question
stringlengths
10
248
syllogysim_answer
stringlengths
265
19.5k
domain
stringclasses
43 values
refs
sequencelengths
1
11
reference_texts
listlengths
1
5
Điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với vận tải quốc tế là gì?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC Tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về thuế suất thuế GTGT 0% như sau: Điều 9. Thuế suất 0% 1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này. ... c) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa. Ví dụ 47: Công ty vận tải X tại Việt Nam có tàu vận tải quốc tế, Công ty nhận vận chuyển hàng hóa từ Sin-ga-po đến Hàn Quốc. Doanh thu thu được từ vận chuyển hàng hóa từ Sin-ga-po đến Hàn Quốc là doanh thu từ hoạt động vận tải quốc tế. ... 2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%: c) Đối với vận tải quốc tế: - Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé. Cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận tải. - Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân, có chứng từ thanh toán trực tiếp. ... Với câu hỏi: Điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với vận tải quốc tế là gì? Ta có kết luận: Như vậy, trường hợp Công ty phát sinh doanh thu từ hoạt động vận tải quốc tế áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% phải đáp ứng điều kiện sau: - Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé. Cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận tải. - Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân thì có chứng từ thanh toán trực tiếp.
kinh-doanh-van-tai
[ "Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC" ]
[ { "text": "Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP mới nhất\nThuế suất 0%\n1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.\nHàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.\na) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:\n- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;\n- Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;\n- Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;\n- Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;\n- Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:\n+ Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài.\n+ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.\n+ Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.\nb) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.\nCá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.\nTrường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.\nCơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam.\nVí dụ 45: Công ty B ký hợp đồng với Công ty C về việc cung cấp dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế cho dự án đầu tư ở Cam-pu-chia của Công ty C (Công ty B và công ty C là các doanh nghiệp Việt Nam). Hợp đồng có phát sinh các dịch vụ thực hiện ở Việt Nam và các dịch vụ thực hiện tại Cam-pu-chia thì giá trị phần dịch vụ thực hiện tại Cam-pu-chia được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đối với phần doanh thu dịch vụ thực hiện tại Việt Nam, Công ty B phải kê khai, tính thuế GTGT theo quy định.\nVí dụ 46: Công ty D cung cấp dịch vụ tư vấn, khảo sát, lập báo cáo khả thi đối với dự án đầu tư tại Lào cho Công ty X. Giá trị hợp đồng Công ty D nhận được là 5 tỷ đồng đã bao gồm thuế GTGT cho phần dịch vụ thực hiện tại Việt Nam. Hợp đồng giữa 2 doanh nghiệp không xác định được doanh thu thực hiện tại Việt Nam và doanh thu thực hiện tại Lào. Công ty D tính toán được các chi phí thực hiện ở Lào (chi phí khảo sát, thăm dò) là 1,5 tỷ đồng và chi phí thực hiện ở Việt Nam (tổng hợp, lập báo cáo) là 2,5 tỷ đồng.\nDoanh thu đối với phần dịch vụ thực hiện tại Việt Nam đã bao gồm thuế GTGT được xác định như sau:\n\n5 tỷ x\n\n2,5 tỷ\n\n2,5 tỷ + 1,5 tỷ\n\n= 3,125 tỷ đồng\n\nTrường hợp Công ty D có tài liệu chứng minh Công ty cử cán bộ sang Lào thực hiện khảo sát, thăm dò và có giấy tờ chứng minh Công ty mua một số hàng hóa phục vụ việc khảo sát, thăm dò tại Lào thì doanh thu đối với phần dịch vụ thực hiện tại Lào được áp dụng thuế suất 0% và được xác định bằng 1,875 tỷ đồng (5 - 3,125 = 1,875 tỷ đồng).\nc) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.\nVí dụ 47: Công ty vận tải X tại Việt Nam có tàu vận tải quốc tế, Công ty nhận vận chuyển hàng hóa từ Sin-ga-po đến Hàn Quốc. Doanh thu thu được từ vận chuyển hàng hóa từ Sin-ga-po đến Hàn Quốc là doanh thu từ hoạt động vận tải quốc tế.\nd) Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý, bao gồm:\nCác dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch vụ sân đậu tàu bay; dịch vụ an ninh bảo vệ tàu bay; soi chiếu an ninh hành khách, hành lý và hàng hóa; dịch vụ băng chuyền hành lý tại nhà ga; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ bảo vệ tàu bay; dịch vụ kéo đẩy tàu bay; dịch vụ dẫn tàu bay; dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụ vận chuyển tổ lái, tiếp viên và hành khách trong khu vực sân đậu tàu bay; chất xếp, kiểm đếm hàng hóa; dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges).\nCác dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng; vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm.\nđ) Các hàng hóa, dịch vụ khác:\n- Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;\n- Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;\n- Dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.\n2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:\na) Đối với hàng hóa xuất khẩu:\n- Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;\n- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;\n- Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.\nRiêng đối với trường hợp hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam, cơ sở kinh doanh (bên bán) phải có tài liệu chứng minh việc giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam như: hợp đồng mua hàng hóa ký với bên bán hàng hóa ở nước ngoài; hợp đồng bán hàng hóa ký với bên mua hàng; chứng từ chứng minh hàng hóa được giao, nhận ở ngoài Việt Nam như: hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ…; chứng từ thanh toán qua ngân hàng gồm: chứng từ qua ngân hàng của cơ sở kinh doanh thanh toán cho bên bán hàng hóa ở nước ngoài; chứng từ thanh toán qua ngân hàng của bên mua hàng hóa thanh toán cho cơ sở kinh doanh.\nVí dụ 48: Công ty A và Công ty B (là các doanh nghiệp Việt Nam) ký hợp đồng mua bán dầu nhờn. Công ty A mua dầu nhờn của các công ty ở Sin-ga-po, sau đó bán cho Công ty B tại cảng biển Sin-ga-po. Trường hợp Công ty A có: Hợp đồng mua dầu nhờn ký với các công ty ở Sin-ga-po, hợp đồng bán hàng giữa Công ty A và Công ty B; chứng từ chứng minh hàng hóa đã giao cho Công ty B tại cảng biển Sin-ga-po, chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng do Công ty A chuyển cho các công ty bán dầu nhờn ở Sin-ga-po, chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng do Công ty B thanh toán cho Công ty A thì doanh thu do Công ty A nhận được từ bán dầu nhờn cho Công ty B được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.\nb) Đối với dịch vụ xuất khẩu:\n- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;\n- Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;\nRiêng đối với dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, để được áp dụng thuế suất 0%, ngoài các điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán nêu trên, tàu bay, tàu biển đưa vào Việt Nam phải làm thủ tục nhập khẩu, khi sửa chữa xong thì phải làm thủ tục xuất khẩu.\nc) Đối với vận tải quốc tế:\n- Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé. Cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận tải.\n- Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân, có chứng từ thanh toán trực tiếp.\nd) Đối với dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải:\nd.1) Dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0% được thực hiện trong khu vực cảng hàng không quốc tế, sân bay, nhà ga hàng hóa hàng không quốc tế và đáp ứng các điều kiện sau:\n- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài;\n- Có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp các dịch vụ cung cấp cho tổ chức nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài phát sinh không thường xuyên, không theo lịch trình và không có hợp đồng, phải có chứng từ thanh toán trực tiếp của tổ chức nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài.\nCác điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán nêu trên không áp dụng đối với dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges).\nd.2) Dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0% thực hiện tại khu vực cảng và đáp ứng các điều kiện sau:\n- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, người đại lý tàu biển hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước ngoài hoặc người đại lý tàu biển;\n- Có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của tổ chức ở nước ngoài hoặc có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của người đại lý tàu biển cho cơ sở cung ứng dịch vụ hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng.\n3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:\n- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;\n- Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;\n- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;\n- Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);\n- Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:\n+ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành;\n+ Dịch vụ thanh toán qua mạng;\n+ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.", "meta": { "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "31/12/2013", "sign_number": "219/2013/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }, "content": "Thuế suất 0%\n1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.\nHàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.\na) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:\n- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;\n- Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;\n- Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;\n- Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;\n- Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:\n+ Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài.\n+ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.\n+ Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.\nb) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.\nCá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.\nTrường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.\nCơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam.\nVí dụ 45: Công ty B ký hợp đồng với Công ty C về việc cung cấp dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế cho dự án đầu tư ở Cam-pu-chia của Công ty C (Công ty B và công ty C là các doanh nghiệp Việt Nam). Hợp đồng có phát sinh các dịch vụ thực hiện ở Việt Nam và các dịch vụ thực hiện tại Cam-pu-chia thì giá trị phần dịch vụ thực hiện tại Cam-pu-chia được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đối với phần doanh thu dịch vụ thực hiện tại Việt Nam, Công ty B phải kê khai, tính thuế GTGT theo quy định.\nVí dụ 46: Công ty D cung cấp dịch vụ tư vấn, khảo sát, lập báo cáo khả thi đối với dự án đầu tư tại Lào cho Công ty X. Giá trị hợp đồng Công ty D nhận được là 5 tỷ đồng đã bao gồm thuế GTGT cho phần dịch vụ thực hiện tại Việt Nam. Hợp đồng giữa 2 doanh nghiệp không xác định được doanh thu thực hiện tại Việt Nam và doanh thu thực hiện tại Lào. Công ty D tính toán được các chi phí thực hiện ở Lào (chi phí khảo sát, thăm dò) là 1,5 tỷ đồng và chi phí thực hiện ở Việt Nam (tổng hợp, lập báo cáo) là 2,5 tỷ đồng.\nDoanh thu đối với phần dịch vụ thực hiện tại Việt Nam đã bao gồm thuế GTGT được xác định như sau:\n\n5 tỷ x\n\n2,5 tỷ\n\n2,5 tỷ + 1,5 tỷ\n\n= 3,125 tỷ đồng\n\nTrường hợp Công ty D có tài liệu chứng minh Công ty cử cán bộ sang Lào thực hiện khảo sát, thăm dò và có giấy tờ chứng minh Công ty mua một số hàng hóa phục vụ việc khảo sát, thăm dò tại Lào thì doanh thu đối với phần dịch vụ thực hiện tại Lào được áp dụng thuế suất 0% và được xác định bằng 1,875 tỷ đồng (5 - 3,125 = 1,875 tỷ đồng).\nc) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.\nVí dụ 47: Công ty vận tải X tại Việt Nam có tàu vận tải quốc tế, Công ty nhận vận chuyển hàng hóa từ Sin-ga-po đến Hàn Quốc. Doanh thu thu được từ vận chuyển hàng hóa từ Sin-ga-po đến Hàn Quốc là doanh thu từ hoạt động vận tải quốc tế.\nd) Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý, bao gồm:\nCác dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch vụ sân đậu tàu bay; dịch vụ an ninh bảo vệ tàu bay; soi chiếu an ninh hành khách, hành lý và hàng hóa; dịch vụ băng chuyền hành lý tại nhà ga; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ bảo vệ tàu bay; dịch vụ kéo đẩy tàu bay; dịch vụ dẫn tàu bay; dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụ vận chuyển tổ lái, tiếp viên và hành khách trong khu vực sân đậu tàu bay; chất xếp, kiểm đếm hàng hóa; dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges).\nCác dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng; vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm.\nđ) Các hàng hóa, dịch vụ khác:\n- Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;\n- Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;\n- Dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.\n2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:\na) Đối với hàng hóa xuất khẩu:\n- Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;\n- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;\n- Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.\nRiêng đối với trường hợp hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam, cơ sở kinh doanh (bên bán) phải có tài liệu chứng minh việc giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam như: hợp đồng mua hàng hóa ký với bên bán hàng hóa ở nước ngoài; hợp đồng bán hàng hóa ký với bên mua hàng; chứng từ chứng minh hàng hóa được giao, nhận ở ngoài Việt Nam như: hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ…; chứng từ thanh toán qua ngân hàng gồm: chứng từ qua ngân hàng của cơ sở kinh doanh thanh toán cho bên bán hàng hóa ở nước ngoài; chứng từ thanh toán qua ngân hàng của bên mua hàng hóa thanh toán cho cơ sở kinh doanh.\nVí dụ 48: Công ty A và Công ty B (là các doanh nghiệp Việt Nam) ký hợp đồng mua bán dầu nhờn. Công ty A mua dầu nhờn của các công ty ở Sin-ga-po, sau đó bán cho Công ty B tại cảng biển Sin-ga-po. Trường hợp Công ty A có: Hợp đồng mua dầu nhờn ký với các công ty ở Sin-ga-po, hợp đồng bán hàng giữa Công ty A và Công ty B; chứng từ chứng minh hàng hóa đã giao cho Công ty B tại cảng biển Sin-ga-po, chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng do Công ty A chuyển cho các công ty bán dầu nhờn ở Sin-ga-po, chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng do Công ty B thanh toán cho Công ty A thì doanh thu do Công ty A nhận được từ bán dầu nhờn cho Công ty B được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.\nb) Đối với dịch vụ xuất khẩu:\n- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;\n- Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;\nRiêng đối với dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, để được áp dụng thuế suất 0%, ngoài các điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán nêu trên, tàu bay, tàu biển đưa vào Việt Nam phải làm thủ tục nhập khẩu, khi sửa chữa xong thì phải làm thủ tục xuất khẩu.\nc) Đối với vận tải quốc tế:\n- Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé. Cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận tải.\n- Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân, có chứng từ thanh toán trực tiếp.\nd) Đối với dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải:\nd.1) Dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0% được thực hiện trong khu vực cảng hàng không quốc tế, sân bay, nhà ga hàng hóa hàng không quốc tế và đáp ứng các điều kiện sau:\n- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài;\n- Có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp các dịch vụ cung cấp cho tổ chức nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài phát sinh không thường xuyên, không theo lịch trình và không có hợp đồng, phải có chứng từ thanh toán trực tiếp của tổ chức nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài.\nCác điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán nêu trên không áp dụng đối với dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges).\nd.2) Dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0% thực hiện tại khu vực cảng và đáp ứng các điều kiện sau:\n- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, người đại lý tàu biển hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước ngoài hoặc người đại lý tàu biển;\n- Có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của tổ chức ở nước ngoài hoặc có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của người đại lý tàu biển cho cơ sở cung ứng dịch vụ hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng.\n3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:\n- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;\n- Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;\n- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;\n- Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);\n- Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:\n+ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành;\n+ Dịch vụ thanh toán qua mạng;\n+ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.", "citation": "Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP mới nhất" } ]
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: Điều 5 Nghị định 87/2009/NĐ-CP khoản 2 Điều 1 Nghị định 144/2018/NĐ-CP Tại Điều 5 Nghị định 87/2009/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 144/2018/NĐ-CP có quy định kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế như sau: Điều 5. Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế 1. Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật; b) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương. 2. Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thực quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp; b) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương. 3. Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. Với câu hỏi: Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế phải đáp ứng điều kiện gì? Ta có kết luận: Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế phải đáp ứng điều kiện sau: - Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế; - Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật; - Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
kinh-doanh-van-tai
