếu có) ghi trong quyết định cho thôi việc, khoản trợ cấp này chỉ trả trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ sau khi thôi việc. b) Khoản chênh lệch lương thực tính như sau: Lấy tiêu chuẩn lương thực của người thôi việc (ghi trong quyết định thôi việc ), tính theo giá cung cấp rồi đem so với giá chỉ đạo của Nhà nước ở địa phương để tìm số chênh lệch. Sau đó , lấy số lương thực thu nhập hàng tháng của người thôi việc (đã được hợp tác xã và ủy ban nhân dân xã xác nhận) quy theo giá chỉ đạo của Nhà nước ở địa phương, cuối cùng so số thực thu nhập với số chênh lệch giá nói trên nếu số thực thu nhập thấp hơn thì được trợ cấp thêm cho bằng chênh lệch giá của tiêu chuẩn lương thực được hưởng khi công tác, nếu bằng thì không được trợ cấp. Thời gian xét trợ cấp không quá 12 tháng kể từ tháng tiếp sau tháng thôi việc. Ví dụ: Một cán bộ hành chính thôi việc về sản xuất nông nghiệp, khi đang công tác được cung cấp 13 kilôgam lương thực 1 tháng với giá 0,40đ/kg, giá chỉ đạo của Nhà nước ở địa phương 5đ/kg thì khoản chênh lệch giá lương thực theo tiêu chuẩn 1 tháng là (5 đồng x 13 kg) - (0,40đ x 13kg) = 59,80 đồng. Trong 3 tháng đầu sau khi thôi việc, cán bộ đó chưa có thu nhập lương thực thì mỗi tháng được trợ cấp chênh lệch lương thực là 59,80 đồng. Tháng thứ tư có thu nhập lương thực và quy theo giá chỉ đạo của Nhà nước ở địa phương là 50 đồng, thì được trợ cấp chênh lệch lương thực là 59,80 đ - 50 đ = 9,80 đồng. Từ tháng thứ năm đến hết tháng thứ 12, thu nhập lương thực quy theo giá chỉ đạo đã đạt mỗi tháng từ 59,80 đồng trở lên thì thôi không được trợ cấp chênh lệch lương thực nữa. Về thực phẩm, người thôi việc về sản xuất nông nghiệp tiếp tục sử dụng phiếu thực phẩm đã được cấp trước khi có quyết định cho thôi việc cho đến hết, không trợ cấp bằng tiền. 4. Trợ cấp chênh lệch sinh hoạt phí hàng tháng không quá 1 năm đối với người thôi việc về sản xuất thủ công nghiệp, dịch vụ. Lấy số thực thu nhập bằng tiền hàng tháng của bản thân người đó so với thu nhập cũ (gồm lương chức vụ hoặc cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên theo lương và trợ cấp con, nếu có - ghi trong quyết định thôi việc), nếu thấp hơn thì trợ cấp thêm cho bằng thu nhập cũ, thời gian xét trợ cấp không quá tháng thứ 12 kể từ tháng tiếp sau tháng thôi việc. Số thu nhập thực tế nói trên là tổng số tiền thù lao lao động do hợp tác xã hoặc đối tượng được phục vụ trả cho người làm nghề thủ công, dịch vụ đã được hợp tác xã và ủy ban nhân dân phường xác nhận. Ví dụ: Một cán bộ hành chính thôi việc về sản xuất thủ công nghiệp, mức lương và phụ cấp, trợ cấp trước khi thôi việc là 180 đồng/tháng, nay làm việc ở hợp tác xã và được trả công ổn định mỗi tháng 120 đồng thì hàng tháng trợ cấp chênh lệch sinh hoạt phí là 180đ - 120đ = 60 đồng. Cũng ví dụ trên nhưng việc trả công không ổn định tháng thứ nhất 80 đồng, tháng thứ hai 150 đồng, tháng thứ ba 200 đồng, tháng thứ tư 160 đồng, ... thì trợ cấp chênh lệch sinh hoạt phí tháng thứ nhất 180đ - 80đ = 100 đồng, tháng thứ hai 180đ - 150đ = 30 đồng, tháng thứ 3 không trợ cấp (vì thu nhập mới cao hơn thu nhập cũ), tháng thứ tư 180 đ - 160 đ = 20 đồng ... và tiếp tục xét trợ cấp chênh lệch nếu có đến hết tháng thứ 12. Về lương thực, thực phẩm, người thôi việc về sản xuất thủ công nghiệp, dịch vụ được tiếp tục mua lương thực, thực phẩm theo tiêu chuẩn, định lượng như khi đang công tác trong một thời gian do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi người đó cư trú quy định cụ thể - cơ quan cung cấp lương thực, thực phẩm, phải lập thống kê số lương thực, thực phẩm đã cung cấp cho những người thôi việc về sản xuất thủ công, dịch vụ, để đề nghị cơ quan Tài chính cùng cấp xét cấp bù giá theo chế độ bù giá hiện hành. III. CẤP PHÁT VÀ HẠCH TOÁN KINH PHÍ TRẢ TRỢ CẤP 1. Khoản trợ cấp một lần và tiền tàu xe, tiền ăn đi đường cấp gọn một lần cho người thôi việc trước khi rời cơ quan về sản xuất, riêng khoản trợ cấp sinh hoạt phí cho người về sản xuất nông nghiệp thì chia làm 4 quý và trả bằng hình thức thư chuyển tiền qua bưu điện có bảo đảm đến tận tay người thôi việc ở nơi cư trú mới (chi phí chuyển tiền do cơ quan chi). Thể thức dự trù kinh phí và hạch toán khoản chi này, như sau: a) Đối với cơ quan quản lý Nhà nước. Khi cho cán bộ, viên chức thôi việc về sản xuất, các cơ quan phải tính toán lập dự trù kinh phí chi trả các khoản trợ cấp nói trên gửi cơ quan tài chính cùng cấp đề nghị cấp phát bổ sung dự toán chi của cơ quan trong năm đó. Riêng khoản trợ cấp sinh hoạt phí không quá 12 tháng đối với người về sản xuất nông nghiệp thì chỉ ghi vào dự toán năm đó số trợ cấp phải trả theo số tháng còn lại đến hết năm, số còn lại phải trả cho đủ 12 tháng (nếu có) sẽ ghi vào dự toán chi năm sau (dự trù lập theo mẫu số 1). - Khi trả trợ cấp cho người thôi việc, cơ quan phải lập danh sách ghi rõ từng khoản trợ cấp đối với từng người. Riêng khoản trợ cấp sinh hoạt phí đối với người về sản xuất nông nghiệp phải chuyển bằng thư chuyển tiền bảo đảm có chữ ký của người nhận trợ cấp để làm chứng từ thanh toán. - Cơ quan chi các khoản trợ cấp nói trên thuộc cấp nào (trung ương, tỉnh, thành phố) do ngân sách cấp ấy đài thọ kinh phí và hạch toán như sau : Khoản trợ cấp một lần ghi vào tiết phụ cấp thôi việc tại mục II, tiền tàu xe, tiền ăn đi đường và trợ cấp sinh hoạt phí không quá 12 tháng ghi thành 2 tiết riêng tại mục VI của các loại, khoản, hạng tương ứng theo quy định hiện hành của mục lục ngân sách Nhà nước. b) Đối với cơ quan quản lý hành chính cấp trên của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Về thể thức lập dự trù kinh phí và trả trợ cấp cho người thôi việc cũng áp dụng như quy định nói trên, nhưng nguồn kinh phí chi trả trợ cấp do kinh phí của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đài thọ và tính vào chi phí quản lý hành chính cấp trên của các cơ sở này. 2. Khoản trợ cấp chênh lệch sinh hoạt phí đối với người về sản xuất thủ công, dịch vụ và trợ cấp chênh lệch lương thực đối với người về sản xuất nông nghiệp, được trả mỗi tháng một lần từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 12 kể từ sau tháng thôi việc. Thể thức dự trù kinh phí và hạch toán khoản chi này, như sau: - Ban Tài chính - giá cả quận, huyện, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh phải mở sổ đăng ký số người thôi việc về sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ tại địa phương được hưởng trợ cấp chênh lệch sinh hoạt phí và chênh lệch lương thực không quá 12 tháng theo giới thiệu của cơ quan cho cán bộ, viên chức thôi việc để có cơ sở quản lý trả trợ cấp được chặt chẽ. Nội dung đăng ký phải ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm và tên cơ quan ra quyết định cho thôi việc, họ và tên người thôi việc, chức vụ, mức lương và các khoản phụ cấp thường xuyên theo lương, tiêu chuẩn lương thực, thực phẩm khi công tác, nơi cư trú, sản xuất nông nghiệp hay thủ công, dịch vụ, thời gian được trợ cấp được từ tháng, năm, đến hết tháng, năm nào... - Cuối mỗi tháng căn cứ vào số người thôi việc đã đăng ký và giấy xác nhận thu nhập của hợp tác xã và Ủy ban nhân dân xã, phường, đối với từng người về sản xuất, Ban Tài chính - giá cả quận, huyện... tính toán số trợ cấp chênh lệch sinh hoạt và chênh lệch lương thực phải chi tháng đó lập dự trù đề nghị Sở hoặc Ty Tài chính cấp kinh phí bằng lệnh chi tiền để kịp trả cho người về sản xuất vào giữa tháng sau (dự trù lập theo mẫu số 2). - Khi trả trợ cấp cho người về sản xuất, các Ban Tài chính - giá cả phải lập bản danh sách thanh toán (2 liên) và ghi rõ họ và tên người được trợ cấp, cơ quan công tác cũ, chức vụ, mức lương và phụ cấp, trợ cấp cũ, nơi cư trú và nghề sản xuất hiện nay, mức thu nhập trong tháng, khoản trợ cấp chênh lệch sinh hoạt phí và chênh lệch lương thực trong tháng, trợ cấp tháng thứ mấy, chữ ký của người nhận trợ cấp, sau khi thanh toán, Ban Tài chính - giá cả lưu một bản, gửi Sở hoặc Ty Tài chính một bản làm chứng từ quyết toán (danh sách thanh toán theo mẫu số 3). - Khoản trợ cấp chênh lệch lương thực cho người về sản xuất nông nghiệp coi như khoản chi bù giá cho công nhân, viên chức Nhà nước và hạch toán vào khoản chi bù giá trong ngân sách Nhà nước, khoản trợ cấp chênh lệch sinh hoạt phí cho người về sản xuất thủ công nghiệp, dịch vụ coi là khoản chi về xã hội, của ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thống nhất ghi vào mục VI, loại IV, khoản 61 của ngân sách địa phương. IV. BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN 1. Khi có cán bộ viên chức thôi việc về sản xuất được hưởng trợ cấp theo Nghị quyết số 16-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan quản lý Nhà nước và quản lý hành chính cấp trên của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải sao gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp một bản quyết định cho thôi việc để báo cáo tình hình sử dụng kinh phí trả trợ cấp thôi việc. 2. Hàng quý, các Sở, Ty Tài chính phải tổng hợp tình hình chi trả trợ cấp cho người thôi việc theo nghị Quyết số 16-HĐBT của địa phương để báo cáo Bộ Tài chính (theo mẫu số 4) thời hạn báo cáo quý trước chậm nhất là 15 ngày đầu quý sau. Chế độ trợ cấp sinh hoạt phí và chênh lệch sinh hoạt phí. Chênh lệch lương thực hàng tháng cho người về sản xuất, đòi hỏi các ngành, các cấp, các cơ quan ghi đầy đủ trong quyết định cho thôi việc những yêu cầu đã nêu tại điểm 1, phần I trong Thông tư này nhằm tạo điều kiện thuận lợi để việc xét trả trợ cấp được chính xác kịp thời. Đồng thời, phổ biến đầy đủ cho mỗi người ra ngoài biên chế nắm được chính sách, chế độ để chấp hành. Các Ban Tài chính - giá cả phải tổ chức đăng ký và quản lý chặt chẽ việc trả trợ cấp cho những người về sản xuất tại địa phương bảo đảm trả trợ cấp đúng đối tượng, đúng chế độ và thuận tiện cho người được hưởng trợ cấp. Nếu có trường hợp không đúng thủ tục hoặc nghi vấn, phải yêu cầu cơ quan cho thôi việc xác nhận bằng văn bản hợp lệ thì mới xét trả trợ cấp. Trần Tiêu (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "23/08/1982", "sign_number": "20-TC/VX", "signer": "Trần Tiêu", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-08-2004-TT-BNV-che-do-cong-chuc-du-bi-huong-dan-thuc-hien-Nghi-dinh-115-2003-ND-CP-54918.aspx
Thông tư 08/2004/TT-BNV chế độ công chức dự bị hướng dẫn thực hiện Nghị định 115/2003/NĐ-CP
BỘ NỘI VỤ ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 08/2004/TT-BNV Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2004 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 115/2003/NĐ-CP NGÀY 10/10/2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG CHỨC DỰ BỊ Thi hành Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị (sau đây gọi tắt là Nghị định số 115/2003/NĐ-CP), Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện như sau: I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Công chức dự bị là công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, là những người có đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện, được tuyển dụng để bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức quy định tại điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29 tháng 04 năm 2003. 2. Chế độ công chức dự bị được thực hiện trong các cơ quan nhà nước sau: 2.1. Các tổ chức thuộc Văn phòng Quốc hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ giúp việc Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (trừ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc); 2.2. Các tổ chức Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước trong việc phục vụ Chủ tịch nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; 2.3. Các tổ chức giúp Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật (trừ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc); 2.4. Các tổ chức giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 2.5. Các tổ chức giúp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước. 3. Việc tuyển dụng công chức dự bị chỉ thực hiện đối với ngạch chuyên viên, ngạch cán sự và tương đương. II. TUYỂN DỤNG VÀ SỬ DỤNG CÔNG CHỨC DỰ BỊ 1. Hình thức tuyển dụng Việc tuyển dụng côngchức dự bị phải do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thông qua thi tuyển. Chỉ xét tuyển đối với những người cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở những vùng được Nhà nước công nhận là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người. 2. Điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển 2.1. Người muốn được tuyển dụng vào công chức dự bị trong các cơ quan nhà nước phải có đủ các điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại điều 5 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP. 2.2. Người được tuyển dụng vào công chức phải là người mang quốc tịch Việt Nam và có địa chỉ thường trú trên lãnh thổ Việt Nam. 2.3. Hồ sơ dự tuyển bao gồm: 2.3.1. Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập; 2.3.2. Bản sao giấy khai sinh; 2.3.3. Có đủ bản sao có công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền các văn bằng, chứng chỉ và bảng kết quả học tập, phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển (văn bằng tốt nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu của ngạch dự tuyển; chứng chỉ tin học văn phòng, sử dụng thành thạo máy vi tính). Khi trúng tuyển phải xuất trình bản chính để kiểm tra; 2.3.4. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên cấp. Giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị trong thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển. 2.4. Trong quá trình tổ chức tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều kiện dự tuyển khác. Các điều kiện bổ sung này phải căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ của ngạch cần tuyển để quy định cho phù hợp. 3. Thông báo tuyển dụng 3.1. Thông báo tuyển dụng phải được đăng tải trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng sau: báo viết, báo nói, báo hình đồng thời phải được niêm yết công khai tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ. 3.2. Nội dung thông báo tuyển dụng gồm: Điều kiện và tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển, số lượng cần tuyển, nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời gian đăng ký dự tuyển và địa điểm nộp hồ sơ, số điện thoại liên hệ, nội dung thi, thời gian dự thi, địa điểm thi, lệ phí thi. Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển phải sau thời gian thông báo ít nhất là 15 ngày. Thời gian thi phải sau thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển ít nhất là 15 ngày. 4. Tổ chức sơ tuyển 4.1. Việc tổ chức sơ tuyển do Hội đồng sơ tuyển công chức dự bị của cơ quan, tổ chức được phân bổ chi tiêu công chức dự bị thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP. 4.2. Hội đồng sơ tuyển khi thực hiện việc sơ tuyển phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động của cơ quan và căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng quy định để xem xét, quyết định. 4.3. Đối với trường hợp số người đăng ký dự tuyển từ 100 người trở lên và nhiều hơn 2 lần chỉ tiêu được tuyển thì căn cứ vào tình hình cụ thể, Hội đồng tuyển dụng quyết định tổ chức sơ tuyển để chọn ra số người đủ tiêu chuẩn và điều kiện dự thi tuyển. Danh sách những người đã được sơ tuyển phải nhiều hơn chỉ tiêu được tuyển ít nhất 2 lần. Danh sách này được gửi cùng hồ sơ dự tuyển về Hội đồng tuyển dụng công chức dự bị để tổng hợp trước khi tổ chức kỳ thi. 5. Kỳ thi tuyển công chức dự bị bao gồm các môn thi sau: 5.1. Môn Hành chính Nhà nước. 5.2. Môn Tin học. 5.3. Môn Ngoại ngữ. 6. Hình thức thi tiếp để chọn người trúng tuyển Trường hợp nhiều người dự thi có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng được tuyển thì Hội đồng thi tuyển xem xét chọn người trúng tuyển theo trình tự sau: 6.1. Nếu Hội đồng thi tuyển không có điều kiện tổ chức thi tiếp thì người có điểm môn thi hành chính Nhà nước cao hơn sẽ được chọn là người trúng tuyển; 6.2. Nếu Hội đồng thi tuyển tổ chức thi tiếp thì môn thi tiếp để chọn người trúng tuyển là môn Hành chính. Nếu điểm môn thi tiếp bằng nhau thì Hội đồng thi tuyển sẽ chọn người có trình độ đào tạo cao hơn là người trúng tuyển. Nếu người dự tuyển có trình độ đào tạo như nhau thì người nào có kết quả học tập cao hơn và tốt nghiệp ngành chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với ngạch dự tuyển hơn sẽ là người trúng tuyển. 7. Việc xét tuyển công chức dự bị 7.1. Cán Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi tổ chức việc xét tuyển công chức dự bị thì làm văn bản gửi về Bộ Nội vụ để thống nhất ý kiến trước khi thực hiện; 7.2. Nội dung văn bản gửi về Bộ Nội vụ để thống nhất ý kiến gồm: Chỉ tiêu, điều kiện và tiêu chuẩn xét tuyển công chức dự bị. 8. Công chức dự bị được cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức phân công làm việc tại các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm 2 Phần I của Thông tư này và tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. 9. Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị 9.1. Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị là 24 tháng, kể từ khi có quyết định tuyển dụng. 9.2. Trong thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị, nếu công chức dự bị thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về được tiếp tục bố trí thực hiện chế độ công chức dự bị cho đủ thời gian quy định. 10. Nhiệm vụ của công chức dự bị Trong thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị, công chức dự bị phải hoàn thành các nhiệm vụ sau: 10.1. Hoàn thành các nhiệm vụ do cơ quan sử dụng công chức dự bị phân công; 10.2. Nắm vững và thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức và những việc cán bộ, công chức không được làm theo quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức; 10.3. Hiểu biết về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đang công tác; 10.4. Thực hiện nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; 10.5. Có kiến thức và các kỹ năng hành chính theo yêu cầu về trình độ, hiểu biết của của ngạch sẽ được bổ nhiệm; 10.6. Nắm vững các quy định liên quan đến công việc của vị trí đang công tác; 10.7. Giải quyết và thực hiện các công việc theo phân công; 10.8. Soạn thảo các văn bản hành chính và sử dụng máy vi tính thành thạo; 10.9. Hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức dự bị theo quy định. 11. Chế độ, chính sách đối với công chức dự bị 11.1. Công chức dự bị được hưởng lương theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP và các chế độ phụ cấp (nếu có) theo quy định của Nhà nước. 11.2. Khi công chức dự bị có đủ thời gian làm việc bằng thời gian tập sự quy định ứng với ngạch tuyển dụng thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo bằng văn bản lên cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức để ra quyết định xếp lương theo quy định cho công chức dự bị và từ thời điểm này được tính vào thời gian để xét nâng lương theo thâm niên. 11.3.Thời gian công chức dự bị thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính vào thời gian nâng lương theo thâm niên. 12. Trách nhiệm của cơ quan sử dụng và quản lý công chức dự bị 12.1. Cơ quan sử dụng công chức dự bị thực hiện việc quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ và chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức dự bị, đồng thời có trách nhiệm cử người hướng dẫn công chức dự bị theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP. 12.2. Công chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn công chức dự bị có trách nhiệm giúp đỡ và theo dõi công chức dự bị thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm 10 Phần II Thông tư này. 12.3. Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức, tạo điều kiện cho công chức dự bị hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. 13. Đánh giá và bổ nhiệm công chức dự bị vào ngạch công chức 13.1. Hàng năm, công chức dự bị phải thực hiện việc đánh giá thường xuyên theo quy định như đối với công chức. 13.2. Khi hết thời gian dự bị, công chức dự bị phải viết báo cáo tự đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mình theo các nội dung: phẩm chất đạo đức; ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế của cơ quan; kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị gửi cơ quan sử dụng công chức. 13.3. Công chức được phân công hướng dẫn công chức dự bị nhận xét và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của công chức dự bị bằng văn bản gửi người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức theo các nội dung: phẩm chất đạo đức; ý thức kỷ luật; kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị. 13.4. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức dự bị làm văn bản báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức về kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức dự bị (kèm theo bản tự đánh giá của công chức dự bị và bản nhận xét đánh giá của công chức được phân công hướng dẫn công chức dự bị). 13.5. Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức xem xét, quyết định bổ nhiệm hoặc không bổ nhiệm công chức dự bị vào ngạch công chức. 13.6. Sau khi công chức dự bị được bổ nhiệm vào ngạch công chức, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức quyết định phân công công tác cho công chức. 13.7. Công chức dự bị không được bổ nhiệm vào ngạch công chức thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng hủy bỏ quyết định tuyển dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP. III. KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT CÔNG CHỨC DỰ BỊ 1. Việc khen thưởng công chức dự bị thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP. Ngoài ra công chức dự bị còn được khen thưởng theo các quy định khác của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 2. Công chức dự bị vi phạm kỷ luật mà bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì sau 12 tháng, nếu đã sửa chữa khuyết điểm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không mắc thêm sai phạm khác thì được cơ quan sử dụng công chức ra quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật. Thời gian thi hành quyết định kỷ luật không được tính vào thâm niên xét nâng bậc lương nếu sau này được bổ nhiệm vào ngạch công chức. 3. Công chức dự bị vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm các quy định của pháp luật mà bị xử lý bằng hình thức buộc thôi việc thì người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức dự bị làm văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức xem xét quyết định (kèm theo biên bản của Hội đồng kỷ luật và các hồ sơ khác). 4. Công chức dự bị vi phạm pháp luật bị tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc. Trong trường hợp này, cơ quan sử dụng công chức làm văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định buộc thôi việc. Thời điểm buộc thôi việc được tính kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực. 5. Trong thời gian 30 ngày, kể từ khi xác định rõ hoặc cơ quan có thẩm quyền kết luận công chức dự bị vi phạm kỷ luật, cơ quan sử dụng công chức dự bị phải thành lập Hội đồng kỷ luật để xét kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định 115/2003/NĐ-CP. 6. Sau khi Hội đồng kỷ luật xem xét và có văn bản đề nghị, trong thời hạn 10 ngày, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức phải ra quyết định kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP. 7. Hội đồng kỷ luật có thể xem xét, kiến nghị buộc thôi việc với công chức dự bị trong các trường hợp sau: 7.1. Công chức dự bị bị Tòa án phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ, quản chế, cảnh cáo do vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật của Nhà nước; 7.2. Công chức dự bị đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật mà tiếp tục vi phạm kỷ luật; 7.3. Công chức dự bị tuy vi phạm lần đầu nhưng tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng; 7.4. Công chức dự bị tự ý bỏ việc 5 ngày trong 1 tháng hoặc 15 ngày trong 6 tháng (cộng dồn) mà không có lý do chính đáng; 7.5. Trường hợp người đứng đầu có thẩm quyền quyết định kỷ luật có ý kiến khác với kiến nghị của Hội đồng kỷ luật thì trước khi ra quyết định, người có thẩm quyền quyết định kỷ luật trao đổi lại với Hội đồng kỷ luật. Nếu vẫn còn có ý kiến khác nhau thì người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. IV. QUẢN LÝ CÔNG CHỨC DỰ BỊ 1. Quản lý công tác tuyển dụng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý công tác tuyển dụng công chức dự bị gồm: 1.1. Quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng để thực hiện tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức dự bị; 1.2. Căn cứ vào kết quả thi tuyển, xét tuyển, ra quyết định tuyển dụng và phân công công tác cho công chức dự bị, đồng thời báo cáo danh sách công chức dự bị về Bộ Nội vụ để theo dõi chung. Báo cáo theo Mẫu số 01 kèm theo Thông tư này; 1.3. Phân bổ ngân sách cho các cơ quan, đơn vị sử dụng công chức dự bị để trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo đảm việc thực hiện chính sách đối với công chức dự bị. 1.4. Cơ quan sử dụng công chức dự bị thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đối với công chức dự bị theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 115/2003/NĐ-CP; 1.5. Đối với những người có học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, đăng ký tuyển dụng và cam kết phục vụ lâu dài ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định tuyển vào Công chức vự bị. 2. Quản lý việc bổ nhiệm công chức dự bị vào ngạch công chức Căn cứ vào văn bản đánh giá của cơ quan sử dụng công chức, Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Sở Nội vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm văn bản đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch tuyển dụng hoặc ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng và báo cáo danh sách công chức dự bị được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch về Bộ Nội vụ để theo dõi chung. Báo cáo theo Mẫu số 02 kèm theo Thông tư này. 3. Quản lý hồ sơ công chức dự bị: Cơ quan quản lý công chức có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ cá nhân của công chức dự bị, bao gồm: - Bản khai lý lịch gốc và các bản lý lịch do công chức dự bị khai theo mẫu quy định (kèm theo bản sao giấy khai sinh); - Các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng; - Các quyết định tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, điều chỉnh lương; - Bản nhận xét và đánh giá công chức dự bị của người hướng dẫn công chức dự bị và của cơ quan sử dụng công chức dự bị; - Cập nhật các hồ sơ khác phát sinh trong quá trình công tác, những thay đổi trong lý lịch; - Các tài liệu thẩm tra, xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nguồn gốc xuất thân, quá trình công tác, khen thưởng, kỷ luật, các bản giải trình… - Các bản kiểm điểm cá nhân, bản giải trình đơn khiếu nại, tố cáo, bản báo cáo thành tích để khen thưởng; - Công chức dự bị thuyên chuyển công tác, cơ quan sử dụng công chức dự bị phải chuyển hồ sơ của công chức dự bị đến cơ quan mới để tiếp tục quản lý. 4. Quản lý chế độ thống kê, báo cáo Vào thời điểm ngày 31 tháng 12 hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo về Bộ Nội vụ theo các nội dung sau: 4.1. Số lượng, chất lượng đội ngũ công chức dự bị theo đơn vị trực thuộc. 4.2. Công tác tuyển dụng công chức dự bị. 4.3. Công tác khen thưởng, kỷ luật công chức dự bị. 4.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức dự bị. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. 2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. 3. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu giải quyết./. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ Đỗ Quang Trung
{ "issuing_agency": "Bộ Nội vụ", "promulgation_date": "19/02/2004", "sign_number": "08/2004/TT-BNV", "signer": "Đỗ Quang Trung", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-716-2003-QD-UB-luu-tru-quan-ly-tai-lieu-luu-tru-Ha-Nam-297599.aspx
Quyết định 716/2003/QĐ-UB lưu trữ quản lý tài liệu lưu trữ Hà Nam
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 716/2003/QĐ-UB Hà Nam, ngày 04 tháng 7 năm 2003 QUYẾT ĐỊNH V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC LƯU TRỮ VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU LƯU TRỮ TỈNH HÀ NAM UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994; Căn cứ Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia ban hành ngày 15 tháng 4 năm 2001; Theo đề nghị của Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về Lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ tỉnh Hà Nam Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM CHỦ TỊCH Đinh Văn Cương QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC LƯU TRỮ VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU LƯU TRỮ TỈNH HÀ NAM (Ban hành kèm theo Quyết định số 716/2003/QĐ-UB ngày 4/7/2003 của UBND tỉnh) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Tài liệu lưu trữ của tỉnh là tài liệu có giá trị về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ được hình thành trong các thời kỳ lịch sử, trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức và các nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh được lựa chọn đưa vào bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ tỉnh, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn để phục vụ nghiên cứu lịch sử, khoa học và hoạt động thực tiễn. Tài liệu lưu trữ của tỉnh phải là bản chính, bản gốc của tài liệu được ghi trên giấy, phim, ảnh, băng hình, đĩa hình, bằng âm thanh, đĩa âm thanh hoặc các vật mang tin khác, ... Trong trường hợp không còn bản chính, bản gốc thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp. Tài liệu lưu trữ của tỉnh là di sản văn hoá của tỉnh thuộc thành phần của phông tài liệu lưu trữ Quốc gia có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng phát triển Kinh tế - Xã hội và bảo vệ an ninh, quốc phòng của tỉnh. Điều 2. Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. “Công tác lưu trữ” là một hoạt động của xã hội nhằm thu thập, bổ sung, bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ. 2. “Tài liệu văn thư” là văn bản, tài liệu khác được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức. 3. “Lưu trữ hiện hành” là bộ phận lưu trữ của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thu thập, bảo quản và phục vụ sử dụng tài liệu lưu trữ được tiếp nhận từ các đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức. 4. “Lưu trữ lịch sử” là cơ quan lưu trữ có nhiệm vụ thu thập, bảo quản lâu dài và phục vụ sử dụng tài liệu lưu trữ được tiếp nhận từ lư trữ hiện hành và các nguồn tài liệu khác. 5. “Bảo hiểm tài liệu lưu trữ” là việc thực hiện các biện pháp sao chụp, bảo quản tài liệu lưu trữ tại kho chuyên dụng riêng biệt tách rời bản chính, bản gốc đối với tài liệu lưu trữ đặc biệt quý, hiếm nhằm bảo vệ an toàn tài liệu đó. Điều 3. Mọi cơ quan, tổ chức từ tỉnh đến các địa phương phải có bộ phận lưu trữ hiện hành. Bộ phận lưu trữ hiện hành của cơ quan tổ chức có nhiệm vụ: 1- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, cá nhân trong cơ quan lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành của cơ quan. 2- Thu thập hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu của các đơn vị, cá nhân trong cơ quan. 3- Chỉnh lý, xác định giá trị, xây dựng công cụ thống kê, tra cứu tài liệu. 4- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo lưu trữ theo quy định của Nhà nước. 5- Bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức. 6- Lựa chọn hồ sơ, tài liệu có giá trị giao nộp cho lưu trữ lịch sử có thẩm quyền theo thời hạn nộp lưu do nhà nước quy định. Điều 4. Lưu trữ lịch sử của tỉnh gồ: Trung tâm lưu trữ tỉnh, Lưu trữ huyện, thị xã và lưu trữ xã, phường, thị trấn. Lưu trữ lịch sử có nhiệm vụ: 1- Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các cơ quan là nguồn nộp lưu chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để giao nộp. 2- Thu thập bổ sung, sưu tầm tài liệu lưu trữ trong phạm vi trách nhiệm được giao. 3- Tổ chức phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị, xây dựng công cụ thống kê, tra cứu tài liệu. 4- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo thống kê lưu trữ theo quy định của Nhà nước. 5- Bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu của tỉnh. Điều 5. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo công tác lưu trữ, quản lý tài liệu lưu trữ trong phạm vi thẩm quyền được giao, bảo đảm kinh phí cho các hoạt động lưu trữ và ứng dụng khoa học, công nghệ để hiện đại hoá công tác lưu trữ của cơ quan, tổ chức. Điều 6. Cán bộ, công chức làm công tác lưu trữ có trách nhiệm thu thập, quản lý, bảo vệ an toàn và phục vụ có hiệu quả việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ của tỉnh. Chương II THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU VÀ LƯU TRỮ Mục 1. Giao nộp, sư tầm tài liệu vào lưu trữ Điều 7. Thời gian giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ được quy định như sau: 1. Hồ sơ, tài liệu những công việc đã giải quyết xong được giữ lại tại đơn vị, cá nhân trong thời gian nhiều nhất là 01 năm để tiếp tục theo dõi công việc và hoàng chỉnh hồ sơ. Sau thời hạn trên, những hồ sơ, tài liệu có giá trị phải được sắp xếp, thống kê và giao nộp vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức. 2. Sau 5 năm, kể từ năm tài liệu được giao nộp và lưu trữ hiện hành ở các cơ quan, tổ chức phải giao nộp vào lưu trữ lịch sử. 3. Trường hợp các đơn vị, cá nhân cần giữ lại những hồ sơ, tài liệu đến hạn nộp lưu thì phải lập thành danh mục gửi cho lưu trữ cơ quan nhưng thời hạn giữ lại không được quá 01 năm. 4. Mọi cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, tổ chức trước khi nghỉ hưu, thôi việc hay chuyển công tác khác đều phải bàn giao lại hồ sơ, tài liệu cho đơn vị hay người kế nhiệm. Cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức làm công tác công văn, giấy tờ và cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn khác nhưng đôi khi có làm công việc có liên quan đến công văn, giấy tờ đều phải lập hồ sơ về công việc mình đã làm. Việc lập hồ sơ trong mỗi cơ quan phải được tiến hành dưới sự hướng dẫn của cán bộ, công chức lưu trữ và theo đúng các thể thức, phương pháp do lưu trữ Trung ương quy định. Điều 8. Trung tâm lưu trữ tỉnh, lưu trữ huyện, thị xã có nhiệm vụ thu thập, sưu tầm và bảo quản tài liệu lưu trữ từ các nguồn sau đây: 1- Các cơ quan, tổ chức Nhà nước cùng cấp ở địa phương. 2- Các doanh nghiệp Nhà nước do Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định thành lập (đối với Trung tâm lưu trữ tỉnh). 3- Các cá nhân, gia đình, dòng họ tự nguyện hiến tặng, ký gửi hoặc bán tài liệu lưu trữ. 4- Các nguồn tài liệu có giá trị khác ở địa phương. Điều 9. Danh mục các cơ quan là nguồn nộp lưu và thành phần tài liệu nộp lưu vào Trung tâm lưu trữ tỉnh, lưu trữ huyện, thị xã do Chủ tịch tỉnh UBND cùng cấp ban hành theo hướng dẫn mẫu của cơ quan lưu trữ Trung ương. Điều 10. Việc quản lý tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức giải thể, chia tách, sáp nhập các đơn vị hành chính; thay đổi địa giới được quy định như sau: 1- Cơ quan, tổ chức giải thể, doanh nghiệp phá sản: a- Cơ quan, tổ chức là nguồn nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử thì trước khi chấm dứt hoạt động, toàn bộ tài liệu của cơ quan được giao nộp và lưu trữ lịch sử có thẩm quyền thu thập. b- Cơ quan, tổ chức không thuộc nguồn nộp lư thì trước khi chấm dứt hoạt động, toàn bộ tài liệu của cơ quan được giao nộp vào lưu trữ của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp. 2- Việc quản lý tài liệu lưu trữ trong trường hợp chia tách, sáp nhập cơ quan, tổ chức, chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính thì phần hồ sơ, tài liệu lưu trữ liên quan đến công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị nào sẽ do cơ quan, tổ chức, đơn vị ấy tiếp nhận để sử dụng và bảo quản. Điều 11. Khi giao nộp tài liệu và Trung tâm lưu trữ tỉnh, Lưu trữ các huyện, thị xã, các cơ quan, tổ chức là nguồn nộp lư phải thực hiện những quy định sau: 1- Tài liệu giao nộp phải được phân loại, chỉnh lý hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu nghiệp vụ lưu trữ. 2- Phải giao nộp đầy đủ công cụ thống kê, tra cứu kèm theo khối tài liệu nộp lưu. 3. Vận chuyển tài liệu đến nơi giao nộp. 4- Lập 02 biên bản nộp lưu và 02 bản mục lục hồ sơ nộp lưu. Cơ quan, tổ chức nộp lưu giữ 01 bản, lưu trữ lịch sử giữ 01 bản. Mục 2. Chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu lưu trữ Điều 12. Hồ sơ, tài liệu bảo quản tại các kho lưu trữ phải được phân loại, chỉnh lý theo đúng yêu cầu do Trung tâm lưu trữ tỉnh quy định. Điều 13. Các cơ quan, tổ chức phải thường xuyên tổ chức xác định giá trị tài liệu của cơ quan nhằm: 1- Xác định thời hạn bảo quản tài liệu theo 2 mức độ sau: a. Hồ sơ, tài liệu có giá trị nghiên cứu khoa học, lịch sử cần bảo quản vĩnh viễn; b. Hồ sơ, tài liệu có giá trị thực tiễn cần bảo quản trong một khoảng thời gian nhất định tính bằng đơn vị năm cụ thể. 2. Loại ra những hồ sơ, tài liệu hết giá trị để tiêu huỷ. Điều 14. Trung tâm lưu trữ tỉnh ban hành các bảng thời hạn bảo quản tài liệu chung và phối hợp với các cơ quan của tỉnh, cơ quan quản lý ngành nghiên cứu ban hành các loại bảng thời hạn bảo quản tài liệu cho từng ngành, từng lĩnh vực để chỉ đạo xác định giá trị tài liệu của cơ quan, tổ chức. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ban hành bảng thời hạn bảo quản tài liệu của cơ quan, tổ chức mình theo hướng dẫn chung của Trung tâm lưu trữ tỉnh và của từng cơ quan quản lý ngành. Điều 15. Hội đồng xác định giá trị tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức. 1. Khi tiến hành xác định giá trị tài liệu, các cơ quan, tổ chức phải thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu để tư vấn cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức về các việc sau: a. Lựa chọn hồ sơ, tài liệu có giá trị cần bảo quản; b. Xác định những hồ sơ, tài liệu hết giá trị loại ra để tiêu huỷ. 2. Thành phần của Hội đồng. a. Đối với UBND cấp tỉnh, huyện, thị xã do Chánh Văn phòng làm chủ tịch. b. Đối với các cơ quan khác do cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức làm chủ tịch; c. Các thành viên khác gồm đại diện của lãnh đạo các đơn vị có tài liệu và đại diện lưu trữ cơ quan. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức có tài liệu có thể mời đại diện của lưu trữ cấp trên tham gia hội đồng. 3. Phương thức làm việc của Hội đồng. a. Từng thành viên hội đồng nghiên cứu danh mục tài liệu và kiểm tra thực tế tài liệu (nếu cần thiết) để xác định những hồ sơ, tài liệu cần giữ lại bảo quản và loại ra để tiêu huỷ; b. Lập biên bản đề nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét, quyết định. c. Tập thể hội đồng họp để thảo luận và biểu quyết về danh mục tài liệu giữ lại và loại ra để tiêu huỷ và biểu quyết về biên bản họp Hội đồng. Điều 16. Việc kiểm tra tài liệu hết giá trị của các cơ quan trước khi quyết định tiêu huỷ được quy định như sau: 1. Trung tâm lưu trữ tỉnh kiểm tra, thẩm định tài liệu hết giá trị của lưu trữ huyện, thị xã và của các cơ quan, tổ chức là nguồn nộp lưu tài liệu vào Trung tâm lưu trữ tỉnh. 2. Lưu trữ huyện, thị xã kiểm tra, thẩm định tài liệu hết giá trị của các cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ huyện, thị xã. Điều 17. Việc tiêu huỷ tài liệu hết giá trị được quy định như sau: 1. Chủ tịch UBND tỉnh, quyết định tiêu huỷ tài liệu hết giá trị bảo quản tại Trung tâm lưu trữ tỉnh. 2. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức là nguồn nộp lưu tài liệu vào Trung tâm lưu trữ tỉnh quyết định tiêu huỷ tài liệu hết giá trị bảo quản tại kho lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Trung tâm lưu trữ tỉnh; 3. Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định huỷ tài liệu hết giá trị bảo quản tại kho lưu trữ huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức là nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ huyện, thị xã sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Trung tâm lưu trữ tỉnh. Điều 18. Trung tâm lưu trữ tỉnh hướng dẫn cụ thể về thủ tục thẩm định, kiểm tra và tổ chức tiêu huỷ tài liệu hết giá trị. Chương III THỐNG KÊ, BẢO QUẢN TÀI LIỆU LƯU TRỮ Mục 1. Thống kê lưu trữ Điều 19. Thống kê lưu trữ của tỉnh được thực hiện theo quy định sau: 1- Các cơ quan, tổ chức của tỉnh thực hiện thống kê và báo cáo thống kê về công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ theo chế độ thường xuyên và đột xuất về Trung tâm lưu trữ tỉnh. 2- Nội dung của thống kê lưu trữ phải được thực hiện bao gồm thống kê về tài liệu, cơ sở vật chất và cán bộ làm công tác lưu trữ. 3- Thống kê và báo cáo thống kê Nhà nước về lưu trữ theo chế độ thường xuyên và đột xuất được thực hiện theo trình tự như sau: a- Lưu trữ các cơ quan, tổ chức của tỉnh báo cáo thống kê lưu trữ về Trung tâm lưu trữ tỉnh, UBND các xã phường báo cáo lưu trữ về Lưu trữ huyện, thị xã. b. Trung tâm lưu trữ tỉnh tổng hợp số liệu và gửi báo cáo về cơ quan lưu trữ Trung ương. Mục 2. Bảo quản tài liệu lưu trữ Điều 20. Hồ sơ, tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức của tỉnh phải được bảo vệ, bảo quản an toàn trong các kho lưu trữ. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định sau đây: 1. Xây dựng hoặc bố trí kho lưu trữ đảm bảo các yêu cầu và thông số kỹ thuật (do Trung tâm lưu trữ tỉnh hướng dẫn). 2. Thực hiện các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, phòng gian, bảo mật đối với kho lưu trữ và tài liệu lưu trữ. 3. Trang bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện bảo quản tài liệu lưu trữ (như cặp, hộp, giá đựng tài liệu …). 4. Thực hiện chế độ bảo quản như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, vệ sinh phù hợp với từng loại hình tài liệu lưu trữ. 5. Thực hiện các biện pháp chống côn trùng, nấm mốc, tu bổ, phục chế tài liệu lưu trữ bị hư hỏng hoặc có nguy cơ bị hư hỏng. 6. Thực hiện chế độ bảo hiểm tài liệu lưu trữ đối với lưu trữ đặc biệt quý, hiếm. Chương IV SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ Điều 21. Mọi cơ quan, tổ chức, công dân được sử dụng lưu trữ lưu trữ thuộc phòng lưu trữ của tỉnh để phục vụ yêu cầu công tác, nghiên cứu khoa học và nhu cầu chính đáng của mình. Điều 22. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ tỉnh, huyện, thị xã được sử dụng rộng rãi cho yêu cầu nghiên cứu của toàn xã hộ sau 15 năm kể từ năm kết thúc công việc, trừ tài liệu lưu trữ đặc biệt quý, hiếm. Danh mục những lưu trữ này do Trung tâm lưu trữ tỉnh, lưu trữ huyện, thị xã xây dựng trình Chủ tịch UBND cùng cấp phê duyệt. Điều 23. Thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ của tỉnh. 1. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cho phép khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ bảo quản tại lưu trữ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý. 2. Giám đốc Trung tâm lưu trữ tỉnh cho phép khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ bảo quản tại Trung tâm lưu trữ tỉnh. 3. Việc khai thác sử dụng lưu trữ lưu trữ thuộc danh mục bí mật Nhà nước thực hiện theo pháp luật hiện hành. Điều 24. Thủ tục khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ của tỉnh. 1. Cán bộ, công chức xin sử dụng tài liệu lưu trữ ở các cơ quan lưu trữ hoặc ở cơ quan khác phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi mình công tác. 2. Công dân xin sử dụng tài liệu lưu trữ phải làm đơn xin phép có xác nhận của chính quyền địa phương nơi thường trú. Điều 25. Việc sao tài liệu lưu trữ của tỉnh được quy định như sau: 1. Thủ trưởng có thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ nào thì cho phép sao tài liệu lưu trữ đó. 2. Việc sao tài liệu lưu trữ do cơ quan có tài liệu thực hiện. Điều 26. Cấp chứng thực tài liệu lưu trữ. 1. Trung tâm lưu trữ tỉnh, lưu trữ huyện, thị xã, lưu trữ các xã, phường, thị trấn có quyền cấp chứng thực tài liệu lưu trữ bảo quản tại kho lưu trữ của mình; 2. Trung tâm lưu trữ tỉnh có con dấu riêng thì sử dụng con dấu đó để đóng chứng thực. Nơi không có con dấu riêng thì sử dụng con dấu của cơ quan quản lý trực tiếp để đóng dấu chứng thực. 3. Chứng thực tài liệu lưu trữ có giá trị pháp lý. Điều 27. Các cơ quan, tổ chức của tỉnh được mang bản sao tài liệu lưu trữ ra ngoài tỉnh để phục vụ hoạt động công vụ, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu chính đáng khác. Chương V TỔ CHỨC LƯU TRỮ CỦA TỈNH Điều 28. Ở tỉnh có Trung tâm lưu trữ tỉnh trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND tỉnh có chức năng giúp Chánh Văn phòng và UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác lưu trữ trong phạm vi tỉnh. Trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ lưu trữ của các cơ quan thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị; trực tiếp quản lý kho lưu trữ của tỉnh. Trung tâm lưu trữ tỉnh có con dấu riêng. Điều 29. Ở huyện, thị xã bố trí từ 1 đến 2 người có trình độ trung học lưu trữ trở lên làm công tác lưu trữ chuyên trách thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện (tính trong tổng số biên chế hành chính sự nghiệp được giao của huyện). Cán bộ lưu trữ huyện, thị xã có chức năng giúp Chánh Văn phòng và giúp UBND huyện, thị xã thực hiện quản lý Nhà nước về công tác lưu trữ trong phạm vi huyện, thị xã, trực tiếp quản lý kho lưu trữ của huyện, thị xã và tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan HĐND và UBND huyện, thị xã. Lưu trữ huyện có nhiệm vụ: Hướng dẫn và kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc huyện thực hiện các chế độ, quy định của Nhà nước về quản lý công tác lưu trữ. Thu thập bổ sung tài liệu đến thời hạn nộp lưu vào kho lưu trữ huyện. Thực hiện các chế độ thống kê Nhà nước và báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ của huyện. Đề xuất việc dự trù kinh phí, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác lưu trữ của huyện; tham gia với các cơ quan chức năng về việc tuyển dụng, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công chức viên chức làm công tác lưu trữ ở các cơ quan đơn vị thuộc huyện quản lý. Các quy trình nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách làm công tác ở lưu trữ huyện do Trung tâm lưu trữ tỉnh hướng dẫn. Điều 30. Ở cấp xã, phường, thị trấn phân công một cán bộ Văn phòng UBND kiêm nhiệm công tác lưu trữ có nhiệm vụ. Thực hiện các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan lưu trữ Nhà nước cấp trên, bảo quản an toàn và phục vụ nhu cầu sử dụng của độc giả khối tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của xã, phường, thị trấn. Điều 31. Mỗi cơ quan, tổ chức của tỉnh phải có cán bộ phụ trách công tác lưu trữ của cơ quan để bảo quản hồ sơ, tài liệu được hình thành trong quá trình ht của cơ quan mình. Chuẩn bị, lựa chọn những hồ sơ, tài liệu có giá trị để sau 05 năm giao nộp về Trung tâm lưu trữ tỉnh. Chương VI KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 32. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thanh tích trong việc thu thập, quản lý, bảo vệ tài liệu lưu trữ, phát hiện, giao nộp, tặng, cho tài liệu có giá trị, tài liệu lưu trữ đặc biệt quý hiếm cho tỉnh thì sẽ được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước. Điều 33. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các điều quy định trên và các điều quy định khác của Nhà nước về công tác lưu trữ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 34. Các cơ quan, tổ chức trong tỉnh căn cứ vào quy định này ban hành quy định chi tiết, cụ thể về công tác lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức mình. Điều 35. Trung tâm lưu trữ tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định này.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hà Nam", "promulgation_date": "04/07/2003", "sign_number": "716/2003/QĐ-UB", "signer": "Đinh Văn Cương", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-1411-QD-UBND-2022-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-Nganh-Giao-duc-Ho-Chi-Minh-512246.aspx
Quyết định 1411/QĐ-UBND 2022 ứng dụng công nghệ thông tin Ngành Giáo dục Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1411/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 4 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”; Căn cứ Công văn số 478/BGDĐT-CNTT ngày 16 tháng 02 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ Quyết định số 2393/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh; Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1071/TTr-SGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2022. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo (Cơ quan thường trực) theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện, định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả thực hiện và đề xuất tháo gỡ những vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND.TP; - TTUB: CT, các PCT; - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP; - VPUB: Các PCVP; - Các Phòng NCTH; - Lưu: VT (VX-VN). KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Dương Anh Đức KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1411/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) Căn cứ Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”; Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, như sau: I. QUAN ĐIỂM 1. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo; đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tác động tích cực, toàn diện tới phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục. 2. Người học và nhà giáo là trung tâm của quá trình chuyển đổi số; lợi ích mang lại cho người học, đội ngũ nhà giáo và người dân là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ thành công của chuyển đổi số. 3. Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo cần có sự thay đổi nhận thức mạnh mẽ, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp quản lý, sự chủ động, tích cực của các cơ sở giáo dục và sự ủng hộ, tham gia của mỗi người học, mỗi nhà giáo và toàn xã hội. 4. Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo phải được thiết kế đồng bộ, bao quát, có hệ thống trong tổng thể Chương trình chuyển đổi số quốc gia; được triển khai từng bước có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao trong từng giai đoạn, nhất là trong giai đoạn thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung: Sự phát triển công nghệ là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số. 2. Mục tiêu đến năm 2025: a) Đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà trường, mỗi phòng giáo dục và đào tạo, mỗi nhà giáo, mỗi người học. - Về tiếp cận giáo dục trực tuyến: trên 80% người học và nhà giáo của thành phố có đủ điều kiện (về phương tiện, đường truyền, phần mềm) tham gia có hiệu quả các hoạt động dạy - học trực tuyến. - Mỗi cơ sở giáo dục có ít nhất 01 phòng học tương tác thông minh, phòng thí nghiệm thực hành hiện đại. - Về môi trường giáo dục trực tuyến: + Hình thành một nền tảng tổ chức, quản lý hoạt động dạy và học trực tuyến là sản phẩm trong nước, được trên 80% người học sử dụng. + Hình thành kho học liệu, nền tảng quản lý và chia sẻ học liệu trực tuyến đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho 100% nội dung chương trình giáo dục phổ thông. Nền tảng quản lý đáp ứng nhu cầu truy cập mọi lúc, mọi nơi của người học và có thể cung cấp mở rộng các nội dung phát triển kỹ năng, năng lực cho người học. + Xây dựng, hoàn thiện thư viện số dùng chung cho toàn ngành, từng cấp học. + Hơn 50% cơ sở giáo dục trung cấp, cao đẳng, đại học trực thuộc cung cấp các chương trình đào tạo (cấp bằng) hình thức từ xa, trực tuyến. + Hình thành một nền tảng khảo sát trực tuyến đáp ứng 80% nhu cầu tổ chức các đợt khảo sát tại đơn vị quản lý và cơ sở giáo dục. + Hình thành một nền tảng dạy học trực tuyến phục vụ các hoạt động học tập suốt đời của người dân Thành phố Hồ Chí Minh. - Về quy mô hoạt động giáo dục trực tuyến: + Tỉ trọng tối thiểu nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến đạt trung bình 25% ở bậc tiểu học, 35% ở bậc trung học. + Tỉ trọng lớp học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục trung cấp, cao đẳng, đại học trực thuộc đạt trung bình 20%. + Trong số người học lấy văn bằng thứ hai của các đơn vị trực thuộc, có ít nhất 50% theo học hình thức trực tuyến (với thời lượng trực tuyến chiếm hơn 50%). b) Đổi mới mạnh mẽ phương thức quản lý, điều hành dựa trên công nghệ và dữ liệu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ của cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục: - Về quản trị nhà trường: 100% cơ sở giáo dục áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu dùng chung và công nghệ số, trong đó: + 100% học sinh, học viên, nhà giáo được quản lý bằng hồ sơ số với định danh duy nhất và thống nhất toàn quốc. + 100% cơ sở vật chất, thiết bị và các nguồn lực khác phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu được quản lý bằng hồ sơ số. - Về quản lý giáo dục: Hệ thống thông tin quản lý toàn ngành giáo dục được thiết lập và vận hành hiệu quả, trong đó: + Cơ sở dữ liệu toàn ngành được hoàn thiện đảm bảo tiêu chí “sống, sạch, đủ”, kết nối thông suốt với tất cả các cơ sở giáo dục đảm bảo cung cấp thông tin quản lý một cách thống nhất, đầy đủ, tin cậy và kịp thời; được kết nối và chia sẻ hiệu quả với các cơ sở dữ liệu quốc gia. + Các cơ quan quản lý giáo dục được vận hành chủ yếu dựa trên dữ liệu và công nghệ số, trong đó 100% hồ sơ công việc được giao dịch và giải quyết trên môi trường số (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật). - Về dịch vụ hỗ trợ người học, người dân: + 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (hoặc mức độ 3 nếu không phát sinh thanh toán). + Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%. + Tỷ lệ người học, phụ huynh hài lòng về chất lượng dịch vụ trực tuyến của các cơ sở giáo dục đạt trung bình 80%. + Tỷ lệ tổ chức, cá nhân hài lòng về chất lượng dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan quản lý giáo dục đạt trung bình 80%. + Hoàn thiện và đưa vào sử dụng bản đồ Hệ thống Thông tin địa lý giáo dục (GIS) kết hợp với hệ thống Tuyển sinh đầu cấp hỗ trợ người học, phụ huynh chọn trường khi xét tuyển phù hợp với khoảng cách địa lý. 3. Mục tiêu đến năm 2030: Đưa tất cả thành tố của hệ thống giáo dục vào môi trường số, trong đó: - Hoàn thiện một nền tảng dạy và học trực tuyến tích hợp kho học liệu số hỗ trợ 100% người học và nhà giáo tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục trực tuyến; đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông. - Giáo dục đại học số trở thành một trụ cột của hệ thống giáo dục đại học, chiếm tỉ trọng 30% quy mô; 100% cơ sở giáo dục trung cấp, cao đẳng, đại học trực thuộc cung cấp các chương trình đào tạo (cấp bằng) hình thức từ xa, trực tuyến. - 100% nguồn lực giáo dục, chương trình giáo dục và đối tượng giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân được quản lý trên môi trường số, kết nối thông suốt toàn ngành và liên thông với các cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia. III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI GIÁP CHỦ YẾU 1. Tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo: a) Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng số, trang thiết bị triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; triển khai các biện pháp an toàn, an ninh thông tin các hệ thống số hóa, an toàn trong các hoạt động dạy - học và làm việc trên môi trường số. Ưu tiên sử dụng các mô hình dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây; cung cấp kết nối Internet có tốc độ và khả năng chịu tải cao đến tất cả các cơ sở giáo dục; có chính sách hỗ trợ dịch vụ Internet cho người học và đội ngũ nhà giáo; có chính sách hỗ trợ máy tính phù hợp cho học sinh, học viên và sinh viên. b) Hình thành, phát triển hệ thống phòng học tương tác thông minh, phòng thí nghiệm/thực hành (Lab) hiện đại, phòng Lab mô phỏng, ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), công nghệ học máy, công nghệ phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực nghiên cứu, thực hành. 2. Phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số hoạt động dạy - học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học: a) Đổi mới mô hình dạy - học: - Triển khai, thí điểm triển khai các mô hình dạy - học tiên tiến trên nền tảng số theo hướng dạy học kết hợp (lớp học thông minh, nhóm học tương tác, tự học với trợ lý ảo) phù hợp với điều kiện, đặc thù, nhu cầu thực tế của giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. - Xây dựng một số trung tâm đào tạo và nghiên cứu xuất sắc về công nghệ theo hình thức hợp tác công - tư cho giáo dục đại học. b) Phát triển kho học liệu số chia sẻ dùng chung: - Phát triển các kho học liệu số, học liệu mở chia sẻ dùng chung toàn ngành giáo dục, gồm bài giảng điện tử, bài giảng dạy trên truyền hình, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho tất cả các môn học của giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; kho học liệu được xây dựng theo một bộ tiêu chí cụ thể, đảm bảo chất lượng và đạt chuẩn. Nền tảng kết nối chia sẻ được thiết kế và phát triển trên những chuẩn kết nối quốc tế, đảm bảo khả năng tích hợp liên nền tảng, nâng cao khả năng chịu tải, năng lực đáp ứng truy cập của hệ thống. - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thư viện điện tử trong các cơ sở giáo dục phổ thông; cổng thư viện số kết nối liên thông với các kho học liệu số, chia sẻ học liệu với các cơ sở đào tạo đại học; phát triển các phòng thí nghiệm ảo, các phòng thực hành và thực tập ảo nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo trong giáo dục đại học. c) Phát triển, ứng dụng các nền tảng số phục vụ dạy - học và triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số: - Phát triển, ứng dụng nền tảng số dạy và học trực tuyến với các tính năng tiên tiến hỗ trợ học tập cá thể hóa và tăng cường trải nghiệm; tăng cường kiểm tra, thi trên máy tính và thi trực tuyến; kết nối nền tảng dạy học trực tuyến với nền tảng quản trị nhà trường và mạng IoT, thiết lập hệ sinh thái chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục. Hình thành mạng lưới các lớp học ảo liên nền tảng (cross-platform) ứng dụng các công nghệ thực tế ảo biến lớp học ảo thành môi trường ba chiều. - Phát triển, ứng dụng nền tảng cung cấp các khóa học trực tuyến đại chúng mở (MOOCs), tăng cường công nhận tín chỉ các khóa học trực tuyến giữa các cơ sở giáo dục đại học. - Triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số tại một số cơ sở giáo dục đại học. d) Xây dựng hệ thống khảo sát trực tuyến: - Xây dựng hệ thống phục vụ công tác tổ chức các đợt khảo sát của các cấp quản lý và của các đơn vị cơ sở giáo dục với các tiêu chí: minh bạch, khách quan, chính xác, an toàn. - Tích hợp các tính năng giúp nâng cao hiệu quả khảo sát như: định danh người dùng, giám sát hành vi người thực hiện khảo sát dựa trên AI, trình duyệt an toàn, phân tích kết quả khảo sát và báo cáo chi tiết. 3. Triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo và cơ sở dữ liệu ngành giáo dục: a) Đổi mới mô hình, quy trình quản lý, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính: - Rà soát, cải cách các mô hình quản trị cơ sở giáo dục đại học (quản lý tuyển sinh, quản lý chương trình đào tạo, quản lý thông tin người học, quản lý thông tin đội ngũ, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học, quản trị văn phòng điện tử, quản lý các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khác). - Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ theo hướng giúp ứng dụng hiệu quả công nghệ số. - Triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến (tích hợp Hệ thống thông tin một cửa điện tử) với các hệ thống nghiệp vụ chuyên ngành để cung cấp dịch vụ số, kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia; mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4. - Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trí tuệ nhân tạo trong cung cấp dịch vụ (như trợ lý ảo, trả lời tự động); thử nghiệm nền tảng dùng chung giải quyết một số thủ tục hành chính không dùng giấy tờ trong ngành giáo dục dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu ngành giáo dục. b) Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo: - Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đảm bảo phục vụ tất cả cơ quan quản lý giáo dục; hoàn thiện cơ sở dữ liệu lớn của ngành giáo dục tại Sở Giáo dục và Đào tạo (bao gồm cơ sở dữ liệu về người học, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên, cơ sở vật chất, tài chính - đầu tư, kiểm định chất lượng giáo dục, nghiên cứu khoa học và chương trình đào tạo). - Triển khai hệ thống thông tin quản lý ngành giáo dục, kết nối đầy đủ, toàn diện dữ liệu từ các cơ sở giáo dục, phòng giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo; kết nối dữ liệu giữa ngành giáo dục với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu thành phố, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác báo cáo, theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo, kiểm tra và thanh tra của các cơ quan quản lý giáo dục. - Phát triển trung tâm điều hành, giám sát thông tin ở cơ quan quản lý giáo dục và trường học, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn hỗ trợ hoạt động quản lý giáo dục, đưa ra các dự báo và xu hướng phát triển trong tương lai. - Xây dựng Hệ thống GIS giáo dục với các tính năng: cung cấp thông tin cơ sở giáo dục toàn thành phố trên bản đồ, tạo điều kiện tiếp cận, khai thác và sử dụng hiệu quả cho người dân khi tìm kiếm thông tin các cơ sở giáo dục. Dự đoán xu hướng phát triển, nhu cầu mở rộng quy mô trường lớp, phân luồng tuyển sinh dựa vào hạ tầng giao thông giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và tiết kiệm chi phí. c) Phát triển các ứng dụng, nền tảng số phục vụ quản trị các cơ sở giáo dục: - Triển khai nền tảng quản trị nhà trường tích hợp không gian làm việc số tới 100% cơ sở giáo dục nhằm tạo môi trường làm việc và tương tác trực tuyến cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên và người học; đảm bảo kết nối, báo cáo liên thông dữ liệu từ cơ sở giáo dục với hệ thống cơ sở dữ liệu thành phố, cơ sở dữ liệu toàn quốc của ngành giáo dục. - Trên nền tảng cơ sở dữ liệu, triển khai các ứng dụng hồ sơ điện tử, liên lạc giữa nhà trường với gia đình, thanh toán không dùng tiền mặt, truyền thông và kết nối với các nền tảng ứng dụng trong và ngoài ngành giáo dục; triển khai các mô hình quản trị nhà trường tiên tiến trên nền tảng số đảm bảo thiết thực và hiệu quả. d) Xây dựng môi trường số kết nối: - Triển khai nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu của ngành giáo dục kết nối với trục tích hợp, liên thông dữ liệu thành phố, quốc gia; triển khai nền tảng quản lý mã định danh, xác thực người dùng trên môi trường số của ngành giáo dục. - Ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) trong số hóa, giám sát, quản lý và khai thác các nguồn lực, đối tượng và hoạt động giáo dục trong nhà trường, đảm bảo kết nối thời gian thực với hệ thống thông tin quản trị nhà trường. 4. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức; đào tạo, bồi dưỡng năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học; nâng cao chỉ số phát triển nguồn nhân lực về Chính phủ điện tử (HCI): a) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đến toàn thể đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học trong ngành giáo dục và xã hội. b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học bảo đảm quản lý, làm việc hiệu quả trên môi trường số; kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ phụ trách ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành giáo dục; thí điểm bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin tiếp cận chuẩn quốc tế tại một số cơ sở giáo dục, quận huyện, thành phố Thủ Đức có đủ điều kiện và yêu cầu cao về nhân lực chuyển đổi số; triển khai hệ thống bồi dưỡng nhà giáo đảm bảo 100% nhà giáo có hồ sơ và tài khoản sử dụng để tự bồi dưỡng một cách chủ động, thường xuyên theo nhu cầu. c) Triển khai mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật (giáo dục STEM/STEAM) cho các cấp học, phát triển tư duy lập trình, triển khai các chương trình về khoa học máy tính phù hợp; đưa nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn, an ninh mạng, các nền tảng mở, phần mềm mã nguồn mở vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số. d) Tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao chỉ số thành phần nguồn nhân lực của Việt Nam theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế liên quan để cung cấp các số liệu kịp thời cho các tổ chức quốc tế. 5. Huy động các nguồn lực tham gia ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo: a) Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức và hiệp hội về công nghệ thông tin, các chuyên gia trong và ngoài nước để giới thiệu các giải pháp công nghệ tiên tiến về công nghệ giáo dục và chuyển đổi số áp dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. b) Thu hút nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua hình thức đối tác công tư (PPP) để đầu tư xây dựng các nền tảng số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo, ưu tiên cho phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến, hệ thống học tập trực tuyến, kho học liệu số dùng chung, cơ sở dữ liệu ngành giáo dục. c) Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối trang thiết bị số để hỗ trợ, ưu đãi cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin cơ bản (máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng) tích hợp các phần mềm ứng dụng và tính năng an toàn, bảo mật cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học phục vụ hoạt động dạy - học trong các nhà trường. 6. Triển khai, thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố a) Ban hành văn bản quy định về chuyển đổi số trong các hoạt động dạy - học, quản trị cơ sở giáo dục, quản lý giáo dục; quy định về cơ sở dữ liệu trong ngành giáo dục; quy định về năng lực số của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học. b) Rà soát và ban hành các quy định kỹ thuật về dữ liệu, hướng dẫn kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở giáo dục, cơ quan trong ngành giáo dục và ngành giáo dục với các cơ sở dữ liệu thành phố, quốc gia; hướng dẫn kết nối kỹ thuật triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục; ban hành tiêu chí kỹ thuật của các nền tảng số dùng trong ngành giáo dục; ban hành các bộ chỉ tiêu đánh giá chuyển đổi số đối với cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục. c) Tham mưu Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành chính sách đặc thù thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, các mô hình giáo dục và đào tạo mới dựa trên nền tảng và công nghệ số; chính sách huy động sự tham gia và đóng góp nguồn lực của các tổ chức, cá nhân và chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài cho chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo Thành phố; chính sách thúc đẩy phát triển công nghệ giáo dục (Edtech); chính sách hỗ trợ máy tính giáo dục cho học sinh, học viên và sinh viên Thành phố; chính sách Internet giáo dục. d) Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tổ chức đánh giá, công bố chỉ số chuyển đổi số đối với cơ sở giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng. IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Bảo đảm tiết kiệm, minh bạch, đúng pháp luật, chống tiêu cực, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác. 2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách và chi đầu tư phát triển được cân đối hàng năm cho các sở, ngành, quận huyện theo quy định để thực hiện các chương trình, dự án nhằm triển khai Kế hoạch; kinh phí tự cân đối và huy động hợp pháp khác của các đơn vị thuộc đối tượng tham gia Kế hoạch. 3. Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ. 4. Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, đối tác công tư, giao nhiệm vụ, hình thức đặt hàng tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Giáo dục và Đào tạo: a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện triển khai thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch; định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch và báo cáo kết quả hoạt động. b) Chủ trì triển khai các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại các Mục: 1.b, 3.d, 6 và các nhiệm vụ, giải pháp liên quan tại Phần III của Kế hoạch này. c) Tổ chức sơ kết sau 02 năm triển khai Kế hoạch; đề xuất, kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố điều chỉnh, bổ sung nội dung Kế hoạch trong trường hợp cần thiết; tổng kết sau khi kết thúc thực hiện Kế hoạch. 2. Sở Thông tin và Truyền thông: a) Chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng hạ tầng, hệ thống, phần mềm công nghệ thông tin phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. b) Chủ trì, chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ thông tin nghiên cứu, phát triển các nền tảng, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. c) Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ thông tin nghiên cứu, phát triển hạ tầng số, hạ tầng Internet đảm bảo triển khai hiệu quả các hoạt động chuyển đổi số trong ngành giáo dục; đảm bảo kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục; có chính sách ưu đãi về dịch vụ Internet và dịch vụ công nghệ thông tin đối với người học, đội ngũ nhà giáo và các cơ sở giáo dục. 3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành có liên quan tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch này trong dự toán hàng năm của cơ quan theo quy định, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn. 4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các sở, ngành liên quan xem xét, cân đối nguồn vốn ngân sách cho các dự án đầu tư công (nếu có) để triển khai kế hoạch. 5. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố kế hoạch bổ sung nhân sự thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong từng giai đoạn. 6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Hệ thống GIS giáo dục trên nền tảng bản đồ thông tin địa lý của Sở Tài nguyên và Môi trường. 7. Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn Thành phố: a) Căn cứ mục tiêu, nội dung, giải pháp của Kế hoạch để cụ thể hóa nội dung trong các chương trình, đề án, kế hoạch chuyển đổi số và tổ chức triển khai thực hiện. b) Có các giải pháp tăng cường nguồn lực bảo đảm các điều kiện triển khai chuyển đổi số tại đơn vị trực thuộc. c) Tổ chức đánh giá sơ kết và tổng kết theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố. 8. Trường Đại học Sài Gòn: Chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng các chương trình đào tạo nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo. 9. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện: a) Căn cứ mục tiêu, nội dung, giải pháp của Kế hoạch để cụ thể hóa nội dung trong các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển chính phủ điện tử, chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng Kế hoạch, Đề án hoặc Chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo và tổ chức triển khai thực hiện. b) Có các giải pháp tăng cường nguồn lực bảo đảm các điều kiện triển khai chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Tổ chức đánh giá sơ kết và tổng kết theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố. Trên đây là Kế hoạch Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các sở, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "27/04/2022", "sign_number": "1411/QĐ-UBND", "signer": "Dương Anh Đức", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-284-CP-chinh-sach-xi-nghiep-san-xuat-cua-thuong-binh-23210.aspx
Quyết định 284-CP chính sách xí nghiệp sản xuất của thương binh
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ ****** VIÊT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 284-CP Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 1974 QUYẾT ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT CỦA THƯƠNG BINH Để giải quyết công việc làm cho thương binh, bệnh binh, nghị quyết số 196-CP ngày 16-10-1972 của Hội đồng Chính phủ đã đề ra chủ trương thành lập các xí nghiệp sản xuất của thương binh. Căn cứ chủ trương trên, Hội đồng Chính phủ ban hành chính sách đối với các xí nghiệp sản xuất của thương binh như sau. I. VỀ TÍNH CHẤT VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT CỦA THƯƠNG BINH. 1. Xí nghiệp sản xuất của thương binh là một tổ chức kinh tế do anh chị em thương binh, bệnh binh tự quản lý, có cán bộ, công nhân của Nhà nước được cử đến để hướng dẫn, giúp đỡ xí nghiệp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh; các xí nghiệp này hoạt động theo phương thức hạch toán kinh tế, có sự lãnh đạo và giúp đỡ đặc biệt của Nhà nước. 2. Xí nghiệp sản xuất của thương binh thu nhận những thương binh không thể chuyển về địa phương hoặc vào làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước được, bảo đảm cho anh chị em có công việc làm thích hợp để tự giải quyết đời sống của mình, đồng thời góp phần đẩy mạnh sản xuất xã hội. Vì vậy, xí nghiệp sản xuất của thương binh phải kinh doanh những ngành nghề thích hợp, từng bước trang bị dần những công cụ lao động thích hợp và có chế độ lao động thích hợp nhằm tạo điều kiện để anh chị em sản xuất tốt, bảo đảm được sức khỏe để làm việc lâu dài tại xí nghiệp. 3. Ngoài số cán bộ, công nhân của Nhà nước được cử đến hướng dẫn, giúp đỡ xí nghiệp về các mặt quản lý sản xuất, quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật, xí nghiệp sản xuất của thương binh có thể thu nhận một số người không phải là thương binh, bệnh binh để làm những công việc kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc những công việc nặng nhọc mà thương binh, bệnh binh không có hoặc chưa có điều kiện làm được. Việc sử dụng những người này phải hết sức chặt chẽ. Tỷ lệ số công nhân, viên chức Nhà nước được cử đến hướng dẫn, giúp đỡ xí nghiệp và những người không phải là thương binh, bệnh binh mà xí nghiệp được sử dụng nhiều nhất cũng không được quá 30% tổng số biên chế của xí nghiệp. 4. Xí nghiệp sản xuất của thương binh ở địa phương nào đặt dưới sự lãnh đạo về mọi mặt của Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố nơi đó. Ty, Sở thương binh xã hội là cơ quan trực tiếp giúp Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố quản lý những xí nghiệp này. Ủy ban Hành chính tỉnh lãnh đạo những cơ quan chuyên môn thuộc quyền như Ủy ban kế hoạch tỉnh, Ty, Sở công nghiệp, Ty, Sở Thương nghiệp, Liên hiệp hợp tác xã thủ công nghiệp, Uỷ ban nông nghiệp, Ty, Sở Tài chính, Sở Lao động , Ty , Sở Y tế... phối hợp chặt chẽ với các Ty, Sở thương binh xã hội để hướng dẫn và giúp đỡ các xí nghiệp sản xuất của thương binh về các mặt cung cấp vật tư, quy hoạch và phân công sản xuất, quản lý kỹ thuật, quản lý tài chính , quản lý nghiệp vụ.... Ở trung ương, Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm giúp Chính phủ nghiên cứu ban hành chính sách, chế độ, chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương xây dựng và quản lý các xí nghiệp sản xuất của thương binh theo đúng các chế độ chính sách chung của Nhà nước. III. NHỮNG CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT CỦA THƯƠNG BINH. 1. Xí nghiệp sản xuất của thương binh được Nhà nước cấp vốn xây dựng cơ bản ban đầu để xây dựng xưởng sản xuất, nhà ở, trang bị máy móc thiết bị, mua sắm các dụng cụ sinh hoạt cần thiết. Xí nghiệp sản xuất của thương binh được Nhà nước cấp vốn lao động ban đầu để bảo đảm sản xuất. Các tài sản, thiết bị do Nhà nước cấp vốn để xây dựng ban đầu đều là tài sản của Nhà nước; xí nghiệp sản xuất của thương binh được sử dụng những tài sản đó để sản xuất, kinh doanh, phải gìn giữ, bảo vệ những tài sản đó không được tự ý đem bán hoặc đổi chác. Nếu cần thiết phải có sự thay đổi về tài sản thì phải được Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố cho phép. Xí nghiệp sản xuất của thương binh phải trích nộp khấu hao cơ bản, những khấu hao này coi là vốn tự tích luỹ của xí nghiệp, không phải nộp cho Nhà nước. Xí nghiệp chỉ được dùng những khấu hao này để sửa chữa , đổi mới hoặc thay thế các thiết bị hư hỏng. Nếu cần đổi mới toàn bộ thiết bị hoặc những thiết bị quan trọng khác mà xí nghiệp không có đủ khả năng tự đầu tư vốn thì Nhà nước sẽ cấp thêm hoặc cho vay vốn đầu tư cơ bản cần thiết. Việc này do Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố xem xét và quyết định. 2. Xí nghiệp sản xuất của thương binh được: a) Nhà nước ưu tiên dành cho làm những mặt hàng thích hợp. Trước khi thành lập xí nghiệp sản xuất của thương binh, ngành thương binh xã hội đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dành những mặt hàng cho thương binh, bệnh binh sản xuất; nếu có nhiều cơ sở sản xuất cùng yêu cầu kinh doanh những mặt hàng đó thì phải dành trước cho xí nghiệp sản xuất của thương binh. Các cơ quan Nhà nước đảm bảo ổn định những mặt hàng giao cho xí nghiệp sản xuất của thương binh kinh doanh, hết sức tránh giảm bớt sản lượng để không ảnh hưởng đến công việc làm của thương binh, bệnh binh; b) Nhà nước cấp kinh phí để sản xuất thử; c) Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch dài hạn và ngắn hạn và cung cấp vật tư, nguyên liệu theo giá cung cấp như đối với các xí nghiệp quốc doanh; d) Nhà nước tiêu thụ sản phẩm như đối với sản phẩm của xí nghiệp quốc doanh và trả giá tuỳ theo chất lượng, phẩm chất của sản phẩm; 3. Đối với những xí nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, thu nhập thấp, không đủ trả lương và các khoản chi tiêu cần thiết khác, Nhà nước sẽ xét trợ cấp cho những xí nghiệp này để đảm bảo đời sống của thương binh , bệnh binh và duy trì sản xuất. Việc trợ cấp do Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố quyết định. 4. Xí nghiệp sản xuất của thương binh nộp thuế cho Điều lệ thuế công thương nghiệp ban hành theo quyết định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 200- NQ/TVQH ngày 18-1-1966. Xí nghiệp sản xuất của thương binh được miễn thuế lợi tức doanh nghiệp. Số thuế được miễn (bao gồm phần thuế miễn cho xí nghiệp và phần thuế miễn cho cá nhân thương binh) phải được bỏ vào quỹ tích luỹ của xí nghiệp để dùng vào việc mở rộng sản xuất đồng thời bỏ một phần vào quỹ phúc lợi để giải quyết đời sống của thương binh. Tỷ lệ bỏ vào các quỹ này phải theo đúng các quy định của Nhà nước. Khi các xí nghiệp của thương binh đã đi vào ổn định, sản xuất có nhiều lãi thì xí nghiệp phải có trách nhiệm góp phần tích luỹ cho Nhà nước ; Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính sẽ đề nghị Chính phủ bổ sung các quy định cho thích hợp. 5. Những thương binh, bệnh binh làm việc trong xí nghiệp sản xuất của thương binh được: a) Đào tạo nghề nghiệp trước khi sản xuất. Phí tổn về đào tạo nghề nghiệp do Nhà nước đài thọ. Trong thời gian học nghề thương binh, bệnh binh được giữ nguyên sinh hoạt phí như khi còn ở trường, trạm, trại thương binh. Tuỳ theo ngành nghề, ngành thương binh xã hội có thể gửi thương binh, bệnh binh vào học nghề ở các trường đào tạo nghề nghiệp sẵn có của Nhà nước hoặc mở các trường lớp riêng cho thương binh, bệnh binh hoặc giao cho xí nghiệp sản xuất của thương binh phụ trách việc dạy nghề (trong trường hợp này, thời gian học nghề cho từng ngành nghề do Bộ Nội vụ phối hợp với các ngành có liên quan quy định) b) Trong thời gian mới đi vào sản xuất, nếu xí nghiệp sản xuất của thương binh chưa thể lấy thu bù chi được, thì Nhà nước tiếp tục đài thọ sinh hoạt phí của thương binh, bệnh binh trong một thời gian nhất định. Thời gian Nhà nước đài thọ sinh hoạt phí tối đa không quá 3 năm. Trường hợp quá 3 năm mà vẫn còn tiếp tục được đài thọ sinh hoạt phí thì Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét và quyết định. Bộ Nội vụ quy định thời gian tối đa đài thọ sinh hoạt phí cho các xí nghiệp sản xuất của thương binh theo từng ngành nghề kinh doanh. Căn cứ vào thời gian tối đa đó, các Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố sẽ quyết định thời gian đài thọ sinh hoạt phí cho thương binh, bệnh binh ở từng xí nghiệp ở địa phương. Hết thời gian này, thương binh, bệnh binh sẽ thôi lĩnh sinh hoạt phí của Nhà nước và hưởng thụ theo lao động. Xí nghiệp sẽ tuỳ theo thu nhập của mình mà quyết định việc phân phối trong nội bộ xí nghiệp và tích luỹ để mở rộng sản xuất. c) Trong thời gian thương binh, bệnh binh học nghề mà có làm ra sản phẩm và trong thời gian thương binh, bệnh binh đã tham gia sản xuất nhưng vẫn lĩnh sinh hoạt phí của Nhà nước, xí nghiệp sản xuất của thương binh có thể trích ra một phần số tiền thu nhập (sau khi đã trừ chi phí sản xuất) để thưởng cho những thương binh, bệnh binh có nhiều thành tích trong học tập và sản xuất. Số tiền thưởng trong từng thời gian không được quá 20% thu nhập của xí nghiệp (sau khi đã trừ chi phí sản xuất) trong thời gian đó số tiền còn lại để vào quỹ tích luỹ của xí nghiệp để mở rộng sản xuất và một phần vào quỹ phúc lợi để giải quyết đời sống cho thương binh, bệnh binh của xí nghiệp khi sản xuất gặp khó khăn. d) Thương binh, bệnh binh làm việc tại các xí nghiệp sản xuất của thương binh được hưởng các quyền lợi như thương binh, bệnh binh phục viên, được cung cấp lương thực, thực phẩm, đường, vải... như công nhân, viên chức Nhà nước làm những ngành nghề tương đương. 6. Các khoản đầu tư và trợ cấp của Nhà nước nói ở trên đều do ngân sách của địa phương đài thọ, nếu địa phương không đủ khả năng sẽ do Bộ Tài chính xét trợ cấp thêm. 7. Các xí nghiệp sản xuất của thương binh phải sản xuất và kinh doanh theo đúng chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, phấn đấu hoàn thành các kế hoạch sản xuất được giao bảo đảm thi hành đầy đủ các hợp đồng kinh tế đã ký với khách hàng. Các xí nghiệp sản xuất của thương binh phải phấn đấu giải quyết tốt đời sống của thương binh, bệnh binh làm việc tại xí nghiệp, đảm bảo cho anh chị em với lương do xí nghiệp trả và tiền trợ cấp của Nhà nước (trợ cấp thương tật, trợ cấp phục viên...) có thu nhập như những người bình thường làm những công việc tương đương, đồng thời tích luỹ để mở rộng sản xuất, xây dựng các cơ sở và quỹ phúc lợi tập thể phục vụ đời sống của thương binh, bệnh binh làm việc tại xí nghiệp. Việc xây dựng và quản lý các xí nghiệp sản xuất của thương binh là một việc mới chưa có kinh nghiệm, có nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng lại rất cần thiết, trước mắt cũng như về lâu dài, để góp phần giải quyết đời sống và công việc làm cho thương binh, bệnh binh sau chiến tranh. Các ngành, các cấp cần nắm vững tinh thần đó để thực hiện tốt quyết định của Hội đồng Chính phủ, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động, Bộ Y tế, các ngành phụ trách về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp vật tư phải tích cực và thiết thực giúp đỡ Bộ Nội vụ và các Ty, Sở thương binh xã hội quản lý và chỉ đạo tốt các xí nghiệp sản xuất của thương binh. Căn cứ vào những quy định trên đây, Bộ Nội vụ bàn với các ngành có liên quan để hướng dẫn cụ thể việc thi hành quyết định này và nghiên cứu xây dựng bản điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của các xí nghiệp sản xuất của thương binh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÓ THỦ TƯỚNG Lê Thanh Nghị
{ "issuing_agency": "Hội đồng Chính phủ", "promulgation_date": "23/12/1974", "sign_number": "284-CP", "signer": "Lê Thanh Nghị", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Chi-thi-10-2010-CT-UBND-thuc-hien-Chuong-trinh-xay-dung-nong-thon-moi-Vung-Tau-383549.aspx
Chỉ thị 10/2010/CT-UBND thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới Vũng Tàu
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 10/2010/CT-UBND Vũng Tàu, ngày 15 tháng 6 năm 2010 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là vấn đề quan trọng trong thực hiện Chương trình số 24-CTr/TU ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Tỉnh ủy về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, trong đó mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 50% số xã ở các huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 là 100%. Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn hiện đại, văn minh, nông dân có đời sống vật chất, tinh thần phát triển, không chênh lệch nhiều so với thành thị và đóng góp có hiệu quả vào Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị Ủy ban nhân dân các huyện và thị xã Bà Rịa, các sở, ngành khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới với các nội dung sau: 1. Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã căn cứ tình hình thực tế, xây dựng kế hoạch nông thôn mới cấp huyện cụ thể cho từng xã, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, triển khai thực hiện. Kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015 phải bao gồm tối thiểu 50% số xã trên địa bàn của huyện; phải xác định các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và lộ trình thực hiện. Mỗi huyện chọn 1 xã điểm để xây dựng xã nông thôn mới trong thời gian 2010 – 2012. Tỉnh chọn huyện Đất Đỏ là huyện điểm để xây dựng huyện nông thôn mới trong giai đoạn 2010 – 2012. Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng và thực hiện Đề án nông thôn mới của tỉnh đến năm 2020; trong đó có phân kỳ kế hoạch 2011 - 2015 và tiến độ hàng năm. - Hướng dẫn kiểm tra, theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới hàng năm, 05 năm. - Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh soạn thảo tiêu chí nông thôn mới áp dụng trên địa bàn tỉnh trên cơ sở Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lập hồ sơ, danh sách các đơn vị đạt tiêu chí về nông thôn mới, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đơn vị “Nông thôn mới”. 3. Các sở, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch, dự án chuyên ngành thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Tỉnh ủy, Quyết định số 663/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ và Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Chính phủ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; triển khai thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh. 4. Giao Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng chương trình nông thôn mới cấp tỉnh; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng chương trình nông thôn mới cấp huyện và Ban Quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới cấp xã. 5. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành phối hợp với tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội quán triệt nhận thức, tuyên truyền phổ biến việc xây dựng nông thôn mới theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị. Trong quá trình triển khai thực hiện chỉ thị nếu có những phát sinh vướng mắc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. 6. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./. TM.ỦY BAN NHÂN DÂN KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Ngọc Thới
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", "promulgation_date": "15/06/2010", "sign_number": "10/2010/CT-UBND", "signer": "Trần Ngọc Thới", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-2453-QD-BTC-dinh-chinh-50-2007-QD-BTC-Dieu-le-tam-thoi-to-chuc-hoat-dong-Cong-ty-mua-ban-no-tai-san-ton-dong-doanh-nghiep-54431.aspx
Quyết định 2453/QĐ-BTC đính chính 50/2007/QĐ-BTC Điều lệ tạm thời tổ chức hoạt động Công ty mua bán nợ tài sản tồn đọng doanh nghiệp
BỘ TÀI CHÍNH ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 2453/QĐ-BTC Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC ĐÍNH CHÍNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 50/2007/QĐ-BTC NGÀY 21/6/2007 CỦA BỘ TÀI CHÍNH BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12/11/1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16/12/2002; Căn cứ Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 23/3/2004 của Chính phủ về Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Các ngân hàng và Tổ chức tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Đính chính phần căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật Quyết định số 50/2007/QĐ-BTC ngày 21/6/2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 199/2003/QĐ-BTC ngày 05/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Điều lệ tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp như sau: “Căn cứ Nghị định số 69/2003/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước;” nay sửa lại là “Căn cứ Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước;” Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Vụ trưởng Vụ Tài chính các Ngân hàng và Tổ chức tài chính, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TUQ. BỘ TRƯỞNG CHÁNH VĂN PHÒNG Đinh Văn Nhã
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "23/07/2007", "sign_number": "2453/QĐ-BTC", "signer": "Đinh Văn Nhã", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Quyet-dinh-5628-QD-UBND-De-an-doi-moi-cong-tac-tro-giup-phap-ly-duoc-Ha-Noi-2015-294133.aspx
Quyết định 5628/QĐ-UBND Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý được Hà Nội 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 5628/QĐ-UBND Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ GIAI ĐOẠN 2015 - 2025 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác Trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025; Căn cứ Quyết định số 1543/QĐ-BTP ngày 24/8/2015 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 3076/TTr-STP ngày 14 tháng 10 năm 2015, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Đề án đổi mới công tác Trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025 được phê duyệt kèm theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành Thành phố; Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, Chủ tịch Hội Luật gia, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 3; - Bộ Tư pháp; - TTTU, HĐND TP; - Chủ tịch UBND TP; - Các PCT UBND TP; - VPUBND TP: CVP, PCVP - Các phòng CV; - TTTH công báo,Cổng giao tiếp điện tử TP; - Lưu: VT, NCo. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Hồng Sơn KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ GIAI ĐOẠN 2015 - 2025 (Ban hành kèm theo Quyết định số 5628/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: - Triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu của Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) giai đoạn 2015 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015, giúp các đối tượng được TGPL trên địa bàn thành phố hưởng dịch vụ TGPL ngày càng tốt hơn. - Xác định rõ các nội dung cụ thể, thời gian thực hiện và trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. 2. Yêu cầu: - Bám sát các mục tiêu của Đề án, bảo đảm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được quy định tại Kế hoạch của Bộ Tư pháp. - Các hoạt động của Kế hoạch phải bảo đảm tính khả thi, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, Ban, Ngành và các đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch. II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN 1. Giai đoạn từ năm 2015 đến khi Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) có hiệu lực: 1.1. Tổ chức hội nghị quán triệt triển khai nội dung Đề án: UBND thành phố giao cho Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan tổ chức hội nghị quán triệt về việc triển khai Đề án. - Thời gian thực hiện: tháng 10/2015. 1.2. Rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của Chi nhánh, Câu lạc bộ TGPL, đề xuất phương án xử lý theo điểm a khoản 1 mục II Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015 - 2025. - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm TGPL Nhà nước thực hiện. - Đơn vị phối hợp: UBND các quận, huyện - Thời gian thực hiện: năm 2015 - 2016. 1.3. Xây dựng Đề án sắp xếp vị trí, việc làm của các công chức, viên chức trong Trung tâm TGPL Nhà nước phù hợp với nội dung Đề án: chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm TGPL Nhà nước, nhu cầu TGPL, điều kiện xã hội hóa công tác TGPL; Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý. - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp. - Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ và các cơ quan chuyên môn có liên quan. - Thời gian thực hiện: năm 2015 - 2016. 1.4. Chuyển số biên chế dôi dư của Trung tâm TGPL nhà nước sang các đơn vị sự nghiệp, đơn vị hành chính của Sở Tư pháp, tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, Phòng Tư pháp quận, huyện, cơ quan quản lý về TGPL. - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp. - Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ và các cơ quan chuyên môn có liên quan. - Thời gian thực hiện: năm 2016. 1.5. Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về TGPL trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo, truyền hình của thành phố, thiết lập và duy trì đường dây nóng về TGPL - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm TGPL Nhà nước thành phố thực hiện. - Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo, đài phát thanh truyền hình Hà Nội. - Thời gian thực hiện: hàng năm. 1.6. Thực hiện các hoạt động quản lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL: Lựa chọn tổ chức hành nghề luật sư, luật sư thực hiện TGPL của nhà nước; Công bố danh sách Trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên của Trung tâm TGPL trên trang thông tin điện tử, đồng thời niêm yết tại trụ sở của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn thành phố. - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm TGPL Nhà nước thành phố triển khai thực hiện. - Đơn vị phối hợp: các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn thành phố, Đoàn Luật sư thành phố. - Thời gian thực hiện: hàng năm. 1.7. Xây dựng dự toán kinh phí cho hoạt động TGPL trình UBND thành phố bao gồm: kinh phí chi lương, chi hành chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho Trung tâm TGPL Nhà nước và các hoạt động TGPL ngoài nguồn hỗ trợ từ Trung ương và chi cho nghiệp vụ TGPL. - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm TGPL Nhà nước thực hiện. - Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính và Văn phòng UBND thành phố - Thời gian thực hiện: hàng năm. 2. Giai đoạn từ khi Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) có hiệu lực đến năm 2025: 2.1. Triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) - Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm TGPL Nhà nước, các đơn vị có liên quan: các cơ quan tiến hành tố tụng, Sở Tài chính, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội luật gia, Đoàn Luật sư thành phố. - Thời gian thực hiện: hàng năm 2.2. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật. - Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm TGPL nhà nước thực hiện. - Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. - Thời gian thực hiện: hàng năm 2.3. Sơ kết 3 năm thực hiện Đề án - Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp là đầu mối tổng hợp báo cáo, tham mưu UBND thành phố tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện Đề án, báo cáo Bộ Tư pháp. - Thời gian thực hiện: năm 2018 2.4. Tổng kết thực hiện Đề án - Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp là đầu mối tham mưu UBND thành phố tổ chức tổng kết việc thực hiện Đề án, báo cáo Bộ Tư pháp. - Thời gian thực hiện: năm 2025. 2.5. Thực hiện các nội dung nhiệm vụ khác theo quy định của Luật TGPL (sửa đổi), Đề án của Chính phủ và Kế hoạch của Bộ Tư pháp. - Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan - Thời gian thực hiện: hàng năm. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Tư pháp: - Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các Sở, Ban, Ngành có liên quan xây dựng Đề án sắp xếp vị trí, việc làm của các công chức, viên chức trong Trung tâm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện; - Phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành có liên quan bố trí đủ kinh phí cho công tác TGPL trên địa bàn thành phố. - Chỉ đạo các đơn vị có liên quan thuộc Sở Tư pháp triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể trong Kế hoạch và theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch; - Tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả từng giai đoạn triển khai thực hiện Kế hoạch trình UBND thành phố, gửi Bộ Tư pháp; - Tham mưu giúp UBND thành phố tổ chức sơ kết, tổng kết theo quy định. 2. Sở Tài chính: Hướng dẫn Sở Tư pháp xây dựng Dự toán, bố trí đủ kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch, hướng dẫn chế độ chi và thanh quyết toán theo đúng quy định. 3. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các Sở, Ngành, cơ quan, đơn vị liên quan bố trí, sắp xếp vị trí, việc làm của công chức, viên chức Trung tâm TGPL; 4. Sở Thông tin và truyền thông: Phối hợp với Sở Tư pháp, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các Báo của Hà Nội tuyên truyền pháp luật về TGPL. 5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan khảo sát, đánh giá nhu cầu TGPL của người khuyết tật, người nghèo, người dân tộc thiểu số, kiến nghị biện pháp, giải pháp thực hiện TGPL có hiệu quả 6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã: - Chỉ đạo phòng Tư pháp, các đơn vị có liên quan, UBND cấp xã phối hợp với Trung tâm TGPL Nhà nước tổ chức thực hiện Kế hoạch; - Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trợ giúp pháp lý được triển khai trên địa bàn có hiệu quả, đúng đối tượng; 7. Đề nghị: - Đoàn Luật sư, Hội Luật gia thành phố phối hợp với Sở Tư pháp trong việc triển khai, thực hiện Đề án. - Các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn thành phố: tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác trợ giúp pháp lý, góp phần nâng cao chất lượng tham gia tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý. - Mặt Trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân Thành phố: Phối hợp với các cơ quan chính quyền trong hoạt động trợ giúp pháp lý; Tham gia giám sát, phản biện và đề xuất, kiến nghị về các hoạt động của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "26/10/2015", "sign_number": "5628/QĐ-UBND", "signer": "Lê Hồng Sơn", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-32-2021-QD-UBND-dinh-muc-phan-bo-du-toan-chi-thuong-xuyen-tinh-Ha-Nam-2022-495398.aspx
Quyết định 32/2021/QĐ-UBND định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên tỉnh Hà Nam 2022
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 32/2021/QĐ-UBND Hà Nam, ngày 29 tháng 10 năm 2021 QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022 TỈNH HÀ NAM ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 ngày 1/9/2021 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội Quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022; Căn cứ Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10/10/2021 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022; Căn cứ Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 14/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về việc Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 tỉnh Hà Nam; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 được thực hiện từ ngày 01/01/2022 theo Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 14/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về việc Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 tỉnh Hà Nam. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 và bãi bỏ Quyết định số 60/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và giai đoạn 2017-2020. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trương Quốc Huy
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hà Nam", "promulgation_date": "29/10/2021", "sign_number": "32/2021/QĐ-UBND", "signer": "Trương Quốc Huy", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-382-QD-UBND-2023-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-thiet-bi-y-te-So-Y-te-Dien-Bien-559604.aspx
Quyết định 382/QĐ-UBND 2023 giải quyết thủ tục hành chính thiết bị y tế Sở Y tế Điện Biên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 382/QĐ-UBND Điện Biên, ngày 10 tháng 03 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC TRANG THIẾT BỊ Y TẾ VÀ TỔ CHỨC CÁN BỘ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH ĐIỆN BIÊN CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 3346/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi bổ sung; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực trang thiết bị y tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Điện Biên; Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 01/12/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Tổ chức cán bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Điện Biên; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tỉnh Điện Biên. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này 04 quy trình nội bộ sửa đổi, bổ sung trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực trang thiết bị y tế và Tổ chức cán bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Điện Biên (có quy trình nội bộ kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3.Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. CHỦ TỊCH Lê Thành Đô QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC TRANG THIẾT BỊ Y TẾ VÀ TỔ CHỨC CÁN BỘ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Ban hành kèm theo Quyết định số: 382/QĐ-UBND ngày 10 tháng 03 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên) I. LĨNH VỰC TRANG THIẾT BỊ Y TẾ 1. Thủ tục Công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế Trình tự các bước thực hiện Nội dung công việc Trách nhiệm xử lý công việc Thời gian Kết quả/ sản phẩm Bước 1 Hướng dẫn lập hồ sơ Nộp Hồ sơ đề nghị công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế. Công chức tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Trong giờ hành chính 1. Văn bản công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2021/TT-BYT 2. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 được cấp bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật 3. Các giấy tờ chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 98/2021/NĐ-CP Tiếp nhận kiểm tra đầu mục hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ (đầu mục hồ sơ đầy đủ và kê khai đầy đủ theo qui định): lập và giao biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ theo qui định. - Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn lại thủ tục hồ sơ theo quy định. Công chức tiếp nhận Bước 2 Thẩm định hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ không hợp pháp, cần giải trình và/hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ trong vòng không quá 03 ngày kể từ ngày viết trên Giấy biên nhận hồ sơ. - Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo. -Kiểm tra nội dung Dự thảo kết quả giải quyết TTHC: -Nếu đồng ý: ký nháy văn bản, trình Lãnh đạo Sở xem xét. - Nếu không đồng ý: Quay lại bước 2. Công chức tiếp nhận phòng Kế hoạch tài chính (KHTC) 0,5 ngày Báo cáo thẩm định, dự thảo Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố. Lãnh đạo Phòng Kế hoạch tài chính Ý kiến thẩm định và ký trình Lãnh đạo sở Dự thảo kết quả xử lý TTHC Bước 4 - Lãnh đạo Sở phê duyệt - Chuyển kết quả bộ phận công nghệ thông tin cập nhật thông tin thay đổi trên cổng thông tin điện tử Lãnh đạo Sở Cán bộ công nghệ thông tin 0,5 ngày - Báo cáo thẩm định, Thông báo hồ sơ công bố - Thông tin Công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế được cập nhập trên cổng thông tin điện tử. Bước 5 - Hậu kiểm: Công chức được giao nhiệm vụ có trách nhiệm rà soát hồ sơ hoặc thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở công bố. - Thống kê và theo dõi Công chức được phân công có trách nhiệm thống kê các TTHC thực hiện tại đơn vị vào Sổ thống kê kết quả thực hiện TTHC theo mẫu. Công chức được giao nhiệm vụ Trong Giờ hành chính Văn bản xác nhận hoặc thu hồi công bố Tổng thời gian giải quyết TTHC: 01 ngày 2. Thủ tục Công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế thuộc loại B,C,D Trình tự các bước thực hiện Nội dung công việc Trách nhiệm xử lý công việc Thời gian Kết quả/ sản phẩm Bước 1 Hướng dẫn lập hồ sơ Nộp Hồ sơ đề nghị công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế. Công chức tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Trong giờ hành chính 1. Văn bản công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D theo Mẫu số 04 thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 19/2021/TT-BYT . 2. Bản kê khai nhân sự theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 19/2021/TT-BYT . 3. Các giấy tờ chứng minh kho bảo quản, phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định 98/2021/NĐ-CP. Các giấy tờ này phải được xác nhận bởi cơ sở công bố đủ điều kiện mua bán. 4. Các giấy tờ chứng minh kho bảo quản, hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định 98/2021/NĐ-CP. Các giấy tờ này phải được xác nhận bởi cơ sở công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất. Bước 2 Công chức tiếp nhận kiểm tra đầu mục hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ (đầu mục hồ sơ đầy đủ và kê khai đầy đủ theo qui định): lập và giao biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ theo qui định. - Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn lại thủ tục hồ sơ theo quy định. Công chức tiếp nhận Trong giờ hành chính Bước 3 Thẩm định hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ không hợp pháp, cần giải trình và/hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ trong vòng không quá 03 ngày kể từ ngày viết trên Giấy biên nhận hồ sơ. - Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo. Công chức được giao nhiệm vụ phòng Kế hoạch tài chính 0,5 ngày Báo cáo thẩm định, dự thảo Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố. -Kiểm tra nội dung Dự thảo kết quả giải quyết TTHC: -Nếu đồng ý: ký nháy văn bản, trình Lãnh đạo Sở xem xét. - Nếu không đồng ý: Quay lại bước 2. Lãnh đạo Phòng Kế hoạch tài chính Ý kiến thẩm định và ký trình Lãnh đạo sở Dự thảo kết quả xử lý TTHC Bước 4 Lãnh đạo Sở phê duyệt Lãnh đạo Sở 0,5 ngày Báo cáo thẩm định, Thông báo hồ sơ công bố Chuyển kết quả bộ phận công nghệ thông tin cập nhật thông tin thay đổi trên cổng thông tin điện tử Cán bộ công nghệ thông tin Thông tin Công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế được cập nhập trên cổng thông tin điện tử. Bước 5 - Hậu kiểm: Công chức được giao nhiệm vụ có trách nhiệm rà soát hồ sơ hoặc thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở công bố. - Thống kê và theo dõi Công chức được phân công có trách nhiệm thống kê các TTHC thực hiện tại đơn vị vào Sổ thống kê kết quả thực hiện TTHC theo mẫu. Công chức được giao nhiệm vụ Trong giờ hành chính Văn bản xác nhận hoặc thu hồi công bố Tổng thời gian giải quyết TTHC: 01 ngày II. LĨNH VỰC TỔ CHỨC CÁN BỘ 1. Thủ tục Bổ nhiệm giám định viên pháp y và pháp y tâm thần thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Trình tự các bước thực hiện Nội dung công việc Trách nhiệm xử lý công việc Thời gian Kết quả/ sản phẩm Bước 1 - Tiếp nhận hồ sơ, nhập thông tin vào số theo dõi, chuyển phòng Tổ chức cán bộ xử lý hồ sơ Công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả 01 ngày Hồ sơ được chuyển cho phòng Tổ chức cán bộ (kèm phiếu chuyển) Bước 2 - Thẩm định, xử lý hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo cho cơ quan đề nghị trong thời hạn không quá 04 ngày, nêu rõ lý do; - Trường hợp hồ sơ cần giải trình, bổ sung thêm, thông báo cho cơ quan đề nghị không quá 04 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, dự thảo kết quả giải quyết thủ tục hành chính. - Xem xét, kiểm tra nội dung dự thảo kết quả giải quyết thủ tục hành chính; + Nếu đồng ý: Ký trình Lãnh đạo Sở xem xét; + Nếu không đồng ý: Nêu rõ lý do và chuyển lại bước 1. Công chức được giao xử lý hồ sơ. Lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ. 04 ngày Hồ sơ được chuyển xử lý. Ý kiến thẩm định và ký trình Lãnh đạo Sở dự thảo kết quả xử lý TTHC. Bước 3 Xem, phê duyệt dự thảo, ký gửi Sở Tư Pháp thẩm định hồ sơ. Lãnh đạo Sở Y tế 02 ngày Ký, duyệt kết quả xử lý thủ tục hành chính; Bước 4 Sở Tư pháp rà soát hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần. - Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: thông báo chuyển lại hồ sơ cho Sở Y tế. - Nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ: Nêu rõ lý do và chuyển lại Sở Y tế hoàn thiện hồ sơ. Lãnh đạo Sở Tư pháp 05 ngày Ký, duyệt kết quả xử lý thủ tục hành chính; Buớc 5 Sở Y tế trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định bổ nhiệm nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật. Lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ. Lãnh đạo Sở Y tế 02 ngày Kết quả thẩm định của Sở Y tế gồm: Tờ trình, báo cáo thẩm định; Hồ sơ của cá nhân đề nghị bổ nhiệm Giám định viên Pháp Y. Bước 6 Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quyết định bổ nhiệm Giám định viên pháp y và Giám định viên pháp y tâm thần Ủy ban nhân dân tỉnh 05 ngày Quyết định bổ nhiệm Giám định viên pháp y và Giám định viên pháp y tâm thần. Bước 7 Khi có kết quả phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển chuyển bộ phận Văn thư lưu sổ, phát hành và bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Công chức được giao xử lý hồ sơ phối hợp với Văn thư cơ quan. 01 ngày Kết quả xử lý thủ tục hành chính Tổng thời gian giải quyết TTHC: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ 2. Thủ tục Miễn nhiệm giám định viên pháp y và pháp y tâm thần thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Trình tự các bước thực hiện Nội dung công việc Trách nhiệm xử lý công việc Thời gian Kết quả/sản phẩm Bước 1 - Tiếp nhận hồ sơ, nhập thông tin vào số theo dõi, chuyển phòng Tổ chức cán bộ xử lý hồ sơ Công chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Trong giờ hành chính Hồ sơ được chuyển cho phòng Tổ chức cán bộ (kèm phiếu chuyển) Bước 2 - Thẩm định, xử lý hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo cho cơ quan đề nghị trong thời hạn không quá 0,5 ngày, nêu rõ lý do; - Trường hợp hồ sơ cần giải trình, bổ sung thêm, thông báo cho cơ quan đề nghị không quá 0,5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, dự thảo kết quả giải quyết thủ tục hành chính. - Xem xét, kiểm tra nội dung dự thảo kết quả giải quyết thủ tục hành chính; + Nếu đồng ý: Ký trình Lãnh đạo Sở xem xét; + Nếu không đồng ý: Nêu rõ lý do và chuyển lại bước 2. Công chức được giao xử lý hồ sơ.Lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ. 01 ngày làm việc - Hồ sơ được chuyển xử lý. - Ý kiến thẩm định và ký trình Lãnh đạo Sở dự thảo kết quả xử lý TTHC. Bước 3 Xem, phê duyệt dự thảo, ký gửi Sở Tư Pháp. Lãnh đạo Sở Y tế 0,5 ngày làm việc Ký,duyệt dự thảo; Bước 4 Sở Tư pháp rà soát hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần. - Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: thông báo, chuyển lại hồ sơ cho Sở Y tế. - Nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ: Nêu rõ lý do và chuyển lại Sở Y tế hoàn thiện hồ sơ Lãnh đạo Sở Tư pháp 03 ngày làm việc Ký, duyệt kết quả xử lý thủ tục hành chính; Bước 5 Sở Y tế trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định miễn nhiệm nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật. Lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ. Lãnh đạo Sở Y tế 0,5 ngày làm việc Kết quả thẩm định của Sở Y tế gồm: Tờ trình, báo cáo thẩm định; Hồ sơ của cá nhân đề nghị miễn nhiệm Giám định viên Pháp Y và Giám định viên pháp y tâm thần. Bước 6 Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh phê duyệt quyết định miễn nhiệm Giám định viên pháp y và Giám định viên pháp y tâm thần Ủy ban nhân dân tỉnh 05 ngày làm việc Quyết định miễn nhiệm Giám định viên pháp y và Giám định viên pháp y tâm thần. Bước 7 Khi có kết quả phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh chuyển chuyển bộ phận Văn thư lưu sổ, phát hành và bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Công chức được giao xử lý hồ sơ phối hợp với Văn thư cơ quan. Trong giờ hành chính Kết quả xử lý thủ tục hành chính Tổng thời gian giải quyết TTHC: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
{ "issuing_agency": "Tỉnh Điện Biên", "promulgation_date": "10/03/2023", "sign_number": "382/QĐ-UBND", "signer": "Lê Thành Đô", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-07-2013-QD-UBND-sua-doi-quy-dinh-thi-dua-khen-thuong-Kien-Giang-193923.aspx
Quyết định 07/2013/QĐ-UBND sửa đổi quy định thi đua khen thưởng Kiên Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG --------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 07/2013/QĐ-UBND Kiên Giang, ngày 12 tháng 4 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC SỬA ĐỔI ĐIỂM A, KHOẢN 1, ĐIỀU 13 CỦA QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 33/2011/QĐ-UBND NGÀY 21/9/2011 CỦA UBND TỈNH KIÊN GIANG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004; Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005; Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 120/TTr-SNV ngày 02/4/2013 Về việc ban hành Quyết định Sửa đổi Điểm a, Khoản 1, Điều 13 của quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ban hành kèm theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 của UBND tỉnh Kiên Giang, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi Điểm a, Khoản 1, Điều 13 của Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ban hành kèm theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 của UBND tỉnh Kiên Giang, như sau: “ a) Là những cá nhân tiêu biểu được lựa chọn không quá 15% trong số “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến” của cơ quan, đơn vị”. Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhà nước, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. /. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Hội đồng, Ban TĐ-KT Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; - Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh; - UBMTTQ tỉnh, đoàn thể cấp tỉnh; - BTĐKT tỉnh; - Các Ban Đảng TU, các Ban HĐND tỉnh; - Đăng Công báo tỉnh; - Lưu: VT, ndmai. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lê Văn Thi
{ "issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang", "promulgation_date": "12/04/2013", "sign_number": "07/2013/QĐ-UBND", "signer": "Lê Văn Thi", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-1187-QD-UBND-2023-Bo-chi-so-danh-gia-chuyen-doi-so-so-ban-nganh-Bac-Ninh-581993.aspx
Quyết định 1187/QĐ-UBND 2023 Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số sở ban ngành Bắc Ninh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1187/QĐ-UBND Bắc Ninh, ngày 06 tháng 10 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006; Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Căn cứ Quyết định số 922/QĐ-BTTTT ngày 20/5/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Đề án “Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia”; Căn cứ Nghị quyết số 52/NQ-TU ngày 18/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 61/TTr-STTTT ngày 04/10/2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông; các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - BTTTT (b/c); - TTTU (b/c); - BCĐ CĐS tỉnh; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Lưu: VT, XDCB. CHỦ TỊCH Nguyễn Hương Giang BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH (Ban hành kèm theo Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 06/10/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh) I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 1. Phạm vi điều chỉnh Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (sau đây gọi tắt là Bộ chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh) để phục vụ theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện chuyển đổi số hằng năm của các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh. 2. Đối tượng áp dụng a) Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; b) UBND các huyện, thị xã, thành phố; c) Các cơ quan, tổ chức khác có thể tham khảo sử dụng Bộ chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh để đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức mình. (Danh sách các đơn vị thực hiện đánh giá chi tiết theo Phụ lục I đính kèm) II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích a) Bộ chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng các chỉ tiêu về chuyển đổi số hằng năm của các sở, ban, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chuyển đổi số của tỉnh và chương trình chuyển đổi số quốc gia; b) Giúp UBND tỉnh, lãnh đạo các sở ban ngành, địa phương theo dõi, phát hiện và chỉ đạo khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chuyển đổi số, phục vụ công tác quản lý, điều hành và phục vụ doanh nghiệp và người dân; c) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng và cán bộ, công chức, viên chức tại các sở, ban, ngành, địa phương. Từ đó xây dựng các cơ quan điển hình, cá nhân tiêu biểu trong việc thực hiện chuyển đổi số. 2. Yêu cầu a) Việc đánh giá chuyển đổi số của các sở, ban, ngành, địa phương được tổ chức định kỳ hằng năm; b) Đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực và minh bạch. Phản ánh đúng hiện trạng việc xây dựng và triển khai thực hiện chuyển đổi số; c) Các kết quả đánh giá trong từng chỉ tiêu phải có số liệu minh chứng hoặc tài liệu kiểm chứng tin cậy, đầy đủ và chính xác; d) Chỉ ra được những mặt còn tồn tại, hạn chế để tìm hướng khắc phục trong những năm tiếp theo; đ) Các tiêu chí đánh giá có tính mở và được cập nhật, phát triển phù hợp với thực tiễn trong các năm tiếp theo; e) Kết quả xếp hạng là cơ sở để đánh giá thi đua khen thưởng của các cơ quan, đơn vị, địa phương hằng năm; g) Sử dụng phần mềm hỗ trợ thu thập để phục vụ cho việc tính toán, cập nhật các chỉ số. III. NỘI DUNG BỘ CHỈ SỐ DTI TỈNH BẮC NINH VÀ TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ, CÔNG BỐ 1. Nội dung Bộ chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh Bộ chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh gồm Bộ chỉ số DTI cấp sở và Bộ chỉ số DTI cấp huyện, cụ thể như sau: a) Bộ chỉ số DTI cấp sở gồm 06 chỉ số chính với 45 chỉ số thành phần, thang điểm 1000. Đây là các chỉ số đánh giá chuyển đổi số đối với các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh. STT Chỉ số chính (06 chỉ số chính) Chỉ số thành phần (45 chỉ số thành phần) Tổng điểm (1000) 1 Nhận thức số 06 100 2 Thể chế số 06 100 3 Hạ tầng số 04 100 4 Nhân lực số 03 70 5 An toàn thông tin mạng 07 100 6 Hoạt động chuyển đổi số 19 530 (chi tiết theo Phụ lục II kèm theo) b) Bộ chỉ số DTI cấp huyện gồm 08 chỉ số chính với 76 chỉ số thành phần, thang điểm 1000. Đây là các chỉ số đánh giá chuyển đổi số đối với các huyện, thị xã, thành phố. STT Chỉ số chính (08 chỉ số chính) Chỉ số thành phần (76 chỉ số thành phần) Tổng điểm (1000) 1 Nhận thức số 07 100 2 Thể chế số 09 100 3 Hạ tầng số 07 100 4 Nhân lực số 08 100 5 An toàn thông tin mạng 08 80 6 Hoạt động chính quyền số 23 340 7 Hoạt động kinh tế số 06 100 8 Hoạt động xã hội số 08 80 (Chi tiết theo Phụ lục III kèm theo) 2. Trình tự đánh giá, công bố a) Ngày 10/10 hàng năm, các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố cung cấp kết quả thực hiện chuyển đổi số trên Hệ thống phần mềm chấm điểm chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh. Số liệu đánh giá được tính từ ngày 01/10 của năm trước đến ngày 30/9 của năm đánh giá; b) Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh thành lập Hội đồng và Tổ giúp việc đánh giá chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh để thực hiện thẩm tra xác minh số liệu, đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; là cơ quan Thường trực của Hội đồng đánh giá; c) Hội đồng đánh giá chỉ số DTI tỉnh kiểm chứng, thẩm tra, xác minh số liệu báo cáo của các cơ quan, đơn vị, địa phương và yêu cầu giải trình, làm rõ nếu số liệu báo cáo chưa hợp lý; d) Việc xếp hạng đánh giá chỉ số DTI của các cơ quan, đơn vị, địa phương được tính trên cơ sở tổng điểm của các tiêu chí được chấm điểm và xác định theo thứ tự từ cao đến thấp. Xếp hạng được chia thành 2 nhóm đối tượng, cụ thể như sau: - Nhóm 1: Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; - Nhóm 2: Các huyện, thị xã, thành phố. đ) Sau khi có kết quả đánh giá, Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh ký, ban hành Quyết định công bố kết quả xếp loại chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh trong tháng 11 hằng năm; Kết quả đánh giá, xếp loại được công bố công khai trên trang Chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh tại địa chỉ: https://chuyendoiso.bacninh.gov.vn; e) Trên cơ sở kết quả đánh giá, xếp loại chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh được công bố, Sở Nội vụ chịu trách nhiệm đưa kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số gắn trách nhiệm trong thực thi công vụ của người đứng đầu và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương. IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ 1. Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh a) Hằng năm, thành lập Hội đồng và Tổ giúp việc đánh giá chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh; b) Báo cáo, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kết quả đánh giá chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh để tổ chức công bố. 2. Sở Thông tin và Truyền thông a) Tham mưu Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh thành lập Hội đồng và Tổ giúp việc đánh giá chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh; Là cơ quan thường trực của Hội đồng đánh giá chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh; b) Xây dựng, tổ chức hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc xác định phạm vi lấy số liệu, triển khai điều tra, thống kê các thông tin số liệu để đánh giá, tính điểm từng chỉ tiêu; c) Xây dựng, thiết lập Hệ thống phần mềm chấm điểm chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh; thực hiện công bố kết quả chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh theo quy định; d) Phối hợp với Sở Nội vụ đưa kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số gắn trách nhiệm trong thực thi công vụ của người đứng đầu và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương; đ) Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện sau đánh giá; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn các đơn vị có thứ hạng thấp để khắc phục những tồn tại, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyển đổi số; e) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát nội dung Bộ chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh các cấp để trình UBND tỉnh xem xét, hiệu chỉnh, bổ sung, sửa đổi các chỉ số đánh giá về mức độ chuyển đổi số phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; g) Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ đánh giá chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh trong dự toán chi hàng năm của đơn vị, gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo quy định. 3. Sở Tài chính Hàng năm, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông rà soát, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí hoạt động đánh giá chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh theo quy định của Luật NSNN và các văn bản pháp luật liên quan. 4. Sở Nội vụ Sở Nội vụ chịu trách nhiệm đưa kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số gắn trách nhiệm trong thực thi công vụ của người đứng đầu và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương. 5. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố a) Hằng năm, có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các số liệu và tài liệu kiểm chứng về mức độ chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa phương theo đúng thời hạn yêu cầu; b) Thực hiện giải trình, làm rõ về các số liệu trong báo cáo khi có yêu cầu của Hội đồng và Tổ giúp việc đánh giá chỉ số DTI tỉnh Bắc Ninh. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên hệ với Sở Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn và phối hợp giải quyết. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết./. PHỤ LỤC I DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ DTI TỈNH BẮC NINH (Ban hành kèm theo Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 06/10/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh) STT Tên cơ quan, đơn vị 1 Ban Quản lý An toàn thực phẩm 2 Ban Quản lý các khu công nghiệp 3 Sở Công thương 4 Sở Giáo dục và Đào tạo 5 Sở Giao thông vận tải 6 Sở Kế hoạch và Đầu tư 7 Sở Khoa học và Công nghệ 8 Sở Lao động –Thương binh và Xã hội 9 Sở Nội vụ 10 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 11 Sở Tài chính 12 Sở Tài nguyên và Môi trường 13 Sở Thông tin và Truyền thông 14 Sở Tư pháp 15 Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch 16 Sở Xây dựng 17 Sở Y tế 18 UBND huyện Gia Bình 19 UBND huyện Lương Tài 20 UBND huyện Tiên Du 21 UBND huyện Yên Phong 22 UBND Thành phố Bắc Ninh 23 UBND Thành phố Từ Sơn 24 UBND Thị xã Quế Võ 25 UBND Thị xã Thuận Thành PHỤ LỤC II BỘ CHỈ SỐ DTI CẤP SỞ (Ban hành kèm theo Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 06/10/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh) STT Chỉ số/Chỉ số thành phần Điểm tối đa I Thông tin chung 1 Thông tin đơn vị 1.1 Tên Cơ quan, đơn vị 1.2 Địa chỉ liên hệ 1.3 Địa chỉ trang/cổng thông tin điện tử (Website/Portal) chính thức 1.4 Số lượng cơ quan/đơn vị thuộc, trực thuộc đơn vị 1.5 Số lượng công chức của đơn vị hiện có 1.6 Số lượng viên chức của đơn vị hiện có 1.7 Số lượng thủ tục hành chính của đơn vị 2. Thông tin liên hệ của đơn vị 2.1 Cán bộ cung cấp thông tin Họ tên Đơn vị công tác Chức vụ Điện thoại liên hệ Email 2.2 Lãnh đạo cơ quan duyệt Họ tên Đơn vị công tác Chức vụ Điện thoại liên hệ Email II Chỉ số đánh giá 1 Nhận thức số 100 1.1 Lãnh đạo đơn vị là Trưởng Ban chỉ đạo CĐS của đơn vị 20 1.2 Lãnh đạo đơn vị chủ trì, chỉ đạo thực hiện CĐS 20 1.3 Lãnh đạo đơn vị tham gia đầy đủ các cuộc họp về CĐS của tỉnh 10 1.4 Người đứng đầu đơn vị chủ trì các cuộc họp về CĐS của đơn vị mình 10 1.5 Văn bản chỉ đạo chuyên đề về CĐS do Người đứng đầu đơn vị ký 20 1.6 Cổng thông tin điện tử của đơn vị có chuyên mục riêng về CĐS 20 2 Thể chế số 100 2.1 Đăng ký nhiệm vụ trong đề án CĐS 20 2.2 Lập và ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm theo đúng thời gian, biểu mẫu quy định 20 2.3 Ban hành văn bản đôn đốc các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc triển khai nhiệm vụ và cải thiện Chỉ số CĐS 10 2.4 Đánh giá cán bộ, thi đua khen thưởng có tiêu chí về CĐS 10 2.5 Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn định kỳ hàng năm về hoạt động CĐS 20 2.6 Thực hiện chi Ngân sách hằng năm cho chuyển đổi số 20 3 Hạ tầng số 100 3.1 Đơn vị đã kết nối và thường xuyên sử dụng mạng Truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh 30 3.2 Có nền tảng dùng chung cho toàn ngành 20 3.3 Tỷ lệ HTTT, CSDL do đơn vị đầu tư, xây dựng đặt tại Trung tâm dữ liệu 20 3.4 Có hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tích hợp, kết nối chia sẻ dữ liệu với nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) 30 4 Nhân lực số 70 4.1 CBCCVC thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm về công nghệ thông tin có chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản 20 4.2 Có Lãnh đạo được bồi dưỡng, tập huấn về CĐS/công nghệ thông tin trong năm 30 4.3 Tỷ lệ CBCCVC được bồi dưỡng, tập huấn cơ bản về CĐS 20 5 An toàn thông tin mạng 100 5.1 Số lượng hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị đầu tư hoặc trung ương triển khai đặt tại địa phương đã được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ 20 5.2 Số lượng hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị đầu tư hoặc trung ương triển khai đặt tại địa phương triển khai đầy đủ phương án bảo vệ theo Hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt 20 5.3 Số lượng hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị đầu tư hoặc trung ương triển khai đặt tại địa phương được giám sát trực tiếp và kết nối chia sẻ dữ liệu giám sát với hệ thống giám sát của tỉnh 10 5.4 Số lượng máy tính của CBCCVC được cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc, diệt virus bản quyền tập trung của tỉnh 10 5.5 Đơn vị có tham gia diễn tập, ứng cứu sự cố an toàn thông tin của tỉnh 20 5.6 Đơn vị có tham gia lớp đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn, an ninh thông tin của tỉnh 10 5.7 Đơn vị có bố trí cán bộ đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin ứng cứu sự cố 10 6 Hoạt động chuyển đổi số 530 6.1 Trang thông tin điện tử đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định (Nghị định 42/2022/NĐ-CP) 20 6.2 Triển khai kênh số khác (ngoài Trang TTĐT và Cổng dvc) để cung cấp thông tin và DVCTT 20 6.3 Cơ quan, đơn vị có kênh tương tác 2 chiều trực tuyến với người dân (ứng dụng phần mềm, mạng xã hội như zalo, facebook...) 20 6.4 Tỷ lệ văn bản đi của cơ quan, đơn vị (trừ văn bản mật theo quy định) được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng 30 6.5 Tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến 30 6.6 Tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến 30 6.7 Tỷ lệ DVCTT toàn trình 30 6.8 Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn 30 6.9 Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng DVCTT 30 6.10 Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia 30 6.11 Tỷ lệ DVCTT được tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia 30 6.12 Tỷ lệ DVCTT đã xây dựng quy trình điện tử được ban hành, công bố 30 6.13 Tỷ lệ DVCTT đã xây dựng biểu mẫu điện tử được ban hành, công bố 30 6.14 Tỷ lệ TTHC đã được công bố đúng hạn trên HTTT giải quyết TTHC của tỉnh 30 6.15 Tỷ lệ xử lý PAKN của đơn vị trên chuyên mục PAKN của CTTĐT tỉnh 30 6.16 Mức độ hài lòng với việc xử lý PAKN trên chuyên mục PAKN của CTTĐT tỉnh 30 6.17 Tỷ lệ hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa 30 6.18 Tỷ lệ hồ sơ giải quyết TTHC lịch sử được số hóa còn hiệu lực (theo Chỉ thị số 10/CT-UBND của UBND tỉnh) 20 6.19 Tỷ lệ CBCCVC thuộc đối tượng đã được cấp chứng thư số chuyên dùng 30 TỔNG ĐIỂM 1000 PHỤ LỤC III BỘ CHỈ SỐ DTI CẤP HUYỆN (Ban hành kèm theo Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 06/10/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh) STT Chỉ số/Chỉ số thành phần Điểm tối đa I Thông tin chung 1 Thông tin Huyện/TX,TP 1.1 Tên Huyện/Thành phố 1.2 Địa chỉ liên hệ 1.3 Địa chỉ trang/cổng thông tin điện tử (Website/Portal) chính thức 1.4 Số lượng cơ quan/đơn vị thuộc, trực thuộc Huyện/Thành phố 1.5 Số lượng công chức của Huyện/Thành phố hiện có 1.6 Số lượng viên chức của Huyện/Thành phố hiện có 2 Thông tin liên hệ của Huyện/TX,TP 2.1 Cán bộ cung cấp thông tin Họ tên Đơn vị công tác Chức vụ Điện thoại liên hệ Email 2.2 Lãnh đạo cơ quan duyệt Họ tên Đơn vị công tác Chức vụ Điện thoại liên hệ Email II Chỉ số đánh giá 1 Nhận thức số 100 1.1 Lãnh đạo huyện, TX, TP (Bí thư/Chủ tịch huyện, TX, TP) là Trưởng Ban chỉ đạo CĐS. 20 1.2 Bí thư/Chủ tịch huyện, TX, TP chủ trì các cuộc họp về CĐS của huyện, TX, TP 20 1.3 Văn bản chỉ đạo về CĐS do người đứng đầu huyện, TX, TP ký (Chủ tịch UBND huyện, TX, TP) 20 1.4 Cổng/Trang thông tin điện tử của UBND huyện, TX, TP có chuyên mục riêng về CĐS 10 1.5 Hệ thống truyền thanh cơ sở có chương trình và kế hoạch phát sóng riêng về CĐS 10 1.6 Tần suất hệ thống truyền thanh cơ sở phát sóng chuyên mục riêng về CĐS 10 1.7 Tổ chức hội nghị tập huấn CĐS trên địa bàn huyện, TX, TP 10 2 Thể chế số 100 2.1 Nghị quyết hoặc Kế hoạch của cấp ủy về CĐS của huyện, TX, TP 10 2.2 Kế hoạch giai đoạn của UBND huyện, TX, TP về CĐS 10 2.3 Kế hoạch hằng năm của UBND huyện, TX, TP về CĐS 10 2.4 Lập và ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm theo đúng thời gian, biểu mẫu quy định 10 2.5 Ban hành Quyết định hoặc văn bản tương đương đôn đốc và giao nhiệm vụ, chỉ tiêu CĐS cho các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc UBND huyện/TX/TP 20 2.6 Triển khai văn bản cấp trên hoặc tham mưu ban hành hoặc ban hành chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến 10 2.7 Báo cáo đầy đủ, kịp thời và đúng biểu mẫu về tình hình ứng dụng CNTT, tiến độ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số 10 2.8 Đánh giá cán bộ, thi đua khen thưởng có tiêu chí về CĐS 10 2.9 Thực hiện chi Ngân sách hằng năm cho CĐS 10 3 Hạ tầng số 100 3.1 Tỷ lệ CBCCVC của cơ quan, đơn vị được trang bị máy tính 20 3.2 Tỷ lệ máy tính kết nối Internet (trừ các máy tính xử lý tài liệu mật) 20 3.3 Tỷ lệ phòng ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc đã kết nối và thường xuyên sử dụng mạng Truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh 20 3.4 Tỷ lệ camera giám sát công cộng/100 người dân nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. 10 3.5 Tỷ lệ đài truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông. 10 3.6 Tỷ lệ các thôn, tổ dân phố được phủ sóng dịch vụ mạng di động 4G đảm bảo chất lượng tốt. 10 3.7 Tỷ lệ hệ thống Wifi công cộng miễn phí phục vụ nhu cầu của người dân và du khách tại các điểm công cộng như tại nhà văn hóa, các điểm tham quan du lịch, trụ sở UBND cấp huyện. 10 4 Nhân lực số 100 4.1 Tỷ lệ xã/phường/thị trấn có tổ công nghệ số cộng đồng 10 4.2 Tỷ lệ thôn/khu phố và tương đương có tổ công nghệ số cộng đồng 10 4.3 Có công chức, viên chức tham gia đầy đủ các hội nghị, chương trình bồi dưỡng, tập huấn về CĐS do UBND tỉnh, Sở TT&TT, Sở Nội vụ tổ chức 10 4.4 Tỷ lệ công chức, viên chức được bồi dưỡng, tập huấn về CĐS 10 4.5 Số lượng thành viên tổ CNSCĐ được phổ cập kỹ năng số cơ bản trên nền tảng OneTouch 10 4.6 Có cán bộ công chức, viên chức được giao đầu mối về chuyển đổi số 20 4.7 CBCCVC được giao đầu mối về chuyển đổi số có trình độ đại học CNTT 20 4.8 Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học trung học cơ sở thực hiện chuyển đổi số (hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở). 10 5 An toàn thông tin mạng 80 5.1 Số lượng hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị đầu tư hoặc trung ương, các ngành triển khai đặt tại địa phương đã được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ 10 5.2 Số lượng hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị đầu tư hoặc cơ quan cấp trên bàn giao cho địa phương được giám sát trực tiếp và kết nối chia sẻ dữ liệu với Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh 10 5.3 Số lượng hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị đầu tư hoặc trung ương bàn giao cho địa phương được kiểm tra, đánh giá đầy đủ các nội dung theo quy định tại Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT ngày 12/8/2022 của Bộ TT&TT 10 5.4 Số lượng máy tính của cán bộ công chức, viên chức được cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc, diệt virus tập trung cuả tỉnh 10 5.5 Đơn vị có bố trí cán bộ đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin ứng cứu sự cố 10 5.6 Hằng năm có kế hoạch/phương án ứng cứu xử lý sự cố 10 5.7 Tham gia các cuộc diễn tập do tỉnh triển khai 10 5.8 Đơn vị có tham gia lớp đào tạo, tập huấn ATTT của tỉnh 10 6 Hoạt động chính quyền số 340 6.1 Trang thông tin điện tử đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định (Nghị định 42/2022/NĐ-CP) 10 6.2 Triển khai kênh số khác (ngoài Trang TTĐT) phục vụ tương tác trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp 10 6.3 Tỷ lệ văn bản đi của cơ quan, đơn vị (trừ văn bản mật theo quy định) được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chứng thư số chuyên dùng 10 6.4 Tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến 20 6.5 Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh (Không tính hồ sơ chứng thực) 20 6.6 Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn 20 6.7 Tỷ lệ hồ sơ của cơ quan, đơn vị được thanh toán trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia 20 6.8 Tỷ lệ hồ sơ kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa 10 6.9 Tỷ lệ hồ sơ giải quyết TTHC lịch sử được số hóa còn hiệu lực (theo Chỉ thị số 10/CT-UBND của UBND tỉnh) 20 6.10 Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng DVCTT 20 6.11 Ban hành quy định xử lý phản ánh kiến nghị trên thiết bị di động của cơ quan, đơn vị mình (thể chế) 10 6.12 Tỷ lệ giải quyết phản ánh kiến nghị của địa phương qua hệ thống PAKN tỉnh BN trên thiết bị di động 20 6.13 Chất lượng đánh giá của người dân về tình hình giải quyết phản ánh kiến nghị trên thiết bị di động 20 6.14 Tỷ lệ xử lý PAKN của đơn vị trên chuyên mục PAKN của CTTĐT tỉnh 20 6.15 Mức độ hài lòng với việc xử lý PAKN trên chuyên mục PAKN của CTTĐT tỉnh 20 6.16 Tỷ lệ hồ sơ chứng thực bản sao điện tử trên tổng số hồ sơ chứng thực 20 6.17 Trung tâm HCC cấp huyện đã triển khai biên lai tự in hoặc biên lai điện tử 10 6.18 Tỷ lệ các xã đã triển khai biên lai tự in hoặc biên lai điện tử 10 6.19 Tỷ lệ CBCCVC thuộc đối tượng đã được cấp chứng thư số chuyên dùng 10 6.20 Triển khai nhắn tin tự động thông báo tình hình giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp 10 6.21 Tỷ lệ cuộc họp nội bộ có sử dụng phần mềm, nền tảng họp trực tuyến kết hợp không in tài liệu giấy 10 6.22 Có hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện từ cấp huyện đến cấp xã/phường và các phòng chuyên môn trực thuộc. 10 6.23 Tổng chi Ngân sách nhà nước cho chính quyền số 10 7 Hoạt động kinh tế số 100 7.1 Tuyên truyền, quán triệt, yêu cầu CBCC, VC sử dụng các nền tảng số theo quy định. 20 7.2 Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chương trình SMEdx 20 7.3 Tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử 20 7.4 Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn địa phương có tài khoản trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC 20 7.5 Tỷ lệ các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP của địa phương được đưa lên sàn thương mại điện tử (voso, postmart và các sàn thương mại điện tử phổ biến). 10 7.6 Tỷ lệ mô hình Hợp tác xã (HTX) ứng dụng công nghệ số trong quản lý sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ. 10 8 Hoạt động xã hội số 80 8.1 Số lượng người dân có danh tính số/ tài khoản định danh điện tử VNeID 10 8.2 Số lượng người dân được phổ cập kỹ năng số cộng đồng theo quy định 10 8.3 Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, văn bản triển khai, đôn đốc CBCC, VC và khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT 10 8.4 Triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt tại Bộ phận TN&TKQ cấp huyện; các cơ sở y tế, giáo dục và các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm, tiểu thương... theo quy định 10 8.5 Số lượng người dân biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông 10 8.6 Trung tâm y tế, bệnh viện thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin theo Thông tư 54/2017/TT-BYT và Thông tư 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế. 10 8.7 Tỷ lệ trạm y tế, cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. 10 8.8 Triển khai mô hình chợ 4.0 (thanh toán không dùng tiền mặt) 10 Tổng điểm: 1000
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh", "promulgation_date": "06/10/2023", "sign_number": "1187/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Hương Giang", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-33-2020-QD-UBND-du-toan-nhiem-vu-khoa-hoc-su-dung-ngan-sach-tinh-Bac-Giang-456076.aspx
Quyết định 33/2020/QĐ-UBND dự toán nhiệm vụ khoa học sử dụng ngân sách tỉnh Bắc Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 33/2020/QĐ-UBND Bắc Giang, ngày 12 tháng 10 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÓ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ; Căn cứ Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ Quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ; Căn cứ Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Căn cứ Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2015 của liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định nội dung và mức chi các cuộc điều tra thống kê do ngân sách tỉnh Bắc Giang bảo đảm; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 910/TTr-KHCN ngày 08 tháng 10 năm 2020. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định định mức xây dựng dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học về công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020 và thay thế Quyết định số 800/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định số 800/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang. Điều 3. Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Vụ Pháp chế, Bộ Khoa học và Công nghệ (b/c); - Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp (b/c); - TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c); - Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh; - Ủy ban MTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh; - Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh; - Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn; - Văn phòng UBND tỉnh; LĐVP, TKCT, TH, KT; - Lưu: VT, KGVX. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Ánh Dương QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÓ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Ban hành kèm theo Quyết định số /2020/QĐ-UBND ngày /10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định định mức xây dựng dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, bao gồm: nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia có sử dụng ngân sách tỉnh (áp dụng cho phần ngân sách đối ứng của tỉnh); nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh; nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở. Điều 2. Đối tượng áp dụng Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 3. Nguyên tắc áp dụng định mức xây dựng dự toán 1. Các định mức xây dựng dự toán quy định tại Quy định này áp dụng đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia có sử dụng ngân sách tỉnh (áp dụng cho phần ngân sách đối ứng của tỉnh); nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh; nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở; thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phù hợp với nguồn lực, đặc thù hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh. 2. Các nội dung khác không quy định tại Quy định này thực hiện theo Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC- BKHCN). Chương II NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 4. Các yếu tố đầu vào cấu thành dự toán nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước Các yếu tố đầu vào cấu thành dự toán nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN . Điều 5. Định mức làm căn cứ xây dựng dự toán nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước 1. Dự toán tiền công lao động trực tiếp a) Cấu trúc thuyết minh phần tính tiền công lao động triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ bao gồm các công việc và dự kiến kết quả như sau: STT Nội dung công việc Dự kiến kết quả Định mức số ngày công lao động tối đa 1 Nghiên cứu tổng quan Xây dựng thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ, báo cáo tổng quan vấn đề cần nghiên cứu 35 2 Đánh giá thực trạng Báo cáo thực trạng vấn đề cần nghiên cứu 07 3 Thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu; xử lý số liệu, phân tích thông tin, tài liệu, dữ liệu Báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu, xử lý số liệu, phân tích thông tin, tài liệu, dữ liệu 10 4 Nội dung nghiên cứu chuyên môn Báo cáo về kết quả nghiên cứu chuyên môn; báo cáo chuyên đề 30 5 Tiến hành thí nghiệm, thử nghiệm, thực nghiệm, khảo nghiệm, chế tạo, sản xuất; nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ Báo cáo về kết quả thí nghiệm, thử nghiệm, thực nghiệm, khảo nghiệm, chế tạo, sản xuất; quy trình công nghệ 30 6 Đề xuất giải pháp kiến nghị, sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm, chế phẩm, mô hình, ấn phẩm khoa học và đề xuất khác Báo cáo kết quả về kiến nghị, giải pháp, sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm, chế phẩm, mô hình, ấn phẩm khoa học và kết quả khác 10 7 Tổng kết, đánh giá Báo cáo thống kê, báo cáo tóm tắt và báo cáo tổng hợp 35 Trong trường hợp cụ thể, nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thể không bao gồm đầy đủ các phần nội dung theo cấu trúc trên. b) Đối với công lao động theo dõi, chỉ đạo các mô hình thì định mức số ngày công thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan đến các mô hình đó. Trong trường hợp không có văn bản hướng dẫn định mức số ngày công thì Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ xem xét, quyết định trên cơ sở phù hợp với thực tế, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. c) Dự toán tiền công lao động trực tiếp đối với từng chức danh được tính theo công thức và định mức sau: Tc = Lcs x Hstcn x Snc Trong đó: Tc: Dự toán tiền công của chức danh Lcs: Lương cơ sở do Nhà nước quy định Hstcn: Hệ số tiền công ngày tính theo lương cơ sở của từng chức danh tính theo Bảng 1 dưới đây. Snc: Số ngày công của từng chức danh Bảng 1. Hệ số tiền công ngày cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ: STT Chức danh Hệ số tiền công theo ngày (Hstcn) 1 Chủ nhiệm nhiệm vụ 0,5925 2 Thành viên thực hiện chính; thư ký khoa học 0,3675 3 Thành viên 0,1815 4 Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ 0,12 d) Số lượng thành viên và ngày công tham gia đối với mỗi chức danh quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này phụ thuộc vào nội dung thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ được Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ xem xét và cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt bảo đảm theo đúng các quy định của nhà nước. 2. Thuê chuyên gia trong nước phối hợp nghiên cứu a) Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nhu cầu thuê chuyên gia trong nước theo ngày công thì mức dự toán thuê chuyên gia trong nước không quá 30.000.000 đồng/người/tháng (22 ngày/tháng). b) Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nhu cầu thuê chuyên gia trong nước vượt quá 30.000.000 đồng/người/tháng (22 ngày/tháng) hoặc tổng dự toán kinh phí thực hiện nội dung chi thuê chuyên gia trong nước vượt quá 30% tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định này, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia có sử dụng ngân sách tỉnh và nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt. 3. Dự toán chi hội thảo khoa học phục vụ hoạt động nghiên cứu a) Người chủ trì: 1.125.000 đồng/buổi hội thảo. b) Thư ký hội thảo: 375.000 đồng/buổi hội thảo. c) Báo cáo viên trình bày tại hội thảo: 1.500.000 đồng/báo cáo. d) Báo cáo khoa học được cơ quan tổ chức hội thảo đặt hàng nhưng không trình bày tại hội thảo: 750.000 đồng/báo cáo. đ) Thành viên tham gia hội thảo: 150.000 đồng/thành viên/buổi hội thảo. e) Nội dung và định mức chi khác của hội thảo khoa học phục vụ hoạt động nghiên cứu chưa quy định tại Quy định này thì thực hiện theo Nghị quyết số 33/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang Quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 4. Dự toán chi điều tra, khảo sát thu thập số liệu a) Lập mẫu phiếu điều tra Đến 30 chỉ tiêu 350.000 đồng/mẫu phiếu được duyệt Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu 500.000 đồng/mẫu phiếu được duyệt Trên 40 chỉ tiêu 750.000 đồng/mẫu phiếu được duyệt b) Nội dung chi, mức chi khác thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định nội dung và mức chi các cuộc điều tra thống kê do ngân sách tỉnh Bắc Giang bảo đảm. 5. Dự toán chi họp Hội đồng tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xây dựng trên cơ sở số lượng thành viên Hội đồng, cụ thể: Đơn vị tính: 1.000 đồng TT Nội dung công việc Đơn vị tính Định mức chi 1 Chi họp Hội đồng nghiệm thu Nhiệm vụ Chủ tịch hội đồng 750 Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng 500 Thư ký hành chính 150 Đại biểu được mời tham dự 100 2 Chi nhận xét đánh giá 01 phiếu nhận xét đánh giá Nhận xét đánh giá của ủy viên Hội đồng 250 Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện trong Hội đồng 350 6. Dự toán chi quản lý chung nhiệm vụ khoa học và công nghệ Dự toán kinh phí quản lý chung nhiệm vụ khoa học và công nghệ bằng 5% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng. Điều 6. Một số định mức chi quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước 1. Chi tiền công của các Hội đồng Đơn vị tính: 1.000 đồng TT Nội dung công việc Đơn vị tính Định mức chi 1 Chi tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN a Chi họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ Hội đồng Chủ tịch hội đồng 1.000 Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng 800 Thư ký hành chính 300 Đại biểu được mời tham dự 200 b Chi nhận xét đánh giá 01 phiếu nhận xét đánh giá Nhận xét đánh giá của ủy viên Hội đồng 300 Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện trong Hội đồng 500 2 Chi về tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ a Chi họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ Hội đồng Chủ tịch hội đồng 1.500 Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng 1.000 Thư ký hành chính 300 Đại biểu được mời tham dự 200 b Chi nhận xét đánh giá 01 phiếu nhận xét đánh giá Nhận xét đánh giá của ủy viên Hội đồng 500 Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện trong Hội đồng 700 3 Chi thẩm định nội dung, tài chính của nhiệm vụ KH&CN Nhiệm vụ Tổ trưởng tổ thẩm định 700 Thành viên tổ thẩm định 500 Thư ký hành chính 300 Đại biểu được mời tham dự 200 4 Chi tư vấn đánh giá nghiệm thu chính thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ a Chi họp Hội đồng nghiệm thu Nhiệm vụ Chủ tịch hội đồng 1.500 Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng 1.000 Thư ký hành chính 300 Đại biểu được mời tham dự 200 b Chi nhận xét đánh giá 01 phiếu nhận xét đánh giá Nhận xét đánh giá của ủy viên Hội đồng 500 Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện trong Hội đồng 700 2. Các nội dung chi khác được xây dựng dự toán trên cơ sở dự kiến khối lượng công việc và các quy định hiện hành của pháp luật. Điều 7. Định mức chi đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở Đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thì dự toán tiền công trực tiếp cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ; dự toán chi hội thảo khoa học phục vụ hoạt động nghiên cứu; dự toán chi điều tra, khảo sát, thu thập số liệu; dự toán chi quản lý chung nhiệm vụ khoa học và công nghệ; một số định mức chi quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ; định mức chi hoạt động của các hội đồng: bằng 50% định mức chi của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp quốc gia có sử dụng ngân sách nhà nước được quy định tại Quy định này. Đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở không được thuê chuyên gia trong quá trình tổ chức thực hiện. Điều 8. Thẩm định, phê duyệt, giao dự toán, quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ 1. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm tổ chức việc thẩm định dự toán kinh phí của nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo đúng chế độ quy định. Trường hợp các nội dung chi không có định mức kinh tế - kỹ thuật của các Bộ, ngành chức năng ban hành thì Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài chính thống nhất quyết định. 2. Căn cứ vào dự toán chi sự nghiệp khoa học và công nghệ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, Sở Khoa học và Công nghệ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, giao dự toán cho các đơn vị quản lý và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 3. Việc khoán chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2015 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính Quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. 4. Việc quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện 1. Sở Khoa học và Công nghệ: a) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng dự toán kinh phí và quyết toán kinh phí các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; b) Chủ trì thẩm định kinh phí, ký hợp đồng và cấp kinh phí các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước theo phân cấp; c) Kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. 2. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan liên quan thẩm định dự toán, quyết toán kinh phí, kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. 3. Các sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: a) Quản lý, sử dụng kinh phí các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng dự toán được phê duyệt; b) Thực hiện việc báo cáo và quyết toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đúng tiến độ, hợp đồng. 4. Các tổ chức, cá nhân liên quan: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước đúng theo Quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký, sử dụng kinh phí đúng quy định của nhà nước. Điều 10. Điều khoản thi hành 1. Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành tại thời điểm phê duyệt; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sau thời điểm Quy định này có hiệu lực thì thực hiện theo Quy định này. 2. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bắc Giang", "promulgation_date": "12/10/2020", "sign_number": "33/2020/QĐ-UBND", "signer": "Lê Ánh Dương", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-quyet-65-NQ-TVQH-che-do-phu-cap-va-cac-quyen-loi-khac-cua-dai-bieu-Quoc-hoi-36893.aspx
Nghị quyết 65/NQ/TVQH chế độ phụ cấp và các quyền lợi khác của đại biểu Quốc hội
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI ****** VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 65NQ/TVQH Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 1965 NGHỊ QUYẾT CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Căn cứ theo Nghị quyết ngày 25 tháng 6 năm 1964 của Quốc hội sửa đổi nghị quyết ngày 6 tháng 7 năm 1960 của Quốc hội về chế độ phụ cấp và các quyền lợi khác của đại biểu Quốc hội, của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và của các Uỷ ban của Quốc hội, QUYẾT NGHỊ: 1- Các Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, kể cả Uỷ viên dự khuyết, và các Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội không thường xuyên công tác tại cơ quan Quốc hội, nếu lương chính hàng tháng dưới 180 đồng, thì được hưởng một khoản phụ cấp hàng năm tối đa là 200 đồng. Khoản phụ cấp này cộng với lương chính của người được hưởng phụ cấp không được quá 180 đồng một tháng. 2- Các Phó Chủ nhiệm các Uỷ bAn của Quốc hội không thường xuyên công tác tại cơ quan Quốc hội, nếu lương chính hàng tháng dưới 170 đồng, thì được hưởng một khoản phụ cấp hàng năm tối đa là 100 đồng. Khoản phụ cấp này cộng với lương chính của người được hưởng phụ cấp không được quá 170 đồng một tháng. 3- Các Uỷ viên các Uỷ ban của Quốc hội không thường xuyên công tác tại cơ quan Quốc hội, lương hàng tháng dưới 160 đồng, mà không được hưởng các chế độ phụ cấp nói ở Điều 1 và Điều 2 trên đây, mỗi khi đi họp Uỷ ban sẽ được hưởng chế độ phụ cấp hội nghị ngang với phụ cấp khi họp Quốc hội. 4- Quyết định này có hiệu lực từ ngày được thông qua. Hoàng Văn Hoan (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Uỷ ban Thường vụ Quốc hội", "promulgation_date": "28/01/1965", "sign_number": "65/NQ/TVQH", "signer": "Hoàng Văn Hoan", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-724-KH-UBND-2023-thuc-hien-Nghi-quyet-36-NQ-TW-phat-trien-cong-nghe-sinh-hoc-Bac-Kan-586441.aspx
Kế hoạch 724/KH-UBND 2023 thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW phát triển công nghệ sinh học Bắc Kạn
