_id
dict
url
stringlengths
25
267
title
stringlengths
32
700
content
stringlengths
0
97.7k
domain
stringclasses
1 value
category
sequencelengths
1
4
create_at
dict
_class
stringclasses
1 value
{ "$oid": "66a51544edd1964876955fdb" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/dh-cong-nghe-che-tao-robot-nhac-deo-khau-trang-chong-dich-covid-19/
Trường ĐH Công nghệ chế tạo robot nhắc đeo khẩu trang chống dịch Covid-19 - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ chế tạo robot nhắc đeo khẩu trang chống dịch Covid-19 Sáng nay, 26/3, Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội đã tiến hành thử nghiệm sản phẩm công nghệ Robot nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang khi đến nơi công tác. Sản phẩm Robot do nhóm nhà khoa học và sinh viên Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN chế tạo. Sản phẩm này có thể đặt tại các nơi công cộng, công sở, tòa chung cư…..có tính năng nhận dạng người chưa đeo khẩu trang và đưa ra lời nhắc “Bạn chưa đeo khẩu trang. Vui lòng đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn thường xuyên để phòng chống dịch Covid-19”. Trước đó, sản phẩm robot này đã được Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN chế tạo với nhiệm vụ hướng dẫn viên thuyết minh mang tên FUSO. Tuy nhiên, trong mùa dịch COVID-19, robot FUSO được chuyên môn hóa chức năng cho việc nhắc nhở mọi người có ý thức đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn thường xuyên để phòng chống dịch và đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội. “Tên FUSO là Future Solusion – Giải pháp tương lai. Do đó, chúng tôi mong muốn Robot FUSO sẽ được nhân rộng ra cộng đồng” – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Chử Đức Trình bày tỏ. Nguồn: dantri.com.vn Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:41:56.364Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51545edd1964876955fdc" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/truong-dai-hoc-cong-nghe-dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-vo-dich-tai-cuoc-dua-so-2018/
Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội vô địch tại Cuộc đua số 2018 - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội vô địch tại Cuộc đua số 2018 Ngày 17/05, đội UET Fastest của Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã vượt qua 08 đội tuyển để giành ngôi Vô địch tại cuộc chung kết Cuộc đua số 2018 tại nhà thi đấu Quận Tây Hồ – Hà Nội. Đội UET Fastest gồm các sinh viên Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Minh Tuấn, Trần Anh Dũng do ThS. Quách Công Hoàng hướng dẫn nhận được phần thưởng là 450 triệu đồng, trong đó có chuyến tham quan và trải nghiệm trong vòng một tuần tại Nhật Bản, được FPT Software tuyển thẳng vào làm theo lĩnh vực mà cá nhân mong muốn. Đội UET Fastest đã giành được ngôi vô địch tại cuộc thi Cả 4 thành viên của đội thi đấu đều là các sinh viên tài năng xuất sắc của Trường ĐHCN, ĐHQGHN. Về chiến lược của đội trong vòng Bán kết, UET Fastest chia sẻ “Đầu tiên phải chậm chắc để hoàn thành trọn vẹn sa hình, sau đó tăng tốc để rút ngắn thời gian xe chạy, về đích và giành chiến thắng. Tham gia cuộc thi này, do không có thời gian luyện tập nên các thành viên thường xuyên phải tranh thủ luyện tập vào ngày nghỉ hoặc buổi tối. Khuôn viên của trường chật nên không thể dựng sân tập, cả đội phải tạo sân ảo trên máy tính. Các thành viên đã sử dụng kiến thức trong lĩnh vực lập trình, xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo – AI để tạo ra xe tự hành với tốc độ cao nhất, xác định và tránh được vật cản trên đường, nhận dạng và đi đúng theo chỉ dẫn của biển báo rẽ trái, rẽ phải. Chiến thuật này đã giúp đội thi UET Fastest của chúng ta trở thành đội Vô địch tại vòng Chung kết Cuộc đua số. Sinh viên Nguyễn Minh Châu, thành viên đội UET Fastest cho biết, “các môn học trong nhà trường hiện phần lớn vẫn chỉ là lý thuyết. Cuộc đua số chính là động lực để bọn em phải tìm hiểu về các công nghệ mới như xử lý ảnh, học sâu, trí tuệ nhân tạo… Dù mới chỉ tham gia trong thời gian ngắn nhưng cuộc thi đã giúp chúng em có được những kết quả ban đầu về xe tự hành. Thời gian qua cả đội đã phải tập trung để cải tiến công nghệ xử lý ảnh của mình, tính toán kỹ lực gia tốc của xe để xe có thể chạy tốt nhất trên địa hình phức tạp. Tuy vẫn còn phải cải thiện và tối ưu công nghệ trong thời gian ngắn trước khi thi nhưng chúng em tự tin có thể hoàn thành hết đề bài mà ban tổ chức đưa ra”. Năm nay Cuộc đua số với chủ đề “Lập trình xe tự hành” diễn ra vòng chung kết giữa 8 đội thi đến từ 6 trường đại học gồm: Proptype và đội Winwin Spiral cùng đến từ Đại học FPT; đội UET Fastest đến từ trường ĐHCN, ĐHQGHN; đội MTA_ Race4Fun của Học viện Kỹ thuật Quân sự; các đội DUT Stack và NII của Đại học Bách khoa Đà Nẵng; đội Sophia đến từ Đại học CNTT – Đại học Quốc gia TP.HCM; và đội BK-PIF của Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM. 8 đội thi đến từ 6 trường đại học, học viện hàng đầu trong cả nước đã phải trải qua 2 vòng thi đấu. Cụ thể, ở vòng 1, 8 đội thi đã bốc thăm để chia thành 4 cặp thi đấu. Mỗi cặp sẽ thi đấu 1 lượt trên 2 đường đua độc lập. 4 đội có số điểm cao nhất (được tính dựa trên thời gian ngắn nhất mà đội đã hoàn thành 1 vòng đua hoàn chỉnh) được lựa chọn vào vòng thi đấu thứ 2. Kết thúc vòng thi đấu đầu tiên, 4 đội thi giành quyền lọt vào vòng 2 – vòng thi với sa hình bí mật lần lượt là 1MTA_ Race4Fun của Học viện Kỹ thuật Quân sự, Proptype và Winwin Spiral cùng của Đại học FPT và đội UET Fastest đến từ Trường ĐHCN, ĐHQGHN. Đội UET Fastest hoàn thành vòng thi này với thời gian là 31 giây. Mặc dù là đội xếp vị trí thứ tư ở vòng thi đấu đầu tiên của đêm thi chung kết Cuộc đua số 2017 – 2018, tuy nhiên, ở vòng 2 và đặc biệt là ở trận đối kháng cuối cùng với đội Winwin Spiral của Đại học FPT, đội UET Fastest đã xuất sắc dẫn trước để giành ngôi Vô địch cuộc thi Cuộc đua số năm nay. Các thành viên trong đội UET Fastest đã từng bước chinh phục các bài toán công nghệ trong thời gian tham gia cuộc thi. Ảnh: Báo Thanh niên Trải qua 6 tháng luyện tập và thi đấu tại Cuộc đua số 2017 – 2018, các đội tuyển phải từng bước chinh phục các bài toán công nghệ của xe tự hành với mức độ khó tăng dần. Ban đầu, các thí sinh được tiếp cận với những kiến thức cơ bản về xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo và sau đó được hướng dẫn thực hành trên xe ô tô mô hình có kích thước bằng 1/10 xe thật. Nếu như ở vòng bán kết, xe do các bạn sinh viên lập trình mới chỉ có khả năng di chuyển trên đường có làn, xác định và tránh được vật cản; nhận dạng và đi đúng theo chỉ dẫn của biển báo rẽ trái và rẽ phải thì đến vòng chung kết, xe của các đội đã có thể đi trên các đường có địa hình phức tạp như có hàng đinh, có vạch kẻ đường hoặc kẻ nét đứt…; ngoài biển rẽ trái, phải xe có thể nhận biết thêm biển dừng lại. Đặc biệt, các biển báo tự động thay đổi ngẫu nhiên qua từng lượt chạy để đảm bảo chính xác khả năng nhận biết biển báo của từng đội. Thông tin báo chí: – Báo Tuổi trẻ: Trường ĐH Công nghệ vô địch cuộc thi lập trình xe tự hành – Báo Dân trí: Trường ĐH Công Nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội vô địch tại Chung kết Cuộc đua số – Vnexpress: Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội chiến thắng cuộc đua số Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:41:57.073Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51545edd1964876955fdd" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/truong-dai-hoc-cong-nghe-lot-vao-chung-ket-cuoc-dua-so-2018/
Trường Đại học Công nghệ lọt vào chung kết Cuộc Đua số 2018 - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Công nghệ lọt vào chung kết Cuộc Đua số 2018 Ngày 17/05/2018, đội UET Fastest sẽ cùng tranh tài trong trận Chung kết Cuộc đua số 2018 cùng với 7 đội thi khác trên toàn quốc. Đội UET Fastest gồm các sinh viên Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Minh Tuấn, Trần Anh Dũng đang nỗ lực tập luyện cho vòng chung kết Trải qua 3 vòng thi, đội thi UET Fastest của Trường ĐH Công nghệ Hà Nội đã xuất sắc giành một tấm vé vào Chung kết Cuộc đua số 2018. Về chiến lược của mình trong vòng Bán kết, UET Fastest chia sẻ: Đầu tiên phải chậm chắc để hoàn thành trọn vẹn sa hình, sau đó tăng tốc để rút ngắn thời gian xe chạy, về đích và giành chiến thắng. Chiến thuật này đã giúp đội thi UET Fastest của chúng ta trở thành 1 trong 4 đội của cụm thi miền Bắc giành tấm vé lọt vào vòng Chung kết ngày hôm nay. Cuộc đua số – cuộc thi lập trình công nghệ thường niên dành cho các sinh viên yêu thích công nghệ trên toàn quốc, với mục đích tạo sân chơi hấp dẫn, bổ ích, thúc đẩy đam mê học hỏi, cập nhật, thực hành và sáng tạo các công nghệ mới trên thế giới, trên cơ sở hiểu biết và nắm vững nhu cầu của các ngành công nghiệp cho sinh viên Việt Nam, góp phần xây dựng nguồn lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng 4.0. Tiếp nối thành công của mùa giải đầu tiên, Cuộc đua số 2017-2018 với chủ đề “Xe tự hành” tiếp tục thu hút sự quan tâm của các bạn sinh viên yêu thích công nghệ trên toàn quốc. Các bạn sinh viên hãy cùng hòa mình vào màu cờ sắc áo và cổ vũ cho đội thi UET Fastest trong trận chung kết cuộc thi. Để cổ vũ tinh thần cho đội UET FASTEST cũng như để học hỏi, cập nhật các kiến thức công nghệ mới nhất từ cuộc thi, nhà trường khuyến khích các bạn sinh viên bố trí thời gian để tới tham dự Chung kết Cuộc Đua Số 2017 – 2018, chi tiết như sau: Thời gian: 19h30 – 22h ngày 17/05/2018 Địa điểm: TRUNG TÂM VĂN HOÁ – THÔNG TIN VÀ THỂ THAO TÂY HỒ, 101 Xuân La, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội. Fanpage: https://www.facebook.com/cuocduaso/ Website: https://cuocduaso.fpt.com.vn/ Email: [email protected] Hotline: Ms. Linh (01672.503.896), Ms. Thảo (0977.117.396) Deadline đăng ký vé online: 24h 13/05/2018 Link đăng ký vé online: http://bit.ly/chung-ket-cuoc-dua-so Sự có mặt của các bạn sinh viên Đại học Công nghệ Hà Nội chính là sự cổ vũ và động viên tinh thần to lớn cho đội thi UET Fastest trên con đường chinh phục ngôi vị quán quân Cuộc đua số 2018. (UET-NEWS) Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:41:57.786Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51546edd1964876955fde" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/truong-dhcn-nam-trong-top-15-tai-vong-chung-ket-toan-cau-ky-thi-acm-icpc-2018/
Trường ĐHCN nằm trong top 15 tại Vòng chung kết toàn cầu kỳ thi ACM/ICPC 2018 - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Trường ĐHCN nằm trong top 15 tại Vòng chung kết toàn cầu kỳ thi ACM/ICPC 2018 Ngày 19/04, sau 5 giờ so tài với 140 đội tuyển xuất sắc đến từ 111 quốc gia và vùng lãnh thổ, đội tuyển Unsigned của Trường Đại học Công nghệ đã đứng đồng hạng 14 tại vòng Chung kết toàn cầu Cuộc thi lập trình sinh viên quốc tế (ACM/ICPC) diễn ra tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc). Đội tuyển Unsigned tại Vòng chung kết toàn cầu Cuộc thi lập trình sinh viên quốc tế Đội tuyển Unsigned có 3 sinh viên K62 gồm Phạm Cao Nguyên, Lê Quang Tuấn, Nguyễn Đình Quang Minh đã nỗ lực giải được 6 bài và đứng đồng hạng 14 với các đội tuyển đến từ các trường đại học CHLB Nga, Đài Loan… tại vòng chung kết ACM/ICPC 2018 (https://icpc.baylor.edu/scoreboard/?static=1). Trước đó, đội tuyển Unsigned đã giành ngôi vô địch Kỳ thi ACM/ICPC khu vực châu Á điểm thi TP. Hồ Chí Minh năm 2017 và tham gia tập huấn 10 ngày tại CHLB Nga trong tháng 3/2018 vừa qua. Việc lọt vào vòng Chung kết rất khó khi các đội tuyển Việt Nam phải vượt qua các đội rất mạnh từ các trung tâm đào tạo Công nghệ thông tin nổi tiếng ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia ASEAN khác. Điều này tiếp tục khẳng định vị thế thương hiệu của Trường ĐHCN trong sân chơi ACM/ICPC toàn cầu. Ông Nguyễn Long, Chủ tịch ACM/ICPC Việt Nam cho biết, thứ hạng từ 1 đến 140 tại bảng xếp hàng vòng chung kết sẽ được phân định và đó cũng là thứ hạng về đào tạo sinh viên cho lĩnh vực lập trình với tiêu chí “tài năng – tập thể và hoàn thiện”. Việc có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng Chung kết ACM/ICPC sẽ là vinh dự cho bất kỳ trường đại học đào tạo CNTT nào trên thế giới”. Đội tuyển Unsigned chụp ảnh cùng đội tuyển Trường ĐHQG Singapore (với 3 thành viên là cựu sinh viên trường ĐHCN) Đội tuyển Unsigned chụp ảnh lưu niệm cùng đội tuyển trường Đại học Harvard và đội tuyển trường Đại học Nebraska – Lincoln Năm nay, tại Lễ khai mạc vòng Chung kết ACM/ICPC 2018, Ban Tổ chức còn vinh danh 10 cá nhân đóng góp tích cực cho sự phát triển của phong trào ACM/ICPC toàn cầu và Châu Á, trong đó có ông Nguyễn Long, Chủ tịch ACM/ICPC Việt Nam. Đây là năm thứ bảy Nhà trường có đội tuyển đạt kết quả cao tại vòng chung kết toàn cầu Cuộc thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC. Thành tích thi ACM/ICPC toàn cầu của sinh viên Trường ĐHCN 4 năm liên tiếp gần đây như sau: năm 2015, đội tuyển Java# đã đưa Việt Nam vào vị trí thứ 20 tại vòng chung kết toàn cầu ACM/ICPC. Tiếp đó, đội tuyển BYTE đã giành vị trí thứ 29 và đưa Việt Nam vào quốc gia có vị trí thứ 14 tại cuộc thi ACM/ICPC 2016. Đến năm 2017, đội tuyển Linux đã giành thứ hạng 34/128 đội tuyển tham dự tại Vòng chung kết toàn cầu kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC 2017. Năm 2018, đội tuyển Unsigned đồng hạng thứ 14/140 đổi tuyển và là thành tích cao nhất từ trước đến nay. Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:41:58.683Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51547edd1964876955fdf" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/ngay-hoi-viec-lam-cong-nghe-2018-cau-noi-lien-ket-giua-sinh-vien-va-nha-tuyen-dung/