[ "Điều 5 Nghị định 87/2009/NĐ-CP", "khoản 2 Điều 1 Nghị định 144/2018/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Điều 5 Nghị định 87/2009/NĐ-CP vận tải đa phương thức mới nhất\nĐiều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế\n1. Doanh nghiệp, Hợp tác xã Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.\nb) Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;\nc) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;\nd) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.\n2. Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Là doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đầu tư trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;\nb) Có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;\nc) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;\nd) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.\n3. Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Được cấp phép hoặc được đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó;\nb) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;\nc) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam.\n4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "19/10/2009", "sign_number": "87/2009/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }, "content": "Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế\n1. Doanh nghiệp, Hợp tác xã Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.\nb) Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;\nc) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;\nd) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.\n2. Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Là doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đầu tư trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;\nb) Có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;\nc) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;\nd) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.\n3. Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Được cấp phép hoặc được đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó;\nb) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;\nc) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam.\n4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.", "citation": "Điều 5 Nghị định 87/2009/NĐ-CP vận tải đa phương thức mới nhất" }, { "text": "Khoản 2 Điều 1 Nghị định 144/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về vận tải đa phương thức mới nhất\nĐiều 5\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\n\"Điều 5. Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "16/10/2018", "sign_number": "144/2018/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }, "content": "Điều 5\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\n\"Điều 5. Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế", "citation": "Khoản 2 Điều 1 Nghị định 144/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về vận tải đa phương thức mới nhất" } ]
Ô tô kinh doanh vận tải của doanh nghiệp tạm dừng lưu hành có phải trả phí đường bộ không?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: khoản 2 Điều 2 Nghị định 90/2023/NĐ-CP Căn cứ theo điểm d khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ quy định về đối tượng chịu phí như sau: Đối tượng chịu phí 1. Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô). 2. Xe ô tô quy định tại khoản 1 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau: a) Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai. b) Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. c) Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên. d) Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên. ... 3. Các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ nếu có đủ hồ sơ đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định này. Trường hợp xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. Với câu hỏi: Ô tô kinh doanh vận tải của doanh nghiệp tạm dừng lưu hành có phải trả phí đường bộ không? Ta có kết luận: Như vậy, xe ô tô kinh doanh vận tải của doanh nghiệp tạm dừng lưu hành mà từ 30 ngày trở lên và đã nộp đủ hồ sơ xin tạm dừng lưu hành thì không phải trả phí đường bộ theo quy định.
kinh-doanh-van-tai
[ "khoản 2 Điều 2 Nghị định 90/2023/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Khoản 2 Điều 2 Nghị định 90/2023/NĐ-CP mức thu chế độ thu nộp miễn quản lý phí sử dụng đường bộ mới nhất\nXe ô tô quy định tại khoản 1 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:\na) Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.\nb) Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.\nc) Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.\nd) Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.\nđ) Xe của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) hoặc xe đang tham gia giao thông, sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) chuyển sang không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông, chỉ sử dụng trong phạm vi: Trung tâm sát hạch lái xe; nhà ga; cảng; khu khai thác khoáng sản; khu nuôi trồng, sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản; công trường xây dựng (giao thông, thủy lợi, năng lượng).\ne) Xe đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.\ng) Xe bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "13/12/2023", "sign_number": "90/2023/NĐ-CP", "signer": "Lê Minh Khái", "type": "Nghị định" }, "content": "Xe ô tô quy định tại khoản 1 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:\na) Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.\nb) Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.\nc) Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.\nd) Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.\nđ) Xe của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) hoặc xe đang tham gia giao thông, sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) chuyển sang không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông, chỉ sử dụng trong phạm vi: Trung tâm sát hạch lái xe; nhà ga; cảng; khu khai thác khoáng sản; khu nuôi trồng, sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản; công trường xây dựng (giao thông, thủy lợi, năng lượng).\ne) Xe đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.\ng) Xe bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.", "citation": "Khoản 2 Điều 2 Nghị định 90/2023/NĐ-CP mức thu chế độ thu nộp miễn quản lý phí sử dụng đường bộ mới nhất" } ]
Có thể nộp phí đường bộ cho cơ quan nào?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: Điều 4 Nghị định 90/2023/NĐ-CP Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định về người nộp phí và tổ chức thu phí như sau: Người nộp phí và tổ chức thu phí 1. Tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý phương tiện (sau đây gọi chung là chủ phương tiện) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ theo quy định tại Điều 2 Nghị định này là người nộp phí sử dụng đường bộ. 2. Tổ chức thu phí bao gồm: a) Cục Đường bộ Việt Nam thu phí đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an. b) Các đơn vị đăng kiểm thu phí đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an quy định tại điểm a khoản này). Cục Đăng kiểm Việt Nam tổng hợp số phí thu của các đơn vị đăng kiểm, kê khai, nộp phí theo quy định. Với câu hỏi: Có thể nộp phí đường bộ cho cơ quan nào? Ta có kết luận: Như vậy, trường hợp xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an thì có thể nộp phí đường bộ cho Cục Đường bộ Việt Nam. Đối với trường hợp xe ô tô của tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an) sẽ thực hiện nộp phí đường bộ tại các đơn vị đăng kiểm.
kinh-doanh-van-tai
[ "Điều 4 Nghị định 90/2023/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Điều 4 Nghị định 90/2023/NĐ-CP mức thu chế độ thu nộp miễn quản lý phí sử dụng đường bộ mới nhất\nNgười nộp phí và tổ chức thu phí\n1. Tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý phương tiện (sau đây gọi chung là chủ phương tiện) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ theo quy định tại Điều 2 Nghị định này là người nộp phí sử dụng đường bộ.\n2. Tổ chức thu phí bao gồm:\na) Cục Đường bộ Việt Nam thu phí đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an.\nb) Các đơn vị đăng kiểm thu phí đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an quy định tại điểm a khoản này). Cục Đăng kiểm Việt Nam tổng hợp số phí thu của các đơn vị đăng kiểm, kê khai, nộp phí theo quy định.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "13/12/2023", "sign_number": "90/2023/NĐ-CP", "signer": "Lê Minh Khái", "type": "Nghị định" }, "content": "Người nộp phí và tổ chức thu phí\n1. Tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý phương tiện (sau đây gọi chung là chủ phương tiện) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ theo quy định tại Điều 2 Nghị định này là người nộp phí sử dụng đường bộ.\n2. Tổ chức thu phí bao gồm:\na) Cục Đường bộ Việt Nam thu phí đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an.\nb) Các đơn vị đăng kiểm thu phí đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an quy định tại điểm a khoản này). Cục Đăng kiểm Việt Nam tổng hợp số phí thu của các đơn vị đăng kiểm, kê khai, nộp phí theo quy định.", "citation": "Điều 4 Nghị định 90/2023/NĐ-CP mức thu chế độ thu nộp miễn quản lý phí sử dụng đường bộ mới nhất" } ]
Ô tô gia đình có bắt buộc lắp hộp đen không?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: Khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP Tại Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP có quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe như sau: Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe 1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình. 2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông. 3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây: a) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam); b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu. 4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm. 5. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này. 6. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày. Với câu hỏi: Ô tô gia đình có bắt buộc lắp hộp đen không? Ta có kết luận: Như vậy, xe ô tô gia đình không thuộc trường hợp là xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển. Do đó sẽ không bắt buộc phải lắp hộp đen.