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 724/KH-UBND Bắc Kạn, ngày 30 tháng 10 năm 2023 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 24-CTR/TU NGÀY 11/9/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY BẮC KẠN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC TRONG TÌNH HÌNH MỚI Thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 11/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị (Khoá XIII) về “Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới” (Chương trình hành động số 24-CTr/TU), Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Quán triệt, nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của các sở, ngành, đoàn thể địa phương về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong tình hình mới. - Xác định, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương nhằm triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được giao tại Chương trình hành động số 24-CTr/TU; các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của UBND tỉnh, tạo bước chuyển biến tích cực trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh. 2. Yêu cầu Các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng quan điểm, mục tiêu và nội dung Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị (Khoá XIII) về “Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới” (Nghị quyết số 36-NQ/TW) và Chương trình hành động số 24-CTr/TU; xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu, phù hợp với tình hình thực tế, gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Kế hoạch. II. MỤC TIÊU, TẦM NHÌN 1. Mục tiêu tổng quát Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đời sống để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Khuyến khích đầu tư phát triển các lĩnh vực có lợi thế trong ứng dụng công nghệ sinh học, từng bước đưa công nghệ sinh học trở thành lĩnh vực có đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP của tỉnh. 2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 - Nền công nghệ sinh học được ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả trong các ngành, lĩnh vực nông - lâm nghiệp, y dược, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, y dược, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường. Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện thực tiễn đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong các ngành, lĩnh vực. - Phấn đấu tối thiểu 30% doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, kinh doanh. 3. Tầm nhìn đến năm 2045 Công nghiệp sinh học của tỉnh từng bước phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đưa Bắc Kạn trở thành tỉnh có nền công nghệ sinh học phát triển đạt mức trung bình khá trong khu vực miền núi phía Bắc. III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP 1. Tuyên truyền vai trò của công nghệ sinh học trong phát triển kinh tế - xã hội - Phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 36-NQ/TW và Chương trình hành động số 24-CTr/TU đảm bảo nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, hiệu quả. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp và cộng đồng, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Phổ biến kiến thức, thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất về công nghệ sinh học; kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, giới thiệu các tập thể, cá nhân điển hình trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền nhân rộng những mô hình mang lại hiệu quả cao trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh. Kịp thời khen thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống. 2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh - Rà soát, triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chính sách, chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học hiện có; cập nhật, triển khai kịp thời, đầy đủ các chính sách mới, đảm bảo phù hợp với điều kiện của địa phương. - Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư phát triển công nghệ sinh học theo quy định hiện hành. - Áp dụng, vận dụng hiệu quả các cơ chế phối hợp đảm bảo mối liên kết giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh. Triển khai các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. - Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư nghiên cứu, tiếp nhận làm chủ công nghệ sản xuất, phát triển sản phẩm công nghệ sinh học phục vụ phát triển sản xuất và đời sống. - Nghiên cứu hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về sản phẩm công nghệ sinh học. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các sản phẩm công nghệ sinh học tại địa phương cho phù hợp. 3. Tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong trong sản xuất và đời sống; phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của tỉnh 3.1. Phát triển công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm - Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong chọn tạo, sản xuất các giống cây trồng mới, cây trồng chủ lực, tiềm năng, có giá trị, chống chịu sâu bệnh, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, thích nghi biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, sạch, sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, an toàn, hiệu quả, bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm. Xác lập các giống cây trồng vật nuôi đặc sản, các loại dược liệu bản địa có giá trị cao, xây dựng mô hình nuôi trồng thực nghiệm để làm cơ sở cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo hộ giống, xây dựng thương hiệu, đánh giá đa dạng di truyền của hệ cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh. - Ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, chế phẩm cải tạo đất, chế phẩm bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng có nguồn gốc hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khoẻ con người, vật nuôi, môi trường. Triển khai xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn và bảo vệ môi trường sinh thái. - Tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống vật nuôi (lợn bản địa, gà đen, vịt bầu cổ xanh, trâu, bò…), thuỷ sản nước ngọt có giá trị kinh tế của tỉnh; kiểm soát dư lượng các chất cấm trong nông sản, thực phẩm. Ứng dụng vắc xin trong phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi. - Nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao ứng dụng các công nghệ về sinh sản để lai tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, sức chống chịu và khả năng kháng bệnh trước các điều kiện bất lợi của môi trường; đồng thời sử dụng rộng rãi công nghệ biogas, biomas, công nghệ đệm lót sinh học và các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, xử lý các phụ phẩm, chế phẩm, chất thải từ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến. - Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực tiếp nhận công nghệ mới. Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học; trong đó, tập trung sản xuất các chế phẩm vi sinh trong trồng trọt, chăn nuôi, phòng, trừ sâu bệnh hại, xử lý chất thải chăn nuôi, nước thải, rác thải sinh hoạt. 3.2. Phát triển công nghệ sinh học phục vụ bảo quản sau thu hoạch và chế biến các sản phẩm nông nghiệp - Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao khoa học, công nghệ, xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học (phương pháp, kỹ thuật, chế phẩm sinh học…) phục vụ sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch, gia tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản trên thị trường. - Nghiên cứu, ứng dụng chiết xuất hợp chất có hoạt tính sinh học có nguồn gốc tự nhiên làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và đời sống, phục vụ cho bảo quản và nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. - Hình thành, phát triển liên kết các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học; khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào các hoạt động tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sinh học để phục vụ phát triển công nghiệp chế biến. 3.3. Phát triển công nghệ sinh học phục vụ sản xuất các sản phẩm từ nguồn cây dược liệu của tỉnh phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong duy trì, bảo tồn, nhân giống, phát triển, kiểm định, kiểm nghiệm nguồn gốc xuất xứ, chất lượng các loài cây dược liệu tiềm năng, có giá trị kinh tế tại địa phương phục vụ công tác quản lý, sản xuất và kinh doanh sản phẩm dược liệu trên địa bàn tỉnh. - Hợp tác, liên kết sản xuất, ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học trong y dược; chiết xuất hoạt chất từ dược liệu; sản xuất, bảo quản và bào chế dược liệu; các loại thực phẩm chức năng, sản phẩm bổ dưỡng, giải độc từ dược liệu phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Áp dụng nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác phục vụ sơ chế, bảo quản an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khoẻ và đời sống người dân. - Tập trung nguồn lực, đầu tư hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong việc tiếp nhận và ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến, hiện đại để nhân giống, trồng và chế biến các sản phẩm từ nguồn cây dược liệu trên địa bàn tỉnh. 4. Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học - Tăng cường, đẩy mạnh nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh; tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các tổ chức, đơn vị khoa học và công nghệ. - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cán bộ khoa học thuộc mọi trình độ về công nghệ sinh học của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, môi trường. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ sinh học trong các tổ chức, doanh nghiệp của tỉnh. - Tập trung nguồn lực để nâng cao năng lực phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong các tổ chức công lập của tỉnh; hiện đại hóa hệ thống phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, gắn với công tác đào tạo nguồn nhân lực. - Nghiên cứu từng bước hình thành cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học - công nghệ, nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới, sở hữu trí tuệ. Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ sinh học; khai thác, sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ có giá trị trong nước và trên thế giới. - Khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm kiểm định, kiểm tra chất lượng nông sản, đánh giá an toàn sinh học các sản phẩm công nghệ sinh học đạt tiêu chuẩn. 5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học - Tăng cường liên kết hợp tác với các Viện nghiên cứu, trường Đại học trong và ngoài nước trong nghiên cứu đào tạo, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học vào các lĩnh vực tại địa phương. Chú trọng hợp tác với các nước có nền công nghiệp sinh học phát triển, nhất là trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, y dược, công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường. - Kêu gọi, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư về ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến, đặc biệt là các dự án đầu tư vào khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp tại tỉnh. - Tổ chức cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có nhu cầu ứng dụng công nghệ sinh học vào quá trình sản xuất, kinh doanh tham quan, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học công nghệ, diễn đàn hợp tác trong và ngoài nước. IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN - Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ các nguồn ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành. - Nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trong các chương trình, đề án phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học. - Huy động các nguồn lực tài chính từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp tham gia thực hiện Kế hoạch; lồng ghép các nhiệm vụ được giao cho các sở, ngành, địa phương trong các chương trình khác có liên quan và các nguồn vốn hợp pháp khác. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Trách nhiệm chung Căn cứ nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm: - Xây dựng Kế hoạch chi tiết hoặc lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch công tác hàng năm để triển khai thực hiện; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch tại các ngành, lĩnh vực quản lý và báo cáo kết quả về UBND tỉnh. - Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động thực hiện Kế hoạch trong phạm vi dự toán ngân sách được giao hàng năm. Sử dụng kinh phí đúng định mức, tiêu chuẩn và quy định hiện hành. - Thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời bổ sung các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ sinh học cụ thể, thiết thực và có tính khả thi nhằm phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; - Định kỳ trước 30 tháng 11 hàng năm, gửi báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch ứng dụng công nghệ sinh học về UBND tỉnh thông qua Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp. 2. Sở Khoa học và Công nghệ - Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan tổ chức hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp sinh học tại địa bàn tỉnh. - Hướng dẫn các Sở, ngành, địa phương đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học và tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tuyển chọn. - Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống. Hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học thực hiện các thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Đồng thời, triển khai các chương trình, chính sách phát triển khoa học và công nghệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp. - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện những nội dung, cơ chế chính sách phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp. - Phát triển vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững có gắn quá trình ứng dụng các công nghệ sinh học trong nông nghiệp tập trung đảm bảo theo tiêu chuẩn, chất lượng. 4. Sở Y tế - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan thực hiện các các chương trình, dự án, cơ chế chính sách phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược. - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược. 5. Sở Tài nguyên và Môi trường - Phối hợp với các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan thực hiện các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực môi trường. - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về công nghệ sinh học trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. 6. Sở Công Thương - Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan thực hiện các các chương trình, dự án, cơ chế chính sách phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp. - Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu, phát triển thị trường. 7. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ sinh học để đầu tư tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc phát triển công nghiệp sinh học. - Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí chi đầu tư phát triển để thực hiện Kế hoạch này theo quy định. 8. Sở Tài chính Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo khả năng cân đối ngân sách. 9. Sở Giáo dục và Đào tạo Tăng cường đổi mới phương pháp dạy và học tập hiệu quả trong các trường phổ thông, trong đó có môn sinh học; đầu tư, tăng cường tiềm lực trang thiết bị, phòng thí nghiệm sinh học ở các trường phục vụ học tập, nghiên cứu của giáo viên và học sinh. 10. Sở Nội vụ Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học lồng ghép trong kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm. 11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thường xuyên khuyến khích các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đào tạo các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp đối với nguồn nhân lực phục vụ công nghệ sinh học. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học. 12. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Xây dựng tiềm lực và ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong lĩnh vực an ninh quốc phòng; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; ứng phó và phản ứng nhanh đối với chiến tranh mạng, vũ khí sinh học; ứng phó sự cố, dịch bệnh phục vụ công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 13. UBND các huyện, thành phố - Căn cứ vào nội dung Kế hoạch, thực hiện lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan triển khai ứng dụng hiệu quả các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đời sống tại địa phương. - Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp, hợp tác xã có nhu cầu tham gia thực hiện các nội dung theo Kế hoạch này tổng hợp gửi về sở, ngành liên quan để xem xét, phối hợp có hướng dẫn hỗ trợ phù hợp. - Vận động các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghệ sinh học. - Chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể tại địa phương phối hợp thực hiện các hoạt động tuyên truyền. 14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Tăng cường vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và người dân tham gia phát huy vai trò phản biện xã hội, tham gia đề xuất cơ chế chính sách, đóng góp ý kiến và giám sát thực hiện các chính sách pháp luật trong việc thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh. 15. Các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp Liên hệ với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan đề xuất thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc tham gia thực hiện các nội dung trong kế hoạch này để được hướng dẫn thực hiện theo thẩm quyền. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn, các cơ quan, đơn vị báo cáo bằng văn bản gửi về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./. Nơi nhận: - Thường trực Tỉnh ủy (b/c); - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh (t/h); - UBND các huyện, thành phố (t/h); - LĐVP (Ô. Nguyên); - Phòng NNTNMT ; - Lưu: VT, Cúc. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nông Quang Nhất
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bắc Kạn", "promulgation_date": "30/10/2023", "sign_number": "724/KH-UBND", "signer": "Nông Quang Nhất", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-1005-QD-BXD-2020-cong-nhan-khu-vuc-huyen-Van-Lam-Hung-Yen-dat-tieu-chi-do-thi-loai-IV-478535.aspx
Quyết định 1005/QĐ-BXD 2020 công nhận khu vực huyện Văn Lâm Hưng Yên đạt tiêu chí đô thị loại IV
BỘ XÂY DỰNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1005/QĐ-BXD Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG NHẬN KHU VỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRUNG TÂM HUYỆN VĂN LÂM (THỊ TRẤN NHƯ QUỲNH VÀ KHU VỰC PHÁT TRIỂN MỞ RỘNG) TỈNH HƯNG YÊN ĐẠT TIÊU CHÍ ĐÔ THỊ LOẠI IV BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy han Thường vụ Quốc hội về Phân loại đô thị; Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng; Xét đề nghị của UBND tỉnh Hưng Yên tại Tờ trình số 17/TTr-UBND ngày 12/3/2020 về việc thẩm định và ban hành quyết định công nhận khu vực phát triển đô thị trung tâm huyện Văn Lâm (thị trấn Như Quỳnh và khu vực phát triển mở rộng) tỉnh Hưng Yên đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; Văn bản số 1670/UBND-KT1 ngày 08/7/2020 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc thẩm định Đề án đề nghị công nhận khu vực phát triển đô thị Trung tâm huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công nhận khu vực phát triển đô thị trung tâm huyện Văn Lâm (thị trấn Như Quỳnh và khu vực phát triển mở rộng, có diện tích 3.631,93 ha gồm 06 đơn vị hành chính cấp xã là thị trấn Như Quỳnh và 05 xã: Đình Dù, Trưng Trắc, Tân Quang, Lạc Hồng, Lạc Đạo) tỉnh Hưng Yên đạt tiêu chí đô thị loại IV. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 2; - Văn phòng Chính phủ: - Các Bộ: Nội vụ; Tài chính; Kế hoạch & Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Quốc phòng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Các Sở: Xây dựng, Nội vụ tỉnh Hưng Yên; - Lưu: VT, Cục PTĐT BỘ TRƯỞNG Phạm Hồng Hà
{ "issuing_agency": "Bộ Xây dựng", "promulgation_date": "31/07/2020", "sign_number": "1005/QĐ-BXD", "signer": "Phạm Hồng Hà", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-370-QD-BNN-VP-quy-che-van-hoa-cong-so-cua-Bo-Nong-nghiep-va-Phat-trien-nong-thon-69794.aspx
Quyết định 370/QĐ-BNN-VP quy chế văn hoá công sở của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ----- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- Số: 370/QĐ-BNN-VP Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ VĂN HOÁ CÔNG SỞ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: “Quy chế văn hoá công sở của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, ban hành; những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị, cơ quan, tổ chức và các cá nhân thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 3; - Lãnh đạo Bộ; - Lưu VT,VP. BỘ TRƯỞNG Cao Đức Phát QUY CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Ban hành kèm theo Quyết định số 370 /QĐ-BNN-VP ngày28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, về bài trí tại các công sở của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các công sở của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại số 2 Ngọc Hà và số 10 Nguyễn Công Hoan - Hà Nội, số 135 Pasteur - TP. Hồ Chí Minh và các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc Bộ có trụ sở riêng). Điều 2. Nguyên tắc thực hiện văn hoá công sở Việc thực hiện văn hoá công sở tuân thủ các nguyên tắc sau đây: 1. Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội. 2. Phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp hiện đại; đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và chủ trương hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. 3. Phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan và Quy chế làm việc của Bộ. Điều 3. Mục đích Việc thực hiện văn hoá công sở nhằm các mục đích sau đây: 1. Bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Xây dựng phong cách giao tiếp và ứng xử chuẩn mực cho cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công vụ được; hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều 4. Các hành vi bị cấm 1. Hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp; 2. Sử dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao; 3. Các hình thức quảng cáo thương mại tại công sở. Chương II. TRANG PHỤC, GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Mục 1. TRANG PHỤC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Điều 5. Trang phục 1. Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức của Bộ phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự; không được đi dép lê, guốc, giày thể thao; nam giới không được bỏ áo ngoài quần; nữ giới không được mặc áo không có tay, minizýp. 2. Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng theo quy định chuyên ngành thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ. Điều 6. Lễ phục Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài, cụ thể: 1. Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: Bộ comple, áo sơ mi, cravat, đi giầy da. 2. Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: Áo dài truyền thống, bộ comple nữ, đi giầy. 3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục. Trong một số trường hợp cụ thể, sẽ có thông báo trước về sử dụng lễ phục. Điều 7. Thẻ cán bộ, công chức, viên chức 1. Cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ khi thi hành nhiệm vụ. 2. Thẻ cán bộ, công chức, viên chức phải có tên cơ quan, có ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định. 3. Mẫu thẻ và cách đeo thẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dẫn thống nhất của Bộ Nội vụ. Mục 2. GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Điều 8. Giao tiếp và ứng xử Cán bộ, công chức, viên chức của Bộ khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các quy định về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức của Bộ phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt. Điều 9. Giao tiếp và ứng xử với nhân dân Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức và viên chức của Bộ phải nhã nhặn, lịch sự; lắng nghe ý kiến và tôn trọng nhân dân; giải thích, chỉ dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Cán bộ, công chức, viên chức của Bộ không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ. Điều 10. Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức của Bộ phải có thái độ trung thực, thân thiện và hợp tác; Tránh thái độ bề trên, hách dịch hoặc sự nồng nhiệt giả tạo; không dùng những lời thoá mạ, ám chỉ hay nhắc nhở mang tính cá nhân, châm biếm không mang tính xây dựng. Điều 11. Giao tiếp qua điện thoại Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức của Bộ phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, rõ ràng, tập trung vào nội dung công việc, không ngắt điện thoại đột ngột; kết thúc trao đổi cần nói lời chào hoặc lời cám ơn cần thiết. Khi tiếp thoại cần xác định người đàm thoại, địa chỉ của người đó, nếu đúng là đối tượng mình cần trao đổi, thì đi thẳng vào nội dung cuộc gọi, nếu không thì tìm cách chuyển đạt tiếp hoặc đề nghị gửi lời nhắn. Chương III. BÀI TRÍ CÔNG SỞ Mục 1. QUỐC KỲ Điều 12. Treo Quốc kỳ 1. Quốc kỳ được treo phải đúng tiêu chuẩn về kích cỡ, màu sắc đã được Hiến pháp quy định; 2. Quốc kỳ được treo nơi trang trọng trước trụ sở hoặc toà nhà chính của công sở. Thời gian treo từ 06 giờ đến 18 giờ trong các ngày làm việc; ngày lễ, tết treo 24/24giờ. 3. Việc treo Quốc kỳ trong các buổi lễ, đón tiếp khách nước ngoài và lễ tang tuân theo quy định về nghi lễ Nhà nước. Mục 2. BÀI TRÍ KHUÔN VIÊN CÔNG SỞ Điều 13. Biển tên cơ quan 1. Biển tên cơ quan được đặt tại cổng chính trụ sở của cơ quan; trên đó có ghi rõ tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt và địa chỉ, điện thoại của cơ quan. 2. Biển tên của đơn vị thuộc Bộ được đặt tại cổng của trụ sở hoặc toà nhà chính. 3. Cách thể hiện biển tên cơ quan được thực hiện thống nhất theo quy định của Bộ Nội vụ. Điều 14. Phòng làm việc Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học và hợp lý. 1. Phòng làm việc phải có biển tên, ghi rõ tên đơn vị; họ và tên, chức danh của từng cán bộ, công chức, viên chức trong phòng. Vị trí đặt biển tên phải ở chỗ dễ nhìn, dễ trông thấy. 2. Không lập bàn thờ, thắp hương; không đun, nấu trong phòng làm việc. 3. Bàn làm việc của cán bộ, công chức, viên chức phải có biển ghi họ tên, chức vụ của cán bộ, công chức, viên chức; tài liệu, phương tiện làm việc phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Điều 15. Phòng họp Bố trí treo Quốc kỳ, cờ Đảng, ảnh và tượng Bác Hồ; phông, cỡ chữ và vị trí treo khẩu ngữ, băng rôn; kê bàn ghế ở trong phòng họp phải hợp lý và theo quy định chung. Điều 16. Khu vực ngoài phòng làm việc trong công sở Bố trí gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường cho công sở của Bộ; ở đầu hành lang, lối vào các phòng làm việc có biển chỉ dẫn cụ thể. Điều 17. Khu vực để phương tiện giao thông Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông cho cán bộ, công chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc với cơ quan. Không thu phí gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc ở các công sở của Bộ. Chương IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 18. Các đơn vị thuộc Bộ Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm phổ biến Quy chế này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị; tổ chức thực hiện và thường xuyên kiểm tra, rút kinh nghiệm để kịp thời khắc phục những việc làm chưa đúng với Quy chế; theo dõi, báo cáo Lãnh đạo Bộ về tình hình thực hiện văn hoá công sở do đơn vị quản lý trong báo cáo tháng, sơ kết 6 tháng, tổng kết năm của đơn vị. Điều 19. Văn phòng Bộ Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ quan Bộ tổ chức phổ biến, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện văn hoá công sở trong các cuộc họp giao ban quý, báo cáo sơ kết 6 tháng, tổng kết năm của Bộ; tiếp thu và tổng hợp các kiến nghị sửa đổi, bổ sung và đề xuất với Bộ trưởng hoàn thiện Quy chế này. Điều 20. Khen thưởng và kỷ luật Việc thực hiện Quy chế này là một căn cứ để tính điểm thi đua và xét khen thưởng theo Quy chế khen thưởng của Bộ. Những đơn vị, cá nhân không chấp hành Quy chế phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm; tuỳ theo mức độ sai phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 21. Bổ sung, sửa đổi Quy chế Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc, phát sinh; đơn vị phải kịp thời thông báo và đề xuất, báo cáo lãnh đạo Bộ (qua Văn phòng Bộ) những điểm chưa phù hợp để sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "28/01/2008", "sign_number": "370/QĐ-BNN-VP", "signer": "Cao Đức Phát", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-32-2007-QD-UBND-huy-bo-Quyet-dinh-hoc-phi-dao-tao-lai-xe-Long-An-191340.aspx
Quyết định 32/2007/QĐ-UBND hủy bỏ Quyết định học phí đào tạo lái xe Long An
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN --------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 32/2007/QĐ-UBND Tân An, ngày 12 tháng 7 năm 2007. QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH SỐ 4318/QĐ-UB NGÀY 27/10/2004 CỦA UBND TỈNH LONG AN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Thông tư số 26/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu học phí, quản lý và sử dụng học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ; Xét Tờ trình số 1967/TTr-STC ngày 02/7/2007 của Sở Tài chính về việc đề nghị hủy bỏ Quyết định số 4318/QĐ-UB ngày 27/10/2004 của UBND tỉnh về việc quy định tạm thời mức thu học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Hủy bỏ Quyết định số 4318/QĐ-UB ngày 27/10/2004 của UBND tỉnh về việc quy định tạm thời mức thu học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ. Điều 2. Về mức thu học phí, quản lý và sử dụng học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, thực hiện theo Thông tư số 26/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính. Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Hiệu trưởng Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật Long An và thủ trưởng các ngành chức năng liên quan thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - CT, PCT.UBND tỉnhKT; - Như điều 3; - Phòng NCTH; - Lưu: VT, STC,MB. Huy-QD4318-04-PhiDTLX TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đỗ Hoàng Việt
{ "issuing_agency": "Tỉnh Long An", "promulgation_date": "12/07/2007", "sign_number": "32/2007/QĐ-UBND", "signer": "Đỗ Hoàng Việt", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-455-QD-UBND-2011-ap-dung-ISO-9001-2008-co-quan-nha-nuoc-Dong-Nai-2011-2013-236239.aspx
Quyết định 455/QĐ-UBND 2011 áp dụng ISO 9001: 2008 cơ quan nhà nước Đồng Nai 2011 -2013
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 455/QĐ-UBND Biên Hòa, ngày 28 tháng 02 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001: 2008 CHO CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; Căn cứ Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 quy định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; Căn cứ Thông tư số 159/2010/TT-BTC ngày 15/10/2010 của Bộ Tài chính về việc quy định công tác quản lý tài chính đối với việc xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; Căn cứ Quyết định số 2968/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng cho các loại hình cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 14/TTr-SKHCN ngày 17/02/2011 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 cho các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2013, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 cho các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2013 (Kế hoạch kèm theo). Kinh phí thực hiện chương trình giai đoạn 2011 - 2013 là 4.859 triệu đồng (Bốn tỷ tám trăm năm mươi chín triệu đồng) từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh. Điều 2. Giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì và quản lý chương trình, có trách nhiệm cùng các cơ quan liên quan lập kế hoạch thực hiện bảo đảm đúng tiến độ, tiến hành kiểm tra, giám sát và thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Văn Vĩnh KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001: 2008 CHO CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 (Ban hành kèm theo Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 28/02/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) Trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 cho các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2013, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 cho các cơ quan hành chính nhà nước (Gọi tắt là ISO hành chính công) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2013 như sau: I. CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Về hoạt động đào tạo - Tổ chức đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và các kiến thức có liên quan đến hoạt động xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho cán bộ công chức của các cơ quan hành chính nhà nước. - Tổ chức đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ cho các cơ quan hành chính nhà nước. - Tổ chức đào tạo về các kỹ năng cho đại diện lãnh đạo về chất lượng của các cơ quan hành chính nhà nước. - Tổ chức đào tạo các công cụ hỗ trợ cho việc áp dụng ISO hành chính công cho các cơ quan hành chính nhà nước như 5S, 07 công cụ thống kê, ISO online… 2. Về hoạt động hỗ trợ xây dựng và áp dụng ISO hành chính công - Tiến hành hỗ trợ mới cho 04 cơ quan hành chính nhà nước là UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh xây dựng ISO hành chính công đăng ký từ giai đoạn 2006 - 2010 chuyển qua, gồm: UBND huyện Long Thành, UBND huyện Nhơn Trạch, UBND huyện Cẩm Mỹ, Sở Thông tin Truyền thông. - Tiến hành hỗ trợ cho Văn phòng Tỉnh ủy xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008. - Tiến hành hỗ trợ tiếp tục cho 08 cơ quan hành chính nhà nước hiện đang xây dựng ISO hành chính công trong giai đoạn 2006 - 2010 chuyển qua, bao gồm: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Nội vụ; UBND huyện Định Quán; UBND huyện Xuân Lộc; UBND huyện Trảng Bom; UBND huyện Vĩnh Cửu; Thanh tra tỉnh. - Tiến hành hỗ trợ cho 17 cơ quan thực hiện việc mở rộng hệ thống quản lý chất lượng theo Đề án 30 và chuyển đổi từ phiên bản ISO 9001: 2000 thành ISO 9001: 2008, bao gồm: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Ngoại vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Thống Nhất, UBND thành phố Biên Hòa, UBND thị xã Long Khánh, UBND huyện Tân Phú, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. - Tiến hành hỗ trợ cho 13 cơ quan đăng ký mới trong giai đoạn 2011 - 2013 theo danh sách các cơ quan thuộc mô hình khung của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, gồm: Chi cục Thú y, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục Quản lý đất đai, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Ban Dân tộc. - Tiến hành hỗ trợ cho các cơ quan hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh chưa có mô hình khung của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. - Tiến hành hỗ trợ thí điểm cho 15 UBND các xã, phường, thị trấn của thị xã Long Khánh xây dựng và áp dụng ISO hành chính công. - Tiến hành hỗ trợ cho các cơ quan hành chính nhà nước áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến khác như ISO 27000 (Hệ thống quản lý an ninh thông tin), 01 đơn vị/năm. 3. Về hoạt động quản lý - Tiến hành kiện toàn Ban Quản lý chương trình nhằm hỗ trợ cho các đơn vị trong quá trình xây dựng và áp dụng ISO hành chính công. - Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quản lý chương trình và hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị. 4. Về hoạt động hỗ trợ kinh phí xây dựng và áp dụng ISO hành chính công a) Kế hoạch năm 2011 STT Nội dung thực hiện Kinh phí (Triệu đồng) 1 Hỗ trợ tiếp tục 08 cơ quan đã thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 chuyển qua 800 2 Hỗ trợ Văn phòng Tỉnh ủy xây dựng và áp dụng ISO 9001: 2008 (Tối đa 150 triệu đồng) 150 3 Hỗ trợ 07 cơ quan cấp sở, UBND cấp huyện, Ban Dân tộc và cơ quan hành chính thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh xây dựng và áp dụng ISO hành chính công (Tối đa 90 triệu đồng/đơn vị) 350 4 Hỗ trợ 15 cơ quan cấp sở, UBND cấp huyện mở rộng hệ thống quản lý chất lượng, chuyển đổi phiên bản áp dụng đáp ứng Đề án 30 (Tối đa 57 triệu đồng/đơn vị) 855 5 Hỗ trợ 01 cơ quan cấp Chi cục mở rộng hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng Đề án 30 (Tối đa 42 triệu đồng/đơn vị) 42 6 Hỗ trợ Văn phòng UBND tỉnh mở rộng hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng Đề án 30 (Tối đa 72 triệu đồng/đơn vị) 72 7 Hỗ trợ 05 UBND phường, xã thuộc thị xã Long Khánh xây dựng ISO hành chính công (Tối đa 56 triệu đồng/đơn vị) 280 8 Hỗ trợ 01 cơ quan xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến khác 150 9 Công tác đào tạo tập huấn 80 10 Công tác tuyên truyền, quản lý, đánh giá hiệu quả việc áp dụng ISO hành chính công tại các đơn vị đã được chứng nhận 20 Tổng cộng 2.799 b) Kế hoạch năm 2012 STT Nội dung thực hiện Kinh phí (Triệu đồng) 1 Hỗ trợ tiếp tục 07 cơ quan đã thực hiện trong năm trước chuyển qua 280 2 Hỗ trợ 11 cơ quan cấp Chi cục xây dựng và áp dụng ISO hành chính công (Tối đa 70 triệu đồng/đơn vị) 550 3 Hỗ trợ 05 UBND phường, xã thuộc thị xã Long Khánh xây dựng ISO 9001: 2008 (Tối đa 56 triệu đồng/đơn vị) 280 4 Hỗ trợ 01 cơ quan xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến khác 150 5 Công tác đào tạo tập huấn 50 6 Công tác tuyên truyền, quản lý, đánh giá hiệu quả việc áp dụng ISO hành chính công tại các đơn vị đã được chứng nhận 20 Tổng cộng 1.330 c) Kế hoạch năm 2013 STT Nội dung thực hiện Kinh phí (Triệu đồng) 1 Hỗ trợ tiếp tục 11 cơ quan đã thực hiện trong năm trước chuyển qua 220 2 Hỗ trợ 05 UBND phường, xã thuộc thị xã Long Khánh xây dựng ISO hành chính công (Tối đa 56 triệu đồng/đơn vị) 280 3 Hỗ trợ 01 cơ quan xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến khác 150 4 Công tác đào tạo tập huấn 50 5 Công tác tuyên truyền, quản lý, đánh giá hiệu quả việc áp dụng ISO hành chính công tại các đơn vị đã được chứng nhận 30 Tổng cộng 730 Tổng kinh phí hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2013 là 4.859 triệu đồng (Bốn tỷ tám trăm năm mươi chín triệu đồng), trong đó: - Kinh phí hỗ trợ cho 08 cơ quan xây dựng ISO 9001: 2008 từ giai đoạn 2006 - 2010 chuyển qua là 800 triệu đồng. - Kinh phí hỗ trợ cho 03 cơ quan xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến khác là 450 triệu đồng. - Kinh phí hỗ trợ cho Văn phòng Tỉnh ủy xây dựng và áp dụng ISO 9001: 2008 là 150 triệu đồng. - Kinh phí hỗ trợ cho 34 cơ quan đăng ký mới theo mô hình khung xây dựng và áp dụng ISO 9001: 2008 là 2.240 triệu đồng. - Kinh phí hỗ trợ cho 17 cơ quan mở rộng hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ là 969 triệu đồng. - Kinh phí cho hoạt động đào tạo, tập huấn là 180 triệu đồng. - Kinh phí cho công tác tuyên truyền, quản lý, đánh giá, tổng kết là 70 triệu đồng. Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm được phân bổ theo từng năm căn cứ trên kế hoạch đã được phê duyệt. Kinh phí hỗ trợ bao gồm kinh phí thuê tư vấn, kinh phí cho đơn vị thực hiện, kinh phí đánh giá chứng nhận (Kinh phí đánh giá mở rộng hoặc thu hẹp hệ thống). Việc thanh quyết toán được thực hiện theo các quy định hiện hành. Căn cứ lộ trình chương trình hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 cho các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2013 đã được UBND tỉnh phê duyệt và theo yêu cầu thực hiện thực tế của các đơn vị, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt và ban hành kế hoạch chương trình hỗ trợ theo hàng năm. Đối với phần kinh phí hỗ trợ cho UBND cấp xã, phường, thị trấn thuộc thị xã Long Khánh xây dựng và áp dụng ISO hành chính công, căn cứ trên yêu cầu thực tế hàng năm của địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành hỗ trợ phần kinh phí trực tiếp cho UBND thị xã Long Khánh quản lý, cấp và quyết toán theo quy định. II. TỔ CHỨC QUẢN LÝ 1. Thành phần Ban Quản lý Chương trình do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập. 2. Nhiệm vụ Ban Quản lý - Ban Quản lý có nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ, đôn đốc, theo dõi và giám sát tiến độ triển khai thực hiện xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các cơ quan đăng ký thực hiện. - Hàng năm, Ban Quản lý Chương trình có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo và tham mưu cho Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo UBND tỉnh./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đồng Nai", "promulgation_date": "28/02/2011", "sign_number": "455/QĐ-UBND", "signer": "Trần Văn Vĩnh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1157-QD-UBND-nam-2013-thu-tuc-hanh-chinh-tai-nguyen-moi-truong-Lang-Son-223041.aspx
Quyết định 1157/QĐ-UBND năm 2013 thủ tục hành chính tài nguyên môi trường Lạng Sơn
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------- Số: 1157/QĐ-UBND Lạng Sơn, ngày 15 tháng 8 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ ĐỐI VỚI LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 06/9/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 76/TTr-STP ngày 13 tháng 8 năm 2013, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị bãi bỏ đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Cục KSTTHC - BTP; - CT, các PCT UBND tỉnh; - Như Điều 3; - Phòng KSTTHC - STP; - Cổng TT điện tử tỉnh; - C, PVP, NC, TH; - Lưu: VT, (TTD). CHỦ TỊCH Vy Văn Thành FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lạng Sơn", "promulgation_date": "15/08/2013", "sign_number": "1157/QĐ-UBND", "signer": "Vy Văn Thành", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1898-QD-UBND-2023-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-khi-tuong-thuy-van-So-Tai-nguyen-An-Giang-597601.aspx
Quyết định 1898/QĐ-UBND 2023 giải quyết thủ tục hành chính khí tượng thuỷ văn Sở Tài nguyên An Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1898/QĐ-UBND An Giang, ngày 27 tháng 11 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VÀ PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH AN GIANG CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 1091/QĐ-UBND ngày 11 tháng 07 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang tại Tờ trình số 330/TTr-STNMT ngày 23 tháng 11 năm 2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khí tượng thuỷ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang (đính kèm Phụ lục I). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. - Thay thế thủ tục số thứ tự 1, 2, 3 mục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 2818/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang. - Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan trên cơ sở quy trình được ban hành kèm theo Quyết định này cập nhật quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính vào hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Cục kiểm soát TTHC - VPCP; - TT. UBND tỉnh; - Các Sở, Ban, ngành tỉnh; - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - VP. UBND tỉnh: LĐVP, TH; - Trung tâm Phục vụ Hành chính công; - Website tỉnh; - VNPT tỉnh An Giang; - Lưu: VT, TH. CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Bình PHỤ LỤC I QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH AN GIANG (Ban hành kèm theo Quyết định số 1898/QĐ-UBND ngày 27/11/2023 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang) I. LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 1. Cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUY TRÌNH Mã hiệu: QT-…. Cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn Ngày BH ...../..../20.. MỤC LỤC SỬA ĐỔI TÀI LIỆU 1. MỤC ĐÍCH 2. PHẠM VI 3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN 4. ĐỊNH NGHĨA/VIẾT TẮT 5. NỘI DUNG QUY TRÌNH 6. BIỂU MẪU 7. HỒ SƠ CẦN LƯU Trách nhiệm Soạn thảo Xem xét Phê duyệt Họ tên Chữ ký Chức vụ Chuyên viên Trưởng phòng Khoáng sản, Nước và Biến đổi khí hậu Giám đốc SỬA ĐỔI TÀI LIỆU Yêu cầu sửa đổi/ bổ sung Trang/Phần liên quan việc sửa đổi Mô tả nội dung sửa đổi Lần ban hành/Lần sửa đổi Ngày ban hành 1. MỤC ĐÍCH Thực hiện thủ tục hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động lĩnh vực khí tượng thủy văn thuộc chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang. 2. PHẠM VI Áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động lĩnh vực khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh An Giang. 3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 Các văn bản pháp quy liên quan đề cập tại mục 5.1 4. ĐỊNH NGHĨA/ VIẾT TẮT - TTPVHCC: Trung tâm Phục vụ hành chính công - STNMT: Sở Tài nguyên và Môi trường - Phòng KSN&BĐKH: Phòng Khoáng sản, Nước và Biến đổi khí hậu 5. NỘI DUNG QUY TRÌNH 5.1 Cơ sở pháp lý: - Luật Khí tượng thủy văn 2015. -Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn. - Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15/4/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn. - Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. 5.2 Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính a Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức: - Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự. - Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo. - Có đội ngũ nhân lực tối thiểu 01 (một) người, tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. - Được phép hoạt động, cư trú hợp pháp tại Việt Nam. - Có nhân lực thông thạo tiếng Việt hoặc có phiên dịch phù hợp. b Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của cá nhân: - Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo. - Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. c Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam: - Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam: + Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự. + Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo. + Có đội ngũ nhân lực tối thiểu 01 (một) người tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. - Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam: + Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo. + Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. + Được phép hoạt động, cư trú hợp pháp tại Việt Nam. + Có nhân lực thông thạo tiếng Việt hoặc có phiên dịch phù hợp. 5.3 Thành phần hồ sơ Bản chính Bản sao a Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo đối với tổ chức: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo Mẫu số 2 Phụ lục kèm theo Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ. x Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Quyết định thành lập tổ chức (không áp dụng đối với các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh) x Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động của đội ngũ nhân viên x Bản khai cơ sở vật chất, kỹ thuật; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo theo Mẫu số 06 Phụ lục kèm theo Nghị định số 48/2020/NĐ- CP ngày 15/4/2020 của Chính phủ. x Bản khai kinh nghiệm công tác của nhân viên tham gia dự báo, cảnh báo, có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý nhân sự nơi đã từng làm việc. x b Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo đối với cá nhân: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ. x Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên ngành phù hợp với nội dung xin cấp phép hoạt động dự báo, cảnh báo. x Bản khai cơ sở vật chất, kỹ thuật; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo theo Mẫu số 06 Phụ lục kèm theo Nghị định số 48/2020/NĐ- CP ngày 15/4/2020 của Chính phủ. x Bản khai kinh nghiệm công tác, có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý nhân sự nơi đã từng làm việc. x 5.4 Số lượng hồ sơ: 02 bộ. 5.5 Thời gian xử lý: 17 ngày (136 giờ) làm việc. 5.6 Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh An Giang. 5.7 Phí, lệ phí: Không có 5.8 Quy trình xử lý công việc: TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/ Kết quả Bước 1 - Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại TTPVHCC - Chuyển hồ sơ về STNMT Cán bộ, công chức tại TTPVHCC 04 giờ - Phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. - Phiếu chuyển hồ sơ. Bước 2 - Xem xét, kiểm tra, khẳng định tính hợp lệ của hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, tham mưu Lãnh đạo STNMT có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Chuyên viên Phòng KSN&BĐKH 12 giờ Phiếu tiếp nhận hồ sơ Bước 3 - Xem xét, tổ chức thẩm định, thẩm tra, khảo sát, đánh giá - Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị (nếu có). Chuyên viên Phòng KSN&BĐKH 72 giờ Biên bản thẩm định, văn bản tổng hợp ý kiến của các cơ quan Bước 4 Tham mưu Lãnh đạo STNMT ký Tờ trình UBND tỉnh cấp phép hoặc Văn bản trả lời nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp phép Lãnh đạo STNMT 08 giờ Tờ trình hoặc văn bản trả lời Bước 5 Lãnh đạo UBND tỉnh xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn Lãnh đạo UBND tỉnh 32 giờ Quyết định cấp phép hoặc không cấp phép Bước 6 - Văn phòng UBND tỉnh - Chuyển kết quả cho TTPVHCC Văn thư UBND tỉnh 04 giờ Phát hành văn bản theo quy định Bước 7 Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân TTPVHCC 04 giờ Giấy phép 6. BIỂU MẪU TT Mã hiệu Tên biểu mẫu 1 Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định số 38/2016/NĐ-CP Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn 2 Mẫu số 05 của Nghị định số 48/2020/NĐ- CP Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn 3 Mẫu số 06 Phụ lục kèm theo Nghị định số 48/2020/NĐ-CP Bản khai cơ sở vật chất, kỹ thuật; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn và quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo 7. HỒ SƠ LƯU TT Tài liệu trong hồ sơ 1 Tờ trình xin cấp phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn 2 Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn 3 Các hồ sơ pháp lý có liên quan tại thành phần hồ sơ đầu vào. Hồ sơ được lưu tại phòng Khoáng sản, Nước và BĐKH trong 12 tháng. Sau đó, chuyển lưu trữ hồ sơ theo quy định hiện hành. Mẫu số 02 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……………, ngày ………. tháng ……… năm ………. ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN (Đề nghị: cấp lần đầu/cấp lại/sửa đổi/bổ sung/gia hạn) Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh.... 1. Tên tổ chức/cá nhân: ................................................................................... 2. Người đại diện trước pháp luật (không áp dụng đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép): .............................................................................................................. 3. Số, ký hiệu của Quyết định thành lập/Mã số doanh nghiệp của Giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp: ..................................................... 4. Địa chỉ chính tại: ......................................................................................... 5. Số điện thoại: ............. Fax: .................... E-mail: ..................................... Căn cứ Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn với các nội dung sau đây: .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. (Ghi rõ loại hoạt động dự báo, cảnh báo mà tổ chức/cá nhân xin cấp giấy phép hoạt động) 6. Các giấy tờ kê khai kèm theo. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung đã kê khai. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/CÁ NHÂN XIN PHÉP (Ký tên/đóng dấu) Mẫu số 05 GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Số …… NĂM …. Không cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng; Chỉ hoạt động theo nội dung giấy phép được cấp. (trang 1) (trang 2) NỘI DUNG GIẤY PHÉP 1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép: …………………………………. 2. Phạm vi hoạt động dự báo, cảnh báo: .... 3. Loại hoạt động dự báo, cảnh báo được cấp phép: ......................................................... 4. Đối tượng cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo: ........................................................... 5. Thời hạn của giấy phép: ........................ ………, ngày … tháng … năm… BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG/ TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Gia hạn/bổ sung lần thứ nhất:........ ………., ngày … tháng … năm… BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG/ TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Gia hạn/bổ sung lần thứ hai:........... ………., ngày … tháng … năm… BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG/ TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (trang 3) (trang 4) Giấy phép được in trên giấy có hoa văn, ở giữa là hình Quốc huy, cỡ giấy A4 gập. Mẫu số 06 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……., ngày ….. tháng ….. năm ……… BẢN KHAI Cơ sở vật chất, kỹ thuật; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn và quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo (Kèm theo đơn đề nghị cấp lần đầu/cấp lại/sửa đổi/bổ sung/gia hạn của tổ chức/cá nhân) 1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật (Trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn): TT Tên, mã hiệu của thiết bị, công nghệ Cấu hình Số lượng Tình trạng Ghi chú 2. Thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo 3. Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn TT Tên quy trình * Số, ký hiệu văn bản Ngày, tháng văn bản Người ký văn bản Ghi chú * Kèm theo bản sao văn bản quy trình 4. Quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo TT Tên quy trình *** Số, ký hiệu văn bản Ngày, tháng văn bản Người ký văn bản Ghi chú *** Kèm theo bản sao văn bản quy trình Cam kết xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung đã kê khai này của tổ chức/cá nhân./. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/CÁ NHÂN XIN PHÉP (Chức vụ, ký, họ tên, đóng dấu của tổ chức) 2. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUY TRÌNH Mã hiệu: QT-…. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn Ngày BH ...../..../20.. MỤC LỤC SỬA ĐỔI TÀI LIỆU 1. MỤC ĐÍCH 2. PHẠM VI 3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN 4. ĐỊNH NGHĨA/VIẾT TẮT 5. NỘI DUNG QUY TRÌNH 6. BIỂU MẪU 7. HỒ SƠ CẦN LƯU Trách nhiệm Soạn thảo Xem xét Phê duyệt Họ tên Chữ ký Chức vụ Chuyên viên Trưởng phòng Khoáng sản, Nước và Biến đổi khí hậu Giám đốc SỬA ĐỔI TÀI LIỆU Yêu cầu sửa đổi/ bổ sung Trang/Phần liên quan việc sửa đổi Mô tả nội dung sửa đổi Lần ban hành/Lần sửa đổi Ngày ban hành 1. MỤC ĐÍCH Thực hiện thủ tục hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động lĩnh vực khí tượng thủy văn thuộc chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang. 2. PHẠM VI Áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động lĩnh vực khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh An Giang. 3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015. Các văn bản pháp quy liên quan đề cập tại mục 5.1. 4. ĐỊNH NGHĨA/VIẾT TẮT - TTPVHCC: Trung tâm Phục vụ hành chính công. - STNMT: Sở Tài nguyên và Môi trường. - Phòng KSN&BĐKH: Phòng Khoáng sản, Nước và Biến đổi khí hậu. 5. NỘI DUNG QUY TRÌNH 5.1 Cơ sở pháp lý: - Luật Khí tượng thủy văn 2015. - Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn. - Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15/4/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn. - Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. 5.2 Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính: a Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức: - Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự. - Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo. - Có đội ngũ nhân lực tối thiểu 01 (một) người tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. b Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của cá nhân: - Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo. - Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. c Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam: - Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam: + Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự. + Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo. + Có đội ngũ nhân lực tối thiểu 01 (một) người tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. + Được phép hoạt động, cư trú hợp pháp tại Việt Nam. + Có nhân lực thông thạo tiếng Việt hoặc có phiên dịch phù hợp. - Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam: + Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo. + Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. + Được phép hoạt động, cư trú hợp pháp tại Việt Nam. + Có nhân lực thông thạo tiếng Việt hoặc có phiên dịch phù hợp. 5.3 Thành phần hồ sơ Bản chính Bản sao Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn giấy phép theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ. x Báo cáo kết quả hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn kể từ khi được cấp giấy phép hoặc được sửa đổi, bổ sung giấy phép theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Nghị định số 38/2016/NĐ- CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ. x 5.4 Số lượng hồ sơ: 02 bộ. 5.5 Thời gian xử lý: 17 ngày (136 giờ) làm việc 5.6 Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh An Giang. 5.7 Phí, lệ phí: Không có 5.8 Quy trình xử lý công việc: TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/ Kết quả Bước1 - Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại TTPVHCC - Chuyển hồ sơ về STNMT TTPVHHC 04 giờ - Phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. - Phiếu chuyển hồ sơ. Bước 2 - Xem xét, kiểm tra, khẳng định tính hợp lệ của hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, tham mưu Lãnh đạo STNMT có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Chuyên viên Phòng KSN&BĐKH 12 giờ Phiếu tiếp nhận hồ sơ Bước 3 - Xem xét, tổ chức thẩm định, thẩm tra, khảo sát, đánh giá. - Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị (nếu có). Chuyên viên Phòng KSN&BĐKH 72 giờ Biên bản thẩm định, Văn bản tổng hợp ý kiến của các cơ quan Bước 4 Tham mưu Lãnh đạo STNMT ký Tờ trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn hoặc văn bản trả lời nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn Lãnh đạo STNMT 08 giờ Tờ trình hoặc văn bản trả lời Bước 5 Lãnh đạo UBND tỉnh xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn Lãnh đạo UBND tỉnh 32 giờ Quyết định cấp hoặc không cấp sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn giấy phép Bước 6 Văn phòng UBND tỉnh chuyển kết quả cho TTPVHCC Văn thư UBND tỉnh 04 giờ Phát hành văn bản theo quy định Bước 7 Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân TTPVHCC 04 giờ Giấy phép sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn 6. BIỂU MẪU TT Mã hiệu Tên biểu mẫu 1 Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định số 38/2016/NĐ-CP Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn (sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn) 2 Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Nghị định số 38/2016/NĐ-CP Báo cáo kết quả hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn 3 Mẫu số 05 của Nghị định số 48/2020/NĐ- CP Giấy phép (sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn) hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn 7. HỒ SƠ LƯU TT Tài liệu trong hồ sơ 1 Tờ trình xin sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn 2 Giấy phép (sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn) hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn 3 Các hồ sơ pháp lý có liên quan tại thành phần hồ sơ đầu vào. Hồ sơ được lưu tại phòng Khoáng sản, Nước và BĐKH trong 12 tháng. Sau đó, chuyển lưu trữ hồ sơ theo quy định hiện hành. Mẫu số 02 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……………, ngày ………. tháng ……… năm ………. ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN (Đề nghị: cấp lần đầu/cấp lại/sửa đổi/bổ sung/gia hạn) Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh.... 1. Tên tổ chức/cá nhân: .................................................................................. 2. Người đại diện trước pháp luật (không áp dụng đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép): ....................................................................................................... 3. Số, ký hiệu của Quyết định thành lập/Mã số doanh nghiệp của Giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp: .......................................... 4. Địa chỉ chính tại: ........................................................................................ 5. Số điện thoại: .................. Fax: ......................E-mail: ................................ Căn cứ Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn với các nội dung sau đây: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. (Ghi rõ loại hoạt động dự báo, cảnh báo mà tổ chức/cá nhân xin cấp giấy phép hoạt động). 6. Các giấy tờ kê khai kèm theo. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung đã kê khai. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/CÁ NHÂN XIN PHÉP (Ký tên/đóng dấu) Mẫu số 03 Tên tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /BC ………, ngày ….. tháng ….. năm………. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Năm…………../ từ năm .... đến năm.... 1. Tên tổ chức, cá nhân: 2. Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn số: 3. Các hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã thực hiện: TT Tên các hoạt động Chủ đầu tư Giá trị đã thực hiện Thời gian thực hiện Ghi chú Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung báo cáo này. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/CÁ NHÂN XIN PHÉP (Ký tên/đóng dấu) Mẫu số 05 GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Số …… NĂM …. Không cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng; Chỉ hoạt động theo nội dung giấy phép được cấp. (trang 1) (trang 2) NỘI DUNG GIẤY PHÉP 1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép: …………………………………. 2. Phạm vi hoạt động dự báo, cảnh báo: .... 3. Loại hoạt động dự báo, cảnh báo được cấp phép: ......................................................... 4. Đối tượng cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo: ........................................................... 5. Thời hạn của giấy phép: ........................ ………, ngày … tháng … năm… BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG/ TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Gia hạn/bổ sung lần thứ nhất:........ ………., ngày … tháng … năm… BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG/ TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Gia hạn/bổ sung lần thứ hai:........... ………., ngày … tháng … năm… BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG/ TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (trang 3) (trang 4) Giấy phép được in trên giấy có hoa văn, ở giữa là hình Quốc huy, cỡ giấy A4 gập. 3. Cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUY TRÌNH Mã hiệu: QT-…. Cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn Ngày BH ...../..../20.. MỤC LỤC SỬA ĐỔI TÀI LIỆU 1. MỤC ĐÍCH 2. PHẠM VI 3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN 4. ĐỊNH NGHĨA/VIẾT TẮT 5. NỘI DUNG QUY TRÌNH 6. BIỂU MẪU 7. HỒ SƠ CẦN LƯU Trách nhiệm Soạn thảo Xem xét Phê duyệt Họ tên Chữ ký Chức vụ Chuyên viên Trưởng phòng Khoáng sản, Nước và Biến đổi khí hậu Giám đốc SỬA ĐỔI TÀI LIỆU Yêu cầu sửa đổi/ bổ sung Trang/Phần liên quan việc sửa đổi Mô tả nội dung sửa đổi Lần ban hành/Lần sửa đổi Ngày ban hành 1. MỤC ĐÍCH Thực hiện thủ tục hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động lĩnh vực khí tượng thủy văn thuộc chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang. 2. PHẠM VI Áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động lĩnh vực khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh An Giang. 3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015. Các văn bản pháp quy liên quan đề cập tại mục 5.1. 4. ĐỊNH NGHĨA/VIẾT TẮT - TTPVHCC: Trung tâm Phục vụ hành chính công. - STNMT: Sở Tài nguyên và Môi trường. - Phòng KSN&BĐKH: Phòng Khoáng sản, Nước và Biến đổi khí hậu. 5. NỘI DUNG QUY TRÌNH 5.1 Cơ sở pháp lý: - Luật Khí tượng thủy văn 2015. - Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn. - Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15/4/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn. - Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. 5.2 Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính: a Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức: - Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự. - Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo. - Có đội ngũ nhân lực tối thiểu 01 (một) người tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. b Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của cá nhân: - Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo. - Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. c Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam: - Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam: + Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự. + Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo. + Có đội ngũ nhân lực tối thiểu 01 (một) người tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. + Được phép hoạt động, cư trú hợp pháp tại Việt Nam. + Có nhân lực thông thạo tiếng Việt hoặc có phiên dịch phù hợp. - Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam + Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo. + Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. + Được phép hoạt động, cư trú hợp pháp tại Việt Nam. + Có nhân lực thông thạo tiếng Việt hoặc có phiên dịch phù hợp 5.3 Thành phần hồ sơ Bản chính Bản sao Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ. x 5.4 Số lượng hồ sơ: 02 bộ. 5.5 Thời gian xử lý: 05 ngày (40 giờ) làm việc 5.6 Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh An Giang. 5.7 Phí, lệ phí: Không có 5.8 Quy trình xử lý công việc: TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/ Kết quả Bước1 - Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại TTPVHCC. - Chuyển hồ sơ về STNMT. TTPVHCC 04 giờ - Phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. - Phiếu chuyển hồ sơ. Bước 2 - Xem xét, kiểm tra, khẳng định tính hợp lệ của hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, tham mưu lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Chuyên viên Phòng KSN&BĐKH 04 giờ Phiếu tiếp nhận hồ sơ Bước 3 - Xem xét, tổ chức thẩm định, thẩm tra, khảo sát, đánh giá Chuyên viên Phòng KSN&BĐKH 08 giờ Biên bản thẩm định, văn bản tổng hợp ý kiến của các cơ quan Bước 4 Tham mưu Lãnh đạo STNMT ký Tờ trình UBND tỉnh cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn hoặc văn bản trả lời nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp lại giấy phép Lãnh đạo STNMT 08 giờ Tờ trình hoặc văn bản trả lời Bước 5 Lãnh đạo UBND tỉnh xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn Lãnh đạo UBND tỉnh 08 giờ Quyết định cấp hoặc không cấp lại giấy phép Bước 6 Văn phòng UBND tỉnh chuyển kết quả cho TTPVHCC Văn thư UBND tỉnh 04 giờ Phát hành văn bản theo quy định Bước 7 Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân TTPVHCC 04 giờ Giấy phép (cấp lại) 6. BIỂU MẪU TT Mã hiệu Tên biểu mẫu 1 Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định số 38/2016/NĐ-CP Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn (đề nghị cấp lại) 2 Mẫu số 05 của Nghị định số 48/2020/NĐ- CP Giấy phép (cấp lại) hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn 7. HỒ SƠ LƯU TT Tài liệu trong hồ sơ 1 Tờ trình xin cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn 2 Giấy phép (cấp lại) hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn 3 Các hồ sơ pháp lý có liên quan tại thành phần hồ sơ đầu vào. Hồ sơ được lưu tại phòng Khoáng sản, Nước và BĐKH trong 12 tháng. Sau đó, chuyển lưu trữ hồ sơ theo quy định hiện hành. Mẫu số 02 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……………, ngày ………. tháng ……… năm ………. ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN (Đề nghị: cấp lần đầu/cấp lại/sửa đổi/bổ sung/gia hạn) Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh.... 1. Tên tổ chức/cá nhân: .................................................................................. 2. Người đại diện trước pháp luật (không áp dụng đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép): ....................................................................................................... 3. Số, ký hiệu của Quyết định thành lập/Mã số doanh nghiệp của Giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp: .......................................... 4. Địa chỉ chính tại: ........................................................................................ 5. Số điện thoại: .................. Fax: ......................E-mail: ................................ Căn cứ Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn với các nội dung sau đây: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. (Ghi rõ loại hoạt động dự báo, cảnh báo mà tổ chức/cá nhân xin cấp giấy phép hoạt động). 6. Các giấy tờ kê khai kèm theo. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung đã kê khai. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/CÁ NHÂN XIN PHÉP (Ký tên/đóng dấu) Mẫu số 05 GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Số …… NĂM …. Không cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng; Chỉ hoạt động theo nội dung giấy phép được cấp. (trang 1) (trang 2) NỘI DUNG GIẤY PHÉP 1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép: …………………………………. 2. Phạm vi hoạt động dự báo, cảnh báo: .... 3. Loại hoạt động dự báo, cảnh báo được cấp phép: ......................................................... 4. Đối tượng cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo: ........................................................... 5. Thời hạn của giấy phép: ........................ ………, ngày … tháng … năm… BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG/ TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Gia hạn/bổ sung lần thứ nhất:........ ………., ngày … tháng … năm… BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG/ TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Gia hạn/bổ sung lần thứ hai:........... ………., ngày … tháng … năm… BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG/ TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (trang 3) (trang 4) Giấy phép được in trên giấy có hoa văn, ở giữa là hình Quốc huy, cỡ giấy A4 gập.
{ "issuing_agency": "Tỉnh An Giang", "promulgation_date": "27/11/2023", "sign_number": "1898/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Thanh Bình", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1724-QD-UBND-nam-2013-danh-muc-van-ban-het-hieu-luc-Quan-1-Ho-Chi-Minh-208537.aspx
Quyết định 1724/QĐ-UBND năm 2013 danh mục văn bản hết hiệu lực Quận 1 Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1724/QĐ-UBND Quận 1, ngày 24 tháng 09 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ DANH MỤC VĂN BẢN HẾT HIỆU LỰC CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị định 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; Theo đề nghị của Trưởng phòng Tư pháp tại Báo cáo số 57/BC-TP ngày 24 tháng 9 năm 2013, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Nay công bố 02 văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân quận 1 ban hành hết hiệu lực thi hành (theo danh mục đính kèm). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận 1, Thủ trưởng các phòng ban đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - UBND thành phố Hồ Chí Minh; - Sở Tư pháp; - Trung tâm Công báo TP. Hồ Chí Minh; - UBND: CT, PCT; - Lưu: VT. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phạm Thành Kiên DANH MỤC VĂN BẢN HẾT HIỆU LỰC THI HÀNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 1724/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân quận 1) 1 Quyết định số 3029/2009/QĐ-UBND ngày 15/10/2009 của Ủy ban nhân dân quận 1 về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của phòng Nội vụ quận 1. 2 Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 16/7/2012 của Ủy ban nhân dân quận 1 về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra quận 1.
{ "issuing_agency": "Quận 1", "promulgation_date": "24/09/2013", "sign_number": "1724/QĐ-UBND", "signer": "Phạm Thành Kiên", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-3311-QD-UBND-2022-De-an-thu-gom-van-chuyen-rac-thai-sinh-hoat-Phu-Tho-550367.aspx
Quyết định 3311/QĐ-UBND 2022 Đề án thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt Phú Thọ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3311/QĐ-UBND Phú Thọ, ngày 14 tháng 12 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường; Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Căn cứ Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn; Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025; Căn cứ Kết luận số 159-KL/TU ngày 30/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 807/TTr-STNMT ngày 11/11/2022, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025. (Có Đề án chi tiết ban hành kèm theo Quyết định này). Điều 2. Tổ chức thực hiện: 1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Đề án. 2. Các sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nội dung được giao trong Đề án chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các nội dung được phân công đảm bảo theo lộ trình của Đề án. 3. Giao UBND các huyện, thành, thị: - Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai các nội dung, nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của cấp huyện và chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc cấp xã xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện các nội dung thuộc trách nhiệm cấp xã theo nội dung Đề án được phê duyệt. - Báo cáo kết quả thực hiện với Sở Tài nguyên và Môi trường theo yêu cầu để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành, thị; và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ TN&MT; - TTTU, TTHĐND tỉnh; - Ủy ban MTTQ, các đoàn thể cấp tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - CVP, các PCVP; - Cổng thông tin điện tử tỉnh; - Công ty cổ phần xử lý chất thải Phú Thọ; - Công ty TNHH năng lượng môi trường TIANYU Phú Thọ; - CV: NCTH; - Lưu: VT, TN3 (Tr-65b). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phan Trọng Tấn ĐỀ ÁN THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 (Kèm theo Quyết định số: 3311/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh Phú Thọ) Phần I SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ PHÁP LÝ, PHẠM VI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1. Sự cần thiết xây dựng Đề án: Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt thuận lợi nối liền với các tỉnh phía Bắc, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong thời gian qua, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, thu ngân sách cao hơn so với bình quân chung trong khu vực, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên đáng kể. Bên cạnh những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo vệ môi trường trong những năm qua luôn được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo đã đạt được nhiều kết quả, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, nhất là về công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Tính đến hết năm 2020, tỷ lệ thu gom đã đạt trên 75% số khu dân cư tập trung ở khu vực nông thôn và trên 97,2% ở khu vực đô thị. Công tác thu gom chưa triệt để, phương pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp thông thường, đốt bằng các lò đốt rác quy mô nhỏ, xử lý tập trung tại Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì, song hầu hết các bãi chôn lấp và cơ sở xử lý rác thải đang hoạt động hiện nay quá tải, chưa đáp ứng được quy chuẩn về môi trường. Để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thực hiện mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX đề ra, trong đó yêu cầu tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và khu dân cư tập trung đến năm 2025 đạt 70% trở lên, tổ chức thu gom, vận chuyển và cung cấp rác thải sinh hoạt cho Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện công suất 500 tấn/ngày đêm (giai đoạn I) tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh để xử lý tập trung toàn tỉnh, đảm bảo môi trường, việc xây dựng và ban hành Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt giai đoạn 2021-2025 là hết sức cần thiết, nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc do rác thải gây ra, góp phần hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra. 2. Căn cứ pháp lý: - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường. - Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. - Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025. - Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn. - Kết luận số 159-KL/TU ngày 30/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025 3. Phạm vi của Đề án: Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại đô thị và rác thải sinh hoạt tại khu dân cư tập trung ở nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Phần II KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Sau khi Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan tập trung triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Do vậy, nhận thức của người dân về công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đã được nâng lên; đã thành lập mới và duy trì các tổ, đội thu gom rác thải vượt chỉ tiêu đề ra, đến hết năm 2020 đạt 75% so với mục tiêu 65% rác thải ở khu vực nông thôn được thu gom, xử lý; đã đầu tư bổ sung thiết bị, phương tiện vận chuyển chuyên dụng xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển; quan tâm thực hiện công tác thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt và duy trì các biện pháp xử lý, đầu tư cải tạo, khắc phục ô nhiễm và hoàn thiện hạ tầng được quan tâm, tạo tiền đề thực hiện thu hút đầu tư, dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” công suất giai đoạn I là 500 tấn/ngày, hướng tới mục tiêu rác thải sinh hoạt được xử lý tập trung bằng phương pháp hiện đại, đảm bảo môi trường. Sau 4 năm triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả chính như sau: 1. Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại đô thị: 1.1. Kết quả hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại đô thị: Tại khu vực đô thị (các phường thuộc thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các thị trấn thuộc huyện) đã tổ chức thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh tại 269/277 khu dân cư, đạt 97,2% (còn 01 khu của thị trấn Thanh Ba, 02 khu của thị trấn Yên Lập và 05 khu của thị trấn Cẩm Khê). Người dân thực hiện tập kết rác thải tại các điểm tập kết ven các trục đường, khu trung tâm, hằng ngày công nhân vệ sinh đi thu gom bằng xe đẩy tay và tập kết lên xe chuyên dụng vận chuyển rác thải về nơi xử lý. Việc thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ được UBND thành phố Việt Trì và UBND thị xã Phú Thọ đặt hàng với Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Phú Thọ. Đối với địa bàn các huyện được giao cho 02 Trung tâm phát triển Cụm công nghiệp và công trình công cộng (Yên Lập, Tân Sơn), 01 Ban quản lý dự án và Môi trường - Đô thị (huyện Hạ Hòa) và 07 Ban quản lý công trình công cộng của các huyện. 1.2. Kết quả xử lý rác thải sinh hoạt tại đô thị: Tại thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, thị trấn Phong Châu (huyện Phù Ninh), thị trấn Lâm Thao, thị trấn Hùng Sơn (huyện Lâm Thao), thị trấn Hưng Hóa (huyện Tam Nông) và thị trấn Đoan Hùng (huyện Đoan Hùng), rác thải được thu gom, vận chuyển về Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì xử lý. Tại đây, rác hữu cơ được chế biến thành phân compost theo công nghệ hiếu khí phục vụ cho việc phát triển nông lâm nghiệp; ni lông được rửa sạch tái chế lại làm nguyên liệu sản xuất hạt nhựa; nhựa không tái chế, cao su… và rác thải trơ khác được đem chôn lấp; gạch đá, sạn sỏi, thủy tinh và các vật vô cơ khác xử lý bằng nghiền sàng, hóa rắn sản phẩm thu hồi gạch không nung phục vụ cho xây dựng. Tại các thị trấn Thanh Ba và Thanh Thủy, rác thải được thu gom, vận chuyển, sau đó xử lý bằng lò đốt cỡ nhỏ được đầu tư; các thị trấn còn lại, rác thải đang thực hiện chôn lấp tạm thời tại các bãi chôn lấp của địa phương. Rác thải ở khu vực đô thị cơ bản đã có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, các biện pháp xử lý nói trên hiện nay không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì đang hoạt động vượt công suất trong khi nhà xưởng, trang thiết bị xuống cấp, bãi chôn lấp chất thải trơ tại Vân Phú đã đầy, hết khả năng lưu chứa; ô chôn lấp chất thải trơ được đầu tư tại Trạm Thản chỉ có khả năng tiếp nhận chất thải trơ đến hết năm 2021 (hiện nay đang đầu tư mở rộng để kéo dài thời gian sử dụng); bãi chôn lấp tại các huyện chưa được đầu tư đồng bộ đảm bảo yêu cầu của bãi chôn lấp hợp vệ sinh, các lò đốt rác chưa đáp ứng yêu cầu quy chuẩn cho phép đang là các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong khu vực, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. 2. Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn: 2.1. Kết quả thu gom, vận chuyển tại khu vực nông thôn: Mạng lưới thu gom rác thải ở khu vực nông thôn đã tổ chức thu gom tại 1.108 khu dân cư trong tổng số 1.477 khu dân cư tập trung ở nông thôn, đạt 75%, (vượt mục tiêu kế hoạch 10%). Việc thu gom chủ yếu ở khu vực đồng bằng, khu ven đô thị và khu vực trung tâm xã. Các khu dân cư còn lại, rác thải được nhân dân tự xử lý bằng hố chôn lấp tại hộ gia đình, bằng các bể chứa rác đặt ven đường theo hướng dẫn của chính quyền địa phương hoặc tự phát. Người dân tập kết rác thải ven trục đường chính, định kỳ hợp tác xã, tổ vệ sinh đi thu gom về điểm tập kết của khu, xã. Đa phần hoạt động thu gom, vận chuyển được thực hiện bằng xe chuyên dụng đã được đầu tư, ngoài ra còn kết hợp sử dụng các loại xe tải, xe thô sơ khác. 2.2. Kết quả xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn: Tại khu vực nông thôn, rác thải sinh hoạt được xử lý bằng ba hình thức chủ yếu như sau: - Hình thức vận chuyển về Nhà máy xử lý: tại các xã nông thôn của thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao và một số xã của huyện Phù Ninh, Thanh Ba, Tam Nông, rác thải được vận chuyển về Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì để xử lý. - Hình thức xử lý rác thải bằng phương pháp đốt: một số địa bàn khu vực nông thôn đã xây dựng lò đốt để xử lý rác thải sinh hoạt đặt tại các xã Vô Tranh (Hạ Hòa); Ngọc Lập, Lương Sơn và Xuân Viên (Yên Lập); Hương Nộn (Tam Nông); thị trấn Thanh Thuỷ (huyện Thanh Thuỷ). Một số nơi còn sử dụng lò đốt mini quy mô hộ gia đình hoặc đốt rác thải lộ thiên. - Hình thức chôn lấp rác thải: hình thức chôn lấp đang diễn ra phổ biến trên địa bàn các huyện miền núi với biện pháp chôn lấp chưa đảm bảo hợp vệ sinh. Ngoài ra, ở các khu dân cư tại các xã vùng sâu, vùng cao, nhân dân chủ yếu đang sử dụng hố chôn lấp tại hộ gia đình theo hướng dẫn của chính quyền địa phương hoặc tự phát. (Chi tiết tại Bảng 1.1 - Phụ lục I kèm theo). 3. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách và đầu tư, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, xử lý rác: 3.1. Về xây dựng cơ chế, chính sách cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải: Trong giai đoạn 2016 - 2020, đã tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến 2030, đảm bảo với thực tế (tại Quyết định số 3360/QĐ-UBND ngày 14/12/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ). Đã ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và đơn giá xử lý rác thải sinh hoạt làm căn cứ triển khai thực hiện theo cơ chế giá, cụ thể: - Ngày 20/4/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 12/2017/QĐ- UBND về việc quy định đơn giá xử lý rác thải sinh hoạt cho Công ty Cổ phần xử lý chất thải Phú Thọ (đơn giá xử lý rác thải sinh hoạt là 272,5 đồng/kg). - Ngày 10/02/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 05/2017/QĐ- UBND về việc quy định giá dịch vụ thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho các đối tượng gồm: các cơ quan hành chính, sự nghiệp, trụ sở doanh nghiệp (mức thu từ 300.000 - 1.000.000đ/tháng); các hộ gia đình không kinh doanh (mức thu từ 5.000 ở nông thôn - 8.000đ/người/tháng ở thành thị)... Công tác thu phí dịch vụ thu gom, vận chuyển rác được các huyện triển khai theo quy định. Trong giai đoạn, toàn tỉnh đã thu được 111,13 tỷ đồng, trong đó một số địa bàn có mức thu cao như: thành phố Việt Trì 50,5 tỷ đồng, Thanh Ba 12,32 tỷ đồng, Thanh Thủy 9,6 tỷ đồng … Nhìn chung, mức phí thu một phần đáp ứng cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác, đóng góp khoảng 40% trong tổng mức chi cho đầu tư, hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt. 3.2. Về đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải: Công tác thu gom, vận chuyển được quan tâm, đầu tư. Rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh cơ bản được thu gom, vận chuyển bằng các xe chở rác chuyên dụng. Toàn tỉnh hiện đã được đầu tư 29 xe ép rác (tăng 05 xe so với năm 2016); 19 xe ô tô (tăng 05 xe); 14 xe công nông (giảm 08 xe); 1.404 xe đẩy tay và các phương tiện thô sơ khác (tăng 314 xe so với năm 2016). Thực hiện duy trì 02 Công ty môi trường đô thị; 22 Hợp tác xã (giảm 07 hợp tác xã); 68 tổ, đội vệ sinh môi trường (giảm 24 tổ đội so với năm 2020). Thay đổi, bổ sung tổ chức thực hiện công tác thu gom, vận chuyển rác thải (thành lập thêm 02 Trung tâm phát triển Cụm công nghiệp và Công trình công cộng). (Chi tiết tại Bảng 1.2 - Phụ lục I kèm theo) Hằng năm, UBND tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường để thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường. Giai đoạn 2016 - 2020 đã đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt 281,08 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 27,71 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 84,72 tỷ đồng, ngân sách huyện 53,26 tỷ đồng, ngân sách xã 1,64 tỷ đồng và nguồn thu phí dịch vụ thu gom, vận chuyển rác 113,75 tỷ đồng. UBND tỉnh bố trí kinh phí để cải tạo, nâng cấp, khoanh vùng khu vực chôn lấp rác thải trơ tại Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì tại Vân Phú 3,95 tỷ đồng; đầu tư ô chôn lấp chất thải trơ tại Trạm Thản giảm quá tải cho Nhà máy Chế biến phế thải đô thị Việt Trì 6,3 tỷ đồng. Hoàn thành xây dựng hạ tầng Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Trạm Thản và thu hút đầu tư, dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” công suất giai đoạn I là 500 tấn/ngày. Đầu tư bổ sung 04 lò đốt (nâng tổng số lò đốt đã được đầu tư lên 12 lò), vận hành các bãi chôn lấp để xử lý rác thải sinh hoạt cho các huyện phục vụ cho công tác xử lý rác thải tại chỗ của các địa phương. 4. Đánh giá kết quả thực hiện Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020: 4.1. Những kết quả đạt được: - Các cấp chính quyền đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt. - Nhận thức của người dân đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung, công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng đã được nâng lên. - Việc thành lập mới và duy trì các tổ, đội thu gom rác thải; việc đầu tư thiết bị, phương tiện vận chuyển chuyên dụng đã được quan tâm đầu tư; công tác xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển cơ bản hoàn thành. - Về chỉ tiêu thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở khu vực nông thôn đã được thu gom, xử lý đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, hết năm 2020 đạt 75% so với mục tiêu 65%. - Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh được quan tâm, thực hiện, cơ bản đáp ứng cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt. - Việc duy trì các biện pháp xử lý, đầu tư cải tạo, khắc phục ô nhiễm và hoàn thiện hạ tầng được quan tâm, tạo tiền đề thực hiện thu hút đầu tư, dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” công suất giai đoạn I là 500 tấn/ngày, hướng tới mục tiêu rác thải sinh hoạt được xử lý tập trung bằng phương pháp hiện đại, đảm bảo môi trường. 4.2. Những tồn tại, hạn chế: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc và khó khăn như sau: - Chưa hoàn thành xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung và các lò đốt rác thải sinh hoạt đảm bảo quy chuẩn theo nội dung Đề án, quy hoạch giai đoạn 2016 - 2020 đã đặt ra. - Tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt cơ bản đã đạt mục tiêu đề ra, tuy nhiên tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải tại khu vực đô thị là 97,2% chưa đạt mục tiêu của Đề án (mục tiêu đạt 100%); các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương đều chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường, gây ô nhiễm môi trường tại khu vực xử lý, cụ thể: + Khu vực Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì: nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1998, với công suất thiết kế là 60 tấn/ngày. Hiện nay, nhà máy đang hoạt động quá tải (gấp 4 lần), bãi chôn lấp chất thải trơ của Nhà máy hiện không còn khả năng đáp ứng, phải vận chuyển lên Trạm Thản xử lý tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt khi mưa to kéo dài. + Khu vực các lò đốt rác thải đang hoạt động: các lò đốt rác đã được lắp đặt tại các địa phương chưa đáp ứng đủ yêu cầu về bảo vệ môi trường, chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại QCVN 61-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, chưa được đầu tư đầy đủ các công trình phụ trợ như: nhà phơi rác, hệ thống xử lý nước rác, chôn lấp chất thải trơ hoặc tro xỉ, phun chế phẩm diệt côn trùng… nhiều lò đốt rác đã xuống cấp nghiêm trọng gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh, đặc biệt là mùi và khí thải (đến nay 04/12 lò đốt đã dừng hoạt động tại các khu vực: thị trấn Sông Thao, huyện Cẩm Khê; xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy; xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh và xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba) + Biện pháp chôn lấp rác thải: hình thức chôn lấp không hợp vệ sinh đang diễn ra phổ biến trên địa bàn các huyện miền núi. Các bãi chôn lấp của huyện Yên Lập, Đoan Hùng theo thiết kế phải đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phân ô chôn lấp, chống thấm bằng lớp lót vải địa kỹ thuật, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác và chôn lấp theo quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được đầu tư đảm bảo khối lượng và tiến độ dự án đã ảnh hưởng đến công tác xử lý rác thải của các huyện. - Mạng lưới thu gom, cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xử lý rác thải theo quy hoạch thu gom, xử lý rác thải chưa được đầu tư đồng bộ; phương tiện, trang thiết bị và lực lượng tham gia công tác thu gom, vận chuyển còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu. - Bước đầu hình thành mạng lưới, tổ dịch vụ vệ sinh môi trường, tuy nhiên còn mang tính tự phát, chưa có mô hình thống nhất hiệu quả để giao trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải. - Công tác tuyên truyền về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và bảo vệ môi trường còn hạn chế, chưa tạo được nhiều sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của người dân, chưa có sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị tại địa phương. - Công tác thu phí dịch vụ vệ sinh tỷ lệ thu còn rất thấp nên chưa đáp ứng duy trì mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải. 4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: 4.3.1. Nguyên nhân chủ quan: - Việc tạm dừng đầu tư mới các biện pháp xử lý tại các huyện, tạm dừng đầu tư nâng cấp một số dây truyền thiết bị, nhà xưởng cần thiết để duy trì tiếp nhận rác hằng ngày tại Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì đã gây áp lực cho công tác xử lý, trong khi tiến độ đầu tư Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện đảm bảo xử lý tập trung cho toàn tỉnh tại xã Trạm Thản kéo dài hơn dự kiến. - Sự quan tâm của các cấp, các ngành chưa thực đúng mức; nguồn lực, kinh phí phân bổ cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt chưa đáp ứng yêu cầu. - Công tác vệ sinh môi trường hoạt động vẫn còn mang tính tự phát, chưa có cơ chế phân công trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của tổ chức hoạt động. Đã tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải ở cấp xã vùng nông thôn, tuy nhiên mô hình quản lý chưa đồng bộ, hiệu quả. 4.3.2. Nguyên nhân khách quan: - Dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện là dự án có quy mô lớn của nhà đầu tư nước ngoài, phải thực hiện nhiều thủ tục thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành Trung ương, điều chỉnh nhiều nội dung, nhiều lần nên tiến độ còn chậm. - Địa bàn tỉnh có địa hình tương đối phức tạp, nhiều đồi núi, sông suối, nhất là ở các xã miền núi, dân cư không tập trung nên khó khăn trong thu gom, vận chuyển. - Rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng đa dạng về chủng loại, xuất hiện ngày càng nhiều loại khó xử lý, trong khi khối lượng rác ngày càng nhiều, công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu; tình trạng xả rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định còn diễn ra phổ biến. - Nhân lực và bộ máy thực hiện cho việc thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải tại một số địa phương còn chưa đầy đủ. Nhiều nơi ở một số địa phương rác thải sinh hoạt không được thu gom dẫn đến việc hình thành các bãi rác tạm, gây ô nhiễm môi trường trong khu vực. - Nguồn ngân sách tỉnh còn hạn chế, nên kinh phí đầu tư cho công tác thu gom, xử lý rác thải chưa đáp ứng nhu cầu; kinh phí của địa phương đối ứng cho bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại các huyện còn chậm và chưa đủ theo tiến độ dự án; một số mô hình thu gom, xử lý rác thải được xây dựng hoạt động không hiệu quả. - Nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường và thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tuy đã được nâng lên nhưng chưa tạo được sự chuyển biến tích cực. Công tác tuyên truyền chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa gắn trách nhiệm của cộng đồng và người dân về bảo vệ môi trường trong sinh hoạt cộng đồng. Phần III PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 1. Dự báo tình hình Trong giai đoạn 2021-2025, với sự gia tăng và dịch chuyển về dân số, tốc độ đô thị hóa với việc hình thành nhiều khu đô thị, khu dân cư; các Khu, cụm công nghiệp tiếp tục được thu hút đầu tư; nhiều mô hình chuyển đổi sản xuất thay đổi thói quen sinh hoạt cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao sẽ phát sinh lượng rác thải ngày càng nhiều, gây áp lực lên môi trường sống và hạ tầng thu gom, vận chuyển, xử lý rác trên địa bàn toàn tỉnh. Rác thải sinh hoạt có lượng và thành phần đa dạng, có sự khác nhau phụ thuộc vào mức sống người dân và sự phát triển công nghiệp, thương mại của từng địa phương, trong đó rác thải hữu cơ chiếm 70-75%, rác thải vô cơ (như thủy tinh, kim loại) chiếm 25-30%; rác có thành phần nhựa chiếm 8-16% và rác thải nguy hại chiếm 1-2%. Theo rà soát, thống kê của các huyện, thành, thị xác định giai đoạn 2021-2025 cần thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại 276/276 khu dân cư ở đô thị và 1.476/2.052 khu dân cư tập trung ở nông thôn. Khi đó, lượng rác cần thu gom, vận chuyển xử lý tập trung tại Trạm Thản khoảng 500 tấn/ngày so với lượng dự kiến phát sinh của khu vực đô thị, nông thôn tập trung là 700 tấn/ngày (năm 2025, đạt 70%). (Chi tiết tại Bảng 2.2 - Phụ lục II kèm theo) 2. Quan điểm, mục tiêu 2.1. Về quan điểm: - Công tác quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt là trách nhiệm chung của toàn xã hội, chính quyền các cấp và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền các cấp. - Quản lý rác thải sinh hoạt phải từng bước hướng đến đảm bảo theo nguyên tắc: cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. - Huy động mọi nguồn lực đầu tư, tăng cường xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. 2.2. Về mục tiêu: - Phấn đấu tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh đạt từ 70% (về khối lượng) trở lên theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025. - Đảm bảo đáp ứng khối lượng rác cho Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại Trạm Thản tối thiểu 400 tấn/ngày trong hai năm đầu Nhà máy đi vào hoạt động và 500 tấn/ngày những năm tiếp theo, theo Hợp đồng đã ký. 3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện: 3.1. Nhiệm vụ: - Hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng phụ trợ Khu liên hợp xử lý chất thải Trạm Thản; kiểm tra, đôn đốc nhà đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện (giai đoạn I) đảm bảo tiến độ hoàn thành trong năm 2022. - Hoàn thành mạng lưới điểm tập kết rác thải tại các huyện, thành, thị để thu gom rác thải sinh hoạt về nơi xử lý tập trung. Rà soát, đầu tư bổ sung phương tiện, thiết bị phù hợp với hoạt động thu gom, vận chuyển của địa phương. - Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy, mô hình quản lý thực hiện công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại địa phương. - Thực hiện tốt việc xử lý rác thải hiện hữu, trong đó tập trung thực hiện các biện pháp duy trì sản xuất, bảo vệ môi trường đối với Nhà máy Chế biến phế thải đô thị Việt Trì và các lò đốt rác, bãi chôn lấp rác thải tại các huyện đã được đầu tư; vận hành ô chôn lấp chất thải trơ tại Trạm Thản cho đến khi Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Trạm Thản đi vào hoạt động. Sau khi Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện đi vào hoạt động, thực hiện đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường Nhà máy Chế biến phế thải đô thị Việt Trì; xóa bỏ những lò đốt, đóng cửa các ô chôn lấp rác không đảm bảo các thông số kỹ thuật về môi trường tại địa phương; thực hiện các biện pháp xử lý rác thải hợp vệ sinh theo đúng quy định, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường tại các xã miền núi, khu vực nơi có địa hình khó khăn trong việc thu gom, vận chuyển. - Xây dựng lộ trình giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển tiến tới bù đắp chi phí xử lý, giảm dần hỗ trợ tài chính từ ngân sách Nhà nước cho các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt. Tổ chức thí điểm thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt dựa trên khối lượng chất thải. - Đảm bảo nguồn lực tài chính, bố trí, cân đối và huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn về đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường và thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Tăng cường nguồn lực tài chính, tranh thủ các nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, nguồn hỗ trợ xử lý ô nhiễm triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của Chính phủ, quỹ môi trường và khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực tham gia thực hiện. - Tăng cường công tác tuyên truyền từ tỉnh đến cơ sở và đến từng người dân về bảo vệ môi trường nói chung, về thực hiện Đề án nói riêng; xác định đây là trách nhiệm của toàn dân và của cả hệ thống chính trị. 3.2. Các giải pháp thực hiện: 3.2.1. Công tác tuyên truyền, chỉ đạo: - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về công tác thu gom xử lý rác thải sinh hoạt trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm tạo ra những thay đổi trong nhận thức và hành động của nhân dân. Nâng cao ý thức tự giác thực hiện giảm thiểu phát sinh, phân loại tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đổ rác đúng nơi quy định. - Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội các cấp theo thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước cấp trên trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện và các tồn tại, vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn. - Hướng dẫn các hộ gia đình phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý. - Thực hiện các Chương trình truyền thông để nâng cao nhận thức ở các cơ quan Nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các trường học, cộng đồng dân cư về giảm thiểu, phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng CTR, để CTR đúng nơi quy định. Xây dựng nội dung quản lý CTR bao gồm ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh CTR, sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, thu gom, vận chuyển CTR theo đúng quy định vào chương trình tập huấn, bồi dưỡng đào tạo cán bộ tại các cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cấp học phổ thông. 3.2.2. Hoàn thành đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại Trạm Thản: - Hoàn thành cơ sở hạ tầng Khu liên hợp xử lý chất thải Trạm Thản để Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại Trạm Thản đi vào hoạt động. - Di dời các hộ dân sinh sống trong phạm vi không đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường trong khu vực. - Kiểm tra, đôn đốc tiến độ xây dựng và việc tuân thủ theo Giấy phép xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của Nhà đầu tư. 3.2.3. Hoàn thiện mạng lưới điểm tập kết và đầu tư bổ sung phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt cho địa phương: - Xác định địa bàn, tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung các điểm tập kết rác tại các xã để thực hiện thu gom, tập kết rác thải trước khi đưa về Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại Trạm Thản xử lý. - Rà soát, đầu tư bổ sung phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển như: thùng chứa rác, xe gom rác tại các vùng nông thôn và đặc biệt là xe chuyên dụng vận chuyển rác từ các huyện về Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại Trạm Thản xử lý. - Trong trường hợp sự cố, Nhà máy không thể vận hành xử lý rác: thực hiện phương án lưu giữ tạm thời tại Bể chứa rác của Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại Trạm Thản (Nhà máy có trách nhiệm lưu giữ 8-10 ngày theo Báo cáo Đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt); tập kết tạm thời tại khu vực ô chôn lấp chất thải trơ tại xã Trạm Thản; lưu giữ tại các khu xử lý, điểm tập kết của các xã, huyện. 3.2.4. Tổ chức lại mô hình quản lý thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt: - Rà soát lại các tổ chức, doanh nghiệp đang thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của địa phương, cơ cấu lại cho phù hợp việc thực hiện Đề án. - Hình thành, mở rộng địa bàn thu gom, vận chuyển rác thải từ khu dân cư đến điểm tập kết và vận chuyển rác thải về Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện Trạm Thản xử lý: + Ở cấp huyện: khuyến khích tổ chức có năng lực, kinh nghiệm tham gia thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu thực hiện nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt. Ở các địa bàn khó khăn, chưa có đơn vị cung cấp dịch vụ, giao Ban quản lý công trình công cộng của địa phương thực hiện. + Ở cấp xã: tại các địa bàn chưa có doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải cần tổ chức tổ, đội thu gom, vận chuyển từ các khu dân cư đến điểm tập kết của xã. 3.2.5. Duy trì các giải pháp xử lý đến khi Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại Trạm Thản đi vào hoạt động: - Tăng cường công tác phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại Nhà máy Chế biến phế thải đô thị Việt Trì; hỗ trợ, bố trí kinh phí, tổ chức thực hiện vận chuyển rác thải trơ để chôn lấp tại Xí nghiệp Trạm Thản. - Duy trì các ô chôn lấp, lò đốt hiện có đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường tại địa phương; tiếp tục thực hiện các biện pháp xử lý rác thải hợp vệ sinh tại các xã miền núi nơi có địa hình khó khăn cho việc thu gom vận chuyển rác thải. - Khi Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Trạm Thản đi vào hoạt động, tiến hành xây dựng Đề án đóng cửa Nhà máy Chế biến phế thải đô thị Việt Trì, các khu chôn lấp, lò đốt rác để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định. 3.2.6. Xây dựng giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt: Hoàn thành việc xây dựng đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt đảm bảo các điều kiện của tỉnh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng chi trả của tổ chức, công dân. Trước mắt, xây dựng đơn giá đảm bảo cho công tác thu gom, vận chuyển rác thải; về lâu dài tính toán đủ chi phí trong đó bao gồm cả chi phí xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn. 3.2.7. Về nguồn lực tài chính: Nguồn lực thực hiện Đề án được phân bổ từ nguồn thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển của tổ chức, cá nhân, từ nguồn ngân sách Nhà nước để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo nguyên tắc, cụ thể: - Ngân sách tỉnh, ngân sách Trung ương hỗ trợ bố trí chi trả cho việc xử lý rác cho Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại Trạm Thản; hỗ trợ kinh phí mua sắm phương tiện, thiết bị cho các huyện đảm bảo hoạt động vận chuyển rác thải. Hỗ trợ kinh phí đầu tư thiết bị, máy móc cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì; hỗ trợ thực hiện đề án đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường Nhà máy xử lý, bãi chôn lấp và khu vực lò đốt rác. - Ngân sách huyện đảm bảo cho hoạt động thu gom, vận chuyển bố trí cho công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt về Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại Trạm Thản; xây dựng điểm tập kết; mua sắm phương tiện, thiết bị và cải tạo phục hồi môi trường bãi chôn lấp và khu vực lò đốt rác. - Thu giá dịch vụ được cân đối cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt theo mô hình do huyện tổ chức. - Thu hút, xã hội hóa đầu tư về công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt; ưu tiên phân bổ hợp lý nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác để đầu tư cho công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. 4. Kinh phí thực hiện: 4.1. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án: Tổng kinh phí: 714.030.000.000 đồng, trong đó: - Mua sắm phương tiện: 39.920.000.000 đồng. - Thu gom, vận chuyển rác: 307.880.000.000 đồng. - Chi phí xử lý rác: 272.420.000.000 đồng. - Chi phí vận chuyển rác thải trơ, cải tạo phục hồi môi trường, đóng cửa Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì: 93.810.000.000 đồng. (Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo) 4. 2. Nguồn kinh phí: 4.2.1. Ngân sách cấp tỉnh: Tổng kinh phí: 406.150.000.000 đồng (trung bình 81.123.000.000 đồng/năm), trong đó. - Chi phí xử lý rác: 272.420.000.000 đồng (trung bình 54.484.000.000 đồng/năm). (Chi tiết tại các Bảng 2.2.1 đến 2.2.5 - Phụ lục II kèm theo) - Chi phí hỗ trợ kinh phí mua sắm các phương tiện: 39.920.000.000 đồng. (Chi tiết tại Bảng 2.1 - Phụ lục II kèm theo) - Chi phí vận chuyển rác thải trơ; đầu tư, cải tạo khắc phục ô nhiễm Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì và phương án đóng cửa Nhà máy khi Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Trạm Thản đi vào hoạt động: 93.810.000.000 đồng. (Chi tiết tại Bảng 2.3 - Phụ lục II kèm theo). 4.2.2. Ngân sách cấp huyện: đảm bảo chi cho hoạt thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt từ các huyện, thành, thị về Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại Trạm Thản: 307.880.000.000 đồng (trung bình 61,576 tỷ đồng/năm). (Chi tiết tại các Bảng 2.2.1 đến 2.2.5 - Phụ lục II kèm theo) 4.2.3. Dự kiến nguồn thu từ phí, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác: thu được khoảng 219,22 tỷ đồng (đạt 30,7% so với tổng mức chi). 5. Lộ trình triển khai thực hiện: 5.1. Năm 2022: - Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh đảm bảo tiến độ, quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan phấn đấu hoàn thành trong năm 2022, đưa vào sử dụng từ năm 2023. - Công ty Cổ phần Xử lý chất thải Phú Thọ thực hiện các biện pháp duy trì sản xuất, bảo vệ môi trường đối với Nhà máy Chế biến phế thải đô thị Việt Trì; xây dựng phương án vận chuyển rác thải trơ và đầu tư cải tạo, khắc phục ô nhiễm, đóng cửa Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì để thực hiện khi Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại Trạm Thản đi vào hoạt động. - UBND các huyện, thành, thị duy trì các biện pháp xử lý rác thải hiện có tại địa phương đảm bảo xử lý chất thải phát sinh, tránh gây ô nhiễm môi trường; xây dựng điểm tập kết rác thải sinh hoạt tại các huyện, thành, thị để thu nạp rác thải sinh hoạt của huyện trước khi vận chuyển về Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Trạm Thản. - Rà soát, đầu tư bổ sung phương tiện, thiết bị phù hợp với hoạt động thu gom, vận chuyển của địa phương như: thùng chứa rác, xe thu gom rác và các phương tiện, thiết bị chuyên dụng khác. Hoàn thiện mạng lưới thu gom, vận chuyển tại tất cả các huyện, thành, thị nhằm thu gom triệt để rác thải phát sinh, vận chuyển về Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện xử lý, đảm bảo khối lượng vận chuyển về Nhà máy xử lý theo Hợp đồng ký kết với nhà đầu tư. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình về thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn trên địa bàn. - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành đưa vào vận hành Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Trạm Thản và bố trí kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý trong trường hợp Nhà máy xong sớm hơn dự kiến. 5.2. Giai đoạn 2023-2025: - Thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt về Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện để xử lý tập trung, đảm bảo khối lượng theo Hợp đồng ký kết với nhà đầu tư. - Tiếp tục duy trì, khuyến khích mở rộng địa bàn hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải tại tất cả các khu dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. - Thực hiện hoàn thành vận chuyển rác thải trơ; cải tạo, khắc phục ô nhiễm, đóng cửa Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì. - Đánh giá các mô hình thu gom, vận chuyển rác thải tại các huyện nhằm tìm kiếm mô hình hoạt động hiệu quả để phổ biến, nhân rộng. - Tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện các biện pháp giảm thiểu tại nguồn, tăng cường phân loại, tái chế, tái sử dụng góp phần bảo vệ môi trường. - Tổ chức tổng kết việc thực hiện Đề án. 6. Tổ chức thực hiện: 6.1. Sở Tài nguyên và Môi trường: - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị, các đơn vị liên quan phổ biến tuyên truyền, hướng dẫn, giám sát quá trình thực hiện Đề án đảm bảo tiến độ, mục tiêu đề ra. - Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, trách nhiệm của UBND các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện Đề án tại địa phương. - Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Đề án. 6.2. Sở Xây dựng: - Chủ trì thực hiện Hợp đồng xử lý rác thải theo ủy quyền của UBND tỉnh. - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhà đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại Trạm Thản thực hiện đầy đủ theo quy định về quy hoạch, xây dựng và Hợp đồng đã ký kết. - Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu xử lý chất thải rắn tập trung tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh để đảm bảo hoạt động vận chuyển rác về Nhà máy xử lý. Quản lý chặt chẽ nội dung hạ tầng kỹ thuật về điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh trong quá trình lập, thẩm định các đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền. - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị xây dựng, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh, bổ sung các loại giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; giá dịch vụ xử lý rác thải sinh hoạt theo quy định. 6.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với UBND các huyện, thành, thị đề xuất các biện pháp thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn nhằm đảm bảo tiêu chí về môi trường cho các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới theo lộ trình; theo dõi, đề xuất các mô hình quản lý rác thải khu vực nông thôn theo thẩm quyền. 6.4. Sở Khoa học và Công nghệ: - Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan giám sát chủng loại, chất lượng, năm sản xuất... các thiết bị sử dụng cho dự án đảm bảo đúng theo cam kết của nhà đầu tư thực hiện Dự án: xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Trạm Thản. - Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động tái chế, tái sử dụng, sử dụng phế phẩm để sản xuất phân hữu cơ, sản xuất nấm, xử lý rác thải sinh hoạt tại các khu vực dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng chưa được thu gom xử lý tại nhà máy xử lý Trạm Thản. - Nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt tại các khu xử lý và các biện pháp xử lý tại chỗ của các khu dân cư không tập trung, vùng sâu, vùng xa. 6.5. Sở Tài chính: - Hướng dẫn, đôn đốc thực hiện công tác thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải; giá dịch vụ xử lý rác thải sinh hoạt. - Đề xuất, báo cáo UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. - Hướng dẫn việc triển khai thực hiện đấu thầu hoặc đặt hàng hoạt động dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. - Trong trường hợp Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Trạm Thản đi vào hoạt động sớm hơn dự kiến; Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan đề xuất, báo cáo UBND tỉnh bổ sung kinh phí để triển khai thực hiện. 6.6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở có liên quan cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công để thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị theo nội dung Đề án. 6.7. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác thu gom xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn. Chỉ đạo phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện tham mưu tuyên truyền thông qua hệ thống panno, áp phích, tờ rơi về công tác vệ sinh môi trường tại các tuyến đường, nơi công cộng. 6.8. UBND các huyện, thành, thị: - Chịu trách nhiệm cụ thể hóa thực hiện nội dung Đề án trên địa bàn quản lý. Xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đảm bảo yêu cầu của Đề án, phù hợp với thực tế địa phương, chi tiết đến từng khu dân cư. - Tổ chức duy trì các hoạt động xử lý rác thải hiện hữu đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường trong thời gian chờ Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện đi vào hoạt động. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các điểm, khu vực tập kết rác thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo hướng dẫn tại Phụ lục IV. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn xóa bỏ các điểm tập kết, tồn lưu rác thải sinh hoạt không đúng quy định, chấm dứt tình trạng xả rác thải sinh hoạt bừa bãi trên địa bàn. - Xây dựng phương án ứng phó sự cố trong trường hợp Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Trạm Thản không thể tiếp nhận xử lý rác trên 10 ngày. Các huyện quy hoạch, đầu tư điểm tập kết rác thải sinh hoạt của cấp xã đảm bảo khả năng lưu giữ, bố trí địa điểm tập kết dự phòng cấp huyện đảm bảo yêu cầu môi trường. Đối với các địa phương đô thị, khó bố trí được dự phòng điểm tập kết đảm bảo yêu cầu môi trường như: thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, rác thải sinh hoạt được vận chuyển, tập kết tạm thời tại khu vực ô chôn lấp chất thải trơ Trạm Thản. - Rà soát hiện trạng mô hình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn, lựa chọn mô hình thực hiện phù hợp với điều kiện địa phương, đảm bảo quy định về lựa chọn đơn vị thực hiện. Trước mắt, chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã thành lập các tổ, đội thu gom rác thải; xây dựng các điểm tập kết rác thải sinh hoạt của cấp xã phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường; ban hành quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường lồng ghép trong quy ước, hương ước của các làng, thôn, bản. Có cơ chế chính sách nhằm động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường, đưa công tác bảo vệ môi trường trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để xét công nhận gia đình văn hóa, các thôn, khu phố, khu dân cư, cơ quan, đơn vị văn hóa. Định kỳ hằng năm UBND các cấp, phối hợp với Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể đánh giá phong trào quần chúng về công tác bảo vệ môi trường, đề xuất chính quyền biểu dương, khen thưởng những tổ chức cá nhân có tích xuất sắc trong bảo vệ môi trường. - Bố trí kinh phí hằng năm và chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn về Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại Trạm Thản để xử lý tập trung. - Giao UBND huyện Phù Ninh triển khai tổ chức di dời các hộ dân không đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường của Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện theo quy định trong năm 2022. 6.9. Công ty Cổ phần Xử lý chất thải Phú Thọ: Duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo môi trường khu vực. Xây dựng, thực hiện phương án vận chuyển rác thải trơ và cải tạo, khắc phục ô nhiễm, đóng cửa Nhà máy Chế biến phế thải đô thị Việt Trì khi Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Trạm Thản đi vào hoạt động. 6.10. Công ty TNHH Năng lượng môi trường Tianyu Phú Thọ: - Thực hiện đúng cam kết trong Hợp đồng đã ký với Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ; hỗ trợ kinh phí cho địa phương để mua sắm bổ sung trang thiết bị thu gom, vận chuyển rác thải về Nhà máy; hỗ trợ kinh phí trong việc di dời các hộ dân không đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường. - Đảm bảo phương án lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt từ 8-10 ngày trong trường hợp sự cố phải dừng máy, không thể xử lý rác. 6.11. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên: Tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị, các cơ quan đơn vị liên quan thường xuyên tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của mỗi người dân, từng gia đình, cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, nắm vững và thực hiện nghiêm túc việc thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, ủng hộ chủ trương xây dựng các điểm tập kết rác thải sinh hoạt và khu xử lý; tham gia tích cực vào công tác xã hội hóa về công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn; nộp kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đầy đủ theo quy định. Trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án, nếu có khó khăn vướng mắc, các sở, ngành, địa phương, cơ quan liên quan phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Phú Thọ", "promulgation_date": "14/12/2022", "sign_number": "3311/QĐ-UBND", "signer": "Phan Trọng Tấn", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-1018-QD-TTg-xuat-cap-hoa-chat-sat-trung-tu-nguon-du-tru-quoc-gia-cho-Binh-Thuan-2016-313716.aspx
Quyết định 1018/QĐ-TTg xuất cấp hóa chất sát trùng từ nguồn dự trữ quốc gia cho Bình Thuận 2016
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1018/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC XUẤT CẤP HÓA CHẤT SÁT TRÙNG TỪ NGUỒN DỰ TRỮ QUỐC GIA CHO TỈNH BÌNH THUẬN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tại văn bản số 1448/UBND-KTN ngày 05 tháng 5 năm 2016, ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 4199/BNN-TY ngày 24 tháng 5 năm 2016, Bộ Tài chính tại văn bản số 7219/BTC-TCDT ngày 27 tháng 5 năm 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 4131/BKHĐT-KTDT ngày 31 tháng 5 năm 2016, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 15.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Thuận để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tiếp nhận và sử dụng số hóa chất được cấp nêu trên hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng theo quy định. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Các Bộ trưởng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - TTg, PTTg Vương Đình Huệ, - VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Sỹ Hiệp, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTN, NC, V.III, TH, TKBT; - Lưu: VT, KTTH(3). KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Vương Đình Huệ
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "07/06/2016", "sign_number": "1018/QĐ-TTg", "signer": "Vương Đình Huệ", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Chi-thi-03-CT-CT-UBT-96-tang-cuong-quan-ly-Nha-nuoc-ve-dat-dai-tai-Can-Tho-179633.aspx
Chỉ thị 03/CT-CT-UBT-96 tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai tại Cần Thơ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 03/CT.CT.UBT.96 Cần Thơ, ngày 15 tháng 01 năm 1996 CHỈ THỊ V/V TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ LẬP LẠI TRẬT TỰ TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẦN THƠ Sau khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh có Chỉ thị 21/CT.UBT.93 về việc chấn chỉnh quản lý sử dụng nhà và đất xây dựng thuộc diện Nhà nước quản lý trong tỉnh Cần Thơ, công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Cần Thơ có nhiều tiến bộ, ổn định đi vào nề nếp. Tuy nhiên, gần đây một số doanh nghiệp Nhà nước không có chức năng kinh doanh về đất đai lại đi kinh doanh, chuyển nhượng đất đai không đúng chức năng, gây không ít khó khăn cho việc công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Để lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với việc chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, thế chấp đất đai theo quy định của pháp luật, Chủ tịch UBND tỉnh Chỉ thị: 1- Các doanh nghiệp Nhà nước không có chức năng quản lý và kinh doanh nhà đất không được kinh doanh đất đai. 2- Giao cho Sở Địa chính, Sở Xây dựng phối hợp với Thanh tra Nhà nước tiến hành kiểm tra và đề xuất ý kiến giải quyết cụ thể từng trường hợp trong kinh doanh đất đai không đúng chức năng. 3- Chỉ thị này được phổ biến đến các ngành, các cấp, các doanh nghiệp Nhà nước trong tỉnh. Quá trình thực hiện có gì khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương thường xuyên báo cáo về UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo./. CHỦ TỊCH UBND TỈNH CẦN THƠ Bùi Văn Hoành
{ "issuing_agency": "Tỉnh Cần Thơ", "promulgation_date": "15/01/1996", "sign_number": "03/CT-CT-UBT-96", "signer": "Bùi Văn Hoành", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-26-2018-QD-UBND-Quy-che-quan-ly-bai-tam-du-lich-Hai-Phong-395714.aspx
Quyết định 26/2018/QĐ-UBND Quy chế quản lý bãi tắm du lịch Hải Phòng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 26/2018/QĐ-UBND Hải Phòng, ngày 13 tháng 09 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ BÃI TẮM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Căn cứ Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Theo đề nghị của Sở Du lịch tại Tờ trình số 09/SDL-TTr ngày 29 tháng 6 năm 2018 và Công văn số 634/SDL-TTr ngày 28 tháng 8 năm 2018; Báo cáo thẩm định số 36/BCTĐ-STP ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Sở Tư pháp, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý bãi tắm du lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 25 tháng 9 năm 2018. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ: VHTTDL, GTVT, TP; - Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL); - Cục KTVB QPPL (Bộ Tư pháp); - TT TU, TT HĐND TP; - Đoàn ĐB Quốc hội TP HP; - CT, các PCT UBND TP; - Các VP: TU, HĐND TP; - Các Ban: TU, HĐND TP; - Như Điều 3; - CVP, các PCVP UBND TP; - Báo HP, Đài PT&TH Hải Phòng; - Cổng TT ĐT TP, Công báo TP; - Các Phòng CV, CV UBND TP; - Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Khắc Nam QUY CHẾ QUẢN LÝ BÃI TẮM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2018/QĐ-UBND ngày 13 tháng 09 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, cơ quan quản lý và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng, khai thác bãi tắm du lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Các cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền liên quan. 2. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý và khai thác bãi tắm du lịch. 3. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ tại bãi tắm du lịch. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Bãi tắm du lịch là bãi cát tự nhiên hoặc tôn tạo, đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định trong Quy chế này và được Ủy ban nhân dân thành phố quyết định công nhận. 2. Khu vực hoạt động của bãi tắm du lịch là phần diện tích được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 3. Đơn vị quản lý, khai thác bãi tắm du lịch là các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện để quản lý, kinh doanh bãi tắm du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 4. Hoạt động trong phạm vi các bãi tắm du lịch gồm: Hoạt động tắm, hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ trong phạm vi bãi tắm du lịch. Chương II ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN CỦA BÃI TẮM DU LỊCH Điều 4. Điều kiện về kết cấu hạ tầng 1. Có bãi cát mịn, bề mặt bãi cát từ bờ ra ngấn nước thủy triều cao nhất phải có chiều dài tối thiểu 5 m (mét), độ thoải bãi tắm vuông góc với ngấn nước thủy triều khoảng cách 5 m (mét) có độ sâu không quá 1,5 m (mét). 2. Đảm bảo chất lượng nước biển theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 10-MT:2015/BTNMT quy định cho Vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, tại Bảng: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước biển vùng biển ven bờ (QCVN 10-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển, ban hành theo Thông tư số 67/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường). 3. Có hệ thống giao thông kết nối đến bãi tắm du lịch đảm bảo thuận lợi và an toàn. Có điểm trông giữ xe cho khách du lịch hoặc điểm neo đậu phương tiện thủy chờ khách du lịch nằm ngoài khu vực bãi tắm du lịch và tuân thủ quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa. 4. Có hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo yêu cầu phục vụ công tác cảnh báo, cứu hộ cứu nạn. Đối với các bãi tắm xa bờ phải có hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến thu phát VHF. 5. Có hệ thống điện đáp ứng yêu cầu, hệ thống nước ngọt đảm bảo vệ sinh, đáp ứng nhu cầu tắm tráng và hoạt động kinh doanh dịch vụ hỗ trợ, hệ thống thu gom rác thải và hệ thống xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường. 6. Có hệ thống thu gom tách riêng nước mưa và nước thải sinh hoạt; có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn (hệ thống xử lý nước thải ngầm, xả thải ngoài khu vực bãi tắm, không được xả trực tiếp ra biển khi thiết kế cơ sở hạ tầng). Điều 5. Điều kiện, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất thiết bị kỹ thuật 1. Đối với bãi tắm có chiều dài từ dưới 100 m (mét) đến 100 m (mét) phải có tối thiểu 01 xuồng cứu sinh (hoặc Ca nô), đối với bãi tắm từ trên 100 m (mét) đến 200 m (mét) phải có tối thiểu 02 xuồng cứu sinh (hoặc Ca nô), đối với bãi tắm có chiều dài trên 200 m (mét) trở lên bình quân khoảng cách chiều dài 70 m (mét) phải có 01 xuồng cứu sinh (hoặc Ca nô) đảm bảo chất lượng theo quy định và thường trực đặt ở vị trí thuận lợi đáp ứng công tác cứu hộ cứu nạn khi có sự cố xảy ra. Trên mỗi xuồng có trang bị tối thiểu 06 áo phao cá nhân, 02 phao tròn (mỗi phao tròn có kèm dây ném chiều dài 25-30m) và có bộ đồ lặn kèm theo bình dưỡng khí. 2. Có các hệ thống phao tiêu, dây phao, cờ chỉ giới, biển báo hiệu vùng hành lang an toàn phù hợp với thủy triều thường xuyên của mực nước, màu sắc tương phản với màu nước, dễ quan sát, đảm bảo yêu cầu cảnh báo. Có biển báo khu vực nguy hiểm sóng lớn gần bãi đá và núi, nước xoáy. 3. Đối với bãi tắm có chiều dài dưới 100 m (mét) phải có tối thiểu 01 bảng nội quy, đối với bãi tắm có chiều dài trên 100 m (mét) phải có tối thiểu 02 bảng nội quy đặt ở vị trí dễ quan sát, kích thước tối thiểu 6m2 quy định nội quy bãi tắm bằng 2 thứ tiếng: Tiếng Việt, tiếng Anh, chữ rõ ràng không tẩy xóa, đảm bảo mỹ quan. 4. Có hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn đến các điểm dịch vụ và hệ thống giao thông nội bộ. 5. Đối với bãi tắm có chiều dài dưới 100 m (mét) phải có tối thiểu 01 trạm quan sát, đối với bãi tắm có chiều dài trên 100 m (mét) phải có tối thiểu 02 trạm quan sát, được xây dựng phù hợp với không gian biển và đảm bảo độ cao bao quát toàn bộ bãi tắm. 6. Đối với bãi tắm có chiều dài dưới 100 m (mét) phải có tối thiểu 02 khu nhà tráng nước ngọt (nam, nữ riêng biệt), đối với bãi tắm có chiều dài trên 100 m (mét) phải có ít nhất 04 khu nhà tráng nước ngọt (nam, nữ riêng biệt), mỗi khu tối thiểu có diện tích đạt 25m2. Nhà tráng nước ngọt có mắc treo hoặc giá đựng quần áo, giỏ đựng rác được thu gom thường xuyên. 7. Có tủ đựng đồ cho du khách và có khóa riêng có dây đeo cho từng ngăn tủ. 8. Có hệ thống loa phát thanh và tối thiểu 02 ống nhòm, 03 loa cầm tay chất lượng tốt giao cho lực lượng trực trạm quan sát quản lý sử dụng. Hệ thống loa phát thanh có ghi âm phát thường xuyên theo giờ mở cửa bãi tắm cảnh báo an toàn và nội quy bãi tắm bằng 2 thứ tiếng: Tiếng Việt, tiếng Anh. 9. Khu vệ sinh công cộng tại bãi tắm du lịch, đảm bảo các tiêu chí tại Quyết định số 225/QĐ-TCDL ngày 08/05/2012 của Tổng cục Du lịch. 10. Có phòng trực cấp cứu được trang bị đầy đủ phương tiện sơ cấp cứu, bố trí nhân viên y tế có chuyên môn nghiệp vụ y tế phù hợp làm việc theo giờ mở cửa của bãi tắm du lịch; có khu vực dịch vụ thuê phao bơi, chất lượng phao đảm bảo tiêu chuẩn mà cơ sở sản xuất đã được cơ quan chuyên môn kiểm định đủ tiêu chuẩn chất lượng của phao bơi cá nhân; không sử dụng săm ôtô và các loại phao bơi không đảm bảo an toàn cho khách du lịch thuê sử dụng. 11. Có hệ thống thu gom, xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường, theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN14:2008/BTNMT. Có khu vực tạm chứa rác thải bảo đảm vệ sinh môi trường và thẩm mỹ trước khi phương tiện chở rác tới điểm thu gom. Thùng chứa rác trên bãi tắm phải có nắp đậy, khoảng cách tối đa 50m/thùng; có phương tiện thu gom rác nổi trên mặt nước được thu gom hằng ngày. 12. Có hòm thư góp ý, đặt ở vị trí dễ quan sát, chất liệu phù hợp với khí hậu địa phương. Có số điện thoại của đơn vị quản lý, khai thác bãi tắm du lịch và các số điện thoại đường dây nóng của ngành Du lịch và chính quyền địa phương để tiếp nhận và xử lý kịp thời ý kiến tham gia của du khách. Các số điện thoại trên phải được công bố công khai trên bảng nội quy, bảng niêm yết giá và những nơi dễ quan sát. 13. Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, cứu hộ, cứu nạn, phương tiện sơ cứu y tế và các phương tiện khác tuân thủ theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của khách du lịch. 14. Có lối lên xuống khu vực ưu tiên dành cho người khuyết tật. 15. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên bãi tắm phải thường xuyên bổ sung áo phao cứu hộ, các phương tiện cứu hộ đảm bảo hoạt động tốt. Điều chỉnh phao phân luồng bãi tắm, cờ báo phù hợp với thủy triều và tình hình thời tiết. Điều 6. Quy định đối với nhân lực làm việc tại bãi tắm 1. Có đội ngũ lao động làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn, cứu đuối nước, nhân viên có chứng chỉ đào tạo về y tế, bảo vệ, hướng dẫn viên, lái xuồng được đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, nhân viên trực trạm quan sát (có chứng chỉ bơi lội cứu đuối, sơ cấp cứu, đảm bảo sức khỏe và được khám sức khỏe theo định kỳ do cơ sở khám, chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khỏe theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế) được bố trí trực theo quy định của giờ mở cửa bãi tắm du lịch. 2. Có 01 nhân viên cứu hộ trong khoảng cách 20 m chiều dài bãi tắm. 3. Có hợp đồng lao động bằng văn bản với tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác bãi tắm du lịch. 4. Trang phục và đeo phù hiệu đúng quy định của đơn vị quản lý bãi tắm. Chương III QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÃI TẮM DU LỊCH, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ KHÁCH DU LỊCH KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG TẠI BÃI TẮM DU LỊCH Điều 7. Thời gian hoạt động tại các bãi tắm du lịch 1. Mùa hè (từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 31 tháng 10): Thời gian hoạt động từ 5 giờ 30 phút đến 19 giờ 00 phút. Mùa đông (từ 01 tháng 11 đến ngày 31 tháng 3): Thời gian hoạt động từ 7 giờ 00 phút đến 18 giờ 00 phút. Nếu hoạt động ngoài khung thời gian trên thì phải trang bị đầy đủ các phương tiện đảm bảo an toàn cho du khách, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn phù hợp với ban đêm, hệ thống phao tiêu phát sáng và được chấp thuận của đơn vị quản lý bãi tắm, nhưng không trước 4 giờ 30 phút và không quá 21 giờ 00 phút. 2. Yêu cầu các bãi tắm trong thời gian hoạt động phải đảm bảo an toàn tuyệt đối và phải có lực lượng quản lý, theo dõi du khách sử dụng dịch vụ, đảm bảo cứu hộ cứu nạn, cứu đuối nước cho người tắm. Điều 8. Những hành vi không được thực hiện 1. Tắm, tham gia các hoạt động trên khu vực bãi tắm (hoạt động thể thao,..) khi thời tiết xấu như: Giông bão, gió lốc, mưa to, sấm sét. 2. Tắm, tham gia các hoạt động trên khu vực bãi tắm (hoạt động thể thao,...) khi uống rượu, bia. 3. Chăn dắt vật nuôi, thả súc vật, đưa các loại xe vào bãi tắm (trừ xe chuyên dụng thu gom rác thải). 4. Mang theo hóa chất độc hại, chất cháy nổ vào bãi tắm. 5. Tổ chức nấu nướng, chế biến thức ăn và ăn uống tại khu vực không cho phép tổ chức ăn uống. 6. Tổ chức các hoạt động kinh doanh mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc không đúng với các nội dung đã được cho phép. 7. Khai thác giếng ngầm, giếng khoan tại khu vực bãi tắm không được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 8. Sử dụng các vật dụng, thiết bị không đồng bộ, không đảm bảo an toàn sử dụng, ảnh hưởng đến mỹ quan cảnh quan khu vực bãi tắm (lều, bạt, dù che nắng và các loại bàn ghế nhựa, dụng cụ...), sử dụng các phương tiện dụng cụ không đảm bảo an toàn cho du khách thuê (phao bơi, áo phao không đảm bảo chất lượng an toàn). 9. Lấn chiếm bãi biển, biển chỉ giới khu vực bãi biển, bố trí dù, ghế tại khu vực dành riêng cho người tắm biển. 10. Điều khiển, neo đậu các phương tiện ca nô kéo dù, ca nô lướt ván, mô tô nước, thuyền buồm thể thao và các phương tiện khác trong khu vực dành cho người tắm biển hoặc gần hệ thống phao tiêu giới hạn vùng hoạt động khác. 11. Bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo khách. 12. Các hoạt động đánh bắt thủy hải sản trong khu vực bãi tắm. 13. Các phương tiện thủy được phân luồng xa khu vực bãi tắm, không neo đậu trong khu vực biển chỉ giới bãi tắm để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường khu vực bãi tắm. 14. Hút thuốc lá và các loại chất gây nghiện tại bãi tắm du lịch. 15. Lấy cát, sỏi, đá ra khỏi bãi du lịch. 16. Đánh bắt, khai thác, làm ảnh hưởng, gây tổn thương đến sinh vật biển (động vật, thực vật, các cấu trúc sinh sống của sinh vật biển, chà/ rạn san hô...) tại khu vực bãi tắm. 17. Xả nước thải, rác thải (rác thải nhựa, thủy tinh, kim loại,...). 18. Ảnh hưởng đến văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam. Điều 9. Quy định đối với tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác bãi tắm du lịch 1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác bãi tắm du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố công nhận là điểm du lịch theo quy định tại Điều 23, Điều 24 Luật Du lịch năm 2017. 2. Khảo sát và xây dựng biểu đồ hiện trạng bãi tắm chiều dài, chiều rộng, độ sâu mực nước, độ nước xoáy, độ sóng, thủy triều theo mùa. 3. Thành lập lực lượng cứu hộ cứu nạn, quản lý an ninh trật tự và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm trong phục vụ khai thác bãi tắm có chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ của từng vị trí công việc. 4. Xây dựng phương án quản lý khai thác bãi tắm. 5. Ban hành Nội quy bãi tắm. 6. Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường. 7. Định kỳ 6 tháng các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác bãi tắm thực hiện quan trắc môi trường nước để giám sát các thông số tác nhân sinh học có thể lây nhiễm bệnh dịch qua nước, không khí, cát biển. Điều 10. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác bãi tắm du lịch 1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác bãi tắm du lịch được: a) Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp tại khu vực bãi tắm. b) Cung cấp các thông tin về du lịch cần thiết của chính quyền địa phương và cơ quan liên quan khi có yêu cầu. c) Hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, 2. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác bãi tắm du lịch phải thực hiện: a) Đúng cam kết trong phương án quản lý, khai thác và sử dụng bãi tắm du lịch, đảm bảo việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên du lịch theo quy định của pháp luật. b) Đúng các quy định của Quy chế quản lý bãi tắm du lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng. c) Nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật về các lĩnh vực hoạt động của đơn vị trong hoạt động quản lý, khai thác bãi tắm du lịch. d) Việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. đ) Các biện pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch tắm tại bãi tắm du lịch do đơn vị quản lý, khai thác. Nếu không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn theo quy định thì tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác bãi tắm du lịch phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho du khách theo quy định của pháp luật. e) Định kỳ 6 tháng một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu, báo cáo hoạt động về Sở Du lịch và Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi có bãi tắm du lịch. Điều 11. Trách nhiệm của khách du lịch tắm và sử dụng dịch vụ bãi tắm du lịch 1. Khách du lịch tắm và sử dụng dịch vụ bãi tắm du lịch được: a) Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh bãi tắm du lịch cung cấp. b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bãi tắm du lịch cung cấp thông tin về bãi tắm du lịch. c) Đối xử bình đẳng; bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; tôn trọng danh dự, nhân phẩm; cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp. d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch. đ) Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác bãi tắm và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch. e) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 2. Khách du lịch tắm và sử dụng dịch vụ bãi tắm du lịch phải thực hiện: a) Tuân thủ pháp luật Việt Nam; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam. b) Nội quy, quy định của bãi tắm du lịch. c) Thanh toán tiền khi sử dụng các dịch vụ có thu tiền tại bãi tắm du lịch. d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự khi gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân hoạt động tại bãi tắm du lịch. Chương IV TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 12. Trách nhiệm của Sở Du lịch 1. Là cơ quan thường trực, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện Quy chế. Đề xuất các biện pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện Quy chế. 2. Xây dựng định hướng, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố chính sách về quy hoạch, quản lý, sử dụng và bảo vệ bãi tắm du lịch. 3. Chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm tại bãi tắm du lịch trên địa bàn thành phố. 4. Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức các chương trình tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Điều 13. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải Hướng dẫn đơn vị và kiểm tra các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật của các phương tiện xuồng cứu hộ theo phân cấp của Bộ Giao thông vận tải; chuyên môn, nghiệp vụ của người điều khiển phương tiện và công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa có liên quan đến bãi tắm du lịch; phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện nơi có bãi tắm du lịch tổ chức phân luồng và xác định vị trí điểm neo đậu cho các tàu thuyền xa khu vực hành lang an toàn bãi tắm du lịch. Điều 14. Trách nhiệm của Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phối hợp với Sở Du lịch và các địa phương trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của bãi tắm du lịch trên địa bàn thành phố theo chức năng nhiệm vụ của ngành. Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi có bãi tắm du lịch 1. Chủ trì, phối hợp với các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục cộng đồng tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động tại bãi tắm. 3. Phối hợp với Sở Du lịch và các ngành chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố các cơ chế, chính sách về quy hoạch, quản lý, sử dụng và bảo vệ bãi tắm. 4. Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Du lịch và các đơn vị có liên quan xác định vị trí điểm neo đậu cho các tàu thuyền xung quanh các khu vực bãi tắm du lịch đảm bảo an toàn cho phương tiện và khách du lịch. Điều 16. Kiểm tra, thanh tra Các cơ quan có thẩm quyền được thanh tra, kiểm tra theo chuyên ngành đối với hoạt động tại bãi tắm theo quy định của pháp luật. Điều 17. Xử lý các vi phạm 1. Các tổ chức, cá nhân quản lý hoạt động của bãi tắm du lịch nếu vi phạm các nội dung trong Quy chế này và quy định của pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc buộc chấm dứt hoạt động kinh doanh, 2. Các tổ chức, cá nhân nếu để xảy ra thiệt hại về người, tài sản thuộc trách nhiệm của mình phải bồi thường hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 18. Sở Du lịch (Cơ quan thường trực) chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này. Định kỳ 6 tháng, 1 năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, Sở Du lịch tổng hợp hoạt động của bãi tắm du lịch, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố./.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng", "promulgation_date": "13/09/2018", "sign_number": "26/2018/QĐ-UBND", "signer": "Lê Khắc Nam", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-843-QD-TTg-tang-ky-niem-chuong-cho-nguoi-hoat-dong-cach-mang-hoat-dong-khang-chien-bi-dich-bat-tu-day-67851.aspx
Quyết định 843/QĐ-TTg tặng kỷ niệm chương cho người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ----- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- Số: 843/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG CHO NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ ĐỊCH BẮT TÙ, ĐÀY THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (Tờ trình số 2893/TT-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2008) và Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Tờ trình số 910/TTr-BTĐKT ngày 27 tháng 6 năm 2008), QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Tặng Kỷ niệm chương cho 16 cá nhân hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày thuộc tỉnh Lâm Đồng (có danh sách kèm theo), đã nêu cao tinh thần kiên trung, bất khuất, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Điều 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và các cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - UBND tỉnh Lâm Đồng; - Ban Thi đua - Khen thưởng TW; - VPCP: BTCN; - TTĐT; - Lưu: Văn thư, TCCV (3b), Hùng (10b). KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Nguyễn Sinh Hùng DANH SÁCH TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG CHO NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ ĐỊCH BẮT TÙ, ĐÀY (Ban hành kèm theo Quyết định số 843/QĐ-TTg, ngày 04/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ) STT HỌ VÀ TÊN CHÍNH QUÁN TRÚ QUÁN 1 Bà Nguyễn Thị Tám Xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Xã Phù Mỹ, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. 2 Ông Tạ Sang Xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Xã Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. 3 Ông Võ Ngọc Liên Xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Phường 2, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. 4 Bà Cao Thị Thu Xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Xã Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. 5 Ông Phạm Xuân Viên Xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 6 Ông Kiều Nam (Hải) Xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. 7 Ông Cao Hòa Xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. 8 Bà Lê Thị Thiết Xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. 9 Bà Ông Thị Thu Hà Xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. 10 Bà Đoàn Thị Bé Xã Liên Bản, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. 11 Bà Trần Thị Tám Xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 12 Ông Nguyễn Đức Dinh Xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 13 Ông Lê Hoàng Dũng Xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 14 Ông Vũ Xuân Phúc Phường Thọ Xương, thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. 15 Bà Lê Thị Ba Xã Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 16 Bà Trần Thị Nhỏ Xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "04/07/2008", "sign_number": "843/QĐ-TTg", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-43-2008-QD-BLDTBXH-Chuong-trinh-khung-trinh-do-trung-cap-nghe-trinh-do-cao-dang-nghe-cho-nghe-sua-chua-may-tau-thuy-65940.aspx
Quyết định 43/2008/QĐ-BLĐTBXH Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho nghề “sửa chữa máy tàu thuỷ”
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ----- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- Số: 43/2008/QĐ-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “SỬA CHỮA MÁY TÀU THUỶ”. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 186/2007 /NĐ- CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ- BLĐTBXH ngày 04/1/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề; Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề “Sửa chữa máy tàu thuỷ "; Theo đề nghị của Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy nghề, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề: “Sửa chữa máy tàu thuỷ". Trên cơ sở bộ chương trình khung nói trên, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng xác định, tổ chức thẩm định và duyệt chương trình dạy nghề áp dụng cho trường mình. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị- Xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng cho nghề “ Sửa chữa máy tàu thuỷ" và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội và các Uỷ ban của Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Website Chính phủ; - Như Điều 3; - Lưu VT, TCDN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đàm Hữu Đắc FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội", "promulgation_date": "16/04/2008", "sign_number": "43/2008/QĐ-BLĐTBXH", "signer": "Đàm Hữu Đắc", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-quyet-98-2013-NQ-HDND-giao-chi-tieu-ke-hoach-dau-tu-xay-dung-nam-2014-Dong-Nai-217947.aspx
Nghị quyết 98/2013/NQ-HĐND giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2014 Đồng Nai