Ngày hội việc làm công nghệ 2018: Cầu nối liên kết giữa sinh viên và nhà tuyển dụng - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Ngày hội việc làm công nghệ 2018: Cầu nối liên kết giữa sinh viên và nhà tuyển dụng Ngày 14/04, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội việc làm Công nghệ 2018 với sự tham gia của 30 doanh nghiệp tuyển dụng chuyên về các lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, cơ học kỹ thuật và Vật lý tại sân nhà G2. Tham gia ngày hội về phía ĐHQGHN có đại diện lãnh đạo Ban Thanh niên Trường học TW Đoàn và Thành đoàn Hà Nội, ông Vũ Văn Hải – Chủ tịch Hội Sinh viên. Về phía Trường ĐHCN có PGS.TS. Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng và đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc trường và đông đảo sinh viên Trường ĐHCN. Ngày hội việc làm Công nghệ bắt đầu được tổ chức từ năm 2014 và đã trở thành sự kiện thường niên, thu hút được nhiều sự quan tâm từ phía các doanh nghiệp, công ty và sinh viên. Năm 2018 là một năm đặc biệt đánh dấu chặng đường 5 năm kể từ khi chương trình được tổ chức. Chương trình đã đồng hành với sinh viên trường ĐHCN nói riêng và các trường đại học nói chung trong suốt 5 năm và dần trở thành cầu nối quen thuộc giữa các nhà tuyển dụng với sinh viên theo học khối ngành kĩ thuật trên địa bàn Hà Nội, giúp thiết lập định hướng sớm cho các sinh viên năm nhất năm hai và tạo cơ hội việc làm cũng như thực tập cho các sinh viên sắp ra trường. Phó Hiệu trưởng Chử Đức Trình phát biểu tại ngày hội việc làm Khẳng định sự quan trọng của Ngày hội việc làm Công nghệ, PGS.TS. Chử Đức Trình chia sẻ Ngày hội việc làm Công nghệ là một trong những hoạt động thường xuyên nhằm thực hiện được các mục tiêu, chủ trương chiến lược của Nhà trường trong định hướng nghề nghiệp, nâng cao năng lực, giới thiệu việc làm cho sinh viên, tiếp tục tăng cường phát triển hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp theo phương châm cùng đồng hành, cùng phát triển. PGS còn mong muốn rằng hoạt động liên kết giữa trường và doanh nghiệp được đẩy mạnh hơn nữa, để Nhà trường tăng cường tính ứng dụng của các chương trình đào tạo, nắm bắt kịp thời và tốt nhất nhu cầu thực tế của người học và tiêu chí tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. Năm nay, chương trình có sự mở rộng qui mô và nhiều đổi mới về hình thức tổ chức. Trong tháng 04/2018, chương trình đã diễn với các chuỗi sự kiện cụ thể: Tọa đàm “Dấu chân người đi trước”, Tọa đàm “Điểm khởi đầu”, IOT Day “Ngày kết nối vạn vật”. Đồng thời, tại ngày hội các doanh nghiệp sẽ trực tiếp phỏng vấn các ứng viên phù hợp các vị trí tuyển dụng. Những buổi tọa đàm, hoạt động phỏng vấn này giúp các sinh viên có cơ hội học hỏi những kiến thức từ cựu sinh viên đã có kinh nghiệm đi trước cũng như được các doanh nghiệp giải đáp những thắc mắc, vấn đề còn chưa hiểu rõ và là hành trang cho các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường. Sinh viên hào hứng tham gia tuyển dụng trực tiếp tại các gian hàng Chương trình ngày hội việc làm diễn ra cả ngày 14/4/2018, ngoài cơ hội tiếp xúc với doanh nghiệp về việc làm, cơ hội thực tập, sinh viên còn được tham gia các cuộc thi trí tuệ, sôi nổi như: “X-Car: Cuộc đua kì thú”, “UET E-SPORT 2018”,… Tuyết Nga (UET-News) Thông tin báo chí – Đài Truyền hình Hà Nội: Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:41:59.484Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51548edd1964876955fe0" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/hoi-nghi-sinh-vien-nghien-cuu-khoa-hoc-dhcn-dua-tri-thuc-sang-tao-ung-dung-vao-thuc-tien/
Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học (ĐHCN): Đưa tri thức sáng tạo ứng dụng vào thực tiễn - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học (ĐHCN): Đưa tri thức sáng tạo ứng dụng vào thực tiễn Nhằm khích lệ và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học của sinh viên, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN đã tổ chức thành công Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2018, nhà E3 vào ngày 24/04. Tham dự hội nghị về phía Trường ĐHCN gồm có PGS.TS Phạm Bảo Sơn, Phó Hiệu trưởng trường, PGS.TS. Trần Xuân Tú, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Phát triển, cùng với lãnh đạo các khoa và phòng ban. Đặc biệt, hội nghị đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều sinh viên trong trường. Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học 2018 Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học là hoạt động thường niên được tổ chức với mục đích giúp sinh viên trang bị các kỹ năng và kiến thức cần thiết trong hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ. Đồng thời tạo dựng môi trường học thuật qua đó thúc đẩy niềm đam mê, nuôi dưỡng sáng tạo của sinh viên. Năm nay, các hội đồng cấp khoa đã lựa chọn 29 công trình (trên tổng số 62 công trình khoa học của 130 sinh viên tham dự cấp khoa) đề xuất tham dự hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường. Trong đó, có 16 công trình nghiên cứu của các sinh viên sử dụng tiếng Anh để viết báo cáo kết quả nghiên cứu. Một số công trình của sinh viên có tính ứng dụng thực tế cao và có thể giải quyết được các bài toán thực tế, như sản phẩm“MOTORSAFE-Android Application Supported for Motorbike Drivers” của sinh viên khoa Điện tử viễn thông; sản phẩm “Nghiên cứu tích hợp mạng cảm biến ứng dụng trong nông nghiệp thông minh” của sinh viên khoa Cơ học kỹ thuật và tự động hóa… Phó Hiệu trưởng Phạm Bảo Sơn phát biểu tại hội nghị Phát biểu tại hội nghị, Phó Hiệu trưởng Phạm Bảo Sơn đã gửi lời chúc mừng đến các sinh viên có công trình tham gia hội nghị. Hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học là hoạt động thường niên quan trọng của trường. Thông qua hoạt động này sinh viên có cơ hội tích lũy kinh nghiệm, học hỏi phương pháp tư duy khoa học, giải quyết vấn đề, phương pháp viết báo cáo khoa học, làm việc nhóm cũng như trình bày kết quả, ý tưởng khoa học. Đặc biệt khi làm nghiên cứu sinh viên có cơ hội được trải nghiệm và làm việc với các thầy cô trong dự án nghiên cứu thực tế hoặc đề tài nghiên cứu các cấp. Phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt nhiều thành tích với sự quan tâm và hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong trường. Thời gian qua, nhà trường đã tổ chức khen thưởng cho 04 nhóm sinh viên đạt giải thưởng tại các cuộc thi quốc gia, quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ về đổi mới sáng tạo và các sản phẩm ứng dụng thực tế. Trong đó, nhóm sinh viên Aspei (khoa Vật lý kỹ thuật và công nghệ nano) đã nhận được khoản đầu tư với số vốn 1 tỷ đồng từ các doanh nghiệp và cũng tham gia trong hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm nay. Năm 2018, hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học có sự đổi mới trong khâu tổ chức với cơ cấu giải thưởng được thực hiện bình chọn công trình khoa học yêu thích nhất thông qua mạng xã hội. Từ đó, các công trình khoa học của sinh viên có thể lan tỏa và tạo ra phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học trong trường ĐHCN nói riêng và các trường đại học nói chung. Năm nay, hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học có 130 sinh viên đã tham gia nộp công trình nghiên cứu lên các khoa. Trong đó, công trình của khoa CNTT là 25 đề tài, khoa ĐTVT là 23 đề tài, khoa VLKT&CNNN là 05 đề tài và khoa CHKT&TĐH 09 đề tài. Nhiều công trình được đánh giá cao và có hướng ứng dụng thực tiễn Để giúp sinh viên và hội đồng có sự tương tác, giao lưu nhiều hơn, hội nghị sinh viên NCKH tiếp tục được tổ chức theo hình thức không gian mở. Các nhóm sinh viên trình diễn, trao đổi ý tưởng và kết quả nghiên cứu với toàn thể sinh viên tham dự và các thầy cô thông qua các poster giới thiệu tổng quan về báo cáo và trình bày demo sản phẩm. Công trình của sinh viên Vũ Tiến Sinh (K60CA) do TS. Đặng Thanh Hải và ThS. Lê Hoàng Quỳnh hướng dẫn được đề cử tham dự “Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2017-2018″ Công trình của các sinh viên Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Mậu Hoàng, Vũ Thế Quân, Tạ Ngọc Hải do TS. Nguyễn Ngọc Linh hướng dẫn được đề cử tham dự “Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2017-2018″ Kết thúc cuộc thi, Ban Giám khảo đã lựa chọn được 07 giải nhất, 13 giải nhì và 09 giải ba. Ngoài ra, còn 01 công trình giải nhất và 01 công trình giải nhì được bình chọn qua mạng xã hội. Trong đó, có 02 công trình được đề cử tham dự “công trình sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2017-2018″, gồm công trình “Biomedical named entity recognization using CRF- biLSTM improved with fine- tuned embeddings of various linguistic information” của sinh viên Vũ Tiến Sinh (K60CA) và công trình “Nghiên cứu tích hợp mạng cảm biến ứng dụng trong nông nghiệp thông minh” của các sinh viên K59, K60 là Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Mậu Hoàng, Vũ Thế Quân, Tạ Ngọc Hải. Các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2018 đã được đánh giá cao và có hướng ứng dụng thực tiễn đi theo phong trào khởi nghiệp của sinh viên công nghệ trong cả nước. Hội nghị đã phản ánh sự nỗ lực của thầy và trò Trường Đại học Công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học. Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học thực sự là diễn đàn giúp sinh viên củng cố, nâng cao kiến thức, trang bị phương pháp học tập, và tiếp cận những kiến thức mới, vận dụng kiến thức theo cách riêng của sinh viên và các nhóm sinh viên. Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:42:00.609Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51549edd1964876955fe1" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/hanh-trinh-khoi-nghiep-voi-dinh-huong-phat-trien-xanh/
Hành trình khởi nghiệp với định hướng phát triển xanh - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Hành trình khởi nghiệp với định hướng phát triển xanh Nhóm sinh viên Aspei do TS. Bùi Đình Tú giảng viên Khoa Vật lý kỹ thuật và công nghệ nano hướng dẫn đã đạt giải Nhất và nhận được khoản đầu tư với số vốn 1 tỷ đồng, ngay tại cuộc thi chung kết cuộc thi “Hành trình Thành phố khởi nghiệp sáng tạo Startupcity Roadshow” do Thành đoàn Hà Nội tổ chức vào ngày 25/03. Năm nay, cuộc thi có 08 đội chơi xuất sắc với những bạn trẻ năng động, sáng tạo đến từ trường Đại học Ngoại thương, Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viên Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trong đó, Trường ĐHCN có 02 nhóm sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp tham gia cuộc thi là “Nông nghiệp thông minh” và “Thiết bị và công nghệ xử lý xác động vật thân thiện với môi trường”. Vượt qua 08 ý tưởng tại cuộc thi, ý tưởng về “Thiết bị và công nghệ xử lý xác động vật thân thiện với môi trường” của nhóm sinh viên Aspei được các doanh nghiệp đánh giá cao và giành giải Nhất. Sau khi nhận giải thưởng, nhóm trưởng Lê Công Chính chia sẻ, mục đích ban đầu nhóm tham gia cuộc thi là mong muốn được cọ xát, học hỏi kinh nghiệm và giới thiệu công nghệ mới thân thiện với môi trường đến mọi người. Nhưng niềm vui vỡ òa khi Ban tổ chức thông báo kết quả, các thành viên trong nhóm đều rất bất ngờ. Qua đây, nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn tới thầy Bùi Đình Tú – người thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ cho nhóm rất nhiều để hoàn thành dự án này. Nhóm trưởng Lê Công Chính đại diện nhóm nhận giải Nhất tại cuộc thi Khi nhắc đến kế hoạch phát triển sản phẩm trong tương lai, Chính chia sẻ, nhóm mong muốn đưa công nghệ này vào thực tế, thay đổi hoàn toàn công nghệ xử lý xác cũ gây tốn kém và ô nhiễm môi trường, đồng thời mong muốn phát triển và hoàn thành các dự án mới của nhóm nhằm đưa công nghệ tới gần hơn với con người. Sinh viên Lê Công Chính trình bày ý tưởng tại cuộc thi vào ngày 21/03 Trước đó, chiều 21/3, Trường Đại học Công nghệ đã phối hợp với Đoàn Thanh niên- Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức cuộc thi “Hành trình thành phố khởi nghiệp sáng tạo STARTUPCITY ROADSHOW 2018 – VNU”. Tại cuộc thi, 04 đội sinh viên Trường ĐHCN đã lần lượt trình bày các ý tưởng khởi nghiệp, gồm Easy Law- Hệ thống hỗ trợ tiếp cận văn bản; Thiết bị và công nghệ xử lí xác động vật thân thiện với môi trường; Lively- Hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh viên; Nghiên cứu, sản xuất các module và thiết bị giám sát và điều khiển các thông số môi trường phục vụ trong sản xuất nông nghiệp. Hai nhóm sinh viên gồm Lê Công Chính và Trần Đức Huy với ý tưởng “Công nghệ xử lý xác động vật” – “Nông nghiệp thông minh” đã được chọn để tham gia vòng chung kết của cuộc thi. Ý tưởng về “Thiết bị và công nghệ xử lý xác động vật thân thiện với môi trường” được nhóm sinh viên Aspei nhận thấy qua thực tế là sau các đợt dịch bệnh số lượng xác động vật rất lớn, nhưng quy trình để xử lý xác động vật hiện nay quá phức tạp. Mặt khác, quy trình còn để lại hậu quả môi trường rất lớn. Vì thế, dưới sự gợi ý và dẫn dắt của các thầy/cô, nhóm đã bắt đầu triển khai phát triển công nghệ xử lý xác mới theo hướng phát triển xanh. Thực hiện tiêu chí do nhóm đề ra “Công nghệ vì cuộc sống” nên nhóm xây dựng công nghệ này với mục tiêu hướng tới con người, với một quy trình xử lý xác tự động, khép kín và hạn chế tối đa những ảnh hưởng tới môi trường cũng như sức khỏe con người. Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:42:01.405Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a5154aedd1964876955fe2" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/nganh-ky-thuat-robot-nhan-luc-cho-ky-nguyen-4-0-2/