kinh-doanh-van-tai
[ "Khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP", "Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nSửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 12 như sau:\n\"b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.\".", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "19/07/2022", "sign_number": "47/2022/NĐ-CP", "signer": "Lê Văn Thành", "type": "Nghị định" }, "content": "Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 12 như sau:\n\"b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.\".", "citation": "Khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất" }, { "text": "Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nQuy định về thiết bị giám sát hành trình của xe\n1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.\n2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.\n3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:\na) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);\nb) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.\n4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm.\n5. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này.\n6. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "17/01/2020", "sign_number": "10/2020/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }, "content": "Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe\n1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.\n2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.\n3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:\na) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);\nb) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.\n4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm.\n5. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này.\n6. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.", "citation": "Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất" } ]
Dừng kinh doanh vận tải có phải đổi biển vàng sang biển trắng không?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: điểm a khoản 4 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGTVT điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT điểm a khoản 4 Điều 1 Thông tư 2/2023/TT-BGTVT Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT tên tiêu đề được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Thông tư 2/2023/TT-BGTVT và điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGTVT quy định về giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định như sau: Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định 1. Xe cơ giới thuộc trường hợp được miễn kiểm định lần đầu hoặc đã được kiểm định đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. Chủ xe chịu trách nhiệm dán Tem kiểm định (đối với trường hợp miễn kiểm định lần đầu) phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 9 của Thông tư này. a) Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số sê ri, được in từ chương trình quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Đối với xe cơ giới có biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen, sê ri biển số sử dụng một trong các chữ cái A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z thì cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại dành cho xe cơ giới có kinh doanh vận tải; đối với các trường hợp khác cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo khai báo của chủ xe. ... Với câu hỏi: Dừng kinh doanh vận tải có phải đổi biển vàng sang biển trắng không? Ta có kết luận: Như vậy, theo quy định trên thì việc dừng kinh doanh vận tải, đối với xe nền màu vàng, chữ và số màu đen (xe hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô), phải liên hệ bên Công an để làm thủ tục cấp đổi biển số sang nền màu trắng, chữ và số màu đen trước khi làm thủ tục kiểm định không kinh doanh vận tải.
kinh-doanh-van-tai
[ "điểm a khoản 4 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGTVT", "điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT", "điểm a khoản 4 Điều 1 Thông tư 2/2023/TT-BGTVT" ]
[ { "text": "Điểm a Khoản 4 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-BGTVT kiểm định phương tiện giao thông mới nhất\nSửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT) như sau:\n“Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số sê ri, được in từ chương trình quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Đối với xe cơ giới có biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen, sê ri biển số sử dụng một trong các chữ cái A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z thì cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại dành cho xe cơ giới có kinh doanh vận tải; đối với các trường hợp khác cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo khai báo của chủ xe.”.", "meta": { "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "02/06/2023", "sign_number": "08/2023/TT-BGTVT", "signer": "Lê Đình Thọ", "type": "Thông tư" }, "content": "Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT) như sau:\n“Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số sê ri, được in từ chương trình quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Đối với xe cơ giới có biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen, sê ri biển số sử dụng một trong các chữ cái A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z thì cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại dành cho xe cơ giới có kinh doanh vận tải; đối với các trường hợp khác cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo khai báo của chủ xe.”.", "citation": "Điểm a Khoản 4 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-BGTVT kiểm định phương tiện giao thông mới nhất" }, { "text": "Điểm a Khoản 1 Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mới nhất\nGiấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số seri, được in từ chương trình quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Đối với xe cơ giới được chủ xe khai báo có kinh doanh vận tải được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại dành cho xe cơ giới có kinh doanh vận tải, đối với xe cơ giới được chủ xe khai báo không kinh doanh vận tải được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại không kinh doanh vận tải.", "meta": { "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "12/08/2021", "sign_number": "16/2021/TT-BGTVT", "signer": "Lê Đình Thọ", "type": "Thông tư" }, "content": "Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số seri, được in từ chương trình quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Đối với xe cơ giới được chủ xe khai báo có kinh doanh vận tải được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại dành cho xe cơ giới có kinh doanh vận tải, đối với xe cơ giới được chủ xe khai báo không kinh doanh vận tải được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại không kinh doanh vận tải.", "citation": "Điểm a Khoản 1 Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mới nhất" }, { "text": "Điểm a Khoản 4 Điều 1 Thông tư 2/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-BGTVT an toàn phương tiện giao thông mới nhất\nSửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1 Điều 9 như sau:\n“1. Xe cơ giới thuộc trường hợp được miễn kiểm định lần đầu hoặc đã được kiểm định đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. Chủ xe chịu trách nhiệm dán Tem kiểm định (đối với trường hợp miễn kiểm định lần đầu) phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 9 của Thông tư này.”.", "meta": { "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "21/03/2023", "sign_number": "2/2023/TT-BGTVT", "signer": "Lê Đình Thọ", "type": "Thông tư" }, "content": "Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1 Điều 9 như sau:\n“1. Xe cơ giới thuộc trường hợp được miễn kiểm định lần đầu hoặc đã được kiểm định đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. Chủ xe chịu trách nhiệm dán Tem kiểm định (đối với trường hợp miễn kiểm định lần đầu) phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 9 của Thông tư này.”.", "citation": "Điểm a Khoản 4 Điều 1 Thông tư 2/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-BGTVT an toàn phương tiện giao thông mới nhất" } ]
Xe ô tô kinh doanh vận tải có phải lắp camera không?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: khoản 8 Điều 34 Nghị định 10/2020/NĐ-CP khoản 12 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP Căn cứ theo khoản 8 Điều 34 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP có quy định về đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau: Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ... 6. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu sự thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và pháp luật khác có liên quan của cơ quan có thẩm quyền. 7. Thực hiện chế độ báo cáo hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị theo quy định. 8. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này. Với câu hỏi: Xe ô tô kinh doanh vận tải có phải lắp camera không? Ta có kết luận: Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ theo quy định.
kinh-doanh-van-tai
[ "khoản 8 Điều 34 Nghị định 10/2020/NĐ-CP", "khoản 12 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Khoản 12 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nBổ sung khoản 8 Điều 34 như sau:\n\"8. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này.\".", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "19/07/2022", "sign_number": "47/2022/NĐ-CP", "signer": "Lê Văn Thành", "type": "Nghị định" }, "content": "Bổ sung khoản 8 Điều 34 như sau:\n\"8. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này.\".", "citation": "Khoản 12 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất" } ]
Phương tiện vận tải hành khách ASEAN có ký hiệu phân biệt quốc gia như thế nào?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: khoản 3 Điều 5 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT quy định đối với phương tiện vận tải: Quy định đối với phương tiện vận tải ... 3. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải dán vào phía sau xe ký hiệu phân biệt quốc gia và dán lên kính chắn gió phù hiệu phương tiện vận tải qua biên giới ASEAN được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận của các nước ASEAN. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau: a) Vương quốc Brunei: BRU; b) Vương quốc Campuchia: KH; c) Cộng hòa Indonesia: RI; d) Liên bang Malaysia: MAL; đ) Cộng hòa Philippines: RP; e) Cộng hòa Singapore: SGP; g) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO; h) Liên bang Myanmar: MYA; i) Vương quốc Thái Lan: T; k) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN. ... Với câu hỏi: Phương tiện vận tải hành khách ASEAN có ký hiệu phân biệt quốc gia như thế nào? Ta có kết luận: Như vậy, phương tiện vận tải hành khách ASEAN có ký hiệu phân biệt quốc gia như sau: Quốc gia Ký hiệu phân biệt quốc gia Vương quốc Brunei BRU Vương quốc Campuchia KH Cộng hòa Indonesia RI Liên bang Malaysia MAL Cộng hòa Philippines RP Cộng hòa Singapore SGP Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào LAO Liên bang Myanmar MYA Vương quốc Thái Lan T Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam VN
kinh-doanh-van-tai
[ "khoản 3 Điều 5 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT" ]
[ { "text": "Khoản 3 Điều 5 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới mới nhất\nPhương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải dán vào phía sau xe ký hiệu phân biệt quốc gia và dán lên kính chắn gió phù hiệu phương tiện vận tải qua biên giới ASEAN được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận của các nước ASEAN. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:\na) Vương quốc Brunei: BRU;\nb) Vương quốc Campuchia: KH;\nc) Cộng hòa Indonesia: RI;\nd) Liên bang Malaysia: MAL;\nđ) Cộng hòa Philippines: RP;\ne) Cộng hòa Singapore: SGP;\ng) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO;\nh) Liên bang Myanmar: MYA;\ni) Vương quốc Thái Lan: T;\nk) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.", "meta": { "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "13/12/2023", "sign_number": "37/2023/TT-BGTVT", "signer": "Lê Đình Thọ", "type": "Thông tư" }, "content": "Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải dán vào phía sau xe ký hiệu phân biệt quốc gia và dán lên kính chắn gió phù hiệu phương tiện vận tải qua biên giới ASEAN được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận của các nước ASEAN. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:\na) Vương quốc Brunei: BRU;\nb) Vương quốc Campuchia: KH;\nc) Cộng hòa Indonesia: RI;\nd) Liên bang Malaysia: MAL;\nđ) Cộng hòa Philippines: RP;\ne) Cộng hòa Singapore: SGP;\ng) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO;\nh) Liên bang Myanmar: MYA;\ni) Vương quốc Thái Lan: T;\nk) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.", "citation": "Khoản 3 Điều 5 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới mới nhất" } ]
Người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải có phải chịu trách nhiệm khi có lái xe gây tai nạn không?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 Căn cứ Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. 2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Với câu hỏi: Người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải có phải chịu trách nhiệm khi có lái xe gây tai nạn không? Ta có kết luận: Theo quy định trên, phương tiện giao thông vận tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp lái xe gây tai nạn thì người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: - Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; - Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Lưu ý: Nếu người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải đã giao cho lái xe chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
kinh-doanh-van-tai
[ "Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015" ]
[ { "text": "Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 mới nhất\nBồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra\n1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.\nChủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.\n2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.\n3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:\na) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;\nb) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\n4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.\nKhi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.", "meta": { "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "24/11/2015", "sign_number": "91/2015/QH13", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Luật" }, "content": "Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra\n1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.\nChủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.\n2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.\n3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:\na) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;\nb) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\n4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.\nKhi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.", "citation": "Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 mới nhất" } ]
Xe bị tước phù hiệu kinh doanh vận tải có được lưu thông không?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: khoản 12 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP Tại khoản 12 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu như sau: Quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu ... 12. Đơn vị kinh doanh vận tải a) Phải nộp lại phù hiệu, biển hiệu cho Sở Giao thông vận tải khi nhận được quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu. b) Không được sử dụng xe ô tô để kinh doanh vận tải trong thời gian xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng (Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu) hoặc bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu. Với câu hỏi: Xe bị tước phù hiệu kinh doanh vận tải có được lưu thông không? Ta có kết luận: Như vậy, xe bị tước phù hiệu kinh doanh vận tải vẫn được lưu thông tuy nhiên không được phép sử dụng để kinh doanh vận tải trong thời gian xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước phù hiệu.
kinh-doanh-van-tai
[ "khoản 12 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Khoản 12 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nĐơn vị kinh doanh vận tải\na) Phải nộp lại phù hiệu, biển hiệu cho Sở Giao thông vận tải khi nhận được quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu.\nb) Không được sử dụng xe ô tô để kinh doanh vận tải trong thời gian xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng (Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu) hoặc bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "17/01/2020", "sign_number": "10/2020/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }, "content": "Đơn vị kinh doanh vận tải\na) Phải nộp lại phù hiệu, biển hiệu cho Sở Giao thông vận tải khi nhận được quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu.\nb) Không được sử dụng xe ô tô để kinh doanh vận tải trong thời gian xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng (Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu) hoặc bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu.", "citation": "Khoản 12 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất" } ]
Công ty kinh doanh vận tải hành khách không thực hiện việc truyền các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe bị xử lý như thế nào?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: điểm i khoản 11 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP điểm c khoản 6 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Căn cứ tại điểm c khoản 6, điểm i khoản 11 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ ... 6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: ... c) Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định; không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe ô tô thuộc đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ... 11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: ... i) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm p khoản 6 Điều này buộc phải cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô theo quy định; cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô hoặc máy chủ của đơn vị cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định; ... Với câu hỏi: Công ty kinh doanh vận tải hành khách không thực hiện việc truyền các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe bị xử lý như thế nào? Ta có kết luận: Như vậy, công ty kinh doanh vận tải hành khách sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với lỗi không thực hiện việc truyền các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe. Ngoài ra, công ty buộc phải cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô theo quy định; cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô hoặc máy chủ của đơn vị cho cơ quan có thẩm quyền.
kinh-doanh-van-tai
[ "điểm i khoản 11 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP", "điểm c khoản 6 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Điểm c Khoản 6 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mới nhất\nKhông thực hiện việc cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định; không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe ô tô thuộc đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "30/12/2019", "sign_number": "100/2019/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }, "content": "Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định; không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe ô tô thuộc đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;", "citation": "Điểm c Khoản 6 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mới nhất" } ]
Các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: Điều 4 Nghị định 110/2014/NĐ-CP Tại Điều 4 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như sau: Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm các hình thức sau: 1. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; 2. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến; 3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; 4. Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông; 5. Kinh doanh vận tải hàng hóa. Với câu hỏi: Các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa? Ta có kết luận: Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm các hình thức sau: Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông; Kinh doanh vận tải hàng hóa.
kinh-doanh-van-tai
[ "Điều 4 Nghị định 110/2014/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Điều 4 Nghị định 110/2014/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa mới nhất\nCác hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa\nKinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm các hình thức sau:\n1. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;\n2. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến;\n3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;\n4. Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông;\n5. Kinh doanh vận tải hàng hóa.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "20/11/2014", "sign_number": "110/2014/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }, "content": "Các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa\nKinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm các hình thức sau:\n1. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;\n2. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến;\n3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;\n4. Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông;\n5. Kinh doanh vận tải hàng hóa.", "citation": "Điều 4 Nghị định 110/2014/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa mới nhất" } ]
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2018/NĐ-CP Điều 11 Nghị định 110/2014/NĐ-CP Tại Điều 11 Nghị định 110/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2018/NĐ-CP quy định Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như sau: 1. Thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa quy định tại Nghị định này. 2. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định tại Nghị định này. 3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Với câu hỏi: Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào? Ta có kết luận: Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm hống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa quy định tại Nghị định này; Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định tại Nghị định này; Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa.