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------- Số: 98/2013/NQ-HĐND Đồng Nai, ngày 06 tháng 12 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ GIAO CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG NĂM 2014 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI KHOÁ VIII - KỲ HỌP THỨ 9 Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày được Quốc hội thông qua 03/12/2004; Căn cứ Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Căn cứ Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản; Căn cứ Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ; Căn cứ Quyết định số 2337/QĐ-TTg ngày 30/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014; Căn cứ Quyết định số 2986/QĐ-BTC ngày 30/11/2013 của Bộ Tài chính về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014; Sau khi xem xét Tờ trình số 10001/TTr-UBND ngày 20/11/2013 của UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư và xây dựng năm 2013 và giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2014; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Nhất trí với đánh giá của UBND tỉnh về kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư và xây dựng năm 2013; giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư và xây dựng năm 2014 theo Tờ trình số 10001/TTr-UBND ngày 20/11/2013 của UBND tỉnh trình tại kỳ họp, cụ thể như sau: 1. Thống nhất đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư và xây dựng năm 2013. 2. Thống nhất phân bổ kế hoạch đầu tư và xây dựng năm 2014 gồm các nội dung chính sau đây: a) Tổng số là 3.765,56 tỷ đồng gồm các nguồn vốn sau đây: - Nguồn vốn ngân sách tập trung là 2.400,06 tỷ đồng. - Nguồn vốn xổ số kiến thiết là 800 tỷ đồng. - Nguồn vốn khai thác quỹ đất là 500 tỷ đồng. - Nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương là 60 tỷ đồng. - Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia năm 2014 là 5,5 tỷ đồng. b) Thống nhất phân bổ chỉ tiêu kế hoạch các nguồn vốn nêu tại điểm a, khoản 2, Điều này như sau: - Vốn đầu tư do UBND tỉnh trực tiếp giao chỉ tiêu năm 2014, tổng số là 2.315,56 tỷ đồng, trong đó: + Nguồn vốn ngân sách tập trung là 1.450,06 tỷ đồng, trong đó: . Hỗ trợ các dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa là 150 tỷ đồng. . Hoàn trả vốn tạm ứng ngân sách đã tạm ứng là 140,06 tỷ đồng . Hoàn trả tạm ứng kho bạc Nhà nước Trung ương năm 2013 là 440 tỷ đồng. . Do UBND tỉnh trực tiếp giao chỉ tiêu đối với các dự án là 720 tỷ đồng. + Nguồn vốn xổ số kiến thiết là 800 tỷ đồng. + Nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương là 60 tỷ đồng. + Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia năm 2014 là 5,5 tỷ đồng. - Vốn đầu tư do UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa trực tiếp giao chỉ tiêu năm 2014 là 1.150 tỷ đồng. Bao gồm: + Nguồn vốn ngân sách tập trung là 950 tỷ đồng (trong đó cơ cấu giáo dục và đào tạo là 448 tỷ đồng). + Nguồn vốn khai thác quỹ đất năm 2014 là 200 tỷ đồng. - Hình thành các quỹ theo chủ trương của Trung ương và địa phương: + Quỹ phát triển đất của tỉnh là 150 tỷ đồng. + Quỹ phát triển nhà ở xã hội của tỉnh là 150 tỷ đồng. (Chi tiết xem phụ lục 1, 2, 3, 4, 5, 6 đính kèm) 3. Nội dung kế hoạch do UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa trực tiếp giao chỉ tiêu: a) Thống nhất mức vốn đầu tư phân bổ cho từng huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa (kể cả phần vốn hỗ trợ của ngân sách tỉnh). b) UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch đảm bảo theo thứ tự ưu tiên sau đây: - Ưu tiên bố trí vốn để thanh toán nợ khối lượng năm trước, các khoản tạm ứng, ứng vốn đầu tư trong năm 2013. - Bố trí vốn thanh toán cho các dự án sau quyết toán. - Bố trí vốn cho các dự án thực hiện chuyển tiếp từ năm trước năm kế hoạch sang năm kế hoạch. - Bố trí vốn đảm bảo cơ cấu tối thiểu của ngành giáo dục và đào tạo do UBND tỉnh giao chỉ tiêu, trong đó tập trung đối với các dự án thuộc Đề án kiên cố hoá trường học, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2 đối với các địa phương chưa thực hiện đầu tư hoàn thành chương trình. - Trên cơ sở bố trí vốn đủ cho các ưu tiên nêu trên nếu còn vốn mới cân đối cho các dự án khởi công mới thực sự cấp bách. Về nguyên tắc bố trí vốn đối với các dự án khởi công mới phải thực hiện đảm bảo tỷ lệ bố trí vốn tối thiểu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 và chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 8301/UBND-CNN ngày 23/11/2011. 4. Danh mục dự án trọng điểm năm 2014, cụ thể như sau: a) Xây dựng Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. b) Dự án Cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 25A (ĐT 769 đoạn từ bến phà Cát Lái đến ngã 3 quốc lộ 51). c) Đường Xuân Bắc - Suối Cao - Xuân Thành, huyện Xuân Lộc. d) Dự án xây dựng cầu Hóa An. đ) Dự án Nạo vét suối Săn Máu. e) Dự án đường liên cảng, huyện Nhơn Trạch. g) Hệ thống xử lý chất thải y tế cho các trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015 (dự án khởi công mới). 5. Giải pháp chủ yếu: Thống nhất các giải pháp tại Tờ trình số 10001/TTr-UBND ngày 20/11/2013 do UBND tỉnh trình tại kỳ họp 9; Giao UBND tỉnh triển khai thực hiện các giải pháp đến các sở, ban ngành của tỉnh, UBND cấp huyện, các đơn vị chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan. Đồng thời, tập trung chỉ đạo: huy động vốn, nhất là phát hành trái phiếu xây dựng công trình; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ để bố trí vốn không dàn trải, phát huy hiệu quả việc thực hiện dự án; chỉ đạo UBND huyện thực hiện các công trình xã hội hóa giao thông đúng quy trình theo Nghị quyết số 77/2006/NQ-HĐND ngày 28/9/2006 và Nghị quyết số 152/2009/NQ-HĐND ngày 10/12/2009 của HĐND tỉnh nhằm thu hút xã hội hóa giao thông nông thôn, đẩy nhanh đầu tư cơ sở hạ tầng. Điều 2. Tổ chức thực hiện Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2014; báo cáo kết quả thực hiện tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh. Trong quá trình thực hiện, khi cần thiết phải điều chỉnh kế hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thống nhất trước khi quyết định điều chỉnh kế hoạch và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất. Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết này theo luật định. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân khoá VIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 06/12/2013./. CHỦ TỊCH Trần Văn Tư PHỤ LỤC 1 BIỂU KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG NĂM 2014 NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẬP TRUNG (Kèm theo Nghị quyết số 98/2013/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2013 của HĐND tỉnh Đồng Nai) STT Danh mục dự án ĐĐ XD Tiến độ thực hiện Năng lực thiết kế Lũy kế vốn thanh toán đến hết 2013 Chủ đầu tư đề nghị 2014 Dự kiến KH 2014 Nội dung bố trí kế hoạch năm 2014 Chủ đầu tư 1 2 3 4 5 7 8 10 11 12 Tổng số 1.263.431 720.000 I Thực hiện dự án 1.068.506 680.900 - 1 Giao thông - 586.935 290.382 49% - a Công trình chuyển tiếp - 554.721 258.168 47% - 1 Đường Hố Nai 4 - Trị An TB-VC 2010-2014 18,37 km 183.800 2.700 2.700 100% Bố trí đủ theo nhu cầu Khu quản lý đường bộ, đường thủy Đồng Nai 2 Cầu Long Tân trên TL25A (ĐT 769) NT 2012-2014 33 m 13.590 10.500 10.500 100% Khu quản lý đường bộ, đường thủy Đồng Nai 3 Cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 25A (ĐT769, đoạn từ Bến phà Cát Lái đến ngã 3 Quốc lộ 51) LT-NT 2009-2014 29,247 km 185.529 117.196 25.000 21% Chưa đủ nguồn để cân đối theo khối lượng thực hiện, bù chênh lệch giá và thực hiện BTGPMB trong năm 2014. Phần còn thiếu sẽ tiếp tục bổ sung trong năm 2014 khi có nguồn Khu quản lý đường bộ, đường thủy Đồng Nai 4 Nâng cấp, mở rộng đường hương lộ 10 đoạn từ trung tâm huyện Cẩm Mỹ đi huyện Long Thành CM 2011-2014 10,3 km 67.188 27.130 10.000 37% Khu quản lý đường bộ, đường thủy Đồng Nai 5 Đường Cua Heo Bình Lộc (bao gồm thanh toán BTGPMB đã duyệt 2013) LK 2011-2015 4,9 km 99.000 65.500 24.906 38% UBND thị xã Long Khánh 6 Đường 25C giai đoạn 1, huyện Nhơn Trạch, đoạn từ hương lộ 19 đến đường 319 huyện Nhơn Trạch NT 2011-2015 11.433m 96.000 29.634 10.000 34% UBND huyện Nhơn Trạch 7 Đường Long Thọ 1 (đoạn nối từ đường 319B đến hương lộ 19), huyện Nhơn Trạch NT 2011-2015 2.595m 76.000 31.000 10.000 32% UBND huyện Nhơn Trạch 8 Tuyến đường liên huyện Xuân Định đi Lâm San huyện Cẩm Mỹ CM 2011-2015 16,644 km 38.000 55.000 20.000 36% UBND huyện Cẩm Mỹ 9 Đường 600A huyện Tân Phú TP 2011 -2015 17,9 km 44.000 49.473 24.000 49% UBND huyện Tân Phú 10 Đường Phú Xuân Núi Tượng huyện Tân Phú (ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí xây lắp, phần còn lại thanh toán từ vốn ngân sách huyện) TP 2011 -2015 14,5 km 26.000 21.826 16.000 73% UBND huyện Tân Phú 11 Đường Xuân Bắc Suối Cao Xuân Thành huyện Xuân Lộc (ngân sách tỉnh chi xây lắp phần 04 cầu của dự án và các hạng mục đường, mương cống từ điểm đầu dự án đến km9+000) XL 2011 -2015 35.100 40.000 20.000 50% UBND huyện Xuân Lộc 12 Đường vào xã Thanh Sơn, huyện Định Quán (ngân sách tỉnh thanh toán phần chi phí xây lắp, phần còn lại đầu tư từ ngân sách huyện) ĐQ 2011-2014 44.926 8.126 8.126 100% Bố trí đủ theo nhu cầu UBND huyện Định Quán 13 Đường liên xã Suối Nho (Định Quán) đi xã Xuân Thiện (Thống Nhất) ĐQ - TN 2012-2014 4,1 km 12.000 11.479 11.479 100% UBND huyện Định Quán 14 Đường N6 nối dài khu trung tâm hành chính huyện Cẩm Mỹ CM 2012-2014 406m 8.447 8.300 8.300 100% UBND huyện Cẩm Mỹ 15 Đường Ruộng Tre - Thọ An, thị xã Long Khánh (ngân sách tỉnh chi 50% vốn xây lắp) LK 2012-2014 9,7 km 10.000 11.760 11.760 100% UBND thị xã Long Khánh 16 Đường D29, D30, D31 khu trung tâm hành chính huyện Cẩm Mỹ CM 2012-2013 463m 7.220 3.697 3.697 100% UBND huyện Cẩm Mỹ 17 Đường vào Nghĩa trang Campuchia và bãi đỗ xe CM 2013-2014 0 1.700 1.700 100% UBND huyện Cẩm Mỹ 18 Đường Đặng Văn Trơn (chưa bao gồm chi phí tái lập nền đường do Tổng cục đường sắt thực hiện khi thi công cầu Hiệp Hòa) BH 2013-2014 0 59.700 40.000 67% UBND thành phố Biên Hòa b Bố trí vốn thanh toán đối với các dự án đã có dự toán BTGPMB được duyệt trong 2013 234.055 32.214 32.214 100% - 1 Dự án BOT đường ĐT 768 trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu VC 2013 60.248 7.300 7.300 100% Đã có dự toán BTGPMB đc duyệt UBND huyện Vĩnh Cửu 2 Dự án BOT đường ĐT 768 trên địa bàn thành phố Biên Hòa VC 2013 0 24.914 24.914 100% Đã có dự toán BTGPMB đc duyệt UBND thành phố Biên Hòa 2 Giáo dục - đào tạo - 228.319 172.274 130.000 75% - a Công trình chuyển tiếp - 228.319 67.274 42.250 63% - 1 Trường DTNT huyện Xuân Lộc XL 2011-2014 500 hs 58.811 21.654 11.300 52% Dự án đã hoàn thành, bố trí đủ theo giá trúng thầu và 60% bù chênh lệch giá Sở Giáo dục và Đào tạo 2 Trường THPT Tam Phước LT 2012-2015 1800 hs 48.526 17.381 9.200 53% Sở Giáo dục và Đào tạo 3 Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp tổng hợp Long Thành LT 2012-2014 800 hs 26.844 10.649 5.800 54% Sở Giáo dục và Đào tạo 4 Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp tổng hợp Định Quán ĐQ 2012-2014 1400 hs 27.223 5.543 3.900 70% Sở Giáo dục và Đào tạo 5 Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp tổng hợp Nhơn Trạch NT 2012-2014 1300 hs 26.342 12.047 12.050 100% Bố trí đủ theo yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo b Dự án khởi công mới 105.000 72.750 69% 1 Sửa chữa trường Chính trị tỉnh BH 2014-2015 25.000 11.750 47% Bố trí đảm bảo tỷ lệ theo quy định tại Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ Trường Chính trị tỉnh 2 Dự án đầu tư cải tạo nâng cấp Trường Trung học phổ thông chuyên Lương Thế Vinh BH 2014-2017 80.000 61.000 76% Sở Giáo dục và Đào tạo c Vốn bố trí để thực hiện cấp sau quyết toán đối với các dự án thuộc ngành giáo dục và đào tạo 15.000 3 Quản lí nhà nước - 17.800 64.652 37.650 58% - a Công trình chuyển tiếp 17.800 3.500 25.150 719% - 1 Xây dựng mới nhà làm việc và các công trình phụ trợ Hạt Kiểm lâm Xuân Lộc XL 2012-2014 3.500 3.500 3.000 86% Bố trí đủ theo khối lượng thực hiện Chi cục kiểm lâm Đồng Nai 3 Sửa chữa, cải tạo phòng tiếp công dân Văn phòng UBND tỉnh BH 2013-2014 1.200 1.200 100% Bố trí đủ theo khối lượng thực hiện Văn phòng UBND tỉnh 4 Sửa chữa cải tạo trụ sở UBND huyện Định Quán ĐQ 2013-2015 15.000 7.500 50% Bố trí đảm bảo tỷ lệ theo quy định tại Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ UBND huyện Định Quán 5 Phòng họp, phòng khánh tiết và cổng chính trụ sở Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai BH 2013-2014 1.500 1.500 100% Bố trí đủ theo yêu cầu UBMTTQVN tỉnh Đồng Nai 6 Trụ sở Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh BH 2012-2014 11.952 11.950 100% Bố trí đủ theo yêu cầu Văn phòng Đoàn Đại biểu QH&HĐND tỉnh b Dự án khởi công mới 30.000 11.000 37% 1 Xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Hội Cựu chiến binh tỉnh BH 2014 1.500 1.500 100% Bố trí đủ theo yêu cầu Hội Cựu chiến binh tỉnh 2 Cải tạo, sửa chữa Trụ sở Thành ủy Biên Hòa BH 2014-2015 30.000 11.000 37% Bố trí đảm bảo tỷ lệ theo quy định tại Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ UBND thành phố Biên Hòa 4 Cấp nước - 56.652 42.896 32.250 75% - a Công trình chuyển tiếp 56.652 42.896 32.250 75% - 1 Hệ thống cấp nước thị trấn Tân Phú TP 2012-2013 CS 2.500 m3/ngày 14.892 2.913 2.900 100% Bố trí đủ theo yêu cầu Công ty TNHH MTV Xây dựng cấp nước Đồng Nai 2 Hệ thống cấp nước phường Trảng Dài BH 2012-2015 CS 4.700 m3/ngày 31.147 30.125 19.500 65% Công ty TNHH MTV Xây dựng cấp nước Đồng Nai 3 Hệ thống cấp nước phường Bửu Hoà BH 2012-2015 CS 5.800 m3/ngày 10.613 9.858 9.850 100% Bố trí đủ theo yêu cầu Công ty TNHH MTV Xây dựng cấp nước Đồng Nai 5 Hạ tầng Công Cộng - 11.000 0 - Dự án chuyển tiếp 32.001 11.000 34% Hệ thống tiêu thoát nước xã Đông Hòa, Trung Hòa và Tây Hòa huyện Trảng Bom TB 2012-2015 21.000 11.000 52% Bố trí đảm bảo tỷ lệ theo quy định tại Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ UBND huyện Trảng Bom 6 Nông - Lâm -Thủy lợi - 79.999 96.787 62.062 64% - a Công trình chuyển tiếp 79.999 96.787 62.062 64% - 1 Dự án sinh cảnh trong khu sinh thái sinh thái cảnh quan thuộc Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa BH 2011-2014 4.257 1.825 1.200 66% Bố trí đủ theo yêu cầu Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa 2 Dự án Vườn ươm thuộc Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa BH 2011-2014 6.480 1.000 1.000 100% Bố trí đủ theo yêu cầu Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa 3 Dự án Nạo vét suối Săn Máu BH 2011-2014 52.000 80.000 50.000 63% Chưa đủ vốn để cân đối, phần còn lại sẽ thực hiện vay vốn TW Ban quản lý dự án NN & PTNT 4 Trồng và chăm sóc rừng năm 2014 2013 5.130 2.962 2.962 100% Bố trí đủ theo yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 5 Trồng khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa chiến khu Đ 2011-2015 5.130 11.000 6.900 63% Phần kế hoạch năm 2014 chưa có dự toán được duyệt nên bố trí trước một phần Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai 7 An ninh quốc phòng - 13.500 43.914 16.056 37% - a Công trình chuyển tiếp 13.500 43.914 16.056 37% - 1 Xây dựng thao trường Huấn luyện trinh sát đặc nhiệm Bộ chỉ huy quân sự tỉnh BH 2013-2014 0 3.573 3.000 84% Bố trí đủ theo khối lượng thực hiện Bộ chỉ huy quân sự tỉnh 2 Hạng mục Hàng rào xung quanh Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thuộc hạng mục Đầu tư bổ sung một số hạng mục BCHQS tỉnh (chỉ thanh toán khối lượng thực hiện năm 2013) BH 2013-2014 0 14.866 4.100 28% Bộ chỉ huy quân sự tỉnh 3 Dự án xây dựng cơ sở việc làm khối cơ quan cảnh sát điều tra (ngân sách tỉnh 50%) BH 2013-2015 0 25.475 8.956 35% Bố trí một phần để đối ứng ngân sách TW, phần còn lại sẽ tiếp tục cân đối khi có nguồn Công an tỉnh 8 Khoa học công nghệ - 539.019 192.615 101.500 53% - a Công trình chuyển tiếp 318.902 40.048 36.300 91% - 1 Dự án giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai BH 2012-2013 10.000 12.400 124% Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ 1 Nâng cấp mạng nội bộ Sở Công Thương BH 2013-2014 800 2.000 2.000 100% Bố trí đủ theo khối lượng thực hiện Sở Công Thương 3 Xây dựng phần mềm quản lý hộ tịch và phần mềm quản lý đăng ký giao dịch bảo đảm BH 2013-2014 2.000 5.000 4.100 82% Bố trí đủ theo khối lượng thực hiện Sở Tư pháp 4 Dự án đầu tư nâng cấp hạ tầng CNTT phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh CM 2013-2014 700 1.400 1.400 100% Bố trí đủ theo khối lượng thực hiện Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh 5 Đập dâng cấp nước mặt suối Cả và hệ thống xử lý nước CM 2013-2014 25.628 21.648 16.400 76% Bố trí đủ vốn theo tổng mức vốn đầu tư được duyệt Sở Khoa học và Công nghệ b Công trình khởi công mới 0 - 1 Giai đoạn 1 hạ tầng trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng nai CM 2014-2016 0 132.000 54.200 41% Bố trí đảm bảo tỷ lệ theo Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ Sở Khoa học và Công nghệ 2 Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh BH 2014 0 15.925 7.000 44% Sở Thông tin và Truyền thông 3 Nhà công vụ thuộc Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học CM 2014 0 4.642 4.000 86% Sở Khoa học và Công nghệ II Chuẩn bị đầu tư 42.358 19.100 45% 1 Chi khác Dự án thoát nước và xử lý nước thải tại thị trấn Vĩnh An huyện Vĩnh Cửu VC 2014 1.708 200 12% Trung tâm thoát nước Đồng Nai 2 Chi khác Hệ thống thoát nước trung tâm xã Thạnh Phú huyện Vĩnh Cửu VC 2014 100 100 100% Trung tâm thoát nước Đồng Nai 3 Trụ sở làm việc trạm kiểm lâm Thanh Sơn thuộc hạt kiểm lâm Định Quán ĐQ 2014 200 200 100% Chi cục kiểm lâm 4 Xây dựng trụ sở Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Đồng Nai BH 2014 700 300 43% Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Đồng Nai 5 Hệ thống cấp nước thị trấn Vĩnh An VC 2014 1.037 200 19% Công ty TNHH MTV xây dựng cấp nước Đồng Nai 6 Hệ thống cấp nước xã Thạnh Phú VC 2014 1.097 200 18% Công ty TNHH MTV xây dựng cấp nước Đồng Nai 7 Hệ thống cấp nước TT Long Giao CM 2014 1.403 200 14% Công ty TNHH MTV Xây dựng cấp nước Đồng Nai 8 Mở rộng hệ thống cấp nước TT Gia Ray XL 2014 500 200 40% Công ty TNHH MTV xây dựng cấp nước Đồng Nai 9 Xây dựng đường và cầu qua đập tràn hồ tuyến V, hồ Cầu Mới CM 2014 200 Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi 10 Nâng cấp đường nội bộ nối thông các bia, nâng cấp các bia tại di tích Trung ương Cục Miền Nam và đường nội bộ nối thông các bia tại Di tích khu uỷ Miền Đông VC 2014 500 500 100% Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai 11 Tuyến đường chống ùn tắc giao thông trên Quốc lộ I, khu vực phường Tân Hòa BH 2014 900 500 56% Khu quản lý đường bộ, đường thủy Đồng Nai 12 Cầu qua xã Đăklua huyện Tân Phú TP 2014 900 500 56% Khu quản lý đường bộ, đường thủy Đồng Nai 13 Xây dựng đường 25C đoạn từ Quốc lộ 51 đến Hương lộ 19 NT 2014 1.565 500 32% Khu quản lý đường bộ, đường thủy Đồng Nai 14 Xây dựng mới tuyến đường nối Hương lộ 10 đoạn từ ranh giới huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành tới vị trí giao với đường tỉnh 769 LT-CM 2014 1.500 500 33% Khu quản lý đường bộ, đường thủy Đồng Nai 15 Nâng cấp đường ĐT 763 từ Km 0+000 đến Km 29+500 XL 2014 1.500 700 47% Khu quản lý đường bộ, đường thủy Đồng Nai 16 Xây dựng đường ĐT 769 đoạn chỉnh tuyến đi qua huyện Long Thành, tránh sân bay quốc tế Long Thành. LT 2014 2.000 700 35% Khu quản lý đường bộ, đường thủy Đồng Nai 17 Đường Liên cảng huyện Nhơn Trạch NT 2014 899 500 56% Khu quản lý đường bộ, đường thủy Đồng Nai 18 Đường Hương lộ 21 huyện Long Thành LT 2014 2.300 500 22% Khu quản lý đường bộ, đường thủy Đồng Nai 19 Tuyến đường nối HL 10 đoạn từ ranh giới huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành đến vị trí giao với ĐT769 LT 2014 2.000 500 25% Khu quản lý đường bộ, đường thủy Đồng Nai 20 Hệ thống cấp nước tập trung xã lộ 25, Thống Nhất TN 2014 100 100 100% Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 21 Nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước tập trung xã Phú Lộc, huyện Tân Phú TP 2014 900 200 22% Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 22 Nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước tập trung xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ CM 2014 700 200 29% Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 23 Hệ thống cấp nước tập trung xã Nam Cát Tiên huyện Tân Phú TP 2014 300 200 67% Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 24 Hệ thống cấp nước tập trung xã Phú Điền TP 2014 1.400 200 14% Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 25 Kiên cố hoá Kênh mương đập Cù Nhí CM 2014 800 500 63% UBND huyện Cẩm Mỹ 26 Xây dựng mới tuyến đường Long Giao - Bảo Bình, huyện Cẩm Mỹ CM 2014 600 500 83% UBND huyện Cẩm Mỹ 27 Đường Xuân Đông Xuân Tâm huyện Cẩm Mỹ CM 2014 500 500 100% UBND huyện Cẩm Mỹ 28 Kho lưu trữ dữ liệu chuyên dùng huyện Nhơn Trạch NT 2014 600 600 100% UBND huyện Nhơn Trạch 29 Xây dựng mới trạm bơm Giang Điền huyện Tân Phú (đền bù GPMB và hệ thống kênh mương nội đồng do ngân sách huyện đầu tư và vận động nhân dân) TP 2014 900 500 56% UBND huyện Tân Phú 30 Bờ bao ngăn lũ sông La Ngà huyện Tân Phú TP 2014 500 500 100% UBND huyện Tân Phú 31 Nâng cấp trạm bơm ấp 6a, 6b xã Núi tượng huyện Tân Phú (đền bù GPMB và hệ thống kênh mương nội đồng do ngân sách huyện đầu tư và vận động nhân dân) TP 2014 150 150 100% UBND huyện Tân Phú 32 Tiểu dự án BTGPMB tuyến đường nối HL 10 đoạn từ ranh giới huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành đến vị trí giao với ĐT769 2014 3.146 3.146 100% UBND huyện Thống Nhất 33 Nạo vét Suối Sâu huyện Vĩnh Cửu VC 2014 100 100 100% UBND huyện Vĩnh Cửu 34 Đường Cách mạng tháng 8 thị xã Long Khánh 2014 800 504 63% UBND thị xã Long Khánh 35 Dự án chống ngập úng khu vực Suối Cải, thị xã Long Khánh LK 2014 1.500 500 33% UBND thị xã Long Khánh 36 Dự án thoát lũ xã Xuân Lập, thị xã Long Khánh (đền bù GPMB và hệ thống kênh mương nội đồng do ngân sách huyện đầu tư và vận động nhân dân) LK 2014 550 500 91% UBND thị xã Long Khánh 37 Cải tạo nâng cấp tuyến đường Hùng Vương LK 2014 1.000 500 50% UBND thị xã Long Khánh Các dự án thuộc ngành giáo dục và đào tạo 2.000 1 Cải tạo xây dựng mới trường THPT Nam Hà BH 2014 200 100 50% Sở Giáo dục và Đào tạo 2 Sửa chữa một số hạng mục trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh BH 2014 100 100 100% Sở Giáo dục và Đào tạo 3 Xây dựng 8 phòng học trường THPT Nguyễn Trãi BH 2014 55 50 91% Sở Giáo dục và Đào tạo 4 Trường THPT Chu Văn An BH 2014 500 150 30% Sở Giáo dục và Đào tạo 5 Trường THPT Cẩm Mỹ CM 2014 728 150 21% Sở Giáo dục và Đào tạo 6 Sửa chữa trường THPT Chu Văn An BH 2014 70 50 71% Sở Giáo dục và Đào tạo 7 Trường THPT Kiệm Tân TN 2014 100 100 100% Sở Giáo dục và Đào tạo 8 Trường THPT Lê Hồng Phong BH 2014 2.000 300 15% Sở Giáo dục và Đào tạo 9 Sửa chữa cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất trường THPT Đoàn Kết TP 2014 1.000 250 25% Sở Giáo dục và Đào tạo 10 Sửa chữa cải tạo trường THPT Sông Ray CM 2014 500 200 40% Sở Giáo dục và Đào tạo 11 Sửa chữa cải tạo trường THPT Phú Ngọc ĐQ 2014 400 150 38% Sở Giáo dục và Đào tạo 12 Sửa chữa trường THPT Điểu Cải TP 2014 150 100 67% Sở Giáo dục và Đào tạo 13 Sửa chữa, cải tạo trường THPT Tân Phú TP 2014 250 100 40% Sở Giáo dục và Đào tạo 14 Sửa chữa trường THPT Xuân Lộc XL 2014 200 100 50% Sở Giáo dục và Đào tạo 15 Sửa chữa trường THPT Thống Nhất A TN 2014 250 100 40% Sở Giáo dục và Đào tạo Các dự án thuộc ngành khoa học và công nghệ Nâng cấp và mở rộng hệ thống mạng nội bộ của Văn phòng UBND tỉnh BH 2013 500 500 100% Văn phòng UBND tỉnh III Bố trí vốn thanh toán cho các dự án đã quyết toán nhưng còn thiếu vốn kế hoạch 20.000 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC CÁC DỰ ÁN DO UBND TỈNH TRỰC TIẾP GIAO CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẬP TRUNG NĂM 2014 ĐỂ HOÀN TRẢ VỐN TẠM ỨNG NGÂN SÁCH TRONG CÁC NĂM TRƯỚC (Kèm theo Nghị quyết số 98/2013/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2013 của HĐND tỉnh Đồng Nai) ĐVT: Triệu đồng STT Tổng số 580.060 I Hoàn trả vốn Tạm ứng Kho bạc Nhà nước 2012, 2013 440.000 II Hoàn trả vốn Tạm ứng ngân sách tỉnh 140.060 1 BTGPMB một bên đường 25B tại huyện Nhơn Trạch (8267/UBND-KT ngày 22/11/2011) 19.366 2 Tạm ứng theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 2795/UBND-KT ngày 12/4/2013 (dự án đường 25A, hương lộ 10, Rạch Tân Triều, Suối Săn Máu) 59.161 3 Tạm ứng theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 10522/UBND-KT ngày 28/12/2012 (dự án BOT 768, ĐT 767, ĐT 769, tuyến thoát nước dải cây xanh, Hệ thống thoát nước Đông-Trung-Tây Hòa, TB) 61.533 PHỤ LỤC 3 BIỂU KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG NĂM 2014 NGUỒN VỐN XỒ SỐ KIẾN THIẾT (Kèm theo Nghị quyết số 98/2013/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2013 của HĐND tỉnh Đồng Nai) S T T Danh mục dự án Địa điểm xây dựng Tiến độ thực hiện Năng lực thiết kế Lũy kế vốn thực hiện đến hết năm 2013 Chủ đầu tư đề nghị 2014 Dự kiến KH 2014 Nội dung bố trí kế hoạch năm 2014 Chủ đầu tư 1 2 3 4 5 7 8 9 10 11 Tổng số 1.538.991 800.000 A Thực hiện dự án 1.438.492 780.000 I Y tế - 1.053.000 547.000 a Công trình chuyển tiếp - 1.053.000 447.000 1 Bệnh viện đa khoa Đồng Nai BH 2010-2014 700 giường 599.798 903.000 310.000 34% Bố trí để thanh toán chi phí xây lắp và thiết bị đi kèm xây lắp đã thực hiện đấu thầu, phần còn thiếu sẽ tiếp tục vay vốn TW Bệnh viện đa khoa Đồng Nai 2 Bệnh viện đa khoa khu vực Xuân Lộc (năm 2014 tiếp tục triển khai hạng mục khối nhà điều trị 7 tầng và các thiết bị kèm theo xây lắp) LK 2012-2015 450 giường 129.000 150.000 137.000 91% Bố trí vốn để thanh toán đủ để thanh toán khối lượng thực hiện phần đã đấu thầu dự kiến hoàn thành cuối 2014 Sở Y Tế b Khởi công mới 212.492 100.000 47% 1 Trạm y tế xã Phú Túc ĐQ 2014-2015 5 giường 10.830 5.000 46% Bố trí đạt 50% tổng mức vốn đầu tư, đảm bảo tỷ lệ theo Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ Sở Y tế 2 Trạm y tế xã Xuân Thọ XL 2014-2015 5 giường 10.712 5.000 47% Sở Y tế 3 Trạm y tế xã Suối Nho ĐQ 2014-2015 5 giường 9.432 5.000 53% Sở Y tế 4 Trạm y tế xã Bình Lộc LK 2014-2015 5 giường 10.932 5.000 46% Sở Y tế 5 Trạm y tế xã Long An LT 2014-2015 5 giường 10.749 5.000 47% Sở Y tế 6 Trạm y tế xã Long Đức LT 2014-2015 5 giường 9.837 5.000 51% Sở Y tế 7 Hệ thống xử lý chất thải y tế cho các Trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015 2014-2016 100.000 40.000 40% Bố trí đảm bảo tỷ lệ theo Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ Sở Y tế 8 Dự án trung tâm tim mạch can thiệp bệnh viện đa khoa Thống Nhất BH 2014-2016 50.000 30.000 60% Bệnh viện đa khoa Thống Nhất II Văn hóa xã hội - 158.620 143.000 166.000 a Công trình chuyển tiếp 158.620 143.000 1 Trung tâm thể dục thể thao huyện Thống Nhất TN 2012-2015 88195 m2 58.270 60.000 60.000 100% Bố trí vốn để thanh toán đủ để thanh toán khối lượng thực hiện phần trong năm 2014 UBND huyện Thống Nhất 3 Trung tâm kỹ thuật phát thanh truyền hình Đồng Nai BH 2012-2015 100.350 83.000 83.000 100% Đài phát thanh truyền hình Đồng Nai b Khởi công mới 0 23.000 Đền thờ liệt sỹ thị xã Long Khánh LK 2014-2016 30.000 23.000 77% Bố trí đảm bảo tỷ lệ theo Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ UBND thị xã Long Khánh III Giáo dục Đào tạo - 0 65.100 Dự án chuyển tiếp 0 27.100 1 Dự án đầu tư trang thiết bị dạy và học bộ môn ngoại ngữ và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ tỉnh Đồng Nai (giai đoạn 2) 2013-2015 50.000 27.100 54% Bố trí đảm bảo tỷ lệ theo Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ Sở Giáo dục và Đào tạo 2 Dự án Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Đồng Nai tại huyện Trảng Bom (năm 2014 triển khai hạng mục khối lớp học đào tạo) TB 2014-2016 0 15.000 Bố trí vốn đủ theo dự toán được duyệt của hạng mục Trung tâm Đào tạo sát hạch lái xe Dự án Khởi công mới 0 23.000 Đầu tư 20 phòng học ngoại ngữ trường Đại học Đồng Nai BH 2014-2016 0 48.599 23.000 47% Bố trí đảm bảo tỷ lệ theo Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ Trường Đại học Đồng Nai B Chuẩn bị đầu tư 1.300 1.900 1.900 100% 1 Đầu tư mở rộng trường Cao đẳng y tế gđ2 BH 2014 300 200 200 100% Trường Cao đẳng y tế Đồng nai 2 Nhà thi đấu đa năng huyện Định Quán ĐQ 2014 0 700 700 100% UBND huyện Định Quán 3 Dự án đầu tư xây dựng Tháp biểu trưng Trái dầu 3 cánh Trung tâm Sinh thái văn hóa Lịch sử chiến khu Đ VC 2014 1.000 1.000 1.000 100% Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai C Bố trí vốn thanh toán sau quyết toán đối với các dự án 9.508 20.000 PHỤ LỤC 4 CÂN ĐỐI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NĂM 2014 ĐỐI VỚI CÁC HUYỆN, THỊ XÃ LONG KHÁNH, THÀNH PHỐ BIÊN HÒA (ĐVT: TRIỆU ĐỒNG) (Kèm theo Nghị quyết số 98/2013/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2013 của HĐND tỉnh Đồng Nai) STT Tên đơn vị Phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng năm 2014 (ưu tiên cho trả nợ, bố trí cho dự án chuyển tiếp, còn lại bố trí vốn cho các dự án hạ tầng xã điểm nông thôn mới) Tổng số (1) = (2) + (3) NSTT (2) Nguồn khai thác quỹ đất để lại cho huyện (3) Tổng số (4)=(5)+(6) Trong đó Cơ cấu tối thiểu của ngành giáo dục giáo dục Vốn thực hiện hợp phần phát triển cơ sở hạ tầng thuộc chương trình 135 giai đoạn 2 (6) Tổng số (5) Trong đó vốn đầu tư hoàn thành Đề án kiên cố hoá trường học, lớp học và nhà công vụ giai đoạn 2 Tổng số 1.150.000 950.000 448.000 117.700 6.000 200.000 1 Thành phố Biên Hoà 201.400 133.400 95.000 68.000 2 Thị xã Long Khánh 93.100 83.100 35.000 10.000 3 Huyện Nhơn Trạch 110.020 80.100 34.000 29.920 4 Huyện Long Thành 109.300 81.300 34.000 28.000 5 Huyện Trảng Bom 98.100 80.100 33.000 31.500 18.000 6 Huyện Cẩm Mỹ 87.200 84.000 36.000 7.400 2.000 3.200 7 Huyện Xuân Lộc 87.500 82.500 36.600 12.400 5.000 8 Huyện Tân Phú 83.100 82.700 54.400 54.400 2.000 400 9 Huyện Định Quán 86.480 83.000 32.000 12.000 1.000 3.480 10 Huyện Thống Nhất 107.400 79.400 29.000 28.000 11 Huyện Vĩnh Cửu 86.400 80.400 29.000 1.000 6.000 Ghi chú: - Trong vốn phân bổ của các địa phương đã bao gồm vốn hỗ trợ thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2 đối với 06 xã đặc biệt khó khăn tại các huyện: Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu và Cẩm Mỹ - Trong vốn hỗ trợ đầu tư giáo dục của các địa phương đã bao gồm vốn hỗ trợ thực hiện hoàn thành Đề án kiên cố hoá trường học, lớp học và nhà công vụ giai đoạn 2 tại các huyện: Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Trảng Bom PHỤ LỤC 5 BIỂU KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG NĂM 2014 NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CÓ MỤC TIÊU TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG (kèm theo Nghị quyết số 95/2013/NQ-HĐND ngày 06/12/2013 của HĐND tỉnh Đồng Nai) Đơn vị tính: Triệu đồng STT Danh mục dự án Địa điểm xây dựng Tiến độ thực hiện Kế hoạch 2013 Chủ đầu tư Tổng số 60.000 Thực hiện dự án - 60.000 Công trình chuyển tiếp 60.000 Ngành Giao thông - 60.000 Dự án đầu tư và xây dựng Cầu Hóa An, thành phố Biên Hòa (hỗ trợ phần cầu chính) BH 2010 - 2015 60.000 Tổng công ty phát triển khu công nghiệp (sonadezi) PHỤ LỤC 6 BIỂU KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG NĂM 2014 NGUỒN VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA (kèm theo Nghị quyết số 98/2013/NQ-HĐND ngày 06/12/2013 của HĐND tỉnh Đồng Nai) Đơn vị tính: Triệu đồng STT Danh mục dự án Địa điểm xây dựng Tiến độ thực hiện Kế hoạch 2014 Chủ đầu tư Tổng số 5.500 Thực hiện dự án - 5.500 Công trình chuyển tiếp 5.500 I Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế - 2.000 Dự án mua sắm trang thiết bị Bệnh viện Da liễu BH 2013-2014 2.000 Sở Y tế II Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống HIV/AIDS - 2.000 Dự án mua sắm trang thiết bị Trung tâm phòng chống HIV/AIDS BH 2013-2014 2.000 Sở Y tế III Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa - 1.500 Tu bổ, tôn tạo di tích mộ cự thạch Hàng Gòn (thực hiện trả nợ khối lượng hoàn thành năm 2013) LK 2012-2014 1.500 Ban quản lý di tích danh thắng
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đồng Nai", "promulgation_date": "06/12/2013", "sign_number": "98/2013/NQ-HĐND", "signer": "Trần Văn Tư", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-184-CT-UBND-2024-phat-dong-phong-trao-thi-dua-Dien-Bien-600467.aspx
Chỉ thị 184/CT-UBND 2024 phát động phong trào thi đua Điện Biên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 184/CT-UBND Điện Biên, ngày 12 tháng 01 năm 2024 CHỈ THỊ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2024 Năm 2024, là năm bứt phá có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021- 2025; là năm diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện chính trị quan trọng, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của dân tộc và của tỉnh, trong đó: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954-7/5/2024), 115 năm thành lập tỉnh (28/6/1909-28/6/2024), 75 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Điện Biên (10/10/1949-10/10/2024), năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024….Dự báo tình hình thế giới sẽ còn có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, bên cạnh những thời cơ thuận lợi, kinh tế - xã hội tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức rất lớn. Kế thừa những kết quả đã đạt được trong các phong trào thi đua yêu nước năm 2023, tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị năm 2024 theo mục tiêu Nghị quyết tỉnh Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết của HĐND tỉnh, trong đó xác định mục tiêu năm 2024: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị, dịch vụ đồng bộ theo hướng hiện đại; đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đặc biệt là các dự án có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển đột phá về kinh tế, xã hội. Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý điều hành của chính quyền các cấp. Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế ngang tầm với phát triển kinh tế; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng và an ninh; nâng cao hiệu quả đối ngoại. Với phương châm hành động “Kỷ cương, trách nhiệm; linh hoạt, kịp thời; quyết liệt, sáng tạo; bứt phá, phát triển bền vững” Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phát động phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh năm 2024 như sau: I. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA 1. Tiếp tục quán triệt, triển khai, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng trong đó tập trung: phổ biến triển khai Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15/6/2022 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành; quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Kế hoạch số 383/KH-UBND ngày 09/2/2021 của UBND tỉnh Phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIV tới toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân đặc biệt là người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng làm cho việc tham gia phong trào thi đua trở thành ý thức tự giác, thường xuyên, liên tục ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương, đơn vị và từng cá nhân, huy động được sức mạnh tổng hợp, nguồn lực to lớn để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 đã đề ra. 2. Tổ chức triển khai các phong trào thi đua yêu nước của Thủ tướng Chính phủ, các cuộc vận động do Đoàn thể Trung ương, phong trào thi đua thường xuyên, chuyên đề của Chủ tịch UBND tỉnh phát động, trong đó, tiếp tục tập trung chỉ đạo các phong trào thi đua trọng tâm: Phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”; Phong trào “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; Phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”; Phong trào “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”; Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”; Phong trào “Chuyển đổi số giai đoạn 2023-2030” và Phong trào thi đua đặc biệt “Lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), 115 năm thành lập tỉnh (28/6/1909-28/6/2024), 75 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Điện Biên (10/10/1949-10/10/2024) gắn với cuộc vận động “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hăng hái thi đua phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, cụ thể: 2.1. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 10,5%, GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 49,03 triệu đồng/người/năm. - Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 15,19%, giảm 0,41%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 22,58%, tăng 0,34%; Dịch vụ chiếm 58,10%, tăng 0,4%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 4,35%, giảm 0,33% so với năm 2023. - Tổng thu ngân sách Nhà nước phấn đấu đạt 14.192 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 1.924 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 20.951,1 tỷ đồng. - Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 281.918, 18 tấn. Phát triển đàn gia súc tăng 3,73% so với năm 2023. - Giá trị sản xuất công nghiệp phấn đấu đạt 3.680 tỷ đồng, tăng 6,74% so với năm 2023. - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 23.900 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ đạt 130 triệu USD trong đó: xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ đạt 88 triệu USD; nhập khẩu hàng hoá đạt 42 triệu USD. - Đón trên 1.300 nghìn lượt khách du lịch đến tỉnh, thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt trên 2.200 tỷ đồng. 2.2. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ Tiếp tục rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cải thiện cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng đào tạo năng lực cạnh tranh của các trường chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo nghề nghiệp. Bảo đảm các điều kiện về nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; rà soát sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy ngành y tế nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động; thực hiện đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, truyền thông về dân số, Kế hoạch hóa gia đình cho người dân vùng khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; thực hiện tốt các chương trình hành động vì trẻ em. Tổ chức thành công: Lễ hội Hoa anh đào - Điện Biên Phủ năm 2024; năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa ban năm 2024; Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Đề án Năm du lịch quốc gia - Điện Biên Phủ 2024 và các hoạt động văn hóa, du lịch của các địa phương. Tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”, các phong trào đền ơn, đáp nghĩa …. Thực hiện tốt công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ. Phát triển thị trường lao động , giải quyết việc làm; thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội. Nâng cao hiệu qủa quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; tăng cường đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào đời sống, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây dựng thương hiệu, bảo tồn sản phẩm đặc sản địa phương, tập trung phấn đấu đạt các chỉ tiêu sau: - Quy mô dân số trung bình 656.670 người; tỷ lệ phát triển dân số 1,62%; - Đào tạo nghề cho 8.500 lao động; tạo việc làm mới cho 9.200 lao động; - Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 22,03% giảm 4,0% so với năm 2023; - Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã 63,6%; tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế trên 98%; - Phấn đấu có 129/129 xã, phường đạt chuẩn phổ cập tiểu học mức độ 3; 129/129 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3; - Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 77,5%; 85,8% thôn, bản, tổ dân phố văn hóa; 92,9% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; - Có thêm 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; số tiêu chí bình quân đạt 15,5 tiêu chí/xã; - 100% xã có điểm phục vụ bưu chính, 96% khu vực có dân cư sinh sống, làm việc được phủ sóng thông tin di động mạng 3G, 4G; tỷ lệ xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh đạt 96,12%; - 100% người dân thành thị được sử dụng nước sạch; 91% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; trên 94% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 96% chất thải rắn ở đô thị được thu gom, xử lý. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 44,5%. 2.3. Thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và đối ngoại Giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ khu vực biên giới. Xây dựng đường biên giới “Hữu nghị, hợp tác, phát triển”; đấu tranh hiệu quả với các hoạt động tuyên truyền đạo trái phép luật, các tội phạm hình sự, ma túy, vi phạm pháp luật. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội thi đua Quyết thắng lực lượng vũ trang giai đoạn 2019-2024. Nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà nước về công tác tôn giáo. Tuyên truyền sâu rộng tới đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, lịch sử đấu tranh cách mạng, những thành tựu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần quyết chiến quyết thắng của Quân đội nhân dân, truyền thống vẻ vang qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng và lực lượng vũ trang địa phương; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về Ngày hội Quốc phòng toàn dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Tổ chức các hoạt động tôn vinh, giao lưu với nhân chứng lịch sử, sinh hoạt chuyên đề, giới thiệu truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ để tuyên truyền về các gương điển hình là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong các cuộc kháng chiến và trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tổ chức các hoạt động tri ân đối với người có công với cách mạng trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, chăm lo người cao tuổi, trẻ em...gắn với các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện với các tỉnh Bắc Lào; duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế; tăng cường kết nối, thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Điện Biên với một số địa phương của Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Cộng hòa Dominicana, Algeria... Thực hiện tốt đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. Trao đổi, thúc đẩy chính quyền tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức triển khai hội đàm cấp tỉnh về việc nâng cấp lối mở A Pa Chải - Long Phú lên thành của khẩu song phương, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo. Đảm bảo hoàn thành khai trương của khẩu trong năm 2024. 2.4. Thi đua xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua khen thưởng. Đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là đối với chuyên đề năm 2024 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hiện trách nhiệm nêu gương, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, góp phần xây dựng tỉnh Điện Biên phát triển nhanh và bền vững”. Đẩy mạnh thực hiện công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” và các phong trào thi đua trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội…; tăng cường sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp chính quyền trong việc vận động tuyên truyền và giám sát, phản biện xã hội một cách hiệu quả. Thi đua đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất tốt và trình độ chuyên môn cao, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Điện Biên, đẩy mạnh cung cấp và tăng tỉ lệ thực hiện dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích của người dân và doanh nghiệp. Thực hiện có hiệu quả Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; làm tốt công tác rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, làm tốt công tác tạo nguồn cán bộ. Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng. Tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ công vụ. Phấn đấu 85% tổ chức đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; kết nạp 2.500 đảng viên; giảm 50% số thôn, bản chưa có chi bộ độc lập (giảm từ 13 thôn, bản xuống còn 07 thôn, bản); phấn đấu thành lập từ 10 tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân trở lên. 2.5. Thi đua xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước..., khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới, đột phá mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh Các Sở, ban, ngành, huyện, thị xã thành phố, các cơ quan đơn vị, địa phương thi đua đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, hiện đại, hội nhập, đảm bảo khả thi, hiệu quả, nghiêm minh, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và phát triển; xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Thi đua xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh, đồng bộ, khả thi, mang tính đột phá để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. 2.6. Thi đua đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, Phát huy sức mạnh của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan truyền thông, báo chí trong việc tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng nhân tố mới, cách làm hay, mô hình hiệu quả trong các phong trào thi đua yêu nước; kết hợp với động viên, biểu dương, tôn vinh khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 1663/KH-UBND ngày 04/6/2021 của UBND tỉnh về “Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021 - 2025”; Kế hoạch số 1442/KH-UBND ngày 25/4/2023 của UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện Đề án “Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2022 - 2025” trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng với các cơ quan thông tin truyền thông tăng cường tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, điển hình tiên tiến các cấp. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức thuộc tỉnh xây dựng kế hoạch, phát động phong trào thi đua năm 2024 của cơ quan, đơn vị, địa phương mình trên tinh thần cụ thể hóa những nội dung của Chỉ thị này đảm bảo thiết thực gắn sát với nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội và phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, đồng thời triển khai đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân một cách sâu rộng. Phát huy tinh thần sáng tạo của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương và truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng, chung sức đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức, có những giải pháp hữu hiệu khai thác tốt tiềm năng, lợi thế; sáng tạo, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành phấn đấu hoàn thành đạt và vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất. Trưởng các cụm, khối thi đua thuộc tỉnh tổ chức thực hiện ký kết giao ước thi đua đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị này. Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, kịp thời biểu dương, khen thưởng theo thẩm quyền các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong các phong trào thi đua; các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và trong tổ chức, triển khai, thực hiện các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, tạo sự phấn khởi và động viên khích lệ tinh thần hăng hái thi đua lao động sản xuất, học tập và công tác của các đối tượng tham gia phong trào thi đua. 2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp ở các cấp chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và nhân dân tích cực hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động làm cho phong trào thi đua yêu nước thực sự là phong trào hành động cách mạng của quần chúng, phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân, ra sức thi đua góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh năm 2024. Tham gia, giám sát, phản biện xã hội đối với công tác quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới. 3. Giao Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về thi đua, khen thưởng. Tăng thời lượng phát sóng, xây dựng các trang tin, chuyên mục cổ vũ phong trào thi đua, kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt, gương điển hình tiên tiến và nhân tố mới trong phong trào thi đua yêu nước của tỉnh tạo sức lan tỏa. 4. Giao Sở Nội vụ cơ quan thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng tỉnh theo dõi các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua, công tác khen thưởng ở cơ sở; đồng thời có nhiệm vụ phối hợp với các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổ chức kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết và báo cáo thường xuyên, kịp thời về tình hình, tiến độ triển khai và kết quả thực hiện phong trào thi đua của các cơ quan, đơn vị; thẩm định thành tích đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét biểu dương, khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng chính xác, kịp thời đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp tích cực trong phong trào thi đua của tỉnh, định kỳ tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Chỉ thị này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; b/c - Hội đồng TĐKT Trung ương; b/c - Ban TĐKT Trung ương; b/c - Thường trực Tỉnh ủy; HD9ND tỉnh; b/c - Lãnh đạo UBND tỉnh; - UBMTTQ Việt Nam tỉnh; - UBND các tỉnh trong Cụm thi đua; - Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Các Trường Chuyên nghiệp tỉnh; - Các DNTW, địa phương trên địa bàn tỉnh; - Phòng III, Ban TĐKT TW; - Lưu: VT-KSTT. CHỦ TỊCH Lê Thành Đô
{ "issuing_agency": "Tỉnh Điện Biên", "promulgation_date": "12/01/2024", "sign_number": "184/CT-UBND", "signer": "Lê Thành Đô", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-2527-QD-TTg-giao-ke-hoach-dau-tu-von-tu-nguon-thu-de-lai-cho-dau-tu-chua-can-doi-ngan-sach-300990.aspx
Quyết định 2527/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư chưa cân đối ngân sách
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2527/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC GIAO KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VỐN TỪ NGUỒN THU ĐỂ LẠI CHO ĐẦU TƯ NHƯNG CHƯA ĐƯA VÀO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2016 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; Căn cứ Nghị quyết số 81/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2015 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2015; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các văn bản số 11286/TTr-BKHĐT ngày 23 tháng 12 năm 2015, số 11492/BKHĐT-TH ngày 30 tháng 12 năm 2015 và số 11565/BKHĐT-TH ngày 31 tháng 12 năm 2015, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Giao kế hoạch đầu tư và danh mục dự án đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 cho Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kiểm toán Nhà nước, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành trung ương) tại Phụ lục kèm theo. Điều 2. Giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 1. Giao chi tiết danh mục dự án đủ thủ tục đầu tư và mức kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 cho các Bộ, ngành trung ương được giao tại Điều 1 Quyết định này. 2. Thông báo cho các Bộ, ngành trung ương: a) Rà soát thông tin, số liệu chưa chính xác, điều chuyển số vốn bố trí chưa đúng quy định để ưu tiên hoàn trả các khoản vốn ứng trước, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, bổ sung vốn cho các dự án chuyển tiếp, dự án hoàn thành trong năm 2016, báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 01 năm 2016 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. b) Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư đối với danh mục dự án khởi công mới chưa đủ điều kiện giao kế hoạch và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định phê duyệt dự án trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt, để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch năm 2016. 3. Đôn đốc Bộ Công Thương, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đề xuất chi tiết phương án phân bổ kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 01 năm 2016. 4. Rà soát phương án phân bổ chưa đúng quy định của Bộ, ngành trung ương tại điểm a khoản 2 Điều này và phương án phân bổ chi tiết của các đơn vị tại khoản 3 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 02 năm 2016. 5. Đối với những dự án đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2016 chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định, bố trí vốn không đúng quy định, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chuyển số vốn bố trí chưa đúng quy định để ưu tiên thu hồi các khoản vốn ứng trước và thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản trong tháng 4 năm 2016. 6. Chủ trì kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016. 7. Báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện 6 tháng và cả năm kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016. Điều 3. 1. Các Bộ, ngành trung ương được giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016: a) Thông báo cho các đơn vị danh mục và mức kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 cho từng dự án theo quy định tại Điều 1 và khoản 1 Điều 2 Quyết định này và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 01 năm 2016. b) Rà soát, điều chuyển số vốn bố trí chưa đúng quy định để ưu tiên hoàn trả các khoản vốn ứng trước, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, bổ sung vốn cho các dự án chuyển tiếp, dự án hoàn thành trong năm 2016 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Quyết định này; hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án chưa đủ điều kiện giao kế hoạch tại điểm b khoản 2 Điều 2 Quyết định này theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ. c) Chỉ thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước khi có nguồn thu thực tế và không vượt quá tổng mức vốn được giao tại Quyết định này và số thu thực tế. d) Định kỳ hàng quý gửi báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. 2. Bộ Công Thương, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đề xuất phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 cho từng dự án, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31 tháng 01 năm 2016 để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 5. Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo; Tổng Kiểm toán Nhà nước; Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty: Dầu khí Việt Nam, Thuốc lá Việt Nam, Dệt may Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 5; - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc; - Lưu: VT, KTTH (3b). THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "31/12/2015", "sign_number": "2527/QĐ-TTg", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-531-QD-UBND-2020-Ke-hoach-phong-chong-benh-Dich-ta-lon-Chau-Phi-tinh-Gia-Lai-458167.aspx
Quyết định 531/QĐ-UBND 2020 Kế hoạch phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tỉnh Gia Lai
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 531/QĐ-UBND Gia Lai, ngày 06 tháng 10 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI, GIAI ĐOẠN 2020-2025 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y; Căn cứ Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020-2025”; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 127/TTr-SNNPTNT ngày 25/8/2020. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2020-2025. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 2; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Nông nghiệp và PTNT; - Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Các Phó CVP UBND tỉnh; - Chi cục Chăn nuôi và Thú y; - Lưu VT, KTTH, NL. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Kpă Thuyên KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI, GIAI ĐOẠN 2020-2025 (Ban hành kèm theo Quyết định số 531/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 của UBND tỉnh Gia Lai) I. TÍNH CẤP THIẾT 1. Khái quát về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: - Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra trên lợn. Bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng và có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh. Bệnh này chỉ lây nhiễm trên loài lợn, không gây bệnh cho các loài động vật khác. Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi không lây sang người. Bệnh DTLCP đã xảy ra tại 31 quốc gia và vùng lãnh thổ, buộc tiêu hủy hàng trăm triệu con, tổng đàn lợn của thế giới vào tháng 1/2020 đạt 678 triệu con, giảm gần 12% so với cùng kỳ năm 2019. - Bệnh lây chủ yếu trực tiếp từ lợn mắc bệnh sang lợn khỏe mạnh; ngoài ra, bệnh có thể lây lan gián tiếp thông qua thức ăn thừa dùng để chăn nuôi, phương tiện, dụng cụ chăn nuôi, quần áo có chứa chất mang virus. - Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. - Virus gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường. Ở nhiệt độ phòng, virus trong huyết thanh lợn sống được 18 tháng, virus trong máu giữ trong tủ lạnh có thể sống đến 6 năm. Ở nhiệt độ càng lạnh thì virus càng tồn tại lâu. - Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cần được chẩn đoán phân biệt đối với một số bệnh khác trên lợn như Dịch tả lợn cổ điển, Tai xanh lợn, Đóng dấu lợn, Phó thương hàn và một số bệnh gây xuất huyết trên lợn. 2. Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh: Bệnh DTLCP xuất hiện trên địa bàn tỉnh từ ngày 14/5/2019 tại xã Chư Don huyện Chư Pưh, đến 23/4/2020 dịch xảy ra tại 3.472 hộ/410 thôn, làng của 110 xã, phường, thị trấn thuộc 15/17 huyện, thị xã, thành phố, tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 30.594 con, khối lượng: 1.520.491,5 kg. Sau hơn 2 tháng (từ 24/4/2020 đến 24/6/2020) toàn tỉnh không có trường hợp mắc bệnh DTLCP, đến ngày 25/6/2020 và ngày 13/7/2020, bệnh xuất hiện trở lại tại 02 hộ thuộc 02 thôn, xã Kim Tân huyện la Pa, sau khi triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đến nay bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát, không có lợn tái phát mắc bệnh DTLCP. 3. Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn và công tác phòng, chống bệnh DTLCP thời gian vừa qua: Theo số liệu của Cục Thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 409.209 con lợn, tăng 106.270 con (35%) so với cuối năm 2019 (302.939 con). Toàn tỉnh có 40.694 hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ (chiếm trên 90%) và 204 trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp (trong đó: 03 trại quy mô lớn, 133 trại quy mô vừa, 68 trại quy mô nhỏ). Hình thức chăn nuôi lợn thả rông vẫn còn tồn tại ở một số địa phương vùng người đồng bào dân tộc thiểu số, chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ tuy đã có chuồng trại nhưng cơ bản chưa kiểm soát tốt được nguồn gây bệnh (người ra, vào, thức ăn, nước uống, động vật gây hại, tiêu độc khử trùng còn hạn chế...). Trước, trong và sau thời gian xảy ra bệnh DTLCP, chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn các cấp đã vào cuộc quyết liệt, triển khai cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trọng tâm là công tác giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh để xử lý kịp thời; cách ly, tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết, lợn dương tính với bệnh DTLCP; tiêu độc khử trùng triệt để; kiểm soát tái đàn đảm bảo theo hướng an toàn dịch bệnh. Việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp này đã mang lại hiệu quả tích cực, dịch bệnh tuy không có vắc xin và thuốc điều trị cũng đã dần được kiểm soát, ổ bệnh tái phát nhỏ lẻ được khống chế kịp thời, không lây lan ra diện rộng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh tuy không còn ổ bệnh DTLCP nhưng trong cả nước vẫn còn nhiều địa phương bị tái phát dịch; hoạt động mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật diễn ra mạnh mẽ, chăn nuôi lợn có chiều hướng chuyển dịch sang hình thức chăn nuôi trang trại nhưng chưa nhiều, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và chưa đáp ứng yêu cầu về an toàn dịch bệnh còn phổ biến, do đó, nguy cơ dịch bệnh bùng phát rất cao. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung: Chủ động giám sát phát hiện sớm, cảnh báo, áp dụng kịp thời, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP); bảo đảm áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế, hạn chế tác động xấu của giá thịt lợn chỉ số giá tiêu dùng (CPI), môi trường và các hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật của tỉnh Gia Lai. 2. Mục tiêu cụ thể: a) Trên 90% số xã, phường, thị trấn không có bệnh DTLCP trong 02 năm đầu thực hiện Kế hoạch; trên 95% số xã, phường, thị trấn không có bệnh DTLCP trong 02 năm tiếp theo và trên 99% số xã, phường, thị trấn không có bệnh DTLCP trong 02 năm cuối thực hiện Kế hoạch. b) Xây dựng thành công ít nhất 8 cơ sở chăn nuôi lợn và 1 chuỗi sản xuất lợn, sản phẩm thịt lợn an toàn bệnh DTLCP, đáp ứng tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu lợn, sản phẩm thịt lợn. c) Có 100% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn, 90% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và 80% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ (theo quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi) áp dụng các biện pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học. d) Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và đặc điểm vi rút gây bệnh DTLCP để có giải pháp phòng, chống phù hợp, hiệu quả. III. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH 1. Chăn nuôi lợn an toàn sinh học: - Kê khai, cập nhật, khai báo hoạt động chăn nuôi với chính quyền địa phương; đảm bảo khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Chăn nuôi; Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/11/2019 quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2019 hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt: cách ly, vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, bằng vôi; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, dụng cụ chăn nuôi bảo đảm áp dụng có hiệu quả các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, cụ thể: + Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ, vừa và chăn nuôi nông hộ: Thực hiện theo các nội dung tại Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh DTLCP. + Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-14:2010/BNNPTNT về điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học ban hành theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Sử dụng thức ăn dùng cho chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn theo quy định; hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn thừa, tái chế từ các nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp. Trường hợp sử dụng thức ăn thừa phải xử lý nhiệt để diệt được mầm bệnh trong thức ăn; đồng thời vệ sinh, sát trùng dụng cụ chứa đựng thức ăn trước và sau khi đưa vào khu vực chăn nuôi. 2. Tổ chức nuôi tái đàn lợn: a) Nguyên tắc nuôi tái đàn lợn: - Chỉ nuôi tái đàn lợn tại cơ sở chăn nuôi lợn chưa bị bệnh DTLCP hoặc tại cơ sở có bệnh nhưng đã qua 21 ngày và không tái phát bệnh DTLCP; bảo đảm các biện pháp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. - Đối với địa phương chưa công bố hết bệnh DTLCP, chỉ được nuôi tại cơ sở tập trung chưa bị bệnh DTLCP, đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, được cấp chứng nhận VietGAHP, GlobalGAP hoặc được chính quyền cơ sở, cơ quan thú y địa phương xác nhận đáp ứng đủ yêu cầu an toàn dịch bệnh để tái đàn, tăng đàn. b) Yêu cầu đối với cơ sở nuôi tái đàn lợn: - Tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn phải kê khai với chính quyền cơ sở trước khi thực hiện việc nuôi tái đàn lợn, tăng đàn theo quy định của Luật Chăn nuôi và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Có chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, con giống, thức ăn nước uống, chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và các biện pháp quản lý cơ sở chăn nuôi theo các quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y hoặc đã được chứng nhận cơ sở an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, VietGAHP, GlobalGAP. - Định kỳ lấy mẫu môi trường, nước, chất thải,... xét nghiệm khẳng định không có vi rút DTLCP đối với các cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn. c) Các bước nuôi tái đàn lợn: - Nuôi chỉ báo với số lượng hợp lý, phù hợp với công suất nuôi của cơ sở để bảo đảm không có dịch bệnh tái phát trong khoảng thời gian ít nhất 21 ngày. - Hằng ngày theo dõi, giám sát chặt chẽ số lợn nuôi chỉ báo trong thời gian ít nhất 21 ngày; trường hợp cần thiết lấy mẫu xét nghiệm phát hiện mầm bệnh DTLCP (chủ cơ sở có thể tự lấy dưới sự giám sát của cán bộ thú y hoặc cán bộ thú y cơ sở thực hiện việc lấy mẫu). Trường hợp nghi lợn bị bệnh, phải khai báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định. - Sau khi nuôi chỉ báo ít nhất 21 ngày, nếu lợn không có biểu hiện bệnh hoặc mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với bệnh DTLCP (áp dụng đối với trường hợp lấy mẫu xét nghiệm), thực hiện nuôi tái đàn thận trọng và có thể nuôi đạt 100% quy mô chăn nuôi của cơ sở. d) Chính quyền cấp xã và các cơ quan thú y địa phương (Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện) tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện nuôi tái đàn; tăng cường việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi và công tác phòng, chống dịch bệnh. 3. Giám sát dịch bệnh: a) Giám sát chủ động: - Chủ cơ sở nuôi lợn, thú y cơ sở chủ động theo dõi, giám sát đàn lợn. Trường hợp phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì báo cơ quan thú y địa phương; cơ quan thú y cấp huyện thực hiện việc lấy mẫu để xét nghiệm bệnh DTLCP trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật. - Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan trình UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện chủ động lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút DTLCP tại cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi, chợ buôn bán, cơ sở kinh doanh, thu gom, điểm trung chuyển, tắm rửa lợn, cơ sở giết mổ lợn, cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ lợn, trên lợn, sản phẩm lợn nhập lậu bị bắt giữ trên địa bàn quản lý, môi trường chăn nuôi tại các địa bàn có nguy cơ cao. b) Giám sát bị động: - Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm vi rút DTLCP và chẩn đoán phân biệt đối với: Đàn lợn nuôi có biểu hiện nghi ngờ bệnh DTLCP; đàn lợn nghi có tiếp xúc với đàn lợn mắc bệnh DTLCP; lợn rừng, lợn cảnh, lợn hoang dã bị ốm, chết không rõ nguyên nhân; mẫu môi trường; điều tra xác định nguyên nhân nêu nghi đàn lợn bị bệnh DTLCP. - Điều tra ổ dịch, truy tìm nguồn bệnh: UBND cấp huyện chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tiến hành điều tra ổ dịch (hộ, cơ sở chăn nuôi bị nhiễm DTLCP). Việc điều tra ổ dịch được triển khai tối thiểu 21 ngày trở về trước (trước khi xuất hiện dấu hiệu lâm sàng tại ca bệnh đầu tiên) và sẽ tiếp tục kéo dài đến thời điểm áp dụng các biện pháp kiểm soát ổ dịch. 4. Tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP: - Tiêu hủy toàn bộ lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh DTLCP. - Biện pháp tiêu hủy: Bằng phương pháp đốt kết hợp chôn lấp theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Đối với lợn khỏe mạnh tại cơ sở có lợn mắc bệnh DTLCP hoặc tại các cơ sở chưa có lợn mắc bệnh nhưng nằm trong vùng dịch khi có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP có thể được vận chuyển, giết mổ theo hướng dẫn tại điểm b khoản 5 và điểm d khoản 6 Mục này. 5. Kiểm soát vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn: a) Trong trường hợp không có bệnh DTLCP: - Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn tại nơi xuất phát: Thực hiện nghiêm các quy trình kiểm dịch vận chuyển, các quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vệ sinh và phun thuốc sát trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển; vệ sinh, sát trùng người tham gia vận chuyển; tổ chức lấy mẫu đối với các trường hợp lợn nghi mắc bệnh, sản phẩm lợn nghi mang mầm bệnh để kịp thời phát hiện, xử lý triệt bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh. - Trường hợp các tỉnh giáp với tỉnh Gia Lai xảy ra dịch, thành lập Chốt kiểm soát dịch bệnh tạm thời trên đường quốc lộ, đoạn giáp ranh với tỉnh đang có dịch, bố trí đầy đủ lực lượng liên ngành: Thú y, Quản lý thị trường, Công an và các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm soát chặt chẽ đối với lợn và sản phẩm lợn vận chuyển qua địa bàn tỉnh. - Tổ chức phun thuốc sát trùng, tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, vật dụng chứa đựng đi qua các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông, chốt kiểm dịch động vật tạm thời. - Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn tại nơi đến: Thực hiện nghiêm các quy trình kiểm dịch vận chuyển, các quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vệ sinh và phun thuốc sát trùng các phương tiện vận chuyển và người tham gia vận chuyển. - Tổ chức kiểm soát hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biên giới; tăng cường kiểm tra chặt chẽ khu vực biên giới, cửa khẩu, kịp thời phát hiện hoạt động vận chuyển, nhập lậu lợn, sản phẩm lợn vào tỉnh. - Tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật đối với tất cả các lô hàng lợn, sản phẩm lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc bị bắt giữ. - Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tiên tiến, gắn định vị địa lý, thiết bị nhận dạng động vật, phương tiện vận chuyển lợn giống để quản lý nhằm hạn chế việc dừng, đỗ phương tiện trong quá trình vận chuyển. b) Trong trường hợp có bệnh DTLCP: - Đối với lợn khỏe mạnh trong cùng ô chuồng, dãy chuồng có lợn mắc bệnh, lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP thì được vận chuyển để tiêu thụ tại địa bàn cấp huyện. - Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh, lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP được vận chuyển để nuôi hoặc tiêu thụ thuộc địa bàn cấp tỉnh. - Cơ sở chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học hoặc đã tham gia chương trình giám sát, lấy mẫu có kết quả xét nghiệm âm tính các bệnh (bao gồm cả bệnh DTLCP), lợn không có triệu chứng của bệnh DTLCP trong vòng 21 ngày trước thời điểm vận chuyển, được phép vận chuyển ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. Trường hợp vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng yêu cầu vận chuyển trong tỉnh và phải được thực hiện kiểm dịch theo quy định pháp luật thú y. - Việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn được thực hiện theo quy định pháp luật về thú y trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 6. Quản lý giết mổ lợn và việc tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn: a) Yêu cầu đối với cơ sở giết mổ lợn: - Cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật thú y và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung (QCVN 01 -150: 2017/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 13/2617/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). - Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Thú y. - Được cơ quan quản lý chuyên môn thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định; trừ trường hợp cơ sở đã có Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. - Có nhân viên thú y thực hiện việc kiểm soát giết mổ theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. b) Yêu cầu đối với lợn được đưa vào giết mổ: - Bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. - Có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP từ cơ sở chăn nuôi lợn ở trong vùng dịch thuộc phạm vi trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Trường hợp lợn được vận chuyển từ tỉnh khác phải có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh nơi xuất phát theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật thú y và QCVN 01-100:2012/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 7 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. c) Quản lý tiêu thụ thịt lợn và sản phẩm từ lợn của các cơ sở giết mổ: Thịt lợn và sản phẩm từ lợn được buôn bán và tiêu thụ trên phạm vi toàn quốc trong trường hợp đáp ứng yêu cầu sau: - Được giết mổ, sơ chế tại các cơ sở giết mổ được thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại điểm a khoản này. - Thịt lợn và sản phẩm từ lợn sau khi giết mổ phải vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển lạnh chuyên dụng đáp ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Thú y và QCVN 01-100:2012/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày 03/7/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khi đi tiêu thụ. - Đảm bảo theo các quy định của pháp luật về thú y và an toàn thực phẩm. d) Trong trường hợp có bệnh DTLCP Lợn được vận chuyển để giết mổ phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 5 Mục này. 7. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng: a) Khi chưa có dịch xảy ra: - Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô vừa, lớn: Hướng dẫn thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt. - Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và chăn nuôi nông hộ: Hướng dẫn thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc nhằm tiêu diệt các loại mầm bệnh, trong đó có vi rút DTLCP. - Định kỳ tổ chức vệ sinh, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán và giết mổ lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất khử trùng tiêu chuẩn dùng trong thú y; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch. - Thực hiện các đợt tiêu độc khử trùng môi trường do tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động. Ngoài ra căn cứ tình hình thực tế, các địa phương chủ động triển khai thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi. b) Khi xảy ra dịch: - Tại ổ dịch (xã, phường có dịch) và vùng bị dịch uy hiếp (các xã, phường tiếp giáp với ổ dịch): Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2 tuần tiếp theo. - Vùng đệm (các xã, phường tiếp giáp với vùng bị dịch uy hiếp): Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 01 lần/tuần liên tục cho đến khi kết thúc ổ dịch. 8. Xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh: - UBND cấp huyện, xã có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở sản xuất các sản phẩm chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh; vận dụng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ để phát triển vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. - Các doanh nghiệp chăn nuôi có tiềm năng xây dựng các chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh nhằm đáp ứng tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu. - Định hướng các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi lợn, chế biến sản phẩm nguồn gốc từ lợn có xuất khẩu sản phẩm cần phải xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và các tiêu chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE). - Quản lý, duy trì vùng, cơ sở chăn nuôi, chế biến an toàn dịch bệnh là trách nhiệm của địa phương và cơ quan chuyên môn thú y. 9. Tăng cường năng lực chuẩn đoán, xét nghiệm: Xây dựng, nâng cấp các phòng thí nghiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh đạt tiêu chuẩn phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp I, II để đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, xét nghiệm các loại dịch bệnh động vật thông thường. 10. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi: - Triển khai công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh, nguy cơ tái phát dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh trên diện rộng đến từng đối tượng cụ thể (vận chuyển, buôn bán lợn, người chăn nuôi, cán bộ làm công tác thú y). - Tổ chức công tác truyền thông về nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, an toàn dịch bệnh, tác hại đối với nền kinh tế, ngành chăn nuôi,... do hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu lợn, sản phẩm lợn gây ra. - Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở. - Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về giám sát, xử lý ổ dịch cho cán bộ làm công tác thú y tại cấp huyện, cấp xã. 11. Chính sách hỗ trợ: Triển khai các chính sách hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch DTLCP theo quy định hiện hành. IV. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH 1. Ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của cơ quan cấp tỉnh: - Mua sắm dụng cụ, trang bị bảo hộ dùng trong phòng, chống dịch bệnh phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, triển khai phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan cấp tỉnh. - Chủ động giám sát lưu hành vi rút DTLCP; điều tra ổ dịch, lấy mẫu, xét nghiệm mẫu; các hoạt động chống dịch do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) thực hiện. - Các hoạt động kiểm tra, giám sát, hội nghị; đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống DTLCP của cấp tỉnh tổ chức. 2. Ngân sách huyện, thị xã, thành phố đảm bảo kinh phí cho các hoạt động: - Mua sắm dụng cụ, trang bị bảo hộ dùng trong phòng, chống dịch bệnh phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, triển khai phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan cấp huyện. - Chủ động giám sát lưu hành vi rút DTLCP; điều tra ổ dịch, lấy mẫu, xét nghiệm mẫu; các hoạt động chống dịch do cơ quan chuyên môn cấp huyện thực hiện. - Xây dựng các chuỗi chăn nuôi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. - Các hoạt động chống dịch, bảo hộ cá nhân, tiêu hủy lợn, tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc; thông tin tuyên truyền tại địa phương. - Các hoạt động kiểm tra, giám sát, hội nghị về phòng, chống DTLCP của cấp huyện tổ chức. Đào tạo, tập huấn chuyên môn do địa phương tổ chức. - Dự phòng kinh phí mua vắc xin phòng, chống các bệnh nguy hiểm, kể cả trên lợn hoặc khi có khuyến cáo sử dụng loại vắc xin phòng, chống DTLCP từ trung ương; kinh phí mua hóa chất chống dịch và dự phòng, chống dịch; kinh phí tổ chức thực hiện các tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng do Trung ương phát động. - Hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình áp dụng các biện pháp tái đàn lợn hiệu quả; các chính sách khuyến khích, hỗ trợ chăn nuôi phát triển bền vững phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. - Hỗ trợ kinh phí cho người dân có lợn buộc tiêu hủy, hỗ trợ khôi phục sản xuất chăn nuôi và công chống dịch cho các lực lượng tham gia chống dịch tại địa phương. - Hàng năm UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định bố trí kinh phí cho các hoạt động của Kế hoạch tại địa phương; chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh DTLCP vận dụng theo các quy định hiện hành của pháp luật. 3. Kinh phí do người dân tự đảm bảo: - Tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn phải đảm bảo chi trả cho tiêm phòng vắc xin các bệnh nguy hiểm, kế phát cho đàn lợn; lấy mẫu, xét nghiệm mẫu khi thực hiện kiểm dịch vận chuyển hoặc khi có nhu cầu giết mổ tiêu thụ; phí, lệ phí kiểm dịch vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ngoại tỉnh; vôi bột, hóa chất khử trùng. - Tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn bị bệnh, nghi bị bệnh chi trả kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm và tiêu hủy (nếu bị bệnh). 4. Kinh phí huy động từ các nguồn khác: Ngoài các nguồn kinh phí nhà nước, tăng cường kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho các hoạt động phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: a) Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y: - Tổ chức triển khai các biện pháp chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP theo quy định của Luật Chăn nuôi, Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. - Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” ban hành theo Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Hàng năm xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh DTLCP bao gồm cả công tác giám sát chủ động lưu hành vi rút DTLCP tổng hợp chung trong kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện. - Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình bệnh DTLCP trong nước và trên địa bàn tỉnh, thông báo đến các địa phương trong tỉnh biết và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh DTLCP. - Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện công tác phòng, chống DTLCP. - Phối hợp với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh; hướng dẫn, kiểm tra việc duy trì trạng thái an toàn bệnh DTLCP đối với các cơ sở đã được công nhận theo thẩm quyền. - Hướng dẫn các địa phương trong việc tổ chức xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung; quản lý, bố trí địa điểm chăn nuôi lợn theo quy định nhằm đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, phòng chống bệnh DTLCP. - Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh con giống, kế hoạch chăn nuôi, kế hoạch tái đàn tại các địa phương. - Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện kê khai chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. b) Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông: Tham gia công tác truyền thông, xây dựng các cơ sở, chuỗi cơ sở chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh, xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn an toàn và nhân rộng mô hình. c) Chỉ đạo Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản: Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở chế biến sản phẩm thịt lợn nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng theo chức năng, nhiệm vụ. Xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn có nguồn gốc từ lợn. d) Phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ để phát triển vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. 2. Sở Tài chính: Hàng năm, trên cơ sở dự toán của các cơ quan, đơn vị có liên quan, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, cân đối nguồn kinh phí, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành để triển khai thực hiện Kế hoạch này. 3. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Gia Lai: Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương các cấp nắm sát diễn biến dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và chủ động có biện pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn về vốn cho người chăn nuôi lợn. 4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất, báo cáo UBND tỉnh nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch. 5. Cục Thống kê tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) trong việc tổng hợp, thống nhất và chia sẻ số liệu tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh. 6. Sở Y tế: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương trong việc kiểm tra, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. 7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum: - Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quan phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn của Chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn nhập lậu lợn, sản phẩm lợn trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở; đồng thời làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh lợn, sản phẩm của lợn nhập khẩu trái phép để người dân hiểu, không tham gia tiếp tay cho buôn lậu. - Chỉ đạo lực lượng vũ trang phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp để tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP trong các đơn vị quân đội; hỗ trợ việc tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. 8. Cục Quản lý Thị trường tỉnh Gia Lai: - Phối hợp với lực lượng thú y, công an, thanh tra giao thông đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường nhằm ngăn chặn bệnh DTLCP. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, gian lận thương mại, đẩy giá bất hợp lý gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi của tỉnh. 9. Sở Công Thương: Theo dõi diễn biến giá cả thị trường thịt lợn trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường thịt lợn lưu thông buôn bán trên địa bàn tỉnh. 10. Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, thú y, công an đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc tại các bến xe, đầu mối giao thông. 11. Công an tỉnh: - Chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với các cơ quan liên quan đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc; tổ chức dừng phương tiện giao thông ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát để thực hiện việc kiểm soát vận chuyển và vệ sinh, sát trùng tiêu độc. - Chỉ đạo lực lượng công an lập chuyên án đấu tranh với các đối tượng vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm lợn nhập lậu qua biên giới. - Triển khai các biện pháp công tác Công an nhằm phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh xử lý các hoạt động phá hoại chính sách, lợi dụng chính sách để trục lợi và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong quá trình triển khai thực hiện. 12. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc đề xuất triển khai và chuyển giao kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án liên quan đến chăn nuôi, giải pháp khoa học kỹ thuật về phòng, chống bệnh DTLCP. 13. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các biện pháp xử lý môi trường phục vụ công tác phòng, chống bệnh DTLCP. 14. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh, hệ thống thôn tin cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền những nội dung của kế hoạch này và nguy cơ về bệnh DTLCP, các biện pháp phòng, chống để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. 15. Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Gia Lai (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh): - Tổ chức triển khai lực lượng tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua đường biên giới. - Thành lập đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh trực tiếp đến các địa bàn khu vực biên giới, cửa khẩu kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam qua biên giới giáp với tỉnh Gia Lai. - Phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với Chi cục Chăn nuôi và Thú y; phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật hiện hành. 16. UBND các huyện, thị xã, thành phố: - Căn cứ các nội dung của bản Kế hoạch này xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương để tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP trong giai đoạn từ năm 2020- 2025. Chủ động bố trí nguồn lực, vật tư, phương tiện, quỹ đất để chống dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh khi có dịch. Bố trí nguồn kinh phí nêu trong phần cơ chế chính sách thuộc trách nhiệm của cấp huyện. - Theo dõi việc khai báo tái đàn và kê khai các cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/11/2019 và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. - Quản lý, bố trí địa điểm cho việc chăn nuôi lợn phù hợp với quy định và theo nguyên tắc chăn nuôi lợn an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, cân bằng cung cầu và an sinh xã hội. - Có giải pháp, chính sách hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi lợn xây dựng chuồng trại đảm bảo theo yêu cầu chăn nuôi lợn an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh DTLCP phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. - Chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; kiên quyết không cho giết mổ nếu cơ sở hoạt động không phép hoặc không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; tăng cường nhân lực cán bộ thú y cho việc kiểm soát giết mổ; xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ tập trung, chủ động quỹ đất và vận dụng các cơ chế, chính sách hiện hành để thu hút, ưu đãi cho chủ đầu tư trong việc tìm và giao đất, vốn đầu tư để xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung, có áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến như: hệ thống cấp đông, bảo quản lạnh, bảo quản mát đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. - Quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ động vật tập trung; hoạt động sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trên địa bàn. - Tổ chức hướng dẫn xây dựng các chuỗi cơ sở, các vùng, chuỗi sản xuất các sản phẩm lợn an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học. - Chỉ đạo UBND cấp xã: + Tiếp nhận khai báo tái đàn và kê khai các cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/11/2019 và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. + Quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. + Thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt công tác giám sát, phát hiện, báo cáo và xử lý ổ dịch theo quy định của Luật thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. 17. Các hiệp hội, doanh nghiệp, người chăn nuôi, người vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm lợn: - Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, đơn vị để tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền liên quan. - Thực hiện quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, thú y, phòng, chống dịch bệnh. - Phối hợp tốt với cơ quan chức năng, thông báo kịp thời khi phát hiện tình trạng dấu dịch, vứt xác lợn ốm, chết ra môi trường, hiện tượng bán chạy lợn bệnh, không tuân thủ các biện pháp chống dịch của người chăn nuôi. Trên đây là Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2020-2025. UBND tỉnh yêu cầu các Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; chính quyền địa phương; tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình triển khai, nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc phát hiện những thiếu sót, bất cập thì phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Gia Lai", "promulgation_date": "06/10/2020", "sign_number": "531/QĐ-UBND", "signer": "Kpă Thuyên", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-74-2008-NQ-HDND-thong-qua-quy-dinh-gia-cac-loai-dat-Binh-Thuan-2009-237814.aspx
Nghị quyết 74/2008/NQ-HĐND thông qua quy định giá các loại đất Bình Thuận 2009
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 74/2008/NQ-HĐND Phan Thiết, ngày 08 tháng 12 năm 2008 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY ĐỊNH GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2009 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 11 Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003; Căn cứ Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Sau khi xem xét Tờ trình số 5830/TTr-UBND ngày 27/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành nghị quyết về quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận áp dụng từ ngày 01/01/2009; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Nhất trí thông qua tờ trình của UBND tỉnh về quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận áp dụng từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/12/2009. Điều 2. Việc điều chỉnh giá các loại đất trong năm trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định của Chính phủ tại khoản 12, Điều 1 của Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ. Điều 3. Giao trách nhiệm cho UBND tỉnh căn cứ nội dung tờ trình và ý kiến đóng góp của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp, quyết định cụ thể giá các loại đất tại địa phương, công bố công khai giá đất và thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Điều 4. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và các vị đại biểu HĐND tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Thuận khóa VIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2008 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./. CHỦ TỊCH Huỳnh Văn Tí
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Thuận", "promulgation_date": "08/12/2008", "sign_number": "74/2008/NQ-HĐND", "signer": "Huỳnh Văn Tí", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-02-CT-UBND-2023-cai-thien-moi-truong-kinh-doanh-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-Bac-Ninh-559627.aspx
Chỉ thị 02/CT-UBND 2023 cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh Bắc Ninh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 02/CT-UBND Bắc Ninh, ngày 10 tháng 02 năm 2023 CHỈ THỊ VỀ VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH BẮC NINH NĂM 2023 Ngày 06 tháng 01 năm 2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 (Nghị quyết 01), trong đó đặt ra các nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Để triển khai thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 theo Nghị quyết 01 gắn với tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và các chỉ số về chất lượng quản trị địa phương gắn với thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh năm 2023; Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị: 1. Đề cao giá trị đạo đức công vụ, kiến tạo môi trường làm việc văn hóa và trách nhiệm, hiệu quả Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 71-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XX về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững” trong đó đề cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị trong ứng xử, giao tiếp và giải quyết các mối quan hệ bằng các giá trị văn hóa từ lời nói, cách thức giao tiếp đến hành động, việc làm, cả trong nhận thức, đạo đức, lối sống dân chủ, tôn trọng nhân dân, thái độ trách nhiệm và tinh thần cầu thị; giải quyết các kiến nghị bằng mọi hình thức, các kênh đa phương tiện; nâng cao hiệu quả giải quyết kiến nghị sau đối thoại, làm việc với doanh nghiệp, người dân. Đảm bảo thực hiện các giá trị chung của văn hóa công sở: minh bạch đi đôi với công khai; danh dự đi đôi với trách nhiệm giải trình (trách nhiệm được chỉ ra rõ ràng gắn với từng cá nhân cụ thể và cá nhân cam kết thực thi trách nhiệm chính là bảo vệ danh dự cho bản thân); tự kiểm soát đi đôi với bị kiểm soát (từng cá nhân tự ý thức, tự kiểm soát hành vi đi đôi với những ràng buộc phải tuân thủ, nếu vi phạm sẽ bị xử lý); đạt mục tiêu đi đôi với việc người dân được phục vụ tốt nhất (mục tiêu đề ra của tổ chức phải được đánh giá dựa trên hiệu quả phục vụ người dân, mức độ hài lòng của người dân). Hình thành tác phong, cốt cách, hình ảnh của đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, tận tâm, mẫu mực, sáng tạo, vì người dân phục vụ. Thực thi giá trị trung thực, khách quan trong văn hóa công vụ thông qua hoạt động thanh tra công vụ, với nhiều hình thức như tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện văn hóa công vụ. Xử lý kịp thời, nghiêm minh công chức, viên chức và người lao động có hành vi vi phạm, ngăn chặn những biểu hiện nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc đối với nhân dân. Xử lý nghiêm việc chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền công vụ. Đồng thời, kịp thời biểu dương, khen thưởng những công chức, viên chức có thành tích, gương mẫu trong thực hiện văn hóa công vụ. 2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng điều hành, quản trị địa phương Các Sở, ban, ngành, đơn vị tiếp tục quán triệt triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TU ngày 29/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 1964/KH-UBND về Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, công khai, thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo đột phá, tạo động lực và đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả trong cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh và các nội dung theo Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục phụ người dân, doanh nghiệp. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu các sở, ban, ngành, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính. Phát huy hơn nữa tinh thần chủ động, linh hoạt, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ quy định thủ tục hành chính khi cần thiết và thực hiện đúng quy định về đánh giá tác động; rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện chia sẻ thông tin, giấy tờ giữa các cơ quan cắt giảm thành phần hồ sơ, thời gian, quy trình giải quyết thủ tục hành chính nhất là những thủ tục có tần suất giao dịch lớn và các thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện. Giao Trung tâm hành chính công (TTHCC) tỉnh: phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, TTHCC các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; phối hợp với Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh tiếp tục tổ chức đào tạo, nâng cao các kỹ năng cần thiết cho cán bộ liên quan đến công tác tiếp nhận và trả kết quả tại TTHCC các cấp nhằm nâng cao tinh thần phục vụ, thân thiện, tận tâm trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Trên cơ sở Khung tiêu chí đánh giá, chấm điểm công tác cải cách hành chính đối với các phòng chuyên môn và UBND các xã, phường, thị trấn: UBND các huyện, thành phố nhanh chóng hoàn thiện khung tiêu chí, đẩy mạnh thực hiện đảm bảo nghiêm túc, khách quan, thực chất. Hằng năm, Sở Nội vụ, Hội đồng thẩm định, đánh giá, xác định chỉ số cải cách hành chính của tỉnh đưa nội dung tổ chức đánh giá cấp xã vào chấm điểm cấp huyện; đồng thời tiêu chí đánh giá cấp tỉnh đối với cấp huyện có nội dung tổ chức đánh giá của cấp xã đã chấm điểm. Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Trung tâm Hành chính công tỉnh; các sở, ban, ngành và địa phương triển khai có hiệu quả các nội dung về cải cách thủ tục hành chính, nâng cao Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp theo Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 và Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021. 3. Thúc đẩy xã hội số đi đôi với chuyển đổi số Tích cực triển khai Nghị quyết số 52-NQ/TU ngày 18/3/2022 của BCH Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tổ chức triển khai các chương trình phát triển văn hóa số sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân truy cập Internet, đăng ký tài khoản và sử dụng các dịch vụ số mà trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến (thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình), khai thác, kết nối dữ liệu định danh mã số cá nhân (theo Đề án 06), phát triển các dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên Internet. Hướng dẫn người dân về các kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin cơ bản để có thể tự bảo vệ tài khoản, dữ liệu của mình trên không gian số. Triển khai ứng dụng nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Phát triển các kênh tư vấn, hỏi đáp, trợ lý ảo về xã hội số, hỗ trợ người dân nâng cao kỹ năng số, sử dụng nền tảng số, dịch vụ số và công nghệ số. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức xây dựng và triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; giới thiệu các sản phẩm công nghệ ứng dụng chuyển đổi số, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. 4. Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng các Sở, ngành, địa phương trong việc xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sát sao, thường xuyên nắm bắt và xử lý kịp thời các vướng mắc tại TTHCC và bộ phận một cửa; cam kết về chất lượng phục vụ, công khai số điện thoại của Thủ trưởng cơ quan và Lãnh đạo phụ trách cho người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính tại TTHCC, Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã và trên trang thông tin điện tử; nâng cao kỷ luật, kỷ cương, kiểm tra xử lý nhũng nhiễu có thể xảy ra; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ liên hệ doanh nghiệp lên làm việc trực tiếp tại cơ quan, đơn vị mà không có giấy mời hoặc được đồng ý của Lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Trong trường hợp cơ quan trả kết quả chậm hoặc cán bộ hướng dẫn không đầy đủ dẫn tới người dân, doanh nghiệp phải mất thêm thời gian hoàn chỉnh hồ sơ hoặc đi lại mà lỗi thuộc về cơ quan nhà nước; trường hợp cán bộ liên hệ người dân, doanh nghiệp bổ sung hồ sơ sau khi đã tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo danh mục niêm yết tại TTHCC mà không có văn bản của cơ quan, đơn vị với lý do hợp lý: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải có thư xin lỗi tới người dân và doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm túc việc xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân qua các hệ thống tiếp nhận theo quy định. Tiếp tục phát huy vai trò của Tổ phản ứng nhanh hỗ trợ doanh nghiệp “Tổ 3 nhất” trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong xử lý, giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị. 5. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững Các Sở, ngành, địa phương tiếp tục đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, tăng cường làm việc trực tuyến với cơ quan xúc tiến đầu tư và thương mại trong nước và quốc tế, Đại sứ quán các nước ở thị trường đầu tư và thương mại tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất và sự thuận lợi, hỗ trợ để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, tận dụng các xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI đầu tư vào tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu, cụm công nghiệp; rà soát các quy chế phối hợp trong quản lý các khu, cụm công nghiệp; hoàn chỉnh các phương án chuyển đổi các cụm công nghiệp tạo thuận lợi và đồng thuận, khả thi trong thực hiện. Tăng cường giải pháp hiệu quả tạo các kênh kết nối, hợp tác giữa các trường đào tạo trên địa bàn tỉnh với các tổ chức đào tạo và với các doanh nghiệp nhằm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, nâng cao năng suất lao động; triển khai các cơ chế, giải pháp hữu hiệu để thu hút lao động, nhất là lao động chất lượng cao vào cụm công nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo kế hoạch phát triển hạ tầng xã hội cho người lao động để phát triển bền vững các khu công nghiệp; phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhân rộng mô hình nhà máy thông minh. Đảm bảo quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Tạo sự bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong tiếp cận và thụ hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, tiếp cận tín dụng, mặt bằng, đất đai và các nguồn lực tài chính của nhà nước. Tăng cường quản lý để đảm bảo phát triển thị trường ngân hàng, tài chính, bất động sản lành mạnh, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì triển khai thực hiện “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2023 của UBND tỉnh. Các Sở, ban, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật, nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp, công bố công khai kế hoạch hỗ trợ nguồn lực, cơ chế tài chính, tiếp cận đất đai, tín dụng, các thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng, môi trường, thuế, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư… Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các Hiệp hội trên địa bàn tỉnh để thực sự quy tụ được nhân sự, mở rộng hội viên (Hội Trang trại, Hội Nông nghiệp và PTNT, Liên minh Hợp tác xã, Hội tin học điện tử, Hội doanh nhân trẻ,...) và đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình hoạt động. 6. Kiểm soát các hoạt động thanh tra, kiểm tra, đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp Các cơ quan có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra tỉnh trong việc xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp. Trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chỉ ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng; kết luận thanh tra, kiểm tra phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm. Trường hợp phát hiện thấy nội dung, phạm vi thanh tra có chồng chéo, trùng lặp với cơ quan thực hiện chức năng thanh tra khác hoặc Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng cơ quan tiến hành thanh tra phải báo cáo kịp thời với Chủ tịch UBND tỉnh để có giải pháp phù hợp tránh chồng chéo, trùng lặp và đảm bảo tính kế thừa trong hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị. Thủ trưởng các cơ quan phải kiểm soát chặt chẽ quá trình làm việc, tiếp xúc của cán bộ tại doanh nghiệp, mọi trường hợp đến làm việc với doanh nghiệp phải có kế hoạch, có sự đồng ý của Giám đốc, thủ trưởng cơ quan Nhà nước, đúng theo thẩm quyền được pháp luật quy định, đảm bảo văn hóa ứng xử. Giao Thanh tra tỉnh kiểm soát các hoạt động thanh tra, kiểm tra của các Sở, ngành, cấp huyện (bao gồm cả cơ quan ngành dọc Trung ương) đảm bảo đúng yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. 7. Tổ chức thực hiện Các ngành, các cấp triển khai khẩn trương nghiêm túc, phát huy các sáng kiến mới trong cải thiện môi trường kinh doanh ở đơn vị mình; đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh các nội dung cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh liên quan đến Sở, ngành, đơn vị, những vấn đề khó khăn, vướng mắc, nảy sinh; tăng cường phối hợp công việc hiệu quả, nhằm cải thiện Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh theo Nghị quyết 01 của Chính phủ. Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đánh giá kịp thời các Chỉ số đo lường chất lượng quản trị địa phương; chất lượng dịch vụ công hàng năm; tiến hành đánh giá chất lượng phục vụ và mức độ hài lòng của người doanh nghiệp đối với cấp Phòng thuộc các Sở và UBND cấp huyện liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp; hướng dẫn các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện đồng bộ các Chỉ số về chất lượng điều hành và quản trị địa phương, tạo động lực mới cho cải cách; nghiên cứu, đo lường Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở phương pháp đánh giá của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ trong khảo sát Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI); báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để nhắc nhở các đơn vị triển khai còn hình thức, chưa thực chất; biểu dương các đơn vị tích cực và có các sáng kiến trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo chuyển biến trong hệ thống các cơ quan Nhà nước đến cấp cơ sở. Trước ngày 05 tháng 6 và ngày 05 tháng 12 năm 2023, các cơ quan, đơn vị báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị, đề xuất, kiến nghị gửi về Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Bắc Ninh; Cổng thông tin điện tử tỉnh tăng cường thời lượng, chuyên đề thông tin tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về các hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và của tỉnh theo Chỉ thị này./. Nơi nhận: - TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh (b/c); - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Ban Tuyên giáo tỉnh ủy; - Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, - UBND các huyện, thành phố; - Báo Bắc Ninh, Đài PTTH tỉnh; - Lãnh đạo VP UBND tỉnh; - Cổng TTĐT tỉnh; - Lưu: VT, các CVNC, KTTH CHỦ TỊCH Nguyễn Hương Giang
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh", "promulgation_date": "10/02/2023", "sign_number": "02/CT-UBND", "signer": "Nguyễn Hương Giang", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-342-KH-UBND-2019-kinh-doanh-tro-choi-dien-tu-khong-ket-noi-mang-trai-phap-luat-Tay-Ninh-413926.aspx
Kế hoạch 342/KH-UBND 2019 kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng trái pháp luật Tây Ninh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 342/KH-UBND Tây Ninh, ngày 28 tháng 02 năm 2019 KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ KHÔNG KẾT NỐI MẠNG TRÁI PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2019 - 2020 Trong những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm, các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, góp phần ổn định tình hình trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng diễn biến phức tạp, các cơ sở hoạt động kinh doanh biến tướng từ giải trí thông thường sang cờ bạc trá hình rất tinh vi, khó phát hiện để xử lý, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Qua thống kê, đến ngày 01/10/2018, trên địa bàn tỉnh có 47 cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng đang hoạt động với số lượng 95 máy trò chơi bắn cá,... và hơn 100 máy trò chơi thiếu nhi. Hầu hết các cơ sở kinh doanh lợi dụng trò chơi để tích lũy điểm, quy đổi điểm thưởng thành tiền rất tinh vi để hoạt động cờ bạc trá hình. Do là loại trò chơi mới, có thưởng điểm và dễ quy đổi thành tiền nên thu hút nhiều người tham gia, biến tướng thành hoạt động cờ bạc; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người chơi còn hạn chế; công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trò chơi này chưa chặt chẽ; việc kiểm tra, xử lý vi phạm của các ngành chức năng chưa thường xuyên; công tác phòng ngừa, đấu tranh với các đối tượng lợi dụng hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn... Để khắc phục tình trạng trên, góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tăng cường công tác quản lý và kiểm tra hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng trái pháp luật trên địa bàn tỉnh, với các nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Tăng cường công tác quản lý các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng để tạo môi trường lành mạnh, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của Nhân dân. 2. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng ngừa, xử lý các đối tượng lợi dụng việc kinh doanh, tham gia trò chơi điện tử không kết nối mạng vi phạm pháp luật, làm mất an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. 3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được phân công, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. II. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN, THỜI GIAN THỰC HIỆN KIỂM TRA 1. Đối tượng - Các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, quản lý dịch vụ trò chơi điện tử không kết nối mạng. - Các đối tượng thanh thiếu niên thường xuyên tham gia trò chơi điện tử không kết nối mạng. - Đối tượng có tiền án, tiền sự về hành vi đánh bạc thường xuyên tham gia trò chơi điện tử không kết nối mạng. - Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, lắp ráp thiết bị máy trò chơi điện tử không kết nối mạng. 2. Địa bàn - Tất cả cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. - Tập trung địa bàn trọng điểm: Các địa phương có khu công nghiệp, cụm công nghiệp, siêu thị, khu vui chơi giải trí, khu vực biên giới,... 3. Thời gian thực hiện: Năm 2019 - 2020. III. BIỆN PHÁP, CÔNG TÁC TRỌNG TÂM 1. Về công tác tuyên truyền - Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng những quy định của pháp luật về quản lý trò chơi điện tử; các hành vi vi phạm pháp luật biến tướng của trò chơi điện tử không kết nối mạng; tình hình, kết quả kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng để mọi người biết, tự giác chấp hành. - Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; đối tượng thanh thiếu niên tuyệt đối không tham gia trò chơi điện tử không kết nối mạng, đặc biệt không tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức. 2. Tăng cường công tác quản lý dịch vụ trò chơi điện tử không kết nối mạng - Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành, nghề trò chơi điện tử không kết nối mạng phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục hồ sơ đăng ký theo quy định. - Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử không kết nối mạng, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. - Thành lập Đoàn kiểm tra cấp tỉnh và cấp huyện tổ chức kiểm tra toàn diện các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng trên địa bàn tỉnh. Tùy vào tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện/thành phố quyết định thành phần Đoàn kiểm tra. - Tập trung xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến việc kinh doanh, tham gia trò chơi điện tử không kết nối mạng. - Theo dõi, nắm tình hình liên quan đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng, thiết bị lắp ráp máy để tổ chức tuần tra kiểm soát, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. 3. Triển khai các biện pháp xử lý hành vi tổ chức, tham gia đánh bạc dưới hình thức trò chơi điện tử không kết nối mạng - Tổ chức khảo sát, lập danh sách từng cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào tình hình, hoạt động của từng cơ sở, tiến hành theo dõi, định kỳ tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. - Tổ chức tổng rà soát, lập danh sách các đối tượng thường xuyên tham gia trò chơi điện tử không kết nối mạng; các đối tượng có tiền án, tiền sự về hành vi đánh bạc thường xuyên tham gia trò chơi điện tử không kết nối mạng để có biện pháp quản lý, giáo dục. - Triển khai các biện pháp phòng ngừa, xử lý các đối tượng kinh doanh, tham gia trò chơi điện tử không kết nối mạng có biểu hiện nghi vấn tổ chức đánh bạc, gá bạc, tham gia đánh bạc. - Tổ chức điều tra làm rõ, xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức khi tham gia trò chơi điện tử không kết nối mạng. IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM 1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Chủ trì tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh; tăng cường tổ chức kiểm tra toàn diện và xử lý theo quy định các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng trái pháp luật trên địa bàn tỉnh. - Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng theo đúng quy định pháp luật. - Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về kinh doanh trò chơi điện tử để các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người dân biết thực hiện. 2. Công an tỉnh - Tổ chức tổng rà soát, lên danh sách các đối tượng thường xuyên tham gia trò chơi điện tử không kết nối mạng; các đối tượng có tiền án, tiền sự về hành vi đánh bạc tham gia trò chơi điện tử để có biện pháp quản lý, giáo dục. - Triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, xử lý các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng, nhất là sử dụng trò chơi điện tử bắn cá để tổ chức đánh bạc, tham gia đánh bạc. Trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì kiên quyết xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Chủ động đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án, phối hợp Viện Kiểm sát, Tòa án cùng cấp đề xuất xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. - Theo dõi, nắm tình hình liên quan đến các đối tượng kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng; phối hợp các ngành chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát trên các tuyến giao thông, khu vực bến xe, bến tàu, nơi tập kết máy trò chơi điện tử không kết nối mạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kiểm tra xử lý nghiêm máy trò chơi điện tử không kết nối mạng đang hoạt động kinh doanh nhưng không có chứng minh nguồn gốc, xuất xứ theo quy định của pháp luật. - Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tổng rà soát, lập danh sách từng cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử không kết nối mạng trên địa bàn tỉnh. Căn cứ tình hình, hoạt động của từng cơ sở, tiến hành phân loại, phân cấp quản lý, theo dõi và thường xuyên tổ chức phối hợp các ngành có liên quan kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. 3. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành, nghề kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng theo quy định của pháp luật. Trường hợp cần xác minh thêm thông tin về nhân thân của người đăng ký kinh doanh phải liên hệ với cơ quan Công an để xác minh làm rõ. - Định kỳ hàng quý, tổng hợp danh sách, số liệu cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp, công ty) loại hình kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng trên địa bàn tỉnh gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp quản lý. - Cung cấp thông tin liên quan đến doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề kinh doanh trò chơi điện tử cho các cơ quan chức năng khi có yêu cầu phối hợp. - Phối hợp các sở, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử. Trường hợp vi phạm thì xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. 4. Sở Tài chính Phối hợp các ngành có liên quan tham gia Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm đối với các loại máy trò chơi điện tử không kết nối mạng để phục vụ xử lý các hành vi vi phạm làm căn cứ xác định khung phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật. Tham mưu bố trí kinh phí cho Đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ theo quy định. 5. Sở Giáo dục và Đào tạo Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, trường học trên địa bàn tỉnh (thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, chương trình phát thanh thông tin của trường) giáo dục học sinh, sinh viên tự giác chấp hành pháp luật, hạn chế tham gia trò chơi điện tử không kết nối mạng; tuyệt đối không tham gia cờ bạc núp bóng dưới hình thức trò chơi điện tử. Phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí thiết thực, thu hút học sinh, sinh viên tham gia, hạn chế việc tham gia trò chơi điện tử không kết nối mạng,… 6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục thanh thiếu niên, người lao động, các trường, trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh không tham gia trò chơi điện tử không kết nối mạng, tuyệt đối không tham gia đánh bạc núp bóng dưới hình thức trò chơi điện tử. 7. Sở Thông tin và Truyền thông Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở của tỉnh thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về tác hại của việc tham gia trò chơi điện tử không kết nối mạng dưới hình thức cờ bạc trá hình. 8. Cục Quản lý thị trường Phối hợp với lực lượng công an tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở có hoạt động sản xuất, lắp ráp máy trò chơi điện tử không kết nối mạng tổ chức đánh bạc; xử phạt, tịch thu, tiêu hủy những máy không rõ nguồn gốc xuất xứ theo thẩm quyền, theo quy định của pháp luật. 9. Cục Thuế tỉnh Phối hợp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng theo quy định của pháp luật. 10. Cục Hải quan tỉnh Phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trên địa bàn biên giới để ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép các máy móc, thiết bị trò chơi điện tử. 11. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tây Ninh Tuyên truyền phát sóng, đưa tin, bài tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng; các hành vi vi phạm pháp luật; tình hình, kết quả kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng để các tổ chức, cá nhân hoặc công dân biết, tự giác chấp hành. 12. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh Phối hợp Công an tỉnh hướng dẫn xử lý các vụ án cờ bạc liên quan đến trò chơi điện tử không kết nối mạng. Thực hiện và chỉ đạo trong hệ thống ngành cấp huyện phối hợp lực lượng Công an sớm hoàn chỉnh hồ sơ đưa ra truy tố, xét xử các vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới hình thức trò chơi điện tử không kết nối mạng nhằm giáo dục, răn đe chung trong cộng đồng. 13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về trò chơi điện tử. Tuyên truyền, vận động và có hình thức xử lý đối với đoàn viên, hội viên thực hiện hành vi cờ bạc khi tham gia trò chơi điện tử không kết nối mạng. 14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố - Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện kiểm tra toàn diện các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng trên địa bàn quản lý. - Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện việc cấp giấy nhận đăng ký kinh doanh ngành, nghề kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng trên địa bàn phụ trách đảm bảo chặt chẽ, đúng theo quy định của pháp luật. Tham mưu bố trí kinh phí cho Đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ theo quy định. - Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật trong kinh doanh, tham gia trò chơi điện tử không kết nối mạng; vận động Nhân dân mạnh dạn tố giác các hành vi vi phạm trong kinh doanh, tham gia trò chơi điện tử không kết nối mạng đến cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý; tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền. - Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp Nhân dân các quy định về trò chơi điện tử không kết nối mạng, các hành vi vi phạm pháp luật để biết, chủ động phòng ngừa. Tăng cường tuyên truyền trên Đài Truyền thanh cấp huyện, xã; tuyên truyền định kỳ tại trường học, khu dân cư... Quán triệt và xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức tham gia liên doanh, liên kết, đứng tên kinh doanh các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng nếu phát hiện các cơ sở này có hoạt động cờ bạc. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Căn cứ Kế hoạch này các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện định kỳ báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để theo dõi. 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này; thường xuyên tổng hợp tình hình, kết quả, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo. 3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để chỉ đạo giải quyết kịp thời./. Nơi nhận: - TT. Tỉnh ủy; - TT. HĐND tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - UBMTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; - Các sở, ban, ngành tỉnh; - UBND các huyện, thành phố; - PTVP, PCVP Long, PCVP Nhung; - Các phòng, ban, trung tâm; - Lưu: VT. VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Dương Văn Thắng
{ "issuing_agency": "Tỉnh Tây Ninh", "promulgation_date": "28/02/2019", "sign_number": "342/KH-UBND", "signer": "Dương Văn Thắng", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-6961-TB-TCHQ-2017-xac-dinh-truoc-ma-so-mat-hang-linh-kien-dung-cho-o-khoa-xe-may-366071.aspx
Thông báo 6961/TB-TCHQ 2017 xác định trước mã số mặt hàng linh kiện dùng cho ổ khóa xe máy
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 6961/TB-TCHQ Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2017 THÔNG BÁO VỀ KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TRƯỚC MÃ SỐ TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan; Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, công văn số 07/10/2017/CV-HLV ngày 7/10/2017, số 07.08.2017/CV-HLV ngày 7/8/2017, Đơn đề nghị số 01MCT0905 ngày 13/6/2017 do Công ty Honda Lock Việt Nam, mã số thuế 0700269366 cung cấp; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả xác định trước mã số như sau: 1. Hàng hóa đề nghị xác định trước mã số do tổ chức, cá nhân cung cấp: Tên thương mại: Nắp chụp thân khóa, linh kiện dùng cho ổ khóa xe máy. Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Nắp chụp thân khóa, linh kiện dùng cho ổ khóa xe máy. Ký, mã hiệu, chủng loại: MCT-43321-2001. Nhà sản xuất: Honda Lock Mfg Co.,Ltd. 2. Tóm tắt mô tả hàng hóa được xác định trước mã số: - Thành phần, cấu tạo, công thức hóa học: Chi tiết đúc dạng tròn xoay bằng kẽm, kẽm ZDC 2 11 - Cơ chế hoạt động, cách thức sử dụng: Là chi tiết chính tạo lên nắp bình xăng, trên chi tiết này có các kết cấu lắp ráp với các chi tiết khác để tạo nên nắp bình xăng - Hàm lượng tính trên trọng lượng: 60gram - Thông số kỹ thuật: đường kính ngoài Ø 55.7 - Công dụng theo thiết kế: Lắp trong cụm nắp bình xăng. 3. Kết quả xác định trước mã số: Tên thương mại: Nắp chụp thân khóa. Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Nắp chụp thân khóa, chi tiết chính tạo lên nắp bình xăng Ký, mã hiệu, chủng loại: MCT- 43321-2001 Nhà sản xuất: Honda Lock Mfg Co.,Ltd. thuộc nhóm 83.01 “Khóa móc và ổ khoá (loại mở bằng chìa, số hoặc điện), bằng kim loại cơ bản; móc cài và khung có móc cài, đi cùng ổ khoá, bằng kim loại cơ bản; chìa của các loại khóa trên, bằng kim loại cơ bản”; mã số 8301.60.00 “- Bộ phận” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty Honda Lock Việt Nam biết và thực hiện./. Nơi nhận: - Công ty Honda Lock Việt Nam (Khu CN Đồng Văn II, X. Bạch Thượng, H. Duy Tiên, T. Hà Nam); - Cục HQ các tỉnh, TP (để thực hiện); - Website Hải quan - Lưu: VT, TXNK-PL-Nhung (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Nguyễn Dương Thái * Ghi chú: Kết quả xác định trước mã số trên chỉ có giá trị sử dụng đối với tổ chức, cá nhân đã gửi đề nghị xác định trước mã số.
{ "issuing_agency": "Tổng cục Hải quan", "promulgation_date": "26/10/2017", "sign_number": "6961/TB-TCHQ", "signer": "Nguyễn Dương Thái", "type": "Thông báo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-954-QD-UBND-2015-ke-hoach-von-dau-tu-can-doi-ngan-sach-dia-phuong-Quang-Ngai-278125.aspx
Quyết định 954/QĐ-UBND 2015 kế hoạch vốn đầu tư cân đối ngân sách địa phương Quảng Ngãi
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 954/QĐ-UBND Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 06 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂM 2015 TỪ NGUỒN VỐN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002; Căn cứ Quyết định số 462/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2015; Căn cứ Quyết định số 733/QĐ-UBND ngày 19/5/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư xây dựng Nhà làm việc Công an 36 xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự thuộc đề án Xây dựng củng cố Công an xã, thị trấn (nơi không bố trí Công an chính quy) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 569/SKHĐT-TH ngày 27/5/2015, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2015 từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương để thực hiện dự án Nhà làm việc Công an 76 xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự thuộc đề án Xây dựng củng cố Công an xã, thị trấn (nơi không bố trí Công an chính quy) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (chi tiết theo phụ lục đính kèm). Điều 2. a) Công an tỉnh căn cứ kế hoạch vốn được giao tại Điều 1 Quyết định này, triển khai thực hiện dự án hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và quản lý, thanh, quyết toán vốn được giao theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. b) Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi thực hiện việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư cho dự án theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Thủ trưởng các sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - TT Tỉnh ủy (b/c); - TT HĐND tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - Sở Xây dựng; - VPUB: PCVP, CBTH; - Lưu: VT, KTTH. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Quang Thích PHỤ LỤC ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂM 2015 NGUỒN VỐN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 12/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi) Đvt: Triệu đồng TT TÊN DỰ ÁN Đầu mối giao kế hoạch Năng lực thiết kế Số, ngày QĐ phê duyệt dự án/Quyết định điều chỉnh Tổng mức đầu tư Kế hoạch đã giao đến hết năm 2014 Lũy kế giải ngân đến năm 2014 Kế hoạch năm 2015 giao đầu năm Kế hoạch năm 2015 điều chỉnh, bổ sung Trong đó Ghi chú tăng giảm TỔNG SỐ 60.247 19.400 19.400 10.000 22.000 12.000 0 Dự án chuyển tiếp 1 Nhà làm việc Công an 76 xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự thuộc đề án Xây dựng củng cố Công an xã, thị trấn (nơi không bố trí Công an chính quy) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Công an tỉnh 76 nhà làm việc 1579/QĐ-UBND ngày 30/10/2013; 733/QĐ-UBND ngày 19/5/2015 60.247 19.400 19.400 10.000 22.000 12.000 Ghi chú: 12 tỷ đồng bổ sung từ “Mục I. Các khoản cân đối bắt buộc cân đối - Điểm 6. Đề án Công an xã” tại Quyết định số 462/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ngãi", "promulgation_date": "12/06/2015", "sign_number": "954/QĐ-UBND", "signer": "Lê Quang Thích", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-1245-QD-UBND-2018-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-dat-dai-Uy-ban-cap-xa-Hue-387675.aspx
Quyết định 1245/QĐ-UBND 2018 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai Ủy ban cấp xã Huế
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1245/QĐ-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 06 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 2555/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 01 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã. Điều 2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cập nhật các thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này vào Hệ thống thông tin thủ tục hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm cập nhật thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; báo cáo Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) cho phép mở công khai các thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; hỗ trợ, hướng dẫn Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc cập nhật kịp thời các thủ tục hành chính vào Hệ thống thông tin thủ tục hành chính tỉnh. Điều 3. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai thủ tục hành chính này tại trụ sở cơ quan và trên Trang Thông tin điện tử của địa phương. Triển khai thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quyết định này. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 384/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã. Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 5; - Cục Kiểm soát TTHC (Văn phòng Chính phủ); (gửi qua mạng) - CT và các PCT UBND tỉnh; (gửi qua mạng); - Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; (gửi qua mạng) - UBND các huyện, thị xã, TP. Huế; (gửi qua mạng) - Cổng TTĐT tỉnh; (gửi qua mạng) - Trung tâm Hành chính công tỉnh; (gửi qua mạng) - UBND các xã, phường, thị trấn; (bản chính); - Các PCVP và các CV; - Lưu: VT, KSTH. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phan Ngọc Thọ PHỤ LỤC I DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ (Ban hành kèm theo Quyết định số 1245/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) Tên thủ tục hành chính Thời gian giải quyết Phí, lệ phí (nếu có) Địa điểm thực hiện Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn Không Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại UBND cấp xã PHỤ LỤC II THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ (Ban hành kèm theo Quyết định số 1245/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ Số hồ sơ TTHC Tên TTHC Căn cứ pháp lý Cơ quan thực hiện T-TTH-280597-TT Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã - Luật Đất đai năm 2013; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; - Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND ngày 09/8/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh; - Quyết định số 91/2017/QĐ-UBND ngày 20/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND ngày 09/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh. UBND cấp xã PHẦN II. NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã: 1.1. Trình tự thực hiện: (1) Người đề nghị nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; (2) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: + Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất; + Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; + Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành; + Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận được. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã; + Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành; + Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác; (3) Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng; (4) Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo. 1.2. Cách thức thực hiện: Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp gửi đơn đến UBND cấp xã. 1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ: - Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai (bản chính); - Giấy tờ, tài liệu liên quan đến nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất...(nếu có) (bản sao). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ 1.4. Thời hạn giải quyết: - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định; - Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai đối với một vụ việc là không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn. 1.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân 1.6. Cơ quan thực hiện TTHC: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã. - Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 1.7. Kết quả thực hiện TTHC: - Biên bản hòa giải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng hòa giải, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải (có đóng dấu UBND cấp xã); - Biên bản hòa giải được gửi cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã. 1.8. Lệ phí (nếu có): Không 1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND ngày 09/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh. 1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có): Không 1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC: - Luật Đất đai năm 2013; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; - Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND ngày 09/8/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh; - Quyết định số 91/2017/QĐ-UBND ngày 20/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND ngày 09/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Ghi chú: “Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung” Mẫu số 02 (Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND ngày 09/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ….., ngày … tháng … năm … ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Kính gửi:….…………….(1)……………… Tôi tên là:...............................................(2)...................................................... Địa chỉ:.............................................................................................................. Bằng đơn này, đề nghị..........................(1)................................. giải quyết việc tranh chấp đất đai giữa tôi và …...(3)……. như sau: .........................(4)….............. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Hồ sơ, tài liệu gửi kèm theo: 1. Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai (hòa giải không thành). 2. Giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất. 3. Các giấy tờ liên quan khác (nếu có). Người viết đơn (Ký và ghi rõ họ tên) ___________________ (1) Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. (2) Họ tên người tranh chấp (hoặc tên cơ quan, tổ chức tranh chấp). (3) Tên, địa chỉ của người bị tranh chấp (hoặc tên cơ quan, tổ chức bị tranh chấp). (4) Ghi rõ nguồn gốc và quá trình sử dụng thửa đất hoặc phần diện tích đất đang có tranh chấp, ghi tóm tắt quá trình dẫn đến tranh chấp và yêu cầu (đề nghị) của người tranh chấp.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thừa Thiên Huế", "promulgation_date": "04/06/2018", "sign_number": "1245/QĐ-UBND", "signer": "Phan Ngọc Thọ", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-29-NQ-HDND-2019-du-toan-thu-ngan-sach-nha-nuoc-tinh-Tien-Giang-436999.aspx
Nghị quyết 29/NQ-HĐND 2019 dự toán thu ngân sách nhà nước tỉnh Tiền Giang
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 29/NQ-HĐND Tiền Giang, ngày 06 tháng 12 năm 2019 NGHỊ QUYẾT VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2020 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ 11 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Quyết định số 1704/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Căn cứ Quyết định số 2503/QĐ-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020; Xét Tờ trình số 375/TTr-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và thu, chi ngân sách địa phương năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 92/BC-HĐND ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Thống nhất về dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn và thu, chi ngân sách địa phương năm 2020 của tỉnh Tiền Giang như sau: I. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 là 11.125,000 tỷ đồng, bằng 119,55% dự toán năm 2019 và bằng 98,80% so với ước thực hiện năm 2019. Bao gồm: - Thu nội địa: 10.810,000 tỷ đồng. Trong đó: + Thu tiền sử dụng đất: 500,000 tỷ đồng; + Thu xổ số kiến thiết: 1.650,000 tỷ đồng. - Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 315,000 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 là 11.125,000 tỷ đồng được phân theo khu vực thu như sau: - Khu vực tỉnh thu: 9.277,100 tỷ đồng; - Khu vực huyện, xã thu: 1.847,900 tỷ đồng. II. THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 1. Thu ngân sách địa phương Tổng nguồn thu ngân sách địa phương năm 2020 là 13.759,543 tỷ đồng. Bao gồm: - Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp: 10.005,950 tỷ đồng. - Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: 3.753,593 tỷ đồng. + Thu bổ sung cân đối ngân sách: 1.981,237 tỷ đồng. + Thu bổ sung có mục tiêu: 1.772,356 tỷ đồng. 2. Chi ngân sách địa phương Tổng chi ngân sách địa phương năm 2020 là 13.761,643 tỷ đồng, cụ thể như sau: - Tổng chi cân đối ngân sách địa phương: 11.989,287 tỷ đồng. Bao gồm: + Chi đầu tư phát triển: 2.951,091 tỷ đồng. + Chi thường xuyên: 7.748,766 tỷ đồng, trong đó: . Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề: 3.374,378 tỷ đồng; . Chi sự nghiệp khoa học công nghệ: 35,991 tỷ đồng. + Chi bổ sung Quỹ Dự trữ tài chính: 1,000 tỷ đồng. + Chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương: 1.027,199 tỷ đồng. + Dự phòng ngân sách: 261,031 tỷ đồng. + Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay: 0,200 tỷ đồng. - Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu: 1.772,356 tỷ đồng. Bao gồm: + Vốn đầu tư để thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ: 1.253,700 tỷ đồng; + Vốn sự nghiệp để thực hiện các chính sách theo quy định và một số chương trình mục tiêu: 131,160 tỷ đồng; + Chi các chương trình mục tiêu quốc gia: 387,496 tỷ đồng. Với tổng chi ngân sách địa phương năm 2020 là 13.761,643 tỷ đồng phân theo khu vực chi như sau: - Cấp tỉnh chi: 7.849,897 tỷ đồng; - Cấp huyện và xã chi: 5.911,746 tỷ đồng. III. BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Tổng số bội chi ngân sách địa phương năm 2020 là 2,100 tỷ đồng. IV. CHI TRẢ NỢ GỐC CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Tổng số chi trả nợ gốc năm 2020 là 3,200 tỷ đồng, được sử dụng từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại là 3,200 tỷ đồng. V. TỔNG MỨC VAY CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Tổng mức vay trong năm là 5,300 tỷ đồng, bao gồm vay bù đắp bội chi là 2,100 tỷ đồng và vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương là 3,200 tỷ đồng. VI. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2020 1. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; phát triển doanh nghiệp để đảm bảo nguồn thu bền vững cho ngân sách. Tăng cường công tác quản lý thu; chống thất thu, chống chuyển giá; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, gian lận; quản lý chặt chẽ hoàn thuế; đảm bảo đúng đối tượng, chính sách và pháp luật của nhà nước, 2. Thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình thu, nắm chắc các nguồn thu và số lượng người nộp thuế. Đồng thời, xác định cụ thể các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý thuế hiệu quả. Tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế. 3. Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước, các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định để quản lý chi ngân sách theo đúng chế độ quy định; đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Chủ động điều hành đảm bảo cân đối ngân sách địa phương, tổ chức chi theo dự toán. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, công khai và giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước; triệt để tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. 4. Tiếp tục đẩy mạnh rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập theo Đề án 02-ĐA/TU ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Tỉnh ủy về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh Tiền Giang, theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII. 5. Tổ chức công khai minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chi ngân sách nhà nước, bảo đảm chi đúng chế độ quy định, đề cao và làm rõ trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng đơn vị thụ hưởng ngân sách trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Điều 2. Tổ chức thực hiện Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Nghị quyết này đã được đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khoá IX, Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày thông qua./. Nơi nhận: - UB .Thường vụ Quốc hội; - VP. Quốc hội, VP. Chính phủ; - Các Ủy ban của Quốc hội; - Ban Công tác đại biểu (UBTVQH); - Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; - Vụ Công tác đại biểu (VPQH); - Cục Hành chính - Quản trị II (VPCP); - Kiểm toán Nhà nước khu vực IX; - Các đ/c UVBTV Tỉnh uỷ; - UBND, UB. MTTQ tỉnh; - Các Sở, Ban ngành, đoàn thể tỉnh; - ĐB. Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang; - ĐB. HĐND tỉnh; - TT. HĐND, UBND các huyện, thành, thị; - TT. HĐND các xã, phường, thị trấn; - Báo Ấp Bắc; - Trung tâm Công báo tỉnh; - Lưu: VT. CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Danh Biểu mẫu số 01 CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2020 (Đính kèm Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang) Đơn vị: Triệu đồng STT Nội dung Dự toán năm 2019 Ước thực hiện năm 2019 Dự toán năm 2020 So sánh Tuyệt đối Tương đối (%) A B 1 2 3 4=3-2 5 A TỔNG NGUỒN THU NSĐP 11.420.078 17.594.806 13.759.543 -3.835.263 78,20 I Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp 8.087.098 10.122.812 10.005.950 -116.862 98,85 - Thu NSĐP hưởng 100% 2.672.398 3.775.312 2.908.750 -866.562 77,05 - Thu NSĐP hưởng từ các khoản thu phân chia 5.414.700 6.347.500 7.097.200 749.700 111,81 II Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 3.332.980 3.554.580 3.753.593 199.013 105,60 1 Thu bổ sung cân đối ngân sách 1.942.237 1.942.237 1.981.237 39.000 102,01 2 Thu bổ sung có mục tiêu 1.390.743 1.612.343 1.772.356 160.013 109,92 III Thu từ quỹ dự trữ tài chính 0 IV Thu kết dư 1.133.654 -1.133.654 V Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang 2.783.760 -2.783.760 B TỔNG CHI NSĐP 11.382.578 16.508.446 13.761.643 -2.746.803 8336 I Tổng chi cân đối NSĐP 9.991.835 14.896.103 11.989.287 -2.906.816 80,49 1 Chi đầu tư phát triển 2.660.318 5.606.791 2.951.091 -2.655.700 52,63 2 Chi thường xuyên 6.793.899 7.674.428 7.748.766 74.338 100,97 3 Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay (2) 200 200 200 0 100,00 4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1.000 1.000 1.000 0 100,00 5 Dự phòng ngân sách 197.690 197.690 261.031 63.341 132,04 6 Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương 338.728 1.415.994 1.027.199 -388.795 72,54 II Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu 1.390.743 1.612.343 1.772.356 160.013 109,92 1 Vốn đầu tư để thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ 970.256 1.191.856 1.253.700 61.844 105,19 2 Vốn sự nghiệp để thực hiện các chính sách theo quy định và một số CTMT 138.762 138.762 131.160 -7.602 94,52 3 Chi các chương trình mục tiêu quốc gia 281.725 281.725 387.496 105.771 137,54 a Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới 210.509 210.500 331.120 120.620 157,30 - Chi đầu tư phát triển 162.300 162.300 261.720 99.420 161,26 - Chi sự nghiệp 48.200 48.200 69.400 21.200 143,98 b Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững 71.225 71.225 56.376 -14.849 79,15 - Chi đầu tư phát triển 53.409 53.409 38.602 -14.807 72,28 - Chi sự nghiệp 17.816 17.816 17.774 -42 99,76 C BỘI CHI NSĐP 2.100 2.100 D BỘI THU NSĐP 37.500 37.500 -37.500 E CHI TRẢ NỢ GỐC CỦA NSĐP 45.500 45.500 3.200 -42.300 7,03 I Từ nguồn vay để trả nợ gốc 8.000 8.000 3.200 -4.800 II Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách cấp tỉnh 37.500 37.500 0 -37.500 0,00 G TỔNG MỨC VAY CỦA NSĐP 8.000 8.000 5.300 -2.700 I Vay để bù đắp bội chi 2.100 2.100 II Vay để trả nợ gốc 8.000 8.000 3.200 -4.800 Biểu mẫu số 02 DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2020 (Đính kèm Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang) Đơn vị: Triệu đồng STT Nội dung Ước thực hiện năm 2019 Dự toán năm 2020 So sánh (%) Tổng thu NSNN Thu NSĐP Tổng thu NSNN Thu NSĐP Tổng thu NSNN Thu NSĐP A B 1 2 3 4 5=3/1 6=4/2 TỔNG THU NSNN 11.260.000 10.122.812 11.125.000 10.005.950 98,80 98,85 I Thu nội địa 10.920.000 10.122.812 10.810.000 10.005.950 98,99 98,85 1 Thu từ khu vực DNNN do trung ương quản lý 160.000 160.000 170.000 170.000 106,25 106,25 2 Thu từ khu vực DNNN do địa phương quản lý 140.000 140.000 160.000 160.000 114,29 114,29 3 Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3.750.000 3.750.000 4.214.000 4.214.000 112,37 112,37 4 Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 1.200.000 1.200.000 1.400.000 1.400.000 116,67 116,67 5 Thuế thu nhập cá nhân 700.000 700.000 770.000 770.000 110,00 110,00 6 Thuế bảo vệ môi trường 1.100.000 409.200 1.070.000 398.000 97,27 97,26 7 Lệ phí trước bạ 340.000 340.000 360.000 360.000 105,88 105,88 8 Thu phí, lệ phí 135.000 95.000 150.000 106.000 111,11 111,58 9 Thuế sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp 16.000 16.000 16.000 16.000 100,00 100,00 10 Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước 70.000 70.000 70.000 70.000 100,00 100,00 11 Thu tiền sử dụng đất 1.200.000 1.200.000 500.000 500.000 41,67 41,67 12 Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước 3.000 3.000 3.000 3.000 100,00 100,00 13 Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 1.650.000 1.650.000 1.650.000 1.650.000 100,00 100,00 14 Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 5.000 5.000 4.000 2.950 80,00 59,00 15 Thu khác ngân sách 451.000 384.612 273.000 186.000 60,53 48,36 II Thu từ dầu thô III Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 340.000 315.000 92,65 IV Thu viện trợ Biểu mẫu số 03 DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2020 (Đính kèm Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang) Đơn vị: Triệu đồng STT Nội dung Dự toán năm 2019 Dự toán năm 2020 So sánh Tuyệt đối Tương đối (%) A B 1 2 3=2-1 4=2/1 TỔNG CHI NSĐP 11.382.578 13.761.643 2.379.065 120,90 A CHI CÂN ĐỐI NSĐP 9.991.835 11.989.287 1.997.452 119,99 I Chi đầu tư phát triển (1) 2.660.318 2.951.091 290.773 110,93 1 Chi đầu tư cho các dự án 2.660.318 2.951.091 290.773 110,93 - Chi đầu tư XDCB vốn trong nước 650.318 798.991 148.673 122,86 - Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất 360.000 500.000 140.000 138,89 - Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết 1.650.000 1.650.000 0 100,00 - Chi đầu tư từ nguồn bội chi NSĐP 0 2.100 2.100 2 Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật 3 Chi đầu tư phát triển khác II Chi thường xuyên 6.793.899 7.748.766 954.867 114,05 Trong đó: 1 Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề 2.960.822 3.374.378 413.556 113,97 2 Chi khoa học và công nghệ 33.624 35.991 2.367 107,04 III Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay 200 200 0 IV Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1.000 1.000 0 100,00 V Dự phòng ngân sách 197.690 261.031 63.341 132,04 VI Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương 338.728 1.027.199 688.471 B CHI TỪ NGUỒN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU 1.390.743 1.772.356 381.613 127,44 I Vốn đầu tư để thực hiện các chương trình mục tiêu nhiệm vụ 970.256 1.253.700 283.444 129,21 II Vốn sự nghiệp để thực hiện các chính sách theo quy định và một số CTMT 138.762 131.160 -7.602 94,52 III Chi các chương trình mục tiêu quốc gia 281.725 387.496 105.771 137,54 1 Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới 210.500 331.120 120.620 157,30 - Chi đầu tư phát triển 162.300 261.720 99.420 161,26 - Chi sự nghiệp 48.200 69.400 21.200 143,98 2 Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững 71.225 56.376 -14.849 79,15 - Chi đầu tư phát triển 53.409 38.602 -14.807 72,28 - Chi sự nghiệp 17.816 17.774 -42 99,76 C CHI CHUYỂN NGUỒN SANG NĂM SAU Biểu mẫu số 04 BỘI CHI VÀ PHƯƠNG ÁN VAY - TRẢ NỢ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2020 (Đính kèm Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang) Đơn vị: Triệu đồng STT Nội dung Ước thực hiện năm 2019 Dự toán năm 2020 So sánh A B 1 2 3=2-1 A THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 17.594.806 13.759.543 -3.835.263 B CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 16.508.446 13.761.643 -2.746.803 C BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 2.100 D BỘI THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 1.086.360 -1.086.360 E HẠN MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP THEO QUY ĐỊNH 3.036.844 3.001.785 -35.059 G KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC I Tổng dư nợ đầu năm 56.616 19.132 -37.484 Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%) 1,86 0,64 1 Trái phiếu chính quyền địa phương 2 Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước 1.053 8.000 3 Vốn khác (Vay tín dụng ưu đãi của NHPT) 55.563 11.132 -44.431 II Trả nợ gốc vay trong năm 45.484 3.200 -42.284 1 Theo nguồn vốn vay 45.484 3.200 -42.284 - Trái phiếu chính quyền địa phương - Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước 1.053 - Vốn khác (Vay tín dụng ưu đãi của NHPT) 44.431 3.200 -41.231 2 Theo nguồn trả nợ 45.484 3.200 -42.284 - Từ nguồn vay để trả nợ gốc 8.000 3.200 -4.800 - Bội thu NSĐP 37.484 0 -37.484 - Tăng thu, tiết kiệm chi - Kết dư ngân sách cấp tỉnh 0 III Tổng mức vay trong năm 8.000 5.300 -2.700 1 Theo mục đích vay 8.000 5.300 -2.700 - Vay để bù đắp bội chi 2.100 - Vay để trả nợ gốc 8.000 3.200 -4.800 2 Theo nguồn vay 8.000 5.300 -2.700 - Trái phiếu chính quyền địa phương - Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước 8.000 5.300 -2.700 - Vốn trong nước khác IV Tổng dư nợ cuối năm 19.132 21.232 2.100 Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%) 0,71 0,71 1 Trái phiếu chính quyền địa phương 0 2 Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước 8.000 13.300 5.300 3 Vốn khác 11.132 7.932 -3.200 H TRẢ NỢ LÃI, PHÍ 29 200 171
{ "issuing_agency": "Tỉnh Tiền Giang", "promulgation_date": "06/12/2019", "sign_number": "29/NQ-HĐND", "signer": "Nguyễn Văn Danh", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1098-QD-BXD-thanh-lap-Ban-Soan-thao-To-Bien-tap-Nghi-dinh-133475.aspx
Quyết định 1098/QĐ-BXD thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Nghị định
BỘ XÂY DỰNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Số: 1098/QĐ-BXD Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN SOẠN THẢO VÀ TỔ BIÊN TẬP NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008; Căn cứ Luật Nhà ở năm 2005; Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng; Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Nghị định quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư: I. Ban soạn thảo Nghị định gồm có các thành viên: 1. Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Trưởng ban; 2. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, Phó Trưởng ban; 3. Ông Lương Đức Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, thành viên; 4. Ông La Văn Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Công sản, Bộ Tài chính, thành viên; 5. Ông Phạm Quốc Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành viên; 6. Ông Bùi Ngọc Tuân, Cục trưởng Cục Kinh tế và Phát triển Quỹ đất, Tổng Cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành viên; 7. Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Xây dựng, thành viên; 8. Ông Trần Quốc Thái, Phó Chánh Văn phòng Bộ, Bộ Xây dựng, thành viên. II. Tổ biên tập Nghị định gồm có các thành viên: 1. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, Tổ trưởng; 2. Ông Vũ Xuân Thiện, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, Tổ phó; 3. Bà Nguyễn Ngọc Quỳnh, Hàm Vụ phó Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ, thành viên; 4. Bà Lưu Thị Thu Quế, Chuyên viên, Cục Quản lý Công sản, Bộ Tài chính, thành viên; 5. Bà Nguyễn Thị Ngọc Lanh, Trưởng phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất, Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất, Tổng Cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành viên; 6. Ông Trịnh Hồng Quân, Phó Trưởng phòng Quản lý nhà ở, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, thành viên; 7. Bà Trần Thu Hoà, Chuyên viên, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, thành viên; 8. Bà Lương Thị Hồng Hạnh, Chuyên viên chính, Vụ Kết cấu Hạ tầng và Đô thị - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành viên; 9. Ông Nguyễn Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, thành viên; 10. Ông Nguyễn Trọng Hiền, Trưởng phòng Quản lý nhà và Kinh doanh bất động sản, Sở Xây dựng Hà Nội, thành viên; 11. Ông Đặng Minh Tuấn, Chuyên viên, Vụ Pháp chế, Bộ Xây dựng, thành viên; 12. Ông Hà Quang Hưng, Chuyên viên, Văn phòng Bộ, Bộ Xây dựng, thành viên; 13. Bà Lý Thị Thanh Hoa, Chuyên viên, Phòng Quản lý nhà ở, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, Thư ký Tổ biên tập. Điều 2. Nhiệm vụ của Ban soạn thảo và Tổ biên tập: 1. Ban soạn thảo có nhiệm vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 60 Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ, giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu, soạn thảo Nghị định quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư. 2. Tổ biên tập chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Ban soạn thảo Nghị định và có nhiệm vụ giúp Ban soạn thảo trong việc nghiên cứu, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định. 3. Ban soạn thảo, Tổ biên tập chấm dứt hoạt động khi Chính phủ ban hành Nghị định quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Các Đ/c Thứ trưởng; - Lưu: VT, QLN (2b). BỘ TRƯỞNG Trịnh Đình Dũng
{ "issuing_agency": "Bộ Xây dựng", "promulgation_date": "27/12/2011", "sign_number": "1098/QĐ-BXD", "signer": "Trịnh Đình Dũng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1886-QD-UBND-2014-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-moi-Uy-ban-nhan-dan-cap-xa-Tien-Giang-253478.aspx
Quyết định 1886/QĐ-UBND 2014 công bố thủ tục hành chính mới Ủy ban nhân dân cấp xã Tiền Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1886/QĐ-UBND Tiền Giang, ngày 01 tháng 08 năm 2014 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TỈNH TIỀN GIANG CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Giám đốc Sở Tư pháp, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành (01 thủ tục) thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Tiền Giang (Lĩnh vực Thể dục Thể thao). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Tư pháp, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Tư pháp (Cục KS TTHC); - CT, các PCT; - Sở Tư pháp (Phòng KS.TTHC); - Cổng TTĐT tỉnh; - Lưu: VT, NC. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Kim Mai THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TỈNH TIỀN GIANG (Ban hành kèm theo Quyết định số 1886/QĐ-UBND ngày 01 tháng 08 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang) PHẦN I DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH A. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã STT Tên thủ tục hành chính LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO 1 Công nhận câu lạc bộ thể thao cơ sở PHẦN II NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TỈNH TIỀN GIANG A. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã I. LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO 1. Công nhận câu lạc bộ thể thao cơ sở: 1 Trình tự thực hiện Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2- Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. - Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. - Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời. Bước 3- Nhận Quyết định công nhận và giải thể câu lạc bộ thể thao cơ sở tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã theo bước sau: - Người nhận kết quả nộp giấy hẹn tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. - Công chức trả kết quả kiểm tra chứng từ và yêu cầu người đến nhận kết quả ký nhận, trao Quyết định cho người nhận. - Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và chứng minh dân của người ủy quyền. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 7 giờ 00 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết) 2 Cách thức thực hiện Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước 3 Thành phần, số lượng hồ sơ a) Thành phần hồ sơ bao gồm: - Quyết định thành lập; - Danh sách Ban chủ nhiệm; - Danh sách hội viên; - Địa điểm luyện tập; - Quy chế hoạt động. b) Số lượng hồ sơ: không quy định 4 Thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 5 Cơ quan thực hiện TTHC a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã. 6 Đối tượng thực hiện TTHC Tổ chức 7 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có) Không 8 Lệ phí (nếu có) Không 9 Kết quả thực hiện TTHC Quyết định hành chính 10 Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC - Luật Thể dục, thể thao năm 2007; - Nghị định số 112/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/6/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao; - Thông tư số 18/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động câu lạc bộ thể thao cơ sở.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Tiền Giang", "promulgation_date": "01/08/2014", "sign_number": "1886/QĐ-UBND", "signer": "Trần Kim Mai", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Ke-hoach-khao-sat-05-KH-DDBQH-2020-tinh-hinh-thi-hanh-Luat-Dat-dai-Doan-dai-bieu-Ho-Chi-Minh-532989.aspx
Kế hoạch khảo sát 05/KH-ĐĐBQH 2020 tình hình thi hành Luật Đất đai Đoàn đại biểu Hồ Chí Minh
QUỐC HỘI KHÓA XIV ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 05/KH-ĐĐBQH TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 02 năm 2020. KẾ HOẠCH KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI 2103 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN TỪ 01/7/2014 ĐẾN 31/12/2019 Thực hiện chương trình công tác năm 2020, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Đoàn khảo sát về “Tình hình thi hành Luật Đất đai 2103 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ 01/7/2014 đến 31/12/2019”. I. MỤC ĐÍCH Qua khảo sát Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố có cơ sở xem xét, đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Đánh giá kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế, nguyên nhân; từ đó có các kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013. II. NỘI DUNG KHẢO SÁT Khảo sát về tình hình thi hành Luật Đất đai 2103 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ 01/7/2014 đến 31/12/2019. III. THÀNH PHẦN ĐOÀN KHẢO SÁT A. Các vị đại biểu Quốc hội Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. B. Các cơ quan mời tham gia Đoàn khảo sát: 1. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố; 2. Đại diện Ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân Thành phố; 3. Đại diện Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng nhân dân Thành phố; 4. Đại diện Ban Đô thị, Hội đồng nhân dân Thành phố; 5. Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố; 6. Đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố; 7. Đại diện Sở Xây dựng Thành phố; 8. Đại diện Sở Tài chính Thành phố; 9. Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố; 10. Đại diện Sở Tư pháp Thành phố; 11. Đại diện Lãnh đạo Ban Chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Thành phố; 12. Đại diện Lãnh đạo Hội đồng thẩm định giá Thành phố; 13. Đồng chí Trần Du Lịch, Nguyên Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố khóa XIII. IV. CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố tổ chức các buổi làm việc như sau: 1. Tổ chức 01 buổi làm việc với Ủy ban nhân dân các quận, huyện: Quận 2, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Tân Bình, Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ. 2. Tổ chức 01 buổi làm việc với các hội, hiệp hội và đơn vị có liên quan: Hiệp hội Bất động sản thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố, Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Hội kiến trúc sư thành phố, Hội làm vườn và trang trại thành phố, Hội Quy hoạch và phát triển đô thị thành phố, Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam, Viện Quy hoạch xây dựng thành phố, Hiệp hội xây dựng và vật liệu xây dựng thành phố, Hội khoa học kỹ thuật xây dựng thành phố, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực phía Nam, Liên minh Hợp tác xã thành phố, Phân viện Kiến trúc Miền Nam, Phân viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Miền Nam, Hội Nông dân thành phố. 3. Thời gian, địa điểm làm việc: dự kiến 01 ngày trong tuần cuối tháng 03 năm 2020 tại trụ sở Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố, số 2Bis Lê Duẩn, phường Bến Nghé, Quận 1. Đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện; các Hội, Hiệp hội và đơn vị có liên quan chuẩn bị báo cáo bằng văn bản về các nội dung theo Đề cương báo cáo (gửi kèm). Báo cáo gửi về Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố (số 2Bis Lê Duẩn, phường Bến Nghé, Quận 1; email: [email protected] trước ngày 20 tháng 3 năm 2020. (Chi tiết liên hệ: Đ/c Đào Anh Tuấn, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân Thành phố, Đt: 0919.223360) Nơi nhận: - UBTVQH (để báo cáo); - Đồng chí Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH TP (để báo cáo); - Thường trực Đoàn ĐBQH TP; - Thành viên Đoàn khảo sát và khách mời: - Các quận, huyện; hội, hiệp hội và đơn vị tham dự làm việc theo kế hoạch; - Chánh, Phó VP, P.CTĐBQH (TH); - Lưu VT. TM. ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KT. TRƯỞNG ĐOÀN PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN Văn Thị Bạch Tuyết
{ "issuing_agency": "Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "25/02/2020", "sign_number": "05/KH-ĐĐBQH", "signer": "Văn Thị Bạch Tuyết", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-334-QD-UBND-dieu-chinh-bo-sung-quy-hoach-su-dung-dat-huyen-Giao-Thuy-Nam-Dinh-2016-314480.aspx
Quyết định 334/QĐ-UBND điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Giao Thủy Nam Định 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 334/QĐ-UBND Nam Định, ngày 18 tháng 02 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN GIAO THỦY UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Căn cứ Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-UBND ngày 17/6/2013 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) của huyện Giao Thủy; Căn cứ Quyết định số 1486/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt quy hoạch phân khu khu nghỉ dưỡng, tắm biển, dịch vụ du lịch xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định; Căn cứ Văn bản số 89-TB-TU ngày 13/01/2016 của Tỉnh ủy Nam Định về chủ trương đầu tư dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng, tắm biển, dịch vụ du lịch xã Giao Phong & thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy; Xét đề nghị tại các Tờ trình số: 187/TTr-UBND ngày 15/12/2015 của UBND huyện Giao Thủy, 3029/TTr-STNMT ngày 23/12/2015 của Sở Tài nguyên & Môi trường về việc xin phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Giao Thủy để thực hiện dự án xây dựng Khu du lịch, thể thao và nghỉ dưỡng Giao Phong tại xã Giao Phong & thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy và hồ sơ kèm theo, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Giao Thủy, cụ thể như sau: 1. Bổ sung quy hoạch sử dụng đất 85,50 ha để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch, thể thao và nghỉ dưỡng Giao Phong tại xã Giao Phong và thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy. 2. Diện tích bổ sung quy hoạch sử dụng đất 85,50 ha được điều chỉnh huỷ bỏ từ quy hoạch sử dụng đất vào mục đích đất sản xuất kinh doanh tại các xã: Bạch Long (5,57 ha); Bình Hòa (1,54 ha); Giao An (1,00 ha); Giao Châu (5,64 ha); Giao Hà (2,50 ha); Giao Hải (2,00 ha); Giao Hương (0,92 ha); Giao Lạc (5,00 ha); Giao Long (5,97 ha); Giao Nhân (4,00 ha); Giao Phong (1,40 ha); Giao Tân (6,10 ha); Giao Thanh (3,94 ha), Giao Thiện (5,92 ha); Giao Thịnh (2,30 ha); Giao Xuân (7,27 ha); Giao Yến (4,96 ha); Hồng Thuận (5,04 ha) và thị trấn Quất Lâm (14,43 ha). Điều 2. Căn cứ điều 1 của Quyết định này, Ủy ban nhân dân huyện Giao Thủy có trách nhiệm: 1. Công bố công khai điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật đất đai; 2. Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt; 3. Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng đất đai theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt. Trường hợp có sự bất cập giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các quy hoạch chuyên ngành khác và các quy định của tỉnh thì kịp thời báo cáo Sở Tài nguyên & Môi trường xem xét trình UBND tỉnh quyết định điều chỉnh cho phù hợp. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường; Chủ tịch UBND huyện Giao Thủy; Chủ tịch UBND thị trấn Quất Lâm; Chủ tịch UBND các xã: Bạch Long, Bình Hòa, Giao An, Giao Châu, Giao Hà, Giao Hải, Giao Hương, Giao Lạc, Giao Long, Giao Nhân, Giao Phong, Giao Tân, Giao Thanh, Giao Thiện, Giao Thịnh, Giao Xuân, Giao Yến, Hồng Thuận; Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC Ngô Gia Tự
{ "issuing_agency": "Tỉnh Nam Định", "promulgation_date": "18/02/2016", "sign_number": "334/QĐ-UBND", "signer": "Ngô Gia Tự", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-bao-56-TB-VPCP-2018-ket-luan-Thu-tuong-tai-phien-hop-Hoi-dong-Thi-dua-Khen-thuong-374672.aspx
Thông báo 56/TB-VPCP 2018 kết luận Thủ tướng tại phiên họp Hội đồng Thi đua Khen thưởng