Ngành Kỹ thuật Robot – Nhân lực cho kỷ nguyên 4.0 - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Ngành Kỹ thuật Robot – Nhân lực cho kỷ nguyên 4.0 Thế giới đang bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của Trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, và công nghệ Robot. Cùng với Internet vạn vật (IoTs) và điện toán đám mây, Kỹ thuật Robot là một trong những lĩnh vực mũi nhọn, trọng tâm và là nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Sự ra đời của các hệ thống tự động trên cơ sở Kỹ thuật Robot đã và đang giải phóng hoàn toàn sức lao động của con người. Một trong những minh chứng cho điều này chính là tỷ lệ tự động hóa trong các dây truyền lắp rắp chế tạo máy ngày càng cao. Trong nông nghiệp công nghệ cao, Robot cũng ngày càng được khai thác và sử dụng sâu rộng. Khoảng một thập kỷ trở lại đây, Kỹ thuật Robot đã thâm nhập vào hầu hết mọi mặt của đời sống và phát triển trên diện rộng, tạo thành một tập hợp các ngành nghề khác nhau từ nghiên cứu phát triển Robot, xây dựng lắp ráp Robot cho tới vận hành và khai thác hệ thống tự động. Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội thảo – Triển lãm quốc tế “Phát triển công nghiệp thông minh – Smart Industry World 2017”. Ảnh VGP Để đón bắt những cơ hội phát triển mới cho đất nước trong kỷ nguyên 4.0, đồng thời hóa giải thách thức, theo Văn phòng Chính phủ, xét báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về xu hướng vận động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc vừa giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ ngành, cơ quan liên quan tiếp tục đào tạo và nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao; nắm bắt và nghiên cứu, ứng dụng những xu hướng và thành tựu mới của Cách mạng công nghiệp 4.0. Xây dựng, hoàn thiện chính sách và định hướng ưu tiên phát triển đối với các lĩnh vực công nghệ lõi, công nghệ nền tảng như: trí tuệ nhân tạo và robot, phân tíchdữ liệu lớn, Internet vạn vật…; lựa chọn những nội dung phù hợp trong báo cáo của Viện để tiếp tục tổ chức triển khai nghiên cứu chuyên sâu các chuyên đề ứng dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai vào quý IV/2018. PGS.TS. Nguyễn Việt Hà (ở giữa)- Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ ký kết thỏa thuận hợp tác với các lãnh đạo Trường Đại học Chiba, Nhật Bản, về lĩnh vực Robot Từ sự chỉ đạo trên của Thủ tướng, các đơn vị đào tạo nguồn nhân lực đang có những bước đi tích cực nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực- vốn được xem là yếu tố quyết định cho sự thành công của Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0. PGS.TS. Chử Đức Trình, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: Việt Nam đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ về Kỹ thuật Robot. Các công ty, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như SamSung, LG, IBM, Bosch, hay Microsoft đã và đang đầu tư, xây dựng rất nhiều nhà máy hiện đại tại Việt Nam. Hầu hết các nhà máy này đều đang được vận hành tự động, khai thác và sử dụng rất nhiều hệ thống Robot công nghiệp. Tuy nhiên, việc làm chủ được các hệ thống này đòi hỏi một nguồn nhân lực không chỉ đông về số lượng và cả tốt về chất lượng. Trong khi đó, các cơ sở đào tạo chính quy và có năng lực về ngành Kỹ thuật Robot lại chưa có ở Việt Nam. Từ thực tế trên, sau quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu của xã hội, cũng như khả năng đào tạo của mình, lần đầu tiên trong mùa tuyển sinh năm 2018, Đại học Công nghệ sẽ mở một ngành đào tạo hoàn toàn mới, đó là Kỹ thuật Robot. Bước đi đột phá này nhằm chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao nhờ được đào tạo bài bản, chuyên sâu theo chuẩn quốc tế, góp phần giúp Việt Nam chủ động đón bắt cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó mang lại lợi ích đa chiều cho đất nước trong tương lai gần. Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:42:02.185Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a5154aedd1964876955fe3" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/ky-thuat-may-tinh-su-ket-hop-giua-cung-va-mem-2/
Kỹ thuật Máy tính - Sự kết hợp giữa "cứng" và "mềm" - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Kỹ thuật Máy tính – Sự kết hợp giữa “cứng” và “mềm” Nhân loại đã bước vào thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà trong đó tất cả mọi hoạt động sản xuất, dịch vụ, mọi vật dụng, mọi sản phẩm tiêu dùng, mọi hoạt động sống của con người đều được thực hiện qua các các thiết bị thông minh, kết nối trong môi trường Internet Vạn vật (IoT). Máy tính không chỉ còn là những thiết bị chuyên dụng về tính toán mà phát triển thành những thiết bị điều khiển, công cụ làm việc nay đã trở thành thành phần, bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong tất cả các thiết bị, sản phẩm thông minh thông dụng như các loại điện thoại, máy tính bảng, mạng truyền thông, thiết bị gia dụng thông minh, hệ thống điều khiển công nghiệp, các bộ điều khiển trong các loại thiết bị khác nhau, các loại robot đa dạng… dùng cho mọi lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Ngành Kỹ sư Kỹ thuật Máy tính tại Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) bắt đầu tuyển sinh từ năm 2017 này là một ngành đào tạo có tính liên ngành cao về thiết kế, chế tạo máy tính, và các thiết bị điện tử thông minh, tích hợp kiến thức, kỹ năng và khai thác, phát huy thế mạnh cả về giảng dạy và nghiên cứu của hai khoa chủ chốt của Trường ĐHCN là Khoa Điện tử – Viễn thông và Khoa Công nghệ Thông tin. Đây là ngành đào tạo đang có tốc độ phát triển rất mạnh trên thế giới do nhu cầu lớn và ngày càng gia tăng của tất cả mọi lĩnh vực nghiên cứu phát triển, sản xuất, dịch vụ và đời sống xã hội. Đây cũng là hướng ưu tiên phát triển trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn mới của Đảng và Nhà nước ta. Trong chiến lược phát triển của Nhà nước, nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành Công nghệ Thông tin, Truyền thông nói chung và ngành Kỹ thuật Máy tính nói riêng của nước ta trong vòng 20 năm tới được xác định với quy mô lên tới hàng triệu kỹ sư. Ngay trong thời gian vừa qua, lĩnh vực này đã thu hút sự quan tâm đầu tư phát triển rất lớn của các tập đoàn công nghiệp lớn trong nước và quốc tế như: Viettel, VNPT, Mobifone, Samsung, LG, Intel, Microsoft, IBM, Google, Toshiba, Panasonic, Canon,… Chương trình đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật máy tính của Trường ĐHCN, ĐHQGHN được thiết kế và triển khai đào thực hiện theo Sáng kiến CDIO của MIT cũng như dựa theo các tiêu chuẩn của các hiệp hội chuyên nghiệp ngành nghề quốc tế như ACM, IEEE, ABET… có tính liên thông cao với các chương trình đào tạo chất lượng cao của Nhà trường như Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Công nghệ kỹ thuật Điện tử, truyền thông. Chương trình cũng được thiết kế trên cơ sở tham khảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng chuyên môn của các tập đoàn công nghệ lớn nói trên. Sinh viên được tiếp thu các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin liên quan đến thiết kế phần cứng, thiết kế phần mềm, thiết kế hệ thống nhúng tích hợp phần cứng và phần mềm. Thông qua các mô-đun kiến thức chuyên ngành và thực hành, thực tập, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn và kỹ năng phát triển tính năng, chức năng phần mềm, thiết kế và chế tạo phần cứng từ các mạch điện tử đơn giản đến các hệ thống vi xử lý, máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, cũng như nhiều hệ thống thông minh phức tạp có độ tích hợp cao. Sinh viên được học tập và nghiên cứu trong môi trường giáo dục đại học chuẩn mực chất lượng cao, với đội ngũ giảng viên có trình độ cao được đào tạo từ các trường đại học và viện nghiên cứu nổi tiếng ở nước ngoài, dạy dạn kinh nghiệm và có nhiều thành tích cao trong giảng dạy, nghiên cứu (70% có học vị tiến sĩ, 30% có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư). Sinh viên sẽ được sử dụng hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng thực hành và thư viện hiện đại. Trong quá trình học tập, sinh viên cũng sẽ có điều kiện được thực tập và thực hành nghề nghiệp tại một số doanh nghiệp hàng đầu về CNTT, Điện tử và Truyền thông đồng thời cũng là các đơn vị có quan hệ hợp tác, liên kết bền vững với Trường ĐHCN như: VNPT, Viettel, FPT, Samsung, Humax… Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Kỹ thuật máy tính có các cơ hội phát triển nghề nghiệp như tiếp tục học tập ở các bậc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, làm việc tại các trường đại học, các viện nghiên cứu hoặc các tập đoàn công nghệ, công nghiệp, các doanh nghiệp hàng đầu trong nước và quốc tế. Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:42:02.976Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a5154cedd1964876955fe4" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/video-nhom-sinh-vien-9x-chinh-phuc-cong-nghe-xe-tu-hanh/
(Video) Nhóm sinh viên 9X chinh phục công nghệ xe tự hành - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh (Video) Nhóm sinh viên 9X chinh phục công nghệ xe tự hành Nhóm sinh viên UET Fastest (Trường ĐH Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội) đã chinh phục công nghệ xe tự hành và lọt vào vòng chung kết “Cuộc đua số” năm 2017 – 2018 do FPT tổ chức. Tác giả của sản phẩm này là 4 bạn trẻ thế hệ 9x gồm: Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Minh Tuấn, Trần Anh Dũng. Nhóm sinh viên đã sử dụng các kiến thức trong lĩnh vực lập trình, xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo để cho xe di chuyển với tốc độ cao nhất, xác định và tránh được vật cản xuất hiện trên đường; nhận dạng và đi đúng theo chỉ dẫn của biển báo rẽ trái, rẽ phải… Sản phẩm của nhóm đã vượt qua 14 đội thi khác trên toàn quốc để lọt vào chung kết cùng 3 đội, sẽ đua tài trong tháng 5 tới, với tên đội thi là UET Fastest. Theo Báo Thanh niên Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:42:04.137Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a5154dedd1964876955fe5" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/sinh-vien-truong-dhcn-dat-giai-cao-tai-olympic-toan-sinh-vien-toan-quoc-nam-2018/
Sinh viên Trường ĐHCN đạt giải cao tại Olympic Toán sinh viên toàn quốc năm 2018 - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Sinh viên Trường ĐHCN đạt giải cao tại Olympic Toán sinh viên toàn quốc năm 2018 Sinh viên trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) tham dự kỳ thi Olympic Toán sinh viên toàn quốc năm 2018 đạt thành tích 01 Giải Nhất, 4 Giải Nhì và 3 Giải Ba. Kỳ thi năm nay diễn ra từ ngày 09 – 14/4, tại Trường Đại học Quảng Bình, với sự tham gia của 90 đoàn đến từ 79 trường đại học, học viện, cao đẳng và 11 trường THPT chuyên trên cả nước với gần 800 lượt thí sinh tham gia dự thi. Kỳ thi Olympic Toán học sinh viên là một hoạt động thường niên do Hội Toán học Việt Nam phối hợp với các đơn vị giáo dục tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 1993 nhằm tạo động lực thúc đẩy, nâng cao chất lượng dạy, học Toán và phong trào học tập trong sinh viên, học sinh, qua đó phát hiện, bồi dưỡng những sinh viên, học sinh giỏi toán từ các cấp học. Trong thời gian diễn ra kỳ thi, thí sinh được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích, giúp bổ sung những kiến thức xã hội, lịch sử vùng đất Quảng Bình. Bên cạnh đó, thầy Nguyễn Cảnh Hoàng được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen do có nhiều thành tích cho phong trào Olympic toán sinh viên. Trước đó, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, qua một quá trình thi tuyển nghiêm túc, đào tạo, bồi dưỡng bài bản với sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Lê Phê Đô – giảng viên Khoa Công nghệ thông tin, đội tuyển của Trường Đại học Công nghệ tham gia kỳ thi gồm 9 sinh viên của Khoa Công nghệ thông tin. Tham gia cuộc thi, Trường Đại học Công nghệ nằm trong khối các trường không chuyên khi phải cạnh tranh với các trường chuyên về Toán học như Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Hà Nội, TP.HCM, Huế…); ĐH Sư phạm (Hà Nội, TP. HCM, Vinh và Huế…),… Tuy nhiên, đội tuyển của Nhà trường đã đạt được những thành tích đáng tự hào khi 8/9 sinh viên dự thi đều đạt giải. Kết quả cụ thể như sau: sinh viên Lều Văn Duẩn (K59CA) đạt Giải Nhất môn Đại số; Phạm Văn Hạnh (K60CA), Trần Văn Liên (K59CA), Nguyễn Việt Thắng (K61CLC), Lê Ngọc Tuấn Khang (K60CAC) đạt Giải Nhì môn Đại số; Nguyễn Tiến Nam (K60CA); Lều Văn Duẩn (K59CA), Trần Như Thuật (K59CA) đều đạt Giải Ba môn Giải tích. Với những thành tích cao tại các kỳ thi Olympic Toán học sinh viên toàn quốc, Trường Đại học Công nghệ luôn tự hào nằm trong top 10 những trường đạt thành tích cao, sánh ngang với các trường hàng đầu về toán học trên cả nước luôn đạt từ 8 giải cao trở lên hằng năm. Tuyết Nga (UET-News) Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:42:05.385Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a5154eedd1964876955fe6" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/cac-nha-khoa-hoc-dh-quoc-gia-hn-ra-mat-san-pham-dieu-van-xe-truc-tuyen-emddi/