kinh-doanh-van-tai
[ "khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2018/NĐ-CP", "Điều 11 Nghị định 110/2014/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về điều kiện đầu tư trong lĩnh vực đường thủy nội địa mới nhất\nBãi bỏ Điều 5, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP\nngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "24/09/2018", "sign_number": "128/2018/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }, "content": "Bãi bỏ Điều 5, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP\nngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.", "citation": "Khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về điều kiện đầu tư trong lĩnh vực đường thủy nội địa mới nhất" }, { "text": "Điều 11 Nghị định 110/2014/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa mới nhất\nBộ Giao thông vận tải\n1. Thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa quy định tại Nghị định này.\n2. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định tại Nghị định này.\n3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.\n4. Hướng dẫn thủ tục chấp thuận vận tải đường thủy nội địa; điều kiện của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông; việc lắp đặt, quản lý, sử dụng thiết bị nhận dạng tự động; tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật đối với hoạt động vận tải đường thủy nội địa.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "20/11/2014", "sign_number": "110/2014/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }, "content": "Bộ Giao thông vận tải\n1. Thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa quy định tại Nghị định này.\n2. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định tại Nghị định này.\n3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.\n4. Hướng dẫn thủ tục chấp thuận vận tải đường thủy nội địa; điều kiện của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông; việc lắp đặt, quản lý, sử dụng thiết bị nhận dạng tự động; tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật đối với hoạt động vận tải đường thủy nội địa.", "citation": "Điều 11 Nghị định 110/2014/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa mới nhất" } ]
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: Điều 16 Nghị định 110/2014/NĐ-CP Tại Điều 16 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như sau: 1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác của người lao động trong hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa. 2. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về các chế độ, chính sách đối với người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng chính sách khác khi sử dụng các dịch vụ vận tải đường thủy nội địa. Với câu hỏi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào? Ta có kết luận: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác của người lao động trong hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về các chế độ, chính sách đối với người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng chính sách khác khi sử dụng các dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
kinh-doanh-van-tai
[ "Điều 16 Nghị định 110/2014/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Điều 16 Nghị định 110/2014/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa mới nhất\nBộ Lao động - Thương binh và Xã hội\n1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác của người lao động trong hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.\n2. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về các chế độ, chính sách đối với người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng chính sách khác khi sử dụng các dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "20/11/2014", "sign_number": "110/2014/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }, "content": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội\n1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác của người lao động trong hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.\n2. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về các chế độ, chính sách đối với người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng chính sách khác khi sử dụng các dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.", "citation": "Điều 16 Nghị định 110/2014/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa mới nhất" } ]
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: Điều 17 Nghị định 110/2014/NĐ-CP Tại Điều 17 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như sau: 1. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch và bến khách ngang sông. 2. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật. 3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Với câu hỏi: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào? Ta có kết luận: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch và bến khách ngang sông; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
kinh-doanh-van-tai
[ "Điều 17 Nghị định 110/2014/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Điều 17 Nghị định 110/2014/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa mới nhất\nỦy ban nhân dân cấp tỉnh\n1. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch và bến khách ngang sông.\n2. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.\n3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "20/11/2014", "sign_number": "110/2014/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }, "content": "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh\n1. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch và bến khách ngang sông.\n2. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.\n3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.", "citation": "Điều 17 Nghị định 110/2014/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa mới nhất" } ]
Chế độ kiểm tra thực hiện điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: Điều 18 Nghị định 110/2014/NĐ-CP Tại Điều 18 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định chế độ kiểm tra thực hiện điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như sau: 1. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu sự kiểm tra về việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền. 2. Hình thức kiểm tra: a) Kiểm tra định kỳ; b) Kiểm tra đột xuất khi để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, có khiếu nại, tố cáo hoặc khi có thông tin, dấu hiệu về việc không thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa. 3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải thủy nội địa. Với câu hỏi: Chế độ kiểm tra thực hiện điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào? Ta có kết luận: Đơn vị kinh doanh vận tải chịu sự kiểm tra về việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất
kinh-doanh-van-tai
[ "Điều 18 Nghị định 110/2014/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Điều 18 Nghị định 110/2014/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa mới nhất\nChế độ kiểm tra thực hiện điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải\n1. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu sự kiểm tra về việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền.\n2. Hình thức kiểm tra:\na) Kiểm tra định kỳ;\nb) Kiểm tra đột xuất khi để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, có khiếu nại, tố cáo hoặc khi có thông tin, dấu hiệu về việc không thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.\n3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải thủy nội địa.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "20/11/2014", "sign_number": "110/2014/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }, "content": "Chế độ kiểm tra thực hiện điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải\n1. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu sự kiểm tra về việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền.\n2. Hình thức kiểm tra:\na) Kiểm tra định kỳ;\nb) Kiểm tra đột xuất khi để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, có khiếu nại, tố cáo hoặc khi có thông tin, dấu hiệu về việc không thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.\n3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải thủy nội địa.", "citation": "Điều 18 Nghị định 110/2014/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa mới nhất" } ]
Tài xế lái xe theo hợp đồng vận tải có cần phải mang theo danh sách hành khách trên xe không?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: Khoản 4 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP Tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng như sau: Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng ....... 4. Khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện các quy định sau: a) Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này); b) Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này); c) Trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; d) Lái xe không phải áp dụng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này trong trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới. Với câu hỏi: Tài xế lái xe theo hợp đồng vận tải có cần phải mang theo danh sách hành khách trên xe không? Ta có kết luận: Như vậy, bạn làm tài xế lái xe theo hợp đồng vận tải thì bạn bắt buộc phải mang theo danh sách hành khách trên xe, danh sách này phải có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tại nơi bạn đang làm việc. Nếu bạn sử dụng hợp đồng điện tử thì bạn phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp.
kinh-doanh-van-tai
[ "Khoản 4 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Khoản 4 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nKhi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện các quy định sau:\na) Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);\nb) Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);\nc) Trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp;\nd) Lái xe không phải áp dụng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này trong trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "17/01/2020", "sign_number": "10/2020/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }, "content": "Khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện các quy định sau:\na) Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);\nb) Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);\nc) Trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp;\nd) Lái xe không phải áp dụng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này trong trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới.", "citation": "Khoản 4 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất" } ]
Tài xế lái xe theo hợp đồng vận tải có quyền hạn và trách nhiệm gì trong việc vận tải hành khách theo hợp đồng?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: Điều 45 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT Tại Điều 45 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về quyền hạn và trách nhiệm người lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch như sau: Quyền hạn và trách nhiệm người lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch 1. Thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 của Thông tư này. 2. Thực hiện vận chuyển hành khách theo đúng hành trình, lịch trình đã báo cáo với Sở Giao thông vận tải. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng quy định của đơn vị kinh doanh vận tải. 3. Người lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải thực hiện quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 6 và khoản 7 Điều 7 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Người lái xe kinh doanh vận tải khách du lịch thực hiện quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 7 Điều 8 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. 4. Người lái xe điều khiển phương tiện có sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải trong quá trình vận chuyển hành khách phải có thiết bị truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng vận tải điện tử, danh sách hành khách theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này. 5. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe (đối với các loại xe thuộc đối tượng phải lắp). 6. Từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe; có quyền từ chối vận chuyển hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, hoặc động vật sống. 7. Có quyền từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại xe thuộc đối tượng phải lắp) hoặc có lắp nhưng không hoạt động. 8. Không chở quá số người được phép chở và không vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô; hành lý phải được xếp dàn đều trong khoang chở hành lý, đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển; không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn. 9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan. Với câu hỏi: Tài xế lái xe theo hợp đồng vận tải có quyền hạn và trách nhiệm gì trong việc vận tải hành khách theo hợp đồng? Ta có kết luận: Trên đây là quyền hạn và trách nhiệm của tài xế lái xe theo hợp đồng vận tải hành khách theo quy định của pháp luật.