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 56/TB-VPCP Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2018 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI PHIÊN HỌP CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TRUNG ƯƠNG Ngày 18 tháng 01 năm 2018, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã chủ trì phiên họp của Hội đồng. Tham dự cuộc họp có đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng, các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng. Sau khi nghe đồng chí Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 của Hội đồng và dự thảo Kế hoạch Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, ý kiến thảo luận của các thành viên Hội đồng, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương kết luận như sau: 1. Trong năm 2017, công tác thi đua, khen thưởng trong cả nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực, bám sát và góp phần thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các phong trào thi đua đã được đổi mới, nội dung phong phú, hình thức đa dạng, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, được các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các cơ quan bộ, ngành, địa phương và các cơ quan thông tấn, báo chí đã có nhiều hình thức tuyên truyền, tôn vinh, biểu dương những điển hình tiên tiến, nhân tố mới, mô hình mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo thêm động lực và góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, được dư luận xã hội đánh giá cao. Hội đồng và Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, kế hoạch đề ra. Các thành viên Hội đồng đã chủ động, trách nhiệm trong việc tổ chức chỉ đạo và triển khai các phong trào thi đua có trọng tâm, trọng điểm. Hoạt động của các cụm, khối thi đua được đổi mới với nhiều hình thức, nội dung phong phú. Công tác khen thưởng được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời, khen thưởng thông qua phát hiện điển hình, nhân tố mới trong phong trào thi đua, khen thưởng đột xuất, khen cho người lao động được quan tâm và bước đầu đạt kết quả tích cực. 2. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi đua, khen thưởng trong năm 2017 còn một số tồn tại, hạn chế như sau: Một số phong trào thi đua chưa huy động được sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân nên hiệu quả chưa cao, có nơi còn mang tính hình thức; chưa tạo được sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân; chưa tạo được sự chuyển biến sâu rộng từ cơ sở và đồng đều ở các bộ, ngành, địa phương. Việc tuyên truyền về các điển hình, các phong trào thi đua chưa được thường xuyên và rộng rãi, chưa thực sự tạo động lực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phương. Khen thưởng cho công nhân, người lao động trực tiếp, nông dân còn hạn chế; một số địa phương khen thưởng kháng chiến còn tồn đọng. 3. Năm 2018 là năm kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11 tháng 6 năm 1948 - 11 tháng 6 năm 2018), năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016 - 2020, để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018, thực hiện chủ đề hành động của Chính phủ “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, công tác thi đua, khen thưởng cần tập trung vào các nhiệm vụ sau: a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh các phong trào thi đua hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. b) Ngay từ đầu năm, tổ chức phát động đợt thi đua đặc biệt, đồng loạt ra quân triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 2018 của từng bộ, ngành và địa phương. Tổ chức các phong trào thi đua phải có mục tiêu thiết thực, cụ thể, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị. c) Thường xuyên, coi trọng việc phát hiện kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt, những mô hình mới, sáng tạo và có nhiều hình thức để biểu dương, động viên, nhân rộng. Thực hiện tốt cả 4 khâu phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến. Qua đó tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua, mang lại hiệu quả thiết thực. Phát huy vai trò tích cực của các cơ quan truyền thông, báo chí trong phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến, nhân tố, mô hình mới. d) Thực hiện tốt và nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, bảo đảm kịp thời, đúng quy định; lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện công tác chuyên môn làm tiêu chí khen thưởng. Thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ trong bình xét, lựa chọn những tập thể, cá nhân thật sự tiêu biểu, xuất sắc để khen thưởng, tránh khen thưởng tràn lan, vận dụng các quy định của pháp luật để khen thưởng. Tạo sự chuyển biến tích cực trong khen thưởng cho các đơn vị cơ sở, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp. - Lấy ý kiến rộng rãi về việc khen thưởng cho các tập thể, cá nhân để nắm bắt thông tin trước khi đề nghị khen thưởng. - Tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm những hồ sơ tồn đọng trong khen thưởng kháng chiến, phong tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. đ) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, nghiên cứu, tham mưu đề xuất sửa đổi Luật Thi đua, khen thưởng. - Phát huy vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện, bảo đảm công tác thi đua khen thưởng thực chất, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng. - Sớm kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương để đảm bảo hiệu quả hoạt động. e) Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tiếp thu ý kiến của các đại biểu, lấy ý kiến các cơ quan liên quan, hoàn thiện kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng và kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành để sớm triển khai thực hiện, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân. g) Phát huy những kết quả đã đạt được, với khí thế mới, động lực mới, đề nghị các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và cơ quan thường trực của Hội đồng chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ được phân công, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - PTTg Thường trực Trương Hòa Bình; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Tòa án nhân dân tối cao; Viện KSND tối cao; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Các Thành viên Hội đồng TĐKTTW; - Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; - VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Văn Tùng, TGĐ Cổng TTĐTT; - Lưu: Văn thư, TCCV (3). TH BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM Mai Tiến Dũng
{ "issuing_agency": "Văn phòng Chính phủ", "promulgation_date": "08/02/2018", "sign_number": "56/TB-VPCP", "signer": "Mai Tiến Dũng", "type": "Thông báo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Thong-tu-11-2014-TT-BVHTTDL-xet-tang-Ky-niem-chuong-Vi-su-nghiep-Van-hoa-The-thao-va-Du-lich-253355.aspx
Thông tư 11/2014/TT-BVHTTDL xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa Thể thao và Du lịch
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 11/2014/TT-BVHTTDL Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2014 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH” Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013; Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này quy định về đối tượng, nguyên tắc, tiêu chuẩn, hồ sơ, trình tự xét và trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. 2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (sau đây gọi tắt là Kỷ niệm chương) là hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để ghi nhận công lao của cá nhân có quá trình cống hiến hoặc có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Điều 2. Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương 1. Cá nhân đã, đang công tác trong Ngành văn hóa, thể thao và du lịch (sau đây gọi tắt là Ngành). 2. Cá nhân công tác ngoài Ngành có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển Ngành. 3. Người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển Ngành. Điều 3. Nguyên tắc, thời gian xét tặng Kỷ niệm chương 1. Kỷ niệm chương chỉ xét tặng một lần cho cá nhân, không có hình thức truy tặng. 2. Bảo đảm công bằng, dân chủ, công khai; đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn. 3. Không xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân đã được tặng Huy chương, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thể dục thể thao”, Huy chương “Vì sự nghiệp Du lịch”, các Huy chương, Kỷ niệm chương của ngành Văn hóa - Thông tin trước đây, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp dân số, gia đình và trẻ em” và cá nhân đang bị xem xét hoặc bị hình thức kỷ luật buộc thôi việc, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có liên quan đến các vụ án hình sự. 4. Kỷ niệm chương được xét tặng 2 đợt vào tháng 3 và tháng 7 hàng năm. Điều 4. Quyền và trách nhiệm của cá nhân được tặng Kỷ niệm chương 1. Cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương. 2. Cá nhân đủ tiêu chuẩn quy định tại các điều 5, 6, 7 và 8 của Thông tư này được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định. 3. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương được nhận Giấy chứng nhận, Kỷ niệm chương và tiền thưởng theo quy định tại Điều 76 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. 4. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương có trách nhiệm tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống của Ngành, gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Chương II TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG Điều 5. Đối với cá nhân công tác trong Ngành Cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây được xét tặng Kỷ niệm chương: 1. Có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên đối với nam và 15 năm trở lên đối với nữ (bao gồm cả thời gian được cử đi học hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự). Trường hợp có thời gian công tác tại vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo thì thời gian công tác thực tế tại các địa bàn trên được nhân với hệ số 1,3 để tính thời gian công tác trong ngành. 2. Cá nhân có đủ thời gian công tác theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng bị kỷ luật dưới mức buộc thôi việc chỉ được xét tặng Kỷ niệm chương sau 02 năm tính từ thời điểm xóa kỷ luật. Thời gian chịu kỷ luật không được tính để xét tặng Kỷ niệm chương. Điều 6. Đối với cá nhân công tác ngoài Ngành Cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây được xét tặng Kỷ niệm chương: 1. Đã đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đủ một nhiệm kỳ. Lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương đủ 5 năm công tác có thành tích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2. Có công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ được nghiệm thu xếp loại Tốt; đoạt giải Vàng (giải A), Giải Bạc (giải B) tại các Cuộc thi sáng tác, biểu diễn, triển lãm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Hội Văn học Nghệ thuật chuyên ngành Trung ương tổ chức, có giá trị thiết thực phục vụ cho sự nghiệp của Ngành. 3. Có đóng góp tích cực vào việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ tài chính, phục vụ cho sự nghiệp của Ngành. Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng quyết định. Điều 7. Đối với người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài Người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây được xét tặng Kỷ niệm chương: 1. Có công đóng góp xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa ngành với các nước và các tổ chức quốc tế, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 2. Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng quyết định. Điều 8. Những trường hợp được xét tặng Kỷ niệm chương sớm hơn so với quy định 1. Diễn viên Múa, diễn viên Xiếc, vận động viên có thời gian công tác ít hơn 05 năm so với thời gian công tác quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này. 2. Anh hùng Lao động, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương ngay sau khi có quyết định khen thưởng các danh hiệu này. Chương III HỒ SƠ, QUY TRÌNH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG Điều 9. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương 1. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương bao gồm: a) Tờ trình của đơn vị theo mẫu số 1 quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này; b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị theo mẫu số 2 quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này; c) Danh sách cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương theo mẫu số 3 quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này; d) Bản tóm tắt quá trình công tác và thành tích cá nhân theo mẫu số 4 quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này; đ) Bản sao có chứng thực các quyết định khen thưởng đối với cá nhân được xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 và Khoản 2 Điều 8 Thông tư này. 2. Hồ sơ được lập thành 01 bộ, trên phông chữ Times New Roman gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (sau đây gọi tắt là Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ) trước ngày 01 tháng 3 hoặc trước ngày 01 tháng 7 hàng năm. Đối với các đối tượng đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Khoản 2 Điều 8 thì thời gian nộp hồ sơ không nhất thiết thực hiện theo quy định này. Điều 10. Quy trình xét tặng Kỷ niệm chương 1. Đối với cá nhân đang công tác trong Ngành a) Cá nhân công tác tại cơ quan nào thì gửi hồ sơ đến cơ quan đó đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương theo Mẫu số 4 của Phụ lục kèm theo Thông tư này. b) Căn cứ kết quả xét của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, trình Bộ trưởng quyết định; c) Căn cứ đề nghị của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xét, lập hồ sơ và Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, trình Bộ trưởng quyết định. 2. Đối với cá nhân công tác trong Ngành đã nghỉ hưu a) Cá nhân thuộc đơn vị trực thuộc Bộ đã nghỉ hưu thì gửi hồ sơ đến cơ quan cuối cùng trước khi nghỉ hưu đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương theo Mẫu số 4 của Phụ lục kèm theo Thông tư này. Hội đồng Thi đua-Khen thưởng của đơn vị đó có trách nhiệm xét, lập hồ sơ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, trình Bộ trưởng quyết định; b) Cá nhân đã nghỉ hưu tại địa địa phương nào thì gửi hồ sơ đến cơ quan cuối cùng trước khi nghỉ hưu đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương theo Mẫu số 4 của Phụ lục kèm theo Thông tư này. Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của địa phương đó có trách nhiệm xét, lập hồ sơ và Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, trình Bộ trưởng quyết định. 3. Đối với cá nhân công tác ngoài Ngành a) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, lập hồ sơ đối với các trường hợp thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý để đề nghị Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Bộ xét, trình Bộ trưởng quyết định; b) Các trường hợp đặc biệt, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ có trách nhiệm đề xuất, lập hồ sơ trình Bộ trưởng quyết định. 4. Đối với người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài: Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xét, lập hồ sơ đối với các trường hợp thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý để gửi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, trình Bộ trưởng quyết định. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 11. Tổ chức thực hiện 1. Vụ Thi đua, Khen thưởng là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, quyết định. 2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” trang trọng và tiết kiệm. Điều 12. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2014. Quyết định số 46/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Kỷ niệm chương và Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xem xét, giải quyết. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; - UB VHGDTNTNNĐ Quốc hội; - Bộ Nội vụ; - Ban TĐKT Trung ương; - Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ VHTTDL; - Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL; - Các Sở VHTTDL; - Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tử của Bộ VHTTDL; - Lưu: VT, TĐKT, PHC.250. BỘ TRƯỞNG Hoàng Tuấn Anh PHỤ LỤC MẪU BIỂU TRONG HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch) Mẫu số 1: Tờ trình đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Mẫu số 2: Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Mẫu số 3: Danh sách đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Mẫu số 4: Bản tóm tắt quá trình công tác và thành tích đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Mẫu số 1 Cơ quan cấp trên………… Đơn vị……………………… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /TTr-……… Địa danh, ngày … tháng … năm…… TỜ TRÌNH Về việc đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” Kính gửi: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Căn cứ Thông tư số 11/2014/TT-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”; …………..1 đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” cho: …… người (Có hồ sơ kèm theo). Trong đó: a. Cán bộ công chức, viên chức đang công tác: ……người. b. Cán bộ công chức đã nghỉ hưu, nghỉ chế độ: …….người. …………..1 trình lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định./. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Ký tên, đóng dấu (Ghi rõ họ tên) (1) Tên đơn vị có hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Mẫu số 2 CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ------- HỘI ĐỒNG THI ĐUA-KHEN THƯỞNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Địa danh, ngày … tháng … năm … BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THI ĐUA-KHEN THƯỞNG Đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” Hội đồng Thi đua-Khen thưởng 1……… họp phiên toàn thể xét trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thời gian: …… giờ…… phút ngày…… tháng…… năm…… Địa điểm: ……………………………………………………………. Chủ trì cuộc họp: Đ/c………, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền). Thư ký cuộc họp: Đ/c………, chức vụ…… Thư ký Hội đồng. Các thành viên Hội đồng Thi đua-Khen thưởng…… dự họp: có... thành viên, gồm các đồng chí: 1. Đ/c………… chức vụ………Chủ tịch Hôi đồng Thi đua-Khen thưởng; 2. Đ/c………… chức vụ………Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng; 3. Đ/c………… chức vụ………Ủy viên; 4. Đ/c………… chức vụ………Ủy viên; 5. Đ/c………… chức vụ………Ủy viên; 6. Đ/c………… chức vụ………Ủy viên; 7. Đ/c………… chức vụ………Ủy viên, Thư ký Hội đồng. Sau khi nghe Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng) đọc báo cáo tóm tắt thành tích của từng cá nhân, Hội đồng đã thảo luận, phân tích, đánh giá thành tích của từng cá nhân theo các quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về xét tặng “Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (nêu tóm tắt các ý kiến của thành viên Hội đồng) Hội đồng tiến hành bỏ phiếu kín: - Số phiếu phát ra: - Số phiếu thu về: - Số phiếu hợp lệ: - Số phiếu không hợp lệ: * Kết quả kiểm phiếu như sau (xếp theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp) TT Họ và tên Chức vụ Số phiếu Cuộc họp kết thúc vào hồi giờ......phút……ngày……tháng……năm...... Thư ký cuộc họp (Ký, ghi rõ họ tên) Chủ tịch Hội đồng (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (1) Tên đơn vị có hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương. Mẫu số 3 Cơ quan cấp trên………. Đơn vị…………………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------- Địa danh, ngày … tháng … năm…… DANH SÁCH Đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” TT Họ và tên Năm sinh, Giới tính Nghề nghiệp, Chức vụ, Nơi công tác Đối tượng (Điều 5 đến Điều 8) Quá trình hoạt động trong ngành VHTTDL Tổng số năm công tác trong ngành VHTTDL Tóm tắt thành tích (đối tượng xét theo Điều 6, 7 và 8) Ghi chú Nam Nữ Từ tháng, năm đến tháng, năm Làm gì, ở đâu 1 2 3 Người lập danh sách (Ký, ghi rõ họ tên và số điện thoại) THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Mẫu số 4 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------- Địa danh, ngày…… tháng…… năm BẢN TÓM TẮT Quá trình công tác và thành tích của cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” I. Sơ lược tiểu sử bản thân - Họ và tên: ………………………. Giới tính: ………………. - Ngày, tháng, năm sinh: ……….. Dân tộc: ……………….. (Quốc tịch: ……… nếu là người nước ngoài) - Hộ khẩu thường trú: …………… - Chức vụ và nơi công tác: - Số năm công tác: - Ngày nghỉ hưu (nếu có): - Số điện thoại liên lạc: ………. II. Quá trình công tác trong Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với cá nhân được xét tặng Kỷ niệm chương là người công tác trong Ngành) Thời gian Chức vụ, đơn vị công tác III. Tóm tắt những đóng góp cho ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với cá nhân được xét Kỷ niệm chương là người công tác ngoài Ngành, người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài). Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị (đối với cá nhân công tác trong Ngành) (Ký tên, đóng dấu) Người khai ký tên (Ghi rõ họ tên) Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trình hồ sơ về thành tích đề nghị khen thưởng (đối với cá nhân công tác ngoài Ngành, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài) (Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch", "promulgation_date": "01/10/2014", "sign_number": "11/2014/TT-BVHTTDL", "signer": "Hoàng Tuấn Anh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-23-2019-TT-BCT-khong-ap-dung-han-ngach-thue-quan-nhap-khau-duong-428529.aspx
Thông tư 23/2019/TT-BCT không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường mới nhất
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 23/2019/TT-BCT Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2019 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VIỆC KHÔNG ÁP DỤNG HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NHẬP KHẨU ĐƯỜNG CÓ XUẤT XỨ TỪ CÁC NƯỚC ASEAN Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Thực hiện cam hết xóa bỏ hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN; Thực hiện Nghị quyết số 130/NQ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về việc tạm đình chỉ thực hiện Điều 20 Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định việc không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường có xuất xứ từ các nước ASEAN. Điều 1. Quy định chung 1. Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường (mã HS 1701) có xuất xứ từ các nước ASEAN theo quy định của pháp luật hiện hành. 2. Số lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN không tính vào lượng hạn ngạch thuế quan hàng năm do Bộ Công Thương công bố theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) áp dụng với các nước WTO. Điều 2. Quy định thuế suất thuế nhập khẩu Thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng đường có xuất xứ từ các nước ASEAN thực hiện theo quy định của Chính phủ. Điều 3. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Tổng Bí Thư; - Văn phòng TW và Ban Kinh tế TW; - Viện KSND tối cao; - Tòa án ND tối cao; - Cơ quan TW của các Đoàn thể; - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản); - Kiểm toán Nhà nước; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Công Thương; - Các Sở Công Thương; - Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc; - Lưu: VT, XNK. BỘ TRƯỞNG Trần Tuấn Anh
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "13/11/2019", "sign_number": "23/2019/TT-BCT", "signer": "Trần Tuấn Anh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-2636-QD-CT-bo-sung-bang-gia-toi-thieu-tinh-le-phi-truoc-ba-116258.aspx
Quyết định 2636/QĐ-CT bổ sung bảng giá tối thiểu tính lệ phí trước bạ
TỔNG CỤC THUẾ CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 2636/QĐ-CT TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH BẢNG GIÁ TỐI THIỂU TÍNH LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ TP HỒ CHÍ MINH Căn cứ quy định về giá tính lệ phí trước bạ tại Điều 5 Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; Căn cứ Điều 3 quyết định số 64/2010/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành bảng giá tối thiểu tính lệ phí trước bạ các loại phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Căn cứ báo cáo của các Chi cục thuế quận, huyện về việc thu lệ phí trước bạ đối với phương tiện vận tải chưa có trong các bảng giá tổi thiểu tính lệ phí trước bạ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và xét đề nghị của một số doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp các loại phương tiện vận tải tại Việt Nam, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Nay bổ sung, điều chỉnh, bảng giá tối thiểu tính lệ phí trước bạ các loại phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 64/2010/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (đính kèm các Phụ lục 1, 2). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Điều 3. Các Ông/Bà Trưởng Phòng thuộc Cục thuế thành phố, Chi cục trưởng Chi cục thuế Quận, Huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Như điều 3 - UBNDTP "Để báo cáo" - Tổng cục Thuế "Để báo cáo" - Lưu (TH-NV-DT, HC) KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Trần Đình Cử PHỤ LỤC 1 BỔ SUNG BẢNG GIÁ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 64/2010/QĐ-UBND NGÀY 01/9/2010 CỦA UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Ban hành kèm theo Quyết định số 2636/QĐ-CT ngày 30/09/2010 của Cục Thuế thành phố) I. Bổ sung phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 64/2010/QĐ-UBND BẢNG GIÁ XE GẮN MÁY Phần, Mục điểm bổ sung Loại/Hiệu xe Giá xe mới (ngàn đồng) Bổ sung Phần B, Mục B1, các điểm … 5 Xe hiệu Honda HONDA FORTUNE WING (WH125-11), Trung Quốc sản xuất 30.000 HONDA Unicorn dazzer, Ấn Độ sản xuất 49.000 7 Xe hiệu Kawasaki KAWASAKI D-Tracker 125 (LX125D), Thái Lan sản xuất 125.000 KAWASAKI KLX 125 (LX125C), Thái Lan sản xuất 120.000 11 Xe hiệu Piaggio Vespa PIAGGIOVESPA GTS 250 ie, GTV 250ie, Y sản xuất 131.450 12 Xe hiệu Yamaha Yamaha Fazer, Ấn Độ sản xuất 49.000 Yamaha FZ 16, Ấn Độ sản xuất 40.500 Yamaha FZ S, Ấn Độ sản xuất 43.500 Yamaha YZF R15 53.500 15 Xe các hiệu khác MEGELLI 125S/MERGELLI 125R, Trung Quốc sản xuất 30.000 SYM VIENNA 125 (AW12W), Trung Quốc sản xuất 30.000 SYM VIENNA 50 (AW05W), Trung Quốc sản xuất 14.000 Bổ sung Phần B, Mục B2, các điểm … 1 Công ty Honda Việt Nam sản xuất, lắp ráp: HONDA JF30 PCX 49.990 HONDA SH 125 100.000 HONDA Wave 110 S JC431 (D) 15.490 HONDA Wave 110 S JC431 16.490 HONDA Wave 110 RS JC430 16.490 HONDA Wave 110 RS JC430 (C) 17.990 2 Công ty VMEP sản xuất, lắp ráp Elegant II (IISAF) 10.000 3 Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam sản xuất, lắp ráp: CUXI 1DW1 32.000 LUVIAS 44S1 26.000 SIRIUS phanh cơ 5C63 16.700 SIRIUS phanh đĩa 5C64 17.700 PHỤ LỤC 2 BỔ SUNG BẢNG GIÁ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 64/2010/QĐ-UBND NGÀY 01/9/2010 CỦA UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Ban hành kèm theo Quyết định số 2636/QĐ-CT ngày 30/09/2010 của Cục Thuế thành phố) II. Bổ sung phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 64/2010/QĐ-UBND BẢNG GIÁ XE Ô TÔ Phần, Mục điểm bổ sung Loại/Hiệu xe Giá xe (triệu đồng) Bổ sung Phần I, các điểm … A.5 BMW 535i GT 2010 (2996cm3). 2.800 BMW 630I Cabrio (2996 cm3). 300 BMW X1 Xdrive 28i (2996 cm3). 1.760 A.22 Hyundai Santa Fe 2.2 máy xăng, 05 chỗ, Hàn Quốc sản xuất. 1.100 Hyundai Sonata 2.0, máy xăng, 5 chỗ, Hàn Quốc sản xuất 627 A.58 ZOTYE JNJ640AC, 5 chỗ, Trung Quốc sản xuất 220 Bổ sung phần II, các điểm … 5 Công ty LD Mercedes-Benz Mercedes C200 CGI (W204), 5 chỗ ngồi. 1.170 Mercedes S 400 HYBRID. 4.510 Mercedes S 63 AMG. 5.520 Mercedes SL 350, 2 chỗ. 4.860 Mercedes SLS AMG. 8.480 8 Công ty sản xuất ô tô JRD Việt Nam: JRD EXCEL I/TMB, dung tích 3.268 cm3. 180 14 Công ty ô tô Toyota Việt Nam Toyota Vios C NCP93L-BEMDKU, 5 chỗ, 1497 cm3 490 19 Công ty TNHH Ford Việt Nam: FORD RANGER Wildtrak UG6F901, tải pick up 669 21 Công ty TNHH Hoàng Trà lắp ráp và nhập khẩu: HONTA FHT800T 120 HONTA FHT980T 170 HOANGTRA FHT1990T, trọng tải 1990 kg 240 HOANGTRA FHT1990T-MB, trọng tải 1495 kg 250 HOANGTRA FHT3450T, trọng tải 3500 kg 285 FAW LZT3165PK2E3A95 (tải ben) 420 FAW LZT3253P1K2T1A91 (tải ben) 790 FAW LZT3242P2K2E3T1A92 (tải ben) 920 FAW LZT5253GJBT1A92 (trộn bê tông) 1.175 FAW CA3250P1K2T1, trọng tải 12885 kg, (tải tự đổ) 845 FAW CA3256P2K2T1A80, trọng tải 12885 kg, (tải tự đổ) 910 FAW CA3252P2K2T1A, trọng tải 12885 kg, (tải tự đổ) 1.050 FAW CA3320P2K15T1A80, trọng tải 8170kg, (tải tự đổ) 1.045 FAW CAH1121K28L6R5, (tải trung) 335 FAW HT.MB-74, trọng tải 5200 kg, (tải trung) 335 FAW CA5166XXYP1K2L5-HT.MB-63, trọng tải 8000 kg, (tải trung) 465 FAW HT.TTC-76, trọng tải 8300 kg, (tải trung) 575 FAW CA1258P1K2L11T1, trọng tải 13250 kg, (tải trung) 845 FAW CA1258P1K2L11T1, trọng tải 13250 kg, (tải nặng) 845 FAW CA1258P1K2L11T1-HT.MB, trọng tải 12000 kg, (tải nặng) 845 FAW CA1258P1K2L11T1-HT.TK-48, trọng tải 11250 kg, (tải nặng) 845 FAW CA5310XXYP2K11L7T4-1, trọng tải 17190 kg, (tải nặng) 905 FAW CA5312CLXYP21K2L2T4A2, trọng tải 18000 kg, (tải nặng) 1.025 FAW CA4143P11K2A80 (Đầu kéo) 475 FAW CA4161P1K2A80 (Đầu kéo) 540 FAW CA4182P21K2 (Đầu kéo) 575 FAW CA4258P2K2T1 (Đầu kéo) 535 FAW CA4258P2K2T1A80 (Đầu kéo) 655 FAW CA4252P21K2T1A80 (Đầu kéo) 725 HOANGTRA FHT-CA1176K2L7CX, (Xe chở xăng) 760 HOANGTRA FHT-CA1258P1K2L11T1CX, (Xe chở xăng) 920 HOANGTRA FHT-CA1258P1K2L11T1PN, (Xe phun nước) 950 HOANGTRA FHT-CA1176P1K2L7PN, (Xe phun nước) 715 HOANGTRA FHT-CAH1121K28L6R5PN, (Xe phun nước) 940 HOANGTRA YC6701C1 (Xe khách 29 chỗ) 410 24 Công ty TNHH SX & LR ôtô Chu Lai - Trường Hải THACO FC099L - MBB, 900 kg 170 THACO FC099L - MBM, 900 kg 170 THACO FC099L - TK, 830 kg 175 THACO FC345 - TK, 3,1 tấn 280 THACO FC345 - MBB, 3,2 tấn 270 THACO FC345 - MBM, 3,2 tấn 275 THACO FC350 - TK, 2,74 tấn 300 THACO FC450, 4,5 tấn 270 THACO FC500 - MBB, 4,6 tấn 340 THACO FC500 - TK, 4,5 tấn 335 THACO FC700 - MBB, 6,5 tấn 380 THACO FD499, 4,99 tấn 330 THACO FD499, 4,99 tấn-4WD 385 THACO OLLIN150-MBB, 1,2 tấn 220 THACO OLLIN150-MBM, 1,2 tấn 220 THACO OLLIN150-TK, 1,15 tấn 225 THACO OLLIN198-MBB 1,83 tấn 225 THACO OLLIN198-MBM 1,78 tấn 260 THACO OLLIN198-TK, 1,73 tấn 260 THACO OLLIN250-MBB 2,35 tấn 260 THACO OLLIN250-MBM 2,3 tấn 265 THACO OLLIN250-TK 2,25 tấn 265 THACO OLLIN345-MBB 3,25 tấn 325 THACO OLLIN345-MBM 3,25 tấn 325 THACO OLLIN345-TK 3,2 tấn 335 THACO OLLIN450-MBB 4,1 tấn 335 THACO OLLIN450-TK 4,3 tấn 405 THACO OLLIN700-MBB 6,5 tấn 405 THACO AUMARK198-TK, 1,8 tấn 575 THACO AUMARK250-MBB, 2,3 tấn 320 THACO AUMARK250-MBM, 2,3 tấn 325 THACO AUMARK250-TK, 2,2 tấn 580 THACO AUMAN820-MBB, 8,2 tấn 545 HYUNDAI HD65/THACO, 2,5 tấn 430 HYUNDAI HD65/THACO-MBB 2,4 tấn 460 HYUNDAI HD65/THACO-TK, 2,4 tấn 460 HYUNDAI HD72/THACO, 3,5 tấn 470 HYUNDAI HD72/THACO-MBB, 3,4 tấn 500 HYUNDAI HD72/THACO-TK, 3,4 tấn 500 HYUNDAI HD120/THACO, 5,5 tấn 745 HYUNDAI HD120/THACO-MBB, 5 tấn 780 HYUNDAI HD120/THACO-L, 5,5 tấn 765 HYUNDAI HD120/THACO-L-MBB, 5 tấn 810 HYUNDAI HD170 1.180 HYUNDAI HD250 1.490 HYUNDAI HD320 1.670 HYUNDAI HD700 1.310 HYUNDAI HD1000 1.490 HYUNDAI COUNTY CITY 740 28 Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3-2 Xe bus hiệu BA-HAI HC B40 2DE3, 26 chỗ ngồi + 14 chỗ đứng 790 Xe bus hiệu BA-HAI HC B40E2, 23 chỗ ngồi + 17 chỗ đứng 780 Xe khách hiệu BA-HAI AH K34E2, 34 chỗ ngồi, có máy lạnh 580 Xe khách hiệu BA-HAI AH K34E2, 34 chỗ ngồi, không có máy lạnh 530 Xe khách hiệu BA-HAI AHB50E2, 27 chỗ ngồi + 23 chỗ đứng, có máy lạnh 620 Xe khách hiệu BA-HAI AHB50E2, 27 chỗ ngồi + 23 chỗ đứng, không có máy lạnh 570 Xe khách hiệu BA-HAI AHB60E2, 34 chỗ ngồi + 26 chỗ đứng, có máy lạnh 750 Xe khách hiệu BA-HAI CA K46 UNIVERSE, 46 chỗ ngồi, có máy lạnh 890 Xe khách hiệu BA-HAI CA K46 UNIVERSE, 46 chỗ ngồi, không có máy lạnh 805 Xe khách hiệu BA-HAI CA K52E2, 52 chỗ ngồi, có máy lạnh 850 Xe khách hiệu BA-HAI CA K52E2, 52 chỗ ngồi, Không có máy lạnh 770 Xe khách hiệu CA K37 UNIVERSE, (34 giường nằm + 3 chỗ ngồi) 980 Xe khách hiệu COUNTY HD 29E3, 29 chỗ ngồi, ghế Hàn Quốc 840 Xe khách hiệu COUNTY HD 29E3, 29 chỗ ngồi, ghế Việt Nam 790 CHERY SQR 7080S117, Ôtô con 150 29 Công ty TNHH Liên Doanh Ôtô Hòa Bình (VMC) RIICH M1 SQR7100S187, Ôtô con 245 59 Công ty TNHH ô tô Hoa Mai HOA MAI HD1800B 210 HOA MAI HD3000 250 HOA MAI HD3450.4x4, lốp 825-20 315 HOA MAI HD3450.4x4, lốp 900-20 320 HOA MAI HD3450MP.4x4, lốp 825-20 340 HOA MAI HD3450MP.4x4, lốp 900-20 345 HOA MAI HD4950 310 HOA MAI HD4950.4x4 345 HOA MAI HD5000 310 HOA MAI HD5000.4x4 345 HOA MAI HD5000MP.4x4 (có điều hòa) 375 HOA MAI HD5000MP.4x4 (không có điều hòa) 365 HOA MAI HD6500 (có điều hòa) 397 HOA MAI HD6500 (không có điều hòa) 387 63 Công ty cổ phần ô tô TMT CUULONG 9650T2, 5 tấn 370 CUULONG 9650T2-MB, 4.75 tấn 370 CUULONG 9670D2A, 6.8 tấn 395 CUULONG 9670D2A-TT, 6.8 tấn 395 CUULONG DFA10307D, 6.8 tấn 295 CUULONG DFA12080D, 7.86 tấn 405 CUULONG DFA12080D-HD, 7.86 tấn 455 CUULONG DFA3.2T3, 3.2 tấn 220 CUULONG DFA3.2T3-LK, 3.2 tấn 220 CUULONG DFA3.45T2, 3.45 tấn 220 CUULONG DFA3810D, 950 kg 140 CUULONG DFA3810T, 950 kg 125 CUULONG DFA3810T1, 950 kg 125 CUULONG DFA3810T1-MB, 850 kg 125 CUULONG DFA3810T, 850 kg 125 CUULONG DFA4215T1, 1.25 tấn 185 CUULONG DFA4215T1-MB, 1.25 tấn 185 CUULONG DFA4215T-MB, 1.05 tấn 185 CUULONG DFA6027T, 2.5 tấn 180 CUULONG DFA6027T-MB, 22.5 tấn 180 CUULONG DFA7050T, 4.95 tấn 260 CUULONG DFA7050T/LK, 4.95 tấn 260 CUULONG DFA7050T-MB, 4.7 tấn 260 CUULONG DFA7050T-MB/LK, 4.7 tấn 260 CUULONG DFA9670DA-1, 6.8 tấn 380 CUULONG DFA9670DA-2, 6.8 tấn 380 CUULONG DFA9670DA-3, 6.8 tấn 380 CUULONG DFA9670DA-4, 6.8 tấn 380 CUULONG DFA9670D-T750, 6.8 tấn 380 CUULONG DFA9670D-T860, 6.8 tấn 380 CUULONG DFA9970T, 7 tấn 295 CUULONG DFA9970T1, 7 tấn 295 CUULONG DFA9970T2, 7 tấn 295 CUULONG DFA9970T2-MB, 6.8 tấn 295 CUULONG DFA9970T3, 7 tấn 295 CUULONG DFA9970T3-MB, 6.8 tấn 295 CUULONG DFA9975T-MB, 7.2 tấn 350 CUULONG KC6625D2, 2.5 tấn 290 CUULONG KC8135D, 3.45 tấn 320 CUULONG KC8135D2, 3.45 tấn 355 CUULONG KC8135D-T650, 3.45 tấn 320 CUULONG KC8135D-T750, 3.45 tấn 320 CUULONG KC8550D, 5 tấn 335 CUULONG KC8550D2, 5 tấn 370 CUULONG KC9050D2-T600, 4.95 tấn 380 CUULONG KC9050D2-T700, 4.95 tấn 380 CUULONG KC9050D-T600, 4.95 tấn 345 CUULONG KC9050D-T700, 4.95 tấn 345 CUULONG ZB3810T1, 850kg 140 CUULONG ZB3810T1-MB, 950kg 140 CUULONG ZB3812D-T550, 1.2 tấn 175 CUULONG ZB3812T1, 1.2 tấn 175 CUULONG ZB3812T1-MB, 1 tấn 155 CUULONG ZB5220D, 2.2 tấn 1.980 CUULONG ZB5225D, 2.35 tấn 190 71 Công ty TNHH ôtô Đông Phong Ôtô tải tự đổ hiệu TRUONGGIANG DFM-TD7.5TA, trọng tải 7500kg. 415 TRUONGGIANG DFM-TD2.35TA, trọng tải 2350kg (Ôtô tải tự đổ DONGFENG) 600 TRUONGGIANG DFM-TD4.99T, trọng tải 4990kg (Ôtô tải tự đổ DONGFENG) 400 TRUONGGIANG DFM-TD7.5TA, trọng tải 7500kg. 415 75 Công ty ô tô SANYANG Việt Nam Ô tô tải hiệu SYM T1000-SC2-A, trọng tải 1.000kg, 1.493 cm3 171 Ô tô tải hiệu SYM T1000-SC2-A2, trọng tải 1.000kg, 1.493 cm3 166 Ô tô xát xi tải hiệu SYM T1000-SC2-B, 1.493 cm3 166 Ô tô xát xi tải hiệu SYM T1000-SC2-B2, 1.493 cm3 160 77 Xe do công ty CP ô tô Giải Phóng sản xuất, lắp ráp: Xe hiệu GIAIPHONG DT1246.YJ, 1250kg. 169 Xe hiệu GIAIPHONG DT4881.YJ, 4800kg. 319 Xe hiệu GIAIPHONG T0836.FAW-1, 810kg. 110 Xe hiệu GIAIPHONG T0836.FAW-1/MPB, 810kg. 112 Xe hiệu GIAIPHONG T0836.FAW-1/TK, 810kg. 112 Xe hiệu GIAIPHONG T1246.YJ, 1250kg. 160 Xe hiệu GIAIPHONG T1546.YJ-1, 1500kg. 176 Xe hiệu GIAIPHONG T1846.YJ, 1800kg. 187 Xe hiệu GIAIPHONG T2270.YJ, 2200kg. 217 Xe hiệu GIAIPHONG T3070.YJ, 3000kg. 240 Xe hiệu GIAIPHONG T4081.YJ, 4000kg. 261 Xe hiệu GIAIPHONG T5090.YJ, 5000kg. 292 87 Công ty TNHH Lamberet Việt Nam. Hyundai H100 Porter 1.25-2-LAMBERET/ĐL, Tải đông lạnh (có động cơ điện dự phòng) 530 Hyundai H100 Porter 1.25-2-LAMBERET/ĐL, Tải đông lạnh (không có động cơ điện dự phòng) 510 88 Công ty TNHH SX & LR Ôtô Du lịch Trường Hải Kia HYUNDAI HD250/THACO-MBB, Ôtô tải thùng có mui phủ 13.15 tấn 1.570 HYUNDAI HD320/THACO-MBB, Ôtô tải thùng có mui phủ 17 tấn 1.750 HYUNDAI HD65/THACO-TB, Ô tô tải tự đổ 2.5 tấn 510 KIA CARENS (KNAHH81AAA) 5 chỗ 460 KIA CARENS FGFC42 (RNYFG52A2), 7 chỗ 455 KIA CARENS FGKA42 (RNYFG5212), 7 chỗ 495 KIA CARENS FGKA43 (RNYFG5213), 7 chỗ 515 KIA CARNIVAL (KNAMH812AA) 8 chỗ 700 KIA CARNIVAL (KNAMH812BB) 8 chỗ 740 KIA CARNIVAL (KNHMD371AA) 11 chỗ 700 KIA CERATO-EX (KNAFU411AA), 5 chỗ 460 KIA CERATO-EX (KNAFU411BA), 5 chỗ 505 KIA CERATO-EXAT (KNAFU411BA), 5 chỗ 480 KIA CERATO-EXMT (KNAFU411AA), 5 chỗ 445 KIA CERATO-KOUP (KNAFW612BA), 5 chỗ 625 KIA CERATO-SX (KNAFW411BA), 5 chỗ ngồi 520 KIA CERATO-SXAT (KNAFW411BA), 5 chỗ 505 KIA FORTE TDFC42 (RNYTD41M5AC), 5 chỗ 405 KIA FORTE TDFC43 (RNYTD41A4AC), 5 chỗ 505 KIA MAGENTIS (KNAGH417BA) 5 chỗ 705 KIA MORNING BAH42F8 (RNYSA2432), 5 chỗ 285 KIA MORNING BAH42F8 (RNYSA2432)-LXMT 5 chỗ 270 KIA MORNING BAH43F8 (RNYSA2433), 5 chỗ 305 KIA MORNING BAH43F8 (RNYSA2432)-SXAT 5 chỗ 295 KIA RIO (04 cửa-KNADG413AA), 5 chỗ 400 KIA RIO (05 cửa-KNADH513AA), 5 chỗ 425 KIA RIO (05 cửa-KNADH513BA), 5 chỗ 440 KIA SORENTO 2WD DSLMT (KNAKU814AA), 7 chỗ 835 KIA SORENTO 2WD GASAT (KNAKU811BA), 7 chỗ 845 KIA SORENTO 2WD GASMT (KNAKU811AA), 7 chỗ 805 KIA SORENTO 4WD GASAT (KNAKU811DA), 7 chỗ 880 KIA SORENTO 4WD GASMT (KNAKU811CA), 7 chỗ 860 KIA SOUL (KNAJT811AA), 5 chỗ 500 KIA SOUL (KNAJT811BA) 5 chỗ 520 PHỤ LỤC 2 ĐIỀU CHỈNH BẢNG GIÁ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH 64/2010/QĐ-UBND NGÀY 01/9/2010 CỦA UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Ban hành kèm theo Quyết định số 2636/QĐ-CT ngày 30/09/2010 của Cục Thuế thành phố) Điểm điều chỉnh Quyết định 64/2010/QĐ-UBND ghi Điều chỉnh là Loại xe Giá xe mới 100% (đvt: triệu đồng) Loại xe Giá xe mới 100% (đvt: triệu đồng) 1 2 3 4 5 Phụ lục 2, Phần I, Mục A, điểm A.5: XE HIỆU BMW BMW 320i (1995 cm3) 1.200 1.160 BMW 325i (2497 cm3) 1.410 BMW 325i (2497 cm3) 1.440 BMW 325i, 5 chỗ ngồi, dung tích 2497cm3, Đức sản xuất 1.400 BMW 325i Cab (2497 cm3) 2.610 BMW 325i Cab (2497 cm3) 2.590 BMW 325i Cab, dung tích xy lanh 2497 cm3 2.430 BMW 523i 2010 (2497 cm3) 1.930 BMW 523i (2.497 cm3) 1.930 BMW 523i, dung tích 2.497 cm3 2.000 BMW 730 Li (2996 cm3) 3.590 BMW 730 Li (2996 cm3) 3.550 BMW 740 Li (2979 cm3) 4.430 BMW 740 Li (2979 cm3) 4.400 BMW 750 Li (4397 cm3) 5.210 BMW 750 Li (4397 cm3) 5.160 BMW X6 Xdrive 3.5i (2997 cm3) 1.980 BMW X6 Xdrive 3.5i (2979 cm3) 2.920 Phụ lục 2, Phần I, Mục A, điểm A.22: XE HIỆU HYUNDAI Hyundai Equus 4.6 A/T (VIP), Hàn Quốc sản xuất 3.025 Hyundai Equus 4.6 A/T, Hàn Quốc sản xuất 3.025 Hyundai Equus 4.6 A/T, Hàn Quốc sản xuất 2.870 Hyundai Equus 4.6 A/T, Hàn Quốc sản xuất từ năm 2009 trở về trước 2.870 Hyundai Genesis Coupe 2.0 A/T, Hàn Quốc sản xuất 1.015 Hyundai Genesis Coupe 2.0 A/T, 4 chỗ, Hàn Quốc sản xuất 1.015 Hyundai Genesis Coupe 2.0 A/T, 8 chỗ, Hàn Quốc sản xuất 980 Hyundai Sonata 2.0 A/T (VIP), Hàn Quốc sản xuất 800 Hyundai Sonata 2.0 A/T, Hàn Quốc sản xuất 890 Hyundai Sonata 2.0 A/T, Hàn Quốc sản xuất 755 Hyundai Sonata 2.0 A/T, Hàn Quốc sản xuất từ năm 2009 trở về trước 755 Phụ lục 2, Phần I, Mục A, điểm A.36: XE HIỆU MERCEDES Mercedes S 300L Face-lift (phiên bản mới) 3.500 Mercedes S 300L Face-lift (phiên bản mới) 3.785 Mercedes S 500L Face-lift (phiên bản mới) 4.265 Mercedes S 500L Face-lift (phiên bản mới) 4.650 Mercedes - Benz S 63 AMG, 5 chỗ ngồi, dung tích 6208 cm3, Đức sản xuất. 5.000 Mercedes - Benz S 63 AMG, 5 chỗ ngồi, dung tích 6208 cm3, Đức sản xuất. 5.520 Mercedes - Benz ML350 4 matic, 5 chỗ ngồi, dung tích 3498 cm3. 2.175 Mercedes - Benz ML350 4 matic, 5 chỗ ngồi, dung tích 3498 cm3. 2.230 Mercedes - Benz ML350, 5 chỗ ngồi, dung tích 3498 cm3, Mỹ sản xuất. 2.175 Mercedes - Benz ML350, 5 chỗ ngồi, dung tích 3498 cm3, Mỹ sản xuất. 2.205 Phụ lục 2, Phần I, Mục A, điểm A.55: XE HIỆU TOYOTA Toyota Hilux E - Model KUN15L-PRMSYM - loại pickup chở hàng và chở người, động cơ Diesel, 5 chỗ ngồi, dung tích 2494 cm3, trọng tải chở hàng 530 kg 3.180 Hủy bỏ Toyota Land Cruiser UZJ200L-GNAEK, 8 chỗ ngồi, dung tích xi lanh 4664 cm3. 1.735 Toyota Land Cruiser UZJ200L-GNAEK, 8 chỗ ngồi, dung tích xi lanh 4664 cm3. 2.510 Toyota Landcruiser GX, 8 chỗ ngồi, dung tích xi lanh 4664 cm3, Nhật sản xuất. 1.245 Toyota Landcruiser GX, 8 chỗ ngồi, dung tích xi lanh 4461 cm3, Nhật sản xuất. 1.800 Toyota LandCruiser Prado GX, 8 chỗ, dung tích 2694 cm3, Nhật sản xuất. 1.090 Toyota LandCruiser Prado GX, 8 chỗ, dung tích 2694 cm3, Nhật sản xuất. 1.570 Toyota LANDCRUISER PRADO TX-L, 7 chỗ, dung tích 2694 cm3, Nhật sản xuất năm 2009 1.410 Toyota LANDCRUISER PRADO TX-L, 7 chỗ, dung tích 2694 cm3, Nhật sản xuất năm 2009 2.030 TOYOTA LANDCRUISER PRADO, 8 chỗ ngồi, dung tích 2.7L, Nhật sản xuất. 1.110 TOYOTA LANDCRUISER PRADO, 8 chỗ ngồi, dung tích 2.7L, Nhật sản xuất. 1.600 TOYOTA LANDCRUISER, 8 chỗ, dung tích 5663cm3, Nhật sản xuất. 1.735 TOYOTA LANDCRUISER, 8 chỗ, dung tích 5663cm3, Nhật sản xuất. 2.510 Phụ lục 2, Phần I, Mục C, điểm C4 Xe có thùng đông lạnh tính bằng 130% xe tải có cùng trọng tải (120% C.1) Xe có thùng đông lạnh tính bằng 130% xe tải có cùng trọng tải (130% C.1) Phụ lục 2, Phần II, điểm 5: Công ty liên doanh Mercedes-Benz Mercedes C250 CGI (W204), 5 chỗ 1.240 Mercedes C250 CGI (W204), 5 chỗ 1.310 Mercedes C300 CGI (W204), 5 chỗ 1.430 Mercedes C300 CGI (W204), 5 chỗ ngồi 1.470 Mercedes CLS 300, 4 chỗ 2.900 Mercedes CLS 300, 4 chỗ 2.970 Mercedes E 350, 4 chỗ 2.750 Mercedes E 350, 4 chỗ 2.810 Mercedes E250 CGI, 5 chỗ 1.670 Mercedes E250 CGI, 5 chỗ ngồi 1.760 Mercedes E300 (W212), 5 chỗ 2.273 Mercedes E300 (W212), 5 chỗ ngồi 2.330 Mercedes GL 450 4Matic, (phiên bản mới). 3.896 Mercedes GL 450 4Matic, 7 chỗ (phiên bản mới). 3.980 Mercedes GLK 300 4MATIC (X204), 5 chỗ 1.526 Mercedes GLK 300 4MATIC (X204), 5 chỗ ngồi 1.560 Mercedes R 350, 6 chỗ 2.202 Mercedes R 350, 6 chỗ 2.130 Mercedes R 500 4 Matic, 6 chỗ. 2.461 Mercedes R 500 4 Matic, 6 chỗ. 2.130 Mercedes S 300 (phiên bản mới). 3.782 Mercedes S 300, 5 chỗ (phiên bản mới). 3.870 Mercedes S 500 (phiên bản mới) 4.640 Mercedes S 500, 5 chỗ (phiên bản mới) 4.740 Mercedes SLK 200 Kompressor, 2 chỗ 1.908 Mercedes SLK 200 Kompressor, 2 chỗ 1.950 Phụ lục 2, Phần II, điểm 9: Công ty liên doanh sản xuất ôtô ngôi sao Mitsubishi Pajero GL, 2972 cm3, 09 chỗ 1.504 Mitsubishi Pajero GL, 2972 cm3, 09 chỗ ngồi 1.570 Mitsubishi Pajero GLS (AT), 2972 cm3, 07 chỗ 1.781 Mitsubishi Pajero GLS (AT), 2972 cm3, 07 chỗ ngồi 1.850 Mitsubishi Pajero GLS, 2972 cm3, 07 chỗ 1.720 Mitsubishi Pajero GLS, 2972 cm3, 07 chỗ ngồi 1.790 Mitsubishi Zinger GL (VC4WLNLEYVT), 2351 cm3, 08 chỗ ngồi 586 Mitsubishi Zinger GL (VC4WLNLEYVT), 2351 cm3, 08 chỗ ngồi 550 Phụ lục 2, Phần II, điểm 12: Công ty ôtô Toyota Việt Nam Toyota Camry 3.5Q Model GSV40L-JETGKU- 5 chỗ ngồi, dung tích 3456 cm3. 1.273 Toyota Camry 3.5Q Model GSV40L-JETGKU - 5 chỗ, 3456 cm3. 1.410 Toyota Camry GSV40L-JETGKU, 3.5Q, 5 chỗ, 3456 cm3. 1.377 Toyota Camry ACV40L-JEAEKU, 2.4G, 5 chỗ, 2362 cm3. 1.000 Toyota Camry ACV40L-JEAEKU, 2.4G, 5 chỗ, 2362 cm3. 1.025 Toyota Hilux - Model KUN26L-PRMSYM - loại pickup chở hàng và chở người, động cơ Diesel, 5 chỗ ngồi, dung tích 2982 cm3, trọng tải chở hàng 530 kg. 576 Hủy bỏ Toyota Hilux E - KUN15L - PRMSYM (4x2), pickup, 2494 cm3. 520 Toyota Hilux E - KUN15L - PRMSYM (4x2), pickup, 2494 cm3. 545 Toyota Hilux G - KUN26L - PRMSYM (4x4), pickup, 2982 cm3. 650 Toyota Hilux G - KUN26L - PRMSYM (4x4), pickup, 2982 cm3. 675 Toyota Land Cruiser UZJ200L-GNAEK, 8 chỗ, 4664 cm3. 2.450 Toyota Land Cruiser UZJ200L-GNAEK, 8 chỗ, 4664 cm3. 2.510 Phụ lục 2, Phần II, điểm 19: Công ty TNHH Ford Việt Nam: FORD ESCAPE EV24, 5 chỗ, 2261 cm3. 700 FORD ESCAPE EV24, 5 chỗ, 2261 cm3. 770 FORD ESCAPE EV65, 5 chỗ, 2261 cm3. 630 FORD ESCAPE EV65, 5 chỗ, 2261 cm3. 690 FORD FOCUS DA3 AODB AT, 5 chỗ, 1999 cm3. 620 FORD FOCUS DA3 AODB AT, 5 chỗ, 1999 cm3. 670 FORD FOCUS DA3 G6DH AT, 5 chỗ, 1997 cm3. 675 FORD FOCUS DA3 G6DH AT, 5 chỗ, 1997 cm3. 735 FORD FOCUS DA3 QQDD AT, 5 chỗ, 1798 cm3. 535 FORD FOCUS DA3 QQDD AT, 5 chỗ, 1798 cm3. 580 FORD FOCUS DA3 QQDD MT, 5 chỗ, 1798cm3. 500 FORD FOCUS DA3 QQDD MT, 5 chỗ, 1798cm3. 545 FORD MONDEO BA7, 5 chỗ, 2261 cm3 (SXLR trong nước). 955 FORD MONDEO BA7, 5 chỗ, 2261 cm3 (SXLR trong nước). 880 FORD RANGER UF4L901, tải pick up 515 FORD RANGER UF4L901, tải pick up 545 FORD RANGER UF4LLAD, tải pick up 492 FORD RANGER UF4LLAD, tải pick up 520 FORD RANGER UF4M901, tải pick up 587 FORD RANGER UF4M901, tải pick up 650 FORD RANGER UF4MLAC, tải pick up 563 FORD RANGER UF4MLAC, tải pick up 625 FORD RANGER UF5F901, tải pick up 550 FORD RANGER UF5F901, tải pick up 580 FORD RANGER UF5F902, tải pick up 606 FORD RANGER UF5F902, tải pick up 660 FORD RANGER UF5F903, tải pick up 612 FORD RANGER UF5F903, tải pick up 670 FORD RANGER UF5FLAA, tải pick up 526 FORD RANGER UF5FLAA, tải pick up 554 FORD RANGER UF5FLAB, tải pick up 583 FORD RANGER UF5FLAB, tải pick up 634 Phụ lục 2, Phần II, điểm 24: Công ty TNHH SX&LR ôtô Chu Lai - Trường Hải Xe khách hiệu THACO HYUNDAI COUNTY CRDi, 29 chỗ (Ghế HQ 1-3) D4DD, 906 HYUNDAI COUNTY CRDi - 29 chỗ 775 Xe khách hiệu THACO HYUNDAI COUNTY CRDi, 29 chỗ (ghế VN 1-3) D4DD nội địa 768 Xe khách hiệu THACO HYUNDAI COUNTY CRDi, 29 chỗ (ghế VN 2-2) D4DD 877 Xe khách hiệu THACO HYUNDAI COUNTY CRDi, 29 chỗ (ghế VN 2-2) D4DD nội địa 758 Xe khách hiệu HYUNDAI UNIVERSE HB, 47 chỗ 2.810 Xe khách hiệu HYUNDAI UNIVERSE HB, 47 chỗ 2.600 Xe khách hiệu HYUNDAI UNIVERSE LX, 47 chỗ 2.568 Xe khách hiệu HYUNDAI UNIVERSE LX, 47 chỗ 2.940 Phụ lục 2, Phần II, điểm 28: Công ty cổ phần cơ khí ôtô 3-2 Xe bus hiệu BA-HAI HC B40 2DE3, 26 chỗ ngồi + 14 chỗ đứng 740 Xe bus hiệu BA-HAI HC B40 2DE3, 26 chỗ ngồi + 14 chỗ đứng 790 Xe bus hiệu BA-HAI HC B40E2, 23 chỗ ngồi + 17 chỗ đứng 730 Xe bus hiệu BA-HAI HC B40E2, 23 chỗ ngồi + 17 chỗ đứng 780 Xe khách hiệu BA-HAI AH K34E2, 34 chỗ ngồi, có máy lạnh 550 Xe khách hiệu BA-HAI AH K34E2, 34 chỗ ngồi, có máy lạnh 580 Xe khách hiệu BA-HAI AH K34E2, 34 chỗ ngồi, không có máy lạnh 500 Xe khách hiệu BA-HAI AH K34E2, 34 chỗ ngồi, không có máy lạnh 530 Xe khách hiệu BA-HAI CA K46 UNIVERSE, 46 chỗ ngồi, có máy lạnh 860 Xe khách hiệu BA-HAI CA K46 UNIVERSE, 46 chỗ ngồi, có máy lạnh 890 Xe khách hiệu BA-HAI CA K46 UNIVERSE, 46 chỗ ngồi, không có máy lạnh 780 Xe khách hiệu BA-HAI CA K46 UNIVERSE, 46 chỗ ngồi, không có máy lạnh 805 Xe khách hiệu BA-HAI CA K52E2, 52 chỗ ngồi, có máy lạnh 780 Xe khách hiệu BA-HAI CA K52E2, 52 chỗ ngồi, có máy lạnh 850 Xe khách hiệu BA-HAI CA K52E2, 52 chỗ ngồi, không có máy lạnh 700 Xe khách hiệu BA-HAI CA K52E2, 52 chỗ ngồi, không có máy lạnh 770 Xe khách hiệu COUNTY HD 29E3, 29 chỗ ngồi, ghế Hàn Quốc 790 Xe khách hiệu COUNTY HD 29E3, 29 chỗ ngồi, ghế Hàn Quốc 840 Xe khách hiệu COUNTY HD 29E3, 29 chỗ ngồi, ghế Việt Nam 740 Xe khách hiệu COUNTY HD 29E3, 29 chỗ ngồi, ghế Việt Nam 790 Phụ lục 2, Phần II, điểm 59: Công ty TNHH ôtô Hoa Mai Xe ôtô tự đổ nhãn hiệu HOA MAI, số loại HD5000, trọng tải 5000 kg. 290 HOA MAI HD5000 315 Xe ô tô tự đổ nhãn hiệu HOA MAI, số loại HD5000.4x4, trọng tải 5000 kg 320 HOA MAI HD5000.4x4 345 Phụ lục 2, Phần II, điểm 63: Công ty cổ phần ôtô TMT Ô tô tải hiệu CUULONG, số loại DFA7050T, trọng tải 4.95 tấn 225 Ô tô tải hiệu CUULONG, số loại DFA7050T, trọng tải 4.95 tấn 259 Ô tô tải hiệu CUULONG, số loại DFA9970T, trọng tải 7 tấn 271 Ô tô tải hiệu CUULONG, số loại DFA9970T, trọng tải 7 tấn 293 Ô tô tải hiệu CUULONG, số loại DFA9970T, trọng tải 7000 kg 267 Ô tô tải hiệu CUULONG, số loại DFA9970T1, trọng tải 7 tấn 271 Ô tô tải hiệu CUULONG, số loại DFA9970T1, trọng tải 7 tấn 293 Ô tô tải hiệu CUULONG, số loại DFA9970T1, trọng tải 7000 kg 267 Ô tô tải hiệu CUULONG, số loại CL9650T2, trọng tải 5 tấn 280 Ô tô tải hiệu CUULONG, số loại CL9650T2, trọng tải 5 tấn 370 Ô tô tải hiệu CUULONG, số loại KC8135D2, trọng tải 3.45 tấn 294 CUULONG KC8135D2, 3.45 tấn 352 Phụ lục 2, Phần II, điểm 77: Công ty cổ phần ôtô Giải Phóng Xe hiệu GIAIPHONG T4081. YJ, tải 4000 kg 222 Xe hiệu GIAIPHONG T4081. YJ, tải 4000 kg 261 Xe hiệu GIAIPHONG T5090. YJ, tải 5000 kg 255 Xe hiệu GIAIPHONG T5090. YJ, 5000 kg 292
{ "issuing_agency": "Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "30/09/2010", "sign_number": "2636/QĐ-CT", "signer": "Trần Đình Cử", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-11-2023-QD-UBND-Bo-tieu-chi-nong-thon-moi-kieu-mau-Phu-Yen-564633.aspx
Quyết định 11/2023/QĐ-UBND Bộ tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu Phú Yên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 11/2023/QĐ-UBND Phú Yên, ngày 18 tháng 4 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH BỘ TIÊU CHÍ THÔN/KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU; VƯỜN MẪU NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH13 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại Tờ trình số 53/TTr-SNN ngày 09 tháng 3 năm 2023). QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Bộ tiêu chí thôn/khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; vườn mẫu nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 4 năm 2023, thay thế Quyết định số 05/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của UBND tỉnh về ban hành Quy định Bộ tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Tấn Hổ QUY ĐỊNH BỘ TIÊU CHÍ THÔN/KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, VƯỜN MẪU NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN (Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2023/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2023 của UBND tỉnh Phú Yên) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định Bộ tiêu chí thôn/khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; vườn nông thôn mới và thẩm quyền xét, công nhận, công bố thôn/khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Các thôn/khu dân cư ở các xã thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 2. Hộ gia đình có vườn trên địa bàn các xã trên toàn tỉnh. 3. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đánh giá, xem xét công nhận đạt chuẩn thôn/khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Điều 3. Thẩm quyền xét, công nhận, công bố thôn/khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố. Chương II QUY ĐỊNH BỘ TIÊU CHÍ THÔN/KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN Điều 4. (Tiêu chí 1) Tiêu chí Giao thông 1. Chỉ tiêu Đường trục thôn a) Tỷ lệ km đường nhựa hoặc bê tông đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải: ≥ 80%. b) Tỷ lệ đường có lề hai bên: ≥ 80%. c) Rãnh thoát nước hai bên đường được cứng hóa: ≥ 50%. d) Cắm mốc đầy đủ hành lang đường theo quy định nông thôn mới được duyệt: Đạt. e) Có bố trí đầy đủ biển báo hiệu đường bộ theo đúng quy chuẩn hiện hành: Đạt. f) Tỷ lệ đường có cây bóng mát hoặc cây có hoa hai bên đường: ≥ 60%. g) Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm có hệ thống điện chiếu sáng: ≥ 80%. 2. Chỉ tiêu Đường ngõ, xóm a) Tỷ lệ km đường nhựa hoặc bê tông đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải: ≥ 70%. b) Không có đường lầy lội và đảm bảo không ứ đọng nước vào mùa mưa: Đạt. c) Tỷ lệ đường có lề hai bên: ≥ 70%. d) Tỷ lệ đường có cây bóng mát hoặc cây trồng viền tạo hàng rào hoặc đường viền hai bên đường được cắt tỉa gọn đẹp: ≥ 90%. Điều 5. (Tiêu chí 2) Tiêu chí Điện 1. Hệ thống điện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật ngành điện: Đạt. 2. Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định: Đạt 100%. Điều 6. (Tiêu chí 3) Tiêu chí Nhà văn hóa và Khu thể thao thôn 1. Nhà Văn hóa-Khu thể thao thôn, buôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong khuôn viên nhà văn hóa có bồn hoa, diện tích trồng cây xanh tối thiểu 25%; hàng rào bằng cây xanh hoặc hàng rào khác được phủ dây leo; công trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn. 2. Có mô hình hoạt động văn hóa, thể thao tiêu biểu, thu hút từ 60% trở lên số người dân thường trú trên địa bàn thôn/khu dân cư tham gia; có ít nhất 01 đội hoặc câu lạc bộ văn hóa-nghệ thuật và 01 câu lạc bộ thể thao hoạt động thường xuyên, hiệu quả. Có 100% các điểm công cộng được lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời. Điều 7. (Tiêu chí 4) Tiêu chí Nhà ở, vườn hộ gia đình, hàng rào, cổng ngõ 1. Chỉ tiêu Nhà ở Tỷ lệ nhà ở dân cư kiên cố hoặc bán kiên cố: ≥ 98%. 2. Chỉ tiêu Vườn hộ gia đình (áp dụng đối với hộ có diện tích vườn > 500m2) a) Tỷ lệ hộ đã thực hiện chỉnh trang vườn nhà và đảm bảo tỷ lệ cây xanh: ≥ 35% diện tích đất vườn: ≥ 80%. b) Vệ sinh môi trường đảm bảo; sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định: Đạt. 3. Chỉ tiêu Hàng rào, cổng ngõ a) Tỷ lệ có hàng rào xanh (hàng rào bằng cây xanh hoặc hàng rào khác được trồng phủ cây xanh, trồng hoa): ≥ 70%. b) Cổng ngõ được xây dựng, chỉnh trang hài hòa với cảnh quan của làng quê: ≥ 70%. Điều 8. (Tiêu chí 5) Tiêu chí Giáo dục, Y tế, Văn hóa 1. Chỉ tiêu Giáo dục a) Tỷ lệ huy động trẻ đi học mẫu giáo: ≥ 90%. b) Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1: 100%. c) Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học ≥ 95%, số trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học cấp tiểu học. d) Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp: ≥ 95%. 2. Chỉ tiêu Y tế a) Tỷ lệ người dân thường trú trên địa bàn thôn, buôn được quản lý, theo dõi sức khỏe: ≥ 90%. b) Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: ≥ 95%. 3. Chỉ tiêu Văn hóa a) Thôn/khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa và được tặng Giấy khen thôn/khu dân cư Văn hóa theo quy định. Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa: ≥ 95%. b) Tại thời điểm xét công nhận thôn/khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, thôn/khu dân cư không để xảy ra các vụ bạo lực gia đình có tính chất nổi cộm; thôn/khu dân cư không còn người lang thang, xin ăn. Điều 9. (Tiêu chí 6) Tiêu chí Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người của thôn/khu dân cư đạt Thu nhập thôn/khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu tại thời điểm xét, công nhận thôn/khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu phải cao hơn từ 10% trở lên so với mức thu nhập bình quân đầu người áp dụng theo quy định đối với xã nông thôn mới nâng cao tại cùng thời điểm. Điều 10. (Tiêu chí 7) Tiêu chí Hộ nghèo Hộ nghèo đa chiều (sau khi trừ hộ nghèo đa chiều không có khả năng lao động): ≤ 1,5%. Điều 11. (Tiêu chí 8) Tiêu chí Cảnh quan-Môi trường 1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định: 100% (≥75% nước sạch). 2. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý theo đúng quy định ≥90%; Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt ≥60%: Đạt. 3. Có mô hình bảo vệ môi trường (hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, nhóm tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển, chất thải rắn, vệ sinh đường làng ngõ xóm và các khu vực công cộng; câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường) hoạt động thường xuyên, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng: Đạt. 4. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường: ≥90%. 5. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thực hiện xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn và đảm bảo bền vững: 100%. Điều 12. (Tiêu chí 9) Tiêu chí Hệ thống chính trị và An ninh, trật tự xã hội 1. Quý I hàng năm Chi bộ có Nghị quyết, được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 2. An ninh, trật tự được bảo đảm. 3. Thôn/khu dân cư có đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”; 100% hộ gia đình đang cư trú trên địa bàn đăng ký tham gia xây dựng thôn/khu dân cư “An toàn về an ninh, trật tự”; đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”. Chương III QUY ĐỊNH BỘ TIÊU CHÍ VƯỜN MẪU NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN Vườn mẫu (áp dụng đối với hộ có diện tích vườn ≥ 500m2) đáp ứng các tiêu chí sau: Điều 13. (Tiêu chí 1) Tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 1. Có bản vẽ hoặc sơ đồ quy hoạch-thiết kế vườn hộ được Ủy ban nhân dân xã xác nhận: Đạt. 2. Thực hiện đúng bản vẽ hoặc quy hoạch-thiết kế được Ủy ban nhân dân xã xác nhận: Đạt. Điều 14. (Tiêu chí 2) Tiêu chí Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật Có ít nhất 01 mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học vào một trong các khâu: Sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến trong hoạt động sản xuất. Điều 15. (Tiêu chí 3) Tiêu chí sản phẩm từ vườn “Chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của Nhà nước” hoặc “Có cam kết của hộ dân với Ủy ban nhân dân xã về đảm bảo an toàn thực phẩm”. Điều 16. (Tiêu chí 4)Tiêu chí Cảnh quan-Môi trường 1. Tỷ lệ hàng rào xanh: ≥70%. 2. Tỷ lệ cây xanh/diện tích đất vườn của hộ gia đình: ≥35%. 3. Chuồng trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo đúng quy cách kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường (có sử dụng bể biogas hoặc chế phẩm sinh học; đảm bảo vệ sinh môi trường): Đạt. 4. Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh, không ô nhiễm môi trường; chất thải rắn hộ gia đình trước khi tập kết tại điểm thu gom phải được phân loại, áp dụng biện pháp phù hợp: Đạt. Điều 17. (Tiêu chí 5) Tiêu chí Thu nhập Thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trong vườn so với thu nhập từ trồng lúa trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố ≥ 5 lần. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 18. Trách nhiệm của các sở, ban ngành 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Quyết định này. 2. Các sở, ban, ngành của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện Bộ tiêu chí thôn/khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu nông thôn mới tại Quyết định này. Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng thôn/khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu trên địa bàn; tổ chức đánh giá, xét công nhận thôn/khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu nông thôn mới đạt chuẩn hàng năm theo đúng quy định tại quyết định này. Điều 20. Điều khoản thi hành Trong quá trình triển khai thực hiện trường hợp có phát sinh vướng mắc; cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp) để xem xét, quyết định./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Phú Yên", "promulgation_date": "18/04/2023", "sign_number": "11/2023/QĐ-UBND", "signer": "Lê Tấn Hổ", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-130-2008-NQ-HDND-nang-muc-ho-tro-tien-an-trong-thoi-gian-dieu-tri-noi-tru-tai-cac-benh-vien-tinh-cho-benh-nhan-ngheo-102248.aspx
Nghị quyết 130/2008/NQ-HĐND nâng mức hỗ trợ tiền ăn trong thời gian điều trị nội trú tại các bệnh viện tỉnh cho bệnh nhân nghèo
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Số 130/2008/NQ-HĐND Lai Châu, ngày 05 tháng 12 năm 2008 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC NÂNG MỨC HỖ TRỢ TIỀN ĂN TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI CÁC BỆNH VIỆN THUỘC TỈNH CHO BỆNH NHÂN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 13 Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ban hành năm 2003; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ban hành năm 2002; Căn cứ Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo; Sau khi xem xét Tờ trình số 1085/TTr-UBND ngày 24/11/2008 của UBND tỉnh Lai Châu về việc đề nghị nâng mức hỗ trợ tiền ăn trong thời gian điều trị nội trú tại các bệnh viện thuộc tỉnh cho bệnh nhân nghèo là nhân dân các dân tộc cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Báo cáo thẩm tra số 19/BC-VHXH ngày 30/11/2008 của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Nâng mức hỗ trợ tiền ăn trong thời gian điều trị nội trú tại các bệnh viện thuộc tỉnh cho bệnh nhân nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu như sau: 1. Đối tượng và phạm vi: Là nhân dân các dân tộc cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được phát thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo theo các Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh. 2. Mức hỗ trợ: Nâng mức hỗ trợ tiền ăn trong thời gian điều trị nội trú tại các bệnh viện thuộc tỉnh cho bệnh nhân nghèo từ mức 3.000 đồng/ngày/người (đang thực hiện theo Quyết định số 341/QĐ-UB ngày 30/6/1995 của UBND tỉnh Lai Châu cũ) lên mức 15.000 đồng/ngày/người, thời gian hỗ trợ không quá 30 ngày/ 01 lần điều trị. 3. Thời gian áp dụng: Từ ngày 01/01/2009. 4. Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí để thực hiện chi hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân nghèo được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh theo quy định về phân cấp Ngân sách nhà nước. Điều 2. Giao cho UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện. Điều 3. Giao cho Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh giám sát UBND tỉnh và các cấp, các ngành có liên quan tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Lai Châu khoá XII, kỳ họp thứ 13 thông qua./. CHỦ TỊCH Giàng Páo Mỷ
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lai Châu", "promulgation_date": "05/12/2008", "sign_number": "130/2008/NQ-HĐND", "signer": "Giàng Páo Mỷ", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Chi-thi-05-CT-UBND-2023-trien-khai-hoa-don-dien-tu-khoi-tao-tu-may-tinh-tien-Hai-Duong-566507.aspx
Chỉ thị 05/CT-UBND 2023 triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền Hải Dương
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 05/CT-UBND Hải Dương, ngày 28 tháng 04 năm 2023 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KHỞI TẠO TỪ MÁY TÍNH TIỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG Thực hiện Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ, Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính. Theo đó, từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đã đăng ký và áp dụng hóa đơn điện tử. Nhằm đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đồng thời triển khai thực hiện hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh có hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng theo mô hình kinh doanh như: kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn; trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ hàng tiêu dùng; bán lẻ thuốc tân dược; dịch vụ vui chơi giải trí, vé cầu đường, vé xe buýt, vé tham quan, du lịch; kinh doanh vàng bạc… Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh có liên quan tập trung triển khai thực hiện kịp thời một số nhiệm vụ sau: 1. Cục Thuế tỉnh - Là đơn vị chủ trì, đầu mối triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đến các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh. - Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo tình hình thực tế trên địa bàn, đúng lộ trình đề ra của Tổng cục Thuế. Tập trung đôn đốc các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chuyển đổi sang áp dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền. - Xây dựng tài liệu tuyên truyền, chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo, đài tại địa phương tổ chức tuyên truyền kịp thời những lợi ích của việc áp dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. - Tiếp tục rà soát, phân loại người nộp thuế gồm các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn là đối tượng áp dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo quy định để trực tiếp thông báo, hướng dẫn triển khai áp dụng. - Công bố đường dây nóng tại Cục Thuế và các Chi cục Thuế, nắm bắt, xử lý những vướng mắc thuộc thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh, Tổng cục Thuế những nội dung vượt thẩm quyền để kịp thời tháo gỡ. - Rà soát, xử lý vi phạm đối với người nộp thuế không xuất hóa đơn kịp thời cho người mua khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; tăng cường tuyên truyền đến người dân về quyền lợi của việc lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ; phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh đặc biệt là các cơ sở kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ hàng tiêu dùng… đảm bảo việc xuất hóa đơn đầy đủ đối với từng giao dịch không phân biệt giá trị từng lần khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. - Tổng hợp, đánh giá tổng kết việc triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh, Tổng cục Thuế và các cơ quan chức năng theo quy định. 2. Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Công nghệ thông tin - Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương - Phối hợp với Cục Thuế tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách thuế, đồng thời tập trung tuyên truyền về lợi ích và quyền lợi khi sử dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. - Tuyên truyền nội dung mới của hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, vận động người nộp thuế, người tiêu dùng thực hiện văn minh thương mại (mua, bán hàng hóa có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc; kê khai trung thực và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước...). 3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thông báo, tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp là doanh nghiệp mới thành lập, thành viên Hiệp hội doanh nghiệp thuộc nhóm triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền triển khai thực hiện theo lộ trình của cơ quan thuế. 4. Các đơn vị: Công an tỉnh, Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh - Phối hợp với Cục Thuế tỉnh tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng hóa đơn đối với hàng hóa trên khâu lưu thông, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ mua vào của người nộp thuế; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp mua, bán, sử dụng hóa đơn không hợp pháp. - Tăng cường trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực, đặc biệt là bán lẻ hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng. - Cảnh báo các phương thức, thủ đoạn mới trong việc sử dụng không hợp pháp hóa đơn nhằm trốn thuế, thu lợi bất chính hoặc gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. 5. Sở Tài chính Nghiên cứu, tham mưu giúp UBND tỉnh việc hỗ trợ kinh phí để triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trên địa bàn tỉnh theo đề nghị của Cục Thuế tỉnh; hướng dẫn các địa phương thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương. 6. Các sở, ban, ngành khác - Chỉ đạo các đơn vị, cơ quan liên quan phối hợp với cơ quan thuế tuyên truyền về triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. - Vận động, hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh trong nhóm đối tượng triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền thuộc lĩnh vực quản lý triển khai thực hiện theo lộ trình của ngành Thuế. 7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố - Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với Chi cục Thuế trong quá trình thực hiện triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. - Thường xuyên quan tâm, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh tại địa bàn khi tổ chức triển khai áp dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. - Tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị này trên hệ thống Đài phát thanh, Đài truyền thanh và Trang thông tin điện tử của các huyện, thành phố, thị xã. 8. Người nộp thuế là tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hải Dương - Thực hiện chuyển đổi áp dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đúng thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế. - Kịp thời phản ánh khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển đổi sang áp dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền để cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan phối hợp hỗ trợ cùng giải quyết. Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị này, trường hợp phát sinh vướng mắc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Cục Thuế tỉnh để xem xét, hướng dẫn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết theo quy định. Yêu cầu Thủ trưởng các các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Người nộp thuế là tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./. Nơi nhận: - Bộ Tài chính; - Tổng cục Thuế; Để B/C - TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - Lãnh đạo VP UBND tỉnh; - Các sở, ban, ngành; - UBND các huyện, thành phố, thị xã; - TTCNTT-VP.UBND tỉnh; - Đài PTTH, Báo Hải Dương; - CV VP UBND tỉnh: Thư; - Lưu: VT, KTTC, T.Anh. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Văn Quân
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hải Dương", "promulgation_date": "28/04/2023", "sign_number": "05/CT-UBND", "signer": "Trần Văn Quân", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Huong-dan-1018-BYT-TT-KT-trien-khai-hoat-dong-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe-nam-2014-229589.aspx
Hướng dẫn 1018/BYT-TT-KT triển khai hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2014
BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1018/BYT-TT-KT V/v hướng dẫn hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ năm 2014 Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2014 Kính gửi: - Các Vụ, Cục, Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thực hiện chương trình công tác năm 2014, Bộ Y tế hướng dẫn các Vụ, Cục, Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các đơn vị) tổ chức, triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ năm 2014 với các nội dung sau đây: I. MỤC TIÊU A. Mục tiêu chung Tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ nhằm tạo dư luận xã hội đồng thuận để các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và mỗi người dân quan tâm, ủng hộ, cổ vũ, chia sẻ và tham gia thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Phát động các phong trào thi đua nâng cao ý thức, rèn luyện y đức, giáo dục truyền thống đạo đức nghề nghiệp hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2015), nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng phòng bệnh, khám chữa bệnh trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. B. Mục tiêu cụ thể 1. Tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng các chính của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác y tế, ưu tiên nguồn lực để thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân và thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ. 2. Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe để người dân và cộng đồng chủ động phòng chống dịch bệnh; ủng hộ và tham gia phong trào vệ sinh yêu nước - nâng cao sức khoẻ nhân dân, an toàn thực phẩm, người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, giảm quá tải bệnh viện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; thực hiện chính sách dân số-kế hoạch hóa gia đình… 3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khỏe; thực hiện tốt quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; định hướng, chủ động cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời cho các cơ quan báo chí nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ và tham gia của lãnh đạo các cấp, toàn xã hội và mỗi người dân đối với các hoạt động của ngành y tế trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. 4. Kết hợp tuyên truyền giáo dục với những việc làm thiết thực nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ y tế. Xây dựng các phong trào thi đua rèn luyện y đức, chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; thực hiện tốt quy tắc đạo đức nghề nghiệp; đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn ngành y tế. Biểu dương những gương người tốt việc tốt, những mô hình hiệu quả trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. 5. Quảng bá những kết quả, thành tựu và tiến bộ y học trong tất cả các lĩnh vực của ngành y tế Việt Nam đến người dân và cộng đồng; tiếp tục khẳng định và tạo dựng niềm tin với ngành y tế, góp phần củng cố và nâng cao vị thế, vai trò của y tế Việt Nam trong nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân và đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. II. GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM A. Giải pháp 1. Tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc và cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương. 2. Chủ động gắn kết công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép thực hiện các chính sách chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân với phong trào xây dựng gia đình, làng, bản, cơ quan, đơn vị văn hoá và các phong trào, cuộc vận động khác đang được triển khai. 3. Chủ động phối hợp chặt chẽ giữa trung ương với địa phương, địa phương với địa phương , giữa các ban, ngành, đoàn thể trên cùng một địa bàn và giữa các đơn vị của ngành y tế để tạo được sự thống nhất trong tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe. 4. Phát huy vai trò chủ động của hệ thống cơ quan thông tin, truyền thông tại Trung ương và địa phương; huy động sự chủ động, tích cực tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và nhân dân trong triển khai thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ. 5. Tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe sâu rộng, phong phú về hình thức, đa dạng về nội dung, phù hợp với từng vùng miền, từng nhóm đối tượng. Sử dụng đồng bộ các phương tiện thông tin, kết hợp giữa truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp tại cộng đồng để tuyên truyền những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; phổ biến kiến thức chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe đến các nhóm đối tượng đích. 6. Phát động các phong trào thi đua trong ngành y tế với nội dung và hình thức phù hợp với từng lĩnh vực, từng địa phương, đơn vị; biểu dương và khen thưởng kịp thời những cá nhân xuất sắc, điển hình tiên tiến, nhân rộng các mô hình hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. 7. Củng cố, hoàn thiện tổ chức mạng lưới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về truyền thông giáo dục sức khỏe, kỹ năng cung cấp thông tin, truyền thông và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ các cấp, đặc biệt là cán bộ truyền thông tuyến cơ sở. 8. Tăng cường đầu tư nguồn lực, chú trọng đầu tư các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cần thiết phục vụ thực hiện các nhiệm vụ truyền thông giáo dục sức khoẻ. Đẩy mạnh các hoạt động chỉ đạo, quản lý, giám sát và đánh giá và tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ để nâng cao chất lượng, hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra. B. Nhiệm vụ trọng tâm 1. Bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch công tác và nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế để xây dựng các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ với mục tiêu, nội dung, hình thức thông tin, tuyên truyền cụ thể qua các phương tiện (đài phát thanh, đài truyền hình, báo viết, báo điện tử), qua truyền thông trực tiếp (các hội thi, hội diễn, nói chuyện chuyên đề, thảo luận nhóm…), qua các loại hình văn hoá, văn nghệ quần chúng (tranh cổ động, sách, bảo, bản tin, tờ rơi, tờ gấp…; tiểu phẩm, kịch, ca múa nhạc…) nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích thiết thực của việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ; về ý thức, trách nhiệm hưởng ứng, ủng hộ, chia sẻ và tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. 2. Tổ chức các sự kiện, chiến dịch, hoạt động truyền thông chuyển tải trên các kênh truyền thông đại chúng từ trung ương đến cơ sở và kênh truyền thông trực tiếp tại cộng đồng về các nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế như các vấn đề đạo đức nghề nghiệp, giảm quá tải bệnh viện và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế toàn dân, dân số - kế hoạch hoá gia đình, phòng, chống bệnh, dịch, an toàn thực phẩm, người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam; tuyên truyền hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955- 27/2/2015). 3. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, đối thoại, giao lưu, tọa đàm cấp Trung ương, cấp tỉnh về các vấn đề đạo đức nghề nghiệp, giảm tải bệnh viện, bảo hiểm y tế toàn dân, dân số - kế hoạch hoá gia đình, phòng, chống bệnh, dịch, vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, an toàn thực phẩm, người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt. 4. Triển khai các hoạt động truyền thông lồng ghép với các loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân tại các cụm dân cư, đặc biệt là nhân dân các vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng biển, đảo và ven biển và các vùng khó khăn. 5. Tổ chức các khóa tập huấn quản lý nhà nước về truyền thông giáo dục sức khỏe, kỹ năng cung cấp thông tin cho báo chí; tập huấn cho phóng viên về truyền thông, cung cấp thông tin y tế... 6. Tổ chức khảo sát, kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá việc thực hiện các chủ trương, luật pháp, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước về công tác y tế; đặc biệt là kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, luật pháp, chính sách về những vấn đề được dư luận quan tâm. 7. Cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông Trung ương và địa phương để phối hợp tuyên truyền đến người dân và cộng đồng về hoạt động của ngành y tế trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG A. Tại Trung ương 1. Cung cấp thông tin cho lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương thông qua phóng sự, tài liệu, hội nghị, hội thảo, toạ đàm, diễn đàn, mít tinh của ngành y tế nhằm tạo được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo trong xây dựng việc ban hành chính sách, đầu tư nguồn lực cho y tế. 2. Tiếp tục triển khai các chương trình phối hợp tuyên truyền giáo dục sức khỏe đã ký kết giữa Bộ Y tế với các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác y tế. 3. Xây dựng cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin thông qua các hoạt động định kỳvà đột xuất như họp báo, hội nghị, diễn đàn, tọa đàm, đối thoại… để định hướng tuyên truyền về công tác y tế cho các cơ quan báo chí nhân các sự kiện quan trọng, ngày kỷ niệm, tháng hành động về các lĩnh vực của ngành y tế. Nâng cao năng lực cho đội ngũ phóng viên báo chí, mạng lưới tuyên truyền viên về tổ chức, thực hiện các hoạt động truyền thông chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. 4. Tổ chức các sự kiện, phong trào, các Lễ phát động Tháng hành động quốc gia về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn, an toàn thực phẩm, vệ sinh yêu nước, bảo hiểm y tế toàn dân, phòng chống AIDS, phòng chống bệnh lao, sốt rét, đái tháo đường… 5. Xây dựng, phát sóng, phân phối thông điệp phát thanh, thông điệp truyền hình, số phụ trương đặc biệt trên các tờ báo của ngành y tế để tuyên truyền về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt tập trung một số nội dung trọng tâm vào những thời điểm quan trọng. Biên soạn các tài liệu, bản tin, chuyên trang, chuyên mục, phim tài liệu; sản xuất các chương trình tuyên truyền về y đức, giảm tải bệnh viện, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, phong trào vệ sinh yêu nước…; phóng sự về các mô hình, điển hình trong các phong trào bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; rà soát, xem xét để xây dựng và nhân rộng các mô hình truyền thông giáo dục sức khoẻ có hiệu quả phù hợp với từng ngành, từng địa phương. 6. Tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, qua các thiết chế văn hoá, các buổi truyền thông trực tiếp và các loại hình khác. Biên tập tài liệu tuyên truyền bằng tiếng dân tộc để tuyên truyền cho người dân tộc ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tin bài tuyên truyền về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên một số cơ quan báo chí Trung ương..., trên các cơ quan truyền hình và phát thanh. 7. Tổ chức các cuộc thi sáng tác những tác phẩm tuyên truyền; sản xuất các chương trình truyền thông giáo dục về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân để cung cấp cho Đội chiếu bóng lưu động, Đội Thông tin lưu động, Thư viện công cộng; biên tập và phát hành tài liệu tuyên truyền và các nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số… 8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ trên các lĩnh vực hoạt động của ngành y tế, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả, tránh chồng chéo, trùng lặp, lãng phí nguồn lực đầu tư cho các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ. 9. Tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử ngành y tế: phát động và hướng dẫn tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôn vinh, nhân rộng các điển hình ngành y tế; Biên soạn các cuốn sách về truyền thống lịch sử ngành y tế (sách về nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế- bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng, sách về hoạt động Ban Dân y Miền Nam, sách về lịch sử ngành Dược Việt Nam); Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống bảo tồn, lưu trữ truyền thống lịch sử và thông tin ngành y tế, đề xuất xây dựng Bảo tàng Y, Dược Việt Nam (thực hiện Quyết định 156/2005/QĐ-TTg ngày 23/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020). 10. Tăng cường hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới, UNFPA, UNICEF, WB...thuộc nhóm đối tác quốc tế phát triển y tế để hỗ trợ kỹ thuật, huy động các nguồn lực cho công tác đào tạo nâng cao năng lực truyền thông, xây dựng thông điệp, tài liệu truyền thông. B. Tại địa phương 1. Tham mưu với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các Luật, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, chương trình, kế hoạch, đề án... về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020 nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, sơ, tổng kết, đánh giá kết quả. 2. Phối hợp với các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương tuyên truyền các chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước; các văn bản chỉ đạo, chính sách của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để thực hiện các Chiến lược, chương trình, dự án chăm sóc sức khỏe giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn. 3. Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn cơ quan y tế, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị có liên quan từ tỉnh/thành phố xuống cơ sở tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền trọng điểm nhân dịp tổ chức các sự kiện, kỷ niệm, tháng hành động trên các lĩnh vực: dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn, an toàn thực phẩm, vệ sinh yêu nước, bảo hiểm y tế, phòng chống AIDS, phòng chống bệnh lao, sốt rét, đái tháo đường…bằng nhiều hình thức: tổ chức các cuộc mít tinh, hội thảo, toạ đàm, sinh hoạt chuyên đề, cổ động, diễu hành, xây dựng băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền… 4. Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho người dân và cộng đồng các kiến thức phòng chống bệnh, dịch, phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số-KHHGĐ, an toàn thực phẩm, phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe…để chủ động và phối hợp ngành y tế chăm sóc sức khỏe cá nhân và cộng đồng; Tuyên truyền về cố gắng nỗ lực của ngành y tế trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm quá tải bệnh viện; tham gia cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”; Vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế;... Đa dạng các hình thức truyền thông phù hợp từng nội dung tuyên truyền và tình hình thực tế của địa phương: tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn đàn, tọa đàm, trao đổi, sinh hoạt câu lạc bộ, tư vấn trực tiếp… 5. Xây dựng và cung cấp các tài liệu truyền thông như: tờ rơi, sách hướng dẫn, apphich, pano, băng, đĩa… theo các nội dung tuyên truyền và phù hợp đặc điểm cụ thể của địa phương để cung cấp cho người dân và thực hiện các hoạt động truyền thông. 6. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền chăm sóc sức khỏe trên các các phương tiện thông tin đại chúng: đài phát thanh, truyền hình, các báo địa phương… 7. Tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước; rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn ngành y tế để hoàn thành các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 2014. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các phong trào thi đua, tổ chức khen thưởng cho các cá nhân tập thể có thành tích cao, nhân rộng những gương điển hình tiên tiến trong ngành y tế. 8. Tổ chức giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ, định kỳ báo cáo chính quyền các cấp và Bộ Y tế theo quy định. 9. Phối hợp hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khỏe giữa các chương trình mục tiêu quốc gia: y tế, phòng chống HIV/AIDS, an toàn thực phẩm, dân số - kế hoạch hóa gia đình; với các hoạt động truyền thông thường xuyên, các chương trình, dự án, đề án về chăm sóc sức khỏe nhân dân. Phân công đơn vị đầu mối (Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh, thành phố) để tập trung nguồn lực tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại địa phương đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí. 10. Tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của địa phương: đảm bảo đủ kinh phí truyền thông giáo dục sức khỏe do Trung ương, các chương trình mục tiêu, dự án, đề án cấp về; bổ sung kinh phí của địa phương, huy động các nguồn xã hội hóa hợp pháp; bảo đảm điều kiện phương tiện và thiết bị, cơ sở vật chất cho hệ thống truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn; xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ các cán bộ làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và cộng tác viên phù hợp điều kiện từng địa phương. IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN A. Tại Trung ương Kinh phí hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2014 của các Tổng cục, Vụ, Cục, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương từ các nguồn sau: - Kinh phí sự nghiệp ngành y tế được phân bổ cho hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2014 của Bộ Y tế. - Kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2014: y tế, an toàn thực phẩm, phòng chống HIV/AIDS, dân số - kế hoạch hóa gia đình, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị. - Kinh phí các dự án, đề án chăm sóc sức khỏe nhân dân và các nguồn xã hội hóa hợp pháp. B. Tại địa phương Kinh phí tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại địa phương từ các nguồn sau: - Nguồn kinh phí sự nghiệp y tế của địa phương. - Kinh phí năm 2014 của Chương trình MTQG Y tế; Chương trình MTQG An toàn thực phẩm; Chương trình MTQG Phòng chống HIV/AIDS; Chương trình MTQG Dân số - Kế hoạch hóa gia đình từ Trung ương phân bổ cho địa phương. Kinh phí các dự án, đề án chăm sóc sức khỏe do Trung ương triển khai trên địa bàn. - Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Trên cơ sở hướng dẫn này, các Vụ, Cục, Tổng cục, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ, giám sát đánh giá và định kỳ báo cáo kết quả về Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Bộ Y tế, 138 A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, cụ thể như sau: - Báo cáo kết quả thực hiện năm 2013 và kế hoạch hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ năm 2014 gửi về trước ngày 15/03/2014; - Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe 6 tháng đầu năm 2014 gửi về trước ngày 30/6/2014. - Báo cáo tổng kết công tác truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2014 và phương hướng hoạt động năm 2015 gửi về trước ngày 15/12/2014. Thông tin chi tiết xin liên hệ với Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng theo số điện thoại: 04.62732397/04.62827979; số Fax: 04.62732397./. Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để b/cáo); - Các Thứ trưởng (để phối hợp); - Lưu VT, TT-KT (05b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thanh Long PHỤ LỤC 1: ĐỊNH HƯỚNG CHỦ ĐỀ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE NĂM 2014 I. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH Y TẾ NĂM 2014 (theo Báo cáo tóm tắt Công tác y tế năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2014 ngày 27/02/2014) 1. Công tác quản lý nhà nước về y tế 1.1. Công tác xây dựng văn bản pháp quy, các đề án - Tập trung hoàn chỉnh để trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT; Trình Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược 2005, Luật về Máu và tế bào gốc, Luật Dân số, Luật phòng, chống tác hại Rượu bia, Tham gia ý kiến về đấu thầu thuốc trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu, - Tập trung phấn đấu hoàn thành 100% các Nghị định hướng dẫn các Luật phải ban hành trong năm 2014, các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 85, Thông tư về danh mục thuốc, dịch vụ kỹ thuật được BHYT thanh toán, Thông tư hướng dẫn chuyển tuyến trong lĩnh vực KCB, chuyển tuyến BHYT.... - Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách và công cụ quản lý để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. - Bổ sung, hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện trong năm 2014. Xây dựng và triển khai thí điểm tiêu chuẩn chất lượng lâm sàng. 1.2. Công tác thanh tra, kiểm tra - Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường năng lực thanh tra y tế giai đoạn 2014-2020; ban hành Thông tư quy định về hoạt động, tiêu chuẩn, trang phục và thẻ công chức thanh tra chuyên ngành. - Triển khai Kế hoạch Thanh tra y tế số 882/KH-BYT ngày 11/11/2013 với 35 cuộc thanh tra theo kế hoạch, tập trung thanh tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, hóa chất chế phẩm diệt côn trùng và đồ gia dụng, kinh doanh, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, thanh tra toàn diện một số bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các cơ sở hành nghề y ngoài công lập, việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế, xã hội hóa công tác y tế, quản lý nhà nước về lĩnh vực dược, công tác đấu thầu thuốc, giá thuốc và sử dụng thuốc, việc thực hiện chế độ thu, chi tài chính và phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đồng thời sẽ thành lập các đoàn thanh tra đột xuất theo quyết định của Bộ trưởng và Chánh Thanh tra Bộ; Chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác thanh tra y tế. 1.3. Cải cách hành chính và đổi mới tổ chức bộ máy - Thí điểm Đề án đo lường sự hài lòng của người dân với dịch vụ y tế công trên một số lĩnh vực cụ thể, xác định rõ ràng các loại hình dịch vụ công của ngành y tế, xây dựng bộ công cụ đo lường cho mỗi lĩnh vực của ngành y tế; - Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ công chức của Bộ Y tế giai đoạn 2013 – 2015; Kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, góp ý, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật về y tế năm 2014; Kế hoạch rà soát, tổng hợp hợp nhất, thẩm định, kiểm tra các văn bản QPPL do các Bộ ngành khác và địa phương ban hành để kịp thời góp ý và xử lý; Kế hoạch thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính được giao theo Nghị Quyết 25/NQ-CP ngày 2/6/2010 và Nghị Quyết 62/NQ-CP ngày 7/12/2010 của Chính phủ; phê duyệt và triển khai Kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của cơ quan Bộ Y tế giai đoạn 2013 – 2015; - Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các thủ tục hành chính mới trên tinh thần giảm số lượng các thủ tục mới; Thực hiện tốt việc công khai các thủ tục hành chính và công tác xử lý các phản ánh kiến nghị của người dân và doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ; Tiếp tục thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính giấy tờ công dân và cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020; Tổ chức tự đánh giá, chấm điểm tiêu chí, tiêu chí thành phần theo Bộ chỉ số CCHC cấp Bộ theo quy định; Tiếp tục nghiên cứu để thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh và bảo hiểm y tế; - Bước đầu thực hiện Quy hoạch Phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hướng sắp xếp lại tổ chức, chức năng nhiệm vụ của hệ thống y tế. Tuyến TW chỉ bao gồm các bệnh viện lớn, chuyên khoa sâu có ý nghĩa quan trọng trong công tác KCB, các cơ sở KCB sẽ không phụ thuộc vào địa giới hành chính mà được bố trí theo cụm dân cư, không phân tuyến chuyên môn theo tuyến tỉnh, huyện mà phân tuyến theo hạng bệnh viện, khuyến khích các bệnh viện nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường cơ sở hạ tầng, phát triển các kỹ thuật để được phân loại cao hơn, góp phần KCB cho nhân dân ngay trên địa bàn cụm dân cư. Các cơ sở làm nhiệm vụ dự phòng ở tuyến tỉnh, các cơ sở y tế tuyến huyện sẽ được sắp xếp để thu gọn đầu mối, không dàn trải như hiện nay để có điều kiện tập trung đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. 1.4. Công tác Truyền thông, thi đua và khen thưởng Chủ động cung cấp thông tin về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân nhằm tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và vào cuộc của cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp, các Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan truyền thông, dư luận, nhân dân và cộng đồng xã hội đối với hoạt động của ngành y tế. Tuyên truyền và tổ chức phong trào thi đua yêu nước, thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao y đức, chuyên môn, nghiệp vụ, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn ngành y tế hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955- 27/2/2015). 1.5. Quản lý hành nghề y dược tư nhân - Tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và các quy chế chuyên môn đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân. Tiếp tục thông báo rộng rãi, phổ biến hướng dẫn các thủ tục, quy trình cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân. - Ủy quyền cho Giám đốc Sở Y tế tổ chức thẩm định điều kiện hoạt động đối với các bệnh viện tư nhân đang hoạt động theo Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân và trình Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động. Bộ Y tế thẩm định cấp giấy phép hoạt động đối với các bệnh viện tư nhân mới thành lập trong phạm vi toàn quốc; bệnh viện tư nhân đang hoạt động theo Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ theo quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế. - Tăng cường thêm lực lượng cán bộ thanh tra, cấp đủ và kịp thời kinh phí cho các hoạt động thanh tra. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành theo kế hoạch hoặc đột xuất để kiểm tra. - Phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin - truyền thông kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp quảng cáo khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép. 1.6. Xây dựng quy tắc dân chủ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp - Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kiên quyết đưa ra khỏi ngành kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cá nhân không còn xứng đáng đứng trong đội ngũ thầy thuốc. - Ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Thông tư hướng dẫn thực hiện Quy tắc ứng xử để có hành lang pháp lý cao hơn về thực hành quy tắc ứng xử của nhân viên y tế đối với bệnh nhân. - Tăng cường công tác kiểm tra, giá sát việc thực hiện Cuộc vận động, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, quy chế dân chủ, quy tắc ứng xử tại các đơn vị trong ngành y tế. 2. Cung ứng dịch vụ y tế 2.1. Công tác y tế dự phòng, quản lý môi trường y tế - Triển khai công tác phòng chống dịch chủ động, triển khai có hiệu quả các Chương trình MTQG về y tế, không để dịch lớn xẩy ra. Xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và đẩy mạnh việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về y tế. - Tập trung chỉ đạo công tác tiêm chủng mở rộng để duy trì tỷ lệ tiêm chủng; công tác phòng, chống bệnh dại; xây dựng và triển khai các hoạt động phòng chống và quản lý được các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường; bệnh nghề nghiệp; phòng chống tai nạn thương tích. - Phối hợp tốt với chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo các ngành, đoàn thể quần chúng tại địa phương, thực hiện tốt việc đôn đốc, theo dõi, kiểm tra công tác quản lý môi trường y tế, sức khỏe môi trường, triển khai có hiệu quả Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; Tăng cường đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho lĩnh vực xử lý chất thải y tế, giám sát môi trường y tế, môi trường lao động; - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đề xuất các biện pháp xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho sức khoẻ người dân như chất thải bệnh viện; truyền thông - giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, môi trường cơ sở y tế; 2.2. Công tác phòng, chống HIV/AIDS - Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, mở rộng điều trị bằng Methadone và các hình thức cai nghiện có hiệu quả. Tiến tới thực hiện mục tiêu ba không "không có người nhiễm mới HIV, không có người chết vì AIDS và không kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS". - Đẩy mạnh các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông về HIV/AIDS, chú trọng đến các khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Củng cố và đa dạng hóa mô hình tư vấn xét nghiệm tự nguyện, ưu tiên các vùng khó khăn, cơ sở y tế hạn chế như các tỉnh miền núi phía bắc. - Tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, điều trị ARV và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Mở rộng các dịch vụ xét nghiệm HIV, đảm bảo tính dễ tiếp cận và chất lượng cao. Đẩy mạnh các hoạt động điều trị ARV trong trại giam và trại tạm giam. 2.3. Công tác an toàn thực phẩm - Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các bộ ngành khác liên quan triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trong năm 2014 và tổ chức hướng dẫn các địa phương để triển khai quyết liệt và hiệu quả công tác này. - Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục truyền thông, đặc biệt là truyền thông thay đổi hành vi về ATTP. Bên cạnh việc cảnh báo, phản ánh các hành vi vi phạm về ATTP, cần dành thời lượng thích hợp để đưa nhiều tin, mô hình sản xuất, cách làm, quản lý tốt ATTP. Duy trì các giải pháp để kiểm soát ngộ độc thực phẩm, đặc biệt ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc theo dõi và xử lý kịp thời các sự cố mất ATTP, cung cấp kịp thời thông tin tránh để người dân hiểu lầm, hoang mang. - Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra và xử phạt các vi phạm về ATTP. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp chính quyền, đơn vị để xảy ra vi phạm hoặc tồn tại các cơ sở vi phạm pháp luật về ATTP. Tổ chức thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm khắc các vi phạm về ATTP. 2.4. Công tác khám bệnh, chữa bệnh - Huy động các nguồn vốn để bước đầu đầu tư xây dựng một số trung tâm khám, chữa bệnh theo yêu cầu bằng kỹ thuật cao, kỹ thuật tiên tiến để hạn chế người dân phải đi khám, chữa bệnh ở nước ngoài. Phấn đấu trong năm 2014 khởi công được cơ sở II của 5 bệnh viện tuyến trung ương và tuyến cuối. - Nâng cao chất lượng dịch vụ bệnh viện của các tuyến, trong đó đặc biệt lưu ý bảo đảm đủ thuốc thiết yếu phục vụ công tác điều trị; hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc, xét nghiệm cận lâm sàng, dịch vụ kỹ thuật cao gây tốn kém không cần thiết cho người bệnh. Tập trung cải tiến khu vực khám bệnh, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, giảm số lượt khám/bác sỹ/ngày; từng bước giảm tình trạng quá tải, nằm ghép, trong đó tập trung vào triển khai mạnh 15 dự án Bệnh viện vệ tinh của các chuyên khoa: Ung bướu, Tim mạch, Nhi, Sản, Ngọai, chấn thương chỉnh hình. - Thực hiện việc đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh; phát triển một số lĩnh vực y học chất lượng cao, y học mũi nhọn phù hợp với điều kiện và khả năng của Việt Nam; thực hiện thí điểm khám chữa bệnh theo nhu cầu để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân; ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị; - Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh; Đề án khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực y tế các chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y và giải phân bệnh giai đoạn 2013-2020; Đề án đưa bác sỹ trẻ về công tác tại các huyện nghèo. 2.5. Y học cổ truyền - Tiếp tục thực hiện Quyết định 2166/QĐ-TTG của TTCP về kế hoạch của Chính phủ phát triển y dược cổ truyền đến năm 2020 và Quyết định 1976/QĐ-TTG của TTCP ngày 30/10/2013 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Chỉ đạo thực hiện hiệu quả "đề án đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các bệnh viện y học cổ truyền trong toàn quốc giai đoạn 2013-2025" - Tăng cường phối hợp, chỉ đạo các cơ quan chức năng và các đơn vị có liên quan và cơ sở khám chữa bệnh kiểm tra chất lượng dược liệu trên thị trường và giám sát các hoạt động chuyên môn của các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở sản xuất dược liệu và thuốc đông y. - Đẩy mạnh công tác kiểm tra hoạt động hành nghề YDCT tư nhân đặc biệt đối với các cơ sở hành nghề KCB bằng YHCT có thầy thuốc nước ngoài. 2.6. Sức khỏe bà mẹ-trẻ em - Tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, phấn đấu đạt các Mục tiêu phát triển thiên niên kỳ 1, 4, 5 vào năm 2015. Rà soát, cập nhật, xây dựng bổ sung những chính sách, quy định, chương trình, tài liệu đào tạo liên quan đến công tác CSSK sinh sản, đặc biệt ưu tiên cho công tác làm mẹ an toàn và triển khai đơn nguyên/góc sơ sinh ở các tuyến. - Tổ chức và hướng dẫn các địa phương triển khai mở rộng đào tạo nâng cao năng lực hồi sức cấp cứu sản khoa, sơ sinh cho các cơ sở cung cấp dịch vụ đỡ đẻ. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tử vong mẹ ở các tuyến. Rà soát, củng cố và tăng cường đào tạo mạng lưới cô đỡ thôn bản tại vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn và còn tồn tại các tập quán lạc hậu trong sinh đẻ. - Tiếp tục tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tai biến sản khoa tại các cơ sở khám chữa bệnh sản phụ khoa và nhi khoa (kể cả cơ sở y tế tư nhân). 2.7. Dân số-Kế hoạch hóa gia đình - Thực hiện linh hoạt các giải pháp nhằm bảo đảm mức sinh thấp, hợp lý và giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh. Sớm đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách để tận dụng giai đoạn "dân số vàng", thích ứng với "già hóa dân số". - Củng cố tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ: Thực hiện việc sắp xếp, củng cố, ổn định tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở Trung ương theo Quyết định số 17/2013/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên trách làm công tác DS-KHHGĐ ở địa phương. - Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện việc vi phạm về tuyên truyền phổ biến các phương pháp tạo giới tính thai nhi và siêu âm chọn giới tính khi sinh dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại các tỉnh, thành phố. Kiểm tra chuyên đề đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh; kiểm tra thường xuyên việc trong thực hiện công tác DS-KHHGĐ tại các tỉnh, thành phố. 2.8. Y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu - Hoàn thiện và trình Bộ Chính trị phê duyệt Nghị quyết và Đề án Tăng cường y tế cơ sở trong tình hình mới; xây dựng các kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện sau khi Nghị quyết và Đề án được phê duyệt. - Kiện toàn tổ chức y tế tại tuyến huyện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BNV-BYT ngày 25/4/2008 của liên Bộ Nội vụ - Y tế. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Quyết định số 58/TTg ngày 03/02/1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở. - Từng bước củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở về tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ và cơ chế hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, đẩy mạnh việc thực hiện Đề án bác sỹ gia đình để rút kinh nghiệm và triển khai rộng rãi từ 2015-2016. 2.9. Công tác hợp tác quốc tế - Tăng cường công tác điều phối, kêu gọi và vận động viện trợ cho ngành y tế, thúc đẩy các hợp tác song phương và đa phương, triển khai các hiệp định đã ký kết. Tiếp tục kiện toàn mạng lưới hợp tác quốc tế của ngành, tăng cường công tác HTQT của các đơn vị trực thuộc Bộ, gắn kết giữa TƯ và địa phương. - Tổ chức các hoạt động đối ngoại quan trọng như Chuẩn bị và chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3 tại Việt Nam năm 2014, Cuộc họp các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực y tế năm 2014, chuẩn bị cho Lãnh đạo Bộ dự Đại hội đồng Y tế thế giới tháng 5/2014, tham dự Hội nghị WHO khu vực Tây Thái Bình Dương vào tháng 9/2014 và tổ chức các chuyến thăm chính thức của Lãnh đạo Bộ cũng như tham dự Hội nghị thượng đỉnh Y tế thế giới tại một số nước. 3. Đào tạo, phát triển nhân lực - Tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (kể cả các cơ sở đào tạo ngoài công lập), đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, luân phiên cán bộ chuyên môn y tế để chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho tuyến dưới. Tập trung thực hiện tốt công tác giáo dục nâng cao y đức và trách nhiệm của cán bộ y tế. - Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo thông qua các hoạt động: giám sát thường xuyên; kiểm định chất lượng đào tạo; xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành và các trình độ đào tạo; ứng dụng công nghệ thông tin; phối kết hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác chỉ đạo và quản lý chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế. - Nâng cấp các cơ sở đào tạo nhân lực y tế; tăng chỉ tiêu tuyển sinh 5-10% so với năm 2013; có giải pháp hiệu quả đào tạo nhân lực y tế cho các vùng khó khăn, bệnh viện vệ tinh và một số chuyên ngành ưu tiên. Từng bước chuyển đổi đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ trong các cơ sở đào tạo nhân lực y tế; tăng cường đào tạo liên tục và đào tạo tiền hành nghề. - Nâng cao năng lực, vai trò của Ban đánh giá vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp Bộ và Hội đồng đạo đức cấp cơ sở. Tăng cường và hoàn thiện tính độc lập của Ban đánh giá vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học đáp ứng các yêu cầu của Tổ chức y tế thế giới. 4. Dược, trang thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng 4.1. Quản lý Dược - Đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục vụ công tác dự phòng và điều trị, triển khai các biện pháp hữu hiệu để bình ổn giá thuốc. Tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng thuốc. Đẩy mạnh triển khai các giải pháp để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, từng bước giảm việc lạm dụng thuốc trong điều trị ở các cơ sở y tế Nhà nước và tư nhân. - Xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp dược, phát triển dược liệu và thuốc đông y. Đẩy mạnh phát triển Đông dược và dược liệu. Tăng cường quản lý nguồn gốc và chất lượng đông dược và dược liệu tại các cơ sở sản xuất và cung ứng. Đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt dùng thuốc Việt". Xây dựng Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược phát triển ngành Dược. - Chỉ đạo đơn vị thực hiện tốt việc đấu thầu mua thuốc theo quy định góp phần bình ổn giá thuốc trên thị trường. Triển khai thực hiện Thông tư 36 sửa đổi, bổ sung Thông tư 01và Thông tư 37 sửa đổi, bổ sung Thông tư 11 về đấu thầu thuốc đảm bảo cả hai yếu tố chất lượng và giá thuốc. Tiếp tục giữ vững thị trường dược phẩm được ổn định và phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế, trên cơ sở đảm bảo tỷ lệ tăng giá thuốc luôn thấp hơn tỷ lệ tăng giá CPI nói chung. 4.2. Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng - Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý trang thiết bị y tế và các Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định đáp ứng thực tiễn nhu cầu phát triển của lĩnh vực TTBYT. Tiếp tục xây dựng và trình phê duyệt Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang thiết bị y tế. - Xây dựng kế hoạch, nhu cầu sử dụng cán bộ kỹ thuật TTBYT, mạng lưới các cơ sở đào tạo, chính sách thu hút và bố trí công tác, hỗ trợ phụ cấp đặc thù cho các cán bộ làm công tác về TTBYT tại các bệnh viện, đơn vị y tế, nhất là các cơ sở tuyến dưới, vùng khó khăn. - Xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định, hiệu chuẩn TTBYT, hệ thống dịch vụ kỹ thuật TTBYT. Đề xuất chính sách hỗ trợ các đơn vị sản xuất TTBYT trong nước, đặc biệt khuyến khích các đơn vị liên doanh, liên kết, vốn đầu tư nước ngoài nhằm tranh thủ nguồn lực và chuyển giao công nghệ để phát triển công nghiệp sản xuất trong nước. - Quan tâm công tác quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả các TTBYT đã được đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh. Tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới trong lĩnh vực TTBYT. - Tập trung để đẩy mạnh việc thực hiện một số Dự án trọng điểm như: Hoàn thành cơ sở Tân Triều của BV K; Bệnh viện Nhi TW; Dự án Trung tâm Ung bướu và tim mạch trẻ em, khoa khám bệnh thuộc Bệnh viện Bạch Mai; Dự án Trung tâm ung bướu, khoa khám bệnh thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy; đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án Trung tâm Ung bướu của các bệnh viện đa khoa thuộc Bộ Y tế tại Uông Bí, Thái Nguyên, Dự án Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW, các Dự án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ theo Quyết định 47 và 930 5. Tài chính y tế Tập trung triển khai Nghị định 85 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, trong đó tập trung vào: - Xây dựng và ban hành khung giá tính đầy đủ các yếu tố chi phí để áp dụng cho các bệnh viện có khả năng thu, có khả năng tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; sửa đổi, bổ sung các quy định về xã hội hóa, liên doanh, liên kết trong bệnh viện công cho phù hợp với tình hình thực tế. Tăng cường tự chủ về tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Từng bước xây dựng và thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình tính đúng tính đủ chi phí của Nghị định 85 và Nghị quyết của Quốc hội; - Đổi mới phương thức phân bổ ngân sách Nhà nước cho các cơ sở y tế theo hiệu quả hoạt động và kết quả đầu ra; đổi mới phương thức chi trả dịch vụ y tế. Xây dựng và ban hành cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ sở y tế dự phòng, các lĩnh vực như kiểm nghiệm, kiểm định, dân số/KHHGĐ, truyền thông giáo dục sức khỏe. - Bảo đảm đủ kinh phí để mua, hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nghèo, người thuộc diện chính sách và bảo trợ xã hội, từng bước chuyển phần ngân sách cấp cho các bệnh viện sang cấp trực tiếp cho người thụ hưởng thông qua việc mua hoặc hỗ trợ mua thẻ BHYT, tăng tỷ lệ bao phủ BHYT để giảm bớt gánh nặng tài chính của người dân khi đi khám, chữa bệnh. Về BHYT: Tập trung thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội- Bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020; hoàn thành dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế để trình Quốc hội xem xét; thực hiện Đề án "Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020". 6. Thông tin y tế - Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hệ thống thông tin thống kê y tế. Triển khai Đề án đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ trong ngành Y tế. Kiện toàn bộ máy làm công tác thống kê, tăng cường tập huấn thống kê cho các cán bộ đang làm công tác thống kê. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, xử lý và truyền tin. Xây dựng phần mềm báo cáo tổng hợp trực tuyến. Tăng cường phổ biến số liệu y tế thông qua trang web thống kê, các ấn phẩm thống kê ( niên giám thống kê, tóm tắt niên giám, phân tích chuyên đề...). - Triển khai công tác ứng dụng công nghệ thông tin y tế năm 2014: Tiếp tục dự án Bệnh án điện tử và quản lý hệ thống khám, chữa bệnh giai đoạn 2011-2014, dự án thí điểm áp dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử trong quản lý bệnh nhân bảo hiểm y tế, tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính; Xây dựng thông tư hướng dẫn điều kiện hoạt động y tế trên môi trường mạng; Hướng dẫn chi tiết một số tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin y tế; Quy định về sử dụng chữ ký số trong ngành y tế; Xây dựng kiến trúc tổng thể y tế điện tử ngành y tế cho một số lĩnh vực; Hướng dẫn về kiện toàn hệ thống tổ chức công nghệ thông tin y tế; Xây dựng danh mục dùng chung sử dụng trong y tế điện tử. - Ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến mã an sinh xã hội, các chuẩn công nghệ thông tin y tế. II. THỜI ĐIỂM VÀ CÁC CHỦ ĐỀ CẦN TẬP TRUNG TRUYỀN THÔNG TT CHỦ ĐỀ THỜI ĐIỂM 1. Tháng hành động về chất lượng an toàn thực phẩm 15/01 - 15/02 2. Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02 3. Tuần lễ An toàn vệ sinh lao động 15 - 21/3 4. Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 5. Ngày nước sạch Thế giới 22/3 6. Ngày Thế giới phòng chống lao 24/3 7. Ngày sức khoẻ Thế giới 07/4 8. Ngày hiến máu nhân đạo 07/4 9. Ngày hen toàn cầu tuần 1 tháng 5 10. Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường 12 - 17/5 11. Ngày Thế giới phòng chống thuốc lá 31/5 12. Ngày vi chất dinh dưỡng 01 - 02/6 13. Ngày môi trường Thế giới 05/6 14. Ngày tôn vinh người hiến máu 14/6 15. Ngày toàn dân phòng, chống ma tuý 26/6 16. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 17. Ngày bảo hiểm y tế Việt Nam 01/7 18. Ngày Vệ sinh yêu nước - Nâng cao sức khoẻ nhân dân 02/7 19. Ngày dân số Thế giới 11/7 20. Ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 21. Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ 01 - 07/8 22. Ngày vì nạn nhân chất độc da cam 10/8 23. Ngày phòng ngừa tự tử 10/9 24. Ngày tim mạch Thế giới 27/9 25. Ngày quốc tế người cao tuôi 01/10 26. Ngày sức khoẻ tâm thần Thế Giới 10/10 27. Ngày Thị giác Thế giới 10/10 28. Ngày Lương thực Thế giới 16/10 29. Ngày vì người nghèo 17/10 30. Ngày toàn dân mua và sử dụng muối i ốt 01/11 31. Ngày Thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11 32. Ngày Thế giới phòng chống AIDS và tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS 01/12 33. Ngày Dân số Việt Nam và tháng hành động quốc gia dân số 26/12 PHỤ LỤC 2: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHO CÁC SỞ Y TẾ TỈNH/THÀNH PHỐ BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE NĂM 2013 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2014 Đặc điểm tình hình: đặc điểm chung của địa phương và ngành y tế, công tác Truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2013 Phần I. Kết quả thực hiện công tác TTGDSK năm 2013 1. Công tác chỉ đạo điều hành - Về văn bản chỉ đạo, điều hành: những văn bản tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương ban hành trong năm 2013; văn bản chỉ đạo, điều hành của Sở Y tế liên quan đến TTGDSK; - Về giao chỉ tiêu kế hoạch, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn thực hiện hoạt động TTGDSK năm 2013: nêu rõ tên văn bản, các chỉ tiêu được giao…; - Về tổ chức mạng lưới TTGDSK tỉnh/thành phố: nêu rõ cơ cấu tổ chức và số lượng cán bộ tại mỗi tuyến: + Tuyến tỉnh: Sở Y tế đã phân công đơn vị và cán bộ đầu mối quản lý nhà nước về TTGDSK chưa (giao phòng nào? cán bộ chuyên trách hay kiêm nhiệm? Thời điểm giao?). Tổ chức bộ máy Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh/thành phố. Bộ phận TTGDSK trong các đơn vị trực thuộc Sở Y tế (như các trung tâm y tế, bệnh viện, Chi cục…). + Tuyến huyện: phòng/khoa, cán bộ chuyên trách hay kiêm nhiệm tại các Trung tâm Y tế, bệnh viện huyện… + Tuyến xã: cán bộ chuyên trách hay kiêm nhiệm TTGDSK tại Trạm Y tế xã; - Về đầu tư nguồn lực cho công tác TTGDSK: + Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động TTGDSK tại địa phương và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh/thành phố: tình trạng hiện có, năm 2013 có xây mới, cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc, bổ sung trang thiết bị TTGDSK không? Nếu có ghi cụ thể và nêu rõ nguồn kinh phí. + Phân bổ và sử dụng kinh phí cho hoạt động TTGDSK, trong đó nêu rõ nguồn kinh phí Trung ương (từ các CTMTQG), địa phương hoặc nguồn chương trình, dự án khác; - Về cơ chế điều phối thực hiện các hoạt động TTGDSK giữa các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) do ngành y tế quản lý (04 CTMTQG do ngành y tế quản lý bao gồm: Dự án Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình thuộc CTMTQG y tế; CTMTQG An toàn thực phẩm; CTMTQG phòng, chống HIV/AIDS; CTMTQG Dân số-KHHGĐ): sự phối hợp giữa Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh/thành phố và các đơn vị chuyên môn thực hiện các CTMTQG. 2. Kết quả hoạt động công tác tuyên truyền về hoạt động ngành y tế tại địa phương - Về cung cấp thông tin cho báo chí: các hoạt động triển khai thực hiện Quyết định 25/2013/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Quy định của địa phương về chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. - Về phối hợp các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền kết quả hoạt động của ngành y tế địa phương, trong đó lưu ý kết quả tuyên truyền về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, các chương trình dự án chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, nâng cao đạo đức chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ y tế, thiết lập và hoạt động đường dây nóng… 3. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn TTGDSK - Kết quả thực hiện công tác TTGDSK của toàn tỉnh/thành phố năm 2013 tại các tuyến, có so sánh với kế hoạch giao và kết quả thực hiện năm trước, bao gồm hoạt động TTGDSK trong các lĩnh vực công tác của Sở Y tế như: công tác khám chữa bệnh, quản lý dược, Y tế dự phòng, An toàn thực phẩm, phòng chống HIV/AIDS, dân số- kế hoạch hóa gia đình và các lĩnh vực khác. - Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn của Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh/thành phố theo bảng điểm của Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương ban hành. - Kết quả hoạt động TTGDSK của 04 CTMTQG do ngành y tế quản lý, các dự án, chương trình khác (nếu có). 4. Công tác phối hợp ngành Y tế với các ban, ngành, đoàn thể địa phương trong tổ chức thực hiện công tác TTGDSK: các chương trình phối hợp, thỏa thuận hợp tác, kế hoạch phối hợp…đã ký kết và triển khai thực hiện, các kết quả phối hợp cụ thể. 5. Đánh giá, nhận xét chung - Các kết quả đạt được về TTGDSK năm 2013 - Thuận lợi, khó khăn, tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện công tác TTGDSK tại địa phương. Phần II. Phương hướng công tác TTGDSK năm 2014 1. Mục tiêu 2. Các nhiệm vụ trọng tâm, nội dung hoạt động 3. Giải pháp thực hiện. Phần III. Đề xuất, kiến nghị của địa phương với Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để nâng cao hiệu quả công tác TTGDSK
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "10/03/2014", "sign_number": "1018/BYT-TT-KT", "signer": "Nguyễn Thanh Long", "type": "Văn bản khác" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-06-2018-NQ-HDND-noi-dung-va-muc-chi-cua-cac-cuoc-dieu-tra-thong-ke-Ho-Chi-Minh-390587.aspx
Nghị quyết 06/2018/NQ-HĐND nội dung và mức chi của các cuộc điều tra thống kê Hồ Chí Minh
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 06/2018/NQ-HĐND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2018 NGHỊ QUYẾT BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VÀ MỨC CHI CỦA CÁC CUỘC ĐIỀU TRA THỐNG KÊ DO NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ BẢO ĐẢM HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ CHÍN (Từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 7 năm 2018) Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Thông tư 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc Quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia; Xét Tờ trình số 2799/TTr-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về dự thảo nghị quyết ban hành Quy định về nội dung và mức chi của các cuộc điều tra thống kê do ngân sách thành phố bảo đảm; Báo cáo thẩm tra số 411/BC-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về nội dung và mức chi của các cuộc điều tra thống kê do ngân sách thành phố đảm bảo. Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố: 1. Tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết thống nhất trên địa bàn thành phố theo quy định pháp luật; Quy định mức chi cụ thể đối với một số nội dung chi được quy định theo mức tối đa tại Quy định kèm theo Nghị quyết này đảm bảo phù hợp với quy mô, tính chất, tình hình thực tế, tiết kiệm và hiệu quả. 2. Trong trường hợp cần thiết do yêu cầu tính chất phức tạp của cuộc Điều tra thống kê theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 109/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định một số mức chi cao nhưng không vượt quá 20% mức chi quy định tại Điều 3 Thông tư này. Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX, kỳ họp thứ chín thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2018./. Nơi nhận: - Ủy ban thường vụ Quốc hội; - Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Ban Công tác đại biểu Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tài chính; Tổng Cục Thống kê; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ tư pháp; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố; - Ủy ban nhân dân thành phố: CT, các PCT; - Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN thành phố; - Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố; - Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố; - Văn phòng Thành ủy; - Văn phòng Đoàn ĐBQH thành phố; - Văn phòng Ủy ban nhân dân TP: CVP, PVP; - Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố; - Thường trực HĐND, UBND quận, huyện; - Văn phòng HĐND thành phố: CVP, PVP; - Trung tâm Công báo thành phố; - Lưu: VT, P.Tổng hợp (Tú). CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Quyết Tâm QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VÀ MỨC CHI CỦA CÁC CUỘC ĐIỀU TRA THỐNG KÊ DO NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ BẢO ĐẢM (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2018/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định về nội dung và mức chi thực hiện các cuộc điều tra thống kê do ngân sách thành phố đảm bảo. 2. Đối tượng áp dụng Các cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan đến cuộc điều tra thống kê do ngân sách thành phố đảm bảo. Điều 2. Nội dung và mức chi 1. Chi hỗ trợ cơ quan chủ trì tổ chức điều tra thống kê xây dựng phương án điều tra thống kê, lập mẫu phiếu điều tra thống kê và tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả điều tra thống kê theo phương thức khoán. Mức khoán (đã bao gồm chi hội nghị, họp hội đồng thẩm định, nghiệm thu, chi thuê chuyên gia chọn mẫu điều tra thống kê và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến phương án điều tra thống kê, lập mẫu phiếu điều tra thống kê và tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả điều tra thống kê) như sau: a) Chi xây dựng phương án điều tra thống kê và lập mẫu phiếu điều tra thống kê: Tối đa 30 triệu đồng; b) Chi tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả điều tra thống kê: Tối đa 10 triệu đồng. Tùy theo quy mô, tính chất của cuộc điều tra thống kê, Thủ trưởng cơ quan chủ trì tổ chức điều tra thống kê quyết định mức khoán cụ thể đối với mỗi hoạt động nêu trên cho phù hợp. Thủ trưởng cơ quan đơn vị được giao khoán được quyết định nội dung và mức chi trong phạm vi kinh phí được giao khoán. 2. Chi xây dựng sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên thống kê theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định về chi biên soạn giáo trình đào tạo cho các ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp. 3. Chi in tài liệu hướng dẫn điều tra thống kê, sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên thống kê, phiếu điều tra thống kê, biểu mẫu điều tra thống kê, xuất bản ấn phẩm điều tra thống kê (nếu có): Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu mua sắm thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị của Nhà nước. 4. Chi tập huấn nghiệp vụ điều tra thống kê các cấp: Nội dung và mức chi thực hiện theo Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về mức chi chế độ công tác phí và chế độ tổ chức hội nghị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Chi tiền công: a) Tiền công thuê ngoài: - Các nội dung chi thuê ngoài: Rà soát, lập danh sách đối tượng được điều tra thống kê (chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết phải thuê ngoài đối với cuộc điều tra thống kê được tiến hành điều tra thống kê lần đầu tiên hoặc các cuộc điều tra thống kê có thay đổi về đối tượng được điều tra thống kê theo quy định của phương án điều tra thống kê), thu thập số liệu điều tra thống kê, phúc tra phiếu điều tra thống kê, phiên dịch tiếng dân tộc kiêm dẫn đường, thuê người dẫn đường không phải phiên dịch. - Về mức chi: Mức tiền công bình quân thuê ngoài để thực hiện các công việc nêu trên được tính theo mức tiền lương tối thiểu vùng cao nhất tính theo ngày do Nhà nước quy định tại thời điểm tiến hành điều tra thống kê. Trong phạm vi dự toán được giao, tùy vào địa bàn cụ thể, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra thống kê quy định mức thanh toán tiền công thực hiện các công việc nêu trên cho phù hợp. Riêng đối với tiền công của người dẫn đường không phải phiên dịch: Mức chi bằng 70% mức tiền công thuê người phiên dịch kiêm dẫn đường. b) Trường hợp công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã, phường, thị trấn tham gia rà soát, lập danh sách đơn vị được điều tra thống kê, thu thập số liệu điều tra thống kê, phúc tra phiếu điều tra thống kê được chi hỗ trợ bằng 50% mức tiền công thuê điều tra viên thống kê quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này; c) Trường hợp cuộc điều tra thống kê có nội dung điều tra chuyên sâu, phức tạp, không sử dụng điều tra viên thống kê thuê ngoài mà sử dụng công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị để thực hiện điều tra thống kê thì được thanh toán không quá 50% mức tiền công thuê điều tra viên thống kê quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này. Đối với trường hợp công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thực hiện điều tra thống kê ngoài giờ hành chính thì được thanh toán tối đa không quá mức tiền công thuê điều tra viên thống kê quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này và không được thanh toán tiền lương làm ngoài giờ, phụ cấp công tác phí. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra thống kê quyết định cử người có chuyên môn nghiệp vụ thống kê, có kinh nghiệm khai thác thông tin tham gia thu thập thông tin điều tra thống kê, phúc tra phiếu điều tra thống kê (ngoài nhiệm vụ thường xuyên) theo yêu cầu của phương án điều tra thống kê. d) Căn cứ phương án điều tra thống kê được phê duyệt, thủ trưởng cơ quan chủ trì tổ chức điều tra thống kê thực hiện khoán tiền công điều tra thống kê quy định tại Điểm a, b và c Khoản này theo số phiếu điều tra thống kê phù hợp với địa bàn điều tra thống kê. Việc thanh toán tiền cho điều tra viên thống kê căn cứ biên bản nghiệm thu số lượng, chất lượng phiếu điều tra thống kê và số tiền công theo phiếu điều tra thống kê. 6. Chi công tác kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra thống kê, phúc tra phiếu điều tra thống kê: Nội dung và mức chi thực hiện theo chế độ công tác phí quy định tại Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Chi cho đối tượng cung cấp thông tin; mức chi cụ thể như sau: a) Đối với cá nhân: - Dưới 30 chỉ tiêu hoặc 30 chỉ tiêu: Tối đa 40.000 đồng/phiếu. - Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu: Tối đa 50.000 đồng/phiếu. - Trên 40 chỉ tiêu: Tối đa 60.000 đồng/phiếu. b) Đối với tổ chức (không bao gồm các cơ quan, đơn vị của nhà nước thực hiện cung cấp thông tin theo quy định): - Dưới 30 chỉ tiêu hoặc 30 chỉ tiêu: Tối đa 85.000 đồng/phiếu. - Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu: Tối đa 100.000 đồng/phiếu. - Trên 40 chỉ tiêu: Tối đa 115.000 đồng/phiếu. Căn cứ vào hình thức cung cấp thông tin, Thủ trưởng cơ quan chủ trì điều tra thống kê quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp. Trường hợp đối tượng cung cấp thông tin là các cơ quan, đơn vị của Nhà nước mức chi hỗ trợ cung cấp thông tin bằng 50% mức chi quy định tại Điểm b, Khoản này. 8. Chi vận chuyển tài liệu điều tra thống kê, thuê xe phục vụ điều tra thống kê thực địa: Thanh toán theo giá ghi trên vé, hóa đơn mua vé, hóa đơn và hợp đồng vận chuyển. Trường hợp vận chuyển ở địa bàn không có phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật mà phải thuê phương tiện vận tải khác thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị điều tra thống kê xem xét quyết định cho thanh toán tiền thuê phương tiện vận chuyển trên cơ sở hợp đồng thuê phương tiện hoặc giấy biên nhận với chủ phương tiện theo mức giá thuê trung bình thực tế ở địa phương trong phạm vi dự toán được giao hoặc thanh toán tối đa bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm sử dụng. 9. Chi xử lý kết quả điều tra thống kê: a) Nghiệm thu, kiểm tra, đánh mã số, làm sạch và hoàn thiện phiếu điều tra thống kê: Thực hiện khoán tiền công trên cơ sở tiền thù lao thuê điều tra viên thống kê thu thập số liệu; mức khoán cụ thể tùy theo tính chất phức tạp của phiếu điều tra thống kê trong các cuộc điều tra thống kê, nhưng tối đa không quá 7% tiền công chi trả điều tra viên thống kê thu thập số liệu; b) Chi xây dựng phần mềm tin học để nhập tin và xử lý, tổng hợp số liệu điều tra thống kê (nếu cần thiết); chi nhập tin và xử lý dữ liệu, tổng hợp số liệu; c) Xây dựng cơ sở dữ liệu, duy trì trang web, xuất bản các sản phẩm điện tử về kết quả điều tra thống kê. Nội dung và mức chi của Điểm b, c thực hiện theo quy định tại Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC- BKH&ĐT-BTTTT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra thống kê chịu trách nhiệm trong việc quyết định nội dung chi này đảm bảo tiết kiệm. 10. Chi biên soạn ấn phẩm điều tra thống kê (nếu có): Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. 11. Chi công bố kết quả điều tra thống kê: Nội dung và mức chi tổ chức hội nghị để công bố kết quả điều tra thống kê thực hiện theo chế độ chi tổ chức hội nghị quy định tại Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; chi công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng: Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu mua sắm thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị của Nhà nước. 12. Các Khoản chi khác liên quan đến cuộc điều tra thống kê, bao gồm: a) Văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, xăng xe và các khoản chi phí khác để thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác điều tra thống kê: Mức chi căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao; b) Phiên dịch (nếu có), biên dịch tài liệu nước ngoài phục vụ điều tra thống kê: Mức chi thực hiện theo quy định về chi phiên dịch, biên dịch tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước. c) Làm ngoài giờ: Trong phạm vi dự toán được giao, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra thống kê quyết định thanh toán tiền làm thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ công chức, viên chức và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). 13. Chi điều tra thử để hoàn thiện phương án, phương pháp, chỉ tiêu, định mức công, mẫu phiếu điều tra thống kê: Đối với cuộc điều tra thống kê được tiến hành điều tra thống kê lần đầu tiên, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra thống kê quyết định điều tra thử trong trường hợp cần thiết để hoàn thiện phương án, phương pháp, chỉ tiêu, định mức công, mẫu phiếu điều tra thống kê. Nội dung, mức chi Điều tra thử thực hiện theo các quy định tương ứng tại Điều này. Điều 3. Nguồn kinh phí Kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê do ngân sách thành phố bảo đảm thực hiện trong phạm vi dự toán nguồn kinh phí được cấp có thẩm quyền giao hàng năm và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Điều 4. Tổ chức thực hiện 1. Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Quy định này. 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "12/07/2018", "sign_number": "06/2018/NQ-HĐND", "signer": "Nguyễn Thị Quyết Tâm", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-72-2006-QD-UBND-dieu-chinh-gia-dat-do-thi-nam-2006-140757.aspx
Quyết định 72/2006/QĐ-UBND điều chỉnh giá đất đô thị năm 2006
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 72/2006/QĐ-UBND Lào Cai, ngày 07 tháng 8 năm 2006 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG GIÁ ĐẤT ĐÔ THỊ NĂM 2006 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Căn cứ Pháp lệnh giá ngày 26/4/2002; Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Căn cứ Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính về huớng dẫn thi hành Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Căn cứ Nghị quyết số 21/2006/NQ-HĐND ngày 19/7/2006 của HĐND tỉnh Lào Cai khóa XIII- kỳ họp thứ 7: Phê chuẩn việc điều chỉnh, bổ sung giá đất đô thị năm 2006 trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Nay điều chỉnh, bổ sung quy định giá đất đô thị năm 2006 trên địa bàn tỉnh Lào Cai như sau: 1. Giá đất đô thị thành phố Lào Cai: - Điều chỉnh giá đất 77 đoạn phố, ngõ phố. - Bổ sung mới giá đất 40 đoạn phố, ngõ phố. (Chi tiết theo Phụ lục số 1 đính kèm) 2. Giá đất đô thị thị trấn Bắc Hà huyện Bắc Hà: - Điều chỉnh giảm giá đất 04 đoạn phố. (Chi tiết theo Phụ lục số 2 đính kèm) 3. Giá đất đô thị thị trấn Phố Lu huyện Bảo Thắng: - Điều chỉnh giảm giá đất 02 đoạn phố. (Chi tiết theo Phụ lục số 2 đính kèm) Điều 2. Giao cho Sở Tài chính tỉnh chù trì phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định này. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Tài chính, Tài nguyên & Môi trường, Cục trưởng Cục thuế; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố: Bắc Hà, Bảo Thắng, Lào Cai; Thủ trưởng các ngành có liên quan; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Nguyễn Hữu Vạn PHỤ LỤC SỐ 1 (Kèm theo Quyết định số 72/2006/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh Lào Cai) Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 STT Tên đường phố Mốc giới xác định Loại đường phố Giá đất đô thị điều chỉnh Giá đất đô thị bổ sung mới Ghi chú I/ PHƯỜNG DUYÊN HẢI 1 Phố Lê Hồng Phong Từ đường Nhạc Sơn đến phố Lương Khánh Thiện IV 2.000 2 Đường Điện Biên Từ đường Nhạc Sơn đến đường vào xã Đồng Tuyển V 1.300 Đoạn còn lại (từ đường đi vào UBND xã Đồng Tuyển đến cầu Sập) VI 900 3 Phố Duyên Hải T2 Đọan còn lại (từ gốc đa cũ đến hết đường) V 1.300 4 Đường bờ sông T3 Từ đường Duyên Hải đến hết đường V 1.300 Bổ sung mới 5 Phố Nguyễn Đức Cảnh Từ phố Duyên Hải đến phố Đăng Châu IV 2.000 6 Phố Lê Văn Hưu Từ đường Nhạc Sơn đến phố Lương Khánh Thiện V 1.600 7 Đường A2 Từ phố Nguyễn Đức Cảnh đến phố Duyên Hải IV 2.000 8 Đường A3 Từ Đài phát thanh tỉnh đến hết đường A3 VI 1.000 Tái định cư (TĐC) 9 Đường Nhạc Sơn cũ Từ đường Nhạc Sơn mới qua trường Bổ túc đến hết đường VIII 700 10 Đường qui hoạch hồ số 6 (chân đồi Nhạc Sơn) X 500 Bổ sung mới II/ PHƯỜNG CỐC LẾU 11 Phố Đặng Trần Côn Từ phố Trằn Đăng Ninh đến phố Lê Quý Đôn VIII 700 12 Ngõ Hoàng Văn Thụ Từ Hoàng Văn Thụ đến Đặng Trần côn VIII 700 13 Đường Nhạc Sơn cũ Từ đường Nhạc Sơn qua trường bổ túc hết đường VIII 700 14 Đường lên đồi mưa A Xít Từ đường Nhạc Sơn lên Công ty Giống cây trồng VIII 700 15 Các đường trong QH kè sông Hồng Đường giáp kè III 3.000 Các đường, nhánh còn lại IV 2.000 III/ PHƯỜNG KIM TÂN 16 Phố Lý công Uẩn Từ Phố Xuân Diệu đến phố Mường Than II 3.500 17 Phố Yết Kiêu Từ ngã 6 đến phố Ngô Quyền IV 2.000 18 Phố Kim Thành Từ đường Hoàng Liên đến ban QLDA 661 IX 600 19 Ngõ bao quanh chợ Gốc mít Đoạn sau làn dân cư Ngô Quyền II 4.400 Bổ sung mới 20 Ngõ Quy Hóa Các đường trong lõi đấi doanh nghiệp Thái sơn VIII 700 Bổ sung mới 21 Quốc lộ 4D (đường đi Sa Pa) Đoạn còn lại IX 640 Bổ sung mới 22 Đường nối số 4 Từ phố Ngô Quyền đến phố Lê Đại hành V 1.500 Bổ sung mới 23 Đường QH khu TĐC ngã 6 Từ Phố Mường Than đến ngã sáu IV 2.000 24 Ngõ Mường Than Từ phố Mường Than đến phố Bà Triệu IX 600 25 Ngõ Xưởng In Từ phố Mường Than đến DN Hoàng Sơn X 500 26 Ngõ Trường Nội trú Từ phố Mường Than đến phố Quy Hóa X 500 27 Ngõ cống (phi 200) tổ 33 Từ đường Hoàng Liên đến phố Ngô Quyên IX 600 28 Ngõ tổ 54 (Phường Kim Tân) Từ Phố Ngô Quyền đến phố Lê Đại hành X 500 29 Ngõ đường vào lò mổ Từ quốc lộ 4 D đến lò Mổ X 500 30 Đường quy hoạch hồ Số 6 Chân đường Nhạc Son X 500 Bổ sung mới IV/ PHƯỜNG BẮC CƯỜNG 31 Đường D3 Từ đầu cầu Kim Tân đến B3 VI 1.000 32 Đường B2 VI 1.000 TĐC 33 Đường D4 VI 1.000 34 Các đường thuộc Tiểu khu đô thị số 4 Các đường còn lại của Tiểu khu 4 VIII 700 TĐC 35 Tiểu khu đô thị số 1 Các đường còn lại VIII 700 TĐC Đường N2.N4 VI 1.000 TĐC 36 Tiểu khu đô thị số 3 Các dường thuộc Tiểu khu đô thị số 3 VII 800 TĐC 37 Đường D1 Từ đường Trần Hưng Đạo đến B1 VII 900 TĐC Từ B1 đến giáp địa phận Nam Cường VIII 700 TĐC 38 Đường đi trại giam Từ đại lộ Trần Hưng Đạo đi Trại giam XII 500 V/ PHƯỜNG NAM CƯỜNG 39 Đường 4E cũ (D2) Từ đường B3 đến hết địa phận Nam Cường VI 960 40 Đường B4 Từ đường 4E cũ đền đường Trần Hưng Đạo V 1.500 41 Đường B4A Từ đường 4E cũ đền đường Trần Hưng Đạo V 1.300 42 Đường B5 Từ đường D1 đến đường D2 III 2.600 43 Đường B6 Từ đường 02 đến T3 V 1.300 44 Đường D3 Từ giáp địa phận Bắc Cường đến hết đường VI 1.000 Đường QH 45 Đường DI Thuộc địa phận Nam Cường VII 800 Đường QH 46 Đường D7 Từ B4A đến B4 VIII 700 Bổ sung mới 47 Tiểu khu đô thị số 4 Các đường nhánh còn lại của tiểu khu 4 IX 600 TĐC 48 Các đường thuộc Khu dân cư B5, Đ6 Khu dân cư B5 – B6 VIII 700 TĐC 49 Khu dân cư B6 Các đường thuộc Khu dân cư B6 IX 600 50 Thôn Tùng Tung 2 Các hộ cách đường WB dưới 20m XII 250 Bổ sung mới 51 Khu dân cư trước khối 2 Các đường thuộc khu dân cư trước khối 2 VIII 700 Bổ sung mới 52 Đường D7A Từ B4A đến Giáp khối 7 VIII 700 Bổ sung mới VI/ PHƯỜNG BẮC LỆNH 53 Đường 4E cũ(D2) Từ cầu Chui đến hết địa bàn phường Bắc Lệnh V 1.600 54 Đường B7 Từ đường B6 đến đại lộ Trần hưng Đạo IV 1 400 55 Đường B8 Từ đường B7 đến hết địa bàn phường Bắc lệnh IV 1.200 56 Tiểu khu đô thị 12 Các đường nhánh thuộc tiểu khu đô thị 12 VIII 700 Bổ sung mới 57 Đường T1 Từ đường B7 đến đường T3 V 1.400 Bổ sung mới 58 Đường T3 Từ đường B6 dền đại lộ Trần Hưng Đạo IX 700 TĐC 59 Khu dân cư B6 Các đường thuộc khu dân cư B6 IX 600 TĐC 60 Khu dân cư Tổ 10A – Tổ 10B - Tổ 11 Từ D2- Trường Mỏ Sinh (Cũ) – phường Nam Cường XII 250 Đường hiện trạng Các đường nhánh khác XII 200 Đường hiện trạng Các khu vực còn lại XII 160 Bổ sung mới 61 Ngõ Tổ 2, 3a, 4a Từ D2 - Ngõ cụt XII 250 Bổ sung mới 62 Từ giáp đường B6 đến hết Khu dân cư B6 VII 250 Đường hiện trạng 63 Các ngõ còn lại thuộc p. Bắc Lệnh XII 120 Bổ sung mới VII/ PHƯỜNG POM HÁN 64 Đường 4E- cũ Từ cổng trường Lý tự trọng đến cây xăng sân vận động IV 2.000 Từ ngã ba Công an phường cũ đến đầu đường đi vào mỏ IV 1.800 65 Đường vào mỏ Từ nga ba Bến Đá đến địa phận xã Cam đường X 500 66 Đường vào nhà máy Xi măng Từ ngã ba Bến Đá đến nhà máy Xi măng Lào Cai X 500 67 Đường Giàn Than Từ đường Quốc lộ 4E cũ đến phố Hòang Sào XII 350 68 Các khu vực còn lại thuộc p. Pom Hán Các ngõ XII 120 Bổ sung mới 69 Đường QH tổ 11 Hai tuyến đường nối từ đường CKT đến hết đường VIII 700 Bổ sung mới VIII/ BÌNH MINH 70 Đường Hoàng Sào Từ đại lộ Trần Hưng Đạo - đường sắt V 1.200 Bổ sung mới 71 Đường B8 (Chiềng On) Từ giáp địa phận phường Bắc Lệnh đường D1 VI 1.000 Đường QH 72 Khu dân cư Đ8 Đường T5 (đường 30M) gần trường cao đẳng sư phạm, khu Liên hợp thể thao VII 800 TĐC Các nhánh còn lại VIII 700 TĐC 73 Các đường nhánh K6+800 Các đường nhánh IX 600 TĐC 74 Tiểu khu đô thị số 9 Các đường nhánh IX 600 TĐC 75 Tiểu khu đô thị số 6, 7 Các đường nhánh X 500 Đường QH 76 Dường D1 Từ giáp địa phận phường Nam Cường đến đường Trần Hưng Đạo VI 800 Đường QH 77 Từ tổ 2 đến tổ 7 (khu Soi Lần) Các đường nhánh đi từ trục WB vào các khu dân cư Soi Lần (như vào nhà bà Xây, ông Hiệp Huy, ông Hồng tổ trưởng và các nhánh khác) XII 250 Đường hiện trạng đất 78 Đường đi Soi Lần Từ đường trục chính đến cầu treo Soi Lần XI 400 79 Đường đi cầu treo Thị ủy Cam Đường cũ Từ 4E gần cầu chui – cầu treo cũ XII 200 IX/ PHƯỜNG LÀO CAI: 80 Quốc lộ 70 Từ phố Phan bội Châu đến tuyến T1 VIII 800 TĐC Từ tuyến T1 đến hết địa phận phường Lào Cai VIII 900 TĐC 81 Tuyến T1 Từ Quốc lộ 70 đến cây xăng mới X 600 TĐC 82 Tuyến T2 Từ Quốc lộ 70 đến tuyến 1 X 600 83 Tuyến T3 Từ Quốc lộ 70 đến tuyến 5 X 600 TĐC 84 Tuyến T4 Từ Quốc lộ 70 đến tuyến 1 X 600 TĐC 85 Tuyến T5 Từ tuyến 2 đến tuyến 4 X 600 TĐC 86 Tuyến T6 Từ tuyến 2 đến tuyến 6 X 600 TĐC X/ PHƯỜNG PHỐ MỚI: 87 Phố Lương Ngọc Quyến Từ Nguyễn Huệ đến Nguyễn Tri Phương V 1.600 Bổ sung mới 88 Phố Lê Khôi Từ phố Triệu Quang Phục đèn Nguyễn Tri Phương V 1.200 Bổ sung mới 89 Phố Minh Khai Từ đường Nguyễn Huệ đến phố Hồ Tùng Mậu IV 2.000 Từ phố Hồ Tùng Mậu đến phố Hợp Thành III 3.500 90 Phố Triệu Quang Phục Từ Hoàng Diệu đền hết đường VI 1.000 Bổ sung mới 91 Phố Khánh Yên Đoạn còn lại V 1.200 92 Phố Đinh Bộ Lĩnh Từ cầu Phố Mới đến hết địa phận p. Phố Mới V 1.400 93 Phố Hoàng Diệu Từ giáp địa phận P.Lào Cai đến hết đường VI 1.000 94 Đường bờ sông (Phạm Văn Xảo) Đoạn còn lại (từ cầu Phố Mới đến hết đường) VI 1.000 95 Đường Hồ Khánh Yên (Hà Bồng) Đường nối từ Quảng trường ga đền phố Ngô Văn Sở V 1.200 Đường ngang K30 (Hà Chương) Từ dường Nguyễn Huệ đến phố Nguyễn Tri Phương V 1.300 96 Đường lõi K30 (Lê Khôi) Từ đường Nguyễn Huệ đến đường ngang K30 V 1.200 97 Phố Phùng Hưng Từ đường Hoàng Diệu đến đường đi Phố Mới, Phong Hải IV 2.200 Đường M20 (Tô Vĩnh Diện) Từ đường M10 (Đinh Bộ Lĩnh đến Bờ Sông) VI 900 TĐC 98 Dường M 21 Từ M20 đến Phạm Văn Khả VI 900 TĐC 99 Đường M18 Đường nối từ đầu cầu Phố Mới đến Khánh Yên VI 1.200 TĐC 100 Các khu vực còn lại của p. Phố Mới Khu Soi Mười, tổ 30,31,32,33 XII 200 101 Đường QH song song Cầu Phố Mới Đường nối Minh Khai - K3 (Phan Đình Giót) VII 800 TĐC 102 Đường QH song song cầu Phố Mới Đường M20 (Tô Vĩnh Diện) kéo dài - Khánh Yên VII 800 TĐC 103 Nhánh nối 1 Nối M16 -M20 (Tô Vĩnh Diện) kéo dài VIII 700 TĐC 104 Nhánh nối 2 Nối M16 - M20 (Tô Vĩnh Diện) VIII 700 TĐC 105 Ngõ Tổ 26 Từ Khánh Yên - giáp khu đầu máy VIII 700 TĐC 106 Đường Phạm Văn Khả Cuối đường Khánh Yên – Bờ sông V 1.200 TĐC 107 Đường lõi phố Lê Khôi Các đường nhánh trong lõi VI l .000 TĐC XI/ XÃ ĐỒNG TUYỂN 108 Đường Điện Biên Từ đường WB rẽ vào UBND xã Đồng Tuyển đến hết địa phận xã Đồng Tuyển XII 300 Bổ sung mới 109 Khu TĐC công trình phụ trợ Bắc Duyên Hải Các nhánh khu TĐC XII 200 Bổ sung mới XII/ XÃ VẠN HÒA 110 Tuyến M12 Từ cầu Đen – M11 VII 800 TĐC 111 Tuyến M10 Nối từ Đinh Bộ Lĩnh –M11 VIII 700 TĐC Nối từ M 11 - Đường vào Khu công nghiệp VIII 700 TĐC 112 Tuyến M15 Từ dường Bờ sông đến hết đường X 500 TĐC 113 Tuyền M14 Từ đường Bờ sông đến phố Đinh Bộ Lĩnh IX 600 TĐC 114 Phố Khánh Yên (đường M 17) Từ Phố Phạm Văn Khả đến phố Đinh Bộ Lĩnh VI 1.000 TĐC 115 Tuyến M11 Nối từ M10- M12 XII 400 TĐC 116 Tuyến M9 Nối từ Đinh Bộ Lĩnh – M11 XII 350 TĐC 117 Khu TĐC Sơn Mãn Các đường nhánh khu TĐC XI 400 Bổ sung mới PHỤ LỤC SỐ 2 (Kèm theo Quyết định số 72/2006/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh Lào Cai) Đơn vị tính: 1.000đ/m2 STT Tên đường phố Mốc giới xác định Loại đường phố Giá đất đô thị điều chỉnh Ghi chú I- HUYỆN BẮC HÀ 1 Khu tập thể y tế Trục đường từ khách sạn Sao Mai đến hết nhà ông Thắm Bắc 200 Đường hiện trạng 2 Đường từ ngã ba ông Vượng Cổn đến cổng khối dân 800 3 Đường từ trường Mầm non đến nhà ông Vượng Cổn 700 4 Đường từ cầu Trắng khí tượng đến ngầm suối Tả Hồ 300 II- HUYỆN BẢO THẮNG 1 Đường Lê Hồng Phong Khu văn phòng Cty XNK cũ 1.200 Khu nhà tôn Công ty XNK cũ 600
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai", "promulgation_date": "07/08/2006", "sign_number": "72/2006/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Hữu Vạn", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-3577-QD-UBND-giao-duc-ly-tuong-cach-mang-dao-duc-loi-song-thanh-nien-Nghe-An-2016-320237.aspx
Quyết định 3577/QĐ-UBND giáo dục lý tưởng cách mạng đạo đức lối sống thanh niên Nghệ An 2016
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3577/QĐ.UBND Nghệ An, ngày 25 tháng 7 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”; Căn cứ Quyết định số 410/QĐ-BGDĐT ngày 04/02/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” của ngành Giáo dục; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 225/TTr-SGD&ĐT ngày 30 tháng 6 năm 2016, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn tỉnh Nghệ An (kèm theo Kế hoạch tiết) Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Minh Thông KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN, THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Nghệ An) Căn cứ Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” (sau đây gọi là Đề án 1501); Quyết định số 410/QĐ-BGDĐT ngày 04/02/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”. UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016 - 2020, như sau: I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung: Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Nghệ An nhằm tạo chuyển biến căn bản về đạo đức, lối sống phát triển toàn diện, có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa, yêu nước, tự hào dân tộc, có ý thức tuân thủ pháp luật, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trở thành những công dân có ích, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. Mục tiêu cụ thể: - 100% thanh niên là công chức, viên chức, người lao động trong ngành Giáo dục Nghệ An, thanh niên thiếu niên và nhi đồng là học sinh được phổ biến, học tập nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, được quán triệt nội dung Đề án 1501, Kế hoạch triển khai Đề án 1501 trong ngành Giáo dục Nghệ An. - 100% các trường học trên địa bàn tỉnh xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học. - 100% đội ngũ làm công tác Đoàn, Đội, giáo viên dạy môn Đạo đức, Giáo dục công dân được bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. - Đến năm 2020, giới thiệu cho Đảng 4000 đoàn viên ưu tú, trong đó ít nhất có 1000 đảng viên trẻ được kết nạp; 100% thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, hoạt động lao động tập thể. II. YÊU CẦU 1. Các hoạt động phải sát với nội dung của Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”, bảo đảm tính khoa học, tính khả thi; thực hiện nghiêm túc các nội dung của Đề án có chất lượng, phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục và các đơn vị khác trên toàn tỉnh. 2. Đề cao trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, đào tạo trong việc tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và thống nhất giữa cấp ủy và lãnh đạo chuyên môn trong việc triển khai Đề án 1501. 3. Phối hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng và việc thực hiện các phong trào thi đua trong ngành giáo dục; phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc thực hiện Đề án. III. NỘI DUNG 1. Rà soát, hoàn thiện chương trình, tài liệu phổ biến về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiên, thiếu niên và nhi đồng phù hợp ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng. 2. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong chương trình chính khóa ở các cấp học. Tiếp tục đổi mới và triển khai có chất lượng các hình thức giáo dục ngoại khóa, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với các cấp học. 3. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, nhà giáo, cộng tác viên phụ trách công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục và đào tạo để có cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. 4. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp, đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, môn pháp luật, đội ngũ báo cáo viên, cán bộ phụ trách công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. 5. Bổ sung tài liệu phục vụ công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng trong nhà trường: - Bổ sung các tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và học tập; sách và ấn phẩm bồi dưỡng tâm hồn, giá trị sống, kỹ năng sống và lý tưởng cách mạng cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; quản lý và khai thác, sử dụng tủ sách này trong nhà trường có hiệu quả. - Chú trọng việc sử dụng các phương tiện điện tử, tin học, các mô hình trực quan phục vụ việc giảng dạy và học tập môn Đạo đức, Giáo dục công dân. Quản lý nội dung và khai thác hiệu quả hệ thống truyền thông, văn hóa, thể thao sẵn có để phục vụ cho công tác tuyên truyền. 6. Xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện các hoạt động các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. 7. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh, sinh viên; bảo đảm và tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động vui chơi của của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giải pháp thực hiện a) Quán triệt các văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác tuyên truyền, phổ biến về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng: - Phổ biến các nội dung của Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 -2020" của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Kế hoạch triển khai Đề án tại tỉnh Nghệ An. - Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; tuyên truyền các tinh hoa văn hóa, giá trị nhân văn của nhân loại, tư tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa, lối sống tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung và con người Xứ Nghệ nói riêng cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. Tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, toàn vẹn lãnh thổ, đấu tranh phòng chống "Diễn biến hòa bình", phản bác các luận điệu thông tin sai trái của các thế lực thù địch, phản động. - Đa dạng hóa và lồng ghép các hình thức tuyên truyền thông qua các hội nghị, triển lãm, các chuyên mục về nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống trên cổng thông tin của đơn vị. Vinh danh, tuyên dương các tấm gương thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tiêu biểu trong học tập, rèn luyện và công tác xã hội. b) Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên: - Lựa chọn nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống trong nhà trường đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, bảo đảm nội dung giáo dục tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa dân tộc và nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh. - Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học Đạo đức và Giáo dục công dân, Giáo dục lý luận chính trị theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học; phát huy tính tích cực của học sinh, sinh viên; tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. - Đa dạng hóa và vận dụng các hình thức tổ chức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh: Thực hiện giáo dục theo chủ đề kết hợp với hoạt động vui chơi, thực hành trải nghiệm trong các cơ sở giáo dục mầm non; Tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, đưa hoạt động trực nhật, hoạt động vệ sinh trường, lớp học và các công trình trong khuôn viên nhà trường của học sinh vào nội quy, quy chế của nhà trường; Tăng cường các hoạt động câu lạc bộ văn hóa, thể thao trong các nhà trường, thực hiện có nền nếp việc tập thể dục giữa giờ cho học sinh phổ thông, các bài tập thể dục tại chỗ cho học sinh và hô khẩu ngữ sau khi tập thể dục. - Đẩy mạnh văn hóa đọc trong nhà trường; tổ chức giới thiệu sách, xây dựng tủ sách pháp luật, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên. c) Đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong các cơ sở giáo dục, đào tạo: - Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức phong trào thi đua "Dạy tốt - học tốt" gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị khóa XI và Kế hoạch của Tỉnh ủy Nghệ An về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. - Nâng cao chất lượng tổ chức các phong trào của thanh niên, thiếu niên và nhi đồng do Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phát động. Tổ chức phát động các đợt sinh hoạt chính trị, cuộc vận động, phong trào thi đua, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao trong học sinh, sinh viên, nhà giáo nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của dân tộc, địa phương, ngành giáo dục, nhà trường. - Hằng năm kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai các phong trào thi đua để phát triển, nhân rộng các mô hình có giá trị thực tiễn cao; kịp thời tuyên dương, khen thưởng từ cơ sở đối với các trường hợp tiêu biểu. d) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhà giáo, cộng tác viên phụ trách công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục và đào tạo: - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp, giáo viên giảng dạy các môn học Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục chính trị, giáo viên làm công tác Đoàn, Đội, cán bộ phụ trách công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. - Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật trong nhà trường hoạt động thường xuyên, có hiệu quả. đ) Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, xã hội trong giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng: - Phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục học sinh, sinh viên: Các cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức tuyên truyền cho cha mẹ học sinh, sinh viên về quyền, bổn phận của thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, mục tiêu giáo dục toàn diện và hài hòa về đức, trí, thể, mỹ; xây dựng gia đình mẫu mực, hạnh phúc, tiến bộ, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được phát triển năng lực; chủ động phối hợp với nhà trường và các đoàn thể trong việc giáo dục học sinh, sinh viên. Tổ chức để cha mẹ học sinh, sinh viên cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục và tạo môi trường giáo dục tốt nhất; tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh triển khai và phát huy có hiệu quả vai trò trong các hoạt động của nhà trường. - Xây dựng môi trường nhà trường dân chủ, lành mạnh, thân thiện; xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong các nhà trường; thực hiện nghiêm túc việc hát Quốc ca trong các lễ chào cờ; tiếp tục thực hiện và đưa các nội dung phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thành các hoạt động thường xuyên trong các cấp học mầm non và phổ thông; thành lập bộ phận tư vấn, hỗ trợ học sinh trong các trường học; khuyến khích hoạt động của các câu lạc bộ sở thích, tài năng trong học sinh, sinh viên. - Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em; đẩy mạnh quản lý và bảo đảm an ninh, trật tự trường học, an toàn cho học sinh sinh viên: Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT/BCA-BGDĐT ngày 28/8/2015 của Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục. Các cơ sở giáo dục thực hiện Quy chế phối hợp giữa nhà trường và công an địa phương. Tăng cường quản lý, giáo dục, tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường; các cơ sở giáo dục đào tạo thành lập Tổ công tác phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học với lực lượng nòng cốt là lãnh đạo nhà trường, cán bộ, nhà giáo, học sinh sinh viên xung kích tình nguyện và công an địa phương. Lãnh đạo chính quyền địa phương, các cơ sở giáo dục đào tạo định kỳ hằng năm gặp gỡ, đối thoại nắm bắt tâm tư, định hướng tư tưởng, giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng và chăm lo, bảo vệ quyền hợp pháp của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. e) Tăng cường cơ sở vật chất và bảo đảm thiết chế tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. Rà soát lại việc bố trí, sử dụng sân chơi, bãi tập cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tại địa phương. Phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao trong và ngoài nhà trường, xã hội hóa nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. g) Tổ chức chỉ đạo điểm về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng đối với một số cơ sở giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo. Tổ chức kiểm tra tại cơ sở, đánh giá định kỳ hằng năm để rút kinh nghiệm, khen thưởng tổ chức, cá nhân thực hiện xuất sắc và có hướng xử lý kịp thời những tồn tại (nếu có). 2. Phân công nhiệm vụ a) Sở Giáo dục và Đào tạo: - Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp các Sở, ngành triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của Đề án thuộc phạm vi ngành giáo dục và đào tạo. - Chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án 1501 ở từng đơn vị. - Tổ chức kiểm tra, tổng hợp và báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1501 giai đoạn 2016 - 2020 về UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm trước ngày 15/12 hàng năm. b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Chỉ đạo, lồng ghép nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng trong quá trình triển khai Đề án "Tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam" giai đoạn 2010 - 2020. - Kiểm tra, rà soát xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh; chủ trì và phối hợp với các ban, ngành liên quan xây dựng và đưa vào hoạt động hiệu quả các sân chơi, bãi tập cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung trong Đề án liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. - Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở dạy nghề triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án. d) Tỉnh đoàn - Phối hợp với các Sở, ngành triển khai Đề án 1501. - Chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện hoạt động tổ chức các hoạt động hè cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. - Chủ trì triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn tỉnh. đ) Sở Thông tin và truyền thông Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông trên địa bàn tỉnh xây dựng chuyên mục, chương trình tuyên truyền về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. e) Công an tỉnh: - Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT/BCA-BGDĐT ngày 28/8/2015 của Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục Nghệ An. - Phối hợp với các Sở, ngành xây dựng kế hoạch và triển khai đấu tranh phòng, chống tội phạm và giáo dục thanh, thiếu niên cá biệt. e) Sở Tài chính: Tham mưu bố trí ngân sách hàng năm cho các Sở, ban, ngành triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh. g) UBND các huyện, thành phố, thị xã: Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh, xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1501 giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện; Định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Thời gian thực hiện: Giao Sở Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt phối hợp với các Sở, ngành liên quan lập phương án triển khai hằng năm theo yêu cầu tại Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng" của Chính phủ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc Báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để tổng hợp, xử lý./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An", "promulgation_date": "25/07/2016", "sign_number": "3577/QĐ-UBND", "signer": "Lê Minh Thông", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-192-KH-UBND-2021-Chien-luoc-quoc-gia-phong-chong-thien-tai-Can-Tho-den-2030-491433.aspx