Các nhà khoa học ĐH Quốc gia HN ra mắt sản phẩm điều vận xe trực tuyến EMDDI - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Các nhà khoa học ĐH Quốc gia HN ra mắt sản phẩm điều vận xe trực tuyến EMDDI Các nhà khoa học ĐH Quốc gia HN vừa ra mắt sản phẩm EMDDI – nền tảng công nghệ điều vận xe trực tuyến hoạt động theo một mô hình hoàn toàn mới, cho phép hàng trăm đơn vị vận tải sử dụng để làm những điều tương tự và trở thành chủ thể kinh doanh như Uber/Grab, chỉ với 10 phút thiết lập cấu hình kinh doanh vận tải. Giới thiệu về sản phẩm EMDDI, ông Đào Kiến Quốc, nguyên Phó Viện trưởng Viện CNTT, nguyên Giám đốc Trung tâm Ứng dụng CNTT, giảng viên CNTT trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, là một trong những tác giả của phần mềm EMDDI cho biết: “Nhiều người đã biết đến Uber và Grab, đã thấy cách đặt xe và điều vận xe ở đó tuyệt vời như thế nào; phải đến một lúc nào đó, khi công nghệ chín muồi, với sự phổ biến của các thiết bị di động, internet di động, công nghệ định vị và dẫn đường vệ tinh, tính toán với dữ liệu lớn thì ý tưởng này mới có thể xuất hiện và trở thành một hiện thực, mang lại lợi ích cho hàng trăm triệu người. Nhưng Uber /Grab chỉ làm cho chính họ, để phục vụ cho kinh doanh vận tải hành khách của chính họ, nếu đơn vị taxi nào đăng ký điều xe bằng phần mềm của họ thì phải trả tiền cho họ (bây giờ là 28,5% thi phải). Tóm lại là trở thành người làm thuê còn EMDDI là một nền tảng cho phép hàng trăm đơn vị vận tải sử dụng để làm những điều tương tự và trở thành chủ thể kinh doanh như Uber/Grab, chỉ với 10 phút thiết lập cấu hình kinh doanh vận tải”. Ông Đào Kiến Quốc, nguyên Phó Viện trưởng Viện CNTT, nguyên Giám đốc Trung tâm Ứng dụng CNTT, giảng viên CNTT trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Thưa ông, ở Việt Nam có nhiều đơn vị phần mềm cũng làm những sản phẩm có mục đích như Uber, và họ bán cho các đơn vị vận tải khác. Họ cũng nói là có thể phục vụ nhiều đơn vị vận tải. Vậy có gì khác biệt giữa EMDDI và các phần mềm khác? Đúng là có những đơn vị đã làm thế, với mỗi đơn vị vận tải họ tạo ra một phiên bản riêng cho đơn vị đó sử dụng, thường gọi là một app. Riêng các công ty taxi ở Hà Nội đã dùng hàng chục app. Bạn có thấy người dân nào cài vào điện thoại di động cả chục app để đi xe taxi của mọi công ty chưa. Phần lớn, họ sẽ chẳng cài app của ai cả ngoài Grab. Về cơ bản Grab đã chiếm xong hầu hết thị phần điều xe điện tử ở các thành phố lớn. Trong tình hình đó càng làm nhiều app, càng hoạt động riêng rẽ thì thương hiệu càng loãng và thất bại là điều có thể thấy trước. EMDDI không làm như vậy. EMDDI xây dựng một hệ thống duy nhất có tính chất nền tảng, dùng một app duy nhất EMDDI cho mọi người dân. Phần mềm EMDDI có thể nhận diện chính xác các khu vực địa lý và khi người dân ở địa phương nào, EMDDI sẽ kết nối với các đơn vị vận tải ở đấy, người dân không cần quan tâm đến ai phục vụ mình. Khi chỉ dùng một app duy nhất như thế mà đi ở đâu cũng dùng được, nhà cung cấp dịch vụ vận tải nào cũng dùng được thì người ta sẽ dùng. Đó là ý tưởng quan trọng nhất: Một App duy nhất cho tất cả. Với các đơn vị vận tải phải dùng chung một phần mềm, họ có phụ thuộc vào nhau không, chẳng hạn tôi có thể quy định cước phí khác với đơn vị bạn thì sao? Vấn đề là ở chỗ đó. EMDDI cho phép các đơn vị tự đặt các tham số điều vận của họ, ví dụ: triển khai dịch vụ gì (xe 4 chỗ, xe 7 chỗ, xe ôm…), giá mở cửa bao nhiêu, giá bình thường bao nhiêu, giá đường dài, giá khứ hồi, chế độ khuyến mãi có không, tính giá trước (như Grab) hay tính theo thực tế (như Uber), có tính thời gian chờ hay không, chọn đường theo kiểu đi ngắn nhất hay đi nhanh nhất. Khi đã là chủ thể của hệ thống rồi, họ có thể quản trị toàn bộ, chẳng hạn định vị trên bản đồ toàn bộ xe, kiểm soát trạng thái từng xe, theo dõi hoạt động của lái xe, kế toán… mà EMDDI không cần phải hỗ trợ. EMDDI chỉ đảm bảo hệ thống máy tính và phần mềm hoạt động thông suốt, an toàn. Ý tưởng này gọi là: Giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp EMDDI không kinh doanh vận tải. Các doanh nghiệp không phải làm thuê cho EMDDI, chỉ thuê dịch vụ kết nối của EMDDI Cho đến nay tôi chưa biết có phần mềm nào trên thế giới làm giống như EMDDI hay không nhưng chắc chắn là EMDDI là mô hình mới, đầu tiên có ở Việt Nam (không loại trừ trên toàn thế giới). Nó không chỉ là một phần mềm mà trở thành nền tảng dùng chung cho các doanh nghiệp vận tải. Đối tượng sử dụng của phần mềm này có rộng rãi không thưa ông? Không chỉ các công ty taxi, mà là tất cả các đơn vị phục vụ vận tải hành khách hoặc giao hàng. Ví dụ các HTX huy động chạy xe nhàn rỗi (như kiểu của Uber), xe ôm, xe giao hàng. Nhưng riêng dịch vụ taxi thì EMDDI cung cấp luôn cả khả năng đón khách đặt qua điện thoại hay đón khách ngang đường. Bình thường khi khách gọi điện thoại đặt xe, thì các đài viên phải tìm một taxi nhàn rỗi gần đó, khá mất thời gian. Đôi khi tìm được thì hãng taxi khác đã lấy mất khách. Nay với EMDDI, chỉ cần chỉ điểm đón trên bản đồ số là EMDDI điều luôn cho xe thích hợp nhất và cung cấp thông tin cho lái xe liên lạc với khách dù khách không có app EMDDI. Cách này không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức của đài viên, mà còn hạn chế được hiện tượng lái xe giành khách của nhau và sự thiên vị của đài viên. Hiện nay đã có khá nhiều công ty sử dụng thành công phần mềm này với hàng nghìn xe tham gia, trong đó có các công ty taxi được chạy theo đề án thí điểm xe chạy theo hợp đồng điện tử của Bộ GTVT vừa qua, và có những công ty không phải là công ty taxi. Trong cuộc hội thảo về phần mềm này tại ĐHQGHN do ĐHQGHN và EMDDI tổ chức vào ngày 12/6 này, sẽ có 20 đơn vị tới ký thỏa thuận hợp tác. Còn về thanh toán có thuận lợi không thưa ông? Ở đây chúng tôi chỉ nói về thanh toán điện tử. Thường thì người dân không thích dùng thẻ tín dụng lắm vì tâm lý lo ngại lộ thông tin và quy trình thanh toán cũng phức tạp. Gần đây thanh toán qua giao thức QR-Pay rất được ưa chuộng vì sự đơn giản của nó. Phần lớn các ngân hàng đều có cổng thanh toán bằng mã vạch 2 chiều QR-code trên các hệ thống mobile banking. Có nhiều tổ chức thanh toán điện tử như Vnpay đã hỗ trợ phương thức thanh toán qua ví điện tử và QR-code. EMDDI đã ký thỏa thuận với Vnpay hỗ trợ kiểu thanh toán này. Chính EMDDI cũng xây dựng hệ thống ví điện tử và sử dụng giao thức thanh toán QR-pay. Quá trình thanh toán như sau: Lái xe đưa cho khách xem bản báo cước của EMDDI trên màn hình điện thoại, trên đó có mã vạch 2 chiêu QR-code. Khách chỉ cần bật ứng dụng trên điện thoại của mình (có thể là một phần mềm mobile banking của ngân hàng, một app VnPay, hay chính phần mềm EMDDI ) hướng camera của điện thoại vào màn hình điện thoại của lái xe để đọc QR-code và bấm xác nhận, tiền sẽ được chuyển từ tài khoản hay ví điện tử của khách sang tài khoản của lái xe. Thời gian thanh toán chưa đến 1 phút. Được biết ông là tác giả của nhiều phần mềm có giá trị, đoạt được nhiều giải thưởng như Giải sáng tạo khoa học công nghệ Việt nam của Bộ KHCN, Giải cúp vàng CNTT của hội Tin học Việt Nam và đã từng đoạt giải nhất Cuộc thi “Nhân tài đất Việt”. Nhóm nghiên cứu có định đưa phần mềm này đi thi dự thi “Nhân tài đất Việt” một lần nữa không thưa ông? Tôi chỉ là một trong các tác giả nên chưa nói được gì vào lúc này. Việc quyết định có tham dự một cuộc thi hay một giải thưởng nào đó còn phụ thuộc vào cả tập thể. Hơn nữa chúng tôi cũng muốn dành thời gian này cho việc thúc đẩy triển khai. Việc nộp hồ sơ cuộc thi “Nhân tài đất Việt” có thời hạn là 31/8. Tuy vậy, nếu thuận lợi, chúng tôi có thể tham dự. Xin trân trọng cám ơn ông! (Theo Dân trí) Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:42:06.198Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a5154eedd1964876955fe7" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/thu-thap-du-lieu-sinh-vien-k63/
Thu thập dữ liệu sinh viên K63 - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Thu thập dữ liệu sinh viên K63 Nhà trường tiến hành thu thập dữ liệu sinh viên K63 làm cơ sở dữ liệu điều tra khảo sát sinh viên từ lúc vào trường đến khi ra trường để căn cứ vào đó có những điều chỉnh trong phương pháp quản lý, giảng dạy và hỗ trợ sinh viên. Các em vào cung cấp thông tin qua link sau: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSePGFpa_PYMamzua8MC6ofPobbGQmqgbtu5zmFTtISAlInskg/viewform?c=0&w=1&usp=mail_form_link Nhà trường rất cảm ơn sự hợp tác của các em. Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:42:06.910Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51550edd1964876955fe8" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/video-motorsafe-ung-dung-ho-tro-nguoi-di-xe-may/
[Video] MotorSafe: Ứng dụng hỗ trợ người đi xe máy - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh [Video] MotorSafe: Ứng dụng hỗ trợ người đi xe máy “Ứng dụng hỗ trợ người đi xe máy MotorSafe” của nhóm nghiên cứu Khoa Điện tử viễn thông, Trường Đại học Công nghệ do PGS.TS. Trần Đức Tân và nhóm sinh viên thực hiện. Ứng dụng này giúp người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại di động an toàn trong quá trình tham gia giao thông. Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:42:08.000Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51550edd1964876955fe9" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/nhom-tac-gia-tran-nhu-thuat-va-giai-nhat-sinh-vien-nghien-cuu-khoa-hoc/
Nhóm tác giả Trần Như Thuật và giải nhất sinh viên nghiên cứu khoa học - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Nhóm tác giả Trần Như Thuật và giải nhất sinh viên nghiên cứu khoa học “Domain – indepedent Intent Extraction from Online Texts” (được tạm dịch: Trích xuất thông tin từ dữ liệu trực tuyến không phụ thuộc miền dữ liệu), vinh dự là một trong 4 công trình nghiên cứu đoạt giải Nhất sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2018 vừa qua. Đây là công trình do nhóm sinh viên gồm Trần Như Thuật, Nguyễn Hữu Hồng, Nguyễn Thanh Tùng, Đặng Tiến Sơn đến từ lớp K59CA, Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN, thực hiện từ tháng 3 năm 2016. Sức cuốn hút của ngôn ngữ người và máy Các bạn đã bị cuốn hút bởi khả năng có thể làm một số nhiệm vụ về ngôn ngữ giống con người của máy tính từ phân biệt danh từ, tính từ, động từ trong câu đến nhận diện tên người, tên địa điểm, tên các tổ chức,… có trong câu đầu vào. Vì thế, Thuật quyết định tham gia nghiên cứu đề tài về trích chọn ý định từ dữ liệu văn bản để nghiên cứu các phương pháp giúp máy tính học và nhân diện ý định trong câu, mong muốn chúng sẽ làm các nhiêm vụ này đạt độ chính xác ngày càng gần với độ chính xác của con người. Theo Thuật, trích chọn ý định là bài toán khó nhưng thú vị và có nhiều ứng dụng thực tế. Ngày nay, số lượng người sử dụng các mạng xã hội và diễn đàn thảo luận tăng lên nhanh chóng, họ có thể dễ dàng chia sẻ suy nghĩ, hoạt động thậm chí cả ý định của mình trên các kênh trực tuyến. Những thông tin này mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp từ quảng cáo trực tuyến, thương mại điện tử đến lĩnh vực ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp trích xuất được ý định của khách hàng thông qua bình luận, bài đăng trên mạng xã hội thì họ có thể đưa ra các quảng cáo phù hợp với nhu cầu khách hàng, giúp sản phẩm đến được đối tượng tiềm năng, tăng khả năng mua và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ý định người dùng rất phức tạp, do đó, các phương pháp để hiểu được ý định người dùng sẽ gặp khó khăn khi số lượng miền tăng lên. Đề tài trích xuất ý định người dùng không phụ thuộc vào miền dữ liệu, sử dụng bộ nhãn tổng quát ra đời với mong muốn giải quyết vấn đề, giảm thời gian xây dựng bộ nhãn riêng mỗi khi có miền dữ liệu mới, tiết kiệm sức người và chi phí khi trích chọn ý định. Để thực hiện đề tài, Thuật cùng các cộng sự đã sử dụng dữ liệu từ ba miền: du lịch, bất động sản và mua bán ô tô – xe máy. Quá trình thu thập dữ liệu cho thấy, số lượng nhãn tăng lên đáng kể khi các miền mới xuất hiện. Do đó, nếu có quá nhiều miền dữ liệu, việc xây dựng bộ nhãn cho các miền này sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. Để xử lý vấn đề này, nhóm đề xuất phương pháp trích chọn ý định độc lập miền dữ liệu sử dụng bộ nhãn tổng quát (nhãn không phụ thuộc vào miền cụ thể). Sau khi xem xét dữ liệu được thu thập từ kênh trực tuyến, nhóm nhận thấy có những nhãn xuất hiện trong hầu hết các tên miền, chẳng hạn như ý định, giá cả, đối tượng,… được sử dụng làm nhãn chung trong khi một số chỉ xuất hiện ở một miền cụ thể. Ví dụ nhãn thời gian chỉ xuất hiện trong miền du lịch, hướng mặt tiền chỉ xuất hiện trong bất động sản hay dòng sản phẩm chỉ có ở miền mua bán ô tô – xe máy. Những nhãn riêng biệt này được gộp lại thành một nhãn gọi là nhãn mô tả. Nhóm sử dụng bộ nhãn tổng quát gồm mười nhãn để trích chọn ý định người dùng. Kết quả thưc nghiệm cho thấy, khi số lượng miền dữ liệu tăng lên, nhãn chung đạt được kết quả tốt hơn đáng kể so với nhãn cụ thể. Vì đây là đề tài mới, chưa có một bộ dữ liệu chuẩn nào trước đó nên trong quá trình làm, nhóm phải xây dựng lại dữ liệu từ đầu. Công đoạn này rất quan trọng, tốn đến 70% thời gian thực hiện đề tài. Dữ liệu sau khi lấy từ các diễn đàn thảo luận, các nhóm Facebook công khai sẽ được xử lý bằng tay lọc bỏ hết các câu không chứa ý định, câu chứa ý định không rõ ràng, các câu hỏi; lọc bỏ kí tự thừa và xây dựng bộ từ điển dùng cho các từ viết tắt. Quá trình thực hiện nghiên cứu gặp khá nhiều khó khăn nhưng với kiến thức, sự tìm hiểu kỹ lưỡng của nhóm, bên cạnh đó là sự chỉ bảo tận tình của thầy cô hướng dẫn đã mang lại kết quả tốt đẹp cho đề tài. PGS.TS Phan Xuân Hiếu là người dẫn dắt nhóm từ những ngày đầu tiên, định hướng từ cách tiếp cận một vấn đề khoa học, cách thuyết trình sao cho logic, đến cách viết bài báo để nổi bật ý tưởng. Trong quá trình làm việc, thầy còn chia sẻ cách đặt ra các giả thuyết khoa học và thiết kế thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết đã nêu. Đồng hành còn có ThS. Lương Thái Lê, giảng viên tham gia xử lý dữ liệu và xây dựng bộ nhãn cùng nhóm. PGS.TS Phan Xuân Hiếu cùng nhóm sinh viên của Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ Thực nghiệm thành công khi trải qua thất bại Kể về kỷ niệm trong suốt 7 tháng thực hiện, Thuật nhớ nhất những lần ngồi huấn luyện dữ liệu. Mỗi lần thực nghiệm mất đến khoảng 3-4 tiếng cho một lần chạy, nếu mô hình sau khi chạy không đạt được kết quả như mong muốn thì phải hiệu chỉnh lại các tham số và chạy lại từ đầu. Vì thế, tổng thời gian huấn luyện cho một mô hình có lúc mất đến hai ngày liên tục. Quá trình này mang lại rất nhiều cảm xúc, lúc hồi hộp chờ, mong máy chạy thật nhanh để xem kết quả; vui mừng vì thành công; lúc lại thất vọng bởi kết quả sau kém hơn lần chạy trước. Nhờ những lần như vậy, bạn càng có thêm động lực cố gắng hoàn thành nghiên cứu của mình. “Quá trình tham gia nghiên cứu mang lại cho tôi rất nhiều kiến thức bổ ích cả về lý thuyết và thực tiễn. Nhờ tham gia NCKH tôi có cơ hội áp dụng các kiến thức được học ở trường để giải quyết các bài toán. Trong đề tài của mình, tôi đã áp dụng các mô hình học máy, học sâu trong môn Học máy (Machine Learning) để giải quyết bài toán. Việc sử dụng các mô hình này ở bài toán thực tế giúp tôi phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu của các mô hình, đem đến hiểu biết cụ thể hơn về từng mô hình, từ đó áp dụng chúng vào các bài toán tiếp theo. Về mặt thực tiễn, tôi học được các bước thực hiện bài toán khai phá dữ liệu thông qua đề tài: từ thu thập dữ liệu, tiền xử lý dữ liệu đầu vào, xây dựng các bộ dữ liệu huấn luyện, dữ liệu kiểm định, dữ liệu test, lập trình, huấn luyện và kiểm tra các mô hình đến phân tích kết quả đầu ra. Những kiến thức, kinh nghiệm này là hành trang quý giá để thực hiện các dự án về khai phá dữ liệu trong công nghiệp sau này”, Thuật chia sẻ về những kiến thức, kinh nghiệm mình có được nhờ quá trình làm NCKH. Trần Như Thuật tham gia kì thi Olympic Toán học sinh viên toàn quốc năm 2018 Sinh viên tham gia NCKH càng sớm càng tốt Với những điều bổ ích mình nhận được trong quá trình thực hiện đề tài, Thuật cho rằng các bạn sinh viên nên tham gia NCKH càng sớm càng tốt, nên bắt đầu từ năm thứ hai bậc đại học. Quá trình nghiên cứu và giải quyết các bài toán không chỉ đem lại vốn kiến thức mới mà còn là cơ hội để vận dụng những gì đã học ở đại học. Bên cạnh kiến thức lý thuyết, quá trình NCKH còn giúp sinh viên cải thiện kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình,… “Đừng chần chừ gì nữa, hãy bắt tay ngay vào việc tìm giáo viên hướng dẫn, xin tham gia đề tài NCKH hoặc đề xuất ý tưởng để nhận được sự góp ý từ các thầy, cô. Quá trình NCKH có thể sẽ gặp khó khăn, mất nhiều thời gian và công sức, nhưng kết quả cuối cùng sẽ đem lại nhiều điều bổ ích cho bạn. Còn với những ai đang tham gia NCKH, tôi mong các bạn hãy tiếp tục theo đuổi và cống hiến hết mình cho đề tài để biến chúng thành ứng dụng thực tiễn, có ích đối với cuộc sống con người”, Thuật tiếp thêm sức mạnh cho các bạn sinh viên. Sinh viên Trần Như Thuật tham gia Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường Suy nghĩ về nhận định máy tính có thể thay thế con người trong tương lai, Thuật cho rằng máy tính đã và đang đạt được những kết quả tương đối ấn tượng trong các ứng dụng về xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhận diện vật thể trong ảnh, dự đoán/ phát hiện ung thư, … Tuy nhiên, theo Thuật, để chúng đạt được độ chính xác như con người còn cần một khoảng cách khá xa. Trong tương lai, với độ chính xác được nâng cao, máy tính sẽ đóng vai trò hỗ trợ con người trong các ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo (AI), con người vẫn sẽ giữ vai trò chính thực hiện các tác vụ, đặc biệt các hoạt động chăm sóc sức khỏe, chẩn đoán và chữa trị bệnh. Theo Đinh Thúy Hiền (VNU Media) Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:42:08.720Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a5158bedd1964876955fea" }
https://www.vnu.edu.vn/upload/2021/09/29167/file/12_%20Quy%20dinh%2006%20v%E1%BB%81%20HNHTQT.pdf
Quy định về hoạt động hợp tác phát triển tại ĐHQGHN - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
null
uet.vnu.edu
[ "Trang chủ", "Hợp Tác" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:43:07.851Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a5158bedd1964876955feb" }
https://vnu.edu.vn/upload/2021/09/29167/file/16_%20Huong%20dan%20QD%2006.pdf
Quy định về hoạt động hợp tác phát triển tại ĐHQGHN - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
null
uet.vnu.edu
[ "Trang chủ", "Hợp Tác" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:43:07.856Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a5163cedd1964876955fec" }
https://www.vnu.edu.vn/upload/2022/02/30316/Signed_Signed_286.pdf
Tổng hợp các quy định và hướng dẫn - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
null
uet.vnu.edu
[ "Trang chủ", "Khoa học - Công nghệ", "Các quy định" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:46:04.205Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51682edd1964876955fed" }
https://www.uet.vnu.edu.vn/coltech/sites/default/files/RS2017-Program-with-abstracts(1).pdf
Ký kết thoả thuận hợp tác với Đại học Công nghệ Sydney và Hội thảo "Trường nghiên cứu" năm 2017 - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
null
uet.vnu.edu
[ "Trang chủ", "Tin tức", "Tin Hợp tác phát triển" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:47:14.333Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51750edd1964876955fee" }
http://eprints.uet.vnu.edu.vn/eprints/2561/2/UET%20Annual%20report_FINAL_Print_interactive_FNL.pdf
Annual Report 2017 - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
null
uet.vnu.edu
[ "Trang chủ", "Giới thiệu", "Ấn phẩm" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:50:40.819Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51878edd1964876955fef" }
https://uet.vnu.edu.vn/category/sinh-vien/guong-mat-sinh-vien/page/10/
Gương mặt sinh viên Archives - Page 10 of 10 - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Th12 18 Nơi truyền lửa nghiên cứu khoa học Sinh viên Nguyễn Xuân Đức, lớp K58CA, khoa Công nghệ thông tin vừa được tuyển thẳng, vừa đạt danh hiệu thủ khoa đầu vào năm học 2013-2014 của Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN). Tiếp tục phát huy năng lực và tinh thần vươn lên trong học tập, Xuân Đức đã đạt nhiều thành tích trong các […] Bởi Tuyết Nga | Gương mặt sinh viên . Tin Đào Tạo . Tin Sinh Viên . Tin Tổng Hợp Chi tiết Trang 10 của 10« First page«...678910
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " sinh viên ", " gương mặt sinh viên (trang 10)" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:55:36.334Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a518e9edd1964876955ff0" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/wp-content/images/De-an-tuyen-sinh-DHQG-2023-QHI.pdf
Viện trí tuệ nhân tạo - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
null
uet.vnu.edu
[ "Trang chủ" ]
{ "$date": "2024-07-27T15:57:29.573Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51b07edd1964876955ff1" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/tin-tuyen-sinh/gioi-thieu-khoa-dien-tu-vien-thong-truong-dai-hoc-cong-nghe-dai-hoc-quoc-gia-ha-noi/
Giới thiệu Khoa Điện tử - Viễn thông trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Giới thiệu Khoa Điện tử – Viễn thông trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội Mục tiêu đào tạo Khoa Điện tử – Viễn thông trường Đại học Công nghệ Mục tiêu đào tạo là nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao; nắm bắt và nghiên cứu, ứng dụng những xu hướng và thành tựu mới của Cách mạng công nghiệp 4.0 là yếu tố quyết định cho sự thành công của Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0. Khoa Điện tử – Viễn thông với bề dày thành tích giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ giảng viên có năng lực tốt, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết đang triển khai ba chương trình đào tạo mũi nhọn để đáp ứng được mục tiêu trên: Cử nhân ngành Công nghệ Kĩ thuật Điện tử – Viễn thông, Kĩ sư ngành Kĩ thuật máy tính và Kĩ sư ngành Kĩ thuật robot. Chương trình đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2020 Chương trình đào tạo cử nhân ngành Công nghệ Kĩ thuật Điện tử Truyền thông chất lượng cao là sự tiếp nối thành công của chương trình đào tạo chuẩn Quốc tế đã được kiểm định AUN. Theo học tại ngành này sinh viên được cung cấp kiến thức vững chắc và hiện đại về Điện tử và Truyền thông, có Kĩ năng nghề nghiệp và ngoại ngữ đạt chuẩn B2 Châu Âu với gần 50% các môn học chuyên môn được giảng dạy bằng tiếng Anh. Sinh viên tốt nghiệp học ngành Công nghệ Kĩ thuật Điện tử Truyền thông chất lượng cao có khả năng đóng góp cho xã hội bằng sự sáng tạo, khả năng kinh doanh và lãnh đạo nhờ có khả năng làm việc trong lĩnh vực Điện tử – Viễn thông ở các vị trí như: quản lý dự án, phân tích thiết kế hệ thống mạch Điện tử, hệ thống mạng Viễn thông… Sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực để học lên thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước… Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2020 là 120. Chương trình đào tạo Kĩ sư ngành Kĩ thuật máy tính giúp người học thiết kế hệ thống dựa trên nền tảng máy tính bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm; phát triển sự hiểu biết và khả năng áp dụng khoa học cơ bản, toán học, khoa học điện, điện tử và tin học vào thực tiễn của ngành Kĩ thuật máy tính; hiểu về các tương tác giữa ngành Kĩ thuật máy tính với xã hội, kinh doanh, công nghệ và môi trường… Chỉ tiêu tuyển sinh của ngành Kĩ thuật máy tính là 100 trong năm nay. Chương trình đào tạo ngành Kĩ sư ngành Kĩ thuật robot với chỉ tiêu tuyển sinh 60 là một ngành đào tạo mang tính liên ngành cao, là sự kết hợp giữa các ngành cơ khí chính xác, tự động hóa, kĩ thuật điện, điện tử, trí tuệ nhân tạo… Kĩ sư ngành Kĩ thuật Robot được đào tạo về kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật điều khiển, kĩ thuật điện, điện tử, truyền thông, xây dựng phần mềm, ghép nối phần cứng, và tích hợp phần cứng-phần mềm để thiết kế, chế tạo và vận hành Robot. Chương trình đào tạo ngành Kĩ thuật robot được xây dựng và đào tạo cùng với sự hợp tác chặt chẽ giữa Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN và Đại học Công nghệ Chiba (CIT), Nhật Bản, một trong những Trường Đại học hàng đầu về công nghệ robot tại Nhật Bản và trên thế giới. Cơ sở vật chất và điều kiện thực tập Hệ thống cơ sở vật chất cùng các phòng thí nghiệm tiến tiến, hiện đại với không gian mở là nơi mà các sinh viên của Khoa Điện tử – Viễn thông tăng cường Kĩ năng thực hành, thực tập, thỏa sức đam mê nghiên cứu thông qua các dự án, đề tài có tính thực tiễn cao. Môi trường học tập năng động, sáng tạo, là nơi mà sinh viên sẽ được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập với sinh viên quốc tế tại các nước như Mỹ, Nhật, Úc… 100% sinh viên có cơ hội tham gia thực tập tại doanh nghiệp; có lợi thế trong tuyển dụng tại các tập đoàn hàng đầu đã có ký kết hợp tác đào tạo và tuyển dụng với Đại học Công nghệ như: Samsung, Intel, Microsoft, Canon, Humax, Viettel, FPT, Toshiba, … Ảnh: Một số hình ảnh giờ học tập tại Phòng thực hành Ảnh: Sinh viên Khoa Điện tử – Viễn thông tham gia giao lưu tại cuộc thi Robotics Challenge tại Trường Đại học Công nghệ Chiba, Nhật Bản, 8/2019 Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T16:06:31.520Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51b08edd1964876955ff2" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/tin-tuyen-sinh/phuong-an-tuyen-sinh-dai-hoc-chinh-quy-nam-2020/
Thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 I. Thông tin của đơn vị tuyển sinh TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ, ĐHQGHN Địa chỉ: Nhà E3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 024.37547865; Fax: 024.37547460. Hotline: 0334.924.224 Website: http://www.uet.vnu.edu.vn Email: [email protected] II. Đối tượng tuyển sinh: Người học hết chương trình THPT và tốt nghiệp THPT trong năm ĐKDT; người đã tốt nghiệp THPT; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định không trong thời gian bị kỷ luật theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). III. Phạm vi tuyển sinh: Trường ĐHCN tuyển sinh trong cả nước. >>> Phương thức tuyển sinh và nguyên tắc xét tuyển ĐH chính quy năm 2020 >>> Chỉ tiêu nhóm ngành/ngành tuyển sinh ĐH chính quy năm 2020 Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T16:06:32.362Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51b09edd1964876955ff3" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/tin-tuyen-sinh/phuong-thuc-tuyen-sinh-va-nguyen-tac-xet-tuyen-dh-chinh-quy-nam-2020/
Chỉ tiêu nhóm ngành/ngành tuyển sinh ĐH chính quy năm 2020 - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Chỉ tiêu nhóm ngành/ngành tuyển sinh ĐH chính quy năm 2020 Nhóm ngành: gồm một hoặc vài ngành đào tạo có chung một mã đăng ký xét tuyển, có cùng các tổ hợp xét tuyển và cùng điểm chuẩn trúng tuyển. Đối với một nhóm ngành, điểm chuẩn trúng tuyển bằng nhau cho tất cả các tổ hợp xét tuyển. Việc phân ngành học(đối với các nhóm có 2 ngành trở lên) được thực hiện sau khi thí sinh trúng tuyển vào học tại Trường trên cơ sở nguyện vọng của thí sinh, điểm thi và chỉ tiêu từng ngành do Trường quy định. NHÓM NGÀNH/NGÀNH TUYỂN SINH NĂM 2020 TT Mã trường Mã xét tuyển Tên nhóm ngành Tên ngành/chương trình đào tạo Bằng tốt nghiệp Thời gian đào tạo Chỉ tiêu (dự kiến) Tổ hợp xét tuyển I CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN 1 QHI CN1 Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin Cử nhân 4 năm 250 Toán, Lý, Hóa (A00) Toán, Anh, Lý (A01) Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản Cử nhân 4 năm 60 2 QHI CN2 Máy tính và Robot Kỹ thuật máy tính Kỹ sư 4,5 năm 90 Kỹ thuật Robot* Kỹ sư 4,5 năm 60 3 QHI CN3 Vật lý kỹ thuật Kỹ thuật năng lượng* Kỹ sư 4,5 năm 60 Vật lý kỹ thuật Cử nhân 4 năm 60 4 QHI CN4 Cơ kỹ thuật Kỹ sư 4,5 năm 80 5 QHI CN5 Công nghệ kỹ thuật xây dựng Kỹ sư 4,5 năm 100 6 QHI CN7 Công nghệ Hàng không vũ trụ* Kỹ sư 4,5 năm 60 7 QHI CN11 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Kỹ sư 4,5 năm 60 8 QHI CN10 Công nghệ nông nghiệp* Kỹ sư 4,5 năm 60 Toán, Lý, Hóa (A00) Toán, Anh, Lý (A01) Toán, Lý, Sinh (A02) Toán, Hóa, Sinh (B00) II CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO 9 QHI CN6 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ** Cử nhân CLC 4 năm 120 Toán, Lý, Hóa (Toán, Lý hệ số 2) (A00) Toán, Anh, Lý (Toán, Anh hệ số 2) (A01) 10 QHI CN8 Công nghệ thông tin** Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu Kỹ sư CLC 4,5 năm 60 Khoa học Máy tính Cử nhân CLC 4 năm 150 Hệ thống thông tin Cử nhân CLC 4 năm 60 11 QHI CN9 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông** Cử nhân CLC 4 năm 120 (-) ** Chương trình đào tạo chất lượng cao. (-) * Chương trình đào tạo thí điểm (in nghiêng) (-) Các CTĐT có cùng mã Nhóm ngành (CN1, CN2, CN3 và CN8): Thí sinh trúng tuyển vào Nhóm ngành được phân vào từng ngành đào tạo sau khi thí sinh trúng tuyển vào học tại Trường. Thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 Phương thức tuyển sinh và nguyên tắc xét tuyển ĐH chính quy năm 2020 Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T16:06:33.066Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51b09edd1964876955ff4" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/tin-tuyen-sinh/phuong-thuc-tuyen-sinh-va-nguyen-tac-xet-tuyen-dh-chinh-quy-nam-2020-2/
Phương thức tuyển sinh và nguyên tắc xét tuyển ĐH chính quy năm 2020 - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Phương thức tuyển sinh và nguyên tắc xét tuyển ĐH chính quy năm 2020 I. Phương thức tuyển sinh – Xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2020 theo tổ hợp các môn tương ứng. Điểm trúng tuyển được tính trên điểm của tổ hợp môn xét tuyển và được xác định theo nhóm ngành. Việc phân ngành học được thực hiện sau khi thí sinh trúng tuyển vào học tại Trường trên cơ sở nguyện vọng của thí sinh, điểm thi và chỉ tiêu từng ngành; – Xét tuyển theo Chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương và có tổng điểm 2 môn Toán, Lý trong kỳ thi THPT năm 2020 đạt tối thiểu 12 điểm. – Xét tuyển theo kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ). – Xét tuyển theo Chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK). II. Điều kiện đăng ký và nguyên tắc xét tuyển 1. Điều kiện đăng ký xét tuyển Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT năm 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định và ngưỡng yêu cầu của Trường theo từng nhóm ngành (sẽ được thông báo chi tiết sau). Riêng với các chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học phải đảm bảo xét tuyển có điều kiện ngoại ngữ đầu vào: kết quả môn Ngoại ngữ của kì thi THPT năm 2020 đạt tối thiểu điểm 4.0 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương theo quy định tại Quy chế thi nếu sử dụng tổ hợp xét tuyển không có môn ngoại ngữ. Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; sau đây gọi tắt là chứng chỉ A-Level): Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level có kết quả 3 môn phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo tương ứng. Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60), (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi) mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển. Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi). Mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT). Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương, quy đổi theo bảng dưới đây (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi) và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm. STT Trình độ Tiếng Anh Quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo thang điểm 10 IELTS TOEFL iBT 1 5,5 65-78 8,50 2 6,0 79-87 9,00 3 6.5 88-95 9,25 4 7,0 96-101 9,50 5 7,5 102-109 9,75 6 8,0-9,0 110-120 10,00 Ghi chú: Thí sinh sử dụng chứng chỉ IELTS hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương để xét tuyển thì điểm xét tuyển được tính: Điểm xét tuyển = Điểm tiếng Anh đã quy đổi + Điểm Toán + Điểm Lý + Điểm ưu tiên (Khu vực, đối tượng) 2. Nguyên tắc xét tuyển: a) Đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển được xét từ cao đến thấp cho đến hết chỉ tiêu phân bổ. Thứ tự ưu tiên xét theo cấp độ giải thưởng (quốc tế, khu vực, quốc gia, cấp tỉnh), kết quả học tập THPT, kết quả thi THPT. b) Đối với thí sinh sử dụng kết quả thi THPT năm 2020: Xét tuyển theo tổ hợp các môn tương ứng. Điểm trúng tuyển được tính trên điểm của tổ hợp môn xét tuyển và được xác định theo nhóm ngành. Việc phân ngành học được thực hiện sau khi thí sinh trúng tuyển vào học tại Trường trên cơ sở nguyện vọng của thí sinh, điểm thi và chỉ tiêu từng ngành; c) Xét tuyển theo các phương thức khác (tuyển thẳng, chứng chỉ A-Level, SAT): Nếu số xác nhận nhập học ít hơn chỉ tiêu dự kiến, chỉ tiêu còn lại sẽ được chuyển sang cho xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2020. Thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 Chỉ tiêu nhóm ngành/ngành tuyển sinh ĐH chính quy năm 2020 Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T16:06:33.780Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51b0aedd1964876955ff5" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/tin-tuyen-sinh/huong-dan-nhap-hoc-vao-truong-dai-hoc-cong-nghe-nam-2019-danh-cho-doi-tuong-xet-tuyen-thang/
Hướng dẫn nhập học vào trường Đại học Công nghệ năm 2019 dành cho đối tượng tuyển thẳng - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Hướng dẫn nhập học vào trường Đại học Công nghệ năm 2019 dành cho đối tượng tuyển thẳng Thí sinh trúng tuyển diện xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thí sinh có chứng chỉ SAT, IELTS vào học đại học chính quy năm 2019 Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN thực hiện nhập học như sau: 1. Nhận giấy triệu tập Từ 8h30 ngày 9/8/2019: Nhà trường gửi Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển tới thí sinh theo địa chỉ ghi trong hồ sơ đăng ký xét tuyển qua đường bưu điện hoặc thí sinh đến nhận trực tiếp theo giờ hành chính tại Phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghệ, Phòng 105, nhà E3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. 2. Thời gian, địa điểm nhập học Thời gian: 8h00 – 11h30, thứ 2 ngày 19/8/2019 Địa điểm: Nhà G2, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN (144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) 3. Hồ sơ nhập học bao gồm: Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển đại học chính quy năm 2019: bản chính. Giấy CMND/CCCD: 01 bản photocopy có công chứng và có bản chính để kiểm tra. Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2019): 01 bản photocopy có công chứng và có bản chính để kiểm tra hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (bản chính) (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2019). Học bạ THPT hoặc tương đương: 01 bản photocopy có công chứng hoặc xác nhận của trường nơi tốt nghiệp (bản photocopy cần đầy đủ các trang và có đóng dấu giáp lai toàn bộ các trang) và có bản chính để kiểm tra. Giấy khai sinh: 01 bản sao y bản chính hoặc 01 bản photocopy có công chứng. Hộ khẩu thường trú: 01 bản photocopy có công chứng và có bản chính để kiểm tra (đối với trường hợp được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú). Bản photocopy cần đầy đủ các trang và có đóng dấu giáp lai toàn bộ các trang. Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu gửi kèm, có dán ảnh đóng dấu giáp lai và chứng nhận của chính quyền địa phương hoặc thủ trưởng cơ quan nơi bố (hoặc mẹ) công tác. Giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên theo đối tượng, chính sách xã hội (nếu có). Lý lịch và giấy chuyển sinh hoạt Đảng, Đoàn (nếu có). Phiếu báo nhân khẩu tạm vắng do cơ quan công an phường (xã) cấp kèm theo bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (đối với sinh viên có nhu cầu đăng ký tạm trú). Giấy đăng ký nghĩa vụ quân sự và Giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự (đối với nam, trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự). 04 ảnh 3×4 chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nhập học (sau ảnh ghi Họ tên, SĐT, ngày tháng năm sinh) Các khoản tiền: Học phí tạm thu……………………………………………….. 2.000.000 đ(CTĐT chuẩn); 5.000.000đ(CTĐT CLC) Tiền mua hồ sơ sức khoẻ và khám sức khoẻ………………………………………………………….. 180.000 đ Tiền ở Ký túc xá (đối với sinh viên thuộc diện được xét vào ở ký túc xá):………………………..215.000đ/tháng Nhập hộ khẩu tạm trú (đối với sinh viên ở trong Ký túc xá)…………………………………………. 50.000đ Bảo hiểm Y tế (bắt buộc – chụp 1 bản hôm nhập học nếu đã có thẻ BHYT) ………………..705.000 đ/15 tháng Bảo hiểm thân thể tự nguyện 4 năm (theo quy định của Công ty Bảo hiểm)…………………. 200.000 đ/4 năm Ghi chú: – Tuyển sinh vào học chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Công nghệ thông tin sẽ được thông báo cụ thể khi thí sinh làm thủ tục nhập học – Từ ngày 21/8/2019: các tân sinh viên sẽ tham gia học tuần sinh hoạt công dân và học chuyên môn theo kế hoạch chi tiết của từng ngành,./. 4. Liên hệ hỗ trợ tư vấn Điện thoại: 0243.7547865 (Trong giờ hành chính, gặp anh Lê Ngọc Thạch). Email: [email protected] Page: tuyensinh.uet.vnu.edu.vn Trân trọng./. Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T16:06:34.461Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51bcbedd1964876955ff6" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/dhqghn-tiep-tuc-dung-dau-viet-nam-trong-bang-xep-hang-webometrics-dot-thang-1-2020/