kinh-doanh-van-tai
[ "Điều 45 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT" ]
[ { "text": "Điều 45 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ mới nhất\nQuyền hạn và trách nhiệm người lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch\n1. Thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 của Thông tư này.\n2. Thực hiện vận chuyển hành khách theo đúng hành trình, lịch trình đã báo cáo với Sở Giao thông vận tải. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng quy định của đơn vị kinh doanh vận tải.\n3. Người lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải thực hiện quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 6 và khoản 7 Điều 7 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Người lái xe kinh doanh vận tải khách du lịch thực hiện quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 7 Điều 8 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.\n4. Người lái xe điều khiển phương tiện có sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải trong quá trình vận chuyển hành khách phải có thiết bị truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng vận tải điện tử, danh sách hành khách theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này.\n5. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe (đối với các loại xe thuộc đối tượng phải lắp).\n6. Từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe; có quyền từ chối vận chuyển hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, hoặc động vật sống.\n7. Có quyền từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại xe thuộc đối tượng phải lắp) hoặc có lắp nhưng không hoạt động.\n8. Không chở quá số người được phép chở và không vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô; hành lý phải được xếp dàn đều trong khoang chở hành lý, đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển; không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn.\n9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.", "meta": { "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "29/05/2020", "sign_number": "12/2020/TT-BGTVT", "signer": "Lê Đình Thọ", "type": "Thông tư" }, "content": "Quyền hạn và trách nhiệm người lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch\n1. Thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 của Thông tư này.\n2. Thực hiện vận chuyển hành khách theo đúng hành trình, lịch trình đã báo cáo với Sở Giao thông vận tải. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng quy định của đơn vị kinh doanh vận tải.\n3. Người lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải thực hiện quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 6 và khoản 7 Điều 7 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Người lái xe kinh doanh vận tải khách du lịch thực hiện quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 7 Điều 8 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.\n4. Người lái xe điều khiển phương tiện có sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải trong quá trình vận chuyển hành khách phải có thiết bị truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng vận tải điện tử, danh sách hành khách theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này.\n5. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe (đối với các loại xe thuộc đối tượng phải lắp).\n6. Từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe; có quyền từ chối vận chuyển hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, hoặc động vật sống.\n7. Có quyền từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại xe thuộc đối tượng phải lắp) hoặc có lắp nhưng không hoạt động.\n8. Không chở quá số người được phép chở và không vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô; hành lý phải được xếp dàn đều trong khoang chở hành lý, đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển; không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn.\n9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.", "citation": "Điều 45 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ mới nhất" } ]
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng là bao lâu?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP Căn cứ Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô như sau: 1. Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách a) Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã; b) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống; c) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất); d) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất). đ) Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống. Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất). 2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau: a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét; b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét. 3. Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi. Với câu hỏi: Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng là bao lâu? Ta có kết luận: Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét; Không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống; Đối với xe có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).
kinh-doanh-van-tai
[ "Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP", "Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nSửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, như sau:\n1. Bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 11 như sau:\n\"đ) Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hóa không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.\".\n2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 12 như sau:\n\"b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.\".\n3. Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 13 như sau:\n\"d) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).\".\n4. Bổ sung khoản 3 Điều 13 như sau:\n\"3. Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.\".\n5. Sửa đổi, bổ sung tên khoản 5 Điều 18 như sau:\n\"5. Trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh do bị thu hồi, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh:\".\n6. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 Điều 18 như sau:\n\"b) Tài liệu chứng minh việc khắc phục đối với vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 6 Điều 19 Nghị định này.\".\n7. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 7 Điều 19 như sau:\n\"d) Khi cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh thì đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 07 ngày kể từ khi quyết định có hiệu lực phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, phải dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theo quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh ngay sau khi quyết định có hiệu lực;\".\n8. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 22 như sau:\n\"7. Phù hiệu được cấp lại khi bị thu hồi. Sau khi hết thời hạn bị thu hồi phù hiệu, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng phương tiện tham gia kinh doanh vận tải thì đơn vị kinh doanh vận tải phải làm thủ tục để được cấp lại phù hiệu theo quy định. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại phù hiệu thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này.\".\n9. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 22 như sau:\n\"8. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.\".\n10. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 9 Điều 22 như sau:\n\"a) Cấp phù hiệu, biển hiệu theo quy định tại Điều này và tổ chức thực hiện việc dán phù hiệu, biển hiệu lên xe ô tô;\".\n11. Sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 23 như sau:\n\"9. Kết nối, chia sẻ dữ liệu về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để phối hợp quản lý.\".\n12. Bổ sung khoản 8 Điều 34 như sau:\n\"8. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này.\".", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "19/07/2022", "sign_number": "47/2022/NĐ-CP", "signer": "Lê Văn Thành", "type": "Nghị định" }, "content": "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, như sau:\n1. Bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 11 như sau:\n\"đ) Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hóa không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.\".\n2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 12 như sau:\n\"b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.\".\n3. Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 13 như sau:\n\"d) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).\".\n4. Bổ sung khoản 3 Điều 13 như sau:\n\"3. Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.\".\n5. Sửa đổi, bổ sung tên khoản 5 Điều 18 như sau:\n\"5. Trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh do bị thu hồi, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh:\".\n6. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 Điều 18 như sau:\n\"b) Tài liệu chứng minh việc khắc phục đối với vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 6 Điều 19 Nghị định này.\".\n7. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 7 Điều 19 như sau:\n\"d) Khi cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh thì đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 07 ngày kể từ khi quyết định có hiệu lực phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, phải dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theo quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh ngay sau khi quyết định có hiệu lực;\".\n8. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 22 như sau:\n\"7. Phù hiệu được cấp lại khi bị thu hồi. Sau khi hết thời hạn bị thu hồi phù hiệu, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng phương tiện tham gia kinh doanh vận tải thì đơn vị kinh doanh vận tải phải làm thủ tục để được cấp lại phù hiệu theo quy định. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại phù hiệu thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này.\".\n9. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 22 như sau:\n\"8. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.\".\n10. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 9 Điều 22 như sau:\n\"a) Cấp phù hiệu, biển hiệu theo quy định tại Điều này và tổ chức thực hiện việc dán phù hiệu, biển hiệu lên xe ô tô;\".\n11. Sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 23 như sau:\n\"9. Kết nối, chia sẻ dữ liệu về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để phối hợp quản lý.\".\n12. Bổ sung khoản 8 Điều 34 như sau:\n\"8. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này.\".", "citation": "Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất" }, { "text": "Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nĐiều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô\n1. Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách\na) Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.\nTrường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;\nb) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;\nc) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);\nd) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;\nđ) Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.\nRiêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).\n2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:\na) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;\nb) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "17/01/2020", "sign_number": "10/2020/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }, "content": "Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô\n1. Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách\na) Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.\nTrường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;\nb) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;\nc) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);\nd) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;\nđ) Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.\nRiêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).\n2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:\na) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;\nb) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.", "citation": "Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất" } ]
Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe ô tô vận tải hàng hóa tối thiểu bao nhiêu lâu?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP Theo Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô như sau: 1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã. 2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau: a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét; b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét. Với câu hỏi: Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe ô tô vận tải hàng hóa tối thiểu bao nhiêu lâu? Ta có kết luận: Theo đó, thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe ô tô vận tải hàng hóa đảm bảo:Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét; Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
kinh-doanh-van-tai