Kế hoạch 192/KH-UBND 2021 Chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai Cần Thơ đến 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 192/KH-UBND Cần Thơ, ngày 21 tháng 9 năm 2021 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050” TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ Thực hiện Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn TP. Cần Thơ, với những nội dung cụ thể như sau: I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước; từng bước góp phần xây dựng quốc gia có khả năng quản lý rủi ro thiên tai, cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. 2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 - Giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân khi có thiên tai, giảm 50% thiệt hại về người do sạt lở so với giai đoạn 2011 - 2020; thiệt hại về kinh tế do thiên tai thấp hơn giai đoạn 2011 - 2020, không vượt quá 1,2 % GRDP của thành phố. - Chủ động rà soát, tham gia ý kiến và đề xuất các nội dung nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách về phòng, chống thiên tai bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho quản lý, chỉ đạo, chỉ huy và triển khai công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn. - Tổ chức, lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được kiện toàn theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; phương tiện, trang thiết bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu cứu hộ, cứu nạn. - Phấn đấu 100% cơ quan chính quyền các cấp, tổ chức và hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin và hiểu biết kỹ năng phòng tránh thiên tai; lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức và trang thiết bị cần thiết; 100% tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đảm bảo các yêu cầu theo phương châm “4 tại chỗ”. - Tiếp tục nâng cao năng lực theo dõi giám sát, dự báo, cảnh báo, phân tích thiên tai. - Đầu tư, nâng cấp cơ sở dữ liệu phục vụ chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai theo hướng đồng bộ, liên thông, theo thời gian thực; cơ quan chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai của thành phố hoàn thiện cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai; 100% khu vực trọng điểm, xung yếu phòng, chống thiên tai được lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát. - Người dân được bảo đảm an toàn trước thiên tai, nhất là bão, lũ, sạt lở. Khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng, chống thiên tai, nhất là hệ thống đê bao, bờ bao đảm bảo an toàn trước thiên tai theo mức thiết kế, không làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai. II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống, thiên tai theo quy định; rà soát xây dựng và ban hành các chính sách về phòng, chống, thiên tai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống, thiên tai. 2. Nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, trong đó tập trung: - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai và liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai; hướng dẫn, phổ biến kỹ năng phòng, chống thiên tai, nhất là kỹ năng ứng phó khi xảy ra tình huống thiên tai lớn, phức tạp cho các cấp chính quyền cơ sở, người dân và doanh nghiệp để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, giảm thiệt hại. - Đẩy mạnh thông tin truyền thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu, tổ chức các hoạt động nâng cao hiệu quả truyền thông trong phòng, chống thiên tai; kết hợp giữa phương thức truyền thống với ứng dụng công nghệ, phù hợp với từng đối tượng để truyền tải thông tin chính xác, kịp thời về thiên tai, rủi ro thiên tai tới người dân, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương. - Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng trong quá trình xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, hoạch định chính sách, đề xuất và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động liên quan đến phòng, chống thiên tai, chú trọng sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong việc lập kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai cấp xã. - Xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai, lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ người dân phòng, chống thiên tai tại cấp xã và doanh nghiệp. - Tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về giảm nhẹ rủi ro thiên tai đối với cộng đồng và người dân; đưa kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa trong một số cấp học, bậc học. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực tại cộng đồng, các sự kiện văn hóa cấp xã, phường, thị trấn, ấp, khu vực. 3. Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn - Kiện toàn tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, đủ năng lực, quyền hạn, hiệu lực, hiệu quả để chỉ đạo, chỉ huy điều hành kịp thời công tác phòng, chống thiên tai. Rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan chỉ huy phòng, chống, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; phân công, phân cấp trách nhiệm, quy định cơ chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan, lực lượng, đảm bảo công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai kịp thời, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả. - Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai: Xây dựng, lắp đặt hệ thống theo dõi, cảnh báo thiên tai và kiểm soát rủi ro thiên tai tại các khu vực trọng điểm như mưa, sạt lở, ngập lụt…; đẩy mạnh xã hội hóa một số hoạt động quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai, nhất là hệ thống đo mưa tự động. Đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai nhất là khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở; xây dựng công trình phòng, chống sạt lở tại các khu vực trọng điểm, xung yếu. Cập nhật và số hóa dữ liệu ngành khí tượng thủy văn, môi trường, chia sẻ thông tin về khí tượng thủy văn với các cơ quan liên quan. Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, dự báo dài hạn về thiên tai, nguồn nước. - Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị và công cụ hỗ trợ cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp đảm bảo phục vụ chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai theo thời gian thực; tích hợp, đồng bộ hóa hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích, tính toán, hỗ trợ ra quyết định chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phòng, chống thiên tai: Tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, chú trọng tập huấn, hướng dẫn kỹ năng xử lý các tình huống cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở cơ sở, gắn với việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Thu hút nhân lực chất lượng cao tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hình thành đội ngũ chuyên sâu để chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai, tập trung điều tra cơ bản, cập nhật và số hóa dữ liệu về thiên tai, thiệt hại do thiên tai, hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình phòng, chống thiên tai, dân sinh, kinh tế - xã hội. 4. Xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch phòng chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai, lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội, cụ thể: - Nghiên cứu, đề xuất đưa các nội dung liên quan đến phòng chống thiên tai trên địa bàn thành phố vào Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch thành phố và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp. - Xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phòng, chống thiên tai; ưu tiên bố trí nguồn chi ngân sách nhà nước, đồng thời huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho phòng, chống thiên tai. Xây dựng kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông; kế hoạch phòng, chống bão mạnh, siêu bão, hạn hán xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông. - Xây dựng, cập nhật phương án ứng phó tương ứng với từng loại hình thiên tai, các cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp với diễn biến thiên tai trong thời gian gần đây, đặc điểm thiên tai và khả năng ứng phó của từng địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, các sở, ngành; chú trọng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, sạt lở bờ sông, ngập lụt, hạn hán xâm nhập mặn. Chủ động chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “04 tại chỗ”. Tổ chức diễn tập, tập huấn theo từng phương án ứng phó; phối hợp, hiệp đồng các lực lượng trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; nâng cao khả năng ứng phó tại chỗ cho doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng, người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. 5. Nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với thiên tai - Đầu tư củng cố, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, trong đó tập trung: Củng cố, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê bao, bờ bao đảm bảo chủ động phòng, chống lũ, bão theo mức thiết kế. Bổ sung, nâng cấp hệ thống trữ nước, tiêu thoát nước, phòng, chống ngập úng do mưa lớn, lũ, triều cường, nhất là đối với các quận nội ô thành phố; công trình kiểm soát nguồn nước phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn. Xây dựng, củng cố công trình phòng, chống sạt lở bờ sông tại những khu vực diễn biến sạt lở phức tạp uy hiếp nghiêm trọng công trình đê điều, khu tập trung dân cơ và cơ sở hạ tầng quan trọng. Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc bảo đảm thông suốt tới tất cả các quận, huyện, phường, xã, thị trấn, người dân trên địa bàn thành phố. - Nâng cấp cơ sở hạ tầng, chủ động thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu: có chính sách phù hợp hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn xây dựng nhà ở đảm bảo an toàn phòng, chống thiên tai. Xây dựng mới, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng phải trên nguyên tắc tuân thủ theo quy hoạch và chủ động ứng phó với thiên tai theo phân vùng rủi ro thiên tai, không làm gia tăng rủi ro thiên tai. - Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai: thực hiện việc bố trí, sắp xếp lại dân cư tại các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, nhất là nơi có nguy cơ cao xảy ra sạt lở bờ sông gắn với xây dựng nông thôn mới; những nơi chưa thể di dời được cần lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát, cảnh báo để kịp thời sơ tán, giảm thiểu rủi ro khi xảy ra thiên tai; kết hợp xây dựng công trình phòng, chống thiên tai. Hướng dẫn, hỗ trợ việc xây dựng nhà ở, nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp sơ tán dân đảm bảo an toàn trước thiên tai. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu kết hợp sơ tán dân tại những vùng thường xuyên xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới, ngập lụt, sạt lở. 6. Khoa học công nghệ: Ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, công nghệ số, tự động hóa theo dõi, cảnh báo thiên tai, quản lý, vận hành công trình phòng, chống thiên tai và chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai; Ứng dụng vật liệu mới, công nghệ tiên tiến trong xây dựng công trình phòng, chống thiên tai đảm bảo bền vững, thân thiện với môi trường. Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm thiên tai từng vùng, khu vực, thích ứng với biến đổi khí hậu. 7. Hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác với các nhà tài trợ, cơ quan nghiên cứu khoa học để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới về phòng, chống thiên tai, nhất là về dự báo, cảnh báo thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới được triển khai tại Việt Nam. 8. Nguồn lực: Ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; sử dụng hiệu quả Quỹ phòng, chống thiên tai và huy động nguồn lực từ xã hội hóa cho hoạt động phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, trong đó tập trung nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; xử lý dứt điểm các trọng điểm đê điều xung yếu; phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi khu vực nguy hiểm; xử lý sạt lở bờ sông; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn, nhất là của cơ quan tham mưu phòng, chống thiên tai cấp thành phố. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố - Kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành liên quan và các quận, huyện xây dựng kế hoạch, chương trình để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch này; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm. - Hướng dẫn, đôn đốc xây dựng và thực hiện các phương án ứng phó với các loại hình thiên tai, tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn. - Chỉ đạo việc nâng cao năng lực lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tăng cường cơ sở vật chất của cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai các cấp; đẩy mạnh truyền thông, nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng phó trong phòng, chống thiên tai. - Chỉ đạo công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao. 2. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố - Chỉ đạo nâng cấp, hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm thiên tai trên địa bàn thành phố; nâng cao năng lực ứng phó cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn; hướng dẫn củng cố và hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã. - Chỉ đạo, điều phối các lực lượng thực hiện công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trong các tình huống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao. - Xây dựng cơ chế phối hợp trong chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chỉ đạo tổ chức diễn tập, tập huấn về phòng, chống thiên tai. 3. Công an thành phố - Chỉ đạo lực lượng công an các đơn vị, địa phương phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đê điều, phòng, chống thiên tai, môi trường, tài nguyên nước; tập trung xử lý, ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép trên sông. - Có phương án hiệp đồng, đảm bảo an ninh trật tự, cứu nạn, cứu hộ, an toàn giao thông, tham gia phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả khi xảy ra thiên tai. 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Rà soát, xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách và các quy định liên quan đến phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý; chủ động đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách tạo điều kiện huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống thiên tai. - Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy về phòng, chống thiên tai, cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp. - Chỉ đạo, tổ chức triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch này thuộc lĩnh vực quản lý để chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố. 5. Sở Tài nguyên và Môi trường - Tổ chức nghiên cứu, đánh giá, kịp thời cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo thiên tai. - Chỉ đạo, hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong các quy hoạch liên quan đến sử dụng tài nguyên đất, nước để bảo đảm an toàn, hạn chế tác động làm gia tăng rủi ro thiên tai. - Tập trung nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó; nâng cấp trang thiết bị, hiện đại hóa mạng lưới quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai và hệ thống quan trắc chuyên dùng. 6. Sở Công Thương - Triển khai thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và rà soát, hoàn thiện quy hoạch thuộc lĩnh vực quản lý để đảm bảo an toàn trước thiên tai. - Hướng dẫn, chỉ đạo triển khai nội dung phòng, chống thiên tai trong hoạt động của ngành công thương, bảo đảm an toàn đối với các hoạt động và công trình thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là hệ thống điện, sản xuất công nghiệp và khai thác khoáng sản. - Chủ trì, phối hợp với các ngành, quận, huyện có kế hoạch đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu trong trường hợp xảy ra thiên tai. 7. Sở Giao thông vận tải - Triển khai thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và rà soát, hoàn thiện quy hoạch thuộc lĩnh vực giao thông vận tải để đảm bảo an toàn, hạn chế tác động đến thiên tai, không để cản trở thoát lũ. - Hướng dẫn, chỉ đạo lồng ghép, triển khai nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển, hoạt động của ngành giao thông vận tải; bảo đảm an toàn đối với các hoạt động và công trình thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các tuyến đường tỉnh và công trình giao thông tại vùng thường xảy ra ngập lụt, sạt lở để giảm thiểu rủi ro thiên tai. - Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn giao thông khi thiên tai và kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao. 8. Sở Xây dựng - Triển khai thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và rà soát, hoàn thiện quy hoạch thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là tiêu thoát nước, chống úng ngập tại các đô thị, xây dựng nhà cửa, công trình để chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. - Hướng dẫn, chỉ đạo lồng ghép, triển khai nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, nông thôn, xây dựng nhà cửa, công trình tại những vùng thường bị tác động của lũ, bão, sạt lở để giảm thiểu rủi ro thiên tai. 9. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư cho các chương trình, đề án, dự án về phòng, chống thiên tai, nhất là các dự án có tính kết nối liên vùng, liên huyện, phục vụ đa mục tiêu. - Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư, đầu tư công và các quy định pháp luật khác có liên quan để huy động nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho công tác phòng, chống thiên tai. 10. Sở Tài chính - Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan cân đối, đề xuất bố trí ngân sách chi thường xuyên hằng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này. - Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực cho các chương trình, dự án về phòng, chống thiên tai. 11. Ủy ban nhân dân quận, huyện Xây dựng kế hoạch cụ thể và chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này, trong đó tập trung: - Thực hiện lồng ghép nội dung bảo đảm an toàn phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận, huyện; chuyển đổi sản xuất chủ động ứng phó với thiên tai. - Xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai của quận, huyện; chỉ đạo tổ chức tập huấn, diễn tập theo phương án được duyệt. - Xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai, lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ người dân phòng, chống thiên tai. - Nâng cao nhận thức cộng đồng, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; tập huấn, phổ biến kỹ năng cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cộng đồng và người dân. - Đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và quản lý, vận hành hiệu quả công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn. Chủ động rà soát, sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư sinh sống tại những khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở bờ sông; xây dựng, lắp đặt hệ thống theo dõi, cảnh báo và kiểm soát rủi ro thiên tai tại các khu vực trọng điểm, xung yếu. Trên đây là Kế hoạch thực hiện “Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn TP. Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Ngọc Hè
{ "issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ", "promulgation_date": "21/09/2021", "sign_number": "192/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Ngọc Hè", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-900-QD-TTg-2017-phe-duyet-danh-sach-xa-vao-dien-dau-tu-cua-Chuong-trinh-135-352515.aspx
Quyết định 900/QĐ-TTg 2017 phê duyệt danh sách xã vào diện đầu tư của Chương trình 135
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 900/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT DANH SÁCH XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, XÃ BIÊN GIỚI, XÃ AN TOÀN KHU VÀO DIỆN ĐẦU TƯ CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội khóa 13 về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; Căn cứ Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội khóa 13; Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt danh sách 2.139 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu của 46 tỉnh vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó: - Ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư: 2.103 xã của 44 tỉnh; - Ngân sách địa phương đầu tư: 36 xã của 02 tỉnh: Quảng Ninh và Khánh Hòa. (Có danh sách kèm theo) Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016 hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực. Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, NN, CN, QHĐP, TKBT, TH; - Lưu: VT, KGVX (3). THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc TỔNG HỢP DANH SÁCH XÃ THUỘC DIỆN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 (Kèm theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ) TT Tên tỉnh Tổng số Sử dụng ngân sách trung ương Sử dụng ngân sách địa phương TỔNG CỘNG 2.139 2.103 36 1 Quảng Ninh 20 20 2 Ninh Bình 5 5 3 Hà Giang 136 136 4 Cao Bằng 156 156 5 Bắc Kạn 60 60 6 Tuyên Quang 63 63 7 Lào Cai 104 104 8 Yên Bái 81 81 9 Thái Nguyên 63 63 10 Lạng Sơn 133 133 11 Bắc Giang 52 52 12 Phú Thọ 41 41 13 Điện Biên 103 103 14 Lai Châu 66 66 15 Sơn La 118 118 16 Hòa Bình 99 99 17 Thanh Hóa 100 100 18 Nghệ An 99 99 19 Hà Tĩnh 6 6 20 Quảng Bình 40 40 21 Quảng Trị 29 29 22 Thừa Thiên Huế 17 17 23 Quảng Nam 66 66 24 Quảng Ngãi 50 50 25 Bình Định 31 31 26 Phú Yên 16 16 27 Khánh Hòa 16 16 28 Ninh Thuận 14 14 29 Bình Thuận 9 9 30 Kon Tum 54 54 31 Gia Lai 65 65 32 Đắk Lắk 46 46 33 Đắk Nông 18 18 34 Lâm Đồng 11 11 35 Bình Phước 10 10 36 Tây Ninh 16 16 37 Trà Vinh 24 24 38 Vĩnh Long 2 2 39 An Giang 18 18 40 Kiên Giang 6 6 41 Đồng Tháp 8 8 42 Long An 17 17 43 Hậu Giang 4 4 44 Sóc Trăng 29 29 45 Bạc Liêu 10 10 46 Cà Mau 8 8 DANH SÁCH CÁC XÃ THUỘC DIỆN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2017-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ) TT Tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Tên xã Tổng số 2.139 1. TỈNH QUẢNG NINH 20 HUYỆN HOÀNH BỒ Xã Kỳ Thượng HUYỆN BA CHẼ Xã Minh Cầm Xã Đạp Thanh Xã Thanh Lâm Xã Nam Sơn Xã Thanh Sơn Xã Đồn Đạc HUYỆN TIÊN YÊN Xã Hà Lâu HUYỆN BÌNH LIÊU Xã Đồng Văn Xã Đồng Tâm Xã Lục Hồn Xã Tình Húc Xã Vô Ngại Xã Húc Động Xã Hoành Mô HUYỆN ĐẦM HÀ Xã Quảng Lâm HUYỆN HẢI HÀ Xã Quảng Đức Xã Quảng Sơn THÀNH PHỐ MÓNG CÁI Xã Bắc Sơn Xã Hải Sơn 2. TỈNH NINH BÌNH 5 HUYỆN NHO QUAN Xã Thạch Bình Xã Cúc Phương Xã Kỳ Phú Xã Phú Long Xã Quảng Lạc 3. TỈNH HÀ GIANG 136 HUYỆN ĐỒNG VĂN Xã Sủng Trái Xã Tả Lủng Xã Vần Chải Xã Tả Phìn Xã Lũng Thầu Xã Lũng Cú Xã Thài Phìn Tủng Xã Sính Lủng Xã Lũng Phìn Xã Phố Cáo Xã Sảng Tủng Xã Hố Quáng Phìn Xã Lũng Táo Xã Sà Phìn Xã Phố Là Xã Ma Lé Xã Sủng Là HUYỆN MÈO VẠC Xã Niêm Tòng Xã Thượng Phùng Xã Khâu Vai Xã Cán Chu Phìn Xã Pải Lủng Xã Lũng Pù Xã Lũng Chinh Xã Xín Cái Xã Giàng Chu Phìn Xã Sủng Trà Xã Sơn Vĩ Xã Tả Lủng Xã Tát Ngà Xã Pả Vi Xã Sủng Máng Xã Niêm Sơn Xã Nậm Ban HUYỆN YÊN MINH Xã Sủng Cháng Xã Đường Thượng Xã Lũng Hồ Xã Thắng Mố Xã Sủng Thài Xã Ngam La Xã Lao Và Chải Xã Du Già Xã Mậu Long Xã Du Tiến Xã Ngọc Long Xã Hữu Vinh Xã Đông Minh Xã Na Khê Xã Phú Lũng Xã Bạch Đích HUYỆN QUẢN BẠ Xã Bát Đại Sơn Xã Tả Ván Xã Nghĩa Thuận Xã Lùng Tám Xã Cán Tỷ Xã Thái An Xã Thanh Vân Xã Tùng Vài Xã Cao Mã Pờ Xã Quản Bạ Xã Quyết Tiến Xã Đông Hà HUYỆN XÍN MẦN Xã Pà Vầy Sủ Xã Nàn Sỉn Xã Bản Ngò Xã Thèn Phàng Xã Nàn Ma Xã Thu Tà Xã Chế Là Xã Chí Cà Xã Nấm Dẩn Xã Tả Nhìu Xã Bản Díu Xã Trung Thịnh Xã Ngán Chiên Xã Quảng Nguyên Xã Xín Mần Xã Cốc Rế HUYỆN HOÀNG SU PHÌ Xã Bản Phùng Xã Ngàm Đăng Vài Xã Đản Ván Xã Thèn Chu Phìn Xã Túng Sán Xã Tụ Nhân Xã Bản Nhùng Xã Sán Sả Hồ Xã Tả Sử Choóng Xã Pờ Ly Ngài Xã Nàng Đôn Xã Chiến Phố Xã Bản Máy Xã Nậm Khòa Xã Pố Lồ Xã Bản Péo Xã Bản Luốc Xã Tân Tiến Xã Thàng Tín Xã Nam Sơn Xã Nậm Dịch Xã Hồ Thầu Xã Nậm Ty HUYỆN BẮC QUANG Xã Đồng Tiến Xã Thượng Bình Xã Tân Lập HUYỆN QUANG BÌNH Xã Nà Khương Xã Bản Rịa Xã Tân Nam Xã Tiên Nguyên Xã Hương Sơn Xã Xuân Minh Xã Yên Thành Xã Tân Bắc HUYỆN VỊ XUYÊN Xã Thượng Sơn Xã Thuận Hòa Xã Cao Bồ Xã Ngọc Minh Xã Quảng Ngần Xã Ngọc Linh Xã Bạch Ngọc Xã Lao Chải Xã Minh Tân Xã Phương Tiến Xã Kim Linh Xã Thanh Thủy Xã Kim Thạch Xã Thanh Đức Xã Xín Chải HUYỆN BẮC MÊ Xã Phiêng Luông Xã Thượng Tân Xã Giáp Trung Xã Minh Sơn Xã Đường Hồng Xã Yên Phong Xã Yên Cường Xã Đường Âm Xã Lạc Nông 4. TỈNH CAO BẰNG 156 HUYỆN THÔNG NÔNG Xã Vị Quang Xã Thanh Long Xã Lương Can Xã Cần Nông Xã Ngọc Động Xã Lương Thông Xã Cần Yên Xã Yên Sơn - Xã Đa Thông Xã Bình Lãng HUYỆN THẠCH AN Xã Lê Lợi Xã Thụy Hùng Xã Danh Sỹ Xã Thị Ngân Xã Trọng Con Xã Thái Cường Xã Kim Đồng Xã Đức Thông Xã Canh Tân Xã Minh Khai Xã Quang Trọng Xã Lê Lai Xã Đức Long Xã Vân Trình HUYỆN HÒA AN Xã Bình Dương Xã Đức Xuân Xã Hồng Nam Xã Trương Lương Xã Trưng Vương Xã Quang Trung Xã Hà Trì Xã Ngũ Lão Xã Công Trừng Xã Lê Chung Xã Nguyễn Huệ Xã Đại Tiến Xã Bạch Đằng Xã Dân Chủ Xã Bình Long Xã Hoàng Tung Xã Hồng Việt Xã Nam Tuấn HUYỆN QUẢNG UYÊN Xã Quốc Dân Xã Tự Do Xã Quốc Phong Xã Hồng Quang Xã Độc Lập Xã Chí Thảo Xã Đoài Khôn Xã Ngọc Động Xã Hạnh Phúc Xã Cai Bộ Xã Phi Hải Xã Hoàng Hải Xã Bình Lăng Xã Quảng Hưng Xã Hồng Định HUYỆN HẠ LANG Xã Minh Long Xã Lý Quốc Xã Đồng Loan Xã Thắng Lợi Xã Đức Quang Xã Kim Loan Xã An Lạc Xã Quang Long Xã Việt Chu Xã Thái Đức Xã Cô Ngân Xã Vinh Quý Xã Thị Hoa HUYỆN NGUYÊN BÌNH Xã Tam Kim Xã Yên Lạc Xã Hoa Thám Xã Quang Thành Xã Mai Long Xã Thái Học Xã Phan Thanh Xã Triệu Nguyên Xã Ca Thành Xã Thành Công Xã Vũ Nông Xã Hưng Đạo Xã Thịnh Vượng Xã Minh Thanh Xã Bắc Hợp HUYỆN BẢO LẠC Xã Kim Cúc Xã Sơn Lập Xã Hưng Thịnh Xã Sơn Lộ Xã Bảo Toàn Xã Khánh Xuân Xã Huy Giáp Xã Hưng Đạo Xã Cô Ba Xã Hồng Trị Xã Thượng Hà Xã Cốc Pàng Xã Hồng An Xã Xuân Trường Xã Đình Phùng Xã Phan Thanh HUYỆN TRÙNG KHÁNH Xã Ngọc Chung Xã Phong Nặm Xã Ngọc Côn Xã Lăng Yên Xã Chí Viễn Xã Trung Phúc Xã Thân Giáp Xã Đoài Côn Xã Đàm Thủy Xã Đình Phong Xã Ngọc Khê HUYỆN TRÀ LĨNH Xã Cô Mười Xã Quang Trung Xã Quốc Toản Xã Cao Chương Xã Quang Vinh Xã Xuân Nội Xã Quang Hán Xã Lưu Ngọc Xã Tri Phương HUYỆN BẢO LÂM Xã Mông Ân Xã Nam Cao Xã Đức Hạnh Xã Tân Việt Xã Thạch Lâm Xã Quảng Lâm Xã Vĩnh Phong Xã Nam Quang Xã Yên Thổ Xã Thái Học Xã Vĩnh Quang Xã Thái Sơn HUYỆN PHỤC HÒA Xã Triệu Ẩu Xã Lương Thiện Xã Mỹ Hưng Xã Tiên Thành Xã Đại Sơn Xã Cách Linh HUYỆN HÀ QUẢNG Xã Hạ Thôn Xã Kéo Yên Xã Hồng Sỹ Xã Cải Viên Xã Lũng Nặm Xã Mã Ba Xã Nà Sác Xã Nội Thôn Xã Quý Quân Xã Sỹ Hai Xã Thượng Thôn Xã Tổng Cọt Xã Vân An Xã Vần Dính Xã Đào Ngạn Xã Phù Ngọc Xã Sóc Hà 5. TỈNH BẮC KẠN 60 HUYỆN BA BỂ Xã Phúc Lộc Xã Chu Hương Xã Yến Dương Xã Đồng Phúc Xã Cao Thượng Xã Địa Linh HUYỆN BẠCH THÔNG Xã Vi Hương Xã Nguyên Phúc Xã Đôn Phong Xã Mỹ Thanh Xã Vũ Muộn Xã Cao Sơn Xã Sỹ Bình HUYỆN CHỢ ĐỒN Xã Xuân Lạc Xã Tân Lập Xã Đại Sảo Xã Yên Mỹ Xã Bằng Lãng Xã Lương Bằng Xã Yên Thượng Xã Nghĩa Tá Xã Yên Thịnh HUYỆN CHỢ MỚI Xã Tân Sơn Xã Yên Hân Xã Yên Cư Xã Bình Văn HUYỆN NA RÌ Xã Dương Sơn Xã Văn Học Xã Lương Thượng Xã Lương Thành Xã Cư Lễ Xã Kim Lư Xã Liêm Thủy Xã Văn Minh Xã Vũ Loan Xã Đổng Xá Xã Côn Minh Xã Lạng San Xã Xuân Dương Xã Lam Sơn Xã Ân Tình Xã Kim Hỷ Xã Quang Phong HUYỆN NGÂN SƠN Xã Cốc Đán Xã Thượng Ân Xã Bằng Vân Xã Đức Vân Xã Thượng Quan Xã Thuần Mang Xã Hương Nê Xã Lãng Ngâm Thị Trấn Nà Phặc Xã Trung Hòa HUYỆN PÁC NẶM Xã An Thắng Xã Bằng Thành Xã Cổ Linh Xã Công Bằng Xã Nhạn Môn Xã Nghiên Loan Xã Xuân La 6. TỈNH TUYÊN QUANG 63 HUYỆN LÂM BÌNH Xã Bình An Xã Hồng Quang Xã Khuôn Hà Xã Lăng Can Xã Phúc Yên Xã Thổ Bình Xã Xuân Lập HUYỆN NA HANG Xã Côn Lôn Xã Đà Vị Xã Hồng Thái Xã Khâu Tinh Xã Sinh Long Xã Sơn Phú Xã Thanh Tương Xã Thượng Giáp Xã Thượng Nông Xã Yên Hoa HUYỆN CHIÊM HÓA Xã Hà Lang Xã Trung Hà Xã Minh Quang Xã Phúc Sơn Xã Tân Mỹ Xã Hùng Mỹ Xã Phú Bình Xã Yên Lập Xã Bình Phú Xã Kiên Đài Xã Linh Phú Xã Tri Phú Xã Hòa An Xã Xuân Quang HUYỆN HÀM YÊN Xã Bạch Xa Xã Bằng Cốc Xã Hùng Đức Xã Minh Hương Xã Minh Khương Xã Tân Thành Xã Thành Long Xâ Yên Lâm Xã Yên Thuận HUYỆN YÊN SƠN Xã Công Đa Xã Đạo Viện Xã Hùng Lợi Xã Kiến Thiết Xã Kim Quan Xã Lực Hành Xã Phú Thịnh Xã Quý Quân Xã Tân Tiến Xã Trung Minh Xã Trung Sơn Xã Trung Trực HUYỆN SƠN DƯƠNG Xã Chi Thiết Xã Bình Yên Xã Đông Lợi Xã Đồng Quý Xã Hợp Hòa Xã Lương Thiện Xã Minh Thanh Xã Quyết Thắng Xã Thanh Phát Xã Trung Yên Xã Hợp Thành 7. TỈNH LÀO CAI 104 HUYỆN SA PA Xã Lao Chải Xã Bản Hồ Xã Tả Van Xã Trung Chải Xã Sa Pả Xã Suối Thầu Xã Tả Phìn Xã Bản Phùng Xã Hầu Thào Xã Sử Pán Xã Bản Khoang Xã Thanh Kim Xã Tả Giàng Phìn Xã Thanh Phú Xã San Xả Hồ Xã Nậm Sài HUYỆN SI MA CAI Xã Mản Thẩn Xã Lử Thẩn Xa Lùng Sui Xa Cán Cấu Xã Quan Thần Sán Xã Cán Hồ Xã Nàn Sán Xã Bản Mế Xã Sín Chéng Xã Thào Chư Phìn Xã Nàn Sín Xã Sán Chải Xã Si Ma Cai HUYỆN VĂN BÀN Xã Nậm Mả Xã Nậm Dạng Xã Sơn Thủy Xã Chiềng Ken Xã Nậm Tha Xã Làng Giàng Xã Dương Quỳ Xã Nậm Chày Xã Thẳm Dương Xã Nậm Xây Xã Minh Lương Xã Nậm Xé HUYÊN MƯỜNG KHƯƠNG Xã Tung Chung Phố Xã Thanh Bình Xã Nấm Lư Xã Lùng Khấu Nhin Xã Cao Sơn Xã La Pan Tẩn Xã Tả Thàng Xã Nậm Chảy Xã Tả Ngài Chồ Xã Pha Long Xã Dìn Chin Xã Tả Gia Khâu HUYỆN BẮC HÀ Xã Tả Củ Tỷ Xã Bản Già Xã Lùng Cải Xã Tả Van Chư Xã Lùng Phình Xã Lầu Thí Ngài Xã Thải Giàng Phố Xã Bản Phố Xã Hoàng Thu Phố Xã Nậm Mòn Xã Cốc Ly Xã Nậm Khánh Xã Bản Liền Xã Nậm Đét Xã Cốc Lầu Xã Nậm Lúc Xã Bản Cái HUYỆN BẢO THẮNG Xã Bản Cầm Xã Thái Niên Xã Phong Niên Xã Trì Quang Xã Bản Phiệt HUYỆN BÁT XÁT Xã Cốc Mỳ Xã Tòng Sành Xã Phìn Ngan Xã Trịnh Tường Xã Nậm Chạc Xã A Mú Sung Xã A Lù Xã Ngải Thầu Xã Y Tý Xã Dền Sáng Xã Sàng Ma Sáo Xã Nậm Pung Xã Trung Lèng Hồ Xã Mường Hum Xã Dền Thàng Xã Pa Cheo Xã Bản Xèo HUYỆN BẢO YÊN Xã Thượng Hà Xã Long Khánh Xã Long Phúc Xã Vĩnh Yên Xã Tân Tiến Xã Xuân Hòa Xã Điện Quan Xã Bảo Hà Xã Cam Cọn Xã Minh Tân Xã Xuân Thượng Xã Kim Sơn 8. TỈNH YÊN BÁI 81 HUYỆN MÙ CANG CHẢI Xã Nậm Có Xã Cao Phạ Xã Nậm Khắt Xã Púng Luông Xã La Pán Tẩn Xã Dế Xu Phình Xã Chế Cu Nha Xã Mồ Dề Xã Kim Nọi Xã Lao Chải Xã Khao Mang Xã Hồ Bốn Xã Chế Tạo HUYỆN TRẠM TẤU Xã Bản Công Xã Xà Hồ Xã Bản Mù Xã Hát Lừu Xã Trạm Tấu Xã Pá Hu Xã Pá Lau Xã Túc Đán Xã Phình Hồ Xã Làng Nhì Xã Tà Xi Láng HUYỆN VĂN CHẤN Xã Tú Lệ Xã Nậm Búng Xã Gia Hội Xã Sơn Lương Xã Hạnh Sơn Xã Phúc Sơn Xã Thạch Lương Xã Minh An Xã Bình Thuận Xã Suối Giàng Xã Suối Bu Xã Suối Quyền Xã Sùng Đô Xã Nậm Mười Xã Nậm Lành Xã An Lương Xã Nghĩa Sơn HUYỆN VĂN YÊN Xã Viễn Sơn Xã Phong Dụ Thượng Xã Châu Quế Thượng Xã Xuân Tầm Xã Lang Thíp Xã Đại Sơn Xã Mỏ Vàng Xã Phong Dụ Hạ Xã Châu Quế Hạ Xã Nà Hẩu HUYỆN TRẤN YÊN Xã Hòa Cuông Xã Việt Hồng Xã Hồng Ca Xã Kiên Thành HUYỆN LỤC YÊN Xã Trung Tâm Xã Phúc Lợi Xã Động Quan Xã Khánh Hòa Xã An Lạc Xã Tô Mậu Xã Phan Thanh Xã Tân Lập Xã Minh Chuẩn Xã Tân Phượng Xã Lâm Thượng Xã Khánh Thiện Xã Mường Lai Xã Minh Tiến Xã An Phú HUYỆN YÊN BÌNH Xã Xuân Long Xã Ngọc Chấn Xã Phúc Ninh Xã Cảm Nhân Xã Tích Cốc Xã Mỹ Gia Xã Xuân Lai Xã Yên Thành Xã Phúc An Xã Tân Nguyên THỊ XÃ NGHĨA LỘ Xã Nghĩa An 9. TỈNH THÁI NGUYÊN 63 HUYỆN VÕ NHAI Xã Bình Long Xã Liên Minh Xã Dân Tiến Xã Phương Giao Xã Cúc Đường Xã Thần Sa Xã Thượng Nung Xã Vũ Chấn Xã Nghinh Tường Xã Sảng Mộc Xã Tràng Xá HUYỆN ĐỊNH HÓA Xã Tân Thịnh Xã Bình Thành Xã Linh Thông Xã Điềm Mặc Xã Phú Đình Xã Phú Tiến Xã Định Biên Xã Sơn Phú Xã Bảo Linh Xã Quy Kỳ Xã Kim Phượng Xã Phúc Chu Xã Tân Dương Xã Trung Hội Xã Bình Yên Xã Bộc Nhiêu Xã Kim Sơn Xã Lam Vỹ Xã Thanh Định Xã Trung Lương HUYỆN ĐẠI TỪ Xã Phúc Lương Xã Na Mao Xã Minh Tiến Xã Đức Lương Xã Hoàng Nông Xã Khôi Kỳ Xã Lục Ba Xã Cát Nê Xã Phú Cường Xã Phú Lạc Xã Phú Thịnh Xã Phú Xuyên Xã Phục Linh Xã Tân Linh Xã Yên Lãng Xã Quân Chu HUYỆN PHÚ LƯƠNG Xã Phủ Lý Xã Phú Đô Xã Yên Lạc Xã Yên Trạch Xã Hợp Thành HUYỆN ĐỒNG HỶ Xã Cây Thị Xã Văn Lăng Xã Tân Long Xã Tân Lợi Xã Hợp Tiến Xã Nam Hòa Xã Văn Hán HUYỆN PHÚ BÌNH Xã Bàn Đạt Xã Kha Sơn THỊ XÃ PHỔ YÊN Xã Vạn Phái Xã Tiên Phong 10. TỈNH LẠNG SƠN 133 HUYỆN BẮC SƠN Xã Chiêu Vũ Xã Tân Thành Xã Tân Lập Xã Tân Tri Xã Nhất Hòa Xã Tân Hương Xã Vạn Thủy Xã Trấn Yên Xã Nhất Tiến Xã Hưng Vũ Xã Vũ Lăng Xã Vũ Lễ Xã Chiến Thắng Xã Long Đống HUYỆN BÌNH GIA Xã Bình La Xã Hòa Bình Xã Hoa Thám Xã Hồng Phong Xã Hồng Thái Xã Hưng Đạo Xã Minh Khai Xã Mông Ân Xã Quang Trung Xã Quý Hòa Xã Tân Hòa Xã Tân Văn Xã Thiện Hòa Xã Thiện Long Xã Thiện Thuật Xã Vĩnh Yên Xã Yên Lỗ HUYỆN HỮU LŨNG Xã Yên Sơn Xã Hữu Liên Xã Thanh Sơn Xã Hòa Bình Xã Yên Bình Xã Quyết Thắng Xã Tân Lập Xã Thiện Kỵ HUYỆN VĂN LÃNG Xã Tân Việt Xã Trùng Quán Xã Trùng Khánh Xã Thụy Hùng Xã Thanh Long Xã Nam La Xã Hội Hoan Xã Gia Miễn Xã Bắc La Xã Tân Tác Xã Tân Lang Xã An Hùng Xã Thành Hòa Xã Hoàng Việt Xã Hồng Thái Xã Nhạc Kỳ Xã Tân Mỹ HUYỆN CHI LĂNG Xã Hữu Kiên Xã Bằng Hữu Xã Lâm Sơn Xã Chiến Thắng Xã Vân An Xã Liên Sơn Xã Bắc Thủy HUYỆN VĂN QUAN Xã Yên Phúc Xã Bình Phúc Xã Chu Túc Xã Khánh Khê Xã Đồng Giáp Xã Đại An Xã Tràng Sơn Xã Song Giang Xã Việt Yên Xã Trấn Ninh Xã Tú Xuyên Xã Lương Năng Xã Tri Lễ Xã Hữu Lễ Xã Tràng Các Xã Phú Mỹ Xã Vĩnh Lại Xã Hòa Bình HUYỆN TRÀNG ĐỊNH Xã Quốc Khánh Xã Đội Cấn Xã Tân Minh Xã Chí Minh Xã Tân Tiến Xã Trung Thành Xã Bắc Ái Xã Tân Yên Xã Cao Minh Xã Khánh Long Xã Vĩnh Tiến Xã Đoàn Kết Xã Đào Viên HUYỆN ĐÌNH LẬP Xã Đồng Thắng Xã Bắc Xa Xã Châu Sơn Xã Kiên Mộc Xã Lâm Ca Xã Thái Bình Xã Bắc Lãng Xã Cường Lợi Xã Bính Xá HUYỆN LỘC BÌNH Xã Vân Mộng Xã Tĩnh Bắc Xã Tam Gia Xã Ái Quốc Xã Xuân Dương Xã Hữu Lân Xã Lợi Bác Xã Mẫu Sơn Xã Nhượng Bạn Xã Minh Phát Xã Nam Quan Xã Sàn Viên Xã Quan Bản Xã Tú Mịch Xã Hiệp Hạ Xã Xuân Tình HUYỆN CAO LỘC Xã Lộc Yên Xã Công Sơn Xã Mẫu Sơn Xã Thạch Đạn Xã Thanh Lòa Xã Phú Xá Xã Xuân Long Xã Xuất Lễ Xã Cao Lâu Xã Bình Trung Xã Song Giáp Xã Tân Liên Xã Hòa Cư Xã Bảo Lâm 11. TỈNH BẮC GIANG 52 HUYỆN SƠN ĐỘNG Xã An Bá Xã An Lập Xã Vĩnh Khương Xã Lệ Viễn Xã Vân Sơn Xã An Lạc Xã Hữu Sản Xã Long Sơn Xã Dương Hưu Xã Yên Định Xã Bồng Am Xã Thanh Luận Xã Tuấn Mậu Xã Cẩm Đàn Xã Chiên Sơn Xã Quế Sơn Xã Giáo Liêm Xã Phúc Thắng Xã Thạch Sơn HUYỆN LỤC NGẠN Xã Sa Lý Xã Phong Minh Xã Phong Vân Xã Tân Sơn Xã Cấm Sơn Xã Hộ Đáp Xã Sơn Hải Xã Tân Lập Xã Đèo Gia Xã Phú Nhuận Xã Kim Sơn HUYỆN LỤC NAM Xã Lục Sơn Xã Bình Sơn Xã Trường Sơn Xã Vô Tranh Xã Trường Giang HUYỆN YÊN THẾ Xã Tiến Thắng Xã Đồng Vương Xã Đồng Tiến Xã Canh Nậu Xã Đồng Hưu HUYỆN HIỆP HÒA Xã Đồng Tân Xã Hòa Sơn Xã Hoàng Thanh Xã Hoàng Vân Xã Hùng Sơn Xã Thanh Vân Xã Mai Đình Xã Hương Lâm Xã Hợp Thịnh Xã Quang Minh Xã Mai Trung Xã Đại Thành 12. TỈNH PHÚ THỌ 41 HUYỆN TÂN SƠN Xã Đồng Sơn Xã Tân Sơn Xã Kiệt Sơn Xã Vinh Tiền Xã Xuân Sơn Xã Thu Ngạc HUYỆN CẨM KHÊ Xã Tùng Khê Xã Tạ Xá Xã Phú Khê Xã Yên Tập Xã Chương Xá Xã Yên Dưỡng HUYỆN HẠ HÒA Xã Lệnh Khanh Xã Vô Tranh Xã Liên Phương Xã Cáo Điền HUYỆN YÊN LẬP Xã Trung Sơn Xã Nga Hoàng Xã Ngọc Lập Xã Phúc Khánh Xã Thượng Long Xã Xuân Thủy HUYỆN THANH BA Xã Thanh Vân Xã Yển Khê Xã Yên Nội Xã Thanh Xá Xã Đại An Xã Thái Ninh Xã Năng Yên HUYỆN THANH SƠN Xã Khả Cửu Xã Tân Minh Xã Yên Lương Xã Yên Lãng Xã Yên Sơn Xã Đông Cửu Xã Thượng Cửu Xã Cự Đồng Xã Cự Thắng Xã Địch Quả Xã Hương Cần Xã Tân Lập 13. TỈNH ĐIỆN BIÊN 103 HUYỆN TỦA CHÙA Xã Mường Báng Xã Xá Nhè Xã Mường Đun Xã Tủa Thàng Xã Huổi Só Xã Sính Phình Xã Trung Thu Xã Lao Xả Phình Xã Tả Phìn Tả Sìn Thàng Xã Sín Chải HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG Xã Na Son Xã Xa Dung Xã Phì Nhừ Xã Chiềng Sơ Xã Pu Nhi Xã Mường Luân Xã Luân Giói Xã Phình Giàng Xã Pú Hồng Xã Nong U Xã Keo Lôm Xã Háng Lìa Xã Tìa Dình HUYỆN ĐIỆN BIÊN Xã Mường Pồn Xã Hua Thanh Xã Pa Thơm Xã Na Ư Xã Nà Nhạn Xã Nà Tấu Xã Mường Phăng Xã Pá Khoang Xã Núa Ngam Xã Hẹ Muông Xã Na Tông Xã Mường Nhà Xã Phu Luông Xã Mường Lói Xã Thanh Nưa HUYỆN TUẦN GIÁO Xã Nà Sáy Xã Nà Tòng Xã Quài Cang Xã Chiềng Đông Xã Chiềng Sinh Xã Mường Khong Xã Mùn Chung Xã Pú Xi Xã Pú Nhung Xã Tỏa Tình Xã Tênh Phông Xã Mường Mùn Xã Quài Nưa Xã Phình Sáng Xã Quài Tở Xã Mường Thín Xã Ta Ma Xã Rạng Đông HUYỆN MƯỜNG ẢNG Xã Búng Lao Xã Ẳng Tở Xã Ẳng Cang Xã Ẳng Nưa Xã Ngối Cáy Xã Mường Đăng Xã Mường Lạn Xã Nặm Lịch Xã Xuân Lao HUYÊN NẬM PỒ Xã Nà Hỳ Xã Nà Bủng Xã Na Cô Sa Xã Pa Tần Xã Nậm Chua Xã Chà Tở Xã Si Pa Phìn Xã Nậm Khăn Xã Nậm Nhừ Xã Vàng Đán Xã Chà Nưa Xã Nậm Tin Xã Phìn Hồ Xã Nà Khoa Xã Chà Cang HUYỆN MƯỜNG CHÀ Xã Nậm Nèn Xã Sá Tổng Xã Sa Lông Xã Huổi Lèng Xã Pa Ham Xã Na Sang Xã Mường Mươn Xã Mường Tùng Xã Hừa Ngài Xã Ma Thì Hồ Xã Huổi Mí HUYỆN MƯỜNG NHÉ Xã Sín Thầu Xã Sen Thượng Xã Chung Chải Xã Leng Su Sìn Xã Pá Mỳ Xã Nậm Vì Xã Nậm Kè Xã Mường Toong Xã Quảng Lâm Xã Huổi Lếch Xã Mường Nhé 14. TỈNH LAI CHÂU 66 HUYỆN MƯỜNG TÈ Xã Bum Nưa Xã Bum Tở Xã Can Hồ Xã Ka Lăng Xã Mù Cả Xã Nậm Khao Xã Pa Ủ Xã Pa Vệ Sủ Xã Tá Bạ Xã Tà Tổng Xã Thu Lũm Xã Vàng San HUYỆN NẬM NHÙN Xã Hua Bum Xã Nậm Pì Xã Trung Chải Xã Nậm Chà Xã Nậm Ban Xã Nậm Hàng HUYỆN SÌN HỒ Xã Căn Co Xã Hồng Thu Xã Làng Mô Xã Ma Quai Xã Nậm Cha Xã Nậm Cuổi Xã Nậm Hăn Xã Noong Hẻo Xã Pa Khóa Xã Phăng Sô Lin Xã Phìn Hồ Xã Pu Sam Cáp Xã Tả Ngảo Xã Tả Phìn Xã Tủa Sín Chải Xã Xà Dề Phin Xã Pa Tần HUYỆN PHONG THỔ Xã Bản Lang Xã Ma Ly Chải Xã Hoang Thèn Xã Mồ Sì San Xã Mù Sang Xã Nậm Xe Xã Pa Vây Sử Xã Lản Nhì Thàng Xã Sin Súi Hồ Xã Tung Qua Lìn Xã Sì Lở Lầu Xã Dào San Xã Huổi Luông Xã Ma Ly Pho Xã Vàng Ma Chải HUYỆN THAN UYÊN Xã Khoen On Xã Mường Kim Xã Tà Hừa Xã Tà Mung HUYỆN TÂN UYÊN Xã Hố Mít Xã Mường Khoa Xã Tà Mít Xã Nậm Sỏ HUYÊN TAM ĐƯỜNG Xã Thèn Sin Xã Nùng Nàng Xã Khun Há Xã Bản Hon Xã Giang Ma Xã Tả Lèng Xã Nà Tăm Xã Bản Bo 15. TỈNH SƠN LA 118 HUYỆN YÊN CHÂU Xã Chiềng Đông Xã Mường Lựm Xã Tú Nang Xã Lóng Phiêng Xã Chiềng Tương Xã Phiêng Khoài Xã Chiềng On HUYỆN PHÙ YÊN Xã Huy Thượng Xã Tường Thượng Xã Tường Hạ Xã Huy Tân Xã Tường Phong Xã Tân Phong Xã Suối Tọ Xã Suối Bau Xã Kim Bon Xã Sập Xa Xã Nam Phong Xã Mường Do Xã Mường Lang Xã Tường Phù Xã Mường Bang HUYỆN SỐP CỘP Xã Mường Và Xã Mường Lạn Xã Nậm Lạnh Xã Dồm Cang Xã Púng Bánh Xã Sam Kha Xã Mường Lèo HUYỆN VÂN HỒ Xã Xuân Nha Xã Mường Tè Xã Song Khủa Xã Chiềng Yên Xã Chiềng Xuân Xã Quang Minh Xã Suối Bàng Xã Tân Xuân Xã Mường Men Xã Liên Hòa HUYỆN BẮC YÊN Xã Hang Chú Xã Xím Vàng Xã Làng Chếu Xã Tà Xùa Xã Háng Đồng Xã Phiêng Ban Xã Hồng Ngài Xã Song Pe Xã Tạ Khoa Xã Hua Nhàn Xã Pắc Ngà Xã Chim Vàn Xã Phiêng Côn Xã Chiềng Sại HUYỆN MƯỜNG LA Xã Chiềng Ân Xã Tạ Bú Xã Hua Trai Xã Chiềng Công Xã Ngọc Chiến Xã Chiềng Muôn Xã Chiềng Hoa Xã Chiềng San Xã Chiềng Lao Xã Nặm Păm Xã Mường Trai Xã Pi Toong Xã Nậm Giôn HUYỆN THUẬN CHÂU Xã Bản Lầm Xã É Tòng Xã Nậm Lầu Xã Chiềng Bôm Xã Bó Mười Xã Co Mạ Xã Púng Tra Xã Co Tòng Xã Chiềng Pấc Xã Long Hẹ Xã Tông Lạnh Xã Mướng É Xã Phổng Lập Xã Phổng Lăng Xã Chiềng Pha Xã Tông Cọ Xã Chiềng La Xã Pá Lông Xã Mường Khiêng Xã Mường Bám Xã Liệp Tè Xã Nong Lay HUYỆN MAI SƠN Xã Chiềng Ve Xã Chiềng Dong Xã Chiềng Nơi Xã Phiêng Cằm Xã Phiêng Pằn Xã Tà Hộc Xã Nà Ớt Xã Chiềng Kheo HUYỆN MỘC CHÂU Xã Chiềng Khừa Xã Tân Hợp Xã Tà Lại Xã Chiềng Sơn Xã Lóng Sập HUYỆN SÔNG MÃ Xã Chiềng En Xã Chiềng Sơ Xã Chiềng Phung Xã Huổi Một Xã Nậm Mằn Xã Mường Sai Xã Bó Sinh Xã Mường Lầm Xã Nậm Ty Xã Yên Hưng Xã Pú Bẩu Xã Đứa Mòn Xã Chiềng Khương Xã Mường Hung Xã Mường Cai HUYỆN QUỲNH NHAI Xã Chiềng Khay Xã Mường Sại 16. TỈNH HÒA BÌNH 99 HUYỆN ĐÀ BẮC Xã Đồng Nghê Xã Suối Nánh Xã Mường Tuổng Xã Đồng Chum Xã Mường Chiềng Xã Giáp Đắt Xã Tân Pheo Xã Tân Minh Xã Đoàn Kết Xã Trung Thành Xã Đồng Ruộng Xã Tiền Phong Xã Vầy Nưa Xã Cao Sơn Xã Toàn Sơn Xã Tu Lý Xã Hào Lý HUYỆN MAI CHÂU Xã Cun Pheo Xã Nà Mèo Xã Tân Mai Xã Tân Dân Xã Tân Sơn Xã Hang Kia Xã Ba Khan Xã Noong Luông Xã Pù Bin HUYỆN CAO PHONG Xã Yên Lập Xã Yên Thượng Xã Xuân Phong Xã Thung Nai HUYỆN LẠC SƠN Xã Miền Đồi Xã Quý Hòa Xã Tuân Đạo Xã Văn Nghĩa Xã Mỹ Thành Xã Văn Sơn Xã Phú Lương Xã Phúc Tuy Xã Chí Thiện Xã Chí Đạo Xã Định Cư Xã Bình Hẻm Xã Tự Do Xã Ngọc Sơn Xã Ngọc Lâu Xã Bình Chân Xã Bình Cảng Xã Yên Phú Xã Tân Lập HUYỆN TÂN LẠC Xã Ngọc Mỹ Xã Trung Hòa Xã Ngòi Hoa Xã Phú Vinh Xã Phú Cường Xã Quyết Chiến Xã Lũng Vân Xã Nam Sơn Xã Bắc Sơn Xã Ngổ Luông Xã Quy Mỹ Xã Do Nhân Xã Lỗ Sơn Xã Gia Mô HUYỆN KIM BÔI Xã Tú Sơn Xã Vĩnh Tiến Xã Đú Sáng Xã Bình Sơn Xã Hùng Tiến Xã Nật Sơn Xã Sơn Thủy Xã Đông Bắc Xã Hợp Đồng Xã Thượng Tiến Xã Thượng Bì Xã Kim Tiến Xã Cuối Hạ Xã Nuông Dăm Xã Lập Chiệng Xã Kim Sơn Xã Kim Bôi Xã Hợp Kim Xã Mị Hòa Xã Sào Báy HUYỆN KỲ SƠN Xã Độc Lập HUYỆN LƯƠNG SƠN Xã Cao Dương Xã Long Sơn Xã Hợp Thanh Xã Tân Thành Xã Hợp Châu HUYỆN YÊN THỦY Xã Hữu Lợi Xã Lạc Hưng Xã Bảo Hiệu Xã Lạc Sỹ Xã Lạc Lương Xã Đa Phúc HUYỆN LẠC THỦY Xã Lạc Long Xã Liên Hòa Xã Phú Thành Xã Hưng Thi 17. TỈNH THANH HÓA 100 HUYỆN MUỜNG LÁT Xã Mường Lý Xã Tam Chung Xã Quang Chiểu Xã Tén Tằn Xã Nhi Sơn Xã Trung Lý Xã Mường Chanh Xã Pù Nhi HUYỆN QUAN SƠN Xã Tam Lư Xã Sơn Điện Xã Mường Mìn Xã Na Mèo Xã Sơn Thủy Xã Tam Thanh Xã Sơn Lư Xã Sơn Hà Xã Trung Thượng Xã Trung Tiến Xã Trung Hạ Xã Trung Xuân HUYỆN QUAN HÓA Xã Phú Nghiêm Xã Hồi Xuân Xã Thanh Xuân Xã Phú Xuân Xã Phú Lệ Xã Phú Sơn Xã Phú Thanh Xã Thành Sơn Xã Trung Thành Xã Trung Sơn Xã Nam Xuân Xã Nam Tiến Xã Nam Động Xã Hiền Chung Xã Thiên Phủ Xã Hiền Kiệt HUYỆN LANG CHÁNH Xã Trí Nang Xã Giao Thiện Xã Yên Khương Xã Tam Văn Xã Lâm Phú Xã Yên Thắng Xã Tân Phúc Xã Đồng Lương HUYỆN BÁ THƯỚC Xã Điền Quang Xã Lũng Niêm Xã Cổ Lũng Xã Lương Nội Xã Điền Hạ Xã Lũng Cao Xã Thành Lâm Xã Thành Sơn Xã Văn Nho Xã Kỳ Tân HUYỆN CẨM THỦY Xã Cẩm Liên Xã Cẩm Long Xã Cẩm Phú HUYỆN NGỌC LẶC Xã Mỹ Tân Xã Thạch Lập Xã Vân Am HUYỆN THƯỜNG XUÂN Xã Bát Mọt Xã Yên Nhân Xã Luận Khê Xã Tân Thành Xã Xuân Thắng Xã Xuân Lộc Xã Vạn Xuân Xã Xuân Lẹ Xã Xuân Chinh HUYỆN NHƯ XUÂN Xã Thanh Hòa Xã Xuân Hòa Xã Cát Tân Xã Thanh Sơn Xã Thanh Xuân Xã Thanh Phong Xã Thanh Quân Xã Thanh Lâm HUYỆN NHƯ THANH Xã Xuân Khang Xã Mậu Lâm Xã Xuân Phúc Xã Xuân Thái Xã Phúc Đường Xã Cán Khê Xã Xuân Thọ Xã Thanh Kỳ Xã Thanh Tân Xã Phượng Nghi Xã Yên Lạc HUYỆN THẠCH THÀNH Xã Thành Yên Xã Thạch Lâm Xã Thạch Tượng Xã Thành Công Xã Thành Mỹ Xã Thành Minh Xã Thành Tân HUYÊN TRIỆU SƠN Xã Bình Sơn Xã Thọ Bình Xã Triệu Thành HUYỆN TĨNH GIA Xã Tân Trường Xã Phú Sơn 18. TỈNH NGHỆ AN 99 HUYỆN KỲ SƠN Xã Mỹ Lý Xã Mường Lống Xã Bắc Lý Xã Huồi Tụ Xã Phà Đánh Xã Tà Cạ Xã Nậm Cắn Xã Mường Típ Xã Mường Ải Xã Na Ngoi Xã Nậm Càn Xã Chiêu Lưu Xã Bảo Nam Xã Bảo Thắng Xã Hữu Lập Xã Hữu Kiệm Xã Tây Sơn Xã Na Loi Xã Đọoc Mạy Xã Keng Đu HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG Xã Hữu Khuông Xã Nhôn Mai Xã Tam Hợp Xã Xiêng My Xã Lượng Minh Xã Yên Na Xã Yên Tĩnh Xã Yên Hòa Xã Tam Đình Xã Lưu Kiền Xã Yên Thắng Xã Mai Sơn Xã Xá Lượng Xã Thạch Giám Xã Nga My Xã Tam Quang HUYỆN CON CUÔNG Xã Môn Sơn Xã Đôn Phục Xã Lục Dạ Xã Cam Lâm Xã Mậu Đức Xã Châu Khê Xã Bình Chuẩn Xã Thạch Ngàn HUYỆN ANH SƠN Xã Bình Sơn Xã Thọ Sơn Xã Thành Sơn Xã Tam Sơn Xã Cao Sơn Xã Lạng Sơn Xã Phúc Sơn HUYỆN THANH CHƯƠNG Xã Thanh Sơn Xã Ngọc Lâm Xã Thanh Hà Xã Thanh Mai Xã Thanh Khê Xã Thanh An Xã Hạnh Lâm Xã Thanh Đức Xã Thanh Thủy HUYỆN TÂN KỲ Xã Tân Hợp Xã Đồng Văn Xã Phú Sơn Xã Tiên Kỳ Xã Tân Hương HUYỆN QUẾ PHONG Xã Nậm Nhóng Xã Tri Lễ Xã Châu Thôn Xã Cắm Muộn Xã Quang Phong Xã Nậm Giải Xã Châu Kim Xã Mường Nọc Xã Hạnh Dịch Xã Thông Thụ HUYỆN QUỲ CHÂU Xã Châu Hạnh Xã Châu Thắng Xã Châu Tiến Xã Châu Bính Xã Châu Thuận Xã Châu Nga Xã Châu Hội Xã Châu Phong Xã Diên Lãm Xã Châu Hoàn HUYỆN QUỲ HỢP Xã Nam Sơn Xã Yên Hợp Xã Hạ Sơn Xã Văn Lợi Xã Bắc Sơn Xã Châu Lộc Xã Châu Hồng Xã Châu Thái Xã Châu Tiến Xã Châu Đình Xã Châu Lý Xã Châu Thành Xã Châu Cường HUYỆN NGHĨA ĐÀN Xã Nghĩa Thịnh 19. TỈNH HÀ TĨNH 6 HUYỆN HƯƠNG SƠN Xã Sơn Hồng HUYỆN HƯƠNG KHÊ Xã Hương Lâm Xã Phú Gia Xã Hương Vĩnh Xã Hòa Hải HUYỆN VŨ QUANG Xã Hương Quang 20. TỈNH QUẢNG BÌNH 40 HUYỆN MINH HÓA Xã Hóa Thanh Xã Hóa Phúc Xã Trung Hóa Xã Tân Hóa Xã Trọng Hóa Xã Minh Hóa Xã Xuân Hóa Xã Yên Hóa Xã Hồng Hóa Xã Dân Hóa Xã Hóa Hợp Xã Hóa Tiến Xã Hóa Sơn Xã Thượng Hóa HUYÊN TUYÊN HÓA Xã Đồng Hóa Xã Đức Hóa Xã Kim Hóa Xã Lâm Hóa Xã Lê Hóa Xã Sơn Hóa Xã Thạch Hóa Xã Thanh Hóa Xã Thanh Thạch Xã Thuận Hóa Xã Nam Hóa HUYỆN QUẢNG TRẠCH Xã Cảnh Hóa Xã Quảng Châu Xã Quảng Hợp Xã Quảng Tiến Xã Quảng Thạch HUYỆN BỐ TRẠCH Xã Thượng Trạch Xã Tân Trạch Xã Lâm Trạch Xã Xuân Trạch Xã Liên Trạch Xã Phúc Trạch HUYỆN QUẢNG NINH Xã Trường Sơn HUYỆN LỆ THỦY Xã Kim Thủy Xã Ngân Thủy Xã Lâm Thủy 21. TỈNH QUẢNG TRỊ 29 HUYỆN HƯỚNG HÓA Xã Hướng Lập Xã Ba Tầng Xã A Xing Xã Húc Xã Hướng Sơn Xã A Dơi Xã Hướng Lộc Xã Xy Xã Hướng Tân Xã Thanh Xã Hướng Việt Xã Hướng Linh Xã A Túc Xã Tân Thành Xã Thuận Xã Hướng Phùng HUYỆN ĐAKRÔNG Xã Ba Nang Xã Húc Nghì Xã A Bung Xã Hướng Hiệp Xã A Ngo Xã A Vao Xã Đakrông Xã Tà Long Xã Tà Rụt HUYỆN GIO LINH Xã Linh Thượng Xã Vĩnh Trường HUYỆN VĨNH LINH Xã Vĩnh Ô Xã Vĩnh Khê 22. TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 17 HUYỆN A LƯỚI Xã Hồng Thái Xã Hương Nguyên Xã Hồng Trung Xã Hồng Vân Xã Hồng Quảng Xã A Roàng Xã Hồng Kim Xã A Đớt Xã Hồng Thủy Xã Nhâm Xã Bắc Sơn Xã Đông Sơn Xã Hồng Thượng Xã Hồng Bắc HUYỆN NAM ĐÔNG Xã Hương Hữu Xã Thượng Long THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ Xã Hồng Tiến 23. TỈNH QUẢNG NAM 66 HUYỆN BẮC TRÀ MY Xã Trà Sơn Xã Trà Đốc Xã Trà Bui Xã Trà Giác Xã Trà Giáp Xã Trà Ka Xã Trà Nú Xã Trà Tân HUYỆN HIỆP ĐỨC Xã Bình Sơn Xã Phước Trà Xã Phước Gia HUYỆN ĐÔNG GIANG Xã Ating Xã Jơ Ngây Xã Sông Kôn Xã Tà Lu Xã Za Hung Xã ARooi Xã Mà Cooih Xã Kà Dăng HUYỆN ĐẠI LỘC Xã Đại Sơn Xã Đại Tân HUYỆN NAM GIANG Xã Chơ Chun Xã La ÊÊ Xã La Dê Xã Đắc Tôi Xã Đắc Pre Xã Đắc Pring Xã Zuôih Xã Chà Vàl Xã Tà Pơ Xã Tà Bhing Xã Cà Dy HUYỆN NÔNG SƠN Xã Quế Lộc Xã Sơn Viên Xã Quế Trung Xã Quế Ninh Xã Quế Phước Xã Phước Ninh Xã Quế Lâm HUYỆN PHƯỚC SƠN Xã Phước Lộc Xã Phước Thành Xã Phước Kim Xã Phước Công Xã Phước Chánh Xã Phước Mỹ Xã Phước Năng Xã Phước Đức Xã Phước Hòa Xã Phước Hiệp HUYỆN NAM TRÀ MY Xã Trà Linh Xã Trà Leng Xã Trà Vinh Xã Trà Don Xã Trà Dơn Xã Trà Cang Xã Trà Vân Xã Trà Tập Xã Trà Nam HUYỆN TÂY GIANG Xã Gari Xã Ch'ơm Xã A Xan Xã Tr'hy Xã Avương Xã Dang Xã A Tiêng Xã Bhalêê 24. TỈNH QUẢNG NGÃI 50 HUYỆN BA TƠ Xã Ba Bích Xã Ba Lế Xã Ba Xa Xã Ba Dinh Xã Ba Khâm Xã Ba Tô Xã Ba Trang Xã Ba Ngạc Xã Ba Nam Xã Ba Giang Xã Ba Chùa Xã Ba Động Xã Ba Thành Xã Ba Vinh HUYỆN MINH LONG Xã Thanh An Xã Long Mai Xã Long Sơn Xã Long Môn HUYỆN SƠN HÀ Xã Sơn Nham Xã Sơn Cao Xã Sơn Linh Xã Sơn Bao Xã Sơn Hạ HUYỆN SƠN TÂY Xã Sơn Bua Xã Sơn Mùa Xã Sơn Liên Xã Sơn Dung Xã Sơn Long Xã Sơn Tân Xã Sơn Màu Xã Sơn Tinh Xã Sơn Lập HUYỆN TÂY TRÀ Xã Trà Phong Xã Trà Thọ Xã Trà Xinh Xã Trà Quân Xã Trà Khê Xã Trà Thanh Xã Trà Lãnh Xã Trà Nham Xã Trà Trung HUYỆN TRÀ BỒNG Xã Trà Giang Xã Trà Lâm Xã Trà Thủy Xã Trà Sơn Xã Trà Tân Xã Trà Bùi Xã Trà Hiệp Xã Trà Phú HUYÊN TƯ NGHĨA Xã Nghĩa Thọ 25. TỈNH BÌNH ĐỊNH 31 HUYỆN AN LÃO Xã An Hòa Xã An Tân Xã An Trung Xã An Hưng Xã An Dũng Xã An Vinh Xã An Quang Xã An Nghĩa Xã An Toàn HUYỆN VĨNH THẠNH Xã Vĩnh Sơn Xã Vĩnh Kim Xã Vĩnh Hảo Xã Vĩnh Hiệp Xã Vĩnh Thịnh Xã Vĩnh Quang Xã Vĩnh Hòa Xã Vĩnh Thuận HUYỆN VÂN CANH Xã Canh Vinh Xã Canh Hiển Xã Canh Hiệp Xã Canh Thuận Xã Canh Hòa Xã Canh Liên HUYỆN HOÀI ÂN Xã Ân Hảo Tây Xã Ân Tường Đông Xã Ân Hữu Xã Ân Nghĩa Xã Bok Tới Xã Đắk Mang Xã Ân Sơn HUYỆN TÂY SƠN Xã Vĩnh An 26. TỈNH PHÚ YÊN 16 HUYỆN ĐỒNG XUÂN Xã Xuân Long Xã Đa Lộc Xã Xuân Lãnh Xã Xuân Quang II Xã Phú Mỡ HUYỆN SÔNG HINH Xã Ea Bá Xã Ea Lâm Xã Sông Hinh Xã Ea Trol Xã Ea Bia HUYỆN SƠN HÒA Xã Sơn Phước Xã Krông Pa Xã Suối Trai Xã Phước Tân Xã Ea Chà Rang Xã Cà Lúi 27. TỈNH KHÁNH HÒA 16 HUYỆN KHÁNH SƠN Xã Thành Sơn Xã Sơn Bình Xã Sơn Hiệp Xã Ba Cụm Bắc Xã Ba Cụm Nam HUYỆN KHÁNH VĨNH Xã Sơn Thái Xã Giang Ly Xã Khánh Thành Xã Khánh Phú Xã Khánh Thượng Xã Liên Sang Xã Cầu Bà Xã Khánh Nam Xã Khánh Trung Xã Khánh Hiệp HUYỆN CAM LÂM Xã Sơn Tân 28. TỈNH NINH THUẬN 14 HUYỆN BÁC ÁI Xã Phước Bình Xã Phước Hòa Xã Phước Thành Xã Phước Đại Xã Phước Tiến Xã Phước Thắng Xã Phước Trung Xã Phước Chính Xã Phước Tân HUYỆN THUẬN BẮC Xã Phước Chiến Xã Phước Kháng HUYỆN NINH SƠN Xã Hòa Sơn Xã Ma Nới HUYỆN THUẬN NAM Xã Phước Hà 29. TỈNH BÌNH THUẬN 9 HUYỆN TUY PHONG Xã Phan Dũng HUYỆN BẮC BÌNH Xã Phan Sơn Xã Phan Tiến Xã Phan Lâm HUYÊN HÀM THUẬN BẮC Xã La Dạ Xã Đông Giang Xã Đông Tiến HUYỆN HÀM THUẬN NAM Xã Mỹ Thạnh HUYỆN TÁNH LINH Xã La Ngâu 30. TỈNH KON TUM 54 HUYỆN ĐĂK GLEI Xã Ngọc Linh Xã Mường Hoong Xã Đăk Choong Xã Xốp Xã Đăk Man Xã Đăk Blô Xã Đăk Nhoong Xã Đăk Kroong Xã Đăk Long HUYỆN ĐĂK HÀ Xã Đăk Ui Xã Đăk Long Xã Đăk Pxi Xã Ngọc Réo HUYỆN ĐĂK TÔ Xã Ngọc Tụ Xã Đăk Rơ Nga Xã Đăk Trăm Xã Văn Lem HUYỆN IA H'DRAI Xã la Dom Xã la Đal Xã la Tơi HUYỆN KON PLÔNG Xã Măng Cành Xã Hiếu Xã Ngọc Tem Xã Đăk Tăng Xã Măng Bút Xã Đăk Ring Xã Đăk Nên HUYỆN KON RẪY Xã Đăk Tơ Lung Xã Đăk Tờ Re Xã Đăk Kôi Xã Đăk Pne HUYỆN NGỌC HỒI Xã Đăk Ang Xã Bờ Y Xã Đăk Xú Xã Đăk Dục Xã Sa Loong HUYỆN SA THẦY Xã Rờ Kơi Xã Ya Ly Xã Hơ Moong Xã Ya Tăng Xã Sa Bình Xã Ya Xiêr Xã Mô Rai HUYỆN TU MƠ RÔNG Xã Ngọc Yêu Xã Văn Xuôi Xã Ngọc Lây Xã Tê Xăng Xã Măng Ri Xã Tu Mơ Rông Xã Đăk Hà Xã Đăk Tờ Kan Xã Đăk Rơ Ông Xã Đăk Sao Xã Đăk Na 31. TỈNH GIA LAI 65 HUYỆN IA GRAI Xã la Chía Xã la O HUYỆN ĐỨC CƠ Xã la Lang Xã la Kriêng Xã la Nan Xã la Pnôn HUYỆN ĐAK ĐOA Xã Hà Đông Xã Kon Gang Xã Đak Sơmei Xã A Dơk HUYỆN ĐAK PƠ Xã Ya Hội HUYỆN KBANG Xã Kon Pne Xã Đăk Rong Xã Krong Xã Kông Lơng Khơng Xã Đăk Smar Xã Lơ Ku Xã Kông Bờ La HUYỆN KRÔNG PA Xã Chư Ngọc Xã Đất Bằng Xã la Rmok Xã la Dreh Xã Krông Năng Xã Chư Gu Xã la Rsai Xã la Rsươm Xã Uar Xã Chư Đrăng HUYỆN IA PA Xã la Kdăm Xã Pờ Tó Xã la Broăi HUYỆN KÔNG CHRO Xã Ya Ma Xã Chơ Long Xã Yang Nam Xã Đăk Tơ Pang Xã Đăk Kơ Ning Xã Đăk Pơ Pho Xã Chư Krey Xã SRó Xã Đăk Pling Xã Đăk Song HUYỆN PHÚ THIỆN Xã Chư A Thai Xã la Yeng HUYỆN CHƯ PRÔNG Xã Ia O Xã la Púch Xã la Mơr HUYỆN MANG YANG Xã Lơ Pang Xã Đăk Trôi Xã Kon Chiêng Xã Đak Jơ Ta Xã Đê Ar HUYỆN CHƯ SÊ Xã A Yun Xã HBông Xã Kông Htok HUYỆN CHƯ PĂH Xã la Kreng Xã Chư Jôr Xã Chư Đang Ya Xã Hà Tây Xã Đăk Tơ Ver Xã Ia Phí Xã la Ka HUYỆN CHƯ PƯH Xã la Rong Xã Chư Don Xã la Hla Xã la Dreng 32. TỈNH ĐẮK LẮK 46 HUYỆN BUÔN ĐÔN Xã Ea Wer Xã Ea Huar Xã Krông Na HUYỆN EAH’LEO Xã Ea Tir HUYỆN EA KAR Xã Cư Yang Xã Cư Prông Xã Cư Êlang Xã Cư Bông Xã Ea Sô HUYỆN EA SÚP Xã la Jlơi Xã EaRốk Xã YaTờMốt Xã Cư Kbang Xã la Rvê Xã la Lốp Xã Ea Bung HUYỆN KRÔNG BÔNG Xã Hòa Phong Xã Dang Kang Xã Yang Mao Xã Cư Đrăm Xã Yang Reh Xã Êa Trul HUYỆN KRÔNG BUK Xã Ea Sin HUYỆN KRÔNG NĂNG Xã Ea Đăh HUYỆN KRÔNG PĂC Xã Ea Yiêng Xã Ea Uy Xã Ea Hiu HUYỆN M'ĐRẮK Xã EaPil Xã Krông jing Xã Krông Á Xã Cưsan Xã Ea H'Mlay Xã Ea Riêng Xã Ea Mđoal Xã Cư Prao Xã Cư Króa Xã Cư Mta Xã Ea Trang HUYỆN LẮK Xã Yang Tao Xã Bông Krang Xã Đăk Phơi Xã Đăk Nuê Xã Krông Nô Xã Nam Ka Xã Đăk Liêng Xã Ea Rbin 33. TỈNH ĐẮK NÔNG 18 HUYỆN TUY ĐỨC Xã Quảng Tâm Xã Quảng Tân Xã Quảng Trực Xã Đắk Ngo Xã Đắk R’Tih Xã Đắk Búk So HUYỆN ĐĂK GLONG Xã Đăk Plao Xã Quảng Khê Xã Đăk R'Măng Xã Quảng Hòa Xã Quảng Sơn Xã Đăk Ha Xã Đăk Som HUYỆN CƯ JÚT Xã Đắk Wil HUYỆN ĐĂK MIL Xã Đắk Lao Xã Thuận An HUYỆN ĐĂK SONG Xã Thuận Hà Xã Thuận Hạnh 34. TỈNH LÂM ĐỒNG 11 HUYỆN LẠC DƯƠNG Xã Lát Xã Đạ Chais Xã Đưng K'Nớ HUYỆN ĐỨC TRỌNG Xã Đa Quyn HUYỆN LÂM HÀ Xã Đan Phượng HUYỆN ĐAM RÔNG Xã Đạ Tông Xã Đạ Long HUYỆN BẢO LÂM Xã Lộc Nam Xã Lộc Bảo Xã Lộc Bắc Xã Lộc Lâm 35. TỈNH BÌNH PHƯỚC 10 HUYỆN BÙ GIA MẬP Xã Phú Văn Xã Bù Gia Mập Xã Đăk Ơ HUYÊN LỘC NINH Xã Lộc Quang Xã Lộc Phú Xã Lộc Thành HUYỆN BÙ ĐỐP Xã Hưng Phước Xã Phước Thiện HUYỆN ĐỒNG PHÚ Xã Tân Lợi HUYỆN BÙ ĐĂNG Xã Đường 10 36. TỈNH TÂY NINH 16 HUYỆN TÂN CHÂU Xã Tân Đông Xã Tân Hòa Xã Suối Ngô Xã Tân Hà HUYỆN TÂN BIÊN Xã Tân Bình Xã Hòa Hiệp HUYỆN CHÂU THÀNH Xã Biên Giới Xã Hòa Hội Xã Hòa Thạnh Xã Ninh Điền Xã Thành Long Xã Phước Vinh HUYỆN BẾN CẦU Xã Tiên Thuận Xã Lợi Thuận HUYỆN TRẢNG BÀNG Xã Phước Chỉ Xã Bình Thạnh 37. TỈNH TRÀ VINH 24 HUYỆN DUYÊN HẢI Xã Ngũ Lạc Xã Đôn Châu Xã Đôn Xuân HUYỆN CHÂU THÀNH Xã Nguyệt Hóa Xã Mỹ Chánh Xã Song Lộc Xã Đa Lộc HUYỆN TRÀ CÚ Xã Phước Hưng Xã Tân Hiệp Xã Đại An Xã Hàm Giang Xã Ngọc Biên Xã An Quảng Hữu Xã Long Hiệp Xã Thanh Sơn Xã Ngãi Xuyên HUYỆN CẦU NGANG Xã Hiệp Hòa Xã Trường Thọ Xã Mỹ Hòa Xã Kim Hòa Xã Thạnh Hòa Sơn Xã Thuận Hòa Xã Long Sơn Xã Nhị Trường 38. TỈNH VĨNH LONG 2 HUYỆN TRÀ ÔN Xã Tân Mỹ HUYỆN TAM BÌNH Xã Loan Mỹ 39. TỈNH AN GIANG 18 HUYỆN TRI TÔN Xã An Tức Xã Núi Tô Xã Ô Lâm Xã Lê Trì Xã Lạc Quới HUYỆN TỊNH BIÊN Xã Văn Giáo Xã An Cư Xã An Nông Xã An Phú Xã Nhơn Hưng HUYỆN AN PHÚ Xã Phú Hội Xã Vĩnh Hội Đông Xã Khánh Bình Xã Nhơn Hội Xã Quốc Thái Xã Phú Hữu THỊ XÃ TÂN CHÂU Xã Vĩnh Xương Xã Phú Lộc 40. TỈNH KIÊN GIANG 6 HUYỆN GIỒNG RIỀNG Xã Vĩnh Phú HUYỆN GIANG THÀNH Xã Vĩnh Điều Xã Phú Lợi Xã Tân Khánh Hòa Xã Vĩnh Phú Xã Phú Mỹ 41. TỈNH ĐỒNG THÁP 8 HUYỆN TÂN HỒNG Xã Tân Hộ Cơ Xã Thông Bình Xã Bình Phú HUYỆN HỒNG NGỰ Xã Thường Phước 1 Xã Thường Thới Hậu A Xã Thường Thới Hậu B THỊ XÃ HỒNG NGỰ Xã Tân Hội Xã Bình Thạnh 42. TỈNH LONG AN 17 HUYỆN TÂN HƯNG Xã Hưng Hà Xã Hưng Điền B Xã Hưng Điền HUYỆN VĨNH HƯNG Xã Hưng Điền A Xã Thái Trị Xã Thái Bình Trung Xã Tuyên Bình HUYỆN MỘC HÓA Xã Bình Hòa Tây Xã Bình Thạnh THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG Xã Bình Tân HUYỆN THẠNH HÓA Xã Tân Hiệp Xã Thuận Bình HUYỆN ĐỨC HUỆ Xã Mỹ Quý Đông Xã Mỹ Quý Tây Xã Mỹ Thạnh Tây Xã Bình Hòa Hưng Xã Mỹ Bình 43. TỈNH HẬU GIANG 4 HUYỆN PHỤNG HIỆP Xã Hòa An Xã Phụng Hiệp HUYỆN LONG MỸ Xã Xà Phiên Xã Lương Nghĩa 44. TỈNH SÓC TRĂNG 29 HUYỆN CHÂU THÀNH Xã Thuận Hòa HUYỆN LONG PHÚ Xã Phú Hữu Xã Hậu Thạnh Xã Long Phú HUYỆN TRẦN ĐỀ Xã Liêu Tú Xã Viên Bình Xã Tài Văn Xã Thạnh Thới An Xã Viên An THỊ XÃ VĨNH CHÂU Xã Vĩnh Tân Xã Vĩnh Hiệp Xã Lạc Hòa HUYỆN MỸ TÚ Xã Phú Mỹ Xã Thuận Hưng Xã Mỹ Thuận HUYỆN THẠNH TRỊ Xã Thạnh Trị Xã Tuân Tức Xã Châu Hưng Xã Thạnh Tân Xã Lâm Kiết THỊ XÃ NGÃ NĂM Xã Mỹ Bình Xã Vĩnh Qưới HUYỆN MỸ XUYÊN Xã Thạnh Phú HUYỆN KẾ SÁCH Xã Kế An Xã Đại Hải Xã Kế Thành Xã Thới An Hội Xã Trinh Phú Xã An Mỹ 45. TỈNH BẠC LIÊU 10 HUYỆN HÒA BÌNH Xã Minh Diệu HUYÊN ĐÔNG HẢI Xã An Trạch A Xã An Trạch Xã Long Điền HUYỆN HỒNG DÂN Xã Lộc Ninh Xã Ninh Thạnh Lợi Xã Ninh Quới THỊ XÃ GIÁ RAI Xã Tân Thạnh Phong Thạnh Đông HUYỆN VĨNH LỢI Xã Vĩnh Hưng A 46. TỈNH CÀ MAU 8 HUYỆN TRẦN VĂN THỜI Xã Khánh Hưng HUYỆN U MINH Xã Khánh Hòa Xã Khánh Thuận Xã Nguyễn Phích Xã Khánh Lâm HUYỆN ĐẦM DƠI Xã Thanh Tùng Xã Quách Phẩm Bắc Xã Ngọc Chánh
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "20/06/2017", "sign_number": "900/QĐ-TTg", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-44-2011-NQ-HDND-phat-trien-kinh-te-tap-the-Dak-Lak-350098.aspx
Nghị quyết 44/2011/NQ-HĐND phát triển kinh tế tập thể Đắk Lắk
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 44/2011/NQ-HĐND Buôn Ma Thuột, ngày 22 tháng 12 năm 2011 NGHỊ QUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 3 Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Hợp tác xã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004; Căn cứ Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003; Căn cứ Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển Hợp tác xã; Thông tư số 02/2006/TT-BKH ngày 13/02/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ; Theo đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 97/TTr-UBND ngày 31/10/2011 về Phát triển kinh tế tập thể tỉnh giai đoạn 2012 - 2015; Báo cáo thẩm tra số 59/BC-HĐND ngày 13/12/2011 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế tập thể, giai đoạn 2012 - 2015 với những nội dung cụ thể như sau: 1. Mục tiêu: a) Mục tiêu tổng quát. Đẩy mạnh việc củng cố và phát triển các loại hình Kinh tế hợp tác, Hợp tác xã (HTX). Khắc phục những hạn chế, yếu kém, xử lý HTX tồn tại hình thức để nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ hợp tác, HTX, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc, giá trị HTX và các quy định của pháp luật. Tạo sự chuyển biến tích cực trong kinh tế tập thể, góp phần xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của xã viên và cộng đồng dân cư. b) Mục tiêu cụ thể. - Cụ thể hóa và thực hiện các chính sách hỗ trợ tổ hợp tác và HTX, như: Chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập HTX; chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX; chính sách về đất đai; chính sách về thuế, đầu tư và tín dụng; chính sách về khoa học và công nghệ; chính sách về thị trường và xúc tiến thương mại; chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng; chính sách phát triển kinh tế hợp tác và HTX nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ xây dựng mô hình HTX điển hình tiên tiến. - Thành lập mới 100 HTX; nâng tỷ lệ HTX đạt tiêu chuẩn khá, giỏi lên 60%, giảm số HTX yếu kém xuống dưới 10%, số HTX làm ăn ổn định và có lãi từ 85 - 90%; thu nhập của xã viên tăng 15%/năm. Kinh tế tập thể thu hút khoảng 100.000 thành viên; trực tiếp và gián tiếp giải quyết việc làm cho trên 75.000 lao động. - Phấn đấu đóng góp của Kinh tế tập thể hàng năm vào GDP của tỉnh bình quân từ 13% - 14% (kể cả đóng góp của kinh tế hộ xã viên). - Đến năm 2015, có ít nhất 80% cán bộ quản lý của HTX trở lên được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý, điều hành HTX. - Mỗi năm xây dựng ít nhất 05 mô hình HTX điển hình tiên tiến và nhân điển hình trong phạm vi huyện, thành phố, thị xã và ngành. - Từ năm 2012 về cơ bản ổn định hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về HTX từ tỉnh đến cơ sở. 2. Định hướng phát triển kinh tế tập thể: a) Định hướng phát triển đối với loại hình kinh tế tập thể. * Đối với Tổ hợp tác. Phát triển mạnh tổ hợp tác trên mọi lĩnh vực, ngành nghề, phù hợp với năng lực quản lý của các thành viên; chú ý phát triển tổ hợp tác ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi để tổ hợp tác phát triển thành hợp tác xã, liên kết với hợp tác xã, tham gia các dự án và các tổ chức kinh tế khác. * Đối với Hợp tác xã. Tập trung củng cố, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các HTX hiện có, đảm bảo các nguyên tắc, giá trị HTX và các quy định của pháp luật. Tuyên truyền, vận động phát triển các loại hình HTX trên các địa bàn, trong đó chú trọng phát triển mô hình HTX mới. HTX trong vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với xây dựng nông thôn mới và xây dựng làng nghề. b) Định hướng phát triển kinh tế tập thể theo địa bàn. Phát triển kinh tế tập thể trên các địa bàn, ở vùng thuận lợi cũng như vùng khó khăn, địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở địa bàn thị trấn, thành phố, thị xã phát triển kinh tế tập thể trên các lĩnh vực khác nhau, với quy mô phù hợp với năng lực điều hành quản lý và nguồn vốn của các đối tượng tham gia HTX. Phát triển HTX theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới. c) Định hướng phát triển kinh tế Hợp tác xã theo ngành đến năm 2015. - Ngành nông nghiệp: Tổng số: 150 Hợp tác xã, tổng số xã viên: 20.000 người; lợi nhuận bình quân/HTX/năm là 80 triệu đồng; số lao động thu hút khoảng 10.000 người. - Ngành Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp: Tổng số: 95 Hợp tác xã, số xã viên: 15.000 người; lợi nhuận bình quân/HTX/năm là 150 triệu đồng; số lao động thu hút khoảng 10.000 người. - Ngành Xây dựng: Tổng số: 50 Hợp tác xã; số xã viên: 1.000 người; lợi nhuận bình quân/HTX/năm là 150 triệu đồng; số lao động thu hút khoảng 1.500 người. - Ngành Thương mại, du lịch: Tổng số: 45 Hợp tác xã; số xã viên: 500 người; lợi nhuận bình quân/HTX/năm là 100 triệu đồng; số lao động thu hút khoảng 500 người. - Ngành giao thông vận tải: Tổng số: 50 Hợp tác xã; số xã viên: 2.000 người; lợi nhuận bình quân/HTX/năm là 250 triệu đồng: số lao động thu hút khoảng 2.000 người. - Quỹ tín dụng nhân dân: Tổng số: 13 Quỹ; số xã viên 25.000 người; lợi nhuận bình quân/Quỹ/năm là 600 triệu đồng; số lao động thu hút khoảng 220 người. 3. Các giải pháp thực hiện: a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể. Liên minh HTX tỉnh chủ động phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng các chương trình, kế hoạch tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể; làm rõ mô hình HTX kiểu mới, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế tập thể. Các cơ quan Báo, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Liên minh HTX tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch cụ thể xây dựng chuyên đề, chuyên mục về kinh tế tập thể để thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể; tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết của HĐND tỉnh, chính sách của tỉnh về phát triển kinh tế tập thể. Tổng kinh phí thực hiện từ năm 2012 - 2015 là: 1.200 triệu đồng. b) Giải pháp về củng cố các HTX hiện có. - Đối với HTX khá, giỏi thì tiếp tục giúp đỡ về đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng đổi mới công nghệ, mở thêm ngành nghề mới, mở rộng quy mô để trở thành những mô hình HTX điển hình, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương. - Đối với những HTX yếu, kém thì tập trung củng cố, tư vấn, hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực, tín dụng, đất đai...để giúp HTX từng bước giải quyết được khó khăn trước mắt, tiến đến phát triển ổn định và vươn lên thành các HTX khá, giỏi. - Đối với HTX tồn tại hình thức, HTX ngừng hoạt động không còn khả năng củng cố thì tiến hành rà soát để có hình thức xử lý thích hợp (giải thể bắt buộc, giải thể tự nguyện, tuyên bố phá sản). c) Xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể. * Chính sách hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ HTX, tổ hợp tác: Hàng năm, UBND tỉnh đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ HTX, tổ hợp tác theo quy định tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP, ngày 11/7/2005 của Chính phủ và Thông tư số 66/2006/TT-BTC, ngày 17/07/2006 của Bộ Tài chính. Tổng kinh phí hỗ trợ từ năm 2012 - 2015 là: 5.100 triệu đồng * Chính sách thu hút lao động có trình độ về quản lý, khoa học kỹ thuật đến làm việc tại HTX: Khuyến khích sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học đến công tác tại các HTX theo yêu cầu của cơ sở. Trước mắt thực hiện thí điểm từ 3 - 5 HTX theo phương thức: Mỗi HTX được tiếp nhận 1 - 2 cán bộ ứng cử vào bộ máy quản lý; trong thời gian 03 năm đầu làm việc tại HTX được ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm 50% tiền lương, đóng Bảo hiểm Xã hội và các chế độ khác ngoài phần lương đã được HTX chi trả. * Chính sách hỗ trợ về đất đai và thuế: Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách đất đai, chính sách thuế theo đúng quy định của Nhà nước. Khuyến khích và tạo điều kiện ưu tiên cho các HTX, tổ hợp tác nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ nhận khoán đất của các công ty nông, lâm nghiệp (nơi còn quỹ đất) và nhận đất hoang hóa, đồi núi trọc để tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp theo quy hoạch và dự án được duyệt. * Chính sách hỗ trợ tín dụng: Ngân sách tỉnh bố trí 10.000 triệu đồng theo lộ trình 4 năm (2012 - 2015) cho Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh, với hình thức cho vay lãi suất ưu đãi, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ về vốn vay cho các HTX. * Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại: Hàng năm tỉnh bố trí, phân bổ kinh phí và tăng mức hỗ trợ cho mỗi Dự án (nguồn địa phương và Trung ương) thông qua chương trình khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, chương trình xúc tiến thương mại, ứng dụng đổi mới công nghệ... để hỗ trợ trực tiếp cho các HTX. Hỗ trợ HTX trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu, bảo hộ tên gọi, xuất xứ hàng hóa. Tổng kinh phí thực hiện từ năm 2012 - 2015 là: 9.100 triệu đồng (trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ, khuyến công, khuyến nông: 4.400 triệu đồng; hỗ trợ xúc tiến thương mại: 1.700 triệu đồng; ngân sách Trung ương: 3.000 triệu đồng) * Chính sách về đầu tư hạ tầng kỹ thuật của Nhà nước đối với HTX vùng nông thôn: Hàng năm, đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ HTX đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, nhất là những công trình thiết yếu phục vụ hỗ trợ cho xã viên trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; Hỗ trợ xây dựng cụm công nghiệp, cụm làng nghề nông thôn để phát triển sản xuất và kinh doanh; ưu tiên hỗ trợ các HTX tham gia xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn, quản lý, vận hành công trình sau khi hoàn thành, kể cả các công trình hạ tầng phục vụ phát triển cụm công nghiệp và làng nghề ở nông thôn; các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn phù hợp với khả năng của HTX. Tổng kinh phí thực hiện từ năm 2012 - 2015 là: 8.700 triệu đồng. * Chính sách hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình HTX điển hình, mô hình HTX mới: Hàng năm, tỉnh bố trí ngân sách hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX mới, mô hình HTX điển hình tiên tiến. Tổng kinh phí thực hiện từ năm 2012 - 2015 là: 1.200 triệu đồng. * Chính sách hỗ trợ HTX trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, sửa đổi và triển khai chính sách phát triển Kinh tế hợp tác và HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình và yêu cầu phát triển. Hàng năm, tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX, tổ hợp tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tổng kinh phí thực hiện từ năm 2012 - 2015 là: 2.310 triệu đồng. 4. Kinh phí thực hiện Nghị quyết: 37.610 triệu đồng; trong đó: - Kinh phí đề nghị Trung ương hỗ trợ: 16.800 triệu đồng (thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn: 5.100 triệu đồng; hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ, khuyến công, khuyến nông: 3.000 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đối với HTX vùng nông thôn: 8.700 triệu đồng). - Kinh phí do Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 20.810 triệu đồng (hỗ trợ công tác tuyên truyền: 1.200 triệu đồng; Quỹ hỗ trợ phát triển HTX: 10.000 triệu đồng; xây dựng và nhân rộng mô hình: 1.200 triệu đồng; hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ, khuyến công, khuyến nông: 4.400 triệu đồng; hỗ trợ xúc tiến thương mại: 1.700 triệu đồng; hỗ trợ HTX nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số: 2.310 triệu đồng). (Kinh phí hỗ trợ theo từng năm ở phần Phụ lục đính kèm theo Nghị quyết) Ủy ban nhân dân tỉnh lập dự toán trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trong tổng dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh, giao cho Liên minh HTX tỉnh, các sở, ngành có liên quan thực hiện. 5. Thời gian thực hiện Nghị quyết: Từ năm 2012 đến năm 2015. Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho UBND tỉnh triển khai thực hiện và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp; Giao cho Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này. Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua và thay thế Nghị quyết số 34/2006/NQ-HĐND ngày 22/7/2006 của HĐND tỉnh về phát triển Kinh tế hợp tác và HTX của tỉnh, giai đoạn 2006 - 2010. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VIII, Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2011./. Nơi nhận: - Như Điều 2; - UBTV Quốc hội: - Chính phủ; - Bộ Kế hoạch - Đầu tư; - Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp; - LMHTX Việt Nam; - Thường trực Tỉnh ủy; - Đoàn ĐBQH tỉnh; - UBMTTQ Việt Nam tỉnh; - LMHTX tỉnh - Sở: TC, KH-ĐT, NN, Hội Nông dân tỉnh; - TT, HĐND cấp huyện; - Đài PTTH tỉnh, Báo Đắk Lắk, - Công báo tỉnh; - Lưu: VT, Trưởng, Phó P.Ct HĐND. CHỦ TỊCH Niê Thuật PHỤ LỤC KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2012-2015 (Kèm theo Nghị quyết số 44/2011/NQ-HĐND, ngày 22/12/2011 của HĐND tỉnh) 1. Ngân sách Trung ương hỗ trợ: TT Nội dung hỗ trợ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng 1 Thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ HTX, tổ hợp tác 1.170 1.240 1.310 1.380 5.100 2 Hỗ trợ ứng dụng đổi mới công nghệ, khuyến nông, khuyến công 750 750 750 750 3.000 3 Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đối với HTX vùng nông thôn 1.700 2.000 2.200 2.800 8.700 Cộng 3.620 3.990 4.260 4.930 16.800 2. Ngân sách Tỉnh hỗ trợ: Nội dung hỗ trợ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng 1 Hỗ trợ công tác tuyên truyền 300 300 300 300 1.200 2 Hỗ trợ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX 2.000 2.000 3.000 3.000 10.000 3 Xây dựng và nhân rộng mô hình HTX điển hình 250 300 300 350 1.200 4 Hỗ trợ xúc tiến thương mại 350 400 450 500 1.700 5 Hỗ trợ ứng dụng đổi mới công nghệ, khuyến nông, khuyến công 1.050 1.050 1.050 1.250 4.400 6 Hỗ trợ HTX NN vùng đồng bào dân tộc thiểu số 500 560 600 650 2.310 Tổng cộng 4.450 4.610 5.700 6.050 20.810 PHỤ LỤC (Kèm theo Nghị quyết số 44/2011/NQ-HĐND, ngày 22 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh) BIỂU SỐ 1. VỐN ĐIỀU LỆ BÌNH QUÂN CỦA HTX THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG Lĩnh vực Vốn điều lệ bình quân một HTX qua các năm (triệu đồng) 2007 2008 2009 Năm 2010 Nông nghiệp 366,05 479,49 501,07 502 CN - TTCN 634,12 852,41 1.452,83 1.475 Quỹ TD ND 1.380,27 2.147,73 3.239,18 3.449 Vận tải 1.694,78 3.566,46 3.816,96 4.618 Xây dựng 1.031,9 1.077,24 1.151,36 1.151 TM - DV 556,0 559,75 725,1 709 BIỂU SỐ 2: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC GIAI ĐOẠN 2011-2015 (Kèm theo Nghị quyết số 44/2011/NQ-HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh) STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện Định hướng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Tổng số HTX HTX 266 280 283 300 303 323 330 350 365 403 2 Số hợp tác xã thành lập mới HTX 24 25 11 24 22 20 29 20 20 20 3 Tổng số xã viên Xã viên 88.845 81.100 80.000 67.363 64.699 69.100 70.230 21.420 72.500 74.000 4 Tổng số lao động thường xuyên trong HTX Người 9.000 23.680 21.400 10.458 10.950 12.500 14.500 17.000 19.000 22.200 5 Số LĐ là xã viên HTX Người 6.920 21.580 18.970 6.972 7.363 7.490 8.700 10.880 11.100 15.200 6 Tổng số tổ hợp tác THT 5.791 6.000 6.500 4.726 4.961 6.100 6.000 6.300 6.600 7.000 BIỂU SỐ 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO NGÀNH NGHỀ ĐỐI VỚI HTX, LIÊN HIỆP HTX, TỔ HỢP TÁC GIAI ĐOẠN 2011-2015 (Kèm theo Nghị quyết số 44/2011/NQ-HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh) STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện Định hướng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 HỢP TÁC XÃ 2 Tổng số hợp tác xã HTX 266 280 283 300 303 323 330 350 465 403 3 Chia ra: 4 HTX Nông nghiệp HTX 100 102 107 122 131 134 138 140 145 150 5 HTX Công nghiệp-TTCN HTX 75 85 82 84 77 79 82 78 83 95 6 HTX Xây dựng HTX 30 33 35 34 29 33 35 40 46 50 7 HTX Thương mại du lịch HTX 17 17 14 16 22 26 27 35 42 50 8 HTX tín dụng HTX 12 11 11 11 11 11 11 12 12 13 9 HTX Vận tải HTX 32 32 34 33 33 33 33 38 43 50 10 LIÊN HIỆP HTX 11 Tổng số LH hợp tác xã LHHTX 01 01 01 01 01 0 03 02 03 03 12 TỔ HỢP TÁC 13 Tổng số tổ hợp tác THT 5793 6000 6500 4.726 4.963 5.100 6.000 6.300 6.600 7000
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đắk Lắk", "promulgation_date": "22/12/2011", "sign_number": "44/2011/NQ-HĐND", "signer": "Niê Thuật", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-37-TT-che-do-lam-viec-can-bo-giang-day-Dai-hoc-125390.aspx
Thông tư 37/TT chế độ làm việc cán bộ giảng dạy Đại học mới nhất
BỘ GIÁO DỤC -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 37/TT Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 1980 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VÀ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM. Trên cơ sở quyết định số 1712/QÐ ngày 18/12/1978 của Bộ Ðại học và Trung học chuyện nghiệp về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy đại học. Bộ Giáo dục quy định chế độ làm việc để cán bộ giảng dạy ở các trường Ðại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm thực hiện thống nhất như sau: I. MỤC ÐÍCH Ý NGHĨA Quy định chế độ làm việc theo chức vụ khoa học nhằm sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ giảng dạy, khuyến khích cán bộ phấn đấu vươn lên cống hiến ngày càng nhiều cho chủ nghĩa xã hội. Quy định chế độ làm việc giúp cho hiệu trưởng tổ chức, quản lý tốt các mặt công tác của đội ngũ cán bộ giảng dạy theo hệ thống chức vụ khoa học và trên cơ sở đó có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ giảng dạy, ổn định biên chế và tính toán nhu cầu cán bộ trong từng giai đoạn phát triển của trường. Quy định chế độ làm việc giúp cho cán bộ giảng dạy xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể để có phương hướng và mục tiên phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt, trên cơ sở đó phát huy được tài năng, nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. II. NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ GIẢNG DẠY 1. Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong, nghiệp vụ sư phạm, giáo dục lòng yêu nghề cho học sinh nhằm đào tạo họ trở thành người thầy giáo xã hội chủ nghĩa, sống có lý tưởng, có giác ngộ chính trị trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, có kiến thức về khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ cần thiết để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy ở trường phổ thông, trung học. 2. Giảng dạy cho học sinh đại học, cao đẳng (hệ tập trung và các hệ không tập trung): Bồi dưỡng và hướng dẫn cán bộ giảng dạy về chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng và hướng dẫn sau đại học; hướng dẫn nghiên cứu sinh là nhiệm vụ chủ yếu của cán bộ giảng dạy được thực hiện trong cả năm học, bao gồm các việc sau đây: Soạn bài, giảng bài, hướng dẫn tự học, hướng dẫn thí nghiệm, hướng dẫn thực tập sư phạm, hướng dẫn khoa luận tốt nghiệp đại học, tiểu luận sau đại học, luận án phó tiến sĩ khoa học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu của học sinh, kết quả nghiên cứu của cán bộ; chấm thi tuyển sinh; thực hiện các sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ của tổ, khoa, trường v.v. 3. Học tập chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và phổ biến khoa học. Cán bộ giảng dạy tuỳ theo chức vụ khoa học, đảm nhận trách nhiệm chủ trì hay cộng tác viên trong công tác nghiên cứu khoa học các đề tài do tổ, khoa, trường, Bộ hay Nhà nước quản lý. Công tác bồi dưỡng cần tập trung vào mục tiêu nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm thiết thực giúp cho công tác giáo dục, giảng dạy đạt chất lượng cao hơn. Công tác nghiên cứu khoa học cần hướng vào các loại đề tài sau đây: Về khoa học giáo dục: đào tạo con người mới, người giáo viên mới phục vụ cải cách giáo dục, cải cách sư phạm. Nghiên cứu các vấn đề về công tác quản lý giáo dục, kinh tế giáo dục nhằm nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả đào tạo của trường sư phạm, chất lượng quản lý và giáo dục ở trường phổ thông. Về khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật: phục vụ yêu cầu sản xuất, chiến đấu và nhu cầu cuộc sống xã hội, xây dựng nền khoa học xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo đường lối của Ðảng và với cặp mắt "giáo dục", triệt để khai thác từ các đề tài đó những vấn đề phục vụ cho giáo dục trực tiếp hoặc gián tiếp, trước mắt hoặc lâu dài. 4. Thực hiện nghĩa vụ lao động, quân sự theo quy định hiện hành của Nhà nước. Tham gia công tác xã hội tuỳ theo khả năng và điều kiện của mỗi cán bộ. 5. Tham gia các công tác quản lý tổ bộ môn, khoa, trường; làm tốt công tác kiêm nhiệm trong chuyên môn, chính quyền, Ðảng, đoàn thể nếu được lãnh đạo hoặc tập thể giao phó. III. NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ GIẢNG DẠY THEO CHỨC VỤ KHOA HỌC. 1. Các chức vụ khoa học: Theo quyết định số 162 - CP ngày 11-9-1976 của Hội đồng Chính phủ, hệ thống, chức vụ khoa học trong lĩnh vực giáo dục đại học gồm có: giáo sư, phó giáo sư, giảng viên; trợ lý giảng dạy. 2. Phân phối thời gian làm việc theo chức vụ khoa học: Một năm có 52 tuần lễ, trừ 6 tuần nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ. còn 46 tuần, tính thành giờ làm việc là: 46 tuần lễ x 48 giờ = 2.208 giờ phân phối như sau: (xem bảng trang sau) Những cán bộ không thuộc diện nghĩa vụ quân sự, lao động thì trong thời gian các cán bộ khác làm nghĩa vụ, hiệu trưởng bố trí một số công việc khác thích hợp để số cán bộ không thuộc diện nghĩa vụ làm thêm. 3. Giờ tiêu chuẩn giảng dạy quy định cho từng chức vụ khoa học: - Giáo sư giảng dạy từ 290 đến 310 giờ tiêu chuẩn 1 năm. - Phó giáo sư giảng dạy từ 270 đến 290 giờ tiêu chuẩn 1 năm - Giảng viên giảng dạy từ 260 đến 280 giờ tiêu chuẩn 1 năm - Trợ lý giảng dạy từ 200 đến 220 giờ tiêu chuẩn 1 năm Chức vụ Nhiệm vụ Giáo sư (giờ) Phó Giáo sư (giờ) Giảng viên (giờ) Trợ lý giảngdạy (giờ) Tập sự (giờ) Ghi chú - Giảng dạy, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy. 1.200 1.200 1.200 1.200 700 - Tự bồi dưỡng. 200 250 350 700 1100 - Nghiên cứu khoa học 500 450 350 200 122 - Sinh hoạt chuyên môn và hội nghị khoa học 122 122 122 122 122 - Lao động nghĩa vụ 96 96 96 96 96 - Luyện tập quân sự cho nghĩa vụ 90 90 90 90 90 Cộng 2.208 2.208 2.208 2.208 2.208 Tập sự giảng dạy đại học sư phạm cao đẳng sư phạm giảng dạy từ 90 - 110 giờ tiêu chuẩn 1 năm. - Ðịnh mức cao áp dụng cho cán bộ giảng dạy các bộ môn Toán - Lý - Hóa - Sinh - Kỹ thuật - Ngoại ngữ ở trường không chuyên ngữ. - Ðịnh mức thấp áp dụng cho cán bộ giảng dạy các bộ môn Văn - Sử - Ðịa - Chính trị - Tâm lý - Giáo dục - Phương pháp giảng dạy bộ môn - Ngoại ngữ ở trường chuyên ngữ. - Giáo viên dạy các bộ môn Thể dục, Quân sự (ở những trường không chuyên) mỗi năm lên lớp giảng dạy 400 giờ. Giáo viên dạy nữ công, họa, nhạc (ở những trường không chuyên mỗi năm lên lớp 420 giờ) 4. Nhiệm vụ cụ thể trong công tác chuyên môn của từng chức vụ khoa học. a) Giáo sư: - Thực hiện đủ số giờ quy định giành cho công tác nghiên cứu khoa học. - Chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và cấp Nhà nước quản lý. - Hướng dẫn nghiên cứu sinh, hướng dẫn sau đại học, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy học. Mỗi giáo viên hướng dẫn nhiều nhất là 1 nghiên cứu sinh. - Biên soạn và chủ trì biên soạn giáo trình - sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. - Giảng dạy lý thuyết cho đại học và sau đại học ít nhất là 90 giờ tiêu chuẩn trong năm. b) Phó giáo sư: - Thực hiện đủ số giờ dành cho công tác nghiên cứu khoa học - Chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Bộ hoặc Nhà nước quản lý. - Hướng dẫn nghiên cứu sinh, hướng dẫn sau đại học, bối dưỡng cán bộ giảng dạy đại học. Mỗi giáo sư hướng dẫn nhiều nhất là hai nghiên cứu sinh. - Biên soạn hoặc chủ trì biên soạn giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. - Giảng dạy lý thuyết cho đại học và sau đại học ít nhất là 130 giờ tiêu chuẩn 1 năm. c) Giảng viên: - Giảng dạy, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy, hướng dẫn thực tập sư phạm, hướng dẫn thí nghiệm, hướng dẫn khóa luận v.v. Giảng dạy và làm công tác phục vụ giảng dạy, đào tạo ít nhất là 50% số giờ tiêu chuẩn: trong đó giảng dạy lý thuyết một, hai giáo trình cơ sở có từ 60 đến 80 giờ trở lên. - Giảng viên lâu năm, có trình độ, có năng lực được hướng dẫn từ 1 đến 3 tiểu luận sau đại học, nếu được Bộ xét duyệt thì được hướng dẫn nghiên cứu sinh. - Biên soạn giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. - Trong trường hợp đủ biên chế cán bộ giảng dạy, giảng viên được sử dụng đủ số giờ giành cho công tác nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng nghiệp vụ để từng bước hoàn thành luận án phó tiến sĩ, (đối với những cán bộ chưa có bằng phó tiến sĩ) và tiến sĩ khoa học. - Học tập ngoại ngữ thứ hai để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. d) Trợ lý giảng dạy: - Giảng dạy, hướng dẫn thực tập sư phạm, hướng dẫn thí nghiệm, chữa bài tập, phụ đạo v.v. trong đó số giờ giảng dạy trên lớp chiếm từ 30 đến 50% số giờ tiêu chuẩn, giảng dạy lý thuyết ít nhất từ 30 đến 50 giờ. - Trợ lý từ năm thứ 4 trở đi nếu có năng lực, hiệu trưởng xét và giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh làm bài tập nghiên cứu, hoặc khoa luận tốt nghiệp (nếu có đề tài). - Thực hiện đủ số giờ bồi dưỡng (không thấp hơn định mức nhằm bồi dưỡng đạt yêu cầu thi tối thiểu của nghiên cứu sinh, hoặc đạt yêu cầu tốt nghiệp sau đại học. - Trong trường hợp có đủ cán bộ giảng dạy, trợ lý được thực hiện đủ số giờ giành cho công tác nghiên cứu khoa học. Dưới sự hướng dẫn của giáo sư, phó gíao sư, đề tài nghiên cứu của trợ lý giảng dạy phải từng bước chuẩn bị cho luận án phó tiến sĩ khoa học. - Học tập ngoại ngữ ở mức độ biết sử dụng ngoại ngữ để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. - Thời gian làm trợ lý từ 4 đến 6 năm (sau khi hết tập sự), tùy theo kết quả học tập, nghiên cứu, mức độ hoàn thành nhiệm vụ trợ lý và khả năng hoàn thành các khâu công tác quy định về nhiệm vụ giáo viên, hiệu trưởng triệu tập hội đồng khoa học xét, báo cáo kết quả về Bộ để giao nhiệm vụ theo chế độ giảng viên. Nếu hết thời hạn mà chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của trợ lý, khả năng vươn lên giảng viên có khó khăn thì kiên quyết chuyển đi dạy ở phổ thông hoặc bố trí công tác khác thích hợp, giúp cho cán bộ phát hiện được khả năng của mình trong lĩnh vực công tác mới lâu dài. e) Tập sự nghề nghiệp giảng dạy đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm. - Chữa bài tập, phụ đạo, tham gia hướng dẫn thí nghiệm, tham gia đưa học sinh đi thực tế ở trường phổ thông đi thực tập sư phạm v.v . đủ số giờ tiêu chuẩn đã quy định. - Bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, tìm hiểu, học tập kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học có quan hệ đến quá trình giảng dạy đại học và cao đẳng. - Củng cố, hoàn chỉnh các kiến thức cơ bản có quan hệ đến bộ môn chuẩn bị giảng dạy, tìm hiểu lý luận dạy học đại cương và phương pháp giảng dạy bộ môn, học tập để tiến tới vận dụng triết học duy vật biện chứng vào bộ môn. - Ði dự giờ giảng dạy của cán bộ có kinh nghiệm về bộ môn chuẩn bị giảng dạy (dự liên tục, cả giáo trình). - Ðọc giáo trình, đọc tài liệu tham khảo, soạn bài chuẩn bị dạy lý thuyết 30 tiết đối với khoa học xã hội và 50 tiết đối với khoa học tự nhiên. - Trên cơ sở đã làm tốt nhiệm vụ quy định, có triển vọng vươn lên trong công tác giảng dạy, từ năm thứ hai trở đi hiệu trưởng giao thêm một số việc của trợ lý giảng dạy. Thời gian tập sự nghề nghiệp là hai năm kể từ ngày bắt đầu nhận công tác, khi hết thời gian tâp sự, hiệu trưởng tổ chức xét duyệt, đồng thời thực hiện việc tuyển chọn như sau: Nếu có năng lực và triển vọng giảng dạy đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm thì công nhận hết tập sự và giao nhiệm vụ như trợ lý giảng dạy; nếu xét thấy năng lực yếu, và triển vọng vươn lên để làm cán bộ giảng dạy đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm, lâu dài có khó khăn thì xem xét công nhận hết tập sự và nhất thiết phải chuyển công tác khác ngay. 5. Phân công công tác cho những cán bộ chưa có chức vụ khoa học. Ðể sử dụng đúng khả năng của từng cán bộ trong lúc chưa phong chức vụ khoa học, hiệu tưởng đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm, căn cứ vào những điều kiện sau đây để giao nhiệm vụ: a) Giao nhiệm vụ như trợ lý giảng dạy cho: - Cán bộ giảng dạy có trình độ đại học (kể cả những người đã qua bồi dưỡng sau đại học, cao học, cấp 1) đang làm công tác giảng dạy từ 1 đến 4 năm )tính từ khi hết tập sự) - Các phó tiến sĩ khoa học đang ở thời kỳ tập sự. b) Giao nhiệm vụ như giảng viên cho: - Những cán bộ giảng dạy có trình độ đại học, đã giảng dạy ở đại học sư phạm từ năm thứ 5 trở đi (sau khi hết tập sự) nếu xét thấy có khả năng hoàn thành được nhiệm vụ của giảng viên. - Những cán bộ giảng dạy đã tốt nghiệp phó tiến sĩ khoa học hoặc có bằng cấp tương đương. - Tiến sĩ khoa học đang ở thời kỳ tập sự. c) Giao nhiệm vụ như phó giáo sư cho những cán bộ giảng dạy đã tốt nghiệp tiến sĩ khoa học. d) Cán bộ giảng dạy đã tốt nghiệp phó tiến sĩ khoa học, đã có quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở trường đại học sư phạm từ 10 năm trở lên được giao nhiệm vụ hướng dẫn nghiên cứu sinh. e) Cán bộ giảng dạy có trình độ đại học đã giảng dạy ở trường đại học sư phạm từ 15 năm trở lên, nếu xét thấy có khả năng, hiệu trưởng giao thêm nhiệm vụ bồi dưỡng sau đại học, chủ trì biên soạn giáo trình và sách giáo khoa. 6. Ðiều chỉnh thời gian và khối lượng quy định cho các mặt công tác của cán bộ giảng dạy. Hiệu trưởng trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm có trách nhiệm bố trí, sử dụng đúng thời gian quy định cho các mặt công tác (giảng dạy, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, nghĩa vụ luyện tập quân sự), kiểm tra chất lượng và khối lượng từng công việc. Hiệu trưởng trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm được quyền điều chỉnh lại khối lượng định mức trong những trường hợp sau đây: a) Ở những trường, khoa chưa có điều kiện triển khai công tác nghiên cứu khoa học, hgoặc bản thân cán bộ không thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học của trường, của khoa, của tổ, hoặc do yêu cầu về khối lượng giảng dạy quá lớn, hiệu trưởng có thể tạm thời quyết định trong 1 năm, 2 năm giảm bớt thời gian nghiên cứu khoa học hoặc chuyển toàn bộ thời gian đó vào khối lượng công tác giảng dạy. b) Khi có yêu cầu bứv thiết của Bộ, của Nhà nước về công tác nghiên cứu khoa học, hiệu trưởng quyết định giảm bớt định mức thời gian giảng dạy, để tăng thời gian cho công tác nghiên cứu khoa học, hoặc có thể bố trí một số cán bộ tạm thời ngừng công tác giảng dạy để làm công tác nghiên cứu khoa học. c) Nếu trong năm học nhà trường không tổ chức được lao động nghĩa vụ và luyện tập quân sự hoặc cán bộ không thực hiện các nghĩa vụ trên, thì toàn bộ thời gian quy định của công tác ấy được chuyển vào khối lượng giảng dạy. d) Trong trường hợp nói ở điều Cán bộ, tỷ lệ quy đổi thời gian của khối lượng công việc thực tế thành giờ tiêu chuẩn như sau: - Giáo sư: cứ 4 giờ thực tế bằng 1 giờ tiêu chuẩn giảng dạy. - Phó gián sư: cứ 4,2 giờ thực tế bằng 1 giờ tiêu chuẩn giảng dạy. - Giảng viên: cứ 4,4 giờ thực tế bằng 1 giờ tiêu chuẩn giảng dạy. - Trợ lý: cứ 5 giờ thực tế bằng 1 giờ tiêu chuẩn giảng dạy - Tập sự nghề nghiệp: cứ 7 giờ thực tế bằng 1 giờ tiêu chuẩn giảng dạy. IV. GIẢM ÐỊNH MỨC GIẢNG DẠY CHO CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC KIÊM NHIỆM. 1. Chủ nhiệm và phó chủ nhiệm khoa: - Ở những khoa có từ 40 cán bộ giảng dạy trở lên hoặc ó từ 250 hoạc sinh trở lên, chủ nhiệm giảm 30% định mức giảng dạy; phó chủ nhiệm giảm 25% định mức giảng dạy. - Ở những khoa có dưới 40 cán bộ giảng dạy hoặc dưới 250 học sinh: chủ nhiệm khoa giảm 30% định mức; phó chủ nhiệm khoa giảm 20% định mức giảng dạy 2. Tổ trưởng và phó tổ trưởng chuyên môn: Ở những tổ có từ 10 cán bộ Giảng dạy trở lên: tổ trưởng giảm 20% định mức; phó tổ trưởng giảm 15% định mức giảng dạy. Ở những tổ có dưới 10 cán bộ Giảng dạy: tổ trưởng giảm 15% định mức; phó tổ trưởng giảm 10% định mức giảng dạy. Tổ trưởng, phó tổ trưởng các tổ chuyên môn trực thuộc ban giám hiệu; ở những tổ trên 40 cán bộ giảng dạy tổ trưởng giảm 25% định mức; phó tổ trưởng giảm 20% định mức giảng dạy; ở những tổ có dưới 40 cán bộ giảng dạy,tổ trưởng giảm 20% định mức; phó tổ trưởng giảm 15% định mức. 3. Giáo viên chủ nhiệm lớp giảm 15% định mức. 4. Phụ trách phòng thí nghiệm giảm 15% định mức; nếu không có nhân viên thí nghiệm thì được giảm 30% định mức giảng dạy. 5. Các trợ lý công tác ở khoa: Căn cứ vào nhiệm vụ của khoa, căn cứ vào số lượng học sinh, ở khoa được bố trí một số trợ lý giúp chủ nhiệm khoa về một số mặt công tác sau đây: - Trợ lý giáo vụ (gồm giảng dạy và học tập). - Trợ lý công tác hàm thụ, tại chức, vừa học vừa làm. - Trợ lý công tác nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng sau và trên đại học. - Trợ lý công tác giáo dục chính trị, đạo đức tác phong và nếp sống văn minh - Trợ lý công táclao động sản xuất. - Trợ lý công tácgiáo dục văn nghệ, thể thao. Trợ lý công tác ở khoa được giảm 20% định mức. Nếu trợ lý giảng dạy và học tập chỉ bố trí 1 người thì được giảm 30% định mức giảng dạy. Tuỳ theo nhiệm vụ của khoa, hiệu trưởng quyết định số lượng trợ lý ở từng khoa, nhưng nhiều nhất không quá 6 trợ lý công tác ở mỗi khoa. 6. Giảm định mức công tác cho cán bộ giảng dạy làm công tác Ðảng, đoàn thể. a) Công tác Ðảng cấp trường: Bí thư giảm 30% định mức; nếu không có cán bộ chuyên trách thì giảm 50% định mức. Phó bí thư, ủy viên thường vụ giảm 20% định mức. b) Công tác Ðảng cấp khoa: Bí thư giảm 20% định mức; phó bí thư giảm 15% định mức. Bí thư chi bộ cán bộ giảng dạy giảm 15% định mức. Nếu là phó bí thư hoặc Thường vụ Ðảng ủy cấp khoa kiêm chức thì không giảm định mức nữa. c) Công tác Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp trường: Bí thư giảm 30% định mức; nếu không có cán bộ chuyên trách thì được giảm 50% định mức giảng dạy, phó bí thư, Thường vụ giảm 20% định mức giảng dạy. d) Công tác Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp khoa: Bí thư giảm 20% định mức giảng dạy; Phó bí thư, Thường vụ giảm 15% định mức; Bí thư chi đoàn cán bộ giảng dạy giảm 15% định mức, nếu là phó bí thư, ủy viên thường vụ Ðoàn cấp khoa kiêm chức thì không giảm định mức nữa. e) Công tác công đoàn cấp trường: Thư ký giảm 30% định mức; nếu không có cán bộ chuyên trách thì giảm 50% định mức; phó thư ký, ủy viên thường vụ giảm 20% định mức giảng dạy. f) Công tác công đoàn cấp khoa: Thư ký giảm 20% định mức giảng dạy; phó thư ký giảm 15% định mức giảng dạy. 7. Giảm 10% định mức công tác cho nữ giáo viên có con nhỏ dưới 30 tháng để chăm sóc con. Ðể bảo đảm chất lượng giảng dạy, công tác và sức khỏe của cán bộ, hiệu trưởng trường Ðại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm không bố trí một cán bộ giảng dạy làm quá hai công tác kiêm nhiệm và giảm định mức giảng dạy tối đa không quá 50% số giờ tiêu chuẩn. V. CÁCH TÍNH GIỜ TIÊU CHUẨN 1. Giảng một tiết lý thuyết cho những lớp có dưới 80 học sinh được tính bằng một giờ tiêu chuẩn và bằng 1, 2 giờ tiêu chuẩn cho những lớp có từ 80 học sinh trở lên. 2. Chữa bài tập, hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra trên lớp, hướng dẫn thảo luận tập thể, phụ đạo học sinh làm bài kiểm tra trên lớp, hướng dẫn thảo luận tập thể, phụ đạo học sinh v.v.. một tiết được tính bằng 0,5 giờ tiêu chuẩn.. 3. Hướng dẫn học sinh đi thực tập sư phạm, đi thực địa, đi lao động sản xuất, cứ 1 ngày làm việc thực tế được tính bằng 2 giờ tiêu chuẩn. Hướng dẫn học sinh đi kiến tập ở trường phổ thông, đi tham quan cứ 1 ngày làm việc được tính bằng 1,5 giờ tiêu chuẩn. 4. Giảng bài cho học sinh về một môn học có nhiều lớp, cùng trình độ, từ lớp thứ ba trở đi 1 tiết giảng lý thuyết tính bằng 0,75 giờ tiêu chuẩn. 5. Giảng lý thuyết, hướng dẫn ôn tập cho học sinh đại học vừa học vừa làm, cho các lớp hàm thụ, tại chức một tiết lên lớp lý thuyết được tính bằng 1,3 giờ tiêu chuẩn; hướng dẫn bài tập, phụ đạo, hướng dẫn thí nghiệm 1 tiết được tính bằng 1 giờ tiêu chuẩn. 6. Hướng dẫn học sinh đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm làm bài tập nghiên cứu, mỗi đề tài được tính bằng 4 giờ tiêu chuẩn; từ học sinh thứ 5 trở đi cứ thêm 1 học sinh được tính thêm 2 giờ tiêu chuẩn. Trợ lý giảng dạy, được hướng dẫn nhiều nhất là 4 đề tài: giảng viên hướng dẫn nhiều nhất là 8 đề tài. 7. Hướng dẫn học sinh đại học làm khóa luận tốt nghiệp được tính bằng 16 giờ tiêu chuẩn cho 1 đề tài. Từ học sinh thứ 5 trở đi cứ thêm 1 học sinh được tính thêm 2 giờ tiêu chuẩn. Ðọc và đ1nh giá một khóa luận đựơc tính 1 giờ tiêu chuẩn. Mỗi khóa luận có hai người đọc và đánh giá, Trợ lý giảng dạy được hướng dẫn nhiều nhất là 2 đề tài. Giảng viên được hướng dẫn nhiều nhất là 5 đề tài. 8. Giảng lý thuyết cho lớp bồi dưỡng sau đại học 1 tiết được tính bằng 1,2 giờ tiêu chuẩn; chữa bài tập, hướng dẫn thực hành 1 tiết được tính bằng 1 giờ tiêu chuẩn. 9. Hướng dẫn tiểu luận sau đại học cho hệ tập trung (nghỉ công tác để đi học) và hệ tại chức (vừa công tác vừa học), mỗi tiểu luận được tính bằng 32 giờ tiêu chuẩn. Ðọc và viết nhận xét một tiểu luận được tính bằng 5 giờ tiêu chuẩn. Mỗi tiểu luận có hai người đọc và viết nhận xét đánh giá. Một giảng viên được hướng dẫn nhiều nhất là 3 tiểu lụân. 10. Hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án phó tiến sĩ khoa học (kể cả tập trung và tại chức) được tính bằng 50 giờ tiêu chuẩn trong 1 năm đối với 1 người hướng dẫn; 70 giờ tiêu chuẩn trong 1 năm cho tập thể hai người hướng dẫn; 90 giờ tiêu chuẩn trong 1 năm cho tập thể 3 người hướng dẫn. - Một phản biện đọc và viết nhận xét luận án phó tiến sĩ khoa học được tính 15 giờ tiêu chuẩn. - Một ủy viên hội đồng chấm thi bảo vệ luận án phó tiến sĩ được phân công đọc và viết nhận xét bản tóm tắt luận án được tính bằng 5 giờ tiêu chuẩn. - Một ủy viên hội đồng chấm thi bảo vệ 1 luận án phó tiến sĩ khoa học đuợc tính 2 giờ tiêu chuẩn. 11. Viết giáo trình và sách giáo khoa. Giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo được nhà trường duỵệt và cho xuất bản dùng trong trường được tính như sau: - Một trang tác giả tính bằng 1 giờ tiêu chuẩn đối với các loại biên soạn mới. - Một trang tác giả tính bằng 0,5 giờ tiêu chuẩn đối với cá loại biên soạn lại và sưu tầm, giới thiệu và biên dịch. 12. Chấm thi và kiểm tra viết cuối học kỳ, chấm thi tốt nghiệp. Chấm thi bài kiểm tra viết cuối học kỳ, chấm thi viết và vấn đáp cuối học kỳ, chấm thi tốt nghiệp được tính 1 ngày làm việc thực tế bằng hai giờ tiêu chuẩn. Ðể thực hiện thống nhất trong các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm, Bộ quy định số lượng bài chấm tối thiểu phải hoàn thành trong 1 ngày như sau: Loại bài thi Bộ môn Thi chuyên đề sau đại học Thi tốt nghiệp đại học Thi cuối học kỳ Kiểm tra cuối học kỳ Toán-Lý-Hóa-Sinh vật-kỹ thuật-Ngoại ngữ 10 bài Từ 14 đến 20 bài Từ 18 đến 24 bài Từ 22 đến 30 bài Văn-Sử-Ðịa-Chính trị-Tâm lý gáo dục-Phương pháp giảng dạy 8 bài Từ 10 Ðến 15 bài Từ 14 đến 20 bài Từ 18 đến 24 bài Tuỳ theo thời gian làm bài 3 giờ hay 2 giờ mà áp dụng số lượng bài chấm phải hoàn thành trong 1 ngày theo mức thấp hoặc mức cao. Chấm bài bằng thư cho học sinh hàm thụ cứ 5 bài được tính bằng 1 giờ tiêu chuẩn. 13. Ðối với giáo viên dạy thể dục, thể thao, quân sự. Giảng lý thuyết ở trên lớp, phụ đạo, giảng kỹ thuật ở ngoài sân bãi (cho 1 lớp học sinh dưới 40 người).phụ đạo học sinh yếu và nghỉ học, bồi dưỡng cán sự thể dục thể thao (cho 1 nhóm từ 15 người trở xuống), huấn luyện đội đại biểu của trường cứ 1 tiết học (45-50 phút) tính bằng 1 giờ tiêu chuẩn; giảng kỹ thuật cho 1 lớp học có từ 41 học sinh trở lên, bồi dưỡng một nhóm cán sự thể dục, thể thao từ 16 người trở lên, cứ một tiết học tính bằng 1,2 giờ tiêu chuẩn. Hướng dẫn hoạt động ngoại khóa, kiểm tra sức khỏe, kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, tổ chức thi đấu trong trường, hoặc dẫn đội đi tham gia thi đấu ở ngoài trường. cứ 1 ngày làm việc (6 - 8 giờ) tính bằng 2,5 giờ tiêu chuẩn. Trong tài chính: 1 trận bóng đá được tính bằng 3 giờ tiêu chuẩn. 1 trận bóng rổ, bóng chuyền tính bằng 1,2 giờ tiêu chuẩn. 1 Trận bóng bàn được tính 1 giờ tiêu chuẩn. Trọng tài phụ và thư ký. 1 trận bóng đá được tính bằng 1,5 giờ tiêu chuẩn. 1 trận bóng rổ, bóng chuyền được tính 1 giờ tiêu chuẩn. 1 trận bóng bàn được tính 0,5 giờ tiêu chuẩn Trọng tài các môn điền kinh, thể thao dụng cụ, bơi lội, bắn súng - cứ 1 giờ tính bằng 0,5 giờ tiêu chuẩn. Ngoài việc tính giờ trên đây, cán bộ giảng dạy còn được hưởng chế độ bồi dưỡng trọng tài theo quy định chung của Tổng cục Thể dục thể thao. VI. CHẾ ÐỘ BỒI DƯỠNG LÀM VIỆC QUÁ ÐỊNH MỨC Trong năm học, cán bộ giảng dạy phải làm việc thêm ngoài định mức thì họ được hưởng phụ cấp bồi dưỡng về số giờ vượt định mức với điều kiện sau đây: 1. Cán bộ đã hoàn thành đầy đủ công tác nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng, nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ luyện tập quân sự, nếu có một mặt công tác chưa hoàn thành thì số giờ vượt định mức được điều chỉnh lại bù cho phần việc chưa hoàn thành (theo cách quy đổi ghi ở điểm 6 phần III). 2. Khối lượng thời gian làm việc được tính theo đơn vị nhóm bộ môn (ví dụ nhóm Văn học châu Á - trong tổ Văn học nước ngoài), nghĩa là căn cứ vào tổng số giờ định mức của tất cả cán bộ thuộc biên chế giảng dạy của nhóm bộ môn trong năm học mà tính số giờ vượt định mức được trả phụ cấp: nếu có một số cán bộ trong nhóm bộ môn chưa hoàn thành được các nhiệm vụ công tác thì khối lượng giờ vượt định mức của những cán bộ khác phải điều chỉnh bớt để bù cho số giờ còn thiếu tính theo định mức của nhóm bộ môn. Trường hợp có lý do chính đáng về việc một số cán bộ không làm hết định mức, thì hiệu trưởng xem xét và quyết định về mức độ điều chỉnh khối lượng nói trên. Trường hợp không có lý do chính đáng, cán bộ giảng dạy chưa thực hiện đủ định mức, hiệu trưởng, chủ nhiệm khoa, tổ trưởng bộ môn giao thêm công tác khác nhưng cán bộ giảng dạy không đảm nhiệm, hiệu trưởng có quyền không điều chỉnh định mức công tác cho cán bộ đó và ghi nhận khong hoàn thành kế hoạch công tác của năm học. 3. Số giờ được tính phụ cấp vượt định mức cho một cán bộ không quá 100% khối lượng định mức công tác hàng năm. VII. ÐIỀUKHOẢN THI HÀNH Thông tư này được thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho thông tư số 01/TTGD ngày 7-5-1975, thông tư số 05 ngày 14-2-1978. Thông tư này được phổ biến đến cán bộ giảng dạy. K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC THỨ TRƯỞNG Nguyễn Cảnh Toàn
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục", "promulgation_date": "14/11/1980", "sign_number": "37/TT", "signer": "Nguyễn Cảnh Toàn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-2106-QD-BYT-2020-Ke-hoach-trien-khai-chien-dich-tiem-bo-sung-vac-xin-Soi-Rubella-443224.aspx
Quyết định 2106/QĐ-BYT 2020 Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi Rubella
BỘ Y TẾ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2106/QĐ-BYT Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN SỞI - RUBELLA CHO TRẺ 1-5 TUỔI VÙNG NGUY CƠ CAO NĂM 2020 BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2020”. Điều 2. Kế hoạch này là căn cứ để các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2020. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 4. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng các Cục: Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia và khu vực, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - PTTg Vũ Đức Đam (để báo cáo); - Các Thứ trưởng Bộ Y tế; - UBND 22 tỉnh, thành phố; - Các Viện VSDT, Viện Pasteur (để thực hiện); - Sở Y tế 22 tỉnh/thành phố (để thực hiện); - TTYTDP/TTKSBT 22 tỉnh/thành phố (để thực hiện); - Lưu: VT, DP. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Xuân Tuyên KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN SỞI - RUBELLA CHO TRẺ TỪ 1 ĐẾN 5 TUỔI VÙNG NGUY CƠ CAO NĂM 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2106/QĐ-BYT ngày 19/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế) I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 1. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khả năng lây lan nhanh và có thể gây dịch trên phạm vi lớn, đặc biệt tại các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp, tập trung dân cư đông đúc. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) các quốc gia cần đạt và duy trì tỷ lệ tiêm chủng thường xuyên 2 mũi vắc xin sởi đạt trên 95% và tổ chức định kỳ chiến dịch tiêm chủng bổ sung vắc xin MR cho các đối tượng nguy cơ cao. Tại Việt Nam, bệnh sởi tiếp tục lưu hành với chu kỳ 4-5 năm. Trong các năm 2018-2019, tình hình dịch sởi có diễn biến phức tạp, số ca mắc sởi cao ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước và tập trung ở nhóm từ 1-5 tuổi là nhóm trẻ em sinh ra sau chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella (MR) năm 2014-2015. Trong các năm từ 2015 đến nay mặc dù tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi mũi 1 trong tiêm chủng thường xuyên hàng năm đạt cao trên 95% nhưng tỷ lệ tiêm chủng mũi 2 vẫn chưa đạt chỉ tiêu này, đặc biệt tại các địa phương có di biến động dân cư lớn, tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa... dẫn tới việc tích lũy đối tượng cảm nhiễm qua các năm là điều kiện thuận lợi cho dịch sởi quay trở lại. Do vậy, nhóm đối tượng này cần được tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella trong các chiến dịch. Trong hai năm 2018, 2019, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Dự án Tiêm chủng mở rộng đã hoàn thành 4 đợt chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin MR đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc cho 4,5 triệu trẻ 1-5 tuổi (sinh từ 1/7/2013 đến 31/12/2017), đạt tỷ lệ 95,43%. Chiến dịch nêu trên đã góp phần quan trọng trong giảm số mắc và khống chế dịch sởi từ giữa năm 2019. Để chủ động ngăn ngừa dịch sởi quay trở lại, việc tiếp tục triển khai tiêm bổ sung vắc xin MR trong các năm tiếp theo cho các đối tượng nêu trên là rất cần thiết. Ngày 24/12/2019, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Dự án Tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã ban hành văn bản số 2025/VSDTTƯ-TCQG gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Y tế dự phòng 63 tỉnh, thành phố về việc chủ động đề xuất các huyện nguy cơ cao chưa triển khai tiêm bổ sung vắc xin MR trong 2018-2019 theo tiêu chí cần triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin MR cho đối tượng trẻ từ 1 -5 tuổi trong quý III-IV năm 2020, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin MR cho trẻ từ 1-5 tuổi tại các huyện nguy cơ cao năm 2020. Hoạt động này sẽ góp phần quan trọng trong công tác phòng chống dịch sởi, rubella nhằm tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi và rubella cùng với các nước khu vực Tây Thái Bình Dương trong tương lai. Đây cũng là mục tiêu mà Chính phủ giao cho Dự án TCMR trong giai đoạn 2016-2020. 2. Căn cứ để xây dựng kế hoạch - Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc Hội; - Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng - Quyết định số 1125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/7/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế dân số giai đoạn 2016-2020. - Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế ban hành quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2018/NĐ-CP. - Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm Y tế bắt buộc. - Quyết định số 4845/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 25/12/2012 ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sởi, rubella”. - Quyết định số 233/QĐ-BYT ngày 30/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn Ngân sách nhà nước năm 2020 của Dự án 2 - Tiêm chủng mở rộng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Trẻ từ 1-5 tuổi tại vùng nguy cơ cao được tiêm 1 mũi vắc xin sởi- rubella góp phần tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi, rubella trong cộng đồng. 2. Mục tiêu cụ thể - Đạt tỷ lệ 95% trẻ sinh từ 1/1/2015 đến 30/6/2019 vùng nguy cơ cao được tiêm bổ sung 01 mũi vắc xin sởi-rubella. - Đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng. III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI 1. Thời gian: Quý III-IV/2020. 2. Đối tượng Trẻ từ 1-5 tuổi (sinh từ 01/01/2015 đến 30/06/2019) tại vùng nguy cơ cao sẽ được tiêm 01 mũi vắc xin sởi-rubella không kể tiền sử được tiêm chủng vắc xin sởi, hoặc vắc xin sởi - rubella (MR) hoặc vắc xin sởi-quai bị-rubella (MMR) trước đó. Những trẻ đã tiêm vắc xin sởi, MR, MMR trong thời gian <1 tháng trước khi triển khai tiêm bổ sung sẽ không thuộc diện đối tượng tiêm vắc xin trong chiến dịch này. Dự kiến số trẻ đối tượng các địa phương đăng ký là 819.925 trẻ. 3. Phạm vi triển khai Tiêu chí lựa chọn quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh nguy cơ cao là đơn vị cấp huyện có ít nhất một trong các tiêu chí dưới đây: - Có khó khăn trong quản lý đối tượng tiêm chủng: có tỷ lệ di biến động dân cư cao, phức tạp, đông khu nhà trọ, khu công nghiệp, nhiều khu nhà cao tầng khó tiếp cận, khu làng chài, vùng giáp ranh, biên giới, miền núi, vùng sâu vùng xa... - Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi mũi 1 < 95% một trong ba năm 2017, 2018, 2019. - Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi-rubella cho trẻ 18-24 tháng <95% một trong ba năm 2017, 2018, 2019. - Tỷ lệ mắc sởi cao hơn tỷ lệ mắc trung bình của khu vực một trong ba năm 2017, 2018, 2019. Chưa triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella trong các năm 2018-2019. Trong số đơn vị cấp huyện nguy cơ cao đạt tiêu chí nêu trên, căn cứ văn bản đề xuất của các địa phương và kế hoạch cung ứng vắc xin MR đã được Bộ Y tế phê duyệt, để khống chế số mắc bệnh và tử vong do sởi, kế hoạch này sẽ triển khai chiến dịch tại đơn vị cấp huyện của 22 tỉnh, thành phố (Chi tiết tại Phụ lục 1) Bảng 1. Phạm vi và đối tượng của chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin MR năm 2020 TT Khu vực Số tỉnh triển khai Số huyện triển khai Dự kiến số đối tượng từ 1-5 tuổi 1 Miền Bắc 4 11 98.575 2 Miền Trung 7 23 186.545 3 Tây Nguyên 2 3 17.008 4 Miền Nam 9 52 517.797 Cộng 22 89 819.925 III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH 1. Điều tra, lập danh sách đối tượng - Đối tượng tiêm bổ sung vắc xin MR là tất cả trẻ từ 1 -5 tuổi (sinh từ 01/01/2015 đến 30/6/2019) đang có mặt tại địa phương. - Trước khi triển khai kế hoạch, điều tra, lập danh sách các trẻ từ 1-5 tuổi (sinh từ 1/1/2015 đến 30/6/2019) tại các huyện được lựa chọn trong kế hoạch. + Điều tra trong trường học: Lập danh sách theo lớp đối với trẻ học mẫu giáo, nhà trẻ. Cần trao đổi với Ban giám hiệu các trường về kế hoạch phối hợp triển khai với trạm y tế, đề nghị nhà trường bố trí giáo viên, cán bộ y tế học đường (nếu có) thống kê, đăng ký đầy đủ học sinh trong độ tuổi theo lớp. + Điều tra tại cộng đồng: Nhóm trẻ từ 1-5 tuổi tại cộng đồng không đi học theo tổ/ấp/thôn bản với sự hỗ trợ của Y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, trưởng thôn trên địa bàn. Danh sách bao gồm cả đối tượng vãng lai, lưu ý những trẻ chưa được quản lý tại vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh và nơi có biến động dân cư. - Nhập dữ liệu trẻ từ 1-5 tuổi trên Hệ thống, bao gồm các mũi vắc xin sởi, MR đã tiêm. Thông tin về các mũi tiêm vắc xin sởi, MR phải có giấy xác nhận hoặc đã cập nhật thông tin trên Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia (Hệ thống) hoặc trong danh sách tiêm chủng, sổ tiêm chủng lưu tại cơ sở y tế. - Thời gian hoàn thành: Trước khi thực hiện chiến dịch 1 tháng. Lưu ý: KHÔNG tiêm vắc xin MR cho những đối tượng đã được tiêm vắc xin sởi hoặc MR hoặc sởi - quai bị - rubella trong vòng 1 tháng trước ngày tiêm. 2. Cung ứng vắc xin MR, bơm kim tiêm, hộp an toàn a) Cung ứng vắc xin MR * Dự trù vắc xin MR - Vắc xin MR sử dụng trong kế hoạch là vắc xin do Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế (POLYVAC) sản xuất, đóng gói lọ 10 liều, dạng đông khô kèm dung môi. - Dựa trên số đối tượng cần tiêm chủng, các tuyến dự trù nhu cầu vắc xin và vật tư tiêm chủng cần thiết. Số vắc xin MR (liều) = Số đối tượng x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến x Hệ số sử dụng vắc xin 1 Số vắc xin MR cần cho triển khai là 1.013.900 liều. (Chi tiết tại bảng 2) * Tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin MR - Tuyến Trung ương/khu vực: Dự án TCMR, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiếp nhận, phân bổ vắc xin, vật tư tiêm chủng cho các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur khu vực. Căn cứ kế hoạch cụ thể của từng tỉnh, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur sẽ chủ động điều phối, vận chuyển vắc xin bằng xe tải lạnh tới Trung tâm Y tế dự phòng/Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố. - Tuyến tỉnh: + Trung tâm Y tế dự phòng/Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố tiếp nhận, bảo quản, phân phối, thực hiện cấp phát vắc xin, bơm kim tiêm, hộp an toàn tới từng đơn vị cấp huyện cắn cứ vao thời gian triển khai của mỗi đơn vị cấp huyện. + Thời hạn hoàn thành chuyển vắc xin tới tuyến huyện là trước ngày triển khai tiêm vắc xin ít nhất 1 tuần. - Cấp huyện: + Trung tâm Y tế cấp huyện phân phối, vận chuyển vắc xin, bơm kim tiêm, hộp an toàn tới đơn vị cấp xã: tiếp nhận vắc xin từ kho cấp tỉnh về kho cấp huyện để bảo quản và cấp phát cho đơn vị cấp xã. + Thời hạn hoàn thành vận chuyển vắc xin tới xã là trước thời điểm triển khai của xã đó từ 1 - 3 ngày đối với các đơn vị xã xa, hoặc ngay trước buổi tiêm đối với các đơn vị cấp xã gần. - Cấp xã: Nhận vắc xin từ tuyến huyện, bảo quản và vận chuyển vắc xin tới các điểm tiêm trước buổi tiêm chủng. b) Vật tư tiêm chủng Uớc tính số lượng bơm kim tiêm, hộp an toàn: - Số BKT 0,5ml (cái) = Số đối tượng x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến x Hệ số sử dụng 1,1. - Số BKT 5ml (cái) = (Số vắc xin/10) x Hệ số sử dụng 1,1. - Số hộp an toàn (cái) = (tổng số BKT /100) x Hệ số sử dụng 1,1. Bảng 2. Dự kiến nhu cầu vắc xin MR kèm dung môi, vật tư tiêm chủng cho chiến dịch tiêm bổ sung cho trẻ từ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao, năm 2020 Khu vực Số đối tượng Vắc xin MR (liều) Bơm kim 0,5ml (cái) Bơm kim tiêm 5ml (cái) Hộp an toàn (cái) Miền Bắc 98.575 121.900 103.300 13.440 1.300 Miền Trung 186.545 230.900 195.300 25.430 2.460 Tây Nguyên 17.008 21.100 17.900 2.330 240 Miền Nam 517.797 640.000 541.500 70.430 6.770 Cộng 819.925 1.013.900 858.000 111.630 10.770 Số bơm kim tiêm tự khoá 0,5 ml cần là 858.000 cái. Số bơm kim tiêm dùng 1 lần 5 ml cần là 111.630 cái. Số hộp an toàn loại 5 lít cần cho kế hoạch là 10.770 cái. --------------------- 1 Căn cứ Quyết định số 1193/QĐ-VSDTTƯ ngày 10/9/2019 Về việc phê duyệt điều chỉnh định mức sử dụng, dự trữ vắc xin và vật tư tiêm chủng trong Dự án Tiêm chủng mở rộng. 3. Tổ chức tiêm chủng 3.1. Hình thức triển khai: Tổ chức chiến dịch tiêm chủng bổ sung, có thể triển khai tiêm chủng vắc xin MR đồng loạt tại các trường tiểu học, mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ hoặc các cơ sở y tế... trong một hoặc nhiều đợt theo cụm huyện/xã tùy vào điều kiện của từng địa phương. Thực hiện tiêm vét cho những trẻ bị sót ngay cuối mỗi đợt hoặc trong tiêm chủng thường xuyên. 3.2. Tổ chức buổi tiêm chủng a) Tổ chức buổi tiêm chủng theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ và Thông tư số 34/2018/TT-BYT, ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng. Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cần phối hợp với lực lượng Quân Y, Bộ đội biên phòng. b) Rà soát và tiêm vét Những trẻ thuộc diện đối tượng đã được đăng ký hoặc chưa được đăng ký có mặt tại địa bàn ở thời điểm triển khai cần được tiêm vét. Tiêm vét là hoạt động bắt buộc cần được dự kiến trong kế hoạch. Để hạn chế số trẻ bị bỏ sót cần thực hiện các nội dung sau: - Trong buổi tiêm: Phối hợp với các cộng tác viên cơ sở để thông báo và vận động cha mẹ đưa trẻ đến tiêm chủng. Bổ sung thêm vào danh sách các trẻ vãng lai và thống kê riêng theo mẫu ghi chép và báo cáo. - Vào cuối mỗi buổi tiêm: đánh dấu và xác định các trẻ chưa tiêm trong danh sách đã đăng ký ban đầu cũng như trẻ vãng lai mới phát hiện. Kịp thời thông báo trên loa truyền thanh hoặc tìm cách thông báo cho gia đình những trẻ chưa được tiêm để đưa trẻ đến. - Cuối đợt: Tổng hợp số lượng trẻ chưa tiêm cần được tiêm vét để bố trí đội tiêm, xác định thời gian và hậu cần vật tư cho tiêm vét. Phân công cán bộ liên hệ với các hộ gia đình thông báo lại địa điểm và thời gian tiêm vét và huy động trẻ đối tượng ra tiêm. Có thể tiến hành nhiều lần tiêm vét và chú trọng cho nhóm đối tượng khó tiếp cận để đạt tỷ lệ tiêm chủng chiến dịch 95%. Đối với các trường hợp tạm hoãn: cần có kế hoạch tiêm vét vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong tháng. Lưu ý: Sau chiến dịch, những trẻ đã tiêm 02 mũi vắc xin sởi trong đó có 01 mũi vắc xin phối hợp MR thì khi đủ 18 tháng tuổi không tiêm vắc xin MR trong tiêm chủng thường xuyên. 4. Truyền thông - Cấp tỉnh, cấp huyện: Thực hiện truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng như Đài phát thanh, truyền hình, đài truyền thanh, báo chí... để người dân biết và chủ động đưa con em đi tiêm chủng. - Cấp xã: Thông báo hàng ngày trên loa, đài về đối tượng, thời gian, địa điểm tổ chức buổi tiêm chủng. - Hình thức thực hiện: Truyền thông thực hiện trước và trong thời gian triển khai Kế hoạch. 5. Theo dõi, giám sát và báo cáo - Các tuyến quốc gia, khu vực, tỉnh, huyện chủ động cử các đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động trước, trong và sau khi triển khai kế hoạch. Cán bộ giám sát có trách nhiệm theo dõi giám sát và hỗ trợ cơ sở tiêm chủng thực hiện đúng các quy định của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng và an toàn tiêm chủng. - Thực hiện báo cáo kết quả tiêm vắc xin hàng tuần trong thời gian tổ chức kế hoạch và báo cáo tổng hợp trong vòng 7 ngày sau khi kết thúc. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố tổng hợp và gửi báo cáo kết quả tiêm vắc xin MR trên địa bàn toàn tỉnh cho Văn phòng tiêm chủng mở rộng khu vực, Tiêm chủng mở rộng quốc gia và Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế. (Lưu ý không đưa vào báo cáo chiến dịch đối với những trường hợp thuộc diện tiêm chủng thường xuyên vào thời gian triển khai chiến dịch để tránh trùng lặp đối tượng, kết quả tiêm chủng). 6. Kinh phí thực hiện 6.1. Kinh phí mua vắc xin, vật tư tiêm chủng Nguồn kinh phí Trung ương: Sử dụng nguồn kinh phí NSNN dành cho Dự án TCMR. Tổng kinh phí là 15,8 tỷ đồng, kinh phí mua vắc xin là 14,1 tỷ đồng, kinh phí mua vật tư tiêm chủng là 1,7 tỷ đồng . Bảng 3. Kinh phí mua vắc mua vắc xin, vật tư tiêm chủng cho chiến dịch, năm 2020 Nội dung Số lượng Giá (đồng) Thành tiền (đồng) Vắc xin MR (liều) 1.013.900 13.923 14.116.529.700 Dung môi MR (liều) 1.013.900 Bơm kim tiêm tự khoá 0,5 ml (cái) 858.000 1.805 1.548.690.000 Bơm kim tiêm dung 1 lần 5ml (cái) 111.630 620 69.210.600 Hộp an toàn 5 lít (cái) 10.770 11.500 123.855.000 Cộng 15.858.285.300 đồng 6.2. Kinh phí cho các hoạt động triển khai kế hoạch tại địa phương Kinh phí cho các hoạt động điều tra và lập danh sách đối tượng, in sao biểu mẫu, truyền thông vận động cộng đồng, công thực hiện mũi tiêm, giám sát trước và trong khi triển khai... do địa phương hỗ trợ. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: có trách nhiệm phê duyệt hoặc ủy quyền cho Sở Y tế phê duyệt kế hoạch và chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai kế hoạch tại địa phương. Đảm bảo nguồn lực cho việc triển khai kế hoạch. 2. Sở Y tế tỉnh, thành phố: Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về chiến dịch tiêm chủng bổ sung vắc xin MR và đề xuất hỗ trợ kinh phí triển khai tại các vùng nguy cơ cao, bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cho điểm tiêm chủng bao gồm cả các đội cấp cứu lưu động, tổ chức buổi tiêm chủng và theo dõi, xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường giám sát công tác tổ chức kế hoạch. 3. Sở Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành, đoàn thể liên quan phối hợp với ngành y tế trong công tác tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho đội ngũ cán bộ, giáo viên khối mầm non, vận động phụ huynh và học sinh tham gia tiêm vắc xin. Đồng thời hỗ trợ việc điều tra, lập danh sách đối tượng tại các vùng nguy cơ cao. Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát triển khai tiêm bổ sung vắc xin MR, đặc biệt tại các trường học. Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi triển khai. Sở Giáo dục và Đào tạo có công văn chỉ đạo Phòng Giáo dục các cấp huyện, các trường về phối hợp với ngành y tế trong triển khai tiêm vắc xin. 4. Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố, bệnh viện cấp huyện chịu trách nhiệm bố trí cán bộ phối hợp với cơ sở tiêm chủng thực hiện việc khám sàng lọc trước tiêm chủng, cấp cứu và xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. 5. Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ: - Cục Y tế dự phòng chỉ đạo triển khai Kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện việc giám sát, theo dõi và báo cáo thường xuyên kết quả thực hiện. - Cục Quản lý khám, chữa bệnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh phối hợp tổ chức thực hiện việc khám sàng lọc trước tiêm chủng, cấp cứu và xử trí kịp thời các phản ứng sau tiêm chủng. - Vụ Kế hoạch Tài chính có nhiệm vụ phối hợp với Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia và các đơn vị liên quan bố trí đủ kinh phí cung ứng vắc xin, vật tư tiêm chủng để thực hiện Kế hoạch. - Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế có trách nhiệm kiểm định, đảm bảo đúng tiến độ và giám sát chất lượng vắc xin tại các tuyến. 6. Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur khu vực theo lĩnh vực được phân công hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai. Chỉ đạo, giám sát chiến dịch tiêm chủng bổ sung để đạt tỷ lệ cao ở vùng khó tiếp cận, điều tra, xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. 7. Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia và khu vực có trách nhiệm hướng dẫn triển khai việc thực hiện kế hoạch tại các địa phương. Đảm bảo cung ứng đủ vắc xin MR và vật tư tiêm chủng cho các tỉnh triển khai. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định. 8. Trung tâm Y tế dự phòng/Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thực hiện tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định. 9. Trung tâm Nghiên cứu sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm y tế đảm bảo cung ứng đủ vắc xin MR theo kế hoạch. PHỤ LỤC 1 DANH SÁCH CÁC TỈNH TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN MR NĂM 2020 TT Tên tỉnh Số huyện Số đối tượng dự kiến Vắc xin Bơm kim tiêm 0,5ml BKT 5ml HAT 1 Thái Bình 3 46.437 57.400 48.600 6.320 610 2 Bắc Ninh 3 10.565 13.100 11.100 1.450 140 3 Nghệ An 4 36.573 45.200 38.300 4.980 480 4 Yên Bái 1 5.000 6.200 5.300 690 70 5 Quảng Trị 3 21.055 26.100 22.100 2.880 280 6 Quảng Nam 1 10.602 13.100 11.100 1.450 140 7 Quảng Ngãi 3 11.125 13.800 11.700 1.520 150 8 Bình Định 5 62.847 77.700 65.700 8.550 820 9 Phú Yên 7 48.269 59.700 50.500 6.570 630 10 Ninh Thuận 2 14.098 17.500 14.800 1.930 190 11 Bình Thuận 2 18.549 23.000 19.400 2.530 250 12 Kon Tum 2 8.464 10.500 8.900 1.160 120 13 Đắc Nông 1 8.544 10.600 9.000 1.170 120 14 Bà Rịa Vũng Tàu 8 87.462 108.100 91.400 11.900 1,140 15 Tiền Giang 6 42.089 52.000 44.000 5.720 550 16 Long An 4 31.421 38.900 32.900 4.280 410 17 Lâm Đồng 4 38.729 47.900 40.500 5.270 510 18 An Giang 11 148.242 183.100 155.000 20.150 1,930 19 Trà Vinh 2 9.430 11.700 9.900 1.290 130 20 Đồng Tháp 9 89.668 110.800 93.800 12.190 1,170 21 Bình Phước 4 21.506 26.600 22.500 2.930 280 22 Kiên Giang 4 49.250 60.900 51.500 6.700 650 MIỀN BẮC 11 98.575 121.900 103.300 13.440 1.300 MIỀN TRUNG 23 186.545 230.900 195.300 25.430 2.460 TÂY NGUYÊN 3 17.008 21.100 17.900 2.330 240 MIỀN NAM 52 517.797 640.000 541.500 70.430 6.770 TOÀN QUỐC 89 819.925 1.013.900 858.000 111.630 10.770
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "19/05/2020", "sign_number": "2106/QĐ-BYT", "signer": "Đỗ Xuân Tuyên", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-3247-QD-UBND-2011-du-toan-kinh-phi-nang-cap-do-thi-thi-tran-Long-Thanh-Dong-Nai-361911.aspx
Quyết định 3247/QĐ-UBND 2011 dự toán kinh phí nâng cấp đô thị thị trấn Long Thành Đồng Nai
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3247/QĐ-UBND Đồng Nai, ngày 06 tháng 12 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN, NÂNG CẤP ĐÔ THỊ THỊ TRẤN LONG THÀNH, HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17/6/2009; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị; Căn cứ Thông tư 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị; Xét đề cương và dự toán kinh phí lập Chương trình phát triển, nâng cấp đô thị thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2015 - 2020 do Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường Đô thị Nông thôn - Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị Nông thôn - Bộ Xây dựng lập; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng Đồng Nai tại Tờ trình số 234/TTr-SXD ngày 26/10/2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Chương trình phát triển, nâng cấp đô thị thị trấn Long Thành, huyện Long Thành giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 với nội dung chính như sau 1. Tên chương trình Chương trình phát triển, nâng cấp đô thị thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020. 2. Nội dung thực hiện 2.1. Thực trạng phát triển hệ thống đô thị và các phân tích đánh giá: - Phát triển kinh tế xã hội của thị trấn. - Phát triển hệ thống đô thị của tỉnh và huyện. - Phát triển nhà ở, khu đô thị mới, khu cải tạo chỉnh trang đô thị. - Phát triển các khu công nghiệp; điểm dân cư phục vụ khu, cụm công nghiệp. - Hạ tầng kỹ thuật của các đô thị: Gồm giao thông, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc, quản lý chất thải rắn, công viên cây xanh, nghĩa trang đô thị. - Hạ tầng xã hội của các đô thị: Gồm công trình giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thương mại dịch vụ. - Môi trường của các đô thị: Gồm chất lượng môi trường khí, chất lượng nước mặt hệ thống sông, hồ và kênh rạch, chất lượng nước ngầm, rác thải đô thị. - Phân tích, đánh giá, tổng hợp về hiện trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của thị trấn Long Thành, huyện Long Thành; so sánh hiện trạng phát triển của thị trấn với các tiêu chí của đô thị loại IV. 2.2. Chương trình phát triển, nâng cấp đô thị giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020: a) Mục tiêu: - Định hướng phát triển đô thị, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển đô thị Long Thành cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại IV vào năm 2020. - Đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững và giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa của thị trấn. b) Định hướng phát triển hệ thống đô thị: Được chia thành 02 giai đoạn: Giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 -2020, bao gồm các nội dung sau đây: - Phát triển kinh tế xã hội của thị trấn. - Phát triển hệ thống đô thị của huyện và tỉnh. - Phát triển nhà ở, khu đô thị mới, khu cải tạo chỉnh trang đô thị. - Phát triển các khu công nghiệp; điểm dân cư phục vụ khu, cụm công nghiệp. - Hạ tầng kỹ thuật của các đô thị: Gồm giao thông đô thị, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp điện, chiếu sáng đô thị, viễn thông, quản lý chất thải rắn, công viên cây xanh, nghĩa trang đô thị. - Hạ tầng xã hội của các đô thị: Gồm công trình giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thương mại dịch vụ. - Môi trường của các đô thị: Gồm chất lượng môi trường khí, chất lượng nước mặt hệ thống sông, hồ và kênh rạch, chất lượng nước ngầm, rác thải đô thị. c) Lộ trình nâng loại đô thị. d) Đề xuất các danh mục dự án trọng điểm tại các đô thị: - Các dự án xây dựng khu đô thị mới. - Các dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị. - Các dự án nâng cấp đô thị (theo Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 08/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình nâng cấp đô thị Quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020). - Các dự án hạ tầng kỹ thuật: Gồm giao thông, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp điện, chiếu sáng đô thị, quản lý chất thải rắn, công viên cây xanh, nghĩa trang đô thị. - Các dự án hạ tầng xã hội: Các dự án nhà ở (gồm nhà ở thương mại, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ, xây dựng ký túc xá sinh viên, nhà ở cho người thu nhập thấp, ...), công trình giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ. e) Đề xuất giải pháp tài chính. g) Tổ chức thực hiện. 3. Sản phẩm của chương trình - Thuyết minh tổng hợp (bao gồm thuyết minh; phụ lục các văn bản pháp lý; phụ lục bảng biểu số liệu và bản vẽ minh họa). - Hệ thống các bản vẽ minh họa. - Dự thảo tờ trình, dự thảo quyết định phê duyệt chương trình. 4. Tiến độ xây dựng chương trình Tiến độ thực hiện lập và trình duyệt chương trình phát triển, nâng cấp đô thị trong 06 tháng kể từ ngày đề cương được phê duyệt. 5. Kinh phí thực hiện Dự toán kinh phí: 816.145.368 đồng (bằng chữ: Tám trăm mười sáu triệu, một trăm bốn mươi lăm ngàn, ba trăm sáu mươi tám đồng), bao gồm: - Chi phí lập chương trình: 750.736.598 đồng. - Chi phí quản lý: 34.082.992 đồng. - Chi phí thẩm định: 31.325.778 đồng. - Nguồn vốn lập chương trình: Ngân sách tỉnh. 6. Tổ chức thực hiện - Cơ quan chủ đầu tư: UBND huyện Long Thành. - Cơ quan tư vấn : Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường Đô thị Nông thôn thuộc Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị Nông thôn - Bộ Xây dựng. - Cơ quan thẩm định và trình: Sở Xây dựng Đồng Nai. - Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh Đồng Nai. Ðiều 2. Trong quá trình triển khai thực hiện, chủ đầu tư có trách nhiệm theo dõi chỉ đạo chặt chẽ, thanh quyết toán đúng khối lượng, đơn giá cùng các khoản chi phí khác đảm bảo chất lượng hồ sơ và tổ chức nghiệm thu bàn giao đúng thời hạn, đúng nguyên tắc thủ tục theo quy định hiện hành. Ðiều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ðiều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Ðầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông Vận tải, Chủ tịch UBND huyện Long Thành, Chủ tịch UBND thị trấn Long Thành, Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Minh Phúc
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đồng Nai", "promulgation_date": "06/12/2011", "sign_number": "3247/QĐ-UBND", "signer": "Trần Minh Phúc", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-2352-QD-UBND-2017-phong-chong-lut-bao-cong-trinh-ho-Duong-Coc-Thanh-Hoa-354732.aspx
Quyết định 2352/QĐ-UBND 2017 phòng chống lụt bão công trình hồ Duồng Cốc Thanh Hóa
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2352/QĐ-UBND Thanh Hóa, ngày 04 tháng 07 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO NĂM 2017 CÔNG TRÌNH: HỒ DUỒNG CỐC, HUYỆN CẨM THỦY CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 10; Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập; Xét đề nghị của Công ty TNHH một thành viên Sông Chu tại Tờ trình số 511/SC-KT ngày 20/6/2017 về việc phê duyệt Phương án phòng chống lụt bão năm 2016 công trình hồ Duồng Cốc, huyện Cẩm Thủy (kèm theo phương án) và Kết quả thẩm định số 1666/SNN&PTNT-TL ngày 14/6/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Phương án phòng chống lụt bão (PCLB) năm 2017 công trình hồ Duồng Cốc, huyện Cẩm Thủy, bao gồm những nội dung chính như sau: 1. Các thông số kỹ thuật chủ yếu: - Là hồ điều tiết năm; công trình cấp III. - Diện tích tưới: 757 ha. - Diện tích lưu vực FLV = 19,8 km2. - MNDBT: Ñ(+101.00) m, ứng với dung tích WBT = 6,15x106m3. - MNSC: Ñ(+102.15) m, ứng với dung tích WSC = 7,48x106m3. - MNC: Ñ(+88.00) m, ứng với dung tích WC = 0,21x106m3. - Đập đất: + Đập chính: Dài L = 286 m, chiều rộng mặt đập B = 5 m, cao 22,4 m; cao trình đỉnh đập (+103.40) m; cao trình đỉnh tường chắn sóng (+104.00) m. + Đập phụ: Dài L = 170 m, chiều rộng mặt đập B = 1 m, cao 18 m; cao trình đỉnh đập (+103.40) m; cao trình đỉnh tường chắn sóng (+104.00) m. - Tràn xả lũ rộng Btr = 46 m; cao trình ngưỡng tràn (+101,00) m; Htràn = 1,15 m; Qtràn = 147,07 m3/s. - Cống lấy nước F 100 cm, dài 100 m; cao độ đáy (+86.21) m, Qtk = 1,2 m3/s. 2. Phương án phòng chống lụt bão: 2.1. Mục tiêu: Đảm bảo an toàn công trình, an toàn sản xuất, an toàn dân sinh kinh tế vùng hạ du. 2.2. Quy định vận hành trong mùa mưa lũ: Theo Quy trình vận hành hồ Duồng Cốc do đơn vị tư vấn lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp Quy trình vận hành chưa được phê duyệt đề nghị Công ty TNHH một thành viên Sông Chu khẩn trương lập hồ sơ trình duyệt theo quy định và thực hiện theo phương án trữ nước của Công ty đảm bảo an toàn hồ chứa và phục vụ sản xuất. 2.3. Một số tình huống sự cố có thể xảy ra và biện pháp xử lý đối với công trình: a) Một số tình huống sự cố có thể xảy ra: - Khi mực nước hồ đạt đến cao trình thiết kế kết hợp mưa lớn làm cho sạt lở mái đập đất do đường bão hòa thân đập dâng cao, nước thấm ra mái hạ lưu đập. - Trong trường hợp có nước thấm ra mái, chân mái hạ lưu hoặc xuất hiện mạch đùn, mạch sủi có nước đục chảy ra. - Xói lùng dọc thân cống lấy nước qua thân đập hoặc hai vai đập. - Nếu có tổ mối lớn do kiểm tra không phát hiện được còn tiềm ẩn trong thân đập làm cho nước thấm qua gây ra sự cố. - Khi có tin bão gần có khả năng đổ bộ vào Thanh Hóa và có mưa to phải đóng cống nhưng cánh cửa kẹt không xuống được. - Xuất hiện lũ đặc biệt lớn có nguy cơ tràn qua đỉnh đập đất gây xói lở mái hạ lưu đập hoặc có nguy cơ vỡ đập. b) Biện pháp xử lý đối với các tình huống xảy ra: Thống nhất các biện pháp xử lý giờ đầu trong Phương án PCLB công trình hồ Duồng Cốc năm 2017 do Công ty TNHH một thành viên Sông Chu lập. 2.4. Đảm bảo vật tư dự phòng và nhân lực ứng cứu: a) Vật tư dự phòng tại công trình: Công ty TNHH một thành viên Sông Chu chuẩn bị vật tư dự phòng tại công trình đảm bảo số lượng, chất lượng và tập kết đúng vị trí quy định, thuận lợi khi ứng phó với các tình huống xảy ra. Bảng vật tư dự phòng tại công trình TT Tên vật tư ĐVT Đã có Bổ sung Ghi chú 1 Đá hộc m3 30 Tại chân công trình 2 Đá 1x2 m3 7,6 3 Đá 4x6 m3 10,0 4 Cát m3 9,6 5,4 5 Rọ thép cái 50 Tại kho của công trình 6 Bao tải cái 1.750 280 7 Cọc tre cọc 370 50 8 Vồ gỗ (có cán) cái 5 2 9 Phao cứu sinh cái 3 10 Áo phao cái 3 11 Cuốc bàn (có cán) cái 10 12 Xẻng (có cán) cái 10 13 Dao phát cái 8 14 Dao chặt cái 3 2 15 Cuốc chim cái 10 16 Đèn bão cái 10 17 Đèn ắc quy cái 2 18 Phai gỗ cái 7 19 Xăng dầu lít 16 4 20 Loa tay cái 1 b) Vật tư dự phòng trong dân: Trên cơ sở kế hoạch vật tư dự phòng trong dân do Công ty TNHH một thành viên Sông Chu lập trong phương án, giao Ban Chỉ huy PCLB hồ Duồng Cốc báo cáo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) các huyện Cẩm Thủy, Bá Thước để phân giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị liên quan chuẩn bị vật tư dự phòng theo kế hoạch đảm bảo thuận lợi khi ứng phó với các tình huống xảy ra. c) Nhân lực ứng cứu: Ban Chỉ huy PCLB hồ Duồng Cốc xây dựng phương án phối hợp cụ thể với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các xã Cẩm Liên, Cẩm Thạch, Cẩm Bình, Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy; xã Điền Hạ, huyện Bá Thước chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện thường trực để xử lý khi xảy ra các tình huống. Điều 2. Tổ chức thực hiện: - Ban Chỉ huy PCLB hồ Duồng Cốc thực hiện kiểm tra công tác chuẩn bị đảm bảo an toàn công trình trước mùa lũ theo quy định tại Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Nghị định số 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập; có trách nhiệm báo cáo với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện Cẩm Thủy, Bá Thước để triển khai và phân công cụ thể cho từng đơn vị, thành viên và các xã trong khu vực theo phương án PCLB cụ thể, chi tiết với phương châm “4 tại chỗ”: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, kỹ thuật tại chỗ, vật tư hậu cần tại chỗ; Tổ chức cho các xã, các đơn vị có liên quan quán triệt nội dung Phương án để sẵn sàng triển khai khi có tình huống xảy ra. - UBND các huyện Cẩm Thủy, Bá Thước có phương án cụ thể tổ chức lực lượng nhân công thường trực ứng cứu kịp thời theo phương án đề ra. - Công ty TNHH một thành viên Sông Chu tổ chức cắm mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập theo Nghị định số 72/2007/NĐ-CP của Chính phủ; khẩn trương sửa chữa, khắc phục các hư hỏng của công trình còn tồn tại theo kế hoạch của Công ty và báo cáo kiểm tra công trình trước mùa lũ năm 2017; chuẩn bị vật tư dự phòng tại công trình; vận hành công trình theo quy trình được phê duyệt; theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết; là cơ quan thường trực trong công tác PCLB công trình hồ Duồng Cốc; thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện Phương án về Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cấp, các ngành có liên quan. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng Ban Chỉ huy PCLB hồ Duồng Cốc, Chủ tịch UBND các huyện Cẩm Thủy, Bá Thước; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Sông Chu và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3 QĐ; - Ban Chỉ đạo TW về PCTT (để b/c); - Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c); - Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c); - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền; - Phó Chánh Văn phòng Lê Thanh Hải; - Lưu: VT, NN. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Đức Quyền
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa", "promulgation_date": "04/07/2017", "sign_number": "2352/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Đức Quyền", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-411-QD-UBND-sua-doi-dieu-le-hiep-hoi-ho-tieu-Chu-Se-Gia-Lai-2016-312537.aspx
Quyết định 411/QĐ-UBND sửa đổi điều lệ hiệp hội hồ tiêu Chư Sê Gia Lai 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 411/QĐ-UBND Gia Lai, ngày 29 tháng 04 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH V/V PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) CỦA HIỆP HỘI HỒ TIÊU HUYỆN CHƯ SÊ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2010/NĐ-CP; Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP; Xét đề nghị của Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê và đề xuất của Giám đốc Sở Nội vụ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê lần thứ II (nhiệm kỳ 2015-2020) do Đại hội nhiệm kỳ của Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê thông qua ngày 28/10/2015. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 2; - TT Tỉnh ủy; - TT HĐND tỉnh; - Chủ tịch UBND tỉnh; - Lưu: VT, NL, NC. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Đức Hoàng ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) CỦA HIỆP HỘI HỒ TIÊU CHƯ SÊ (Phê duyệt kèm Quyết định số: 411/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Tên gọi, biểu tượng 1. Tên tiếng Việt: Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê. 2. Tên tiếng Anh: Chuse Pepper Association. 3. Tên viết tắt: CPA. 4. Biểu tượng: Điều 2. Tôn chỉ, mục đích Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các hộ có sản xuất, kinh doanh hồ tiêu và các tổ chức liên quan trên địa bàn huyện Chư Sê tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở 1. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Trụ sở của Hiệp hội đặt tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Điều 4. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động 1. Hiệp hội hoạt động trên phạm vi huyện Chư Sê, trong lĩnh vực nông nghiệp. 2. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của UBND huyện Chư Sê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Sê và các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động 1. Tự nguyện, tự quản. 2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch. 3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động. 4. Không vì mục đích lợi nhuận. 5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội. Chương II NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN Điều 6. Nhiệm vụ 1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hiệp hội. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội đã được phê duyệt. Không được lợi dụng hoạt động của Hiệp hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. 2. Thực hiện việc liên kết “bốn nhà” (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý) để thực hiện các nhiệm vụ chính là: - Giữ vững và phát triển vùng nguyên liệu hồ tiêu theo hướng thâm canh, nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển vườn cây bền vững. - Tìm hiểu và thông tin về thị trường, giá cả để hội viên, nông dân xác định lựa chọn thời điểm để bán hàng đúng giá sản phẩm của mình. - Tổ chức quản lý và quảng bá thương hiệu hồ tiêu Chư Sê. 3. Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hiệp hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. 4. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và điều lệ, quy chế, quy định của Hiệp hội. 5. Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. 6. Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hiệp hội theo quy định của pháp luật. 7. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hiệp hội. 8. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hiệp hội theo đúng quy định của pháp luật. 9. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Điều 7. Quyền hạn 1. Tuyên truyền mục đích của Hiệp hội. 2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội. 3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. 4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội; tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật. 5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hiệp hội và lĩnh vực Hiệp hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. 6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội. 7. Thành lập pháp nhân thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật. 8. Được gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động. 9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước giao (nếu có). Chương III HỘI VIÊN Điều 8. Hội viên, tiêu chuẩn hội viên 1. Hội viên của Hiệp hội gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự. a) Hội viên chính thức: Công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh hồ tiêu; các tổ chức, đơn vị liên quan trên địa bàn huyện Chư Sê và các hộ chế biến, kinh doanh, dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu Chư Sê, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội thì có thể được kết nạp Hội viên chính thức của Hiệp hội. b) Hội viên liên kết: Các tổ chức, cá nhân, các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến hồ tiêu (không thuộc địa bàn huyện Chư Sê) và có nhiều đóng góp cho sản xuất, phát triển ngành hàng hồ tiêu của huyện thì được mời làm hội viên liên kết. c) Hội viên danh dự: Các tổ chức cá nhân ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho Hiệp hội hoạt động, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp, ngành nghề của Hiệp hội được Hiệp hội mời làm hội viên danh dự. 2. Tiêu chuẩn Hội viên chính thức: Tất cả các hộ sản xuất hồ tiêu, các tổ chức, đơn vị liên quan trên địa bàn huyện Chư Sê và các hộ chế biến, kinh doanh, dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm Hồ tiêu Chư Sê (không phân biệt doanh nghiệp nhà nước, DNTN hay Công ty TNHH) nếu tán thành Điều lệ của Hiệp hội và đóng góp hội phí đầy đủ, đều được xem xét kết nạp vào Hiệp hội. Điều 9. Quyền của Hội viên 1. Được Hiệp hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật. 2. Được Hiệp hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, được tham gia các hoạt động do Hiệp hội tổ chức. 3. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương hoạt động của Hiệp hội theo quy định của Hiệp hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội. 4. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử vào các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hiệp hội theo quy định của Hiệp hội. 5. Được giới thiệu Hội viên mới. 6. Được khen thưởng theo quy định của Hiệp hội. 7. Được cấp thẻ Hội viên. 8. Được ra khỏi Hiệp hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên. 9. Hội viên liên kết, Hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như Hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử vào Ban Lãnh đạo, Ban Kiểm tra Hiệp hội. Điều 10. Nghĩa vụ của Hội viên 1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hiệp hội. 2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hiệp hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hiệp hội phát triển vững mạnh. 3. Bảo vệ uy tín của Hiệp hội, không được nhân danh Hiệp hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hiệp hội phân công, ủy quyền bằng văn bản. 4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hiệp hội. 5. Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hiệp hội. Điều 11. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp Hội viên; thủ tục ra khỏi Hiệp hội - Việc kết nạp hội viên do Ban lãnh đạo Hiệp hội xét và quyết định. - Hiệp hội có thể mời các cá nhân đang công tác tại các sở, ngành chức năng của tỉnh, các nhà khoa học và nhà quản lý tham gia làm hội viên danh dự của Hiệp hội với chức năng tư vấn, giúp đỡ phát triển Hiệp hội. Chương IV TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG Điều 12. Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội 1. Đại hội. 2. Ban Chấp hành. 3. Ban Thường vụ Hiệp hội. 4. Ban Kiểm tra. 5. Ban Tài chính - Kế hoạch - Dự án đầu tư và xúc tiến thương mại. 5. Ban Khoa học công nghệ. 6. Ban thi đua khen thưởng và phát triển hội viên. 7. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội. 8. Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội. 9. Văn phòng, các ban chuyên môn. 10. Các Chi hội cơ sở thuộc Hiệp hội. Điều 13. Đại hội 1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị. 2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội đại biểu. Đại hội đại biểu được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức được triệu tập có mặt. 3. Nhiệm vụ của Đại hội: a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hiệp hội; b) Thảo luận và thông qua Điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ (nếu có); đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hiệp hội (nếu có); c) Thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và báo cáo tài chính của Hiệp hội; d) Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra; đ) Các nội dung khác (nếu có); e) Thông qua nghị quyết Đại hội. 4. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội: a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định. b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành. Điều 14. Ban Chấp hành Hiệp hội 1. Ban Chấp hành Hiệp hội do Đại hội bầu trong số các hội viên của Hiệp hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành: a) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hiệp hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hiệp hội giữa hai kỳ Đại hội. b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội. c) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hiệp hội. d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hiệp hội. Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hiệp hội; quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hiệp hội; quy chế khen thưởng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Hiệp hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật. đ) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên Ban Thường vụ; bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra. Số ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không được quá 1/3 so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định. 3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành: a) Ban Chấp hành hoạt động theo quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội. b) Ban Chấp hành mỗi năm họp 02 lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc trên 1/2 tổng số ủy viên Ban Chấp hành. c) Các cuộc họp của Ban Chấp hành hợp lệ khi có 1/2 ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quyết định. d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên 1/2 tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội. Điều 15. Ban Thường vụ Hiệp hội 1. Ban Thường vụ Hiệp hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành; Ban Thường vụ Hiệp hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ: a) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hiệp hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hiệp hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành. b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành. c) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hiệp hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hiệp hội. 3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ: a) Ban Thường vụ hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội. b) Ban Thường vụ mỗi 03 tháng họp 01 lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hiệp hội hoặc trên 1/2 tổng số ủy viên Ban Thường vụ. c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ hợp lệ khi có 1/2 ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định. d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội. Điều 16. Ban Kiểm tra Hiệp hội 1. Ban Kiểm tra Hiệp hội gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban (nếu có) và một số ủy viên do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra: a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hiệp hội, nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các quy chế của Hiệp hội trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị, hội viên thuộc Hiệp hội. b) Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hội viên và công dân gửi đến Hiệp hội. 3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Kiểm tra: Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội. Điều 17. Ban Tài chính - Kế hoạch - Dự án đầu tư và xúc tiến thương mại 1. Ban Tài chính - Kế hoạch - Dự án đầu tư và xúc tiến thương mại gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban (nếu có) và một số ủy viên do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Tài chính - Kế hoạch - Dự án đầu tư và xúc tiến thương mại do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Tài chính - Kế hoạch - Dự án đầu tư và xúc tiến thương mại cùng với nhiệm kỳ Đại hội. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Tài chính - Kế hoạch - Dự án đầu tư và xúc tiến thương mại: Tham mưu giúp BCH Hiệp hội trong các lĩnh vực Tài chính - Kế hoạch - Dự án đầu tư và xúc tiến thương mại. 3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Tài chính - Kế hoạch - Dự án đầu tư và xúc tiến thương mại: Hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội. Điều 18. Ban Khoa học công nghệ 1. Ban Khoa học công nghệ gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban (nếu có) và một số ủy viên do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Khoa học công nghệ do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Khoa học công nghệ cùng với nhiệm kỳ Đại hội. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Khoa học công nghệ: Tìm hiểu, nghiên cứu để tham mưu cho Ban chấp hành Hiệp hội để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, chế biến và bảo quản Hồ tiêu. 3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Khoa học công nghệ: Hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội. Điều 19. Ban thi đua khen thưởng và phát triển hội viên 1. Ban thi đua khen thưởng và phát triển hội viên gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban (nếu có) và một số ủy viên do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban thi đua khen thưởng và phát triển hội viên do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban thi đua khen thưởng và phát triển hội viên cùng với nhiệm kỳ Đại hội. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thi đua khen thưởng và phát triển hội viên: a) Có kế hoạch duy trì sinh hoạt các chi hội và phát triển hội viên mới. b) Tham mưu BCH Hiệp hội về nội dung các phong trào thi đua khen thưởng các cá nhân điển hình tiên tiến. 3. Nguyên tắc hoạt động của Ban thi đua khen thưởng và phát triển hội viên: Hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội. Điều 20. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội 1. Chủ tịch Hiệp hội là đại diện pháp nhân của Hiệp hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hiệp hội. Chủ tịch Hiệp hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hiệp hội do Ban Chấp hành Hiệp hội quy định. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hiệp hội: a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội. b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của Hiệp hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội về mọi hoạt động của Hiệp hội. Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hiệp hội theo quy định Điều lệ Hiệp hội, nghị quyết Đại hội, nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội. c) Chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Thường vụ. d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hiệp hội. đ) Khi Chủ tịch Hiệp hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hiệp hội được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chủ tịch Hiệp hội. 3. Phó Chủ tịch Hiệp hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội. Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hiệp hội do Ban Chấp hành Hiệp hội quy định. Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Hiệp hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hiệp hội theo sự phân công của Chủ tịch Hiệp hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hiệp hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hiệp hội phân công hoặc ủy quyền. Phó Chủ tịch Hiệp hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội, phù hợp với Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật. 4. Tổng Thư ký Tổng Thư ký do Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội kiêm nhiệm. Tiêu chuẩn Tổng thư ký Hiệp hội do Ban Chấp hành Hiệp hội quy định. Tổng Thư ký giúp Chủ tịch Hiệp hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hiệp hội theo sự phân công của Chủ tịch Hiệp hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hiệp hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hiệp hội phân công hoặc ủy quyền. Tổng Thư ký thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội phù hợp với Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật. Tổng Thư ký là người làm việc trực tiếp, thừa ủy quyền chủ tịch Hiệp hội để điều hành công việc hàng ngày và phụ trách Văn phòng Hiệp hội. Điều 21. Ủy viên ban chấp hành 1. Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội do hội viên các Chi hội bầu. Tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội do Ban Chấp hành Hiệp hội quy định. 2. Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội giúp Chủ tịch Hiệp hội thực hiện các công tác của Hiệp hội theo sự phân công của Chủ tịch Hiệp hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hiệp hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hiệp hội phân công hoặc ủy quyền. Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội phù hợp với Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật. Điều 22. Văn phòng hiệp hội Văn phòng Hiệp hội do Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký trực tiếp chỉ đạo hoạt động, giúp BCH Hiệp hội giải quyết các việc liên quan đến hoạt động thường ngày của Hiệp hội. Văn phòng Hiệp hội bao gồm: Nhân viên văn phòng, kế toán, thủ quỹ, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, nhân viên công nghệ thông tin. Phó chủ tịch phụ trách Văn phòng chịu trách nhiệm tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng chức danh cụ thể. Nguyên tắc hoạt động của Văn phòng hiệp hội: Hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội. Điều 23. Chi hội cơ sở Chi hội là tổ chức cơ sở của Hiệp hội tập hợp tất cả hội viên tại từng địa bàn xã, thị trấn. Ban chấp hành Chi hội do các hội viên bầu ra bao gồm Chi hội trưởng, Chi hội phó và thư ký. Ban chấp hành Chi hội là người đại diện cho hội viên trong Chi hội để phản ánh những tâm tư nguyện vọng, yêu cầu, đề nghị của các hội viên với BCH Hiệp hội. Nhiệm kỳ của BCH Chi hội là 5 năm. Ban chấp hành Chi hội do Hiệp hội phê chuẩn và công nhận trên cơ sở kết quả bầu cử của hội viên trong Chi hội. Chương V CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT; ĐỔI TÊN VÀ GIẢI THỂ Điều 24. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hiệp hội thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định của pháp luật về hội, nghị quyết Đại hội và các quy định pháp luật có liên quan. Chương VI TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN Điều 25. Tài chính, tài sản của Hiệp hội 1. Tài chính của Hiệp hội: a) Nguồn thu của Hiệp hội: - Lệ phí gia nhập Hiệp hội, hội phí hàng năm của hội viên; - Thu từ các hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật; - Tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; - Hỗ trợ của nhà nước gắn với nhiệm vụ được giao (nếu có); - Các khoản thu hợp pháp khác. b) Các khoản chi của Hiệp hội: - Chi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội; - Chi thuê trụ sở làm việc, mua sắm phương tiện làm việc; - Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với những người làm việc tại Hiệp hội theo quy định của Ban Chấp hành Hiệp hội phù hợp với quy định của pháp luật; - Chi khen thưởng và các khoản chi khác theo quy định của Ban Chấp hành. 2. Tài sản của Hiệp hội: Tài sản của Hiệp hội bao gồm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Hiệp hội. Tài sản của Hiệp hội được hình thành từ nguồn kinh phí của Hiệp hội, do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, tặng theo quy định của pháp luật; được Nhà nước hỗ trợ (nếu có). Điều 26. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hiệp hội 1. Tài chính, tài sản của Hiệp hội chỉ được sử dụng cho các hoạt động của Hiệp hội. 2. Tài chính, tài sản của Hiệp hội khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật. 3. Ban Chấp hành Hiệp hội ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hiệp hội đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm, phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hiệp hội. Chương VII KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT Điều 27. Khen thưởng 1. Tổ chức, đơn vị thuộc Hiệp hội, hội viên có thành tích xuất sắc được Hiệp hội khen thưởng hoặc được Hiệp hội đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật. 2. Ban Chấp hành Hiệp hội quy định cụ thể hình thức, thẩm quyền, thủ tục khen thưởng trong nội bộ Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội. Điều 28. Kỷ luật 1. Tổ chức, đơn vị thuộc Hiệp hội, hội viên vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ, quy định, quy chế hoạt động của Hiệp hội thì bị xem xét, thi hành kỷ luật bằng các hình thức: khiển trách, cảnh cáo hoặc khai trừ khỏi Hiệp hội. 2. Ban Chấp hành Hiệp hội quy định cụ thể thẩm quyền, quy trình xem xét kỷ luật trong nội bộ Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội. Chương VIII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 29. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội Chỉ có Đại hội đại biểu Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội phải được 1/2 số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành. Điều 30. Hiệu lực thi hành 1. Điều lệ Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê gồm 08 Chương, 30 Điều, đã được Đại hội đại biểu Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê (lần thứ II) thông qua ngày 28 tháng 10 năm 2015 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Gia Lai. 2. Căn cứ quy định pháp luật về hội và Điều lệ Hiệp hội, Ban Chấp hành Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Gia Lai", "promulgation_date": "29/04/2016", "sign_number": "411/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Đức Hoàng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-422-QD-UBND-2014-chi-phi-ho-tro-dao-tao-nghe-tu-ngan-sach-nha-nuoc-Ninh-Binh-276091.aspx