ĐHQGHN tiếp tục đứng đầu Việt Nam trong bảng xếp hạng Webometrics (đợt tháng 1/2020) - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh ĐHQGHN tiếp tục đứng đầu Việt Nam trong bảng xếp hạng Webometrics (đợt tháng 1/2020) Ngày 28/01/2020, Phòng thí nghiệm Cybermetrics Labs (thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha) công bố kết quả xếp hạng Webometrics lần thứ nhất của năm 2020. Webometrics là Bảng xếp hạng đánh giá năng lực số hóa và mức độ lan tỏa, ảnh hưởng về tài nguyên học thuật của các cơ sở giáo dục đại học dựa trên các chỉ số về quy mô hệ thống website (presence), mức độ lan tỏa, ảnh hưởng của hệ thống website và thông tin trực tuyến (impact/visibility), độ mở về tài nguyên học thuật (openness) trên Google Scholar, và chỉ số trích dẫn khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu Scopus (excellence) của một cơ sở giáo dục đại học. Trong bảng xếp hạng lần này, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tiếp tục duy trì vị thứ 1 trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam với thứ hạng 1132 thế giới, ở vị trí 282 Châu Á và 20 Đông Nam Á. Nhóm 10 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam trong bảng xếp hạng Webometrics (Nguồn: Webometrics.info) Về xếp hạng theo từng tiêu chí, trong lần xếp hạng này, sự gia tăng thứ bậc của 2 tiêu chí về “Độ mở” (Openness) và tiêu chí “Xuất sắc” (Excellence) – lần lượt xếp thứ 1629 và 1229 (so với 1635 và 1231) cho thấy chất lượng công bố khoa học quốc tế cũng như phạm vi ảnh hưởng của hệ thống tài nguyên trực tuyến của ĐHQGHN trong thời gian vừa qua đã có sự cải thiện và gia tăng đáng kể. Hai tiêu chí khác là tiêu chí về “Lượng tài nguyên số hóa” (Presence) và “Mức độ ảnh hưởng” (Visibility/Impact) lần lượt xếp hạng thứ 436 và 1853 thế giới. Đứng vị trí thứ 2 ở Việt Nam là Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, tiếp theo là ĐH Cần Thơ và ĐH Tôn Đức Thắng (1243, 2274, 2322), … Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đứng đầu ở Việt Nam (thứ 1457 thế giới) về tiêu chí “Mức độ ảnh hưởng” (Visibility). Trong kỳ xếp hạng này, Webometrics có sự thay đổi nhỏ trong phương pháp xếp hạng so với kỳ trước đó (7/2019). Cụ thể, ở tiêu chí “Độ mở”, Webometrics đánh giá số trích dẫn của 110 tác giả đầu tiên trong Google Scholar theo thứ tự trích dẫn giảm dần, không tính số trích dẫn của 10 tác giả đầu tiên. Trước đó, Ngày 11/9/2019, Thời báo Giáo dục đại học (Times Higher Education, THE) công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới mới nhất (World University Rankings 2020) trong sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh về học thuật của THE tổ chức tại Zurich (Thụy Sỹ). Theo đó, lần đầu tiên Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và 02 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam được THE công bố thứ hạng cùng với gần 1.400 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới. Trong đó, ĐHQGHN cùng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 801-1000 thế giới; tiếp theo là Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong nhóm 1000+. Phương pháp xếp hạng của Webometrics: 1. Presence:chỉ số về lượng tài nguyên số hoá được đăng tải trực tuyến. Dữ liệu lấy từ Google Search. Đây là chỉ số đánh giá về quy mô website và tài nguyên số của cơ sở giáo dục đại học. Trọng số xếp hạng là 5% 2. Visibility (hay Impact):chỉ số về số lượng đường liên kết trỏ tới website của trường đại học. Dữ liệu lấy từ Ahref và Majestic. Đây là chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống website của trường đại học. Trọng số: 50%. 3. Openness (hay Transparency):chỉ số về lượng trích dẫn của 110 nhà khoa học hàng đầu của cơ sở giáo dục đại học có hồ sơ trên Google Scholar (không tính số trích dẫn của 10 nhà khoa học có trích dẫn cao nhất). Dữ liệu lấy từ Google Scholar. Đây là chỉ số liên quan đến mức độ lan toả về học thuật của trường đại học. Trọng số: 10%. 4. Excellence (hay Scholar):chỉ số xếp hạng lượng bài báo của nhà trường trong nhóm 10% bài báo được trích dẫn nhiều nhất thuộc 26 nhóm lĩnh vực chuyên môn trong cơ sở dữ liệu Scopus (giai đoạn 2013-2017). Dữ liệu lấy từ CSDL Scopus. Đây là chỉ số đánh giá chất lượng các công trình nghiên cứu đỉnh cao của trường đại học. Trọng số: 35%. Theo VNU-Media Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T16:09:47.106Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51bcbedd1964876955ff7" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/sinh-vien-uet-dat-giai-nhat-chung-khao-cuoc-thi-sinh-vien-voi-an-toan-thong-tin-asean-2019/
Sinh viên UET đạt giải Nhất chung khảo cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2019” - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Sinh viên UET đạt giải Nhất chung khảo cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2019” Sinh viên Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN đạt giải Nhất chung khảo cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2019” Ngày 29/11/2019 tại Hà Nội đã diễn ra Vòng chung khảo cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2019” với sự góp mặt của 12 đội Việt Nam xuất sắc nhất vòng thi sơ khảo và 5 đội đại diện các nước ASEAN khác là Singapore, Malaysia, Myanmar, Lào và Thái Lan. Sau 8 giờ thi đấu căng thẳng, giải Nhất chung cuộc đã thuộc về đội Just ∫du It! gồm 4 sinh viên là Đào Tuấn Linh, Nguyễn Huy Hùng, Nguyễn Hoàng Thạch và Phạm Nguyễn Ngọc Biên, của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VNISA trao giải Nhất cuộc thi cho đội Just ∫du It!. (Ảnh: ICTNews) Just ∫du It! cũng là đội thi đã giành chiến thắng áp đảo trong vòng thi sơ khảo diễn ra ngày 3/11 quy tụ 71 đội tuyển sinh viên của 31 trường đại học, học viện trên toàn quốc. Trước đó, năm 2018 đội Just ∫du It! cũng đã vô địch vòng sơ khảo cuộc thi này. Cách đây đúng một tuần, ngày 21/11/2019, đội thi này cũng đã mang về cho Việt Nam giải Nhì Cyber SEA Game 2019 – cuộc thi kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin mạng dành cho các đối tượng trẻ (dưới 30 tuổi) khu vực ASEAN, do Trung tâm nâng cao năng lực an toàn thông tin ASEAN – Nhật Bản tổ chức tại Thái Lan. Nguồn: https://ictnews.vietnamnet.vn Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T16:09:47.951Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51bccedd1964876955ff8" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/dh-cong-nghe-dhqghn-tien-phong-dao-tao-nhan-luc-nong-nghiep-cong-nghe-cao/
ĐH CÔNG NGHỆ, ĐHQGHN – TIÊN PHONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh ĐH CÔNG NGHỆ, ĐHQGHN – TIÊN PHONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Trong nền kinh tế quốc dân, vai trò của ngành nông nghiệp vô cùng quan trọng. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển bền vững đang là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Cùng với nỗ lực của quốc gia, ĐHQGHN đã tiên phong thành lập Khoa Công nghệ Nông nghiệp thuộc Trường ĐH Công nghệ với định hướng đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tiến tiến trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp – lợi thế kinh tế căn bản của Việt Nam Năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,57% GDP. Đây là ngành có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và có lợi thế cạnh tranh số một của Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu nông sản của Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới không chỉ tăng về số lượng mà còn yêu cầu nghiêm ngặt hơn về chất lượng trong khi nguồn lực ngày càng khan hiếm. Dự đoán đến năm 2050, ước tính nhu cầu lương thực thực phẩm của người Việt Nam tăng 62%. Trong khi đó, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp Việt Nam chiếm 42% nhưng chỉ đóng góp khoảng 25% GDP. Nước ta được thiên nhiên ưu đãi nhiều điều kiện và thế mạnh về nông nghiệp. Tuy nhiên, theo các đánh giá, chúng ta chưa tận dụng được các thế mạnh này. Để phát triển nông nghiệp cần phát triển đồng bộ chuỗi cung ứng: canh tác, bảo quản, chế biến, logistics và marketing. Trong khi đó, nền nông nghiệp Việt Nam mới chú trọng chủ yếu vào khâu canh tác, các khâu còn lại chưa được quan tâm phát triển đúng mức nên giá trị sản phẩm nông nghiệp còn thấp, chưa có nhiều sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Chính vì vậy, lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài chưa được như kỳ vọng. Nông nghiệp công nghệ cao – xu thế tất yếu của kỷ nguyên số Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Nông nghiệp công nghệ cao là ứng dụng các công nghệ tiên tiến như: công nghệ thông tin, điều khiển tự động hóa, truyền thông, công nghệ viễn thám, kỹ thuật số, công nghệ nano, công nghệ sinh học… trong lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản, nhằm góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Công nghệ nông nghiệp có thể được ứng dụng trên cánh đồng hoặc trong chuỗi cung ứng nông sản. Đặc trưng của nền nông nghiệp thông minh là số hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh từ nông trường, vận chuyển, chế biến, marketing và tiêu dùng thông qua hệ thống kết nối internet vạn vật; ứng dụng kết hợp các công nghệ điều hành, điều khiển, công nghệ vật liệu và công nghệ sinh học trong tổ chức nông trường; tự động hóa và thông minh hóa các hệ thống điều hành hoạt động trong chuỗi giá trị thực phẩm nông sản từ nông trại đến bàn ăn để đảm bảo cho chuỗi thực phẩm nông sản diễn ra liên tục hiệu quả và bền vững. Các xu hướng công nghệ được nghiên cứu ứng dụng trong nông nghiệp thông minh là: Quản lý nông nghiệp (quản lý chuỗi thực phẩm nông sản thông minh, ứng dụng phân tích dữ liệu và điện toán đám mây…), quản lý thiên nhiên và môi trường (công nghệ viễn thám, dự báo thời tiết và cảnh báo sớm thiên tai…), thủy lợi (công nghệ tưới nhỏ giọt theo nhu cầu), trồng trọt (hệ thống nhà màng điều khiển tự động, cảm biến…), chăn nuôi (gắn thiết bị cảm biến lên từng vật nuôi để theo dõi, xử lý chuồng trại bằng công nghệ cao)… Cùng với xu hướng chung của thế giới trong công cuộc phát triển nền nông nghiệp thông minh, phát triển nông nghiệp bền vững bằng cách ứng dụng các công nghệ tiên tiến là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, triển vọng và mang lại nhiều đóng góp quan trọng cho kinh tế – xã hội Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp 4.0 Theo quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, nhân lực khối ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, có khả năng ứng dụng các công nghệ cao cũng như có hiểu biết và kỹ năng cả về công nghệ, nông nghiệp và quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp, ĐHQGHN đã phê duyệt và giao Trường ĐH Công nghệ mở chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ nông nghiệp bắt đầu tư kỳ tuyển sinh đại học năm 2019 với 60 chỉ tiêu. Chương trình đào tạo kéo dài trong vòng 4.5 năm nhằm đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ số, công nghệ điện tử, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học… có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản. Ngành Công nghệ nông nghiệp được thiết kế với định hướng phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Kỹ sư ngành Công nghệ nông nghiệp có khả năng: Thiết kế, chế tạo, khai thác, vận hành, bảo trì các hệ thống thiết bị công nghệ sử dụng trong nông nghiệp và quản lý hệ thống nông nghiệp công nghệ cao dựa trên nền tảng kỹ thuật điều khiển, công nghệ thông tin, truyền thông và tự động hóa; Phát triển và ứng dụng các quy trình công nghệ cho nuôi trồng đối với các loại cây trồng, vật nuôi và thủy sản; phát triển các chế phẩm sinh học ứng dụng trong nông nghiệp; Hiểu biết về chuỗi giá trị nông nghiệp, thị trường công nghệ nông nghiệp trong nước và quốc tế, có khả năng quản lý các dự án nông nghiệp công nghệ cao, hệ thống sản xuất nông sản và chất lượng nông sản. Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Nông nghiệp có thể đảm nhận các vị trí như: Kỹ sư công nghệ nông nghiệp kỹ thuật số tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và sử dụng các thiết bị nông nghiệp công nghệ cao; Kỹ sư công nghệ sinh học nông nghiệp; Cán bộ quản lý dự án và tư vấn chính sách về nông nghiệp công nghệ cao ở các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, Sở/Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở/Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Nghiên cứu viên và giảng viên về lĩnh vực công nghệ và công nghệ nông nghiệp tại các cơ sở giáo dục và cơ sở nghiên cứu về nông nghiệp và công nghệ; Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ và công nghệ nông nghiệp; các vị trí khác liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Điều khiển tự động và Công nghệ sinh học. Các chương trình thực tập sinh, thực tập nghề công nghệ nông nghiệp hưởng lương và việc làm quốc tế thu nhập cao tại các tổ chức quốc tế về Công nghệ nông nghiệp: Mỹ, Nhật, Israel …cũng đang khan hiếm nguồn lao động từ các khối ngành công nghệ nông nghiệp. Với cơ hội việc làm rộng mở, ngành Công nghệ nông nghiệp sẽ mang lại nhiều sự lựa chọn và khả năng thích ứng nghề nghiệp hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T16:09:48.681Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51bcdedd1964876955ff9" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/tham-khao-diem-trung-tuyen-vao-truong-dai-hoc-cong-nghe-nam-2018-2019/
Tham khảo điểm trúng tuyển vào Trường Đại học công nghệ năm 2018 - 2019 - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Tham khảo điểm trúng tuyển vào Trường Đại học công nghệ năm 2018 – 2019 Khối ngành/Ngành/ Nhóm ngành/tổ hợp xét tuyển Năm tuyển sinh 2018 Năm tuyển sinh 2019 Chỉ tiêu Điểm trúng tuyển Chỉ tiêu Điểm trúng tuyển Nhóm ngành V Công nghệ thông tin 420 23,75 370 25,85 Vật lý kỹ thuật 110 18,75 120 21,00 Cơ kỹ thuật 80 20,5 80 23,15 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử 120 22 Máy tính và Robot 160 21,5 160 24,45 Công nghệ kỹ thuật xây dựng 100 18 100 20,25 Công nghệ hàng không vũ trụ 60 19 60 22,25 Công nghệ nông nghiệp 60 20,00 Điều khiển và tự động hóa 60 24,65 Khoa học Máy tính (CLC theo TT23) 140 22 Công nghệ thông tin (CLC theo TT23) 210 25,00 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông (CLC theo TT23) 120 20 120 23,10 Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử (CLC theo TT23) 120 23,10 Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T16:09:49.336Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51be2edd1964876955ffa" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/sinh-vien-truong-dai-hoc-cong-nghe-co-mat-trong-top-100-cao-thu-bao-mat-the-gioi/