[ "Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nĐiều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô\n1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.\nTrường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.\n2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:\na) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;\nb) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "17/01/2020", "sign_number": "10/2020/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }, "content": "Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô\n1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.\nTrường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.\n2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:\na) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;\nb) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.", "citation": "Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất" } ]
Quy trình bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô với đơn vị kinh doanh vận tải phải thể hiện rõ các nội dung nào?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: khoản 2 Điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CP Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định quy trình bảo đảm an toàn giao thông phải thể hiện rõ các nội dung sau: a) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải: theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải; thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị); chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình; có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách); tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe; có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải; b) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng: Kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng hóa và hành lý của hành khách trước khi xuất bến; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe; chế độ báo cáo về an toàn giao thông. Với câu hỏi: Quy trình bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô với đơn vị kinh doanh vận tải phải thể hiện rõ các nội dung nào? Ta có kết luận: Quy trình bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô với đơn vị kinh doanh vận tải gồm theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải; thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị); chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình; có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách); tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe; có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải;
kinh-doanh-van-tai
[ "khoản 2 Điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Khoản 2 Điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nQuy trình bảo đảm an toàn giao thông phải thể hiện rõ các nội dung sau:\na) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải: theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải; thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị); chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình; có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách); tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe; có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải;\nb) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng: Kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng hóa và hành lý của hành khách trước khi xuất bến; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe; chế độ báo cáo về an toàn giao thông.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "17/01/2020", "sign_number": "10/2020/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }, "content": "Quy trình bảo đảm an toàn giao thông phải thể hiện rõ các nội dung sau:\na) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải: theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải; thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị); chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình; có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách); tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe; có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải;\nb) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng: Kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng hóa và hành lý của hành khách trước khi xuất bến; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe; chế độ báo cáo về an toàn giao thông.", "citation": "Khoản 2 Điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất" } ]
Xe kinh doanh vận tải không lắp camera bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: khoản 3 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP Căn cứ khoản 3 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau: 3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không sử dụng thẻ nhận dạng lái xe để đăng nhập thông tin theo quy định hoặc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của lái xe khác để đăng nhập thông tin khi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa; b) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô. Với câu hỏi: Xe kinh doanh vận tải không lắp camera bị xử phạt như thế nào? Ta có kết luận: Kể từ ngày 01/01/2022, việc điều khiển xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
kinh-doanh-van-tai
[ "khoản 3 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP", "khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Khoản 3 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mới nhất\nPhạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;\nb) Không sử dụng thẻ nhận dạng lái xe để đăng nhập thông tin theo quy định hoặc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của lái xe khác để đăng nhập thông tin khi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa;\nc) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "30/12/2019", "sign_number": "100/2019/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }, "content": "Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;\nb) Không sử dụng thẻ nhận dạng lái xe để đăng nhập thông tin theo quy định hoặc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của lái xe khác để đăng nhập thông tin khi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa;\nc) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định.", "citation": "Khoản 3 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mới nhất" } ]
Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu xe trong trường hợp nào?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: khoản 2 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP Tại khoản 2, khoản 10 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu như sau: 2. Thời hạn có giá trị của phù hiệu a) Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải, phù hiệu cấp cho xe trung chuyển có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (thời gian đề nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện; b) Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán có giá trị không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị không quá 10 ngày. 10. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu một trong các trường hợp sau đây: a) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu đối với tất cả phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải khi đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải; b) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu của phương tiện vi phạm đối với trường hợp khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của mỗi phương tiện trong 01 tháng cho thấy có từ 05 lần vi phạm tốc độ/1000 km xe chạy (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 05 km/h trở xuống); c) Thu hồi phù hiệu của các xe ô tô kinh doanh vận tải theo tuyến cố định khi doanh nghiệp, hợp tác xã không hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến trong thời gian 60 ngày liên tục. Với câu hỏi: Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu xe trong trường hợp nào? Ta có kết luận: Phù hiệu của xe ôtô kinh doanh vận tải có thời hạn là 07 năm, phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe trong dịp Tết Nguyên đán có giá trị không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị không quá 10 ngày. Đơn vị kinh doanh vận tải có thể bị thu hồi phù hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định nêu trên.
kinh-doanh-van-tai
[ "khoản 2 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Khoản 2 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nThời hạn có giá trị của phù hiệu\na) Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải, phù hiệu cấp cho xe trung chuyển có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (thời gian đề nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện;\nb) Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán có giá trị không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị không quá 10 ngày.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "17/01/2020", "sign_number": "10/2020/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }, "content": "Thời hạn có giá trị của phù hiệu\na) Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải, phù hiệu cấp cho xe trung chuyển có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (thời gian đề nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện;\nb) Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán có giá trị không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị không quá 10 ngày.", "citation": "Khoản 2 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất" } ]
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô có được đón trả khách ngoài địa điểm trong hợp đồng vận chuyển không?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: khoản 3 Điều 8 Nghị định 10/2020/NĐ-CP Tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành và lái xe như sau: 3. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành và lái xe a) Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe; chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành đã ký kết; b) Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; c) Trường hợp sử dụng xe ô tô để vận chuyển khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh; d) Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết. Với câu hỏi: Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô có được đón trả khách ngoài địa điểm trong hợp đồng vận chuyển không? Ta có kết luận: Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô sẽ không được phép đón trả khách ở ngoài địa điểm trong hợp đồng vận chuyển.
kinh-doanh-van-tai
[ "khoản 3 Điều 8 Nghị định 10/2020/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Khoản 3 Điều 8 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nĐơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành và lái xe\na) Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe; chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành đã ký kết;\nb) Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức;\nc) Trường hợp sử dụng xe ô tô để vận chuyển khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;\nd) Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "17/01/2020", "sign_number": "10/2020/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }, "content": "Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành và lái xe\na) Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe; chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành đã ký kết;\nb) Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức;\nc) Trường hợp sử dụng xe ô tô để vận chuyển khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;\nd) Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.", "citation": "Khoản 3 Điều 8 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất" } ]
Có bằng đại học có được kinh doanh vận tải đường sắt hay không?
Căn cứ pháp lý cho câu trả lời bao gồm: Điều 21 Nghị định 65/2018/NĐ-CP Tại Điều 21 Nghị định 65/2018/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt như sau: Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có đủ các điều kiện sau: 1. Có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt. 2. Có ít nhất 01 người phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt. 3. Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc về khai thác vận tải đường sắt. Với câu hỏi: Có bằng đại học có được kinh doanh vận tải đường sắt hay không? Ta có kết luận: Theo đó, việc bạn có trình độ đại học ngành vận tải đường sắt, làm việc trong ngành này được hơn 03 năm thì bạn vẫn chưa đủ điều kiện để kinh doanh vận tải đường sắt vì còn thiếu điều kiện về bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt.
kinh-doanh-van-tai
[ "Điều 21 Nghị định 65/2018/NĐ-CP" ]
[ { "text": "Điều 21 Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt mới nhất\nĐiều kiện kinh doanh vận tải đường sắt\nDoanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có đủ các điều kiện sau:\n1. Có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt.\n2. Có ít nhất 01 người phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt.\n3. Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc về khai thác vận tải đường sắt.", "meta": { "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "12/05/2018", "sign_number": "65/2018/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }, "content": "Điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt\nDoanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có đủ các điều kiện sau:\n1. Có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt.\n2. Có ít nhất 01 người phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt.\n3. Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc về khai thác vận tải đường sắt.", "citation": "Điều 21 Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt mới nhất" } ]
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
39
Edit dataset card