Quyết định 422/QĐ-UBND 2014 chi phí hỗ trợ đào tạo nghề từ ngân sách nhà nước Ninh Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 422/QĐ-UBND Ninh Bình, ngày 12 tháng 06 năm 2014 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC NGHỀ, ĐỊNH MỨC CHI PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ VÀ DẠY NGHỀ DƯỚI BA THÁNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002; Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Căn cứ Thông tư Liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/8/2012 của liên Bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Căn cứ Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNNPTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012 của liên Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Thông tin và Truyền thông hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 41/TTr-SLĐTBXH ngày 09/5/2014, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt danh mục 61 nghề, định mức chi phí hỗ trợ đào tạo nghề từ ngân sách Nhà nước trình độ sơ cấp, dạy nghề dưới ba tháng tại các cơ sở dạy nghề, cơ sở khác tham gia dạy nghề để đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ (Có biểu chi tiết kèm theo). Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 722/QĐ-UBND ngày 19/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục nghề, định mức chi phí hỗ trợ đào tạo nghề từ Ngân sách Nhà nước cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2012-2015. Điều 4. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 4; - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Các Đoàn thể của tỉnh; - Lưu: VT, VP5, VP3, VP6 Tr18/LĐ TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Văn Dung BIỂU SỐ 01 DANH MỤC NGHỀ, ĐỊNH MỨC CHI PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ TỪ NSNN TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ DẠY NGHỀ DƯỚI 03 THÁNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH (Kèm theo Quyết định số 422/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh Ninh Bình) TT Tên nghề đào tạo Thời gian (tháng) Thực hiện chương trình khóa học nghề Chi phí đào tạo cho 1 học viên Mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề từ NSNN cho 1 học viên/ khóa học (1.000 đồng) Tổng số giờ/khóa học Trong đó: Mức chi phí đào tạo cho 1 học viên/ khóa học (1.000 đồng) Tỷ lệ phân bố cho từng nội dung chi (%) ĐT:1 ĐT:2 ĐT:3 Số giờ lý thuyết Số giờ thực hành nghề Số giờ ôn tập, kiểm tra Chi tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ, chứng nhận nghề Chi thù lao giáo viên, người dạy nghề Chi hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề Chi công tác quản lý lớp học Chi thuê lớp học, thuê thiết bị dạy nghề Chi khác A B 1 2=3+4+5 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 A Nghề phi nông nghiệp I Sơ cấp nghề 1 Cơ khí (nguội căn bản) 3 400 100 279 21 3,000 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 3,000 2,500 2,000 2 Hàn điện 3 392 60 300 32 3,000 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 3,000 2,500 2,000 3 Hàn hơi và inox 3 400 90 295 15 3,000 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 3,000 2,500 2,000 4 Sửa chữa ô tô 3 400 96 274 30 3,000 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 3,000 2,500 2,000 5 Điện dân dụng 3 400 70 290 40 3,000 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 3,000 2,500 2,000 6 Điện lạnh 3 400 110 265 25 3.000 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 3,000 2,500 2,000 7 Điện tử 3 400 90 305 5 3,000 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 3,000 2,500 2,000 8 Sửa chữa lắp đặt mạng cấp, thoát nước gia đình 3 400 82 305 13 3,000 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 3,000 2,500 2,000 9 Chế tác đá mỹ nghệ 3 400 35 344 21 3,000 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 3,000 2,500 2,000 10 Mộc mỹ nghệ 3 400 35 341 24 3,000 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 3,000 2,500 2,000 11 Mộc dân dụng 3 400 45 344 11 3,000 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 2,500 2,500 2,000 12 Xây dựng dân dụng 3 400 60 316 24 3,000 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 3,000 2,500 2,000 13 Kỹ thuật xây dựng 3 400 111 269 20 3,000 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 3,000 2,500 2,000 14 Sửa chữa máy tính phần cứng 3 400 115 277 8 2,500 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 2,500 2,500 2,000 15 May công nghiệp 3 400 52 327 21 2,500 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 2,500 2,500 2,000 16 Cắt may trang phục 3 405 91 282 32 2,500 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 2,500 2,500 2,000 17 Sửa chữa xe gắn máy 3 405 95 304 6 2,500 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 2,500 2,500 2,000 18 Vi tính văn phòng 3 405 88 309 8 2,500 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 2,500 2,500 2,000 19 Sản xuất gốm thô 3 436 96 295 45 2,500 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 2,500 2,500 2,000 20 Vận hành máy phương tiện thủy nội địa (thuyền) 3 396 72 304 20 2,500 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 2,500 2,500 2,000 21 Lái phương tiện thủy nội địa (thuyền) 3 396 72 304 20 2,500 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 2,500 2,500 2,000 22 Hướng dẫn du lịch 3 396 48 340 8 2,500 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 2,500 2,500 2,000 23 Kỹ thuật chế biến món ăn 3 396 60 328 8 2,500 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 2,500 2,500 2,000 24 Dịch vụ nhà hàng, khách sạn 3 396 60 321 15 2,000 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 2,000 2,000 2,000 II Dạy nghề dưới 3 tháng 1 Xoa bóp bấm huyệt 2 294 60 222 12 2,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 2,000 2,000 2,000 2 Móc thủ công (móc sợi, đính hạt cườm) 2 300 30 260 10 2,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 2,000 2,000 2,000 3 Đan lát thủ công (Đan cói, bẹ chuối, bèo bồng, mây tre) 2 300 30 260 10 2,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 2,000 2,000 2,000 4 Sửa chữa thiết bị may gia đình 1 132 36 90 6 1,000 5-10 30-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 5 Ren thủ công, thêu vi tính (thêu ren, thêu rua) 1 132 16 110 6 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 6 Khâu chăn bông 1 132 36 90 6 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 7 Dệt chiếu 1 132 36 90 6 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 8 Chẻ tăm hương, Xe hương 1 132 26 100 6 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 9 Chụp ảnh 1 132 26 100 6 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 10 Tết bện lúa non xuất khẩu 1 132 26 100 6 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 11 Nghề phi nông nghiệp khác 2 320 60 245 15 1,500 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,500 1,500 1,500 B Nghề nông nghiệp I Dạy nghề dưới 3 tháng 1 Nuôi và phòng trừ bệnh cho gà 2 320 72 218 30 2,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 2,000 2,000 2,000 2 Nuôi và phòng trừ bệnh cho lợn 2 320 72 218 30 2,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 2,000 2,000 2,000 3 Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh 2 320 58 222 40 2,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 2,000 2,000 2,000 4 Chế biến sản phẩm từ đậu nành 2 320 65 201 54 2,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 2,000 2,000 2,000 5 Nuôi dê, thỏ 2 294 72 182 40 2,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 2,000 2,000 2,000 6 Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt 2 294 52 206 36 2,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 2,000 2,000 2,000 7 Ươm giống và nuôi ngao 2 294 54 206 34 2,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 2,000 2,000 2,000 8 Trồng và nhân giống nấm 2 294 70 209 15 2,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 2,000 2,000 2,000 9 Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi 2 294 96 178 20 1,500 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,500 1,500 1,500 10 Trồng và khai thác rừng trồng 2 294 60 219 15 1,500 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,500 1,500 1,500 11 Vận hành máy gặt đập liên hợp 1 132 29 95 8 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 12 Trồng đậu tương, lạc 1 132 32 92 8 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 13 Trồng thanh long 1 132 36 88 8 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 14 Sản xuất nem dê 1 132 26 98 8 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 15 Trồng rau an toàn 1 132 26 98 8 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 16 Nuôi tôm sú 1 132 26 98 8 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 17 Nuôi tôm thẻ chân trắng 1 132 26 98 8 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 18 Nuôi ba ba 1 132 26 98 8 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 19 Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò 1 132 30 94 8 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 20 Trồng hoa lily, hoa loa kèn 1 132 26 98 8 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 21 Trồng hoa lan 1 132 26 98 8 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 22 Nuôi ong mật 1 132 26 98 8 1.000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 23 Trồng bầu, bí, dưa 1 132 30 94 8 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 24 Nuôi cua đồng 1 132 26 98 8 1,000 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,000 1,000 1,000 25 Chế biến sản phẩm từ gạo (cơm cháy) 1 132 26 98 8 800 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 800 800 800 26 Nghề nông nghiệp khác 2 294 60 219 15 1,500 5-10 25-35 35-45 5 5-10 3-5 1,500 1,500 1,500 Ghi chú: - Đối tượng 1 (ĐT:1): Lao động thuộc diện hộ nghèo, người có chính sách ưu đãi NCC, người tàn tật, người DTTS, người bị thu hồi đất canh tác. Ngoài mức chi bình quân trên còn được hưởng trợ cấp tiền ăn 15.000đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú 15km trở lên. - Đối tượng 2 (ĐT:2): Lao động thuộc hộ gia đình cận nghèo. - Đối tượng 3 (ĐT:3): Lao động nông thôn khác tham gia học nghề. - Các nghề Trồng trọt, Chăn nuôi chỉ tính thời gian thực tế dạy nghề. Thời gian tổ chức có thể kéo dài tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của từng cây, con./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Ninh Bình", "promulgation_date": "12/06/2014", "sign_number": "422/QĐ-UBND", "signer": "Lê Văn Dung", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-1028-TB-TCHQ-2019-ket-qua-phan-loai-chat-tao-mau-tu-dat-glaze-rose-pigment-522529.aspx
Thông báo 1028/TB-TCHQ 2019 kết quả phân loại chất tạo màu từ đất glaze rose pigment
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1028/TB-TCHQ Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2019 THÔNG BÁO VỀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan; Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Trên cơ sở kết quả phân tích của Chi cục Kiểm định Hải quan 3 tại Thông báo số 1617/TB-KĐ3 ngày 23/7/2018 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau: 1. Tên hàng theo khai báo: NPL dùng trong ngành sơn. Chất tạo màu từ đất, bột màu đỏ-R-101 glaze rose pigment. Mã Cas: 1332-37-2. Hàng mới 100% (mục 4 tờ khai hải quan) 2. Đơn vị xuất khẩu/nhập khẩu: Công ty TNHH Jia Bao Việt Nam; Địa chỉ: Lô A1-3 (khu A4), đường D9, KCN Rạch Bắp, xã An Tây, thị xã Bến Cát, Bình Dương; MST: 3702389801 3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10207291033/A12 ngày 21/6/2018 đăng ký tại Chi cục Hải quan Quản lý hàng XNK ngoài KCN - Cục Hải quan tỉnh Bình Dương. 4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Thuốc màu hữu cơ, dạng bột 5. Kết quả phân loại: Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Thuốc màu hữu cơ, dạng bột thuộc nhóm 32.04 “Chất màu hữu cơ tổng hợp, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học; các chế phẩm đã được ghi trong Chú giải 3 của Chương này dựa trên chất màu hữu cơ tổng hợp; các sản phẩm hữu cơ tổng hợp được dùng như tác nhân tăng sáng huỳnh quang hoặc như các chất phát quang, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học”, phân nhóm “- Chất màu hữu cơ tổng hợp và các chế phẩm từ chúng như đã ghi trong Chú giải 3 của Chương này”, phân nhóm 3204.17 “- - Thuốc màu và các chế phẩm từ chúng”, mã số 3204.17.10 “- - - Thuốc màu hữu cơ tổng hợp ở dạng bột” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam./. Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./. Nơi nhận: - Tổng cục trưởng (để báo cáo); - Các Cục HQ tỉnh,TP (để t/hiện); - Chi cục Hải quan Quản lý hàng XNK ngoài KCN (Cục Hải quan tỉnh Bình Dương); - Cục Kiểm định Hải quan và các Chi cục trực thuộc (để t/hiện); - Công ty TNHH Jia Bao Việt Nam (Lô A1-3 (khu A4), đường D9, KCN Rạch Bắp, xã An Tây, thị xã Bến Cát, Bình Dương); - Website Hải quan; - Lưu: VT, TXNK, PL-Na (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Nguyễn Dương Thái
{ "issuing_agency": "Tổng cục Hải quan", "promulgation_date": "21/02/2019", "sign_number": "1028/TB-TCHQ", "signer": "Nguyễn Dương Thái", "type": "Thông báo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-quyet-14-2005-NQ-HDND-phan-cap-nhiem-vu-dau-tu-105205.aspx
Nghị quyết 14/2005/NQ-HĐND phân cấp nhiệm vụ đầu tư
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Số: 14/2005/NQ-HĐND Nha Trang, ngày 21 tháng 7 năm 2005 NGHỊ QUYẾT VỀ PHÂN CẤP NHIỆM VỤ ĐẦU TƯ CHO CẤP HUYỆN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ KHOÁ IV, KỲ HỌP LẦN THỨ 4 Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Sau khi xem xét Tờ trình số 2707/TTr-UBND ngày 06/7/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về phân cấp nhiệm vụ đầu tư cho cấp huyện; Báo cáo thẩm tra số 23/BC-BKTNS ngày 13/7/2005 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Thông qua phân cấp nhiệm vụ đầu tư cho thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh và các huyện ( sau đây gọi chung là cấp huyện ) như sau: 1. Nguyên tắc phân cấp a) Công trình do cấp nào quản lý, cấp đó sẽ chịu trách nhiệm đầu tư, sửa chữa, nâng cấp; Ngân sách cấp trên không làm thay cho ngân sách cấp dưới. b) Nguồn vốn đầu tư của địa phương sẽ phân cấp để ngân sách huyện đầu tư các công trình do cấp huyện quản lý; phần còn lại của tỉnh để đầu tư các công trình quan trọng do tỉnh quản lý. c) Phân cấp đầu tư đi cùng với phân cấp về quản lý, phân cấp ngân sách và phân cấp về thẩm quyền quyết định đầu tư. 2. Phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư cho cấp huyện a) Ngân sách cấp huyện có nhiệm vụ đầu tư các dự án dưới đây: - Công trình giao thông (kể cả cầu, cống): Đường huyện; liên xã; và các đường giao thông khác do cấp huyện quản lý; đường giao thông nội thị có chỉ giới đường đỏ dưới 16 mét (nhỏ hơn 16m). - Công trình thuỷ lợi: kênh loại III và hệ thống công trình thuỷ lợi nhỏ do cấp huyện quản lý. - Công trình công cộng: trụ sở làm việc các cơ quan hành chính, hành chính sự nghiệp, sự nghiệp, Đảng và Đoàn thể của cấp huyện, xã. - Công trình hạ tầng kỹ thuật: +) Công trình cấp thoát nước có công suất dưới 1.000m3/ngày-đêm; +) Công trình xử lý chất thải có công suất dưới 05 tấn/ngày. - Các trường trung học cơ sở, tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ, công trình văn hoá, thể dục thể thao, chợ xã do cấp huyện quản lý. b) Trường hợp các công trình thuộc đối tượng nêu điểm a khoản này nhưng có sử dụng vốn Chương trình mục tiêu, vốn ODA, NGO …, ngân sách tỉnh sẽ đảm bảo phần vốn đối ứng. c) Đối với cấp xã: Uỷ quyền cho UBND tỉnh quyết định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản giữa UBND cấp huyện với HĐND cùng cấp về mức độ phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư cho ngân sách cấp xã đối với các công trình do cấp xã quản lý.UBND tỉnh có trách nhiệm báo cáo về quyết định này cho HĐND tỉnh vào kỳ họp gần nhất. 3. Thẩm quyền được phân cấp quyết định đầu tư của cấp huyện. a) UBND cấp huyện được phân cấp quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp huyện và cấp xã: - Quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư các dự án phù hợp với quy hoạch được duyệt; Riêng những dự án chưa có quy hoạch được duyệt thì phải có ý kiến chấp thuận của UBND tỉnh thông qua Sở quản lý chuyên ngành. - Quyết định đầu tư; Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu, quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư sau: + UBND thành phố Nha Trang: dự án có tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng; + UBND thị xã Cam Ranh: dự án có tổng mức đầu tư dưới 04 tỷ đồng; + UBND các huyện: Ninh Hoà, Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn: dự án có tổng mức đầu tư dưới 03 tỷ đồng. - Trình UBND tỉnh phê duyệt đối với các nội dung không được phân cấp thông qua các sở quản lý chuyên ngành: Kế hoạch và Đầu tư và Tài chính (theo từng lĩnh vực cụ thể). b) Phân cấp quản lý đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách cấp xã: tuỳ theo năng lực của từng xã, UBND cấp huyện dự kiến các nội dung phân cấp quản lý đầu tư của xã, trình UBND tỉnh quyết định. 4. Phân cấp nguồn vốn đầu tư a) Nguyên tắc phân chia nguồn vốn đầu tư giữa ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện. Hàng năm căn cứ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao (không tính nguồn Cấp quyền sử dụng đất và đầu tư có mục tiêu của Trung ương), ngân sách tỉnh sử dụng 50% để thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư các dự án, công trình thuộc tỉnh quản lý; 50% còn lại sẽ phân cấp cho cấp huyện thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư các dự án, công trình thuộc cấp huyện quản lý. Riêng huyện Trường Sa do ngân sách tỉnh bố trí chi đầu tư trực tiếp cho đến khi bộ máy quản lý của huyện được hoàn thiện. b) Tỷ lệ phân chia nguồn vốn đầu tư giữa các huyện, thị xã và thành phố. Nguồn chi đầu tư của ngân sách cấp huyện nêu trên sẽ phân chia cho ngân sách các huyện, thị xã, thành phố được phân chia theo tỷ lệ sau: Số TT Đơn vị Tỷ trọng chi đầu tư Tổng số 100 1 Thành phố Nha Trang 33,67 2 Thị xã Cam Ranh 17,86 3 Huyện Vạn Ninh 9,15 4 Huyện Ninh Hoà 16,11 5 Huyện Diên Khánh 11,43 6 Huyện Khánh Vĩnh 7,01 7 Huyện Khánh Sơn 4,77 Ngoài ra, hàng năm thành phố Nha Trang được bổ sung 20 tỷ, thị xã Cam Ranh được bổ sung 10 tỷ để đầu tư kiến thiết thị chính theo quy định. Nguồn chi đầu tư trên chưa tính nguồn cấp quyền sử dụng đất thuộc ngân sách cấp huyện. Tỷ lệ phân chia trên chỉ được áp dụng vào năm 2006. Điều 2. Căn cứ Nghị quyết này, UBND tỉnh ban hành quyết định tổ chức thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước, đầu tư và xây dựng. Điều 3. Giao Thường trực HĐND tỉnh, các ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này trên các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Khánh Hoà khoá IV, kỳ họp lần thứ 4 thông qua./. Nơi nhận: - Uỷ ban thường vụ Quốc hội; - Chính phủ - Bộ Tư pháp ( Cục KTVBQPPL ) - Bộ KH-ĐT; - T Tỉnh uỷ; TTHĐND tỉnh; - Đại biểu Quốc hội; - Các đại biểu HĐND tỉnh; - UBND tỉnh; UBMTTQVN tỉnh - Các Sở, ban, ngành, đoàn thể - VP HĐND tỉnh ( 7b ); VPUBND tỉnh ( 3 b ) - HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố - Lưu: VT, PKTN ( SKHĐT ).C. CHỦ TỊCH Mai Trực
{ "issuing_agency": "Tỉnh Khánh Hòa", "promulgation_date": "21/07/2005", "sign_number": "14/2005/NQ-HĐND", "signer": "Mai Trực", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-2165-QD-UBND-2020-thu-tuc-hanh-chinh-theo-co-che-mot-cua-Uy-ban-cap-xa-Lang-Son-474197.aspx
Quyết định 2165/QĐ-UBND 2020 thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa Ủy ban cấp xã Lạng Sơn
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2165/QĐ-UBND Lạng Sơn, ngày 22 tháng 10 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT THAY THẾ QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TỈNH LẠNG SƠN CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Thực hiện Quyết định số 1708/QĐ-UBND ngày 03/9/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Lạng Sơn; Thực hiện Quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 24/9/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt Danh mục thực hiện cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Lạng Sơn; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 199/TTr-SLĐTBXH ngày 14/9/2020. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt thay thế quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Lạng Sơn. (Có danh mục và Quy trình nội bộ chi tiết kèm theo). Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan trên cơ sở quy trình nội bộ được phê duyệt tại Quyết định này xây dựng, cập nhật quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định số 2273/QĐ-UBND ngày 22/11/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Lạng Sơn hết hiệu lực thi hành kể từ ngày quyết định này có hiệu lực. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Cục KSTTHC, Văn phòng Chính phủ; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Sở Nội vụ; BHXH tỉnh, Cục Thuế, Sở Y tế; - C, PCVP UBND tỉnh; Cổng TTĐT tỉnh; - Các phòng CM, Ban TCD, TT THCB, TT PVHCC; - Lưu: VT, TTPVHCC (TTPL). KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Long Hải PHỤ LỤC I DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TỈNH LẠNG SƠN (Ban hành kèm theo Quyết định số 2165/QĐ-UBND ngày 22/10/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn) Phần I DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC XÂY DỰNG QUY TRÌNH NỘI BỘ THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH (22 TTHC) STT Tên thủ tục hành chính Ghi chú I LĨNH VỰC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC (01 TTHC) 1 Đề nghị tất toán tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp đưa người lao động đi thực tập nâng cao tay nghề dưới 90 ngày II LĨNH VỰC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG (04 TTHC) 2 Đăng ký công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa (nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) 3 Khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương khi đưa vào đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động 4 Cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng B (trừ tổ chức huấn luyện do các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc Bộ, ngành, cơ quan trung ương quyết định thành lập); Cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng B (trừ doanh nghiệp có nhu cầu tự huấn luyện do các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc Bộ, ngành, cơ quan trung ương quyết định thành lập) 5 Gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng B (trừ tổ chức huấn luyện do các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc Bộ, ngành, cơ quan trung ương quyết định thành lập); Giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng B (trừ doanh nghiệp có nhu cầu tự huấn luyện do các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc Bộ, ngành, cơ quan trung ương quyết định thành lập) III LĨNH VỰC VIỆC LÀM (07 TTHC) 6 Cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm 7 Cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm 8 Gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm 9 Báo cáo giải trình nhu cầu, thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài 10 Xác nhận người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động 11 Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam 12 Cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam IV LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI (06 TTHC) 13 Cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội có giấy phép hoạt động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp 14 Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 15 Giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 16 Đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 17 Quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật 18 Đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội V LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG (04 TTHC) 19 Hưởng lại chế độ ưu đãi đối với người có công hoặc thân nhân trong các trường hợp sau: Bị tạm đình chỉ chế độ do bị kết án tù đã chấp hành xong hình phạt tù; bị tạm đình chỉ do xuất cảnh trái phép nay trở về nơi cư trú; đã đi khỏi địa phương nhưng không làm thủ tục di chuyển hồ sơ nay quay lại đề nghị tiếp tục hưởng chế độ. 20 Giải quyết chế độ trợ cấp đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ đi lấy chồng hoặc vợ khác 21 Giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là người hưởng chế độ mất sức lao động 22 Giải quyết hưởng chế độ đối với thương binh đồng thời là bệnh binh B. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN (07 TTHC) STT Tên thủ tục hành chính Ghi chú I LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG (01 TTHC) 1 Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền II LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI (04 TTHC) 2 Đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 3 Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 4 Cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội có giấy phép hoạt động do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp 5 Giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội III LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI (02 TTHC) 6 Hoãn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện 7 Miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ (07 TTHC) STT Tên thủ tục hành chính Ghi chú I Lĩnh vực Phòng, chống tệ nạn xã hội (02 TTHC) 1 Quyết định quản lý cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình 2 Quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng II Lĩnh vực Bảo trợ xã hội (05 TTHC) 3 Công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm 4 Công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm 5 Đăng ký hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn 6 Đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật 7 Xác nhận hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020 thuộc diện đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lạng Sơn", "promulgation_date": "22/10/2020", "sign_number": "2165/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Long Hải", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-2402-QD-UBND-nam-2012-phe-duyet-Ke-hoach-tuyen-truyen-Chien-luoc-152890.aspx
Quyết định 2402/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền Chiến lược
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2402/QĐ-UBND Bình Phước, ngày 29 tháng 11 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH BÌNH PHƯỚC, GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Thanh niên ngày 29/11/2005; Căn cứ Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-UBND ngày 09/05/2012 của UBND tỉnh phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2012; Xét đề nghị của Giám đốc Đài Phát thanh & Truyền hình tại Công văn số 291/PTTH - HC ngày 22/10/2012 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1568/TTr-SNV ngày 14/11/2012, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch tuyên truyền Chiến lược phát triển thanh niên trên Đài Phát thanh & Truyền hình Bình Phước, giai đoạn 2012 - 2015. Điều 2. Giám đốc Đài Phát thanh & Truyền hình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch và báo cáo kết quả về UBND tỉnh. Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Đài Phát thanh & Truyền hình, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./. CHỦ TỊCH Trương Tấn Thiệu KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN TRÊN ĐÀI PHÁT THANH & TRUYỀN HÌNH BÌNH PHƯỚC, GIAI ĐOẠN 2012-2015 (Kèm theo Quyết định số 2402/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh) Chiến lược phát triển thanh niên là bộ phận cấu thành quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2020. Thực hiện tốt Chiến lược sẽ góp phần bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người, xây dựng nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh. Từ đó, xây dựng thế hệ thanh niên Bình Phước phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có trình độ học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để công tác tuyên truyền Chiến lược đạt hiệu quả, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Tuyên truyền Chiến lược phát triển thanh niên trên Đài Phát thanh & Truyền hình Bình Phước, giai đoạn 2012-2015 như sau: I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH - Luật Thanh niên ngày 29/11/2005; - Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; - Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2020; - Quyết định số 194/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước, thời kỳ 2006 - 2020; - Nghị quyết số 02/NQ-ĐH ngày 01/10/2011 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015; - Quyết định số 942/QĐ-UBND ngày 09/5/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2011 - 2020; - Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 07/7/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2011-2015. II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG 1. Mục đích - Phát huy vai trò tích cực của Đài Phát thanh và Truyền hình là cơ quan truyền thông, báo chí trong việc phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời những mặt tích cực hoặc chưa hiệu quả của Chiến lược phát triển thanh niên. Từ đó, tuyên truyền, phổ biến đến mọi tầng lớp thanh niên, giúp họ có thái độ tích cực, nhận thức đầy đủ, rõ ràng và thống nhất về Chiến lược phát triển thanh niên của tỉnh; - Qua hoạt động truyền thông, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể thực hiện nhất quán hành động về Chiến lược phát triển thanh niên; - Kịp thời phát hiện, biểu dương các mô hình tổ chức, gương điển hình tập thể hoặc cá nhân thực hiện tốt Chiến lược phát triển thanh niên ở các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị; - Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng ứng xử pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến đời sống, học tập, công việc của thanh thiếu niên, từng bước hình thành nếp sống và làm việc theo pháp luật của thanh thiếu niên, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; - Nâng cao năng lực của các biên tập viên, phóng viên làm công tác thanh niên: Phấn đấu đạt 100% số người được bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức, nghiệp vụ Đoàn, nghiệp vụ báo chí. 2. Yêu cầu - Triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến Chiến lược phát triển thanh niên của tỉnh kịp thời, đầy đủ, thường xuyên, rộng khắp, phù hợp với tình hình, đặc điểm, yêu cầu và khả năng của từng đối tượng, từng ngành, địa phương; - Kết hợp lồng ghép việc tuyên truyền Chiến lược phát triển thanh niên của tỉnh với việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; - Việc tuyên truyền từ năm 2012 đến năm 2015 phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, sâu rộng; gắn việc tuyên truyền Chiến lược phát triển thanh niên của tỉnh với việc thực hiện các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh; kết hợp giữa các ngành, các cấp; lồng ghép nội dung tuyên truyền Chiến lược vào các chương trình phát thanh và truyền hình. 3. Phạm vi và đối tượng thực hiện a) Phạm vi: Kế hoạch triển khai thực hiện rộng rãi trên sóng phát thanh FM và truyền hình qua hai kênh BPTV1, BPTV2 trên toàn tỉnh, tất cả các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh, phát sóng qua mạng truyền hình cáp và vệ tinh trên toàn quốc. b) Đối tượng: - Thanh niên công chức, viên chức, công nhân viên trong các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; - Thanh niên tự do, sinh sống, lao động trên địa bàn tỉnh; - Thanh niên trong trường học; - Thanh niên trong các trại giáo dưỡng, cải tạo phục hồi nhân phẩm. Trong đó, ưu tiên tuyên truyền thanh niên, trẻ em thuộc nữ giới, đối tượng tàn tật, gia đình chính sách. III. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN 1. Nội dung tuyên truyền tổng thể Triển khai công tác tuyên truyền tổng thể sau đây: - Tuyên truyền các nội dung trong Chiến lược phát triển thanh niên tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2012 được ban hành kèm theo Quyết định số 942/QĐ-UBND ngày 09/05/2012 của UBND tỉnh Bình Phước; - Tập trung tuyên truyền chủ yếu các phần mục tiêu và nhiệm vụ trong phần 2 của Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên tỉnh Bình Phước ban hành kèm theo quyết định số 1368/QĐ-UBND ngày 09/07/2012 của UBND tỉnh. 2. Nội dung tuyên truyền cụ thể Triển khai công tác tuyên truyền cụ thể, trong đó tập trung các nội dung chủ yếu sau: - Phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành và văn bản của UBND tỉnh về thanh niên; - Quán triệt các phương thức, nội dung lãnh đạo của Đảng, Nhà nước với thanh niên; vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội đối với nhiệm vụ triển khai Chiến lược thanh niên; - Tuyên truyền để phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giáo dục về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của thanh niên trong chế độ xã hội chủ nghĩa; giáo dục thanh niên về lòng yêu nước, lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống, tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân, có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng quy ước cộng đồng; - Tuyên truyền công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và trọng dụng tài năng trẻ; hình thành đội ngũ cán bộ - khoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trẻ giỏi trong các cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế - xã hội; công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên; phản ảnh hoạt động giải quyết chỗ ở cho thanh niên ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và trường học; - Giới thiệu kết hợp giáo dục cho thanh niên kỹ năng sống, kiến thức về bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản, xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống bạo lực gia đình; hàng năm, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng làm cha mẹ cho ít nhất 50% thanh niên đến tuổi kết hôn; - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên lao động tự do và thanh niên lao động ở các khu công nghiệp, khu kinh tế; tư vấn pháp luật cho thanh niên nông thôn, miền núi, thanh niên dân tộc thiểu số; - Phản ảnh các mô hình thí điểm hoạt động nhóm trong thanh niên nói chung và tổ chức Đoàn TNCS HCM nói riêng; nêu gương các thanh niên là điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực các sở, ngành, đơn vị, địa phương, cơ sở; - Phản ảnh những kết quả đạt được qua quá trình thực hiện chiến lược thanh niên tại các sở, ban, ngành và UBND các cấp. IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Nhiệm vụ - Xây dựng, biên tập, phát sóng các chương trình phát thanh và truyền hình, tăng thời lượng về công tác thanh niên; - Tổ chức trên sóng phát thanh và truyền hình các chương trình, hội nghị, hội thảo, sinh hoạt ­câu lạc bộ thanh niên, cuộc thi tìm hiểu pháp luật và các sự kiện khác nhằm trang bị kiến thức, nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên, nâng cao nhận thức của gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội trong công tác thanh niên. Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, nhu cầu học tập, tìm hiểu pháp luật; rà soát các biện pháp, chương trình PTTH đang tuyên truyền nhằm đánh giá, xác định nội dung pháp luật, hình thức phù hợp với yêu cầu của thanh niên hiện nay; - Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để thông tin tài liệu pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, phiên tòa tập sự, sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, xét xử lưu động và các hoạt động tuyên truyền khác; - Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, bài viết về hoạt động thanh thiếu niên trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh cấp huyện và truyền thanh cơ sở, trong đó tập trung vào các chuyên mục thanh niên thường xuyên quan tâm; - Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền Chiến lược phát triển thanh niên theo từng năm kết hợp nội dung Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phối hợp, lồng ghép với các chương trình cho các đối tượng khác và chương trình, đề án về công tác thanh thiếu niên. 2. Giải pháp - Các chương trình PTTH phải có nội dung giáo dục thanh niên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho thanh niên; - Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân và trách nhiệm của thanh niên đối với bản thân, gia đình, xã hội; kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống mới có văn hóa trong thanh niên; - Tăng cường công tác giáo dục đạo đức và lối sống, lịch sử và truyền thống dân tộc, niềm tự hào và ý thức tự tôn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại cho thanh niên. Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong việc giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; - Lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp để tuyên truyền, phổ biến cho thanh niên, chú trọng nội dung pháp luật trong lĩnh vực Hình sự, Dân sự, Hành chính, Hôn nhân và Gia đình, Lao động, Văn hóa, Môi trường, An toàn giao thông, Phòng, chống tệ nạn xã hội…tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp. Nâng cao tính chủ động của thanh niên trong học tập, tìm hiểu pháp luật; trách nhiệm của gia đình, cộng đồng đối với việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên; - Đổi mới nội dung tuyên truyền nhằm bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức cách mạng, kỹ năng sống cho thanh niên, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức ở tất cả các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở và trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về tầm quan trọng và ý nghĩa của Chiến lược phát triển thanh niên; vị trí, vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; - Tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị trong công tác thanh niên; huy động sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác tuyên truyền cho thanh niên. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để thanh niên ý thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình nhằm thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân của thanh niên; - Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, bài viết về pháp luật, hoạt động thanh niên trên Đài Phát thanh và Truyền hình, chỉ đạo Đài huyện và truyền thanh cơ sở tuyên truyền về lĩnh vực này; - Thường xuyên kiểm tra, giám sát; sơ kết, báo cáo việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này. V. KINH PHÍ Giao Đài Phát thanh và Truyền hình hàng năm lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Giám đốc Đài Phát thanh & Truyền hình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện theo tốt Kế hoạch và báo cáo kết quả về UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) trước ngày 30/10 hàng năm./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Phước", "promulgation_date": "29/11/2012", "sign_number": "2402/QĐ-UBND", "signer": "Trương Tấn Thiệu", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-3128-QD-UBND-thay-the-thu-tuc-hanh-chinh-So-Xay-dung-tinh-Dak-Lak-119012.aspx
Quyết định 3128/QĐ-UBND thay thế thủ tục hành chính Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 3128/QĐ-UBND Buôn Ma Thuột, ngày 06 tháng 12 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THAY THẾ MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐẮK LẮK ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010; Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ, về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng, hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng; Căn cứ Thông tư số 167/2009/TT-BTC ngày 19/8/2009 của Bộ Tài chính, quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng; Căn cứ Công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, về việc công bố bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tổ chức việc rà soát thủ tục hành chính tại bộ, ngành, địa phương; Căn cứ Quyết định số 2191/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng, tại tờ trình số 131/SXD-TTr, ngày 04 tháng 11 năm 2010, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thay thế một số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng được ban hành tại Quyết định số 2191/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk (có phụ lục kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế các nội dung thủ tục hành chính đã được UBND tỉnh công bố tại điểm 5, 6, 7, 8 mục I, phần thứ II phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 2191/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 3; - TCT chuyên trách CCHC TTg (b/c); - TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh; - Đoàn ĐBQH tỉnh; UBMTTQVN tỉnh; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - UBND các huyện, thành phố; - Thành viên TCTĐA30; - Báo Đắk Lắk, Đài PT-TH tỉnh; Website tỉnh; - Các phòng, trung tâm thuộc VPUBND tỉnh; - Lưu: VT, TCTĐA30. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lữ Ngọc Cư FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đắk Lắk", "promulgation_date": "06/12/2010", "sign_number": "3128/QĐ-UBND", "signer": "Lữ Ngọc Cư", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-1373-QD-UBND-2017-van-ban-dieu-kien-dau-tu-kinh-doanh-het-hieu-luc-Khanh-Hoa-360029.aspx
Quyết định 1373/QĐ-UBND 2017 văn bản điều kiện đầu tư kinh doanh hết hiệu lực Khánh Hòa
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1373/QĐ-UBND Khánh Hòa, ngày 17 tháng 5 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ, KINH DOANH HẾT HIỆU LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Văn bản số 674/STP-XDVB ngày 09 tháng 5 năm 2017, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh về điều kiện đầu tư, kinh doanh hết hiệu lực theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014. (Đính kèm Danh mục văn bản). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Đắc Tài DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ, KINH DOANH HẾT HIỆU LỰC TOÀN BỘ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA (Ban hành kèm theo Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) STT Tên loại văn bản Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản Tên gọi của văn bản Lý do hết hiệu lực, ngưng hiệu lực Ngày hết hiệu lực 1 Quyết định Số 10/2015/QĐ-UBND ngày 03/6/2015 Ban hành Quy chế về tổ chức quản lý hoạt động lặn biển và thể thao giải trí trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Hết hiệu lực theo quy định của Khoản 3 Điều 74 Luật Đầu tư năm 2014 Ngày 01/7/2016
{ "issuing_agency": "Tỉnh Khánh Hòa", "promulgation_date": "17/05/2017", "sign_number": "1373/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Đắc Tài", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-639-QD-UB-Quy-dinh-cong-ty-tu-nhan-san-xuat-cong-nghiep-dich-vu-cong-nghiep-XD-van-tai-nong-lam-ngu-nghiep-va-kinh-doanh-thuong-mai-DV-96438.aspx
Quyết định 639/QĐ-UB Quy định công ty tư nhân sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp,XD, vận tải, nông lâm ngư nghiệp và kinh doanh thương mại,DV
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 639/QĐ-UB TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 1989 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TY TƯ NHÂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ CÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG, VẬN TẢI, NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND đã được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1983; - Căn cứ Nghị định số 27/HĐBT ngày 9-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng, Nghị định 146/HĐBT ngày 24-9-1988, Nghị định số 170/HĐBT ngày 14-11-1988 và Quyết định số 193/HĐBT ngày 23-12-1988 của Hội đồng Bộ trưởng; - Căn cứ Quyết định số 27/QĐ-UB ngày 18-01-1989 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; - Theo đề nghị của Giám đốc Sở công nghiệp, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Ban cải tạo công thương nghiệp thành phố; QUYẾT ĐỊNH Điều 1. – Nay ban hành kèm theo quyết định này “Quy định về công ty tư nhân sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải, nông lâm ngư nghiệp và kinh doanh thương mại, dịch vụ, và điều lệ mẫu công ty hợp doanh, Công ty thu nhập hữu hạn, công ty cổ phần”. Điều 2. – Bản quy định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các quy định trước đây của ủy ban nhân dân thành phố về công ty tư doanh trái với quy định này đều bãi bỏ. Điều 3. – Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở Ban ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ K/T. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC Lê Khắc Bình QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TY TƯ NHÂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ CÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG, VẬN TẢI, NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ ( Ban hành kèm theo Quyết định số 639/QĐ-UB ngày 26-10-1989 của Ủy ban nhân dân thành phố) I. NGUYÊN TẮC CHUNG Điều 1.- Công tác tư doanh, công ty cổ phần là một hội kinh doanh do hai (trừ trường hợp hai người là hai vợ chồng) hay nhiều tư nhân kết ước với nhau thành lập để cùng đóng góp vốn tổ chức sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc bình đẳng lời cùng chia, lỗ cùng chịu. Điều 2.- Công ty tư doanh có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc tự quản trong sản xuất kinh doanh, theo Nghị định số 27/HĐBT ngày 9-3-1988, Nghị định 146/HĐBT ngày 24-9-1988 của Hội đồng Bộ trưởng, Nghị định 170-HĐBT ngày 14-11-1988, Quyết định số 193-HĐBT ngày 23-12-1988 của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 27/QĐ-UB ngày 18-01-1989 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Điều 3.- Pháp luật bảo vệ quyền bình đẳng và quản lý dân chủ của các tư nhân kết ước thành lập công ty. Việc thành lập và hoạt động của các công ty tư doanh phải theo đúng pháp luật Nhà nước và bản quy định này. II. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY TƯ NHÂN A) Bản Điều lệ công ty Điều 4.- Tư nhân tham gia thành lập công ty phải có đủ năng lực hành vi để kết ước (đủ 18 tuổi không mất trí), không bị Tòa án, pháp luật cấm hành nghề. Điều 5.- Việc kết ước giữa các tư nhân được thể hiện bằng bảng Điều lệ công ty. Bảng Điều lệ công ty được thành lập không được trái pháp luật và trái với bảng quy định này và phải được Phòng Công chứng thành phố chứng nhận. Bảng điều lệ phải có các điều khoản chính như sau: - Hình thức công ty – tên hiệu - mục đích - thời hạn hoạt động - trụ sở công ty - Vốn của công ty - Chế độ quản trị, điều hành, kiểm soát công ty - Cách sử dụng tiền lãi, thể thức chia lỗ lãi - Việc giải thể công ty và thể thức thanh lý tài sản công ty. B) Các hình thức công ty - thể thức thành lập Điều 6.- Các công ty được thành lập theo các hình thức sau: 1/ Công tác tư doanh: với trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn: - Công ty trách nhiệm hữu hạn là đơn vị kinh tế do hai hay nhiều người góp vốn và họ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty với mức phần hùn của mình. - Công ty trách nhiệm vô hạn (còn gọi là công ty hợp danh) là đơn vị kinh tế được thành lập giữa hai hay nhiều người mà trong đó tất cả người góp vốn đều phải chịu trách nhiệm liên đới, vô hạn định về mọi công nợ của công ty trên tất cả các tài sản của họ. - Công ty nói trên tổ chức Ban Quản trị, gồm từ 2 người trở lên đã góp vốn để quản lý điều hành hoạt động công ty. 2/ Công ty cổ phần: là đơn vị kinh tế mà vốn được góp bởi từng phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những người góp vốn dưới hình thức mua cổ phần gọi là cổ đông. Các cổ đông được phân phối lợi nhuận theo hình thức lợi tức cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm về công nợ của công ty trong giới hạn cổ phần đã góp vào công ty mà thôi. Số thành viên của công ty cổ phần ít nhất là 7 người. Đại hội cổ đông bầu Hội đồng quản trị gồm từ 3 đến 12 trong số cổ đông của công ty để quản lý điều hành hoạt động của công ty. 3/ Tổ hợp tư doanh: là đơn vị kinh tế gồm nhiều xí nghiệp tư doanh hoặc công ty tư doanh cùng ngành nghề hoặc nhiều ngành nghề liên hợp nhau bởi nguồn nguyên liệu hoặc công nghệ chung, và phối hợp giải quyết các vấn đề dịch vụ, cung ứng, tiêu thụ chung cho các thành viên. Điều 7.- Người muốn xin thành lập công ty phải chọn một trong các hình thức công ty quy định ở điều 6. Phải làm đơn xin phép thành lập kèm theo bản Điều lệ của công ty và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh ban đầu của công ty nộp tại Sở được Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền nhận hồ sơ xin thành lập công ty. Cơ quan này sẽ tham khảo ý kiến với Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi trụ sở của công ty định thành lập và các sở ngành có liên quan để trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp giấy phép thành lập. Điều 8.- 1/ Công ty tư doanh (trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn) chỉ được chính thức thành lập sau khi có quyết định cấp phép của Uỷ ban nhân dân thành phố và phải công bố đăng ký hoạt động theo quy định ở điều 11 Các phần hùn bằng hiện vật phải được trị giá trong điều lệ. 2/ Trường hợp muốn vận động người tham gia thành lập công ty cổ phần, người đứng ra vận động (gọi là người sáng lập), phải lập bảng điều lệ công ty và nộp đơn xin phép vận động thành lập công ty tại Sở được Uỷ ban nhân dân thành phố uỷ quyền. Đơn phải nêu phạm vi vận động và nơi ký gởi tiền cổ phần góp được . Sau khi được phép, người sáng lập mới được phép chính thức vận động thành lập công ty. Sau khi tổng số cổ phần đã được ghi tên mua hết, người sáng lập triệu tập cổ đông để: - Xác định cổ phần đã được ghi tên mua hết và số tiền đã đóng góp đúng theo điều lệ - Thông qua bản điều lệ công ty - Bầu Hội đồng quản trị, kiểm soát viên và ấn định thù lao cho họ. - Giao quyền điều khiển công ty cho Hội đồng quản trị. Trong vòng 15 ngày sau phải làm thủ tục khai trình với cơ quan công chứng thành phố theo điều 10, công bố và đăng ký hoạt động theo quy định ở điều 11 Điều 9.- Trong thời gian vận động thành lập công ty, người sáng lập phải gởi số tiền thu được tại một ngân hàng thành phố với danh sách của người mua cổ phần. Quá 6 tháng kể từ ngày được phép vận động mà công ty không chính thức thành lập được thì phải chấm dứt việc vận động và hoàn trả số tiền gởi cho người đã góp. Trong trường hợp này người sáng lập phải chịu mọi tổn phí trong khi vận động thành lập công ty. Điều 10.- Người sáng lập Công typhải đến làm thủ tục với cơ quan công chứng Nhà nước thành phố như sau: phải xuất trình biên bản Đại hội sáng lập, danh sách cổ đông ghi tên mua cổ phần, giấy ký gởi tiền ở ngân hàng, các giấy tờ về các cổ phần hiện vật, cùng các tài liệu chứng minh nội dung thành lập công ty đã hội đủ. Tất cả tài liệu khai trình được lập biên bản lưu trữ tại Phòng Công chứng. Sau khi làm xong thủ tục công chứng, Phòng Công chứng gởi giấy báo cho cơ quan được Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền để xem xét trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp giấy phép hoạt động chính thức. Ngân hàng nơi công ty ký gởi tiền có trách nhiệm giải quyết cho công ty rút tiền để hoạt động sau khi có giấy phép của Ủy ban nhân dân thành phố. Điều 11.- Các công ty được phép thành lập phải đăng ký người hay tổ chức đứng tên thành lập, vốn ban đầu, điều lệ công ty tại cơ quan được Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền nhận hồ sơ xin thành lập công ty và Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi văn phòng của công ty trú đóng và phải bố cáo trên báo Sài gòn giải phóng giới thiệu hình thức, danh hiệu, vốn, trụ sở của công ty. Tờ báo đăng bố cáo phải được gởi cho cơ quan nói trên. Điều 12.- Trong các văn thư, hóa đơn, quảng cáo và các tài liệu khác in hay viết tay do công ty phát hành, phải ghi rõ “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hay “Công ty cổ phần” và ghi số vốn của công ty. Đối với Công ty hợp danh phải ghi hai chữ “Công ty” cùng với tên hội viên được dùng làm danh hiệu của công ty và số vốn của công ty. Điều 13.- 1/ Toàn thể thành viên hay cổ đông công ty hợp thành Đại hội đồng để quyết định mọi công việc của Công ty qua hình thức Đại hội trên hay văn thư thăm dò ý kiến. Khi công ty có số thành viên hay cổ đông từ 15 người trở lên thì hình thức Đại hội đồng là bắt buộc. 2/ Trong thời gian công ty hoạt động có hình thức Đại hội thường và Đại hội bất thường 3/ Mỗi thành viên hay cổ đông Công ty đều có quyền tham dự Đại hội hoặc ủy quyền cho thành viên hoặc cổ đông khác thay thế, thành viên công ty hoặc cổ đông có số phiếu biểu quyết bằng số phần hùn hay cổ phần của mình. Điều 14.- Điều lệ công ty có thể quy định các phiên họp định kỳ của Đại hội, nhưng Đại hội phải được triệu tập ít nhất 1 năm một lần vào thời kỳ ấn định trong điều lệ 2/ Trong công ty cổ phần Đại hội thường được triệu tập bởi số cổ đông chiếm giữ 1/4 vốn của công ty. Trường hợp triệu tập lần thứ nhất chưa đạt túc số nói trên thì Đại hội được triệu tập lần thứ hai, lần này đại hội coi như hợp lệ với bất cứ túc số nào. Đại hội thường biểu quyết theo đa số quá bán nhiều hiện diện và được đại diện. 3/ Trong công ty trách nhiệm hữu hạn, nếu thành viên của công ty trên 15 người, đại hội thường do Ban quản trị hoặc số thành viên đại diện cho 1/2 vốn của công ty triệu tập. Các quyết định thường của Công ty có giá trị nếu được số thành viên đại diện quá 1/2 vốn của công ty biểu quyết chấp nhận. 4/ Đại hội thường có quyền quyết định về mọi việc kinh doanh của công ty như: - Xem xét tình hình tài chính và công việc của Ban quản trị, Hội đồng quản trị, bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm quản trị viên. - Xem xét bảng tổng kết tài chính cuối niên khóa hoạt động, quyết định về việc sử dụng tiền lãi. - Quyết định về mọi việc công ty không trái với điều lệ Điều 15.- 1/ Trong công ty cổ phần đại hội bất thường do quá bán thành viên Hội đồng quản trị, do yêu cầu của các cổ đông chiếm 1/2 vốn công ty triệu tập. Đại hội bất thường về việc sửa đổi mục đích và hình thức công ty nếu hội đủ số cổ đông tiêu biểu ít nhất cho 3/4 vốn công ty tham dự. Những trường hợp khác chỉ cần số cổ đông tiêu biểu cho 2/3 vốn của công ty hiện diện là hợp lệ. Quyết định của Đại hội bất thường có giá trị nếu được ít nhất 2/3 số phiếu cổ đông có mặt hay được đại diện đại biểu biểu quyết chấp thuận. 2/ Các trường hợp gia tăng phần cam kết của các cổ đông thì phải được toàn thể cổ đông chấp thuận. 3/ Trong công ty trách nhiệm hữu hạn, các quyết định bất thường về sửa đổi điều lệ công ty phải được số thành viên tiêu biểu cho 3/4 số vốn của công ty chấp thuận Các quyết định về tăng phần đóng góp của các thành viên công ty phải được toàn thể thành viên chấp thuận Điều 16.- Đối với công ty trách nhiệm vô hạn (Công ty hợp danh) mọi việc tăng vốn hội bằng cách góp phần thêm hay việc thay đổi một hay nhiều điều khoản của điều lệ phải được toàn thể thành viên biểu quyết chấp thuận. Điều 17.- Ban quản trị công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn gồm từ 2 thành viên công ty trở lên hoặc được chỉ định ngay trong điều lệ công ty hoặc do quyết định của thành viên công ty. Nhiệm vụ của Ban quản trị chấm dứt khi họ từ chức hoặc do 1 bản án của Tòa án. Trường hợp quản trị viên được bổ nhiệm không phải là thành viên của công ty thì học có thể bị bãi miễn theo thể thức khi họ chỉ định. Điều 18.- 1/ Cơ quan điều khiển công ty cổ phần gọi là Hội đồng quản trị gồm từ 3 đến 12 cổ đông do Đại hội cổ đông cử. Hội đồng quản trị đầu tiên do Đại hội cổ đông thành lập cử hoặc chỉ định trong điều lệ, sau đó Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị không quá 5 năm. Hội đồng quản trị bầu trong số quản trị viên một Chủ tịch. 2/ Quản trị viên phải là cổ đông của công ty và phải có một số cổ phần tối thiểu để bảo đảm do điều lệ công ty ấn định. Trong suốt thời gian tại chức, các cổ phần bảo đảm của quản trị viên không thể chuyển nhượng. Trong công ty cổ phần, Ban sáng lập phải có chung một số cổ phần tối thiểu bằng 15 vốn của công ty dự định thành lập. Điều 19.- Ban quản trị, Hội đồng quản trị công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề mà điều lệ đã quy định do Đại hội cổ đông quyết định. Các quản trị viên được hưởng thù lao do điều lệ công ty hay do Đại hội cổ đông ấn định Điều 20.- Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và được ủy nhiệm đủ quyền hạn cần thiết để thi hành các quyết định của Hội đồng quản trị và quản lý điều hành công việc của công ty. Giám đốc công ty có thể do Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm hoặc do một quản trị viên, Hội đồng quản trị hoặc 1 người ngoài công ty đảm nhiệm. Ngoài trường hợp trên các quản trị viên không được kiêm nhiệm với Ban giám đốc công ty. Điều 21.- Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (nếu có 10 thành viên trở lên) phải có 1 đến 3 kiểm soát viên được ấn định trong điều lệ công ty hoặc do Đại hội cổ đông bầu. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá 3 năm. Ban kiểm soát có nhiệm vụ xem xét sổ sách, tiền bạc của công ty và mỗi năm làm tờ trình lên Đại hội về việc giữ sổ sách của công ty và triệu tập Đại hội khi có lý do khẩn cấp. Điều 22.- Quản trị viên và kiểm soát viên cùng một công ty không được có quan hệ thân thuộc trực hệ, không can án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vi phạm các quy định về công ty, vi phạm Điều lệ về các lỗi lầm trong khi thi hành nhiệm vụ. III. CÁC LOẠI PHẦN HÙN, CỔ PHẦN, QUYỀN LỢI, NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI HÙN VỐN, CỔ ĐÔNG A) Các loại phần hùn Điều 23.- Vốn mà tư nhân góp chung để thành lập công ty (trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn) gọi là phần hùn. Phần hùn có thể bằng tiền, bằng hiện vật (nhà cửa, máy móc, thiết bị v.v…) hoặc quyền sở hữu công nghiệp 1- Phần hùn trong các công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn phải được góp đủ ngay khi thành lập công ty. Mỗi phần hùn chỉ có một chủ sở hữu. 2- Phần hùn bằng hiện vật góp vào công ty phải được giao ngay cho công ty khi công ty thành lập. Phần hùn bằng hiện vật phải được trị giá đúng và ghi rõ trong điều lệ Khi trị giá phần hùn bằng hiện vật, đại hội đồng cử ra từ 1 đến 3 người để giám định xem xét và định giá phần hùn và lập tờ trình ra đại hội kế tiếp quyết định. Trường hợp công ty có ít thành viên (Công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn có dưới 15 thành viên) thì tập thể thành viên cùng xem xét, quyết định trị giá phần hùn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu giá được ấn định cao hơn so với giá thực tế. Vốn tối thiểu của Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh là một trăm triệu đồng. 3- Vốn của công ty cổ phần chia thành cổ phần, trị giá của mỗi cổ phần ít nhất 200.000 đồng. Các cổ phần không được phát hành dưới trị giá đã quy định. Cổ phần được phép đóng nhiều lần và ít nhất là 25% khi ghi mua và 75% còn lại phải đóng chậm nhất là trong 3 năm đầu tiên của công ty theo quyết định gọi đóng của Hoạt động quản trị. Vốn ban đầu của công ty cổ phần để hoạt động ít nhất là một trăm triệu đồng Điều 24.- Các công ty cổ phần được phép thiết lập các cổ phần sáng lập. Cổ phần sáng lập không phải đóng tiền nhưng được hưởng lợi như các cổ phần khác. Cổ phần sáng lập phải được Đại hội thành viên hoặc cổ đông công ty xem xét chấp thuận về số lượng và đối tượng được hưởng. Các sở hữu chủ cổ phần sáng lập được quyền tham dự phiên họp Đại hội nhưng không có quyền bỏ phiếu. Điều 25.- Phần hùn trong các công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn không được thể hiện dưới bất cứ hình thức chứng khoán nào, nhưng được chứng minh bằng trích lục điều lệ công ty. Cổ phần trong các công ty cổ phần sau khi đã đóng đủ được thể hiện bằng một chứng khoán gọi là cổ phần có ghi danh hoặc không ghi danh mang số đăng ký và chữ ký của công ty. B- quyền lợi + nhiệm vụ của người hùn vốn, cổ đông Điều 26.- 1/ Chủ sở hữu phần hùn hay một cổ phần coi như đương nhiên tán thành điều lệ công ty. 2/ Chủ sở hữu phần hùn hay cổ phần có quyền tham dự vào việc quản trị công ty thông qua việc biểu quyết và thảo luận trong Đại hội công ty hoặc ủy quyền cho một thành viên khác trong công ty. 3/ Trong công ty cổ phần, nếu số cổ đông của công ty nhiều, công ty được phép ấn định số cổ phần tối thiểu phải có để tham dự đại hội, các cổ đông không đủ số cổ phần tối thiểu có thể họp nhau để có đủ số cổ phần và cử đại diện dự đại hội. Điều 27.- Sự chuyển nhượng cổ phần có ghi danh trong công ty cổ phần, các phần hùn trong các công ty hợp danh và trách nhiệm hữu hạn phải được thực hiện bằng một chứng thư công chứng sau khi được Hội đồng quản trị hoặc Ban quản trị công ty chấp thuận. Sự chuyển nhượng cổ phần không ghi danh được tự do bằng cách trao tay các cổ phiếu. Trong một công ty các thành viên hay cổ đông trong công ty không mua hoặc không mua hết, chủ sở hữu phần hùn hoặc có phiếu ghi danh có quyền bán cho người ngoài công ty, điều lệ công ty có thể quy định quyền ưu tiên mua lại các cổ phần cho công ty. Điều 28.- 1/ Phần hùn và các cổ phần trong công ty là tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Khi có nhiều thừa kế hưởng chung một phần hùn hay cổ phần thì các thừa kế phải cử đại diện đứng tên cổ phần hay phần hùn giao dịch với công ty. Người thừa kế cổ phần trong công ty cổ phần chỉ cần khai trình việc thừa kế tại văn phòng công ty và chứng minh các giấy tờ cần thiết 2/ Trường hợp thừa kế phần hùn trong công ty hợp doanh hay công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có trách nhiệm thanh toán phần hùn cho người thừa kế, nếu người thừa kế muốn trở thành thành viên của công ty thì do điều lệ công ty quy định. Nếu điều lệ không có quy định thì tập thể thành viên công ty quyết định. IV. QUY ĐỊNH VỀ SỔ SÁCH THỐNG KÊ KẾ TOÁN, CHIA LÃI Điều 29.- Năm tài chính của công ty gọi là niên khóa bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 mỗi năm. Niên khóa đầu tiên bắt đầu từ này thành lập chính thức đến 31/12 năm kế tiếp. Điều 30.- Công ty phải chấp hành và giữ sổ sách thống kê kế toán theo quy định hiện hành và chịu sự kiểm tra các sổ sách của cơ quan thuế. Điều 31.- Cuối mỗi niên khóa, công ty phải lập bản tổng kết tài sản, tổng kiểm kê tài sản công tác, cân đối tài sản nợ có, tổng kết lời lỗ để đưa ra Hội đồng thường lệ của công ty xem xét. Các tài liệu này được để lại Văn phòng công ty để cho các thành viên công ty hay cổ đông tham khảo kể từ ngày đại hội được triệu tập và phải gửi cho cơ quan thuế và cơ quan quản lý ngành của thành phố. Điều 32.- Trong thời gian hoạt động, công ty có thể tăng hoặc giảm vốn theo yêu cầu kinh doanh. Vốn có thể giảm bằng cách dùng tiền lời và các quỹ dự trữ để mua lại phần hùn hoặc cổ phần hoặc giảm giá trị của mỗi cổ phần, rút bớt phần hùn. Vốn có thể tăng bằng cách tăng giá trị phần hùn hoặc cổ phần phát hành thêm cổ phần hay nhận thêm phần hùn. Công ty có thể vay vốn ở ngân hàng hoặc vay vốn trong nhân dân theo quy định của Nhà nước. Điều 33.- Các công ty phải trích 5% lãi ròng của mỗi niên khóa để làm quỹ dự trữ bắt buộc cho đến khi quỹ này lên tới 10% vốn của công ty. Điều 34.- Các tài liệu tổng kết toán của công ty, biên bản đại hội phải nộp cho cơ quan thuế và cơ quan quản lý ngành của thành phố và để lưu chiểu tại Văn phòng công ty để các thành viên, cổ đông công ty tham khảo trong 3 năm liền. V.- VIỆC GIẢI THỀ - THANH LÝ CÔNG TY Điều 35.- Công ty có thể giải thể trước thời hạn với các lý do sau đây: - Mục đích của công ty không còn nữa - Công ty bị lỗ hết vốn hoặc chỉ còn 1/4 vốn - Thành viên trong công ty hợp doanh hay trách nhiệm hữu hạn chết hoặc bị Tòa án cấm quyền - Công ty đang gặp khó khăn, khủng hoảng mà công ty không đủ khả năng vượt qua Điều 36.- 1/ Khi công ty hết thời hạn hoạt động hoặc phải giải tán trước thời hạn – Đại hội bất thường hoặc cuộc họp toàn thể thành viên công ty quyết định và phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố và công bố trên cơ quan thông tin đại chúng. Sự giải tán công ty chấm dứt nhiệm vụ của Hội đồng quản trị hoặc Ban quản trị công ty nhưng nhiệm vụ của Ban kiểm soát vẫn được duy trì, tư cách pháp nhân của công ty vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thanh toán cho đến khi việc thanh toán kết thúc. Đại hội bất thường hoặc toàn thể thành viên công ty cử một thanh lý viên hoặc nhiều thanh lý viên để thay mặt công ty thanh lý tài sản của công ty. 2/ Việc thanh toán tài sản công ty do điều lệ ấn định trừ những điều khoản có tính chất bắt buộc theo quy định này. Nếu cần thiết, thanh lý viên có thể tiếp tục những công việc của công ty còn dở dang và có thể làm những công việc mới xét cần cho việc thanh lý. Việc thanh lý hoàn tất trong thời gian tối đa là 6 tháng kể từ ngày thanh lý viên nhận nhiệm vụ. Sau khi việc thanh toán kết thúc, thanh lý viên phải lập 1 bản thanh quyết toán tổng kết và những công việc của mình trình ra đại hội công ty phê duyệt. 3/ Sau khi trang trải các món nợ theo thứ tự ưu tiên những khoản phải trả cho công quỹ Nhà nước, tiền lương công nhân, nợ khách hàng, số còn lại sẽ dùng hoàn vốn cho người hùn hoặc cổ đông. Người góp vốn hoặc cổ đông hưởng lợi hoặc chịu lỗ theo tỷ lệ phần hùn hay cổ phần đã góp. VI.- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 37.- Sáng lập viên, các quản trị viên công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu vi phạm các điều khoản bản quy định này gây thiệt hại cho công ty; cho các thành viên công ty, cổ đông hoặc cho những người có quan hệ giao dịch với công ty. Trường hợp sáng lập viên, quản trị viên, kiểm soát viên có hành vi khai man, lừa dối các thành viên công ty, các cổ đông và nhân dân gây thiệt hại sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sụ theo bộ luật hình sự. Điều 38.- Những người hùn vốn trong công ty hợp doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông có cổ phần trong công ty cổ phần có quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của các quản trị viên, kiểm soát viên, thanh lý viên, trong lúc họ đang thừa hành nhiệm vụ với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Không một quyết định nào của Đại hội công ty được ngăn cản quyền này. Điều 39.- Quy định này áp dụng cho việc thành lập và tổ chức các công ty tư nhân kinh doanh các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải, nông lâm ngư nghiệp và kinh doanh thương mại, dịch vụ. Điều 40.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những công ty tư nhân đã được Ủy ban nhân dân thành phố cho phép thành lập trươc ngày ban hành những quy định này phải bổ sung các điều khoản điều lệ công ty nếu chưa phù hợp với quy định này và phải làm thủ tục khai trình và đăng ký hoạt động theo điều 10, 11, 12 của quy định này trong thời hạn 45 ngày kể từ khi quy định có hiệu lực. Điều 41.- Sở Tư pháp, Sở Công nghiệp, Ban cải tạo công thương nghiệp tpcùng các cơ quan hữu quan có trách nhiệm xây dựng các văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành để hướng dẫn thi hành quy định này. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐIỀU LỆ MẪU CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN Đây là hình thức Công ty dùng cho hai hay nhiều người muốn hùn vốn kinh doanh, nhưng chỉ chịu trách nhiệm tới mức phần hùn góp vào Công ty. Đặc điểm của loại công ty này là các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm đến mức phần hùn của mình thôi, vậy theo quy định công ty trách nhiệm hữu hạn phải ghi rõ trên bản danh hiệu: “CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN số vốn là…….đồng ” BẢN ĐIỀU LỆ CÔNG TY X, Y, Z CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN, số vốn……..đồng Ngành: ……….. Trụ sở:……….số…….đường………quận……..TP.HCM Sáng lập viên: (Họ tên……..năm sinh………… quốc tịch VN, giấy CMND số……… địa chỉ thường trú). Chương I HÌNH THỨC, MỤC ĐÍCH, DANH HIỆU TRỤ SỞ, THỜI HẠN Điều 1.- Hình thức Nay thành lập giữa chúng tôi và những người được gia nhập sau này cùng đồng ý và ký tên chấp thuận dưới đây, một CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN hoạt động tuân theo pháp luật Nhà nước và các điều khoản của bản điều lệ này. Điều 2.- Mục đích - Ngành sản xuất kinh doanh của công ty là: - Phương thức hoạt động, phương án sản phẩm - Phạm vi hoạt động: Điều 3.- Danh hiệu Công ty lấy tên là: Gọi tắt: Công ty TNHH……… Điều 4.- Trụ sở công ty: Trụ sở công ty đặt tại số……đường…….quận…..Thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở này có thể dời đi nơi khác trong thành phố Hồ Chí Minh bằng một quyết định (thường hay bất thường của tập thể thành viên và được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền). Điều 5.- Thời hạn hoạt động: Thời hạn hoạt động của công ty là….năm kể từ ngày được chính thức thành lập. Công ty có thể giải thể trước thời hạn hoặc kéo dài thêm hoạt động do quyết định bất thường của tập thể thành viên Chương II VỐN VÀ PHẦN HÙN Điều 6.- Vốn của công ty Vốn của công ty đựoc ấn định là…….đồng (ghi cả bằng số và chữ) - Chia ra là ……phần hùn - Mỗi phần hùn trị giá……..đồng - Các phần hùn mà các thành viên góp vào công ty (nêu tên tuổi số phần hùn của mỗi người, phần hùn bằng hiện vật được trị giá bằng tiền). Số TT Họ tên Địa chỉ Số phần hùn Trị giá thành tiền Hiện kim Hiện vật Chúng tôi đã cùng nhau xem xét các hiện vật (nếu có góp vốn bằng hiện vật như nhà xưởng, máy móc…) kiểm soát giấy tờ chứng minh chủ quyền, xác nhận các hiện vật (nhà cửa, máy móc…) ở tình trạng hoạt động được. Các phần hùn bằng hiện vật được định giá đúng theo thời điểm thành lập công ty, căn cứ vào các kết quả khảo giá trên thị trường do chúng tôi cùng thực hiện và nhất trí chấp nhận. Các hiện vật này gồm: - Bất động sản Trị giá 1: 2: 3: - Trang thiết bị: 1- 2- 3- … - Các hiện vật khác 1- 2- 3- …. Tổng giá trị bằng hiện vật tương đương….. phần hùn với tổng số là …….đồng. Tất cả các định giá phần hùn trên đã được toàn thể chúng tôi thỏa thuận và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá như trên. Vốn này có thể tăng hoặc giảm theo yêu cầu tinh hình hoạt động của công ty và do quyết định của tập thể các thành viên. Điều 7- Chuyển nhượng phần hùn: a) Mỗi thành viên sở hữu một hay nhiều phần hùn trị giá mỗi phần hùn không thay đổi và khi chuyển nhượng phải tính tròn theo số lượng phần hùn. b) Việc chuyển nhượng phần hùn được ưu tiên thực hiện giữa các thành viên: nếu chuyển nhượng cho người ngoài công ty thì phải được đa số thành viên tiêu biểu ít nhất….% (tỷ lệ này do các thành viên công ty thỏa thuận, vốn công ty ưng thuận (hoặc được toàn thể thành viên chấp thuận nếu số lượng thành viên ít) c Việc chuyển nhượng phần hùn phải được lập thành công chứng thư và được ghi vào sổ biên bản lưu giữ tại trụ sở công ty (Điều lệ công ty có thể ghi thêm quyền ưu tiên mua lại các phần hùn của công ty, và thừa kế các phần hùn miễn không trái quy định của Nhà nước). Chương III SỰ QUẢN TRỊ CÔNG TY Điều 8.- Ban quản trị: a) Công ty được điều hành bởi một Ban quản trị (gồm từ 2 người trở lên) gồm các thành viên có tên sau đây: 1-…… 2-…… (ghi tên họ và chức vụ của các thành viên Ban quản trị trong trường hợp Ban quản trị được chỉ định ngay trong điều lệ. Nếu sau này công ty mới chỉ định thì không cần ghi rõ chỉ ghi số người sẽ có trong Ban quản trị) b) Mỗi quản trị viên có quyền hành động nhân danh công ty, và trong phạm vi mục đích của công ty do bản điều lệ này quy định. Khi cần, Ban quản trị có thể ủy quyền cho một quản trị viên hay một người ngoài công ty để điều hành công ty (gọi là Giám đốc công ty) trong một thời gian nhất định với trách nhiệm liên đới của toàn ban c) Nhiệm kỳ của Ban quản trị là ….năm, trừ khi quản trị viên chết, từ chức hoặc bị bãi chức có lý do chính đáng. Sự chấm dứt nhiệm vụ của một quản trị viên không kéo theo sự giải thể của công ty. d) Thù lao và các chi phí khác cho ban quản trị do tập thể các hội viên quyết định cho mỗi tài khóa. Điều 9.- Quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi thành viên: a) Thành viên là chủ phần hùn vốn để góp vào công ty, chịu trách nhiệm và đợơc chia lãi theo tỷ lệ mức đóng góp b) Thành viên có quyền được thông tin về mặt hoạt động kinh tế tài chính và quản trị của công ty, có quyền kiểm tra việc thực hiện điều lệ công ty. c) Công ty không thể bị ảnh hưởng bởi sự cấm quyền, vỡ nợ hay can án của một hội viên. Điều 10.- Các quyết định của tập thể hội viên: a) Trong mọi trường hợp, mỗi quyết nghị đều phải được số thành viên có phần góp trên nửa số vốn công ty tán thành thì mới có giá trị. Quyết nghị có thể thành đạt qua một phiên họp có biểu quyết hoặc bằng bản văn thăm dò ý kiến gởi bằng thư có hồi báo. Việc triệu tập phiên họp hoặc gởi thư thăm dò ý kiến do Ban quản trị thực hiện, hoặc do các thành viên có quyền kiểm soát thực hiện. b) Các quyết định thường: - Liên quan đến việc quyết toán hàng năm, hoạt động kinh tế tài chánh thường xuyên (sổ sách kế toán, phân chia lợi nhuận, thay thế quản trị viên hay kiểm soát viên…) - Quyết định thường có giá trị khi được đa số các thành viên đại diện 1/2 vốn (Điều lệ công ty có thể thỏa thuận 1 tỷ lệ cao hơn) của công ty biểu quyết chấp thuận. c) Các quyết định bất thường: - Liên quan đến việc sửa đổi điều lệ, tăng giảm thời hạn hoạt động, tăng giảm vốn, thay đổi danh hiệu, di chuyển trụ sở, chuyển nhượng phần hùn cho người ngoài, thay đổi thể thức chuyển nhượng phần hùn, thể thức thăm dò ý kiến, sửa đổi sử dụng tiền lời, thanh lý công ty, quyết định liên doanh, liên kết, sát nhập. - Quyết định bất thường có giá trị được số…..của số thành viên đại diện 3/4 (hoặc theo tỷ lệ cao hơn do các người hùn vốn) vốn của công ty biểu quyết thuận. Các quyết định về tăng phần đóng góp của các thành viên phải được toàn thể thành viên công ty chấp thuận. d) Biên bản các quyết định của tập thể hội viên được chép vào sổ đặc biệt do Ban quản trị lập và ký tên xác nhận hoặc do chủ tọa phiên họp ký xác nhận. Các bản trích lục biên bản phải do quản trị viên hay ….ký xác nhận. (Điều lệ công ty có thể ấn định thêm các chi tiết khác không trái với quy định chung, như nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát nếu công ty có trên 10 thành viên). Chương IV THỐNG KÊ KẾ TOÁN TÀI CHÁNH – PHÂN PHỐI TIỀN LỜI Điều 11.- Niên khóa quyết toán: - Niên khóa hoạt động kinh doanh của công ty bắt đầu ngày 01/01 dương lịch và chấm, dứt ngày 31/12, tròn một năm. - Niên khoá đầu tiên của công ty sẽ bắt đầu từ ngày thành lập đến 31/12 năm sau. Điều 12.- Tổng kết toán: Sổ sách kế toán của công ty đều mở đầy đủ và giữ đúng quy định hiện hành. Cuối mỗi niên khóa, Ban quản trị phải lập một bảng tổng kê tài sản, một bảng cân đối tài sản và một trương mục lãi lỗ để trình cho tập thể các cổ đông, phải để tại trụ sở công ty cho các thành viên xem xét ít nhất 20 ngày trưuóc phiên họp toàn thể hàng năm Điều 13.- Phân phối lợi nhuận vốn lập quỹ: Công ty trích trong số lãi ròng 5% để lập quỹ dự trữ bắt buộc cho đến khi quỹ này bằng 1/10 vốn của công ty. Việc phân phối lợi nhuận công ty như sau: ………….. ………….. Các thành viên cũng có thể bằng quyết định thường lập thêm quỹ dự trữ khác có thể hoàn giảm vốn, mua lại phần hùn hay sử dụng vào việc cần thiết hay hữu ích khác của công ty. Trong mỗi niên khóa, nếu cân đối trong kinh doanh hoặc qua quyết toán hàng quý thấy thực sự có lãi, Ban quản trị có thể giải quyết ứng trước cho các hội viên 2/3 số lãi đó. (Điều lệ công ty có thể ấn định các chi tiết khác về phân chia tiền lời, lập quỹ…miễn không trái với quy định chung). Chương V THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂ Điều 14.- Thànhlập: - Công ty được thành lập sau khi bản điều lệ được tập thể thành viên công ty chấp thuận có Phòng Công chứng Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận và đã được cấp phép hoạt động theo các thể thức hiện hành. - Mọi phí tổn liên hệ đến việc thành lập công ty đều được ghi vào mục chi phí của công ty và được tính hoàn giảm vào chi phí của hai niên hạn đầu tiên. Điều 15.- Giảithể: Trong trường hợp lỗ 3/4 vốn của công ty, mỗi thành viên đều có quyền đề nghị giải tán công ty trong vòng 30 ngày sau ngày báo cáo mức độ lỗ vốn. Nếu tập thể theo quyết định bất thường không đồng ý giải thể thì công ty vẫn tiếp tục hoạt động. Mặt khác, bất cứ vì lý do gì, tập thể thành viên cũng có thể bằng quyết định bất thường giải tán công ty hoặc gia hạn hoạt động cho công ty khi thời hạn đã hết. Điều 16.- Thanh toán và tranh tụng: Khi có quyết định giải thể công ty, tập thể thành viên công ty sẽ bổ nhiệm thanh lý viên thay thế Ban quản trị để thanh lý công ty theo thể lệ Nhà nước quy định, báo cáo cho cơ quan quản lý ngành và phải công bố trên báo Sài gòn giải phóng. - Thanh toán viên thi hành nhiệm vụ đúng theo các quy định pháp lý đối với hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (Điều lệ công ty có thể quy định các chi tiết cụ thể khác) - Các tranh tụng đối với công ty trong thời hạn hoạt động cũng như trong thanh lý đều do cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định hiện hành Điều 17.- - Bản điều lệ này đã được tập thể hội viên xem xét từng chương từng điều và cùng ký tên chấp thuận toàn văn bản điều lệ. - Bản điều lệ này gồm 5 chương 17 điều, được lập thành 7 bản, có giá trị như nhau: 1 bản ký gởi tại Phòng Công chứng, 4 bản đăng ký tại các cơ quan chính quyền theo quy định của ủy ban nhân dân thành phố và 2 bản lưu trữ tại trụ sở công ty. - Mọi sự sao chép, trích lục phải được ký xác nhận của 2 người trong Ban quản trị nếu không phải là do Phòng Công chứng cấp. - Mọi sự sửa đổi điều lệ phải do quyết định bất thường của các hội viên chấp thuận. Lập tại TP. HỒ CHÍ MINH, ngày ….tháng …..năm 19 Toàn thể thành viên……Công ty (ký tên và ghi họ tên) Chứng nhận của Phòng Công chứng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh ĐIỀU LỆ MẪU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Đây là loại công ty cần huy động nhiều vốn, gồm từ 7 hội viên trở lên, các sáng lập viên làm dự thảo điều lệ cho biết mục tiêu của công ty sẽ thành lập, tổng số vốn hội chia thành cổ phần và trị giá cổ phần. Phổ biến điều lệ và kêu gọi các thành viên khác tham gia mua cổ phần. Thông qua bản điều lệ, các thành viên cam kết hợp tác làm ăn, lời ăn, lỗ chịu và chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị các cổ phần đã mua. ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN Điều lệ công ty……. Vốn:……….. Trụ sở số……… đường……..phường……….quận Người đứng tên vận động thành lập (sáng lập viên) Ông (Bà):……sinh năm Tại…….Dân tộc Quốc tịch……….Nghề nghiệp…… Chứng minh nhân dân số……. Cấp ngày……. Hiện thường trú tại nhà số…………đường……… phường……..quận……. Bản điều lệ này đã được Đại hội thành lập thảo luận góp ý sửa đổi và thông qua ngày tháng năm (có biên bản đính kèm). Chương I HÌNH THỨC, TỔ CHỨC, MỤC ĐÍCH DANH HIỆU, TRỤ SỞ, THỜI HẠN Điều 1.- Hình thức công ty: Giữa sở hữu chủ các cổ phần dưới đây và sở hữu chủ các cổ phần được phát hành sau này có thành lập mộ công ty cổ phần chi phối bởi pháp luật hiện hành và bản điều lệ này. Điều 2.- Mục đích công ty: Công ty có mục đích…………(nói rõ tất cả chức năng nhiệm vụ muốn làm) Chỉ có Đại hội bất thường của cổ đông mới có thể sửa đổi mục đích này. Điều 3 .- Danh hiệu Công ty lấy danh hiệu là ……………(tên thường và tên gọi tắt) Điều 4.- Trụ sở: Trụ sở của công ty đặt tại số…..đường……Thành phố Hồ Chí Minh. Việc dời trụ sở trong thành phố do quyết định của Hội đồng quản trị, nếu dời ra khỏi thành phố phải do quyết định của Đại hội cổ đông và làm thủ tục với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Điều 5.- Thời hạn: Công ty hoạt động trong thời hạn……Quyết định của Đại hội cổ đông có quyền giải thể công ty trước thời hạn cũng như gia hạn hoạt động cho công ty sau năm thứ….. Chương II VỐN, CỔ PHẦN, CỔ ĐÔNG Điều 6.- Vốn của công ty: Vốn ban đầu của công ty……được ấn định là…. - Chia ra làm……cổ phần - Mỗi cổ phần trị giá…..đồng (tối thiểu 200.000 đồng) (có thể dùng vật ngang giá như gạo, vàng để quy ra) Điều 7.- Đóng tiền cổ phần: Cổ đông ghi tên mua cổ phần phải đóng ngay 25% giá trị của cổ phần, số còn lại sẽ đóng khi có thông báo gọi đóng của Hội đồng quản trị sau khi được phép hoạt động, bằng một hay nhiều đợt tùy tình hình phát triển của công ty trong ….năm (không quá ba năm). Bất cứ khi nào cổ đông cũng có thể đóng tiền cổ phần trước thời hạn (Điều lệ công ty có thể quy định lãi cho người đóng tiền trước). Nếu quá thời hạn ấn định mà cổ đông chưa đóng tiền thì coi như cổ đông nợ lại công ty (Điều lệ công ty có thể quy định), số tiền đóng trễ phải chịu lãi. Sau một thời hạn, sau khi hẹn lần chót….mà cổ đông không đóng đủ tiền cổ phần thì công ty có quyền bán số cổ phần chưa đóng đủ hoặc bán đấu giá cho những người muốn mua, hoặc kiện trước cơ quan có thẩm quyền theo quy định hiện hành để thu nợ cho công ty. Điều 8.- Hình thức cổ phần và chuyển nhượng: Cổ phần của công ty được biểu thị bằng cổ phiếu có ghi danh hoặc không ghi danh. Các cổ phiếu không ghi danh được tự do chuyển nhượng. Các cổ phiếu có ghi danh chỉ được chuyển nhượng sau khi được thỏa thuận của Hội đồng quản trị và thực hiện bằng công chứng thư. Công ty tôn trọng thừa kế theo luật định nhưng nếu có nhiều người cùng thừa kế số cổ phần thì phải cử một đại diện duy nhất đứng tên để giao dịch với công ty. Sau khi hoàn tất các thủ tục, sở hữu chủ mới của cổ phần phải đăng ký tại Văn phòng công ty (Điều lệ công ty có thể quy định chi tiết quyền ưu tiên mua các cổ phiếu có ghi danh trong công ty) Điều 9.- Quyền hạn và nhiệm vụ cổ đông: Người sở hữu được một cổ phần là cổ đông của công ty được hưởng: - Một phần tài sản của cty - Một phần lời cuối niên khóa - Một phiếu biểu quyết tại Đại hội cổ đông Người cổ đông chủ sở hữu một cổ phần đương nhiên chấp thuận điều lệ này và các quyết định hợp lệ của các Đại hội và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty đến hất giá trị các cổ phần mà mình sở hữu mà thôi. Các quyền lợi và trách nhiệm này di chuyển theo cổ phần khi cổ phần được người khác mua lại. Người thừa kế cổ đông phải tuân theo các quy định của Nhà nước, bản Điều lệ này và các quyết định của Đại hội cổ đông. Chương III VIỆC QUẢN TRỊ CÔNG TY Điều 10.- Hoạt động quản trị: Công ty được quản trị bởi một Hoạt động quản trị gồm 3 đến…. (tối đa là 12 người) quản trị viên do Đại hội tuyển chọn và bầu trong số những người có đủ năng lực pháp lý và không can án. Trong thời gian tại chức, các quản trị viên phải có …. cổ phần bảo đảm và không thể chuyển nhượng trong suốt thời gian này. Điều 11.- Nhiệm kỳ: Nhiệm kỳ của quản trị viên là ….năm (tối đa là 5 năm) và có thể tái cử. Trong nhiệm kỳ giữa 2 Đại hội mà có khuyết quản trị viên, nếu xét cần thiết Hội đồng quản trị có thể tạm cử 1 hay 2 quản trị viên lâm thời thay thế và phải trình Đại hội kế đó phê chuẩn. Nhưng dù cho sự tạm cử này không được đại hội chấp thuận thì công việc làm trong Hội đồng của các vị quản trị viên lâm thời vẫn có hiệu lực. Điều 12.- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị bầu trong số quản trị viên của Hội đồng, 1 Chủ tịch, 1 hay nhiều Phó Chủ tịch Hội đồng nếu thấy cần thiết (Điều lệ quy định rõ thủ tục bầu). Chủ tịch Hội đồng quản trị (có thể) kiêm Giám đốc công ty hoặc có thể đề nghị 1 người ở trong hay ngoài Hội đồng quản trị làm giám đốc công ty. Khi vắng mặt, Chủ tịch có thể ủy quyền cho 01 quản trị viên hoặc Giám đốc các quyền hạn cần thiết để thi hành các quyết định của Hội đồng và đảm trách việc quản trị thông thường của công ty. (Điều lệ có thể quy định chi tiết quyền hạn chủ tịch, thù lao) Điều 13.- Sinh hoạt của Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị hợp thường xuyên mỗi tháng một lần, nhưng nếu có quá bán quản trị viên yêu cầu thì có thể họp ngoại lệ bất cứ lúc nào. Tất cả biên bản họp của Hội đồng quản trị đều phải ghi vào một biên bản có chữ ký của chủ toạ và thư ký. Các bản trích lục phải có chữ ký của Chủ tịch hay của 2 quản trị viên mới có giá trị. Các buổi họp phải có hiện diện quá bán quản trị viên mới hợp lệ, quản trị viên vắng mặt có thể ủy quyền cho một quản trị viên khác thay thế. Mỗi quản trị viên chỉ có thể đại diện cho một quản trị viên khác mà thôi. Khi không thể họp được thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hay Giám đốc có thể làm phiếu thăm dò ý kiến thay thế. Điều 14.- Quyền hạn của Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị có toàn quyền quyết định nhân danh công ty, để thực hiện các công việc có liên quan đến quyền lợi, mục đích của công ty. Hội đồng quản trị thay mặt công ty trước chính quyền, trước các cơ quan hữu quan, các tổ chức và các đơn vị kinh tế khác: - Thương lượng và ký kết các hợp đồng - Nghiên cứu và thực hiện mở rộng công ty - Chuyển nhượng, đổi chác, mua bán các động sản và bất động sản công ty vì lợi ích công ty. - Vay mượn vốn hoạt động và cho vay vốn dư thừa của công ty. - Quyết định việc kiện và theo dõi mọi tranh chấp của công ty. - Triệu tập, chuẩn bị nội dung và tổ chức các Đại hội cổ đông thường và bất thường - Quyết định việc tham dự vốn vào các công ty đang hoạt động hoặc sẽ thành lập, cử người đại diện giữ các chức vụ quản lý hay quản trị trong các công ty ấy. - Bổ nhiệm hay bãi chức giám đốc - Lập quy chế quản trị công ty Hoạt động quản trị ủy nhiệm cho Giám đốc công ty quyền hạn cần thiết để điều hành công việc công ty. Điều 15.- Ban kiểm soát: - Đại hội bổ nhiệm kiểm soát viên, để kiểm tra, xem xét sổ sách và tài sản của công ty. Kiểm soát viên hành động chung hay một mình có quyền kiểm soát sổ sách công ty bất cứ lúc nào xét thấy cần thiết, có nhiệm vụ báo cáo trước Đại hội về tình hình tài chánh trong năm cùng tất cả những ưu khuyết mà mình nhận thấy. Khi có lý do khẩn cấp, kiểm soát viên có quyền triệu tập Đại hội cổ đông giải quyết công việc. Kiểm soát viên không được có quan hệ bà con thân thuộc hay quyền lợi với bất cứ ai trong Hội đồng quản trị có thể làm mất khách quan trong nhiệm vụ. Nhiệm kỳ của kiểm soát viên là ….năm (không quá ba năm) và có thể tái cử. Điều 16.- Ủy quyền cho Giám đốc: Nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm nhiệm giám đốc, thì Hội đồng bổ nhiệm 1 Giám đốc trong hoặc ngoài công ty. (Hội đồng ấn định thời hạn, chức vụ, ủy quyền cần thiết cho Giám đốc đề điều hành công ty do điều lệ quy định chi tiết) Chương IV ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG Điều 17.- Tính chất đại hội: Trong thời gian vận động thành lập, Đại hội thành lập quyết định mọi việc của công ty. Hàng năm có đại hội thường lệ, do Hội đồng quản trị triệu tập có thề giải quyết mọi việc liên quan đến công việc kinh doanh thông thường, khi có lý do khẩn cấp kiểm soát viên cũng có quyền triệu tập đại hội thường này họp phiên đặc biệt. Đại hội bất thường các cổ đông được triệu tập mỗi khi cần sửa đổi một điều khoản của điều lệ. Ngoài ra, khi có số cổ đông chiếm vốn của công ty yêu cầu, thì trong thời hạn….ngày….. Hội đồng quản trị phải triệu tập Đại hội cổ đông. Điều 18.- Triệu tập Đại hội: Thông báo triệu tập đại hội phải được gởi bằng thư trước….ngày hay đăng trên báo địa phương cách nhau….ngày và lần chót phải trước ngày họp ….ngày. Bố cáo triệu tập được kèm theo chương trình nghị sự do bộ phận triệu tập ấn định. Đại hội chỉ được phép thảo luận theo chương trình nghị sự đã được ấn định cho đại hội mà thôi Điều 19.- Tổ chức Đại hội: Mọi cổ đông đều có quyền tham dự đại hội. Cổ đông nào vắng mặt thì có thể ủy quyền cho cổ đông khác thay thế. Một cổ đông có thể đại diện cho nhiều cổ đông khác không hạn chế. Thường thì Chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập và chủ tọa đại hội. Nhưng nếu đại hội do kiểm soát viên triệu tập thì do kiểm soát viên chủ tọa. Đại hội có 2 người kiểm phiếu do 2 người nhiều phiếu sở hữu và đại diện nhất đảm nhận. Chủ tọa có thể chỉ định cho đại hội 1 thư ký chọn trong hay ngoài công ty. Văn phòng đại hội có nhiệm vụ kiểm tra xác nhận tư cách cổ đông và lập danh sách hiện diện gồm các mục: họ, tên cổ đông, số cổ phần sở hữu, số cổ phần đại diện, địa chỉ và chữ ký. Mỗi cổ đông tham dự Đại hội có số phiếu biểu quyết bằng số cổ phần mà họ sở hữu và họ đại diện. Các biểu quyết đều công khai trừ phi đại hội quyết định khác. Biên bản của Đại hội được chép vào một quyển sổ. Các trích lục biên bản phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị hay của 2 quản trị viên mới có giá trị. Quyết định hợp lệ của Đại hội có hiệu lực đối với các cổ đông mặc dù họ vắng mặt hay bất đồng ý kiến. Điều 20.- Biểu quyết: Đại hội thường chỉ cần hội đủ số cổ đông chiếm 1/4 vốn của công ty và biểu quyết theo đa số 1/2 tính trên số phiếu hiện diện. Đại hội bất thường khi cần thảo luận đến sửa đổi hình thức hay mục đích và thời hạn của công ty thì phải có số cổ đông sở hữu và đại diện một số cổ phần có giá trị bằng 3/4 vốn của công ty. Để sửa đổi các điều khoản khác của điều lệ thì đại hội chỉ cần đạt số cổ đông chiếm 2/3 vốn công ty. Nếu triệu tập lần thứ nhất không đạt các số cổ đông cần thiết thì vẫn giữ nguyên chương trình nghị sự và triệu tập lần thứ hai. Tại đại hội triệu tập lần thứ hai, đại hội vẫn họp hợp lệ không cần xét đến túc số nữa. Đại hội bất thường biểu quyết theo đa số 2/3 số hiện diện. Chương V TỔNG KẾT VÀ PHÂN PHỐI TIỀN LỜI Điều 21.- Niên khóa. Niên khóa hoạt động kinh doanh của công ty bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 dương lịch và niên khóa đầu tiên của công ty bắt đầu từ ngày được chính thức thành lập đến 31/11/1990. Điều 22.- Tổng kết niên khóa: Sổ sách của công ty phải mở đầy đủ và giữ đúng theo thể lệ thống kê, kế toán hiện hành. Cuối mỗi niên khóa công ty lập 3 bản tổng kết như sau: - Bảng tổng kết kiểm tra tài sản của công ty - Bản cân đối tài sản nợ và có vào ngày 31/12 - Bản kết quả kinh doanh, ghi rõ lời lỗ của từng ngành kinh doanh. Các bảng tổng kết này phải gởi đến Ban kiểm soát trước đại hội ….ngày và đến Văn phòng công ty trước … ngày để cho Ủy viên kiểm soát và các cổ đông tham khảo. Sau đại hội các văn kiện này cùng biên bản đại hội với tất cả chứng từ phụ thuộc phải để tại Văn phòng công ty cho toàn thể cổ đông xem xét bất cứ khi nào cần đến, trong 3 năm liền. Điều 23.- Phân phối tiền lời Tiền lời ròng của công ty cuối niên khóa gồm thu nhập trong niên khóa trừ đi tổng phí kinh doanh, các sắc thuế và mọi khoản khấu hao. Công ty cũng trích lập quỹ dự trữ bắt buộc 5% lời ròng dùng để tăng vốn và bổ sung vốn cho đến khi quỹ này bằng 10% vốn công ty. Ngoài ra, công ty có thể trích lập các quỹ dự trữ khác, tiền thưởng. Tất cả các quỹ dự trữ đều thuộc quyền sở hữu của toàn thể cổ đông. Số còn lại sẽ được phân phối cho các cổ phần. Trong niên khóa, nếu tình hình cho phép, Hội đồng quản trị có thể ứng trước tiền lời cho các cổ đông trong phạm vi 75% lời ròng đã thực hiện được. Chương VI GIẢI THỂ - TRANH TỤNG Điều 24.- Giải thể công ty Trong trường hợp công ty lỗ vốn đến 3/4 mọi cổ đông đều có quyền đề nghị Hội đồng quản trị triệu tập đại hội bất thường để quyết định có nên giải thể công ty hay không. Ngoài ra khi có lý do chính đáng Hội đồng quản trị cũng có thể đề nghị giải tán Đại hội bất thường xét định. Khi công ty mãn hạn hoạt động, tùy hoàn cảnh lúc đó, đại hội cổ đông bất thường có toàn quyền quyết định gia hạn hoạt động cho công ty và trình cơ quan có thẩm quyền. Điều 25.- Thanh toán Khi có quyết định giải thể công ty, đại hội cử 1 hay nhiều thanh lý viên thay thế Hội đồng quản trị đề cùng Ban kiểm soát làm nhiệm vụ thanh lý công ty. Công ty tuân theo thể lệ tài chánh để hoàn tất công việc thanh lý trong thời hạn cho phép. Trong thời hạn thanh lý, Ban thanh lý và Ban kiểm soát vẫn có quyền triệu tập đại hội khi xét thấy cần. Điều 26.- Tranh tụng Trong thời gian hoạt động bình thường cũng như trong thanh lý mọi tranh tụng liên quan đến công ty đều thuộc thẩm quyền của các cơ quan có thẩm quyền theo các quy định hiện hành, Công ty có quyền đòi bồi thường thiệt hại về mọi sai phạm của người điều khiển công ty đã gây thiệt hại cho công ty. Vì quyền lợi chung, nếu có những lỗi của người điều khiển có thể làm thiệt hại cho công ty, mà Hội đồng quản trị bỏ qua, thì những cổ đông công ty có thể cử đại diện đứng đơn khiếu nại trước cơ quan có thẩm quyền theo quy định hiện hành. Không một quyết định nào của Hội đồng quản trị hay của đại hội nào có thể ngăn cản quyền này của cổ đông. Điều 27.- Điều khoản thi hành Công ty được chính thức thành lập khi Đại hội thành lập đã làm đủ thủ tục theo quy định: - Đã xác nhận danh sách cổ đông đã mua hết các cổ phần, đã đóng đủ tiền theo quy định của Nhà nước và điều lệ. - Đã bổ nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát đầu tiên đã ấn định thù lao cho họ cho niên khóa đầu và đã chứng nhận sự chấp nhận nhiệm vụ của họ. - Đã thảo luận trong điều khoản, từng chương và chấp thuận toàn bộ bản điều lệ này. - Giao quyền điều khiển công ty cho Hội đồng quản trị - Làm thủ tục công chứng với Phòng Công chứng thành phố và được Ủy ban nhân dân thành phố cấp phép hoạt động. Điều 28.- Đăng ký điều lệ. Bản điều lệ này gồm 6 chương, 28 điều khoản được đại hội thành lập thông qua từng điều, từng chương và chấp thuận toàn bộ ngày…tháng….năm và được lập thành 07 bản co giá trị như nhau, 01 bản đăng nạp tại Phòng Công chứng, 04 bản đăng ký tại các cơ quan chính quyền theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố và 02 bản lưu trữ tại Văn phòng công ty. Các bản trích sao hay toàn sao đều do Phòng Công chứng Nhà nước hay do Văn phòng công ty cấp phát phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị hay của 2 quản trị viên mới có giá trị. Để nhận thực các sự kiện trên đây, toàn thể nhân viên có trách nhiệm đồng ký tên. Làm tại TP.HỒ CHÍ MINH, ngày tháng năm 19 Sáng lập viên VĂN PHÒNG ĐẠI HỘI THÀNH LẬP Kiểm phiếu viên Thư ký Chủ tọa Chủ tịch Hội đồng quản trị Chứng nhận của Phòng Công chứng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh ĐIỀU LỆ MẪU CÔNG TY HỢP DOANH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÔNG TY CỔ PHẦN Ngành: Sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải, nông lâm ngư nghiệp và kinh doanh thương mại, dịch vụ (Ban hành kèm theo quyết định số 639/QĐ-UB ngày 26/10/1989 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh) ĐIỀU LỆ MẪU: CÔNG TY HỢP DOANH (Đây là loại công ty của hai hay nhiều người họp lại để sản xuất kinh doanh dưới một hội danh Đặc điểm của loại công ty này là các thành viên công ty chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với các trái khoán của công ty trên toàn bộ tài sản của họ) BẢN ĐIỀU LỆ CÔNG TY X, Y, Z Ngành: Trụ sở: Số…..đường……quận …TP. HCM Chúng tôi cùng ký tên dưới đây là: 1/ Họ tên……. Sinh ngày….tháng….năm….tại… Nghề nghiệp:…….. Địa chỉ:…… CMND số: ….cấp ngày……tại…. Cùng vợ (hoặc chồng) tên là….. Cùng ưng thuận:…………. 2/ Họ tên Sinh ngày….tháng….năm….tại… Nghề nghiệp:…….. Địa chỉ:…… CMND số: ….cấp ngày……tại…. Cùng vợ (hoặc chồng) tên là….. Cùng ưng thuận:…………. 3/……. Đã cùng nhau thỏa thuận những điều sau đây đề thành lập công ty X, Y, Z thuộc ngành………. Chương I HÌNH THỨC, MỤC ĐÍCH, DANH HIỆU, TRỤ SỞ Điều 1.- Hình thức Nay thành lập giữa chúng tôi là những người có tên sau đây: 1- 2- 3- 4- (Ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ…) một công ty hợp danh cùng đứng chung trong một hội danh, và hoạt động sản xuất kinh doanh, tuân theo pháp luật Nhà nước và các điều khoản của bản điều lệ này. Điều 2.- Mục đích: Công ty có mục đích kinh doanh ngành…….(ghi rõ chuyên ngành và các sản phẩm cụ thể, đối tượng phục vụ…) Điều 3.- Danh hiệu: Công ty lấy tên là…. gọi tắt là….. Điều 4.- Trụ sở Trụ sở công ty được đặt tại số:….đường….phường….quận…. thành phố Hồ Chí Minh. ĐT: Trụ sở này có thể dời đi nơi khác trong thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định của tập thể thành viên và qua cơ quan có thẩm quyền. Việc dời trụ sở cũng sẽ được thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng. Điều 5.- Thời hạn Thời hạn hoạt động của Công ty là ….năm kế từ ngày được chính thức thành lập, ngoại trừ trường hợp có thể giải thể trước thời hạn hoặc kéo dài thời hạn hoạt động do quyết định bất thường của các thành viên công ty và trong các trường hợp điều lệ dự liệu. Chương II VỐN Điều 6.- Vốn công ty: Vốn của công ty được ấn định là…. đồng (ghi cả bằng số và chữ) mà chúng tôi góp đủ như sau: Số TT Họ tên Địa chỉ Trị giá phần hùn Tổng cộng Hiện kim Hiện vật Tổng số phần hùn bằng tiền mặt là: Các phần hùn bằng hiện vật được đánh giá căn cứ vào các kết quả khảo giá trên thị trường do chúng tôi cùng thực hiện. Các hiện vật này gồm (nếu có) - Bất động sản: 1- 2- 3- - Trang thiết bị 1- 2- 3- - Các hiện vật khác: 1- 2- 3- Tổng trị giá bằng hiện vật là:……đồng (ghi lại bằng chữ số) Hung tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật trị giá các phần hùn bằng hiện vật như trên, đã xem xét các giấy tờ chứng minh nguồn gốc các hiện vật và xác nhận các hiện vật: nhà cửa, máy móc, trong tình trạng (tốt, xấu, hoạt động bình thường v.v…) Vốn này có thể được tăng hoặc giảm do tình hình hoạt động của công ty và do quyết định của toàn thể các thành viên công ty, được Phòng Công chứng Nhà nước xác nhận. Điều 7.- Chuyển nhượng phần hùn Mọi sự chuyển nhượng phần hùn trong nội bộ các thành viên công ty, hoặc cho người ngoài công ty, phải được toàn thể các thành viên đồng ý và được ghi vào sổ của công ty. - Khi có thừa kế, tập thể hội viên chấp nhận sự di chuyển phần hùn theo luật thừa kế nhưng phải quyết định có thể tiếp tục hoạt động với hội viên mới hay giải thể công ty. (Điều lệ của công ty có thể quy định chi tiết thêm về việc chuyển nhượng phần hùn, thừa kế phần hùn) Chương III QUẢN TRỊ CÔNG TY Điều 8.- Quản trị Công ty được toàn thể các thành viên sau đây: - Ông X - Ông Y - Ông Z đồng quản trị, được đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm để hoạt động theo đại lý của công ty. Mỗi người được dùng pháp nhân của công ty để thực hiện các giao dịch trong sản xuất, kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm liên đới về các khoản thi hành và thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế của công ty. Các thành viên quản trị vừa nêu hợp thành Ban quản trị Điều 9.- Giám đốc Trong trường hợp Ban quản trị không thể đảm nhiệm việc quản trị toàn diện công ty thì có thể bổ nhiệm 01 người trong thành viên công ty hoặc ngoài công ty đảm nhiệm chức vụ Giám đốc công ty với những quyền hạn hành động nhân danh công ty. Chương IV NIÊN KHÓA SỔ SÁCH THỐNG KÊ KẾ TOÁN – PHÂN PHỐI LÃI Điều 10.- Niên khóa Niên khóa tài chánh của công ty bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 dương lịch hàng năm. Niên khóa đầu tiên bắt đầu từ ngày công ty được chính thức thành lập đến 31/12 năm kế tiếp. Điều 12.- Hạch toán a) Công ty tuân thủ các chế độ thống kê – kế toán – tài chánh theo quy định hiện hành, mở đầy đủ sổ sách, chứng từ phản ánh hoạt động kinh tế - tài chánh của công ty. b) Cuối niên khóa, công ty lập: bảng tổng kê tài sản, bản cân đối tài sản và bản phân tích hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các bảng tổng kết toán phải được tập thể thành viên công ty duyệt y Điều 12.- Phân phối tiền lãi Sau khi kết quả kinh doanh cuối niên khóa đã được toàn thể thành viên công ty duyệt y, công ty trích 5% lãi ròng lập quỹ dự trữ bắt buộc cho đến khi quỹ này bằng 1/10 vốn công ty (Ngoài ra khi xét thấy cần thiết, điều lệ có thể định thêm các quỹ dự trữ khác khi cần). Số tiền lãi còn lại chia cho các thành viên theo tỷ lệ phần hùn (Điều lệ công ty ấn định chi tiết hơn từng trường hợp nhưng không trái với quy định chung), sau khi đã chi thưởng cho Ban quản trị. Chương V GIẢI THỂ - THANH LÝ CÔNG TY Điều 13.- Giải thể công ty Trong trường hợp lỗ hết vốn….hoặc công ty đang gặp khó khăn khủng hoảng không thể vượt qua, mỗi thành viên công ty có quyền đề nghị xét giải thể công ty. Khi giải thể công ty làm thủ tục theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu do một lý do nào đó, 1 thành viên xin rút tên ra khỏi công ty thì phải gửi thư cho tập thể thành viên công ty quyết định. Điều 14.- Thanh lý Công ty giải thể vì hết thời hạn hay vì một lý do nào khác thì phải có hai thành viên trong Ban quản trị có phần hùn lớn nhất hoặc bổ nhiệm một hoặc hai thanh lý viên trong hay ngoài Ban quản trị đứng làm thanh lý viên và thực hiện việc thanh quyết toán công ty theo thủ tục và quy định hiện hành. Sau khi thanh toán mọi khoản nợ, số tài sản còn lại sẽ định giá và chia cho các thành viên theo tỷ lệ phần hùn, nếu tổng số nợ vượt quá số tài sản của công ty thì số dôi nợ sẽ do các thành viên liên đới gánh chịu. (Có thể quy định cụ thể các chi tiết khác về giải thể và thanh lý miễn không trái với quy định của Nhà nước) Điều 15.- Tranh tụng Mọi tranh tụng của công ty sẽ do cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo các quy định hiện hành. Các tranh chấp hay bất đồng ý kiến giữa các thành viên sẽ do các thành viên bàn bạc giải quyết, hoặc nhờ một cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Điều 16.- Điều khoản thi hành Bản điều lệ này đã được toàn thể thành viên công ty thảo luận, biểu quyết từng chương, từng điều và ký tên chấp thuận toàn văn bản điều lệ này vào ngày…tại…. - Mọi sự sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ bản điều lệ cũng phải được tất cả các thành viên đồng ý. - Bản điều lệ được lập thành 07 bản có giá trị như nhau: 1 bản đăng ký tại Phòng Công chứng, 04 bản đăng ký tại các cơ quan chính quyền theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố, 02 bản lưu trữ tại trụ sở công ty. - Các phần trích lục để sao gởi công bố đều phải có chữ ký xác nhận của ban quản trị nếu không phải là do Phòng Công chứng cấp phát. Làm tại ngày tháng năm 198 Tập thể thành viên công ty CƠ QUAN CÔNG CHỨNG
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "26/10/1989", "sign_number": "639/QĐ-UB", "signer": "Lê Khắc Bình", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-384-QD-BYT-2019-ban-hanh-nguyen-tac-cap-ma-co-so-kham-benh-chua-benh-406434.aspx
Quyết định 384/QĐ-BYT 2019 ban hành nguyên tắc cấp mã cơ sở khám bệnh chữa bệnh
BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 384/QĐ-BYT Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH NGUYÊN TẮC CẤP MÃ CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Căn cứ Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này nguyên tắc cấp mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: 1. Mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm 05 (năm) ký tự (XXXXX), thể hiện bằng số, trong đó: a) 02 (hai) ký tự đầu: là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam; Riêng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng sử dụng mã ký tự là 97; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Công an sử dụng mã ký tự là 98 (không phụ thuộc vào địa điểm nơi đặt cơ sở khám bệnh, chữa bệnh). b) 03 (ba) ký tự tiếp theo: là thứ tự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong tỉnh, thành phố tương ứng, bắt đầu từ số 001. Ví dụ: Mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của: - Bệnh viện Bạch Mai: 01001; - Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương: 01047; - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 06001; - Trung tâm y tế huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu: 12001; - Trạm Y tế phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội: 01001; - Bệnh xá Lữ đoàn 170/V1: 97001. 2. Các thông tin cấp mã bao gồm: a) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. b) Mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. c) Địa chỉ. d) Số giấy phép hoạt động. đ) Tuyến kỹ thuật. e) Hình thức tổ chức (bệnh viện, phòng khám, trạm y tế...). f) Mô hình tổ chức (đa khoa, chuyên khoa) g) Loại hình quản lý (công lập, tư nhân). Điều 2. Trách nhiệm cấp mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 1. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp mã cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định tại khoản 2 Điều này). 2. Cục Quân Y, Bộ Quốc Phòng; Cục Y tế, Bộ Công An cấp mã cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc. 3. Các đơn vị theo trách nhiệm nêu trên cập nhật kịp thời thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi có thay đổi, báo cáo Bộ Y tế. Điều 3. Giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm đầu mối hướng dẫn các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện cấp mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo trách nhiệm quy định tại Điều 2 Quyết định này; tổng hợp danh sách mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cập nhật và công bố hàng năm. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành. Điều 5. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Thanh tra Bộ và các Vụ trưởng, Cục trưởng, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các Bộ, Ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 5; - PTTgCP. Vũ Đức Đam (để báo cáo); - BT Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo); - Bảo hiểm xã hội Việt Nam (để phối hợp thực hiện); - Các cơ sở KB, CB trực thuộc Bộ Y tế; - Bộ Quốc Phòng (để phối hợp chỉ đạo); - Bộ Công An (để phối hợp chỉ đạo); - Cục Quân Y (Bộ Quốc phòng); - Cục Y tế (Bộ Công an); - Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Lưu: VT, KCB. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Viết Tiến
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "01/02/2019", "sign_number": "384/QĐ-BYT", "signer": "Nguyễn Viết Tiến", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-77-2009-QD-UBND-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-Thanh-tra-tinh-Bac-Ninh-245991.aspx
Quyết định 77/2009/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Thanh tra tỉnh Bắc Ninh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 77/2009/QĐ-UBND Bắc Ninh, ngày 01 tháng 6 năm 2009 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THANH TRA TỈNH TỈNH BẮC NINH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11.2003; Căn cứ Thông tư liên tịch số 475/2009/TTLT-TTCP-BNV ngày 13.3.2009 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Căn cứ Quyết định số 27/2008/QĐ-UBND ngày 18.3.2008 của UBND tỉnh, về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh; Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 90/TTr-SNV ngày 15 tháng 5 năm 2009, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh tỉnh Bắc Ninh. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 104/2005/QĐ-UB ngày 11.8.2005 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Thanh tra tỉnh Bắc Ninh. Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Văn Túy QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THANH TRA TỈNH BẮC NINH (Ban hành kèm theo Quyết định số 77/2009/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh) Điều 1. Vị trí, chức năng: Thanh tra tỉnh là cơ quan ngang Sở thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND tỉnh. Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh trực tiếp là Chủ tịch UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác, tổ chức và chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn: Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: 1. Trình UBND tỉnh: a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; b) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao; c) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Sở, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 2. Trình Chủ tịch UBND tỉnh: a) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh; b) Dự thảo Chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định của pháp luật. c) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Thanh tra tỉnh. 3. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. 4. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. 5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Thanh tra huyện, Thanh tra sở và cán bộ làm công tác thanh tra của các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của UBND tỉnh. 6. Về thanh tra: a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, Thanh tra sở; b) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (gọi chung là sở); c) Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc nhiều sở; d) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao; đ) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch UBND tỉnh. 7. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo: a) Hướng dẫn UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện chế độ tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy định; b) Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch UBND tỉnh; c) Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh khi được giao; d) Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Sở đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại theo quy định; đ) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh. 8. Về phòng, chống tham nhũng: a) Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các sở, UBND cấp huyện và các đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh; b) Phối hợp với cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra vụ việc tham nhũng; c) Quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập; tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; d) Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; 9. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyền hạn của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật; yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 10. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh, Thanh tra Chính phủ. 11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ được giao. 12. Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Thực hiện công tác thông tin, tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của UBND tỉnh và Thanh tra Chính phủ. 13. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, các phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh. 14. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh. 15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật. Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế: 1. Lãnh đạo Thanh tra tỉnh: a) Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra và các Phó Chánh Thanh tra. b) Chánh Thanh tra tỉnh là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra tỉnh. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Chính phủ ban hành và sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra. c) Phó Chánh Thanh tra tỉnh là người giúp Chánh Thanh tra tỉnh và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Chánh Thanh tra tỉnh vắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra tỉnh được Chánh Thanh tra tỉnh ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Thanh tra tỉnh. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Chính phủ ban hành và đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh. d) Việc khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, gồm: - Văn phòng; - Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng; - Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 1; - Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 2; - Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 3. (Các Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được phân theo lĩnh vực và địa bàn hành chính). 3. Biên chế: Biên chế của Thanh tra tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phù hợp với định mức biên chế, khối lượng công việc và tính chất đặc thù, phức tạp của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của tỉnh. Điều 4. Tổ chức thực hiện: 1. Căn cứ nội dung quy định trên, Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai tổ chức thực hiện. 2. Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ; Ban hành quy chế làm việc của cơ quan Thanh tra tỉnh. 3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh", "promulgation_date": "01/06/2009", "sign_number": "77/2009/QĐ-UBND", "signer": "Trần Văn Túy", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-46-NQ-HDND-2020-dieu-chinh-du-an-trong-Quy-hoach-su-dung-dat-tinh-Bac-Giang-473912.aspx
Nghị quyết 46/NQ-HĐND 2020 điều chỉnh dự án trong Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Giang
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 46/NQ-HĐND Bắc Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2020 NGHỊ QUYẾT THÔNG QUA ĐIỀU CHỈNH QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM, SỐ LƯỢNG DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020) TỈNH BẮC GIANG; ĐIỀU CHỈNH CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT; DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CẦN THU HỒI ĐẤT, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA, ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ, ĐẤT RỪNG ĐẶC DỤNG SANG CÁC MỤC ĐÍCH KHÁC NĂM 2021 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 12 Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018; Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/NQ-UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch; Căn cứ các Nghị định: Số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Căn cứ Nghị quyết số 40/NQ- CP ngày 09 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Bắc Giang; Căn cứ các công văn: Số 1005/TTg-NN ngày 30 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp và đất ở tại đô thị; số 974/TTg-NN ngày 24 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ủy quyền điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất Khu công nghiệp, đất ở tại đô thị đến năm 2020; Xét Tờ trình số 338/TTr-UBND ngày 27/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Thông qua điều chỉnh quy mô, địa điểm, số lượng dự án, công trình trong Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Bắc Giang; điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất; danh mục các dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang các mục đích khác năm 2021 như sau: 1. Điều chỉnh điểm 1.2 khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 18/9/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh và phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất ở đô thị cho các huyện, thành phố như sau: a) Huyện Việt Yên: 103,69 ha đất ở tại đô thị, b) Huyện Lục Nam: 33,48 ha đất ở tại đô thị, c) Huyện Yên Dũng: 70,11 ha đất ở tại đô thị, d) Thành phố Bắc Giang: 14,72 ha đất ở tại đô thị. (Chi tiết có biểu số 01 kèm theo) 2. Điều chỉnh chỉ tiêu đất lúa chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp (thực hiện các dự án hạ tầng kĩ thuật) cụ thể như sau: a) Giảm 20 ha chỉ tiêu đất lúa chuyển mục đích sang đất khác của huyện Hiệp Hòa để bổ sung tăng cho huyện Tân Yên. b) Giảm 20,93 ha chỉ tiêu đất lúa chuyển mục đích sang đất khác của huyện Lục Nam để bổ sung tăng cho huyện Tân Yên. c) Giảm 14,85 ha chỉ tiêu đất lúa chuyển mục đích sang đất khác của huyện Lạng Giang để bổ sung tăng cho huyện Tân Yên. 3. Điều chỉnh quy mô, địa điểm, số lượng dự án, công trình trong Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Bắc Giang đồng thời bổ sung danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất; các dự án, công trình chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang các mục đích khác năm 2021: 3.1. Đưa ra khỏi danh mục các dự án, công trình đã được HĐND tỉnh chấp thuận nhưng không có khả năng thực hiện tại các Nghị quyết: Số 39/NQ-HĐND ngày 11/12/2019, số 08/NQ-HĐND ngày 09/7/2020, số 22/NQ-HĐND ngày 18/9/2020, tổng số 255 dự án, công trình với diện tích đất trồng lúa 419,68 ha. (Chi tiết có biểu số 02 kèm theo) 3.2. Các dự án, công trình cần thu hồi đất theo Khoản 3, Điều 62 và chuyển mục đích sử dụng đất theo điểm b khoản 1 Điều 58 Luật đất đai: 36 dự án, công trình với diện tích đất thu hồi 201,98 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa 93,49 ha, diện tích đất rừng đặc dụng 7,4 ha, đất khác 101,09 ha. (Chi tiết có biểu số 03 kèm theo) 3.3. Các dự án thu hồi đất theo Khoản 3, Điều 62 Luật Đất đai sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên; diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng từ 20 ha trở lên: 06 dự án, công trình với diện tích đất thu hồi 152,52 ha, trong đó, đất trồng lúa 128,95 ha, đất khác 23,57 ha. (Chi tiết có biểu số 04 kèm theo) 4. Tiếp tục thực hiện các dự án đã được chấp thuận tại các nghị quyết: Số 39/NQ-HĐND ngày 11/12/2019, số 08/NQ-HĐND ngày 09/7/2020, số 22/NQ-HĐND ngày 18/9/2020 của HĐND tỉnh (trừ các dự án đã điều chỉnh tại điểm 3.1 khoản 3, Điều này). 5. Trích lập dự phòng quỹ đất 202,92 ha đất trồng lúa để thực hiện các dự án, công trình cấp bách và các dự án, công trình phát sinh trong năm 2021; giao cho Thường trực HĐND tỉnh xem xét, chấp thuận danh mục dự án, công trình cần thu hồi đất và cần chuyển mục đích đất trồng lúa thuộc quỹ đất dự phòng để thực hiện các dự án, công trình cấp bách và các dự án, công trình phát sinh giữa hai kỳ họp trong năm 2021 và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất. Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết. Nghị quyết được HĐND tỉnh khoá XVIII, kỳ họp thứ 12 thông qua./. Nơi nhận: - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Lưu: VT, TH. Bản điện tử: - Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang; - Ủy ban MTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh; - Các cơ quan, sở, ban, ngành cấp tỉnh; - Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; - Các đại biểu HĐND tỉnh; - Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND các huyện, thành phố; - Cổng thông tin Đại biểu dân cử tỉnh Bắc Giang; - Trung tâm Thông tin, Văn phòng UBND tỉnh; - Lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng HĐND tỉnh. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lâm Thị Hương Thành Biểu số 01 ĐIỀU CHỈNH QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM, SỐ LƯỢNG DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020) TỈNH BẮC GIANG (Kèm theo Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh) STT Dự án Quy mô (ha) Địa điểm Kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất (ha) DT bổ sung quy hoạch Ghi chú 1 Khu đô thị mới xã Nội Hoàng huyện Yên Dũng 89,85 Xã Nội Hoàng huyện Yên Dũng 27,70 62,15 2 KĐT mới phía Đông xã Hồng Thái, huyện Việt Yên 18,60 Xã Hồng Thái, huyện Việt Yên 6,50 12,10 3 Khu đô thị mới số 14 thuộc KĐT mới phía Nam, TP Bắc Giang 23,36 xã Hương Gián, huyện Yên Dũng 10,00 0,80 Trong đó: TP BG: 22,8ha; huyện YD 0,8ha Thôn Văn Sơn, xã Tân Tiến, TP Bắc Giang 12,56 4 KĐT mới Quang Châu, huyện Việt Yên 30,00 Xã Quang Châu, huyện Việt Yên 12,00 18,00 5 KĐT mới phía Nam xã Quang Châu, huyện Việt Yên 19,79 Thôn Nam Ngạn, xã Quang Châu, huyện Việt Yên 10,00 9,79 6 KDC Sơn Hải, xã Trung Sơn, huyện Việt Yên 10,00 Thôn Sơn Hải, xã Trung Sơn huyện Việt Yên 5,00 5,00 Tái định cư sân golf Việt Yên 7 KDC Tân Sơn, xã Trung Sơn huyện Việt Yên 11,00 Thôn Tân Sơn, xã Trung Sơn, huyện Việt Yên 2,00 9,00 Tái định cư sân golf Việt Yên 8 Khu đô thị mới Phượng Hoàng 22,16 Xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng 15,00 7,16 QĐ 187/QĐ-UBND ngày 04/5/2019 của UBND huyện Yên Dũng (QHCT 1/500) 9 Khu đô thị mới Giáp Nguột - Trại Cầu 12,16 Xã Dĩnh Trì, phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang 10,00 2,16 QĐ số 551/QĐ-UBND ngày 04/5/2020 của UBND thành phố Bắc Giang 10 Khu dân cư mới số 1 xã Lan Mẫu 19,18 Xã Lan Mẫu, huyện Lục Nam 0,00 19,18 11 KDC mới số 1, xã Khám Lạng, huyện Lục Nam 7,70 Xã Khám Lạng, huyện Lục Nam 0,00 7,70 12 KDC số 7 thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên 15,00 Thị trấn Nếnh, huyện Việt yên 0,00 15,00 13 KDC mới Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên 5,30 Xã Vân Hà, huyện Việt Yên 0,00 5,30 14 Khu đô thị Thái Hà, xã Tăng Tiến huyện Việt Yên 41,00 Xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên 0,00 29,50 15 Khu đô thị số 6, thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam 70,00 thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam 0,00 6,60 Cộng 395,10 98,20 222,00 Biểu số 02 ĐƯA RA KHỎI DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC HĐND TỈNH CHẤP THUẬN NHƯNG KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN TẠI CÁC NGHỊ QUYẾT 39/NQ-HĐND NGÀY 11/12/2019; 08/NQ-HĐNĐ NGÀY 09/7/2020; 22/NQ-HĐND NGÀY 18/9/2020 (Kèm theo Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh) STT Danh mục công trình dự án Địa điểm Diện tích thu hồi (m2) Diện tích chuyển mục đích sử dụng (m2) Lý do Tổng diện tích (m2) Đất lúa (m2) Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Đất khác (m2) Đất lúa Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng I HUYỆN HIỆP HÒA NGHỊ QUYẾT 39/NQ-HĐND 1 Trung tâm thử nghiệm ô tô Việt Nam Hùng Sơn 80.000 30.000 50.000 30.000 Chưa thực hiện Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn... 2 Điểm dân cư Đoan Bái - Lương Phong Đoan Bái, Lương Phong 90.000 90.000 90.000 Chưa thực hiện 3 KĐT mới mở rộng phía Tây thị trấn Thắng Đức Thắng 30.000 30.000 30.000 Chưa thực hiện 4 KDC các thôn xã Mai Đình Mai Đình 10.000 10.000 10.000 Chưa thực hiện 5 Điểm dân cư Xuân Cẩm Xuân Cẩm 90.000 90.000 90.000 Chưa thực hiện 6 Điểm dân cư Mai Trung Mai Trung 90.000 90.000 90 000 Chưa thực hiện 7 KDC thôn Tân Sơn Hùng Sơn 8.000 8.000 8.000 Không thực hiện 8 KDC Ngọc Sơn Ngọc Sơn 48.000 48.000 48.000 Chưa thực hiện 9 KDC thôn Bảo An Hoàng An 4.000 4.000 4.000 Không thực hiện 10 KDC các thôn xã Quang Minh Quang Minh 7.000 7.000 Không thực hiện 11 KDC xã Thái Sơn Thái Sơn 8.000 8.000 8.000 Chưa thực hiện 12 KDC các thôn xã Lương Phong Lương Phong 5.000 5.000 5.000 Chưa thực hiện 13 KDC thôn Sơn Trung Hòa Sơn 5.700 5.700 5.700 Chưa thực hiện 14 KDC thôn Hòa Tiến Hùng Sơn 9.000 9.000 9.000 Chưa thực hiện 15 KDC mới xã Hương Lâm Hương Lâm 50.000 50.000 50.000 Chưa thực hiện 16 KDC mới xã Bắc Lý Bắc Lý 90.000 90.000 90.000 Chưa thực hiện Dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, Trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp.... 17 Đất văn hóa, thể thao (khu Cửa Đền) Hòa Sơn 2.700 2.700 2.700 Chưa thực hiện 18 Đường nối ĐT 296 với Vành đai IV Mai Trung, Hợp Thịnh, Xuân Cẩm, Hương Lâm 190.000 180.000 10.000 180.000 Trùng với biểu dự án xin Thủ tướng CP CMĐ đất lúa 19 Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đồng Tân 500 500 500 Chưa thực hiện Dự án khác 20 CCN Đoan Bái Đoan Bái 95.000 95.000 95.000 Trùng với biểu dự án xin thủ tướng CP CMĐ 21 Xây dựng Nhà máy sản xuất bê tông tươi và cấu kiện bê tông đúc sẵn Đông Lỗ 20.000 Chưa thực hiện 22 Bãi đỗ xe xã Bắc Lý Bắc Lý 10.000 Chưa thực hiện 23 Đất công trình năng lượng - cây xăng Đoan Bái 1.000 Trùng biểu Tổng 23 912.900 845.900 0 67.000 876.900 II HUYỆN YÊN DŨNG NGHỊ QUYẾT 39/NQ-HĐND 24 Khu dân cư Tiểu khu 3, 4 TT Nham Biền 30.000 30.000 30.000 Chưa thực hiện 25 Khu đô thị phía nam TT Nham Biền 168.000 150.000 18.000 Chưa thực hiện 26 Khu dân cư thôn An Thịnh Tiền Phong 68.000 68.000 0 68.000 Chưa thực hiện 27 Khu dân cư An Thịnh (làm khu đô thị) Tiền Phong 115.000 80.000 35.000 80.000 Chưa thực hiện 28 Dự án 1, 2 - Khu đô thị xã Tiền Phong Tiền Phong 170.000 95.000 75.000 95.000 Chưa thực hiện 29 Dự án 1 - Khu đô thị số 2 Tiền Phong (Khu nhà ở Thạch Bàn) Tiền Phong 70.800 5.000 65.800 5.000 Chưa thực hiện 30 Khu Dân cư - đất ở và kinh doanh dịch vụ xã Tiền Phong Tiền Phong 50.000 50.000 50.000 Chưa thực hiện 31 Khu dân cư Vườn Dí, Bình Voi, Tây Cảnh Thụy 27.000 22.000 5.000 22.000 Chưa thực hiện 32 Khu dân cư Thanh Vân, Trung Sơn, Hồng Giang Đức Giang 20.000 20.000 20.000 Chưa thực hiện 33 Khu dân cư thôn Ngò, thôn Đạo Tân An 19.000 19.000 19.000 Chưa thực hiện 34 Khu dân cư thôn Hấn, Dõng, Tây, Dung Hương Gián 25.000 25.000 25.000 Chưa thực hiện 35 Khu đô thị số 19, phân khu số 2, TP Bắc Giang Hương Gián 120.200 74.000 46.200 74.000 Chưa thực hiện 36 Khu dân cư thôn Bắc Đồng Việt 35.000 32.000 3.000 32.000 Chưa thực hiện Tổng 13 918.000 670.000 248.000 520.000 0 - III HUYỆN YÊN THẾ NGHỊ QUYẾT 39/NQ-HĐND Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; 37 Khu dân cư thôn Trại Cọ Tam Hiệp 1.700 1.700 1.700 Không có khả nĂng thực hiện 38 Khu dân cư thôn Chùa Hương Vĩ 8.000 7.500 500 7.500 Không có khả năng thực hiện 39 Khu dân cư bản Trại Mới Đồng Tiến 2.107 2.107 Không có khả năng thực hiện 40 Khu dân cư thôn An Châu An Thượng 3.500 3.500 3.500 Không có khả năng thực hiện 41 Khu dân cư thôn Lan Thượng An Thượng 1.027 1.027 Không có khả năng thực hiện 42 Khu dân cư thôn Cầu Thầy An Thượng 1.523 1.523 Không có khả năng thực hiện 43 Khu dân cư thôn Chùa Tân Hiệp 2.599 2.599 2.599 Không có khả năng thực hiện 44 Khu dân cư thôn Trại Quân Đồng Kỳ 2.320 2.320 2.320 Không có khả năng thực hiện 45 Khu dân cư thôn Giếng Chảnh Đồng Ký 2.520 2.520 2.520 Không có khả năng thực hiện 46 Khu dân cư thôn Trại Tre Đồng Hưu 4.000 4.000 4.000 Không có khả năng thực hiện 47 Khu dân cư thôn Đông Kênh Đông Sơn 3.324 3.324 Không có khả năng thực hiện 48 Khu dân cư thôn Đồi Lánh Đông Sơn 2.711 2.711 Không có khả năng thực hiện 49 Khu dân cư bản Chàm Tam Tiến 1.093 814 280 814 Không có khả năng thực hiện 50 Khu dân cư Tam Tiến 5.000 5.000 5.000 Không có khả năng thực hiện 51 Khu dân cư đấu giá QSDĐ thôn Liên Tân Bố Hạ 6.400 6.400 Không có khả năng thực hiện 52 Đất ở dân cư thôn Liên Cơ (thanh lý nhà văn hóa, chuyển mục đích sang đất ở) Đồng Tâm 700 700 Không có khả năng thực hiện 53 Khu dân cư thôn chỉ chòe Đồng Lạc 5.000 5.000 5.000 Không có khả năng thực hiện 54 Khu dân cư bản Đồng Vương Đồng Vương 5.500 5.500 5.500 Không có khả năng thực hiện 55 Khu dân cư bản Đồn Canh Nậu 3.000 3.000 3.000 Không có khả năng thực hiện Các dự án, công trình xây dựng cầu, đường, hệ thống giao thông, thủy lợi, thu gom, xử lý rác thải, nghĩa trang, nghĩa địa, điện lực... 56 Xây dựng sân thể thao xã Canh Nậu Canh Nậu 1.300 1.300 1.300 Không có khả năng thực hiện 57 Sân thể thao trung tâm xã thôn Đồng Tâm Đồng Kỳ 1.000 1.000 1.000 Không có khả năng thực hiện 58 Nhà văn hóa Đồng Bông Tân Hiệp 1.500 1.500 1.500 Không có khả năng thực hiện 59 Xây mới NVH thôn Vòng huyện Xã Bố Hạ 1.500 1.500 1.500 Không có khả năng thực hiện 60 Mở rộng khuôn viên di tích Chùa Thông Đồng Lạc 2.500 2.500 2.500 Không có khả năng thực hiện 61 Mở rộng sân thể thao thôn Cổng Châu Đồng Hưu 5.000 5.000 5.000 Không có khả năng thực hiện 62 Đất thương mại dịch vụ thôn Thiều, thôn Vàng Đồng Lạc 5.000 Không có khả năng thực hiện 63 Khu dân cư phía đông xã Bố Hạ TT Bố Hạ 148.000 90.000 58.000 90.000 Không có khả năng thực hiện 64 Khu dân cư mới Huy Hoàng Centery (Đông nam Bố Hạ) TT Bố Hạ 134.000 74.700 59.300 74.700 Không có khả năng thực hiện Tổng 356.825 220.952 135.873 225.952 Nghị quyết 08 ngày 09/7/2020 65 Khu dân cư mới xã Hương Vỹ Thôn Chùa, xã Hương Vĩ 63.700 62.000 1.700 62.000 Không có khả năng thực hiện 66 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp Thôn Vi Sơn và thôn trường Sơn, 50.000 10.000 40.000 10.000 Không có khả năng thực hiện 67 Khu xử lý rác thải xã Đồng Tiến Bản Cây Thị- Đồng Tiến 4.000 4.000 Không có khả năng thực hiện 68 Khu xử lý rác thải xã Đồng Lạc Đồng Lạc 3.000 3.000 Không có khả năng thực hiện 69 Điểm tập kết rác tại các thôn Đồng Lạc 300 200 100 200 Không có khả năng thực hiện 70 Khu xử lý rác thải xã Hồng Kỳ Bản Cầu Tư - Hồng Kỳ 2.000 2.000 Không có khả năng thực hiện 71 Khu xử lý rác tập trung thôn Đồng Lân Đồng Kỳ 2.000 2.000 2.000 Không có khả năng thực hiện 72 Khu vui chơi giải trí thể thao thôn Dinh Tiến TT Bố Hạ 5.000 5.000 Không có khả năng thực hiện 73 Khu dịch vụ nhà hàng sinh thái thôn Đồng Quán TT Bố Hạ 2.000 Không có khả năng thực hiện 74 Bến xe Bố Hạ TT Bố Hạ 9.000 9.000 Không có khả năng thực hiện Tổng 139.000 74.200 64.800 76.200 Tổng (I+II) 38 495.825 295.152 200.673 302.152 IV HUYỆN LỤC NGẠN NGHỊ QUYẾT 39/NQ-HĐND Các dự án xây dựng khu đô thị, khu dân cư nông thôn, tạo quỹ đất ở để đấu giá hoặc giao đất không thông qua đấu giá theo quy định của Luật đất đai 75 Hạ tầng kỹ thuật và khu dân cư mới thôn Lim, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn Giáp Sơn 64.000 20.000 44.000 20.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 76 Hạ tầng kỹ thuật và khu dân cư phố Kim Phượng Sơn 100.000 15.000 85.000 15.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 77 Hạ tầng kỹ thuật và khu dân cư Liên cơ quan Trù Hựu 100.000 23.000 77.000 23.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác Các dự án, công trình xây dựng cầu, đường, điện, hệ thống giao thông 78 Dự án: Cải tạo, nâng cấp QL 31 đoạn Lục Nam - Chũ Các xã, thị trấn (Quý Sơn, Phượng Sơn, Trù Hựu, TT Chũ) 110.000 14.000 96.000 14.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 79 Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ ngã ba Lâm Trường nối với đường vành đai thị trấn Chũ TT Chũ 44.000 900 43.100 900 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 80 Đường giao thông đi Kim Sơn - Phú Nhuận Tân Hoa, Kim Sơn, Biển Động, Phú Nhuận 120.000 45.000 75.000 45.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 81 Mở rộng và điều chỉnh tuyến đường 289 kéo dài Nam Dương, Trù Hựu 100.000 20.000 80.000 20.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 82 Các đoạn bổ sung Dự án đường 293 và các tuyến nhánh Lục Ngạn 50.700 50.700 50.700 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 83 Dự án xây dựng đường trục thôn và đường nội đồng Trù Hựu 10.500 5.500 5.000 5.500 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác Các dự án xây dựng Hạ tầng xã hội (trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp công; xây dựng nhà văn hóa, sân vận động, trường học ....) và các dự án khác 84 Sân vận động trung tâm xã Tân Hoa 4.000 4.000 4.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 85 Sân vận động trung tâm xã Phì Điền 3.000 1.000 2.000 1.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 86 Xây dựng nhà văn hóa thôn Khả Lã 2 Tân Lập 4.338 4.338 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 87 Xây dựng nhà văn hóa thôn Đồng Nấm Tân Quang 500 500 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 88 Xây dựng trụ sở phòng giáo dục huyện TT Chũ 3.000 3.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 89 Xây dựng trường mầm non thôn Bóm Tân Quang 1.080 1.080 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 90 Trường Mầm non TT Chũ 5.000 3.000 2.000 3.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 91 Trường tiểu học Cầu Sắt Sơn Hải 29.000 9.000 20.000 9.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 92 Mở rộng trường mầm non Nam Dương Nam Dương 29.000 9.000 20.000 9.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 93 Mở rộng trường mầm non thôn Ngọc Nương Mỹ An 2.000 2.000 2.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 94 Đường dây 220 kV Bắc Giang - Lạng Sơn Cấm Sơn 200 200 200 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 95 Xây dựng Trạm biến áp thôn Ngọc Nương, Tân Mỹ Mỹ An 400 200 200 200 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 96 Xây dựng Trạm biến áp thôn Cái Cặn 1, Đèo Trang Hộ Đáp 1.000 1.000 1.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 97 Xây dựng Doanh trại BCH quân sự huyện; hạng mục cấp điện, chiếu sáng mạng ngoài Trù Hựu 2.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 98 Xây dựng, cải tạo hạ tầng thiết yếu vùng trồng cây ăn quả tập trung có giá trị kinh tế cao huyện Lục Ngạn Hồng Giang; Tân Lập, TT Chũ, Giáp Sơn 50.000 14.000 36.000 14.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 99 Dự án tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị cụm di tích lịch sử văn hóa đền Từ Hả, huyện Lục Ngạn Hồng Giang 43.000 43.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 100 Nghĩa địa thôn Đồng Rãng Kim Sơn 3.000 3.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 101 Nghĩa địa thôn Cổ Vài, Cầu Sắt Sơn Hải 45.000 45.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác 102 Cụm công nghiệp Mỹ An Mỹ An 100.000 40.000 0 60.000 40.000 Không thực hiện hết, chuyển sang dự án khác Tổng 28 1.022.718 277.300 200 745.218 279.300 200 V HUYỆN SƠN ĐỘNG NGHỊ QUYẾT 39/NQ-HĐND 103 Khu dân cư nông thôn thôn Vá Thôn Vá - An Bá 10.483 4.483 6.000 4.483 Chưa thực hiện 104 Khu dân cư nông thôn thôn Sản 3, Dần xã Hữu Sản 2.500 2.500 2.500 Chưa thực hiện 105 Khu dân cư nông thôn các thôn xã Vĩnh An 5.527 5.242 285 5.242 Chưa thực hiện 106 Khu dân cư nông thôn thôn Thượng xã Cầm Đàn 4.270 4.270 Chưa thực hiện 107 Khu dân cư nông thôn thôn Trung Sơn Trung Sơn - Chiến Sơn 9.800 9.800 9.800 Chưa thực hiện 108 Khu dân cư nông thôn Hạ 2, Lốt - TT An Châu 7.100 7.000 100 7.000 Chưa thực hiện 109 Khu dân cư mới TT Tây Yên Tử TT Tây Yên Tử 20.742 742 20.000 742 Chưa thực hiện 110 Khu dân cư nông thôn xã Dương Hưu Dương Hưu 7.500 7.500 7.500 Chưa thực hiện 111 Khu dân cư nông thôn thôn Vá Thôn Vá - An Bá 12.807 5.295 7.512 5.295 Chưa thực hiện 112 Xây dựng Trường Mầm non Thôn An Bá - An Bá 3.700 1.700 2.000 1.700 Chưa thực hiện 113 Sân vận động Thôn Hạ - Long Sơn 1.500 1.500 1.500 Chưa thực hiện 114 Xây dựng Chợ trung tâm Tổ dân phố Đoàn Kết - TT Tây Yên Tử 13.000 13.000 Chưa thực hiện 115 Sân thể thao Đình Chùa Chẽ Khu Đình - Thị trấn An Châu 2.000 2.000 2.000 Chưa thực hiện 116 Xây dựng Đập cầu đá Khe Táu Yến Định 60.000 60.000 Chưa thực hiện 117 Trạm cấp nước sạch Đồng Rì - TT Thanh Sơn 600 600 Chưa thực hiện 118 Nghĩa địa Thôn Mục - Dương Hưu 4.000 4.000 Chưa thực hiện 119 Mở rộng sân thể thao xã Thoi - Dương Hưu 2.000 500 1.500 500 Chưa thực hiện 120 Xây dựng Trường mầm non Bãi Chợ - Tuấn Đạo 5.000 1.386 3.614 1.386 Chưa thực hiện 121 Xây dựng đồn gác công an huyện Xã Tuấn Mậu 2.000 2.000 2.000 Chưa thực hiện 122 Đất thương mại dịch vụ TT An Châu 5.000 5.000 5.000 Chưa thực hiện Tổng 20 179.529 56.648 122.881 56.648 VI HUYỆN LỤC NAM NGHỊ QUYẾT 39/NQ-HĐND 123 Đất sen kẽ trong các khu dân cư Xã Nghĩa Phương 2.000 2.000 2.000 Chưa thực hiện 124 Khu dân cư số 2, khu phía nam QL 31 và hai bên đường vào trường cấp 3 Xã Phương Sơn 18.000 18.000 18.000 Chưa thực hiện 125 Dự án khu dân cư trung tâm xã (Thôn Sơn Đình 2, Sơn Đình 1) Xã Thanh Lâm 5.000 5.000 5.000 Chưa thực hiện 126 Khu dân cư thôn Thanh Giã 1 Xã Tam Dị 4.000 4.000 4.000 Chưa thực hiện 127 Khu dân cư xã Vũ Xá Xã Vũ Xá 1.500 1.500 1.500 Chưa thực hiện 128 Dự án đất xen kẹp trong các khu dân cư Xã Vô Tranh 2.000 1.000 1.000 1.000 Chưa thực hiện 129 Đất dân cư và Nhà văn hóa TT Đồi Ngô 8.000 8.000 8.000 Chưa thực hiện 130 KDC Ao Bờ, thôn Hồ xã Thanh Lâm 3.000 3.000 0 Chưa thực hiện 131 Đất ở xen kẹt trong các khu dân cư Xã Trường Giang 3.500 3.500 3.500 Chưa thực hiện 132 Khu dân cư Đông Hưng Xã Đông Hưng 70.000 70.000 Chưa thực hiện 133 Đất ở nông thôn khu Trường mầm non cũ Xã Đan Hội 800 800 0 Chưa thực hiện 134 Các KDC Núi Chùa (thôn Hồ); KDC Ao Con Cá (thôn Giàng); KDC Hồ Chợ (thôn Buộm); KDC Ao Cầu Lay (Thượng Lâm) xã Thanh Lâm 14.970 14.970 0 Chưa thực hiện 135 Khuôn Viên Nhà văn hóa thôn Gai TT Đồi Ngô 300 300 0 Chưa thực hiện 136 Nhà văn hóa thôn Điểm Rén Xã Trường Sơn 700 700 700 Chưa thực hiện 137 Nhà văn hóa thôn Hòn Tròn, thôn Mỹ Sơn Xã Cẩm Lý 6.000 3.000 3.000 3.000 Chưa thực hiện 138 Đất văn hóa thôn Cẩm Nang Xã Tiên Nha 3.500 3.500 0 Chưa thực hiện 139 Bãi rác thôn Vĩnh Ninh Xã Lục Sơn 2.000 2.000 0 Chưa thực hiện 140 Bãi rác tập trung cụm 04 xã Xã Nghĩa Phương 5.000 600 4.400 600 Chưa thực hiện 141 Tuyến mương tiêu TT Đồi Ngô 100 100 100 Chưa thực hiện 142 Xây mới trường mầm non TT Đồi Ngô 6.000 5.600 400 5.600 Chưa thực hiện 143 Đường Bãi Trọc đến quốc lộ 37 TT Đồi Ngô 400 200 200 200 Chưa thực hiện 144 Đường giao thông sân vận động đi QL31 Xã Phương Sơn 1.500 1.500 1.500 Chưa thực hiện 145 Xây dựng cây xăng (Tòng Lệnh) Xã Trường Giang 1.000 1.000 1.000 Chưa thực hiện 146 Trạm trộn bê tông HT 86 (thôn Cẩm Y, xã Tiên Hưng) Xã Tiên Hưng 5.000 5.000 5.000 Chưa thực hiện 147 Cụm Công nghiệp Vũ Xá Xã Vũ Xá 385.000 350.000 35.000 350.000 Chưa thực hiện 148 Khu dân cư xã Yên Sơn Xã Yên Sơn 23.000 12.000 11.000 12.000 Chưa thực hiện 149 Khu dân cư thôn Chính Hạ Xã Lan Mẫu 7.000 4.000 3.000 4.000 Chưa thực hiện 150 Chuyển mục đích đất xen kẹt sang đất ở tại địa bàn một số xã Toàn huyện 14.200 14.200 14.200 Chưa thực hiện 151 Xây dựng chợ Bảo Sơn Xã Bảo Sơn 6.000 6.000 6.000 Chưa thực hiện 152 Dự án khu thể thao vui chơi, giải trí, dịch vụ, bãi đỗ xe Xã Chu Điện 30.000 30.000 30.000 Chưa thực hiện 153 Bãi khai thác đất làm nguyên liệu nhà máy gạch Đồng Hoa Xã Huyền Sơn 60.000 60.000 60.000 Chưa thực hiện 154 Nhà văn hóa, sân thể thao thôn Bình An Xã Huyền Sơn 5.000 5.000 5.000 Chưa thực hiện 155 Dự án cải tạo, khơi thông nạo vét lòng ngòi cánh đồng Chàng, TT Lục Nam TT Lục Nam 3.000 3.000 3.000 Chưa thực hiện 156 Tuyến thoát nước từ xóm Vân Động - Rộc Hậu TT Đồi Ngô 3.500 3.100 400 3.100 Chưa thực hiện 157 Tuyến nước từ sau Bệnh viện - Cầu Sen TT Đồi Ngô 2.300 2.300 2.300 Chưa thực hiện 1587 Tuyến mương tiêu từ Cầu Sắn - Ngã ba đồng Càn thôn Gai TT Đồi Ngô 2.000 2.000 2.000 Chưa thực hiện 159 Tuyến mương tiêu từ Đầu Rừng - Cầu Sắn thôn Gai TT Đồi Ngô 900 900 900 Chưa thực hiện 160 Khu sản xuất Kinh doanh Nam Đã (thôn Chẽ) Xã Trường Sơn 9.000 9.000 9.000 Chưa thực hiện 161 Mở rộng trường dân tộc nội trú TT Đồi Ngô 10.000 10.000 10.000 Chưa thực hiện 162 Cửa hàng VLXD của công ty Minh Phương TT Đồi Ngô 10.900 Chưa thực hiện 163 Phòng Khám Xuân Mai TT Đồi Ngô 5.000 Chưa thực hiện 164 Nhà máy may Tâm và Tài Xã Bảo Đài 30.000 Chưa thực hiện 165 Mỏ đất của Công ty Gạch tuynel Thanh Mai Xã Cẩm Lý 9.000 Chưa thực hiện 166 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm Khu vực Dộc Đầm, Trại Cũ, thôn Mai Sơn, xã Cẩm Lý 41.000 Chưa thực hiện 167 Mở rộng bệnh viện TT Đồi Ngô 13.000 13.000 13.000 Chưa thực hiện Tổng 45 738.170 585.200 152.970 681.100 VII THÀNH PHỐ BẮC GIANG NGHỊ QUYẾT 39/NQ-HĐND 168 Xây dựng khu đô thị và Nhà ở Habada P. Trần Phú 10.500 10.500 Chưa thực hiện 169 Khu nhà ở Thương mại Công ty cổ phần Bê tông và xây dựng Bắc Giang P. Trần Phú 10.500 10.500 Chưa thực hiện 170 Trường trung cấp Y - Dược Bắc Giang xây dựng trường trung cấp Y - Dược Bắc Giang (tổng quy mô 5 ha) X. Tân Mỹ 50.000 28.000 22.000 28.000 Chưa thực hiện 171 HTKT khu dân cư cạnh đường Vành đai Đông Bắc thuộc khu đô thị Đông Bắc (tổng quy mô 20,5 ha) P. Xương Giang, P. Dĩnh Kế 100.000 50.000 50.000 50.000 Chưa thực hiện 172 HTKT khu dân cư dọc 2 bên đường giao thông từ khu vực nhà văn hóa thôn Sẫu đi thôn Thanh Mai (tổng quy mô 9,07 ha) P. Đa Mai 31.000 10.000 21.000 10.000 Chưa thực hiện 173 HTKT Khu dân cư thành Xương Giang giai đoạn 2 (tổng quy mô 7,4 ha) P. Xương Giang 74.000 50.000 24.000 50.000 Chưa thực hiện 174 Khu đô thị Đa Mai - Song Mai 1 (tổng quy mô 64,5 ha) P. Đa Mai, xã Song Mai 100.000 50.000 50.000 50.000 Chưa thực hiện 175 Khu đô thị số 11,12,15 KĐT phía Nam (quy mô 46 ha) X. Tân Tiến 60.000 30.000 30.000 30.000 Chưa thực hiện 176 KĐT mới phía Nam thôn Song Khê 2 (tổng quy mô 5,2 ha) X. Song Khê 50.000 35.000 15.000 35.000 Chưa thực hiện 177 Khu dân cư cạnh Trụ sở UBND xã Song Khê cũ X. Song Khê 40.000 20.000 20.000 20.000 Chưa thực hiện 178 Đường nối từ tỉnh lộ 295B qua thôn Lực đến đường Võ Nguyên Giáp X. Tân Mỹ 45.000 15.000 30.000 15.000 Chưa thực hiện 179 Đường từ thôn An Phú xã Song Mai đến TDP Thanh Mai, phường Đa Mai X. Song Mai, P Đa Mai 52.300 22.300 30.000 22.300 Chưa thực hiện 180 Xây dựng trạm bơm Cống Đầm, xã Đồng Sơn (tổng quy mô 9,5 ha) X. Đồng Sơn 35.000 10.000 25.000 10.000 Chưa thực hiện 181 mở rộng nghĩa trang tổ dân phố Giáp Hải P. Dĩnh Kế 12.000 10.000 2.000 10.000 Chưa thực hiện 182 Xây dựng khuôn viên, vườn hoa, khu vui chơi xã Song Mai X. Song Mai 23.000 13.000 10.000 13.000 Chưa thực hiện 183 Cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng Song Mai (tổng quy mô 10 ha) X. Song Mai 50.000 20.000 30.000 20.000 Chưa thực hiện 184 Trường chính trị tỉnh (quy mô 4ha gồm Tân Tiến, Dĩnh Kế) Dĩnh Kế 10.000 10.000 10.000 Chưa thực hiện Tổng 17 753.300 373.300 0 380.000 373.300 0 VIII HUYỆN VIỆT YÊN NGHỊ QUYẾT 39/NQ-HĐND 185 Xây dựng khu thiết chế công đoàn tại thị trấn Nếnh Nếnh 55.000 55.000 0 55.000 Chưa thực hiện 186 Xây dựng khu dân cư thôn Chàm khu Bờ Duyên Tăng Tiến 20.000 18.000 2.000 18.000 Chưa thực hiện 187 Xây dựng khu nhà ở xã hội xã Hoàng Ninh (Phục vụ khu công nghiệp Việt Hàn) Nếnh 126.000 126.000 0 126.000 Chưa thực hiện 188 Khu dân cư Ninh Khánh (Vùng 1) Nếnh 10.000 10.000 0 10.000 Chưa thực hiện 189 Khu dân cư Yên Ninh (Đồng Nội) Nếnh 15.000 15.000 0 15.000 Chưa thực hiện 190 Khu đô thị mới và nhà ở xã hội tại thôn Vân Cốc 1,2,3,4, xã Vân Trung Vân Trung 30.000 30.000 0 30.000 Chưa thực hiện 191 Khu dân cư Thượng Phúc, xã Tăng Tiến Tăng Tiến 40.000 30.000 10.000 30.000 Chưa thực hiện 192 Khu đô thị mới xã Tự Lạn Tự Lạn 87.000 85.000 2.000 85.000 Chưa thực hiện 193 Dự án nâng cấp, mở rộng đường gom bên phải tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang đoạn từ cầu vượt QL 37 đến cầu vượt QL 17 Việt Yên 60.000 26.500 33.500 26.500 Chưa thực hiện 194 Đầu tư xây dựng cầu vượt quốc lộ 1 kết nối đường vành đai IV với đường trong KCN Quang Châu và mở rộng đường gom quốc lộ 1, tỉnh Bắc Giang Nếnh, Quang Châu, Tăng Tiến, Vân Trung 50.000 45.000 5.000 45.000 Trùng biểu 195 Đầu tư xây dựng tuyến đường nối QL17 với QL37 qua KCN Vân Trung, tỉnh Bắc Giang Vân Trung 15.000 15.000 0 15.000 Điều chỉnh giảm (do diện tích thực tế chỉ là 45000 m2) 196 Mở rộng trường THCS để chuyển thành trường mầm non xã Quảng Minh Xã Quảng Minh 5.000 5.000 0 5.000 Chưa thực hiện 197 Xây dựng mở rộng trường tiểu học Hoàng Ninh Xã Hoàng Ninh 6.316 6.316 Chưa thực hiện 198 Mở rộng khu văn hóa thôn Hùng Lãm Thôn Hùng Lãm 1 xã Hồng Thái 1.080 1.080 1.080 Chưa thực hiện 199 Xây dựng trường mầm non xã Tăng Tiến Tăng Tiến 15.000 15.000 15.000 Chưa thực hiện 200 Mở rộng chùa Phúc Lâm Hoàng Ninh 50.000 45.000 5.000 45.000 Chưa thực hiện 201 Xây dựng đường vào đền Hán Quận Công, Thân Công Tài Thôn Như Thiết, xã Hồng Thái, Việt Yên 10.000 9.000 1.000 9.000 Chưa thực hiện Tổng 17 595.396 530.580 64.816 530.580 IX HUYỆN LẠNG GIANG NGHỊ QUYẾT 39/NQ-HĐND 202 Mở rộng trường mầm non Xã Xuân Hương 2.000 2.000 2.000 Chưa thực hiện 203 Xây dựng trường THCS Tiên Lục Xã Tiên Lục 500 500 500 Chưa thực hiện 204 Mở rộng trường mầm non và Trường tiểu học Xã Thái Đào 7.500 6.500 1.000 6.500 Chưa thực hiện 205 Mở rộng trường mầm non Đại Lâm Xã Đại Lâm 2.200 1.500 700 1.500 Chưa thực hiện 206 Xây dựng trụ sở điện lực mới và cải tạo lưới điện Toàn huyện 3.600 3.600 3.600 Chưa thực hiện 207 Dự án cải tạo, nâng cấp đường huyện từ Giỏ, Tân Dĩnh - Thái Đào Xã Tân Dĩnh và Thái Đào 21.000 3.000 18.000 3.000 Chưa thực hiện 208 Xây dựng bãi rác thải tập trung Xã Hương Sơn 4.000 2.000 2.000 2.000 Chưa thực hiện 209 Xây dựng bãi rác thải tập trung Xã Dương Đức 14.000 11.000 3.000 11.000 Chưa thực hiện 210 Mở rộng đường giao thông các thôn Hậu và Biếc Xã Đại Lâm 2.300 2.300 2.300 Chưa thực hiện 211 Đường vào Trường THCS Xã Quang Thịnh 1.000 1.000 1.000 Chưa thực hiện 212 Mở rộng nghĩa trang thôn Yên Lại Xã Yên Mỹ 6.500 6.500 6.500 Chưa thực hiện 213 Xây dựng Chợ năm Xã Tiên Lục 5.000 4.500 500 4.500 Chưa thực hiện 214 Dự án Cải tạo, sửa chữa trung tâm thể dục, thể thao TT Vôi 450 450 450 Chưa thực hiện 215 Mở rộng Sân thể thao trung tâm xã Xã Nghĩa Hưng 3.000 3.000 3.000 Chưa thực hiện 216 Mở rộng trường mầm non xã Nghĩa Hưng 5.000 4.500 500 4.500 Chưa thực hiện 217 Mở rộng tuyến đường huyện từ Cầu Đỏ đi Mỹ Thái Xã Mỹ Thái 10.000 5.000 5.000 5.000 Chưa thực hiện 218 Làm đường khu vực Cống Lịch thôn Đại Phú 2 Xã Phi Mô 500 500 500 Chưa thực hiện 219 Xây dựng bãi xử lý rác thải xã Dương Đức 3.600 3.000 600 3.000 Chưa thực hiện 220 Trạm tăng áp nhà máy nước sạch TT Vôi 4.000 3.000 1.000 3.000 Chưa thực hiện 221 Xây dựng, cải tạo hệ thống lưới điện nhà trực 21 xã, 02 thị trấn 5.000 4.000 1.000 4.000 Chưa thực hiện 222 Dự án xây dựng đường từ cầu đỏ đi giáp xã Dương Đức Xã Mỹ Thái 30.000 20.000 10.000 20.000 Chưa thực hiện 223 Mở rộng đường từ Trụ sở UBND xã đến cầu Hoành Sơn xã Phi Mô 30.000 2.800 27.200 2.800 Chưa thực hiện 224 Xây dựng hệ thống chống quá tải và các xuất tuyến 22kV, 35kV 21 xã, 02 thị trấn 3.300 3.000 300 3.000 Chưa thực hiện 225 Mở rộng Sân thể thao trung tâm xã Xã Đại Lâm 5.686 5.686 5.686 Chưa thực hiện 226 Xây dung sân thể thao thôn Tiền Xã Đại Lâm 3.962 3.962 3.962 Chưa thực hiện 227 Xây dựng đường theo quy hoạch tuyến Phi Mô - Mỹ Thái Xã Phi Mô và xã Mỹ Thái 29.000 29.000 0 29.000 Chưa thực hiện 228 Dự án đường Tỉnh lộ 292 đi đường đi đường huyện tuyến QL1A - Nghĩa Hòa (Thôn Đồng 1) TT Kép 40.000 30.000 10.000 30.000 Chưa thực hiện 229 Nâng cấp tuyến đường Vôi - Mỹ Thái Xã Mỹ Thái 10.000 5.000 5.000 5.000 Chưa thực hiện 230 Hệ thống đường ống nước sạch tại các xã, thị trấn Huyện Lạng Giang 20.000 10.000 10.000 10.000 Chưa thực hiện 231 XD bãi rác thải tập trung Xã Mỹ Hà 5.000 4.000 1.000 4.000 Chưa thực hiện 232 Xây dựng đường trục thị trấn Kép mở rộng TT Kép 62.000 45.000 17.000 45.000 Chưa thực hiện 233 Xây dựng đường điện 220kV Xã Thái Đào và Đại Lâm 5.000 4.000 1.000 4.000 Chưa thực hiện 234 Cụm công nghiệp Đại Lâm Xã Đại Lâm 170.000 85.000 85.000 85.000 Chưa thực hiện 235 Cải tạo, nâng cấp tuyến đường huyện Đại Lâm - An Hà (đoạn Km7+500 đến Jm8+00 địa phận TT Vôi) TT Vôi 6.000 6.000 6.000 Chưa thực hiện NGHỊ QUYẾT 08/NQ-HĐND 236 Xây dựng nhà máy dệt may Lạng Giang của Công ty CP dệt may Lạng Giang Thôn Bằng, Nghĩa Hòa 50.000 Chưa thực hiện 237 Xây dựng nhà máy sản xuất phụ kiện ngành may, thùng Carton và may công nghệ cao của Công ty cổ phần IBT Thôn Bằng, Nghĩa Hòa 50.000 Chưa thực hiện Tổng 36 521.098 321.298 0 199.800 421.298 X HUYỆN TÂN YÊN NGHỊ QUYẾT 39/NQ-HĐNĐ 238 Dự án xây dựng khu dân cư xã Nhã Nam Nhã Nam 6.000 6.000 6.000 Chưa thực hiện 239 Dự án mở rộng trường mầm non xã Hợp Đức Hợp Đức 5.000 5.000 - 5.000 Chưa thực hiện 240 Dự án mở rộng trường mầm non xã Liên Sơn Liên Sơn 5.000 5.000 5.000 Chưa thực hiện 241 Dự án mở rộng trường mầm non xã Liên Chung Liên Chung 5.000 5.000 5.000 Chưa thực hiện 242 Dự án mở rộng trường tiểu học xã Cao Thượng Cao Thượng 5.000 5.000 5.000 Chưa thực hiện 243 Dự án mở rộng trường THCS xã Phúc Sơn Phúc Sơn 2.000 2.000 2.000 Chưa thực hiện 244 Bãi xử lý rác thải tập trung Liên Chung + Cao Xá 10.000 10.000 10.000 Chưa thực hiện 245 Đất sản xuất kinh doanh Việt Lập 5.000 5.000 5.000 Chưa thực hiện 246 Dự án của công ty cổ phần may Tân Tiến Cao Xá 6.000 6.000 6.000 Chưa thực hiện 247 Dự án giao đất xen kẹp, chuyển mục đích nhỏ lẻ để chỉnh trang đô thị, nông thôn Các xã, thị trấn Liên quan 10.000 10.000 10.000 Chưa thực hiện 248 Dự án kinh doanh thương mại dịch vụ Cao Xá 2.000 2.000 2.000 Chưa thực hiện 249 Dự án mở rộng trường THCS xã Phúc Sơn Phúc Sơn 2.000 2.000 2.000 Chưa thực hiện 250 Dự án mở rộng trường tiểu học xã Nhã Nam Nhã Nam 3.000 3.000 3.000 Chưa thực hiện 251 Mở rộng Trung tâm y tế huyện Tân Yên Liên Sơn + TT Cao Thượng 10.500 10.500 10.500 Chưa thực hiện 252 Trụ sở Thi hành án huyện Cao Thượng 3.000 3.000 3.000 Chưa thực hiện 253 Đường nội thị giữa Ban chỉ huy QS huyện kéo dài Xã Cao Thượng, Tân Yên 10.000 10.000 10.000 Chưa thực hiện 254 Dự án đường nội thị đoạn từ Đường tỉnh lộ 295 đến đường Cao Thượng-Phúc Hòa Cao Thượng, Tân Yên 36.000 36.000 36.000 Chưa thực hiện 255 Dự án Nghĩa Trang An Lạc Viên Liên Sơn, Tân Yên 54.000 30.000 24.000 30.000 Chưa thực hiện Tổng 18 179.500 155.500 24.000 155.500 Tổng Toàn tỉnh 255 6.316.436 4.110.878 200 2.205.358 4.196.778 200 Biểu số 03 CÁC DỰ ÁN THU HỒI ĐẤT THEO KHOẢN 3 ĐIỀU 62, LUẬT ĐẤT ĐAI, ĐỒNG THỜI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT LÚA, ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ, ĐẤT RỪNG ĐẶC DỤNG VÀO CÁC MỤC ĐÍCH KHÁC THUỘC THẨM QUYỀN CỦA HĐND TỈNH (Kèm theo Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh) STT Danh mục công trình, dự án Địa điểm Diện tích thu hồi (m2) Diện tích chuyển mục đích sử dụng (m2) Căn cứ pháp lý Tổng diện tích (m2) Đất lúa (m2) Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Đất khác (m2) Đất lúa Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng I Huyện Hiệp Hòa 1 Dự án: Xây dựng cầu Hà Bắc 2 nối tuyến nhánh 02 Đường vành đai IV với Khu công nghiệp Yên Phong và QL18, tỉnh Bắc Ninh các xã 11.100 10.100,0 1.000,0 10.100 Đang trình phê duyệt Chủ trương đầu tư. Dự kiến tháng 12/2020 phê duyệt 2 Trường tiểu học Hòa Sơn Hòa Sơn 20.000 18.000 2.000 18.000 Dự án cấp bách do sạt lở sườn núi IA; đề nghị điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất Tổng 2 31.100 28.100 3.000 28.100 - II Huyện Việt Yên 3 Dự án: Đường nối QL37-QL17-ĐT292 (đoạn Việt Yên-Tân Yên-Lạng Giang) Huyện Việt Yên 108.400 65.200 43.200 65.200 Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 4 Dự án: Xây dựng cầu Hà Bắc 2 nối tuyến nhánh 02 Đường vành đai IV với Khu công nghiệp Yên Phong và QL18, tỉnh Bắc Ninh Huyện Việt Yên 33.800 32.300 1.500 32.300 Đang trình phê duyệt Chủ trương đầu tư. Dự kiến tháng 12/2020 phê duyệt 5 Dự án: Đường nối từ QL37-QL17-Võ Nhai (Thái Nguyên), tỉnh Bắc Giang Huyện Việt Yên 62.000 60.000 2.000 60.000 Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 6 Dự án: Cải tạo, nâng cấp ĐT 298 (đoạn từ Đình Nẻo đi Việt Yên) Huyện Việt Yên 58.800 19.600 39.200 19.600 Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 7 Cải tạo nâng cấp hệ thống kênh tiêu thoát nước KCN Đình Trám TT Nếnh, Tăng Tiến, Hồng Thái 5.000 4.000 1.000 4.000 QĐ số 1042/QĐ-UBND ngày 12/11/2020 8 Khu nhà ở xã hội tại thôn Nam Ngạn, xã Quang Châu Xã Quang Châu 20.000 20.000 - 20.000 QĐ số 1880/QĐ-UBND Ngày 19/11/2020 của UBND huyện 9 Khu nhà ở công nhân xã Vân Trung (bổ sung) Vân Trung 7.000 7.000 - 7.000 QĐ số 738/QĐ-UBND ngày 19/8/2020 của UBND tỉnh Tổng 7 295.000 208.100 - 86.900 208.100 - III Huyện Lục Nam 10 Xây dựng mới Trạm bơm Cống Chan Yên Sơn 20.000 7.000 13.000 7.000 BC số 779/BC-SKHĐT ngày 12/11/2020 11 Xây dựng trạm bơm Ngòi Mân, xã Yên Sơn, huyện Lục Nam (Phần công trình đầu mối và 2 km kênh tiêu) Yên Sơn, Lan Mẫu 30.000 20.000 10.000 20.000 QĐ số 707/QĐ-UBND ngày 12/8/2020 12 Nâng cấp TB Khám Lạng Khám Lạng 3.000 500 2.500 500 QĐ số 706/QĐ-UBND ngày 12/8/2021 13 Xây dựng Trạm Y tế xã Trường Giang xã Trường Giang 1.500 1.000 500 1.000 Thực hiện theo Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại tỉnh Bắc Giang 14 Dự án: Hạ Tầng khu du lịch suối mỡ Nghĩa Phương 74.000 74.000 - 74.000 Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh và Công văn số 599/HĐND-TH ngày 27/9/2017 của HĐND tỉnh Tổng 5 128.500 28.500 74.000 26.000 28.500 74.000 IV Huyện Tân Yên 15 Dự án: Cải tạo, nâng cấp ĐT 298 (đoạn từ Đình Nẻo đi Việt Yên) 51.300 38.000 13.300 38.000 Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 09/7/2020. Chuyển từ Biểu số 02 sang Biểu số 04 16 Trường trung học phổ thông cơ sở xã Cao Xá Cao Xá 21.500 21.500 21.500 QĐ số 677/QĐ-UBND ngày 26/8/2020 về việc điều chỉnh cục bộ QHNTM, QH chi tiết XD 1/500 dự án trường THCS Cao Xá 17 Mở rộng bãi rác Ba Mô, TT Nhã Nam TT. Nhã Nam 5.000 5.000 5.000 KH đầu tư công 2021 18 Mở rộng bãi rác Đồng Biềng và đường vào bãi rác TT Cao Thượng 20.000 20.000 20.000 KH đầu tư công 2021 19 Dự án đường quy hoạch từ QL17 đoạn qua Khu dân cư thôn Văn Miếu, xã Việt Lập đi tỉnh lộ 298 TT Cao Thượng 54.000 54.000 54.000 Nghị quyết số 62/NQ-HĐND ngày 30/10/2020 của HĐND huyện về việc phê duyệt chủ trương đầu tư 20 Đường quy hoạch vào Khu đô thị Đồng Chủ, Đồng Cầu TT Cao Thượng 20.000 20.000 20.000 Nghị quyết số 62/NQ-HĐND ngày 30/10/2020 của HĐND huyện về việc phê duyệt chủ trương đầu tư 21 Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Tứ Giáp TT. Nhã Nam 18.000 18.000 18.000 KH đầu tư công 2021, điều chỉnh QHSD đất 22 Dự án đường nội thị Tỉnh lộ 295 đi tỉnh lộ 298 (dọc bờ kênh 5) TT Cao Thượng 10.000 10.000 10.000 KH đầu tư công 2021, điều chỉnh QHSD đất Tổng 8 199.800 186.500 - 13.300 186.500 - V Huyện Yên Dũng 23 Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng TT Nham Biền 486 486 - Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của HĐND tỉnh 24 Đường vành đai 5 giai đoạn 1 Lão Hộ 55.000 45.000 10.000 45.000 Lấy từ dự án Mở rộng đê sông Cầu (Giáp Nham Sơn đến Đầu Làng Bãi) 5,0 ha; Đất đắp đê thôn Đông Hương, TT Nham Biền 0,5 ha. 25 Xây dựng trạm bơm Ngòi Mân, xã Yên Sơn, huyện Lục Nam (Phần 480 m kênh tiêu) Xã Trí Yên 25.000 25.000 25.000 Lấy từ dự án các tuyến đường vành đai Tân Dân 1,5 ha; Bãi đỗ xe chùa Vĩnh Nghiêm 1,0 ha 26 Xây dựng đường nối QL31 đến đường Trường Chinh và đường nối đến đường Nguyễn Văn Linh, TP Bắc Giang Hương Gián 2.000 2.000 2.000 Lấy từ dự án Bến xe Đồng Việt 0,2 ha 27 Khu 1, khu đô thị số 2 thị trấn Nham Biền TT Nham Biền 32.700 32.700 32.700 QĐ 898/QĐ-UBND ngày 25/6/2018 của UBND tỉnh (phê duyệt báo cáo khả thi) 28 Khu 2, khu đô thị số 2 thị trấn Nham Biền TT Nham Biền 52.000 52.000 52.000 QĐ 898/QĐ-UBND ngày 25/6/2018 của UBND tỉnh (phê duyệt báo cáo khả thi) 29 KĐT số 22, thuộc phân khu số 2, thành phố Bắc Giang Xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang (40,92ha); xã Hương Gián huyện yên Dũng (8,18ha) 80.000 80.000 80.000 Bố trí đủ phần DT thuộc huyện Yên Dũng (8ha) Tổng 7 247.186 236.700 - 10.486 236.700 VI Huyện Sơn Động 30 Dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) Long Sơn, Vĩnh Khương 2.500 2.500 - QĐ số 262/QĐ-UBND ngày 14/2/2019 Tổng 1 2.500 2.500 VII Huyện Lạng Giang 31 Dự án: Đường nối QL37-QL17-ĐT292 (đoạn Việt Yên-Tân Yên-Lạng Giang) 85.000 57.000 28.000 57.000 Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 32 Xây dựng nút giao liên thông tại TT Vôi với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn Xương Lâm 150.000 98.000 52.000 98.000 Tổng 2 235.000 155.000 80.000 155.000 - - VIII Huyện Yên Thế 33 Dự án: Đường nối từ QL37-QL17-Võ Nhai (Thái Nguyên), tỉnh Bắc Giang 724.500 75.600 648.900 75.600 Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 34 Dự án: Cải tạo, nâng cấp ĐT.292 (đoạn từ cầu Bố Hạ đến thị trấn Phồn Xương), huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 144.700 14.500 130.200 14.500 Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 35 Dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) Đồng Hưu, Đồng Vương 9.600 9.600 - QĐ số 262/QĐ-UBND ngày 14/2/2019 36 Xây dựng Trạm Y tế thị trấn Bố Hạ TT Bố Hạ 1.908 1.908 1.908 Thực hiện theo Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại tỉnh Bắc Giang Tổng 4 880.708 92.008 788.700 92.008 - Tổng cộng tỉnh 36 2.019.794 934.908 74.000 1.010.886 934.908 74.000 Biểu số 04 CÁC DỰ ÁN THU HỒI ĐẤT THEO KHOẢN 3 ĐIỀU 62, LUẬT ĐẤT ĐAI CÓ DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG LÚA TỪ 10 HA TRỞ LÊN; DIỆN TÍCH ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ, ĐẤT RỪNG ĐẶC DỤNG TỪ 20 HA TRỞ LÊN (Kèm theo Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh) STT Danh mục công trình, dự án Địa điểm Diện tích thu hồi (m2) Căn cứ pháp lý Tổng diện tích (m2) Đất lúa (m2) Đất khác (m2) I Huyện Hiệp Hòa 1 Dự án: Xây dựng cầu và đường kết nối huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang với thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (đoạn từ QL37 đến cầu Hòa Sơn) 248.200 191.700 56.500 Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 Tổng 1 248.200 191.700 56.500 II Huyện Việt Yên 2 KĐT mới thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên Thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên 201.000 201.000 Đã bố trí 10 ha chuyển mục đích đất lúa tại Nghị quyết số 22 của HĐND tỉnh Tổng 1 201.000 201.000 - III Huyện Tân Yên 3 Dự án: Đường nối QL37-QL17-ĐT292 (đoạn Việt Yên-Tân Yên-Lạng Giang) 324.000 239.000 85.000 Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 4 Dự án: Đường nối từ QL37-QL17-Võ Nhai (Thái Nguyên), tỉnh Bắc Giang 352.000 257.800 94.200 Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 Tổng 2 676.000 496.800 179.200 IV Huyện Yên Dũng 5 Khu đô thị phía nam (Khu đô thị số 1) TT Nham Biền 150.000 150.000 QĐ 898/QĐ-UBND ngày 25/6/2018 của UBND tỉnh (phê duyệt báo cáo khả thi) Tổng 1 150.000 150.000 - V Thành phố Bắc Giang 6 KĐT số 22, thuộc phân khu số 2, thành phố Bắc Giang Xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang (40,92ha); xã Hương Gián huyện yên Dũng (8,18ha) 250.000 250.000 Tại NQ 39 đã bố trí 12ha đất lúa, có 8ha thuộc địa bàn huyện Yên Dũng Tổng 1 250.000 250.000 Tổng cộng tỉnh 6 1.525.200 1.289.500 235.700
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bắc Giang", "promulgation_date": "09/12/2020", "sign_number": "46/NQ-HĐND", "signer": "Lâm Thị Hương Thành", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-Thong-qua-ke-hoach-Nha-nuoc-nam-1972-42722.aspx
Nghị quyết Thông qua kế hoạch Nhà nước năm 1972
QUỐC HỘI ******** VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 1972 NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ NGÀY 25 THÁNG 3 NĂM 1972 THÔNG QUA KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC 1972 QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế miền bắc hiện nay, về phương hướng nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước năm 1972. Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và những ý kiến của các đaị biểu Quốc hội. QUYẾT NGHỊ: 1- Nhất trí tán thành sự đánh giá của Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1971 và về tình hình kinh tế miền Bắc hiện nay. 2- Thông qua phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân trong năm 1972 do chính phủ trình trước Quốc hội.