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ CÓ MẶT TRONG TOP 100 CAO THỦ BẢO MẬT THẾ GIỚI - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ CÓ MẶT TRONG TOP 100 CAO THỦ BẢO MẬT THẾ GIỚI Đỗ Quang Thành, sinh viên ngành Khoa học máy tính (Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ) đã được xướng tên trong danh sách Top 100 cao thủ bảo mật thế giới năm 2018 do Microsoft công bố vừa qua. Theo đó, Đỗ Quang Thành xếp ở vị trí 97 trong bảng xếp hạng. Trần Tiến Hùng (trái) và Đỗ Quang Thành (phải) vừa được Microsoft vinh danh trong danh sách Top 100 cao thủ bảo mật Mặc dù, Đỗ Quang Thành hiện đang là sinh viên khoa Công nghệ thông tin nhưng đồng thời cũng là nhân viên chính thức của Viettel. Nhiệm vụ của Thành là phát hiện những lỗ hổng trên hệ thống mà Viettel đang sử dụng, qua đó có những cảnh báo cần thiết. Thành đã phát hiện ra “lỗi trong giao diện đồ họa của Windows”, tức là lỗi liên quan đến toàn bộ những hình ảnh hiển thị trên màn hình của người sử dụng. Tại sự kiện Black Hat USA hàng năm, Microsoft công bố danh sách Top 100 chuyên gia bảo mật để phản ánh sự tham gia tuyệt vời mà Microsoft có được từ cộng đồng để xây dựng các sản phẩm tốt hơn. Microsoft có hàng ngàn các chuyên gia nghiên cứu về bảo mật tại Trung tâm phản hồi bảo mật (Micrsoft Security Response Center – MSRC). Danh sách Top 100 chuyên gia bảo mật là cơ hội để Microsoft gửi lời chào đặc biệt đến những chuyên gia giỏi nhất trong năm. Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T16:10:10.166Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51bf6edd1964876955ffb" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/02-nhom-sinh-vien-truong-dhcn-dat-giai-thuong-sinh-vien-nghien-cuu-khoa-hoc-cua-bo-gd-dt-nam-2018/
02 nhóm sinh viên Trường ĐHCN đạt giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” của Bộ GD& ĐT năm 2018 - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh 02 nhóm sinh viên Trường ĐHCN đạt giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” của Bộ GD& ĐT năm 2018 Chiều 27/10, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” và “Khoa học – Công nghệ dành cho giảng viên trẻ” năm 2018. Sinh viên Vũ Tiến Sinh nhận giải Nhì tại buổi lễ đối với đề tài “Biomedical named entity recognization using CRF-biLSTM improved with fine-tuned embeddings of various linguistic information – Nhận diện thực thể y sinh bằng phương pháp CRF-BiLSTM” do TS. Đặng Thanh Hải, ThS. Lê Hoàng Quỳnh (Khoa CNTT) hướng dẫn Phó Hiệu trưởng Phạm Bảo Sơn (ngoài cùng bên trái ảnh) và Trưởng phòng KHCN&HTPT Trần Xuân Tú (ngoài cùng bên phải ảnh) chụp ảnh lưu niệm cùng Vũ Tiến Sinh và Vũ Thế Quân tại buổi lễ Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2018 nhận được 389 đề tài dự thi từ 88 trường đại học, học viện trong cả nước. Theo đó có 63 đề tài, sảm phẩm lọt vào vòng Chung khảo. Kết quả có 9 đề tài đạt giải Nhất, 49 đề tài đạt giải Nhì, 96 đề tài giải Ba, 137 đề tài giải Khuyến khích. Trong đó, Trường ĐHCN có 02 sản phẩm đạt giải thưởng, cụ thể đề tài giải nhì thuộc về “Biomedical named entity recognization using CRF-biLSTM improved with fine-tuned embeddings of various linguistic information – Nhận diện thực thể y sinh bằng phương pháp CRF-BiLSTM” của sinh viên Vũ Tiến Sinh (K60CA) do TS. Đặng Thanh Hải, ThS. Lê Hoàng Quỳnh (Khoa CNTT) hướng dẫn; đề tài đạt giải ba thuộc về “Nghiên cứu tích hợp mạng cảm biến ứng dụng trong nông nghiệp thông minh” của nhóm sinh viên do TS. Nguyễn Ngọc Linh (Khoa CHKT&TĐH) hướng dẫn. Đề tài “Nhận diện thực thể y sinh bằng phương pháp CRF-BiLSTM” đạt giải Nhì do sinh viên Vũ Tiến Sinh (K60CA) thực hiện xuất phát từ bài toán thực tế trong y sinh. Số lượng bài báo, nghiên cứu về y sinh được xuất bản vô cùng lớn đến hàng triệu bài mỗi năm. Việc nghiên cứu phân tích từng văn bản là rất mất công sức và đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực. Đặc biệt bài toán nhận diện thực thể y sinh có vai trò quan trọng trong việc tìm ra mối quan hệ giữa những thực thể ấy, ví dụ thuốc A có thể gây ra tác dụng phụ B, gene C có thể liên quan đến bệnh D…. Bởi vậy trích chọn và phân loại ra các thực thể trong văn bản y sinh một cách hoàn toàn tự động là vô cùng cần thiết, tiết kiệm thời gian công sức của con người. Trên thực tế, có rất nhiều nghiên cứu về bài toán này, mỗi nghiên cứu đều có điểm nổi bật, giải quyết khá tốt bài toán nhận diện. Đề tài của Sinh tập trung giải quyết nhược điểm nhận diện những cụm từ viết tắt mà hầu như các nghiên cứu khác chưa giải quyết triệt để. Nhóm sinh viên Nguyễn Văn Hùng (K59M), Nguyễn Mậu Hoàng, Vũ Thế Quân và Tạ Ngọc Hải (K60M) chụp ảnh lưu niệm cùng TS. Nguyễn Ngọc Linh tại hội nghị “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp trường Đề tài “Nghiên cứu tích hợp mạng cảm biến ứng dụng trong nông nghiệp thông minh” của nhóm sinh viên Nguyễn Văn Hùng (K59M), Nguyễn Mậu Hoàng, Vũ Thế Quân và Tạ Ngọc Hải (K60M), với mục tiêu xây dựng mạng cảm biến có thể đo đạc và giám sát các thông số môi trường; điều khiển các thiết bị có thể can thiệp vào để điều chỉnh các thông số môi trường cho phù hợp. “Sinh viên nghiên cứu khoa học” là giải thưởng dành cho sinh viên được tổ chức hằng năm với mục tiêu phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ trong các trường đại học, học viện trong cả nước. Qua hơn 25 năm tổ chức, giải thưởng đã thật sự trở thành một sân chơi khoa học lớn và có uy tín đối với sinh viên trong cả nước. Hằng năm, giải thưởng luôn thu hút từ 300 đến 400 đề tài ở các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác nhau tham dự. (UET-News) Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T16:10:30.710Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51bf7edd1964876955ffc" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/sinh-vien-truong-dai-hoc-cong-nghe-dhqghn-gianh-giai-nhi-cuoc-thi-cyber-seagame-sea-game-2019/
Sinh viên Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN giành giải Nhì cuộc thi Cyber Seagame SEA Game 2019 - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh Sinh viên Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN giành giải Nhì cuộc thi Cyber Seagame SEA Game 2019 Diễn ra ngày 21/11/2019, vòng chung kết cuộc thi an toàn thông tin Cyber SEA Game 2019 được tổ chức tại Thái Lan có sự góp mặt của 10 đội thi đến từ các nước khu vực ASEAN gồm Singapore, Indonesia, Myanmar, Malaysia, Philipines, Brunei, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Đội sinh viên Just ∫du It! tham dự cuộc thi an toàn thông tin Cyber SEA Game 2019 (Nguồn ảnh: Cục An toàn thông tin) Đội thi được Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin tuyển chọn, cử tham gia cuộc thi an toàn thông tin Cyber SEA Game 2019 là đội Just ∫du It! gồm 4 sinh viên của Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Được biết, cuộc thi Cyber SEA Game được thiết kế theo hình thức cướp cờ (CTF), diễn ra trong một ngày với 4 hiệp thi đấu (session). Nội dung thi của Cyber SEA Game là các kỹ năng phân tích điều tra an toàn mạng, dịch ngược mã, phòng thủ mạng máy tính, xử lý sự cố, kiểm tra đánh giá an toàn hệ thống. Về kết quả thi đấu, ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin – Bộ TT&TT cho biết, đội tuyển sinh viên Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giành giải Nhì của cuộc thi Cyber SEA Game năm nay, với việc đạt được 3.020 điểm sau 7 giờ thi đấu liên tục, từ 10h30 đến 17h30 ngày 21/11/2019. Với kết quả này, đội Việt Nam chỉ kém đội dẫn đầu cuộc thi đến từ Thái Lan 80 điểm và cao hơn đội Indonesia xếp thứ ba 250 điểm. Thứ hạng và điểm số của đội Việt Nam tại cuộc thi an toàn thông tin mạng Cyber SEA Game 2019 sau 7 giờ thi đấu liên tục (Nguồn ảnh: Cục An toàn thông tin) Trước đó, ngày 14/11, chia sẻ tại cuộc gặp mặt báo chí giới thiệu về các hoạt động của Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2019, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Khắc Lịch đã cho biết, trong những năm qua, Bộ TT&TT đã lựa chọn những đội thi đạt thành tích cao từ Cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin để tham dự cuộc thi kỹ năng an toàn thông tin ASEAN Cyber SEA Game. Các đội thi của Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận nhận: giải Nhất năm 2015 và giải Ba các năm 2017, 2018. Nguồn: https://ictnews.vietnamnet.vn Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T16:10:31.603Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51bf8edd1964876955ffd" }
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/ban-nen-biet/tin-tong-hop/truong-dh-cong-nghe-dhqghn-se-dang-cai-to-chuc-hoi-nghi-cong-nghe-thong-tin-trong-nong-nghiep-apfita-2020/
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ, ĐHQGHN SẼ ĐĂNG CAI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NÔNG NGHIỆP APFITA 2020 - Thông tin tuyển sinh 2024
Xét tuyển & nhập học Phương thức xét tuyển Home Ngành Đào tạo Tư vấn tuyển sinh TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ, ĐHQGHN SẼ ĐĂNG CAI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NÔNG NGHIỆP APFITA 2020 Ngày 30, 31/10/2019, Tại, Đài Trung, Đài Loan, Hiệp hội châu Á-Thái bình Dương về công nghệ thông tin trong nông nghiệp (The Asia-Pacific Federation for Information Technology in Agriculture – AFITA) đã tổ chức hội thảo Quốc tế “Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và quản lý nông nghiệp”. GS.TS. Lê Huy Hàm – Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN báo cáo tại Hội thảo APFITA 2019 Chương trình hội thảo rất phong phú và cập nhật, bao phủ hết các lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám, tự động hóa phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật và quản lý nông nghiệp bền vững….Các hướng này hoàn toàn thích hợp với định hướng của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp kỹ thuật số, hội nhập Quốc tế kỷ nguyên 4.0…. Hội thảo bao gồm 4 hợp phần lớn : A: GIS Applications in Agriculture B: ICT Development and Applications in Agriculture C: Agricultural Informatizationand IoTTechnology D: OGC Asia Forum: Interconnectivity & the Internet of Things. (nội dung hội thảo và các bài trình bày có thể download theo link dưới đây /files/files/2019%20APFITA%20Agenda_1017V3.pdf) Năm 2020, nhiều nước đã đăng ký tổ chức hội thảo, trong đó 3 nước Việt Nam, Pakistan và Indonesia rất phù hợp để tổ chức. Các thành viên APFITA đã thảo luận và nhất trí lựa chọn chọn Đại Học Công Nghệ – Đại học Quốc gia của Việt Nam đăng cai tổ chức APFITA 2020. GS.TS. Lê Huy Hàm – Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN báo cáo tại Hội thảo APFITA 2019 Việc đăng cai tổ chức hội thảo, đưa các thông tin này đến với công đồng công nghệ thông tin và nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam có lợi ích thiết thực thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong nông nghiệp trong UET/VNU và ở Việt Nam nói chung. Dưới đây là vài nét về tổ chức APFITA: Vài nét về APFITA: APFITA là tên viết tắt hiện nay của hiệp hội châu Á-Thái bình Dương về công nghệ thông tin trong nông nghiệp (The Asia-Pacific Federation for Information Technology in Agriculture). Tổ chức này được thành lập năm 1998 tại thành phố Wakayama, Nhật Bản, với tên là AFITA (Asia Federation for Information Technology in Agriculture). Năm 2018, Hội đồng quyết định đổi tên như ngày nay. Tổ chức này có trang web: www.apfita.org Về tổ chức:Thành viên danh dự (Honorary member) 15 người; Chủ tịch (President): Là người của nước tổ chức hội thảo kỳ trước. Chủ tịch bầu (President Elect): Do nước đăng cai tổ chức giới thiệu và Hội Đồng APFITA thông qua; Phó chủ tịch (Vice president): 4 người; Tổng thư ký (Secretary General): 1 người; Thành viên Hội Đồng (Board member): 20 (mỗi nước một người); Ngoài ra còn có 12 associate member, bao gồm 1 cá nhân thuộc Việt Nam. Về hoạt động: cho đến 2018, APFITA tổ chức meeting 2 năm 1 lần. Từ năm 2018 do nhiều nước có yêu cầu được đăng cai tổ chức, do đó hội đồng APFITA đã quyết định tổ chức hàng năm. Trên đây là một số thông tin hữu ích về Hội thảo Quốc tế “Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và quản lý nông nghiệp”. Tin tuyển sinh Bạn nên biết InfoBottom Tra cứu Hướng nghiệp
uet.vnu.edu
[ "Tuyển Sinh" ]
{ "$date": "2024-07-27T16:10:32.469Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51ca4edd1964876955ffe" }
https://www.uet.vnu.edu.vn/coltech/sites/default/files/Trieu%20tap%20Hoi%20nghi%20t%E1%BA%A1i%20Quang%20Ninh.pdf
Triệu tập Hội nghị tập huấn về ABET - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
null
uet.vnu.edu
[ "Trang chủ", "Đảm bảo chất lượng", "Đào tạo, tập huấn" ]
{ "$date": "2024-07-27T16:13:24.781Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "66a51ca6edd1964876955fff" }
https://www.uet.vnu.edu.vn/coltech/sites/default/files/Tong%20ket%20DBCL%2010-11_230_%C4%91bcl(1).pdf
Tổng kết công tác Đảm bảo chất lượng năm học 2010-2011 - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
null
uet.vnu.edu
[ "Trang chủ", "Đảm bảo chất lượng", "Kế hoạch" ]
{ "$date": "2024-07-27T16:13:26.924Z" }
com.news.scanner.entity.News