{ "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "25/03/1972", "sign_number": "Khôngsố", "signer": "", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-679-QD-UBND-2023-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-Dien-So-Cong-Thuong-Binh-Dinh-559505.aspx
Quyết định 679/QĐ-UBND 2023 thủ tục hành chính lĩnh vực Điện Sở Công Thương Bình Định
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 679/QĐ-UBND Bình Định, ngày 08 tháng 03 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 1831/QĐ-BCT ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương; Căn cứ Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2021 - 2026; Căn cứ Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 15/TTr-SCT ngày 03 tháng 3 năm 2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 03 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương theo Quyết định số 1831/QĐ-BCT ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Điều 2. Quyết định này sửa đổi, bổ sung Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố các thủ tục hành chính trong lĩnh vực Điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký ban hành./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC); - Bộ Công Thương; - TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - Bưu điện tỉnh; - VNPT Bình Định; - LĐVP UBND tỉnh; - Trung tâm Tin học - Công báo; - Lưu: VT, K6, KSTT(C). KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lâm Hải Giang DANH MỤC 03 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 679/QĐ-UBND ngày 08/03/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh) STT Tên TTHC Thời hạn giải quyết Địa điểm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC Tiếp nhận và trả kết quả qua BCCI Mức độ DVCTT Nội dung sửa đổi, bổ sung Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý TTHC liên thông Mã số TTHC (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Thủ tục hành chính công bố theo Quyết định số 1831/QĐ-BCT ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương 1 Huấn luyện và cấp mới thẻ an toàn điện 2.000621.000.00.00.H08 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động được huấn luyện lần đầu, huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại, kiểm tra đạt yêu cầu Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (Địa chỉ: 127 Hai Bà Trưng, thành phố Quy Nhơn) Có - Thời hạn giải quyết TTHC; Căn cứ pháp lý Không - Luật Điện lực năm 2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực năm 2012; - Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ; - Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ; - Thông tư số 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương; - Thông tư số 13/2022/TT-BCT ngày 25/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Không 2 Cấp lại thẻ an toàn điện 2.000643.000.00.00.H08 07 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Công Thương nhận được văn bản đề nghị của người sử dụng lao động làm hỏng, làm mất thẻ Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (Địa chỉ: 127 Hai Bà Trưng, thành phố Quy Nhơn) Có - Thời hạn giải quyết TTHC; Căn cứ pháp lý Không - Luật Điện lực năm 2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực năm 2012; - Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ; - Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ; - Thông tư số 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương; - Thông tư số 13/2022/TT-BCT ngày 25/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Không 3 Huấn luyện và cấp sửa đổi bổ sung thẻ an toàn điện 2.000638.000.00.00.H08 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động được huấn luyện lần đầu, huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại, kiểm tra đạt yêu cầu hoặc ngày Sở Công Thương nhận được văn bản đề nghị của người sử dụng lao động có người lao động làm hỏng, làm mất thẻ. Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (Địa chỉ: 127 Hai Bà Trưng, thành phố Quy Nhơn) Có - Thời hạn giải quyết TTHC; Căn cứ pháp lý Không - Luật Điện lực năm 2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực năm 2012; - Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ; - Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ; - Thông tư số 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương; - Thông tư số 13/2022/TT-BCT ngày 25/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Không TỔNG SỐ: 03 TTHC
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Định", "promulgation_date": "08/03/2023", "sign_number": "679/QĐ-UBND", "signer": "Lâm Hải Giang", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-14-2021-QD-UBND-quy-mo-cong-trinh-duoc-cap-giay-phep-xay-dung-co-thoi-han-Lang-Son-476750.aspx
Quyết định 14/2021/QĐ-UBND quy mô công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn Lạng Sơn
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 14/2021/QĐ-UBND Lạng Sơn, ngày 03 tháng 6 năm 2021 QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ QUY MÔ CÔNG TRÌNH, CHIỀU CAO TỐI ĐA VÀ THỜI HẠN TỒN TẠI CỦA CÔNG TRÌNH ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CÓ THỜI HẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 81/TTr-SXD ngày 31 tháng 5 năm 2021. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Quy định về quy mô công trình, chiều cao tối đa và thời hạn tồn tại của công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn như sau: 1. Quy mô công trình, chiều cao tối đa của công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn a) Đối với nhà ở riêng lẻ: diện tích sàn xây dựng công trình tối đa là 200m2; số tầng tối đa là 02 tầng (không kể gác xép và tầng hầm) và chiều cao công trình tối đa là 10,0m. b) Đối với công trình sản xuất, công trình thương mại, dịch vụ: diện tích sàn tối đa 300m2, số tầng tối đa 01 tầng, chiều cao công trình tối đa 7,5m. c) Đối với công trình trụ sở làm việc: diện tích sàn tối đa 250m2; số tầng tối đa là 02 tầng (không kể tầng hầm) và chiều cao công trình tối đa 10,0m. d) Không cấp phép xây dựng có thời hạn đối với nhà dạng lều, quán. đ) Đối với các loại công trình khác (tháp phát sóng truyền hình, thông tin liên lạc, cột điện, cột anten): căn cứ vào quy mô, tính chất và yêu cầu kỹ thuật của công trình đề nghị cấp giấy phép xây dựng, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng quyết định về quy mô công trình cấp giấy phép có thời hạn cho phù hợp. 2. Thời hạn tồn tại của công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn a) Thời hạn tồn tại của công trình căn cứ vào thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan thụ lý hồ sơ căn cứ kế hoạch thực hiện quy hoạch có trách nhiệm ghi thời hạn tồn tại của công trình vào giấy phép xây dựng có thời hạn. b) Đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn: khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng mà quy hoạch xây dựng có điều chỉnh kéo dài kế hoạch thực hiện thì cơ quan đã cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm thông báo về việc gia hạn thời gian tồn tại của công trình. Trường hợp chủ đầu tư tiếp tục có nhu cầu xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo thì thực hiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo thời hạn của quy hoạch xây dựng điều chỉnh. c) Tại nơi chưa có kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng, thời hạn tồn tại của công trình được quy định tối đa là 03 năm. Khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất, chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ. Trường hợp quá thời hạn này mà quy hoạch xây dựng chưa thực hiện được, chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng công trình cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất. Việc hỗ trợ khi phá dỡ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Điều 2. Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2021 và thay thế Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2017 của UBND tỉnh Lạng Sơn quy định về quy mô công trình, chiều cao tối đa và thời hạn tồn tại của công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Xây dựng; - Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp; - Thường trực HĐND tỉnh; - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn; - UBMTTQVN tỉnh; - Các PVP UBND tỉnh, các phòng CM; - Cổng TTĐT tỉnh, Báo Lạng Sơn, Đài PT-TH tỉnh, Công báo tỉnh; - Lưu: VT, KT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lương Trọng Quỳnh
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lạng Sơn", "promulgation_date": "03/06/2021", "sign_number": "14/2021/QĐ-UBND", "signer": "Lương Trọng Quỳnh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Bao-cao-18-BC-LDTBXH-cong-tac-cai-cach-hanh-chinh-quy-I-nam-2011-120536.aspx
Báo cáo 18/BC-LĐTBXH công tác cải cách hành chính quý I năm 2011
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------- Số: 18/BC-LĐTBXH Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2011 BÁO CÁO CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH QUÝ I NĂM 2011 Thực hiện việc báo cáo cải cách hành chính hàng tháng và hàng quý của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo công tác cải cách hành chính quý I năm 2011 như sau: I. VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG THỂ CHẾ 1. Tình hình rà soát văn bản pháp luật Ban hành Quyết định số 90/QĐ-LĐTBXH ngày 25/01/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 đã hết hiệu lực pháp luật, trong đó số văn bản hết hiệu lực gồm: 7 văn bản (Đây là kết quả rà soát văn bản năm 2010). Năm 2011 sẽ tiếp tục rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống ma túy và người có công. 2. Xây dựng và ban hành mới văn bản pháp luật Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ ban hành 3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 1 Nghị định; Bộ đã ban hành 6 Thông tư và phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Y tế ban hành 5 Thông tư liên tịch, cụ thể: + Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi; + Quyết định số 87/2010/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho doanh nghiệp, người lao động thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và Tổng công ty hàng hải Việt Nam vay để chi trả nợ tiền lương, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tạo việc làm, học nghề; + Quyết định số 02/2011/QĐ-TTg ngày 08/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi Khoản 1 Điều 4 quyết định số 87/2010/QĐ-TTG ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho doanh nghiệp, người lao động thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và Tổng công ty hàng hải Việt Nam vay để chi trả nợ tiền lương, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tạo việc làm, học nghề; + Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015; + Thông tư số 37/2010/TT-BLĐTBXH ngày 22/12/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều kiện, thủ tục đăng ký, chỉ định tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; + Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu; + Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH ngày 31/12/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, công nhận lại hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và giám đốc trung tâm dạy nghề; + Thông tư số 02/2011/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; + Thông tư số 03/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2011 hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương và phụ cấp lương đối với công nhân, viên chức xây dựng công trình thủy điện Lai Châu và Đồng Nai; + Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH ngày 25/02/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội; + Thông tư liên tịch số 41/2010/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn quy trình cai nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục - Lao động xã hội và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện; + Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020; + Thông tư liên tịch số 39/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/12/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn chi trả chế độ hưu trí và tử tuất từ quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; + Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động trong cơ sở lao động; + Thông tư liên tịch số 27/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về nội dung và mức chi xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA - Bộ đã triển khai đánh giá kết quả thực hiện cơ chế một cửa và đã đề ra một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả hơn cơ chế “một cửa” trong việc tiếp nhận và xử lý thư, đơn khiếu nại, tố cáo tại Bộ. - Kết quả xử lý đơn, thư theo cơ chế một cửa như sau: + Tổng số đơn, thư tiếp nhận tại bộ phận một cửa: 1718 đơn, thư (Tính từ ngày 12/12/2010 đến ngày 12/03/2011). + Tổng số đơn, thư đã xử lý đến ngày báo cáo: 1864 đơn, thư (bao gồm cả một số đơn thư tồn đọng từ trước). III. VỀ CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1. Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính - Ban hành Quyết định số 216/QĐ-LĐTBXH ngày 25/02/2011 về việc thành lập Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn. - Hoàn thiện Đề án chuyển đổi Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng trẻ tàn tật vận động thành bệnh viện và xin ý kiến các Bộ, ngành. - Hoàn thiện dự thảo và xin ý kiến của các đơn vị liên quan về Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế của các đơn vị làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC với cách mạng. - Xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số chế độ phụ cấp đối với người quản lý, giữ gìn, chăm sóc, trông coi nghĩa trang liệt sỹ. - Tiến hành xây dựng Đề án thành lập Cục Y tế Lao động – Xã hội. - Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy của các đơn vị thuộc Bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. 2. Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức - Thực hiện thông báo và quyết định nghỉ hưu, làm thủ tục BHXH đối với 06 cán bộ theo phân cấp. - Tiến hành thực hiện tinh giản biên chế đối với 08 người; đồng thời rà soát công tác quy hoạch cán bộ. 3. Về công tác đào tạo Triển khai kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức và kế hoạch ĐTBD nguồn nhân lực phục vụ hội nhập KTQT năm 2011 IV. VỀ CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG 1. Về tình hình thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ - Phân bổ, giao dự toán ngân sách năm 2011 gắn với nhiệm vụ được giao và kết quả đầu ra; triển khai thực hiện phương án tự chủ tài chính giai đoạn 2010 – 2012 để tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp chủ động trong việc triển khai kế hoạch sử dụng ngân sách và các nguồn thu sự nghiệp hiệu quả. - Triển khai thực hiện phương án tự chủ tài chính giai đoạn 2010 – 2012 để các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế đối với lao động dôi dư; chủ động khai thác, mở rộng các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên kết, góp phần tăng thu, có tích lũy cho đầu tư phát triển sự nghiệp, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. - Hướng dẫn công tác khóa sổ kế toán và xử lý kinh phí cuối năm; chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán, lập quyết toán ngân sách năm 2010; tự kiểm tra, rà soát lại các khoản kinh phí đã thu, chi loại trừ các khoản chi phí không hợp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng tích lũy cho phát triển hoạt động sự nghiệp và chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức. - Công khai quyết toán ngân sách năm 2009. - Triển khai thực hiện việc tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên ngân sách năm 2011; tạm dừng trang bị mới xe ô tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng, tiết kiệm chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ. - Xây dựng kế hoạch xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách năm 2010; hướng dẫn xử lý kinh phí năm 2010 theo quy định. 2. Về cơ chế tài chính trong lĩnh vực quản lý tài sản công - Hướng dẫn đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước theo Chỉ thị số 2407/CT-TTg ngày 30/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ; - Triển khai thực hiện kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản năm 2011 của các đơn vị trực thuộc Bộ theo hướng tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong mua sắm, quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. 3. Về huy động và sử dụng nguồn vốn ODA, NGO - Ban hành, triển khai thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn viện trợ nước ngoài thuộc Bộ quản lý. - Triển khai thực hiện Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định về chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại. 4. Về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Quản lý: - Tiếp tục hướng dẫn Công ty Sona, Công ty Sovilaco thực hiện việc bàn giao tiếp nhận, xử lý công nợ theo Đề án chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên theo quy định. - Tổng hợp báo cáo tổng kết 10 năm đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ quản lý theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. V. VỀ HIỆN ĐẠI HÓA NỀN HÀNH CHÍNH Hiện nay Bộ tiếp tục thực hiện thí điểm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 – 2008 vào hoạt động của Văn phòng Bộ (cụ thể: đang tiếp tục ứng dụng các quy trình tại văn bản Bộ, dự kiến đến tháng 6/2011 sẽ tổ chức đánh giá để cấp chứng chỉ quản lý chất lượng theo TCVN ISO). VI. THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH (ĐỀ ÁN 30) - Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02/6/2010 của Chính phủ về việc thực thi phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc Bộ, ngành quản lý. - Xây dựng kế hoạch và triển khai, thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 09/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa Thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ. - Thành lập Phòng kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ (tại Quyết định số 229/QĐ-LĐTBXH ngày 01/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và Xã hội) theo Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VPCP-BNV ngày 26/01/2011 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ và Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương. - Xúc tiến các nội dung để chuẩn bị về việc triển khai thực hiện giai đoạn 3 Đề án 30 và Chỉ thị số 1722/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trên đây là nội dung về cải cách hành chính của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quý I năm 2011 để Quý Bộ tổng hợp báo cáo Chính phủ./. Nơi nhận: - Vụ CCHC Bộ Nội vụ; - Bộ trưởng (để báo cáo); - TT Phạm Minh Huân (để báo cáo); - Vụ TCCB, Văn phòng, KHTC, Thanh tra Bộ; - Lưu: VT, Vụ PC. TL. BỘ TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ PHÁP CHẾ PHÓ VỤ TRƯỞNG Hà Đình Bốn
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội", "promulgation_date": "15/03/2011", "sign_number": "18/BC-LĐTBXH", "signer": "Hà Đình Bốn", "type": "Báo cáo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-dinh-5-CP-luong-moi-nguoi-duong-nhiem-co-quan-nha-nuoc-Dang-doan-the-luc-luong-vu-trang-dieu-chinh-luong-huu-tro-cap-chinh-sach-xa-hoi-38715.aspx
Nghị định 5-CP lương mới người đương nhiệm cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp chính sách xã hội
CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 5-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 1994 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 5-CP NGÀY 26-1-1994 QUY ĐỊNH TẠM THỜI VIỆC THỰC HIỆN MỨC LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯƠNG NHIỆM TRONG CÁC CƠ QUAN CỦA NHÀ NƯỚC, ĐẢNG, ĐOÀN THỂ, LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VÀ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP; ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG HƯU, MỨC TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ Nghị quyết số 35-NQ/UBTVQHK9 ngày 17-5-1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá IX; Quyết định số 69-QĐ/TW ngày 17-5-1993 của Ban Bí thư; Nghị định số 25-CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ qui định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang; Nghị định số 26-CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp; Nghị định 27-CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ quy định tạm thời việc điều chỉnh mức lương hưu và mức trợ cấp đối với các đối tượng hưởng chính sách xã hội; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, NGHỊ ĐỊNH : Điều 1.- Nay thực hiện đủ mức tiền lương tối thiếu 120.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu này làm căn cứ để tính lại các mức lương và phụ cấp theo hệ số mức lương, hệ số các mức phụ cấp lương quy định tại Nghị quyết số 35-NQ/UBTVQHK9 ngày 17-5-1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 69-QĐ/TW ngày 17-5-1993 của Ban Bí thư; Nghị định số 25- CP và Nghị định số 26-CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ. Điều 2.- Nay điều chỉnh mức lương hưu và mức trợ cấp đối với các đối tượng hưởng chính sách xã hội theo Nghị định số 27/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ như sau : 1. Lương hưu và trợ cấp mất sức lao động hàng tháng của công nhân viên chức được điều chỉnh bằng 135% đến 175% của mức hiện hưởng. 2. Lương hưu quân nhân được điều chỉnh bằng 192% mức hiện hưởng Các mức điều chỉnh cụ thể phải đảm bảo đúng nguyên tắc quy định tại điểm 1, Điều 5 của Nghị định số 27/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ. 3. Mức sinh hoạt phí đối với cán bộ hoạt động xã, phường từ năm 1935 về trước là 150.000 đồng/tháng; từ năm 1936 đến trước năm 1945 là 120.000 đồng/tháng. 4. Mức trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng được điều chỉnh như sau: Hạng thương tật Mức hưởng 1 192.000 đồng 2 132.000 đồng 3 84.000 đồng 4 36.000 đồng 5. Mức trợ cấp của các đối tượng hưởng chính sách xã hội được quy định tại bảng chi tiết ban hành kèm theo Nghị định này. 6. Quân nhân hưởng lương hoặc công nhân, viên chức Nhà nước được xác nhận là thương binh, bệnh binh từ ngày 1 tháng 12 năm 1993 trở đi thì hưởng trợ cấp hàng tháng như thương binh, bệnh binh hưởng theo mức ấn định, ngoài ra còn được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 1; 2; 3; 4 tháng lương hưởng khi bị thương hoặc bị bệnh tuỳ theo hạng thương tật, hạng bệnh binh. 7. Người được xác nhận là liệt sỹ từ ngày 1 tháng 12 năm 1993 trở đi thì gia đình liệt sỹ hưởng trợ cấp một lần bằng 12 tháng lương. 8. Mức lương tháng để tính trợ cấp một lần đối với gia đình liệt sỹ và thương binh được quy định thống nhất là 250.000 đồng. Điều 3.- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 12 năm 1993. Những quy định về mức lương, mức phụ cấp, mức trợ cấp trước đây trái với qui định của Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 4.- Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thi hành Nghị định này; qui định phương thức chi trả quỹ tiền lương tăng thêm thích hợp và được truy lĩnh từ ngày 1 tháng 12 năm 1993, tránh gây đột biến về giá cả. Điều 5.- Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ sau khi có sự thoả thuận của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành những quy định đối với lực lượng vũ trang thuộc phạm vi quản lý. Điều 6.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Võ Văn Kiệt (Đã ký) BẢNG QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỨC TRỢ CẤP CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (Ban hành kèm theo Nghị định số 5-CP ngày 26-1-1994 của Chính phủ) Mức trợ cấp từ tháng 12 năm 1993 Số thứ tự Đối tượng hưởng Đồng/Tháng Người hưởng trợ cấp theo lương ngoài trợ cấp đang hưởng được cộng thêm (đ/tháng) 1 Thương binh - Hạng 1 250.000 60.000 - Hạng 2 175.000 65.000 - Hạng 3 125.000 75.000 - Hạng 4 50.000 25.000 - Hạng 1 có thương tật đặc biệt nặng 296.000 66.000 2 Thương binh loại B và bệnh binh - Hạng 1 200.000 44.000 - Hạng 2 138.000 62.000 - Hạng 3 88.000 53.000 - Hạng 4 38.000 20.000 - Hạng 1 có thương tật đặc biệt 246.000 29.000 3 Trợ cấp người phục vụ -Thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1, tai nạn lao động hạng 1, bệnh nghề nghiệp hạng 1 96.000 -Thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1 có thương tật, bệnh tật đặc biệt nặng 120.000 4 Thân nhân liệt sĩ, người có công giúp đỡ cách mạng - Hưởng định suất cơ bản 45.000 - Hưởng trợ cấp nuôi dưỡng 150.000 5 Trợ cấp tuất thường - Hưởng định suất cơ bản 30.000 - Hưởng trợ cấp nuôi dưỡng 84.000 6 Công nhân cao su nghỉ việc 84.000 7 Trợ cấp đối tượng XH nuôi dưỡng tập trung 84.000
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "26/01/1994", "sign_number": "5-CP", "signer": "Võ Văn Kiệt", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-60-2017-TT-BTC-quan-ly-su-dung-thanh-toan-quyet-toan-kinh-phi-bao-tri-duong-bo-355069.aspx
Thông tư 60/2017/TT-BTC quản lý sử dụng thanh toán quyết toán kinh phí bảo trì đường bộ mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 60/2017/TT-BTC Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2017 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, THANH TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015; Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012; Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 và Nghị định số 28/2016/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ; Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Căn cứ Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ. Điều 1. Quy định chung 1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước; Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012, Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 và Nghị định số 28/2016/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ; 2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ. 3. Quỹ bảo trì đường bộ là Quỹ của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Quỹ được thành lập ở cấp trung ương gọi là Quỹ bảo trì đường bộ trung ương (sau đây viết tắt là Quỹ trung ương) và được thành lập ở cấp tỉnh gọi là Quỹ bảo trì đường bộ địa phương (sau đây viết tắt là Quỹ địa phương). 4. Nguồn kinh phí của Quỹ bảo trì đường bộ: a) Nguồn kinh phí của Quỹ trung ương, gồm: - Ngân sách trung ương cấp từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách trung ương (65% tổng số dự toán thu phí sử dụng đường bộ cả nước); - Ngân sách trung ương cấp bổ sung cho Quỹ trung ương. - Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. b) Nguồn kinh phí của Quỹ địa phương, gồm: - Ngân sách trung ương cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách trung ương (35% tổng số dự toán thu phí sử dụng đường bộ cả nước); - Ngân sách địa phương cấp bổ sung cho Quỹ địa phương. - Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. 5. Kinh phí quản lý, bảo trì quốc lộ do Quỹ trung ương bảo đảm; kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ địa phương do Quỹ địa phương bảo đảm. 6. Mở tài khoản: a) Quỹ trung ương mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước (Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước) để tiếp nhận các nguồn kinh phí của Quỹ. Các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với quốc lộ được ủy quyền quản lý), các Ban quản lý dự án và các đơn vị khác được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ và kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ (sau đây viết tắt là đơn vị khác), Văn phòng Quỹ trung ương mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tiếp nhận nguồn kinh phí và thực hiện chi từ Quỹ trung ương. b) Quỹ địa phương mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tiếp nhận các nguồn kinh phí của Quỹ. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ và kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ ở địa phương mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tiếp nhận nguồn kinh phí và thực hiện chi từ Quỹ địa phương. 7. Quỹ bảo trì đường bộ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan Nhà nước theo quy định; hàng năm việc lập dự toán, phân bổ, giao dự toán và quản lý, thanh toán, quyết toán thu - chi Quỹ thực hiện theo quy định hiện hành. 8. Quỹ bảo trì đường bộ phải công khai tình hình quản lý, sử dụng Quỹ và báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính theo quy định. Điều 2. Nội dung chi kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ 1. Chi bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ. 2. Chi sửa chữa định kỳ công trình đường bộ. 3. Chi sửa chữa đột xuất: khắc phục hậu quả thiên tai, lụt bão, xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông hoặc các nguyên nhân bất thường khác, chi giải phóng mặt bằng (nếu có) để đảm bảo giao thông và an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và quy định của pháp luật về đất đai. 4. Chi hoạt động các Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định và lưu động, gồm: Chi phí hoạt động thường xuyên, chi không thường xuyên (mua sắm, sửa chữa, kiểm định thiết bị; sửa chữa, nâng cấp nhà trạm). 5. Hỗ trợ chi phí dịch vụ sử dụng phà (phần chi phí chưa kết cấu vào giá) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 6. Chi kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng công trình đường bộ theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng; chi lập quy trình và định mức quản lý, khai thác bảo trì các công trình đường bộ đang khai thác có yêu cầu đặc thù. 7. Chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trì đường bộ. 8. Chi mua trang phục tuần kiểm. 9. Chi sửa chữa cải tạo nhà hạt. 10. Chi hoạt động của bộ máy quản lý Quỹ bảo trì đường bộ: Áp dụng theo định mức của cơ quan nhà nước (đối với biên chế được giao thực hiện nhiệm vụ chuyên trách) và các khoản chi khác theo chế độ quy định đảm bảo hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ và bộ máy giúp việc Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ. 11. Chi hoạt động thanh tra, kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bao gồm chi hỗ trợ thanh tra giao thông địa phương thực hiện nhiệm vụ trên các tuyến quốc lộ uỷ quyền (nếu có). 12. Chi hỗ trợ công tác kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. 13. Chi ứng dụng công nghệ và thuê mua sản phẩm, dịch vụ công nghệ phục vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và bảo trì công trình đường bộ. 14. Chi hoạt động trông coi, bảo quản công trình đường bộ trong một số trường hợp đặc thù theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (đối với đường quốc lộ), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với đường địa phương). 15. Chi làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt. 16. Chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị phục vụ công tác vượt sông (phà tự hành, phà thép và ca nô lai dắt) để đảm bảo giao thông thông suốt trên hệ thống đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, sau khi được Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ xem xét, quyết định. 17. Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ do Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ quyết định. Điều 3. Lập, giao dự toán thu phí sử dụng đường bộ 1. Lập dự toán thu a) Hàng năm, căn cứ vào Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ do Bộ Tài chính ban hành; đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí sử dụng đường bộ lập dự toán thu cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách của đơn vị, gửi Hội đồng quản lý Quỹ trung ương. b) Hội đồng quản lý Quỹ trung ương lập dự toán thu kèm theo thuyết minh chi tiết cơ sở tính toán; trong đó xác định phần trích để lại chi cho đơn vị tổ chức thu phí, phần nộp ngân sách trung ương theo chế độ quy định gửi Bộ Giao thông vận tải. c) Bộ Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp chung dự toán thu của Quỹ trung ương vào phương án xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trong phương án phân bổ thu ngân sách trung ương hàng năm trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 2. Giao dự toán thu Căn cứ dự toán thu phí sử dụng đường bộ được cơ quan có thẩm quyền giao, Bộ Giao thông vận tải giao dự toán thu phí sử dụng đường bộ cho Quỹ trung ương. Hội đồng quản lý Quỹ trung ương giao dự toán thu phí sử dụng đường bộ cho đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí sử dụng đường bộ. Điều 4. Lập, giao dự toán chi Quỹ trung ương 1. Lập dự toán chi a) Hàng năm, căn cứ vào tình trạng công trình đường bộ; định mức kinh tế kỹ thuật; nội dung chi quy định tại Điều 2 của Thông tư này; đơn giá, định mức chi được cấp có thẩm quyền quy định; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; Văn phòng Quỹ trung ương lập dự toán chi hoạt động gửi Hội đồng quản lý Quỹ trung ương; Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với quốc lộ được ủy quyền quản lý), đơn vị khác lập dự toán về nhu cầu chi quản lý, bảo trì quốc lộ, cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách của đơn vị, gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét tổng hợp, gửi Hội đồng quản lý Quỹ trung ương. b) Hội đồng quản lý Quỹ trung ương lập dự toán chi, kèm theo thuyết minh chi tiết cơ sở tính toán, định hướng, nguyên tắc phân bổ và xác định thứ tự ưu tiên cho từng nhóm nhiệm vụ chi của Quỹ trung ương, gửi Bộ Giao thông vận tải. c) Bộ Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp chung dự toán chi của Quỹ trung ương vào phương án xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trong phương án phân bổ chi ngân sách trung ương hàng năm trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 2. Giao dự toán chi a) Căn cứ dự toán chi được cơ quan có thẩm quyền giao, Bộ Giao thông vận tải thông báo dự toán chi quản lý, bảo trì quốc lộ cho Quỹ trung ương. b) Hội đồng quản lý Quỹ trung ương thông báo dự toán chi quản lý, bảo trì quốc lộ cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam và dự toán chi hoạt động cho Văn phòng Quỹ trung ương để lập phương án phân bổ dự toán chi quản lý, bảo trì quốc lộ. c) Căn cứ kế hoạch quản lý, bảo trì quốc lộ được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và thông báo dự toán chi quản lý, bảo trì quốc lộ của Hội đồng quản lý Quỹ trung ương, Tổng cục Đường bộ Việt Nam lập phương án phân bổ dự toán chi quản lý, bảo trì quốc lộ cho các Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với quốc lộ được ủy quyền quản lý), đơn vị khác theo nội dung chi quy định tại Điều 2 của Thông tư này, chi tiết theo từng công trình gắn với đoạn đường, tuyến đường, khối lượng và kinh phí thực hiện (trừ công trình khắc phục hậu quả lụt, bão, bảo đảm giao thông bước 1 theo quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BGTVT ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành đường bộ). Đối với công trình có thời gian thi công trên một (1) năm, việc phân bổ dự toán chi từng năm phải bảo đảm theo khối lượng và thời gian thi công được phê duyệt trong quyết định đầu tư; không phân bổ dự toán chi để trả nợ đối với khối lượng đã thực hiện năm trước nhưng ngoài danh mục kế hoạch bảo trì được giao năm trước (trừ khối lượng sửa chữa đột xuất, cầu yếu, điểm đen, các vị trí tiềm ẩn tai nạn giao thông và các nguyên nhân khách quan khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt chưa có kinh phí bố trí); báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ trung ương xem xét, quyết định. d) Sau khi phê duyệt, Hội đồng quản lý Quỹ trung ương giao dự toán chi hoạt động cho Văn phòng Quỹ trung ương và thông báo dự toán chi quản lý, bảo trì quốc lộ cho các Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với quốc lộ được ủy quyền quản lý) và các đơn vị khác (nếu có). Dự toán chi giao và thông báo cho các đơn vị quy định tại điểm d khoản này, Hội đồng quản lý Quỹ trung ương đồng gửi Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để phối hợp thực hiện. (Biểu tổng hợp thông báo và giao dự toán chi từ Quỹ trung ương cho các đơn vị theo Phụ lục I kèm theo Thông tư này). 3. Căn cứ vào dự toán chi quản lý, bảo trì quốc lộ được giao, các Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với quốc lộ được uỷ quyền quản lý), các đơn vị khác thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch quản lý, bảo trì quốc lộ theo quy định hiện hành. 4. Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư (sửa chữa định kỳ; sửa chữa đột xuất (trừ công trình khắc phục hậu quả lụt, bão, bảo đảm giao thông bước 1); sửa chữa lớn trạm kiểm tra tải trọng xe, nhà hạt quản lý đường bộ và các nhiệm vụ chi khác có tính chất đầu tư): Thực hiện theo quy định của pháp luật về việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cho sửa chữa, cải tạo mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có; bảo trì trụ sở. 5. Tình hình thực hiện thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách trung ương hàng năm là căn cứ lập dự toán thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách trung ương và chi ngân sách nhà nước cho quản lý, bảo trì đường bộ năm kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước. Điều 5. Lập, giao dự toán chi Quỹ địa phương 1. Căn cứ nguyên tắc phân chia kinh phí cho từng Quỹ địa phương quy định tại Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ (chiều dài đường bộ của địa phương, số xe ô tô quy tiêu chuẩn đăng ký tại địa phương và hệ số khó khăn về nguồn thu ngân sách của từng địa phương), Hội đồng quản lý Quỹ trung ương xây dựng phương án phân chia nguồn thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách trung ương (phần địa phương được hưởng) cho cả thời kỳ ổn định ngân sách và xây dựng phương án phân bổ dự toán chi từ nguồn phí sử dụng đường bộ hàng năm (35% tổng số dự toán thu phí sử dụng đường bộ cả nước) cho từng địa phương cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách gửi Bộ Giao thông vận tải để gửi Bộ Tài chính tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm, trình các cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Riêng năm 2017, Hội đồng quản lý Quỹ trung ương xây dựng phương án phân chia nguồn 35% tổng số thu phí sử dụng đường bộ cả nước theo mức dự toán đã được giao, cho từng Quỹ địa phương gửi Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung có mục tiêu cho địa phương. 2. Căn cứ vào dự toán chi từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ bổ sung cho các địa phương (35% tổng số dự toán thu phí sử dụng đường bộ cả nước) được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Tài chính giao dự toán chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để cấp kinh phí cho Quỹ địa phương. 3. Căn cứ dự toán chi quản lý, bảo trì đường bộ được ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho Quỹ địa phương và nhu cầu chi quản lý, bảo trì đường bộ do địa phương quản lý, Sở Giao thông vận tải, thống nhất với Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) dự toán chi từ ngân sách địa phương cho Quỹ địa phương và quy định việc lập, giao dự toán chi của Quỹ địa phương theo phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phù hợp. 4. Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư (sửa chữa định kỳ; sửa chữa đột xuất (trừ công trình khắc phục hậu quả lụt, bão, bảo đảm giao thông bước 1); sửa chữa lớn trạm kiểm tra tải trọng xe, nhà hạt quản lý đường bộ và các nhiệm vụ chi khác có tính chất đầu tư): Thực hiện theo quy định của pháp luật về việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cho sửa chữa, cải tạo mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có; bảo trì trụ sở. Điều 6. Quy định về cấp, tạm ứng, thanh toán kinh phí 1. Quy định về cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho Quỹ trung ương Đối với quý đầu năm kế hoạch: Căn cứ vào dự toán chi thực hiện công tác bảo trì, quản lý công trình quốc lộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Hội đồng quản lý Quỹ trung ương có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải để Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí (theo hình thức lệnh chi tiền) vào tài khoản của Quỹ trung ương, tối đa 25% dự toán chi năm. Đối với các quý tiếp theo: Căn cứ tiến độ triển khai công việc và giải ngân kinh phí thực hiện công tác quản lý, bảo trì quốc lộ của quý trước, Hội đồng quản lý Quỹ trung ương có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải, để Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí (theo hình thức lệnh chi tiền) vào tài khoản của Quỹ trung ương để tạm ứng, thanh toán. Mức cấp quý II tối đa là 35% và quý III tối đa là 20% dự toán chi năm, quý IV tối đa là số dự toán chi còn lại của năm. 2. Quy định về cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho Quỹ địa phương: a) Đối với phần bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho Quỹ địa phương: Hàng năm, căn cứ vào dự toán chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được Bộ Tài chính thông báo cho từng địa phương, Sở Tài chính thực hiện cấp phát kinh phí cho Quỹ địa phương theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. b) Đối với phần bổ sung từ ngân sách địa phương cho Quỹ địa phương: Sở Giao thông vận tải thống nhất với Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức cấp cụ thể từ nguồn ngân sách địa phương bổ sung cho Quỹ địa phương. c) Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức cấp phát, tiến độ cấp phát kinh phí hàng quý cho Quỹ địa phương phù hợp với yêu cầu của địa phương. 3. Quy định về phương thức chuyển kinh phí Quỹ bảo trì đường bộ a) Đối với Quỹ trung ương Căn cứ dự toán kinh phí được Bộ Tài chính cấp, dự toán chi của Quỹ trung ương, Hội đồng quản lý Quỹ trung ương quyết định phân bổ, chuyển kinh phí của Quỹ trung ương cho Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với quốc lộ được ủy quyền quản lý), đơn vị khác (nếu có), Văn phòng Quỹ trung ương, gửi Kho bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước chuyển kinh phí vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch của các cơ quan, đơn vị. (Biểu tổng hợp chuyển kinh phí từ Quỹ trung ương cho các đơn vị theo Phụ lục II kèm theo Thông tư này). b) Đối với Quỹ địa phương Căn cứ dự toán kinh phí được cấp, dự toán chi của Quỹ địa phương, Hội đồng quản lý Quỹ địa phương quyết định phân bổ, chuyển kinh phí của Quỹ địa phương cho cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ và kinh phí quản lý bảo trì đường bộ ở địa phương gửi Kho bạc Nhà nước địa phương; Kho bạc Nhà nước địa phương chuyển kinh phí vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch của các cơ quan, đơn vị. 4. Quy định về tạm ứng, thanh toán của Kho bạc Nhà nước a) Căn cứ vào dự toán chi quản lý, bảo trì đường bộ được giao, cơ quan, đơn vị thực hiện đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch tạm ứng, thanh toán cho các đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích về quản lý, bảo trì đường bộ theo quy định hiện hành. b) Căn cứ để Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán - Có trong danh mục, dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao; - Căn cứ số dư trong tài khoản của cơ quan, đơn vị tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch; - Quyết định chuyển kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ cho các đơn vị được giao dự toán chi; - Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư theo quy định bắt buộc phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng; kết quả đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch của cấp có thẩm quyền; - Hợp đồng thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện quản lý, bảo trì công trình đường bộ; - Biên bản nghiệm thu sản phẩm và bản thanh toán kinh phí sản phẩm quản lý, bảo trì công trình đường bộ hoàn thành; - Duyệt chi của Thủ trưởng đơn vị được giao quản lý kinh phí của Quỹ bảo trì đường bộ, cùng hồ sơ chứng từ theo quy định hiện hành. c) Kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước: Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch kiểm tra các căn cứ nêu tại điểm b khoản 4 Điều này, thực hiện kiểm soát các khoản chi từ Quỹ bảo trì đường bộ trước khi tạm ứng, thanh toán theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị được giao quản lý kinh phí theo quy định hiện hành, cụ thể: Đối với nhiệm vụ chi có tính chất thường xuyên: Việc tạm ứng và thanh toán thực hiện theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư: Việc tạm ứng và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật đối với các khoản chi từ nguồn kinh phí thường xuyên các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cho sửa chữa, cải tạo mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có, bảo trì trụ sở. Điều 7. Quyết toán thu, chi Quỹ bảo trì đường bộ 1. Lập, xét duyệt báo cáo quyết toán thu, chi của Quỹ trung ương. a) Quyết toán thu: Các đơn vị thu phí sử dụng đường bộ lập quyết toán thu gửi Hội đồng quản lý Quỹ trung ương và các khoản thu khác theo quy định hiện hành. b) Quyết toán chi: Các đơn vị được giao quản lý, sử dụng kinh phí của Quỹ trung ương lập báo cáo quyết toán việc sử dụng kinh phí theo mẫu biểu và yêu cầu của quyết toán chi ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành. Báo cáo quyết toán kèm theo báo cáo danh mục công trình đã được giao kế hoạch trong năm đề nghị quyết toán, chi tiết theo nội dung chi quy định tại Điều 2 của Thông tư này. c) Nội dung, quy trình xét duyệt, thẩm định, thông báo quyết toán năm: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp và các quy định tại Thông tư này, trong đó: - Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm xét duyệt quyết toán năm của các Cục quản lý đường bộ, các Sở Giao thông vận tải (đối với quốc lộ được uỷ quyền quản lý), các đơn vị khác; tổng hợp gửi Hội đồng quản lý Quỹ trung ương. - Hội đồng quản lý Quỹ trung ương có trách nhiệm phê duyệt quyết toán chi hoạt động của Văn phòng Quỹ trung ương. - Hội đồng quản lý Quỹ trung ương phê duyệt quyết toán thu, chi của Quỹ trung ương, gửi Bộ Giao thông vận tải. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm thẩm định quyết toán năm của Quỹ trung ương và tổng hợp vào quyết toán của Bộ, gửi Bộ Tài chính. - Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán năm của Bộ Giao thông vận tải bao gồm quyết toán năm của Quỹ trung ương và tổng hợp vào báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định. d) Cuối năm, nguồn kinh phí của Quỹ trung ương còn dư, việc chuyển kinh phí sang năm sau thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. 2. Lập, xét duyệt báo cáo quyết toán thu, chi của Quỹ địa phương. a) Sở Tài chính chủ trì thống nhất với Sở Giao thông vận tải trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định về lập, xét duyệt, thẩm định, thông báo quyết toán năm đối với Quỹ địa phương cho phù hợp (bao gồm cả phần ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để cấp cho Quỹ địa phương) và tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. b) Cuối năm, nguồn kinh phí của Quỹ địa phương còn dư, việc chuyển kinh phí sang năm sau thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. 3. Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư phải thực hiện quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính đối với việc quyết toán kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn chi thường xuyên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Điều 8. Công tác kiểm tra Để đảm bảo việc sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ đúng mục đích, có hiệu quả; Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình quản lý, sử dụng, thanh toán Quỹ bảo trì đường bộ. Trong quá trình quản lý, kiểm tra phát hiện các khoản chi không đúng chế độ, chi sai nội dung quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đều phải xuất toán thu hồi vào Quỹ bảo trì đường bộ (trung ương và địa phương) theo phân cấp; đồng thời cá nhân ra quyết định chi sai phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Điều 9. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2017 và áp dụng từ năm ngân sách 2017. 2. Thông tư liên tịch số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT) hết hiệu lực kể từ ngày thông tư này có hiệu lực thi hành. 3. Đối với khoản chi có tính chất đầu tư theo quy định tại Thông tư liên tịch số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT đã được giao dự toán, cấp kinh phí trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được bố trí kinh phí thực hiện (dự toán còn lại nếu có) cho đến khi nhiệm vụ hoàn thành. 4. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó. 5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết ./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc Hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Toà án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND, Sở Tài chính, Sở GTVT, Cục Thuế, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương; - Website Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, HCSN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Xuân Hà PHỤ LỤC SỐ 1 TỔNG HỢP THÔNG BÁO VÀ GIAO DỰ TOÁN CHI QUỸ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TRUNG ƯƠNG NĂM... (Kèm theo Thông tư số 60 /2017/TT-BTC ngày 15/6 /2017 của Bộ Tài chính) Đơn vị: đồng STT Đơn vị Công trình, nhiệm vụ Thời gian thực hiện Giá trị công trình, nhiệm vụ được duyệt Dự toán chi đã được giao lũy kế đến năm... Dự toán chi năm nay KBNN nơi giao dịch Ghi chú 1 2 3 4 5 6 A B I 1 2 II 1 2 III 1 2 Tổng số - Bảo dưỡng thường xuyên - Sửa chữa định kỳ - Sửa chữa đột xuất - Chi khác: Chi tiết theo nội dung chi tại Điều 2 Thông tư này Chi tiết theo từng đơn vị Cục Quản lý đường bộ... Công trình... Công trình... Cục Quản lý đường bộ... Công trình... Công trình... Sở GTVT tỉnh... Công trình... Công trình... ... NGƯỜI LẬP (Ký ghi rõ họ tên) Hà Nội, ngày... tháng... năm... HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ BTĐB TRUNG ƯƠNG (Ký ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC SỐ 2 TỔNG HỢP CHUYỂN KINH PHÍ TỪ QUỸ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TRUNG ƯƠNG CHO CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NĂM…. (Kèm theo Thông tư số 60/2017/TT-BTC ngày 15/6 /2017 của Bộ Tài chính) Đơn vị: đồng STT Đơn vị Dự toán được giao Kinh phí đã chuyển lũy kế đến Kinh phí chuyển kỳ này Tài khoản, Kho bạc nhà nước nơi giao dịch của đơn vị thụ hưởng A B 1 2 3 4 1 2 3 Tổng số Cục Quản lý đường bộ... Cục Quản lý đường bộ... Sở GTVT tỉnh... ... NGƯỜI LẬP (Ký ghi rõ họ tên) Hà Nội, ngày... tháng... năm... HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ BTĐB TRUNG ƯƠNG (Ký ghi rõ họ tên)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "15/06/2017", "sign_number": "60/2017/TT-BTC", "signer": "Trần Xuân Hà", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-40-2015-QD-UBND-bo-sung-gia-tinh-le-phi-truoc-ba-xe-mo-to-xa-may-dien-vao-06-2012-QD-UBND-Tien-Giang-296827.aspx
Quyết định 40/2015/QĐ-UBND bổ sung giá tính lệ phí trước bạ xe mô tô xe máy điện vào 06/2012/QĐ-UBND Tiền Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 40/2015/QĐ-UBND Tiền Giang, ngày 11 tháng 11 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH BỔ SUNG GIÁ TÍNH LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ ĐỐI VỚI XE MÔ TÔ, XE MÁY ĐIỆN VÀO BẢNG GIÁ TÍNH LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ XE MÔ TÔ KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 06/2012/QĐ-UBND NGÀY 30/3/2012 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; Căn cứ Nghị định số 23/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; Căn cứ Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ; Căn cứ Thông tư số 34/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Bổ sung giá tính lệ phí trước bạ đối với xe mô tô, xe máy điện vào Bảng giá tính lệ phí trước bạ xe mô tô kèm theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang (ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với đất, nhà, các loại tài sản khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang), cụ thể như sau: Đơn vị tính: 1.000 đồng STT CÁC LOẠI XE MÔTÔ GIÁ XE MỚI GIÁ XE CŨ GHI CHÚ I XE DO HÃNG HONDA SẢN XUẤT 18 Honda Click 125i (ANC125BCTD(TH)) 54.000 VIII XE MÁY ĐIỆN 10.000 5.000 không phân biệt năm sản xuất, nước sản xuất Điều 2. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh, các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện Quyết định này. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Tài chính; - Tổng cục Thuế; - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - TT. TU, TT. HĐND, UB. MTTQ tỉnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh TG; - CT và các PCT UBND tỉnh; - Các sở, ngành tỉnh; - UBND các huyện, thành, thị; - VPUB: các PVP, Phòng TCTM, các Phòng Nghiên cứu, Trung tâm Công báo; - Lưu: VT, (Luân). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Thanh Đức
{ "issuing_agency": "Tỉnh Tiền Giang", "promulgation_date": "11/11/2015", "sign_number": "40/2015/QĐ-UBND", "signer": "Trần Thanh Đức", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Quyet-dinh-193-QD-thanh-lap-chi-kho-phat-hanh-Bat-Bat-tinh-Son-Tay-22129.aspx
Quyết định 193-QĐ thành lập chi kho phát hành Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây
NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM ****** VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 193-QĐ Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 1960 QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP CHI KHO PHÁT HÀNH BẤT BẠT, TỈNH SƠN TÂY TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM Căn cứ Sắc lệnh số 15-SL ngày 06 tháng5 năm 1951 thiết lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam; Căn cứ Nghị định số 94-TTg ngày 27-5-1951 của Thủ tướng Chính phủ ấn định chi tiết tổ chức Ngân hàng quốc gia Việt Nam; Căn cứ tình hình phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa; Xét nhu cầu công tác. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. - Bắt đầu từ 10-6-1960 thành lập chi kho phát hành tại chi điếm Bất bạt thuộc chi nhánh Ngân hàng Sơn Tây. Điều 2. - Cử các ông Trưởng chi điếm nói trên kiêm chủ nhiệm chi kho phát hành. Điều 3. - Các ông Chủ nhiệm tổng kho, chánh văn phòng Ngân hàng quốc gia Việt Nam, Trưởng chi nhánh và chi điếm có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM Lê Viết Lượng
{ "issuing_agency": "Ngân hàng quốc gia", "promulgation_date": "30/05/1960", "sign_number": "193-QĐ", "signer": "Lê Viết Lượng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-bao-98-TB-UBND-2020-dieu-chinh-phan-cong-lanh-dao-Uy-ban-nhan-dan-tinh-Quang-Ninh-452070.aspx
Thông báo 98/TB-UBND 2020 điều chỉnh phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 98/TB-UBND Quảng Ninh, ngày 28 tháng 5 năm 2020 THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH PHÂN CÔNG LÃNH ĐẠO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỈ ĐẠO, PHỤ TRÁCH MỘT SỐ LĨNH VỰC TRONG THỜI GIAN CHỜ KIỆN TOÀN BỔ SUNG NHÂN SỰ PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH QUẢNG NINH Căn cứ Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành tại Quyết định số 2768/QĐ-UBND ngày 25/8/2016 và Quyết định số 2909/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 của UBND tỉnh về việc phân công công việc của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên UBND tỉnh Quảng Ninh khoá XIII, nhiệm kỳ 2016-2021; Sau khi thống nhất trong tập thể Ban cán sự đảng UBND tỉnh và tập thể lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, phụ trách một số lĩnh vực trong thời gian chờ kiện toàn bổ sung nhân sự Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cụ thể như sau: 1. Phân công ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh (Ký hiệu P1): - Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo các lĩnh vực quản lý nhà nước về: Du lịch; di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; văn hoá, thể thao; y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế; giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; lao động, thương binh và xã hội; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; khoa học và công nghệ; dân tộc; tín ngưỡng, tôn giáo; chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; Chương trình 135; văn thư, lưu trữ; quản lý nhà nước về Hội và các tổ chức hội; thông tin và truyền thông, báo chí, xuất bản, quảng cáo, phát thanh, truyền hình. - Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo về việc sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp trong Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. - Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Dân tộc, Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh và địa bàn huyện Ba Chẽ, huyện Đầm Hà. - Giữ mối quan hệ làm việc thường xuyên, đột xuất với: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Hội Văn học nghệ thuật, Hội Nhà báo tỉnh, Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ. - Tham gia Ban Chỉ đạo 94 của tỉnh; Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các Ban Chỉ đạo thuộc lĩnh vực công tác được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công trực tiếp phụ trách, chỉ đạo. - Thực hiện sau kết luận thanh tra, tham gia giải quyết tố tụng hành chính thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, theo dõi. 2. Phân công ông Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (Ký hiệu P4): - Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo các lĩnh vực quản lý nhà nước về: Giáo dục, phổ biến pháp luật; giáo dục quốc phòng, an ninh; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; bảo vệ bí mật nhà nước; bảo vệ nhân quyền. - Là Trưởng ban Chỉ đạo 138 tỉnh; Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các Ban Chỉ đạo thuộc lĩnh vực công tác được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công trực tiếp phụ trách, chỉ đạo. - Thực hiện sau kết luận thanh tra, tham gia giải quyết tố tụng hành chính thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, theo dõi. 3. Tổ chức thực hiện: - Thông báo này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Thông báo số 267/TB-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh và điều chỉnh một phần trong nội dung tại khoản 5, điều 3, Quyết định số 2909/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 của UBND tỉnh về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đối với các công ty nông, lâm nghiệp trong Nghị quyết 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn căn cứ thông báo thực hiện./. Nơi nhận: - TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - Đoàn Đại biểu QH tỉnh; - VP. Tỉnh ủy, các Ban XDĐ của Tỉnh ủy; - Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh; - Các sở, ban, ngành tỉnh; - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - V0, V1, V2, V3, V4; - Các CV NCTH Văn phòng; - Lưu: VT,TH6. TB25 TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Thắng
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ninh", "promulgation_date": "28/05/2020", "sign_number": "98/TB-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Thắng", "type": "Thông báo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2057-QD-UBND-nam-2010-giao-quyen-tu-chu-su-dung-bien-che-145984.aspx
Quyết định 2057/QĐ-UBND năm 2010 giao quyền tự chủ sử dụng biên chế
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 2057/QĐ-UBND Đông Hà, ngày 02 tháng 11 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC GIAO QUYỀN TỰ CHỦ VỀ SỬ DỤNG BIÊN CHẾ ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế hành chính và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước; Căn cứ Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Nghị quyết số 10/2010/NQ-HĐND ngày 23/7/2010 của HĐND tỉnh khóa V kỳ họp 21 về việc thông qua Đề án giao quyền tự chủ về sử dụng biên chế hành chính và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước; giao quyền tự chủ về biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ và Giám đốc Sở Tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Giao quyền tự chủ về sử dụng biên chế đối với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Quảng Trị giai đoạn năm 2011-2015 theo danh sách kèm theo. Điều 2. Giao Sở Nội vụ hướng dẫn thực hiện quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp của các đơn vị trong danh sách tại điều 1. Sở Tài chính xây dựng trình UBND tỉnh mức khoán kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính Nhà nước, tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, căn cứ chỉ tiêu biên chế được giao để tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức; các văn bản hướng dẫn thi hành về quản lý, sử dụng công chức, viên chức và nguồn kinh phí tài chính theo đúng quy định của nhà nước. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 01.01.2011. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Như điều 3; - TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh; - CT, PCT UBND tỉnh - PVP UBND tỉnh - Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; - UBND các huyện, thị xã; thành phố - Sở Nội vụ; - Phòng Nội vụ các huyện, thị xã; thành phố; - Lưu VT-NC. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Đức Cường KẾ HOẠCH GIAO QUYỀN TỰ CHỦ VÀ SỬ DỤNG BIÊN CHẾ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2057/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2010 của UBND tỉnh) TT Đơn vị Tổng số Kế hoạch biên chế năm 2011-2015 Biên chế trả lương từ nguồn thu SN của đơn vị Biên chế Chia ra HĐ68 HĐ khác QLNN SNGD SNYT SNVHTT SN khác Tổng số HC SN I Sở, ban, ngành 7.300 6.339 1.091 2.478 2.160 208 402 140 71 69 142 679 1 Sở Công Thương 113 99 90 - - - 9 10 9 1 4 - - Cơ quan Sở Công Thương 37 34 34 3 3 - Chi cục QLTT 64 56 56 6 6 2 - TT Khuyến nông & XTTM 12 9 9 1 1 2 2 Sở Giáo dục & Đào tạo 2.253 2.230 55 2.169 0 0 6 5 1 4 0 18 1 Văn phòng Sở GD&ĐT 56 55 55 1 1 2 Trung tâm CNTT & Ng ngữ (*) 6 6 6 3 THPT chuyên Lê Quý Đôn 82 82 82 4 THPT Lê Lợi 91 91 91 5 THPT Đông Hà 101 101 101 6 THPT TX Quảng Trị 88 88 88 7 THPT Hải Lăng 84 84 84 8 THPT Trần Thị Tâm 43 43 43 9 THPT Nam Hải Lăng 62 62 62 10 THPT Triệu Phong 80 80 80 11 THPT Chu Văn An 72 72 72 12 THPT Vĩnh Định 82 82 82 13 THPT Nguyễn Hữu Thận 34 34 34 14 THPT Lê Thế Hiếu 43 43 43 15 THPT Cam Lộ 79 79 79 16 THPT Tân Lâm 32 32 32 17 THPT ĐaKrông 49 49 49 18 THPT số 2 Đakrông 30 30 30 19 THPT A Túc 20 20 20 20 THPT Hướng Hóa 63 63 63 21 THPT Hướng Phùng 26 26 26 22 THPT Lao Bảo 43 43 43 23 THPT Gio Linh 82 82 82 24 THPT Cồn Tiên 55 55 55 25 THPT Vĩnh Linh 98 98 98 26 THPT Bến Quan 28 28 28 27 THPT Cửa Tùng 76 76 76 28 THPT DT Nội trú tỉnh 40 40 40 29 THPT Phan Châu Trinh ĐH 10 10 10 30 THPT Nguyễn Huệ TXQT 8 8 8 31 THPT Ng Bỉnh Khiêm HL 9 9 9 32 Nguyễn Du Gio Linh 8 8 8 33 Nguyễn Công Trứ VLinh 10 10 10 34 Số 2 ĐaKrông (THCS) 25 25 25 35 Tân Lâm (THCS) 19 19 19 36 PT DT ĐaKrông 31 31 31 37 PT DT Hướng Hóa 30 30 30 38 PT DT Gio Linh 24 24 24 39 PT DT Vĩnh Linh 31 31 31 40 TT GDTX Tỉnh 18 18 41 TT GDTX Đông Hà 15 15 15 42 TT GDTX Thị xã QT 15 15 15 43 TT GDTX Hải Lăng 14 14 14 44 TT GDTX TPhong 16 16 16 45 GDTX Cam Lộ 14 14 14 46 TT GDTX Đakrông 11 11 11 47 TT GDTX Hướng Hóa 15 15 15 48 TT GDTX Gio Linh 12 12 12 49 TT GDTX Vĩnh Linh 14 14 14 50 TT KTTH - HN tỉnh 37 35 35 2 2 51 TT KTTH- HN Sông Hiếu 16 16 16 52 TT KTTH-HX TX QT 27 26 26 1 1 53 TT KTTH- HN Hải Lăng 20 20 20 54 TT KTTH- HN TPhong 13 13 13 55 TT KTTH- HN Can Lộ 16 16 16 56 TT KTTH- HN Ngô Tuân 15 15 15 57 TT KKTH- HN Gio Linh 17 17 17 58 TT KTTH- HN Vĩnh Linh 21 20 20 1 1 59 Trường Trẻ em Khuyết tật 34 34 34 60 Trường Mầm non Sao Mai 43 43 43 3 Sở Giao thông vận tải 192 34 34 - - - - - - - 7 151 - Cơ quan Sở GTVT 47 34 34 7 6 - Trường CNKT&NVGTVT 45 - 45 - Đoạn QL Đường sông 24 - 24 - TT QL Bến xe khách 51 - 51 - TT Đăng kiểm 25 - 25 4 Sở Kế hoạch & Đầu tư 47 44 38 6 3 3 5 Sở Khoa học - Công nghệ 78 58 32 - - - 26 1 1 - 19 - Cơ quan Sở KHCN 22 21 21 1 1 - TT Ứng dụng KHCN 15 5 5 10 - CC TCĐL Chất lượng 19 19 11 8 - TT Tin học & TT KHCN 22 13 13 9 6 Sở Lao động, TB&XH 172 136 41 37 - - 58 16 1 15 20 - Cơ quan sở LĐ, TB & XH 43 41 41 2 1 1 - Trường Trung cấp nghề 37 37 37 - TT Giới thiệu việc làm 26 11 11 15 - TT ĐDTB và BTXH 16 12 12 4 4 - Nhà đón tiếp TNLS 21 12 12 4 4 5 - BQL NTLS Trường Sơn 20 15 15 5 5 - BQL NTLS Đường 9 9 8 8 1 1 7 Sở Nội vụ 65 57 48 - - - 9 8 5 3 - Cơ quan Sở Nội vụ 33 31 31 2 2 - Ban TĐKT 10 8 8 2 2 - Ban Tôn giáo 10 9 9 1 1 - Trung tâm Lưu trữ 12 9 9 3 3 8 Sở Nông nghiệp & PTNT 781 516 304 43 - - 169 16 15 1 65 184 1 Cơ quan Sở NN-PTNT 53 52 52 1 1 2 Chi cục kiểm lâm 208 155 142 13 9 9 44 3 Chi cục PTNT 18 17 17 1 1 4 Chi cục QLCL NLS&TS 13 12 12 1 1 5 Chi cục Lâm nghiệp 12 10 10 2 2 6 Chi cục KT & BVNLTS 27 23 9 14 4 7 Chi cục Bảo vệ thực vật 51 37 20 17 14 8 Chi cục Thú y 79 45 19 16 1 1 33 9 Chi cục TL & PC lụt bão 14 14 13 1 10 BQL Rừng PH Bến Hải 27 9 9 1 1 17 11 BQL Rừng PH HH ĐaKrông 25 9 9 16 12 BQL Rừng PH Thạch Hãn 12 6 6 6 13 BQL Cảng cá 5 5 5 14 TT Giống thủy sản 38 4 4 5 29 15 TT Điều tra QH & TKNL 29 16 16 13 16 TT Nước sinh hoạt & VSMT 11 8 8 3 17 TT Giống cây trồng vật nuôi 53 - 53 18 Trường TH NN&PTNT 43 43 43 19 TT Khuyến nông & KN 63 51 51 12 9 Sở Ngoại vụ 20 19 19 1 1 10 Sở Tư pháp 48 37 19 - - - 18 2 1 1 9 - Cơ quan Sở Tư pháp 20 19 19 1 1 - Phòng Công chứng tỉnh 6 6 6 - TT Trợ giúp pháp lý NN 13 12 12 1 1 - TT DV Bán đấu giá TS 9 - 9 11 Sở Tài chính 51 48 48 1 1 2 12 Sở Tài nguyên - Môi trường 138 56 43 - - - 13 3 2 1 79 - Cơ quan sở TN-MT 32 31 31 1 1 - Chi cục BVMT 13 12 12 1 1 - TT KT Tài nguyên MT 52 - 52 - TT Thông tin TNMT 10 6 6 1 1 3 - TT QT & KT Môi trường 13 - 13 - VP Đăng ký quyền SD đất 18 7 7 11 13 Sở Thông tin - Truyền thông 43 27 24 - - - 3 3 3 0 13 - Cơ quan Sở TT-TT 27 24 24 3 3 - TT CNTT & Truyền thông (*) 16 3 3 13 14 Sở Văn hóa, TT & DL 278 170 41 - - 129 - 16 4 12 17 75 - Cơ quan Sở VH,TT&DL 45 41 41 4 4 - Trung tâm Bảo tồn DT&DT 68 24 24 44 - Trung tâm Văn hóa tỉnh 20 17 17 1 1 2 - Bảo tàng tỉnh 25 19 19 6 6 - Đoàn nghệ thuật TH tỉnh 46 29 29 3 3 14 - TT Phát hành phim & CB 18 7 7 11 - Thư viện tỉnh 15 13 13 2 2 - Trung tâm HL & TĐ TDTT 40 20 20 6 15 15 Sở Xây dựng 33 32 32 1 1 16 Sở Y tế 2.285 2.256 55 44 2.157 - - 29 5 24 1 Cơ quan Sở Y tế 34 32 32 2 2 2 Chi cục DS-KHHGĐ 17 15 15 2 2 3 Chi cục ATVSTP 15 14 8 6 1 1 4 Bệnh viện ĐK tỉnh 540 535 535 5 5 5 Bệnh viện KV Triệu Hải 184 182 182 2 2 6 Bệnh viện ĐK Cửa Tùng 57 57 57 7 Bệnh viện ĐK Đông Hà 69 68 68 1 1 8 Bệnh viện ĐK Triệu Phong 79 79 79 9 Bệnh viện ĐK Vĩnh Linh 168 168 168 10 Bệnh viện ĐK Gio Linh 69 68 68 1 1 11 Bệnh viện ĐK Hướng Hóa 99 99 99 12 Bệnh viện ĐK Đakrông 60 60 60 13 Bệnh viện ĐK Cam Lộ 69 67 67 2 2 14 Bệnh viện ĐK Hải Lăng 79 78 78 1 1 15 Trung tâm YT TP ĐHà 30 28 28 2 2 16 Trung tâm Y tế TX Q Trị 50 50 50 17 Trung tâm YT Huyện đảo 3 3 3 18 Trung tâm YT Tr. Phong 30 30 30 19 Trung tâm YT Vĩnh Linh 36 35 35 1 1 20 Trung tâm YT Gio Linh 31 31 31 21 Trung tâm YT Hướng Hóa 126 126 126 22 Trung tâm YT Đakrông 66 65 65 1 1 23 Trung tâm YT Cam Lộ 37 37 37 24 Trung tâm YT Hải Lăng 30 30 30 25 Trung tâm TT GDS khỏe 12 9 9 3 3 26 Tr. tâm Y tế Dự phòng tỉnh 69 67 67 2 2 27 Trung tâm BCB X hội 38 37 37 1 1 28 TT K.nghiệm thuốc MP-TP 25 23 23 2 2 29 Trung tâm CSSKS sản 25 25 25 30 Trung tâm PC HIV/AIDS 25 25 25 31 Trung tâm giám định y khoa 12 12 12 32 Phòng QL SK Cán bộ 18 18 18 33 Trung tâm KD YT Quốc tế 22 22 22 34 Trung tâm Pháp y 12 12 12 35 Thu hút BS, DS 5 5 5 36 Trường TH Y tế 44 44 44 17 Tổng đội TNXP 4 4 4 18 Thanh tra tỉnh 33 31 31 2 2 19 Trường CĐSP 145 135 135 0 5 5 20 Văn phòng UBND tỉnh 97 70 45 - - - 25 5 5 22 - Cơ quan VP UBND 50 45 45 5 5 - TT Dịch vụ Hội nghị (*) 28 8 8 20 - TT Tin học tỉnh 13 11 11 2 - TT Công báo 6 6 6 21 VP đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh 30 26 26 4 4 22 Đài PT-TH tỉnh 97 59 59 1 1 37 23 Ban Dân tộc 32 30 30 2 1 1 24 BQL các khu kinh tế 93 37 30 0 0 0 7 5 5 0 41 10 - Cơ quan BQL các khu k. tế 35 30 30 5 5 - BQLDA Đầu tư XD CKCN (*) 10 4 4 6 - BQLDA ĐTXD KKTTMĐBLB 15 0 5 10 - BQL Trung tâm TMLB 33 3 3 30 25 BQL các khu DL 19 6 6 2 2 11 26 BQLDA TL, TĐ 3 3 3 27 BQL XD CSHT tỉnh 21 - 21 28 BCĐ PC tham nhũng 7 6 6 1 1 29 Hội NNCĐ da cam 1 1 1 30 Hội Đông y 3 3 3 31 Hội BT NTT và TMC 1 1 1 32 Hội Chữ thập đỏ 10 10 10 33 Hội KHHGĐ 3 1 1 2 34 Hội Làm vườn 2 2 2 35 Hội Người mù 6 3 3 3 36 Hội Nhà báo 4 3 3 1 37 Hội VHNT 18 17 17 1 1 38 LH các Hội KHKT 3 2 2 1 1 39 LH các TCHN 3 3 3 40 LM HTX 18 17 17 1 1 II Huyện, tx, thành phố 10.443 10.326 914 9.134 46 152 80 18 15 3 8 91 1 Thành phố Đông Hà 1.019 990 112 842 5 20 11 6 6 4 19 2 Thị xã Quảng Trị 493 488 79 385 5 12 7 3 2 1 2 3 Huyện Vĩnh Linh 1.322 1.303 103 1.173 5 14 8 1 1 18 4 Huyện Gio Linh 1.223 1.210 99 1.084 5 14 8 2 1 1 11 5 Huyện Triệu Phong 1.523 1.521 104 1.387 5 16 9 2 6 Huyện Hải Lăng 1.402 1.401 104 1.271 5 13 8 1 1 7 Huyện Cam Lộ 801 790 86 678 5 14 7 1 1 10 8 Huyện ĐaKrông 1.042 1.029 103 892 5 23 6 2 2 4 7 9 Huyện Hướng Hóa 1.588 1.566 109 1.420 5 25 7 22 10 Huyện Đảo Cồn Cỏ 30 28 15 2 1 1 9 2 2 III BC Luân chuyển giáo viên 50 50 50 Cộng toàn tỉnh 17.743 16.665 2.005 11.612 2.206 360 482 158 86 72 150 770 Chú thích: (*) Các đơn vị chuyển sang tự trang trải toàn bộ kinh phí từ 2013.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Trị", "promulgation_date": "02/11/2010", "sign_number": "2057/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Đức Cường", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-18-CT-UBND-2019-thuc-hien-ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-tinh-Lao-Cai-437943.aspx
Chỉ thị 18/CT-UBND 2019 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 18/CT-UBND Lào Cai, ngày 16 tháng 12 năm 2019 CHỈ THỊ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020 Năm 2020 là năm về đích thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tiến hành đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đề ra phương châm hành động “Đoàn kết, chủ động, sáng tạo, hiệu quả, hoàn thành toàn diện và vượt mức các mục tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã giao”. Căn cứ mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây: I. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1. Các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh năm 2020 1.1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố: - Tập trung chuẩn bị nội dung và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. - Đẩy mạnh triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ còn lại của 4 chương trình, 19 đề án trọng tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV và các đề án chuyên đề của Tỉnh ủy; Xây dựng các Đề án trọng tâm giai đoạn 2021-2025 và các nghị quyết, chương trình hành động nhằm khai thác hiệu quả các ngành, lĩnh vực có lợi thế phát triển của tỉnh, huyện; đồng thời giải quyết căn bản các khuyết điểm, yếu kém, tồn tại lâu dài, tạo sự đổi mới phát triển trong giai đoạn tới. - Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021-2025. - Rà soát các chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 UBND tỉnh đã giao, tham mưu cụ thể các giải pháp và tổ chức thực hiện, nhất là các chỉ tiêu thực hiện hết năm 2019 đạt thấp và dự báo năm 2020 còn nhiều khó khăn. Phấn đấu các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp thực hiện đạt vượt trên 10% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV. - Rà soát các cơ chế, chính sách đã ban hành; nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách giai đoạn 2021-2025 để tạo đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát triển đồng bộ các loại thị trường, hỗ trợ thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an sinh xã hội. Trong quý I/2020, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh chương trình, kế hoạch ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2020. 1.2. Giao Sở Tài chính chủ trì xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về thời kỳ ổn định ngân sách, phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thực hiện trong giai đoạn 2021-2025; Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về ban hành tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025. 1.3. UBND huyện Sa Pa ổn định tổ chức bộ máy đảm bảo thị xã Sa Pa hoạt động ổn định sau thành lập, bảo đảm an ninh, quyền lợi, đời sống, sản xuất của nhân dân ở những xã thuộc diện đặc biệt khó khăn khi lên thị xã. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành khác liên quan huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng thị xã Sa Pa phát triển toàn diện. 1.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng và các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đề xuất các giải pháp huy động nguồn vốn và hoàn thiện các thủ tục triển khai các dự án lớn tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa; Cảng hàng không Sa Pa; Cầu biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại xã Bản Vược huyện Bát Xát, Cầu Làng Giàng, Cầu Phú Thịnh, Nút giao với tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai tại thị trấn Phố Lu...; Đôn đốc các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược đẩy nhanh thực hiện các dự án: Khu đô thị Đông Bắc Sa Pa, Công viên văn hóa Mường Hoa, Tổ hợp trung tâm thương mại tại sân vận động và trung tâm hành chính cũ Sa Pa, Khu vui chơi giải trí huyện Bát Xát... 1.5. UBND thành phố Lào Cai hoàn thiện Đề án nâng cấp thành phố Lào Cai lên đô thị loại I; chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải - Xây dựng, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở ngành liên quan rà soát và tham mưu đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hoàn thiện các tiêu chí để nâng cấp thành phố Lào Cai lên đô thị loại I; đầu tư xây dựng xã Vạn Hòa trở thành phường trong năm 2020; nghiên cứu đầu tư một số công trình lớn, có ý nghĩa trên địa bàn thành phố1. 1.6. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hoàn thiện Đề án điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Lào Cai; Điều chỉnh địa giới hành chính một số phường của thành phố Lào Cai; Đề án thành lập thị trấn Si Ma Cai; Đề án mở rộng địa giới hành chính thị trấn Bát Xát, thị trấn Tằng Loỏng. 1.7. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các huyện, thành phố tích cực triển khai lập Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các nội dung tích hợp trong Quy hoạch tỉnh, hoàn thành cơ bản các nội dung chính trong năm 2020. 2. Duy trì tốc độ tăng trưởng, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế 2.1. Nhiệm vụ, giải pháp duy trì tốc độ tăng trưởng 2.1.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành, địa phương: - Đề xuất kịch bản tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh năm 2020, đảm bảo duy trì tăng trưởng trên 10%. Hoàn thành trong tháng 1/2020. - Thường xuyên rà soát, theo dõi sát sao tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các chỉ tiêu kinh tế ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ phát triển chung của toàn tỉnh để đề xuất kịp thời các giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. 2.1.2. Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh và các địa phương: - Đề xuất các giải pháp hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đã giao thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. - Phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh trong tính toán phương án tăng trưởng và các giải pháp để thực hiện. 2.2. Nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư 2.2.1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ đầu tư: - Đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu; hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục thanh toán; xử lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng xây dựng công trình, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết. - Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã giao. Trong đó: Đối với các dự án, công trình đã quyết toán yêu cầu giải ngân kế hoạch vốn năm 2020 đã giao trước ngày 30/6/2020. Đối với các dự án, công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng khẩn trương quyết toán, giải ngân vốn. Đối với dự án, công trình chuẩn bị hoàn thành yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện các thủ tục, nghiệm thu khối lượng hoàn thành để đủ điều kiện thanh toán cho các nhà thầu. Đối với các dự án, công trình khởi công mới được giao kế hoạch vốn từ đầu năm hoàn thành khởi công trước ngày 30/6/2020. Trường hợp dự kiến không giải ngân hết kế hoạch vốn giao: Đề xuất phương án cắt, giảm, điều chuyển gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trước ngày 30/9/2020 để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 2.2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thường xuyên theo dõi, đôn đốc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công theo quy định. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh điều chuyển hoặc trình cấp có thẩm quyền điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư từ những dự án không có khả năng giải ngân sang dự án có khả năng giải ngân tốt hơn; từ các sở, ban, ngành, địa phương giải ngân chậm sang sở, ban, ngành, địa phương có nhu cầu bổ sung vốn. 2.2.3. Sở Tài chính: Tích cực đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện đúng yêu cầu quy định về quyết toán dự án, đặc biệt là các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ những năm trước nhưng chưa quyết toán; đề xuất tháo gỡ kịp thời các khó khăn về thủ tục thanh quyết toán vốn theo thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh; đề xuất biện pháp, hình thức xử lý đối với các chủ đầu tư còn tồn đọng nhiều công trình chậm quyết toán. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc rà soát, tổng hợp giao, điều chuyển kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020. 2.3. Nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Lào Cai: - Chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng, đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu kinh doanh và phục vụ tốt yêu cầu cung ứng vốn và các dịch vụ tiện ích ngân hàng có chất lượng cao. Phấn đấu tăng trưởng tín dụng năm 2020 đạt trên 10%. - Chỉ đạo các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn nâng cao chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt, thực hiện nghiêm túc các quy định trong quy trình cho vay; thường xuyên đánh giá khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng; chủ động xây dựng các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp, đảm bảo thu hồi nợ vay đầy đủ, đúng hạn, hạn chế nợ xấu phát sinh. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại dưới 2% so với tổng dư nợ. 2.4. Nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân 2.4.1. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập: (1) Sở Nông nghiệp và PTNT: - Xây dựng Đề án sắp xếp Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Văn Bàn và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Yên. - Chủ trì thực hiện cổ phần hóa Trung tâm Giống nông nghiệp. (2) Sở Tài chính chủ trì xây dựng phương án nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết; Thoái vốn của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tại Công ty cổ phần du lịch dầu khí Sa Pa. (3) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện phương án thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Cấp nước tỉnh Lào Cai; Công ty cổ phần Môi trường đô thị Lào Cai. (4) Sở Giao thông vận tải - Xây dựng chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện cổ phần hóa Trung tâm tư vấn giám sát và quản lý dự án xây dựng, Viện Kiến trúc quy hoạch xây dựng. (5) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện cổ phần hóa Trung tâm Kiểm định và kiểm nghiệm hàng hóa và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. (6) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện cổ phần hóa Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông. (7) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện cổ phần hóa Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường. (8) Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện cổ phần hóa Trung tâm Dịch vụ Khu kinh tế theo hướng cổ phần hóa mảng dịch vụ. 2.4.2. Phát triển kinh tế tập thể: Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh thực hiện Đề án “Đổi mới và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp giai đoạn 2018-2020” và xây dựng 22 mô hình HTX kiểu mới (theo Quyết định số 3764/QĐ-UBND ngày 22/11/2018 của UBND tỉnh). 2.4.3. Phát triển kinh tế tư nhân: (1) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động số 164-CTr/TU ngày 16/10/2017 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thực hiện hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu năm 2020, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh tăng trên 10% so với năm 2019. (2) Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố: - Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 274/KH-UBND ngày 24/10/2017 của UBND tỉnh về hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025, cam kết của UBND tỉnh ký với Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, trong đó tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được chấp thuận; tăng cường đối thoại với các doanh nghiệp, cung cấp thông tin liên quan tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực: Thuế, Hải quan, Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, công khai, minh bạch. (3) Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Lào Cai chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn đẩy mạnh thực hiện chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp; tập trung vốn cho các lĩnh vực, ưu tiên các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, sản xuất hàng xuất khẩu,... các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp… 2.5. Nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực 2.5.1. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn: (1) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố: - Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm phát huy hiệu quả lợi thế của từng vùng khí hậu, vùng sinh thái và từng địa phương để phát triển các sản phẩm chủ lực xuất khẩu như: chè, quế, chuối và các sản phẩm đặc thù, đặc hữu của địa phương, có giá trị kinh tế cao như: gạo chất lượng cao, dược liệu, rau trái vụ, quả ôn đới (đào Pháp, lê, các loại mận); gà địa phương, lợn bản địa; cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi); gắn sản xuất nông nghiệp với dịch vụ du lịch sinh thái nông nghiệp. - Tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển các vùng sản xuất vệ tinh để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: rau màu, hoa, các sản phẩm chăn nuôi lợn, gà, gia cầm, trâu, bò, ngựa... cung cấp cho nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh. - Duy trì sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực theo mục tiêu kế hoạch. - Chuyển đổi chăn nuôi theo hướng nâng cao chất lượng, duy trì và phát triển các cơ sở chăn nuôi công nghiệp, công nghệ cao, trang trại chăn nuôi; Cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng tăng tỷ lệ đàn đại gia súc và gia cầm để đảm bảo nguồn cung thực phẩm do suy giảm đàn lợn, quyết liệt khống chế, đẩy lùi dịch tả lợn Châu Phi để sản xuất, tái đàn. Phát triển thủy sản bền vững, trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả lợi thế, tiềm năng diện tích mặt nước, hình thành các vùng nuôi tập trung, chủ động sản xuất con giống đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu của nhân dân và thị trường. - Thực hiện xã hội hóa trồng rừng sản xuất; tập trung bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng theo kế hoạch được giao; quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; mở rộng diện tích rừng được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn rừng (FSC) để nâng giá trị lâm sản xuất khẩu. - Tập trung thực hiện mạnh mẽ trong tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với thị trường; tạo thuận lợi thu hút thêm nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tổ chức triển khai thực hiện chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm), phấn đấu mỗi huyện có ít nhất 5 sản phẩm chủ lực được xây dựng nhãn hiệu cải tiến mẫu mã và truy xuất nguồn gốc. - Thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn như: chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách phát triển lâm nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản. - Tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, duy trì và tiếp tục phát triển nâng cao chất lượng các tiêu chí đã hoàn thành. Phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2020 vượt chỉ tiêu HĐND tỉnh giao, có thêm ít nhất 06 xã hoàn thành nông thôn mới. Thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đảm bảo hoàn thành huyện nông thôn mới trong năm 2020. (2) UBND các huyện, thành phố chủ trì: - Chủ động lồng ghép các nguồn lực tại địa phương để triển khai thực hiện các mô hình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn. - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với từng địa phương. 2.5.2. Đối với lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: (1) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố: - Triển khai Kế hoạch số 157-KH/TU ngày 24/7/2018 của Tỉnh ủy Lào Cai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. - Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đưa các dự án, công trình sớm vào hoạt động: Nhà máy Graphit Nậm Thi; 9 nhà máy thuỷ điện với tổng công suất lắp máy là 133,1MW (Nậm Phàng B 4,5 MW; Pa Ke 26 MW; Suối Chăn 1 27 MW; Nậm Lúc 24 MW; Ngòi Phát mở rộng 12 MW; Minh Lương Thượng 13,6 MW; Bản Hồ 10 MW; Pờ Hồ 13,2 MW; Bắc Nà 12,8 MW) và sớm triển khai các dự án như: Nâng cấp, mở rộng Nhà máy luyện đồng tại Bản Qua, Graphit Bảo Hà; Tuyển quặng Apatit nghèo; Sản xuất dây cáp điện công nghệ cao; Xưởng cán kéo thép; Xưởng tuyển quặng sắt Delovi…. - Đẩy nhanh thực hiện các dự án cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện, đảm bảo đến ngày 30/6/2020 hoàn thành và 100% các thôn, bản có điện lưới quốc gia. (2) Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh chủ trì: - Đôn đốc các doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh để nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động. Thường xuyên rà soát các dự án đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp của tỉnh (thuộc phạm vi đơn vị quản lý), báo cáo đề xuất với UBND tỉnh biện pháp xử lý đối với các dự án chậm triển khai đầu tư, tiến độ đầu tư chậm, không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường... - Đẩy mạnh và cải thiện công tác xúc tiến đầu tư, ưu tiên kêu gọi đầu tư đối với những dự án đầu tư lớn gắn với chế biến sâu để thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ khác. (3) UBND các huyện, thành phố chủ trì: - Đẩy mạnh phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại địa phương, phấn đấu giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp thực hiện đạt vượt 10-20% kế hoạch tỉnh giao. - Triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đã phê duyệt; chủ động kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp theo đúng Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý phát triển cụm công nghiệp để phục vụ di dời cơ sở sản xuất vào sản xuất tập trung. 2.5.3. Lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu: (1) Sở Công Thương chủ trì: - Tham mưu xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn, kêu gọi các nguồn xã hội hóa đầu tư cho phát triển hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. - Phối hợp với các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Giao thông vận tải - Xây dựng cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý và kiểm soát giá cả theo cơ chế thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. - Bám sát tình hình xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn, thường xuyên báo cáo UBND tỉnh để có giải pháp phù hợp, kịp thời nhằm hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV (4.600 triệu USD), phấn đấu hoàn thành mục tiêu Đề án số 02 của Tỉnh ủy về Phát triển Khu kinh tế tỉnh giai đoạn 2016-2020 (5.000 triệu USD). Trong trường hợp cần thiết, tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2020. - Xây dựng quy hoạch chi tiết và thu hút doanh nghiệp logistics đầu tư Trung tâm logistics hạng II (diện tích tối thiểu 30 ha) tại Khu Kim Thành - Bản Vược (theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ). - Tham mưu UBND tỉnh đề xuất Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc thống nhất chủ trương mở cửa khẩu song phương Bản Vược - Bá Sái (để kịp hoạt động sau khi cầu Bản Vược - Bá Sái hoàn thành). - Phối hợp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc triển khai các biện pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu, tiện lợi hóa thông quan như: Xây dựng cơ chế xuất nhập khẩu qua cặp cửa khẩu Kim Thành - Bắc Sơn, cơ chế thường xuyên trao đổi, hội đàm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu; hai bên tăng cường minh bạch hóa thông tin tại cửa khẩu… (2) Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh chủ trì: - Hoàn thiện các quy hoạch chi tiết trong Khu kinh tế cửa khẩu trình phê duyệt. - Tham mưu phát triển Khu kinh tế cửa khẩu, trọng tâm là Khu thương mại công nghiệp Kim Thành làm hạt nhân phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai. - Triển khai xây dựng mô hình “Cửa khẩu kiểu mẫu” tại cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai - Hà Khẩu. (3) Cục Hải quan, Ban Quản lý Khu kinh tế, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, các cơ quan kiểm dịch, các sở, ngành liên quan: Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan, kiểm dịch, biên phòng, kho hàng, bến bãi,… cho các doanh nghiệp, thương nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; nắm bắt tốt thông tin phía bạn Trung Quốc, hỗ trợ, tạo các điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn. 2.5.4. Lĩnh vực du lịch: (1) Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương: - Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển du lịch; Dự án phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Xây dựng Sa Pa là Khu du lịch quốc gia mang tầm quốc tế tầm nhìn đến năm 2030. - Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu thành lập đơn vị quản lý Khu du lịch quốc gia Sa Pa (sau khi Chính phủ có Nghị định quy định mô hình đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Du lịch). - Tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, công ty lữ hành, khu, điểm du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác (dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe…). Thực hiện công nhận loại hạng cho các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch; cấp giấy phép cho các công ty lữ hành nội địa; công nhận khu, điểm du lịch cấp tỉnh… - Nghiên cứu, đề xuất xây dựng biểu tượng, biểu trưng Khu du lịch quốc gia Sa Pa; triển khai thực hiện chiến lược quảng bá thương hiệu Sa Pa - Fansipan… - Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch có trọng tâm, trọng điểm. - Thực hiện có hiệu quả và phát triển theo chiều sâu các chương trình liên kết phát triển du lịch: hợp tác 5 tỉnh hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; hợp tác phát triển du lịch tâm linh dọc sông Hồng: Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ; Chương trình hợp tác Lào Cai - Hà Nội; Lào Cai - thành phố Hồ Chí Minh; Hợp tác vùng Nouvelle - Aquitane (Cộng hòa Pháp),... Ngoài khu du lịch Sa Pa, tập trung thúc đẩy phát triển du lịch huyện Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Yên, Văn Bàn nhằm mở rộng không gian du lịch trong toàn tỉnh. - Phối hợp UBND các huyện Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn thực hiện Dự án phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020. (2) Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý chặt chẽ nguồn thu ngân sách từ hoạt động du lịch. (3) UBND thành phố Lào Cai, huyện Sa Pa: Nghiên cứu, đề xuất đề án/dự án thí điểm: Phát triển kinh tế đêm tại thành phố Lào Cai, Sa Pa. 3. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển 3.1. Đẩy mạnh hoàn thành và triển khai thực hiện quy hoạch - Sở Giao thông vận tải - Xây dựng chủ trì: + Phối hợp với các ngành và UBND các huyện, thành phố tổng hợp nhu cầu quy hoạch xây dựng trên toàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch mới để triển khai thực hiện. Hoàn thành trong quý I/2020. + Tổ chức lập, thẩm định và trình phê duyệt chương trình phát triển đô thị đối với các đô thị: Mường Khương, Phố Ràng, Khánh Yên, Bát Xát; lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị đối với đô thị thành phố Lào Cai, đô thị Sa Pa. + Tập trung hoàn thiện các quy hoạch như: Quy hoạch chung xây dựng đô thị Y Tý, Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Sa Pa… - UBND các huyện, thành phố: + Tập trung hoàn thiện các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trên địa bàn như: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Bắc Hà và Mường Khương, cụ thể hóa các quy hoạch phân khu thuộc Quy hoạch điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn 2050… + Đề xuất UBND tỉnh lập, điều chỉnh các quy hoạch khác nếu cần thiết nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, định hướng phát triển đô thị trọng điểm của tỉnh. - UBND huyện Bát Xát phối hợp Sở Giao thông vận tải - Xây dựng và các cơ quan liên quan đề xuất về phương án Quy hoạch phân khu và Quy hoạch chi tiết phục vụ mục đích xây dựng khu vực xã Y Tý, huyện Bát Xát thành đô thị loại V, phương án di chuyển trung tâm hành chính mới của huyện Bát Xát. 3.2. Tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tạo mọi điều kiện để phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân; hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, dịch vụ thông qua phát triển các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3.3. Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho đầu tư phát triển 3.3.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì: - Tham mưu triển khai hợp tác và làm việc chuyên đề với một số nhà đầu tư chiến lược của tỉnh như Tập đoàn Sungroup, Bitexco, Gleximco, Vingroup, T&T, FLC... Đẩy mạnh và đổi mới phương thức xúc tiến thu hút các dự án FDI đầu tư trên địa bàn tỉnh. - Phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành; các địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý nợ công; quản lý sử dụng hiệu quả vốn vay, quản lý tốt nợ xây dựng cơ bản. - Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phân bổ, quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định của Luật Đầu tư công (sửa đổi năm 2019), Luật Ngân sách Nhà nước; đặc biệt là các quy định về thẩm định nguồn vốn, chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư,... - Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ các nguồn vốn tập trung đầu tư hoàn thành dự án trọng điểm của tỉnh, các dự án dự kiến hoàn thành chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI...; các dự án đầu tư cho vùng cao, vùng nông thôn trọng tâm là cơ sở hạ tầng nông thôn như: đường giao thông nông thôn, cấp điện cho các thôn bản chưa có điện, xóa phòng học tạm, nhà văn hóa thôn, bản... 3.3.2. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố: - Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình, quản lý đấu thầu để tránh phải điều chỉnh thời hạn thực hiện hợp đồng; khuyến khích thực hiện lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; đẩy mạnh nghiệm thu khối lượng hoàn thành nhiều lần và thanh, quyết toán dứt điểm cho bên thi công, tránh để dồn vào cuối năm; tập trung đẩy nhanh, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu tái định cư để triển khai các công trình, dự án. - Xây dựng giải pháp quản lý hiệu quả dự án đầu tư từ ngân sách, kiểm soát chặt chẽ tổng mức đầu tư của dự án; các chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm cá nhân về hiệu quả của dự án được giao quản lý. 3.3.3. Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Phát triển đất: Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn được giao quản lý để tăng cường nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó chú trọng sử dụng hiệu quả nguồn lực của các Quỹ đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 4. Xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị 4.1. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng chủ trì: - Phối hợp với UBND các huyện, thành phố đánh giá và rà soát các tiêu chí về đô thị để cân đối bố trí nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương nhằm đáp ứng các tiêu chí và tiến độ nâng cấp các đô thị trên địa bàn theo kế hoạch. - Đẩy nhanh công tác lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hoàn thiện các thủ tục, phấn đấu để khởi công (hoặc khởi động) Dự án Cảng hàng không Sa Pa. Phối hợp với nhà đầu tư triển khai thực hiện đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa theo hình thức hợp đồng BOT đảm bảo tiến độ. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2020 các dự án: Cụm liên trường phường Kim Tân, thành phố Lào Cai; Trung tâm hành chính mới huyện Sa Pa; Đường Quý Xa - Tằng Loỏng, Đường tránh QL4D đoạn qua thị trấn Sa Pa; Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Khương; Đường Xuân Thượng - Việt Tiến - Minh Chuẩn... Hoàn thành các dự án sửa chữa đường bộ các tuyến Quốc lộ đối với các nguồn vốn được giao. Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn như: Kè chống sạt lở bờ hữu sông Hồng, đường Trần Hưng Đạo kéo dài, cầu Ngòi Đường... Tham mưu khởi công các dự án mới như: cầu làng Giàng, cầu Phú Thịnh,… - Tham mưu UBND tỉnh phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các đơn vị liên quan để triển khai dự án xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc). Tiếp tục đàm phán với Ty Giao thông vận tải tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để triển khai các bước tiếp theo, sớm khởi công xây dựng công trình. Phối hợp chặt chẽ với Cục Đường sắt - Bộ Giao thông vận tải để triển khai đàm phán với phía Trung Quốc xây dựng đường sắt khổ lồng kết nối ga Lào Cai (Việt Nam) đến ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc). - Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu thực hiện đầu tư hoàn thiện kè hai bên bờ sông Hồng đi đôi với quy hoạch, phát triển các đô thị dọc hai bờ sông Hồng. Nghiên cứu đầu tư một số bãi đỗ xe tĩnh hiện đại tại thành phố Lào Cai, thị trấn Sa Pa, Bắc Hà; tham mưu thực hiện nâng cấp các nhà máy cấp nước sạch tại các huyện, thành phố có công suất tăng từ 63.400m3 lên 103.500m3 đến năm 2020… 4.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì: - Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cân đối nguồn vốn tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật ở các khu quy hoạch, đô thị, trọng tâm là thành phố Lào Cai, đô thị du lịch Sa Pa và Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai, khu công nghiệp, trung tâm các huyện… - Đẩy nhanh triển khai xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến đường kết nối Lào Cai (từ ga Phố Mới) đi Yên Bái. Hoàn thành các thủ tục khởi công dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Bắc Hà (vốn ODA của Cô-oét). 5. Tăng cường quản lý trong lĩnh vực tài chính, ngân sách 5.1. Cơ quan Thuế, Hải quan căn cứ chức năng nhiệm vụ: - Tăng cường quản lý thu, chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, xử lý nợ đọng thuế; thường xuyên rà soát, nắm chắc các nguồn thu, đối tượng thu nộp ngân sách trên địa bàn quản lý; triển khai quyết liệt các biện pháp chống chuyển giá, trốn thuế. Kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước; đôn đốc thu đối với số thuế được gia hạn đến hạn phải nộp vào ngân sách nhà nước. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm tra sau thông quan, tập trung vào các doanh nghiệp, lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm, có độ rủi ro cao, nâng tỷ lệ số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra thuế trong năm 2020; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, gian lận thuế, trốn thuế; đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra hoạt động và việc chấp hành pháp luật của cơ quan thuế, hải quan. - Quản lý chặt chẽ các khoản thu, nhất là thu qua hình thức khoán; mở rộng cơ sở thuế (kể cả đối tượng và căn cứ tính thuế); kiểm soát chặt chẽ giá tính thuế hải quan, nhất là những mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất cao như: ô tô (bao gồm cả ô tô được biếu, tặng), hàng mỹ phẩm, hàng tạm nhập tái xuất... - Tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế; định kỳ công khai trên truyền thông các doanh nghiệp nợ thuế; phấn đấu số nợ thuế đến ngày 31/12/2020 giảm xuống dưới 5% so với số thực thu ngân sách nhà nước năm 2020; đôn đốc thu kịp thời các khoản phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, kết luận của cơ quan thanh tra và các cơ quan bảo vệ pháp luật. 5.2. Sở Tài nguyên và Môi trường: - Chủ trì, đẩy nhanh tiến độ thẩm định giá đất, trình Hội đồng thẩm định giá đất quyết định làm cơ sở để UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan thực hiện đấu giá thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo kế hoạch. - Tiếp tục rà soát, xác định thời điểm thuê đất của các dự án thuê đất trên địa bàn tỉnh, phối hợp Cục Thuế tỉnh xác định nghĩa vụ tài chính đối với diện tích đất thuê, báo cáo UBND tỉnh quyết định truy thu đối với các dự án đã sử dụng đất nhưng chưa nộp hoặc nộp chưa đầy đủ tiền thuê đất theo quy định. 5.3. Sở Tài chính, Quỹ Đầu tư phát triển, UBND các huyện thành phố: Xây dựng kế hoạch chi tiết thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất năm 2020 báo cáo UBND tỉnh quyết định; đẩy nhanh tiến độ thực hiện đấu giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo kế hoạch ngay từ những tháng đầu năm. 5.4. Các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách: - Đẩy nhanh thực hiện nhiệm vụ và giải ngân nguồn kinh phí trong phạm vi dự toán được giao, kể cả chi cho các chế độ chính sách, nhiệm vụ, đề án theo chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia. - Quản lý chặt chẽ chi tiêu thường xuyên, tiết kiệm triệt để trong chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, động thổ, khởi công, khánh thành công trình, tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước, kỷ niệm thành lập ngành; chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi, phối hợp với cơ quan tài chính các cấp rà soát các nhiệm vụ được giao nhưng không thực hiện hoặc đã hoàn thành nhưng còn dư kinh phí để tham mưu UBND cùng cấp điều chỉnh dự toán sang cho các nhiệm vụ chi phát sinh đột xuất cần thực hiện ngay trong năm nhưng chưa cân đối, bố trí được kinh phí. - Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra xuống cấp dưới phải đảm bảo thiết thực, chuẩn bị chu đáo đề cương, nội dung kiểm tra để hạn chế chi phí đón tiếp của cơ quan, đơn vị cấp dưới. - Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công thông qua việc rà soát, hoàn thiện danh mục dịch vụ sự nghiệp công, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và giá dịch vụ sự nghiệp công; đẩy mạnh việc đấu thầu, đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công; tiếp tục thực hiện lộ trình chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần theo kế hoạch được phê duyệt. - Nghiêm túc thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, trong đó tập trung một số nội dung sau: + Đầu tư, mua sắm tài sản đúng tiêu chuẩn, định mức. Triển khai việc mua sắm đúng phân cấp thẩm quyền và trình tự theo quy định hiện hành. Tăng cường minh bạch, khách quan trong việc tổ chức đấu thầu mua sắm, từng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư, tổ chức mua sắm nghiêm túc triển khai thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng, đảm bảo tỷ lệ tối thiểu theo quy định tại Điều 37 Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 08/9/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính. Không bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị, tài sản không gắn liền với cấu phần XDCB vào dự án đầu tư XDCB để tiết kiệm chi phí quản lý cho ngân sách. + Quản lý, sử dụng xe ô tô công đúng quy định của Nghị định số 04/2019/NĐ- CP ngày 11/01/2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô. Nghiêm cấm việc sử dụng không đúng tiêu chuẩn, sử dụng vào việc tham quan, lễ hội và các mục đích cá nhân. + Đơn vị sự nghiệp công lập đẩy nhanh việc xây dựng đề án khai thác tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết theo quy định, tăng thu dịch vụ sự nghiệp, nâng cao tự chủ tài chính. Nghiêm cấm việc khai thác tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt đề án. Cơ quan thanh tra, kiểm tra các cấp theo chức năng, nhiệm vụ, tăng cường thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật. 5.5. Các cơ quan chủ trì thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, nhiệm vụ khác: - Xây dựng phương án phân bổ đối với các khoản kinh phí chi thường xuyên và kinh phí sự nghiệp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, nhiệm vụ chưa phân bổ chi tiết trong dự toán ngân sách tỉnh năm 2020 gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh thỏa thuận trước khi quyết định. - Tích cực triển khai thực hiện dự toán chi ngân sách được giao theo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức theo quy định; hạn chế tối đa việc trả lại nguồn vốn ngân sách trung ương và chuyển nguồn ngân sách sang năm sau; thường xuyên phối hợp với cơ quan Tài chính, Kế hoạch theo dõi tiến độ giải ngân các nguồn vốn, kịp thời tham mưu cho UBND cùng cấp các biện pháp tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình giải ngân vốn. Các cơ quan, đơn vị, địa phương hoàn toàn chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để xảy ra việc chậm thực hiện các dự án, nhiệm vụ dẫn đến phải hoàn trả nguồn vốn cho ngân sách trung ương. 5.6. Các cấp chính quyền địa phương, đơn vị dự toán thực hiện tạo nguồn cải cách tiền lương như sau: - Nguồn cải cách tiền lương các năm trước chưa thực hiện hết chuyển sang (nếu có). - Ngân sách các cấp sử dụng nguồn tăng thu để cải cách tiền lương: + 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể số thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, phí tham quan trên địa bàn huyện Sa Pa) dự toán cấp trên giao năm 2019 so với năm 2017. + 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán cấp trên giao năm 2020 so với năm 2019 (không kể: thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; phí tham quan trên địa bàn huyện Sa Pa; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng; thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã; thu tiền cho thuê, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước). + 70% tăng thu ngân sách địa phương thực hiện so với dự toán cấp trên giao năm 2019 (không kể: thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; phí tham quan trên địa bàn huyện Sa Pa; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng; thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã; thu tiền cho thuê, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước). - Thực hiện tiết kiệm 10% số chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương và các khoản chi cho con người theo chế độ). UBND cấp huyện khi phân bổ và giao dự toán cho ngân sách cấp xã phải xác định dành tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2020; khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc không bao gồm 10% tiết kiệm chi thường xuyên này (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định). - Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2020, riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% theo quy định. 6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ 6.1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố: - Chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới từ năm học 2020-2021. - Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý. Xây dựng kế hoạch học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025. - Tiếp tục duy trì vị trí cao của tỉnh tại các cuộc thi cấp quốc gia. - Rà soát, sắp xếp lại hệ thống trường, lớp theo Đề án rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030. - Chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đối tượng trẻ em thiệt thòi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường bình đẳng trong giáo dục. - Đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh phổ thông. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. - Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tập trung rà soát, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới. 6.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan: Triển khai các điều kiện, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư khởi công xây dựng Trường tiêu chuẩn quốc tế, hoàn thành Cụm liên trường chất lượng cao tại phường Kim Tân, thành phố Lào Cai; tập trung đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho Trường THPT Chuyên Lào Cai và hoàn thành kế hoạch xây dựng phòng học (xóa phòng học tạm) và nhà ăn, bếp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020, hoàn thành xóa phòng học tạm trước ngày 30/8/2020. 6.3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp cùng UBND các huyện, thành phố, các trường, trung tâm dạy nghề: Thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, đào tạo nghề theo nhu cầu gắn với thị trường lao động, tăng cường công tác xã hội hóa, thu hút các nguồn lực phát triển giáo dục nghề nghiệp. 6.4. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương: - Đẩy mạnh, đổi mới toàn diện cơ chế quản lý, hoạt động khoa học và công nghệ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. - Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ, chuyển giao ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tập trung lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, từng bước tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. - Triển khai thực hiện tốt quy định quản lý nhà nước về hoạt động sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ, sáng kiến, quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường, hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn. - Thúc đẩy, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường công nghệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 7. Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao đời sống nhân dân 7.1. Nhiệm vụ, giải pháp về phát triển văn hóa, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố: - Tập trung chỉ đạo tuyên truyền phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Tuyên truyền hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2020. - Tiếp tục bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hoá cấp quốc gia phục vụ cho phát triển du lịch; chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước về di sản văn hoá, nhất là về công tác quản lý di tích, lễ hội; chú trọng quy hoạch ruộng bậc thang, cắm mốc các di tích. - Tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; phấn đấu hết năm 2020 đạt 100% thôn, bản có nhà văn hóa; Quan tâm chỉ đạo, giải quyết các vấn đề về công tác gia đình, nhất là tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. - Triển khai phương án trưng bày Nhà Bảo tàng tỉnh theo tư vấn chuyên gia vùng Nouvelle - Aquitane (Cộng hòa Pháp). 7.2. Nhiệm vụ, giải pháp về phát triển dân số, chăm sóc sức khỏe nhân dân 7.2.1. Sở Y tế phối hợp cùng các sở, ban, ngành có liên quan và các địa phương: - Tập trung tổ chức thực hiện các Kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “công tác dân số trong tình hình mới”. - Tiếp tục đổi mới, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động mạng lưới y tế. Triển khai thực hiện các Đề án Bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816 của Bộ Y tế về luân phiên cán bộ cho cơ sở, các chương trình liên doanh liên kết; tập trung phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, hình thành các khu vực khám chữa bệnh chất lượng cao tại các đơn vị tuyến tỉnh, huyện. Củng cố hoạt động các phòng khám ĐKKV, các trạm y tế xã, phường, thị trấn gắn với y tế học đường và phù hợp với đặc điểm của từng địa phương; tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; triển khai thực hiện mô hình bác sỹ gia đình. Đẩy nhanh tiến độ đề án tự chủ, tiến tới các bệnh viện tự chủ 100% về chi thường xuyên. Đẩy mạnh phân cấp về tổ chức bộ máy, nhân sự, biên chế, tự chủ về thực hiện kế hoạch, tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ. - Nâng cao năng lực giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh; kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm, các dịch bệnh mới phát sinh, dịch bệnh lưu hành trên địa bàn tỉnh. Triển khai hiệu quả các mục tiêu chương trình y tế - dân số đảm bảo rộng khắp và hiệu quả, chú trọng công tác tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, chăm sóc người cao tuổi, bảo đảm an toàn thực phẩm... - Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh các tuyến, tích cực chuyển giao kỹ thuật, hướng về cơ sở, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ một cách thuận lợi. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao y đức, giáo dục cán bộ, xây dựng phong cách phục vụ tận tụy của cán bộ y tế. - Quản lý chặt chẽ, kiểm tra giám sát đảm bảo chất lượng các dịch vụ y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, trong đó chú ý hoạt động y dược tư nhân. Đáp ứng đủ, đảm bảo chất lượng nhu cầu thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra thị trường thuốc chữa bệnh. 7.2.2. Bảo hiểm xã hội tỉnh: Chủ trì chịu trách nhiệm việc phát hành thẻ BHYT trên địa bàn tỉnh, chủ động phối hợp với Sở Lao động Thương binh Xã hội và các địa phương thực hiện việc phát hành thẻ BHYT cho đối tượng ưu đãi xã hội, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi nhanh chóng, chính xác. Phối hợp với Sở Y tế tổ chức công tác khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh, tháo gỡ vướng mắc, cải tiến thủ tục, đảm bảo quyền lợi của người có BHYT. 7.3. Nhiệm vụ, giải pháp về phát triển thể dục, thể thao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố: - Chuẩn bị các điều kiện đăng cai tổ chức giải Bóng chuyền quốc tế VTV tại Lào Cai. - Nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện; chất lượng huy chương đối với thể thao thành tích cao. - Đẩy mạnh phát triển thể dục thể thao quần chúng, phát triển các môn thể thao dễ chơi, dành cho nhiều người, nhiều lứa tuổi tham gia. 7.4. Nhiệm vụ, giải pháp về giảm nghèo, an sinh xã hội 7.4.1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố: - Tham mưu triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 20/NQ-TU ngày 20/5/2019 của Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên. - Thực hiện tốt chính sách đối người có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội, trợ giúp các nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương và cứu trợ xã hội kịp thời; xã hội hóa các hình thức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi xâm hại trẻ em; đấu tranh phòng, chống có hiệu quả tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. - Thúc đẩy kết nối, liên kết với doanh nghiệp đào tạo nghề, cung ứng lao động theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Tăng cường tổ chức ngày hội việc làm cấp tỉnh, các phiên giao dịch việc làm tư vấn, kết nối đưa lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người dân. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt lao động ở các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ và các đối tượng chính sách hỗ trợ khác. 7.4.2. Ban Dân tộc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn… Phối hợp cùng các đơn vị liên quan thực hiện tốt chính sách dân tộc; bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ. Chú trọng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em, phát triển thanh niên. 8. Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai 8.1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố: - Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi nhất trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. Năm 2020, phấn đấu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm giấy chứng nhận đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở) đạt 90% trên diện tích cấp giấy; hoàn thành công tác đo đạc địa chính toàn bộ diện tích đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đạt 95%. - Tăng cường phối hợp với các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và kiểm tra các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, trong đó quản lý chặt sản lượng khai thác theo giấy phép. Thực hiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhằm tăng thu cho ngân sách nhà nước. - Nâng cao chất lượng thẩm định yêu cầu bảo vệ môi trường trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển. Kiên quyết không đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác công trình chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. - Tập trung nguồn lực tổ chức di chuyển các hộ dân bị tác động ảnh hưởng trực tiếp của Khu công nghiệp Tằng Loỏng. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, nhất là các khu vực trọng điểm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: Khu công nghiệp Tằng Loỏng, các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản.... Xử phạt nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phân loại chất thái rắn sinh hoạt tại nguồn và Đề án giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa. 8.2. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Bảo vệ môi trường chi tiết khu công nghiệp Tằng Loỏng, cụ thể: Hoàn chỉnh hệ thống thu gom nước bề mặt khu công nghiệp Tằng Loỏng; thực hiện kiểm soát có hiệu quả khí thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp; quản lý chặt chẽ chất thải rắn tập trung, thiết lập khu xử lý chất thải rắn chung cho khu công nghiệp; hoàn chỉnh kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại khu công nghiệp; nâng cao năng lực quản lý và thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường. 9. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo 9.1. Các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; khắc phục có hiệu quả tệ tham nhũng “vặt”, nhũng nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan, đơn vị để đề xuất kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế, đảm bảo tỷ lệ tinh giản theo đề án đã được phê duyệt. Giao trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện công tác tinh giản biên chế; nâng cao chất lượng trong việc thực hiện tinh giản biên chế, đưa ra khỏi hệ thống những cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng yêu cầu, không đạt tiêu chuẩn quy định. Thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý; tổ chức thi tuyển các chức danh lãnh đạo cấp phòng trở lên theo Đề án thi tuyển được phê duyệt. 9.2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương: - Triển khai phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh đồng bộ, hiệu quả, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng số, an toàn thông tin và nhân lực CNTT đạt mục tiêu Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 22/8/2019 của Tỉnh ủy và Kế hoạch 339/KH-UBND ngày 07/11/2019 của UBND tỉnh về phát triển CNTT-TT tỉnh Lào Cai giai đoạn 2019-2025, Đề án số 20-ĐA/TU ngày 20/12/2016 của Tỉnh ủy về phát triển CNTT tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020, Đề án Đô thị thông minh, kế hoạch chuyển đổi số,.. - Thực hiện có hiệu quả việc cung cấp, sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, kết hợp việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân; triển khai và áp dụng một cửa, một cửa liên thông điện tử tại 100% bộ phận một cửa ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). - Tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn để cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, người dân nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, khai thác, sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh; tạo sự đồng thuận của xã hội về phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số, tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. 9.3. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương giải quyết kịp thời, có hiệu quả khiếu nại, tố cáo của công dân ngay tại địa phương, cơ sở khi mới phát sinh; đặc biệt quan tâm giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Phấn đấu giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt tỷ lệ trên 85% đối với các vụ việc mới phát sinh. 9.4. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 07/4/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác kê khai minh bạch tài sản thu nhập trên địa bàn tỉnh Lào Cai và triển khai sử dụng phần mềm quản lý việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lào Cai. 10. Củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế 10.1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ động nắm chắc tình hình nội địa, biên giới không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, triển khai toàn diện công tác quốc phòng - quân sự địa phương, tăng cường các biện pháp quản lý, nắm chắc tình hình, kịp thời xử trí các tình huống trên tuyến biên giới và nội địa. 10.2. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm giảm vụ việc liên quan đến an toàn giao thông, ma túy, trộm cắp, phụ nữ bỏ đi khỏi địa bàn không rõ lý do... mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời không để hình thành các băng nhóm tội phạm trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ hộ khẩu tại các đô thị, những dự án sử dụng nhiều lao động. Bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của đất nước, của tỉnh và Đại hội Đảng các cấp. 10.3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch nâng cao an toàn an ninh thông tin. 10.4. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đối với người tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh về văn hóa giao thông và các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. 10.5. Sở Ngoại vụ chủ trì tham mưu thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền và an ninh biên giới, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tham mưu thực hiện tốt Chương trình công tác đối ngoại năm 2020. Tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại với các địa phương, vùng lãnh thổ nước ngoài. Đẩy mạnh hợp tác với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); Vùng Nouvelle Aquitaine (Cộng hòa Pháp); tỉnh Brest (Belarus); thành phố Gyeongsan (Hàn Quốc);... Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế hợp tác với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phố trên tuyến hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và trong Nhóm công tác liên hợp giữa các tỉnh biên giới Việt Nam (Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). 10.6. Các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện tốt công tác quản lý biên giới, lãnh thổ trên địa bàn tỉnh. Kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh, ổn định tình hình trật tự trị an trong khu vực biên giới. Tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung các văn kiện về biên giới, lãnh thổ và Biên bản các phiên họp cấp ủy ban liên hợp biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. 11. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp giữa các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành, huyện, thành phố với các Ban Đảng, HĐND và các cơ quan, tổ chức khác 11.1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương: - Tiếp tục quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng bộ, có trọng điểm trong chỉ đạo, điều hành để thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường kiểm tra, thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc của UBND các cấp để vừa đảm bảo chỉ đạo toàn diện, tạo điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo. - Giữ vững mối quan hệ Đảng - Chính quyền - Đoàn thể quần chúng. Chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương và phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các Đoàn thể quần chúng trong quá trình triển khai các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và việc hướng dẫn chấp hành các quy định, pháp luật của nhà nước. Chấn chỉnh kỷ luật hành chính, tạo chuyển biến đồng bộ trong toàn bộ hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, thành phố và các đơn vị cơ sở; đề cao trách nhiệm, kỷ cương trong điều hành, quản lý. - Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các tổ chức trong hệ thống chính trị nắm tình hình và tháo gỡ khó khăn cho cơ sở; tăng cường công tác giám sát các công trình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Khuyến khích nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, giám sát về các chính sách và kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền; đưa thông tin đầy đủ, công khai, minh bạch, kịp thời... tạo sự đồng thuận cao của xã hội. 11.2. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước: Kịp thời động viên khen thưởng các cá nhân, đơn vị điển hình có cách làm sáng tạo trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, tạo khí thế thi đua lao động, sản xuất hoàn thành tốt kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2020. Sở Nội vụ chỉ đạo tổ chức Đại hội thi đua và Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lào Cai lần thứ V. 11.3. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tin báo chí, truyền thông trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền các ngày lễ lớn của tỉnh, của đất nước; các sự kiện thời sự, chính trị nổi bật năm 2020, trọng tâm là tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp; thành lập thị xã Sa Pa, số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất, tạo sự đồng thuận xã hội. Chủ động, kịp thời cung cấp thông tin, đặc biệt là các thông tin được báo chí và dư luận quan tâm nhằm đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái trên mạng, góp phần định hướng dư luận. Tăng cường các biện pháp giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh, hạn chế các thông tin xấu, độc; có giải pháp kịp thời xử lý các sự cố truyền thông (nếu có) và đảm bảo an toàn an ninh thông tin trên không gian mạng. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Căn cứ Chỉ thị này và Chương trình công tác năm 2020 của UBND tỉnh, các cấp, các ngành khẩn trương xây dựng Chương trình công tác, giải pháp thiết thực để thực hiện kế hoạch năm 2020 của cơ quan, đơn vị địa phương, ban hành trước ngày 31/01/2020. 2. Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị liên quan đề xuất chương trình hành động thực hiện chủ đề công tác của UBND tỉnh năm 2020. 3. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố giao cụ thể các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2020 cho các đơn vị trực thuộc, UBND các xã, phường, thị trấn để triển khai thực hiện, đồng thời phát động phong trào thi đua ngay từ đầu năm, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kế hoạch năm 2020. 4. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này và báo cáo tình hình thực hiện theo định kỳ hằng tháng để UBND tỉnh xem xét chỉ đạo và đánh giá mức độ hoàn thành của từng sở, ngành, địa phương./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; - TT: TU, HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh; - VP Tỉnh ủy và các Ban Đảng; - Các đơn vị thuộc Tỉnh ủy; - Các Ban HĐND tỉnh; - Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; - UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh; - UBND các huyện, thành phố; - Các đơn vị ngành dọc TW đóng trên địa bàn; - Các DNNN trên địa bàn (TW, tỉnh); - Đài PTTH tỉnh, Báo Lào Cai, Cổng TTĐT tỉnh; - Lãnh đạo Văn phòng; - Lưu VT, các CV. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Đặng Xuân Phong 1 Khu công viên Nhạc Sơn, Đồi Đài Truyền hình tỉnh cũ, khu công viên Bắc Cường, khu Đền Thượng; di chuyển Trường Nội trú tỉnh về khu đô thị mới; xây dựng kí túc xá, nhà ở xã hội tại khu đô thị mới; đầu tư hạ tầng kỹ thuật hai bên kè sông Hồng khu vực Cánh Chín (từ cầu Phố Mới đến xã Vạn Hòa)…
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai", "promulgation_date": "16/12/2019", "sign_number": "18/CT-UBND", "signer": "Đặng Xuân Phong", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1126-QD-UBND-2020-thu-tuc-hanh-chinh-moi-truong-Ban-quan-ly-Cong-nghiep-Thanh-Hoa-444239.aspx
Quyết định 1126/QĐ-UBND 2020 thủ tục hành chính môi trường Ban quản lý Công nghiệp Thanh Hoá
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1126 /QĐ-UBND Thanh Hóa, ngày 31 tháng 3 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ NGHI SƠN VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 2736/QĐ-BTNMT ngày 29/10/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Căn cứ Quyết định số 724/QĐ-UBND ngày 28/02/2020 của Chủ tịch UBD tỉnh Thanh Hóa về việc ủy quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 272/TTr-STNMT ngày 26/3/2020, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục 04 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và 04 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Bãi bỏ 03/ 03 thủ tục hành chính tại Quyết định số 1372/QĐ-UBND ngày 18/4/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Bãi bỏ 01/09 thủ tục hành chính tại Quyết định số 4441/QĐ-UBND ngày 08/11/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Đất đai, Môi trường, Tài nguyên nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Thanh Hóa. (có Danh mục kèm theo) Điều 2. Giao Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp xây dựng quy trình nội bộ của 04 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung gửi Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để xây dựng quy trình điện tử. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Đức Quyền DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ NGHI SƠN VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số: 1126 /QĐ-UBND ngày 31/3/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá) 1. Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung (Sửa đổi, bổ sung 04/11 TTHC tại Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 07/01/2020 về việc công bố Danh mục TTHC mới ban hành, bị bãi bỏ lĩnh vực Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Thanh Hóa) STT Tên thủ tục hành chính (Mã TTHC) Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý Nội dung sửa đổi, bổ sung Lĩnh vực Môi trường 1 Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/Thẩm định, phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường. (1.004249.000.00.00.H56) - Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. - Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: + Tối đa là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP. + Tối đa là 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc Phụ lục III nhưng không thuộc Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ- CP. + Tối đa là 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với hình thức thẩm định thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức liên quan đối với các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 40/2019/NĐ-CP bao gồm các dự án thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Thời hạn phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: tối đa là 20 (hai mươi) ngày làm việc. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tại Km 372 Quốc lộ 1A, xã Trúc Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. (đối với dự án đầu tư thực hiện tại Khu kinh tế Nghi Sơn; khu công nghiệp Lễ Môn; khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga; khu công nghiệp Hoàng Long; khu công nghiệp Bỉm Sơn; khu công nghiệp Lam Sơn - Sao vàng) Phí thẩm định: Theo quy định tại Mục 6 Phần I Điều 1 Quyết định số 4764/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể: Đơn vị: Triệu đồng/báo cáo - Luật Bảo vệ môi trường 2014 - Nghị định số 18/2015/ NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. - Nghị định số 40/2019/ NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. - Thông tư số 27/2015/ TT- BTNMT ngày 29/5/ 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. - Quyết định số 4764/2016/QĐ- UBND ngày 09/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh, áp dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Quyết định số 724/QĐ-UBND ngày 28/02/2020 về việc Ủy quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Bổ sung địa điểm thực hiện, cơ quan thực hiện là Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa - Bổ sung căn cứ pháp lý: Quyết định số 724/QĐ-UBND ngày 28/02/2020 Nội dung Mức thu Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) ≤ 50 >50 và ≤100 >100 và ≤200 >200 và ≤500 >500 Nhóm 1: DA xử lý chất thải và cải thiện môi trường 5 6,5 12 14 17 Nhóm 2: DA công trình dân dụng 6,9 8,5 15 16 25 Nhóm 3: DA hạ tầng kỹ thuật 7,5 9,5 17 18 25 Nhóm 4: DA nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 5 9,5 17 18 24 Nhóm 5: DA giao thông 8,1 10 18 20 25 Nhóm 6: DA công nghiệp 8,4 10,5 19 20 26 Nhóm 7: DA khác không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6 5 6 10,8 12 15,6 Trường hợp thẩm định lại, mức thu: 50% mức thu đã quy định trên. - Phương thức nộp phí: Người nộp phí thẩm định đánh giá tác động môi trường thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh. 2 Chấp thuận về môi trường đối với đề nghị điều chỉnh, thay đổi nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê - Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 05 (năm) ngày. - Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Tối đa là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tại Km 372 Quốc lộ 1A, xã Trúc Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. (đối với dự án đầu tư thực hiện tại Khu kinh tế Nghi Sơn; khu công nghiệp Lễ Môn; khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga; khu công nghiệp Hoàng Long; khu công nghiệp Bỉm Sơn; khu công nghiệp Lam Sơn - Sao vàng) Không quy định - Luật bảo vệ môi trường 2014 - Nghị định số 18/2015/ NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. - Nghị định số 40/2019/NĐ- CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành - Quyết định số 724/QĐ- UBND ngày 28/02/2020 về việc Ủy quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Bổ sung địa điểm thực hiện, cơ quan thực hiện là Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa - Bổ sung căn cứ pháp lý: Quyết định số 724/QĐ- UBND ngày 28/02/2020 3 Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (1.004356.000.00.00.H56) - Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. - Thời hạn kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường: là 15 (mười lăm) ngày làm việc, không bao gồm thời gian chủ dự án hoàn thiện hồ sơ và thời gian phân tích mẫu chất thải (lấy mẫu tổ hợp trong trường hợp cần thiết). Không quy định 4 Đăng ký/đăng ký xác nhận lại kế hoạch bảo vệ môi trường (1.004148.000.00.00.H56) - Thời hạn xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tại Km 372 Quốc lộ 1A, xã Trúc Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. (đối với dự án đầu tư thực hiện tại Khu kinh tế Nghi Sơn; khu công nghiệp Lễ Môn; khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga; khu công nghiệp Hoàng Long; khu công nghiệp Bỉm Sơn; khu công nghiệp Lam Sơn - Sao vàng) Không quy định - Luật bảo vệ môi trường 2014 - Nghị định số 18/2015/ NĐ- CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. - Nghị định số 40/2019/NĐ- CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành - Quyết định số 724/QĐ- UBND ngày 28/02/2020 về việc Ủy quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Bổ sung địa điểm thực hiện, cơ quan thực hiện là Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa - Bổ sung căn cứ pháp lý: Quyết định số 724/QĐ-UBND ngày 28/02/2020 2. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ (- Bãi bỏ 03/03 TTHC tại Quyết định số 1372/QĐ-UBND ngày 18/4/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh; - Bãi bỏ 01/09 TTHC tại Quyết định số 4441/QĐ-UBND ngày 08/11/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh) STT Số hồ sơ TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia Tên thủ tục hành chính Tên văn bản QPPL quy định việc bãi bỏ TTHC 14 BTM-THA-265170 Chấp thuận điều chỉnh về quy mô, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, danh mục ngành nghề trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Nghị định số 40/2019/NĐ- CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật BVMT. 15 THA-289656 Thẩm định, Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. 16 THA-289657 Cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của các dự án đầu tư trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. 17 THA-289658 Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa", "promulgation_date": "31/03/2020", "sign_number": "1126/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Đức Quyền", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-17-2010-QD-UBND-thuc-thi-phuong-an-don-gian-hoa-thu-tuc-hanh-chinh-106672.aspx
Quyết định 17/2010/QĐ-UBND thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Số: 17/2010/QĐ-UBND Đồng Xoài, ngày 05 tháng 5 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THỰC THI PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC NGÀNH CÔNG THƯƠNG CẤP TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỞC Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004; Căn cứ Quyết định số 30/QĐ TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010; Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010; Căn cứ Công văn số 45/CCTTHC ngày 04/02/2010 của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về mẫu Quyết định thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính và ấn định thời gian gửi kết quả rà soát thủ tục hành chính về Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 489/TTr-SCT ngày 29 tháng 4 năm 2010 và Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 tỉnh, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Tổ chức, triển khai thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính của ngành Công Thương cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo phụ lục định kèm Quyết định này. Điều 2. Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm: 1. Cập nhật, sửa đổi dữ liệu thủ tục hành chính theo Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 30/3/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh. 2. Tổ chức thực hiện giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo Quyết định công bố bộ thủ tục hành chính và Quyết định này. Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Thành viên Tổ công tác thực hiện Đề án 30 tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Trương Tấn Thiệu
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Phước", "promulgation_date": "05/05/2010", "sign_number": "17/2010/QĐ-UBND", "signer": "Trương Tấn Thiệu", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-bao-45-2017-TB-LPQT-hieu-luc-Hiep-dinh-dan-do-Viet-Nam-va-Xri-Lan-ca-do-Bo-Ngoai-Giao-ban-hanh-368757.aspx
Thông báo 45/2017/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định dẫn độ Việt Nam và Xri Lan-ca do Bộ Ngoại Giao ban hành
BỘ NGOẠI GIAO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 45/2017/TB-LPQT Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017 THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo: Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Xri Lan-ca ký tại Cô-lôm-bô ngày 07 tháng 4 năm 2014, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2017. Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./. Nơi nhận: - Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (để báo cáo); - Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ (để báo cáo); - Phòng Công báo, Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp; - Bộ Công an; - Bộ Tài chính; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Bộ Ngoại giao: CLS, ĐNA; - Lưu: LPQT, (Lan12). TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Lê Thị Tuyết Mai HIỆP ĐỊNH VỀ DẪN ĐỘ GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA DÂN CHỦ XRI LAN-CA Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Xri Lan-ca (sau đây gọi riêng là Bên và gọi chung là các Bên), Với mong muốn nâng cao hiệu quả hợp tác trong phòng, chống tội phạm và tăng cường phối hợp trong lĩnh vực dẫn độ giữa hai nước thông qua việc ký kết một hiệp định về dẫn độ, Đã thỏa thuận như sau: ĐIỀU 1 Nghĩa vụ dẫn độ Theo quy định của Hiệp định này và pháp luật có liên quan của mỗi Bên, mỗi Bên đồng ý dẫn độ cho Bên kia bất kỳ người nào đang có mặt trên lãnh thổ của nước mình mà Bên kia yêu cầu để tiến hành truy tố, xét xử hoặc thi hành án về một tội có thể bị dẫn độ, bất kể tội phạm đó được thực hiện trước hoặc sau thời điểm có hiệu lực của Hiệp định này. ĐIỀU 2 Các tội có thể bị dẫn độ 1. Vì mục đích của Hiệp định này, tội phạm có thể bị dẫn độ là tội phạm có thể bị xử phạt tù với thời hạn từ một (01) năm trở lên hoặc hình phạt nghiêm khắc hơn theo quy định pháp luật của cả hai Bên tại thời điểm yêu cầu dẫn độ. 2. Một tội phạm cũng được coi là tội có thể bị dẫn độ nếu liên quan đến việc chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, chủ mưu, xúi giục, giúp sức hoặc là người cùng thực hiện tội phạm quy định ở khoản 1 Điều này. 3. Trường hợp yêu cầu dẫn độ liên quan đến một người đã bị Tòa án của Bên yêu cầu xử phạt tù về tội có thể bị dẫn độ, thì việc dẫn độ chỉ được chấp thuận nếu thời hạn chấp hành hình phạt còn lại ít nhất sáu (06) tháng. 4. Vì mục đích của Điều này, việc xác định một tội phạm có phải là tội phạm theo pháp luật của cả hai Bên: a) Không yêu cầu pháp luật của cả hai Bên quy định hành vi phạm tội đó phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh; b) Phải được xem xét một cách toàn diện tất cả các hành vi phạm tội của người bị yêu cầu dẫn độ theo pháp luật của các Bên. 5. Trường hợp yêu cầu dẫn độ một người có liên quan đến một tội về thuế, kiểm soát ngoại hối hoặc các vấn đề về thu nhập khác, Bên được yêu cầu không được từ chối dẫn độ với lý do pháp luật của Bên đó không quy định hoặc áp dụng cùng loại thuế hoặc không có cùng loại thuế hoặc quy chế ngoại hối như pháp luật của Bên yêu cầu. 6. Trường hợp tội phạm đã được thực hiện bên ngoài lãnh thổ của Bên yêu cầu, việc dẫn độ người phạm tội sẽ được chấp thuận trong trường hợp pháp luật của Bên được yêu cầu cũng quy định hình phạt đối với tội phạm đó nếu thực hiện bên ngoài lãnh thổ của mình trong điều kiện tương tự. Nếu pháp luật của Bên được yêu cầu không quy định như vậy thì Bên được yêu cầu có quyền quyết định chấp thuận việc dẫn độ. 7. Nếu yêu cầu dẫn độ liên quan đến một số tội và mỗi tội đó đều có thể bị xử phạt theo pháp luật của cả hai Bên, nhưng có một số tội không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được chấp thuận với điều kiện có ít nhất một tội là tội có thể bị dẫn độ. ĐIỀU 3 Từ chối dẫn độ 1. Việc dẫn độ sẽ không được chấp thuận nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân của Bên được yêu cầu; b) Người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự do đã hết thời hiệu theo quy định về thời hạn của Bên được yêu cầu; c) Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án có thẩm quyền kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự của Bên được yêu cầu; d) Trường hợp yêu cầu dẫn độ liên quan đến nhiều tội phạm và mỗi tội đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Bên yêu cầu nhưng không đáp ứng các quy định tại Điều 2 của Hiệp định này; e) Tội phạm được nêu trong yêu cầu dẫn độ là tội phạm trong lĩnh vực quân sự; f) Theo quan điểm của Bên được yêu cầu, có căn cứ hợp lý để tin rằng yêu cầu dẫn độ được đưa ra nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trừng phạt người bị yêu cầu dẫn độ vì lý do chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị, 2. Việc dẫn độ có thể bị từ chối trong các trường hợp sau: a) Theo pháp luật quốc gia, Bên được yêu cầu có thẩm quyền tài phán đối với tội phạm nêu trong yêu cầu dẫn độ. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị yêu cầu dẫn độ; b) Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Bên được yêu cầu về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ. 3. Trong trường hợp từ chối dẫn độ, Bên được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho Bên yêu cầu trong khoảng thời gian hợp lý và phải nêu rõ lý do từ chối. ĐIỀU 4 Hoãn dẫn độ và dẫn độ tạm thời 1. Khi người bị yêu cầu dẫn độ đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang chấp hành hình phạt trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu về một tội phạm không phải là tội bị yêu cầu dẫn độ, Bên được yêu cầu có thể hoãn việc dẫn độ người đó cho đến khi kết thúc việc truy cứu trách nhiệm hình sự hay chấp hành xong toàn bộ hoặc một phần hình phạt đã tuyên. Bên được yêu cầu sẽ thông báo cho Bên yêu cầu về việc hoãn dẫn độ nói trên. Khi điều kiện hoãn dẫn độ không còn nữa thì Bên được yêu cầu phải thông báo ngay cho Bên yêu cầu và tiếp tục quy trình dẫn độ nếu không có thông báo khác của Bên yêu cầu. 2. Trường hợp việc hoãn dẫn độ quy định tại khoản 1 Điều này gây cản trở quá trình tố tụng hình sự do hết thời hiệu hoặc gây khó khăn nghiêm trọng cho việc tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự, thì theo đề nghị của Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu căn cứ vào pháp luật nước mình có thể cho dẫn độ tạm thời người bị yêu cầu dẫn độ. 3. Người bị dẫn độ tạm thời phải được trả lại ngay sau khi quá trình tố tụng hình sự kết thúc hoặc hết thời hạn thỏa thuận dẫn độ tạm thời. Khi có yêu cầu, Bên được yêu cầu sẽ gia hạn thời hạn đã thỏa thuận ban đầu nếu cho rằng có lý do chính đáng cho việc gia hạn này. ĐIỀU 5 Dẫn độ công dân 1. Các Bên không có nghĩa vụ phải dẫn độ công dân của mình theo Hiệp định này. 2. Nếu việc dẫn độ bị từ chối chỉ trên cơ sở quốc tịch của người bị dẫn độ, thì theo đề nghị của Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu sẽ đưa vụ án ra cơ quan có thẩm quyền để truy cứu tránh nhiệm hình sự phù hợp với pháp luật trong nước của các Bên. 3. Quốc tịch được xác định vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội bị yêu cầu dẫn độ. ĐIỀU 6 Thủ tục dẫn độ 1. Yêu cầu dẫn độ theo Hiệp định này phải lập thành văn bản và được gửi thông qua Cơ quan trung ương quy định ở Điều 17 dưới đây. Yêu cầu dẫn độ phải có các thông tin sau đây: a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập yêu cầu; b) Lý do yêu cầu dẫn độ; c) Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền lập yêu cầu dẫn độ; d) Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền nhận yêu cầu dẫn độ; và e) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú và các thông tin cần thiết khác về người bị yêu cầu dẫn độ. 2. Yêu cầu dẫn độ phải kèm theo các tài liệu sau đây: a) Tóm tắt nội dung của vụ án; b) Văn bản về các điều luật quy định các yếu tố cấu thành tội phạm và tội danh, hình phạt đối với tội phạm đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thời hiệu thi hành hình phạt; c) Giấy tờ chứng nhận quốc tịch và nơi cư trú của người bị yêu cầu dẫn độ (nếu có); và d) Các tài liệu khác mô tả nhận dạng và ảnh của người bị yêu cầu dẫn độ (nếu có). 3. Nếu yêu cầu dẫn độ đối với người chưa bị kết án, thì còn phải kèm theo: a) Bản sao lệnh bắt hoặc giam giữ của cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu dẫn độ; và b) Văn bản xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ là người được nêu trong lệnh bắt hoặc giam giữ đó. 4. Khi yêu cầu dẫn độ đối với người đã bị kết tội và tuyên án, thì còn phải kèm theo: a) Bản sao bản án kết tội do Tòa án của Bên yêu cầu dẫn độ tuyên; và b) Văn bản xác nhận bản án đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào chưa được giải quyết xong đồng thời xác định phần hình phạt chưa thi hành. 5. Yêu cầu dẫn độ và các tài liệu kèm theo phải được ký và đóng dấu bởi người và cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu. Các tài liệu gốc hoặc bản sao y bản chính của các tài liệu này không phải chứng nhận hay chứng thực. 6. Trường hợp yêu cầu dẫn độ đối với người bị kết án vắng mặt, sẽ được áp dụng khoản 4 Điều này như đối với người này bị buộc tội về tội phạm mà người này đã bị kết án. 7. Nếu Bên được yêu cầu cho rằng chứng cứ hoặc thông tin đã cung cấp không đầy đủ để đưa ra quyết định về việc dẫn độ theo Hiệp định này, thì Bên được yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp chứng cứ hoặc thông tin bổ sung trong thời hạn do Bên này ấn định. 8. Yêu cầu dẫn độ và các tài liệu kèm theo phải được gửi cùng một bản dịch chứng thực ra ngôn ngữ chính thức của Bên được yêu cầu hoặc tiếng Anh. ĐIỀU 7 Thông tin bổ sung 1. Nếu Bên được yêu cầu cho rằng thông tin đã cung cấp kèm theo yêu cầu dẫn độ không đầy đủ để xem xét việc dẫn độ theo Hiệp định này, thì Bên được yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp các thông tin bổ sung trong thời hạn do Bên này ấn định. 2. Nếu người bị yêu cầu dẫn độ đang bị bắt giữ và các thông tin bổ sung đã cung cấp theo Hiệp định này không đầy đủ hoặc không nhận được trong thời hạn ấn định, thì người này có thể được trả tự do. Việc trả tự do cho người bị yêu cầu dẫn độ nói trên không cản trở Bên yêu cầu đưa ra yêu cầu mới về dẫn độ người đó. 3. Trường hợp trả tự do cho người bị yêu cầu dẫn độ theo khoản 2 Điều này, Bên được yêu cầu sẽ thông báo cho Bên yêu cầu ngay khi có thể. ĐIỀU 8 Bắt khẩu cấp 1. Trong trường hợp khẩn cấp, một Bên có thể, thông qua Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL), kênh ngoại giao và trực tiếp giữa các Cơ quan trung ương yêu cầu bắt khẩn cấp người bị yêu cầu dẫn độ trong khi chờ yêu cầu dẫn độ chính thức qua Cơ quan trung ương. Yêu cầu bắt khẩn cấp sẽ được lập bằng văn bản và được chuyển thông qua bất kỳ phương tiện nào kể cả các phương tiện điện tử. 2. Yêu cầu bắt khẩn cấp phải có các nội dung sau: a) Văn bản về lý do cấp thiết của việc gửi yêu cầu; b) Mô tả về người bị yêu cầu bắt để dẫn độ, bao gồm cả ảnh và dấu vân tay, nếu có thể; c) Nơi cư trú của người bị yêu cầu bắt để dẫn độ, nếu biết; d) Văn bản về các tội phạm được cho là do người này thực hiện hoặc tội phạm mà người này bị kết án; e) Văn bản mô tả tóm tắt về hành vi cấu thành mỗi tội phạm; f) Văn bản về lệnh bắt hoặc bản cáo trạng hoặc bản án đối với người bị yêu cầu; g) Văn bản về hình phạt có thể hoặc đã được áp dụng đối với các tội phạm; và h) Văn bản khẳng định rằng yêu cầu dẫn độ đối với người bị bắt sẽ gửi sau. 3. Khi nhận được yêu cầu bắt khẩn cấp, Bên được yêu cầu sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để bảo đảm việc bắt giữ người bị yêu cầu và thông báo ngay kết quả cho Bên yêu cầu. 4. Một người bị bắt giữ theo yêu cầu bắt khẩn cấp có thể được trả tự do sau sáu mươi (60) ngày kể từ ngày người đó bị bắt giữ nếu Bên được yêu cầu không nhận được yêu cầu dẫn độ cùng các tài liệu như quy định tại Điều 6 của Hiệp định này. 5. Việc trả tự do cho một người theo khoản 4 của Điều này sẽ không cản trở việc dẫn độ người này nếu sau đó lại nhận được yêu cầu dẫn độ. ĐIỀU 9 Nhiều yêu cầu dẫn độ đối với một người 1. Trường hợp nhận được yêu cầu dẫn độ từ hai hay nhiều quốc gia đối với cùng một người về cùng một tội phạm hay nhiều tội phạm khác nhau, thì Bên được yêu cầu sẽ quyết định dẫn độ người đó cho một trong các quốc gia nói trên và thông báo quyết định của mình cho các quốc gia. 2. Khi quyết định quốc gia để dẫn độ người đó, thì Bên được yêu cầu phải xem xét tất cả các yếu tố liên quan, bao gồm nhưng không giới hạn đối với các yếu tố sau: a) Quốc tịch và nơi thường trú của người bị yêu cầu dẫn độ; b) Các yêu cầu được lập theo Hiệp định; c) Thời gian và địa điểm thực hiện mỗi tội phạm; d) Lợi ích của các quốc gia yêu cầu; e) Mức độ nghiêm trọng của tội phạm; f) Quốc tịch của người bị hại; g) Khả năng dẫn độ tiếp theo giữa các quốc gia yêu cầu; và h) Ngày đưa ra yêu cầu dẫn độ. ĐIỀU 10 Chuyển giao người bị dẫn độ 1. Ngay sau khi có quyết định về yêu cầu dẫn độ, Bên được yêu cầu sẽ thông báo quyết định đó cho Cơ quan trung ương của Bên yêu cầu qua đường ngoại giao. Nếu từ chối dẫn độ thì phải cho biết lý do, 2. Bên được yêu cầu sẽ chuyển giao người bị dẫn độ cho cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu tại một địa điểm trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu mà hai Bên chấp thuận. 3. Bên yêu cầu sẽ đưa người bị dẫn độ ra khỏi lãnh thổ của Bên được yêu cầu trong một thời hạn hợp lý do Bên được yêu cầu ấn định; nếu trong thời hạn trên mà người đó chưa được chuyển đi thì Bên được yêu cầu có thể trả tự do cho người đó và thông báo cho Bên yêu cầu, đồng thời có thể từ chối việc dẫn độ người này về cùng tội phạm đó. 4. Nếu có tình huống phát sinh vượt quá khả năng kiểm soát của một Bên, cản trở Bên đó chuyển giao hay tiếp nhận người bị dẫn độ thì phải thông báo cho Bên kia biết. Trường hợp này sẽ không áp dụng các quy định nêu tại khoản 3 Điều này. Hai Bên sẽ cùng nhau thỏa thuận để đưa ra thời hạn mới để chuyển giao hoặc tiếp nhận người bị dẫn độ nhưng không quá thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày thỏa thuận. ĐIỀU 11 Chuyển giao hoặc chuyển giao tạm thời tài sản liên quan đến người bị dẫn độ 1. Trong phạm vi pháp luật của Bên được yêu cầu cho phép và bảo đảm quyền lợi hợp lý của Bên thứ ba, theo đề nghị của Bên yêu cầu, tất cả tài sản do phạm tội mà có hoặc cần để làm vật chứng được tìm thấy trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu sẽ được chuyển giao nếu việc dẫn độ được chấp thuận. 2. Theo khoàn 1 Điều này, những tài sản nêu trên sẽ được chuyển giao cho Bên yêu cầu nếu Bên này đề nghị, kể cả khi việc dẫn độ không thể thực hiện được bao gồm nhưng không giới hạn trong các trường hợp không thể thực hiện việc dẫn độ vì người bị yêu cầu bị chết, mất tích hoặc trốn thoát. 3. Khi pháp luật của Bên được yêu cầu quy định hoặc vì quyền lợi của Bên thứ ba, bất kỳ tài sản nào bị chuyển giao sẽ được hoàn trả lại miễn phí cho Bên được yêu cầu nếu Bên đó đề nghị. 4. Nếu các tài sản nêu trên cần thiết để phục vụ điều tra hoặc truy tố, xét xử một tội phạm ở Bên được yêu cầu thì việc chuyển giao tài sản có thể trì hoãn cho đến khi kết thúc việc điều tra hoặc truy tố, xét xử, hoặc có thể chuyển giao với điều kiện sẽ phải trả lại sau khi kết thúc thủ tục tố tụng ở Bên yêu cầu. ĐIỀU 12 Dẫn độ lại Nếu người bị dẫn độ trốn tránh các thủ tục tố tụng hình sự ở Bên yêu cầu và quay trở lại lãnh thổ của Bên được yêu cầu thì Bên yêu cầu có thể đưa ra yêu cầu dẫn độ lại người đó về cùng một tội phạm. ĐIỀU 13 Quy tắc đặc biệt 1. Một người bị dẫn độ theo Hiệp định này sẽ không bị giam giữ, xét xử hay trừng phạt trên lãnh thổ của Bên yêu cầu, trừ trường hợp đối với: a) Tội phạm đã được chấp nhận dẫn độ hoặc tội tuy có tên gọi khác nhưng dựa trên cùng các tình tiết đã được chấp thuận dẫn độ với điều kiện tội đó là tội có thể bị dẫn độ hoặc một tội nhẹ hơn; b) Tội phạm mà người bị dẫn độ đã thực hiện hoặc tội khác mà người này có thể bị kết án trên cơ sở các sự kiện đã được kiểm chứng được nêu trong yêu cầu dẫn độ đối với người đó; c) Theo pháp luật trong nước của Bên được yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đồng ý với việc giam giữ, xét xử hay trừng phạt người đó về tội đó. Theo quy định của khoản này: i) Bên được yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp các tài liệu nêu tại Điều 6 của Hiệp định này; ii) Bản sao lời khai của người bị yêu cầu dẫn độ sẽ được gửi cho Bên được yêu cầu, nếu có; và iii) Trong thời gian yêu cầu đang được xử lý, người bị dẫn độ có thể bị Bên yêu cầu giam giữ theo thời hạn mà Bên được yêu cầu cho phép. 2. Người bị dẫn độ theo Hiệp định này không thể bị dẫn độ cho quốc gia thứ ba về tội đã thực hiện trước khi người đó bị dẫn độ trừ trường hợp Bên được yêu cầu đồng ý. 3. Khoản 1 và khoản 2 của Điều này không cản trở việc giam giữ, xét xử hay trừng phạt người bị dẫn độ hoặc dẫn độ người đó đến nước thứ ba nếu: a) Người đó rời khỏi lãnh thổ của Bên yêu cầu sau khi dẫn độ và tự nguyện quay trở lại lãnh thổ đó; b) Người đó không rời khỏi lãnh thổ của Bên yêu cầu trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày người đó được tự do rời đi. ĐIỀU 14 Thông báo kết quả Bên yêu cầu sẽ thông báo trước cho Bên được yêu cầu các thông tin liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người bị dẫn độ hoặc việc dẫn độ lại người đó cho nước thứ ba. ĐIỀU 15 Quá cảnh 1. Trong phạm vi được pháp luật nước mình cho phép, việc chuyển giao người bị dẫn độ cho một trong các Bên từ một nước thứ ba, có quá cảnh qua lãnh thổ của Bên kia sẽ được phép thực hiện khi có văn bản yêu cầu gửi tới Cơ quan trung ương. 2. Trường hợp chuyển giao bằng đường hàng không và không hạ cánh trên lãnh thổ của Bên quá cảnh, thì không yêu cầu phải xin phép quá cảnh. Nếu tiến hành việc hạ cánh không dự định trước trên lãnh thổ của Bên quá cảnh, thì Bên đó có thể yêu cầu Bên kia gửi yêu cầu xin quá cảnh theo quy định tại khoản 1 Điều này. Bên đó phải giam giữ người bị dẫn độ đang chờ quá cảnh cho đến khi nhận được yêu cầu quá cảnh và việc quá cảnh được cho phép, với điều kiện là phải nhận được yêu cầu trong vòng bốn (04) ngày (96 giờ) từ lúc hạ cánh không dự định trước. ĐIỀU 16 Chi phí 1. Bên được yêu cầu sẽ chịu mọi chi phí về các thủ tục trong phạm vi thẩm quyền của mình phát sinh từ yêu cầu dẫn độ. 2. Bên được yêu cầu sẽ chịu các chi phí phát sinh trên lãnh thổ của mình liên quan đến việc bắt và giam giữ người bị dẫn độ hoặc liên quan đến việc thu giữ và chuyển giao tài sản. 3. Bên yêu cầu sẽ chịu các chi phí phát sinh trong việc chuyển người bị dẫn độ từ lãnh thổ của Bên được yêu cầu và chi phí quá cảnh. ĐIỀU 17 Cơ quan trung ương 1. Vì mục đích của Hiệp định này, các Bên sẽ liên lạc trực tiếp thông qua Cơ quan trung ương trừ trường hợp trong Hiệp định này quy định khác. - Đối với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cơ quan trung ương là Bộ Công an; - Đối với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Xri Lan-ca, Cơ quan trung ương là Bộ phụ trách về Quốc phòng. 2. Trường hợp một trong hai Bên thay đổi Cơ quan trung ương của mình thì sẽ thông báo ngay khi có thể cho Bên kia về việc thay đổi này thông qua đường ngoại giao. ĐIỀU 18 Giải quyết bất đồng 1. Các Cơ quan trung ương sẽ nỗ lực cùng nhau giải quyết mọi bất đồng phát sinh từ việc giải thích, áp dụng hoặc thực hiện Hiệp định này. 2. Trường hợp các Cơ quan trung ương không giải quyết được bất đồng, các Bên sẽ giải quyết thông qua kênh ngoại giao. ĐIỀU 19 Tham vấn 1. Theo yêu cầu của một trong hai Bên, các Bên sẽ tiến hành tham vấn liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiệp định này. 2. Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ phụ trách về Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Xri Lan-ca có thể tham vấn trực tiếp với nhau về quá trình giải quyết các vụ việc cụ thể và duy trì, cải thiện các thủ tục để thực hiện Hiệp định này. ĐIỀU 20 Nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các Bên phát sinh từ các điều ước quốc tế khác mà các Bên là thành viên. ĐIỀU 21 Sửa đổi Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hiệp định này được các Bên thống nhất sẽ có hiệu lực theo cùng cách thức như chính Hiệp định này. ĐIỀU 22 Hiệu lực và chấm dứt hiệu lực của Hiệp định 1. Hiệp định này phải được phê chuẩn theo pháp luật của mỗi Bên. Mỗi Bên sẽ thông báo cho Bên kia ngay khi có thể, bằng văn bản, thông qua kênh ngoại giao, về việc hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai kể từ ngày văn kiện phê chuẩn sau cùng được thông báo. 2. Hiệp định này có giá trị vô thời hạn. Tuy nhiên, mỗi Bên có thể chấm dứt Hiệp định này bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho Bên kia vào bất kỳ thời điểm nào, Trong trường hợp đó, Hiệp định sẽ hết hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ ngày Bên kia nhận được thông báo đó. 3. Trong trường hợp Hiệp định này chấm dứt, Hiệp định vẫn tiếp tục được áp dụng đối với với các yêu cầu dẫn độ đã được gửi trước ngày việc chấm dứt Hiệp định có hiệu lực. ĐỂ LÀM BẰNG, những người ký tên dưới đây, được Nhà nước của mình ủy quyền đầy đủ, đã ký Hiệp định này. Hiệp định này được làm thành hai bản tại Cô-lôm-bô ngày 07 tháng 4 năm 2014 bằng tiếng Việt, tiếng Sinhala và tiếng Anh, mỗi bản đều có giá trị như nhau. Trường hợp nảy sinh bất đồng trong việc giải thích Hiệp định này thì sẽ căn cứ vào bản tiếng Anh. THAY MẶT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐẠI TƯỚNG TRẦN ĐẠI QUANG BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN THAY MẶT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA DÂN CHỦ XRI LAN-CA THIẾU TƯỚNG NA-DA MA-LA-GOA-RA-CHI QUỐC VỤ KHANH BỘ THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ TRẬT TỰ TREATY ON EXTRADITION BETWEEN THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE DEMOCRATIC SOCIALIST REPUBLIC OF SRI LANKA The Socialist Republic of Viet Nam and the Democratic Socialist Republic of Sri Lanka (hereinafter referred individually to as the Party and collectively as the Parties), Desiring to provide for more effective cooperation between the two countries in the prevention and suppression of crime, and to facilitate relations between the two countries in the area of extradition by concluding a treaty on extradition, Have agreed as follows: ARTICLE 1 Obligation to Extradite Each Party agrees to extradite to the other Party, in accordance with the provisions of this Treaty and the laws of countries concerned, any person who is found in its territory and sought by the other Party for prosecution, trial, or execution of sentence for an extraditable offence, whether such offence was committed before or after the entry into force of this Treaty. ARTICLE 2 Extraditable Offences 1. For the purposes of this Treaty, extraditable offences are offences which, at the time of the request, are punishable under the laws of both Parties by an imprisonment for a period of at least one (01) year or by a more severe penalty. 2. An offence shall also be an extraditable offence if it involves an attempt to conspire, aiding or abetting the commission of or being an abettor to, an offence described in paragraph 1 of this Article. 3. Where the request for extradition relates to a person sentenced to imprisonment by a court of the Requesting Party for any extraditable offence, extradition shall be granted only if a period of at least six (06) months of the sentence remains to be served. 4. For the purposes of this Article, in determining whether an offence is an offence against the laws of both Parties: a) it shall not matter whether the laws of the Parties place the conduct constituting the offence within the same category of offence or denominate the offence by the same terminology; b) the totality of the conduct alleged against the person whose extradition is sought shall be taken into account under the laws of the Parties, 5. Where extradition of a person is sought for an offence against a law relating to taxation, foreign exchange control or other revenue matters, extradition shall not be refused on the grounds that the law of the Requested Party does not impose the same kind of tax or does not contain a tax or exchange regulation of the same kind as the law of the Requesting Party. 6. Where the offence has been committed outside the territory of the Requesting Party, extradition shall be granted where the law of the Requested Party provides for the punishment of an offence committed outside its territory in similar circumstances. Where the law of the Requested Party does not so provide, the Requested Party may, in its discretion, grant extradition. 7. If the request for extradition refers to several offences, each of which is punishable under the laws of both Parties, but some of which do not fulfil the other conditions set out in paragraphs 1 and 2 of this Article, extradition may be granted for the offences, provided that the person is to be extradited for at least one extraditable offence. ARTICLE 3 Refusal of Extradition 1. Extradition shall not be granted in any of the following circumstances: a) the person whose extradition is requested is a citizen of the Requested Party; b) the person whose extradition is requested cannot be prosecuted due to the lapse of time under the statute of limitations of the Requested Party; c) the person whose extradition is requested for prosecution has been convicted under a final judgment by a competent court for the conduct to which the request relates or the case has been set aside according to the criminal procedural law of the Requested Party; d) where the request for extradition relates to more than one offense and each of which is punishable under the law of the Requesting Party but does not fall under Article 2 of this Treaty; e) an offence for the request of exttadition is in the field of military; f) in the opinion of the Requested Party, there are reasonable grounds to believe that the request for extradition has been presented with a view to prosecuting or punishing the person sought by reason of race, religion, sex, citizenship, social status, or political opinions. 2. Extradition can be refused in any of the following circumstances: a) the Requested Party in accordance with its law has jurisdiction over the offence tor which the request for extradition is made. In this case, the competent authority of the Requested Party shall institute proceeding against the person sought; b) the person whose extradition is requested is being prosecuted in the Requested Party for the offence for which extradition is requested. 3. In the case of refusal of extradition, the Requested Party is required to inform the Requesting Party of this in writing within a reasonable time with reasons for such refusal. ARTICLE 4 Postponement of Extradition and Temporary Extradition 1. When the person sought is being investigated, prosecuted or has been tried or is serving a sentence in the Requested Party for an offence other than that for which extradition is requested, the Requested Party may postpone the extradition of the person sought until the conclusion of the proceeding or the service of the whole or any part of the sentence imposed. The Requested Party shall inform the Requesting Party of any postponement. When the conditions of the postponement no longer exist, the Requested Party shall inform as soon as practicable the Requesting Party and resume the process for extradition unless otherwise informed by the Requesting Party. 2. When the postponement of extradition refereed to in the paragraph 1 would bar the criminal proceedings due to the lapse of time or create a serious difficulty for the proceedings, the Requested Party may, at the request of the Requesting Party and pursuant to its laws, grant temporary extradition of the person whose extradition is sought. 3. The person whose temporary extradition is granted shall be returned as soon as the criminal proceedings are completed or the mutually agreed time permitted for the request for temporary extradition ends. The Requested Party may extend, upon request, the time period initially agreed, if it deems that reasonable grounds for such extension exist. ARTICLE 5 Extradition of citizens 1. Neither of the Parties shall be bound to extradite its own citizens under this Treaty. 2. If extradition is refused solely on the basis of the citizenship of the person sought, the Requested Party shall, at the request of the Requesting Party, submit the case to its authorities for prosecution in accordance with the national laws of both Parties, 3. Citizenship shall be determined at the time of the commission of the offence for which extradition is requested. ARTICLE 6 Extradition Procedures 1. The request for extradition under this Treaty shall be made in writing and exchanged through the Central Authorities defined in Article 17 of this Treaty. The request for extradition shall include the following particulars: a) date and place of the request; b) reasons for requesting extradition; c) name and address of the competent authority requesting extradition; d) name and address of the competent authority to which the request for extradition is made; and e) necessary information about the person whose extradition is requested, particularly his or her name, sex, date of birth, citizenship and residence. 2. The request shall be accompanied by the following documents: a) a statement of facts of the case; b) a statement of the laws describing the essential elements and the designation of the offence, the punishment for the offence, and the time limit for prosecution or enforcement of the sentence imposed; c) documents certifying the citizenship and residence of the person whose extradition is requested (if any); and d) documents which describe the identity and the photo of the person (if available) whose extradition is requested. 3. If the request relates to an accused person, it must also be accompanied by: a) a copy of the warrant of arrest or detention issued by a competent authority in the Requesting Party; and b) a document certifying that the person sought is the person to whom the warrant of arrest or detention refers. 4. If the request relates to a person already convicted and sentenced, it shall also be accompanied by: a) a copy of the judgment of conviction imposed by a court in the Requesting Party; and b) a statement that the judgment is final and no further proceedings are pending and showing how much of the sentence has not been carried out. 5. The extradition request and supported documents shall be signed and sealed by the competent official and authority of the Requesting Party. The original documents or true copies of such documents are exempted from authentication. 6. In relation to a convicted person who was not present at his/her trial, the person shall be treated for the purposes of paragraph 4 of this Article as if he/she had been accused of the offence of which he/she was convicted. 7. If the Requested Party considers that the evidence produced or information supplied for the purposes of this Treaty is not sufficient in order to enable a decision to be taken as to the request, additional evidence or information shall be submitted within such time as the Requested Party shall require. 8. The request for extradition and its supported documents must be accompanied by a certified translation into the official language of the Requested Party or the language of English. ARTICLE 7 Supplementary Information 1. If the Requested Party considers that the information furnished in support of a request for extradition is not sufficient in accordance with this Treaty to enable extradition to be granted, that Party may request that supplementary information be furnished within such time as it may specify. 2. If the person whose extradition is sought is under arrest and the supplementary information furnished is not sufficient in accordance with this Treaty or is not received within the time specified, the person may be released from custody. Such release shall not preclude the Requesting Party from making a new request for the extradition of the person. 3. When the person is released from custody in accordance with paragraph 2, the Requested Party shall notify the Requesting Party as soon as practicable. ARTICLE 8 Provisional Arrest 1. In case of urgency, a Party may apply by means of the facilities of the International Criminal Police Organisation (INTERPOL), diplomatic channels and directly between the Central Authorities for the provisional arrest of the person sought, pending the presentation of the request for extradition through the Central Authorities. The application shall be made in writing and transmitted by any means including electronic means. 2. The application shall contain: a) statement about the reasons for urgency prompting the making of the application; b) a description of the person sought, including, if possible, a photo or fingerprints; c) the location of the person sought, if known; d) a statement of the offences allegedly committed by the person, or of which he or she has been convicted; e) a concise statement of the conduct alleged to constitute each offence; f) a statement of the existence of a warrant of arrest, or finding of guilt or judgment of conviction, against the person sought; g) a statement of the sentence that can be, or has been, imposed for the offences; and h) a statement that a request for the extradition of the person is to follow. 3. On receipt of such an application the Requested Party shall take the necessary steps to secure the arrest of the person sought and the Requesting Party shall be notified as soon as practicable of the result of its application. 4. A person arrested upon such an application may be set at liberty upon the expiration of sixty (60) days from the date of that person’s arrest if a request for extradition, supported by the documents specified in Article 6 of this Treaty, has not been received. 5. The release of a person pursuant to paragraph 4 of this Article shall not prevent the institution of proceedings to extradite the person sought, if the extradition request is subsequently received. ARTICLE 9 Concurrent Requests 1. Where requests are received from two or more States for the extradition of the same person either for the same offence or for different offences, the Requested Party shall determine to which of those States the person is to be extradited and shall notify those States of its decision. 2. In determining to which State a person is to be extradited, the Requested Party shall consider all relevant factors, including but not limited to: a) the citizenship and the ordinary place of residence of the person sought; b) whether the requests were made pursuant to treaty; c) the time and place where each offence was committed; d) the respective interests of the requesting States; e) the gravity of the offences; f) the citizenship of the victim; g) the possibility of further extradition between the requesting States; and h) the respective dates of the requests, ARTICLE 10 Surrender 1. The Requested Party shall, as soon as a decision on the request for extradition has been made, communicate that decision to the Central Authority of the Requesting Party through diplomatic channels. Reasons shall be given for refusal of a request for extradition. 2. The Requested Party shall surrender the person sought to the competent authorities of the Requesting Party at a location in the territory of the Requested Party acceptable to both Parties. 3. The Requesting Party shall remove the person from the territory of the Requested Party within such reasonable period as the Requested Party specifies and, if the person is not removed within that period, the Requested Party may set that person at liberty and shall inform the Requesting Party and may refuse extradition of the same person for the same offence, 4. If circumstances beyond its control prevent a Party from surrendering or removing the person to be extradited, it shall notify the other Party, and in this case the provisions of paragraph 3 of this Article shall not apply. The Parties shall mutually decide upon a new date of surrender or removal, which shall not be later than sixty (60) days from the date of the decision. ARTICLE 11 Surrender or Temporary Transfer of Property Relating to an Extradited Person 1. To the extent permitted under the law of the Requested Party and subject to the rights of third States which shall be duly respected, all property found in the Requested Party that has been acquired as a result of the offence or may be required as evidence shall be surrendered if extradition is granted and the Requesting Party so requests. 2. Subject to paragraph 1 of this Article, the abovementioned property shall, if the Requesting Party so requests, be surrendered to the Requesting Party even if the extradition cannot be carried out, including but not limited to circumstances where the extradition cannot be carried out because of the death, disappearance or escape of the person sought. 3. Where the law of the Requested Party or the rights of third States so require, any articles so surrendered shall be returned to the Requested Party free of charge if that Party so requests. 4. If the abovementioned property is required for an investigation or prosecution of an offence in the Requested Party, then the delivery of that property may be delayed until the completion of the investigation or prosecution, or it may be delivered on condition that it shall be returned after the conclusion of the proceedings in the Requesting Party. ARTICLE 12 Re-extradition Where the person extradited has absconded the criminal proceeding against him/her in the requesting State and returned to the territory of the Requested Party, the Requesting Party may submit a request for re-extradition of that person for the same offence. ARTICLE 13 Rule of Speciality 1. A person extradited under this Treaty may not be detained, tried, or punished in the Requesting Party except for: a) the offence for which extradition has been granted or a differently denominated offence based on the same facts, on which such extradition was granted, provided such offence is extraditable or is a lesser included offence; b) an offence in respect of which he/she was extradited, or another offence in respect of which he/she could be convicted based on the proven facts used to support the request for his/her extradition; or c) an offence for which the competent authority according to the domestic law of the Requested Party consents to the person's detention, trial, or punishment for an offence. For the purposes of this subparagraph: i) the Requested Party may require to submit the documents called for in Article 6 of this Treaty; ii) a copy of the statement, if any, made by the person in respect of whom the extradition is requested shall be submitted to the Requested Party; and iii) the person extradited may be detained by the Requesting Party for such period of time as the Requested Party may authorize, while the request is being processed. 2. A person extradited under this Treaty may not be extradited to a third State for an offence committed prior to his/her extradition unless the Requested Party consents. 3. Paragraphs 1 and 2 of this Article shall not prevent the detention, trial, or sentence of an extradited person or the extradition of that person to a third State, if: a) that person leaves the territory of the Requesting Party after extradition and voluntarily returns to it; or b) that person does not leave the territory of the Requesting Party within sixty (60) days of the day on which that person is free to leave. ARTICLE 14 Notification of the Results The Requesting Party shall notify the Requested Party in advance of the information relating to the proceedings against or the execution of sentence upon the person extradited or the re-extradition of that person to a third State. ARTICLE 15 Transit 1. To the extent permitted by its laws, transferring of a person surrendered to one Party by a third State through the territory of the other Party shall be authorized on the request in writing made through the Central Authorities. 2. Authorization for transit shall not be required when air transport is to be used and no landing is scheduled in the territory of the Party of transit. If an unscheduled landing occurs in the territory of that Party, it may require the other Party to furnish a request for transit as provided in paragraph 1 of this Article. That Party shall detain the person to be transferred until the request for transit is received and the transit is effected, so long as the request is received within four (04) days (96 hours) of the unscheduled landing. ARTICLE 16 Costs 1. The Requested Party shall meet the costs of any proceedings in its jurisdiction arising out of a request for extradition. 2. The Requested Party shall bear the costs incurred in its territory in connection with the arrest and detention of the person whose extradition is sought, or the seizure and surrender of property. 3. The Requesting Party shall bear the costs incurred in conveying the person whose extradition is granted from the territory of the Requested Party and the costs of transit. ARTICLE 17 Central Authorities 1. For the purpose of this Treaty, the Parties shall communicate directly through then Central Authorities except provided otherwise in this Treaty. The Central Authority for the Socialist Republic of Viet Nam shall be the Ministry of Public Security. The Central Authority for the Democratic Socialist Republic of Sri Lanka shall be the Ministry in charge of the subject of Defence. 2. In case either Party changes its Central Authority, it shall, as soon as practicable, notify the other Party of the same through diplomatic channels. ARTICLE 18 Settlement of Disputes 1. The Central Authorities shall endeavour to mutually resolve any dispute arising out of the interpretation, application or implementation of this Treaty. 2. If the Central Authorities are unable to resolve the dispute mutually, it shall be resolved through diplomatic channels. ARTICLE 19 Consultation 1. The Parties shall consult, at the request of either Party, concerning the interpretation and the application of this Treaty. 2. The Ministry of Public Security of the Socialist Republic of Viet Nam and the Ministry in charge of the subject of Defence of the Democratic Socialist Republic of Sri Lanka may consult with each other directly in connection with the processing of individual requests and in furtherance of maintaining and improving procedures for the implementation of this Treaty. ARTICLE 20 Obligations under other International Agreements The present Treaty shall not affect the rights and obligations of the Parties arising from other international Agreements to which they are parties. ARTICLE 21 Amendments Any amendment or modification to this Treaty agreed to by the Parties shall come into force in the same manner as the Treaty itself. ARTICLE 22 Entry into Force and Termination 1. This Treaty shall be subject to ratification under the laws of each Party. Each Party shall notify the other as soon as practicable, in writing, through diplomatic channels, upon the completion of its legal procedures required for the entry into force of this Treaty. The Treaty shall come into force on the first day of the second month of the date of the last notification. 2. The Treaty shall remain in force for an indefinite period. It may, however, be terminated by either of the Parties giving a written notice of termination to other Party. The termination shall come into effect six (06) months after the date on which such notice is received by the other Party. 3. Notwithstanding any termination, this Treaty shall continue to apply to the extradition requests made before the date on which such termination takes effect. IN WITNESS WHEREOF, the undersigned, being duly authorized by their respective States, have signed this Treaty. Done in duplicate at Colombo on the 7th day of April 2014, in the Vietnamese, Sinhala and English languages, all texts being equally authentic. In case of any divergence of interpretation, the English text shall prevail. FOR THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM GENERAL TRAN DAI QUANG MINISTER OF PUBLIC SECURITY FOR THE DEMOCRATIC SOCIALIST REPUBLIC OF SRI LANKA MAJOR GENERAL NANDA MALLAWARACHI SECRETARY OF THE MINISTRY OF LAW AND ORDER
{ "issuing_agency": "Bộ Ngoại giao", "promulgation_date": "07/04/2014", "sign_number": "45/2017/TB-LPQT", "signer": "Lê Thị Tuyết Mai", "type": "Điều ước quốc tế" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Van-ban-hop-nhat-23-VBHN-BGDDT-2014-Quy-che-danh-gia-xep-loai-hoc-vien-giao-duc-thuong-xuyen-248132.aspx
Văn bản hợp nhất 23/VBHN-BGDĐT 2014 Quy chế đánh giá xếp loại học viên giáo dục thường xuyên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 23/VBHN-BGDĐT Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2014 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC VIÊN THEO HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 2 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2014. Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên[1], Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 05/1998/TT-BGD&ĐT ngày 07 tháng 02 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn đánh giá, xếp loại kết quả học tập và hạnh kiểm đối với học viên trong các trường bổ túc văn hóa trung học và các trung tâm giáo dục thường xuyên. Các quy định trước đây về đánh giá, xếp loại học viên bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông trái với quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ. Điều 3.[2] Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (để đăng công báo); - Website của Bộ GDĐT; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Lưu: VT, GDTX. XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Vinh Hiển QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC VIÊN THEO HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Quy chế này quy định đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học cơ sở (THCS) và cấp trung học phổ thông (THPT) bao gồm: đánh giá, xếp loại về học lực; đánh giá, xếp loại về hạnh kiểm; sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại và tổ chức thực hiện. 2. Quy chế này áp dụng cho học viên đang theo học Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục được phép tổ chức thực hiện Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục thường xuyên) theo hình thức vừa làm vừa học và tự học có hướng dẫn. Điều 2. Mục đích, yêu cầu của đánh giá, xếp loại 1. Đánh giá, xếp loại về học lực và hạnh kiểm của học viên phải đạt được những yêu cầu về mục tiêu giáo dục đã được quy định trong Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT. 2. Đánh giá, xếp loại về học lực và hạnh kiểm phải khách quan, chính xác, công bằng, phản ánh đúng kết quả học tập, rèn luyện, tu dưỡng của học viên. Điều 3. Nguyên tắc chung về đánh giá, xếp loại 1. Thực hiện đánh giá toàn diện đối với học viên theo mục tiêu giáo dục quy định trong Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT. 2. Việc đánh giá, xếp loại về học lực của học viên căn cứ vào kết quả học tập của các môn học, không dùng xếp loại hạnh kiểm để đánh giá, xếp loại về học lực. Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm căn cứ vào quá trình tu dưỡng, rèn luyện và kết quả học tập của học viên. Chương II ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI VỀ HỌC LỰC Điều 4. Nội dung đánh giá, xếp loại về học lực Đánh giá, xếp loại về học lực của học viên trên cơ sở kết quả cụ thể đạt được đối với từng môn học theo Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT bằng cách tính điểm trung bình của từng môn học theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này. Điều 5. Hình thức đánh giá, xếp loại 1. Kiểm tra cho điểm đối với tất cả 7 môn học bắt buộc và các môn học khuyến khích (nếu có). 2. Căn cứ vào kết quả học tập các môn học của học viên xếp thành 5 loại: giỏi (viết tắt: G), khá (viết tắt: K), trung bình (viết tắt: Tb), yếu (viết tắt: Y), kém (viết là: kém). Điều 6. Thang điểm, hình thức kiểm tra[3] 1. Điểm kiểm tra theo thang điểm 10. Điểm kiểm tra là một số nguyên. Điểm kiểm tra học kỳ có thể là số thập phân, phần thập phân được giữ lại một chữ số, là số 0 hoặc số 5 theo quy tắc làm tròn. 2. Hình thức kiểm tra bao gồm: kiểm tra miệng (KTm), kiểm tra viết 15 phút (viết tắt KT15 phút), kiểm tra viết một tiết trở lên (viết tắt KT1 tiết), kiểm tra thực hành (KTth), kiểm tra học kỳ (KThk) kết hợp với các hình thức kiểm tra, đánh giá quá trình học tập khác như: phiếu hỏi, phiếu quan sát, nhật kí học tập, kế hoạch học tập, sổ theo dõi học tập, hồ sơ học tập, phỏng vấn, thông tin phản hồi của bạn bè và học tập hợp tác. 3. Điểm trung bình học kỳ, cả năm là một số nguyên hoặc số thập phân, phần thập phân giữ lại một chữ số theo quy tắc làm tròn. Điều 7. Số lần kiểm tra 1. Thực hiện đủ số bài kiểm tra viết một tiết, bài kiểm tra thực hành và bài kiểm tra học kỳ được quy định cụ thể trong phân phối chương trình từng môn học. 2. Trong một học kỳ, số lần kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút đối với mỗi môn học được quy định như sau: a) Những môn học từ 1 tiết đến 1,5 tiết trong một tuần: ít nhất có 2 lần kiểm tra 15 phút và ít nhất 50% số học viên trong lớp được kiểm tra miệng; b) Những môn học từ 2 tiết đến 3 tiết trong một tuần: ít nhất có 2 lần kiểm tra 15 phút và 100% số học viên trong lớp được kiểm tra miệng; c) Những môn học từ 3,5 tiết đến 4 tiết trong một tuần trở lên: ít nhất 3 lần kiểm tra 15 phút và 100% số học viên trong lớp được kiểm tra miệng. 3. Những học viên không đủ số bài kiểm tra theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này thì phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải đảm bảo hình thức kiểm tra, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Thời gian kiểm tra bù theo kế hoạch của cơ sở giáo dục thường xuyên. Học viên không dự kiểm tra bù thì cho điểm 0. Điều 8. Hệ số điểm các bài kiểm tra, hệ số môn học và hệ số điểm trung bình môn học kỳ 1. Hệ số điểm các bài kiểm tra: a) Bài kiểm tra miệng, kiểm tra viết 15 phút: Hệ số 1 b) Bài kiểm tra 1 tiết, kiểm tra thực hành: Hệ số 2 c) Bài kiểm tra học kỳ: Hệ số 3 2.[4] (được bãi bỏ) 3. Hệ số điểm trung bình môn học kỳ: a) Điểm trung bình môn học kỳ I: Hệ số 1 b) Điểm trung bình môn học kỳ II: Hệ số 2 Điều 9. Điểm trung bình môn học 1. Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTB mhk) là trung bình cộng của điểm các bài kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra viết một tiết, kiểm tra thực hành và bài kiểm tra học kỳ với các hệ số quy định tại khoản 1 Điều 8 của Quy chế này. ĐTB mhk = KTm + KT 15 phút + 2 x KT 1 tiết + 2 x KTth + 3 x KThk Tổng các hệ số 2. Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ I (ĐTBmhkI) với điểm trung bình môn học kỳ II (ĐTBmhkII) với các hệ số quy định tại khoản 3 Điều 8 của Quy chế này. ĐTBcn = ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII 3 3. Điểm trung bình môn học kỳ, cả năm là một số nguyên hoặc số thập phân, phần thập phân giữ lại một chữ số theo quy tắc làm tròn số. Điều 10. Điểm trung bình học kỳ, cả năm[5] 1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ tất cả các môn học. ĐTBhk = ĐTBmhk Toán + ĐTBmhk Vật lý + … Tổng hệ số 2. Điểm trung bình cả năm (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung bình môn cả năm của tất cả các môn học. ĐTBcn = ĐTBmcn Toán + ĐTBmcn Vật lý + … Tổng hệ số Điều 11. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ, cả năm 1. Loại giỏi (G): a) Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 8,0 trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 8,0 trở lên; b) Các môn học còn lại có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 6,5 trở lên. 2. Loại khá (K): a) Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 6,5 trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 6,5 trở lên; b) Các môn học còn lại có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 5,0 trở lên. 3. Loại trung bình (Tb): a) Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 5,0 trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 5,0 trở lên; b) Các môn học còn lại có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 3,5 trở lên. 4. Loại yếu (Y): a) Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 3,5 trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 3,5 trở lên; b) Các môn học còn lại có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 2,0 trở lên. 5. Loại kém: những trường hợp còn lại. 6. Đối với những học viên nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức quy định tại các điểm a khoản 1, 2, 3 của Điều này, nhưng do điểm trung bình của một môn học thấp hơn mức quy định cho loại đó thì được xếp loại như sau: a) Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức G nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K; b) Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức G nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại Y hoặc kém thì được điều chỉnh xếp loại Tb; c) Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức K nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb; d) Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức K nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y; đ) Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức Tb nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y. Chương III ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI VỀ HẠNH KIỂM Điều 12. Đối tượng đánh giá, xếp loại hạnh kiểm[6] 1. Học viên theo học Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT được đánh giá, xếp loại hạnh kiểm. 2. Học viên thuộc đối tượng sau đây không đánh giá, xếp loại hạnh kiểm: a) Học viên học theo hình thức vừa làm vừa học gồm có: - Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. - Cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ trang. - Người lao động từ 20 tuổi trở lên đối với cấp THCS và 25 tuổi trở lên đối với cấp THPT. b) Học viên học theo hình thức tự học có hướng dẫn. Điều 12a. Đánh giá học viên khuyết tật[7] 1. Đánh giá học viên khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học viên. 2. Học viên khuyết tật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình GDTX cấp THCS, THPT được đánh giá, xếp loại theo các quy định như đối với học viên bình thường. 3. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học viên khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung được đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân; không đánh giá những nội dung môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục được miễn. Điều 13. Căn cứ để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học viên 1. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học viên phải căn cứ vào những biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức chủ yếu sau: a) Tinh thần, thái độ và ý thức vươn lên trong học tập; b) Ý thức và hành vi trong việc thực hiện những quy định của nhà trường và đoàn thể; c) Thái độ ứng xử với thầy, cô giáo, với bạn bè và mọi người trong nhà trường, gia đình và xã hội; d) Ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước. 2. Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học viên được căn cứ vào kết quả xếp loại của từng học kỳ và tinh thần thái độ tu dưỡng, tự rèn luyện theo hướng tiến bộ, tích cực của học viên. Điều 14. Xếp loại Hạnh kiểm của học viên được xếp thành 4 loại: tốt, khá, trung bình, yếu theo từng học kỳ và cả năm học. Điều 15. Tiêu chuẩn xếp loại 1. Loại tốt (T): Xếp loại hạnh kiểm tốt đối với những học viên có đủ các tiêu chuẩn sau: a) Lễ phép, kính trọng đối với thầy, cô giáo; b) Có tinh thần đoàn kết, kỷ luật tốt, tích cực giúp đỡ bạn bè; phát huy truyền thống tốt đẹp của trung tâm; c) Thực hiện tốt, đầy đủ, nghiêm túc nội quy của trung tâm; d) Có tinh thần, thái độ học tập tốt, tự giác, nghiêm túc; đ) Tham gia tích cực các hoạt động văn hóa, thể thao trong trung tâm; e) Xếp loại học lực từ trung bình trở lên; g) Không vi phạm vào các điều cấm đối với học viên được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên. 2. Loại khá: (K) Xếp loại hạnh kiểm khá đối với những học viên: a) Lễ phép, kính trọng đối với thầy, cô giáo; b) Thường xuyên có tinh thần giúp đỡ bạn bè; c) Thực hiện đầy đủ nội quy của trung tâm; d)[8] (được bãi bỏ); e) Không vi phạm vào các điều cấm đối với học viên được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên; g) Có thái độ học tập nghiêm túc. 3. Loại trung bình: (TB) Xếp loại hạnh kiểm trung bình đối với những học viên: a) Kính trọng thầy, cô giáo; b) Chưa thực hiện đầy đủ quy định về học tập; c) Không thực hiện đầy đủ nội quy của trung tâm; d) Tham gia các hoạt động của trung tâm với thái độ không tích cực; đ)[9] Chưa có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; e) Không vi phạm vào những điều cấm đối với học viên được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên nhưng chưa có thái độ tích cực phê phán, ngăn cản sự vi phạm của bạn bè trong lớp. 4. Loại yếu: học viên xếp loại hạnh kiểm yếu nếu vi phạm một trong những điểm sau đây: a) Có thái độ và hành động vô lễ đối với thầy, cô giáo; b) Gian lận trong học tập, kiểm tra và thi; c) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ, giáo viên và học viên của trung tâm; đánh nhau, gây rối trật tự an ninh trong trung tâm và ngoài xã hội; d) Làm hư hỏng các tài sản của Nhà nước ở mức độ nghiêm trọng; e) Vi phạm vào một trong những điều cấm đối với học viên được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên. 5.[10] Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II. Với những trường hợp đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm báo cáo Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên/Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp/cao đẳng chuyên nghiệp quyết định. Chương IV SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI Điều 16. Tiêu chuẩn lên lớp 1. Đối với những học viên không thuộc diện xếp loại hạnh kiểm. a) Những học viên cả năm xếp loại học lực từ trung bình trở lên, không vi phạm kỷ luật quy định tại Điều 19 của Quy chế này và nghỉ học không quá 45 buổi học[11] trong một năm học (kể cả trường hợp nghỉ có phép và không phép) được lên lớp thẳng; b) Những học viên cả năm xếp loại học lực yếu được chọn kiểm tra lại một số môn học có điểm trung bình cả năm dưới 5,0. Điểm bài kiểm tra được thay thế cho điểm trung bình môn học cả năm để xếp loại lại về học lực, nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp. 2. Đối với những học viên thuộc diện xếp loại hạnh kiểm. a) Những học viên cả năm xếp loại học lực và hạnh kiểm từ trung bình trở lên và nghỉ học không quá 45 buổi học[12] trong 1 năm học (kể cả trường hợp nghỉ có phép và không phép) được lên lớp thẳng; b) Những học viên cả năm xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên nhưng xếp loại học lực yếu, được kiểm tra lại một số môn trong những môn có điểm trung bình cả năm dưới 5,0. Điểm bài kiểm tra được thay thế cho điểm trung bình môn học cả năm để xếp loại lại về học lực, nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp; c) Những học viên cả năm xếp loại học lực từ trung bình trở lên nhưng xếp loại hạnh kiểm yếu được rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kịp hè theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm và Giám đốc cơ sở giáo dục thường xuyên/Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp/cao đẳng chuyên nghiệp[13]. Học viên rèn luyện trong dịp hè phải có giấy nhận xét quá trình rèn luyện của chính quyền hoặc đoàn thể địa phương nơi sinh sống làm căn cứ đánh giá. Tùy theo kết quả thực hiện những yêu cầu rèn luyện, nếu có tiến bộ rõ rệt, vào đầu năm học mới giáo viên chủ nhiệm đề nghị Giám đốc cơ sở giáo dục thường xuyên/Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp/cao đẳng chuyên nghiệp[14] xét xếp loại lại hạnh kiểm cho học viên, nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp. Điều 17. Không được lên lớp Những học viên thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được lên lớp: 1. Nghỉ học quá 45 buổi học[15] trong một năm học (kể cả trường hợp nghỉ có phép và không phép). 2. Học lực cả năm xếp loại kém. 3. Học lực và hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu. 4. Xếp loại học lực cả năm yếu sau khi đã kiểm tra lại nhưng không đạt loại trung bình. 5. Không đạt hạnh kiểm loại trung bình sau khi được rèn luyện thêm trong dịp hè. 6. Bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên đối với những học viên không thuộc đối tượng xếp loại hạnh kiểm. Điều 18. Khen thưởng 1. Đối với những học viên không thuộc diện xếp loại hạnh kiểm. a) Công nhận danh hiệu học viên giỏi đối với những học viên có xếp loại học lực giỏi, tham gia tích cực các hoạt động của trung tâm, lễ phép đối với thầy cô giáo, đi học đầy đủ; b) Công nhận danh hiệu học viên tiên tiến đối với những học viên có xếp loại học lực khá, tham gia tốt các hoạt động của nhà trường, quan hệ đúng mực, đi học đầy đủ. 2. Đối với những học viên thuộc diện xếp loại hạnh kiểm. a) Công nhận danh hiệu học viên giỏi đối với những học viên có xếp loại học lực giỏi và hạnh kiểm tốt; b) Công nhận danh hiệu học viên tiên tiến đối với những học viên có xếp loại học lực và hạnh kiểm từ khá trở lên. Điều 19. Kỷ luật Học viên có những sai phạm trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm hoặc vi phạm một trong những điều cấm đối với học viên được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo các mức dưới đây: 1. Khiển trách. 2. Cảnh cáo. 3. Buộc thôi học. Các hình thức kỷ luật trên đều được ghi vào học bạ, thông báo đến cơ quan và gia đình của học viên. Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 20. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo 1. Hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc quyền quản lý thực hiện Quy chế. 2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đối với các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc quyền quản lý. Điều 21. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo 1. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục thường xuyên do phòng giáo dục và đào tạo quản lý thực hiện Quy chế. 2. Tổ chức kiểm tra các cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc quyền quản lý thực hiện Quy chế. Điều 22. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ sở giáo dục thường xuyên 1. Hướng dẫn giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm thực hiện Quy chế. 2. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định về kiểm tra cho điểm của giáo viên bộ môn; ghi nhận xét và ký xác nhận vào sổ gọi tên và ghi điểm theo quy định. 3. Kiểm tra việc thực hiện đánh giá, xếp loại và ghi kết quả kiểm tra, đánh giá xếp loại học viên vào sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. 4. Xét duyệt danh sách học viên được lên lớp, không được lên lớp, danh hiệu thi đua của học viên, danh sách học viên phải kiểm tra lại các môn học, rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè. Phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại vào học bạ của học viên sau khi giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm đã ghi đầy đủ nội dung và ký xác nhận. 5. Ấn định thời gian và tổ chức kiểm tra lại các môn học. Duyệt và công bố danh sách những học viên được lên lớp sau khi thực hiện kiểm tra lại các môn học hoặc rèn luyện thêm về hạnh kiểm trước khi bước vào năm học mới. Điều 23. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm 1. Thường xuyên kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp; theo dõi việc điểm danh hàng ngày; giúp Thủ trưởng các cơ sở giáo dục thường xuyên theo dõi việc kiểm tra cho điểm của các giáo viên bộ môn theo quy định của Quy chế; xác nhận việc sửa chữa điểm của từng môn học ở cuối mỗi trang ghi. 2. Thực hiện việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm và học lực của học viên trong mỗi học kỳ và cả năm học. 3. Đề nghị danh sách những học viên được lên lớp, những học viên phải kiểm tra lại các môn học, phải rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm và những học viên không được lên lớp. 4. Lập danh sách đề nghị khen thưởng và kỷ luật đối với học viên trong mỗi học kỳ và cuối mỗi năm học. 5. Ghi vào học bạ, sổ gọi tên và ghi điểm kết quả đánh giá, xếp loại về hạnh kiểm và học lực, được lên lớp, không được lên lớp, danh hiệu thi đua của từng học viên trong lớp cuối mỗi học kỳ và cả năm học; nhận xét, đánh giá kết quả học tập, hạnh kiểm của học viên. Điều 24. Trách nhiệm của giáo viên bộ môn 1. Thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra, cho điểm, ghi nhận xét vào bài kiểm tra từ 1 tiết trở lên và trực tiếp ghi điểm kiểm tra vào sổ gọi tên và ghi điểm theo quy định tại hướng dẫn sử dụng sổ gọi tên ghi điểm. 2. Tính điểm trung bình, xếp loại môn học theo học kỳ, cả năm và trực tiếp ghi kết quả đó vào sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ của học viên. [1] Thông tư số 26/2014/TT- BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có căn cứ ban hành như sau: “Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”. [2] Điều 3 của Thông tư số 26/2014/TT- BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2014 quy định như sau: “Điều 3. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2014. 2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này”. [3] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2014. [4] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2014. [5] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2014. [6] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2014. [7] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2014. [8] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2014. [9] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2014. [10] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2014. [11] Cụm từ “không quá 35 buổi học” được sửa đổi bởi cụm từ “không quá 45 buổi học” theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2014. [12] Cụm từ “không quá 35 buổi học” được sửa đổi bởi cụm từ “không quá 45 buổi học” theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2014. [13] Cụm từ “giám đốc cơ sở giáo dục thường xuyên” được sửa đổi bởi cụm từ “Giám đốc cơ sở giáo dục thường xuyên/Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp/cao đẳng chuyên nghiệp” theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2014. [14] Cụm từ “giám đốc cơ sở giáo dục thường xuyên” được sửa đổi bởi cụm từ “Giám đốc cơ sở giáo dục thường xuyên/Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp/cao đẳng chuyên nghiệp” theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2014. [15] Cụm từ “không quá 35 buổi học” được sửa đổi bởi cụm từ “không quá 45 buổi học” theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2014.
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "29/08/2014", "sign_number": "23/VBHN-BGDĐT", "signer": "Nguyễn Vinh Hiển", "type": "Văn bản hợp nhất" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-27-2007-QD-BNN-Quy-che-quan-ly-Chuong-trinh-trong-diem-phat-trien-ung-dung-cong-nghe-sinh-hoc-linh-vuc-NNPTNT-den-nam-2020-53361.aspx
Quyết định 27/2007/QĐ-BNN Quy chế quản lý Chương trình trọng điểm phát triển ứng dụng công nghệ sinh học lĩnh vực NNPTNT đến năm 2020
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 27/2007/QĐ-BNN Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020 BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình trọng điểm phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Điều 3. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Bá Bổng QUY CHẾ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BNN ngày 12 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Chương 1: QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Phạm vi điều chỉnh 1. Quy chế này áp dụng cho việc quản lý "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12.1.2006 (sau đây viết tắt là Chương trình). 2. Chương trình bao gồm: a. Các đề tài nghiên cứu cơ bản về công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh vật và công nghệ enzym, protein tạo vật liệu và phương pháp cho các nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển công nghệ; b. Các đề tài nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu phát triển công nghệ tạo các giống cây trồng, vật nuôi, sản phẩm sinh học mới và qui trình công nghệ ở qui mô phòng thí nghiệm, pilot thực nghiệm và thử nghiệm ở phạm vi hẹp; c. Các dự án sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ và phát triển sản phẩm dạng hàng hoá ở qui mô nhỏ; d. Các dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ và sản xuất sản phẩm hàng hoá chủ lực ở quy mô công nghiệp trên cơ sở các công nghệ trong nước đã hoàn thiện hoặc công nghệ nhập ngoại được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt nhằm hình thành công nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm công nghệ sinh học hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đ. Các dự án hợp tác quốc tế về công nghiệp sinh học nông nghiệp nhằm tận dụng kiến thức, công nghệ, máy móc, thiết bị tiên tiến và các sự giúp đỡ khác của thế giới trong nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển công nghệ để phát triển nhanh, mạnh và giải quyết các vấn đề quan trọng, bức xúc của công nghệ sinh học nông nghiệp ở Việt Nam; e. Các dự án tăng cường trang thiết bị phục vụ yêu cầu nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ cho các đơn vị nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp; g. Các dự án đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực để triển khai, thực hiện có hiệu quả Ch­ương trình và phục vụ tốt cho việc phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp; 3. Thời gian thực hiện đề tài/dự án khoa học công nghệ là 36-48 tháng. Đối với các đề tài/dự án nghiên cứu trên các loại cây lâu năm, trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu kết hợp chế biến hoặc một số đối tượng đặc biệt khác, thời gian có thể kéo dài hơn nhưng không vượt quá 60 tháng và do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định; 4. Đề tài/dự án khoa học công nghệ được thực hiện thông qua ký kết hợp đồng. Các dự án khác thực hiện theo các qui định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Điều 2: Nguyên tắc quản lý Chương trình 1. Chương trình được quản lý theo Luật Khoa học công nghệ và các văn bản quản lý Nhà nước hiện hành của Chính phủ, các Bộ/Ngành thuộc Chính phủ bảo đảm vai trò quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ/ Ngành (Bộ chủ quản) và địa phương có liên quan, bảo đảm trách nhiệm, quyền hạn của Ban điều hành Chương trình, tổ chức bộ máy của Chương trình, tổ chức chủ trì đề tài/dự án (Tổ chức chủ trì) và Chủ nhiệm đề tài/dự án; 2. Thủ tục, trình tự xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ, tuyển chọn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu, công nhận, đăng ký và lưu giữ kết quả của đề tài/dự án khoa học công nghệ thuộc Chương trình được thực hiện theo "Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn" (Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Nghị định số 159/ 2004/NĐ-CP ngày 31.8.2004 của Chính phủ qui định về hoạt động thông tin khoa học công nghệ; 3. Hoạt động quản lý Chương trình bảo đảm để Chương trình được triển khai đúng mục tiêu, nội dung và tiến độ đã được phê duyệt; 4. Kinh phí của Chương trình được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không lãng phí và tuân thủ đúng các qui định hiện hành. Điều 3: Mã số của các đề tài, dự án thuộc Chương trình Chương trình có mã số là CNSH Mã số của các đề tài: CNSH. ĐT. XX/AA-BB Mã số của dự án sản xuất thử nghiệm: CNSH.DASXTN.XX/AA-BB, Mã số của dự án nhập công nghệ: CNSH.DANCN.XX/AA-BB, Mã số của dự án tăng cường trang thiết bị: CNSH.DATTB.XX/AA-BB, Mã số của dự án đào tạo: CNSH. DAĐT.XX/AA-BB, trong đó: ĐT là ký hiệu đề tài; DASXTN ký hiệu dự án sản xuất thử nghiệm; DATTB ký hiệu dự án tăng cường trang thiết bị, DANCN ký hiệu dự án nhập công nghệ; DAĐT ký hiệu dự án đào tạo; nhóm chữ số XX là số thứ tự của đề tài/dự án; nhóm chữ số AA là số biểu thị năm bắt đầu thực hiện đề tài/dự án;nhóm chữ số BB là số hiển thị năm kết thúc của đề tài/dự án. Điều 4: Thông tin về Chương trình và đề tài/dự án thuộc Chương trình 1. Thông tin về chương trình, đề tài/dự án được thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo Nông nghiệp, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang điện tử của Vụ Khoa học công nghệ hoặc trang điện tử của Chương trình; 2. Ban điều hành Chương trình, Văn phòng thường trực Ban điều hành Chương trình, Vụ Khoa học công nghệ, các Cục, Vụ có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức chủ trì và Chủ nhiệm đề tài/dự án có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến và chuyển giao vào sản xuất các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Chương trình. Chương 2: TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH Điều 5: Tổ chức bộ máy của Chương trình 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng Bộ/Ngành, địa phương chủ quản của Tổ chức chủ trì đề tài/dự án; Ban điều hành Chương trình; Tổ chức chủ trì và Chủ nhiệm đề tài/dự án thuộc chương trình có trách nhiệm tổ chức triển khai Chương trình; 2. Tổ chức bộ máy của Chương trình gồm: a. Ban điều hành Chương trình (sau đây gọi tắt là Ban điều hành) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng ban. Các thành viên Ban điều hành được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở có sự thoả thuận bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan chủ quản quản lý nhân sự. Các thành viên Ban điều hành được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định hiện hành; b. Văn phòng thường trực Ban điều hành Chương trình (sau đây gọi tắt là Văn phòng thường trực) là tổ chức giúp việc cho Ban điều hành đặt tại Vụ Khoa học công nghệ do Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập, chịu trách nhiệm làm đầu mối giải quyết các nội dung của Chương trình. Cán bộ của Văn phòng thường trực gồm Chánh Văn phòng do Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ và 04 cán bộ giúp việc. Văn phòng thường trực có thể thuê thêm lao động hợp đồng tùy theo nhu cầu. Văn phòng thường trực có tài khoản riêng và được sử dụng con dấu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho các hoạt động của Chương trình; c. Các Ban chuyên môn được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập trên cơ sở các nhiệm vụ trọng điểm của Chương trình. Thành viên của Ban chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định; d. Các Vụ, Cục chuyên ngành và đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Bộ trưởng quản lý Chương trình trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qui định. Điều 6: Quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1. Chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020"; 2. Phê duyệt danh mục các đề tài/dự án, Tổ chức chủ trì và Chủ nhiệm đề tài/dự án thuộc Chương trình; 3. Thành lập các hội đồng khoa học công nghệ hoặc mời chuyên gia độc lập tư vấn tuyển chọn, đánh giá hồ sơ thuyết minh đề tài/dự án thuộc Chương trình; 4. Phê duyệt nội dung, quyết toán kinh phí của các đề tài/dự án, các nội dung và kinh phí hoạt động chung của Chương trình; 5. Phê duyệt tổng hợp dự toán kinh phí của Chương trình trong tổng dự toán kinh phí hàng năm của Bộ; giao dự toán kinh phí hoạt động chung của Chương trình và dự toán kinh phí thực hiện các đề tài/dự án; phối hợp với Bộ Tài chính trong việc giải quyết những vấn đề về tài chính của Chương trình; 6. Phê duyệt hoặc giao nhiệm vụ cho Vụ Khoa học công nghệ phê duyệt kế hoạch và kết quả đấu thầu mua sắm thiết bị bằng kinh phí từ ngân sách Nhà nước của các đề tài/dự án thuộc Chương trình; 7. Phê duyệt điều chỉnh mục tiêu, nội dung, hạng mục kinh phí và tiến độ thực hiện các đề tài/dự án thuộc Chương trình đã được phê duyệt, đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng khi cần thiết; 8. Xác nhận khối lượng công việc đã thực hiện hàng năm của các đề tài/dự án thuộc Chương trình; 9. Thành lập các hội đồng đánh giá nghiệm thu và phê duyệt kết quả thực hiện các đề tài/dự án thuộc Chương trình ; 10. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai công tác đào tạo cán bộ ở trong và ngoài nước từ nguồn kinh phí đào tạo của Chương trình.; 11. Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả hoạt động, tổng kết Chương trình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện Chương trình. Điều 7: Quyền hạn, trách nhiệm của Ban điều hành Ban điều hành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập. Chức năng, nhiệm vụ của Ban điều hành được cụ thể hoá trong Quyết định số 412/QĐ/BNN-TCCB ngày 13 tháng 2 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quyền hạn, trách nhiệm của Ban điều hành được qui định trong "Qui chế hoạt động của Ban điều hành Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Điều 8: Quyền hạn, trách nhiệm của Văn phòng thường trực và Vụ Khoa học công nghệ 1. Soạn thảo trình Trưởng Ban điều hành kế hoạch công tác của Ban điều hành, chuẩn bị điều kiện cần thiết cho các buổi làm việc của Ban điều hành; 2. Tập hợp và chuẩn bị tài liệu, nội dung cùng các điều kiện cần thiết khác cho các buổi làm việc của các Ban chuyên môn; 3. Tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm cho các nhiệm vụ của Chương trình để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp chung gửi Bộ Tài chính bố trí vào kế hoạch, dự toán ngân sách chung về khoa học công nghệ và tăng cường năng lực khoa học công nghệ; 4. Tổ chức và bảo đảm các điều kiện cho hoạt động tư vấn và các công việc liên quan đến việc tuyển chọn nhiệm vụ khoa học công nghệ, đánh giá xét duyệt hồ sơ thuyết minh đề tài/dự án, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện các đề tài/dự án thuộc Chương trình; 5. Phối hợp cùng Vụ tài chính ký kết hợp đồng trách nhiệm thực hiện đề tài/dự án khoa học công nghệ, giao kế hoạch tài chính hoặc cấp phát và quyết toán kinh phí thực hiện đề tài/dự án theo hợp đồng cho các Tổ chức chủ trì, Chủ nhiệm đề tài/dự án thuộc Chương trình, tổng hợp và quyết toán kinh phí hoạt động chung hàng năm của Chương trình theo đúng qui định. Đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh nội dung, kinh phí của các đề tài/dự án thuộc Chương trình khi cần thiết; 6. Tổ chức giám sát, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện và sử dụng kinh phí của các đề tài/dự án thuộc Chương trình, phát hiện, xử lý hoặc đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các biện pháp xử lý các sai sót, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình; 7. Kiến nghị điều chỉnh, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng khi khi phát hiện Tổ chức, chủ trì, Chủ nhiệm đề tài/dự án không bảo đảm đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí đối ứng và các điều kiện khác để thực hiện đề tài/dự án như đã cam kết trong hợp đồng hoặc Tổ chức chủ trì, Chủ nhiệm đề tài/dự án không đủ năng lực tổ chức quản lý thực hiện các nội dung đề tài/dự án theo hợp đồng; 8. Chuẩn bị các thủ tục thanh lý hợp đồng đối với các đề tài/dự án đã được nghiệm thu để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thanh lý hợp đồng; 9. Thẩm định, trình Bộ phê duyệt hoặc trực tiếp phê duyệt các dự án đầu tư trang thiết bị từ nguồn vốn của Chương trình và kết quả đầu thầu trang thiết bị theo nhiệm vụ được giao của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 10. Tổng hợp và báo cáo chung về kết quả thực hiện hàng năm, báo cáo định kỳ 5 năm, báo cáo tổng kết và tổ chức các hội nghị định kỳ, hội nghị tổng kết hoạt động của Chương trình; 11. Thông báo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến các thành viên Ban điều hành và các tổ chức, cá nhân có liên quan; 12. Đề xuất với Ban điều hành kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khen thưởng đối với các tổ chức và cá nhân có thành tích nổi bật trong quá trình thực hiện đề tài/dự án và đề xuất các biện pháp xử lý đối với những trường hợp vi phạm quy định về tổ chức, quản lý đề tài/dự án thuộc Chương trình; 13. Định kỳ thống kê kết quả hoạt động của Chương trình, bàn giao các kết quả và tài liệu về đề tài/dự án của Chương trình cho các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 14. Xây dựng cơ sở dữ liệu về tổ chức, tài chính, hoạt động và kết quả của Chương trình; lưu giữ hồ sơ, tài liệu của Chương trình theo quy định chung. Điều 9: Trách nhiệm, quyền hạn của các Ban chuyên môn, các Vụ, Cục chuyên ngành và đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1. Ban chuyên môn thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo Quyết định thành lập của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 2. Các Cục, Vụ chuyên ngành và đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ của mình theo chức năng, nhiệm vụ đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qui định, trong đó: a. Vụ Tài chính - Hướng dẫn nghiệp vụ tài chính cho Văn phòng thường trực, các Tổ chức chủ trì và Chủ nhiệm đề tài/dự án thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý tài chính; - Chủ trì, phối hợp với Văn phòng thường trực, Vụ Khoa học công nghệ thẩm định dự toán và duyệt quyết toán kinh phí các đề tài/dự án án thuộc Chương trình; - Phối hợp với Văn phòng thường trực, Vụ Khoa học công nghệ ký kết hợp đồng trách nhiệm, giao kế hoạch tài chính hoặc cấp phát kinh phí thực hiện đề tài/dự án theo hợp đồng cho các Tổ chức chủ trì, Chủ nhiệm đề tài/dự án khoa học công nghệ thuộc Chương trình; - Tổng hợp quyết toán kinh phí hàng năm, tổng kinh phí của đề tài/dự án khi kết thúc, kinh phí hàng năm, kinh phí định kỳ và tổng kinh phí của Văn phòng thường trực và kinh phí của toàn bộ Chương trình theo đúng qui định; - Trên cơ sở kết quả đánh giá, nghiệm thu của các đề tài, dự án đã kết thúc tiến hành thủ tục kiểm kê, bàn giao tài sản đã mua sắm (nếu có) trong khuôn khổ đề tài/dự án thuộc Chương trình và Văn phòng thường trực theo qui định; b. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Văn phòng thường trực và Vụ Khoa học công nghệ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung đào theo mục tiêu của Chương trình; c. Vụ Kế hoạch bố trí kinh phí cho các dự án xây dựng cơ bản của Chương trình theo kế hoạch hàng năm, 5 năm và phối hợp với Văn phòng thường trực, Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Tài chính xây dựng, triển khai các dự án sản xuất hàng hoá "Công nghiệp công nghệ sinh học"; d. Cục Quản lý xây dựng công trình phối hợp với Văn phòng thường trực, Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính triển khai các nhiệm vụ xây dựng cơ bản của Chương trình; đ. Vụ Hợp tác quốc tế tư vấn tìm kiếm chuyên gia quốc tế giỏi, vận động quốc tế tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cán bộ... nhằm mục tiêu thực hiện tốt các nội dung của Chương trình đã được thủ tướng phê duyệt, phối hợp với Văn phòng thường trực, Vụ Khoa học công nghệ triển khai các nội dung hợp tác Quốc tế của Chương trình; e. Các Cục, Trung tâm chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ và Văn phòng thường trực tổ chức tuyên truyền, phổ biến và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Chương trình vào sản xuất. Điều 10: Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức chủ trì, Chủ nhiệm đề tài/dự án Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức chủ trì, Chủ nhiệm đề tài/dự án khoa học công nghệ thuộc Chương trình được thực hiện theo "Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn" (Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Điều 11: Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức cử người đi đào tạo và cá nhân người được cử đi đào tạo Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức cử người đi đào tạo và cá nhân người được cử đi đào tạo từ nguồn kinh phí của Chương trình được thực hiện theo các qui định hiện hành của Nhà nước và quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước. Chương 3: QUẢN LÝ KINH PHÍ, TÀI SẢN VÀ BẢN QUYỀN CÔNG NGHỆ Điều 12: Quản lý kinh phí của Chương trình 1. Chương trình được cấp hạn mức ngân sách từ nguồn Ngân sách trung ương. Kinh phí của Chương trình phải được sử dụng đúng mục đích, bảo đảm hiệu quả theo dự toán đã được phê duyệt và tuân thủ đúng các quy định về quản lý tài chính hiện hành; 2. Đối với nội dung đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài của Chương trình, Bộ Tài chính sẽ cấp kinh phí trực tiếp qua Bộ Giáo dục và Đào tạo theo cơ chế hiện hành; 3. Ngoài kinh phí cho nội dung đào tạothạc sĩ và tiến sĩ ở nướcngoài nêu ở khoản 2 điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý kinh phí của Chương trình theo những nội dung hoạt động đã được phê duyệt, trong đó: a. Vụ Tài chính có nhiệm vụ phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ và Văn phòng thường trực giao kế hoạch tài chính cho các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kinh phí thực hiện các đề tài/dự án do các đơn vị chủ trì không thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được cấp phát thông qua Văn phòng thường trực; b. Kinh phí hoạt động chung của Chương trình được sử dụng thông qua Văn phòng thường trực; 4. Đối với các dự án sử dụng vốn xây dựng cơ bản, vốn vay tín dụng trong nước, ngoài nước, vốn viện trợ (hoàn lại và không hoàn lại) được thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý các nguồn vốn này; 5. Việc quản lý chi tiêu và thanh quyết toán kinh phí của Chương trình do Vụ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo các quy định về quản lý tài chính hiện hành; 6. Mọi điều chỉnh so với mục tiêu, nội dung và dự toán kinh phí ban đầu đã được phê duyệt của Chương trình đối với đề tài/dự án phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét và phê duyệt trên cơ sở kiến nghị bằng văn bản của Tổ chức chủ trì đề tài/dự án và Vụ Khoa học công nghệ; 7. Những nội dung cụ thể về qui chế quản lý tài chính của Chương trình được quy định trong thông tư liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản quản lý tài chính hiện hành. Điều 13: Quản lý tài sản của Chương trình 1. Tài sản được đầu tư từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho đề tài/dự án là tài sản Nhà nước. Đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ mua sắm, quản lý sử dụng có trách nhiệm chấp hành đúng chế độ hiện hành về mua sắm, quản lý sử dụng tài sản Nhà nước; 2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đánh giá, nghiệm thu chính thức đề tài/dự án, đơn vị sử dụng tài sản phải báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định phương án xử lý tài sản. Điều 14: Quản lý bản quyền công nghệ 1. Với các công nghệ, nguyện vật liệu nguồn cần nhập từ nước ngoài Tổ chức chủ trì đề tài/dự án phải ký hợp đồng, trong đó nêu rõ bản quyền, nội dung và phạm vi sử dụng công nghệ để làm căn cứ cho việc phát huy kết quả của Chương trình; 2. Bản quyền của các kết quả, công nghệ được tạo ra từ các đề tài/dự án thuộc về Chương trình (nếu Chương trình đầu tư 100% kinh phí) hoặc theo tỷ lệ đầu tư từ Ngân sách tính trên tổng kinh phí của đề tài/dự án. Tổ chức chủ trì thực hiện đề tài/ dự án là đại diện cho Chương trình trong việc triển khai kết quả, đăng ký bảo hộ và các quyền khác. Chương 4: THANH TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 15: Thanh tra Hoạt động của Chương trình, đề tài, dự án chịu sự thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền. Nội dung thanh tra là các việc liên quan đến thực hiện quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Ngân sách, Pháp lệnh Kế toán – Thống kê và các văn bản luật khác có liên quan. Điều 16: Khiếu nại tố cáo Việc khiếu nại, tố cáo vi phạm qui định trong tổ chức quản lý hoạt động của Chương trình và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo qui định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Điều 17: Khen thưởng và xử lý vi phạm Việc khen thưởng và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện Chương trình được áp dụng theo "Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn" (Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN, ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Chương 5: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 18: Tổ chức thực hiện 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện Qui chế này; 2. Văn phòng thường trực, Vụ Khoa học công nghệ, các đơn vị có liên quan và cá nhân tham gia Chương trình chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này; 3. Quy chế này sẽ được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện khi xuất hiện các khó khăn, vướng mắc./.
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "12/04/2007", "sign_number": "27/2007/QĐ-BNN", "signer": "Bùi Bá Bổng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-44-2021-QD-UBND-quy-dinh-mat-do-chan-nuoi-Son-La-499156.aspx
Quyết định 44/2021/QĐ-UBND quy định mật độ chăn nuôi Sơn La
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 44/2021/QĐ-UBND Sơn La, ngày 09 tháng 12 năm 2021 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MẬT ĐỘ CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2030 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 ngày 6 năm 2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 543/TTr-SNN ngày 23 tháng 11 năm 2021. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành Quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2030 như sau: 1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2030. 2. Đối tượng áp dụng: Quyết định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sơn La. Điều 2. Quy định mật độ chăn nuôi: Mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2030 không vượt quá 1,0 đơn vị vật nuôi (ĐVN) trên ha đất nông nghiệp (ĐVN/ha). Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1.1. Trên cơ sở quy định mật độ chăn nuôi của vùng Trung du và miền núi phía Bắc được Chính phủ quy định, định kỳ hàng năm rà soát, tham mưu điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với mật độ chăn nuôi của tỉnh. 1.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện tại các huyện, thành phố đảm bảo mật độ theo quy định. Tổng hợp báo cáo từ các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố định kỳ hoặc đột xuất theo chỉ đạo của UBND tỉnh. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các chính sách quy định về đất đai cho các tổ chức, cá nhân phát triển chăn nuôi phù hợp với Quy định này. 4. UBND các huyện, thành phố 4.1. Căn cứ quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, tổ chức triển khai thực hiện; định hướng xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi của địa phương để điều chỉnh mật độ chăn nuôi phù hợp theo quy định. 4.2. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về mật độ chăn nuôi khi cần thiết. 4.3. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện mật độ chăn nuôi hàng năm về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 5. Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2021. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c); - TT Tỉnh ủy (b/c); - TT HĐND tỉnh (b/c); - Chủ tịch UBND tỉnh; - Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Như Điều 4; - Trung tâm Thông tin tỉnh; - Lưu: VT, Mạnh-KT, 02 bản. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thành Công
{ "issuing_agency": "Tỉnh Sơn La", "promulgation_date": "09/12/2021", "sign_number": "44/2021/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Thành Công", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-15-2020-QD-UBND-phoi-hop-lien-nganh-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-Dak-Nong-445812.aspx
Quyết định 15/2020/QĐ-UBND phối hợp liên ngành nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Đắk Nông
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 15/2020/QĐ-UBND Đắk Nông, ngày 09 tháng 6 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi; Căn cứ Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 36/TTr-STP ngày 29 tháng 4 năm 2020. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp liên ngành trong giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2020 và thay thế Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Cục KTVB - Bộ Tư pháp; - Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp; - Cục công tác phía Nam - Bộ Tư pháp; - TT. Tỉnh ủy; - UBMTTQVN tỉnh; - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - Các PCVP UBND tỉnh; - Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; - Báo Đắk Nông; - Trung tâm lưu trữ - Sở Nội vụ; - Công báo tỉnh; - Cổng thông tin điện từ tỉnh; - Lưu: VT, NCKSTT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Xuân Hải QUY CHẾ PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định nguyên tắc, hình thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Điều 2. Nguyên tắc phối hợp 1. Tuân thủ quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi mà Việt Nam là thành viên. 2. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, đơn vị phối hợp. 3. Bảo đảm tính chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời trong quá trình phối hợp. Điều 3. Hình thức phối hợp 1. Trao đổi ý kiến bằng văn bản hoặc báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp. 2. Tổ chức hợp liên ngành. 3. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết. 4. Kiểm tra, thanh tra tình hình thi hành pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 5. Các hình thức phù hợp khác theo quy định của pháp luật. Chương II NỘI DUNG PHỐI HỢP TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Điều 4. Phối hợp trong việc lập biên bản trẻ em bị bỏ rơi và lập hồ sơ đề nghị tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi vào cơ sở nuôi dưỡng 1. Ngay sau khi nhận được thông báo về việc trẻ em bị bỏ rơi, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ. 2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người tạm thời nuôi dưỡng trẻ em. Trường hợp không có người nhận tạm thời nuôi dưỡng trẻ em thì Ủy ban nhân dân cấp xã liên hệ ngay với cơ sở nuôi dưỡng trẻ em gần nhất để tiến hành thủ tục tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi theo thủ tục tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp. Trường hợp người tạm thời nuôi dưỡng không còn đủ khả năng tiếp tục nuôi dưỡng, hoặc không còn nguyện vọng tiếp tục tạm thời nuôi dưỡng, hoặc hết thời hạn thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em mà không tìm được cha, mẹ đẻ hoặc không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em bị bỏ rơi lập hồ sơ đề nghị tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi vào cơ sở nuôi dưỡng. 3. Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 07 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Điều 5. Phối hợp trong việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội 1. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị tiếp nhận trẻ em Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Hội đồng xét duyệt cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các quy trình giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định số 103/2017/NĐ- CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội. 2. Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm tiếp nhận trẻ theo văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp đối tượng không được tiếp nhận vào cơ sở thì người đứng đầu cơ sở phải trả lời ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 6. Phối hợp trong việc rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi 1. Hàng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm rà soát, đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi đối với các trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa đang được cá nhân, gia đình, tổ chức tạm thời nuôi dưỡng hoặc chăm sóc thay thế. Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết hoặc hướng dẫn giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. 2. Cơ sở nuôi dưỡng đánh giá việc trẻ em cần được làm con nuôi đối với trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa đang được nuôi dưỡng tại cơ sở. Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định, xin ý kiến của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có ý kiến gửi Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ trẻ em. 3. Khi tiếp nhận hồ sơ trẻ em, nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận con nuôi đối với trẻ em không thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ thì Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo tìm người nhận trẻ em làm con nuôi. Việc thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em trên địa bàn tỉnh được thực hiện trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh 03 lần liên tiếp, đồng thời đăng tải trên Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp trong suốt thời gian thông báo. Sau thời hạn 60 ngày nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế cho Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp. 4. Đối với trẻ em thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 24/2019/NĐ-CP thì Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi và gửi Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp 01 bộ hồ sơ để tìm người nhận con nuôi đích danh có điều kiện phù hợp với việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em. Điều 7. Phối hợp trong việc xác minh hồ sơ của trẻ em thuộc đối tượng cần tìm gia đình thay thế 1. Sở Tư pháp có trách nhiệm đề nghị Công an tỉnh xác minh nguồn gốc trẻ em đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi ở nước ngoài. 2. Công an tỉnh có trách nhiệm thực hiện xác minh và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp. Nội dung trả lời xác minh của Công an tỉnh cần nêu rõ nguồn gốc trẻ em, phải khẳng định có xác định được hay không xác định được cha, mẹ đẻ. Trường hợp xác định được cha, mẹ đẻ của trẻ em thì trong công văn trả lời nêu rõ họ, tên, nơi cư trú của cha, mẹ đẻ để Sở Tư pháp tiến hành thủ tục lấy ý kiến của những người liên quan theo quy định của pháp luật. 3. Công an tỉnh rút ngắn tối đa thời hạn xác minh nguồn gốc của trẻ em thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 24/2019/NĐ-CP để tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo sớm tìm được gia đình thay thế ở nước ngoài và được chữa trị, chăm sóc sức khỏe trong điều kiện y tế hiện đại. Điều 8. Phối hợp trong việc xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài 1. Sở Tư pháp có trách nhiệm xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài gửi Cục con nuôi, Bộ Tư pháp sau khi đã tiến hành kiểm tra, thẩm định hồ sơ trẻ em, đối chiếu với các quy định về đối tượng, độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi và các trường hợp cụ thể khác theo quy định; việc xác nhận được thực hiện bằng văn bản đối với từng trường hợp cụ thể. 2. Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi nước ngoài, trên cơ sở kết quả xác minh của Công an tỉnh, trường hợp có thông tin của cha, mẹ đẻ của trẻ thì Sở Tư pháp liên hệ để tiến hành lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ trước khi xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi. 3. Trường hợp không thể liên hệ được, Sở Tư pháp thực hiện niêm theo quy định, đồng thời có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của cha, mẹ đẻ thực hiện niêm yết. 4. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của cha, mẹ đẻ có trách nhiệm thực hiện việc niêm yết theo quy định sau khi nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp. Điều 9. Phối hợp trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài Việc giới thiệu trẻ em không thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 24/2019/NĐ-CP làm con nuôi nước ngoài phải bảo đảm các căn cứ giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài quy định tại Điều 35 Luật Nuôi con nuôi và thực hiện như sau: 1. Trường hợp họp liên ngành thì thành phần gồm đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp (chủ trì cuộc họp); đại diện Lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; đại diện Lãnh đạo Sở Y tế; đại diện Lãnh đạo Công an tỉnh; đại diện Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; đại diện cơ sở trợ giúp xã hội. Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp có thể mời chuyên gia y tế, tâm lý, gia đình, xã hội tham gia ý kiến để liên ngành xem xét tư vấn việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi cho các đại biểu tham gia hợp liên ngành ít nhất 03 ngày trước ngày họp phương án giới thiệu trẻ em kèm theo phụ lục tóm tắt hồ sơ của trẻ em và hồ sơ của người nhận con nuôi. Trong cuộc họp, các đại biểu tham gia họp liên ngành cho ý kiến, thảo luận về các phương án giới thiệu trẻ em cho người nhận con nuôi. Đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp chủ trì họp liên ngành tổng hợp ý kiến và kết luận về phương án giới thiệu trẻ em. Căn cứ vào kết luận của cuộc họp liên ngành, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài. 2. Trường hợp trao đổi ý kiến bằng văn bản thì Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi công văn kèm theo phụ lục tóm tắt hồ sơ của trẻ em và hồ sơ của người nhận con nuôi cho các cơ quan, ban, ngành tại khoản 1 Điều này đề nghị cho ý kiến về các phương án giới thiệu trẻ em cho người nhận con nuôi. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, các cơ quan, ban, ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi Sở Tư pháp. Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu hoặc giải trình ý kiến của các cơ quan, ban, ngành và báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài. 3. Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý việc giới thiệu, Sở Tư pháp có văn bản báo cáo Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp kèm theo văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh. Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh không đồng ý việc giới thiệu trẻ, Sở Tư pháp tiến hành giới thiệu lại. Sau 03 tháng kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh không đồng ý mà Sở Tư pháp không giới thiệu được thì Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi trả lại hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi cho Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp kèm theo văn bản nêu rõ lý do. Điều 10. Phối hợp trong tiếp nhận hỗ trợ nhân đạo 1. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở nuôi dưỡng khi tiếp nhận các khoản hỗ trợ, tặng cho của cha mẹ nuôi nước ngoài và của tổ chức con nuôi nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tài chính (thực hiện ghi sổ sách, có phiếu thu, chứng từ ...) để bảo đảm tính minh bạch về tài chính, bảo đảm sử dụng đúng mục đích của các khoản hỗ trợ nhằm bổ sung cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và cải thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu, lợi ích của trẻ em. 2. Định kỳ hoặc theo yêu cầu, cơ sở nuôi dưỡng báo cáo tình hình sử dụng chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài và việc tiếp nhận, sử dụng, quản lý các khoản hỗ trợ nhân đạo theo quy định của pháp luật. Báo cáo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đồng thời gửi Sở Tư pháp tổng hợp để báo cáo Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của cha mẹ nuôi và tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tư pháp 1. Chủ trì tổ chức thực hiện Quy chế này. 2. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo đề nghị của cơ quan phối hợp. 3. Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoặc đề xuất nội dung phối hợp liên ngành trong việc giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh. 4. Chủ động chuẩn bị nội dung, tổ chức các cuộc hợp liên ngành thường kỳ, đột xuất hoặc trao đổi ý kiến liên ngành bằng văn bản để bảo đảm hiệu quả của công tác giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện cho các cuộc họp liên ngành do Sở Tư pháp chủ trì. 5. Đôn đốc, theo dõi, đánh giá về công tác phối hợp. 6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hợp liên ngành để tổng kết, đánh giá kết quả việc thực hiện Quy chế, những vướng mắc, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Điều 12. Trách nhiệm của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các cơ sở nuôi dưỡng và các cơ quan có liên quan 1. Tham gia, thực hiện theo tiến độ, bảo đảm chất lượng các nội dung phối hợp. 2. Cử cán bộ tham gia hợp liên ngành và tham gia Đoàn công tác liên ngành (nếu có) và tạo điều kiện cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ được giao. 3. Đôn đốc, theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện công tác phối hợp trong lĩnh vực quản lý của mình, gửi cơ quan chủ trì tổng hợp, xây dựng báo cáo chung theo Quy chế này. Điều 13. Trách nhiệm của Công an tỉnh Xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi nước ngoài; chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Điều 14. Trách nhiệm của Sở Y tế 1. Sở Y tế hướng dẫn, kiểm tra chặt chẽ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc việc cấp các giấy tờ về sự kiện sinh, tử đúng theo quy định của pháp luật để tránh tình trạng làm hồ sơ giả cho trẻ em làm con nuôi, mua bán trẻ em. 2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạo điều kiện thuận lợi trong trường hợp có xác minh lai lịch trẻ em bị bỏ rơi tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc các sự kiện sinh, tử khác theo yêu cầu của Công an tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Sở Tư pháp. Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã 1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi trên địa bàn. 2. Thực hiện đúng các nội dung phối hợp quy định tại Chương II Quy chế này. Điều 16. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan Các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao triển khai thực hiện Quy chế này. Điều 17. Kinh phí thực hiện 1. Các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xác định nội dung nhiệm vụ, khối lượng công việc cần thực hiện của mình trong năm, chủ động cân đối từ nguồn dự toán được giao để triển khai thực hiện theo phân cấp. Đối với các nhiệm vụ thường xuyên thuộc chức năng các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí thường xuyên theo định mức để thực hiện. 2. Đối với kinh phí Trung ương bổ sung cho tỉnh để nâng cao chất lượng dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng phương án phân bổ theo đúng quy định, gửi Tài chính tổng hợp để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. 3. Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách bảo đảm cho việc thực hiện các nhiệm vụ khác theo Quy chế này chưa được bố trí kinh phí. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan phối hợp có trách nhiệm gửi văn bản phản ánh về Sở Tư pháp để kịp thời tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đắk Nông", "promulgation_date": "09/06/2020", "sign_number": "15/2020/QĐ-UBND", "signer": "Trần Xuân Hải", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-432-QD-UBND-2021-sua-doi-Quyet-dinh-210-QD-UBND-tinh-Tuyen-Quang-484347.aspx
Quyết định 432/QĐ-UBND 2021 sửa đổi Quyết định 210/QĐ-UBND tỉnh Tuyên Quang
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 432/QĐ-UBND Tuyên Quang, ngày 03 tháng 8 năm 2021 QUYẾT ĐỊNH SỬA ĐỔI MỘT SỐ NỘI DUNG TẠI KHOẢN 5 ĐIỀU 1 QUYẾT ĐỊNH SỐ 210/QĐ-UBND NGÀY 29/5/2020 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG VỀ VIỆC SẮP XẾP LẠI CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH TUYÊN QUANG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 /6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị quyết số 39-NQ/TU ngày 03/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức và cán bộ; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 31/TTr-SCT ngày 30/6/2021 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Báo cáo số 273/BC-SNV ngày 30/6/2021. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi một số nội dung tại khoản 5 Điều 1 Quyết định số 210/QĐ-UBND ngày 29/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang như sau: 1. Sửa đổi điểm a thành: “a) Lãnh đạo Sở, gồm: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc”. 2. Sửa đổi điểm b thành: “b) Các Phòng và tương đương thuộc Sở (mỗi đơn vị có tối thiểu 05 biên chế công chức trở lên trừ Thanh tra Sở)...” Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Công Thương; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Thường trực Tỉnh ủy; - Chủ tịch UBND tỉnh; - Phó CT UBND tỉnh; - Ban Tổ chức Tỉnh ủy; - Như Điều 2; - TP Nội chính; - Lưu: VT, NC (Thg). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Sơn
{ "issuing_agency": "Tỉnh Tuyên Quang", "promulgation_date": "03/08/2021", "sign_number": "432/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Sơn", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-4055-QD-BKHCN-cong-bo-Tieu-chuan-quoc-gia-ong-thep-2015-311361.aspx
Quyết định 4055/QĐ-BKHCN công bố Tiêu chuẩn quốc gia ống thép 2015
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 4055/QĐ-BKHCN Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Công bố 10 Tiêu chuẩn quốc gia sau đây: 1. TCVN 11221:2015 ISO 559:1991 Ống thép cho đường nước và đường nước thải 2. TCVN 11222 :2015 ISO 3304:1985 Ống thép không hàn, đầu bằng, kích thước chính xác - Điều kiện kỹ thuật khi cung cấp 3. TCVN 11223:2015 ISO 3305:1985 Ống thép hàn, đầu bằng, kích thước chính xác - Điều kiện kỹ thuật khi cung cấp 4. TCVN 11224:2015 ISO 3306:1985 Ống thép hàn nguyên bản, đầu bằng, định cỡ chính xác - Điều kiện kỹ thuật khi cung cấp 5. TCVN 11225:2015 ISO 6761:1981 Ống thép - Chuẩn bị đầu ống và phụ tùng nối ống để hàn 6. TCVN 11226:2015 ISO 9095:1990 Ống thép - Ghi nhãn theo ký tự quy ước và mã màu để nhận biết vật liệu 7. TCVN 11227-1:2015 ISO 10799-1:2011 Thép kết cấu hàn, mặt cắt rỗng tạo hình nguội từ thép không hợp kim và thép hạt mịn - Phần 1: Điều kiện kỹ thuật khi cung cấp 8. TCVN 11227-2:2015 ISO 10799-2:2011 Thép kết cấu hàn, mặt cắt rỗng tạo hình nguội từ thép không hợp kim và thép hạt mịn - Phần 2: Kích thước và đặc tính mặt cắt 9. TCVN 11228-1:2015 ISO 12633-1:2011 Thép kết cấu rỗng được gia công nóng hoàn thiện từ thép không hợp kim và thép hạt mịn - Phần 1: Điều kiện kỹ thuật khi cung cấp 10. TCVN 11228-2:2015 ISO 12633-2:2011 Thép kết cấu rỗng được gia công nóng hoàn thiện từ thép không hợp kim và thép hạt mịn - Phần 2: Kích thước và đặc tính mặt cắt Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - Vụ PC; - Lưu: VT, TĐC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Việt Thanh
{ "issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ", "promulgation_date": "31/12/2015", "sign_number": "4055/QĐ-BKHCN", "signer": "Trần Việt Thanh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Nghi-quyet-04-2009-NQ-HDND-sua-doi-che-do-chi-cong-tac-pho-cap-Trung-hoc-Khanh-Hoa-275198.aspx
Nghị quyết 04/2009/NQ-HĐND sửa đổi chế độ chi công tác phổ cập Trung học Khánh Hòa
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 04/2009/NQ-HĐND Nha Trang, ngày 30 tháng 3 năm 2009 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC SỬA ĐỔI NGHỊ QUYẾT SỐ 44/2006/NQ-HĐND NGÀY 18 THÁNG 12 NĂM 2006 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA VỀ CHẾ ĐỘ CHI CÔNG TÁC PHỔ CẬP BẬC TRUNG HỌC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA KHÓA IV, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 4 Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Sau khi xem xét Tờ trình số 1293/TTr-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Báo cáo thẩm tra số 05/BC-BVHXH ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Ban Văn hóa - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Sửa đổi Nghị quyết số 44/2006/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về chế độ chi cho công tác phổ cập bậc Trung học, cụ thể: 1. Sửa đổi Khoản 1 Điều 1 như sau: Sĩ số lớp học “Đối với các xã, phường, thị trấn còn lại ít nhất 10 học viên/lớp (tính cả số học viên thi hỏng tốt nghiệp hoặc lưu ban)”. 2. Sửa đổi Điểm a Khoản 3 Điều 1 như sau: Chi cho giáo viên, quản lý “Đối với giáo viên thuộc biên chế của ngành giáo dục dạy các lớp phổ cập thanh toán làm ngoài giờ theo đơn giá được quy định tại Thông tư liên Bộ số 50/TTLB-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2008 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính. Số tiết dạy của giáo viên các lớp phổ cập không trừ vào giờ tiêu chuẩn giảng dạy ở các lớp chính quy”. 3. Sửa đổi Điểm a Khoản 5 Điều 1 như sau: “Thù lao cho người vận động học viên ra lớp và duy trì kết quả học tập đến hết năm học: 45.000 đồng/học viên/năm học”. Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này. Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này theo các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa IV, kỳ họp chuyên đề lần thứ 4 thông qua./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần An Khánh
{ "issuing_agency": "Tỉnh Khánh Hòa", "promulgation_date": "30/03/2009", "sign_number": "04/2009/NQ-HĐND", "signer": "Trần An Khánh", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-05-2024-QD-UBND-Quy-che-lam-viec-Uy-ban-nhan-dan-tinh-Dong-Nai-nhiem-ky-2021-2026-597921.aspx
Quyết định 05/2024/QĐ-UBND Quy chế làm việc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021 2026
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 05/2024/QĐ-UBND Đồng Nai, ngày 18 tháng 01 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI NHIỆM KỲ 2021 - 2026 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước; Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 112l/TTr- VP ngày 12 tháng 01 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021 - 2026. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2024 và thay thế Quyết định số 57/2016/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2016-2021. Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Nội vụ; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai; - Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Văn phòng Tỉnh ủy; - Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; - Chánh, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; - Lưu: VT, các Phòng, Ban, Trung tâm, Cổng. NĐKC 65 bản TM. ỦY BAN NHÂN DÂN Q. CHỦ TỊCH Võ Tấn Đức QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI NHIỆM KỲ 2021 - 2026 (Kèm theo Quyết định số 05/2024/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh 1. Quy chế này quy định về nguyên tắc làm việc; chế độ trách nhiệm, phạm vi, cách thức, trình tự giải quyết công việc, quan hệ công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có quan hệ làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chịu sự điều chỉnh của Quy chế này. Điều 2. Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa đảm bảo phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể Ủy ban nhân dân tỉnh, vừa đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Giải quyết công việc đúng quy định của pháp luật; sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh và sự phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể xã hội trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 3. Trong phân công giải quyết công việc, mỗi việc chỉ được giao một cơ quan, đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Cấp trên không làm thay công việc cấp dưới, tập thể không làm thay công việc cá nhân và ngược lại. Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, Thủ trưởng cơ quan được giao công việc phải chịu trách nhiệm về tiến độ, kết quả công việc được phân công. 4. Trong thực thi nhiệm vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào phạm vi, thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh; bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. 5. Công khai, minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; thực hiện nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, liêm chính, phục vụ Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân. Chương II TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI, CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC Điều 3. Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết công việc theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung) và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, kết luận của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với các vấn đề sau: a) Các vấn đề trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua theo quy định; b) Quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh dài hạn và hàng năm; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách của tỉnh hàng năm; quyết toán ngân sách nhà nước; c) Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh hàng tháng, quý, 06 tháng, cả năm và những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; d) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; việc thành lập mới các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; đ) Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm; kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và việc thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh; e) Những vấn đề mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; g) Những vấn đề cần thiết khác theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Thảo luận và quyết định từng vấn đề tại phiên họp Ủy ban nhân dân thường kỳ hoặc chuyên đề; b) Đối với một số vấn đề do yêu cầu cấp bách hoặc không nhất thiết phải thảo luận tập thể tại phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh, theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh gửi toàn bộ hồ sơ và Phiếu xin ý kiến đến từng Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh để xin ý kiến. Trong 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Phiếu lấy ý kiến, các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh phải có ý kiến bằng văn bản. Sau thời hạn nêu trên, các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh không có ý kiến thì xem như đồng ý và chịu trách nhiệm với Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đó. c) Các quyết định tập thể của Ủy ban nhân dân tỉnh phải được trên 50% tổng số Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý thông qua. Khi biểu quyết tại phiên họp cũng như khi dùng Phiếu lấy ý kiến, nếu số ý kiến đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Trường hợp cuộc họp vắng Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh mà ý kiến đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được giao chủ trì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh được thảo luận dân chủ và có quyền bảo lưu ý kiến nhưng phải thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh; d) Nếu vấn đề chưa được đa số ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý (dưới 50% tổng số Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh) thì Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đưa vấn đề ra phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh gần nhất để thảo luận thêm trước khi xử lý; đ) Trong trường hợp gấp, thời gian chỉ còn dưới 05 ngày thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ lấy ý kiến Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để quyết định và báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân tỉnh tại phiên họp gần nhất! Điều 4. Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung) và những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; cùng các Ủy viên khác của Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, trước Nhân dân địa phương và trước pháp luật. 2. Cách thức giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp giải quyết công việc hoặc phân công Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thay mặt Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết công việc trên cơ sở hồ sơ trình của sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân và được tổng hợp trong Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh triệu tập, chủ trì và quyết định các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh; c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp hoặc phân công Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thay mặt Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và cơ quan liên quan để giải quyết công việc thường xuyên; d) Trong trường hợp xét thấy cần thiết do tính chất quan trọng, cấp bách của công việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo trực tiếp Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; đ) Giao Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; e) Thay mặt Ủy ban nhân dân tỉnh ký các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh; ban hành quyết định, chỉ thị theo thẩm quyền và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa phương; g) Ủy quyền cho một Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh thay mặt Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chương trình, đề án, dự thảo, báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh trước Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan khác theo quy định; h) Thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành để chỉ đạo đối với một số vấn đề phức tạp, quan trọng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều địa phương và phải xử lý trong thời gian dài; i) Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đi vắng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy nhiệm cho một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thay mặt Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh và giải quyết công việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách theo quy định; Khi một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đi vắng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp giải quyết công việc hoặc phân công một Phó Chủ tịch khác giải quyết công việc thay Phó Chủ tịch đi vắng. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo kịp thời các nội dung ủy quyền và kết quả giải quyết công việc cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đi vắng được biết. k) Ngoài các cách thức trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết công việc thông qua: Đi công tác; kiểm tra, đôn đốc tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật tại địa phương, cơ sở; giải trình, trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; trả lời kiến nghị của cử tri; họp báo; tiếp công dân và các cách thức khác theo quy định của pháp luật. l) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thể điều chỉnh việc phân công giữa các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh trong phiên họp gần nhất. Điều 5. Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm cá nhân trước Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết công việc theo các nguyên tắc sau: a) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực công tác và phạm vi quyền hạn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công; b) Trong phạm vi lĩnh vực công việc được giao, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, nhân danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi giải quyết công việc và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, trước pháp luật về những quyết định của mình. 2. Cách thức giải quyết công việc của các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh a) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp giải quyết công việc trên cơ sở hồ sơ trình của sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân và được tổng hợp trong Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Chủ trì giải quyết những vấn đề cần phối hợp liên ngành và xem xét, giải quyết những kiến nghị của các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi được phân công; c) Chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan để xem xét trước khi quyết định; d) Chỉ đạo, theo dõi và giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; ký thay Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các văn bản thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi các lĩnh vực, công việc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công; đ) Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các đề án phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tế tại địa phương, mang tính khả thi và hiệu quả cao; e) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động giải quyết công việc đã được phân công; nếu có phát sinh những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm phải kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; trong thực thi nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khác thì trực tiếp phối hợp với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đó để giải quyết hoặc phối hợp giải quyết thông qua Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Trường hợp giữa các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh còn có ý kiến khác nhau thì Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đang chủ trì giải quyết công việc đó báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định; g) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký thay Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Quy chế này hoặc khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy nhiệm. 3. Hàng tuần các Phó Chủ tịch tổng hợp tình hình công việc mình phụ trách báo cáo Chủ tịch tại cuộc họp giao ban của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong chỉ đạo điều hành, nếu có vấn đề liên quan hoặc thuộc lĩnh vực Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp phụ trách, những vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch, những vấn đề chưa được quy định, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động đề xuất, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Nếu vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đưa ra phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh thảo luận, quyết định. Điều 6. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao và chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về công tác chuyên môn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương quản lý chuyên ngành; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh khi được yêu cầu. 2. Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các công việc sau: a) Công việc thuộc thẩm quyền, chức năng được pháp luật quy định; b) Giải quyết những kiến nghị của các tổ chức, cá nhân thuộc chức năng, thẩm quyền; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh những việc vượt thẩm quyền hoặc những việc đã phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết nhưng ý kiến chưa thống nhất; c) Tham gia đề xuất ý kiến về những công việc chung của Ủy ban nhân dân tỉnh và thực hiện một số công việc cụ thể theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương quản lý chuyên ngành; chịu trách nhiệm toàn bộ tính pháp lý khi đề xuất nội dung công việc thuộc chuyên môn được phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. d) Tham gia ý kiến với các cơ quan chuyên môn khác cùng cấp và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để xử lý các vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền; đ) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu, tổ chức của cơ quan theo quy định của pháp luật; e) Thực hiện công tác cải cách hành chính trong nội bộ cơ quan và tham gia công tác cải cách hành chính của địa phương. 3. Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quyết định, chỉ đạo của cấp trên. Trường hợp chậm hoặc không thực hiện được phải kịp thời báo cáo rõ lý do. Khi có căn cứ là quyết định đó trái pháp luật, thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định. 4. Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp thường kỳ hoặc chuyên đề của Ủy ban nhân dân tỉnh; thảo luận và biểu quyết những vấn đề được đưa ra phiên họp hoặc phiếu xin ý kiến; đồng thời phải có trách nhiệm góp ý kiến đầy đủ, kịp thời với vai trò Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh đối các vấn đề, công việc mà Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh bằng văn bản. 5. Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh được Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh cung cấp đầy đủ, kịp thời về các thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 7. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các công việc sau: a) Công việc thuộc thẩm quyền, chức năng được pháp luật quy định; b) Giải quyết những kiến nghị của các tổ chức, cá nhân thuộc chức năng, thẩm quyền; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh những việc vượt thẩm quyền hoặc những việc đã phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết nhưng ý kiến chưa thống nhất; c) Thực hiện một số công việc cụ thể theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; tham gia ý kiến với các cơ quan chuyên môn khác cùng cấp và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để xử lý các vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền; d) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu, tổ chức của cơ quan theo quy định của pháp luật; đ) Thực hiện công tác cải cách hành chính trong nội bộ cơ quan và tham gia công tác cải cách hành chính của địa phương. 2. Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quyết định, chỉ đạo của cấp trên. Trường hợp chậm hoặc không thực hiện được phải kịp thời báo cáo rõ lý do. Khi có căn cứ là quyết định đó trái pháp luật, thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định. Điều 8. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ được quy định theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các nhiệm vụ sau: 1. Giúp Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nắm tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh và của các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng tại địa phương; tổng hợp tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh và báo cáo tại các cuộc họp giao ban hàng tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đề xuất với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh việc phân công các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, báo cáo những vấn đề về chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý và các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Quản lý Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai và khai thác, cung cấp thông tin lên Cổng Thông tin điện tử tỉnh phục vụ chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Thống nhất quản lý và sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân tỉnh, ứng dụng công nghệ tin học để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính và trao đổi thông tin giữa các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. 3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện. 4. Là Người phát ngôn chính thức về các vấn đề liên quan đến thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh. 5. Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm điểm việc thực hiện Quy chế làm việc. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp xây dựng Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh. Điều 9. Quan hệ phối hợp công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Trong hoạt động của mình, Ủy ban nhân dân tỉnh phải giữ mối liên hệ thường xuyên với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan có liên quan của Trung ương, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các Ban Đảng Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chuẩn bị chương trình, nội dung làm việc của kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, các báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân tỉnh; dự thảo các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thuộc phạm vi, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh; giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương; nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. 3. Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhân dân, vận động Nhân dân tham gia xây dựng, củng cố chính quyền vững mạnh, tự giác thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ủy ban nhân dân tỉnh và các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh. 4. Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, tuyên truyền giáo dục pháp luật; thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chương III CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Điều 10. Các loại Chương trình công tác 1. Chương trình công tác năm gồm hai phần: a) Phần một: Thể hiện tổng quát các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp lớn của Ủy ban nhân dân tỉnh trên tất cả các lĩnh vực công tác. b) Phần hai: Bao gồm nội dung các phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân tỉnh và danh mục các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và những vấn đề cần trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong năm. 2. Chương trình công tác quý bao gồm: Nội dung phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân tỉnh và danh mục các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các vấn đề trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong quý. 3. Chương trình công tác tháng bao gồm: Nội dung phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân tỉnh và danh mục các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các vấn đề trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong tháng. 4. Chương trình công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bao gồm: Các hoạt động của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch theo từng ngày trong tuần. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thảo luận và giải quyết những nội dung công việc có trong chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, trừ trường hợp đột xuất, cấp bách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Điều 11. Trình tự xây dựng Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Chương trình công tác năm: a) Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hàng năm, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức khác gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh danh mục những đề án, văn bản dự thảo cần trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong năm tới. Danh mục phải thể hiện rõ: Tên đề án, văn bản dự thảo, cơ quan chủ trì soạn thảo, cấp quyết định (Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh), cơ quan phối hợp soạn thảo, thời hạn trình; b) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, xây dựng dự thảo chương trình công tác năm của Ủy ban nhân dân tỉnh; chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 gửi lại cho các cơ quan có liên quan để tham gia ý kiến; c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan phải có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để hoàn chỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc trình Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua tại phiên họp thường kỳ cuối năm; d) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua chương trình công tác năm, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc ban hành và gửi các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan biết, thực hiện. 2. Chương trình công tác quý: a) Trong tháng cuối mỗi quý, các cơ quan trực thuộc phải đánh giá tình hình thực hiện chương trình công tác quý đó; rà soát các đề án, văn bản dự thảo đã ghi trong chương trình công tác năm, những vấn đề tồn đọng, vấn đề phát sinh mới để xây dựng chương trình quý sau. Văn bản đề nghị phải gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chậm nhất vào ngày 20 tháng cuối quý; b) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, xây dựng dự thảo chương trình công tác quý của Ủy ban nhân dân tỉnh, có phân theo các lĩnh vực Chủ tịch và từng Phó Chủ tịch xử lý, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Chậm nhất là ngày 25 tháng cuối quý, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải gửi chương trình công tác quý sau cho các cơ quan liên quan biết, thực hiện. 3. Chương trình công tác tháng: a) Hàng tháng, các cơ quan căn cứ vào tiến độ chuẩn bị các đề án, văn bản dự thảo đã ghi trong chương trình công tác năm, những vấn đề tồn đọng, vấn đề phát sinh mới để xây dựng chương trình tháng sau. Văn bản đề nghị phải gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chậm nhất vào ngày 20 tháng trước; b) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, xây dựng dự thảo chương trình công tác tháng của Ủy ban nhân dân tỉnh, có phân theo các lĩnh vực Chủ tịch và từng Phó Chủ tịch xử lý, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Chậm nhất là ngày 25 hàng tháng, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải gửi chương trình công tác tháng sau cho các cơ quan liên quan biết, thực hiện. 4. Chương trình công tác tuần: Căn cứ chương trình công tác tháng và chỉ đạo của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo chương trình công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và thông báo cho các cơ quan liên quan biết chậm nhất vào sáng thứ Hai. Các cơ quan, đơn vị khi có đề nghị Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì làm việc hoặc tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, kiểm tra, giám sát... để giải quyết công việc trong tuần, phải có văn bản đăng ký với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, chậm nhất vào thứ Năm tuần trước. 5. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải thường xuyên phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh để xây dựng chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 6. Việc điều chỉnh chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, tổ chức và yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan quản lý chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ chức, đôn đốc thực hiện chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh. Khi có sự điều chỉnh chương trình công tác, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải thông báo kịp thời cho các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan biết. Điều 12. Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác 1. Hàng tháng, quý, 06 tháng và năm, các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, kiểm điểm việc thực hiện các đề án, công việc đã ghi trong chương trình công tác; thông báo với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiến độ, kết quả xử lý các đề án, công việc do cơ quan mình chủ trì, các đề án, công việc còn tồn đọng, hướng xử lý tiếp theo; đồng thời điều chỉnh, bổ sung các đề án, công việc trong Chương trình công tác thời gian tới. 2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị các đề án của các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức khác; định kỳ 06 tháng và năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả việc thực hiện chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chương IV PHIÊN HỌP VÀ HỘI NGHỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Điều 13. Phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Ủy ban nhân dân tỉnh họp thường kỳ mỗi tháng một lần. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh họp chuyên đề trong các trường hợp sau đây: a) Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; b) Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ; c) Theo yêu cầu của ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh. Việc triệu tập, chuẩn bị, tổ chức họp và các nội dung khác liên quan đến phiên họp chuyên đề, được thực hiện như đối với phiên họp thường kỳ. Trường hợp khác, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. 3. Phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh tham dự. 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh, bảo đảm thực hiện chương trình phiên họp và những quy định về phiên họp. Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh vắng mặt, một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công chủ tọa phiên họp. 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì việc thảo luận từng nội dung trình tại phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 14. Công tác chuẩn bị phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cụ thể ngày họp, khách mời và chương trình, nội dung phiên họp. 2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ: a) Kiểm tra, tổng hợp các hồ sơ đề án, các nội dung liên quan trình ra phiên họp; b) Chuẩn bị chương trình nghị sự phiên họp, dự kiến thành phần họp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; chuẩn bị các điều kiện phục vụ phiên họp. Chậm nhất 07 ngày làm việc, trước ngày phiên họp bắt đầu, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chính thức nội dung, chương trình, thời gian họp, thành phần tham dự phiên họp và thông báo cho các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh về quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về các vấn đề trên; c) Đôn đốc Thủ trưởng cơ quan có đề án trình trong phiên họp gửi hồ sơ đề án và các văn bản liên quan. Chậm nhất 05 ngày làm việc, trước ngày phiên họp bắt đầu, cơ quan tham mưu xây dựng đề án phải gửi tài liệu đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cho trình ra phiên họp đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Số lượng tài liệu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét tại phiên họp do Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh quy định; d) Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày bắt đầu phiên họp thường kỳ và chậm nhất là 01 ngày làm việc trước ngày bắt đầu phiên họp chuyên đề. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gửi giấy mời và tài liệu họp đến các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh và đại biểu được mời họp; đ) Trường hợp đột xuất thay đổi ngày họp, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh và các đại biểu được mời họp sớm nhất có thể, trước thời gian phiên họp bắt đầu. Điều 15. Thành phần dự phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh, nếu vắng mặt phải báo cáo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý. Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh đồng thời là Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và các cơ quan khác có thể ủy nhiệm cấp phó của mình dự họp thay nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý và phải chịu trách nhiệm về ý kiến của người mình ủy nhiệm phát biểu trong phiên họp. Người dự họp thay được phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết. 2. Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, đại diện lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh; 3. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, đại diện các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đại biểu khác được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh khi bàn về các vấn đề có liên quan; 4. Đại biểu không phải là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh được phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết. Điều 16. Trình tự phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh Phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh được tiến hành theo trình tự sau: 1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo số Ủy viên Ủy ban nhân dân có mặt, vắng mặt, những người họp thay và những đại biểu được mời; nội dung và dự kiến chương trình họp. 2. Chủ tọa điều hành phiên họp. 3. Phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh thảo luận chương trình, đề án theo trình tự: a) Nếu chương trình, đề án đã được gửi đến các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh để xin ý kiến thì Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo tổng hợp kết quả, nêu rõ những vấn đề đã được thống nhất, những vấn đề chưa được thống nhất cần thảo luận và biểu quyết tại phiên họp; b) Trường hợp chương trình, đề án và Phiếu lấy ý kiến chưa được gửi trước đến các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh thì cơ quan soạn thảo chương trình, chủ đề án trình bày tóm tắt chương trình, đề án và những vấn đề cần xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh; đại diện cơ quan thẩm định phát biểu ý kiến thẩm định; c) Các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh phát biểu ý kiến, nói rõ tán thành hay không tán thành điểm nào về từng vấn đề nêu trên. Đại biểu không phải Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh được mời phát biểu ý kiến về các vấn đề liên quan trong phạm vi chương trình, đề án; d) Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề án phát biểu ý kiến tiếp thu và giải trình những điểm chưa nhất trí, những câu hỏi của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh và các đại biểu dự họp; đ) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch chủ trì thảo luận kết luận và lấy ý kiến biểu quyết của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh. Các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh phải được trên một phần hai (1/2) số Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh biểu quyết tán thành; e) Nếu thấy vấn đề thảo luận chưa rõ, chủ tọa đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chưa thông qua đề án và yêu cầu chuẩn bị thêm. 4. Biểu quyết tại phiên họp đối với những nội dung thuộc quyền quyết định của tập thể Ủy ban nhân dân tỉnh. 5. Chủ tọa phát biểu kết luận phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 17. Các hội nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước hàng năm. a) Vào tháng 12 hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị triển khai và bàn biện pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm sau và những nội dung, nhiệm vụ cần thiết khác; b) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định nội dung, thành phần, thời gian, hình thức và địa điểm tổ chức hội nghị; c) Các sở, ban, ngành, cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, báo cáo tại hội nghị theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; d) Tại hội nghị, các sở, ban, ngành chủ trì các chương trình, đề án trình bày tóm tắt nội dung và những vấn đề cần thảo luận; đ) Đại biểu tham dự họp đúng thành phần và có trách nhiệm phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan; e) Sau hội nghị, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện các công việc liên quan theo thông báo kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại hội nghị. 2. Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng tháng, quý, 6 tháng và cả năm. a) Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng tháng, quý, 6 tháng và cả năm là phiên họp thường kỳ Ủy ban nhân dân tỉnh mở rộng nhằm đánh giá và thông qua kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tháng, quý, 6 tháng và cả năm, những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quý, 6 tháng và năm tiếp theo để báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kỳ họp giữa năm và cuối năm; b) Thành phần tham dự hội nghị như quy định tại Điều 15 Quy chế này và các thành phần khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; c) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định nội dung, thành phần, thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị; d) Các sở, ban, ngành, cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, báo cáo tại hội nghị theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đ) Đại biểu tham dự họp đúng thành phần và có trách nhiệm phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan; e) Sau hội nghị, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn có liên quan theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thành các dự thảo báo cáo về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước đã được thông qua để Ủy ban nhân dân tỉnh ký, báo cáo các cơ quan có liên quan; đối với báo cáo 6 tháng và cả năm, trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định. 3. Hội nghị chuyên đề. a) Hội nghị chuyên đề được tổ chức để triển khai hoặc sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, các văn bản, cơ chế, chính sách của Trung ương; các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và các nội dung quan trọng khác của tỉnh; các công việc quan trọng trong chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trên phạm vi toàn tỉnh hoặc một số ngành, lĩnh vực nhất định; b) Căn cứ chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc đề xuất của các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Cơ quan khác được giao chủ trì nội dung chính của hội nghị, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách quyết định nội dung, thành phần, thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị; c) Các cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, báo cáo tại hội nghị theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; d) Đại biểu tham dự hội nghị đúng thành phần và có trách nhiệm phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan; đ) Tại hội nghị, cơ quan được giao chủ trì nội dung trình bày báo cáo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hội nghị điều hành thảo luận và kết luận các vấn đề cụ thể; e) Theo kết luận của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo kết luận hội nghị và cơ quan chủ trì nội dung hoàn chỉnh các văn bản có liên quan trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc ban hành. Điều 18. Thông tin về kết quả phiên họp và Hội nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức phiên họp của Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng quý, 6 tháng và cả năm. Nội dung ý kiến phát biểu kết luận của chủ tọa phiên họp hoặc kết quả biểu quyết, dự thảo thông báo kết luận Hội nghị trình xin ý kiến chủ trì thống nhất trước khi ký ban hành. Đối với các hội nghị khác của Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với cơ quan chủ trì nội dung ghi chép, ý kiến kết luận của chủ tọa và dự thảo thông báo kết luận Hội nghị trình xin ý kiến chủ trì thống nhất trước khi ký ban hành. 2. Kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng quý, 6 tháng và cả năm phải được báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và thông báo kịp thời những quyết định, kết luận của chủ tọa phiên họp gửi các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. Khi cần thiết, thông báo cho các ngành, các cấp, các tổ chức trong tỉnh về những vấn đề có liên quan. Đối với kết quả phiên họp và hội nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng và các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương thì ngay sau mỗi phiên họp, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm thông tin cho các cơ quan báo chí. Đối với kết quả các hội nghị khác của Ủy ban nhân dân tỉnh, tùy theo nội dung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thông tin đến các cơ quan có liên quan. Chương V GIẢI QUYẾT CÁC CÔNG VIỆC THƯỜNG XUYÊN CỦA CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Điều 19. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc chuẩn bị phiếu trình 1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh những vấn đề thuộc phạm vi giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và có đủ thủ tục, hồ sơ theo quy định tại Điều 23, Điều 24 Quy chế này. 2. Khi nhận được hồ sơ của các cơ quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ về thủ tục, thể thức, hình thức, nội dung văn bản và lập phiếu trình bằng giấy hoặc hồ sơ văn bản qua mạng được trình (gọi tắt là phiếu trình) giải quyết công việc, trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. a) Rà soát về mặt thủ tục: Nếu hồ sơ trình không đúng quy định, trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trả lại hồ sơ và yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trình bổ sung đủ hồ sơ theo quy định; b) Rà soát về thể thức, hình thức văn bản dự thảo: Nếu thể thức, hình thức văn bản không phù hợp, chưa đúng quy định, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với cơ quan chủ trì dự thảo hoàn chỉnh lại; c) Rà soát về nội dung, tính phù hợp của văn bản: Các sở, ngành, địa phương là đơn vị đề xuất tham mưu, chịu trách nhiệm toàn diện tính pháp lý khi đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh. Nếu hồ sơ không phù hợp quy định của pháp luật, trong 05 ngày làm việc Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trả hồ sơ lại cho đơn vị tham mưu; trường hợp không phát hiện được nội dung không phù hợp của hồ sơ thì không phải chịu trách nhiệm nội dung. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, tham mưu tổng hợp về nội dung; thẩm quyền, sự đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với vấn đề liên quan, đề xuất trình, ban hành, phê duyệt; đưa ra phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh; gửi lấy ý kiến các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh; thông báo ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh lại, lấy thêm ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định. Đối với những vấn đề có ý kiến khác nhau, chủ trì họp với cơ quan, tổ chức liên quan để trao đổi trước khi trình. Trường hợp vẫn chưa thống nhất, được bảo lưu ý kiến và trình bày rõ trong Phiếu trình, trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. 3. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải hoàn thành công việc kiểm tra và lập phiếu trình, kèm theo đầy đủ hồ sơ, tài liệu, trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 20. Cách thức giải quyết công việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết công, việc thường xuyên, chủ yếu trên cơ sở Phiếu trình của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các hồ sơ, tài liệu của cơ quan trình. 2. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến vào Phiếu trình, ký phê duyệt và chuyển lại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Đối với các hồ sơ thuộc bộ thủ tục hành chính một cửa thực hiện theo trình tự và thời gian quy định của hồ sơ một cửa. 4. Đối với các nội dung trình những vấn đề phức tạp, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thể yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trình và cơ quan liên quan trình bày thêm trước khi quyết định hoặc xin ý kiến Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho Thủ trưởng Cơ quan trình chuẩn bị nội dung và tổ chức buổi làm việc. 5. Đối với các chương trình, đề án, văn bản thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, sau khi xem xét, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch quyết định việc: a) Cho trình chương trình, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ra phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Yêu cầu chuẩn bị thêm, nếu xét thấy chương trình, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa đạt yêu cầu để trình ra phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh; c) Được phép áp dụng hình thức lấy ý kiến các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Phiếu xin ý kiến được quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 3 Quy chế này. 6. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về chương trình, đề án, văn bản dự thảo, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho Thủ trưởng cơ quan trình. a) Trường hợp phải hoàn chỉnh lại văn bản, Thủ trưởng cơ quan trình phải hoàn chỉnh lại văn bản dự thảo để trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong thời gian sớm nhất; b) Trường hợp dự thảo văn bản được Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua, trong vòng 03 ngày làm việc, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với cơ quan trình hoàn chỉnh các nội dung cần thiết để trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành. 7. Trong 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của cơ quan trình, nếu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chưa có ý kiến thì Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và thông báo cho cơ quan trình biết rõ lý do. Điều 21. Tổ chức các buổi họp, làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để xử lý công việc thường xuyên 1. Họp xử lý công việc thường xuyên. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức họp để xử lý công việc thường xuyên và những công việc phức tạp, cấp bách, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Việc tổ chức cuộc họp của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để xử lý công việc thường xuyên thực hiện theo quy định sau: a) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan dự kiến nội dung, thành phần, thời gian và địa điểm tổ chức họp, phân công các cơ quan liên quan chuẩn bị các báo cáo trình bày tại cuộc họp trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; b) Khi được sự đồng ý của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm: Gửi giấy mời cùng tài liệu họp đến các thành phần được mời; chuẩn bị địa điểm và các điều kiện phục vụ, bảo đảm an toàn cho cuộc họp; sau cuộc hợp tham mưu thông báo kết luận trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (chủ trì cuộc họp) và xin ý kiến trước khi ban hành; c) Cơ quan được phân công chuẩn bị báo cáo có trách nhiệm: Chuẩn bị kịp thời, đầy đủ tài liệu họp theo thông báo của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; chuẩn bị ý kiến giải trình về các vấn đề liên quan đến nội dung báo cáo; sau cuộc họp, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh đề án và dự thảo Thông báo kết luận của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời họp, có trách nhiệm dự đúng thành phần và phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan; đ) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành cuộc họp thảo luận, giải quyết dứt điểm từng vấn đề, công việc; e) Tại cuộc họp, người được phân công báo cáo chỉ trình bày tóm tắt báo cáo và những vấn đề cần thảo luận. 2. Họp giao ban hàng tuần giữa Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Nội dung cuộc họp giao ban gồm những vấn đề mà Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chưa xử lý được qua hồ sơ và Phiếu trình của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các vấn đề khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định ngày họp, nội dung họp. Trường hợp cần thiết có thể mời một số Thủ trưởng cơ quan chuyên môn có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham gia. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì họp giao ban. Khi Chủ tịch vắng, Phó Chủ tịch được phân công thay mặt Chủ tịch chủ trì họp giao ban. Việc tổ chức cuộc họp giao ban, thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Họp, làm việc với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: a) Khi cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh họp, làm việc với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về tình hình thực hiện chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của tỉnh, sự chấp hành chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Khi cần thiết, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh họp, làm việc với các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thuộc lĩnh vực mình phụ trách để kiểm tra, nắm tình hình, đôn đốc thực hiện chương trình công tác và chỉ đạo những vấn đề phát sinh đột xuất; c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh triệu tập Thủ trưởng một số cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố họp bàn giải quyết các vấn đề liên quan đến các cơ quan, địa phương đó; d) Việc tổ chức các cuộc họp, làm việc với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. 4. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu chỉ đạo điều hành, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có các cuộc họp chuyên đề khác. Điều 22. Tổ chức họp của các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; mời Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự họp và làm việc 1. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có quyền quyết định tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo trong phạm vi quản lý của cấp mình để thảo luận về chức năng, nhiệm vụ, công tác chuyên môn hoặc các vấn đề liên quan khác. Tất cả các cuộc họp, hội nghị, hội thảo phải thiết thực và được tổ chức ngắn gọn, tiết kiệm theo đúng quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 2. Các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khi có nhu cầu mời Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự họp hoặc làm việc phải có văn bản đăng ký trước với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để phối hợp chuẩn bị nội dung, bố trí lịch làm việc và phân công chuyên viên theo dõi, phục vụ. Đối với những vấn đề cấp bách, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp báo cáo và chủ động bố trí thời gian để Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với cơ quan, đơn vị, xử lý kịp thời vấn đề phát sinh. Chương VI THỦ TỤC TRÌNH, BAN HÀNH VĂN BẢN Điều 23. Thủ tục gửi văn bản, trình giải quyết công việc 1. Tất cả các văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phải được vào sổ văn thư của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Việc phát, chuyển công văn, tờ trình phải có ý kiến của lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi chuyển đến địa chỉ xử lý theo thẩm quyền. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức lập danh mục công văn, tờ trình theo vấn đề, nội dung các cơ quan, đơn vị mình để theo dõi, đôn đốc quá trình xử lý. 2. Các tờ trình, công văn của các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức, đoàn thể trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phải do cấp trưởng (hoặc ủy quyền cho cấp phó) ký và đóng dấu đúng thẩm quyền. 3. Trường hợp nội dung trình có liên quan đến chức năng của các cơ quan khác, trong hồ sơ trình phải có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan. Nếu đã có công văn xin ý kiến nhưng cơ quan liên quan chưa trả lời, trong hồ sơ trình phải báo cáo rõ danh sách các cơ quan chưa có ý kiến. 4. Các công văn, tờ trình, trình giải quyết công việc phải là bản chính và chỉ gửi một bản đến một địa chỉ có thẩm quyền xử lý. Nếu cần gửi đến các cơ quan có liên quan để báo cáo hoặc phối hợp thì chỉ ghi tên cơ quan đó ở phần nơi nhận văn bản. 5. Các cơ quan, tổ chức khác không thuộc phạm vi quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ tục gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về công tác văn thư và các quy định pháp luật khác có liên quan. Thủ tục gửi công văn của cơ quan, tổ chức nước ngoài đến Ủy ban nhân dân tỉnh có thể thực hiện theo thông lệ quốc tế. Điều 24. Hồ sơ trình giải quyết công việc Hồ sơ trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết công việc gồm có: 1. Đối với hồ sơ công việc thông thường Phiếu trình giải quyết công việc (theo mẫu thống nhất) của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, trình đích danh Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền giải quyết công việc (mỗi Phiếu trình chỉ gửi trình một lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh). Trong Phiếu trình phải ghi rõ nội dung trình, tên cơ quan trình; tóm tắt nội dung trình; ý kiến của các cơ quan liên quan (gồm cả những ý kiến khác nhau) về vấn đề trình; ý kiến đề xuất của chuyên viên theo dõi; ý kiến và chữ ký của lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. a) Tờ trình của cơ quan trình. b) Dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký và các dự thảo văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có) do cơ quan chủ trì soạn thảo; c) Báo cáo thẩm định của cơ quan chức năng (nếu có); d) Ý kiến của các cơ quan liên quan đến vấn đề trình; đ) Bản tổng hợp ý kiến và giải trình về nội dung dự thảo văn bản; e) Các tài liệu khác có liên quan; 2. Đối với hồ sơ văn bản quy phạm pháp luật Các sở, ngành, địa phương thực hiện theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung). Điều 25. Quy định về việc ký văn bản 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký: a) Các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Các quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; các văn bản chỉ đạo điều hành thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; c) Quyết định đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; quyết định đình chỉ thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân huyện, thành phố và đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh bãi bỏ; d) Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật; quyết định kỷ luật các tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền; đ) Tờ trình, báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh; e) Các văn bản khác theo thẩm quyền. 2. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký thay Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các văn bản thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với lĩnh vực được phân công phụ trách; trường hợp Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đi vắng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký hoặc phân công một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khác ký văn bản thuộc lĩnh vực được phân công của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đi vắng. Các văn bản, báo cáo gửi các cơ quan Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thuộc ngành, lĩnh vực được phân công và những vấn đề quan trọng thì Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến trước khi ký ban hành. Phó Chủ tịch Thường trực, ngoài thẩm quyền ký các văn bản quy định trên, còn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền ký một số văn bản nêu tại Khoản 1 Điều này. 3. Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh ngoài việc ký các văn bản thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật còn được thừa ủy quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký một số văn bản hành chính khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và có thời hạn nhất định. Người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh ngoài việc ký các văn bản thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật, được ký thừa lệnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh một số văn bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công. Việc ký và phân công lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh ký văn bản được thực hiện theo Điều 13 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư. Điều 26. Phát hành, công bố các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm phát hành các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo đúng trình tự thủ tục quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư. 2. Các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký phải được ban hành trong ngày các văn bản đó được ký, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo; Văn bản khẩn phải được phát hành và gửi ngay; bảo đảm đúng địa chỉ, đúng thủ tục; các nội dung có liên quan trực tiếp đến giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của công dân phải được thông báo hoặc niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan có liên quan giải quyết. 3. Các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh phải đăng Công báo điện tử địa phương; kịp thời cập nhật vào Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai theo quy định (trừ văn bản có nội dung thuộc danh mục bí mật Nhà nước). 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức cập nhật văn bản trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý thống nhất và tổ chức việc biên tập, xuất bản Công báo giấy và đăng tải Công báo điện tử theo quy định. Điều 27. Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật 1. Giám đốc Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. Qua kiểm tra, nếu phát hiện văn bản ban hành có dấu hiệu trái pháp luật, quy định mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế thì kịp thời kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cơ quan chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ theo đúng quy định. 2. Giám đốc Sở Tư pháp giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra theo thẩm quyền văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành. Qua kiểm tra, nếu phát hiện văn bản ban hành trái pháp luật kịp thời thông báo, đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp huyện xử lý. Chương VII KIỂM TRA VIỆC THI HÀNH VĂN BẢN Điều 28. Mục đích kiểm tra 1. Đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, các công việc được giao theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn. 2. Bảo đảm cho hoạt động chỉ đạo điều hành được thông suốt; giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong hệ thống hành chính nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện tiêu cực trong quản lý nhà nước. 3. Đề cao ý thức kỷ luật và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan và cán bộ, công chức. 4. Tăng cường sâu sát cơ sở, tổng kết rút kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành, bảo đảm cho các chủ trương chính sách đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tốt trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. 5. Kiểm tra tính khả thi của văn bản. Điều 29. Nguyên tắc kiểm tra 1. Kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên và có kế hoạch. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra quyết định kế hoạch và hình thức kiểm tra. 2. Kiểm tra phải bảo đảm dân chủ, công khai, đúng pháp luật, không gây phiền hà và không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm tra. 3. Quá trình kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra; khi kết thúc kiểm tra phải có kết luận rõ ràng, nếu phát hiện có sai phạm phải xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định. Điều 30. Phạm vi kiểm tra 1. Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra việc thi hành các văn bản của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chính Nhà nước ở địa phương. 2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra việc thi hành các văn bản trong phạm vi quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của cơ quan mình. Điều 31. Phương thức kiểm tra 1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Đoàn kiểm tra trong trường hợp đặc biệt. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Đoàn kiểm tra hoặc phân công Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì kiểm tra việc thi hành các văn bản chỉ đạo đối với những lĩnh vực, chương trình, dự án cụ thể có nhiều nổi cộm; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính và thực thi các quy định của pháp luật. 3. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra thông qua làm việc trực tiếp với các cơ quan chuyên môn, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. 4. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra việc thi hành các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và tổ chức, cá nhân tại địa phương. 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất việc thi hành các văn bản trong phạm vi quản lý của cơ quan mình. Điều 32. Báo cáo kết quả kiểm tra 1. Khi kết thúc kiểm tra, người chủ trì việc kiểm tra phải báo cáo kết quả với cấp trên có thẩm quyền; nếu phát hiện có sai phạm thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Định kỳ hàng quý, các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình kiểm tra việc thi hành các văn bản thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý. 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp chung, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình kiểm tra việc thi hành văn bản tại phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân tỉnh vào cuối quý. Chương VIII TIẾP KHÁCH, ĐI CÔNG TÁC Điều 33. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp khách trong nước 1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp xã giao, gặp mặt các đoàn đại biểu, khách đến thăm, làm việc tại địa phương khi: a) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp mời hoặc theo chỉ đạo của cấp trên; c) Tiếp theo đề nghị của khách. b) Tiếp khách theo đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, người đứng đầu các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh; 2. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, người đứng đầu các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh khi có nhu cầu đề nghị Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp khách phải có công văn đề nghị gửi Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ít nhất 02 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tiếp; công văn nêu rõ nội dung, hình thức cuộc tiếp, số lượng khách, thời gian và địa điểm tiếp và kèm theo các hồ sơ cần thiết về: nội dung, thời gian, thành phần, hoạt động của khách tại địa bàn tỉnh và các đề xuất, kiến nghị. Cơ quan chủ trì mời phải phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chuẩn bị nội dung buổi tiếp và tổ chức buổi tiếp đạt kết quả tốt. 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ: a) Báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị tiếp khách của các cơ quan, đơn vị; thông báo kịp thời ý kiến của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho các cơ quan liên quan biết, đồng thời đưa vào chương trình công tác tuần của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý; b) Phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung cuộc tiếp. Trường hợp cần thiết, theo chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đề nghị các cơ quan liên quan chuẩn bị một số nội dung cụ thể của cuộc tiếp; c) Mời các cơ quan truyền hình, báo chí dự để đưa tin về cuộc tiếp (khi cần); d) Phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức phục vụ và bảo đảm an toàn cho cuộc tiếp; tổ chức triển khai thực hiện các công việc cần thiết sau cuộc tiếp. Điều 34. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp khách nước ngoài 1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp khách nước ngoài, gồm các hình thức: Tiếp xã giao, tiếp làm việc (chính thức hoặc không chính thức) theo giới thiệu của các cơ quan Trung ương, đề nghị của các cơ quan, tổ chức trong tỉnh và các đề nghị trực tiếp của khách với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Các cơ quan, tổ chức trong tỉnh khi có nhu cầu đề nghị Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp các đối tác nước ngoài của cơ quan, tổ chức mình, phải có văn bản đề nghị nêu rõ nội dung và hình thức cuộc tiếp, thành phần và tiểu sử tóm tắt thành viên trong đoàn, chương trình hoạt động của khách tại địa phương và các vấn đề liên quan khác. Các đề xuất và kiến nghị, gửi Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ít nhất 03 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tiếp. 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 33 Quy chế này. 4. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức trong tỉnh có kế hoạch tiếp khách nước ngoài, trường hợp không có nhu cầu đề nghị Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp cũng phải báo cáo bằng văn bản về thành phần khách, nội dung và thời gian dự kiến tiếp, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời gửi Sở Ngoại vụ. 5. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, tổ chức trong tỉnh thực hiện đúng đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đảm bảo yêu cầu về chính trị, đối ngoại, nghi thức và tập quán, phong tục của Việt Nam; phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chuẩn bị các nội dung liên quan; bố trí phương tiện đi lại, nơi ăn, nghỉ, tặng phẩm theo quy định hiện hành của Chính phủ. Điều 35. Chế độ đi công tác 1. Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ: a) Hàng tháng phải dành thời gian đi công tác cơ sở để kiểm tra, nắm tình hình triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định, chỉ thị, các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; gặp gỡ tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân; nắm tình hình ở cơ sở để kịp thời chỉ đạo và đề xuất những giải pháp giúp địa phương, cơ sở khắc phục khó khăn. Việc đi công tác cơ sở phải bảo đảm thiết thực và tiết kiệm, có thể báo trước hoặc không báo trước cho cơ sở; b) Việc đi công tác, làm việc ở các địa phương ngoài tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; c) Trong thời gian Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh họp, các Ủy viên Ủy ban nhân dân không bố trí đi công tác, trừ trường hợp đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý; d) Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khi đi công tác nước ngoài: Thực hiện theo Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của tỉnh; đ) Các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đi công tác theo sự chỉ đạo hoặc ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, khi về phải báo cáo kết quả làm việc với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách lĩnh vực. 2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ: a) Xây dựng chương trình, kế hoạch đi thăm và làm việc tại các đơn vị, cơ sở trong địa phương của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; thông báo cho các đơn vị, cơ sở và cơ quan chuyên môn liên quan biết kết quả các cuộc thăm và làm việc chính thức của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, cân đối chương trình đi công tác của các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh để bảo đảm hiệu quả; c) Theo dõi tình hình đi công tác của các ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh 6 tháng và cuối năm. Chương IX THANH TRA, TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Điều 36. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Chỉ đạo Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và phòng, chống tham nhũng; định kỳ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh họp với các Phó Chủ tịch và Thủ trưởng các cơ quan liên quan để giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền quy định tại Luật Khiếu nại và giải quyết tố cáo theo thẩm quyền quy định tại Luật Tố cáo. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của Pháp luật. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, gây thiệt hại lớn, những vụ việc khiếu kiện tồn đọng kéo dài, gay gắt, đông người, vượt cấp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp công dân và các quy định của pháp luật có liên quan; phối hợp chặt chẽ với Thường trực Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức tiếp công dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thể ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Điều 37. Trách nhiệm của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Trong phạm vi chức năng, quyền hạn được pháp luật quy định, các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức công tác thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của các cấp, các ngành, các đơn vị; kết luận và có quyết định giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. 2. Giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; tôn trọng và lắng nghe ý kiến của công dân để cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác. 3. Tổ chức tiếp công dân theo đúng quy định tại Luật Tiếp công dân và các quy định của pháp luật hiện hành. Điều 38. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra tỉnh 1. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao. 3. Khi phát hiện quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới, phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. 4. Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiến hành công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. 5. Hàng quý báo cáo tại phiên họp Ủy ban nhân dân về tình hình thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh. Điều 39. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Tổ chức thực hiện việc tiếp công dân; sắp xếp, bố trí lịch tiếp công dân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. 3. Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc thực hiện quyết định, chỉ thị, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. 4. Tiếp nhận, phân loại và tham mưu xử lý đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 5. Trả lời cho công dân có đơn, thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền. Điều 40. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện pháp luật nhà nước; chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi mình phụ trách. 2. Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao. 3. Gắn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với công tác quản lý hành chính nhà nước; giải quyết, trả lời kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật. 4. Tổ chức tiếp công dân theo đúng quy định của Luật Tiếp công dân và các quy định khác có liên quan; căn cứ tình hình cụ thể, bố trí thời gian, cán bộ và bảo đảm các điều kiện cần thiết để phục vụ cho công tác tiếp công dân. 5. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các cơ quan liên quan và đề cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 6. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi có những khuyết điểm về quản lý để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, gây thiệt hại tài sản, những vụ việc khiếu kiện tồn đọng kéo dài, gay gắt, đông người, vượt cấp thuộc phạm vi quản lý của mình. Chương X CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CÁO Điều 41. Trách nhiệm thông tin, báo cáo 1. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Định kỳ có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh và các báo cáo chuyên đề, đột xuất theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng thời, gửi các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; b) Ủy quyền cho Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo hàng tháng về sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, tình hình nổi bật trong tháng gửi Văn phòng Chính phủ, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. 2. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Tổ chức việc cung cấp thông tin hàng ngày và hàng tuần phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc thường xuyên của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bao gồm: Các vấn đề quan trọng do các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và các thông tin nổi bật trong tuần về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh; b) Phối hợp trao đổi thông tin với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh; tham dự các cuộc giao ban hàng tuần giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh với Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; c) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và tổ chức khai thác thông tin khác phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; d) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định, hoàn chỉnh các báo cáo định kỳ (quý, 6 tháng, năm, tổng kết nhiệm kỳ); báo cáo chuyên đề; báo cáo đột xuất được quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này; đ) Tổ chức cập nhật vào hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và hệ thống phần mềm theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ các báo cáo, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, thông tin chỉ đạo, điều hành, chương trình công tác, các hoạt động thường ngày của Ủy ban nhân dân tỉnh theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; e) Tổ chức việc điểm báo hàng ngày gửi Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về các vấn đề báo chí nêu để các cơ quan, địa phương liên quan theo dõi, kiểm tra, xử lý và báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: a) Củng cố, tăng cường hệ thống thông tin nội bộ để giúp lãnh đạo cơ quan nắm được tình hình, công việc chủ yếu diễn ra hàng ngày trong toàn ngành, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; b) Gửi Ủy ban nhân dân tỉnh các báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh (tháng, quý, 06 tháng, năm), đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh: Báo cáo tháng chậm nhất vào ngày 20 hàng tháng, báo cáo quý chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối quý, báo cáo 6 tháng chậm nhất vào ngày 20 tháng 5 và báo cáo năm chậm nhất vào ngày 20 tháng 11 hàng năm; các báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh; c) Chuẩn bị các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh trình cơ quan cấp trên và các báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; d) Thường xuyên trao đổi thông tin với các cơ quan chuyên môn khác và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về các thông tin có liên quan. Thực hiện việc cung cấp thông tin theo chế độ và khi có yêu cầu phối hợp của cơ quan khác. 4. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, ngoài các nhiệm vụ quy định tại Khoản 3 Điều này, có trách nhiệm ký báo cáo tháng và tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký báo cáo hàng quý, 6 tháng, cả năm về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội để báo cáo tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng quý, 6 tháng, cả năm của Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 42. Thông tin về hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cho nhân dân 1. Trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Thực hiện chế độ thông tin cho Nhân dân thông qua các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh trước Hội đồng nhân dân tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; trả lời các chất vấn, kiến nghị của cử tri, của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; trả lời phỏng vấn của cơ quan thông tin đại chúng; b) Tổ chức họp báo, thường xuyên thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và nhân dân về tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và về các chế độ, chính sách mới ban hành, các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. 2. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Chuẩn bị nội dung và tài liệu cần thiết cho các cuộc họp báo định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng về hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng các địa phương theo quy định của pháp luật; c) Tổ chức công bố, phát hành rộng rãi các văn bản, các quy định, chính sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của công dân ở địa phương; d) Chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông tin, báo cáo; cập nhật, cung cấp thông tin lên Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai để đưa tin, tuyên truyền, phổ biến tình hình mọi mặt của địa phương ra cả nước và quốc tế. 3. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức họp báo định kỳ và đột xuất để cung cấp thông tin cho báo chí; hướng dẫn, kiểm tra việc cung cấp thông tin cho báo chí, đảm bảo vận hành thông suốt phần mềm Quản lý văn bản và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân tỉnh và đảm bảo vận hành kỹ thuật, hạ tầng của Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai phục vụ cho sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh 4. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: a) Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thông tin đại chúng tiếp cận kịp thời nguồn thông tin chính xác về các sự kiện xảy ra trong ngành, lĩnh vực mình quản lý tại địa phương; b) Trả lời phỏng vấn của cơ quan thông tin đại chúng hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đưa tin để cơ quan thông tin đại chúng đăng bài, phát tin tuyên truyền cho công tác của cơ quan, đơn vị; đề nghị cải chính những nội dung đăng, phát tin sai sự thật; c) Tăng cường quản lý công tác thông tin, báo chí chuyên ngành; không để lộ các thông tin có nội dung thuộc danh mục bí mật của Nhà nước; d) Thông báo công khai về tình hình thu và sử dụng các quỹ có huy động đóng góp của nhân dân. Điều 43. Thông tin trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh. 1. Các văn bản được đăng lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. 2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm khai thác, cung cấp thông tin lên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ và đăng tải tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo và các thông tin liên quan khác để phục vụ có hiệu quả công tác điều hành của Chính phủ và lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Các đơn vị trong mạng tin học của Ủy ban nhân dân tỉnh phải thực hiện chế độ trao đổi thông tin theo quy định; thường xuyên theo dõi thông tin trên mạng tin học để kịp thời nhận văn bản chỉ đạo, điều hành và các thông tin do Ủy ban nhân dân tỉnh gửi để quán triệt và thực hiện. Chương XI TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 44. Trách nhiệm thực hiện 1. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ban hành Quy chế làm việc cụ thể ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình phù hợp với Quy chế này. 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Quy chế này; theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 45. Việc sửa đổi, bổ sung Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu có vướng mắc, các sở, ban, ngành, đơn vị, cá nhân liên quan kịp thời phản ánh về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đồng Nai", "promulgation_date": "18/01/2024", "sign_number": "05/2024/QĐ-UBND", "signer": "Võ Tấn Đức", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-28-2020-QD-UBND-gia-dich-vu-su-nghiep-cong-su-dung-ngan-sach-lao-dong-Da-Nang-451767.aspx
Quyết định 28/2020/QĐ-UBND giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách lao động Đà Nẵng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 28/2020/QĐ-UBND Đà Nẵng, ngày 19 tháng 8 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Căn cứ Nghị định 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá; Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội; Căn cứ Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội; Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ cổng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; Căn cứ Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Căn cứ Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe; Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Căn cứ Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ; Căn cứ Thông tư số 33/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội; Căn cứ Thông tư số 02/2018/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ trợ giúp xã hội; Căn cứ Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; Căn cứ Nghị quyết số 243/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của HĐND thành phố Đà Nẵng về việc quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập thuộc thành phố Đà Nẵng; Theo đề nghị của Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 88/TTr-STC ngày 05 tháng 6 năm 2020; ý kiến đề xuất của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Công văn số 949/SLĐTBXH-KHTC ngày 07 tháng 4 năm 2020 và Công văn số 1179/SLĐTBXH-KHTC ngày 04 tháng 5 năm 2020; ý kiến thẩm định văn bản của Sở Tư pháp tại Công văn số 1605/STP-XDKTVB ngày 27 tháng 5 năm 2020; trên cơ sở ý kiến biểu quyết của các thành viên UBND thành phố tại phiên họp ngày 05/8/2020 (Thông báo số 381/TB-VP ngày 12/8/2020 của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng). QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành Quy định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội về trợ giúp xã hội với các nội dung cụ thể như sau: 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội về trợ giúp xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đối với các dịch vụ, cụ thể: a) Dịch vụ chăm sóc đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; b) Dịch vụ chăm sóc dài hạn cho đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; c) Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng dài hạn cho đối tượng tự nguyện sống. 2. Đối tượng áp dụng: - UBND thành phố Đà Nẵng và cơ quan quản lý trực thuộc UBND thành phố được ủy quyền đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực trợ giúp xã hội. - Đơn vị sự nghiệp công lập, nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác, cơ sở trợ giúp xã hội đáp ứng đầy đủ các điều kiện và được cấp phép hoạt động theo quy định tại Điều 26 và Điều 45 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ. - Các đối tượng được trợ giúp xã hội quy định tại Điều 6 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP , Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. 3. Mức giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội về trợ giúp xã hội: Thực hiện theo Phụ lục chi tiết kèm theo. Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan: 1. Cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm: a) Căn cứ giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội về trợ giúp xã hội làm cơ sở thực hiện. b) Giải quyết khiếu nại liên quan đến giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội về trợ giúp xã hội trong phạm vi quản lý. Báo cáo tình hình và vướng mắc liên quan đến giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội về trợ giúp xã hội cho cơ quan chức năng. c) Thực hiện việc theo dõi, hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước về thuế; quản lý, sử dụng số tiền còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ. 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Cục Thuế thành phố triển khai, hướng dẫn theo dõi, kiểm tra việc thực hiện mức giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội về trợ giúp xã hội tại Quyết định này theo đúng quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính báo cáo, đề xuất UBND thành phố Đà Nẵng xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi. 3. Cục Thuế thành phố Đà Nẵng: có trách nhiệm hướng dẫn cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và các pháp luật có liên quan. 4. Sở Tài chính phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ triển khai, tổ chức thực hiện Quy định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội về trợ giúp xã hội đảm bảo quy định của Luật giá. Điều 3. Quy định chuyển tiếp Đối với nguồn kinh phí ngân sách thành phố giao cho các cơ sở trợ giúp xã hội công lập thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành cho đến khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt hàng cung cấp dịch vụ. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/8/2020. Điều 5. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND thành phố Đà Nẵng, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thuế thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch UBND các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Bộ Tài chính, Cục Quản lý Giá; - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; - TTTU, TT HĐND thành phố; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - CT và các PCT UBND thành phố; - VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND TP; - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Đà Nẵng; - Các Sở, ban, ngành; - Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng; - UBND các quận, huyện, phường, xã; - Cổng thông tin điện tử TPĐN; - Báo Đà Nẵng; Đài PTTH Đà Nẵng; - Lưu: VT, KTTC, STC. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Huỳnh Đức Thơ PHỤ LỤC GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI (Kèm theo Quyết định số: 28/2020/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng) Đơn vị tính: Đồng TT Tên dịch vụ Đơn vị tính Giá dịch vụ A DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NSNN VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI I Dịch vụ chăm sóc đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp đồng/đối tượng/ngày 167.000 II Dịch vụ chăm sóc dài hạn cho đối tượng bảo trợ xã hội 1 Dịch vụ đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi đồng/đối tượng/tháng 11.942.000 2 Dịch vụ đối với trẻ em bình thường từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi đồng/đối tượng/tháng 7.230.000 3 Dịch vụ đối với trẻ em bình thường từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi và đối tượng từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đồng/đối tượng/tháng 6.052.000 4 Dịch vụ đối với trẻ em khuyết tật, tâm thần, nhiễm HIV từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi đồng/đối tượng/tháng 7.629.000 5 Dịch vụ đối với trẻ em khuyết tật, tâm thần, nhiễm HIV từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi đồng/đối tượng/tháng 7.629.000 6 Dịch vụ đối với người khuyết tật không còn tự phục vụ được, người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động đồng/đối tượng/tháng 8.529.000 7 Dịch vụ đối với người cao tuổi còn tự phục vụ được đồng/đối tượng/tháng 6.018.000 8 Dịch vụ đối với người cao tuổi không còn tự phục vụ được đồng/đối tượng/tháng 9.033.000 9 Dịch vụ đối với người tâm thần đặc biệt nặng đồng/đối tượng/tháng 6.635.000 10 Dịch vụ đối với người tâm thần đặc biệt nặng là người cao tuổi đồng/đối tượng/tháng 7.108.000 B DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG MỘT PHẦN NSNN VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI I Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng dài hạn cho đối tượng tự nguyện sống 1 Giá dịch vụ đối với người cao tuổi, người khuyết tật còn tự phục vụ được đồng/đối tượng/tháng 6.000.000 2 Giá dịch vụ đối với người cao tuổi, người khuyết tật không còn tự phục vụ được đồng/đối tượng/tháng 9.000.000 - Giá dịch vụ nêu trên bao gồm chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ, chi phí tiền lương, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định; chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, lợi nhuận. - Đối với giá chăm sóc đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp: Ngoài mức giá quy định nêu trên, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khi tiếp nhận tạm thời vào cơ sở trợ giúp xã hội được hỗ trợ một lần các khoản chi phí không quá 977.000 đồng/lượt/đối tượng, gồm: Chi phí khám sức khỏe ban đầu không quá: 53.000 đồng/lượt/đối tượng; Chi phí quần áo (gồm; quần áo lót: 100.000 đồng/lượt/đối tượng, quần áo mùa đông: 350.000đồng/lượt/đối tượng, quần áo mùa hè: 300.000đồng/lượt/đối tượng) không quá: 750.000 đồng/lượt/đối tượng; Các khoản chi phí khăn, dép, tất, bàn chải đánh răng không quá: 174.000 đồng/lượt/đối tượng, tùy thuộc vào thời gian lưu trú của đối tượng và nhu cầu thực tế phát sinh, cơ sở trợ giúp xã hội xem xét quyết định mức hỗ trợ này cho phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả. - Đối với giá dịch vụ chăm sóc dài hạn cho đối tượng bảo trợ xã hội nêu trên chưa bao gồm các chi phí: Chi phí hỗ trợ vật dụng cho đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ (74.000 đồng/người/tháng); Chi phí mai táng phi; Chi phí văn hóa, thể thao, giải trí; Tư vấn, trợ giúp, hỗ trợ đối tượng trở về gia đình cộng đồng. Hỗ trợ cho các đối tượng khi có nhu cầu phát sinh. - Đối với giá dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng dài hạn cho đối tượng tự nguyện sống là mức thu của cơ sở trợ giúp xã hội công lập đối với đối tượng tự nguyện./.
{ "issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng", "promulgation_date": "19/08/2020", "sign_number": "28/2020/QĐ-UBND", "signer": "Huỳnh Đức Thơ", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-15-2016-QD-UBND-an-toan-an-ninh-thong-tin-hoat-dong-cua-co-quan-nha-nuoc-Ninh-Binh-317075.aspx
Quyết định 15/2016/QĐ-UBND an toàn an ninh thông tin hoạt động của cơ quan nhà nước Ninh Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 15/2016/QĐ-UBND Ninh Bình, ngày 06 tháng 07 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ ĐẢM BẢO AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN THUỘC LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH NINH BÌNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006; Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015; Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Căn cứ Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 390/TTr-STTTT ngày 30/6/2016 và Báo cáo thẩm định số 77/BC-STP ngày 18/5/2016 của Sở Tư pháp, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Pháp chế); - Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL); - Thường trực TU; Thường trực HĐND tỉnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; UBMTTQ tỉnh; - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Trung tâm TH&CB, Cổng TTĐT tỉnh; - Lưu: VT, VP6. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Tống Quang Thìn QUY CHẾ ĐẢM BẢO AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN THUỘC LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH NINH BÌNH (Ban hành kèm theo Quyết định số: 15/2016/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định về công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình (sau đây gọi tắt là cơ quan). Điều 2. Đối tượng áp dụng Quy chế này áp dụng đối với cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính toàn vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin. 2. Mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua mạng viễn thông và mạng máy tính. 3. Hệ thống thông tin là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập phục vụ mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên mạng. 4. Xâm phạm an toàn thông tin mạng là hành vi truy nhập, sử dụng, tiết lộ, làm gián đoạn, sửa đổi, phá hoại trái phép thông tin, hệ thống thông tin. 5. Sự cố an toàn thông tin mạng là việc thông tin, hệ thống thông tin bị gây nguy hại, ảnh hưởng tới tính nguyên vẹn, tính bảo mật hoặc tính khả dụng. 6. Phần mềm độc hại là phần mềm có tính năng gây hại gây ra hoạt động không bình thường cho một phần hay toàn bộ hệ thống thông tin hoặc thực hiện sao chép, sửa đổi, xóa bỏ trái phép thông tin lưu trữ trong hệ thống thông tin. 7. Thông tin cá nhân là thông tin gắn với việc xác định danh tính của một người cụ thể. 8. Xử lý thông tin cá nhân là việc thực hiện một hoặc một số thao tác thu thập, biên tập, sử dụng, lưu trữ, cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân trên mạng nhằm mục đích thương mại. 9. Sản phẩm an toàn thông tin mạng là phần cứng, phần mềm có chức năng bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin. 10. Dịch vụ an toàn thông tin mạng là dịch vụ bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin. Chương II ĐẢM BẢO AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN Điều 4. Quản lý vận hành trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin 1. Đối với các cơ quan, đơn vị: a) Trang bị đầy đủ các kiến thức bảo mật cơ bản cho cán bộ, công chức, viên chức trước khi cho phép truy nhập và sử dụng hệ thống thông tin. b) Bố trí cán bộ chuyên trách về an toàn hệ thống thông tin (sau đây gọi tắt là cán bộ chuyên trách). Cán bộ chuyên trách được đảm bảo điều kiện học tập, tiếp cận công nghệ, kiến thức an toàn bảo mật thông tin trước khi tiến hành các hoạt động quản lý hay kỹ thuật nghiệp vụ. c) Quan tâm và ưu tiên bố trí kinh phí cần thiết để đảm bảo và tăng cường an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan, đơn vị. d) Các cơ quan, đơn vị phải bố trí máy vi tính riêng, không kết nối mạng nội bộ và Internet dùng để soạn thảo văn bản, lưu giữ thông tin có nội dung mật theo quy định. 2. Đối với cán bộ chuyên trách tại các cơ quan, đơn vị: a) Tham mưu cho lãnh đạo triển khai thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị. Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật các kiến thức về an toàn, an ninh thông tin, có biện pháp phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây mất thông tin khi tiến hành các hoạt động quản lý hay kỹ thuật nghiệp vụ. b) Thường xuyên cập nhật cấu hình chuẩn cho các thành phần của hệ thống thông tin, thiết lập cấu hình chặt chẽ nhất nhưng vẫn đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên của hệ thống thông tin. c) Khi thiết lập cấu hình hệ thống thông tin chỉ cung cấp những chức năng thiết yếu nhất; xác định các chức năng, cổng giao tiếp mạng, giao thức, và dịch vụ không cần thiết để cấm hoặc hạn chế sử dụng. d) Thường xuyên thực hiện việc theo dõi bản ghi nhật ký hệ thống và các sự kiện khác có liên quan để đánh giá, báo cáo các rủi ro và mức độ nghiêm trọng các rủi ro đó. Các rủi ro đó có thể xảy ra do sự truy cập trái phép, sử dụng trái phép, mất, thay đổi hoặc phá hủy thông tin và hệ thống thông tin. e) Kiểm soát chặt chẽ cài đặt phần mềm vào máy trạm và máy chủ. 3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức: a) Thường xuyên cập nhật những chính sách, thủ tục an toàn thông tin của cơ quan, đơn vị và thực hiện đúng hướng dẫn về an toàn, an ninh thông tin của cán bộ chuyên trách. b) Hạn chế việc sử dụng chức năng chia sẻ tài nguyên, khi sử dụng chức năng này cần bật thuộc tính bảo mật bằng mật khẩu và thu hồi chức năng này khi đã sử dụng xong. c) Các máy tính khi không sử dụng trong thời gian dài (quá 4 giờ làm việc) cần tắt máy hoặc ngưng kết nối mạng, để tránh bị các tin tặc lợi dụng, sử dụng chức năng điều khiển từ xa dùng máy tính của mình tấn công vào các hệ thống thông tin khác. d) Phải thực hiện quét virus trước khi mở các tập tin đính kèm theo thư điện tử, không mở các thư điện tử khi chưa rõ người gửi hoặc tập tin đính kèm có nguồn gốc không rõ ràng để tránh virus, phần mềm gián điệp lây nhiễm máy tính. e) Phải đặt mật khẩu cho máy tính (mật khẩu đăng nhập, mật khẩu bảo vệ màn hình). Sử dụng các thiết bị lưu trữ thông tin (USB, ổ cứng gắn ngoài, thẻ nhớ) đảm bảo an toàn, đúng cách để phòng ngừa virus, phần mềm gián điệp xâm nhập máy tính phá hoại, đánh cắp thông tin. Điều 5. Quản lý phòng máy chủ 1. Hệ thống thiết bị mạng quan trọng như tường lửa (firewall), thiết bị định tuyến (router), hệ thống máy chủ, phải được đặt trong phòng máy chủ và có các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn xâm nhập trái phép vào phòng máy chủ. 2. Phòng máy chủ của các cơ quan là khu vực hạn chế tiếp cận và được lắp đặt hệ thống giám sát. Chỉ những người có trách nhiệm theo quy định của thủ trưởng cơ quan mới được phép vào phòng máy chủ. 3. Quá trình vào, ra phòng máy chủ phải được ghi nhận vào nhật ký quản lý phòng máy chủ. 4. Phòng máy chủ phải có hệ thống lưu điện đủ công suất và duy trì thời gian hoạt động của các máy chủ tối thiểu 15 phút khi có sự cố mất điện. Điều 6. Phòng chống mã độc, virus 1. Tất cả các máy trạm, máy chủ phải được trang bị phần mềm phòng chống mã độc, virus. Các phần mềm phòng chống mã độc phải được thiết lập chế độ tự động cập nhật; chế độ tự động quét mã độc khi sao chép, mở các tập tin. 2. Các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan phải được hướng dẫn về phòng chống mã độc, các rủi ro do mã độc gây ra; không được tự ý cài đặt hoặc gỡ bỏ các phần mềm trên máy trạm khi chưa có sự đồng ý của người có thẩm quyền theo quy định của cơ quan. 3. Tất cả các máy tính của đơn vị phải được cấu hình nhằm vô hiệu hóa tính năng tự động thực thi (autoplay) các tập tin trên các thiết bị lưu trữ di động. 4. Tất cả các tập tin, thư mục phải được quét mã độc trước khi sao chép, sử dụng. 5. Khi phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến việc bị nhiễm mã độc trên máy trạm (ví dụ: máy hoạt động chậm bất thường, cảnh báo từ phần mềm phòng chống mã độc, mất dữ liệu), người sử dụng phải tắt máy và báo trực tiếp cho bộ phận có trách nhiệm của đơn vị để xử lý. Điều 7. Sao lưu dữ liệu dự phòng 1. Dữ liệu quan trọng của cơ quan phải được sao lưu, bao gồm: thông tin cấu hình của hệ thống mạng, máy chủ; phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu; tập tin ghi nhật ký. 2. Cơ quan, đơn vị lập kế hoạch và thực hiện sao lưu dữ liệu phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, đảm bảo khả năng phục hồi dữ liệu khi có sự cố xảy ra. Điều 8. Quản lý thiết bị tường lửa 1. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phải được trang bị tường lửa để ngăn chặn và phát hiện các xâm nhập trái phép vào mạng nội bộ. 2. Nhật ký hoạt động của thiết bị tường lửa phải được lưu giữ an toàn để phục vụ công tác khảo sát, điều tra khi có sự cố xảy ra. Điều 9. Quản lý nhật ký trong quá trình vận hành các hệ thống thông tin 1. Cơ quan phải thực hiện việc ghi nhật ký (log) trên các thiết bị mạng máy tính, phần mềm ứng dụng, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo các sự kiện quan trọng xảy ra trên hệ thống được ghi nhận và lưu giữ, đồng thời các nhật ký này phải được bảo vệ an toàn nhằm phục vụ công tác kiểm tra, phân tích khi cần thiết. 2. Các nội dung tối thiểu cần phải được ghi nhật ký gồm: quá trình đăng nhập hệ thống; tạo, cập nhật hoặc xóa dữ liệu; các hành vi xem, thiết lập cấu hình hệ thống; việc thiết lập các kết nối bất thường vào và ra hệ thống; thay đổi quyền truy cập hệ thống. 3. Thường xuyên thực hiện việc theo dõi bản ghi nhật ký của hệ thống và các nội dung khác có liên quan để đánh giá, báo cáo các rủi ro và mức độ nghiêm trọng các rủi ro đó. Điều 10. Quản lý truy cập 1. Quy định về quản lý truy cập vào hệ thống thông tin, mạng máy tính, thiết bị, phần mềm ứng dụng của đơn vị phải được quy định chi tiết và tổ chức thực hiện nghiêm túc, phù hợp với các quy định của pháp luật về an toàn thông tin. 2. Mỗi tài khoản truy cập các hệ thống thông tin chỉ được cấp cho một người quản lý và sử dụng. 3. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chỉ được phép truy cập các thông tin phù hợp với chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của mình, có trách nhiệm bảo mật tài khoản truy cập thông tin. 4. Hệ thống thông tin cần giới hạn số lần đăng nhập sai liên tiếp vào hệ thống. Hệ thống tự động khóa tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định trước khi tiếp tục cho đăng nhập nếu liên tục đăng nhập sai vượt quá số lần quy định. 5. Tất cả máy trạm, máy chủ phải được đặt mật khẩu truy cập và thiết lập chế độ tự động bảo vệ màn hình sau 10 phút không sử dụng. 6. Khi thiết lập mạng không dây trong nội bộ đơn vị, phải đặt mật khẩu truy cập vào mạng không dây và chỉ cho phép truy cập Internet. 7. Mật khẩu đăng nhập vào các hệ thống thông tin phải có độ phức tạp cao (có độ dài tối thiểu 8 ký tự, có ký tự thường, ký tự số và ký tự đặc biệt như !, @, #, $, %,) và phải được thay đổi ít nhất 3 tháng/lần. Điều 11. Quản lý sự cố 1. Phân loại mức độ nghiêm trọng của các sự cố, bao gồm: a) Thấp: Sự cố gây ảnh hưởng cá nhân và không làm gián đoạn hay đình trệ hoạt động chính của cơ quan; b) Trung bình: Sự cố ảnh hưởng đến một nhóm người dùng nhưng không gây gián đoạn hay đình trệ hoạt động chính của đơn vị; c) Cao: Sự cố làm cho thiết bị, phần mềm hay hệ thống không thể sử dụng được và gây ảnh hưởng đến một trong các hoạt động chính của cơ quan; d) Khẩn cấp: Sự cố ảnh hưởng đến sự liên tục của nhiều hoạt động chính của cơ quan. 2. Khi có sự cố hoặc nguy cơ mất an toàn thông tin thì lãnh đạo đơn vị phải chỉ đạo kịp thời để khắc phục và hạn chế thiệt hại, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý và Sở Thông tin và Truyền thông. 3. Trường hợp có sự cố nghiêm trọng ở mức độ cao, khẩn cấp hoặc vượt quá khả năng khắc phục của đơn vị, lãnh đạo đơn vị phải báo cáo ngay cho cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và Sở Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn, hỗ trợ. Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Tạo, cài đặt, phát tán thư rác, tin nhắn rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo; lợi dụng mạng để truyền bá tư tưởng độc hại, đồi trụy, kích động chống phá các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các hành vi nghiêm cấm khác theo các quy định của pháp luật. 2. Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của cơ quan, cá nhân khác. 3. Cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin. 4. Ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của cơ quan, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ trường hợp pháp luật cho phép. 5. Bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của cơ quan, cá nhân khác trên môi trường mạng. 6. Hành vi khác làm mất an toàn, lộ, lọt và phát tán bí mật thông tin của cơ quan, cá nhân khác được trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng. Chương III TRÁCH NHIỆM ĐẢM BẢO AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị 1. Thủ trưởng các cơ quan có trách nhiệm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức, viên chức (CBCCVC) về các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin; tổ chức triển khai đầy đủ các nội dung quy định tại Quy chế này và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác đảm bảo an toàn thông tin của đơn vị mình. 2. Khi có sự cố hoặc nguy cơ mất an toàn thông tin phải kịp thời chỉ đạo khắc phục ngay, ưu tiên sử dụng cán bộ kỹ thuật chuyên trách trong cơ quan, đơn vị và thông báo bằng văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp biết. Trường hợp không khắc phục được thì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp trên quản lý để được hướng dẫn, hỗ trợ. 3. Hủy bỏ quyền truy cập vào hệ thống thông tin, thu hồi lại các tài liệu, hồ sơ, thông tin liên quan tới tài khoản của CBCCVC chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc chấm dứt hợp đồng. 4. Thường xuyên tổ chức thực hiện tự kiểm tra, rà soát, phân tích, đánh giá, báo cáo rủi ro và nguy cơ gây mất an toàn, an ninh thông tin đối với hệ thống thông tin của đơn vị. 5. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan trong công tác xây dựng, bảo trì, nâng cấp hệ thống bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của đơn vị. 6. Áp dụng mọi biện pháp để khắc phục và hạn chế thiệt hại do sự cố xảy ra, lập biên bản báo cáo cho cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông. Trường hợp có sự cố nghiêm trọng vượt quá khả năng khắc phục của đơn vị, phải báo cáo ngay cho Sở Thông tin và Truyền thông và cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. 7. Xây dựng quy chế nội bộ về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin phù hợp với Quy chế này và các quy định của pháp luật. 8. Phối hợp, cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền triển khai công tác kiểm tra khắc phục sự cố xảy ra một cách kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả. 9. Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm an toàn, an ninh thông tin. 10. Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tại cơ quan, đơn vị và gửi về Sở Thông tin và Truyền thông định kỳ hàng năm (trước ngày 20 tháng 12). Điều 14. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị 1. Trách nhiệm của cán bộ chuyên trách: a) Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin của đơn vị; b) Tham mưu lãnh đạo cơ quan ban hành các quy định, quy trình nội bộ, triển khai các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin; c) Thực hiện việc giám sát, đánh giá, báo cáo thủ trưởng cơ quan các rủi ro mất an toàn thông tin và mức độ nghiêm trọng của các rủi ro đó; d) Phối hợp với các cá nhân, đơn vị có liên quan trong việc kiểm soát, phát hiện và khắc phục các sự cố an toàn, an ninh thông tin; e) Thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin của đơn vị. 2. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan: a) Nghiêm túc chấp hành các quy định, quy trình nội bộ, Quy chế này và các quy định khác của pháp luật về an toàn, an ninh thông tin. Chịu trách nhiệm bảo mật thông tin và đảm bảo an toàn thông tin trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được giao; b) Mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải có trách nhiệm tự quản lý, bảo quản thiết bị mà mình được giao sử dụng; không tự ý thay đổi, tháo lắp các thiết bị trên máy tính; không được vào các trang web không rõ về nội dung; không tải và cài đặt các phần mềm không rõ nguồn gốc, không liên quan đến công việc chuyên môn; không truy cập vào các đường dẫn lạ không rõ về nội dung; c) Khi phát hiện nguy cơ hoặc sự cố mất an toàn thông tin phải báo cáo ngay với cấp trên và bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin của cơ quan để kịp thời ngăn chặn và xử lý; d) Tham gia các chương trình đào tạo, hội nghị về an toàn an ninh thông tin do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Điều 15. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông 1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc đảm bảo an toàn an ninh cho các hệ thống thông tin của tỉnh. 2. Hằng năm triển khai công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin phục vụ cho việc vận hành các hệ thống thông tin được Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý. 3. Hằng năm xây dựng và triển khai các chương trình tập huấn về an toàn, an ninh thông tin cho lực lượng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của các cơ quan. 4. Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề và tuyên truyền về an toàn, an ninh thông tin trong công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh. 5. Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và xử lý các sự cố về an toàn thông tin. 6. Hướng dẫn, giám sát các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh xây dựng quy chế nội bộ và thực hiện việc đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống thông tin theo quy định của Nhà nước. 7. Thường xuyên cập nhật các nguy cơ gây mất an toàn, an ninh thông tin và thông báo cho các cơ quan, đơn vị biết để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời. 8. Tùy theo mức độ sự cố, phối hợp với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) và các đơn vị có liên quan hướng dẫn xử lý, ứng cứu các sự cố mất an toàn, an ninh thông tin. 9. Phối hợp với Ban cơ yếu Chính phủ tổ chức triển khai ứng dụng chữ ký số cho các cơ quan nhà nước của tỉnh; hướng dẫn, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh tăng cường ứng dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử. 10. Tổng hợp và báo cáo về tình hình an toàn, an ninh thông tin theo quy định. Điều 16. Trách nhiệm của Công an tỉnh 1. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm lợi dụng hệ thống thông tin gây hại đến an toàn, an ninh thông tin trong cơ quan nhà nước. 2. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan chức năng trao đổi biện pháp kỹ thuật nhằm kiểm tra đánh giá công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. 3. Điều tra, làm rõ các trường hợp vi phạm an toàn, an ninh thông tin và xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Điều 17. Trách nhiệm của Sở Tài chính Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an toàn thông tin tại các đơn vị nêu tại Khoản 1 Điều 2 Quy chế này. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 18. Khen thưởng và xử lý vi phạm 1. Hằng năm, Sở Thông tin và Truyền thông dựa trên các điều tra, báo cáo công tác an toàn, an ninh thông tin của các cơ quan, đơn vị để xác lập bảng xếp hạng an toàn, an ninh thông tin, trên cơ sở đó đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét khen thưởng theo quy định hiện hành. 2. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 19. Triển khai tổ chức thực hiện Quy chế và sửa đổi, bổ sung Quy chế 1. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Quy chế này. 2. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Ninh Bình", "promulgation_date": "06/07/2016", "sign_number": "15/2016/QĐ-UBND", "signer": "Tống Quang Thìn", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Thong-tu-78-2019-TT-BQP-ban-hanh-quan-ly-va-su-dung-bieu-mau-trong-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-416441.aspx
Thông tư 78/2019/TT-BQP ban hành quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính
BỘ QUỐC PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 78/2019/TT-BQP Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2019 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ BAN HÀNH, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BIỂU MẪU TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. 2. Trường hợp cần thiết áp dụng biểu mẫu khác trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà Thông tư này không quy định thì thực hiện theo quy định của văn bản có liên quan. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính; người có thẩm quyền lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Điều 3. Nguyên tắc ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu 1. Biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính được ban hành, quản lý và sử dụng thống nhất cho các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc Bộ Quốc phòng. 2. Việc sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Thông tư này. 3. Không tự ban hành, sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính trái với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan. Điều 4. Biểu mẫu và việc ban hành biểu mẫu 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục về biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. 2. Biểu mẫu sử dụng khổ giấy A4 (210mm x 297mm); Sổ theo dõi xử phạt vi phạm hành chính sử dụng khổ giấy A3 (297mm x 420mm). 3. Biểu mẫu quy định tại Khoản 1 Điều này được ban hành theo hình thức biểu mẫu in và biểu mẫu điện tử. Điều 5. Quản lý, sử dụng biểu mẫu 1. Vụ Pháp chế tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng theo dõi, kiểm tra việc quản lý, cấp, sử dụng biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này đối với các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền quản lý, lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính thuộc Bộ Quốc phòng. 2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, xử phạt vi phạm hành chính quản lý biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này; cấp biểu mẫu cho các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc quyền. 3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào quy định của pháp luật, chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn công tác xử lý vi phạm hành chính quyết định sử dụng biểu mẫu phù hợp với yêu cầu, nội dung của từng vụ việc. 4. Biểu mẫu khi sử dụng phải dưới dạng biểu mẫu in hoặc biểu mẫu điện tử. Cơ quan, người có thẩm quyền có thể sử dụng biểu mẫu được in sẵn hoặc tự in các biểu mẫu theo quy định. Điều 6. Ghi biểu mẫu 1. Biểu mẫu phải ghi chính xác, rõ ràng, dễ đọc, viết cùng một loại mực và màu mực, không tẩy xóa, không dùng từ ngữ địa phương; nội dung ghi trong biểu mẫu có thể được viết tay hoặc đánh máy in ra giấy bằng các thiết bị in (có chú thích ghi nội dung tại biểu mẫu). 2. Việc ghi biểu mẫu phải liên tiếp, không được bỏ trống nội dung, có đánh số trang; kết thúc ghi chép, phần còn trống trong văn bản phải gạch chéo. 3. Xử lý quyết định về xử lý vi phạm hành chính bị sai a) Việc sửa đổi, bổ sung, đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 6a Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP). b) Việc hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính thực hiện quy định tại Điều 6b Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (được bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP). c) Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 6c Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (được bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP). d) Hiệu lực, thời hạn, thời hiệu thi hành của quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 6d Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (được bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP). Điều 7. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2019 và thay thế Thông tư số 97/2014/TT-BQP ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử phạt vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Mẫu số 55/QĐ-PTHA), mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt không lập biên bản (Mẫu số 55a/QĐ-PTHA), Biên bản vi phạm hành chính (Mẫu số 64/PTHA) ban hành kèm theo Thông tư số 96/2016/TT-BQP ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội. Điều 8. Trách nhiệm thi hành 1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 2. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh Cảnh sát biển, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này. 3. Quá trình tổ chức thực hiện nếu phát hiện vướng mắc trong sử dụng biểu mẫu, các cơ quan, đơn vị và cá nhân phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Vụ Pháp chế) để xem xét, quyết định./. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để b/cáo); - Thanh tra Bộ Quốc phòng; - Tòa án quân sự Trung ương; - Ban Cơ yếu Chính phủ; - BTL Bộ đội Biên phòng; - BTL Cảnh sát biển; - Cục Thi hành án/BQP; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL/Bộ Tư pháp; - Công báo Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng; - Lưu: VT, VPC; Ti12. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Lê Chiêm FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng", "promulgation_date": "11/06/2019", "sign_number": "78/2019/TT-BQP", "signer": "Lê Chiêm", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-24-2011-QD-TTg-dieu-chinh-gia-ban-dien-theo-co-che-thi-truong-122153.aspx
Quyết định 24/2011/QĐ-TTg điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 24/2011/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐIỀU CHỈNH GIÁ BÁN ĐIỆN THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực; Căn cứ Pháp lệnh Giá ngày 26 tháng 4 năm 2002; Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá; Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá; Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quyết định này quy định về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường. Điều 2. Đối tượng áp dụng Quyết định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Quyết định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Giá bán điện bình quân là giá bán điện được xác định theo nguyên tắc tính bình quân cho 1 kWh điện thương phẩm, bao gồm 4 thành phần: Giá phát điện, giá truyền tải điện, giá phân phối điện, chi phí điều hành – quản lý và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; sau đây gọi là giá bán điện. 2. Giá bán điện hiện hành là giá bán điện đang được áp dụng để làm căn cứ tính toán cho lần điều chỉnh tiếp theo. 3. Quỹ bình ổn giá điện là quỹ được lập để thực hiện mục tiêu bình ổn giá bán điện. 4. Thông số đầu vào cơ bản là các yếu tố có tác động trực tiếp đến chi phí phát điện mà đơn vị phát điện không có khả năng kiểm soát, bao gồm: Giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ và cơ cấu sản lượng điện phát. Điều 4. Nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường 1. Trong năm tài chính, giá bán điện chỉ được điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện hiện hành. Các thông số đầu vào khác của giá bán điện chỉ được xem xét để điều chỉnh giá bán điện sau khi có báo cáo quyết toán, kiểm toán theo quy định. 2. Thời gian điều chỉnh giá bán điện giữa hai lần liên tiếp tối thiểu là ba tháng. 3. Việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường phải được thực hiện công khai, minh bạch. Trường hợp cần thiết, Nhà nước sử dụng Quỹ bình ổn giá điện và các biện pháp khác để bình ổn giá bán điện nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Điều 5. Cơ chế và thẩm quyền điều chỉnh giá bán điện 1. Trường hợp giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm tính toán biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện hiện hành và cơ cấu sản lượng điện phát thay đổi so với kế hoạch phát điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt, làm giá bán điện tại thời điểm tính toán giảm từ 5% trở lên so với giá bán điện hiện hành thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh giảm giá bán điện tương ứng, đồng thời báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để giám sát. 2. Trường hợp giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm tính toán biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện hiện hành và cơ cấu sản lượng điện phát thay đổi so với kế hoạch phát điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt, làm giá bán điện tại thời điểm tính toán so với giá bán điện hiện hành tăng với mức: a) 5% thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện ở mức tương ứng sau khi đăng ký và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời gian 5 ngày làm việc, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện. Trường hợp sau 5 ngày làm việc mà Bộ Công Thương chưa có ý kiến trả lời, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện 5% và báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để giám sát. b) Trên 5% thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương và gửi Bộ Tài chính để thẩm định. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được Tờ trình của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định và gửi ý kiến thẩm định đến Bộ Công Thương. Bộ Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt sau 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính. Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ mà chưa có ý kiến trả lời, cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam được điều chỉnh giá bán điện ở mức 5%. 3. Hàng năm, sau khi có báo cáo quyết toán, kiểm toán độc lập theo quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính giá thành sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều hành - quản lý và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và giá bán điện của năm tài chính. 4. Căn cứ số liệu quyết toán, kiểm toán và kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, xác nhận giá thành sản xuất kinh doanh điện của năm tài chính và công bố công khai kết quả thực hiện. Trên cơ sở số liệu này, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quyết định việc điều chỉnh giá bán điện và trích Quỹ bình ổn giá điện theo quy định. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Điều 6. Quỹ bình ổn giá điện 1. Quỹ bình ổn giá điện được thành lập để thực hiện mục tiêu bình ổn giá bán điện. 2. Nguồn hình thành Quỹ bình ổn giá điện được trích từ giá bán điện và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh điện. Điều 7. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều chỉnh giá bán điện 1. Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều chỉnh giá bán điện. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam tạm dừng việc tăng giá bán điện hoặc hiệu chỉnh cho lần điều chỉnh kế tiếp. Bộ Công Thương được phép mời tư vấn độc lập để thẩm tra hồ sơ điều chỉnh giá bán điện. 2. Bộ Tài chính theo dõi việc thực hiện điều chỉnh giá bán điện; tham gia, phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra các khoản chênh lệch chi phí hợp lý, hợp lệ so với số liệu tính toán trong phương án giá bán điện sau khi có số liệu quyết toán, kiểm toán. Điều 8. Tổ chức thực hiện 1. Bộ Công Thương có trách nhiệm: a) Hướng dẫn thực hiện biểu giá bán điện chi tiết cho các nhóm đối tượng khách hàng. b) Phê duyệt kế hoạch sản xuất điện và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hàng năm. c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định về chi phí điều hành - quản lý và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; công khai giá thành sản xuất kinh doanh điện hàng năm. d) Giải quyết theo thẩm quyền các vướng mắc trong quá trình xây dựng, điều chỉnh và thực hiện giá bán điện. đ) Hướng dẫn tính toán giá bán điện theo các thông số đầu vào cơ bản. e) Hướng dẫn lập, phê duyệt hồ sơ tính toán điều chỉnh giá bán điện. g) Ban hành các hướng dẫn cần thiết khác để thực hiện Quyết định này. 2. Bộ Tài chính có trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá điện. b) Thẩm định phương án điều chỉnh giá bán điện theo quy định tại Điều 5 Quyết định này. 3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm: a) Thực hiện việc điều chỉnh giá bán điện theo đúng thẩm quyền và đúng quy định tại Khoản 1 Điều 5, Điểm a Khoản 2 Điều 5 Quyết định này. b) Báo cáo Bộ Công Thương để trình Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh giá bán điện theo đúng quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Quyết định này. c) Báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính giá thành sản xuất kinh doanh điện, giá bán điện theo đúng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Quyết định này. Điều 9. Hiệu lực thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2011. 2. Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Quyết định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu các đơn vị điện lực và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Tập đoàn Điện lực Việt Nam; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTTH (5b) THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "15/04/2011", "sign_number": "24/2011/QĐ-TTg", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Quyết định" }